Bàn về thơ , Xuân Diệu có câu Người đọc thơ muốn rằng thơ phải xuất phát từ đời sống, nhưng phải đi qua một tâm hồn,một trí tuệ và khi đi qua như vậy,tâm hồn, trí tuệ phải in dấu thật sâu sắc,càng cá.
Trang 1Bàn về thơ , Xuân Diệu có câu:Người đọc thơ muốn rằng thơ
phải xuất phát từ đời sống, nhưng phải đi qua một tâm hồn,một trí
tuệ và khi đi qua như vậy,tâm hồn, trí tuệ phải in dấu thật sâu
sắc,càng cá thể, càng độc đáo, càng hay.” Lý giải bằng trải
nghiệm văn học
Bài làm
“Tôi yêu em âm thầm không hy vọng,
Lúc rụt rè,khi hậm hực lòng ghen,
Tôi yêu em,yêu chân thành, đằm thắm,
Cầu em được người tình như tôi đã yêu em.”
Thơ ca từ lâu đã được coi như khúc hát cất lên từ sâu thẳm trong
tâm hồn người nghệ sĩ Một thi phẩm có giá trị là khi lấp ló sau
tiếng hát mê hồn của cảm xúc ấy là bóng hình của hiện thực cuộc
sống cùng một dấu ấn riêng kết hợp với sự sáng tạo mới mẻ, đặc
sắc của thi nhân Và đó cũng chính là những gì mà người tiếp
nhận yêu cầu và mong muốn kiếm tìm được ở thi ca.Như khẳng
định điều đó, Xuân Diệu cho rằng:”Người đọc thơ muốn rằng thơ
phải xuất phát từ đời sống, nhưng phải đi qua một tâm hồn, một
trí tuệ và khi đi qua như vậy, tâm hồn, trí tuệ phải in dấu thật sâu
sắc, càng cá thể, càng độc đáo, càng hay” Đi sâu vào những vần
thơ trong “Độc Tiểu Thanh kí’’của Nguyễn Du và‘’Tỏ lòng’’của
Phạm Ngũ Lão, ta sẽ càng thấm thía rõ hơn nhận định của “ông
hoàng thơ tình”
Không biết tự bao giờ, thơ ca đã âm thầm xuất hiện trên
hành tinh xanh xanh và mang đến hơi thở ấm áp cho con người,
có kẻ cho là Nàng Thơ trao nguồn cảm hứng để thi sĩ viết nên, có
người kể rằng chúng là ‘’bó hoa thơ’’ đến từ sự ấp ủ nơi trái tim
Anđecxen Có phải vì thế mà thơ sẽ là thứ gì đó mông lung,
huyền bí, mơ hồ? ‘’Thơ’’ không hẳn xa vời, nhiêu khê đến vậy,
Trang 2mà chỉ đơn giản là ‘’lời ca’’ thuộc phương thức trữ tình, cứ du
dương mà đưa ta chu du tới thế giới nội tâm, ghé thăm những
cơn bộc phát trào dâng trong tâm hồn người thi sĩ bằng hình thức
tổ chức ngôn từ ‘’hết sức quái đản’’ (Phan Ngọc), lại gợi hình, gợi
cảm, giàu nhạc điệu và có dư ba,‘’tôn thờ những khoảng lặng’’
Người thưởng thức thơ với nhu cầu trải nghiệm nhiều hơn
về cuộc sống, mong muốn thi ca ‘’phải xuất phát từ đời sống”, lấy
hiện thực muôn hình vạn trạng làm chất liệu, làm mạch nguồn
nuôi dưỡng Nếu không lấy đời sống làm điểm tựa thì thơ chẳng
khác nào những cây non èo uộc, khẳng khiu, thiếu nguồn nhựa
sống dồi dào, thi nhân trong mắt ‘’không có cảnh núi non kì lạ’’,
bút anh không chấm vào nghiên mực cuộc đời, anh lại càng
không có cơ sở để trái tim nóng hổi rung động mà cất lên ‘’điệu
hát của cảm xúc’’ neo chặt vào bến tâm hồn người tiếp nhận Vậy
nên mãi mãi, trong mọi giai đoạn của lịch sử, thi ca luôn xuất phát
và cũng hướng tới cái đích đời sống, vận động và phát triển dựa
trên sự ràng buộc với hiện thực, hay có thể nói, cuộc sống là
dòng sữa ngọt ngào tuôn chảy từ thế hệ này qua thế hệ khác để
nuôi dưỡng thi ca
Cốt tử hơn, thi ca còn cần “đi qua một tâm hồn, một trí
tuệ, và khi đi qua như vậy, tâm hồn, trí tuệ phải in dấu thật sâu
sắc’’, không chỉ là trang viết sao chép y nguyên bóng hình hiện
thực mà phải được chắt lọc chất mật tinh túy từ cuộc sống bằng
lăng kính chủ quan của chính tác giả, phải khắc sâu những dấu
ấn, cá tính, phong cách riêng cùng tình cảm, tư tưởng, lý trí của
người viết Chính vì yếu tố trữ tình ấy mà chúng mới khác với thể
loại văn xuôi, khi văn nhân nương hình gửi bóng tâm tư của mình
qua nhân vật, thì thi nhân lại mặc dòng thi hứng tuôn trào, để thơ
ca nghiêng nhiều hơn về cán cân chủ quan, mạnh mẽ bộc lộ trực
tiếp cảm xúc nóng hổi nơi trái tim mà anh có khi chứng kiến hiện
thực đời sống Thơ vốn xuất phát từ khát khao được giãi bày cõi
Trang 3lòng, khao khát được chia sẻ, được đồng cảm, nhưng không phải
chỉ là cảm xúc bộc phát nhất thời của trực quan mà là thứ tình
cảm đã được ý thức, đã mãnh liệt đến mức nâng lên thành tư
tưởng Rồi anh tự giãi bày chúng bằng ngôn từ giàu sức gợi,
bằng cả ‘’khoảng trống giữa các từ’’, khác với những dòng chữ
liền mạch ở hình thức của thể lọai văn học khác Người đọc cũng
không tìm đến thơ để được đội một ‘’chiếc mũ triết học’’, hay đọc
một bản ghi chép, họ cần thấy’’ tâm hồn, trí tuệ’’ thi nhân để từ đó
bắt gặp tâm hồn của chính mình vì thơ chính là ‘’điệu hồn tìm
những tâm hồn đồng điệu’’ Từ đó, trong tay áo người mình yêu
người ta mới chợt thấy hai phần gió thổi, một phần mây, tâm hồn
nhân loại ngày càng được hình thành, bồi dưỡng
Nhưng đó chưa phải tất cả, theo Xuân Diệu, tác phẩm thơ
’’càng cá thể, càng độc đáo, càng hay’’.Bởi chúng không phải là
những sản phẩm sản xuất hàng loạt và tự động hóa, khô khan và
nhợt nhạt đến nhường nào! Thơ ca chân chính là sản phẩm hoài
thai của người nghệ sĩ biết “khơi những nguồn chưa ai khơi và
sáng tạo những gì chưa có’’(Nam Cao), phải sáng tạo, toát lên
cốt cách, phong vận cá thể mới tác động mạnh mẽ đến người
tiếp nhận, thi ca mới phát triển, phong phú hơn khi mỗi bài thơ
như mang một khuôn mặt riêng của người nghệ sĩ Muốn độc đáo
thì nhà thơ phải thể hiện những dấu ấn riêng trên cả hai phương
diện là nội dung như tư tưởng, tình cảm và hình thức như giọng
điệu, ngôn từ của tác phẩm đều cần sự cách điệu, mới mẻ
Như vậy, ý kiến bàn về thơ của Xuân Diệu quả là đúng
đắn, khẳng định yêu cầu cơ bản nhưng cốt tử muôn đời của thơ
ca, đồng thời cũng là đặc điểm của thể loại này: Phải lấy cuộc
sống làm chất liệu và chắt lọc chúng qua lăng kính chủ quan
thấm đượm cảm xúc mãnh liệt của nhà thơ, còn phải mang dấu
ấn cùng phong cách riêng của cá nhân tác giả và có sự sáng tạo
độc đáo, mới lạ
Trang 4“Người đọc thơ muốn rằng thơ phải xuất phát từ đời
sống” Xuôi dòng thời gian tìm về những trang thơ trung đại, ta
không quên được tiếng thơ trác tuyệt, sinh hoa diệu bút của
Nguyễn Du trong “Độc Tiểu Thanh kí” Đó là cuộc tri ngộ vượt
thời không của ông với hồng nhan yểu mệnh ba trăm năm trước,
phản ánh nỗi đau đớn, quằn quại của người phụ nữ trong xã hội
nam nhân thì tam cương ngũ thường, nữ nhân thì tam tòng tứ
đức, phơi bày sự thật tàn khốc về số phận bất hạnh, chịu nhiều
oan trái của người con gái tài sắc vẹn toàn, về hiện thực đời sống
bất công thế kỉ XVIII đến XIX “Độc Tiểu Thanh kí’’ là câu chuyện
có thật về nàng Tiểu Thanh tài sắc, năm đến tuổi kết tóc, được gả
cho một công tử giàu có họ Phùng làm vợ lẽ Nhưng cuộc hí
trường nào có dễ dàng buông tha cho khách hồng nhan bao giờ,
nàng phải hứng lấy lửa ghen của người vợ cả, lại bị đày đến Cô
Sơn tịch mịch, chẳng có lối thoát, phản kháng, trung khúc trong
lòng cứ tuôn trào mà thành thơ, nỗi u uất, bi thương lớn dần đã
vắt đến kiệt quệ linh hồn người con gái trong độ tuổi phơi phới
xuân thì, chỉ còn lại thân xác lạnh ngắt được chôn dưới ba tấc
đất, thơ nàng để lại đời cũng bị người vợ cả dùng ngọn lửa từ từ
thiêu rụi, thậm chí, còn đạp đổ cả bàn thờ nàng dựng Mượn số
phận bi thiết có thật Tiểu Thanh mà khái quát chung cho những
người con gái đa tài đa sắc phải hứng cảnh bạc bẽo của số phận,
bài thơ phản ánh hiện thực của một xã hội đầy rẫy bất công, oan
trái thời đại bấy giờ
Tuy nhiên, ông không kể lại vẹn nguyên câu chuyện mà
để nó ‘’đi qua một tâm hồn, một trí tuệ’’ của Tố Như, để nó in sâu
những dấu ấn của cá nhân ông :
“Son phấn hữu thần liên tử hậu,
Văn chương vô mệnh lụy phần dư.”
( Son phấn có thần chôn vẫn hận,
Trang 5Văn chương không mệnh đốt còn vương.)
Lựa chọn thể thất ngôn bát cú để giãi bày, Nguyễn Du khéo léo
lấy hình ảnh ‘’son phấn’’ điểm tô, làm đẹp cho khuôn mặt người
phụ nữ thêm động lòng người để ẩn dụ cho dung mạo xuất chúng
của giai nhân, lại lấy ‘’văn chương’’- thước đo tài năng nhằm ẩn
dụ cho sự tài hoa của mỹ nữ Tưởng như đều là những vật đẹp
đẽ, khiến người ta muốn nâng niu, trân trọng nhưng hóa ra,
chúng phải vô tri vô giác mới toàn mệnh, càng rực rỡ, càng “hữu
thần’’, lại càng bị chà đạp, lại không được yêu thương, đến “chôn
vẫn hận”, sống trong sự quằn quại, cô đơn, kiệt quệ chết trong
cay đắng, tủi hờn Là nỗi ‘’hận’’ với vị phu quân bàng quan trước
họa thương tâm của nàng, không thể bảo vệ hồng nhan, đợi đến
ngày Văn Cơ lạnh ngắt dưới đất sâu mới lảo đảo đi tới mà thổ
hơn đấu huyết, là nỗi ‘’hận’’ với kẻ ganh ghét, đố kị đuổi cũng giết
tận cả ‘’văn chương không mệnh’’của nàng Giọng điệu của ông
tê tái, xót thương, giọt lệ nhân bản dành cho không chỉ là số phận
Tiểu Thanh yểu mệnh, mà còn là vận mệnh của tất cả những giai
nhân chịu cảnh hẩm hiu của con tạo xoay vần, là Đỗ Thập Nương
phải làm kĩ nữ, là Điếu La thành ca giả “Sắc đẹp màu xuân nức
sáu thành” gánh chịu “nghiệp chướng phấn son”, cả bậc mĩ nhân
mang danh “hồng nhan họa thủy” đời Đường:
“Bởi nỗi triều tài nghiêng phỗng đá
Để cho muôn thuở tội nghiêng thành
Cấm cung bỏ phế, bồng hiu hắt
Mồ cũ san bằng, cảnh vắng tanh”
(Dương phi cố lý)
Khi cả một vương triều đều vu cho hồng nhan tội danh thiên cổ
thì Nguyễn Du lại thương xót ,’’nhỏ lệ’’, phân ưu cho hồng nhan
Cái ‘’độc đáo’’ của Nguyễn Du không dừng ở việc lựa chọn thể
Trang 6thơ thất ngôn bát cú hàm súc để trải lòng cùng những hình ảnh
ẩn dụ như ‘’son phấn’’ cho dung nhan giai nhân,’’văn chương’’
cho tài năng hồng nhan, mang ý nghĩa biểu tượng mới mẻ, độc
đáo, sáng tạo, sâu sắc và giàu ý nghĩa cùng giọng thơ giàu cảm
xúc, cái ‘’cá thể’’ của Nguyễn Du còn là những giọt lệ đậm chất
nhân bản, là tư tưởng nhân đạo tiến bộ mà không phải ai cũng có
trong thời bấy giờ, ông có lòng thương với vạn vật ‘’chúng sinh”,
không phải chỉ xót cho thân phận, cuộc đời những người phụ nữ,
ông còn thương cảm cho những ‘’tài tử đa cùng’’ :
“Cổ kim hận sự thiên nan vấn,
Phong vận kì oan ngã tự cư.”
(Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi,
Cái án phong lưu khách tự mang.)
Câu hỏi về mối hờn tự cổ chí kim dồn nén chẳng có lời giải đáp,
bỏ ngỏ lại, chẳng biết tìm ai chất vấn “trời khôn hỏi”, đi vào bế
tắc ”Cái án phong lưu” tưởng vận vào đời là vinh dự, đâu ngờ là
kì oan lạ lùng của cái nết phong nhã, là nỗi hậm hực, bất lực,
ngậm ngùi của tài tử giai nhân Nguyễn Du với tấm lòng bao la
như biển cả, là một trong những người có tình hữu ái, ông tự coi
mình là kẻ cùng hội cùng thuyền mà thông cảm, thương xót cho
họ Ông đã thương cho Đỗ Phủ mất nơi quê người, Lý Bạch say
rượu ngã xuống ao, thương cho vạn tài tử chịu nỗi hẩm hiu của
con tạo Từ thương người, lại sang nỗi khóc thương mình:
‘’Bất tri tam bách dư niên hậu,
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?”
(Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa
Người đời ai khóc Tố Như chăng?)
Trang 7Như ông đã thương cho Tiểu Thanh ba trăm năm trước, Nguyễn
Du cũng đặt ra câu hỏi cho hậu thế, một câu hỏi tu từ day dứt
“đến ba trăm trăm năm lẻ” liệu có người hiểu thấu cho ông? Phải
biết rằng, thường ở những câu kết thơ trung đại, thi nhân thường
dẫn ra điển tích, điển cố bởi lẽ, ở thời phong kiến coi trọng thi
pháp phi ngã của tác phẩm, khi ý thức cá nhân chưa có điều kiện
phát triển, con người chưa bao giờ “sống là mình” Nhưng ở đây,
Nguyễn Du lại đề tên mình, không phải là đại thi hào của dân tộc,
mà chỉ là Tố Như nhỏ bé, côi cút muốn được thấu cảm cho nỗi
khổ ‘’tôi trung không thờ hai chủ’’, làm quan hai triều Lê, Nguyễn
kia, ông cũng ý thức rõ “hồi trẻ ta cũng là kẻ có tài”, cũng sẽ cùng
hội cùng thuyền với những kể mang mệnh hẩm hiu ấy “một tấm
lòng dấu che”, “chệch nhẹ bức mành” mà lộ ra “cả một thế giới
chưa nói” Từ khóc cho người, Nguyễn Du đã tự khóc cho mình,
một cái độc đáo, mới mẻ ở thơ ông, manh nha ý thức cái tôi cá
nhân cùng giá trị nhân đạo cao cả của ngòi bút tài hoa,’’nhìn thấu
sáu cõi’’ qua thể thơ thất ngôn bát cú cô đọng, hàm súc cùng các
phép tu từ sáng tạo, câu hỏi tu từ day dứt đi vào lòng người và
giọng điệu thương cảm, xót xa, bậc thầy ngôn ngữ đã thể hiện
dấu ấn độc đáo cùng tầm tư tưởng tiến bộ vượt thời đại của
mình, “in dấu thật sâu sắc” tư tưởng, phong cách riêng của ông
vào thi ca, khiến cho vạn người đọc thơ sau này còn khắc ghi tên
ông như một đại thi hào của dân tộc Quả thật, tâm hồn có mênh
mông như trời đất, thơ mới nổi gió xôn xao Tố Như ơi, hãy yên
nghỉ nơi chín suối, bởi vì sau này đã có Chế Lan Viên, Tố Hữu
cùng rất nhiều người khác ngậm ngùi cho ông, càng ngưỡng mộ,
khắc ghi cái đại tâm, đại tài của ông:
“Ngàn năm sau nhớ Nguyễn Du
Tiếng thương như tiếng mẹ ru những ngày.”
(Kính gửi cụ Nguyễn Du-Tố Hữu)
Trang 8Nhìn lại một chặng dài lịch sử văn học, không chỉ có thi
phẩm của Nguyễn Du mà còn có “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão
cũng minh chứng sâu sắc cho nhận định tồn tại muôn đời của
Xuân Diệu Bài thơ được cho là ra đời vào năm 1284, khi đất
nước ta đang đứng trước nguy cơ khói lửa chiến tranh bao trùm
khắp đất trời, mối họa binh biến liên miên khi đạo quân với danh
xưng là những kẻ “lớn lên trên lưng ngựa”, “đi đến đâu là giày
xéo hoa cỏ, đất đai đến đấy” Xuất phát từ hiện thực nguy nan
của đất nước, Phạm Ngũ Lão với lòng yêu nước bao la càng
không thể bàng quan hờ hững, “Tỏ lòng” ra đời chính là lời bày
tỏ, tự giãi bày tâm tư, tự “tỏ” rõ tấm lòng cùng tráng chí của bậc
trượng phu, quyết đánh đuổi những kẻ ngoại lai hung bạo, phán
ảnh thứ hào khí đông A kiêu hùng chảy trôi trong huyết quản mọi
tráng sĩ của cả một vương triều nhà Trần thời bấy giờ cùng chí
khí oanh liệt, hùng dũng, hiển hách của một đội quân bách chiến
bách thắng với không khí sục sôi chống lại quân Nguyên-Mông,
dựng nên bức chân dung tinh thần thời đại rực rỡ:
“Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu,
Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu.”
(Cầm ngang ngọn giáo gìn giữ non sông đã mấy thu,
Ba quân như hổ báo, khí thế hùng dũng nuốt trôi trâu.)
Bởi lẽ, đội quân ấy đã trải qua thời gian vời vợi “kháp kỉ thu”( trải
mấy thu) ở một không gian rộng lớn khôn cùng “giang sơn” chứ
không phải chỉ là những kẻ lần đầu cầm kiếm múa gươm hay
thích phô trương, biểu diễn tài “múa giáo” như trong bản dịch thơ
Họ đứng tĩnh tại, không động mà lại không mất vẻ uy nghiêm
“cầm ngang ngọn giáo” sẵn sàng nghênh đón kẻ tử thù Với lối
vào đề trực tiếp, chẳng nhiêu khê dông dài, bút pháp gợi nhiều
không tả, mượn thời không bao la, kì vĩ đã phác họa sơ lược
hình hài, tầm vóc hùng tráng của chiến binh thời bấy giờ Quân
Trang 9đội cũng được sắp xếp, tổ chức rõ ràng gồm “ba quân”:tiền,
trung, hậu quân với khí thế “hùng dũng”, mạnh mẽ và hiên ngang
như “tì hổ”(hổ báo), tưởng như có thể “nuốt trôi trâu” hay khiến cả
tinh tú trên trời cũng phải chao đảo Phép so sánh độc đáo có
phần phóng đại cùng cách ẩn dụ ước lệ “tam quân tì hổ” của
Phạm Ngũ Lão đã phản ánh nên hiện thực hào hùng về bức chân
dung của hình ảnh con người cá nhân và con người thời đại sục
sôi khí thế cùng tinh thần “nghĩa dĩ quyên khu, hình vu báo quốc”,
một vương triều vinh quang trong sử sách bởi chí khí vinh diệu
của tráng sĩ nguyện hy sinh xương máu để giữ vững biên cương
Cốt tử hơn, không dừng ở giọng điệu hào sảng, hình ảnh
so sánh đặc sắc, cùng cách ẩn dụ, ước lệ để khắc họa nên bức
chân dung con người, phản ánh về không khí bao trùm thời đại
bấy giờ, “Tỏ lòng” còn “đi qua tâm hồn, trí tuệ” Phạm Ngũ Lão,
cho ta thấy cái hùng tâm tráng chí của bậc võ tướng:
“Nam nhi vị liễu công danh trái,
Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu.”
(Công danh nam tử còn vương nợ,
Luống thẹn tai nghe thuyết Vũ hầu.)
Nam nhân thời xưa luôn gắn liền với tam cương ngũ thường,
theo Nho giáo, chí làm trai của người quân tử được đo bằng
“Công danh”, tức là lập công để lại sự nghiệp, lập danh để lưu
tiếng thơm cho muôn đời Dung lượng thơ không đủ để kể hết
những công danh của Phạm Ngũ Lão, nhưng phải biết rằng, ông
là vị võ tướng có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân
Mông-Nguyên, danh đã có, công đã thành, lại vẫn thấy xấu hổ,
chưa được viên mãn, “thẹn” trước bậc kì tài Khổng Minh Gia Cát
Lượng thời Tam quốc, vậy mới thấy hùng tâm tráng chí của
Phạm Ngũ Lão ”Cái độc đáo” của Phạm Ngũ Lão ở chỗ, ông
thân là một võ tướng, lại thích đọc sách, lại làm thơ giãi bày cõi
Trang 10lòng, dám nói lên “cái thẹn” cuả bản thân, “ cái thẹn” mà người ta
thường cho là ẻo lả, “nam nhi không cúi đầu”, một cái thẹn tưởng
như vô lý khi công thành danh toại ông đã có đủ, tưởng như là sự
mặc cảm, nhưng nó lại chính là cao vọng tột bậc mà ông tôn thờ,
muốn hướng đến, một khát vọng mà chỉ người trai làng Phù Ủng
ngồi đan sọt xuất thần đến mức giáo đâm vào đùi vẫn mải cơn
trầm ngâm mới có được, chỉ vị võ tướng oanh liệt của lịch sử, có
thú đọc sách mới có thể đem bộc lộ và giãi bày vào trong thi ca
mà thôi Ông cũng không chọn thể thơ nhiều câu để tràng giang
đại hải khoe khoang chiến tích mà chỉ đơn giản là bốn câu thơ
phác họa bức chân dung tự họa và nói lên chí làm trai, bộc lộ
khát khao lập chiến công để giữ vững non sông như họa của
mình Từ những liên tưởng độc đáo của Phạm Ngũ Lão ở hình
ảnh so sánh kết hợp với phép ẩn dụ đặc sắc với giọng thơ âm
vang, hào sảng ở hai câu đầu cùng chút khoảng lặng của hai câu
cuối sử với điển cố điển tích về Vũ hầu đã nói lên hùng tâm tráng
chí lớn lao, vùn vụt cùng sự độc đáo,” cá thể” của Phạm Ngũ Lão
khi ông không ngần ngại bộc lộ nỗi thẹn trước cổ nhân
Ý kiến của Xuân Diệu đã khái quát những yêu cầu cốt tử
của thơ ca, đồng thời, cũng là đặc trưng của thể loại nằm trong
phương thức trữ tình này Vì thế, mỗi thi nhân cần “tận hưởng
những công trình châu báu của Đức chúa Trời đã gây nên” có
chất sống, có sự chiêm nghiệm cuộc đời cùng một trái tim dễ “rên
xiết” trước thời cuộc và dần nâng lên thành một tình cảm mãnh
liệt được ý thức, biết lượm lặt những hạt “bụi vàng” để “tạo nên
bông hồng vàng” Người nghệ sĩ cũng cần là những người sáng
tạo nên nội dung và hình thức nghệ thuật mới để thi ca nói riêng
và văn chương nói chúng không đi vào lối mòn, ngõ cụt Bên
cạnh đó, người đọc thơ cũng cần mở rộng lòng mình để “ngân
nga” thấu hiểu, đón nhận những tư tưởng, tình cảm chính đáng
của nhà thơ và để những vần thơ mãnh liệt dạt dào cảm xúc trở
thành thanh gươm bài trừ và thanh tẩy những tình cảm tiêu cực,