1. Trang chủ
  2. » Tất cả

Tiểu luận cao học, Toàn cầu hóa kinh tế và vấn đề chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay. Thành phố Hải Phòng với việc hội nhập kinh tế quốc tế

26 6 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 36,32 KB

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ Cuộc cách mạng khoa học công nghệ diễn ra vào nửa sau thế kỷ XX đã đưa nhân loại tiến những bước dài chưa từng có trong lịch sử, con người đã đạt được những thành tựu lớn lao trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Sự tác động mạnh mẽ của nó đã tạo ra sự phát triển nhảy vọt của lực lượng sản xuất, rút ngắn thời gian, giảm dần ý nghĩa khoảng cách không gian, thúc đẩy phân công lao động quốc tế ngày càng sâu rộng, phát triển nhanh chóng mậu dịch quốc tế, đầu tư và tích tụ tập trung tư bản trên phạm vi toàn cầu, dẫn đến hình thành nền kinh tế thế giới nhất thể hóa, toàn cầu hóa hiện nay. Toàn cầu hóa là một xu hướng nổi trội và do đó đã trở thành môi trường của các cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các nước trên phạm vi toàn thế giới. Mặc dù vậy, giữa các nước và các bộ phận xã hội ở mỗi nước vẫn đang tồn tại sự khác biệt về nhận thức và hành động trước toàn cầu hóa. Có những nhóm xã hội nhìn nhận toàn cầu hóa ở mặt trái của nó nên luôn tìm cách phản đối, trong khi đó lại có nhiều người coi nó là cơ hội mang lại sự tiến bộ cho mình và ra sức tận dụng những mặt tích cực. Nhưng dù thế nào đi nữa, xu thế toàn cầu hóa nói chung và toàn cầu hóa kinh tế nói riêng vẫn là một xu thế tất yếu, nó đã, đang và sẽ chi phối ở các mức độ khác nhau đối với tất cả các lĩnh vực kinh tế và xã hội của hầu hết các nước. Cho đến nay, quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra ở phạm vi ngày càng rộng lớn với tính chất phức tạp. Song, không hẳn mọi quốc gia, mọi người đều nhận thức một cách thấu đáo xu thế này, kể cả những tác động tích cực, cũng như những mâu thuẫn chứa đựng trong chính bản thân nó. Chính vì vậy, chúng ta cần đi sâu nghiên cứu, phân tích để hiểu vấn đề toàn cầu hóa nói chung và toàn cầu hóa kinh tế nói riêng một cách bản chất nhất trên cơ sở sự thống nhất của các nhà khoa học, các chuyên gia kinh tế ở trong nước, trong khu vực và trên thế giới. Từ đó, có cách tiếp cận đúng đắn, khoa học để vận dụng vào thực tiễn và đề ra những chủ trương, đường lối chủ động hội nhập kinh tế quốc tế ở từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương một cách hiệu quả nhất. Từ cách tiếp cận đó, em chọn đề tài tiểu luận “ Toàn cầu hóa kinh tế và vấn đề chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay. Thành phố Hải Phòng với việc hội nhập kinh tế quốc tế ” Do điều kiện thời gian và trình độ nhận thức còn hạn chế nên trong khuôn khổ tiểu luận này, em chỉ đề cập đến những vấn đề bản chất nhất của toàn cầu hóa kinh tế; vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam nói chung và của thành phố Hải Phòng nói riêng, từ đó tìm ra giải pháp thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung tiểu luận được kết cấu làm 3 phần: I Toàn cầu hóa kinh tế và tác động của nó tới quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. II Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. III Thành phố Hải Phòng với việc hội nhập kinh tế quốc tế.

Trang 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ diễn ra vào nửa sau thế kỷ XX đãđưa nhân loại tiến những bước dài chưa từng có trong lịch sử, con người đã đạtđược những thành tựu lớn lao trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Sự tác độngmạnh mẽ của nó đã tạo ra sự phát triển nhảy vọt của lực lượng sản xuất, rút ngắnthời gian, giảm dần ý nghĩa khoảng cách không gian, thúc đẩy phân công laođộng quốc tế ngày càng sâu rộng, phát triển nhanh chóng mậu dịch quốc tế, đầu

tư và tích tụ tập trung tư bản trên phạm vi toàn cầu, dẫn đến hình thành nền kinh

tế thế giới nhất thể hóa, toàn cầu hóa hiện nay

Toàn cầu hóa là một xu hướng nổi trội và do đó đã trở thành môi trườngcủa các cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các nước trên phạm vi toàn thế giới Mặc

dù vậy, giữa các nước và các bộ phận xã hội ở mỗi nước vẫn đang tồn tại sựkhác biệt về nhận thức và hành động trước toàn cầu hóa Có những nhóm xã hộinhìn nhận toàn cầu hóa ở mặt trái của nó nên luôn tìm cách phản đối, trong khi

đó lại có nhiều người coi nó là cơ hội mang lại sự tiến bộ cho mình và ra sức tậndụng những mặt tích cực Nhưng dù thế nào đi nữa, xu thế toàn cầu hóa nóichung và toàn cầu hóa kinh tế nói riêng vẫn là một xu thế tất yếu, nó đã, đang và

sẽ chi phối ở các mức độ khác nhau đối với tất cả các lĩnh vực kinh tế và xã hộicủa hầu hết các nước

Cho đến nay, quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra ở phạm vi ngày càng rộnglớn với tính chất phức tạp Song, không hẳn mọi quốc gia, mọi người đều nhậnthức một cách thấu đáo xu thế này, kể cả những tác động tích cực, cũng nhưnhững mâu thuẫn chứa đựng trong chính bản thân nó Chính vì vậy, chúng tacần đi sâu nghiên cứu, phân tích để hiểu vấn đề toàn cầu hóa nói chung và toàncầu hóa kinh tế nói riêng một cách bản chất nhất trên cơ sở sự thống nhất củacác nhà khoa học, các chuyên gia kinh tế ở trong nước, trong khu vực và trên thếgiới Từ đó, có cách tiếp cận đúng đắn, khoa học để vận dụng vào thực tiễn và

Trang 2

đề ra những chủ trương, đường lối chủ động hội nhập kinh tế quốc tế ở từngngành, từng lĩnh vực, từng địa phương một cách hiệu quả nhất.

Từ cách tiếp cận đó, em chọn đề tài tiểu luận “ Toàn cầu hóa kinh tế và vấn đề chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay Thành phố Hải Phòng với việc hội nhập kinh tế quốc tế ”

Do điều kiện thời gian và trình độ nhận thức còn hạn chế nên trong khuônkhổ tiểu luận này, em chỉ đề cập đến những vấn đề bản chất nhất của toàn cầuhóa kinh tế; vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam nói chung và củathành phố Hải Phòng nói riêng, từ đó tìm ra giải pháp thúc đẩy quá trình hộinhập kinh tế quốc tế

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung tiểu luận được kết cấu làm

3 phần:

I/ Toàn cầu hóa kinh tế và tác động của nó tới quá trình hội nhập kinh tếquốc tế

II/ Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam

III/ Thành phố Hải Phòng với việc hội nhập kinh tế quốc tế

Trang 3

NỘI DUNG

I/ TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ TỚI QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

1 Khái niệm và bản chất của toàn cầu hóa

Thuật ngữ “Toàn cầu hóa ” (globalisation) được George Modelski lần đầu

tiên đưa ra vào năm 1972 trong tác phẩm “ Principle of the World Politics”, cho

đến nay nó được sử dụng rất rộng rãi Toàn cầu hóa, mà trước hết và về thựcchất là toàn cầu hóa kinh tế, đang trở thành một đặc trưng chủ yếu của sự pháttriển thế giới Tuy nhiên, có rất nhiều quan niệm khác nhau về toàn cầu hóa kinh

tế đã được các tổ chức đưa ra

Theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD): “Toàn cầu hóa là sựvận động tự do của các yếu tố sản xuất nhằm phân bổ tối ưu các nguồn lực trênphạm vi toàn cầu là một quá trình ly tâm và là một lực lượng kinh tế vĩ mô,toàn cầu hóa rút ngắn khoảng cách kinh tế không những giữa các nước và khuvực, mà còn giữa các tác nhân kinh tế với nhau Toàn cầu hóa cũng có khuynhhướng làm mất sự ổn định của các tổ chức độc quyền nhóm đã được thiết lậpbằng cách làm thay đổi các “luật chơi” của cuộc đấu tranh giữa các doanhnghiệp để chiếm lợi thế cạnh tranh trên các thị trường quốc gia cũng như thế

giới” (Tạp chí Thế giới ngoại giao - Pháp, số 7-1997).

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã định nghĩa toàn cầu hóa như là “sự phụthuộc lẫn nhau về kinh tế ngày càng tăng lên của tổng thể các nước trên toàn thếgiới, do việc gia tăng khối lượng và sự đa dạng trao đổi xuyên biên giới các sảnphẩm và dịch vụ cũng như do các luồng vốn quốc tế đồng thời với việc phổ biến

công nghệ ngày càng rộng khắp” (Tạp chí Thế giới ngoại giao - Pháp, số 1997).

7-Mặc dù có những quan niệm không giống nhau về toàn cầu hóa kinh tế,nhưng vẫn có những nét chung nhất, đó là thừa nhận mối quan hệ qua lại củacác hoạt động kinh tế hiện nay đã bao trùm gần như tất cả các nước, mang tính

Trang 4

toàn cầu Các dòng hàng hóa, dịch vụ, vốn và nhân lực đang dịch chuyển từnước này đến nước khác ngày càng mạnh, càng tự do hơn; tính chất của sự phụthuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ở tầm quốc tế và trong hợp tác quốc tế cũngđạt cấp độ mới.

Từ tập hợp các quan niệm về toàn cầu hóa kinh tế, Hội thảo “Hội nhập

kinh tế quốc tế - những vấn đề lý luận và thực tiễn” đã ra khái niệm: “ Toàn cầu

hóa về kinh tế là một quá trình phát triển kinh tế của các nước trên thế giới

và các quan hệ kinh tế quốc tế vượt biên giới quốc gia, hướng tới phạm vi toàn cầu, trong đó hàng hóa, vốn, tiền tệ, thông tin, lao động vận động thông thoáng; mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia và khu vực được vận hành theo “luật chơi” chung được xác lập giữa các thành viên trong cộng đồng quốc tế; sự phân công hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng; tính xã hội hóa của sản xuất ngày càng tăng; các nền kinh tế ngày càng có quan hệ mật thiết với nhau và tùy thuộc lẫn nhau”

Biểu hiện của quá trình toàn cầu hóa kinh tế thể hiện:

Một là, sự gia tăng của luồng giao lưu quốc tế về thương mại, đầu tư, vốn,

tài chính, công nghệ, dịch vụ, nhân công

Hai là, sự gia tăng liên kết toàn cầu, làm rút ngắn khoảng cách giữa các

quốc gia, tạo nên sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng chặt chẽ, trước hết về sảnxuất và thị trường nhờ tính năng động của thương mại, của sự lưu thông vốn vàcông nghệ

Ba là, nền kinh tế của các nước trên thế giới ngày càng mở cửa và hội nhập

với nhau Sự phát triển của kinh tế các nước trên thế giới và sự vận động củatoàn bộ nền kinh tế thế giới ngày càng ảnh hưởng và chế ước lẫn nhau

Toàn cầu hóa kinh tế là bước phát triển cao của quá trình quốc tế hóa kinh

tế - đã hình thành và phát triển qua một chặng đường lịch sử khá dài, nó bắtnguồn từ sự phát triển của lực lượng sản xuất, từ tính chất xã hội hóa sản xuấttrên phạm vi quốc tế

Trang 5

Phải nói rằng giai đoạn trước khi Chủ nghĩa tư bản ra đời đã có những yếu

tố mầm mống của xu thế toàn cầu hóa, đó là giao lưu buôn bán giữa các xã hộiPhong kiến với nhau Tuy nhiên chưa đủ yếu tố để cho rằng xu thế toàn cầu hóa

đã được xác lập ở giai đoạn này, bởi vì những mối giao lưu quốc tế chủ yếu làthương mại ở quy mô nhỏ, đơn giản trên một phạm vi địa lý giới hạn mang tínhkhu vực Chỉ sau khi có những phát kiến vĩ đại về địa lý và những tiến bộ kỹthuật hàng hải ở thế kỷ XV, XVI đã giúp các nước trên mọi châu lục thôngthương với nhau bằng đường biển xuyên đại dương Đồng thời với nó là sựchiến thắng của Chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu với nền sản xuất đại công nghiệpthì khi đó xu thế toàn cầu hóa mới thực sự biểu hiện rõ ràng Chủ nghĩa tư bảncàng lớn mạnh thì xu thế toàn cầu hóa càng gia tăng Sự phát triển của xu thếnày qua các giai đoạn lịch sử theo chiều hướng ngày càng sâu rộng hơn đạt đếnnhững thang bậc cao hơn

Chính vì vậy, ta có thể nói rằng toàn cầu hóa không phải là một vấn đề

hoàn toàn mới Trong “Tuyên ngôn Đảng cộng sản”, Mác và Ăngghen đã nhận

định: “Đại công nghiệp đã tạo ra thị trường thế giới thị trường thế giới thúcđẩy cho thương nghiệp, hàng hải, những phương tiện giao thông phát triển mauchóng lạ thường Sự phát triển này tác động trở lại việc mở rộng công nghiệp;

mà công nghiệp, thương nghiệp, hàng hải, đường sắt càng phát triển thì giai cấp

tư sản càng lớn lên, làm tăng những tư bản của họ lên và đẩy các giai cấp dothời Trung cổ để lại, xuống phía sau”

“Vì bị luôn luôn thúc đẩy bởi nhu cầu về các nơi tiêu thụ sản phẩm, giaicấp tư sản xâm lấn khắp toàn cầu Nó phải xâm nhập vào khắp nơi, trụ lại ởkhắp nơi và thiết lập những mối liên hệ ở khắp nơi

Qua khai thác thị trường thế giới, giai cấp tư sản đã làm cho sản xuất vàtiêu dùng của tất cả các nước mang tính chất thế giới ”

Sự phát triển của toàn cầu hóa được diễn ra thành nhiều giai đoạn, trong đó

có những giai đoạn cơ bản:

Trang 6

- Từ nửa cuối thế kỷ XIX đến trước Chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra, xuthế toàn cầu hóa gắn liền với sự bành trướng thị trường của các nước tư bản chủnghĩa, đặc biệt thông qua xâm chiếm, giành giật thuộc địa.

- Từ Chiến tranh thế giới thứ nhất đến cuối những năm 40 thế kỷ XX, việctranh giành thị trường và thuộc địa đã dẫn đến hai cuộc chiến tranh thế giớitrước hết là những biểu hiện của toàn cầu hóa Nói về Chủ nghĩa tư bản thời kỳ

đó chúng ta không thể không nói đến những đặc trưng mà Lênin đã nêu trong

tác phẩm “Chủ nghĩa đế quốc, giai đoạn tột cùng của Chủ nghĩa tư bản”:

+ Tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền

+ Các ngân hàng và vai trò mới của chúng

+ Tư bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chính

+ Xuất khẩu tư bản

+ Sự phân chia thế giới giữa các tập đoàn tư bản

+ Phân chia lại thế giới giữa các cường quốc

Chính từ đó, sự ra đời của giai cấp công nhân trên toàn thế giới, sự liên kếtgiữa giai cấp công nhân, nhân dân lao động các nước tư bản với phong trào đấutranh của các dân tộc bị áp bức, sự ra đời của các nước xã hội chủ nghĩa cũngthuộc phạm trù toàn cầu hóa

Tuy nhiên, nhìn từ góc độ kinh tế, xu thế toàn cầu hóa trong giai đoạn này

có sự suy giảm bởi các tác động nặng nề của hai cuộc chiến tranh thế giới vàcuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933) và sự bùng nổ trở lại của xu thếnày từ thập niên 50 đến nửa cuối thập niên 70 của thế kỷ XX Vào cuối thậpniên 70 đến cuối thập niên 80 thế kỷ XX, xu thế toàn cầu hóa lại có phần lắngxuống do tác động của khủng khoảng dầu lửa - kinh tế

- Từ cuối những năm 1980, toàn cầu hóa lại phát triển mạnh mẽ cùng vớiviệc kết thúc chiến tranh lạnh và sự tan rã của hệ thống Xã hội chủ nghĩa Xu thếhòa bình, hợp tác để phát triển trở thành xu thế chủ đạo của quan hệ quốc tế Cácyếu tố tác động đến sự gia tăng xu thế toàn cầu hóa, đó là: cuộc cách mạng khoa

Trang 7

học-công nghệ từ cuối thập kỷ 70, sự quốc tế hóa hoạt động sản xuất kinhdoanh, chính sách tự do hóa của các nước, trong đó đặc biệt là vai trò của cácnước bá quyền và các nước tư bản chủ nghĩa phát triển phương Tây.

Xét về bản chất của toàn cầu hóa kinh tế:

Một là, toàn cầu hóa kinh tế có bản chất khách quan, gắn liền với xu thế

vận động, phát triển khách quan của nền sản xuất xã hội, là kết quả tất yếu của

sự phát triển của lực lượng sản xuất

Tính khách quan của toàn cầu hóa kinh tế được quy định bởi tính tất yếukhách quan của quá trình quốc tế hóa kinh tế, khởi đầu là lĩnh vực buôn bánthương mại được quốc tế hóa (ví dụ: Hiệp định chung về thuế quan và thươngmại - GATT), sau đó lan sang các lĩnh vực khác, như thừa nhận và tham gia vàocác tổ chức tài chính quốc tế: Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế(IMF), và có bước phát triển mới như hình thành Tổ chức Thương mại thế giới(WTO): quốc tế hóa sản xuất và đầu tư

Hai là, toàn cầu hóa gắn liền với sự bành trướng của Chủ nghĩa tư bản và

hiện đang bị Chủ nghĩa tư bản, nhất là các nước tư bản phát triển chi phối, lợidụng để phục vụ cho mục đích của họ Hay nói cách khác, toàn cầu hóa kinh tếhiện nay đang trong quỹ đạo của Chủ nghĩa tư bản

Nhìn lại lịch sử quá trình toàn cầu hóa qua các thời kỳ cho thấy, ở thời kỳChủ nghĩa tư bản thống trị toàn thế giới, thì quá trình quốc tế hóa chịu sự chiphối hoàn toàn bởi các tập đoàn tư bản Song, trong thời kỳ hệ thống Xã hội chủnghĩa còn tồn tại, quốc tế hóa kinh tế bị chi phối bởi sự hợp tác và đấu tranhgiữa hai hệ thống kinh tế thế giới: Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa Saukhi Liên Xô và Đông Âu tan rã, tương quan lực lượng thay đổi, toàn cầu hóakinh tế được thúc đẩy bởi ý đồ chủ quan của những kẻ nắm các lực lượng kinh

tế hùng hậu nhất Tư bản phương Tây đứng đầu là Mỹ dưới chiêu bài bình đẳng,

tự do đã luôn áp đặt Chủ nghĩa bá quyền về kinh tế, tài chính, kỹ thuật có lợicho các nước giàu Họ thúc đẩy tự do hóa mậu dịch, phá vỡ hàng rào mậu dịch

Trang 8

của các nước, ép buộc các nước thực hiện “mô hình kinh tế tự do” kiểu phương

Tây Nhưng lại miễn cưỡng, trì hoãn mở cửa thị trường của nước mình cho cácnước khác Toàn cầu hóa kinh tế thực chất là buộc các nước ở các nấc thangphát triển rất khác nhau phải chấp nhận quy chế và quy tắc kinh tế quốc tế docác nước lớn phương Tây, đứng đầu là Mỹ quy định

Mặt khác, các nước này đã sử dụng những công cụ do họ thiết lập là các tổchức kinh tế, tài chính, thương mại (WB, IMF, WTO ) để thao túng các nướckhác và dùng lực lượng chính, đó là các công ty xuyên quốc gia để vận hành nềnkinh tế thế giới

Tóm lại, toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế khách quan lôi cuốn ngày càng

nhiều nước tham gia Xu thế này đang bị một số nước lớn và các tập đoàn kinh

tế tư bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tíchcực, vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác, vừa có đấu tranh

2 Những nhân tố làm nảy sinh và thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa kinh tế

Có thể thấy những nhân tố chính làm nảy sinh và thúc đẩy quá trình toàncầu hóa kinh tế trong giai đoạn hiện nay đó là:

Thứ nhất, bắt nguồn từ sự phát triển của lực lượng sản xuất, từ tính chất xã

hội hóa sản xuất trên phạm vi toàn thế giới

Thứ hai, sự phát triển của khoa học kỹ thuật qua nhiều thời đại, đặc biệt sự

phát triển như vũ bão của khoa học-công nghệ từ nửa cuối thế kỷ XX, với sựbùng nổ của công nghệ thông tin, hệ thống Internet thúc đẩy quá trình toàn cầuhóa ngày càng sâu rộng

Thứ ba, sự hình thành mạng lưới sản xuất quốc tế và vai trò ngày càng tăng

của các công ty xuyên quốc gia - lực lượng xung kích thúc đẩy toàn cầu hóa kinh tế

Thứ tư, sự tan rã của hệ thống các nước Xã hội chủ nghĩa đã làm cho các

nước phải thay đổi tư duy kinh tế và hầu hết các nước hiện nay đều chủ trương

Trang 9

hội nhập vào nền kinh tế thế giới Do vậy, tính toàn cầu của nền kinh tế ngàycàng gia tăng.

Thứ năm, các tổ chức kinh tế, tài chính, thương mại quốc tế ra đời là kết

quả của quá trình toàn cầu hóa kinh tế, song, đến lượt mình, chúng trở thànhnhân tố thúc đẩy mạnh mẽ quá trình toàn cầu hóa kinh tế

Thứ sáu, từ sự phát triển kinh tế đã nảy sinh những vấn đề toàn cầu như:

chiến tranh, môi trường, thiên tai, dịch bệnh, tội phạm ma túy, di dân đòi hỏicác nước không thể khoanh tay đứng nhìn, mà cần phải có sự hợp tác toàn cầumới có thể giải quyết được

3 Tác động của toàn cầu hóa

Toàn cầu hóa là một quá trình đầy mâu thuẫn, nó có mặt tích cực nhưngđồng thời cũng có mặt tiêu cực:

* Tác động tích cực: Toàn cầu hóa kinh tế có tác động to lớn đối với sự

phát triển kinh tế của các nước trên thế giới, thể hiện trên một số mặt sau:

Một là, toàn cầu hóa kinh tế thúc đẩy nhanh, mạnh sự phát triển và xã hội

hóa lực lượng sản xuất, đưa lại tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, (Vào nửa đầu thế

kỷ XX, GDP của thế giới tăng 2,7 lần; đến nửa cuối thế kỷ tăng 5,2 lần) Mặtkhác, góp phần chuyển biến cơ cấu kinh tế thế giới, làm tăng tỷ trọng hàng chếtác và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế thế giới

Hai là, toàn cầu hóa làm tăng thêm sự phụ thuộc và tác động lẫn nhau giữa

các nền kinh tế Kinh tế mỗi nước có thể trở thành một bộ phận của kinh tế toàncầu Việc giao lưu, trao đổi hàng hóa, dịch vụ diễn ra thông thoáng, có lợi cho

sự phát triển của các nước Việc phân bổ các nguồn lực trên thế giới hợp lý và

có hiệu quả hơn

Ba là, dưới tác động của toàn cầu hóa, những thành tựu khoa học-công

nghệ được chuyển giao nhanh chóng và ứng dụng rộng rãi, qua đó các nước đisau có điều kiện tiếp cận để phát triển rút ngắn

Trang 10

Bốn là, toàn cầu hóa gây sức ép mạnh về cạnh tranh đối với mỗi nền kinh

tế, mỗi doanh nghiệp, nó làm thay đổi cách nghĩ, cách làm của mỗi nước, mỗinhà sản xuất kinh doanh

Năm là, cùng với sự phát triển kinh tế, trình độ giáo dục của các tầng lớp

nhân dân sẽ được nâng lên, sự giao lưu về kinh tế, văn hóa giữa các nước sẽđược đẩy mạnh Toàn cầu hóa kinh tế góp phần vào sự nâng cao dân trí, làm chocác dân tộc xích lại gần nhau Đồng thời, như một hệ quả tất yếu, toàn cầu hóakinh tế đã tạo ra một cuộc tập hợp lực lượng rộng rãi trên phạm vi toàn cầu, đấutranh cho sự công bằng và tiến bộ xã hội

Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích to lớn mà toàn cầu hóa kinh tế mang lạicho tất cả các quốc gia, thì các nước trên thế giới cũng đang đứng trước nhữngnguy cơ, những mặt trái của nó

* Tác động tiêu cực:

Một là, toàn cầu hóa kinh tế tạo ra sự phân phối lại của cải theo hướng có

lợi cho các nước giàu, làm cho khoảng cách giàu nghèo giữa các nước ngàycàng rộng ra

Cụ thể: trong 50 năm qua tỷ trọng thu nhập của 20% dân số nghèo nhấttrong tổng thu nhập thế giới đã giảm từ 2,3% xuống còn 1,4%, trong khi đó cổphần của 20% dân số giàu nhất thế giới tăng từ 70% lên 85%; thu nhập của 358triệu phú đô la trên thế giới hàng năm cao hơn thu nhập của 45% cư dân nghèonhất (tức 2,6 tỷ người)

Chênh lệch khoảng cách về GDP bình quân đầu người giữa các nước giàunhất và những nước nghèo nhất đầu những năm 1960 là 31/1; đầu những năm

1990 là 61/1; đến nay là 74/1

Mặt khác, ngay bên trong mỗi nước, kể cả những cường quốc phát triểnnhất, toàn cầu hóa kinh tế cũng đào sâu những bất bình đẳng giữa các tầng lớpdân cư Nó làm tăng thêm những cách biệt về thu nhập, khả năng mất an toàn về

Trang 11

việc làm Điều đó đã giải thích nguồn gốc phong trào đấu tranh phản đối toàncầu hóa của nhân dân các nước này.

Hai là, nền kinh tế toàn cầu là nền kinh tế dễ bị chấn thương, sự trục trặc ở

một khâu có thể lan nhanh ra phạm vi toàn cầu Điều đó được chứng minh ởcuộc khủng hoảng tài chính-tiền tệ Đông Nam Á 1997

Ba là, toàn cầu hóa kinh tế làm xói mòn quyền lực nhà nước, dân tộc, làm

cho quyền lực của các công ty xuyên quốc gia không ngừng tăng lên Đặc biệtđối với các quốc gia nhỏ yếu rất dễ bị xâm thực, chủ quyền kinh tế gắn với lợiích đất nước dễ bị xâm phạm

Bốn là, nếu không có biện pháp đúng đắn sẽ dẫn đến tài nguyên thiên nhiên

bị khai thác cạn kiệt, lãng phí; môi trường sinh thái bị suy thoái nghiêm trọng

Đó là nguyên nhân gây ra những hiện tượng thiên tai tàn khốc mà loài ngườiphải gánh chịu (như: động đất sóng thần, bão lũ, )

Năm là, toàn cầu hóa kinh tế, khoa học-công nghệ cũng kéo theo cả sự

truyền bá nền văn hóa phi nhân bản, không lành mạnh, làm băng hoại đạo đức,xâm hại bản sắc văn hóa dân tộc và nguy cơ đánh mất độc lập tự chủ của mỗiquốc gia Toàn cầu hóa cũng làm cho một số vấn đề tiêu cực trở nên quốc tếhóa, như: tội phạm xuyên quốc gia, buôn bán ma túy, mại dâm, chủ nghĩa khủng

bố, bệnh dịch

Như vậy có thể thấy, xu thế toàn cầu hóa kinh tế tác động sâu sắc tới mốiquan hệ quốc tế và quá trình hội nhập kinh tế của các nước, trong đó có ViệtNam, biểu hiện ở chỗ các nước đều mở cửa nền kinh tế để đẩy mạnh xuất khẩu,tranh thủ vốn, công nghệ, trình độ quản lý tiến tiến, thiết lập các quan hệ songphương, đa phương Đối với các nước tư bản phát triển, mục tiêu của họ là lợinhuận và tìm cách chi phối, khống chế thị trường thế giới, cải biến kinh tế cácnước khác theo quỹ đạo của Chủ nghĩa tư bản Đối với các nước dân tộc chủnghĩa, hội nhập để có điều kiện phát triển, thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu Còn cácnước định hướng Xã hội chủ nghĩa, chủ động hội nhập kinh tế để tranh thủ

Trang 12

những mặt có lợi trên thị trường thế giới, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tếtheo định hướng Xã hội chủ nghĩa, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triểnkinh tế so với các nước phát triển.

II/ CHỦ ĐỘNG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

1 Chủ trương và các bước đi của Việt Nam trong quá trình hội nhập

Không phải đến giai đoạn này chúng ta mới đặt ra yêu cầu hội nhập kinh tếquốc tế, mà ngay từ những năm 70 của thế kỷ XX, nước ta đã gia nhập Hội đồngtương trợ kinh tế (SEV), tham gia Phong trào không liên kết, Nhóm 77, Liên Hợp Quốc, mà một trong những nội dung căn bản là đấu tranh cho một trật

tự kinh tế thế giới công bằng Mặc dù thời gian này, các thế lực thù địch thựchiện chính sách bao vây cấm vận về kinh tế, cô lập về chính trị đối với nước ta,song, chúng ta đã ra sức thúc đẩy quan hệ hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với cácnước tư bản chủ nghĩa

Với đường lối đổi mới kinh tế được Đảng ta đề ra tại Đại hội Đảng toàn

quốc lần thứ VI (1986) về phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong đó đề cập đến quan hệ kinh tế đối ngoại.

Đại hội Đảng VII(1991), trước yêu cầu cấp bách của tình hình quốc tế và

kinh tế trong nước, Đảng ta xác định “Đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại với phương châm: Việt Nam sẵn sàng là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”, đánh dấu bước

mở đầu trong tiến trình hội nhập kinh tế của Việt Nam

Tháng 6/1991, Nghị quyết Trung ương 3 khóa VII về chính sách đối ngoại

và kinh tế đối ngoại xác định: “Cố gắng khai thông quan hệ với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế, mở rộng hợp tác với các tổ chức khu vực, trước hết là ở Châu Á - Thái Bình Dương”.

Khẳng định sự đúng đắn của đường lối đó, Đại hội VIII (1996) của Đảng

tiếp tục chủ trương mở rộng kinh tế đối ngoại “Chủ động tham gia cộng đồng

Trang 13

thương mại thế giới, các diễn đàn, các tổ chức, các định chế quốc tế một cách chọn lọc, với bước đi thích hợp” Nghị quyết Trung ương 4 khóa VIII đề ra nhiệm vụ: Tích cực chủ động thâm nhập và mở rộng thị trường quốc tế; tiến hành khẩn trương, vững chắc việc đàm phán Hiệp định thương mại với Mỹ; gia nhập APEC và WTO; có kế hoạch cụ thể chủ động thực hiện cam kết trong khuôn khổ AFTA.

Đại hội Đảng IX nhấn mạnh chủ trương: “Chủ động hội nhập kinh tế quốc

tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường”.

Như vậy đến đây, Đảng ta đã chính thức đưa ra quan điểm về chủ động hộinhập kinh tế quốc tế và xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ

Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế được hiểu là tham gia hội nhập một cách

có ý thức, có chủ đích, có kế hoạch và lộ trình cụ thể; Chủ động lựa chọn các tổchức tham gia và các đối tác để hợp tác; Chủ động điều chỉnh luật pháp, chínhsách cho phù hợp với “luật chơi chung”; Chủ động tổ chức sản xuất và điềuhành nền kinh tế nhằm nâng cao không ngừng khả năng cạnh tranh trên thịtrường trong nước và thị trường quốc tế; Chủ động lựa chọn phương thức thựchiện các cam kết Tóm lại, tính chủ động được thể hiện trong việc “chọn sânchơi” và “cách chơi” theo “luật chơi” chung

Về xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đó không phải là phát triển nềnkinh tế khép kín, tự cung tự cấp mà là một nền kinh tế không bị lệ thuộc vàonước khác, vào một tổ chức quốc tế nào đó về đường lối, chính sách phát triểnkinh tế, vào những điều kiện kinh tế, chính trị mà người khác áp đặt cho mìnhtrong quan hệ song phương, đa phương hoặc tiếp nhận viện trợ Trước nhữngchấn động của thị trường, của khủng hoảng kinh tế, tài chính từ bên ngoài, về cơbản vẫn giữ được sự ổn định của nền kinh tế quốc gia và định hướng xã hội chủnghĩa của sự phát triển Trước sự bao vây, cô lập và chống phá về kinh tế, chính

Ngày đăng: 24/01/2023, 23:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w