LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp đề tài “Thực trạng giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em tại quận Thanh Xuân, Hà Nội” là công trình nghiên cứu của riêng em và nhữn[.]
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp đề tài: “Thực trạng giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em tại quận Thanh Xuân, Hà Nội” là công trình nghiên cứu của riêng em và những kết quả nghiên cứu trong
khóa luận này là hoàn toàn trung thực
Sinh viên
Đặng Thị Thùy Linh
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện khoá luận tốt nghiệp, em đã nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo, hướng dẫn nhiệt tình từ Ban Lãnh đạo trường Đại học Lao động – Xã hội, Phòng Đào tạo, Phòng Công tác sinh viên và tập thể giảng viên khoa Công tác xã hội, các thầy cô đã giảng dạy em trong suốt bốn năm học trên giảng đường Bên cạnh đó, sự tạo điều kiện giúp đỡ của Ban giám hiệu, các cán bộ và giáo viên tại trường tiểu học đã nhiệt tình giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu thực tế tại địa phương Đặc biệt, em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo Th.S Chu Thị Huyền Yến, người đã tận tình chỉ bảo các kiến thức chuyên sâu, mở rộng ý tưởng và tạo thêm nguồn động lực cho em hoàn thành bài khoá luận
của mình một cách tốt nhất.
Trong quá trình nghiên cứu, vì lý do thời gian cũng như kiến thức, kinh nghiệm thực tế còn nhiều hạn chế, em không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến chân thành từ các thầy cô trong Hội đồng và các thầy cô trong khoa Công tác xã hội để bài khoá luận được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 06 năm 2017Sinh viên thực hiện
Đặng Thị Thùy Linh
Trang 3Tiểu họcQuỹ Nhi đồng Liên hiệp quốcXâm hại tình dục
MỤC LỤC
Trang 4DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Trang 5MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Trẻ em là những chủ nhân tương lai, là nguồn nhân lực của mỗi quốc gia Chính vì thế, quan tâm chăm sóc trẻ em luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầu trong chiến lược phát triển con người của mỗi nước Việt Nam là một quốc gia đang trong quá trình phát triển và hội nhập, trong khi đó xu hướng giáo dục thế giới đang quan tâm đến vấn đề giáo dục và trang bị cho thế hệ trẻ các kỹ năng sống, các kỹ năng ứng xử để giải quyết các vấn đề quan hệ xã hội, để tự bảo vệ mình, đồng thời hướng đến môi trường giáo dục sự hòa hợp, hợp tác thân thiện cho trẻ em trên cơ sở các giá trị sống Bởi vậy mà nhu cầu giáo dục cho trẻ em ở Việt Nam trong thời hiện đại là vô cùng cần thiết, đặc biệt khi nói đến việc giáo dục các kỹ năng xã hội Mô hình giáo dục gia đình – nhà trường – xã hội gần như có sự gắn kết chặt chẽ trong quá trình xã hội hóa đối với mỗi cá nhân Một trong những nội dung giáo dục kỹ năng xã hội mà nhà trường coi trọng để đưa vào dạy trẻ ngày nay đó là: Giáo dục giới tính, kỹ năng tự bảo vệ bản thân và phòng tránh nguy cơ bị xâm hại Học để cùng chung sống là một trong những vấn đề then chốt hiện nay của giáo dục Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEFF) – là tổ chức có nhiều công trình nghiên cứu sâu về kỹ năng sống dưới góc độ tồn tại và phát triển của cá nhân đã phân loại kỹ năng sống thành ba nhóm cơ bản, và kỹ năng tự bảo vệ là một trong những kỹ năng thuộc nhóm một Vì vậy, nếu xét dưới góc độ tồn tại và phát triển của cá nhân thì kỹ năng tự bảo vệ là kỹ năng rất cần thiết và quan trọng
Trong giai đoạn hiện nay, bên cạnh những mặt tốt của xã hội được phát triển mạnh song những vấn đề mặt trái của xã hội cũng xuất hiện nhiều ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của mỗi tập thể, cá nhân trong đó có một bộ phận là trẻ em Liên tiếp xuất hiện những vụ việc mà báo chí đưa tin về xâm hại trẻ em, từ thực tế đặc điểm của học sinh tiểu học Các em chưa biết cách giữ gìn thân thể đúng cách cũng như chưa có các kĩ năng tự bảo vệ mình trước những nguy cơ bị xâm hại Thực tế diễn ra xung quanh chúng ta cứ văng vẳng đâu đó
có tin bé gái này, cháu gái nọ đang tuổi tiểu học bị xâm hại… Và hàng năm, số liệu của Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội báo cáo của cả nước là phát hiện hàng ngàn vụ xâm hại tình dục trẻ em Các hiện tượng này không chỉ phản ảnh mặt trái của xã hội mà còn gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh về những lỗ hổng trong công tác giáo dục Những lỗ hổng này tưởng đơn giản nhưng nếu không
có sự chung tay của nhà trường và gia đình thì hậu quả sẽ là mối tiềm tàng rất lớn
Trang 6Trẻ em luôn hiếu kỳ, tò mò và luôn muốn khám phá những điều mới lạ Nhưng lại chưa có kỹ năng để thu thập thông tin, phán đoán những mối nguy hiểm có thể xảy ra với bản thân mình Dạy trẻ kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục giúp trẻ tư duy, phán đoán được những nguy hiểm có thể xảy ra và tìm các tránh xa Hoặc trẻ tự vạch cho mình một khu vực đảm bảo an toàn để khám phá, tìm hiểu mọi thứ Dạy trẻ những kỹ năng phòng chống sẽ giúp trẻ có khả năng xử lí tình huống, biết lên tiếng kêu cứu và tìm đến những sự trợ giúp đúng khi cần Trẻ được trang bị kỹ sẽ tự tin hơn và làm chủ được cuộc sống của mình Bậc học tiểu học là bậc học nền tảng tạo cơ sở cho học sinh phát triển học tiếp các bậc học tiếp theo, vì vậy bên cạnh việc trang bị cho học sinh những vốn kiến thức kỹ năng cơ bản trong học tập, lao động còn cần phải chú ý đến việc rèn kỹ năng sống cho học sinh.
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, các bậc cha mẹ đều hiểu ý nghĩa của câu nói này luôn đúng, nên có nhiều người đều cho rằng việc dạy trẻ kỹ năng phòng chống xâm hại là một trong những việc quan trọng trước thực tế cuộc sống luôn phức tạp và biến đổi không ngừng Sinh con ra, cha mẹ luôn luôn cố gắng để tạo
ra những môi trường an toàn nhất để bao bọc con cái Tuy nhiên trên thực tế vẫn còn không ít những gia đình Việt Nam xao nhãng chức năng của mình Theo guồng quay của xã hội, một số gia đình bố mẹ chỉ quan tâm, mải lo đến việc làm kinh tế mà quên đi việc cần dạy dỗ trẻ Một số gia đình hoàn toàn phó mặc việc dạy dỗ trẻ cho nhà trường
Việc rèn kỹ năng sống nói chung và kỹ năng phòng chống xâm hại nói riêng của các em ở trường tiểu học hiện nay còn thấp và nhiều hạn chế, một phần nguyên do chính là trong tư tưởng của giáo viên và phụ huynh học sinh, chỉ chú trọng vào việc dạy kiến thức chứ không hoàn toàn đề cao việc rèn các kỹ năng xã hội Hầu hết trường học hiện nay ở Việt Nam xem giáo dục giới tính như là một việc nếu bắt buộc thì phải làm Vì tâm thế bắt buộc nên làm hời hợt, thiếu nghiêm túc Mặt khác, do bản thân cha mẹ không nhận thức được các trường hợp nguy cơ cao trẻ bị xâm hại, còn bản thân các em không được nhà trường và cha mẹ trang bị kiến thức để có thể tự bảo vệ mình Chính vì vậy, cần phải đề cao việc giáo dục trang bị kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ
em để các em có thể tự bảo vệ bản thân mình, tránh khỏi những nguy cơ bị xâm hại Đề tài này không những có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có giá trị thực tiễn trong việc nâng cao nhận thức cũng như vai trò của gia đình, nhà trường trong việc giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em Và đó là
lý do em chọn đề tài: “Thực trạng giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em tại quận Thanh Xuân, Hà Nội”.
Trang 72 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
2.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ở nước ngoài
Tác giả Grandy Ron’’O, chuyên gia của tổ chức ECPAT – một tổ chức hoạt động vì mục tiêu chống nạn lạm dụng tình dục ở trẻ em vào những năm 1990 tại
Thái Lan, đã viết trong cuốn sách “ Lạm dụng tình dục ở Trẻ em – nỗi phẫn uất
của cộng đồng/ The rape of innocent”: có một cái gì đó rất nghiêm trọng đang
xảy ra trong xã hội châu Á Và điều nghiêm trọng ấy chính là nạn lạm dụng tình dục trẻ em Cuốn sách của Grandy Ron”O là bức tranh miêu tả sắc nét thực tế đáng sợ mà tất cả chúng ta buộc phải thừa nhận, hàng nghìn trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái trên khắp châu Á đang trở thành nạn nhân của vấn nạn Lạm dụng tình dục Hầu hết các câu chuyện mà Grandy Ron’’O phơi bày trong cuốn sách của mình đều là những câu chuyện chân thật về những đứa bé nghèo, bị lừa, bị bán vào các ổ mại dâm Từ Mianma cho tới Thái Lan, từ Ấn Độ sang đến Pakistan, Bangladesh, từ Philipin cho đến Trung Quốc, Hồng Kông, Ma cao… trong bất
kỳ một nhà chứa nào, chúng ta cũng có thể bắt gặp hình ảnh của những đứa trẻ
đang bị ép phải bán thân, phải trở thành gái mại dâm trong những “sex tour”,
phải trở thành đồ chơi trong những cuộc vui xác thịt của người lớn… Cái kết chung cho những đứa trẻ bị lạm dụng tình dục nếu không phải là HIV/ AIDS thì cũng là sự tàn phế suốt đời về tâm lý, tinh thần Trẻ em bị lạm dụng tình dục hầu như không có cơ hội để trở về với cuộc sống bình thường như bao trẻ em khác Thông qua cuốn sách, Grandy Ron’’O còn gửi tới chúng ta một thông điệp đáng trân trọng: hãy cứu lấy những đứa trẻ này vì trẻ em là tất cả của chúng ta
Năm 2002, nhóm tác giả người Mỹ: Ellen J.Hahn, Urelody Power Noland, MaryKay Rayens, Dawn Myers Christie đã công bố kết quả nghiên cứu của mình về kỹ năng sống và chỉ ra hiệu quả của giáo dục và độ tin cậy của việc thực hiện những chương trình giáo dục kỹ năng sống Tuy nhiên, chương trình mới chỉ dừng lại ở góc độ giáo dục và đánh giá chương trình giáo dục kỹ năng sống chứ chưa có đánh giá về mức độ của từng kỹ năng cụ thể
2.2 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ở trong nước
“Những hậu quả về tâm lý đối với nạn nhân của tội hiếp dâm, hiếp dâm trẻ
em và giải pháp khắc phục”- 2005, một nghiên cứu của tác giả Dương Tuyết
Miên, giảng viên khoa Luật Hình sự, trường Đại học Luật Hà Nội được đăng tải trên Đặc san về Bình đẳng giới, tạp chí Luật học Trong bài viết, tác giả đã đi sâu vào phân tích những tổn hại về mặt tinh thần mà nạn nhân của tội hiếp dâm gặp phải Ngoài sự đau đớn về mặt thể xác, nguy cơ bị lây nhiễm các bệnh tình dục, HIV – AIDS, có thai ngoài ý muốn,…nạn nhân của tội hiếp dâm còn bị
Trang 8chấn thương nghiêm trọng về mặt tinh thần mà shock chỉ là một trong số ít các biểu hiện Tác giả cũng trích dẫn kết quả nghiên cứu của Patricia A.Resick, sau khi bị hiếp dâm có 96% nạn nhân rơi vào trạng thái hoảng sợ, lo lắng và hay giật mình; 92% rơi vào trạng thái sợ hãi, có những rối loạn tâm lý, có vấn đề trong điều chỉnh hành vi về mặt xã hội Theo tác giả thì ở Việt Nam hiện nay chưa có nghiên cứu nào về trạng thái tâm lý của nạn nhân tội hiếp dâm được tiến hành Tuy nhiên những hậu quả là không thể phủ nhận; đặc biệt với những bé gái bị chính người thân trong gia đình xâm hại.
Với đề tài: “Cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng chiến lược bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục trẻ em bị xâm hại tình dục ở nước ta thời kỳ 2000 – 2010”, các chuyên gia của Cục phòng chống tệ nạn xã hội, Bộ Lao động –
Thương binh và Xã hội đã đưa ra những nhận định, đánh giá và quan điểm của mình về cơ sở lý luận cũng như cơ sở thực tiễn trong nước để từ đó xây dựng một chiến lược bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em bị xâm hại tình dục thời kỳ
2000 – 2010 Bằng cách phác họa vắn tắt thực trạng tình hình trẻ em bị xâm hại tình dục ở nước ta hiện nay cũng như thực trạng công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em bị xâm hại tình dục, các chuyên gia đã đề xuất một chiến lược tổng hợp với mục tiêu tổng quát: “Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm và hành động của các cơ quan, chính quyền các cấp, các tổ chức đoàn thể xã hội, trong mỗi gia đình và toàn xã hội để ngăn ngừa, giảm dần và tiến tới giảm thiểu tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục…”
Đề tài luận văn “Phòng ngừa các tội xâm phạm tình dục trên địa bàn thành
phố Hà Nội” của tác giả Lưu Hải Yến đã đi sâu phân tích tình hình tội phạm của
nhóm tội xâm phạm tình dục (bao gồm 7 tội: tội hiếp dâm, tội hiếp dâm trẻ em, tội cưỡng dâm, tội cưỡng dâm trẻ em, tội giao cấu với trẻ em, tội dâm ô với trẻ
em, tội mua dâm người chưa thành niên) trên địa bàn thành phố Hà Nội trong 7 năm (2001- 2007), đưa ra một số nguyên nhân và đề xuất được các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả phòng ngừa tình hình tội phạm phù hợp với đặc điểm cụ thể và yêu cầu phòng ngừa tình hình tội phạm của các tội xâm phạm tình dục trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới
Đề tài “Một số giải pháp rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh tiểu học” của
tác giả Nguyễn Thanh Dũng đã nêu lên những giải pháp để có thể nâng cao kĩ năng sống cho học tiểu học Bài viết đã nêu lên thực trạng thực tế tại trường tiểu học Lê Hồng Phong, Xuân Đông, Cẩm Mỹ, Đồng Nai về vấn đề này Về giáo viên thì đa phần chưa chú tâm đến việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh mà chỉ quan tâm đến kiến thức trong sách vở hay thậm chí là có những giáo viên còn chưa có nắm vững về kĩ năng sống, học sinh thì chỉ học tập thụ động, học
Trang 9những gì thấy cô giảng trong sách vở mà chưa có sự tìm hiểu nhiều về xã hội xung quanh, phụ huynh học sinh đa phần chỉ hướng các con học giỏi kiến thức sách vở, chưa để tâm tới các hoạt động đoàn thể, tập thể cho trẻ Từ thực tế đó, tác giả đã nêu ra những biện pháp để nâng cao kĩ năng sống cho trẻ thông qua những việc cần làm của giáo viên và phụ huynh học sinh Tuy nhiên trẻ em cần phải học hỏi các kĩ năng dần dần cho nên tác giả cũng đã xác định được những
kĩ năng nào là cần thiết phù hợp với lứa tuổi tiểu học Cuối cùng, người viết đã nêu được những kết quả của nghiên cứu sau một năm thực hiện và áp dụng thực
tế tại trường của mình Tuy nhiên đề tài mới chỉ thực hiện nghiên cứu địa điểm
cụ thể tại một trường tiểu học, chưa có sự nhân rộng cùng với đó là mỗi địa phương có một địa điểm xã hội khác nhau nên đề tài này chưa thể áp dụng rộng rãi cho các trường tiểu học khác được Mặt khác đề tài mới chỉ đề cập đến một
số kỹ năng sống cơ bản như kỹ năng tự lập, kỹ năng nhận thức, kỹ năng giao tiếp,… chưa đề cập đến các kỹ năng tự bảo vệ bản thân, kỹ năng phòng chống xâm hại
Sách “Cẩm nang phòng tránh xâm hại cho con – Cha mẹ cần biết trước khi
quá muộn” chủ yếu được biên soạn bởi Tiến sĩ Phạm Thị Thúy Sách cung cấp
những hiểu biết cơ bản về vấn đề XHTD trẻ em, cách dạy trẻ phòng chống XHTD, những việc cần làm khi thấy trẻ có dấu hiệu bị XHTD, tâm sự của những người từng bị XHTD Ngoài ra còn có phần dành cho trẻ em với tựa
“Những bảo bối của Hiệp sĩ TANI – Trẻ em bảo vệ trẻ em!” doTrần Lê Thảo Nhi
và Đào Trung Uyên là những học sinh tiểu học cùng với cố vấn là Tiến sĩ Phạm Thị Thúy cùng tham gia thực hiện cuốn sách này Nội dung chính của cuốn sách giới thiệu những kỹ năng phòng tránh XHTD dành cho bé - với những câu thơ
dễ thuộc, dễ nhớ; nhiều câu chuyện thoát hiểm thiết thực và tranh minh họa sinh động
Chương trình “Bạn hữu trẻ em” được thực hiện trong khuôn khổ Chương trình hợp tác quốc gia giữa Chính phủ Việt Nam và UNICEF giai đoạn 2010 –
2016 Đây là chương trình kết hợp các chương trình giáo dục, phát triển và sống còn của trẻ em, bảo vệ trẻ em và chính sách xã hội của UNICEF hỗ trợ cung cấp các dịch vụ lồng ghép cho trẻ em ở Đồng Tháp, Kon Tum, Ninh Thuận, Điện Biên, An Giang và Thành phố Hồ Chí Minh, giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ, “Kỹ năng từ chối – nói không” vói những cám dỗ trong cuộc sống; trang bị cho trẻ những kỹ năng tự bảo vệ mình trước những nguy cơ như ma túy, lạm dụng tình dục, bóc lột sức lao động,…
Trang 10Bài viết “Giáo dục kỹ năng phòng tránh xâm hại cho trẻ: Đừng để quá
muộn” trên baomoi.com đã nêu lên thực trạng giáo dục kỹ năng này cho trẻ em
Bài viết đã chỉ ra sự chủ quan của bố mẹ trong việc giáo dục trước tình trạng trẻ
em bị xâm hại liên tiếp trong thời gian vừa qua và đưa ra ý kiến trước khi chờ
Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa các chương trình đào tạo kỹ năng vào trong các trường tiểu học thì mỗi nhà trường cũng như các bậc phụ huynh cần phải tự tìm kiếm các chương trình đào tạo kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục để hướng dẫn, giúp đỡ các em
Trên trang báo mạng Vietnamnet.vn có đưa ra bài viết “8 kỹ năng cơ bản tự
bảo vệ bản thân bố mẹ dạy con càng sớm càng tốt” Bài viết nêu lên 8 kỹ năng
mà bố mẹ cần dạy trẻ ngay từ khi còn nhỏ như: không ai được chạm vào vùng kín trên cơ thể bé, tuyệt đối không đi theo người lạ, không được nhận bất cứ thứ
gì từ người lạ, ứng xử khi lạc bố mẹ,… Ngoài việc nói lên tầm quan trọng của việc dạy những kỹ năng này cho trẻ từ sớm thì tác giả còn nêu ra mục đích và cách thức dạy trẻ của bố mẹ với từng kỹ năng khác nhau từ đó trẻ có thể tiếp thu
dễ dàng hơn
Bài viết “Giáo dục giới tính trong gia đình” của Nguyễn Thị Vân Anh cho
rằng trong sự phát triển tình dục, gia đình có vai trò đặc biệt quan trọng, làm sao
để giáo dục giới tính trong gia đình trở thành một việc làm bình thường, tự nhiên như các nội dung giáo dục khác và thật sự đạt hiệu quả trong khi giáo dục giới tính có sự truyền đạt thông tin hai chiều thường xuyên giữa bố mẹ và con cái
Tác giả Thái Bình trong bài viết “ Hơn 1000 trẻ bị xâm hại tình dục mỗi
năm”-2017 trên trang web baomoi.com đã thống kê số trẻ em bị xâm hại tình
dục trong 5 năm (2012-2016) ở Việt Nam Trong bài viết mới chỉ đề cập đến thống kê số trẻ em bị xâm hại tình dục và thực tế xử lý tội phạm xâm hại tình dục còn gặp nhiều khó khăn
Tóm lại, dễ dàng nhận thấy còn có sự thiếu hụt những nghiên cứu khoa học
về mảng đề tài giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại cho trẻ em Mỗi một bài báo, một nghiên cứu chỉ mới dừng lại ở việc phân tích một vài khía cạnh về vấn
đề thực trạng xâm hại tình dục ở trẻ em nói chung, chứ chưa đi sâu vào việc đưa
ra các kiến thức, kỹ năng, phương pháp cụ thể để giáo dục nhận thức, kỹ năng phòng chống cho trẻ em, nhất là trẻ em ở lứa tuổi tiểu học Cùng với tính chất quan trọng của nó, chúng ta thực sự cần quan tâm đi sâu vào nghiên cứu lĩnh vực này
3 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận về giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em tại quận Thanh Xuân, Hà Nội
Trang 11Đánh giá thực trạng giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em tại quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Đề xuất khuyến nghị để nâng cao giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em tại quận Thanh Xuân, Hà Nội
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
Thao tác hóa một số khái niệm công cụ: trẻ em, xâm hại tình dục, xâm hại tình dục trẻ em, kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục, giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục, công tác xã hội
Khảo sát thực trạng giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ
em trên địa bàn quận Thanh Xuân
Phân tích vai trò của công tác xã hội trong giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em
Nghiên cứu và đề xuất những khuyến nghị, giải pháp nhằm phát huy hiệu quả công tác giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em
5 Khách thể nghiên cứu
Công tác giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh tiểu học tại trường tiểu học Đặng Trần Côn và trường tiểu học Phan Đình Giót, quận Thanh Xuân, Hà Nội
6 Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em
Thời gian: từ tháng 4 năm 2017 đến tháng 6 năm 2017
8 Phương pháp nghiên cứu
8.1 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Là phương pháp thu thập thông tin bằng hệ thống các câu hỏi được xếp đặt trên cơ sở các nguyên tắc: tâm lý, logic và theo nội dung nhất định nhằm tạo điều kiện cho người được hỏi thể hiện được quan điểm của mình với những vấn
đề thuộc về đối tượng nghiên cứu và người nghiên cứu thu nhận được các thông tin cá biệt đầu tiên đáp ứng các yêu cầu của đề tài và mục tiêu nghiên cứu Trong
đề tài này, khách thể nghiên cứu của đề tài chủ yếu là các trường tiểu học trên địa bàn quận Thanh Xuân
Trang 12Phạm vi mẫu nghiên cứu: Phát phiếu hỏi cho 20 giáo viên trường TH Đặng Trần Côn và 20 giáo viên trường TH Phan Đình Giót.
8.2 Phương pháp phỏng vấn sâu
Phương pháp phỏng vấn sâu được sử dụng để bổ sung các thông tin định tính cho hệ thống các thông tin định lượng thu thập qua bảng hỏi Các vấn đề trực tiếp thu nhận trong bảng hỏi sẽ được đưa vào trong các cuộc phỏng vấn sâu Đồng thời phỏng vấn 10 giáo viên trường TH Đặng Trần Côn và 10 giáo viên trường TH Phan Đình Giót để thu thập các thông tin về đề tài Thông qua hai hình thức chủ yếu là phỏng vấn sâu có cấu trúc và bán cấu trúc được kết hợp một cách chặt chẽ nhằm tìm kiếm và khai thác thông tin cho đề tài nghiên cứu
8.3 Phương pháp quan sát
Là phương pháp thu thập thông tin quan trọng được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu, được thực hiện qua nhiều giai đoạn, từ giai đoạn khảo sát, thu thập thông tin cho đến tiến hành hỗ trợ và kết thúc
Mục đích của phương pháp này nhằm thấy được thực tiễn việc giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em ở trường học
8.4 Phương pháp xử lý số liệu SPSS
Công tác nghiên cứu đòi hỏi phải điều tra số liệu thực tế tại thời điểm điều tra nhằm tìm hiểu rõ, chính xác nhất về vấn đề Trên cơ sở kết quả của việc điều tra bằng bảng hỏi, người nghiên cứu thực hiện các kỹ năng như làm sạch phiếu hỏi, tổng hợp, mã hóa và xử lý số liệu trên phần mềm SPSS
8.5 Phương pháp phân tích tài liệu
Phương pháp này được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài Người nghiên cứu tiến hành thu thập các tài liệu văn bản cần thiết từ các sở, ban, ngành và các nguồn tin cậy và phù hợp với đối tượng cũng như vấn đề nghiên cứu, tiến hành xem xét các thông tin có sẵn trong tài liệu để có cái nhìn tổng quan về vấn đề Các thông tin được thu thập, sử dụng một cách có chọn lọc và sáng tạo
Trong vấn đề này, người nghiên cứu tìm hiểu và nghiên cứu các tài liệu liên quan tới giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại cho trẻ em tại quận Thanh Xuân
9 Kết cấu của đề tài
Đề tài có kết cấu gồm hai phần chính: Phần mở đầu, phần nội dung Ngoài phần mở đầu, phần nội dung của khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về thực trạng giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em
Trang 13Chương 2: Công tác giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ em tại quận thanh xuân, thành phố hà nội
Chương 3: Kết luận, giải pháp và khuyến nghị
NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC TRẠNG GIÁO DỤC
KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO TRẺ EM
1.1 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài
1.1.1 Khái niệm trẻ em
Theo Hiệp ước về quyền trẻ em của Liên hiệp quốc định nghĩa trẻ em như sau: Mọi con người dưới tuổi 18 trừ khi theo luật có thể áp dụng cho trẻ em, tuổi trưởng thành được quy định sớm hơn
Còn theo từ điển Wikipedia Tiếng Việt thì: Về mặt sinh học, “trẻ em” là con người ở giữa giai đoạn từ khi sinh và tuổi dậy thì Định nghĩa pháp lý về một “trẻ em” nói chung chỉ tới một đứa trẻ, còn được biết tới là một người chưa tới tuổi trưởng thành
Và theo từ điển Tiếng Việt của các tác giả: Vĩnh Lộc, Bảo Đoan, Ngọc Hạnh, Quỳnh Tâm do Nhà xuất bản Thanh Niên phát hành năm 2000 thì “trẻ em” là trẻ con (trang 10390) Và cũng sách này, ở phần giải thích về cụm từ trẻ con là: Đứa trẻ nhỏ tuổi
Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam nêu: “Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi” (Điều 1, Luật Trẻ em,
Số 102/2016/QH13)
Theo từ điển Xã hội học: “Trẻ em là các lứa tuổi trước trưởng thành còn gọi là thiếu nhi Về dân số học, khi nghiên cứu về tái sản xuất dân cư thường lấy tuổi 15 làm ranh giới phân biệt trẻ em với trưởng thành.” (Nguyễn Khắc Viện, 1994)
Trong phạm vi đề tài này có giới hạn đối tượng trẻ em là học sinh tiểu học,
vì vậy có thể đưa ra khái niệm:
Trẻ tiểu học là những trẻ em trong độ tuổi Tiểu học (từ 6 đến 11 tuổi)