ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẦU 12
Đặc điểm nguy ên vật liệu tại Công ty cổ phần Cầu 12
1.1.1: Danh mục nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần Cầu 12
Vật liệu là đối tượng lao động, l à một trong 3 yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, Trong quá trình sản xuất các vật liệu sử dụng trong các doanh nghiệp có các đặc điểm chính phân biệt với các tư liệu sản xuất khác là chỉ tham gia một lần vào quá trình sản xuất và dưới tác động của lao động vật liệu bị tiêu hao toàn bộ hoặc thay dổi hình thái vật chất ban đầu để tạo thành sản phẩm
Công ty Cổ phần Cầu 12 là một đơn vị xây dựng cơ bản nên vật liệu được sử dụng trong sản xuất của Công ty có những đặc thù riêng Để xây dựng các công trình Công ty phải sử dụng một khối lượng lớn về vật liệu Các loại nguyên vật liệu này phong phú về chủng loại, quy cách Có những vật liệu là sản phẩm của ngành công nghiệp như xi măng (Gồm xi măng trắng và xi măng thường), có loại là sản phẩm của ngành khai thác được đưa vào sử dụng ngay mà không phải qua chế biến như cát, sỏi, đá… và có những loại còn là sản phẩm của ngành nông lâm như gỗ, tre, nứa để làm giàn giáo, cốt pha… Bên cạnh đó, khối lượng sử dụng của mỗi loại vật liệu lại rất khác nhau.
Có những loại vật liệu được sử dụng với khối lượng lớn như xi măng, ben, thép, dầu… nhưng có loại lại sử dụng rất ít như đinh, đỉa Hầu hết các loại vật liệu xây dựng sử dụng trực tiếp cấu thành nên công trình do vậy chi phí nguyên vật liệu chiếm đến 70 – 80% giá trị s ản phẩm xây dựng cơ bản
1.1.2: Phân loại, phân nhóm nguyên vật liệu: Để quản lý tốt và hạch toán chính xác vật liệu thì phải tiến hành phân loại vật liệu một cách khoa học, hợp lý Tại Công ty Cổ phần Cầu 12 cũng tiến hành phân loại NVL Song việc phân loại vật liệu chỉ để thuận tiện và đơn giản cho việc theo dõi, bảo quản nguyên vật liệu ở kho
- Nguyên vật liệu không phân loại thành NVL chính, vật liệu phụ mà tất cả đều được coi là vật liệu chính: Nó bao gồm hầu hết các loại vật liệu mà công ty sử dụng như: xi măng, sắt, thép, ben, dầu, đá, gỗ Trong mỗi loại được chia thành nhiều nhóm khác nhau, ví dụ: xi măng trắng, xi măng P400, xi măng P500, thép 6, thép 10, thép 20 thép tấm, ben API, ben INDIA.
- Nhiên liệu: Bao gồm xăng dầu, các loại như xăng, dầu Diezel, dầu phụ, dùng để cung cấp cho đội xe cơ giới để vận chuyển, chuyên chở vật liệu hoặc cho cán bộ lãnh đạo của Công ty hay các phòng ban để công tác .
- Phụ tùng thay thế: Là các chi tiết phụ tùng của các loại máy móc thiết bị mà công ty sử dụng bao gồm phụ tùng thay thế các loại máy móc, máy cẩu, máy khoan nhồi, máy trộn bê tông và phụ tùng thay thế của xe ô tô như: các mũi khoan, săm lốp ô tô
- Phế liệu thu hồi: Hiện nay công ty không thực hiện được việc thu hồi phế liệu nên không có phế liệu thu hồi.
1.1.3 Đánh giá Nguyên vật liệu: Đánh giá Nguyên vật liệu, Công cụ dụng cụ là khâu quan trọng trong việc tổ chức công tác kế toán Việc đánh giá Nguyên vật liệu, Công cụ dụng cụ của Công ty theo giá thực tế
* Đánh giá Nguyên vật liệu nhập kho:
Nguyên vật liệu của Công ty là do mua ngoài, nguồn mua trong nước. Khi nhập kho Nguyên vật liệu được tính theo công thức sau:
Trị giá NVL nhập kho = Số lượng NVL nhập kho x Đơn giá ghi trên hóa đơn Đơn giá ghi trên hoá đơn là giá chưa có thuế, đơn giá này có thể bao gồm cả chi phí vận chuyển, chi phí bốc dỡ Trong trường hợp đơn giá chưa bao gồm chi phí vận chuyển, bốc dỡ thu mua thì khi phát sinh chi phí vận chuyển của Nguyên vật liệu mua về sẽ được hạch toán vào chi phí sản xuất chung.
Đặc điểm luân chuyển nguyên vật liệu của Công ty cổ phần Câu 12
Nguyên vật liệu của Công ty được thu mua từ nhiều nhà cung cấp nên việc thu mua, vận chuyển, gia công Công ty có thể mua ngay tại các của hàng, đại lý vật liệu xây dựng trong địa bàn xây dựng nhằm vận chuyển thuận tiện nhanh chóng hơn Một số loại vật liệu cần phải được bảo quản trong kho như xi măng, sắt thép, ben… song có những loại phải đến tận nơi khai thác để mua và không bảo quản trong kho mà phải để ngoài trời (vì khối lượng quá nhiều) như cát, sỏi, đá… gây khó khăn trong việc bảo quản, dễ xảy ra hao hụt mất mát ảnh hưởng đến quá trình thi công và giá thành
- Khâu thu mua: Để quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành bình thường thì Doanh nghiệp phải thường xuyên đảm bảo cho các loại nguyên vật liệu được thu mua đủ khối lượng, đúng quy cách, chủng loại Kế hoạch thu mua đúng tiến độ phù hợp với kế hoạch sản xuất của Doanh nghiệp Đồng thời, Doanh nghiệp phải chọn nguồn mua đảm bảo về số lượng, chất lượng, giá cả và chi phí thu mua thấp nhất.
- Khâu sử dụng: Quản lý ở khâu sử dụng phải thực hiện việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm trên cơ sở định mức, dự toán chi phí nhằm hạ thấp chi phí, tiêu hao nguyên vật liệu trong giá thành sản phẩm, tăng tích lũy cho Doanh nghiệp Do vậy, ở khâu này cần phải tổ chức tốt việc ghi chép, phản ánh tình hình xuất dùng và sử dụng nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất.
* Sử dựng hệ thống kho tàng bến bãi : Tổ chức bảo quản nguyên vật liệu phải quan tâm tới việc tổ chức tốt kho tàng, bến bãi, trang bị đầy đủ các phương tiện cân đo kiểm tra, chứa đựng đối với từng loại nguyên vật liệu,tránh hư hỏng mất mát, hao hụt đảm bảo an toàn là một trong những yêu cầu quản lý nguyên vật liệu
Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần Cầu 12
Bộ máy quản lý của công ty đặt dưới sự chỉ đạo của Ban giám đốc Ban giám đốc chỉ đạo trực tiếp đến từng xí nghiệp đơn vị trực thuộc Giúp việc cho Ban giám đốc là các phòng ban chức năng nghiệp vụ. Đối với Công ty CP Cầu 12 ta có thể thấy bộ máy quản lý theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1 - Tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Cầu 12
Các đơn vị thành viên của công t
+ Phòng Kỹ thuật thi công : Có nhiệm vụ giám sát chất lượng, an toàn tiến độ thi công của toàn công ty, tham gia tính toán các công trình đấu thầu,
Phòng thuật Kỹ công thi
Phòng Quản lý lượng chất
Phòng lý vật Quản tư
Phòng Quản lý thiết bị
Phòng hoạch Kế doanh kinh
Phòng chức Tổ cán bộ dộng lao
Phòng chính Tài toán kế
Phòng toàn An động lao
Phòng Hành chính quản trị nhánh Chi thành tại HCM phố
X ưởng công Gia cơ khí Đ ội Xây dựng Nền Móng
Trạm vận tải Đội thi công cơ giới
Các đội công trình chủ trì xem xét sáng kiến cải tiến kỹ thuật, tổ chức hướng dẫn đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ của các phòng đối với các đơn vị trực thuộc.
+ Phòng Quản lý chất lượng : Có nhiệm vụ quản lý kỹ thuật giám sát, chỉ đạo các công trình thực hiện theo đúng thiết kế, quy trình quy phạm kỹ thuật, đảm bảo chất lượng công trình, giảng dạy đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật, nâng cao tay nghề để đáp ứng nền công nghệ tiên tiến
+ Phòng Quản lý vật tư : Nghiên cứu hồ sơ thiết kế để lấy chủng loại vật tư cần thiết cho công trình Lập kế hoạch mua sắm xây dựng định mức tiêu hao vật tư cho các công trình Theo dõi số lượng cung cấp vật tư cho các công trình, giám sát sử dụng vật tư đó có đúng mục đích hay không.
+ Phòng Quản lý thiết bị : Cung cấp các tính năng tác dụng, công suất của từng thiết bị, lập kế hoạch thiết bị cho các hồ sơ thiết kế, có quy trình hoạt động bảo quản , bảo dưỡng của từng thiết bị để người được giao sử dụng thực hiện Mở sổ sách theo dõi máy móc thiết bị để biết rõ tình trạng cụ thể và có biện pháp xử lý kịp thời Hướng dẫn, đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn của các chuyên viên và công nhân sử dụng máy.
+ Phòng Kế hoạch kinh doanh : Phải chịu trách nhiệm chính trong công việc tham mưu cho Giám đốc công tác giao khoán và cấp kinh phí khoán cho các công trình Tham mưu ký hợp đồng thầu phụ, thanh lý hợp đồng, lập kế hoạch theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch.
+ Phòng Tổ chức cán bộ lao : Có trách nhiệm tham mưu cho Giám đốc công ty về các lĩnh vực như xây dựng phương án mô hình tổ chức sản xuất, công tác quản lý cán bộ, quản lý lao động, đào tạo, bồi dưỡng tuyển dụng lao động hợp lý, quản lý quỹ lương.
+ Phòng Tài chính kế toán : Tham mưu về tài chính cho Giám đốc, phản ánh trung thực kịp thời tình hình tài chính của công ty, tổ chức giám sát,phân tích các hoạt động kinh tế từ đó giúp Giám đốc công ty nắm bắt được tình hình cụ thể của công ty, giúp giám đốc soạn thảo hợp đồng giao khoán chi phí sản xuất cho các đơn vị trực thuộc và xây dựng quy chế phân cấp tài chính kế toán của công ty cho các đơn vị.
+ Phòng An toàn lao động : Phổ biến các chính sách chế độ, tiêu chuẩn quy phạm về an toàn lao động của nhà nước đến người lao động,
+ Phòng Hành chính quản trị : Tiếp nhận và trình giám đốc công văn giấy tờ, điện, fax đến và đi, vào sổ sách theo dõi và lưu trữ các công văn cho đơn vị Quản lý và sử dụng con dấu sao cho đúng giá trị pháp lý Quản lý toàn bộ đất đai, nhà cửa, và các trang thiết bị của công ty.
- Các đơn vị thành viên gồm chi nhánh, các xưởng đội của công ty
Công ty chia lực lượng lao động ra thành các xí nghiệp, chi nhánh, các đội công trình nên dưới các đơn vị trực thuộc này cũng được phân ra thành các bộ phận chức năng: kỹ thuật, tài vụ, lao động, tiền lương, an toàn, các đội sản xuất Các đơn vị này được phép mở tài khoản chuyên chi ở ngân hàng; được quản lý tài chính theo nguyên tắc hạch toán kế toán xí nghiệp thành phần, mở sổ sách cập nhật số liệu của chứng từ thu chi theo hướng dẫn của phòng kế toán tài chính công ty
Phần giao khoán cho đội công trình bao gồm: Đối với các đội, công trường nhận khoán khi nhận được bản giao khoán phải căn cứ vào tiến độ, thiết kế tổ chức thi công của phòng kinh tế kỹ thuật, giao cho các tổ nhóm. Với cơ chế giao khoán, càng tiêu hao ít chi phí thì phần đội được hưởng càng nhiều cho nên đã thúc đẩy tiết kiệm chi phí, hạ giá thành.
1.3.1: Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty:
Công tác kế toán là một phần rất quan trọng trong công ty, để phát huy được vai trò quan trọng này thì việc tổ chức bộ máy kế toán phải thật khoa học, hợp lý đảm bảo cho kế toán thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình, đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin cho quản lý kinh tế, tài chính.
Phòng tài vụ của Công ty CP Cầu 12 gồm 13 người, trong đó vị trí và nhiệm vụ của từng người như sau:
* Chức năng của các nhân viên trong phòng như sau:
- Kế toán Trưởng kiêm trưởng phòng tài vụ: Điều hành công tác chung của phòng tài vụ Phụ trách về hoạt động tài chính tiền tệ toàn Công ty.
- Phó phòng kiêm kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ thanh toán các khoản phải trả nội bộ, tập hợp chi phí từ các đội sản xuất, hạng mục công trình.
- Thủ quỹ kiêm kế toán bảo hiểm: Chịu trách nhiệm cùng kế toán trưởng lo huy động vốn từ ngân hành, tiến hành các công việc thu chi tiền mặt.
- Kế toán TSCĐ kiêm kế toán công nợ: Teo dõi tình hình tăng giảm
TSCĐ, quản lý hồ sơ TSCĐ, theo dõi các khoản công nợ phải thu và phải trả của các đơn vị ngoài Công ty.
- Kế toán thanh toán: Chịu trách nhiệm cùng kế toán trưởng lo huy động vốn từ ngân hàng và các nguồn khác phục vụ sản xuất của Công ty.
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆUTẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CẦU 12
Kế toán chi tiết nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần Cầu 12
2.1.1: Tổ chức phân loại đánh giá thực tế nguyên vật liệu.
2.1.1.1: Phân loại nguyên vật liệu.
Công ty Cầu 12 là đơn vị sản xuất kinh doanh chuyên ngành xây dựng cơ bản thực hiện chế độ kế toán hiện hành, là đơn vị hạch toán hàng kinh doanh độc lập, sản phẩm của Công ty đa dạng từ công trình xây dựng cầu đến các công trình dân dụng do đó chủng loại vật tư nhiều, phong phú và đa dạng.
Nguyên vật liệu ở Công ty được mở theo dõi trên một tài khoản và mở sổ chi tiết cho từng loại vật liệu riêng.
Nguyên vật liệu ở Công ty thường chiếm một tỷ trọng lớn trong kết cấu giá thành của sản phẩm, tham gia kết cấu chính tạo nên thực thể của sản phẩm Nguyên vật liệu gồm:
+ Xi măng, cát đá các loại.
+ Dây cáp thép, cáp điện.
+ Nhiên liệu: xăng, dầu, than, oxy,
BẢNG PHÂN LOẠI NGUYÊN VẬT LIỆU
STT Mã vật tư Tên vật tư Đơn vị tính Ghi chú
2.1.1.2: Tính giá nguyên vật liệu. Đánh giá vật liệu là việc xác định giá trị của chúng theo những nguyên tắc nhất định:
Theo quy định hiện hành kế toán nhập, xuất, tồn kho vật liệu phải phản ánh theo trị giá vốn thực tế cụ thể là: vật liệu nhập kho phải tính toán và phản ánh theo giá thực tế, vật liệu xuất kho phải đúng phương pháp quy định.
Trong thực tế, để giảm bớt số lượng, đơn giản khối lượng tính toán, ghi chép hàng ngày, Doanh nghiệp có thể sử dụng giá hạch toán để ghi chép tình hình tồn kho nhưng vẫn đảm bảo phẩn ánh tình hình nhập xuất vật liệu trên các tài khoản, sổ tổng hợp theo giá thực tế.
Gía tực tế vật liệu nhập kho còn tuỳ thuộc vào nguồn nhập khác nhau cũng như tuỳ thuộc vào phương pháp tính thuế giá trị gia tăng (GTGT) mà Doanh nghiệp áp dụng.
Do vật liệu trong Công ty có nhiều loại đặc chủng và có giá trị cao nên Công ty đã chọn phương pháp đánh giá vật liệu theo giá thực tế đích danh và tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế.
Giá thực tế vật liệu nhập kho:
Giá thực tế Giá mua ghi Chi phí
Vật liệu nhập kho = trên hoá đơn + thu mua
Ví dụ 1: Ngày 10/6/2009 Công ty mua 8.000kg Que hàn N46 fi4 của Công ty VLĐ và dụng cụ cơ khí Gía mua ghi trên hoá đơn: 22.000đồng/kg (giá mua chưa có thuế GTGT) theo Hoá đơn (GTGT) số 030132.
Chi phí vận chuyển 1.300.000 đồng
Que hàn nhập kho = 8.000kg x 22.000đ + 1.300.000đ = 177.300.000đ 177.300.000 đ
Ví dụ 2: Ngày 12/6/2009 Công ty mua 310 tấn Ximawng Chinfon PC 40 của Công ty Phú Quang Gía mua ghi trên hoá đơn ( chưa có thuế GTGT): 980.600đồng/ tấn theo Hoá đơn GTGT số 043609.
Chi phí vận chuyển 12.850.000 đồng
Giá thực tế vật liệu xuất kho:
Vật liệu nhập vào từ nhiều nguồn, giá thực tế của từng nguồn nhập không hoàn toàn giống nhau Vì vậy, khi xuất kho phải xác định giá thực tế của vật liệu xuất kho cho các đối tượng sử dụng theo phương pháp sau:
Giá thực tế vật liệu xuất kho theo phương pháp giá thực tế đích danh:
Theo phương pháp này, giá thực tế của vật liệu xuất kho được căn cứ vào đơn giá thực tế của vật liệu phập kho theo từng lần nhập, tức là lô hàng nào thì tính giá thực tế theo giá trị của chính lô hàng đó.
Phương pháp này phản ánh chính xác của từng lô hàng nhưng công việc rất phức tạp đòi hỏi thủ kho phải nắm vững được chi tiết từng lô hàng. Phương pháp này thường áp dụng cho vật liệu có giá trị cao hoặc các loại vật tư đặc chủng.
Công ty Cổ phần Cầu 12 tính giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho theo giá thực tế đích danh Nghĩa là khi xuất kho vật liệu thuộc lô hàng nào và mua để phục vụ cho bộ phận sản xuất nào thì căn cứ vào đơn giá nhập kho của lô hàng đó để tính ra giá thực tế vật liệu xuất kho.
Ví dụ 1: Ngày 10/6/2009, theo phiếu xuất kho số 1103, Công ty xuất cho cầu Hoà Bình 8.000 kg Que hàn N46 fi4 với đơn giá là 22.162đồng/kg.
Que hàn = 8.000 kg x 22.162 đ = 177.300.000 đồng xuất kho
Ví dụ 2: Theo phiếu xuất kho số 1140 ngày 12/6/2009, Công ty xuất 210 tấn Ximăng Chhinfon PC40 cho thi công cầu Thanh Trì với đơn giá là 1.025.277đồng/kg
2.1.2: Chứng từ sử dụng kế toán nguyên vật liệu.
2.1.2.1: Chứng từ kế toán tăng nguyên vật liệu.
Công ty Cổ phần Cầu 12 cùng một lúc thi công nhiều công trình lớn dàn trải trên cả nước nên vật liệu để cung cấp cho các công trình đều do Công ty đảm nhiệm mua.
Căn cứ vào tiến độ thi công công trình theo từng thời kỳ (thông thường là một tháng), phòng kế toán cùng với phòng kỹ thuật lập kế hoạch mua sắm vật tư cho từng công trình trong tháng.
Sau đó kế hoạch mua sắm vật tư được trình lên cho Giám đốc duyệt Khi kế hoạch được Giám đốc duyệt xong thì gửi về phòng vật tư để tiến hành mua vật tư cho các công trình
Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Cầu 12
2.2.1: Tài khoản Công ty sử dụng.
TK 152, TK 133.1, TK 111.1, TK 141, TK 331,
Tài khoản Công ty không sử dụng: TK151.
Trong tài khoản 152, gồm TK1521: Nguyên vật liệu chính, TK1522 Nguyên vật liệu phụ, TK1524 phụ tùng: Sẽ mở chi tiết theo tên các loại vật tư:
STT MÃ VẬT TƯ TÊN VẬT TƯ ĐƠN VỊ TK VẬT TƯ
4 NLPDHD Dầu extra HD 50 lít 1522
Kế toán trưởng Người lập biểu
2.2.2: Kế toán tổng hợp tăng nguyên vật liệu.
Cùng với kế toán chi tiết nguyên vật liệu hàng ngày thì kế toán tổng hợp nhập vật liệu là công việc không thể thiếu được Kế toán tổng hợp nhập vật liệu gắn chặt với kế toán thanh toán với người bán bởi vì thanh toán với người bán của Công ty chủ yếu là thanh toán với người cung cấp nguyên vật liệu Công ty có thể mua hàng do các đơn vị bán hàng cung cấp giao tại kho, tại công trình hoặc mua vật liệu bằng tiền tạm ứng.
Cuối tháng kế toán tổng hợp vật liệu đã mua trong tháng theo từng đối tượng được cung cấp vật tư.
Trường hợp mua nguyên vật liệu trả tiền ngay:
Công ty nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế nên khi phản ánh tình hình nhập kho nguyên vật liệu, kế toán căn cứ vào phiếu nhập kho vật liệu, hoá đơn bán hàng của đơn vị bán và các chứng từ thanh toán để ghi vào sổ Nhật ký tài khoản.
Tổng Công ty XDCT giao thông I
TẬP HỢP CHI TIẾT PHIẾU NHẬP
Mã số đơn vị Đơn vị tính
Số lượng Đơn giá Thành tiền TK ghi Có
Tên đơn vị: Kho ông Phúc
2 1105 12/6 Má phanh trước + sau 1 Bộ 8 997.368 7.978.944 111.1 152
Kế toán Kế toán trưởng bán):
Do Công ty thường xuyên có nhu cầu mua nguyên vật liệu và mua ở nhiều đơn vị, cửa hàng khác nhau và do công tác quản lý, theo dõi thanh toán, phòng kế toán được Ban Giám đốc Công ty cho phép thanh toán với người bán, đơn vị bán đều được chuyển thành việc theo dõi thanh toán mua vật tư, tức là mỗi nhân viên mua sắm vật tư ở phòng vật tư được coi là khách hàng vì họ chuyên mua sắm một hay một số mặt hàng nhất định.
Sau khi Giám đốc quyết định duyệt mua sắm một số loại vật liệu cho các công trình, nhân viên mua sắm vật liêu tiến hành lấy giấy báo giá vật liệu cần mua của người bán theo đúng số lượng đã được uyệt về trình giám đốc Giấy báo giá đó nếu được chấp nhận sẽ được chuyển tới phòng kế toán.
Tại phòng kế toán: căn cứ vào giấy tạm ứng, giấy báo giá, kế hoạch mua sắm vật liệu, nếu đúng thì tiến hành xuất tiền, tạm ứng bằng tiền mặt (lập phiếu chi), hoặc chuyển khoản (séc, uỷ nhiệm chi) để nhân viên mua sắm nguyên vật liêu dùng tiền này thực hiện việc trả tiền cho người bán và chịu trách nhiệm nhận hàng đầy đủ, đúng chủng loại và chất lượng đã ghi trong giấy báo giá.
TẬP HỢP CHI TIẾT PHIẾU NHẬP
STT Chứng từ Tên vật tư Mã số đơn vị Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền TK ghi Có TK ghi Nợ
Tên đơn vị: Nguyễn Văn Hải
2 1190 15/6 Thép tròn Công ty 3-6 3 Kg 650 9.800 6.370.000 331 152
Tên đơn vị: Tạ Quốc Hùng
Kế toán Kế toán trưởng
Phòng kế toán mở sổ chi tiết TK 331cho từng nhân viên mua sắm vật tư.
Tổng Công ty XDCT giao thông I
SỔ CHI TIẾT TK 331 THEO TỪNG KHÁCH HÀNG
Chứng từ Diễn Giải TK ĐƯ
12/6 Ô.Hải t.toán mua Ximăng nhập kho.
15/6 Ô.Hải T.toán Thép tròn nhập kho.
18/6 Trả tiền mua Thép tròn bằng TGNH
Cộng phát sinh trong kỳ 796.636.00
Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng
Tổng Công ty XDCT giao thông I
SỔ CHI TIẾT TK 331 THEO TỪNG KHÁCH HÀNG
10/6 Ô.Hùng TT mua que hàn nhập kho.
15/6 Trả tiền mua que hàn bằng TGNH
15/6 Ô.Hùng t.toán mua Tôn nhập kho
20/6 Trả tiền mua Tôn bằng tiền vay
Cộng phát sinh trong kỳ
Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng
Song song với việc ghi chép các sổ chi tiết, sổ tổng hợp, kế toán tiến hành ghi Sổ Nhật ký TK 331.
Tổng Công ty XDCT giao thông I
SỔ NHẬT KÝ TÀI KHOẢN
Tên tài khoản: Phải trả cho người bán
Kỳ báo cáo: Tháng năm 2009
1063 10/6 Ô.Hùg TT mua Que hàn nhập kho.
1101 12/6 Ô.Hải T.Toán mua Ximăng nhập kho.
Thuế GTGT mua hàng 1331 31.783.600 unc
15/6 Trả tiền mua Que hàn bằng
1178 15/6 Ô.Hải T.Toá mua Tôn nhập kho 152 748.156.500
Thuế GTGT mua hàng 1331 74.815.650 unc
20/6 Trả tiền mua Tôn bằng TGNH 1121 822.972.150
1151 15/6 Ô.Hùng T.Toán Thép tròn nhập kho.
Thuế GTGT mua hàng 1331 637.000 unc
18/6 Trả tiền mua Thép tròn bằng
Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng
Trường hợp mua nguyên vật liệu bằng tiền tạm ứng:
Trong nhiều trường hợp do nhu cầu mua một số nguyên vật liệu cho các công trình do chi phí vận chuyển mua từ Công ty đến công trình lớn hơn là mua trực tiếp tại gần nơi thi công hoặc do phát sinh thêm nguyên vật liệu trong quá trình thi công Đội trưởng lập kế hoạch mua sắm vật tư rồi trình lên Giám đốc duyệt.
Sau khi kế hoạch mua vật tư được Giám đốc duyệt, đội trưởng làm giấy tạm ứng tiền (tiền mặt, séc, uỷ nhiệm chi)
Nợ TK141: số tiền tạm ứng để mua vật tư.
Có TK111.1: số tiền mua vật tư
Có TK112.1: số tiền mua vật tư Khi bộ phận tạm ứng mang hàng về nhập kho, qua kiểm nghiệm căn cứ vào phiếu nhập kho kế toán viết phiếu chi thanh toán tiền cho bộ phạn tạm ứng ghi
Nợ TK152: số tiền của vật tư nhập kho theo thực tế.
Nợ TK133.1: số thuế GTGT (nếu có)
Có TK141: số tiền tạm ứng.
Sau đó, kế toán tiến hàn thanh toán cho người tạm ứng nếu:
- Tiền mua hàng thanh toán nhiều hơn số tiền tạm ứng thì kế toán tiến hành trích trả cho người tạm ứng số tiền thiếu.
Nợ TK141: số tiền thiếu
Có TK111.1: số tiền thiều
- Tiền thanh toán ít hơn số tiền tạm ứng thì người tạm ứng nộp lại cho Công ty số tiền thừa.
Nợ TK111.1: số tiền thừa
Có TK141: số tiền thừa
Tổng Công ty XDCT giao thông I
TẬP HỢP CHI TIẾT PHIẾU NHẬP
Chứng từ Tên vật tư Mã số đơn vị Đơn vị tính
Số lượng Đơn giá Thành tiền TK ghi Có
Tên đơn vị: Đội cơ giới
Tên đơn vị: Cầu Thanh Trì
Kế toán Kế toán trưởng
Kế toán ghi sổ vào sổ Nhật ký TK 141.
Tổng Công ty XDCT giao thông I
SỔ NHẬT KÝ TÀI KHOẢN
Tên tài khoản: Tạm ứng
Ký báo cáo: Tháng 6 năm 2009
905 12/6 Đội cơ giới vay mua dầu
1098 12/6 Đội cơ giới mua dầu Diegen nhập kho
502 12/6 ĐỘi cơ giới nộp lại tiền thừa 1111 712.543
908 15/6 Cầu Thanh Trì vay mua đá 1x2 1111 63.000.000
1156 15/6 Cầu Thanh Trì mua đá 1x2 nhập kho
1000 15/6 Cầu Thanh Trì chi quá tạm vay 1111 1.319.700
Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng
Cuối tháng, kế toán nguyên vật liệu phải lập bảng kê hoá đơn chứng từ vật liệu mua vào trong tháng Bảng kê được lập để báo cáo với cơ quan thuế làm căn cứ khấu trừ thuế GTGT Căn cứ vào Hoá đơn (GTGT) của vật liệu mua vào trong tháng, kế toán lập theo mẫu sau:
BẢNG KÊ HOÁ ĐƠN CHỨNG TỪ NGUYÊN VẬT LIỆU MUA VÀO
Tên cơ sở kinh doanh: Công ty Cầu 12
Mã số: 010 010 465 1 Địa chỉ: Phường Phúc Đồng - Long Biên - Hà Nội.
030132 10/6 Công ty VLĐ & dụng cụ cơ khí 16.180.000
02117 12/6 Cửa hàng xăng dầu số 17 - Gia
009135 15/6 Hợp tác xã Tràng Kềnh - Hải Phòng 1.440.000
054231 17/6 Công ty thép và vật tư công nghiệp 74.815.650
Kế toán Kế toán trưởng
2.2.3: Kế toán tổng hợp giảm nguyên vật liệu:
Nguyên vật liệu ở Công ty xuất cho từng công trình theo kế hoạch đã được duyệt cung cấp nên kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho và các chứng từ khác tiến hành tập hợp phân loại chứng từ theo các đối tượng sử dụng ( Công trình đang thi công) cuối cùng kế toán tập hợp các chứng từ xuất nguyên vật liệu trên bảng kê chi tiết cho từng đối tượng sử dụng.
Gía hực tế của nguyên vật liệu xuất kho theo giá thực tế đích danh
Tổng Công ty XDCT giao thông I
TẬP HỢP CHI TIẾT PHIẾU XUẤT
Tên vật tư Mã số đơn vị Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền TK ghi Có
Tên đơn vị: Cầu Hoà Bình
Tên đơn vi: Cầu Thanh Trì
Kế toán Kế toán trưởng
Tổng Công ty XDCT giao thông I
TẬP HỢP CHI TIẾT PHIẾU XUẤT
Chứng từ Tên vật tư Mã số đơn vị Đơn vị tính
Số lượng Đơn giá Thành tiền TK ghi Có
Tên đơn vị: Trạm Vận Tải
Kế toán Kế toán trưởng
Tổng Công ty XDCT giao thông I
TẬP HỢP CHI TIẾT PHIẾU XUẤT
Chứng từ Tên vật tư Mã số đơn vị Đơn vị tính
Số lượng Đơn giá Thàn h tiền
Tên đơn vị: Xưởng sửa chữa
2 1148 12/6 Má phanh trước + sau 20 bộ 8 997.368 7.978.944 152 627.2
Kế toán Kế toán trưởng
Tổng Công ty XDCT giao thông I
Kỳ báo cáo: Tháng 6 năm 2009
Diễn giải Số phát sinh
8 1098 12/6 Đội TCCG nhập dầu Diegen 14.375.000
9 1145 14/6 Đội TCCG nhập Mỡ IC 2 4.142.000
10 1155 15/6 Cầu Thanh Trì nhập đá 1x2 14.400.000
11 1156 15/6 Cầu Th Trì nhập sơn chống rỉ 54.000
12 1103 10/6 Cầu HB nhận Que hàn 177.300.000
16 1176 16/6 Xuất cho cầu T Trì đá 1 x2 14.400.000
17 1146 12/6 Xuát T vận Tải Dầu Diegen 14.375.000
18 1160 14/6 Xuất cho T vận Tải Mỡ IC
19 1101 10/6 Xuất cho X sửa chữa Oxy 27.328.700
Kế toán ghi sổ Ngày tháng năm
MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CP CẦU 12
Đánh giá chung về thực trạng kế toán NVL và phương hướng hoàn thiện ở Công ty Cổ phần Cầu 12
Hơn 55 năm xây dựng và phát triển, đến nay Công ty đã từng bước trưởng thành về mọi mặt Hiện nay, Công ty đã xây dựng được một tập thể vững mạnh không ngừng vươn lên, cố gắng học hỏi, tiếp thu khoa học công nghệ nhằm nâng cao chất lượng công trình, một mặt vận dụng quy luật kinh tế khách quan, mặt khác thực hiện tốt quy định Nhà nước đặt ra.
Kết quả đạt được ngày hôm nay là sự cố gắng, nỗ lực toàn Công ty, đặc biệt là vai trò tổ chức công tác kế toán ở công ty Cùng với sự lớn mạnh của đơn vị hệ thống quản lý nói chung và bộ máy kế toán đã không ngừng hoàn thiện đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh Với đội ngũ cán bộ trẻ, phòng tài chính kế toán giàu kinh nghiệm, có năng lực tận tụy với nghề đã góp phần tích cực trong công tác phản ánh, giám đốc chặt chẽ, toàn diện tài sản của công ty, cung cấp thông tin kịp thời, hữu ích phục vụ cho công tác quản lý, phân tích của ban lãnh đạo.
Qua thời gian thực tập tại công ty với đề tài: “ Hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu ở Công ty Cổ phần Cầu 12 ”, em có một số nhận xét sau:
Công ty là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, thuộc sở hữu Nhà nước, là 1 doanh nghiệp lớn với quy mô hoạt động rộng Bộ máy quản lý của Công ty gọn nhẹ, cơ động, hợp lý, mô hình hạch toán khoa học, tiện lợi phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường, đảm bảo đứng vững trong cạnh tranh.
Hình thức tổ chức kế toán của Công ty là vừa tập trung và phân tán, mô hình đó tạo điều kiện để kiểm tra chỉ đạo nghiệp vụ và đảm bảo sự lãnh đạo tập trung thống nhất của kế toán trưởng cũng như sự chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo Công ty Ngoài ra, hình thức này còn thuận tiện trong công việc phân công và chuyên môn hoá công việc đối với cán bộ kế toán cũng như việc trang bị các phương tiện, kỹ thuật tính toán, xử lý thông tin.
Bộ máy kế toán tổ chức gọn nhưng vẫn đảm bảo cung cấp kịp thời những yêu cầu cơ bản về thông tin kế toán của Công ty Đội ngũ cán bộ kế toán có trình độ, năng lực, nhiệt tình đáp ứng yêu cầu căn bản về công tác hạch toán kinh doanh nói chung và hạch toán chi phí sản xuất nói riêng.
Hệ thống sổ sách chứng từ, phương pháp hạch toán kế toán mà Công ty đang sử dụng tương đối đầy đủ, khoa học và hợp lý, dùng theo chế độ kế toán Nhà nước quy định Việc ứng dụng máy vi tính vào phục vụ công tác hạch toán đó tiết kiệm đáng kể thời gian và công sức cho các nhân viên kế toán, đồng thời vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin kế toán tài chính, kế toán quản trị, kịp thời đưa ra các thông tin hữu dụng đối với yêu cầu quản lý NVL
3.1.2: Nhược điểm Để xây dựng, hoàn thiện một công trình Công ty phải sử dụng một khối lượng lớn nguyên vật liệu gồm nhiều chủng loại Mỗi loại có tính chất, công dụng đặc điểm kỹ thuật và yêu cầu quản lý khác nhau do vậy muốn quản lý tốt nguyên vật liệu và hạch toán chính xác thì cần phải tiến hành phân loại một cách khoa học và hợp lý Hiện nay, các nguyên vật liệu mà cấu thành nên thực thể sản phẩm Công ty đều xếp vào một loại là nguyên liệu, vật liệu Việc phân loại này làm ảnh hưởng đến công tác xác định chi phí của từng loại nguyên vật liệu trong tổng chi phí, chưa đáp ứng được yêu cầu quản trị nguyên vật liệu.
Qua thời gian thực tập tại Công ty, em thấy Công ty chưa coi trọng công tác phân tích tình hình quản lý và sử dụng nguyên vật liệu Việc phân tích này, sẽ giúp cho Công ty tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng tới việc thu mua nguyên vật liệu, đặc biệt là khoản chi phí nguyên vật liệu trong giá thành sản phẩm Từ đó có biện pháp khắc phục và tìm hướng đi mới trong quản lý doanh nghiệp
Nguyên tắc hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần Cầu
12 là dựa trên cơ sở đánh giá thực trạng hạch toán nguyên vật liệu, phát hiện những ưu, nhược điểm từ đó tìm ra phương pháp hoàn thiện.
- Tôn trọng nguyên tắc, chế độ kế toán Đây là yêu cầu bắt buộc, là cơ sở, nền tảng cho việc quản lý, điều hành thống nhất hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi loại hình doanh nghiệp khả năng so sánh, đối chiếu và thuận tiện cho việc chỉ đạo, kiểm tra, đào tạo đội ngũ cán bộ kế toán.
- Phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp: yêu cầu này thể hiện tính thích ứng, phù hợp cho mọi lĩnh vực, thành phần kinh tế hình thức sở hữu và có thể kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời: Yêu cầu này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc đưa ra các quyết định đúng đắn, kịp thời Tính kịp thời giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định thích hợp, sát đúng với thực tế và tương lai của đơn vị Tính đầy đủ giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định một cách toàn diện, thích hợp.
- Tính khả thi: Là yêu cầu bao trùm lên các yêu cầu trên, nó thể hiện tính có thể thực hiện được Bởi vậy, để đạt được yêu cầu này cần phải thực hiện tốt các yêu cầu trên.
Các giải pháp hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty cỏ phần Cầu 12
3.2.1: Về công tác quản lý nguyên vật liệu
Quản lý nguyên vật liệu trong Doanh nghiệp là một yêu cầu cấp bách để đạt tới mục tiêu lợi nhuận Tuy nhiên, do trình độ khác nhau nên phạm vi, mức độ và phương pháp quản lý nguyên vật liệu là khác nhau Hơn nữa, việc quản lý nguyên vật liệu còn phụ thuộc vào khả năng và sự nhiệt tình của người quản lý Do đó, yêu cầu doanh nghiệp quản lý nguyên vật liệu trên tinh thần tiết kiệm đúng định mức, kiểm tra chặt chẽ số lượng, chất lượng… nguyên vật liệu nhập kho để đảm bảo cho những sản phẩm tốt nhất.
Xuất phát từ vai trò, đặc điểm của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất việc quản lý nguyên vật liệu đòi hỏi phải chặt chẽ, khoa học ở tất cả các khâu thu mua, bảo quản, dự trữ và sử dụng.
- Để quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành bình thường thì
Doanh nghiệp phải thường xuyên tiến hành phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch thu mua để từ đó chọn nguồn mua đảm bảo về số lượng, chất lượng, giá cả và chi phí thu mua thấp nhất.
- Tổ chức bảo quản nguyên vật liệu phải quan tâm tới việc tổ chức tốt kho tàng, bến bãi, trang bị đầy đủ các phương tiện cân đo kiểm tra, thực hiện đúng chế độ bảo quản đối với từng loại nguyên vật liệu, tránh hư hỏng mất mát, hao hụt đảm bảo an toàn là một trong những yêu cầu quản lý nguyên vật liệu.
Việc phân loại như vậy thì đơn giản nhưng chưa khoa học, chưa thể hiện rõ đặc điểm công dụng của từng loại nguyên vật liệu Đặc biệt trong điều kiện sử dụng tin học trong công tác kế toán, thì việc mở sổ danh điểm nguyên vật liệu là rất cần thiết.
Lập danh điểm nguyên vật liệu là quy định cho mỗi thứ vật tư một ký hiệu riêng bằng hệ thống các chữ số (kết hợp với các chữ cái) thay thế tên gọi,quy cách, kích cỡ của chúng Hệ thống các danh điểm vật tư có thể được xác định theo nhiều cách thức khác nhau nhưng phải đảm bảo đơn giản, dễ nhớ,không trùng lắp Do công ty thuộc ngành xây dựng cơ bản nên nguyên vật liệu có thể được chia thành nhiều nhóm, trong mỗi nhóm lại có nhiều thứ Vì vậy, Công ty có thể dùng ký hiệu, tài khoản cấp 1, tài khoản cấp 2 để ký hiệu loại, nhóm vật tư kết hợp với chữ cái tên vật tư để ký hiệu thứ vật tư.
Toàn bộ nguyên vật liệu của Công ty hiện nay có thể được phân chia thành 5 loại:
- Nguyên vật liệu chính : là toàn bộ những nguyên vật liệu chính, chủ yếu tham gia cấu thành nên thực thể của sản phẩm Trong nguyên vật liệu chính có thể chia thành nhóm:
- Vật liệu phụ : là những vật liệu chỉ có tác dụng phụ trợ trong sản xuất như que hàn,
- Nhiên liệu : là những thứ dùng để cung cấp nhiệt lượng trong quá trình thi công công trình: xăng, dầu Diezien…
- Phụ tùng sửa chữa thay thế: là nh ững chi tiết phụ tùng dùng để sửa chữa thay thế cho máy móc, thiết bị phương tiện vận tải: săm, lốp
- Vật liệu khác: ngoài các vật liệu kể trên.
Như vậy, công tác quản lý vật liệu rất quan trọng Trong thực tế vẫn còn có nhiều Doanh nghiệp để thất thoát nguyên vật liệu do không có sự quản lý tốt ở các khâu hoặc không thực hiện đúng yêu cầu Vậy nên để quản lý tốt nguyên vật liệu thì Doanh nghiệp phải luôn cải tiến công tác quản lý nguyên vật liệu cho phù hợp với thực tế.
3.2.2: Về tài khoản sử dụng và phương pháp tính giá
Công ty đã tuân thủ đúng hệ thống tài khoản theo chế độ kế toán Việt Nam và theo sự cụ thể hoá của Công ty cho phù hợp với đặc điểm của ngành.
Hệ thống tài khoản của Công ty không nhiều, những tài khoản chi tiết còn đơn giản nhưng cũng phản ánh được đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Theo em thì tài khoản 152 nên được phân loại như sau.
TK 1521 Nguyên liệu, vật liệu chính
TK 1524 Phụ tùng thay thế sửa chữa
Trong từng loại nguyên vật liệu gồm các nhóm nguyên vật liệu Do vậy,
TK cấp 2 có thể chi tiết
SỔ DANH ĐIỂM VẬT LIỆU
Tên, nhãn hiệu, quy cách vật liệu ĐVT Đơn giá Ghi chú
Nhóm Danh điểm vật liệu
1521 – 01 HT Xi măng Hoàng Thạch Kg
1521 – 01 NS Xi măng Nghi Sơn Kg
1521 – 01 PT Xi măng Phú Thịnh Kg
1521– 02 TT06 Thép tròn trơn 6 Kg 1521–02 TT08 Thép tròn trơn 8 Kg
1521 – 02 TG Thép tròn gai Kg
Công ty sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán. Phương pháp này tương đối phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, khả năng và yêu cầu quản lý của Công ty Nó cho phép phản ánh kịp thời và thường xuyên tình hình sản xuất kinh doanh tại Công ty
3.2.3: Về chứng từ luân chuyển
Cũng như các doanh nghiệp xây lắp khác, Công ty có địa bàn hoạt động, các công trình của Công ty được tiến hành trên khắp các tỉnh, thành cho nên việc thanh toán chứng từ của các đội lên Công ty thường bị chậm chễ là điều không thể tránh khỏi Chứng từ thanh toán chậm dẫn đến việc hạch toán không kịp thời, làm cho khối lượng công việc bị dồn vào một thời điểm có thể dẫn đến những sai sót không đáng có trong công tác hạch toán như: ghi thiếu, ghi nhầm làm ảnh hưởng đến việc cung cấp thông tin cho người quản lý ra quyết định và đồng thời cũng làm ảnh hưởng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Việc luân chuyển chứng từ tại Công ty nhiều khi bị chậm chễ Vì vậy để khắc phục tình trạng này, phòng tài vụ nên có những quy định về thời gian giao nộp chứng từ thanh toán để hạn chế tối thiểu những trường hợp chi phí phát sinh kỳ này nhưng kỳ sau mới được hạch toán hoặc công việc dồn ép vào những ngày cuối tháng Đối với các công trình, Công ty nên điều động nhân viên phòng tài vụ xuống tận công trình để giám sát, kiêểmtra việc ghi chép, cập nhật chứng từ… đảm báo công tác hạch toán được kịp thời và chính xác.
3.2.4: Về sổ kế toán chi tiết
Công ty tổ chức công tác hoạch toán chi tiết vật liệu theo phương pháp thẻ song song phù hợp với đặc điểm vật liệu và đặc điểm ngành xây dựng.Đối với hệ thống sổ chi tiết, được lập trên cơ sở các nhu cầu về quản lý củaCông ty đã đảm bảo quan hệ đối chiếu với sổ tổng hợp, cung cấp những thông tin chi tiết cần thiết cho quản lý Nhìn chung các sổ sách Công ty đang sử dụng đã đáp ứng được yêu cầu quản lý đặt ra, đảm bảo được sự thống nhất về phạm vi và phương pháp tính toán các chỉ tiêu kế toán và các bộ phận có liên quan