1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tiểu luận môn kinh tế quốc tế đề tài thương mại sau hội nhập kinh tế quốc tế tình huống ngành dệt may việt nam và câu chuyện hội nhập quốc tế

12 23 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 299,96 KB

Nội dung

Tầm quan trọng của ngành dệt may trong nền kinh tế Việt Nam, chính sách thương mại và các rào cản kỹ thuật sau hội nhập FTA 1.1.. Tầm quan trọng của ngành dệt may trong nền kinh tế Việt

Trang 1

ĐẠI HỌC UEH TRƯỜNG KINH DOANH KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ QUỐC TẾ

Đề tài: Thương mại sau hội nhập kinh tế quốc tế Tình huống: Ngành dệt may Việt Nam và câu chuyện hội nhập quốc tế

Mã lớp học phần: 21C1ECO50100802

Giảng viên: Nguyễn Hữu Lộc

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Võ Ánh Minh

Lớp: KM001

Mã số sinh viên: 31201021885

Tp Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 11, năm 2021

Trang 2

MỤC LỤC

Lời nói đầu ……… 3 Nội dung chính

1 Tầm quan trọng của ngành dệt may trong nền kinh tế Việt Nam, chính sách thương mại và các

rào cản kỹ thuật sau hội nhập FTA

1.1 Tầm quan trọng của ngành dệt may……… 3

1.2 Chính sách thương mại……… 3

1.3 Các rào cản kỹ thuật sau hội nhập FTA……… 4

2 Ngành dệt may trước các rào cản kỹ thuật

2.1 Quá trình phát triển của ngành dưới sự tác động của các rào cản kỹ thuật……… 4

2.2 Cơ hội, thách thức trong ngắn hạn và dài hạn……… 5

2.3 Ý nghĩa thực tiễn và giải pháp cụ thể……… 5

3 Kết luận

3.1 Nội dung chính……… 6

3.2 Khuyến nghị và đề xuất nghiên cứu mở rộng……… 6

Trang 3

Nguồn tham khảo ……… 6

Lời nói đầu

Trong những năm gần đây, nhờ vào tác động tích cực của các hiệp định thương mại tự do được

kí kết, như: AFTA, ACFTA, AKFTA, CPTPP… sản lượng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam

tăng vượt bật, đứng thứ 56 thế giới theo chỉ số ECI năm 2019 Đó là tín hiệu đáng mừng cho

thương mại Việt Nam, là bước khởi đầu thuận lợi để nước ta khẳng định vị thế, uy tín trên trường

quốc tế Song, những hạn chế về mặt khoa học - công nghệ cũng như là các rào cản kỹ thuật sau

khi gia nhập FTA đặt ra cho thương mại Việt Nam nhiều thách thức Để thấy rõ được sự biến

động mạnh mẽ của thương mại, ngoại thương, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch Covid - 19 lây

Trang 4

lan toàn cầu như hiện nay, chúng ta đi xem xét một ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh của

Việt Nam - ngành dệt may Từ đó, có cái nhìn tổng quát về tình hình ngoại thương, các chính

sách thương mại quốc tế và tìm ra giải pháp để phát triển ngành công nghiệp trọng điểm này

Nội dung chính

1 Tầm quan trọng của ngành dệt may trong nền kinh tế Việt Nam, chính sách thương mại và các rào cản kỹ thuật sau hội nhập FTA

1.1 Tầm quan trọng của ngành dệt may

- Được biết đến là một trong những ngành kinh tế trọng điểm của Việt Nam, công nghiệp dệt

may giữ vai trò cung cấp các mặt hàng thiết yếu như: vải, quần áo may sẵn…Với lợi thế về

nguồn lao động dồi dào, có tay nghề trong lĩnh vực may mặc, nên ngay từ những ngày đầu phát

triển, các mặt hàng dệt may đã gây ấn tượng tốt trên thị trường quốc tế, đóng góp một phần lớn

vào GDP quốc gia

- Từ những năm 2012 - 2020, tốc độ tăng chỉ số sản xuất ngành công nghiệp dệt đạt 11,8%/năm

"các năm có tốc độ tăng cao trên 10% là: năm 2013 tăng 21%; năm 2014 tăng 19,7%; năm 2015 tăng 14%; năm 2016 tăng 16,9%; năm 2018 tăng 12,5% và năm 2019 tăng 10,9%", Theo Tổng

Trang 5

cục thống kê Việt Nam Trong 6 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may

đạt những con số rất tích cực, trong đó "mặt hàng dệt, may mặc đạt 15,23 tỷ USD, tăng 14,9%;

nguyên phụ liệu dệt, may; xơ, sợi dệt các loại đạt 2.611 triệu USD, tăng 62,2%"

- Từ đó, có thể thấy những đóng góp cũng như tiềm năng phát triển to lớn của ngành công

nghiệp dệt may đối với kinh tế Việt Nam

1.2 Chính sách thương mại

- Chính sách thương mại theo định nghĩa của Từ điển Kinh tế học là "các quy định mà một

nước áp dụng để điều tiết hoạt động ngoại thương và thanh toán của nó với các nước khác Các nước có thể áp dụng chính sách thương mại tự do, chính sách tự cung tự cấp hay một hình thức trung gian nào đó nằm giữa hai thái cực này Mục tiêu của chính sách thương mại là bảo hộ sản xuất trong nước thông qua thuế quan, hạn ngạch và kiểm soát hối đoái."

- Từ năm 1995, Việt Nam chính thức mở cửa nền kinh tế, tham gia các FTA và áp dụng chính

sách thương mại tự do cho nhiều loại hàng hóa xuất, nhập khẩu Riêng ngành dệt may, chính phủ

cũng đặc biệt quan tâm, phát triển thông qua việc đặt hạn ngạch, trợ cấp kinh tế, các chính sách

ưu đãi thuế quan từ các FTA… Năm 1992, "ký kết hiệp định thương mại với EU thiết lập hạn

Trang 6

ngạch xuất khẩu hàng dệt may và quần áo sang EU cũng như ưu đãi thuế quan đối với các mặt

hàng nhập khẩu chọn lọc từ EU" Tham gia AFTA, Việt Nam xuất khẩu chủ yếu các mặt hàng

như: gạo, máy tính, dệt may, cao su… vào thị trường Singapore, Indonesia

1.3 Các rào cản kỹ thuật sau hội nhập FTA

- Rào cản kỹ thuật trong thương mại, hay còn gọi là biện pháp kỹ thuật là "các tiêu chuẩn, quy

chuẩn kỹ thuật mà một nước áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu và/hoặc quy trình nhằm đánh

giá sự phù hợp của hàng hoá nhập khẩu đối với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đó" Đối với

các nước thành viên WTO (trong đó có Việt Nam), các biện pháp kỹ thuật đã được thống nhất

theo Hiệp định TBT với nguyên tắc "không phân biệt đối xử", nên các nước thành viên không

được phép đặt thêm các biện pháp kỹ thuật khác dành cho các hàng hóa tương tự

- Song song với những lợi thế về thuế quan, hạn ngạch hay trợ cấp, hàng hóa Việt Nam cũng

phải đối mặt với các rào cản kỹ thuật sau khi tham gia các FTA Các tiêu chuẩn về chất lượng

sản phẩm, thủ tục giám định, quy định về độ an toàn, thành phần của hàng hóa, bao bì… đều rất

nghiêm ngặt

2 Ngành dệt may trước các rào cản kỹ thuật

Trang 7

2.1 Quá trình phát triển của ngành dưới sự tác động của các rào cản kỹ thuật

- Đầu tháng 8/2020, Hiệp định EVFTA giữa Việt Nam và EU có hiệu lực, mở ra cơ hội phát

triển lớn cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành dệt may nói riêng Đồng thời, hiệp định

VJEPA, VKFTA cũng đóng góp nhiều đơn hàng xuất khẩu cho Việt Nam Các sản phẩm hàng

dệt may của Việt Nam sẽ nhận được nhiều ưu đãi từ các nước EU, như: Pháp, Tây Ban Nha,

Nhật Bản, Hàn Quốc… nhưng đồng thời cũng phải đối mặt với hàng rào kỹ thuật khắt khe để

thâm nhập thành công các thị trường tiềm năng này

- Các TBT mà ngành dệt may phải đối mặt:

+ Luật kiểm soát chất độc hại:

 Formaldehyde: 20ppm cho các sản phẩm trẻ em; 75ppm cho sản phẩm tiếp xúc trực tiếp

với da; 300ppm cho sản phẩm trang trí

 Dieldrin: 30ppm cho tất cả sản phẩm may mặc

 2,3-dibromopropyl, phosphate: không có cho tất cả các sản phẩm dệt may

+ Qui định về nhập khẩu hàng dệt kim, vải dệt thoi và dệt:

 Xuất trình giấy tờ hải quan

Trang 8

 Tuân thủ quy định ghi nhãn theo TFPIA và WPLA

 Thực hiện đúng quy định chống cháy do CPSC đề ra

- Trước các rào cản kỹ thuật nghiêm ngặt từ các nước lớn, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam

đã nhận thức đúng tầm quan trọng của TBT và có những điều chỉnh phù hợp giúp cho sản phẩm

Việt ngày càng hoàn thiện hơn và thỏa mãn được các tiêu chuẩn, qui trình kiểm tra kỹ thuật quốc

tế Nhờ đó, dẫn đến những sự phát triển ấn tượng trong nhiều năm liên tiếp, những đơn hàng lớn

thành công của nhiều công ty, tập đoàn dệt may phải kể đến như: "Tập đoàn dệt may Việt Nam

(VGT): giá trị đơn hàng kín đến hết tháng 8/2021 Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG

(TNG): giá trị đơn hàng là 190 triệu USD và tính đến hết tháng 8/2021 Công ty Cổ phần Dệt

may – Đầu tư – Thương mại Thành Công (TCM): giá trị đơn hàng kín đến tháng 8/2021 Công ty

cổ phần sản xuất kinh doanh xuất, nhập khẩu Bình Thạnh (GIL): giá trị đơn hàng dự kiến tăng

13% tính đến hết tháng 8/2021" Mặc dù chịu ảnh hưởng lớn từ đại dịch Covid - 19 khiến cho

tổng doanh thu có phần sụt giảm, nhưng từ những tháng đầu năm 2021, con số này đã được cải

thiện rất nhiều và có những dấu hiệu phục hồi tích cực

2.2 Cơ hội, thách thức trong ngắn hạn và dài hạn

Trang 9

a Trong ngắn hạn:

- Cơ hội: nhiều thi trường lớn rộng mở nhờ các hiệp định thương mại tự do, đặc biệt là các nước

EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc - những nước có nhu cầu lớn về tiêu thụ hàng dệt may

- Thách thức: khoa học - công nghệ cần có thêm nhiều cải tiến nhằm đáp ứng các quy chuẩn

nghiêm ngặt

b Trong dài hạn:

- Cơ hội: khẳng định uy tín, thương hiệu trên các thị trường đã ký kết FTA, nhờ đó có thể mở

rộng hơn nữa thị phần tới các quốc gia khác, mở rộng cả về nguồn cung và cầu, ký kết thêm các

hiệp định thương mại tự do khác Cũng nhờ uy tín đã tạo dựng, Việt Nam tăng khả năng đàm

phán để đi đến đồng thuận nhiều ưu đãi, trợ cấp hơn từ các nước đối tác xuất - nhập khẩu

- Thách thức: muốn thâm nhập vào thêm nhiều thị trường mới, đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam

phải thích ứng nhanh, có sự am hiểu, kiến thức về thị hiếu của người tiêu dùng tại thị trường mới

nhằm tạo ra các sản phẩm thỏa mãn người dùng

2.3 Ý nghĩa thực tiễn và giải pháp cụ thể

Trang 10

- Ý nghĩa thực tiễn: từ việc hiểu rõ được các rào cản kỹ thuật (TBT), chính sách thương mại quốc

tế và ảnh hưởng từ các hiệp định FTA, ta sẽ có cái nhìn tổng quan và chính xác về vị thế hiện tại

của ngành dệt may trong nền kinh tế Việt Nam cũng như trên thị trường quốc tế Từ đó, có

hướng nghiên cứu các giải pháp, hướng đi mới giúp tăng hiệu quả sản xuất, xuất khẩu, đặc biệt là

vượt được nhiều hàng rào kỹ thuật của các quốc gia lớn

- Giải pháp:

+ Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường, đặc biệt là các thị trường mới và "khó tính"

+ Phát triển hơn nữa hệ thống thông tin quản lý, nhằm nắm bắt thông tin kịp thời, chính xác và

chủ động khai thác thông tin từ các cuộc triễn lãm, hội chợ quốc tế…

+ Xây dựng nguồn cung ổn định, giá cả hợp lý

+ Chú trọng xây dựng thương hiệu, bảo vệ sở hữu trí tuệ, đăng kí độc quyền cho các thương hiệu

made in Vietnam

+ Đẩy mạnh hoạt động Marketing, đưa hình ảnh hàng dệt may Việt Nam đến gần hơn nữa đến

người tiêu dùng quốc tế

Trang 11

+ Tập trung phát triển chuyên môn, nâng cao trình độ, kỹ năng làm việc cho đội ngũ nhân viên

3 Kết luận

3.1 Nội dung chính

Nhận thấy được tầm quan trọng và đóng góp to lớn của ngành dệt may cho nền kinh tế Việt

Nam, cũng như tiềm năng phát triển của ngành công nghiệp này trong thời gian tới, nghiên cứu

được thực hiện nhằm tổng hợp các thông tin, dữ liệu có liên quan đến hoạt động sản xuất và

thương mại quốc tế của các sản phẩm dệt may Từ đó, cung cấp các thông tin hữu ích cho việc

tìm hiểu về tiềm năng cũng như thách thức trong ngoại thương của ngành công nghiệp dệt may,

hỗ trợ sinh viên trong học tập, nghiên cứu ngoại thương

3.2 Khuyến nghị và đề xuất nghiên cứu mở rộng

Đề tài mang tính chất học thuật, phục vụ công tác nghiên cứu và học tập; không phù hợp với

mục đích tìm kiếm nhiều số liệu chi tiết cho việc kinh doanh hay thương mại Các trang web

khuyến nghị cho việc tìm hiểu nhiều thông tin hơn về thương mại:

https://moit.gov.vn/

Trang 12

https://vietnamfinance.vn/

Đề xuất nghiên cứu mở rộng về các đề tài chi tiết hơn của ngành dệt may, như: công nghiệp sợi;

công nghiệp may mặc…

Nguồn tham khảo

Từ điển Kinh tế học, Nguyễn Văn Ngọc

https://vietnamfinance.vn/

https://moit.gov.vn/

https://www.gso.gov.vn/

Ngày đăng: 03/05/2022, 14:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w