Từ năm 2008, MCD đã hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn nuôi trồng thủy sản cho Tổ hợp tác nuôi trồng thủy sản bền vững, với đối tượng lựa chọn là tu hài – loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ, ăn
Trang 1ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA
Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển
& Phát triển Cộng Đồng (MCD)
Trang 2MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ
THAM GIA XÂY DỰNG
A- HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SỔ TAY
B- HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1 ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC TU HÀI
2 KĨ THUẬT NUÔI TU HÀI THƯƠNG PHẨM
1.1 Phân bố 1.2 Hình dạng và cấu tạo cơ thể 1.3 Dinh dưỡng
1.4 Sinh trưởng 1.5 Sinh sản 1.6 Sự phát triển vòng đời:
1.7 Tập tính sống
2.1 Lựa chọn địa điểm nuôi 2.2 Mùa vụ nuôi và thời gian nuôi 2.3 Chuẩn bị nguyên vật liệu 2.3.1 Dụng cụ nuôi 2.3.2 Cát nuôi tu hài 2.3.3 Con giống 2.4 Vận chuyển giống 2.5 Kĩ thuật thả giống 2.5.1 Ương giống từ cấp 1 lên cấp 2 2.5.2 Nuôi tu hài thương phẩm 2.6 Quản lý, chăm sóc
2.7 Thu hoạch
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 2 3
4 5
5 5 6 6 7 7 8 8 9 9 10 10
10 11 11 11 12 12 13 13 15 15
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
Vạn Hưng là một xã ven biển thuộc huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, với các ngành nghề truyền thống là khai thác và nuôi trồng thủy sản Mặt khác, Vạn Hưng nằm trong khu vực vịnh Vân Phong, với nhiều ốc đảo, rạn san hô là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các hoạt động thủy sản Tuy nhiên trong những năm gần đây, do việc khai thác thủy sản quá mức và nuôi trồng thủy sản thiếu quy hoạch dẫn đến hậu quả là nguồn lợi ngày càng cạn kiệt, ô nhiễm môi trường và dịch bệnh ngày càng lan rộng Do đó, Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng (MCD) đã phối hợp với các bên liên quan tiến hành các hoạt động nhằm bảo vệ môi trường và cải thiện đời sống người dân ven biển thông qua hỗ trợ phát triển sinh kế bổ trợ và cải thiện sinh kế truyền thống theo hướng bền vững hơn
Từ năm 2008, MCD đã hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn nuôi trồng thủy sản cho Tổ hợp tác nuôi trồng thủy sản bền vững, với đối tượng lựa chọn là tu hài – loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ, ăn lọc, thân thiện với môi trường, có giá trị kinh tế cao Tuy nhiên,
kĩ thuật nuôi tu hài còn mới mẻ với đại đa số người dân làm thủy sản ở các tỉnh miền Trung Vì vậy, cuốn Sổ tay hướng dẫn
kỹ thuật nuôi tu hài được biên soạn dựa trên cơ sở đúc rút kinh nghiệm từ mô hình nuôi tu hài tại xã Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa của Tổ hợp tác nuôi trồng thủy sản bền vững Tài liệu này ra đời nhằm cung cấp các thông tin tham khảo về kỹ thuật nuôi tu hài hiệu quả, mang tính thân thiện với môi trường cũng như chia sẻ những kinh nghiệm mà tổ hợp tác nuôi thủy sản Vạn Hưng thực hiện trong quá trình nuôi
Trang 4GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ
Giống cấp 1: Giống được sản xuất từ các trại giống, khi xuất bể có chiều dài vỏ từ 2-3mm
Giống cấp 2: Giống được ương từ giống cấp 1 lên, có chiều dài vỏ
từ 10-15mm
Chiều dài vỏ: Khoảng cách từ mút cuối đầu đến mút cuối vỏ
Chiều cao vỏ: Khoảng cách lớn nhất của mép ngang vỏ
ĐVTM: động vật thân mềm
Tổ hợp tác nuôi tu hài tại Vạn Hưng
Trang 5THAM GIA XÂY DỰNG
Tài liệu này được xây dựng với sự tham gia của Tổ hợp tác nuôi trồng thủy sản bền vững tại xã Vạn Hưng thông qua các buổi họp chia sẻ, đóng góp ý kiến và những kinh nghiệm thu được trong quá trình nuôi Đồng thời tài liệu còn có sự tư vấn, góp ý của cán bộ thủy sản, các chuyên gia thuộc các cơ quan, đơn vị, tổ chức:
• Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển Cộng đồng (MCD)
• Ủy ban nhân dân (UBND) xã Vạn Hưng
• Ban quản lý Khu bảo vệ Hệ sinh thái Biển Rạn Trào
• Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 3
• Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh Khánh Hoà
• Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – UBND huyện Vạn Ninh
Trang 6A- HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG SỔ TAY
- Đối tượng sử dụng: các hộ dân có mong muốn, nguyện vọng thực hiện mô hình nuôi tu hài hoặc đang nuôi tu hài Các đơn vị, tổ chức,
cá nhân có nhu cầu học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm từ mô hình nuôi tại Vạn Hưng – Vạn Ninh
- Mục đích sử dụng: Cung cấp thông tin cơ bản về mô hình nuôi, kĩ thuật nuôi tu hài tại Vịnh Vân Phong; đáp ứng nhu cầu của người dân về việc mở rộng các đối tượng nuôi trồng thủy sản
Trang 7ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA
B- HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
1 ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC TU HÀI
1.1 Phân bố
Tu hài (Lutraria philippinarum Reeve, 1858) phân bố ở vùng
biển ấm Ở Việt Nam, tu hài phân bố tập trung chủ yếu ở miền Bắc (Quảng Ninh, Hải Phòng) và rải rác ven các tỉnh miền Trung từ Thanh Hoá vào đến Ninh Thuận, Bình Thuận
Tu hài là loài động vật thân mềm (ĐVTM) hai mảnh vỏ, rộng muối, chúng có thể sống bình thường ở nhiệt độ 180-330C, độ mặn từ 20-34‰, tuy nhiên khoảng nhiệt độ và độ mặn thích hợp cho tu hài là
180-300C và 25-30‰
Chất đáy phù hợp cho đời sống của chúng là cát pha xác san hô hoặc mảnh vụn vỏ nhuyễn thể Tu hài ít phù hợp ở những nơi có dòng chảy mạnh, chúng phân bố ở những nơi có dòng chảy từ 0,2-0,5m/s Tu hài sống vùi trong đáy, lỗ vùi của chúng thường sâu 20-30cm
Tu hài sống ở độ sâu cách mặt nước 5 – 10m, đôi khi còn bắt gặp ở
độ sâu 20m Để tránh kẻ thù ban ngày, tu hài thụt vòi vào bên trong
vỏ hoặc chỉ thò 1/3 ra ngoài, ban đêm chúng vươn dài vòi siphon
để hút lọc thức ăn trong môi trường Vòi tu hài rất nhạy cảm chỉ cần chạm nhẹ hoặc gặp kẻ thù chúng co vòi lại rất nhanh và chui sâu vào
lỗ Đây là bản năng tự vệ giúp tu hài tránh được kẻ thù
Trang 8ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA
Tu hài có kích thước khi trưởng thành từ 7-12cm, khối lượng
từ 50 - 200g/con, cơ thể hình bầu dục, chiều dài vỏ thường gần gấp đôi chiều cao Đối với những cá thể mập, khỏe hai vỏ khép lại trước sau đều không kín, vòi siphon to tròn, những cá thể gầy yếu vòi si-phon teo lại, khi vỏ khép lại chỉ hở phần đầu Da vỏ mỏng có màu nâu và dễ bị bong ra, không có gờ phóng xạ, các vòng sinh trưởng thô mịn không đều Màng áo gồm 2 tấm giáp liền với vỏ và bao phủ toàn bộ phần nội tạng cơ thể được mở ra ở phần bụng
Cũng giống như các loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ khác, tu hài
là loài ăn theo phương thức lọc.Thức ăn thay đổi theo giai đoạn phát triển và điều kiện môi trường
- Giai đoạn ấu trùng: thức ăn gồm vi khuẩn, vi sinh vật, mùn bã hữu
cơ, thực vật phù du và vật chất hoà tan trong nước
- Giai đoạn trưởng thành: thức ăn chủ yếu là mùn bã hữu cơ, các chất lơ lửng và tất cả các loài động vật, thực vật phù du
1.2 Hình dạng và cấu tạo cơ thể
1.3 Dinh dưỡng
Hình dạng tu hài
Trang 9ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA
1.4 Sinh trưởng
Tu hài sống dưới cát và đưa vòi siphon lên khỏi nền đáy để lọc thức ăn có ở trong nước Tu hài tăng trưởng nhanh trong điều kiện môi trường phù hợp Thời gian nuôi từ 12-15 tháng, từ cỡ giống 2-3cm có thể đạt đến cỡ thu hoạch từ 50-80 gram
Sinh trưởng của ĐVTM hai vỏ là sự tăng lên của cả phần vỏ và phần mềm Tăng trưởng của tu hài khác nhau theo giai đoạn sống, thời kỳ đầu tu hài tăng nhanh về chiều dài, về sau tăng nhanh khối lượng
Tu hài là loài phân tính, đẻ trứng và thụ tinh ngoài Tu hài một năm tuổi có thể thành thục
Phương thức sinh sản:
Trứng và tinh trùng được phóng ra ngoài môi trường nước, chúng gặp nhau tạo thành hợp tử, trải qua quá trình phân cắt phôi, từ trứng thụ tinh phát triển thành ấu trùng
Mùa vụ sinh sản:
Trong tự nhiên tu hài thành thục hầu hết các tháng trong năm, nhưng
tỷ lệ thành thục cao nhất tập trung từ tháng 12 năm trước đến tháng
4 năm sau Tu hài có thể tham gia sinh sản sau 10 tháng tuổi khi kích thước đạt từ 50mm trở lên So với một số ĐVTM hai mảnh vỏ khác,
tu hài có sức sinh sản khá lớn, cá thể có trọng lượng từ 80 - 100g thường có 8 - 10triệu trứng/cá thể
1.5 Sinh sản
Trang 10Vòng đời tu hài (Trần Trung Thành, 2007)
Vòng đời tu hài được chia thành 2 giai đoạn:
Giai đoạn sống trôi nổi: Từ ấu trùng Trochophora đến ấu trùng Spat khoảng 12-20 ngày tùy theo nhiệt độ (Trần Trung Thành, 2007) Ở giai đoạn này ấu trùng sống trôi nổi trong nước
Giai đoạn sống đáy: Đầu giai đoạn Spat, ấu trùng Spat di chuyển xuống sống ở nền đáy, lúc này chân đào phát triển để đào lỗ tìm nơi
cư trú và bắt đầu giai đoạn sống đáy cho đến khi kết thúc vòng đời
1.6 Sự phát triển vòng đời
Tu hài thích sống quần đàn Trong sản xuất giống, khi tu hài phát triển đến giai đoạn con giống cỡ 2-3mm trở lên chúng thường tụ tập thành từng đám trong bể
Khác với các loài ĐVTM khác như hàu, hà, vẹm xanh, vv sau khi kết thúc giai đoạn sống trôi nổi chúng sống cố định trên vật bám, tu hài
có thể di chuyển đến nơi khác khi gặp điều kiện sống không thích hợp Phương thức di chuyển cũng không giống các loài ĐVTM khác
1.7 Tập tính sống
Trang 11KĨ THUẬT NUÔI TU HÀI THƯƠNG PHẨM
2 KĨ THUẬT NUÔI TU HÀI THƯƠNG PHẨM
2.1 Lựa chọn địa điểm nuôi
Chọn nơi kín sóng gió, nước chảy lưu thông, thường là các bãi cát ven các đảo, có môi trường ổn định quanh năm, chất đáy là cát xốp pha mảnh vụn vỏ nhuyễn thể và xác san hô; chọn bãi có tu hài tự nhiên sinh sống là tốt nhất
Đối với phương pháp nuôi tu hài cố định nên chọn địa điểm nuôi ít
bị chịu ảnh hưởng của nguồn nước ngọt, độ mặn cần duy trì >25‰
Rạn Tướng được Tổ hợp tác nuôi trồng thủy sản bền vững Vạn Hưng lựa chọn để tiến hành nuôi tu hài
Rạn Tướng nằm trong vịnh Vân Phong nên có hệ động thực vật phong phú.
Độ sâu: 2,5-3,5m, nhiệt độ: 27-30 o C, độ mặn: 30-33‰
Nền đáy: cát xốp, pha mảnh nhuyễn thể
Sơ đồ tóm tắt quy trình thực hiện
Lựa chọn
địa điểm nuôi
Chuẩn bị vật liệu - dụng cụ nuôi
Kĩ thuật vận chuyển giống
và thả giống
Chămsóc, thu hoạch
như ốc hương, bào ngư, bò trên nền đáy nhờ chân Đối với tu hài khi gặp điều kiện bất lợi chúng ngoi mình lên nền đáy, vươn dài vòi siphon để hút đầy nước sau đó đột ngột co vòi lại phụt mạnh nước ra
để tạo phản lực đẩy cơ thể về phía trước Mỗi lần như vậy tu hài có thể di chuyển được từ 1 - 3cm Khi có tác động bên ngoài đột ngột chúng có thể bắn mình xa đến hơn nửa mét
Trang 12KĨ THUẬT NUÔI TU HÀI THƯƠNG PHẨM 2.2 Mùa vụ nuôi và thời gian nuôi
2.3 Chuẩn bị nguyên vật liệu
2.1.1 Mùa vụ nuôi
2.3.1 Dụng cụ nuôi
a Rổ nhựa
b Rổ làm bằng lốp xe máy
2.2.2 Thời gian nuôi
Tu hài có thể thả nuôi quanh năm, hạn chế vào những mùa mưa bão để tránh rủi ro
Rổ có kích thước 60x55x40(cm), được lót lưới 2a=1mm bên trong để giữ cát Trong 3 tháng đầu ương nuôi dùng nắp đậy rổ bằng lưới 2a = 2cm; giai đoạn nuôi thương phẩm thì sử dụng lưới với kích
cỡ 2a = 3cm
Cấu tạo: sử dụng 2 lốp xe máy cũ, cắt bỏ vòng khuyên và nối 2 lốp xe lại với nhau bằng dây nhựa; cắt hoặc dùng khuôn sắt tạo những lỗ tròn trên rổ
để nước lưu thông giữa bên ngoài với bên trong rổ; đồng thời cũng sử dụng tấm lưới (2a=1mm) lót bên trong rổ Tương tự như rổ nhựa, chúng ta cũng phải làm nắp đậy để tránh không cho tu hài thất thoát
Ưu điểm: tận dụng được nguồn phế liệu Chi phí đầu tư hoàn thiện 1 cái rổ lốp xe (25.000đ/cái) thấp hơn so với rổ nhựa (40.000đ/cái)
Nhược điểm: cách làm rổ lốp xe công phu, và đòi hỏi sự khéo léo
Để tu hài đạt khối lượng 80gram đối với miền Bắc cần thời gian là 15 tháng trong khi đó khu vực miền Trung (đặc biệt là Khánh Hòa) chỉ cần 12 tháng
Rổ nhựa
Rổ lốp xe
Trang 13KĨ THUẬT NUÔI TU HÀI THƯƠNG PHẨM
2.4 Vận chuyển giống:
2.3.2 Cát nuôi tu hài
2.3.3 Con giống
Cát được lấy tại vùng nuôi, cần loại bỏ những vật tạp,
chất bẩn và phơi cát trong 2-3 ngày
Trong giai đoạn ương 3 tháng đầu: sử dụng cát mịn,
sạch, có pha ít mảnh nhuyễn thể
Trong giai đoạn nuôi thương phẩm: dùng cát xốp, trộn
lẫn xác san hô và mảnh nhuyễn thể
Túi nilon cỡ 25x60 cm chứa 1,5-2 lít nước, mật độ từ 2-3
vạn con/túi (cỡ giống 2-3mm) Có thể bổ sung thêm tảo
Giống tu hài cần đảm bảo các tiêu chí: giống khỏe mạnh,
không bị tổn thương phần mềm và phần vỏ Giống có
kích cỡ đều nhau, vỏ màu trắng ngà và qua vỏ nhìn rõ
đường thức ăn có viền đen bên trong, khi thả vào nước
sau 3-5 phút thì vòi siphon thò ra khỏi vỏ Giống cấp 2
(kích cỡ 1-1,5cm) là loại giống phù hợp nhất để nuôi
thương phẩm Giống tốt thì đầu vòi siphon có màu hồng
nhạt
Cát nuôi tu hài thương phẩm Cát ương tu hài
Trang 14ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA
2.5 Kĩ thuật thả giống
2.5.1 Ương giống từ cấp 1 lên cấp 2
Lưu ý lúc thả giống nhiệt độ trong túi đựng giống thường thấp
(22-230C) nên cần cho chảy từ từ 1 lít nước biển vào túi, sau 15
phút cho thêm 1 lít nữa, rồi mới chuyển giống ra rổ nuôi (đảm
bảo cân bằng nhiệt độ giữa môi trường của túi vận chuyển và
môi trường ương nuôi)
Thả giống: Dùng tay cào xuống khoảng 1cm tạo thành luống tự
nhiên trước khi xuống giống Dùng cốc đong rồi rải giống đều
lên mặt rổ (đối với kích cỡ con giống: 2-3mm).Thả giống lúc
trời râm mát: sáng sớm hoặc chiều tối Mật độ ương 200-300
con/rổ với kích cỡ giống 2-3mm.Thời gian ương: 2-3 tháng
• Sau 2-3 tháng ương tiến hành san giống, dùng lưới sàn, sàn
giống ương và cát, thu lại giống và đưa giống vào rổ đã chuẩn
bị từ trước để tiến hành nuôi thương phẩm
• Lưới sàn có dạng hình chữ nhật, với kích thước 2 x 2,5m,
gồm 4 phao cố định 4 góc, kích cỡ mắt lưới 2a=0,5cm
Sàn lưới phân loại
Trang 15ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA
KĨ THUẬT NUÔI TU HÀI THƯƠNG PHẨM KĨ THUẬT NUÔI TU HÀI THƯƠNG PHẨM
Đậy lưới
2.6 Quản lý, chăm sóc
2.5.2 Nuôi tu hài thương phẩm
Cho lượng cát đã chuẩn bị vào khoảng ¾ rổ (30-35cm) Loại bỏ các vật chất có kích thước lớn như đá, sỏi San phẳng bề mặt cát trong rổ
Cấy con giống: Dùng que gỗ hoặc tre vót nhọn dùi lỗ và thả tu hài vào (khi thả giống chú ý để vòi siphon hướng lên trên, làm nhẹ nhàng tránh trầy sướt vỏ)
Mật độ nuôi: 30 con/rổ
Chú ý: sau khi cấy giống, tiến hành đậy nắp lưới và đặt rổ trên nền đáy có độ sâu 1,5 - 3m (đảm bảo cách mặt nước khi thủy triều thấp nhất là 0,7–1m) các rổ này được đặt sát nhau theo hàng, mỗi hàng cách nhau 1 m và mỗi rổ cách nhau 15 - 20cm
Kiểm tra 2 lần/tháng vào ngày thủy triều thấp nhất và dùng bàn chải đánh rửa sạch mặt ngoài rổ, mở nắp lưới giũ sạch bùn, hàu bám trên lưới, diệt cua trong
rổ Kiểm tra cát trong rổ nếu đen, bùn nhiều thì thay cát Sau 3 tháng, khi tu hài đạt kích thước 2 – 3cm thì thay nắp lưới trên miệng rổ (2a=3cm)
Không nên mang rổ lên khỏi mặt nước và lấy tu hài
ra khỏi rổ để kiểm tra quá nhiều lần vì dễ gây dập vỏ, làm hỏng rổ.Việc kiểm tra ở dưới nước được thực
Cấy tu hài
Trang 16KĨ THUẬT NUÔI TU HÀI THƯƠNG PHẨM
Do đặc trưng của từng vùng nước mà cách bố trí rổ nuôi cho
phù hợp: nuôi treo hoặc nuôi thả đáy Sắp xếp rổ thành hàng
vuông góc với hướng thủy triều; nếu trong quá trình nuôi thả
giống ở nhiều kích cỡ khác nhau thì nên để theo từng khu vực
riêng biệt để dễ chăm sóc quản lý
nhô lên để tính số lượng con, xem xét và so sánh vòi tu hài để
biết nó có phát triển tốt hay không (áp dụng cho giai đoạn nuôi
thương phẩm)
Ứng phó với mùa mưa bão:
Tuy đã nghiên cứu và khảo sát lựa chọn địa điểm nhưng vấn
đề đảm bảo an toàn trong quá trình nuôi tu hài nhất là vào mùa
mưa bão rất cần có biện pháp ứng phó: dùng dây thừng/ dây
nhựa xâu kết tất cả các rổ lại với nhau tạo thành từng cụm khối
việc này nhằm hạn chế rổ tu hài sẽ ngã đổ khi có sóng to
Kiểm tra
rổ nuôi tu hài
Sắp xếp rổ nuôi tu hài
Vùng nước tại Vịnh Vân Phong có sóng gió tương đối lớn, vì vậy việc kết bè để treo lơ lửng các rổ nuôi là khó khăn Các thành viên tổ hợp tác nuôi thủy sản Vạn Hưng đã nhận thấy đặc điểm này và quyết định đặt các rổ nuôi sát mặt đáy và dùng dây thừng liên kết các rổ với nhau.