Phân biệt nuôi dưỡng và cấp dưỡng

Một phần của tài liệu Thực tiễn giải quyết vấn đề cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn tại TAND tp vinh giai đoạn 2006 2010 và một số giải pháp luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 30 - 32)

6. Ý nghĩa của đề tài

1.3.3.Phân biệt nuôi dưỡng và cấp dưỡng

Quan hệ nuôi dưỡng là loại quan hệ nhân thân gắn liền với tài sản giữa các thành viên trong gia đình trên cơ sở quan hệ huyết thống hoặc nuôi dưỡng; khi họ sống chung với nhau ở cùng một nơi, trực tiếp chăm sóc về các mặt vật chất và tinh thần cho nhau. Tức là quan hệ nuôi dưỡng được thực hiện giữa cha mẹ và con cái, giữa ông bà và cháu, giữa anh chị em trong nhà... Việc nuôi dưỡng bao hàm không chỉ chi phí tiền bạc, tài sản mà còn chứa đựng hành vi chăm sóc, nuôi nấng trực tiếp. Nuôi dưỡng là cơ sở của việc cấp dưỡng. Nuôi dưỡng có thể thực hiện một cách trực tiếp hoặc gián tiếp qua việc cấp dưỡng. Nuôi dưỡng là trách nhiệm, là nghĩa vụ mà người có nghĩa vụ nuôi dưỡng phải thực hiện.

Quan hệ cấp dưỡng là loại quan hệ nhân thân gắn liền với tài sản giữa các thành viên trong gia đình trên cơ sở quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng. Quan hệ cấp dưỡng chỉ phát sinh khi người có nghĩa vụ nuôi dưỡng vì những hoàn cảnh nhất định không thể trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng người kia hoặc "không sống chung" với nhau nữa. Ví dụ như: sau khi ly hôn, cha mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con nếu không trực tiếp nuôi con; khi vợ chồng sống xa nhau nếu một người gặp khó khăn thì người kia có nghĩa vụ cấp dưỡng... Do đó người có nghĩa vụ nuôi dưỡng phải chu cấp một số tiền hoặc tài sản nhất định để đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của người cần được cấp dưỡng. Trong quan hệ cấp dưỡng, cần xác định rõ thế nào là "không sống chung". Khái niệm "không

sống chung" có thể hiểu là không có điều kiện trực tiếp chăm lo, giúp đỡ lẫn nhau, không có đời sống chung giữa các thành viên trong gia đình do phải sống xa nhau vì lí do chính đáng nào đó. Hơn nữa, không phải trường hợp nào nghĩa vụ cấp dưỡng cũng được đặt ra, chỉ trong những trường hợp nhất định với những điều kiện nhất định, nghĩa vụ cấp dưỡng mới phát sinh.

Như vậy, giữa nuôi dưỡng và cấp dưỡng có những điểm khác biệt cơ bản sau:

- Quan hệ nuôi dưỡng chỉ được thực hiện giữa những người có quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng. Trong khi đó, quan hệ cấp dưỡng còn được thực hiện giữa những người có quan hệ hôn nhân (VD: Cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi người kia lâm vào hoàn cảnh khó khăn, túng thiếu...).

- Việc nuôi dưỡng không chỉ bao hàm việc chu cấp về chi phí tiền bạc mà bao gồm cả hành vi nuôi nấng, chăm sóc trực tiếp. Còn việc cấp dưỡng chỉ được thực hiện khi người có nghĩa vụ nuôi dưỡng vì những hoàn cảnh nhất định không thể trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng người kia hoặc họ "không sống chung" với nhau nữa. Việc xác định vấn đề " không sống chung" giữa người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng là điều kiện quan trọng làm phát sinh quan hệ cấp dưỡng.

- Việc nuôi dưỡng là nghĩa vụ, là trách nhiệm mà người nuôi dưỡng luôn luôn phải thực hiện. Còn việc cấp dưỡng chỉ phát sinh trong những trường hợp và điều kiện cụ thể theo quy định của pháp luật. Đối với trường hợp, người được cấp dưỡng (hoặc người giám hộ của họ) không yêu cầu người có nghĩa vụ cấp dưỡng thực hiện việc cấp dưỡng và yêu cầu đó được Tòa án chấp nhận thì người đó không phải thực hiện việc cấp dưỡng.

Một phần của tài liệu Thực tiễn giải quyết vấn đề cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn tại TAND tp vinh giai đoạn 2006 2010 và một số giải pháp luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 30 - 32)