Giảm tiểucầusơsinh
Giảm tiểucầu là một bệnh lý chảy máu thường gặp của sơ sinh, đặc biệt là sơsinh bệnh
lý. Tần suất giảmtiểucầu trong dân sốsơsinh trung bình 1 - 5%. Hậu quả nặng nhất là
xuất huyết nội sọ có thể để lại di chứng thần kinh lâu dài cho trẻ. Nguyên nhân thực tế
thường gặp là trẻ sinh non, nhẹ cân, trẻ sinh ngạt, trẻ nhiễm trùng sơsinh và những trẻ có
nhiễm trùng bào thai như: mẹ nhiễm rubella, mẹ nhiễm Cytomega virút
Bài viết này giúp cho các bà mẹ mang thai hay những bà mẹ dự định sinh bé có những
thông tin để hiểu rõ bệnh lý giảmtiểucầu ảnh hưởng hậu quả nặng nề cho gia đình và xã
hội, một khi không có sự chăm sóc tiền sản đầy đủ, các bệnh lý nhiễm trùng không được
điều trị dứt điểm hay không có sự tiêm phòng.
Tại sao có giảmtiểucầusơ sinh?
Tiểu cầu là một trong những thành phần của máu cùng với bạch cầu và hồng cầu đóng
vai trò quan trọng trong quá trình đông máu và chảy máu. Tiểucầu được tạo thành từ tủy
xương tương tự như các tế bào khác trong máu, như bạch cầu và hồng cầu. Tiểucầu có
nguồn gốc từ các tế bào nhân khổng lồ, là những tế bào lớn được tìm thấy trong tủy
xương. Những mảnh vỡ của các tế bào nhân khổng lồ này được giải phóng vào máu và
thành tiểu cầu. Tiểucầu lưu thông chiếm khoảng 2/3 lượng tiểucầu được giải phóng từ
tủy xương, 1/3 còn lại được lưu trữ (cô lập) trong lá lách. Số lượng tiểucầu trong máu
được gọi là số lượng tiểu cầu, bình thường là từ 150.000 - 450.000 trong một microlit
máu (một phần triệu lít). Lượng tiểucầu nhỏ hơn 150.000 gọi là giảmtiểu cầu.
Một khi có một bất thường ở tủy xương, khả năng bị tiêu hủy hay tăng quá mức tiêu thụ
tiểu cầu và tăng sự cô lập trong lách đều dẫn đến giảmtiểu cầu.
Phụ nữ cần tiêm ngừa các bệnh lý nhiễm trùng,
nhiễm virút trước khi mang thai
Nguyên nhân thường gặp
Giảm sản xuất tiểucầu thường liên quan đến một vấn đề tủy xương (chứng mất bạch cầu
hạt). Hầu hết trong các trường hợp này thì hồng cầu và bạch cầu cũng bị ảnh hưởng.
Nhiễm virút ảnh hưởng đến tủy xương cho thai nhi gặp trong lúc mang thai trong những
tháng đầu thai kỳ mẹ bị nhiễm: rubella, quai bị, trái rạ (thủy đậu), viêm gan C, Epstein-
Barr virút và HIV. Ngoài ra, trong giai đoạn mang thai mẹ uống thuốc Chloramphenicol,
thiếu vitamin B12, thiếu sắt, thiếu acid folic, mẹ nghiện thuốc lá.
Tăng phá hủy hoặc tiêu thụ tiểucầu có thể được tìm thấy trong một số trường hợp như
một số loại thuốc gây ra phản ứng miễn dịch chống lại tiểucầu do mẹ uống thường xuyên
trong lúc mang thai: kháng sinh sulfanamide, digoxin, quinine, rifampin
Nhiễm trùng nặng sơsinh (nhiễm trùng huyết), nhiễm trùng ối, sinh ngạt hoặc chấn
thương trong quá trình sinh, đôi khi có thể gây ra sự tiêu hao làm giảmtiểu cầu. Đặc biệt,
trẻ sinh non tháng do thiếu hụt các yếu tố đông máu và lượng prothrompin thấp gây ra
tình trạng xuất huyết các phủ tạng, điều này làm giảm sự tiêu hao tiểu cầu, sinh non gây
nhiễm trùng huyết, viêm màng não, viêm phổi và viêm ruột hoại tử gây ra giảmtiểucầu
trầm trọng.
Dấu hiệu nhận biết
Các dấu hiệu trong giảmtiểucầu ở mức độ nhẹ thường ít có biểu hiện. Thường xảy ra sau
3 ngày tuổi, đa số triệu chứng ban đầu của trẻ là nhiễm trùng sơsinh hay liên quan đến
viêm ruột hoại tử, trẻ sinh ngạt, đa hồng cầu, tim bẩm sinh, u nguyên bào thần kinh. Dấu
hiệu xuất huyết, thường mức độ nhẹ như chấm xuất huyết trên da thành từng mảng toàn
thân hay nốt bầm tím, mức độ nặng như xuất huyết nội sọ, xuất huyết nội tạng: xuất
huyết phổi, thượng thận… Kèm theo gan to, lách to.
Ngoài triệu chứng giảmtiểu cầu, còn kèm theo thiếu máu, khi lượng hemoglobin dưới
13g/dl. Thay đổi hình dạng hồng cầu, bạch cầu trên phết máu ngoại biên. Mức độ giảmsố
lượng tiểucầu có tỉ lệ thuận với mức độ xuất huyết. Mức độ xuất huyết xảy ra khi lượng
tiểu cầugiảm dưới 60.000 trong một microlit máu.
Điều trị
Đây là một bệnh lý rối loạn chảy máu gặp ở trẻ sơ sinh. Việc điều trị cơ bản là nâng số
lượng tiểucầu lên, bằng cách truyền tiểucầu đậm đặc, song song đó là điều trị tích cực
bệnh lý nhiễm trùng. Trong một số trường hợp có chỉ định dùng corticoid có liên quan
đến cơ chế miễn dịch.
Thực tế, tỉ lệ tiểucầu được nâng lên sau khi truyền 1 lần tiểucầu đạt hiệu quả: 92 - 95%,
đồng thời phối hợp với điều trị bệnh lý nền. Theo một số chuyên gia khẳng định, mặc dù
những trẻ sơsinh bị nhiễm trùng cần được truyền tiểucầu nhiều hơn, nhưng tiểucầu có
thể hồi phục lại qua 5 - 7 ngày khi nhiễm trùng sơsinh hoặc viêm ruột hoại tử đã được
giải quyết.
Theo dõi sát trong quá trình chuyển dạ sinh, cần can thiệp đúng lúc, khi cuộc chuyển dạ
có dấu hiệu bất thường, nhịp tim thai dao động. Tránh để có xảy ra ngạt cho trẻ.
BS. NGUYỄN THUẬN HẢI
Lời khuyên của thầy thuốc
Để dự phòng giảmtiểucầusơ sinh, người mẹ
trong quá trình mang
thai không nên sử dụng bất kỳ các loại thuốc nào mà có nguy cơ ảnh
hưởng đến bào thai, cần phải thực hiện tốt theo sự chỉ dẫn của bác sĩ
chuyên khoa; tiêm ngừa các bệnh lý nhiễm trùng, nhiễm virút, như:
Rubella, viêm gan siêu vi B, điều trị tốt các bệnh lý nhiễm trùng khác
trước khi mang thai. Những bà mẹ có tiền căn sinh non, cần có chế
độ nghỉ ngơi đặc biệt, khi có dấu hiệu bất thường cần điều trị sớm.
. Giảm tiểu cầu sơ sinh Giảm tiểu cầu là một bệnh lý chảy máu thường gặp của sơ sinh, đặc biệt là sơ sinh bệnh lý. Tần suất giảm tiểu cầu trong dân số sơ sinh trung bình 1. Tại sao có giảm tiểu cầu sơ sinh? Tiểu cầu là một trong những thành phần của máu cùng với bạch cầu và hồng cầu đóng vai trò quan trọng trong quá trình đông máu và chảy máu. Tiểu cầu được tạo. giảm sự tiêu hao tiểu cầu, sinh non gây nhiễm trùng huyết, viêm màng não, viêm phổi và viêm ruột hoại tử gây ra giảm tiểu cầu trầm trọng. Dấu hiệu nhận biết Các dấu hiệu trong giảm tiểu cầu