Bệnh tật ở trẻ sơ sinh Trẻ sơ sinh thường hay gặp một số bệnh, điều quan trọng là các ông bố, bà mẹ phải chú ý đến mọi vấn đề hay bệnh tật ở trẻ sơ sinh - và đối phó khẩn trương. Ngay sau khi đẻ, phải quan sát trẻ cẩn thận (google image) 1. Những vấn đề ở trẻ mới lọt lòng Những vấn đề này có thể do điều bất thường trong quá trình phát triển của thai trong tử cung hoặc thai bị tổn thương trong khi đẻ. Vì vậy, ngay sau khi đẻ, phải quan sát trẻ cẩn thận. Nếu trẻ có những dấu hiệu sau đây, có thể có vấn đề nghiêm trọng: - Nếu sau khi đẻ, không thở ngay. - Nếu không thấy mạch đập, hoặc mạch dưới 100 lần/1 phút. - Nếu mặt và người trắng, xanh hay vàng sau khi trẻ bắt đầu thở. - Nếu tay, chân mềm thõng, không vận động tự chủ hay không vận động khi cấu véo. - Nếu sau 15 phút đầu, trẻ rên hoặc khó thở. Một số vấn đề này có thể do tổn thương não khi đẻ gây nên. Hầu như không bao giờ do nhiễm trùng (trừ trường hợp vỡ ối trước khi đẻ quá 14 giờ). Những thuốc thông thường không ích gì. Phải đưa đi cấp cứu. Sau 2 ngày đầu, trẻ không đi tiểu hoặc không đi ngoài được cũng phải mời thầy thuốc thăm khám. 2. Những vấn đề ở trẻ sau khi đẻ (những ngày đầu hoặc những tuần đầu): Rốn có mủ hoặc có mùi hôi là dấu hiệu nguy hiểm. Chú ý dấu hiệu đầu tiên của uốn ván rốn, hoặc nhiễm trùng máu. Cần nhỏ nước oxy già vào cuống rốn hay bôi thuốc tím gentian và để rốn hở, tiếp xúc với không khí. Nếu da quanh rốn đỏ và nóng, cho trẻ uống kháng sinh. Nhiệt độ quá thấp (dưới 350 ) hoặc sốt cao, cũng đều là dấu hiệu nhiễm trùng. Sốt cao (trên 390) nguy hiểm đối với trẻ mới đẻ. Cởi hết tã lót, chườm nước ấm vào 2 hố nách, bẹn cho trẻ. Chú ý dấu hiệu kiệt nước. Nếu thấy có dấu hiệu kiệt nước, phải cho trẻ bú sữa mẹ và uống “Nước uống để hồi phục lượng nước.” Co giật: Nếu trẻ mới đẻ có sốt, chữa như đã nói trên. Phải hết sức chú ý xem có kiệt nước không. Trẻ bị co giật ngay sau khi đẻ, chắc là có tổn thương ở não khi đẻ. Nếu co giật xảy ra ngay sau ít ngày, theo dõi cẩn thận những dấu hiệu của uốn ván hoặc viêm màng não. Trẻ không lên cân: Những ngày đầu, nhiều trẻ thường sụt cân đôi chút. Đó là chuyện bình thường. Sau tuần đầu, nếu là trẻ khỏe mạnh thì mỗi tuần tăng được 200g. Sau 2 tuần, trẻ khỏe mạnh phải cân nặng bằng lúc mới đẻ. Nếu không lên cân hoặc sút cân, có thể là có vấn đề xấu. Phải xem lúc trẻ đẻ có khỏe không? Có bú nhiều không? Khám kỹ xem có những dấu hiệu nhiễm trùng hoặc những vấn đề khác không. Nếu không tìm thấy nguyên nhân phải đi khám thầy thuốc. Trớ: Khi trẻ khỏe mạnh ợ (hoặc ợ hơi mà trẻ nuốt phải trong khi bú), đôi khi cũng ợ ra một ít sữa. Đó là điều bình thường. Để giúp trẻ ợ hơi ra sau khi bú, người mẹ phải ãm trẻ lên vai, vỗ nhẹ vào lưng trẻ. Nếu sau khi cho bú, đặt trẻ nằm, trẻ bị trớ, thì sau khi cho bú giữ cho trẻ ngồi thẳng một lúc. Nếu trẻ bị trớ nhiều quá, hoặc trớ luôn làm cho trẻ bị sụt cân hay kiệt nước, tức là trẻ đã bị ốm. Nếu kèm theo bị ỉa chảy, có thể là trẻ bị viêm đường ruột, nhiễm trùng máu, viêm màng não và nhiều bệnh viêm nhiễm khác cũng có thể gây trớ. Nếu các chất trớ ra màu xanh, hay vàng có thể là trẻ bị tắc ruột, đặc biệt nếu bụng trẻ chướng căng, hoặc không đi ngoài được, cần cho trẻ đi bệnh viện cấp cứu ngay lập tức. Trẻ không chịu bú: Nếu quá 4 giờ trẻ không chịu bú là dấu hiệu nguy hiểm, nhất là nếu thấy trẻ có vẻ buồn ngủ hoặc mệt hoặc quấy khóc hoặc có cử động bất thường. Nhiều bệnh có thể có những dấu hiệu này, nhưng thường trong 2 tuần đầu nguyên nhân thông thường nhất là nhiễm trùng máu và uốn ván. Nếu trẻ bị trớ nhiều quá tức là trẻ đã bị ốm (google image) 3. Nếu trẻ mới đẻ bỏ bú hay xem ra có vẻ ốm: Thăm khám kỹ toàn diện. Cần kiểm tra như sau: Xem trẻ có khó thở không? Nếu mũi bị ngạt, thì hút mũi cho trẻ. Thở nhanh (50 lần/phút hoặc hơn), da xanh, thở khò khè, và co rút hõm ức và các cơ xương sườn, là dấu hiệu của viêm phổi. Trẻ mới đẻ bị viêm phổi không ho, đôi khi không thấy một dấu hiệu phổ biến nào của bệnh này. Nếu nghĩ trẻ bị viêm phổi, điều trị như nhiễm trùng máu. Xem màu da: Nếu môi và mặt màu xanh tím, phải nghĩ đến viêm phổi (hoặc có bệnh tim bẩm sinh hoăc vấn đề gì bẩm sinh khác). Nếu mặt và củng mạc mắt vàng vào những ngày đầu hoặc ngày thứ 5 là rất trầm trọng. Cần cho đi khám. Vào giữa ngày thứ 2 đến ngày thứ 5, trẻ có thể có vàng da nhẹ. Thường là không nghiêm trọng. Cho trẻ uống nhiều chất lỏng “nước uống để hồi phục lượng nước” rất tốt, phối hợp với bú sữa mẹ. Cởi hết tã lót cho trẻ, để gần cửa sổ cho ánh sáng chiếu vào (nhưng không được để ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào da trẻ). Sờ thóp (Chỗ mềm ở đỉnh đầu): - Nếu thóp lõm, trẻ có thể bị kiệt nước. - Nếu thóp phồng, trẻ có thể bị viêm màng não. ĐIỀU QUAN TRỌNG: Nếu trẻ mới đẻ bị viêm nàng não, đồng thời lại bị ỉa chảy, thóp có thể bình thường. Vì vậy, muốn chắc chắn phải tìm những dấu hiệu khác của kiệt nước và viêm màng não. Chú ý những cử động và vẻ mặt của trẻ - Người cứng và có hoặc không có những cử động bất thường là dấu hiệu của uốn ván, viêm màng não, tổn thương não khi đẻ hoặc sốt. Nếu khi sờ vào hoặc di chuyển trẻ, các cơ ở mặt hoặc ở thân đột nhiên co giật, có thể là trẻ bị uốn ván. Kiểm tra xem trẻ có há mồm được không và tìm phản xạ đầu gối. - Nếu khi trẻ có một cử động đột ngột hay mạnh mà mắt trợn ngược hoặc đưa đi đưa lại, thì chắc không phải là uốn ván. Những cơn có giật này có thể là do viêm màng não. Kiệt nước và sốt cao cũng có thể là nguyên nhân gây co giật. Cần tìm những dấu hiệu của nhiễm trùng máu: Trẻ mới đẻ rất dễ bị nhiễm trùng. Vi trùng qua da, dây rốn trong khi đẻ vào máu và lan tràn đi khắp cơ thể, thời gian này là 1 hoặc 2 ngày. Nhiễm trùng máu thường xảy ra nhất sau khi đẻ 2 ngày. Dấu hiệu: Dấu hiệu nhiễm trùng ở trẻ mới đẻ khác với dấu hiệu nhiễm trùng ở các trẻ lớn hơn. Ở trẻ mới đẻ hầu hết bẩt kỳ dấu hiệu nào sau đây cũng có thể do nhiễm trùng máu. Những dấu hiệu đó có thể là: - Không chịu bú - Có vẻ buồn ngủ - Da xanh (thiếu máu) - Trớ hoặc ỉa chảy - Sốt hoặc nhiệt độ hạ (dưới 35o) - Bụng chướng căng - Vàng da - Co giật - Nhiều lúc da tím tái. Nếu chỉ có một trong các dấu hiệu trên, thì có thể do một nguyên nhân khác không phải là nhiễm trùng máu, nhưng nếu trẻ mới đẻ có nhiều dấu hiệu trên cùng một lúc, thì thường là bị nhiễm trùng máu. Trẻ mới đẻ bị nhiễm trùng nặng không phải lúc nào cũng sốt. Nhiệt độ có thể cao, thấp hoặc bình thường. Khi thấy trẻ có một trong các dấu hiệu trên, nên đưa trẻ đến cơ sở khám chữa bệnh để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Theo Shop mẹ và bé . Bệnh tật ở trẻ sơ sinh Trẻ sơ sinh thường hay gặp một số bệnh, điều quan trọng là các ông bố, bà mẹ phải chú ý đến mọi vấn đề hay bệnh tật ở trẻ sơ sinh - và đối phó khẩn. khi cho bú, đặt trẻ nằm, trẻ bị trớ, thì sau khi cho bú giữ cho trẻ ngồi thẳng một lúc. Nếu trẻ bị trớ nhiều quá, hoặc trớ luôn làm cho trẻ bị sụt cân hay kiệt nước, tức là trẻ đã bị ốm bụng trẻ chướng căng, hoặc không đi ngoài được, cần cho trẻ đi bệnh viện cấp cứu ngay lập tức. Trẻ không chịu bú: Nếu quá 4 giờ trẻ không chịu bú là dấu hiệu nguy hiểm, nhất là nếu thấy trẻ