Các trường hợp phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng

Một phần của tài liệu Thực tiễn giải quyết vấn đề cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn tại TAND tp vinh giai đoạn 2006 2010 và một số giải pháp luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 25 - 30)

6. Ý nghĩa của đề tài

1.3.2. Các trường hợp phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng

* Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con.

Theo Điều 56 Luật HN - GĐ 2000: “Khi ly hôn, cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con” thì có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

Khi ly hôn, vợ chồng thỏa thuận với nhau về người trực tiếp nuôi con, nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. Cùng với việc giao con cho ai nuôi dưỡng, Tòa án đồng thời giải quyết vấn đề cấp dưỡng nuôi con. Người không trực tiếp nuôi con phải có trách nhiệm cấp dưỡng nuôi con. Các con được cha mẹ cấp dưỡng bao gồm "con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình" .

Con được cấp dưỡng không phân biệt là con chung hay con nuôi của vợ chồng. Đây là nghĩa vụ của cha mẹ nên không phân biệt người trực tiếp nuôi con có khả năng kinh tế hay không. Người không trực tiếp nuôi con phải có nghĩa vụ cấp dưỡng. Khi người trực tiếp nuôi con không yêu cầu người có nghĩa vụ cấp dưỡng và xét thấy họ có đủ khả năng, điều kiện để nuôi dưỡng con thì Tòa án không buộc bên kia phải cấp dưỡng.

Như vậy theo quy định trên, cha mẹ chỉ buộc phải cấp dưỡng nuôi con khi con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Trong trường hợp con đã thành niên, là người bình thường, dù không có nghề nghiệp, không có tài sản gì..., thì về mặt pháp lý cha mẹ không có nghĩa vụ phải cấp dưỡng.

Tuy nhiên, trên thực tế, trong trường hợp người con đang đi học, gặp khó khăn về kinh tế thì vẫn có thể thỏa thuận với cha hoặc mẹ (người có nghĩa vụ cấp

dưỡng) để yêu cầu họ gửi tiền cấp dưỡng cho đến khi mình có thể tìm được việc làm, có thu nhập. Việc này là do thỏa thuận của hai bên, mang tính tự nguyện chứ không bắt buộc.

* Nghĩa vụ cấp dưỡng của con đối với cha mẹ

Theo Điều 57 Luật hôn nhân và gia đình 2000: “Con đã thành niên không sống chung với cha mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình”.

Theo Điều 14 Nghị định số 70/2001/NĐ - CP: "Trong trường hợp gia đình có nhiều con, thì các con thoả thuận về người trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ và thoả thuận đó phải được sự đồng ý của cha mẹ; các con không trực tiếp nuôi dưỡng cha mẹ có nghĩa vụ và quyền thăm nom, chăm sóc, cấp dưỡng cho cha mẹ theo quy định của pháp luật".

Khi cha mẹ không có khả năng lao động (do già yếu, ốm đau, tàn tật…) và cũng không có tài sản để nuôi mình mà con không sống chung với cha mẹ do đó không trực tiếp nuôi cha mẹ thì có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha mẹ, đảm bảo cuộc sống cho cha mẹ. Như vậy, nghĩa vụ này chỉ đặt ra khi con có khả năng kinh tế, có thu nhập đủ đảm bảo được cuộc sống của chính mình. Về nguyên tắc nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha mẹ chỉ đặt ra đối với con đã thành niên có khả năng lao động và có tài sản.

Tuy nhiên, pháp luật chưa quy định cụ thể về các trường hợp như: Trong trường hợp cha mẹ còn khỏe mạnh, có thu nhập nhưng mức thu nhập hiện giờ không đủ cho mức sống tối thiểu tại địa phương thì người con có buộc phải cấp dưỡng cho cha mẹ hay không? Trong trường hợp gia đình có nhiều con, các con không trực tiếp nuôi dưỡng cha mẹ thì mức cấp dưỡng của mỗi người con sẽ được Tòa án phân chia như thế nào khi các con không thể tự thỏa thuận? Trong trường hợp cha mẹ bị bệnh nặng, thường xuyên ở tại bệnh viện, gia đình có nhiều con nhưng chỉ có một người con trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ

nhưng người con đó hiện không cùng chung sống với cha mẹ thì người con đó có cần phải cấp dưỡng cho cha mẹ hay không?

* Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa các anh,chị, em.

Theo Điều 58 Luật HN - GĐ 2000:

“1. Trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có khả năng lao động và không có tài sản để cấp dưỡng cho con thì anh, chị đã thành niên không sống chung với em có nghĩa vụ cấp dưỡng cho em chưa thành niên không có tài sản để tự nuôi mình hoặc em đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

2. Em đã thành niên không sống chung với anh, chị có nghĩa vụ cấp dưỡng cho anh, chị không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình”.

Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa anh, chị, em với nhau là nghĩa vụ bổ sung, nó chỉ phát sinh khi nghĩa vụ chính giữa cha mẹ và con không được thực hiện. Nghĩa vụ này chỉ đặt ra đối với người cấp dưỡng là anh, chị, em đã thành niên, có khả năng kinh tế và có tài sản.

Pháp luật không phân biệt trong quan hệ cấp dưỡng giữa anh chị em là anh chị em ruột trong một gia đình hay anh chị em cùng cha khác mẹ (tức là dựa trên quan hệ huyết thống). Trên thực tế có nhiều trường hợp anh chị em cùng cha khác mẹ không chung sống cùng nhau, cha mẹ đều đã chết, có khả năng kinh tế và có tài sản nhưng các bên vẫn không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho nhau. Vì quan hệ giữa hai gia đình luôn có những bất đồng nên rất khó khăn trong việc buộc một bên cấp dưỡng cho bên kia.

* Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu

Theo khoản 1, Điều 59 Luật HN - GĐ 2000: “Ông bà nội, ông bà ngoại không sống chung với cháu có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu trong trường hợp cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khả năng lao động,

không có tài sản để tự nuôi mình và không có người cấp dưỡng theo quy định tại Điều 58 của Luật này”.

Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa ông bà và cháu chỉ phát sinh trong những điều kiện nhất định. Cháu chỉ được ông bà cấp dưỡng trong trường hợp cháu chưa thành niên hoặc cháu đã thành niên không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không có anh, chị, em nuôi dưỡng hoặc cấp dưỡng và không sống chung với ông bà. Như vậy, nghĩa vụ cấp dưỡng giữa ông bà và cháu chỉ phát sinh sau khi nghĩa vụ của cha mẹ, anh, chị em không thực hiện được.

Quy định này giúp cho người cháu có thể có đủ những điều kiện cần thiết để sinh tồn và phát triển. Việc cấp dưỡng giữa ông bà và cháu thể hiện trách nhiệm của ông bà đối với cháu của mình khi cháu không còn cha mẹ và không có anh chị em nuôi dưỡng hoặc cấp dưỡng. Đồng thời nó cũng thể hiện tình cảm gắn bó giữa những người thân trong gia đình.

* Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cháu và ông bà nội, ông bà ngoại

Theo khoản 2, Điều 59 Luật HN - GĐ 2000: “Cháu đã thành niên không sống chung với ông bà nội, ông bà ngoại có nghĩa vụ cấp dưỡng cho ông bà nội, ông bà ngoại trong trường hợp ông bà không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi mình và không có người khác cấp dưỡng theo quy định của Luật này”.

Ông bà được cháu cấp dưỡng khi ông bà không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi sống chính mình và không có người khác cấp dưỡng mà cháu không sống chung với ông bà. Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa cháu và ông bà nội, ông bà ngoại chỉ đặt ra khi cháu đã thành niên, có khả năng lao động, có tài sản và ông bà nội, ông bà ngoại không còn con cái, anh, chị, em nuôi dưỡng hoặc cấp dưỡng.

Trong trường hợp này pháp luật không có sự phân biệt người cháu có nghĩa vụ cấp dưỡng cho ông bà là cháu ruột hay cháu nuôi. Dù là cháu ruột hay

cháu nuôi thì đều có nghĩa vụ thay cha mẹ chăm sóc, phụng dưỡng ông bà. Điều đó thể hiện tình thương yêu, tinh thần tôn sư trọng đạo của dân tộc ta.

Trên thực tế, để giải quyết các trường hợp phát sinh liên quan đến vấn đề này pháp luật vẫn chưa có những quy định cụ thể. Ví dụ như: Trong trường hợp cháu được cha mẹ nhận nuôi nhưng ông bà nội ngoại không công nhận đó là người cháu của mình thì theo quy định của pháp luật người cháu đó có phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho ông bà hay không? Vì quan hệ cấp dưỡng cháu và ông bà nội, ông bà ngoại chỉ có thể phát sinh trên cơ sở quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, nên nếu ông bà không công nhận người cháu đó có quan hệ với mình thì rất khó để có thể gắn trách nhiệm cấp dưỡng cho người cháu.

* Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng

Theo Điều 60 Luật HN - GĐ 2000: “Khi ly hôn, nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình”.

Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng có thể phát sinh khi hôn nhân đang tồn tại hoặc khi đã ly hôn. Trong những điều kiện nhất định như khi một bên vợ hoặc chồng lâm vào tình trạng túng thiếu, khó khăn do bị tai nạn, mất năng lực hành vi dân sự, mất sức lao động, ốm đau, bệnh tật… Sự túng thiếu đó phải có lý do chính đáng để buộc người kia phải cấp dưỡng. Và bên kia có khả năng cấp dưỡng. Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng được thực hiện tùy theo khả năng của mỗi bên. Vợ chồng đã có thời gian chung sống lâu dài dưới một mái nhà, đã từng có mối quan hệ tốt đẹp, cùng nhau vượt qua nhiều khó khăn của cuộc sống. Vì vậy, dù đang chung sống hay đã ly hôn, vợ chồng cũng cần thể hiện sự quan tâm chăm sóc đối với nhau khi một bên gặp khó khăn, túng thiếu.

Tuy nhiên, pháp luật không quy định cụ thể mức cấp dưỡng là bao nhiêu? Trong trường hợp vợ hoặc chồng gặp khó khăn, túng thiếu mà không có khả

năng khắc phục được thì liệu bên kia có phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng lâu dài không? Vì nếu cứ tiếp tục cấp dưỡng mà không biết đến lúc nào người kia khắc phục được khó khăn thì sẽ ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của người có nghĩa vụ cấp dưỡng. Hơn nữa, pháp luật cũng chỉ quy định sự túng thiếu, khó khăn đó phải "có lý do chính đáng", mà việc xác định yếu tố này lại chỉ dựa vào những thông tin do người được cấp dưỡng cung cấp nên liệu có đáp ứng được tính minh bạch của thông tin hay không?

Một phần của tài liệu Thực tiễn giải quyết vấn đề cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn tại TAND tp vinh giai đoạn 2006 2010 và một số giải pháp luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w