Thời điểm cấp dưỡng mức cấp dưỡng phương thức cấp dưỡng

Một phần của tài liệu Thực tiễn giải quyết vấn đề cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn tại TAND tp vinh giai đoạn 2006 2010 và một số giải pháp luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 47)

6. Ý nghĩa của đề tài

2.3.2.Thời điểm cấp dưỡng mức cấp dưỡng phương thức cấp dưỡng

Về thời điểm cấp dưỡng: Căn cứ theo quy định tại Điều 53 Luật HN - GĐ 2000, người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng (hoặc người giám hộ của người đó)có thể thỏa thuận với nhau về mức cấp dưỡng, phương thức cấp dưỡng, thời điểm cấp dưỡng và các vấn đề khác có liên quan đến việc cấp dưỡng trên cơ sở "thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng".

Thỏa thuận về việc cấp dưỡng giữa các bên "có thể bằng miệng hoặc lập thành văn bản, nêu rõ ngày người có nghĩa vụ cấp dưỡng bắt đầu thực hiện nghĩa

vụ, mức cấp dưỡng và phương thức thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, các thỏa thuận khác về việc thay đổi mức hoặc phương thức cấp dưỡng". (Điều 17 Nghị định số 70/2001/NĐ - CP). Trong trường hợp hai bên không thể thỏa thuận với nhau được thì Tòa án sẽ giải quyết.

Về mức cấp dưỡng: Theo Nghị quyết số 02/2000/NĐ - HĐTP ngày 23 tháng 12 năm 2000 của Hội đồng thẩm phán toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000: "Tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của con và do các bên thoả thuận. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì tuỳ vào từng trường hợp cụ thể, vào khả năng của mỗi bên mà quyết định mức cấp dưỡng nuôi con cho hợp lý".

Nghị định số 70/2001/NĐ - CP ngày 03 tháng 10 năm 2001 quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình cũng quy định rõ chế định cấp dưỡng tại Chương III trong các trường hợp cụ thể. Khoản 2 Điều 16 của Nghị định số 70/2001/NĐ - CP: "Nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng được xác định căn cứ vào mức sinh hoạt trung bình tại địa phương nơi người được cấp dưỡng cư trú, bao gồm các chi phí thông thường cần thiết về ăn, ở, mặc, học, khám chữa bệnh và các chi phí thông thường cần thiết khác để bảo đảm cuộc sống của người được cấp dưỡng".

Như vậy, mức cấp dưỡng dù do hai bên thỏa thuận nhưng nó cũng phải đảm bảo những nhu cầu thiết yếu nhất của người được cấp dưỡng. Các nhu cầu đó bao gồm các chi phí thông thường cần thiết về ăn, ở, mặc, học, khám chữa bệnh và các chi phí thông thường cần thiết khác. Mức cấp dưỡng phải phụ thuộc vào khả năng thu nhập của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và mức sinh hoạt trung bình tại địa phương nơi người được cấp dưỡng cư trú. Thu nhập của người có nghĩa vụ cấp dưỡng bao gồm toàn bộ thu nhập của người đó (bao gồm thu nhập theo lương và các thu nhập khác ngoài lương). Trên cơ sở thu nhập, kết hợp với

các điều kiện cụ thể khác có thể đánh giá khả năng thực tế của người có nghĩa vi cấp dưỡng. Mặt khác, do điều kiện kinh tế ở mỗi vùng, mỗi miền khác nhau mà mức chi phí cho các nhu cầu thiết yếu đó cũng rất khác nhau. Vì vậy, việc ấn định mức cấp dưỡng chung là không thích hợp nên các bên có thể thỏa thuận về mức cấp dưỡng sao cho phù hợp với nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng.

Về phương thức cấp dưỡng: Hai bên có thể thỏa thuận việc cấp dưỡng sẽ được thực hiện định kì hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hay một lần. Việc cấp dưỡng được thực hiện bằng tiền mặt (tiền Việt Nam hay ngoại tệ), bằng séc, bằng chi phiếu, bằng hiện vật hoặc bằng các hình thức khác do hai bên thỏa thuận. Ngoài ra các đương sự còn có thể thỏa thuận với nhau về thời điểm cấp dưỡng như: Việc cấp dưỡng sẽ thực hiện vào ngày đầu tiên của tháng hay ngày cuối cùng của tháng, thực hiện cấp dưỡng hai hay ba năm/một lần ... Đối với việc cấp dưỡng một lần, theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 70/2001 NĐ - CP: "Theo yêu cầu của người có nghĩa vụ cấp dưỡng, khoản cấp dưỡng một lần có thể được gửi tại ngân hàng hoặc được giao cho người được cấp dưỡng, người giám hộ của người được cấp dưỡng quản lý, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác".

Như vậy, việc thực hiện cấp dưỡng vào thời điểm nào là phù hợp nhất phải đảm bảo người có nghĩa vụ cấp dưỡng có đủ thời gian chuẩn bị về tiền hoặc tài sản, đồng thời người được cấp dưỡng vẫn được hưởng những nhu cầu thiết yếu nhất để tồn tại và phát triển.

Ví dụ: Chị Bùi Thị Quý (sinh năm 1978) và anh Trần Văn Thắng đều trú tại khối 4, phường Bến Thủy, Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, có con chung là cháu Trần Văn Mạnh (sinh ngày 31/3/1999). Hai người đã ly hôn. Căn cứ vào biên bản ghi nhận sự tự nguyện ly hôn và hòa giải thành lập ngày 11/6/2009 về việc các đương sự đã thực sự tự nguyện ly hôn và thỏa thuận được với nhau về

việc giải quyết toàn bộ vụ án về hôn nhân- gia đình thụ lý số 166/2009/TLST - HNGĐ ngày 21/5/2009, TAND TP.Vinh đã quyết định giao cháu Trần Văn Mạnh cho anh Thắng trực tiếp nuôi dưỡng. Chị Quý có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con mỗi tháng là 500.000 đồng, kể từ tháng 7/2009 cho đến khi cháu Mạnh đủ 18 tuổi.

Ví dụ: Chị Ngô Thị Mai Hương (sinh năm 1973) và anh Lê Nam Thái (sinh năm 1973) đều trú tại khối 5, phường Trung Đô, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Hai người đã ly hôn. Căn cứ vào biên bản ghi nhận sự tự nguyện ly hôn và hòa giải thành lập ngày 17/6/2009 về việc các đương sự đã thực sự tự nguyện ly hôn và thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án về hôn nhân - gia đình thụ lý số 172/2009/DSST - HNGĐ ngày 25/5/2009, TAND TP.Vinh đã quyết định giao cháu Lê Khắc Tài cho anh Thái trực tiếp nuôi dưỡng; giao cháu Lê Khắc Nhật cho chị Hương trực tiếp nuôi dưỡng. Anh Thái, chị Hương không phải cấp dưỡng nuôi con cho nhau.

Tuy nhiên, không phải nội dung Bản án, quyết định của Tòa án tuyên bố vợ chồng ly hôn luôn luôn cố định, không thay đổi, mà trên thực tế vẫn phát sinh những trường hợp như: Khi việc cấp dưỡng nuôi con đã được thực hiện một thời gian nhưng một hoặc cả hai bên có yêu cầu Tòa án xét thay đổi người trực tiếp nuôi con, thay đổi người có nghiã vụ cấp dưỡng nuôi con hoặc thay đổi mức cấp dưỡng nuôi con...

* Về yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng nuôi con

Điều 54 Luật HN - GĐ 2000 cũng quy định về trường hợp các bên thỏa thuận với nhau về việc "thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng".

Như vậy,trong các trường hợp nguyên đơn (người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của họ) có đơn yêu cầu Tòa án tăng mức cấp dưỡng, hoặc người có nghĩa vụ cấp dưỡng có đơn yêu cầu Tòa án giảm mức cấp dưỡng khi họ gặp khó khăn về kinh tế thì Tòa án sẽ xem xét, xử lý trên cơ sở yêu cầu của nguyên đơn, tình trạng khó khăn kinh tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thực tế của người được cấp dưỡng.

Ví dụ: Anh Nguyễn Trung Kiên và chị Trần Thị Mỹ Châu là vợ chồng, nhưng do chung sống không phù hợp nên năm 2000 đã được Tòa án xử cho ly hôn. Tại bản án ly hôn số 08/DS ST ngày 18/1/2000 của Tòa án nhân dân thành phố Vinh đã quyết định giao con chung Nguyễn Thị Mai Anh (sinh ngày 20/9/2000) cho chị Trần Thị Mỹ Châu trực tiếp nuôi dưỡng. Anh Kiên cấp dưỡng tiền nuôi con là 80.000 đồng mỗi tháng. Quá trình từ đó đến nay anh Kiên tiến hành đầy đủ, kịp thời. Nay do nhu cầu con học, thời giá thay đổi nên mức cấp dưỡng 80.000 đồng mỗi tháng không còn phù hợp nên chị Châu làm đơn yêu cầu anh Kiên cấp dưỡng tiền nuôi con mỗi tháng 300.000 đồng đến 350.000 đồng/tháng. Thu nhập ổn định của chị mỗi tháng là 1.500.000 đồng. Tuy nhiên anh Kiên không đồng ý vì hoàn cảnh hiện nay của anh cũng rất khó khăn vì phải nuôi vợ con và mẹ già. Mức thu nhập ổn định của anh mỗi tháng là 1000.000 đồng. Theo Bản án số 25/2009/ DSST của Tòa án nhân dân thành phố Vinh ngày 22/9/2009 về thay đổi mức cấp dưỡng nuôi con đã quyết định: Xét thực tế thì hai người đều có hoàn cảnh khó khăn, nhưng khó khăn đến đâu thì cha mẹ cũng có nghĩa vụ chăm sóc, giáo dục con cái. Vì vậy TAND TP.Vinh buộc anh Sơn phải cấp dưỡng nuôi con chung là 300.000 đồng mỗi tháng, kể từ tháng 10/2009 cho đến khi cháu Nguyễn Thị Mai Anh trưởng thành.

Để giải quyết tranh chấp về thay đổi mức cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn, TAND TP.Vinh đã tiến hành các cuộc điều tra, tổng hợp, đánh giá các yếu tố liên quan đến việc cấp dưỡng như hoàn cảnh sống của người có nghĩa vụ

cấp dưỡng, tài sản, thu nhập, mối quan hệ giữa người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng (là con chung của vợ chồng, là con riêng hay con nuôi), mức giá cả hàng hóa thị trường tại địa phương ...Việc điều tra được thông qua các thông tin mà các đương sự cung cấp hoặc qua dư luận xã hội. Trong trường hợp cuộc sống của người có nghĩa vụ cấp dưỡng thực sự khó khăn, TAND TP.Vinh sẽ xem xét để đưa ra một mức cấp dưỡng phù hợp.

* Về yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con và yêu cầu cấp dưỡng

Điều 93 Luật HN - GĐ năm 2010 quy định về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn: "Vì lợi ích của con, theo yêu cầu của một hoặc cả hai bên, Toà án có thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được thực hiện trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con và phải tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ chín tuổi trở lên".

Điều 19 Nghị định số 70/2001/NĐ - CP quy định về việc cấp dưỡng bổ sung: "Trong trường hợp người được cấp dưỡng một lần lâm vào tình trạng khó khăn trầm trọng do bị tai nạn hoặc mắc bệnh hiểm nghèo mà người đã thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có khả năng thực tế để cấp dưỡng ở mức cao hơn, thì phải cấp dưỡng bổ sung theo yêu cầu của người được cấp dưỡng".

Như vậy, việc giao con theo Bản án, quyết định của Tòa án nếu nhận thấy có ảnh hưởng đến sự phát triển của người con thì một hoặc cả hai bên có quyền yêu cầu Tòa án ra Quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Ví dụ: Theo bản án số 16/2010/DSST của TAND TP.Vinh ngày 28/10/2010 về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con và yêu cầu cấp dưỡng nuôi con chung sau ly hôn: Chị Hồ Thị Nga và anh Trần Văn Sơn là vợ chồng, có 3 người con là: Trần Thị Ngân (sinh ngày 8/8/1992), Trần Thị Bình (sinh ngày 30/7/1994), và Trần Văn Phú (sinh ngày 12/12/2008). Hai người đã ly hôn. Chị Hồ Thị Nga trực tiếp nuôi dưỡng Trần Thị Ngân và Trần Thị Bình; anh Sơn trực

tiếp nuôi dưỡng Trần Văn Phú, tạm hoãn việc cấp dưỡng nuôi con cho anh Sơn. Tuy nhiên sau khi ly hôn, cháu Phú không ở với anh Sơn mà nhất quyết ở lại cùng chị Nga. Anh Sơn đã lấy vợ khác và thường xuyên đi làm xa. Xét việc trực tiếp giao cháu Trần Văn Phú cho anh Sơn nuôi dưỡng sẽ không đảm bảo quyền lợi cho cháu Phú nên Tòa án quyết định giao cháu Phú cho chị Nga trực tiếp nuôi dưỡng. Tuy nhiên, thu nhập của chị Nga hiện nay không đủ đáp ứng nhu cầu cho cả 4 người nên chị Nga đã yêu cầu anh Sơn phải cấp dưỡng cho cháu Phú mỗi tháng là 500.000 đồng, kể từ tháng 10/2010 đến khi cháu Phú trưởng thành. Anh Sơn đã đồng ý giao cháu Phú cho chị Nga nuôi dưỡng nhưng không đồng ý việc cấp dưỡng cho con. Vì vậy trong bản án số 16/2010/DSST của TAND TP.Vinh đã buộc anh Sơn phải cấp dưỡng cho cháu Phú mỗi tháng là 400.000 đồng, kể từ tháng 10/2010 đến khi cháu Phú trưởng thành.

* Giải quyết trường hợp trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con hoặc cấp dưỡng nuôi con không đầy đủ, đúng hạn.

Việc giải quyết mức cấp dưỡng trong các vụ ly hôn tại TAND TP.Vinh vẫn còn một số bất cập cần được tháo gỡ. Quy định của tòa án về mức cấp dưỡng là căn cứ vào mức thu nhập, giá cả thị trường tại thời điểm xét xử vụ án. Khi ly hôn hầu hết con còn ở tuổi rất nhỏ có trường hợp 14, 15 năm sau mới đủ 18 tuổi. Mức cấp dưỡng lại cố định trong khi thị trường đầy biến động, giá cả leo thang đến chóng mặt. Mức cấp dưỡng đã và đang trở thành gánh nặng cho những người trực tiếp nuôi dưỡng con khi vợ chồng ly hôn. Ngay cả trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng thực hiện việc cấp dưỡng theo đúng quy định của bản án mà Tòa án đã tuyên thì cũng chưa đáp ứng được "nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng".

Ví dụ: Trường hợp anh Hưng và chị Thoa trú tại khối 9 - Phường Lê Lợi - TP.Vinh được TAND TP.Vinh giải quyết cho ly hôn. Bản án tòa tuyên chị Thoa được nuôi con. Cháu Cường (con chung của chị Thoa và anh Hưng) lúc đó 9

tuổi. Anh Hưng có nghĩa vụ cấp dưỡng cho cháu Cường 300.000 đồng/ tháng từ tháng 4/2006 đến khi cháu Cường tròn 18 tuổi. Tuy nhiên đến tháng 7/2008, chị Thoa bị bệnh nặng nên không thể tiếp tục làm việc, không còn thu nhập. Giá cả thị trường tăng cao. Cuộc sống của hai mẹ con chị gặp nhiều khó khăn. Khoản cấp dưỡng từ anh Hưng không còn đủ để đáp ứng các nhu cầu thiết yếu cho cháu Cường. Chị Thoa yêu cầu anh Hưng tăng mức cấp dưỡng nhưng anh Hưng không đồng ý. Chị Thoa buộc phải gửi đơn yêu cầu lên TAND TP.Vinh để giải quyết. TAND TP.Vinh đã ra quyết định buộc anh Hưng phải cấp dưỡng cho cháu Cường với mức 400.000 đồng/tháng. Tuy nhiên đến tháng 8/2009, chị Thoa vẫn chưa nhận được tiền cấp dưỡng nuôi con từ anh Hưng, mặc dù anh Hưng có đủ điều kiện để cấp dưỡng nuôi con.

Nguyên nhân của vụ việc trên là do quyết định của TAND TP.Vinh tuy đã có hiệu lực nhưng do thiếu sự phối hợp với Cơ quan Thi hành án dân sự nên việc thi hành quyết định của TA gặp nhiều khó khăn, nhất là khi người có nghĩa vụ cấp dưỡng cố tình trốn tránh việc thi hành án hoặc kéo dài thời gian thi hành án.

Theo khoản 3 Điều 20 Nghị định số 70/2001/NĐ - CP trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quyết định của Toà án không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ của mình thì: "Theo quyết định của Toà án, cơ quan, tổ chức trả tiền lương, tiền công lao động, các thu nhập thường xuyên khác cho người có nghĩa vụ cấp dưỡng có trách nhiệm thực hiện việc khấu trừ khoản cấp dưỡng để chuyển trả cho người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó theo đúng mức và phương thức cấp dưỡng do người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó và người có nghĩa vụ cấp dưỡng thoả thuận hoặc theo mức và phương thức cấp dưỡng do Toà án quyết định".

Tuy nhiên, trên thực tế nhiều trường hợp, cơ quan thi hành án và cơ quan tổ chức trả tiền lương, tiền công lao động cho người có nghĩa vụ cấp dưỡng không thực hiện việc khấu trừ khoản cấp dưỡng để chuyển trả cho người được

Một phần của tài liệu Thực tiễn giải quyết vấn đề cấp dưỡng cho con khi cha mẹ ly hôn tại TAND tp vinh giai đoạn 2006 2010 và một số giải pháp luận văn tốt nghiệp đại học (Trang 47)