1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khảo sát khả năng làm việc của trâu ở Sóc Sơn – Hà Nội pot

5 385 1

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 166,83 KB

Nội dung

khả năng sinh sản và một số bệnh thường gặp của đàn bò lai hướng sữa Laisind x Holstein Friesian ở xã Vĩnh Thịnh Vình Tường – Vĩnh Phúc Reproductive performance and some diseases of cr

Trang 1

khả năng sinh sản và một số bệnh thường gặp của đàn bò lai

hướng sữa (Laisind x Holstein Friesian) ở xã Vĩnh Thịnh

Vình Tường – Vĩnh Phúc Reproductive performance and some diseases of cross–breed (Laisind x Holstein Friesian) in

Vinh thinh commune - Vinh Tuong district of Vinh Phuc province

Mai Thị Thơm

Summary Khả năng sinh sản của đàn bò lai hướng sữa (Laisind x Holstein Friesian) ở xã Vĩnh Thịnh – Vĩnh Tường – Vĩnh Phúc đã đạt được một số chỉ tiêu tương đối tốt như: tuổi phối giống lần đầu (19,80 ± 0,41 và 18,70 ± 0,42 tương ứng F1, F2), tuổi đẻ lứa đầu (31,60 ± 0,42 và 30,30 ± 0,44 tháng tương ứng F1, F2) song hệ số phối còn cao, thời gian động dục lại sau khi đẻ và khoảng cách giữa 2 lứa đẻ còn dài Tỷ lệ mắc bệnh của đàn bò lai hướng sữa vẫn ở mức cao, nhất là bệnh sản khoa và nội khoa (24,67 và 23,43%) trong đó bệnh viêm vú và tiêu chảy chiểm tỷ lệ cao nhất

A servey was caried out to determine reproductive performance of cross – breed raised in Vinh thinh commune – Vinh Tuong district of Vinh Phuc province Results showed that age at first calving was 31,60 ± 0,42 and 30,30 ± 0,44 months respective F1, F2 The estrus time after calving was 78,34 ± 2,75 days at F1 and 87,58 ± 3,48 days at F2 The calving interval was long (466,27; 492,23 days respective F1 and F2) Coefficient of mating was 2,13 and 2,37 respective F1, F2 Diseases rate were high (4,29 – 25,41%) and highest were mastitis, tocology and intermal medincin

Key words: estrus, mastitis, tocology, intermal medincin

1.Đặt vấn đề

Phát triển chăn nuôi bò sữa và sản xuất sữa là một trong những hướng chiến lược ưu tiên trong chương trình phát triển nông nghiệp hiện nay của Việt Nam Quyết định 167-2001/QĐ/TTg của Thủ tướng chính phủ ban hành ngày 26/10/2001 đã tạo ra bước ngoặt mới trong lịch sử phát triển chăn nuôi bò sữa ở nước ta Phong trào chăn nuôi bò sữa phát triển mạnh ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước và một số giống bò sữa cao sản như Holstein Friesian, Jersey được nhập về từ Mỹ và úc Tuy nhiên do một số khó khăn như điều kiện khí hậu không phù hợp, nguồn thức ăn thô xanh của nước

ta còn hạn chế đã kìm hãm sự phát triển của đàn bò, dẫn đến thể trạng kém, tỷ lệ mắc bệnh khá cao và tăng tỷ lệ chết của đàn bò thuần là không tránh khỏi ý thức được vấn đề trên nhiều địa phương ở khu vực ngoại thành Hà Nội và các vùng phụ cận đã nuôi bò lai F1, F2 và F3 nhằm khắc phục những khó khăn, để phát triển đàn bò sữa ổn định và bền vững hơn Nghiên cứu này với mục

đích tìm được nhóm bò lai nào phát huy được tiềm năng di truyền phù hợp với điều kiện khí hậu ở vùng đồng bằng Sông Hồng

2 Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện mục đích của đề tài chúng tôi tiến hành điều tra, theo dõi trên đàn bò cái lai F1, F2

và F3 tại xã Vĩnh Thịnh – Vĩnh Tường – Vĩnh Phúc với một số nội dung sau:

- Khảo sát khả năng sinh sản của đàn bò lai hướng sữa

- Theo dõi một số bệnh thường gặp trên đàn bò sữa

Trang 2

Đề tài sử dụng số liệu thống kê hàng năm của hợp tác xã chăn nuôi bò sữa Vĩnh Thịnh, sổ theo dõi bò sữa của từng hộ gia đình và phỏng vấn trực tiếp các hộ chăn nuôi Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê mô tả, xác định giá trị p bằng cách so sánh giá trị t thực nghiệm

3 Kết quả và thảo luận

3.1 Khả năng sinh sản

Tuổi phối giống lần đầu và tuổi đẻ lứa đầu

Tuổi phối giống lần đầu và tuổi đẻ lứa đầu là các chỉ tiêu quan trọng phản ánh kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng cũng như thời gian gia súc được đưa vào sử dụng Kết quả về các chỉ tiêu này được phản ánh ở bảng 1

Bảng 1 Tuổi phối giống lần đầu và tuổi đẻ lứa đầu của đàn bò lai hướng sữa

Tuổi phối giống lần đầu (tháng) Tuổi đẻ lứa đầu (tháng) Chỉ tiêu

F1 F2 F1 F2

n 32 35 32 35

X ± mx 19,80 ± 0,41 18,70 ± 0,42 31,60 ± 0,42 30,30 ± 0,49

Cv% 12,43 13,51 7,59 9,57

Bảng 1 cho thấy tuổi phối giống lần đầu ở bò F2 sớm hơn bò F1 với mức sai khác (P<0,05) Kết quả này tốt hơn so với kết quả của Tăng Xuân Lưu (1999) khi nghiên cứu trên đàn bò lai hướng sữa tại Ba Vì - Hà Tây là 26,40 và 27,41 tháng, tương ứng với bò F1 và F2 Hiện nay ở các nông hộ chăn nuôi bò sữa ở khu vực ngoại thành Hà Nội và một số vùng phụ cận phối giống lần đầu cho gia súc quá sớm (12-14 tháng), điều này sẽ làm ảnh hưởng lớn tổng sản phẩm của cả đời gia súc

Tuổi đẻ lứa đầu của bò F1 và F2 có sự sai khác (P<0,05) Điều đáng chú ý là nghề chăn nuôi bò sữa ở xã Vĩnh Thịnh còn rất mới, song người dân ở đây đã nhanh nhạy nắm bắt kỹ thuật, do vậy đàn

bò được chăm sóc nuôi dưỡng tốt và được đưa vào sử dụng sớm hơn các vùng khác

Thời gian động dục lại sau khi đẻ, khoảng cách giữa 2 lứa đẻ và hệ số phối

Kết quả về một số chỉ tiêu sinh sản được phản ánh ở bảng 2

Bảng 2 Một số chỉ tiêu sinh sản của đàn bò lai hướng sữa ở xã Vĩnh Thịnh

Thời gian động dục lại sau khi đẻ (ngày)

Khoảng cách giữa hai lứa

đẻ (ngày) Hệ số phối (lần) Chỉ tiêu

F1 F2 F1 F2 F1 F2

n 31 31 30 30 34 34

X ±mx 78,34±2,75 87,58±3,48 466,27±9,63 492,23±9,63 2,13±0,08 2,37±0,11 Cv% 19,53 22,15 10,22 10,71 23,94 27,43

Thời gian động dục lại sau khi đẻ gắn liền với sự phục hồi chức năng các cơ quan sinh dục đồng thời phản ánh được tình trạng sức khoẻ của gia súc trước và sau khi đẻ Thời gian động dục lại sau khi đẻ của F1, F2 có sự sai khác (P<0,05) Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tốt hơn so với thông

Trang 3

báo của Tăng Xuân Lưu (1999) khi nghiên cứu trên đàn bò lai hướng sữa ở Ba Vì - Hà Tây về chỉ tiêu này là: 91,88 và 106,17 ngày tương ứng với F1 và F2

Khoảng cách giữa hai lứa đẻ là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tổng hợp nhất để đánh giá năng suất sinh sản của đàn bò Nếu chỉ tiêu này được rút ngắn thì số bê sinh ra trong một đời bò mẹ, tổng sản phẩm của một đời gia súc tăng lên Kết quả thu được cho thấy khoảng cách giữa hai lứa đẻ của bò F1, F2 ở Vĩnh Thịnh đều khá dài và sự sai khác giữa chúng có ý nghĩa thống kê (P<0,05) Chăn nuôi

bò sữa ở Vĩnh Thịnh là ngành rất mới nên người dân ở đây chưa chăm sóc, nuôi dưỡng đúng kỹ thuật bò sữa ở giai đoạn sau khi đẻ dẫn tới bộ máy sinh dục hồi phục chậm đã kéo dài khoảng cách giữa hai lứa đẻ

Hệ số phối là số lần phối cho 1 lần thụ thai Chỉ tiêu này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: chất lượng tinh dịch, tay nghề của người dẫn tinh, thời điểm phối Kết quả trên cho thấy hệ số phối của bò F1, F2 là 2,13 và 2,37 lần tương ứng và giữa chúng có sự sai khác mức (P<0,05) Lương Anh Dũng(2003) thông báo chỉ tiêu này ở đàn bò lai hướng sữa nuôi tại Đông Anh – Hà Nội là 1,64

Đinh Văn Ngọ (2003) nghiên cứu trên đàn bò lai ở xã Phù Đổng cho biết hệ số phối của bò F1, F2

và F3 đạt các giá trị tương ứng là: 1,78; 2,08; 2,35 lần Như vậy hệ số phối của đàn bò lai ở Vĩnh Thịnh tương đối cao so với kết quả nghiên cứu của Lương Anh Dũng, song lại tương đương với đàn

bò nuôi ở xã Phù Đổng, nơi có môi trường khí hậu tương đương

Tỷ lệ sảy thai đẻ non

Trong chăn nuôi tỷ lệ sảy thai, đẻ non ảnh hưởng trực tiếp đến số bê sinh ra trong một đời bò

mẹ, đến chức năng của cơ quan sinh dục từ đó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi Số liệu về chỉ tiêu này được trình bảy ở bảng 3

Tỷ lệ sảy thai, đẻ non giữa các năm có sự khác nhau và giảm dần qua các năm: chiếm tỷ lệ 9,23% (2001), 7,83% (2002) và đến tháng 6/2003 giảm xuống còn 2,58% Kết quả này cao hơn thông báo của Tăng Xuân Lưu (1999) khi nghiên cứu trên đàn bò lai hướng sữa tại Ba Vì - Hà Tây (3,88%)

Bảng 3 Tỷ lệ sảy thai đẻ non của đàn bò lai hướng sữa ở xã Vĩnh Thịnh

Số bò cái phối có chửa

Số con đẻ ra Sảy thai, đẻ non Năm

3.2 Tỷ lệ mắc bệnh

Trong chăn nuôi một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới số lượng cũng như chất lượng sản phẩm là tình trạng bệnh tật Đối với chăn nuôi bò sữa thì yếu tố này đặc biệt rõ rệt hơn cho nên việc theo dõi, điều trị sớm các bệnh là hết sức quan trọng

Số liệu bảng 4 cho thấy tỷ lệ mắc bệnh của đàn bò sữa ở Vĩnh Thịnh tương đối cao Bệnh sản khoa 24,67%, bệnh nội khoa 23,43%, ký sinh trùng 11,88% và bệnh truyền nhiễm là 10,56% Bệnh sản khoa và bệnh nội khoa chiểm tỷ lệ cao nhất, trong đó bò bị viêm vú và tiêu chảy vẫn chiếm tỷ lệ

Trang 4

khá cao, tương ứng là 12,98 và 20,13% Điều đáng lưu ý ở đây là tỷ lệ bò đẻ sát nhau rất ít so với các vùng khác ( 9,09%)

Bảng 4 Tỷ lệ mắc bệnjh của đàn bò lai F1, F2, F3

Loại bò

Phân tích số liệu bảng 4 chúng tôi nhận thấy tỷ lệ mắc các loại bệnh ở đàn bò F3 luôn cao hơn

đàn bò F1 và F2 với mức sai khác P<0,001 Đặc biệt một số bệnh như: nội khoa, ngoại khoa, truyền nhiễm và kí sinh trùng đều chiểm tỷ lệ rất cao từ 50 – 87,5% Kết quả này chứng tỏ rằng sức đề kháng của đàn bò lai F1 và F2 tốt hơn

4 Kết luận

Khả năng sinh sản của đàn bò lai hướng sữa ở xã Vĩnh Thịnh bước đầu đã đạt được một số chỉ tiêu tương đối khả quan như: tuổi phối lần đầu, tuổi đẻ lứa đầu, song hệ số phối còn cao, thời gian

động dục lại sau khi đẻ và khoảng cách giữa hai lứa đẻ còn dài

Tỷ lệ mắc bệnh của đàn bò lai F1, F2, F3 vẫn ở mức cao, nhất là bệnh sản khoa và nội khoa (24,67 và 23,43%) trong đó bệnh viêm vú và tiêu chảy chiếm tỷ lệ cao nhất (12,98 và 20,13%) Vĩnh Thịnh - Vĩnh Phúc là nơi mới chăn nuôi bò sữa, vì vậy để đạt được hiệu quả kinh tế cao và giảm bớt rủi ro chỉ nên nuôi bò lai F1 và F2

Tài liệu tham khảo

Lương Anh Dũng(2003) Khảo sát khả năng sinh sản, sức sản xuất sữa và thử nghiệm cỏ khô Alfalfa đến năng suất, chất lượng sữa của đàn bò lai hướng sữa nuôi trong nông hộ tại huyện Đông Anh – Hà Nội Báo cáo tốt nghiệp, 2003, trang 63

Tăng Xuân Lưu (1999) Đánh giá một số đặc điểm của đàn bò lai hướng sữa tại Ba Vì - Hà Tây và biện pháp nâng cao khả năng sinh sản của chúng Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp, 1999, trang 78

Đinh Văn Ngọ (2003) Đánh giá khả năng sinh trưởng, sinh sản và sức sản xuất sữa của đàn bò lai Holstein Friesian nuôi tại xã Phù Đổng – Gia Lâm – Hà Nội Báo cáo tốt nghiệp, 2003, trang 56

Ngày đăng: 25/03/2014, 12:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1. Tuổi phối giống lần đầu và tuổi đẻ lứa đầu của đàn bò lai hướng sữa - Khảo sát khả năng làm việc của trâu ở Sóc Sơn – Hà Nội pot
Bảng 1. Tuổi phối giống lần đầu và tuổi đẻ lứa đầu của đàn bò lai hướng sữa (Trang 2)
Bảng 1 cho thấy tuổi phối giống lần đầu ở bò F2 sớm hơn bò F1 với mức sai khác (P&lt;0,05) - Khảo sát khả năng làm việc của trâu ở Sóc Sơn – Hà Nội pot
Bảng 1 cho thấy tuổi phối giống lần đầu ở bò F2 sớm hơn bò F1 với mức sai khác (P&lt;0,05) (Trang 2)
Bảng 3. Tỷ lệ sảy thai đẻ non của đàn bò lai hướng sữa ở xã Vĩnh Thịnh - Khảo sát khả năng làm việc của trâu ở Sóc Sơn – Hà Nội pot
Bảng 3. Tỷ lệ sảy thai đẻ non của đàn bò lai hướng sữa ở xã Vĩnh Thịnh (Trang 3)
Bảng 4. Tỷ lệ mắc bệnjh của đàn bò lai F1, F2, F3 - Khảo sát khả năng làm việc của trâu ở Sóc Sơn – Hà Nội pot
Bảng 4. Tỷ lệ mắc bệnjh của đàn bò lai F1, F2, F3 (Trang 4)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w