Một số giải pháp chung

Một phần của tài liệu Thực tiễn giải quyết vấn đề cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn tại TAND tp vinh giai đoạn 2006 2010 và một số giải pháp luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 62 - 71)

6. Ý nghĩa của đề tài

2.5.1.Một số giải pháp chung

Hoàn thiện pháp luật Hôn nhân và gia đình về vấn đề cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn

Vấn đề quan trọng nhất là cần phải hoàn thiện các quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình trong vấn đề cấp dưỡng cho con sau khi cha mẹ ly hôn. Pháp luật cần có các quy định rõ về mức cấp dưỡng. Mặc dù trên thực tế mỗi trường hợp ly hôn, mức thu nhập, điều kiện cụ thể và hoàn cảnh sống của mỗi người khác nhau nhưng để đảm bảo các "nhu cầu thiết yếu" trong cuộc sống để những đứa trẻ sau khi ly hôn "phát triển lành mạnh về thể chất và tinh thần" thì pháp luật cần quy định cụ thể về mức cấp dưỡng.

Theo quan điểm của chúng tôi nên quy định mức cấp dưỡng tính trên phần trăm thu nhập của người có nghĩa vụ cấp dưỡng hoặc lấy mức tiền lương tối thiểu vào từng thời điểm làm định khung để quy định mức cấp dưỡng. Dù người phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng không phải là người làm công ăn lương thì con cái họ cũng cần phải được đảm bảo mức sống tối thiểu. Khi có sự thay đổi về mức lương thì căn cứ vào đó cơ quan thi hành án áp dụng vào từng thời điểm thi hành án thì mới có thể bảo đảm quyền lợi cho người được cấp dưỡng và tránh thiệt thòi cho người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.

Pháp luật cũng cần gắn trách nhiệm của cơ quan, đơn vị nơi người có nghĩa vụ cấp dưỡng trong việc thực hiện các quyết định của TA và cơ quan thi hành án dân sự...Vấn đề này đã được quy định trong pháp lệnh thi hành án dân sự, song để giúp cho việc thực hiện tốt nghĩa vụ cấp dưỡng cần có văn bản dưới luật hướng dẫn cụ thể hơn về vấn đề này.

Nâng cao nhận thức pháp luật nói chung và pháp luật Hôn nhân - gia đình nói riêng cho nhân dân

Cần tăng cường công tác tuyên truyền và phổ biến các nội dung của Luật hôn nhân và gia đình cho người dân được biết thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, phát thanh, truyền hình, tờ rơi... Đặc biệt là các vấn đề liên quan đến hậu quả pháp lý của ly hôn và cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn. Ví dụ như mức xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp từ chối hoặc trốn tránh việc cấp dưỡng theo quy định của Nghị định số 87/NĐ - CP về xử

phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực HN- GĐ; việc xử lý hình sự đối với các

trường hợp không cấp dưỡng nuôi con dẫn đến hậu quả nghiêm trọng...

Đưa nội dung của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2010 vào chương trình dạy học của các trường cấp ba, trường cao đẳng, đại học. Những người trẻ tuổi, có trình độ học vấn cao, là cơ sở quan trọng trong việc tuyên truyền, thuyết phục, tác động đến những người thân đang phải thực hiện tốt các quy định của Pháp luật.

Cần tăng cường hơn nữa công tác phối hợp giữa cơ quan Tòa án, Cơ quan Thi hành án dân sự và chính quyền địa phương

Giữa Tòa án và cơ quan thi hành án cần có sự phối hợp trong việc giải quyết vấn đề cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn, cần xử lý kịp thời các trường hợp từ chối hoặc trốn tránh việc cấp dưỡng cho con theo đúng quy định của pháp luật. Bên cạnh đó Tòa án cũng cần có sự phối hợp với các cơ quan, tổ chức khác như Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ... trong việc giải thích vận động các trường hợp từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng cho con thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, cần phải làm cho họ hiểu cấp dưỡng cho con là nghĩa vụ của cha mẹ, đó là cách để họ bù đắp những mất mát về tinh thần và vật chất cho con cái, là điều kiện để người con phát triẻn, trở thành người công dân tốt.

Bên cạnh đó, các cơ quan, đoàn thể ở địa phương cần tiếp tục phát huy cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa một cách thường xuyên, liên tục và có

hiệu quả; coi trọng công tác tuyên truyền giáo dục về hôn nhân -gia đình; triển khai các nội dung của Luật HN - GĐ 2000 trong các buổi sinh hoạt đoàn thể cho những gia đình trẻ và nam nữ thanh niên để mọi người có ý thức hơn trong việc xây dựng gia đình hạnh phúc, ấm no. Các cơ quan, đoàn thể còn phải làm tốt công tác hòa giải những xung đột, bất hòa trong gia đình để giảm thiểu tình trạng ly hôn.

2.5.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong việc giải quyết vấn đề cấp dưỡng cho con cái khi cha mẹ ly hôn tại TAND TP. Vinh

Nâng cao chất lượng xét xử án Hôn nhân - gia đình tại TAND TP.Vinh

TAND TP.Vinh cần làm tốt công tác tổng kết thực tiễn xét xử và hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật. Cần giải quyết triệt để những vụ án còn tồn đọng, góp phần đảm bảo quyền lợi cho các đương sự và sự nghiêm minh của pháp luật.

Giáo dục, động viên cán bộ công chức trong đơn vị nêu cao tinh thần trách nhiệm, nỗ lực phấn đấu để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, thường xuyên bám sát tình hình địa phương, tìm hiểu rõ các tình tiết trong các vụ án và hoàn cảnh sống của các đương sự để nâng cao chất lượng xét xử.

Khuyến khích những cá nhân có sáng kiến mới đóng góp cho việc giải quyết các vụ án được nhanh chóng, chính xác. Có những ghi nhận và phần thưởng xứng đáng đối với những cá nhân và tập thể có thành tích xuất sắc.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các lĩnh vực hoạt động của Tòa án như: sử dụng phần mềm quản lý, thống kê các vụ việc dân sự, án hôn nhân và gia đình; phần mềm quản lý cán bộ, công chức...Ứng dụng công nghệ thông tin giúp cho việc thống kê, lưu trữ được chính xác và nhanh chóng hơn.

Nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ ngành TAND TP.Vinh

Đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho Thẩm phán, cán bộ Toà án về chính trị, pháp luật, nghiệp vụ xét xử và các kiến thức bổ trợ khác

như kinh tế, xã hội, ngoại ngữ, tin học. Đặc biệt chú ý đào tạo, bồi dưỡng trình độ nghiệp vụ và ngoại ngữ chuyên sâu về tư pháp quốc tế để đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và khu vực.

Coi trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng, tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua gắn với giai đoạn hai của cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, phải xây dựng các tiêu chí, kế hoạch thi đua cụ thể để tổ chức thực hiện thường xuyên. Triển khai quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc “Quy tắc ứng xử của cán bộ công chức ngành Tòa án nhân dân", đấu tranh phòng, chống tham nhũng trong ngành Tòa án nhân dân. Bảo đảm thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức.

Thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm, giao lưu tạo điều kiện cho các thẩm phán trao đổi kinh nghiệm xét xử, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tổ chức các cuộc thi văn nghệ, thể dục thể thao nâng cao sức khỏe, tinh thần cho cán bộ, công chức trong đơn vị.

Tăng cường công tác phối hợp giữa TAND TP.Vinh với các cơ quan hữu quan cũng như chính quyền địa phương

Giữa TAND TP.Vinh và Cục thi hành án dân sự cần có sự phối hợp chặt chẽ trong việc thi hành bản án, quyết định của TA về cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn, cần xử lý kịp thời các trường hợp từ chối hoặc trốn tránh việc cấp dưỡng cho con theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời TAND TP.Vinh cần có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan đoàn thể như: Hội liên hiệp phụ nữ thành phố Vinh, Ủy ban chăm sóc và bảo vệ trẻ em tỉnh Nghệ An, Ủy ban Mặt trận tổ quốc thành phố Vinh...trong việc tuyên truyền, phổ biến nội dung của Luật HN - GĐ 2000, vận động các trường hợp từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng cho con thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

TAND TP.Vinh cũng cần tăng cường phối hợp chặt chẽ với chi bộ Đảng ngành TAND TP.Vinh trong công tác quản lý cán bộ; khen thưởng kịp thời các

cá nhân có nhiều thành tích trong công tác, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; xử lý nghiêm minh đối với các trường hợp có vi phạm, đặc biệt là các hành vi lợi dụng nghề nghiệp, chức vụ, quyền hạn để tham nhũng, tiêu cực, tổ chức Hội nghị sơ kết công tác phòng chống tham nhũng tại đơn vị.

Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật HN - GĐ tại địa phương bằng cách cử cán bộ ngành Tòa án trực tiếp đến nói chuyện với người dân trong các buổi họp dân phố, họp phụ nữ hoặc các buổi họp do Đoàn Thành niên tổ chức...

Tiểu kết chương II

Thành phố Vinh đang bước vào thời kì tăng trưởng nhanh về kinh tế. Thu nhập của người dân ngày càng được nâng lên. Nhận thức của người dân về các vấn đề hôn nhân - gia đình, ly hôn đã có nhiều thay đổi. Sự biến động trong đời sống kinh tế- xã hội đòi hỏi TAND TP.Vinh cần nâng cao chất lượng xét xử án hôn nhân - gia đình, đặc biệt là việc giải quyết vấn đề cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn. Trong giai đoạn 2006 - 2010, cùng với việc bám sát tình hình thực tế

của địa phương, TAND TP.Vinh đã làm tốt công tác xét xử giải quyết các vấn đề liên quan đến cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn. Để đạt được thành tích đó là nhờ TAND TP.Vinh đã áp dụng luật một cách linh hoạt, tùy vào điều kiện cụ thể của mỗi vụ án mà xác định mức cấp dưỡng, phương thức cấp dưỡng phù hợp, đảm bảo quyền lợi cho các bên.

Bên cạnh những thành tích đã đạt được vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập như mức cấp dưỡng giữa các vụ án còn có sự khác nhau do pháp luật không quy định mức cấp dưỡng cụ thể, việc thi hành bản án, quyết định của TA còn nhiều vướng mắc...Trong những năm tiếp theo đòi hỏi TAND TP.Vinh phải có giải pháp khắc phục để hoàn thành tốt công tác xét xử mà Nhà nước đã giao phó, xứng đáng là đơn vị dẫn đầu thi đua của ngành Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An.

KẾT LUẬN

Trong điều kiện nước ta bước vào thời kì hội nhập kinh tế quốc tế, cuộc sống con người bị chi phối bởi vật chất, các giá trị gia đình truyền thống dần mai một đi đặt ra đòi hỏi việc cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về HN - GĐ.

Vấn đề cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn không chỉ là vấn đề mang tính pháp lý mà còn là vấn đề mang tính xã hội.Việc cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn thể hiện tình thương, trách nhiệm của cha mẹ đối với con cái. Dù

"không sống chung" nhưng cha mẹ phải có trách nhiệm cấp dưỡng cho con, đảm bảo những điều kiện thiết yếu nhất cho người con có cuộc sống tốt, bù đắp những mất mát về vật chất và tình cảm. Thực tế đã cho thấy nhiều trường hợp trẻ em rơi vào con đường phạm tội vì sau khi ly hôn cha mẹ đã không quan tâm, chăm sóc, thậm chí là trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Cuộc sống thiếu thốn và những chấn động tâm lý đã đẩy các em vào con đường tội lỗi, ảnh hưởng tới quá trình hình thành nhân cách, làm phát sinh các hiện tượng xã hội mang tính tiêu cực. Do đó, việc cấp dưỡng cho con không chỉ phụ thuộc vào ý thức của người có nghĩa vụ cấp dưỡng mà còn cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, các cơ quan đoàn thể xã hội. Bên cạnh đó, pháp luật cần có những quy định cụ thể hơn về mức cấp dưỡng, các văn bản hướng dẫn cụ thể về việc xử lý các trường hợp từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn. Đồng thời, pháp luật cũng phải gắn trách nhiệm của cơ quan, đơn vị nơi người có nghĩa vụ cấp dưỡng đang làm việc trong việc thực hiện các quyết định của TA và cơ quan thi hành án dân sự.

Thực tiễn tại TAND TP.Vinh trong giai đoạn 2006 - 2010 đã chứng minh cho những bất cập, vướng mắc trong việc quy định và thực hiện việc cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn. Khi quyết định của TA tuy đã có hiệu lực pháp lý nhưng do thiếu sự phối hợp với cơ qan thi hành án dân sự và sự bất hợp tác của người có nghĩa vụ cấp dưỡng đã dẫn đến những trường hợp việc cấp dưỡng nuôi con không được thực hiện, quyền lợi của người con không được đảm bảo. Thực tế tại thành phố Vinh đặt ra những yêu cầu TAND TP.Vinh phải có những giải pháp khắc phục tình trạng này, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.

Những vấn đề chúng tôi đề cập đến trong đề tài khóa luận này chỉ mới đi sâu nghiện cứu một số vấn đề cơ bản liên quan đến việc giải quyết cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn tại TAND TP.Vinh trong giai đoạn 2006 - 2010. Do thời gian nghiên cứu có hạn nên trong quá trình nghiên cứu không tránh khỏi

những thiếu sót, mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Thầy cô và các bạn giúp hoàn thiện thêm nội dung đề tài.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Các văn bản Luật

1. Hiến pháp 1992 nước CHXHCN Việt Nam (sửa đổi, bổ sung năm 2001) 2. Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999

3. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 4. Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 5. Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959

6. Nghị định số 70/2001/NĐ - CP của Chính phủ ngày 03/10/2001 quy định chi tiết thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2000

7. Nghị định số 87/2001/NĐ - CP của Chính phủ ngày 21/11/2001 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình

8. Nghị quyết số 02/2000/NĐ - HĐTP ngày 23 tháng 12 năm 2000 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000

9. Sắc lệnh số 159/SL ngày 17/11/1950 quy định về chế độ ly hôn

II . Sách tham khảo

1. Báo cáo tổng kết về giải quyết án Hôn nhân và gia đình của TAND TP.Vinh giai đoạn 2006 - 2010

2. Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ Thành phốVinh khóa XXII (nhiệm kỳ 2010 - 2015)

3. Ph. Ăngghen, Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước, Nxb Sự thật Hà Nội, 1972

4. Đảng cộng sản Việt Nam, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghiã xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1991.

5. Từ điển giải thích thuật ngữ luật học, Trường đại học Luật Hà nội, Nxb Công an nhân dân, 1999

6. Từ điển Tiếng Việt, Trung tâm Ngôn ngữ học, Nxb Đà Nẵng, Hà Nội - Đà Nẵng, 2004

7. Nguyễn Sinh Huy, Xã hội học đại cương, Nxb Đại học Quốc gia - Hà Nội, 1997

8. Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004 9. Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình, trường đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, 2007

1. Nguyễn Thúy Anh, Giải quyết trường hợp cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn - Đề tài khóa luận tốt nghiệp, Trường đại học Luật Hà Nội, năm 2010

2. Vũ Thanh, Một số suy nghĩ về thi hành án cấp dưỡng nuôi con, Tạp chí Dân chủ và pháp luật số 2/2001 3. Và một số Website:

Một phần của tài liệu Thực tiễn giải quyết vấn đề cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn tại TAND tp vinh giai đoạn 2006 2010 và một số giải pháp luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 62 - 71)