6. Ý nghĩa của đề tài
2.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội
Về kinh tế: Trong những năm qua TP.Vinh đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, vượt qua được những khó khăn của thời kỳ lạm phát, suy thoái kinh tế. Vào tháng 9/2008, TP.Vinh đã được công nhận là đô thị loại I. Đó thực sự là một thành công có ý nghĩa hết sức to lớn đối với nhân dân TP.Vinh, là động lực để TP.Vinh tiếp tục phát triển mạnh mẽ về kinh tế, văn hóa, xã hội.
Theo Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ TP.Vinh khóa XXII (nhiệm kỳ kỳ 2010 - 2015): Nhịp độ tăng trưởng kinh tế bình quân của TP.Vinh hàng năm giai đoạn 2006 - 2010 ước đạt 16,1%, tăng 3,65% so với giai đoạn 2001 - 2005.
Trong đó:
Công nghiệp - xây dựng : Tăng 17,5% Dịch vụ : Tăng 15,3%, Nông - lâm - ngư nghiệp : Tăng 8,1%.
Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng 5 năm (2005 - 2010): Tăng bình quân 19,5%.
Tỷ trọng các ngành trong nền kinh tế đã có bước chuyển biến, thể hiện: Ngành công nghiệp xây dựng : Tăng từ 37,9% lên 40,7%; Ngành dịch vụ : Giảm từ 605 xuống 57,7%; Nông - lâm - ngư : Giảm từ 2,1% xuống còn 1,6%. Thu hút đầu tư trong giai đoạn 2006 - 2010 của TP.Vinh đạt khá. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội là 7490 tỷ đồng, tăng gần 30 % so với cùng kì. Tổng giá trị sản xuất ước đạt 9990 tỷ đồng, đạt trên 101% kế hoạch.
Đến năm 2010, số doanh nghiệp được thành lập mới là 4.271 đơn vị, tăng bình quân 21,65 hàng năm. Số hộ được cấp đăng ký kinh doanh 12.852 hộ, tăng bình quân 11,1%. Các dự án trong và ngoài tỉnh được cấp phép đầu tư trên địa bàn từ giai đoạn 2006 - 2009 có 72 dự án với tổng vốn đăng ký 9.147 tỷ đồng.
Kinh tế của TP.Vinh đang trong giai đoạn tăng trưởng nhanh. Để đạt được những thành tựu đó là nhờ vào chỉ đạo và bám sát tình hình thực tế địa phương của các cấp, các ngành ở TP.Vinh. Đồng thời, TP.Vinh đã biết phát huy các tiềm năng về điều kiện tự nhiên cũng như nguồn nhân lực để phát triển kinh tế.
Về văn hóa - xã hội: TP.Vinh trong những năm qua cũng đã đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận. Các vấn đề đang được dư luận quan tâm như ly
hôn, bạo hành gia đình, chăm sóc và bảo vệ trẻ em, tình hình tội phạm... luôn được chú trọng và từng bước giải quyết nhằm ổn định trật tự xã hội.
Thành phố Vinh gồm 18 xã, phường, thị trấn với 283 bản, làng, khối xóm. Quy mô dân số của TP.Vinh hiện nay là 438.796 người, trong đó nội thị là 356.159 người. Mật độ dân số 3.590 người/km2. Dự kiến đến năm 2025 quy mô là 800.000 người và nội thị là 685.000 người. Dân số tăng nhanh đặt ra những yêu cầu bức thiết về nhà ở, đi lại, việc làm... Vì vậy, trong những năm tới TP.Vinh cần phải có những giải pháp hữu hiệu để tháo gỡ những vướng mắc đó.
Kinh tế phát triển đã tạo điều kiện cho người dân TP.Vinh nâng cao đời sống của mình. Cũng theo nội dung Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ TP.Vinh khóa XXII, thu nhập bình quân đầu người của TP.Vinh đã tăng từ 15,6 triệu đồng năm 2005, dự ước năm 2010 đạt 38 triệu đồng (chỉ tiêu 32 - 35 triệu đồng). Thu ngân sách phần thành phố thu dự ước 2010 đạt 1.027 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm là 36,4%.
Dự kiến thu nhập bình quân đầu người tại TP.Vinh năm 2015 đạt khoảng 92 - 94 triệu đồng/người/năm. Thu ngân sách phần của thành phố trên địa bàn đến năm 2015 đạt khoảng 2.100 - 2.200 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư giai đoạn 2010 - 2015 đạt khoảng 63.000 - 65.000 tỷ đồng.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được vẫn còn những vấn đề xã hội chưa được giải quyết triệt để. Một trong những vấn đề rất đáng được quan tâm đó là tình trạng ly hôn của các cặp vợ chồng. Trong những năm qua, theo ghi nhận của TAND TP.Vinh, tình trạng ly hôn đang diễn ra ngày càng phổ biến. Những vấn đề phát sinh khi ly hôn như phân chia tài sản giữa vợ và chồng, nghĩa vụ nuôi con, vấn đề cấp dưỡng nuôi con khi cha mẹ ly hôn, những bất cập trong cấp dưỡng nuôi con... cần được chú trọng và có các biện pháp giải quyết thiết thực hơn nữa. Để làm được điều đó, TAND TP.Vinh phải nâng cao trình độ của cán bộ, công chức ngành Tòa án, nâng cao chất lượng xét xử các vụ án hôn nhân và
gia đình, phải có những giải pháp nhằm đảm bảo việc giải quyết các vụ án được nhanh chóng, chính xác, bảo đảm quyền lợi của các đương sự.