1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT NUÔI ỐC HƯƠNG KẾT HỢP TU HÀI TRONG ĐĂNG, LỒNG TRÊN BIỂN

11 746 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 12,44 MB

Nội dung

Ốc hương và Tu hài là hai loài động vật thân mềm có giá trị kinh tế cao, giàu dinh dưỡng và có chất lượng thịt thơm ngon. Thành công trong sản xuất giống Ốc hương và Tu hài đã tạo tiền đề thúc đẩy nghề nuôi hai đối tượng này phát triển đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Nghề nuôi Ốc hương và Tu hài đã bắt đầu khoảng 10 năm trở lại đây, đem lại nguồn thu nhập tốt, ổn định và góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của những người dân ven biển. Nuôi Ốc hương và Tu hài có nhiều ưu điểm như kỹ thuật nuôi đơn giản, dễ chăm sóc quản lý, giá trị sản phẩm cao và dễ tiêu thụ. Nuôi Ốc hương sử dụng thức ăn tươi sống nên dù được quản lý nghiêm ngặt cũng có tác động ít nhiều đến môi trường. Giải pháp kỹ thuật đưa ra để giảm tác động xấu đến môi trường, tăng hiệu quả và tính bền vững của nghề nuôi ốc hương thâm canh là nuôi kết hợp Ốc hương với Tu hài. Tu hài là đối tượng ăn mùn bã, vật chất hữu cơ lơ lửng nên được chọn nuôi ghép với Ốc hương để cải thiện môi trường vùng nuôi. Ngoài ra, Tu hài còn là đối tượng có giá trị kinh tế cao nên sẽ góp phần tăng hiệu quả kinh tế của hoạt động nuôi. Góp phần thực hiện chiến lược phát triển chung của ngành nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững và hiệu quả, tài liệu kỹ thuật này được biên soạn nhằm hướng dẫn kỹ thuật nuôi Ốc hương kết hợp Tu hài trong đăng, lồng trên biển với mục tiêu phát triển bền vững nghề nuôi các đối tượng này bằng việc hạn chế tác động xấu của hoạt động nuôi đến môi trường, giảm rủi ro do dịch bệnh và tăng hiệu quả kinh tế

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ KHÁNH HÒA SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT NUÔI ỐC HƯƠNG KẾT HỢP TU HÀI TRONG ĐĂNG, LỒNG TRÊN BIỂN Tài liệu biên soạn phục vụ Dự án Nông thôn Miền Núi: “Ứng dụng công nghệ nuôi kết hợp Ốc Hương với Tu Hài trên biển theo hướng bền vững tại vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa” TS. THÁI NGỌC CHIẾN Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III Khánh Hòa, 2014 MỤC LỤC 1. LỜI MỞ ĐẦU 2 2. KỸ THUẬT NUÔI NUÔI ỐC HƯƠNG KẾT HỢP VỚI TU HÀI TRONG ĐĂNG, LỒNG TRÊN BIỂN 2 2.1. ĐIỀU KIỆN VÙNG NUÔI 2 2.2. DỤNG CỤ, THIẾT BỊ NUÔI 3 2.3. THẢ GIỐNG VÀ TỶ LỆ THẢ GHÉP 6 2.4. THỜI GIAN NUÔI 6 2.5. THỨC ĂN VÀ PHƯƠNG PHÁP CHO ĂN 7 2.6. CHĂM SÓC, QUẢN LÝ 7 2.7. THU HOẠCH 8 2.8. MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP 9 2.9. PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH 10 SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT NUÔI ỐC HƯƠNG KẾT HỢP TU HÀI TRONG ĐĂNG, LỒNG TRÊN BIỂN 1 1. LỜI MỞ ĐẦU Ốc hương và Tu hài là hai loài động vật thân mềm có giá trị kinh tế cao, giàu dinh dưỡng và có chất lượng thịt thơm ngon. Thành công trong sản xuất giống Ốc hương và Tu hài đã tạo tiền đề thúc đẩy nghề nuôi hai đối tượng này phát triển đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Nghề nuôi Ốc hương và Tu hài đã bắt đầu khoảng 10 năm trở lại đây, đem lại nguồn thu nhập tốt, ổn định và góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của những người dân ven biển. Nuôi Ốc hương và Tu hài có nhiều ưu điểm như kỹ thuật nuôi đơn giản, dễ chăm sóc quản lý, giá trị sản phẩm cao và dễ tiêu thụ. Nuôi Ốc hương sử dụng thức ăn tươi sống nên dù được quản lý nghiêm ngặt cũng có tác động ít nhiều đến môi trường. Giải pháp kỹ thuật đưa ra để giảm tác động xấu đến môi trường, tăng hiệu quả và tính bền vững của nghề nuôi ốc hương thâm canh là nuôi kết hợp Ốc hương với Tu hài. Tu hài là đối tượng ăn mùn bã, vật chất hữu cơ lơ lửng nên được chọn nuôi ghép với Ốc hương để cải thiện môi trường vùng nuôi. Ngoài ra, Tu hài còn là đối tượng có giá trị kinh tế cao nên sẽ góp phần tăng hiệu quả kinh tế của hoạt động nuôi. Góp phần thực hiện chiến lược phát triển chung của ngành nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững và hiệu quả, tài liệu kỹ thuật này được biên soạn nhằm hướng dẫn kỹ thuật nuôi Ốc hương kết hợp Tu hài trong đăng, lồng trên biển với mục tiêu phát triển bền vững nghề nuôi các đối tượng này bằng việc hạn chế tác động xấu của hoạt động nuôi đến môi trường, giảm rủi ro do dịch bệnh và tăng hiệu quả kinh tế. 2. KỸ THUẬT NUÔI NUÔI ỐC HƯƠNG KẾT HỢP VỚI TU HÀI TRONG ĐĂNG, LỒNG TRÊN BIỂN 2.1. Điều kiện vùng nuôi Vùng nước trong sạch, chất đáy cát hoặc cát san hô, ít sóng gió. Nhiệt độ từ 26- 30 o C, pH từ 7,5-8,5. Độ mặn ổn định, từ 25-35‰. Vùng nuôi phải có mực nước sâu ít 2 nhất là 1,5 m (khi thủy triều rút). Nguồn nước không bị ảnh hưởng bởi nước ngọt do tác động của nước sông vào mùa mưa và dao động độ mặn không quá 5‰. 2.2. Dụng cụ, thiết bị nuôi 2.2.1. Đăng, lồng nuôi Ốc hương Ốc hương nuôi thương phẩm trong đăng, lồng đạt tỷ lệ sống cao hơn nuôi trong ao đất nếu được quản lý chăm sóc tốt. Tỷ lệ sống phụ thuộc vào kích cỡ giống thả, ốc càng lớn thì tỷ lệ sống càng cao. Mặc dù chi phí cắm đăng thấp hơn làm lồng nhưng việc thu hoạch ốc khó khăn và mất nhiều thời gian hơn so với thu hoạch ốc trong lồng. Ngoài ra, nuôi ốc trong lồng có thể di chuyển vị trí đặt lồng dễ dàng nếu khu vực đáy lồng nuôi bị ô nhiễm. Ở những vùng có sóng gió tương đối lớn không thể cắm đăng nhưng có thể đặt lồng sát đáy. Vì vậy, tùy điều kiện môi trường tự nhiên từng vùng mà quyết định hình thức nuôi đăng hoặc lồng phù hợp. Đăng ương có diện tích 20-25 m 2 , đăng nuôi có diện tích từ 50-100 m 2 với chiều cao đăng từ 4-5 m. Đăng có thể có đáy hoặc không. Đăng được làm bằng lưới, cố định bằng cọc gỗ và cao hơn mực nước cao nhất 1 m. Đối với đăng không có đáy, chân lưới đăng được chôn sâu xuống dưới đáy cát 50 cm để tránh ốc chui ra ngoài. Đối với đăng có đáy hoặc lồng nuôi, thì đáy đăng hoặc đáy lồng được chôn sâu xuống cát khoảng 30 cm. Dưới đáy đăng, lồng được đổ một lớp cát sạch dày khoảng 20 cm. Vật liệu xây dựng đăng bao gồm: - Lưới nylon: 2a = 5 mm (giai đoạn ương), 2a = 15 mm (giai đoạn nuôi thương phẩm). - Cọc chính: gỗ tròn đường kính = 10-15 cm, chiều dài L = 5-5,5 m - Cọc phụ: gỗ tròn đường kính = 8-12 cm, chiều dài L = 5-5,5 m - Đà ngang: gỗ tròn đường kính = 6-10 cm, chiều dài L = 5-6 m Gỗ sử dụng để làm đăng có thể là gỗ bạch đàn, được sơn hắc ín để tránh hà, hầu phá hoại. Các đà ngang giúp giữ lồng chắc chắn, chống chịu lại sóng, gió. 3 Trại làm việc Đăng nuôi Ốc Hương Tu Hài Hình 1. Cấu tạo đăng nuôi Ốc hương kết hợp với Tu hài. Cách thức tiến hành: Cọc chính vót nhọn đầu được cắm sâu xuống đất khoảng 0,4-0,5 m. Sau khi đóng xong các cọc chính thì chuyển sang đóng các cọc phụ và đà ngang. Khoảng cách giữa cọc chính và cọc phụ từ 1-2 m. Đối với đăng có diện tích 50 m 2 cần 6 cọc chính, 12 cọc phụ và 18 đà ngang. Tổng cộng số cọc và đà ngang của 1 đăng 50 m 2 (5x10 m) là 36. Khoảng các giữa các đăng, lồng là 20 m. Cọc chính Cọc phụ Đà ngang Lưới ru 4 Hình 2. Sơ đồ bố trí mô hình nuôi hợp Ốc hương với Tu hài trên biển 2.2.2. Dụng cụ, thiết bị nuôi Tu hài Thường dùng rổ nhựa. Kích thước rổ: Đường kính miệng rổ 60 cm, đường kính đáy rổ 44 cm, chiều cao rổ 55 cm. Miệng rổ đậy bằng nắp lưới 2a = 0,5 cm và 2a = 2 cm, dùng dây cao su buộc nắp lưới lại. Chuẩn bị rổ nuôi: dùng lưới lót bên trong rổ sau đó cho cát, sỏi, trộn mảnh nhuyễn thể cho vào rổ dày 25-40 cm. 2.2.3. Dụng cụ, thiết bị khác Các dụng cụ, thiết bị khác hỗ trợ cho hoạt động nuôi gồm ghe máy, bộ dụng cụ lặn, máy nén cung cấp Oxy, thùng bảo quản thức ăn, phao, thuyền thúng, 5 2.3. Thả giống và tỷ lệ thả ghép Mật độ thả tùy thuộc vào kích cỡ giống: - Ở giai đoạn ương: Ốc hương có kích cỡ giống 8.000-10.000 con/kg, thả nuôi ở mật độ 800 con/m 2 . - Ở giai đoạn nuôi thương phẩm: Sau 2 tháng ương, Ốc hương có kích cỡ 700- 800 con/kg, thả nuôi ở mật độ 400 con/m 2 . - Tu hài nuôi trong các rổ treo xung quanh đăng nuôi, mật độ thả nuôi 33 con/rổ, kích cỡ Tu hài thả nuôi là 7-10 mm (0,15-0,25g/con) hoặc cỡ giống lớn hơn 3-4 cm thì thời gian nuôi sẽ ngắn hơn. Sau khi cho giống vào rổ thì đậy nắp lưới lại và đặt rổ trên nền đáy treo bên ngoài đăng. Khoảng cách giữa các rỗ là 0,5 m. Các rổ phải kín đáy và đổ cát dày 25-40 cm. Hình 3a. Giống Ốc hương Hình 3b. Giống Tu hài 2.4. Thời gian nuôi Thời gian nuôi Ốc hương từ 4-6 tháng tùy thuộc vào kích cỡ ban đầu, điều kiện môi trường và quá trình chăm sóc quản lý. Do điều kiện tự nhiên thích hợp, ở tỉnh Khánh Hòa, Tu hài kích cỡ 7-11mm, cần thời gian nuôi 10-11 tháng để đạt đến cỡ thương phẩm ≥ 50 g, nếu ở các tỉnh phía Bắc sẽ mất thời gian nuôi từ 15-16 tháng để đạt được khối lượng tương đương. Từ cỡ 3-4 cm cần 6-7 tháng để đạt cỡ thương phẩm. 6 Do thời gian nuôi Ốc hương ngắn, vì vậy nên thả giống Tu hài có kích cỡ lớn để đảm bảo việc thu hoạch đồng thời. Nếu thả Tu hài có cỡ giống nhỏ, khi thu hoạch Ốc hương chúng chưa đạt cỡ thương phẩm thì có thể chuyển nuôi tiếp tục ở vụ sau. 2.5. Thức ăn và phương pháp cho ăn Thức ăn cho Ốc hương gồm có cá, cua, ghẹ, don, sút… Lượng thức ăn cho ăn hàng ngày bằng 5-10% khối lượng ốc nuôi, cho ăn mỗi ngày 1 lần. Trong 1 tháng ương ban đầu cho ăn tôm tít, cua ghẹ giàu dinh dưỡng. Sau đó có thể cho ăn cá tạp. Sau 2 tháng thức ăn không cần phải thái nhỏ. Trai, sút, sò, hầu,… phải đập vỡ vỏ và cua, ghẹ lột mai phải đập bể càng trước khi cho ăn. Tu hài ăn lọc thực vật phù du, mùn bã hữu cơ có sẵn trong môi trường nước, nên góp phần cải thiện môi trường đăng, lồng nuôi. Trong điều kiện nuôi kết hợp với Ốc hương, nguồn thức ăn cho Tu hài luôn dồi dào. Hình 4. Thức ăn ốc hương 2.6. Chăm sóc, quản lý 2.6.1. Đối với Ốc hương - Trong quá trình nuôi thường xuyên kiểm tra đăng, lồng để kịp thời phát hiện địch hại (cá nóc, cua, ghẹ) để diệt trừ hoặc những chỗ hư hỏng để khắc phục, sửa chữa. 7 - Đảm bảo môi trường khu vực nuôi sạch sẽ là điều kiện cần thiết giúp cho ốc lớn nhanh: dùng bàn chải mềm để vệ sinh đăng, lồng, loại bỏ rác bám vào lưới làm bịt kín đăng, lồng để tăng quá trình trao đổi nước. Đảo nước và đáy cho sạch. - Theo dõi thức ăn thừa hàng ngày để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Vớt toàn bộ thức ăn thừa, xương, vỏ sò,… ra khỏi đăng, lồng để tránh làm ô nhiễm nước. - Thường xuyên theo dõi hoạt động và khả năng bắt mồi của ốc. Trong trường hợp nuôi lâu, đáy đăng, lồng quá bẩn, có mùi hôi, ốc sẽ ăn yếu hoặc không ăn. Có thể thay đáy hoặc dời địa điểm khác. 2.6.2. Đối với Tu hài Định kỳ 2 lần/tháng vệ sinh rổ sạch sẽ. Dùng bàn chải vệ sinh mặt ngoài rổ, mở nắp lưới giũ sạch bùn, hầu bám trên lưới, diệt cua trong rổ. Kiểm tra cát trong rổ nếu bùn nhiều hoặc cát đen có nghĩa là có Tu hài chết, cần loại bỏ Tu hài chết và thay cát mới. Sau 3 tháng khi Tu hài đạt kích thước 2,5-3 cm (nếu thả giống cỡ 7-10 mm) thì thay nắp lưới đậy trên miệng rổ để gia tăng lượng nước lưu thông nhằm cung cấp đủ thức ăn cho Tu hài phát triển. Phát hiện nắp lưới rách phải thay nắp lưới mới. Định kỳ kiểm tra tốc độ sinh trưởng 1 lần/tháng. Nhặt Tu hài từ 1 rổ nuôi cho vào chậu nước biển để quan sát, cân và đếm. 2.6.3. Theo dõi các yếu tố môi trường nước: Dự án sẽ cấp cho các hộ tham gia dự án các thiết bị để theo dõi môi trường đăng nuôi hàng ngày: Oxy, nhiệt độ, pH. Đo ngày 2 lần: Sáng 6 h; chiều 14 h. Độ mặn đo 1 tuần/lần. Vào mùa mưa hoặc khi có hiện tượng bất thường (ốc bỏ ăn, ốc chết,…) thì việc kiểm tra môi trường thường xuyên hơn. 2.7. Thu hoạch Sau 4-6 tháng nuôi thì bắt đầu thu hoạch. Lúc này Ốc hương đạt kích thước 120- 150 con/kg. Nếu nuôi bằng đăng hoặc lồng có đáy thì kéo đăng, lồng lên để bắt ốc. Nếu nuôi bằng đăng không đáy thì lặn bắt bằng vợt. Ốc hương sau khi thu hoạch được cho 8 vào giai (lồng treo) hoặc bể 1-2 ngày để làm sạch bùn đất và làm trắng vỏ trước khi đưa ra thị trường. Khi Tu hài đạt kích cỡ thương phẩm ≥ 50 g/con thì thu hoạch theo cách làm như sau: Dùng tay lật ngược rổ, lắc nhẹ để cát lọt qua lưới, Tu hài còn lại trên rổ. Phân loại những con chưa đạt kích cỡ đưa vào rổ để nuôi tiếp. Những con đạt kích cỡ được đưa lên xe lạnh ở nhiệt độ 18 o C, vận chuyển đến nơi tiêu thụ. Thời gian vận chuyển không quá 20 giờ. 2.8. Một số bệnh thường gặp 2.8.1. Bệnh Ốc hương - Bệnh sưng vòi do Trùng lông Ciliphora. Biểu hiện của bệnh là ốc biếng ăn, phơi mình trên nền đáy, ít vùi đáy; ống Si phông và vòi lấy thức ăn bị sưng, bên trong có nhiều chấm đỏ; chân bụng phồng và có bọng nước. Cơ chế gây bệnh như sau Trùng lông tấn công vào vòi lấy thức ăn (cơ quan tiêu hóa) và ống si phông (cơ quan hô hấp) của ốc, làm cho hai cơ quan này sưng lên, tạo cơ hội cho vi khuẩn và nấm tấn công vào chỗ tổn thương, từ đó ốc không thể lấy thức ăn, khó thở và chết sau 10-15 ngày. Điều kiện cho Trùng lông phát triển mạnh là sự giàu có của vật chất hữu cơ, môi trường nuôi ô nhiễm. Một số hóa dược có thể sử sụng để trị ký sinh trùng cho ốc nuôi thương phẩm: A30, Shrimp Flavour và Sulfat đồng. Liều lượng sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. 2.8.2. Bệnh Tu hài Bệnh sưng vòi làm cho Tu hài không thể lọc thức ăn, gây chết sau khoảng 10 ngày. Bệnh gây chết hàng loạt Tu hài nuôi thương phẩm ở Cam Ranh năm 2011. Bệnh Tu hài nhiễm ký sinh trùng Perkinsus spp, đây là bệnh nguy hiểm có khả năng lây lan thành dịch nên đã được Tổ chức Thú Y thế giới đưa vào danh mục đối tượng cần được kiểm dịch nghiêm ngặt. Sự phát triển của ký sinh trùng Perkinsus spp liên quan đến sự ấm lên của nhiệt độ nước và chúng có khả năng tồn tại trong môi trường nước có độ mặn cao. Bệnh này đã làm chết hàng loạt Tu hài ở Quảng Ninh 9 [...]... gây thiệt hại hàng trăm triệu con giống (trên 200 tỉ tiền giống và 100 tỉ tiền chi phí) 2.9 Phòng và trị bệnh Bệnh ở động vật thân mềm là vấn đề rất khó giải quyết đối với người nuôi, các triệu chứng báo hiệu bệnh lý thường khó phát hiện, chỉ khi bệnh xuất hiện mới thấy rõ Khi đối tượng nuôi bị nhiễm bệnh thường điều trị không hiệu quả và do đó phòng bệnh là phương pháp chủ yếu Phòng bệnh: Việc phòng... chủ yếu Phòng bệnh: Việc phòng bệnh luôn tốt hơn trị bệnh Các biện pháp cần đảm bảo là: Thả giống đạt kích cỡ, không nên thả giống quá nhỏ; Luôn giữ vệ sinh lưới đăng, lồng và dụng cụ nuôi sạch sẽ; Duy trì các yếu tố môi trường ở mức thích hợp nhất, chú trọng yếu tố độ mặn và nhiệt độ 10 . HÒA SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT NUÔI ỐC HƯƠNG KẾT HỢP TU HÀI TRONG ĐĂNG, LỒNG TRÊN BIỂN Tài liệu biên so n phục vụ Dự án Nông thôn Miền Núi: “Ứng dụng công nghệ nuôi kết hợp Ốc Hương với Tu Hài. THƯỜNG GẶP 9 2.9. PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH 10 SỔ TAY HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT NUÔI ỐC HƯƠNG KẾT HỢP TU HÀI TRONG ĐĂNG, LỒNG TRÊN BIỂN 1 1. LỜI MỞ ĐẦU Ốc hương và Tu hài là hai loài động vật thân mềm có giá trị. xuất. 2.8.2. Bệnh Tu hài Bệnh sưng vòi làm cho Tu hài không thể lọc thức ăn, gây chết sau khoảng 10 ngày. Bệnh gây chết hàng loạt Tu hài nuôi thương phẩm ở Cam Ranh năm 2011. Bệnh Tu hài nhiễm ký

Ngày đăng: 24/12/2014, 16:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w