Lịch sử hình thành và phát triển của BHXH thị xã Bỉm Sơn.
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Bảo hiểm xã hội là tổng thể các mối quan hệ kinh tế xã hội giữa người lao
động và người sử dụng lao động, là sự bù đắp hoặc thay thế một phần thu nhập cho người lao động khi họ gặp phải các biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm trên cơ sở hình thành một quỹ tiền tệ tập trung, góp phần ổn định cuộc sống cho người lao động và gia đình họ.
Là một trong 3 bộ phận cấu thành nên hệ thống an sinh xã hội của mỗi quốc gia, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, chính sách BHXH cũng ngày càng được quan tâm hơn, hoàn thiện hơn.
Ngày 26/01/1995, Chính phủ nước Việt Nam ban hành điều lệ BHXH Ngày 16/02/1995, BHXH Việt Nam được thành lập theo NĐ19/CP.
Ngày 29/06/2006, Luật Bảo hiểm Xã hội ra đời và chính thức có hiệu lực ngày 01/01/2007.
Bên cạnh đó, tuỳ thuộc vào tình hình kinh tế, xã hội từng thời kỳ khác nhau lại có những văn bản sửa đổi, hướng dẫn cụ thể.
Cùng với sự phát triển chung của đất nước, cho đến nay, BHXH Việt Nam đã có những bước phát triển nhất định và đang trên quá trình hoàn thiện, đảm bảo thực hiện ngày một tốt hơn chủ trương của Đảng và Nhà nước về vấn đề an sinh xã hội.
Trang 21 Lịch sử hình thành và phát triển của BHXH thị xã Bỉm Sơn.1.1 Địa bàn hoạt động.
Bảo hiểm xã hội thị xã Bỉm Sơn có trụ sở đóng tại đường Trần Phú, phường Ba Đình, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hoá.
Bỉm Sơn là một thị xã trực thuộc tỉnh Thanh Hoá Thị xã Bỉm Sơn được xác định là trung tâm kinh tế của vùng kinh tế động lực, đồng thời là cửa ngõ phía bắc tỉnh Thanh Hoá
Bỉm sơn cách thủ đô Hà Nội 120km về phía bắc, cách thành phố Thanh Hoá 34km về phía nam, nằm trên mạng lưới giao thông vận tải thuận lợi với tuyến đường sắt Bắc- Nam, quốc lộ 1A chạy qua, tạo nên mối giao thương rộng lớn với các tỉnh trong vùng và các trung tâm kinh tế lớn của cả nước.
Ngày 29/06/1977: Thị trấn Bỉm Sơn được thành lập nhằm hỗ trợ cho nhà máy Xi măng Bỉm Sơn- nhà máy sản xuất xi măng lớn nhất Việt Nam lúc bấy giờ.
Ngày 18/12/1981: Thị xã Bỉm Sơn được thành lập trên cơ sở sáp nhập thị trấn Bỉm Sơn, thị trấn Nông trường Hà Trung và 2 xã Quang Trung, Hà Lan thuộc huyện Trung Sơn (nay là huyện Hà Trung).
Bỉm Sơn rộng 66,88 km², có 7 đơn vị hành chính trực thuộc g ồm 6 phường và một xã Nơi đây có nhiều đồi núi hàm chứa rất nhiều nguyên liệu, phù hợp cho việc phát triển ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp là 2 nguồn thu chủ yếu của thị xã Năm 2002, giá trị sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn thị xã đạt 1.495 tỷ đồng, chiếm 90,6% GDP, trong đó các doanh nghiệp địa phương đạt 105 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 12%/ năm.
1.2 Quá trình hình thành và phát triển
Trang 3Cùng với sự phát triển chung của thời kỳ đổi mới đất nước, BHXH thị xã Bỉm Sơn cũng bước vào giai đoạn phát triển mới từ khi có Bộ Luật lao động ra đời Ngày 26/01/1995 Chính phủ ban hành điều lệ bảo hiểm xã hội, trong đó thành lập quỹ BHXH độc lập với NSNN, vận hành theo cơ chế thị trường, từng bước giảm dần sự cấp phát từ NSNN, tiến tới cân đối thu chi dài hạn.
Ngày 16/02/1995, thực hiện Nghị định 19/CP ngày 16/02/1995, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam được thành lập từ sự thống nhất các tổ chức bảo hiểm xã hội ở Trung ương và địa phương thuộc hệ thống lao động thương binh & xã hội và Tổng Liên đoàn lao động có chức năng, nhiệm vụ chính là tổ chức thu, chi bảo hiểm xã hội, giải quyết các chế độ chính sách, bảo toàn đầu tư tăng trưởng quỹ Đồng thời thực hiện chế độ bảo hiểm y tế cho các đối tượng tham gia sau khi thực hiện Quyết định số 20/2002/QĐ-TTg về việc sát nhập BHYT với BHXH.
Từ tháng 8 năm 1995, thực hiện Quyết định số 138 QĐ/TC-CB ngày 15/06/1995 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về việc thành lập bảo hiểm xã hội Huyện, Thị xã, Thành phố trực thuộc Tỉnh Thanh Hóa, Bảo hiểm Xã hội Thị xã Bỉm Sơn được thành lập.
Sau 13 năm hoạt động, xây dựng và phát triển, BHXH Thị xã Bỉm Sơn đã có những bước đi vững chắc, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ BHXH trên địa bàn, khẳng định vị trí của BHXH nói chung và BHXH Thị xã Bỉm Sơn nói riêng trong sự nghiệp đổi mới nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
1.2.1 Về chức năng nhiệm vụ
Sau khi được thành lập, BHXH Thị xã Bỉm Sơn đi vào hoạt động với các chức năng, nhiệm vụ chính là:
Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác năm trình Giám đốc BHXH Tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện;
Trang 4 Hướng dẫn đơn vị sử dụng lao động lập danh sách tham gia BHXH; đôn đốc theo dõi việc thu, nộp BHXH của các đơn vị trên địa bàn thị xã hoặc trực tiếp thu BHXH theo phân cấp của BHXH tỉnh;
Tiếp nhận kinh phí, danh sách và tổ chức chi trả cho các đối tượng hưởng các chế độ BHXH do BHXH Tỉnh chuyển đến theo phân cấp Theo dõi việc tha đổi địa chỉ, danh sách tăng, giảm đối tượng hưởng chế độ trong quá trình chi trả;
Tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo về chế độ chính sách BHXH để giải quyết theo thẩm quyền hoặc báo cáo với BHXH tỉnh xem xét, giải quyết; Tổ chức ký kết hợp đòng trách nhiệm và quản lý mạng lưới chi trả BHXH
ở xã, phường;
Quản lý các loại đối tượng khám chữa bệnh bắt buộc và tự nguyện theo quy định của BHXH Tỉnh trên địa bàn phụ trách; hướng dẫn đôn đốc các đơn vị thực hiện các thủ tục phục vụ cho việc khai thác, phát hành hoặc việc gia hạn thẻ khám chữa bệnh; nắm đối tượng tham gia, theo dõi sự biến động, thời gian sử dụng và gia hạn thẻ khám chữa bệnh theo phân cấp của BHXH Tỉnh.
1.2.2 Về xây dựng cơ sở vật chất
Khi mới thành lập, BHXH Thị xã Bỉm Sơn chưa có trụ sở riêng, phải ở nhờ trụ sở của trung tâm văn hóa-thể dục- thể thao Thị xã Bỉm Sơn, các trang thiết bị còn quá ít ỏi, nghèo nàn, thiếu thốn, khó khăn, không có tài sản gì đáng kể.
Được sự quan tâm của Thị ủy, UBND thị xã và BHXH Tỉnh Thanh Hóa, năm 2000, đơn vị xây dựng được trụ sở kiên cố cùng trang bị bàn ghế nội thất, máy tinh đáp ứng được nhu cầu nhiệm vụ chính của đơn vị, giúp cho công tác tổng hợp nhanh chóng, nâng cao chất lượng và hiệu suất công tác Hiện nay, BHXH Bỉm Sơn đang từng bước hiện đại hóa việc thực hiện văn minh công sở nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý và phục vụ trong tình hình mới.
Trang 5Đơn vị luôn coi trọng các tổ chức quần chúng, kiện toàn các tổ chức công đoàn, nữ công, đã đi vào hoạt động và đi vào nề nếp; có phương pháp, có chương trình hoạt động; tổ công đoàn đã giới thiệu kết nạp 3 đồng chí vào đội ngũ của Đảng Đời sống cán bộ công nhân viên từng bước được cải thiện và là nhiều năm lièn được công nhận tổ công đoàn vững mạnh, cùng nhiều giấy khen của Liên đoàn Lao động và Công đoàn BHXH Tỉnh Thanh Hóa.
Bên cạnh đó thì phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao đã hoạt động thường xuyên và đi vào nề nếp Hiện BHXH Bỉm Sơn là một trong những đơn vị dẫn đầu trong ngành BHXH Tỉnh Thanh Hóa về thể thao, thể hiện qua các lần tổ chức giao lưu, thi đấu đều có giải (ngất, nhì, ba) cho các thể loại (giải nhất cầu lông đôi nữ trong hội thao năm 2008 ) Góp phần vào thành tích trong đợt hội thao ngành BHXH Việt Nam lần thứ nhất tổ chức tại Đồng Tháp để chào mừng 10năm thành lập ngành
Chính vì thế mà trong hơn 10 năm qua , BHXH Thị xã Bỉm Sơn luôn đạt kết quả năm sau cao hơn năm trước, đã được các cấp ghi nhận như sau:
Năm 1996 được Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam tặng Bằng khen;
Năm 1995, 1997, 1998, 1999 và 2004 được Giám đốc BHXH Tỉnh tặng Giấy khen;
Năm 2000 được Chủ tịch UBND Tỉnh Thanh Hóa tặng Bằng khen;
Năm 2001, 2002, 2003, 2005 được Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam tặng Bằng khen;
Chi bộ liên tục từ năm 1997 đến 2005 được Thị ủy công nhận là Chi bộ “Trong sạch, vững mạnh” Trong đó năm 2004 và 2005 được Thị ủy tặng Giấy khen Chi bộ “trong sạch, vững mạnh xuất sắc”.
Năm 2008, được công nhận là tổ chức, cơ quan có nếp sống văn hóa.
Các cá nhân đã được Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam tặng Bằng khen: 2 đồng chí.
Trang 6Chiến sĩ thi đua cơ sở liên tục trong 5 năm: 1 đồng chí.
Và nhiều cá nhân hàng năm được Giám đốc BHXH Tỉnh tặng Giấy khen, số còn lại đều là lao động giỏi.
2 Sơ đồ tổ chức bộ máy.
Mô hình tổ chức bộ máy :
Căn cứ vào phương hướng nhiệm vụ của ngành và căn cứ vào Quyết định số 4857/QĐ-BHXH ngày 02/10/2008 quyết định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH địa phương, Ngày 09/02/2009, BHXH Bỉm Sơn đã họp và sắp xếp lại đội ngũ cán bộ đồng thời quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, từng cán bộ.
Tổng số cán bộ viên chức là 11 người Trong đó có: - 5 nam và 6 nữ.
- Cán bộ là Đảng viên là 8 đồng chí, chiếm 72.73% - Cán bộ đoàn viên công đoàn 3 người.
- Lãnh đạo: 2 người, chiếm 18.18% - Bộ phận thu, cấp sổ BHXH: 2 người.
- Bộ phận chế độ BHXH và quản lý hồ sơ: 3 người - Bộ phận giám định BHYT: 1 người.
Trang 7- Bộ phận kế toán tài chính: 1 người.
- Bộ phận thu BHYT TN và quản lý cấp thẻ KCB: 2người Chức năng, nhiệm vụ và mối quan hệ công tác của từng bộ phận:
2.1 Ban lãnh đạo: Gồm 01 Giám đốc và 01 phó giám đốc, chịu trách nhiệm
quản lý điều hành chung, chỉ đạo thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch do BHXH Tỉnh giao.
2.2 Các bộ phận:
2.2.1 Bộ phận chế độ BHXH và quản lý hồ sơ:
Chức năng: Giúp giám đốc triển khai các chính sách, chế độ BHXH và
hướng dẫn nghiệp vụ về chế độ BHXH, BHTN trên địa bàn thị xã.
Nhiệm vụ:
Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ hưởng các chế độ BHXH Hưu trí, tử tuất, TNLD-BNN, tổng hợp hoàn thiện nộp BHXH tỉnh;
Thẩm định hồ sơ hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do đơn vị chuyển đến để làm căn cứ quyết toán vè tổng hợp báo cáo theo quy định;
Giải thích các chế độ BHXH, BHTN theo quy định của pháp luật cho đối tượng có nhu cầu tìm hiểu;
Thực hiện chương trình cải cách hành chính của ngành;
Tham gia thông tin tuyên truyền về chế độ, chính sách BHXH, BHYT; Quản lý, sử dụng tài sản được giao;
Báo cáo theo đúng quy định của ngành.
Mối quan hệ và phối hợp trong công tác.
Mối quan hệ:
Chịu sự chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn, nghiệp vụ của phòng quản lý chế độ BHXH tỉnh;
Trang 8 Giao nộp hồ sơ cho phòng tiếp nhận quản lý hồ sơ, đồng thời chịu trách nhiệm nhận kết quả về bàn giao cho đơn vị và đối tượng;
Có trách nhiệm cung cấp thông tin và báo cáo kịp thời theo yêu cầu của phòng đảm bảo đúng quy định của ngành.
Phối hợp trong công tác:
Phối hợp với bộ phận thu để xác định thời gian tham gia BHXH của đối tượng;
Phối hợp với bộ phận kế toán tài chính để báo cáo cắt giảm đối tượng chết, chuyển đi, hết hạn hưởng trợ cấp, cùng bộ phận kế toán thẩm định và duyệtquyết toán các chế độ ốm đau, thai sản, phục hồi sức khỏe, TNLĐ và thanh toán hàng quý với các đơn vị.
2.2.2 Bộ phận giám định BHYT.
Chức năng: Giúp giám đốc triển khai, quản lý và tổ chức thực hiện chế độ
chính sach BHYT cho người có thẻ BHYT theo quy định của pháp luật trên địa bàn thị xã.
Nhiệm vụ:
Thực hiện quy trình giám định tại cơ sở KCB BHYT, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người bệnh có thẻ BHYT và chống lạm dụng quỹ KCB BHYT; Thực hiện chương trình cải cách hành chính của ngành;
Tham gia thông tin, tuyên truyền chế độ chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn thị xã;
Thực hiện báo cáo theo đúng quy định của ngành; Quản lý và sử dụng tài sản được giao.
Mối quan hệ và phối hợp trong công tác:
Mối quan hệ:
Chịu sự chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn, nghiệp vụ vủa phòng giám định BHYT tỉnh.
Trang 9 Có trách nhiệm cung cấp thông tin, báo cáo khi phòng yêu cầu theo quy định của ngành.
Phối hợp trong công tác:
Phối hợp với bộ phận kế toán tài chính thẩm định chi phí KCB của các cơ sở KCB, duyệt quyết toán hàng quý, năm; thanh lý hợp đồng năm trước và chuẩn bị nội dung để ký hợp đồng năm sau;
Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ, chuyển cho bộ phận kế toán tài chính thanh toán trực tiếp chi phí KCB với người có thẻ BHYT;
Phối hợp với bộ phận cấp thẻ để xác minh những đối tượng cần thiết.
2.2.3 Bộ phận thu, cấp sổ BHXH.
Chức năng: Giúp giám đốc triển khai quản lý và tổ chức thực hiện công
tác thu BHXH, BHYT bắt buộc, BHXH tự nguyện và cấp sổ BHXH cho các đối tượng trên địa bàn thị xã theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ:
Tổ chức thu BHXH, BHYT theo kế hoạch BHXH tỉnh giao, mở rộng và phát triển đối tượng trên địa bàn thị xã và kiểm trs hoàn thiện hồ sơ cấp sổ cho đối tượng.
Kiểm tra đối chiếu danh sách các đối tượng tham gia BHXH< BHYT Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ tham gia BHXH, chuẩn bị văn bản ký hợp
đồng đóng BHYT bắt buộc cho các đối tượng phòng LĐTB& XH thị xã quản lý và thanh lý hợp đồng.
Hướng dẫn nghiệp vụ cho các đơn vị sử dụng lao động Tổng hợp báo cáo theo quy định của ngành.
Thực hiện chương trình cải cách hành chính của ngành.
Tham gia thông tin, tuyên truyền chế độ chính sách BHXH< BHYT Quản lý, sử dụng tài sản được giao.
Mối quan hệ và phối hợp trong công tác:
Trang 10Mối quan hệ:
Chịu sự chỉ đạo trực tiếp về chuyên môn nghiệp vụ của phòng thu và phòng sổ thẻ của BHXH tỉnh;
Tổng hợp, thẩm định nộp hồ sơ cấp sổ, nộp trình xét duyệt và lấy kết quả về bàn giao cho các đơn vị và đối tượng;
Có trách nhiệm cung cấp số liệu thông tin báo cáo khi phòng yêu cầu theo quy định của ngành
Phối hợp trong công tác:
Phối hựop và cung cấp dữ liệu cho bộ phận kế toán tài chính, theo dõi và chuyển nguồn thu về BHXH tỉnh;
Phối hợp với bộ phận cấp thẻ, cung cấp dữ liệu và hồ sơ danh sách đối tượng để bộ phận cấp thẻ làm thủ tục trình BHXH tỉnh cấp cho đối tượng; Phối hợp với bộ phận quản lý chế độ BHXH, xác định thời gian, mức
lương, tiền công tham gia BHXH để làm căn cứ giải quyết chế độ.
2.2.4 Bộ phận kế toán tài chính.
Chức năng: Giúp giám đốc quản lý và thực hiện nguồn tài chính do
BHXH phân cấp theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ:
Tổ chức cấp kinh phí cho các đại lý chi lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng theo đúng quy định của ngành;
Tiếp nhận kinh phí và xây dựng kế hoạch chi quản lý bộ máy có hiệu quả, chống lãng phí theo chế độ kế toán quy định của pháp luật;
Theo dõi lưu trữ dữ liệu và chứng từ sổ sách kế toán theo quy định của ngành, của nhà nước;
Thực hiện chương trình cải cách hành chính của ngành;
Tổng hợp báo cóa trình duyệt quyết toán hàng quý đối với BHXH tỉnh;
Trang 11 Tham gia thông tin, tuyên truyền chế độ chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn;
Quản lý và sử dụng tài sản được giao.
Mối quan hệ và phối hợp trong công tác:
Phối hợp trong công tác:
Phối hợp với bộ phận thu theo dõi nguồn thu, chuyển về BHXH tỉnh theo quy định của ngành;
Phối hợp với bộ phận quản lý chế độ BHXH, báo cáo cắt giảm đối tượng kịp thời Đồng thời tiếp nhận dữ liệu và hồ sơ thanh toán, quyết toán chế độ ốm đau, thai sản, TNLĐ-BNN, phục hồi sức khỏe cho các đơn vị sử dụng lao động;
Phối hợp với bộ phận giám định BHYT, chuẩn bị hồ sơ ký hợp đồng và thanh lý hợp đồng với các cơ sở KCB Tiếp nhận dữ liệu và hồ sơ của bộ phận giám định BHYT, quyết toán và quản lý quỹ KCB đối với các cơ sởKCB và thanh toán trực tiếp chi phí KCB với người có thẻ BHYT;
Phối hợp với bộ phận thu BHYT tự nguyện, tiếp nhận dự liệu hồ sơ, theo dõi nguồn thu và chuyển nguồn thu về BHXH tỉnh theo quy định của ngành, thanh toán hoa hồng cho các đại lý.
2.2.5 Bộ phận thu BHYT tự nguyện và quản lý cấp thẻ KCB.
Chức năng: Giúp giám đốc triển khai thực hiện chế độ chính sách BHYT
tự nguyện và quản lý cấp thẻ KCB cho các đối tượng trên địa bàn thị xã.
Nhiệm vụ:
Trang 12 Tiếp nhận và hoàn chỉnh hồ sơ trình BHXH tỉnh, cấp thẻ KCB cho các đối tượng tham gia BHYT bắt buộc và BHYT tự nguyện;
Hướng dẫn các đại lý và đối tượng thực hiện chế độ chính sách BHYT tự nguyện;
Thực hiện chương trình cải cách hành chính của ngành; Tổng hợp thống kê báo cáo theo quy định của ngành;
Tham gia thông tin, tuyên truyền chế độ chính sách BHXH, BHYT; Quản lý, sử dụng tài sản được giao.
Mối quan hệ và phối hợp trong công tác:
Phối hợp trong công tác:
Phối hợp với bộ phận thu để tiếp nhận giữ liệu, hồ sơ hoàn thiện và trình BHXH tỉnh cấp thẻ KCB cho đối tượng;
Phối hợp với bộ phận kế toán tài chính cung cấp dữ liệu và hồ sơ để theo dõi nguồn thu, chuyển kịo thời về BHXH tỉnh thanh toán hoa hồng cho các đại lý Báo cáo quyết toán hàng quý với BHXH tỉnh;
Phối hợp với bộ phận giám định BHYT quản lý chế độ BHXH để quản lý và theo dõi đối tượng sử dụng thẻ KCB.
3 Khái quát tình hình hoạt động của BHXH Bỉm Sơn trong những năm gầnđây.
3.1 Những thuận lợi.
- Nền kinh tế trên địa bàn phát triển: Tổng giá trị sản xuất năm 2008 đạt 4.050 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 14,8%; GDP bình quân đầu người đạt 1.500