1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu " Sự hỗn dung thể loại trong Tam tổ thực lục " docx

47 409 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nghiên cứu Sự hỗn dung thể loại trong Tam tổ thực lục MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 5 2. Lịch sử vấn đề 6 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi đề tài 10 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 11 5. Phương pháp nghiên cứu 12 6. Kết cấu luận văn 13 Chương 1: TAM TỔ THỰC LỤC VÀ THIỀN PHÁI TRÚC LÂM 1.1. SÁCH TAM TỔ THỰC LỤC 15 1.2. THIỀN PHÁI TRÚC LÂM 20 1.2.1. Tiền đề cho sự ra đời và phát triển của thiền phái Trúc Lâm 20 1.2.2. Vai trò của thiền phái Trúc Lâm trong đời sống Phật giáo 29 1.3. TRÚC LÂM TAM TỔ 33 1.3.1. Trần Nhân Tông 33 1.3.2. Pháp Loa 36 1.3.3. Huyền Quang 38 Chương 2 SỰ HỖN DUNG THỂ LOẠI TRONG TAM TỔ THỰC LỤC 2.1. KIỂU KẾT CẤU BỐN GIAI ĐOẠN NHƯ LÀ ĐẶC TRƯNG CỦA LOẠI TIỂU TRUYỆN THIỀN 41 2.1.1. Về khái niệm “tiểu truyện thiền sư” 41 2.1.2. Kết cấu chung của ba truyện tổ 41 2.1.2.1. Sự ra đời thần kì 42 2.1.2.2. Quá trình giác ngộ 52 2.1.2.3. Công tích hành đạo – giáo hóa 60 2.1.2.4. Qui tịch 61 2.2. THỦ PHÁP HUYỀN THOẠI HÓA NHƯ LÀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN 66 2.2.1. Từ một motif phổ biến trong truyện kể dân gian – motif sinh đẻ thần kì 67 2.2.2. Những chi tiết hoang đường, kì ảo 71 2.3. LỐI GHI CHÉP THEO TRÌNH TỰ THỜI GIAN TUYẾN TÍNH NHƯ LÀ SỰ GIAO THOA GIỮA TRUYỆN VÀ THỂ LOẠI SỬ BIÊN NIÊN 73 2.4. SỰ TÍCH HỢP CÁC YẾU TỐ THI CA VÀ HÌNH THỨC ĐỐI ĐÁP CỦA NGỮ LỤC VÀ CÔNG ÁN THIỀN 78 2.4.1. Sự tích hợp các yếu tố thi ca 78 2.4.2. Sự tích hợp hình thức đối đáp của ngữ lục và công án thiền 93 Chương 3 TỪ CHỨC NĂNG TÔN GIÁO ĐẾN GIÁ TRỊ VĂN HỌC CỦA TAM TỔ THỰC LỤC 3.1. DẤU ẤN VĂN HỌC CHỨC NĂNG VÀ TÍNH THUYẾT GIÁO 101 3.1.1. Dấu ấn văn học chức năng 101 3.1.2. Tính thuyết giáo 103 3.2. TÍNH VĂN HỌC VÀ GIÁ TRỊ VĂN HỌC 107 3.2.1. Tính văn học 107 3.2.2. Đề tài Huyền Quang – Điểm Bích trong văn chương của các nhà nho 110 PHẦN KẾT LUẬN 121 THƯ MỤC THAM KHẢO 123 2.1. KIỂU KẾT CẤU BỐN GIAI ĐOẠN NHƯ LÀ ĐẶC TRƯNG CỦA LOẠI TIỂU TRUYỆN THIỀN 2.1.1. Về khái niệm “tiểu truyện thiền sư” Hiện nay, khái niệm “tiểu truyện thiền sư” đang ngày càng trở nên quen thuộc và được vận dụng rộng rãi. Theo định nghĩa của Nguyễn Hữu Sơn, “khái niệm “tiểu truyện thiền sư” là sự chuẩn hóa hơn nữa cách gọi “truyện thiền sư” nhằm để chỉ loại truyện thiền được viết theo nguyên tắc tiểu sử. Ở đây, bản thân chữ “tiểu truyện” không nhằm vào sự liên hệ, so sánh mức độ với các chữ “đại”, “đoản thiên”, “trường thiên tiểu thuyết” chẳng hạn, mà chủ yếu bao hàm ý nghĩa là tiểu sử, truyện tiểu sử, tiểu sử thiền sư, Phật tích … ” [56, tr.32]. Như vậy, theo định nghĩa này thì các cách gọi khác nhau của cùng một kiểu truyện ghi chép tiểu sử của các thiền trước đây vẫn dùng như “truyện thiền sư”, “truyện các nhà sư”, “sự tích thiền sư”, “ghi chép về các thiền sư”, “truyện kể thiền sư”, “hành trạng thiền sư”, “cuộc đời thiền sư” … đều thống nhất là một và được gọi chung là “tiểu truyện thiền sư”. Các sách như Nam tông tự pháp đồ (thiền Thường Chiếu, hiện không còn), Thiền uyển tập anh, Thánh đăng lục, Tam tổ thực lục… đều được xem là thuộc loại “tiểu truyện thiền sư”. Khái niệm “tiểu truyện thiền sư” chúng tôi dùng ở đây cùng thống nhất cách hiểu như trên. 2.1.2. Kết cấu chung của ba truyện tổ Một trong những đặc trưng cơ bản của các tiểu truyện thiền là cốt truyện được kết cấu theo bốn giai đoạn: sự ra đời thần kì, quá trình giác ngộ, công tích hành đạo - giáo hóa và qui tịch (riêng Nguyễn Hữu Sơn trong Loại hình tác phẩm “Thiền uyển tập anh” chia làm ba giai đoạn: khi sinh, quá trình hành đạo và sự trở về cõi Phật [56]). Tuy nhiên, trong mỗi tiểu truyện cụ thể, có thể khuyết đi một trong số những giai đoạn đó. Tam tổ thực lục, mặc dù không có sự thống nhất về nguồn gốc văn bản ở các tiểu truyện như đã trình bày, dẫn đến sự cách biệt khá xa về bút pháp biên lục nhưng đều thống nhất nhau ở phương thức kết cấu cốt truyện này. 2.1.2.1. Sự ra đời thần kì Sự ra đời thần kì được xem là một thứ “lễ tiết” cần phải có của một số tiểu truyện thiền sư. Điều này có truyền thống, gốc rễ sâu xa trong văn hóa Phật giáo. Theo đó, hầu hết các nhân vật thiền khi sinh ra đều gắn với một hiện tượng kì lạ, nhằm ngụ ý về nguồn gốc thần thánh của họ, phù hợp với yêu cầu truyền bá và tạo niềm tin tôn giáo. B.L.Ríp-tin từng nêu lên vấn đề này như là một đặc trưng của văn học trung đại: Một đặc điểm tiêu biểu khác của văn học trung cổ là sự hiện hữu của thứ lễ tiết văn học étiquette líttéraire tức một quan niệm về sự “lịch thiệp” văn học (décence) mà theo đó các hình tượng nhân vật (thường là có tính chất lí tưởng hóa) được sáng tạo ra chẳng hạn như vua chúa và các quan đại thần trong lịch sử. Từ đó mới có sự nhất thiết phải miêu tả sự ra đời thần kì và thời thơ ấu anh hùng cũng như rất nhiều điểm nói lên tính chất ưu việt của nhân vật và tiên đoán ngôi báu sẽ thuộc về người đó. (Trong một loạt triều đại lịch sử thời trung cổ ở Trung Quốc, nhà vua được miêu tả bằng những lễ tiết vay mượn từ kinh Phật, mà trong đó chúng được áp dụng đối với chính đức Phật Thích Ca Mâu Ni) [50, tr.116-117]. Và đương nhiên, với chức năng tôn giáo, Tam tổ thực lục còn cần hơn nữa một thứ “lễ tiết” như vậy. Các nhân vật thiền trong Tam tổ thực lục đều được sinh ra gắn với một điềm mộng và những hiện tượng lạ, đậm màu sắc huyễn ảo của tôn giáo. Những giấc mộng tiên tri … Sự ra đời thần kì của Trần Nhân Tông gắn với giấc mơ kì lạ của mẹ ngài là Nguyên Thánh Hoàng thái hậu: “Trước đó, Nguyên Thánh Hoàng thái hậu nằm mộng thấy thần nhân đưa cho hai lưỡi kiếm, bảo: “Có lệnh của thượng đế, cho phép ngươi được chọn lấy”. Vì ngẫu nhiên được cây kiếm ngắn, thái hậu bất giác mất vui, do đó có thai” [57, tr.17]. Sự ra đời của Pháp Loa cũng được lí giải bằng một giấc mộng: “Trước đó, vào tháng 8 năm Quý Mùi (1283), mẹ là Vũ Thị, đêm nằm mộng thấy dị nhân giao cho kiếm thần, bà vui mừng ôm vào lòng, đến khi thức giấc, bà biết có thai” [57, tr.37]. Về Huyền Quang cũng thế: Mẹ tổ là Lê Thị, vốn là người đàn bà hiền đức, chiều chuộng chồng con, kính thờ cha mẹ chồng. Năm 30 tuổi mà chưa có con trai nối dõi, nên thường đến cầu nguyện tại chùa Ngọc Hoàng. Chùa này cầu nguyện thường được linh ứng. Đời vua Thánh Tông (1258 – 1278), đất nước mất mùa, nhân dân bị bệnh dịch. Một hôm, Lê Thị đến núi Chu Sơn hái thuốc, vừa tới chùa Ma Cô Tiên thì gặp lúc trời hè nắng gắt, bà liền nghỉ dưới bóng chùa. Gió đông phe phẩy, nhật gác non tây, chợp mắt mơ màng, bà bỗng thấy một con khỉ lớn, đầu đội mũ triều thiên, mình mặc áo hoàng bào, ôm mặt trời hồng ném vào lòng bà. Lê Thị kinh hãi thức giấc, thấy lòng rung động, trở về thuật lại với một vị tôn túc. Vị này bảo: “Trong núi ấy có động Thân Dương, đã làm cho tinh anh của loài khỉ kia không tan biến, nên có điềm mộng ấy, chớ lấy làm lạ”. Nhân đó, ông suy đoán: ném mặt trời vào bụng là điềm Lê Thị sẽ có thai. Năm sau, thuộc năm Giáp Dần vào ngày đầu năm, thầy trụ trì chùa Ngọc Hoàng là thiền Tuệ Nghĩa, sau khi lên chùa tụng kinh trở về liêu phòng, tựa ghế thiền định, ông bỗng mơ thấy các tòa trong chùa đèn chong sáng rực, chư Phật tôn nghiêm, kim cang long thần la liệt đông đúc. Đức Phật chỉ tôn giả A-nan bảo: “Ngươi hãy tái sinh làm pháp khí Đông đô, và phải nhớ duyên xưa”. Bỗng tiểu đồng từ ngoài vào gõ cửa, Tuệ Nghĩa chợt tỉnh, liền ngâm kệ rằng: “Người đời học đạo khá xa xăm! Tâm tức Phật chừ, Phật tức tâm. Trí tuệ cát tường gây ảnh hưởng, Kiếp này ắt gặp bạn tri âm”. Rồi thiền viết bài kệ ấy lên vách [57, tr.77-79]. Cách lí giải về sự ra đời của các thiền dựa trên một điềm mộng không phải ngẫu nhiên mà xuất phát từ một truyền thống Phật giáo và có liên quan mật thiết đến giai thoại về sự ra đời của chính đức Phật Thích Ca Mâu Ni (về giấc mộng thấy voi trắng chui vào sườn bên phải của phu nhân Maya). Những chuyện mộng mị như thế không phải chỉ để vẽ cho sự ra đời của các vị tổ thêm huyễn hóa, hư hư thực thực mà đằng sau đó có một ý nghĩa khác. Theo đó, mỗi giấc mộng tiên tri chứa đựng những biểu tượng. Mỗi biểu tượng như vậy lại mang một ý nghĩa riêng. Maya phu nhân nằm mơ thấy voi trắng vào sườn hữu, ngầm báo bà sẽ sinh ra một đứa con là “cực tôn trong ba cõi”. Mẹ của Trần Nhân Tông và Pháp Loa đều mộng thấy thần nhân hoặc dị nhân trao cho kiếm báu. Thanh kiếm ở đây là một vật quí, thần nhân giao cho cất giữ biểu tượng cho việc những người mẹ sẽ hoài thai một nhân vật đặc biệt, có một sứ mệnh rất lớn đối với nhân thế. Việc mơ thấy được giao cho giữ thanh kiếm báu được giải thích như là căn nguyên của sự thụ thai kì lạ. Hành động trao cho thanh kiếm là hành động rất phổ biến trong văn hóa cả phương Đông và phương Tây. Đó là biểu tượng của việc kí thác một trọng trách, một sứ mệnh đặc biệt. Người nhận thanh kiếm sẽ thay mặt người trao hoàn thành một nhiệm vụ quan trọng nào đó, thông thường là một việc có liên quan trọng đại đến số phận của quốc gia, dân tộc hoặc một cộng đồng người rộng lớn. Trường hợp thụ thai thiền Huyền Quang lại ứng với một giấc mộng khác. Mẹ ông mơ thấy một con khỉ lớn đầu đội mũ triều thiên, mình mặc áo hoàng bào bưng mặt trời đỏ ném vào lòng. Đây cũng là một dạng trao gửi, hình ảnh con khỉ ở đây cũng có thể xem là dị nhân hoặc thần nhân, là một người kì dị khác thường. Đặc biệt hơn, con khỉ này lại “đội mũ triều thiên”, “mặc áo [...]... …, Tam tổ thực lục tỏ ra trung thành với lối biên niên phổ biến trong các công trình ghi chép lịch sử Tính chính xác về sự kiện, nhân vật, thời gian được đề cao và kèm theo đó là sự giảm sút của giá trị văn học Ở khía cạnh thứ hai, tức ghi lại tư tưởng của các thiền sư, vai trò của các vị trong việc giáo hóa, giác ngộ tăng chúng, Phật tử, cách ghi chép của các tiểu truyện thiền trong Tam tổ thực lục. .. Tam tổ thực lục cũng đã vận dụng những mô thức truyền thống có tính lịch sử và kế thừa trong kinh điển Phật giáo khi khắc họa hình ảnh của các vị tổ thiền phái Trúc Lâm, điều đó đã phản ánh một đặc điểm cấu trúc cốt truyện của các tiểu truyện thiền nói chung 2.1.2.2 Quá trình giác ngộ Tác giả của các tiểu truyện thiền trong Tam tổ thực lục đã giải thích con đường đến với Phật pháp của ba vị tổ. .. thoại khi khảo sát vì vẫn còn nhiều vấn đề tranh luận về tính nghệ thuật của nó) Khi được sử dụng trong những thể loại khác, thủ pháp này biểu hiện dưới dạng sự giao thoa, ảnh hưởng và hoàn toàn không mang tính chất đặc trưng thể loại như trong các loại hình truyện kể dân gian Tam tổ thực lục đã thể hiện một cách sâu sắc và sinh động mối quan hệ, ảnh hưởng này qua việc sử dụng một motif quen thuộc đối... nguồn gốc thần thánh đã giúp thai nhi “kiên cương” vượt qua những thử thách ấy Hình ảnh ba vị tổ khi vừa mới sinh ra cũng được các tác giả Tam tổ thực lục ghi chép lại theo cách thức truyền thống của Phật giáo Những đứa hài đồng này khi mới lọt lòng mẹ đã mang những đặc điểm thể chất rất đặc biệt Tam tổ thực lục miêu tả Trần Nhân Tông: “Đến khi vua sinh ra, màu da như vàng ròng, Thánh Tông đặt tên là... làm Phật sự Sau đó bà sinh được dung mạo trang nhã” [74, tr.44] Ở Việt Nam có tiểu truyện thiền Vân Phong (? – 956): “Khi mẹ (sư) mang thai, bà thường ăn chay tụng kinh, lúc sinh có ánh sáng lạ chiếu khắp nhà” [64, tr.19]… Việc bắt đầu các tiểu truyện thiền bằng sự ra đời thần kì đã giúp cho Tam tổ thực lục mang đậm màu sắc tôn giáo, đầy huyễn ảo, vừa tạo sức hấp dẫn riêng, vừa nhằm thực hiện... trong chương này của luận văn 2.1.2.4 Qui tịch Qui tịch là giai đoạn cuối cùng trong chuỗi các sự kiện về cuộc đời của các thiền trong Tam tổ thực lục Trong số ba tiểu truyện thiền sư, duy chỉ có truyện Huyền Quang là không kể lại cặn kẽ quá trình qui tịch của nhà Tâm thế chung của các vị chính là sự đón nhận cái chết một các an nhiên và thanh thản, theo tinh thần “vô úy” của Phật giáo Trần Nhân... hơn nữa mối tương quan giữa các truyện Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang trong Tam tổ thực lục với các tác phẩm thuộc cùng loại hình và với truyền thống văn hóa Phật giáo Ứng với giấc mộng được kiếm thần của Nguyên Thánh Hoàng thái hậu (mẹ Trần Nhân Tông) và bà Vũ Thị (mẹ Pháp Loa) là các chi tiết có trong tiểu truyện về tổ Bà Xứ Tư Đa (Basiasita): “Ngài dòng Bà-la-môn, người nước Kế Tân, cha hiệu... lớn Xin nêu ra đây hai ví dụ tiêu biểu trong các tiểu truyện về thiền Hoài Nhượng (677 – 744) và về thiền Vô Ngôn Thông (759 – 826) Thiền Hoài Nhượng trong một lần đến tham vấn lục tổ Huệ Năng: đến Tào Khê, tổ hỏi: - Ở đâu đến? thưa: - Ở Tung Sơn đến Tổ hỏi: - Vật gì đến? thưa: - Nói in tuồng (như là) một vật tức không trúng (đúng) - Lại có thể tu chứng chăng? - Tu chứng tức chẳng... phổ biến và mang tính kế thừa trong các tiểu truyện thiền sư, ngoài thực hiện chức năng tôn giáo còn thể hiện bản chất văn học với tư cách là một yếu tố mang tính loại hình và tính hư cấu nghệ thuật trong tác động qua lại với bộ phận truyện dân gian như sẽ trình bày ở phần sau của luận văn Đứa hài đồng kì lạ … Một điểm chung đặc biệt nữa trong các tiểu truyện về ba vị tổ thiền phái Trúc Lâm đó là khi... kiểu ngữ lục và công án thiền Phần này chủ yếu mang giá trị tư tưởng, triết lí là nhiều, riêng một số bài kệ tỏ ra có sự thống nhất, hòa quyện giữa nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật Để tránh sự trùng lặp về nội dung của các phần, chúng tôi xin được trình bày sâu hơn những vấn đề vừa nêu ở các phần tiếp theo trong chương này của luận văn 2.1.2.4 Qui tịch Qui tịch là giai đoạn cuối cùng trong chuỗi . Nghiên cứu Sự hỗn dung thể loại trong Tam tổ thực lục MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 5 2. Lịch sử vấn đề 6 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi đề tài. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 11 5. Phương pháp nghiên cứu 12 6. Kết cấu luận văn 13 Chương 1: TAM TỔ THỰC LỤC VÀ THIỀN PHÁI TRÚC LÂM 1.1. SÁCH TAM TỔ THỰC LỤC 15 1.2. THIỀN PHÁI TRÚC. Pháp Loa 36 1.3.3. Huyền Quang 38 Chương 2 SỰ HỖN DUNG THỂ LOẠI TRONG TAM TỔ THỰC LỤC 2.1. KIỂU KẾT CẤU BỐN GIAI ĐOẠN NHƯ LÀ ĐẶC TRƯNG CỦA LOẠI TIỂU TRUYỆN THIỀN SƯ 41 2.1.1. Về khái niệm

Ngày đăng: 25/03/2014, 20:22

Xem thêm: Nghiên cứu " Sự hỗn dung thể loại trong Tam tổ thực lục " docx

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w