Cấu trúc của khổ mẫu MARC là cấu trúc biểu ghi, trong đó các dữ liệu thư mục được sắp xếp trong các trường có độ dài xác định được mã hoá và trình bày theo một quy định chặt chẽ.. Mã nà
Trang 1TU iu
BIỂU §llI MARE ?1
Trang 2PHƯƠNG PHÁP THIẾT LẬP
BIEU GHI MARCH 21
CHO TAI LIEU
Th§ Nguyễn (uang Hồng Phúc
Chịu trách nhiệm xuất bản
NGUYỄN THỊ THU HÀ Biên tập : PHAN KIM THƯƠNG
Sửa bản in : Võ XUÂN TRƯỜNG Thiết kế bìa : VŨ TRỤNG LUẬT Đơn vị liên kết: ÔNG TY TNHH VIỆT HÙNG VŨ
NHÀ XUẤT BẢN THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
In 1000 cuốn, khổ 14,5 x 20,5 cm, tại Công ty in Hưng Phú Số đăng
ký kế hoạch xuất bản: 131-2010/CXB/23-28/TTTT của Cục xuất bản
Số quyết định xuất bản: 62/QĐÐ NXB TTTT ngày 12/3/2010 In xong và
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thông tin - thư viện ngày càng phổ biến và được xem
là một trong những tiêu chí của hoạt động thư viện Ở nước ta, đa số các thư viện và các cơ quan thông tin lớn đều sử dụng các phần mềm
quản trị tích hợp để quản lý tài liệu Trong đó, việc biên mục tài liệu theo khổ mẫu MARC 21 nhằm mục tiêu thống nhất, chuẩn hóa tạo điều kiện chia sẻ nguồn lực thông tin giữa các thư viện và cơ quan
thông tin trong nước và trên thé giới là một vấn đề hết sức quan
trọng
Cuốn sách này được biên soạn chủ yếu dựa vào tài liệu “Marc
21 format for bibliographic data” của Thư viện Quốc hội Hoa Ky;
déng thoi cé-bién soan thém phan vài nét về lich sử của khổ mẫu Marc 21 Nhằm giảm bớt dung lượng của sách, chúng tôi đã lựa chọn
và đưa vào những trường thường xuyên sử dụng Bên cạnh đó, chúng tôi có đưa vào những ví dụ về tài liệu của Việt Nam nhằm giúp cho
người dùng dễ dàng sử dụng trong quá trình thực hành biên mục
Cuốn sách gồm 2 chương:
Chương 1: Vài nét về lịch sử của khổ mẫu Marc 21
Chương 2: Những thanh phan cia biéu ghi Marc 21 va
hướng dân nhập tin vào các trường
Ngoài ra, trong phần phụ lục chúng tôi có bổ sung các tài liệu
hỗ trợ thêm cho quá trình biên mục gồm:
Bảng mã tên quốc gia theo chuẩn Marc 21
Bảng mã khu vực địa lý theo chuẩn Marc 21
Bảng mã ngôn ngữ theo chuẩn Marc 21
Bảng ký hiệu tên tác giả và tài liệu
Một số khái niệm cơ bản trong Marc 21.
Trang 4Do khả năng và thời gian có hạn, tài liệu này sẽ không tránh khỏi những thiêu sót nhât định Rât mong nhận được ý kiên đóng góp
của quí độc giả
Mọi chỉ tiết xin liên hệ theo địa chỉ Email:
nguyenphuc2201 @yahoo.com
Hoặc điện thoại: 0918771099
TAC GIA
Trang 5Chương 1 VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ CỦA KHỔ MẪU MARC 21
I TREN THE GIOI
MARC là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Machine Readable
Cataloguing có nghĩa là biên mục đọc bằng máy, ra đời vào thập niên
60 của thể kỷ trước do sự nỗ lực của Thư viện Quốc hội Mỹ Đây là
một khổ mẫu mô tả có cấu trúc dành riêng cho các dữ liệu thư mục
được đưa vào máy tính điện tử và cho phép máy tính lưu trữ và truy xuất thông tin
Cấu trúc của khổ mẫu MARC là cấu trúc biểu ghi, trong đó các
dữ liệu thư mục được sắp xếp trong các trường có độ dài xác định
được mã hoá và trình bày theo một quy định chặt chẽ Cấu trúc biểu ghỉ của nó đã tạo ra nhiều khả năng cho việc sắp xếp, chọn lọc, đánh
chỉ số, tìm tin, hiệu đính và biên soạn, in ấn các ấn phẩm thư mục, in
phích mục lục,
Năn 1964; Thư viện Quốc hội Mỹ bắt đầu triển khai dự án thử
nghiệm MARC, nhằm phân phối hàng tuần các băng đọc bằng máy
cho 16 thư viện được chọn lọc Các thư viện này xử lý các băng đọc
bằng máy qua các phương tiện thiết bị máy tính của bản thân họ, với yêu cầu chung lúc bấy giờ là sản xuất mục lục bằng máy
Năm 1967, dự án nối tiếp là MARC II được thực hiện với sự tham gia ban đầu của khoảng 50 thư viện đặt mua băng đọc bằng
máy Phương án MARC II chính thức ra đời vào năm 1968 đã đưa ra một khái niệm rất quan trọng về trao đổi dữ liệu trên những vật mang
tin từ tính Cùng năm đó, Thư mục Quốc gia Anh bắt đầu hoạt động sau khi phát triên hệ thống MARC ở Anh và các băng đọc máy cũng được phân phối cho các thư viện cho đến năm 1969 MARC II đã
Trang 6khắc phục một số hạn chế của MARC I, làm cho khổ mẫu của biểu
ghi linh hoạt và mềm dẻo hơn MARC II sit dụng các trường có độ
dai thay đổi, mỗi biểu ghi có thể chứa một khối lượng thông tin rất lớn (6.000 ký tự) và một số lượng đáng kể các yếu tô dữ liệu Ngoài các thông tin có trong một mô tả thư mục đây đủ theo AACR2, còn
có thêm nhiều trường nữa như ký hiệu phân loại thập phân Dewey và
ký hiệu phân loại của Thư viện Quốc hội Mỹ (LCC), các chỉ số chủ
đề, Tất cả các yếu tố này đều có thể sử dụng làm điểm truy cập (access point) MARC II cũng dành chỗ cho các thông tin bổ sung có tính chất cục bộ như ký hiệu xếp giá và phụ chú về hiện trạng vốn tài liệu của từng thư viện cụ thẻ
Khổ mẫu MARC được sử dụng cho nhiều loại hình tài liệu như: sách, xuất bản phẩm nhiều kỳ, bản đồ, tài liệu điện tử,
MARC không chỉ thông dụng trong phạm vi hai nước Anh, Mỹ và
còn được sử dụng với những cải biên nhất định ở các nước như: Úc,
Canada, Pháp, Đức, Hà Lan, Nhật, Nam Phi,
Sau khi được chỉnh lý vào năm 1968, khổ mẫu MARC đã là cơ
sở cho sự ra đời hàng loạt các khô mẫu quốc gia như CANMARC
của Canada UKMARC của Anh, INTERMARC của Pháp,
AUSMARC của Úc, IBERMARC của Tây Ban Nha, UNIMARC do
Hiệp hội Thư HT Thế giới (IFLA) soạn thảo, MARC của Mỹ được
gọi là USMARC,
Năm 1997, Thư viện Quốc hội Mỹ và Thư viện Quốc gia
Canada đã thống nhất USMARC và CANMARC để tạo thành
cho thế kỷ 21) Từ đó đến nay, MARC 21 đã trở thành khổ mẫu nồi
tiếng và được sử dụng rộng rãi trên thế giới như một chuẩn quốc tế trong lĩnh vực thông tin - thư viện Một khối lượng không lồ các biểu ghi theo MARC 21 hiện đang được lưu trữ và trao đổi thông tin qua các mục lục liên hợp của Hoa Kỳ (800 triệu biểu ghi), của mạng
OCLC (50 triệu biểu ghi), của Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ (20 triệu
biểu ghi) Hầu hết các hệ quản trị thư viện lớn và nhỏ trên thị trường
đều sử dung MARC 21 như một lựa chọn chủ yếu Mới đây hệ thống
Trang 7ISSN quốc tế cũng đã quyết định sử dụng MARC 21 làm cơ sở để
biên mục và trao đổi dữ liệu về các xuất bản phẩm định kỳ trên phạm
vi toàn câu
Hai nhóm chịu trách nhiệm chính về MARC 21 là:
Ủy ban Thông tin Thư mục Đọc máy (Machine Readable Bibliographic Information committee - MARBI) của ALA
Ủy ban Tư vấn về MARC: gồm các đại diện của các thư viện quốc gia, các tổ chức thư mục, các nhóm cung cấp dịch
vụ sản phẩm (bán hàng)
Cùng năm 1997, Thư viện Quốc hội Mỹ đã ban hành tài liệu
“MARC 21 - Những đặc tả cho câu trúc biểu ghi, bộ mã ký tự và
phương tiện trao đổi” Cơ quan ban hành là Văn phòng Phát triển
Mạng và chuẩn MARC (Office of Network development and MARC standard)
Các tài liệu hỗ trợ cho MARC 21 bao gồm:
MARC 21 format for classification data: khổ mẫu MARC
21 cho đữ liệu phân loại
MARC 21 format for holdings data: khd mau MARC 21 cho
dữ liệu về vôn tài liệu
MARC 21 format for community information: khổ mẫu
MARC 2I cho thông tin cộng đông
MARC 21 code list for countries: danh muc ma nudéc
MARC 21 code list for geographic: danh muc ma cdc khu
vuc dia ly
MARC 21 code list for languages: danh mục mã ngôn ngữ
MARC 2I code list for organization: danh mục mã các tổ chức MARC 21 code list for relators, sources and descriptive
conventions: danh muc ma cho các yếu tố liên quan, nguồn
Trang 8- MARC 21 specifications for record structure, character sets
and exchange media: cdc dac ta cấu trúc biểu ghi, chuỗi ký
tự và phương tiện trao đồi
Các thông tin này cũng được cung cấp trên Website của Thư
viện Quốc hội Mỹ http://lcweb.loc.gov/marc
II Ở VIỆT NAM
Ở nước ta, việc trao đổi dữ liệu nhằm mục đích chia sé va tăng
cường khai thác thông tin tư liệu trong cả nước hầu như chưa thực hiện được Một trong những nguyên nhân là chúng ta chưa thống nhất được khô mẫu trao đổi chung
Trên thực tế, ngoài khổ mẫu được soạn thảo một cách tự phát,
một sô cơ quan thông tin - thư viện lớn ở nước ta đã làm quen, được
tập huân và tham gia vào tờ nhập tin quôc tê như:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam đã tham gia trao đổi dữ liệu với Chương trình Thông tin - Thư mục Đông Nam Á sau này gọi là chương trình Thông tin - Thư mục Châu Á - Thái
Bình Dương (BISA - Bibliographic Information on
Southeast Asia) và sử dụng trực tiếp tờ nhập tin theo khổ mẫu AUSMARC
- Từ năm 1989, Thư viện Bộ Nông nghiệp và Công nghệ
Thực phẩm (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn) là thành viên của Hệ thống Thông tin Nông nghiệp Quôc tế (AGRIS), nhập tin vào đĩa theo AGRIS
-_ Từ năm 1993, Trung tâm Thông tin Tư liệu Khoa học và Công
nghệ Quôc gia (nay là Trung tâm Thông tin Khoa học và Công
nghệ Quốc gia) với tư cách là Trung tâm Dịch vụ BIEF tại
Việt Nam đã tham gia Ngân hàng dữ liệu Quốc tế của các nước nói tiếng Pháp và sử dụng trực tiếp khé mau CCF/BIEF Như vay, chúng ta đã có quan hệ trao đổi đữ liệu thư mục song
phương và sử dụng các khổ mẫu trao đổi khác nhau có liên quan đến
Trang 9MARC, nhưng chúng ta đều phải nhập tin hai lần cho cùng một tài liệu để đưa vào cơ sở dữ liệu trong nước và nước ngoài Chúng ta chưa có chương trình chuyển đôi các biểu ghi theo khổ mẫu tự tạo
trong nước sang khổ mẫu quốc tế
Theo kiến nghị của nhiều cơ quan thông tin — thư viện trong nước, Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia
(Nacesti) đã đầu tư nghiên cứu về một khổ mẫu trao đổi chung và thông qua một đề án liên quan đến vấn đề này Chủ trương này hoàn
toàn phù hợp với trình độ và những thành tựu áp dụng tin học và viễn
thóng vào hoạt động thông tin - thư viện đã đạt được ở nước ta Cụ thể là hầu hết các cơ quan thông tin - thư viện bộ, ngành và tỉnh, thành phố đã tin học hóa; một số đơn vị lớn đã nối mạng cục bộ,
mạng diện rộng và mạng toàn cầu Internet
Để tạo lập một khổ mẫu chung có tính thuyết phục thì cần biên soạn lại khổ mẫu dựa trên nền tảng của một khổ mẫu quốc tế Nhưng
thực tế, chúng ta đã dành quá nhiêu thời gian để tranh luận với nhau
là nên sử dụng khổ mẫu UNIMARC bay MARC 21 làm nền tảng cho khô mẫu của Việt Nam
Từ Hội thảo “Hệ thống và tiêu chuẩn cho thư viện Việt Nam”
do Viện Công nghệ Hoàng gia Melboume tổ chức vào ngày 26-28 tháng 9 năm 2001 tại Hà Nội với một khuyến nghị là thông qua
MARC 21 nhu 1a mét khổ mẫu thư mục chuẩn của Việt Nam Tiếp
đến là hội thảo quốc gia về MARC Việt Nam được tổ chức vào ngày 22-23 thang 11 nam 2001 tai Trung tâm Thóng tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia, đa số ý kiến trong hội thảo déu thống nhất rằng nên
chon MARC 21 1am cơ sở xây dựng MARC Việt Nam Việc nghiên cứu và triển khai áp dụng MARC 21 đã được thực hiện ở các cơ quan
thông tin — thư viện lớn ở nước ta
Từ đề án cấp cơ sở của Trung tâm Thòng tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia mang tên: Hoàn thiện khổ mẫu VN MARC dẫn đến ra đời
“Tài liệu hướng dẫn sử dụng MARC 21 VN tút gọn” (còn đang ở dạng bản thảo) Bên cạnh đó phải kể đến tài liệu “Những kiến thức cơ bản về
Trang 10Đến nay đã có rất nhiều các buổi tập huấn về MARC 21 do
Công ty Nam Hoàng thực hiện và các lớp đào tạo do Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia tô chức trong khuôn khổ của Dự
hệ thống thư viện công cộng Các lớp về biên mục theo MARC 21
cũng được thực hiện trong khuôn khổ dự án Thư viện Đại học do Ngân hàng Thế giới (World Bank) tài trợ Một số công ty phần mềm ở Việt Nam như: CMC, Tỉnh Vân, Nam Hoàng, Lạc Việt, đã nhanh chóng ứng dụng MARC 2I trong môđun biên mục của mình và các
công ty này cũng đã cung cấp các tài liệu hướng dẫn biên mục đến các
thư viện có sử dụng phần mềm thư viện mà họ đã bán Tuy nhiên, việc dịch các thuật ngữ, tên trường, trường con và các giá trị của chỉ thị trong các tài liệu hướng dẫn và các phần mềm chưa được chuẩn xác và thống nhất theo ding nguyén ban cua MARC 21
Ngày 18 tháng 08 năm 2004, Trung tâm Thông tin Khoa học
và Công nghệ Quốc gia đã tô chức Hội thảo khoa học “MARC 2I rút gọn cho đữ liệu thư mục” Mục đích của hội thảo là nhằm nhận được
các ý kiến đóng góp của các chuyên gia biên mục đẻ hoàn thiện bản
thảo tài liệu “MARC 21 rút gọn: dùng cho các cơ quan thông tin, thư
viện Việt Nam” trước khi xuất bản và đưa vào sử dụng
Vào ngày 10 và 11 tháng 12 năm 2004, Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia đã tổ chức hội thảo “Áp dụng
MARC 21” Hội thảo đã nêu lên một số vấn đề thuận lợi và khó khăn
trong quá trình ứng dụng MARC 21 Chính trong hội thảo này tài liệu
“MARC 2I rút gọn cho dữ liệu thư mục” đã được chính thức xuất bản
và tài liệu này đã được chỉnh lý và tái bản vào năm 2005 Trên cơ sở
đó, chúng ta đã có một khổ mẫu biên mục thống nhất mà cộng đồng
thông tin - thư viện Việt Nam hằng mong mỏi bao năm nay
Ngày 07 tháng 05 năm 2007, Bộ Văn hóa — Thong tin (nay 1a
Bộ Văn hóa — Thẻ thao và Du lịch) đã có công văn số: 1598/BVHTT-
TV về việc áp dụng chuẩn nghiệp vụ trong các thư viện Việt Nam
Công văn đã khẳng định: “Từ ngày 01/06/2007 các thư viện đã có đủ điều kiện về kinh phí, trang thiết bị và đội ngũ cán bộ sẽ chuyển sang
áp dung DDC, MARC 21, AACR2”
Trang 11Chương 2 NHỮNG THÀNH PHẦN CỦA BIỂU GHI MARC 21
VA HUONG DAN NHẬP TIN VÀO CÁC TRƯỜNG
I MO TA NHUNG THANH PHAN CUA BIEU GHI MARC 21 Biéu ghi MARC 21 bao gồm 3 thành phan chủ yếu: đầu biểu,
danh mục và các trường có độ dài biến động Những thông tin sau đây giới thiệu tóm tắt những thành phần một biểu ghi MARC 21 Dé biét chi tiét hon xin xem trong tai ligu Dac ta MARC 21 cho cdu tric
biểu ghi, bảng mã ký tự và môi trường trao đổi trong website http://www.]oc.gov/marc/specifications
1 Dau biéu (leader)
Đầu biểu cung cấp những yếu tố dữ liệu cung cấp thông tin cho việc xử lý biểu ghi Các yếu tô dữ liệu chứa các con số hoặc các ky ty
mã hóa và được xác định bởi vị trí tương đối Cụ thể, đầu biểu gồm 24
ký tự tương ứng với 24 vị trí, mỗi vị trí này được gán cho một ý nghĩa xác định và thể hiện bằng một mã (chữ in thường, chữ số hoặc khoảng trống) ‹ cho ta biết các thông tin về ‘trang thái và các thuộc tính của biểu ghi Đầu biểu là trường đầu tiên của biểu ghi MARC 21
> Vi tri ky tu 00 - 04: Độ dài logic của biểu ghi
Vi tri ký tự độ dài logic của biểu ghi là số lượng ký tự của toàn
bộ biểu ghi, kể cả những ký hiệu kết thúc trường và kết thúc biéu ghi
Do có 5 vị trí, độ dài tối đa cửa biểu ghi sẽ là 99999,
Dữ liệu này do hệ thống máy tính tự động tạo ra Người nhập
tin không phải nhập trường này
> Vị trí ký tự 05: Tình trạng (trạng thái) biểu ghi
Vị trí ký tự tình trạng biểu ghi chứa mã chữ cái một ký tự thể
hiện quan hệ của biêu ghi trong cơ sở dữ liệu, phục vụ cho mục đích
Trang 12Sử dụng các mã sau dé chi thi tinh trạng biểu ghi như sau:
Mã c cho biết đã có sự sửa đổi, bổ sung đối với biểu ghi Sự sửa đổi, bổ sung này không thay đổi mã cấp
mô tả ở vị trí ký tự đầu biểu 17 của biểu ghi
Mã d cho biết biểu ghi đã bị xóa
n = Biểu ghi mới (new record)
Mã n cho biết đây là biểu ghi mới được nhập
> Vi tri ky tự 06: Loại biểu ghi
Vị trí ký tự loại biểu ghi chứa mã chữ cái một ký tự để phân
biệt biểu ghi MARC 21 được tạo ra cho những dạng nội dung và tài liệu khác nhau Mã này cũng được sử dụng để xác định mức độ thích
hợp và tác dụng của một số yếu tố dữ liệu trong biểu ghi
6 đây, không có mã Loại biểu ghi cho tài liệu vi hình, bất luận
là bản gôc hay phiên bản, không được xác định như những loại biểu
ghỉ khác nhau Đặc tính dạng nội dung được mô tả bằng mã này làm mật hiệu lực đặc tính vi hình của tài liệu Tap tin được xác định là có Loại biểu ghi khác chỉ khi chúng thuộc về một số dạng nguồn điện tử
nhất định Trong trường hợp tập tin chứa dữ liệu có thể được mô tả
bằng mã khác (như văn bản, bản nhạc, bản đồ, ) sẽ không sử dụng
mã dành cho tập tin của tài liệu
Việc xác định mã cho một thực thể thư mục gồm nhiều dạng được xác định từ giá trị a đên t
Mã a cho biết nội dung của biểu ghi là tài liệu ngôn
ngữ, không phải bản thảo chép tay Mã a cũng được
sử dụng cho tài liệu vi hình và điện tử có bản chât là
văn bản, không phụ thuộc vào việc nó được tạo ra từ
Trang 13Mã d cho biết nội dung của biểu ghi là bản thảo bản
nhạc hoặc dạng vi hình của bản thảo bản nhạc
Tài liệu bản đồ in
Mã e cho biết nội dung của biểu ghi là bản đồ, không phải là dạng vẽ tay hoặc dạng vi hình của tài liệu bản
đồ (không phải bản thảo) Mã này sử dụng cho bản
đồ, atlat, địa câu, bản đỗ số (điện tử) và các loại bản
đồ khác
Tài liệu bản đồ vẽ tay (bản thảo bản đồ)
Mã f cho biết nội dung của biểu ghi là về bản thảo bản
đô hoặc dạng vi hình của tài liệu bản thảo bản đô
Tài liệu chiếu hình hay video
Mã g cho biết nội dung của biểu ghi là phim, băng ghi
hình, phim đèn chiếu, tắm phim đèn chiếu Các tài
liệu này được tạo ra với mục dich dé chiếu hình khi xem Tài liệu dùng cho máy chiếu overhead cũng được xêp vào dạng này
Băng hoặc đĩa ghi âm không phải nhạc
Mã ¡ cho biết nội dung của biểu ghi là :* âm không
phải là âm nhạc như: thuyết trình, diễn văn,
Băng hoặc đĩa ghi âm là nhạc
âm nhạc
Trang 14Tài liệu đồ họa hai chiều không chiếu
Mã k cho biết nội dung của biểu ghi là tài liệu đồ họa hai chiều như thẻ chớp nhoáng, biểu đồ, đồ họa máy tính, bản vẽ, tranh, phim âm bản, phim dương bản, ảnh, bưu ảnh, áp phích, bản vẽ kỹ thuật, âm bản phim nhựa, các loại bản sao của những loại trên,
Tập tin (tài liệu đa phương tiện - multimedia)
Mã m cho biết nội dung của biểu ghi là một lớp nguồn điện tử bao gồm: phần mềm, dữ liệu só, tài liệu đa phương tiện sử dụng máy tính, các hệ thống và dịch
vụ trực tuyến Đối với những lớp tài liệu này nếu có
khả năng quan trọng cân xếp sang phạm trù khác (vị
trí ký tự đâu biêu/06) thì sử dụng mã của khía cạnh quan trọng này Chẳng hạn như tập tin dữ liệu bản đồ
dạng vectơ thì không được xếp vào loại điện tử mà
xếp vào bản đồ Những lớp nguồn điện tử khác được `
mã hóa theo khía cạnh quan trong nhât của chúng Trong trường hợp có nghi ngờ hoặc nêu khía cạnh quan trọng nhât không thê xác định được thì tài liệu sẽ được xêp vào tập tin
Bộ tài liệu (kit)
Mã o cho biết nội dung của biểu ghi là về một hỗn hợp gồm nhiều thành phần được xuât bản như một
đơn vị và định hướng chủ yêu dành cho mục đích hướng dẫn Không có một thành phần nào trong hỗn
hợp này được xác định là dạng trội hơn Thí dụ về bộ tài liệu là gói tài liệu chọn lọc làm tài liệu giáo trình
nghiên cứu xã hội học (sách, bài tập, tài liệu hướng
dẫn, tài liệu hướng dẫn thực hành, ) hoặc bộ tài liệu
kiểm tra đào tạo (câu hỏi kiểm tra, các câu trả lời, hướng dẫn chấm điểm, biểu đồ chấm điểm, tài liệu hướng dẫn, ).
Trang 15p =_ Tài liệu hỗn hợp
Mã p cho biết nội dung có những tài liệu quan trọng ở
hai hoặc nhiều dạng khác nhau nhưng liên quan đến
một vấn đề, đối tượng được con người tập hợp lại Mục
đích của sự tập hợp này không phải là hướng dẫn
Dạng này gồm các phông lưu trữ, sưu tập bản thảo của
các dạng tài liệu như văn bản, ảnh, âm thanh,
Vật thể nhân tạo hình khối, vật chế tác hoặc đồ vật
phẩm nghệ thuật ba chiều, vật trưng bày, máy móc,
quần áo, đỗ chơi, Mã này cũng áp dụng cho các đối
tượng thường gặp trong tự nhiên như các tiêu bản
kính hiển vi, các bản mẫu được trưng bày khác
t ` =_ Tài liệu bản thảo ngôn ngữ
Mã t cho biết nội dung của biểu ghi là tài liệu bản
thảo ngôn ngữ hoặc vi hình của tài liệu bản thảo ngôn ngữ Dạng này được áp dụng cho những loại tài liệu
văn bản được viết tay, đánh máy hoặc bản in từ máy tính được tạo ra bằng tay hay bằng bàn phím Vào thời điểm tài liệu được tạo ra nó có mục đích chủ yếu hoặc
rõ ràng hoặc ngầm hiểu là bản duy nhất Thí dụ về loại này bao gôm phác thảo được đánh dấu hoặc sửa
chữa, bản morat, bản thảo sách, tài liệu pháp lý hoặc
những luận án, luận văn không ¡n
> Vi tri ký tự 07: Cấp thư mục
Vị trí ký tự Cấp thư mục chứa một ký tự dạng chữ cái dé cho
biết cáp độ thư mục của biéu ghi
Trang 16Phần hợp thành của chuyên khảo (Mô tả trích sách)
Mã a cho biết đơn vị thư mục chuyên khảo đang mô tả
là được kèm theo hoặc được chứa bên trong một đơn vị
thư mục chuyên khảo khác, việc tìm lại đơn vị hợp thành này phụ thuộc vào việc xác định vật lý và vị trí của đối tượng của tài liệu chủ Thí dụ về quan hệ của
đơn vị hợp thành của chuyên khảo với đối tượng chủ yếu bao gồm một chương trong một quyền sách, một bản nhạc trong một đĩa nhạc, một bản đỗ trong một tập
bản đồ Biểu ghi thư mục của phần hợp thành chứa
những trường mô tả phần hợp thành và dữ liệu được xác định thông tin tài liệu chủ (trường 773 — nguôn trích) Phần hợp thành của xuất bản phẩm nhiều kỳ (Mô
tả trích báo, tạp chí)
Mã b cho biết đơn vị thư mục nhiều kỳ được mô tả là
liên kết một cách cơ học hoặc chứa trong một đơn vị
xuất bản phẩm nhiều kỳ khác mà việc tìm lại đơn vị hợp thành phụ thuộc vào việc xác định vật lý và vị trí của tài liệu chủ Thí dụ về phần hợp thành của xuất
bản phẩm nhiều kỳ với tài liệu chủ tương ứng là
chuyên mục hoặc bài chuyên đề trong một xuât bản
phẩm nhiều kỳ Biểu ghi thư mục của phần hợp thành xuât bản phẩm nhiều kỳ chứa trường mô tả phần hợp thành và dữ liệu xác định thông tin tài liệu chủ
(trường 773 — nguồn trích)
Sưu tập
Mã c cho biết đây là một sưu tập tự tạo nhiều phần
được tạo ra từ những thành phân trước đây không được xuất bản, phổ biến hoặc sản xuất ra cùng nhau
Biểu ghi mô tả những đơn vị được xác định bằng
nguồn gôc chung hoặc sự thuận tiện hành chính nhằm
hỗ trợ mức toàn diện cao nhất của hệ thống
Trang 17d =_ Tiểu phần
Mã d cho biết đây là một phan của sưu tập, đặc biệt là một đơn vị lưu trữ được mô tả chung ở đâu đó trong
hệ thông Một tiêu phân có thê là một tài liệu, một bộ
hô sơ, một tàng thư lưu trữ, một phân nhóm, một sưu
tập con Biểu ghi mô tả tiểu phần chứa trường mô tả tiêu phần và dữ liệu mô tả tài liệu chủ
Mã rn cho biế: đố: tượng là một đơn vị hoàn chỉnh
như sách một tập hoặc nhiêu tập
s =_ Xuất bản nhiều ky (serial)
Mã s cho biết đối tượng thư mục được xuất bản thành những phần kế tiếp nhau có định danh về số thứ tự,
thời gian và có ý định tiếp tục một cách không xác định Xuất bản phẩm kế tiếp nhau bao gồm xuất bản
phẩm định kỳ như báo, tạp chí, thông báo thường xuyên các hội nghị, tùng thư chuyên khảo có đánh số
Vị trí ký tự này chứa mã xác định bộ mã ký tự sử dụng trong
biểu ghi Sơ đỗ bộ mã ký tự được sử dụng ảnh đến số bit cân thiết
cho một ký tự, thay thế những ký tự không phải khoảng trống và sự
sử dụng những chuỗi ký tự thoát có thể ảnh hưởng đến mục ký tự
Thông tin chỉ tiết về bộ mã ký tự sử dụng trong biéu ghi Marc 21 được nêu trong cuốn sách “Đặc fả Marc 21 cho cấu trúc biểu ghi, bộ
mã ký tự và vật mang tin trao đối”
Trang 18Mã a cho biết bộ mã ký tự sử dụng trong biểu ghi là
bảng mã vạn năng USC (ISO 10646) hoặc Unicode
> Vi tri ky tự 10: Số lượng chỉ thị
Vị trí ký tự số lượng chỉ thị chứa mã một ký tự có giá trị bằng số
chỉ thị thường gặp trong các trường dữ liệu có độ dài biên động (vị trí
ký tự chỉ thị chứa một mã cung cập thông tin để diễn giải hoặc bổ sung thông tin về dữ liệu chứa trong biêu ghi) Trong Marc 2l, số lượng chỉ thị luôn luôn là 2 Giá trị 2 do hệ thống máy tính tự động tạo ra
cách và một ký tự dạng chữ hoặc số; do đó, vị trí này luôn luôn là 2
Giá trị 2 do hệ thống máy tính tự động tạo ra
> Vị trí ký tự 12 — 16: Dia chỉ cơ sở (gốc phân) cúa dữ liệu
VỊ trí ký tự địa chỉ cơ sở của dữ liệu chứa con số dài 5 ký tự cho biết vị trí ký tự đầu tiên của trường kiểm soát có độ dài biến
động trong biểu ghi Những con số này chính là cơ sở để tính toán vị
trí bắt đầu của các trường khác trong danh mục Địa chỉ cơ sở của dữ liệu bằng tông số độ dài của đầu biêu và danh mục, tính cả dau phan cách ở cuối danh mục Những con số chỉ độ dài được căn phải và
những vị trí không sử dụng được thay bằng số 0 Những con sô này
do máy tính tự động tạo ra
Trang 19> Vị trí ký tự 17: Cấp độ mô tả
Vị trí ký tự cấp độ mô tả chứa một rnã (một ký tự) cho biết
mức độ đây đủ của thông tin thư mục hoặc định danh nội dung trong
biêu ghi
#
Cấp đầy đủ
Mã # (khoảng trống) cho biết đây là biểu ghi Marc cấp
đầy đủ nhất Thông tin sử dụng trong việc tạo lập biểu
ghi theo nguyên tắc trực diện (có tài liệu trong tay)
Cấp đầy đủ tài liệu không có trong tay
Ma | cho biết đây là biểu ghỉ Marc có mức độ đầy đủ
sau cấp đầy đủ nhất Thông tin sử dụng trong tạo lập biểu ghi được rút ra từ một mô tả tài liệu gốc (từ trong mục lục hoặc thư mục) Các thông tin mô tả được sử dụng để nhập vào biểu ghi, nhưng không có tài liệu gôc trong tay Mã I được sử dụng chủ yêu trong việc
chuyên đổi biểu ghi từ nguồn khác
Cấp không đầy đủ, tài liệu không có trong tay
Mã 2 cho biết đây là biểu ghi Marc cấp không đầy đủ được tạo ra từ một mô tả tài liệu gốc (từ 1 phiếu mô tả trong mục lục hay I bản mô tả trong thư mục) mà
không kiểm tra lại bằng tài liệu goc Moi điểm truy cập được chuyên sang từ bản mô tả; các đề mục có kiêm soát không nhất thiết là mới nhất Mã 2 có thể
được sử dụng trong việc chuyên đổi một phần các yếu
tố dữ liệu trên phiêu mục lục sang khổ mẫu Marc Cấp viết tắt
Mã 3 cho biết đây là biểu ghi ngắn không đáp ứng các đặc tả của cấp biên mục tối thiểu Các tiêu đề trong
biểu ghi có thể phản ánh những quy định mẫu đã được
thiết lập đến mức mà nó đã có khi biểu ghi được tạo ta
Trang 20Mã 5 cho biết đây là biểu ghi biên mục sơ bộ đang
trong quá trình tạo lập biểu _ghi này không được coi là
biểu phi đã hoàn thành Biểu ghi này chỉ có thể dùng
để bổ sung tài liệu
7 = Cấp tối thiểu
Mã 7 cho biết đây là biểu ghi biên mục cấp tối thiểu
thỏa mãn những yêu câu biểu ghi biên mục tôi thiệu quốc gia Hoa Kỳ Mã này dùng cho Thư mục Quốc gia Hoa Kỳ
thê cho mã cục bộ, mã này không được sử dụng cho biêu ghi mới được tạo ra hoặc được cập nhật
Mã z cho biết cơ chế phân loại cấp độ biểu ghi không
áp dụng cho biểu ghi hiện tại
> Vị trí ký tự 18: Quy tắc biên mục áp dụng
Vị trí ký tự quy tắc biên mục áp dụng chứa một mã là một ký
tự dạng chữ cái để cho biết đặc trưng của dữ liệu mô tả trong biểu
Trang 21ghi thông qua các chuẩn biên mục Mã cho, biết phần mô tả của biểu ghi tuân thủ quy tắc Mô tả thư mục quốc: tế (ISBD) hoặc Quy tắc
biên mục Anh - Mỹ (AACR2)
# =_ Không phải quy tắc ISBD
Mã # (khoảng trồng) cho biết biểu ghi không được tạo lập dựa theo quy tắc ISBD Nó được sử dụng cho những biểu ghi không tuân thủ các thực tiễn biên mục hoặc các dâu phân cách theo ISBD Thí dụ quy tắc
biên mục không tuân thủ quy ước của ISBD như: Quy tac biên mục, tiêu đê nhan đề và tác giả (1908); Quy
tắc biên mục, tiêu đề nhan để và tác giả của Hội Thư
viện Hoa Kỹ (1941); Quy tắc biên mục, tiêu đề nhan
đề và tác giả của Hội Thư viện Hoa Kỳ (1949); Quy
tắc biên mục Anh - Mỹ xuất bản lần | (AACRI)
Mã a cho biết biểu ghi được tạo lập theo Quy tắc biên mục Anh-Mỹ (AACR2)
¡ =_ Biểu ghi tuân thủ quy tắc ISBD
Mã ¡ cho biết biểu ghi đã được áp dụng theo Quy tắc
được tạo lập hoặc được cập nhật
> Vị trí ký tự 19: Yêu cầu về biểu ghi liên kết
Vị trí ký tự yêu cầu biểu ghi liên kết chứa mã một ký tự dạng chữ cái để cho biết hiệu lực một phụ chú chứa các thông tin định danh tối
thiểu có thể được tạo ra từ một trường tiêu để liên kết (76X-78X) trong
Trang 22biểu ghi mà không cần truy cập những biểu ghi liên kết Những thông tin định danh cơ bản có thê bao gôm tiêu đề chính, tiêu đề và nhan đè, tiêu đề chính là nhan đề đồng, nhất, tiêu đề chính dưới nhan đề lẻ đồng
nhất, nhan để, nhan đề đồng nhất, số báo cáo chuẩn, số báo cáo,
Mã # (khoảng trống) được sử dụng khi:
1 Trường tiêu đề liên kết (76X-87X) không có dữ liệu
2 Mọi trường tiêu đề liên kết trong biểu ghi chứa thông tin định danh cơ bản hoặc trường phụ chú vê
sự đây đủ của tiêu đê liên kêt (580) chứa thông tin
định danh cơ bản
không chứa thông tin định danh cơ bản) nhưng không cần thiết có chú giải
Mã r được sử dụng khi có ít nhất một trường tiêu đề liên kết (76X-78X) không chứa thông tin định danh - tối thiểu, trường phụ chú vé sur thay đổi (580) không
có dữ liệu và phụ chú là không cân thiết; trường tiêu
đề liên kết không chứa số kiêm soát của biểu ghi liên kết, có hoặc không có các trường con hỗ trợ (thí dụ trường con $g)
> Vị trí ký tự 20: Độ dài của vị trí độ dài trường
Phần vị trí độ dài trường của mỗi mục trường trong phần danh mục luôn luôn chiêm 4 vị trí ký tự về độ dài Do đó, giá trị này luôn luôn là 4 và được hệ thông máy tính tự động tạo ra
> Vị trí ký tự 21: Độ dài của vị trí ký tự bắt đầu
Phần vị trí bắt đầu của mỗi mục trường trong phần danh mục luôn luôn chiêm 5 vị trí ký tự về độ dài Do đó, giá trị này luôn luôn
là 5 và được hệ thông máy tính tự động tạo ra
Trang 23> Vị trí ký tự 22: Độ dài của vị trí ứng dụng riêng
Trong Marc 21, một mục trường trong phần danh mục (không xác định) VỊ trí này luôn luôn chứa ký tự 0 và được hệ thông máy
tính tự động tạo ra
> Vi tri ky tự 23: Không xác định
Trong Marc 21, vị trí này không xác định, nó luôn luôn chứa
ký tự 0 và được hệ thông máy tính tự động tạo ra
2 Danh mục (Directory)
Danh mục chứa một loạt những mục trường có độ dài có định,
trong đó mỗi mục tương ứng với một trường Có trong biểu ghi Mỗi
mục trường có độ dài 12 ký tự chia thành 3 phần: nhãn trường, độ dài của trường và vị trí bắt đầu Phần danh mục noi tiếp ngay sau phần đầu biểu và bắt đầu từ vị trí ký tự thứ 24 Phần vị trí ký tự độ dài
trường và vị trí bắt đầu được xác định ở vị trí đầu biểu (vị trí 20-23)
(sơ đồ thông tin liên kết) có giá trị tương ứng là 4 và 5 Vì nhãn
trường luôn luôn là 1 day số có 3 chữ số, phần độ dài của nhãn
trường ở trong Danh mục không được thé hiện trong sơ đỗ thông tin liên kết
Thông tin chỉ tiết về cầu trúc của các mục trường được nêu trong cuốn sách “Đặc rđ Marc 21 cho cấu trúc biểu ghỉ, bộ mã ký tự
và vật mang tin trao đổi ”
> Vị trí ký tự 00 - 02: Nhãn trường
Nhãn trường của mỗi mục trường của Danh mục gồm 3 ký tự
mã ASCII dạng con số hoặc chữ cái dùng đẻ định danh trường có độ dai biến động tương ứng
»> Vị trí ký tự 03 - 06: Độ dài trường
Độ dài trường của mỗi mục trường trong Danh mục chứa 4 ký
tự mã ASCII dạng số xác định độ dài của trường liên quan với mục
trường này Độ dài trường bao gồm cả chỉ thị, mã trường con, dữ liệu
và dấu kết thúc trường của trường tương ứng Con sô độ dài trường
Trang 24nếu nhỏ hơn 4 chữ số thì được căn phải và vị trí không sử dụng được thay băng sô 0
> Vi tri ky tự 07 - 11: Vị trí ký tự bắt đầu
Vị trí ký tự bắt đầu của mỗi mục trường chứa 5 ký tự mã
ASCII dang s6 xac định vị trí bat đâu của trường có độ dài biên động
tương ứng tính theo vị trí tương đối so với địa chỉ cơ sở của dữ liệu
(vị trí ký tự 12-16 của đầu biểu) của biểu ghi Nếu con số về vị trí bắt đầu ít hơn 4 chữ số thì được căn phải và những vị trí không sử dụng được thay bằng số 0
Lưu ý: Các mục trường được hệ thống máy tính tự động tạo ra
3 Trường có độ dài biến động
Dữ liệu trong biểu ghi thư mục MARC 21 được tổ chức thành trường có độ dài biến động, mỗi trường được xác định bằng nhãn trường 3 ký tự được lưu trong mục trường tương ứng của trường tại
vùng Danh mục Mỗi trường kết thúc bằng một ký tự kết thúc trường Trường có độ dài biến động cuối cùng trong biểu ghi kết thúc bằng
một ký tự kết thúc trường và một ký tự kết thúc biểu ghi (mã ASCH)
= Truong kiểm soát có độ dài biến động (trường nhóm 00X): Những trường này được xác định bằng một nhãn trường trong danh mục nhưng chúng đồng thời không có cả vị trí chỉ thị lẫn mã
trường con Những trường kiểm soát có độ dài biến động có cấu trúc khác với các trường dữ liệu có độ dài biến động Chúng có thể chứa
hoặc một yếu tố dữ liệu đơn trị hoặc một loạt những yếu tố dữ liệu có
độ dài có định được quy định bằng vị trí ký tự tương ứng
“Trường dữ liệu có độ dài biến động:
Đây là những trường còn lại được xác định trong khổ mẫu Cùng với việc được xác định bằng một nhãn trường trong Danh mục, trường dữ liệu có độ dài biến động chứa hai vị trí chỉ thị ở đầu của mỗi trường và mã trường con dài 2 ký tự trước mỗi trường dữ liệu bên trong trường
Trang 25Trường dữ liệu có độ dài biến động được sắp xếp thành khối
trưởng theo ký tự đầu tiên của nhãn trường Ký tự này (ngoại trừ một vài ngoại lệ) xác định chức năng của dữ liệu bên trong biêu ghi Kiêu thông tin trong trường được xác định bằng những phần còn lại của
Mô tả vật lý Thông tin về tùng thư Phụ chú
Các trường về truy cập chủ đề, từ khóa
Tiêu đề bổ sung, trường liên kết
Vốn tài liệu, nơi lưu trữ,
Dành cho thông tin nội bộ
g các khối trường IXX, 4XX, 6XX, 7XX, 8XX có dự phòng một sô cặp định danh nội dung Những nội dung sau, ngoại trừ
một vài ngoại lệ được dành cho 2 ký tự cuôi của nhãn trường:
Tên hội nghị Nhan đề thống nhất
Nhan đề tùng thư Thuật ngữ chủ đề
Tên địa lý
ø các trường dữ liệu có độ dài biến động có 2 loại định được sử dụng:
Trang 26Chỉ thị: 2 vị trí ký tự đầu tiên trong trường dữ liệu có độ dài
biến động chứa thông tin để diễn giải hoặc bé sung cho dữ liệu bên trong trường Giá trị của chỉ thị được diễn giải một cách độc lập,
nghĩa là ý nghĩa của từng giá trị của hai chỉ thị sẽ không liên quan với nhau Giá trị của chỉ thị có thể được nhập ở dạng chữ cái hoặc
chữ số Một khoảng trống được thể hiện bằng dấu (#), được sử dụng
cho vị trí chỉ thị không xác định Trong vị trí chỉ thị nhất định, một khoảng trống có thể thông báo ý nghĩa là “không có thông tin”
Mã trường con: 2 ký tự để phân biệt những yếu tố dữ liệu bên trong một trường khi chúng đòi hỏi được xử lý riêng biệt Một mã trường con gôm một ký tự phân cách trường (mã ASCIH) được ký hiệu bằng dâu $, tiếp sau là một định danh phần tử dữ liệu Định danh phần tử dữ liệu có thể là một ký tự chữ cái dạng chữ thường hoặc một ký tự dạng số Mã trường con được xác định độc lập cho
lúc nào có thể Mã trường con được quy định với mục đích để xác
định mà không phải sắp xếp Thứ tự trưởng con thường được xác
định bằng tiêu chuẩn cho nội dung dữ liệu theo quy tắc biên mục
II HUGNG DAN NHAP TIN VAO CAC TRUONG DU LIEU
1 Cấu trúc các trường dữ liệu
OXX_ Khối trường điều khiển (số và mã)
2XX Khối trường nhan đề và thông tin liên quan đến nhan
đề
Trang 278XX Khối trường liên quan đến vốn tài liệu, nơi và vị trí
lưu giữ
2 Hướng dẫn nhập tin vào các trường dữ liệu
KHÓI TRƯỜNG ĐIÈU KHIÉN (00X: 001- 005)
[Sô kiêm soát do Thư viện Khoa học Tông hợp TP Hỗ Chí
Minh gán cho biêu ghi]
{[Sô kiêm soát do Thư viện Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ
Chí Minh gán cho biêu ghi]
003 Mã cơ quan tạo biểu ghi (KL)
Trường này chứa mã của tổ chức gán số kiểm soát ở trường
001 Đối với các tổ chức của Hoa Kỳ và không phải của Hoa Kỳ, trừ
những tô chức ở Canada, nguồn của mã này lấy từ tài liệu “Danh
sách mã Marc về tổ chức” được Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ xây dựng Đối với các tổ chức của Canada, nguồn của mã này được lay
Thư viện Quôc gia Canada xây dựng
Đối với các tổ chức (thư viện) ở Việt Nam, mã này có thể lấy
từ “danh sách mã cơ quan /tổ chức” do Trung tâm Thông tin Khoa
học và Công nghệ Quốc gia xây dựng Dữ liệu này có thê mặc định cho hệ thống
Trang 28[Cơ quan gán số biểu ghi là Trung tâm Thông tin - Thư viện
Đại học Quốc gia Hà Nội]
005 Ngày và thời gian giao dịch lần cuối với biểu ghi (KL)
Trường này chứa 16 ký tự mô tả ngày và thời gian của lần giao dịch gân nhất với biểu ghi Dữ liệu ngày và thời gian dùng để xác định phiên bản của biểu ghi Dữ liệu này được ghi theo câu trúc trình bày trong tiêu chuẩn ISO 601 Dữ liệu này có thé mac định cho hệ thống
Dữ liệu ngày-tháng-năm được trình bày bằng 8 ky tu theo mau yyyymmdd:
yyyy: 4 ký tự dành cho năm
Trang 29008 Các yếu tố dữ liệu có độ dài cố định - Thông tin chung (KL)
Trường này chứa 40 vị trí ký tự (00- 39) cung cấp thông tin mã
hóa về biểu ghi nói chung và những đặc điểm thư mục riêng của tài
liệu được biên mục Những yếu tố dữ liệu mã hóa này có ích cho việc tìm và quản lý dữ liệu
Các yếu tố dữ liệu được xác định bằng vị trí Các vị trí ký tự không xác định (#) Các vị trí khác phải nhập một mã xác định; Đối
với vị trí trong trường 008 có thể sử dụng ký tự lap day (I) trong
trường hợp cơ quan biên mục không muôn mã hóa một vị trí ký tự nào
đó trừ các vị trí 00- 05 (ngày nhập tin), Ø7 -10 (năm xuất ban 1), 15 -
17 (nơi xuất bản, sản xuất), 23 hoặc 28 (dạng tài liệu) của trường 008
Các vị trí ký tự 00 - 17 và 35 - 39 được xác định chung cho tất
cả các loại tài liệu, có chú ý đên đặc điêm của ký tự 06 Các vị tri 18-
34 được xử lý riêng biệt tùy theo loại hình tài liệu
008 Các yếu tố dữ liệu có độ dài cố định - áp dụng cho tất cả
các loại tài liệu (KL)
Chương trình có thể tự nhập trên cơ sở lấy thông tin từ các
trường dữ liệu
> Vị trí ký tự
Sáu số xác định ngày lần đầu tiên biểu ghi được nhập vào CSDL
Ngày tháng năm được nhập theo mẫu yymmidd (yy cho năm, mm cho tháng, dd cho ngày) Dữ liệu này có thể mặc định cho hệ thống
Thí dụ:
008/00-05 20090606
[Dữ liệu nhập ngày 06 tháng 06 năm 2009]
Vị trí ký tự loại năm/tình trạng xuất bản là mã chữ cái một ký
tự cho biêt dạng ngày tháng được xác định trong các vị trí ký tự
Trang 30008/07-10 (năm 1) và 008/11-14 (năm 2) Đối với tài liệu xuất bản nhiều kỳ, mã của vị trí 08/06 được thực hiện đồng thời với việc xác
định năm thích hợp cho các vị trí 008/7-14 của trường 008 Với phần
lớn các biểu ghi, dữ liệu được lấy từ trường 260 (nơi xuất bản, nhà
xuất bản, năm xuất bản), trường 362 (thời gian xuất bản hoặc số: thứ
tự), hoặc từ trường phụ chú Năm được biểu thị dưới dạng 4 chữ số
Đối với các tài liệu xuất bản nhiều kỳ các vị trí 008/01-10 chứa
năm bắt đầu xuất bản và các vị trí 008/07-14 của trường 008 chứa
năm kết thúc Việc in lại hoặc tái bản tạp chí được mô tả trong biểu
ghi, năm bắt đầu và năm kết thúc của tài liệu gốc được đặt trong các
vị trí ký tự này
Năm một và năm hai mỗi năm thường chứa bốn chữ số (VD:
2009) Khi phân dữ liệu của năm không biết, các số bị mat được biéu
thị bằng chữ u (tức là 19?? được nhập là 19uu) Khi năm một và năm
hai không áp dụng thì dùng các khoảng trồng hoặc #### Đối với các
ấn phẩm còn đang xuât bản (xuất bản phẩm tiếp tục), năm trong các
vị trí 11-14 của trường 008 được biểu thị bang 9999 dé cho biết năm này hiện chưa có Ký tự lấp đầy (|) có thể được sử dụng trong các vị trí 06-14 của trường 008 khi không mã hóa năm, nhưng không
khuyến khích sử dụng ở vị trí 008/07-10
ce =_ Án phẩm nhiều kỳ đang được xuất bản
Mã c cho biết xuất bản phẩm nhiều kỳ còn đang xuất bản (Vị trí 07 — 10 ghi năm bắt đầu xuất bản; còn vị trí
11 -14 ghi 9999)
Mã d cho biết xuất bản phẩm nhiều kỳ đã đình bản (VỊ
tri 07 -10 ghi năm bat đầu xuất bản; con vi tri 11 -14
ghi nam dinh ban)
m = Nhiềunăm
Mã m cho biết các vị trí 07- 10 và 11-14 của trường
008 chứa các năm xuất bản của tài liệu nhiều phần
Trang 31Mã r cho biết các vị trí 07-10 chứa ngày tháng của tài
liệu xuât bản lại hoặc phát hành lại và các vị trí 11-14
của trường 008 chứa ngày tháng nguyên bản
Ngày được biết duy nhất/ngày có khả năng
Mã s cho biết ngày tháng xuất bản phổ biến, sản xuất Ngày tháng này được xác định trong các vị trí 07- 10
của trường 008 Các vị trí 11-14 của trường 008 chứa các khoảng trông hoặc #####
Thời gian xuất bản và bản quyền
Mã t cho biết ngày tháng xuất bản/phát hành/sản xuất
xuất hiện trong các vị trí 07-10 của trường 008 và năm bản quyền xuât hiện trong các vị trí 11-14 của trường
008 Ở Việt Nam, năm nộp lưu chiểu được xem là năm bản quyên
Không có ý định mã hóa
Năm 1
Các vị trí ký tự này chứa năm xác định bởi mã trong vị trí 06 của trường 008 (năm xuât bản) Việc xác định ngày tháng trong các
vị trí 07-10 của trường 008 được tạo ra trùng hợp với việc lựa chọn
mã cho vị trí 06 của trường 008
Các vị trí ký tự này chứa năm xác định bởi mã trong vị trí 06
của trường 008 Đây có thê là năm đình bản hoặc năm tái bản
liệu)
Trang 32Mã chữ cái 2 hoặc 3 ký tự cho biết nước xuất bản, sản xuất Mã nước xuất bản, sản xuất là phần tử dữ liệu có kiểm soát Nguồn của
mã này là danh sách mã Marc về nước được duy trì bởi Thư viện
Quốc hội Hoa Kỳ Mã được xác định trong các vị trí 15-17 của trường 008 được sử dụng kết hợp với trường 044 (mã nước xuất bản hoặc sản xuất) khi có từ 2 mã trở lên cho I tài liệu
Các mã 2 ký tự được căn lề trái và vị trí không sử dụng chứa khoang trong (#)
[mã Việt Nam]
Xem các vị trí này ở từng tài liệu cụ thể của trường 008
35-37 Mã ngôn ngữ (danh mục cuối tài liệu)
Mã 3 ký tự cho biết ngôn ngữ tài liệu Việc lựa chọn mã này
dựa trên chính văn của tài liệu
[mã ngôn ngữ tiếng Việt Nam]
Mã chữ cái ký tự cho biết có sự thay đổi của bất kỳ dữ liệu nào
trong biêu ghi thư mục của tài liệu đã được biên mục hoặc được dự
tính đưa vào biểu ghi đọc máy Trong khô mẫu rút gọn chỉ sử dụng
khoảng trống (#) cho biết biểu ghi không bị sửa đổi
Mã # cho biết biểu ghi không bị sửa đổi bất kỳ cái gì
Mã 1 ky tự cho biết nguồn biên mục gốc của biểu ghi
Trang 33Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ, Thư viện Quốc gia
Canada, Thư viện Quốc gia Việt Nam là cơ quan biên mục gôc
Do cơ quan khác
Mã d cho biết nguồn biên mục là một cơ quan khác
chứ không phải là cơ quan biên mục quôc gia
008 Các yếu tố dữ liệu có độ dài cố định - SÁCH
> Vị trí ký tự
18-22 Khóng xác định
Sử dụng các ký tự lấp đây (|) ở vị trí này
lâp đây có thê được sử dụng khi không có ý định mã hóa vị trí này
#
Không thuộc các dạng sau
Mã # cho biết tài liệu không thuộc một trong các mã được xác định dưới dây
khiếm thị
Trang 34s Tài liệu điện tử
Mã s cho biết tài liệu chủ định để thao tác bằng máy tính Tài liệu này có thể chứa trên các vật mang tin
được truy cập trực tiếp hoặc từ xa, trong nhiêu trường hợp cần phải sử dụng các thiết bị ngoại vi gin với máy tính như đầu đọc CD-ROM, mã này không dùng cho
các tài liệu không sử dụng máy tính như >ang nhac,
Mã a cho biết biểu ghỉ mô tả một tập bản đồ Tập bản
đồ là tập hợp nhiều bản đồ liên quan nhưn; riêng biệt
vê vật lý và nhận dạng thư mục do cơ quai xuất bản
hoặc cơ quan phát hành lập ra thành một móm riêng
Mã này không dùng cho các tập atlat (atlat ùng thư)
Bản đồ xuất bản nhiều kỳ
Mã c cho biết biểu ghi mô tả bản đồ xuất bả nhiều kỳ Tập bản đồ xuất bản nhiều kỳ là xuất bản shẩm được
xuất bản liên tục mang định dạng bằng sí hoặc thời
gian Đối với atlat xuất bản nhiều kỳ sẽ sử ding mi e.
Trang 35d = Bảnđồhình cầu
Mã d cho biết biểu ghi mô tả một quả địa cầu
Mã e cho biết biểu ghi mô tả một atlat, gồm tập atlat
và atlat xuât bản nhiêu kỳ
f£ =_ Bản đồ là phụ lục rời
Mã f cho biết bản đồ là phụ lục cho tài liệu
Bản đồ đóng liền với tài liệu khác
Mã chữ cái 1 ky tu cho biết hình thức vat lý của bản dé
Mã # cho biết hình thức vật lý của bản đồ không thuộc
Trang 36Mi f cho biét bản đồ sử dụng ký tự Braille (chữ nổi)
Mã r cho biết bản đồ được in khổ thông thường
Mã s cho biết bản đồ được tạo ra bằng máy tính, có
thê được truy cập trực tiệp hoặc từ xa, đòi hỏi phải sử dụng máy tính
Sử dụng một mã | ky ty chi loại xuất bản phẩm nhiều kỳ được
mô tả trong biểu ghi:
m = Tùng thư chuyên khảo
n = Bao
p = Xu&t ban pham nhiéu ky
=_ Không có ý định mã hóa
Trang 3722 Hình thức nguyên bản
Sử dụng ký tự lấp đầy () ở các vị trí này
Sử dụng một mã 1 ký tự chỉ hình thức vật lý của xuất bản phẩm nhiều kỳ được mô tả trong biểu ghi:
020 Chỉ số sách theo chuẩn quốc tế (ISBN) (L)
Trường dùng để nhập chỉ số sách và mã theo chuẩn quốc tế
(hiện chỉ có trên các xuât bản phẩm của nước ngoài)
Điền 10 chữ số của chỉ số này vào trường con $a đúng như ghi trên tài liệu (bo đi các dấu gạch nối) Khi hiển thị chương trình tự tạo các chữ viết tắt ISBN và các dấu gạch nối xen giữa các nhóm sé
Trang 38Trường này cũng có thé ghi gia tién va diéu kién cung cap (bia mong,
bia da, biéu tặng ) Trước $c có dấu hai chấm (:)
$a — Sé ISBN (International Standard Book Number) (KL)
$c — Giá cả, điều kiện cung cấp (KL)
$z — Số ISBN bị hủy bỏ / không tổn tại
Thí dụ:
Chỉ số xuất bản phẩm nhiều kỳ theo chuẩn quốc tế (ISSN) (L) Trường này dùng đẻ nhập chỉ số ISSN ïn trên báo, tạp chí, tùng
thư, niên giám Ghi 8 chữ sô của chỉ số này vào trường con $a Khi hiển thị, chương trình tự tạo các chữ viết tắt
= Chi thi:
Chi thi 1: - Mic 46 quan tâm quốc tế
# Không có mức độ nào được xác định
Giá trị # cho biết mức độ quốc tế không được biết đến hoặc không
được làm rõ Giá trị này được sử dụng trong các cơ quan ngoài chương
trình dữ liệu xuất bản phẩm nhiều kỳ quốc gia và ISSN Canada khi ghi lại số ISSN từ một số phát hành hoặc một tài liệu tham khảo
Trang 39Chỉ thị 2: - Không xác định
# Không xác định
" Trường con
$a- Số ISSN (International Standard Serial Number) (KL)
_ Trường này chứa một số ISSN được ghỉ trên xuất bản phẩm nhiêu kỳ
= Chi thi
Chi thi 1: - Dang chi số hoặc mã chuẩn
0- Mã tài liệu ghi âm chuẩn quốc tế (ISRC) 1- Mã sản phẩm toàn cầu (UPC)
2- Chỉ số nhạc phẩm chuẩn quốc tế (ISMN) 3- Mã số vật phẩm quốc tế (EAN)
8- Các mã khác Chỉ thị 2: - Chỉ thị về sự khác biệt (giữa số quét và số thường)
# (Khoảng trồng) - Không có thông tin
0- Không có khác biệt 1- Khác biệt
Trang 40" Trường con
$a- Chỉ số hoặc mã chuẩn (KL)
$d- Mã bổ sung cho chỉ số hoặc mã chuẩn (KL)
$2- Nguồn của chỉ số hoặc mã (KL)
Thí dụ:
040 Co quan tao biểu ghi bién muc géc (KL)
Trường này chứa mã hoặc tên cơ quan tạo nên biéu ghi gốc
= Chi thi
Chỉ thị 1: Không xác định
# (Khoảng trồng) - Không xác định Chỉ thị 2: Không xác định
# (Khoảng trồng) — Không xác định
" Trường con
$a- Cơ quan biên mục gốc (KL)
$b- Ngôn ngữ biên mục (KL)
$c- Cơ quan chuyển tả biên mục(KL)
$d- Cơ quan sửa đổi (L)
$e- Quy tắc mô tả (KL)
Thí dụ:
(Biểu ghi này được biên mục theo AACR2 do Thư
viện Quốc hội Hoa Kỳ thực hiện, TVQGVN chuyển tả; sau đó được TVQGVN sửa đổi, chuyên sang sử dụng quy tắc mô tả ISBD)