6. Kết cấu luận văn
2.1.2.3. Công tích hành đạo – giáo hóa
Công tích hành đạo – giáo hóa được xem là một phần quan trọng trong kết
cấu của các tiểu truyện thiền sư, và thiết nghĩ, đó là mục đích biên soạn của
những bản “thực lục”, nhằm ghi nhớ công lao hoằng hóa và xiển dương Phật
giáo của các vị, được biểu hiện trên hai khía cạnh: về vật chất và về tinh thần. Ở khía cạnh thứ nhất, tức ghi lại công tích của các vị về mặt phát triển giáo
hội qua những việc làm cụ thể như xây dựng chùa chiền, đúc tượng, sao in kinh điển, độ tăng ni, phát triển tăng đoàn …, Tam tổ thực lục tỏ ra trung
thành với lối biên niên phổ biến trong các công trình ghi chép lịch sử. Tính
chính xác về sự kiện, nhân vật, thời gian được đề cao và kèm theo đó là sự
giảm sút của giá trị văn học.
Ở khía cạnh thứ hai, tức ghi lại tư tưởng của các thiền sư, vai trò của các vị
trong việc giáo hóa, giác ngộ tăng chúng, Phật tử, cách ghi chép của các tiểu
truyện thiền sư trong Tam tổ thực lục chủ yếu là những đoạn đối thoại, hỏi đáp về Phật – pháp – tăng, về quá khứ - hiện tại – vị lai, về công án – giáo
và công án thiền. Phần này chủ yếu mang giá trị tư tưởng, triết lí là nhiều,
riêng một số bài kệ tỏ ra có sự thống nhất, hòa quyện giữa nội dung tư tưởng
và giá trị nghệ thuật.
Để tránh sự trùng lặp về nội dung của các phần, chúng tôi xin được trình bày
sâu hơn những vấn đề vừa nêu ở các phần tiếp theo trong chương này của
luận văn.