Giải pháp hoàn thiện công tác BT GPMB ở tỉnh Nghệ An qua dự án đường ven sông Lam
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
Đất đai không chỉ là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệusản xuất đặc biệt mà còn là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế,văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng
Hội nhập khu vực và toàn cầu với sự kiện Việt Nam trở thành thành viênchính thức của tổ chức Thương Mại Thế Giới là vấn đề trọng điểm hiện nay, nhằmthúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước Mặc dù đã đạt được một số thành tựu tolớn làm biến đổi bộ mặt kinh tế, xã hội của đất nước nhưng kinh tế phát triển trên nềntảng cơ sở hạ tầng còn nhiều thiếu thốn, chưa đồng bộ nên chưa phát huy được hếttiềm năng vốn có Để đáp ứng yêu cầu đó thì việc Nhà nước thu hồi đất để xây dựng
cơ sở hạ tầng, phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, an ninh, quốc phòng, pháttriển kinh tế là hết sức cần thiết
Trong điều kiện quỹ đất ngày càng hạn hẹp mà nhu cầu đầu tư ngày càngtăng thì vấn đề lợi ích kinh tế của các tổ chức, cá nhân khi Nhà nước giao đất cũngnhư thu hồi đất ngày càng được quan tâm Vì vậy, công tác GPMB (GPMB), BT(BT) thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất đã và đang là một vấn đề mang tính thời sựcấp bách Trong những năm qua, chính sách BT GPMB đã đi vào cuộc sống, tạomặt bằng cho các dự án xây dựng ở Việt Nam, tạo nguồn lực sản xuất, chuyển đổi
cơ cấu, phát triển đô thị và đổi mới diện mạo nông thôn Song trước những đổi mớicủa chính sách đất đai và sự vận động của thị trường bất động sản mà trong đó cóthị trường quyền sử dụng (QSD) đất, chính sách BT thiệt hại khi Nhà nước thu hồiđất hiện hành đã bộc lộ một số tồn tại ảnh hưởng đến công tác BT GPMB cho các
dự án đầu tư ở Việt Nam Thực tiễn đã khẳng định công tác GPMB là điều kiện tiênquyết để thực hiện thành công dự án Tiến độ GPMB chịu ảnh hưởng rất lớn từchính sách BT, HT (HT) của Nhà nước cho người dân có đất bị thu hồi đất
Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất cả nước, với một tiềm năng phát triểnkinh tế to lớn Để đáp ứng được yêu cầu của quá trình đô thị hóa – công nghiệp hóanhiều khu đô thị, khu công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch, đặc biệt là hệ
Trang 2thống các tuyến đường và đê điều mới trên địa bàn tỉnh đã và đang được hình thành.Việc sử dụng đất để triển khai các dự án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh khôngchỉ ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, của các chủ đầu tư mà còn ảnh hưởng đến
cả đời sống vật chất, tinh thần của người dân Và chính sách hợp lý về BT, HT khithu hồi đất của Nhà nước chính là “chiếc chìa khóa” để mở ra một tương lai đầy tốtđẹp
Xuất phát lý do nêu trên, để nhìn nhận đầy đủ về công tác BT GPMB, HT TĐC (TĐC) trên địa bàn tỉnh Nghệ An, trong thời gian thực tập ở Sở Tài nguyên –
Môi trường tỉnh Nghệ An, em đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài “Giải pháp hoàn thiện công tác BT GPMB ở tỉnh Nghệ An qua dự án đường ven sông Lam “ làm
chuyên đề tốt nghiệp
Mục đích nghiên cứu chuyên đề
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về BT GPMB
- Điều tra, tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân gây cản trở BT GPMB
- Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần đẩy nhanh tiến độ của công tác BT GPMB nhằm đáp ứng được yêu cầu phát triển của kinh tế xã hội
Phạm vi nghiên cứu đề tài
Đề tài nghiên cứu chung về thực trạng công tác BT GPMB trên địa bàn tỉnh Nghệ An thông qua dự án đường ven sông Lam Cụ thể trên đoạn đường đi qua địa bàn xã Xuân Lâm, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp được sử dụng chủ yếu trong quá trình nghiên cứu là phương pháp duy vật biện chứng lịch sử, phương pháp phân tích tổng hợp và phương pháp thu thập xử lý số liệu, thông tin
Kết cấu của chuyên đề:
Ngoài lời nói đầu và kết luận, chuyên đề gồm 3 chương:
Trang 3Chương I: Cơ sở lý luận của công tác BT GPMB ( BT GPMB)
Chương II: Thực trạng công tác BT GPMB trên địa bàn tỉnh Nghệ An thông qua dự án đường ven sông Lam, đoạn đường đi qua xã Xuân Lâm, huyện Nam Đàn.
Chương III: Giải pháp hoàn thiện công tác BT GPMB tại Nghệ An
Trong quá trình tìm hiểu do hạn chế về trình độ và thông tin trong công tác
BT GPMB nên chuyên đề này còn nhiều thiếu sót Em mong thầy cô và các bạn góp
ý sửa chữa để hoàn thiện hơn chuyên đề này
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn cô giáo Th.s Vũ Thị Thảo đã giúp đỡtận tình để em hoàn thành đề tài này
Trang 4CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG
GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG
1 Khái niệm và sự cần thiết của BT GPMB
1.1 Khái niệm BT GPMB
Theo từ điển Việt Nam thì: “GPMB” có nghĩa là di dời, dọn dân đi nơi khác
để lấy mặt bằng xây dựng công trình “BT” có nghĩa là trả lại tương xứng giá trịhoặc công lao cho một chủ thể nào đó bị thiệt hại vì một hành vi của chủ thể khác
Điều này có nghĩa là:
- Không phải là mọi khoản “trả lại” tương xứng” đều được tính bằng tiền
- Sự “thiệt hại”, mất mát của một chủ thể nào đó có thể là sự “thiệt hại”, mấtmát về vật chất, có thể cả về tinh thần
Việc BT có thể vô hình (xin lỗi) hoặc hữu hình (BT bằng tiền, bằng vật chấtkhác), có thể do thoả thuận giữa các chủ thể
Trên thực tế, ngoài các khoản BT nói trên thì còn có một hình thức BT khácgọi là việc HT HT tương xứng với giá trị hoặc công lao cho một chủ thể nào đó bịthiệt hại về một hành vi của chủ thể khác
BT khi Nhà nước thu hồi để sử dụng vào mục đích an ninh quốc phòng, lợi íchquốc gia, lợi ích công cộng, mục đích phát triển kinh tế là hành vi được Hiến phápnăm 1992 quy định tại điều 23; một số điều của Luật Đất đai 2003 và các văn bảnhướng dẫn hiện hành cụ thể như: Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 về
BT, HT và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất, Thông tư 116/2004/TT-BTC ngày07/12/2004 hướng dẫn thi hành nghị định số 197/2004/NĐ-CP; Nghị định84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 quy định bổ sung về trình tự, thủ tục BT, HT, TĐCkhi Nhà nước thu hồi đất; Thông tư 14/2008/TTLB-BTC-BTNMT hướng dẫn thihành Nghị định 84/2007/NĐ-CP…
Từ đây có thể thấy rằng bản chất của công tác GPMB, BT, HT và TĐC trong
Trang 5bảo lợi ích chính đáng cho những người dân bị Nhà nước thu hồi đất phục vụ chomục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng Đó là việc Nhànước đảm bảo cho họ có một cuộc sống mới ổn định, một điều kiện sống tốt hơnhoặc ít nhất bằng điều kiện sống nơi ở cũ, HT ổn định đời sống và ổn định sản xuất,
HT chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm… để họ yên tâm sản xuất, làm việc vàcống hiến cho xã hội góp phần đưa đất nước phát triển trên những cơ sở vững chắc,
ổn định và tiến vững trên con đường hội nhập toàn cầu
1.2 Sự cần thiết của BT GPMB
- GPMB là yêu cầu tất yếu đối với các dự án đầu tư xây dựng:
Do quỹ đất có giới hạn và các yêu cầu của nền kinh tế, nhu cầu về văn hóa,
xã hội, chúng ta không xây dựng những công trình ở những nơi hoàn toàn vắng vẻkhông có người nhất là đối với nhu cầu mở rộng, cải tạo đô thị thì việc xây dựngcác công trình trong khu đông dân cư là điều không tránh khỏi Công tác GPMB trởthành một yêu cầu tiên quyết đi trước một bước trong các dự án xây dựng
Mặt bằng để xây dựng là một yếu tố hết sức quan trọng đối với các dự ánđầu tư xây dựng Có mặt bằng thì mới có thể tiến hành đo đạc, thi công, xây lắpcông trình được Trong trường hợp khu đất đã được giải tỏa gần hết mà chỉ vướngmột vài hộ gia đình bị thu hồi đất trong diện GPMB mà chưa chịu di chuyển, tháo
dỡ thì cũng không thi công được
- Công tác GPMB góp phần thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai,
nhằm sử dụng đất đai hợp lí hiệu quả hơn.
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là những phương pháp thống nhất quản lívới toàn bộ đất đai, bảo đảm đất đai được sử dụng hợp lí tiết kiệm hiệu quả Thôngqua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Nhà nước nắm được quỹ đất đai đến từng loạiđất, thực hiện quyền định đoạt đối với đất đai, đảm bảo pháp lí cho việc giao đất, có
cơ sở để điều chỉnh chính xác đất đai theo hướng sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả.Đồng thời Nhà nước dự tính được nguồn ngân sách Muốn thực hiện quy hoạch, kế
Trang 6cao nhất Như việc chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất cómục đích sử dụng khác như công nghiệp, dịch vụ thương mại để đáp ứng được yêucầu của quá trình phát triển Ở nước ta phần lớn diện tích đất nông nghiệp ở gầntrung tâm các thành phố lớn hoặc có vị trí thuận tiện gần đường quốc lộ đang dầnđược thay thế vào đó là các khu công nghiệp, khu chế xuất…Việc chuyển đổi mụcđích này tạo ra giá trị kinh tế cao hơn rất nhiều lần so với sản xuất nông nghiệp Vìvậy để có quỹ đất “sạch” phục vụ cho các dự án thì công tác GPMB là yếu tố cầnthiết không thể thiếu được trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
GPMB còn cho phép sử dụng có hiệu quả nguồn lực đất đai và là công cụđiều tiết các hoạt động liên quan đến đất đai của các tổ chức, cá nhân
Công tác GPMB là cơ sở để đảm bảo thực hiện chiến lược phát triển kinh tế
và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội đúng hướng
- Công tác GPMB là yêu cầu khách quan trong quá trình đổi mới.
Hiện tại và trong thời gian tới, tỉnh Nghệ An cũng như cả nước có quy mô
và tốc độ đầu tư, đô thị hóa cao với hàng loạt các dự án mở rộng không gian thànhphố, cải tạo nút giao thông, xây dựng các tuyến đường mới, phát triển nhà,… Thựchiện tốt công tác GPMB chính là đã góp phần đảm bảo nhịp độ đô thị hoá, nâng caonăng lực sử dụng đất đai trong tình hình mới
Cùng với quá trình đô thị hóa, dân số ngày một gia tăng, đặc biệt là sự giatăng nhanh chóng của dân số đô thị do sự di dân cơ học từ nông thôn ra thành phố,
sự chia tách hộ Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội phục vụ dânsinh và đầu tư sản xuất là một nhu cầu cấp bách Vì vậy, thực hiện công tác GPMBnhằm tạo quỹ đất để thực hiện các công trình đó là yêu cầu khách quan
1.3 Yêu cầu đối với công tác BT GPMB
- Đảm bảo tiến độ nhanh chóng, kịp thời, chính xác
Đảm bảo nhanh chóng, kịp thời, đúng tiến độ là một yêu cầu quan trọng vàcấp thiết của công tác BT thiệt hại GPMB Điều này không những ảnh hưởng to lớn
Trang 7đến yếu tố về kinh tế mà còn ảnh hưởng đến yếu tố về chính trị văn hóa của côngtrình xây dựng.
Đồng thời, việc tiến hành GPMB đúng tiến độ sẽ giúp tiết kiệm chi phí, đưavào công trình sử dụng theo đúng kế hoạch
- Đảm bảo công bằng, công khai, dân chủ
Công khai, dân chủ là công khai các văn bản pháp lý, các văn bản về chế độchính sách BT và HT, phương án BT và HT của từng hộ gia đình có trong phương
án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt để dân biết, dân tin vào chủ trương thu hồiđất của cấp có thẩm quyền và phương án phê duyệt của Hội đồng GPMB và UBNDhuyện, thành phố Có như vậy mới tạo được niềm tin trong nhân dân và khiến ngườidân tự giác thực hiện
Mặt khác, thực hiện tốt việc này sẽ tránh được những tiêu cực của một số cán
bộ, cơ quan trong việc thực hiện BT, thu hồi đất GPMB
- Đảm bảo hài hòa lợi ích cho các bên liên quan
Đây là một yêu cầu quan trọng trong BT GPMB, bởi lẽ thực hiện tốt yêu cầunày sẽ hạn chế các khiếu kiện của người bị thu hồi đất về giá BT, về việc xét nguồngốc đất cho người bị thu hồi, về sự công bằng giữa những người bị thu hồi Từ đóthúc đẩy nhanh công tác BT GPMB
2 Quy định pháp lý về BT GPMB
2.1 Căn cứ xác định BT GPMB
- Luật đất đai 2003
Ngày 26/11/2003 Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XI kỳ họp thứ tư
đã thông qua Luật Đất đai 2003 và ngày 10/12/2003 lệnh của Chủ tịch nước đã công
bố Luật Đất đai quy định việc quản lý và sử dụng đất Điều 39 Luật Đất đai 2003 quyđịnh về thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích Quốc gia,lợi ích công cộng: “Nhà nước thực hiện việc thu hồi đất, BT, GPMB sau khi quyhoạch, kế hoạch sử dụng đất được công bố hoặc sau khi dự án đầu tư có nhu cầu sử
Trang 8dụng đất phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền xét duyệt…”
- Nghị định số 197/2004/NĐ-CP
Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ban hành ngày 03/12/2004 của Chính phủ về
BT, HT và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích an ninh, quốc phòng, lợi íchquốc gia, lợi ích công cộng
- Thông tư 116/2004/TT-BTC
Thông tư 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ tài chính hướng dẫnthực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP Thông tư này hướng dẫn cụ thể, và cóthêm một số nội dung về BT đất, BT tài sản; chính sách HT, TĐC và tổ chức thựchiện BT, HT và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất đối với các trường hợp quy định tạiNghị định 197/2004/NĐ-CP
- Thông tư số 69/2006/TT-BTC
Thông tư số 69/2006/TT-BTC của Bộ tài chính ngày 02/08/2006 về sửa đổi,
bổ sung cho Thông tư số 116/2004/TT-BTC, cụ thể là sửa đổi, bổ sung một số điềukhoản: điểm 3 mục 3 phần I về chi trả BT,HT và TĐC; điểm 3.1 mục 3 phần II vềgiá đất để tính BT, chi phí đầu tư vào đất còn lại; mục 2 phần IV về HT chuyển đổinghề nghiệp và tạo việc làm; mục 3 và mục 4 phân VII về mức chi cho công tác tổchức thực hiện BT, HT, TĐC: “Không quá 2% tổng số kinh phí BT, HT của dự án”
Trang 9đất; BT, HT về đất; trình tự thủ tục thu hồi đất và thực hiện việc BT-HT-TĐC khiNhà nước thu hồi đất, trong trình tự thủ tục của công tác BT GPMB, Nghị định bổsung mới về lập phương án BT-HT-TĐC bao gồm có phương án tổng thể vàphương án chi tiết, quy định cụ thể thẩm quyền, thời hạn giải quyết từng khâu trongcông việc và đặc biệt bổ sung thêm khâu kê khai, kiểm kê và xác định nguồn gốcđất đai được tiến hành trước khi lập phương án BT, TĐC nhằm xác định giá BT vàchính sách HT một cách khách quan Trong điều khoản thi hành, Nghị định84/2007/NĐ-CP đã bãi bỏ khoản 6 và khoản 8 Điều 8, các Điều 41, 42, 47, 49, đoạn
2 khoản 2 Điều 50 Nghị định 197/2004/NĐ-CP
- Thông tư 14/2008/TTLB-BTC-BTNMT
Thông tư 14/2008/TTLB-BTC-BTNMT của Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên
& Môi trường ngày 31/01/2008 về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định84/2007/NĐ-CP: hướng dẫn về HT đối với đất nông nghiệp xen kẽ trong khu dân
cư, đất vườn, đất ao xen kẽ với đất ở trong khu dân cư; hướng dẫn kinh phí chuẩn bị
hồ sơ Địa chính cho khu đất bị thu hồi bao gồm kinh phí do nhà đầu tư trả sẽ đượcquyết toán vào vốn đầu tư của dự án, kinh phí do Nhà nước trả sẽ được quyết toánvào nguồn kinh phí hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất hoặc cơ quan Tàinguyên-Môi trường hoặc Văn phòng đăng ký QSD đất; hướng dẫn lập, thẩm định
và xét duyệt phương án tổng thể về BT-HT-TĐC, phương án BT-HT-TĐC và việclập thêm “Hội đồng thẩm định” khi cần thiết
2.2 Đối tượng BT GPMB
Điều 2 nghị định 197/NĐ-CP quy định đối tượng để áp dụng BT GPMB là:
- Tổ chức, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, hộ gia đình, cá nhân trong nước,người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài đang sử dụngđất bị Nhà nước thu hồi đất (người bị thu hồi)
- Người bị thu hồi đất, bị thiệt hại tài sản gắn liền với đất bị thu hồi, được BTđất, tài sản, được HT và bố trí TĐC theo quy định tại Nghị định này
Trang 10Trình tự , thủ tục thu hồi đất và thực hiện việc BT, HT và TĐC khi nhà nướcthu hồi đất được quy định từ điều 49 đến điều 62 nghị định 84/2007/NĐ-CP ra ngày25/05/2007 Cụ thể như sau:
Sơ đồ 1: Trình tự, thủ tục GPMB (1)
- Các loại giấy tờ phải có trước khi ký kết hợpđồng: văn bản chấp thuận địa điểm, chủ trươngđầu tư và giấy chứng nhận đầu tư (có trong hồ sơ
dự án đầu tư); trích lục bản đồ địa chính khu đất;bàn giao mốc giới thực địa
- Kinh phí chi cho việc chỉnh lý bản đồ địachính, trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơđịa chính do chủ đầu tư dự án chi trả
- UBND xã(phường) niêm yết chủ trương thu hồiđất và bản qui hoạch khu đất bị thu hồi
số hộ khẩu, nhân khẩu, số lao động phải chuyểnđổi ngành nghề, số hộ phải TĐC để lập phương
án tổng thể
- Thời gian không quá 15 ngày kể từ ngày nhậnphương án Ban thẩm định ra thông báo thẩm
Trang 11định phương án tổng thể.
- Thời gian không quá 07 ngày kể từ ngày nhận
tờ trình của Ban thẩm định cấp thẩm quyền phêduyệt phương án BT tổng thể
(5)
Thông báo về
việc thu hồi đất
- Sau khi phương án BT tổng thể được duyệt, cơquan lập phương án BT thông báo cho người bịthu hồi đất biết lý do thu hồi đất, dự kiến về mức
BT, HT, TĐC
- Trên cơ sở phương án BT tổng thể được duyệtchủ đầu tư ra văn bản đề nghị Ban Tài nguyên vàMôi trường làm thủ tục đề nghị UBND huyện raquyết định thu hồi đất cho từng thửa đất
- Sau 20 ngày có quyết định thu hồi đất, cơ quanTài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trìnhUBND huyện ra quyết định thu hồi đất cho từngthửa đất
- Trong thời gian không quá 05 ngày kể từ ngàynhận được tờ trình của cơ quan Tài nguyên vàMôi trường, UBND huyện có trách nhiệm kýquyết định thu hồi đất
(7)
Giải quyết khiếu
nại đối với quyết
định thu hồi đất
- Sau khi Tổ chức thực hiện BT nhận được quyếtđịnh thu hồi đất của từng thửa đất thì tiến hànhniêm yết công khai quyết định thu hồi đất
- Tổ chức thực hiện BT tiếp nhận ý kiến đónggóp, giải quyết thắc mắc; tập hợp những khiếunại về quyết định thu hồi đất đề nghị Ban Tàinguyên và Môi trường làm thủ tục đề nghịUBND huyện điều chỉnh quyết định thu hồi đất
- Chủ đầu tư phải làm thủ tục giao đất, thuê đất.(do Ban Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn cụthể)
Trang 12Kê khai, kiểm kê
tài sản thiệt hại
và xác định
nguồn gốc đất
đai
thực hiện công tác kê khai, kiểm kê gửi chủ đầu
tư, UBND huyện, UBND cấp xã có đất bị thu hồi
và thông báo cho các hộ dân trong vùng dự ánbiết để thưc hiện kiểm kê
- UBND cấp xã ra quyết định thành lập tổ thamgia công tác BT thuộc dự án
- Nội dung kiểm kê: phát tờ khai theo mẫu, lậpbiên bản kiểm kê Làm việc với Văn phòng đăng
ký QSD đất và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cóđất bị thu hồi để xác định nguồn gốc sử dụng đất;xác định các trường hợp được BT, được HT,được TĐC
- Trong thời hạn không quá sáu mươi (60) ngày,
kể từ ngày hoàn thành việc đo đạc, kiểm đếm, Tổchức làm nhiệm vụ BT, GPMB có trách nhiệmlập phương án BT, HT, TĐC
- Thời gian thẩm định thuộc thẩm quyền phêduyệt của UBND huyện không quá 10 ngày kể từngày nhận phương án BT
- Thời gian thẩm định thuộc thẩm quyền phêduyệt của UBND tỉnh không quá 15 ngày kể từngày nhận phương án BT
(10)
Niêm yết công
khai giá trị BT,
HT, TĐC
- Trong thời gian 20 ngày ra thông báo niêm yết,
Tổ chức thực hiện BT tiếp nhận ý kiến đóng góp,giải quyết thắc mắc; tập hợp những khiếu nại vềgiá trị BT để điều chỉnh, bổ sung vào phương án
- Lập biên bản kết thúc niêm yết, phải có sựđồng tình của UBND xã, Ủy ban Mặt trận, đạidiện của những hộ có tài sản thiệt hại
- Thời gian không quá 3 ngày kể từ ngày nhận tờtrình của Ban thẩm định, cấp thẩm quyền phêduyệt phương án BT
Trang 13báo chi trả tiền
Trong thời gian không quá 3 ngày nhận đượcQuyết định phê duyệt phương án, Tổ chức thựchiện BT phối hợp với UBND xã để niêm yết kếtquả phê duyệt; ra quyết định về giá trị (về từngloại cụ thể) được BT, HT và TĐC cho từng hộ và
ra thư mời nhận tiền BT
Trong thời gian 20 ngày kể từ ngày chi trả tiền
Tổ chức thực hiện BT phối hợp với UBND xãgiải quyết những thắc mắc phát sinh và tiến hànhGPMB (đốn chặt cây cối hoa màu, tháo dỡ nhàcửa và các công trình khác)
- Sau khi có đề nghị của Tổ chức thực hiện BT,
Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quyđịnh của pháp luật ra quyết định cưỡng chế
- Giao quyết định cưỡng chế và niêm yết côngkhai quyết định cưỡng chế tại trụ sở UBND cấpxã
- Sau 15 ngày, kể từ ngày giao quyết định cưỡngchế mà người bị cưỡng chế không bàn giao đấtthì UBND cấp huyện chỉ đạo, tổ chức lực lượngcưỡng chế thu hồi đất theo quy định của phápluật
Trang 14- Người bị thu hồi đất đang sử dụng vào mục đích nào thì được BT bằng việc giao đất mới có cùng mục đích sử dụng, nếu không có đất để BT thì được BT bằng giá trị QSD đất tại thời điểm có quyết định thu hồi; trường hợp BT bằng việc giao đất mới hoặc bằng nhà, nếu có chênh lệch về giá trị thì phần chênh lệch đó được thực hiện thanh toán bằng tiền.
- Trường hợp người sử dụng đất được BT khi Nhà nước thu hồi đất mà chưathực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với Nhà nước theo quy định của pháp luậtthì phải trừ đi khoản tiền phải thực hiện nghĩa vụ tài chính vào số tiền được BT, HT
để hoàn trả ngân sách nhà nước
Điều này được quy định cụ thể theo điều 6 Nghị định 197/NĐ-CP của Chínhphủ ngày 03 tháng 12 năm 2004 về BT, HT, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất sử dụngvào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng
2.4.1.2 Điều kiện để được BT đất
Điều kiện để được BT đất được quy định tại điều 8, nghị định 197/NĐ-CP
Cụ thể những người bị Nhà nước thu hồi đất có một trong các điều kiện sau đây thìđược BT:
1 Có giấy chứng nhận QSD đất theo quy định của pháp luật về đất đai
Trang 152 Có quyết định giao đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy địnhcủa pháp luật về đất đai.
3 Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định, được UBND xã, phường, thịtrấn (sau đây gọi chung là UBND xã) xác nhận không có tranh chấp mà có mộttrong các loại giấy tờ sau đây:
- Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất đai trước ngày 15 tháng 10năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đấtđai của nhà nước Việt Nam DCCH, Chính phủ Cách mạng lâm thời CHMN ViệtNam và Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam;
- Giấy chứng nhận QSD đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩmquyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính;
- Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng, cho QSD đất hoặc tài sản gắn liền vớiđất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất;
- Giấy tờ chuyển nhượng QSD đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trướcngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được UBND cấp xã xác nhận là đất sử dụng trướcngày 15 tháng 10 năm 1993;
- Giấy tờ về thanh lý, hoá giá nhà ở, mua nhà ở gắn liền với đất ở theo quyđịnh của pháp luật;
- Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sửdụng đất
4 Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ trên màtrên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển nhượng QSDđất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến thời điểm có quyết định thu hồiđất chưa thực hiện thủ tục chuyển QSD đất theo quy định của pháp luật, nay đượcUBND cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp
5 Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có hộ khẩu thường trú tại địaphương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làmmuối tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn ở miền núi, hải đảo, nay
Trang 16được UBND cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không
có tranh chấp
6 Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các loại giấy tờ quy địnhtrên, nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nayđược UBND xã xác nhận là đất đó không có tranh chấp
7 Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định củatoà án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyếtđịnh giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã đượcthi hành
8 Hộ gia đình cá nhân sử dụng đất không có các loại giấy tờ quy định trênnhưng đất đã được sử dụng từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến thời điểm có quyếtđịnh thu hồi đất, mà tại thời điểm sử dụng không vi phạm quy hoạch; không viphạm hành lang bảo vệ các công trình, được cấp có thẩm quyền phê duyệt đã công
bố công khai, cắm mốc; không phải là đất lấn chiếm trái phép và được UBND cấp
xã nơi có đất bị thu hồi xác nhận đất đó không có tranh chấp
9 Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà trước đây Nhà nước đã có quyết địnhquản lý trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước, nhưng trong thực tếNhà nước chưa quản lý, mà hộ gia đình, cá nhân đó vẫn sử dụng
10 Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có các công trình là đình, đền, chùa,miếu, am, từ đường, nhà thờ họ được UBND xã nơi có đất bị thu hồi xác nhận là đất sửdụng chung cho cộng đồng và không có tranh chấp
11 Tổ chức sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
- Đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đãnộp không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước;
- Đất nhận chuyển nhượng của người sử dụng đất hợp pháp mà tiền trả choviệc chuyển nhượng không có nguồn từ ngân sách nhà nước;
- Đất sử dụng có nguồn gốc hợp pháp từ hộ gia đình, cá nhân
2.4.1.3 Những trường hợp thu hồi đất mà không được BT
Trang 17Theo Điều 7 NĐ197/NĐ-CP, ngoài những trường hợp không đủ điều kiệnđược BT như đã nêu ở mục trên, những người sử dụng đất sau đây sẽ không được
BT khi GPMB:
- Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, được Nhànước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sáchnhà nước; được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm; đất nhận chuyểnnhượng QSD đất mà tiền trả cho việc nhận chuyển nhượng QSD đất có nguồn gốc từngân sách nhà nước
- Đất bị thu hồi thuộc một trong các trường hợp:
a) Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, được Nhà nước giaođất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất có nguồn gốc từ ngân sách nhà nướchoặc cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm bị giải thể, phá sản, chuyển đi nơi khác,giảm hoặc không còn nhu cầu sử dụng đất;
b) Sử dụng đất không đúng mục đích, sử dụng đất không có hiệu quả;
c) Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất;
d) Đất được giao không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền;
đ) Đất bị lấn, chiếm
e) Cá nhân sử dụng đất chết mà không có người thừa kế;
g) Người sử dụng đất tự nguyện trả lại đất;
h) Người sử dụng đất cố ý không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước;
i) Đất được Nhà nước giao, cho thuê có thời hạn mà không được gia hạn khi hết thờihạn;
k) Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn mười hai tháng liền;đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn mười tám tháng liền; đấttrồng rừng không được sử dụng trong thời hạn hai mươi bốn tháng liền;
Trang 18l) Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sửdụng trong thời hạn mười hai tháng liền hoặc tiến độ sử dụng đất chậm hơn hai mươibốn tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư, kể từ khi nhận bàn giao đất trên thựcđịa mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuêđất đó cho phép.
- Việc xử lý tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tài sản đã đầu tư trên đất đối vớiđất bị thu hồi quy định tại khoản này được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều
34 và Điều 35 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chínhphủ về thi hành Luật Đất đai
- Đất nông nghiệp do cộng đồng dân cư sử dụng
- Đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn
2.4.1.3 BT đối với đất phi nông nghiệp (trừ đất ở) của hộ gia đình, cá nhân
BT đối với đất phi nông nghiệp (trừ đất ở) của hộ gia đình, cá nhân được quyđịnh tại Điều 11 nghị định 197/NĐ-CP như sau:
- Đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp của
hộ gia đình, cá nhân có nguồn gốc là đất ở đã được giao sử dụng ổn định lâu dàihoặc có đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận QSD đất, khi Nhà nước thu hồi được
BT theo giá đất ở
- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất phi nông nghiệp có thời hạn do nhậnchuyển nhượng, nhận thừa kế, được tặng cho hoặc do Nhà nước giao có thu tiền sửdụng đất được BT theo giá đất phi nông nghiệp; trường hợp sử dụng đất do Nhànước hoặc do UBND cấp xã cho thuê theo thẩm quyền thì khi Nhà nước thu hồi chỉđược BT chi phí đầu tư vào đất còn lại
2.4.1.4 BT đối với đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp của tổ chức
BT đối với đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp của tổ chức được quyđịnh tại Điều 12, nghị định 197/NĐ-CP như sau:
Trang 19- Tổ chức đang sử dụng đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp được Nhànước giao đã nộp tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển nhượng từ người sử dụngđất hợp pháp, mà tiền sử dụng đất đã nộp, tiền trả cho việc nhận chuyểnnhượng QSD đất không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì được BT khiNhà nước thu hồi đất.
- Tổ chức được Nhà nước cho thuê đất hoặc giao đất không phải nộp tiền sửdụng đất hoặc đã nộp tiền sử dụng đất bằng tiền có nguồn gốc từ ngân sách nhà nướcthì không được BT về đất khi Nhà nước thu hồi đất; nếu tiền chi phí đầu tư vào đấtcòn lại không có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước thì tiền chi phí đầu tư này được
BT
- Cơ sở của tổ chức tôn giáo đang sử dụng đất ổn định, nếu là đất được Nhànước giao không thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất thì không được BT, nhưng được
BT chi phí đầu tư vào đất còn lại
2.4.1.5 BT đối với đất phi nông nghiệp là đất ở
Điều 13 nghị định 197/NĐ-CP quy định các trường hợp BT đối với đất phinông nghiệp như sau:
- Người sử dụng đất ở khi Nhà nước thu hồi đất mà phải di chuyển chỗ ởđược BT bằng giao đất ở mới, nhà ở tại khu TĐC hoặc BT bằng tiền theo đề nghịcủa người có đất bị thu hồi và phù hợp với thực tế ở địa phương
- Diện tích đất BT bằng giao đất ở mới cho người có đất bị thu hồi cao nhấtbằng hạn mức giao đất ở tại địa phương; trường hợp đất ở bị thu hồi có diện tích lớnhơn hạn mức giao đất ở thì UBND cấp tỉnh căn cứ vào quỹ đất của địa phương và sốnhân khẩu của hộ gia đình bị thu hồi đất, xem xét, quyết định giao thêm một phầndiện tích đất ở cho người bị thu hồi đất, nhưng không vượt quá diện tích của đất bịthu hồi
2.4.2 BT thiệt hại về tài sản
2.4.2.1 BT nhà, công trình xây dựng trên đất
Trang 20- Đối với nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân, được
BT bằng giá trị xây dựng mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tươngđương do Bộ Xây dựng ban hành Giá trị xây dựng mới của nhà, công trình đượctính theo diện tích xây dựng của nhà, công trình nhân với đơn giá xây dựng mới củanhà, công trình do UBND cấp tỉnh ban hành theo quy định của Chính phủ
- Đối với nhà, công trình xây dựng khác không thuộc đối tượng quy định trênđược BT theo mức sau:
Mức BT nhà,
công trình
=
Giá trị hiện có củanhà, công trình bịthiệt hại
+
Một khoản tiền tính bằng tỷ lệphần trăm theo giá trị hiện cócủa nhà, công trình Giá trị hiện có của nhà, công trình bị thiệt hại được xác định bằng tỷ lệ phầntrăm chất lượng còn lại của nhà, công trình đó nhân với giá trị xây dựng mới củanhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương do Bộ Xây dựng ban hành.Một khoản tiền tính bằng tỷ lệ phần trăm theo giá trị hiện có của nhà, côngtrình do UBND cấp tỉnh quy định, nhưng mức BT tối đa không lớn hơn 100% giátrị xây dựng mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương với nhà,công trình bị thiệt hại;
- Đối với công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, mức BT bằng giá trị xây dựng mớicủa công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương do Bộ Xây dựng ban hành; nếu côngtrình không còn sử dụng thì không được BT
- Đối với nhà, công trình xây dựng khác bị phá dỡ một phần, mà phần còn lạikhông còn sử dụng được thì được BT cho toàn bộ nhà, công trình; trường hợp nhà,công trình xây dựng khác bị phá dỡ một phần, nhưng vẫn tồn tại và sử dụng đượcphần còn lại thì được BT phần giá trị công trình bị phá dỡ và chi phí để sửa chữa,hoàn thiện phần còn lại theo tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương của nhà, công trìnhtrước khi bị phá dỡ
2.4.2.2 BT về di chuyển mồ mả
Đối với việc di chuyển mồ mả, mức tiền BT được tính cho chi phí về đất đai,đào, bốc, di chuyển, xây dựng lại và các chi phí hợp lý khác có liên quan trực tiếp
Trang 21UBND cấp tỉnh quy định mức BT cụ thể về mồ mả cho phù hợp với tập quán và
thực tế tại địa phương
2.4.2.3 BT đối với công trình văn hoá, di tích lịch sử, nhà thờ, đình, chùa, am, miếu
Đối với các dự án khi thu hồi đất có các công trình văn hoá, di tích lịch sử,nhà thờ, đình, chùa, am, miếu trong trường hợp phải di chuyển thì việc BT cho việc
di chuyển các di tích lịch sử, công trình văn hoá, nhà thờ, đình, chùa, am, miếu doThủ tướng Chính phủ quyết định đối với công trình do trung ương quản lý, Chủ tịchUBND cấp tỉnh quyết định đối với công trình do địa phương quản lý
2.4.2.4 BT đối với cây trồng, vật nuôi
- Mức BT đối với cây hàng năm được tính bằng giá trị sản lượng của vụ thuhoạch đó Giá trị sản lượng của vụ thu hoạch được tính theo năng suất của vụ caonhất trong 3 năm trước liền kề của cây trồng chính tại địa phương và giá trung bìnhtại thời điểm thu hồi đất
- Mức BT đối với cây lâu năm, được tính bằng giá trị hiện có của vườn cây(không bao hàm giá trị QSD đất) theo giá ở địa phương tại thời điểm thu hồi đất
- Đối với cây trồng chưa thu hoạch nhưng có thể di chuyển đến địa điểmkhác thì được BT chi phí di chuyển và thiệt hại thực tế do phải di chuyển, phải trồnglại
- Cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, cây rừng tự nhiên giaocho các tổ chức, hộ gia đình trồng, quản lý chăm sóc, bảo vệ thì BT theo giá trị thiệthại thực tế của vườn cây; tiền BT được phân chia cho người quản lý, chăm sóc, bảo
vệ theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng
Đối với vật nuôi (nuôi trồng thủy sản) được BT theo quy định sau:
a) Đối với vật nuôi mà tại thời điểm thu hồi đất đã đến thời kỳ thu hoạch thì khôngphải BT;
Trang 22b) Đối với vật nuôi mà tại thời điểm thu hồi đất chưa đến thời kỳ thu hoạch thìđược BT thiệt hại thực tế do phải thu hoạch sớm; trường hợp có thể di chuyển đượcthì được BT chi phí di chuyển và thiệt hại do di chuyển gây ra; mức BT cụ thể doUBND cấp tỉnh qui định cho phù hợp với thực tế
3 Các chính sách hỗ trợ khi BT GPMB
3.1 Hỗ trợ về di chuyển
- Hộ gia đình khi Nhà nước thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở trong phạm
vi tỉnh, thành phố được HT mỗi hộ cao nhất 3.000.000 đồng; di chuyển sangtỉnh khác được HT mỗi hộ cao nhất 5.000.000 đồng; mức HT cụ thể do UBNDcấp tỉnh quy định
- Tổ chức có đủ điều kiện được BT thiệt hại đất và tài sản khi bị thu hồi màphải di chuyển cơ sở, được HT chi phí thực tế về di chuyển, tháo dỡ và lắp đặt
- Người bị thu hồi đất ở, không còn chỗ ở khác; trong thời gian chờ tạo lập chỗ
ở mới (bố trí vào khu TĐC), được bố trí vào nhà ở tạm hoặc HT tiền thuê nhà ở; thờigian và mức HT cụ thể do UBND cấp tỉnh quy định phù hợp với thực tế tại địaphương
3.2 Hỗ trợ ổn định đời sống và ổn định sản xuất
- Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồitrên 30% diện tích đất nông nghiệp được giao, được HT ổn định đời sống trong thờigian 3 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở và trong thời gian 6 tháng nếu phải dichuyển chỗ ở; trường hợp phải di chuyển đến các địa bàn có điều kiện kinh tế - xãhội khó khăn hoặc có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian HT là
12 tháng Mức HT bằng tiền cho 01 nhân khẩu/01tháng tương đương 30 kg gạo tínhtheo thời giá trung bình tại địa phương
- Khi Nhà nước thu hồi đất của tổ chức kinh tế, hộ sản xuất kinh doanh có đăng
ký kinh doanh, mà bị ngừng sản xuất kinh doanh, thì được HT cao nhất bằng 30% 1năm thu nhập sau thuế, theo mức thu nhập bình quân của 3 năm liền kề trước đó
Trang 23được cơ quan thuế xác nhận; mức HT cụ thể do UBND cấp tỉnh quy định cho phùhợp với thực tế ở địa phương.
3.3 Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm
Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi bị thu hồi trên 30%diện tích đất sản xuất nông nghiệp thì được HT chuyển đổi nghề nghiệp cho ngườitrong độ tuổi lao động; mức HT và số lao động cụ thể được HT do UBND cấp tỉnhquy định cho phù hợp với thực tế ở địa phương
Việc HT đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp được thực hiện chủ yếu bằng hìnhthức cho đi học nghề tại các cơ sở dạy nghề
3.4 Tái định cư
Cơ quan (tổ chức) được UBND cấp tỉnh giao trách nhiệm bố trí TĐC phảithông báo cho từng hộ gia đình bị thu hồi đất, phải di chuyển chỗ ở về dự kiếnphương án bố trí TĐC Quá trình xây dựng các khu TĐC phải căn cứ theo quy hoạch
dự án đầu tư và phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định hiện hành
về đầu tư và xây dựng
3.5 Các chính sách hỗ trợ khác
- Thưởng tiến độ bàn giao mặt bằng.
- HT gia đình chính sách khi phải di chuyển chỗ ở để GPMB
- Một số chính sách khác
4 Những nhân tố ảnh hưởng đến CT GPMB
Công tác BT GPMB là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình thực hiện dự án đầu tư , xây dựng, là công việc có liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, và rất nhạycảm, phức tạp gắn liền với quyền lợi của người dân, nhất là trong việc xác định nguồn gốc sử dụng đất đai, thẩm định tính hợp pháp, hợp lệ về đất đai và giá BT về đất đai, tài sản, cây cối, hoa màu Đây là một công việc phức tạp, khó khăn chịu nhiều yếu tố cả về chủ quan lẫn khách quan, cụ thể như sau:
4.1 Nhân tố chủ quan
Trang 24- Công tác quản lý, đăng ký và cấp giấy chứng nhận QSD đất, sở hữu nhà ở
đô thị.
Công tác quản lý đất đai bao gồm: giao đất, cho thuê đất cấp giấy chứng nhậnQSD đất Nếu công tác quản lý đất đai thực hiện tốt thì công tác đền bù thiệt hại sẽđược tiến hành nhanh chóng, ngược lại nó sẽ làm chậm quá trình đền bù thiệt hại vàtất nhiên làm chậm tiến độ của các dự án đầu tư Trong công tác giao đất, cho thuêđất thì công tác thẩm duyệt dự án là công tác rất quan trọng có liên quan đến nhiềungành, nhiều cấp
Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng (CNQSD) đất và quyền sỡ hữu(QSH) nhà ở cũng giữ vai trò rất lớn trong việc xác định tính hợp pháp của mảnhđất và tài sản gắn liền với mảnh đất đó làm căn cứ để xét xem mảnh đất đó có đượcđền bù hay không Do đó,công tác cấp giấy CNQSD đất ở và QSH nhà ở tác độngđến việc xác định đối tượng được đền bù thiệt hại nếu công tác cấp giấy CNQSH
và QSD đất ở được tiến hành đúng, đủ đối tượng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho côngtác đền bù thiệt hại Vì khi đó việc xác định đối tượng đền bù thiệt hại sẽ rất dễdàng Ngược lại sẽ gây khó khăn rất lớn trong việc xác định đất sử dụng hợp pháphay bất hợp pháp để thực hiện chính sách đền bù khi Nhà nước thu hồi đất
- Công tác đánh giá đất
Đánh giá đất là phương pháp kinh tế nhằm tính toán lượng giá trị của đất đaibằng hình thái tiền tệ tại một thời điểm xác định khi chúng tham gia trong một thịtrường nhất định
Trong giai đoạn hiện nay, công tác đánh giá đất còn đang rất mới mẻ, song
số lượng các dự án đầu tư xây dựng ngày càng tăng, công tác GPMB có vị trí quantrọng và được đặt lên hàng đầu, trọng tâm để đảm bảo tiến độ thi công không chỉ vềkhối lượng công việc mà còn cả tính chất phức tạp, chi phí tốn kém và mất nhiềuthời gian
Chính vì vậy việc đánh giá đất chính xác, hợp lý dựa trên cơ sở khoa học vàthực tiễn là việc làm hết sức quan trọng và có ý nghĩa rất lớn trong việc góp phầnđẩy nhanh tiến độ thi công các công trình và hiệu quả sử dụng đất, nó có ảnh hưởng
Trang 25rất lớn đến việc ổn định tình hình kinh tế xã hội chính trị của một đất nước và sựphát triển chung của mỗi quốc gia trong quá trình CNH - HĐH đất nước, ảnh hưởngđến việc thu hút vốn đầu tư của các tổ chức trong và ngoài nước.
- Nguồn vốn thực hiện dự án
Nguồn vốn để thực hiện công tác GPMB bao gồm: vốn Ngân sách Nhànước, vốn của chủ dự án và nguồn vốn khác
Có thể coi nguồn vốn có vai trò quan trọng, quyết định tiến độ GPMB, tiến
độ thi công nhanh hay chậm Nguồn vốn lớn, mạnh thì công tác đền bù diễn ranhanh, kết thúc sớm Ngược lại, thiếu vốn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ cũngnhư chất lượng công trình
- Vai trò, năng lực của chính quyền địa phương và sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong công tác GPMB
Chính quyền địa phương là cơ quan quản lý trực tiếp về đất đai, gần gũinhất với nhân dân, nắm rõ nhất tình hình kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân Vìvậy, chính quyền địa phương phải là người nắm bắt được những lợi ích kinh tế mà
dự án đem lại, tình hình sử dụng đất đai của địa phương Từ đó, phổ biến tuyêntruyền rộng rãi đến mọi người dân hiểu được giá trị lợi ích mà dự án đem lại, đảmbảo công bằng về lợi ích giữa chủ dự án và nhân dân để họ có ý thức tự giác thựchiện Trong trường hợp cần thiết, chính quyền địa phương cũng cần phải sớm tiếnhành cưỡng chế để GPMB nếu đối tượng cố tình không nhận đền bù
Ngoài ra, sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp các ngành liên quan, sự quantâm, chỉ đạo thường xuyên của cơ quan trung ương cũng có tác động tích cực đếncông tác GPMB Nếu không có sự quản lý tập trung thống nhất của các cấp quản lý
và đội ngũ làm công tác đền bù GPMB không có ý thức trách nhiệm, công tác vậnđộng phổ biến chính sách pháp luật không được làm tốt thì việc GPMB sẽ rất khókhăn, vì người dân không tự giác thực hiện, thậm chí còn cản trở
4.2 Nhân tố khách quan
- Chính sách đền bù của Nhà nước
Trang 26Chính sách đền bù của Nhà nước là một trong nhân tố khách quan có ảnhhưởng trực tiếp đến công tác đền bù GPMB Nó là căn cứ pháp lý quan trọng màdựa vào đó để xác định nội dung đền bù, mức đền bù, giá đền bù và phương ánTĐC, HT chuyển đổi nghề nghiệp, HT sản xuất, ổn định đời sống dân bị di dời.Những quy định của Nhà nước liên quan đến đền bù thiệt hại là những nhân
tố tác động trực tiếp lên lợi ích kinh tế của các bên liên quan (chủ đầu tư, ngườiđược nhận đền bù, đối tượng bị thu hồi) Do đó, nó mang tính chất quyết định đốivới công tác đền bù GPMB Công tác đền bù thiệt hại GPMB được thực hiện nhanh,hiệu quả, đúng tiến độ đòi hỏi phải có một hệ thống chính sách đầy đủ, đúng đắn,thống nhất và đồng bộ, đồng thời cũng phải có thể, công khai Ngược lại, chính sáchchồng chéo, thiếu công khai, minh bạch sẽ gây nhiều khó khăn, vướng mắc trongcông tác thực hiện Một chính sách thoả đáng, đảm bảo lợi ích cuả các bên liên quanthì công tác GPMB thuận lợi Vì vậy, chính sách của Nhà nước có ảnh hưởng trựctiếp nhất đến tiến độ thi công của các dự án Vì thế, chính sách của Nhà nước luônđòi hỏi được bổ sung, sửa đổi kịp thời đáp ứng nhu cầu cấp thiết của thực tế
- Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, xây dựng và phát triển đô thị.
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, xây dựng và phát triển đô thị là việc bốtrí sắp xếp các loại đất đai, xây dựng phương án mở rộng, nâng cấp, phát triển cơ sở
hạ tầng đô thị trong phạm vi không gian và thời gian nhất định nhằm sử dụng hợp lý
và hiệu quả nhất các yếu tố đất đai, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
Khi lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, xây dựng phát triển đô thị cầnphải xem xét toàn diện các khía cạnh, đặc biệt phải chú ý đến tính phức tạp củacông tác đền bù GPMB Các nhà lập quy hoạch, kế hoạch phải tính toán, cân nhắclàm sao cho quy hoạch, kế hoạch đó có tính khoa học, khả thi cao nhất, giảm đượcchi phí đền bù khi thu hồi đất Muốn vậy, công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đấtđai, phát triển đô thị phải ổn định, lâu dài và công khai
Trang 27CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BT GPMB TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN THÔNG QUA DỰ ÁN ĐƯỜNG VEN SÔNG LAM, ĐOẠN ĐƯỜNG ĐI QUA XÃ XUÂN LÂM, HUYỆN NAM ĐÀN
1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Nghệ An ảnh hưởng đến công tác BT GPMB
1.1 Điều kiện tự nhiên
Tỉnh Nghệ An thuộc Bắc Trung Bộ nước CHXHCN Việt Nam, toạ độ địa lý
từ 18o33'10" đến 19o24'43" vĩ độ Bắc và từ 103o52'53" đến 105o45'50" kinh độ Đông.Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hoá với đường biên dài 196,13 km
Phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh với đường biên dài 92,6 km
Phía Tây giáp nước bạn Lào với đường biên dài 419 km
Phía Đông giáp với biển Đông với bờ biển dài 82 km
Diện tích đất tự nhiên 1.648.729 ha
Dân số : 3.003.000 người, mật độ dân số trung bình là 183 người/km2
Tỉnh Nghệ An có 1 thành phố loại 1, 02 thị xã và 17 huyện
Địa hình
Tỉnh Nghệ An nằm ở Đông Bắc dãy Trường Sơn, địa hình đa dạng, phức tạp
và bị chia cắt bởi các hệ thống đồi núi, sông suối hướng nghiêng từ Tây - Bắc xuốngĐông - Nam Đỉnh núi cao nhất là đỉnh Pulaileng (2.711m) ở huyện Kỳ Sơn, thấp
Trang 28nhất là vùng đồng bằng huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Yên Thành có nơi chỉ caođến 0,2 m so với mặt nước biển (đó là xã Quỳnh Thanh huyện Quỳnh Lưu).
Đồi núi chiếm 83% diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh
Khí hậu - Thời tiết
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu sự tác động trực tiếp của giómùa Tây - Nam khô và nóng (từ tháng 4 đến tháng 8) và gió mùa Đông Bắc lạnh, ẩmướt (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau)
Sông ngòi:
Tổng chiều dài sông suối trên địa bàn tỉnh là 9.828 km, mật độ trung bình là0,7 km/km2 Sông lớn nhất là sông Cả (sông Lam) bắt nguồn từ huyện Mường Pẹctỉnh Xieng Khoảng (Lào), có chiều dài là 532 km (riêng trên đất Nghệ
An có chiều dài là 361 km), diện tích lưu vực 27.200 km2 (riêng ở Nghệ An là17.730 km2) Tổng lượng nước hàng năm khoảng 28.109 m3 trong đó 14,4.109 lànước mặt
Nhìn chung nguồn nước khá dồi dào, đủ để đáp ứng cho sản xuất và phục vụcho đời sống sinh hoạt của nhân dân
Biển, bờ biển
Hải phận rộng 4.230 hải lý vuông, từ độ sâu 40m trở vào nói chung đáy biểntương đối bằng phẳng, từ độ sâu 40m trở ra có nhiều đá ngầm, cồn cát Vùng biểnNghệ An là nơi tập trung nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao
Bải biển Cửa Lò là một trong những bãi tắm đẹp và hấp dẫn, đó là lợi thế choviệc phát triển nhành du lịch ở Nghệ An
Bờ biển Nghệ An có chiều dài 82 km, có 6 cửa lạch thuận lợi cho việc vận tảibiển, phát triển cảng biển và nghề làm muối (1000 ha)
1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội
Trang 29So với nhiều tỉnh bạn, Nghệ An có rất nhiều lợi thế mà không phải tỉnh nàocũng có được Vị trí địa lý của tỉnh Nghệ An nằm trên trục giao thông Bắc - Nam cả
về đường bộ, đường sắt, đường biển lẫn đường hàng không Vì vậy tỉnh có nhiềuthuận lợi trong việc giao lưu kinh tế với các tỉnh thành trong cả nước và một sốnước trong khu vực Bên cạnh đó, tỉnh còn có lợi thế là quỹ đất nông nghiệp rộnghơn 19,5 vạn ha, diện tích đất trống, đồi núi trọc chưa sử dụng trên 58 vạn ha, tàinguyên rừng và biển rất phong phú với nhiều loại cây, con có giá trị kinh tế cao.Mặc dù thời tiết có phần khắc nghiệt, khi nóng, khi bão lụt nhưng khí hậu ở đây lạithích hợp với nhiều loại cây trồng và vật nuôi như: lúa, lạc, vừng, mía, dứa, chuối;một số cây công nghiệp, cây ăn quả như: cà phê, cao su, cam, nhãn, xoài Bên cạnh
đó, nguồn nhân lực của tỉnh lại tương đối dồi dào, có truyền thống cần cù, hiếu học,trình độ sản xuất ngày càng cao
Nền nông nghiệp vẫn tiếp tục phát triển ổn định, đa dạng các loại cây trồngvật nuôi Sản lượng nông nghiệp không ngừng tăng cao Đặc biệt, trong năm 2008vừa qua, sản xuất nông nghiệp tuy gặp khó khăn bởi thiên tai và lạm phát nhưngnăm qua vẫn được mùa toàn diện, giá trị sản xuất tăng 6,61%, sản lượng lương thựcđạt 1.157 triệu tấn, tăng 9,85% so với năm 2007, cao nhất từ trước đến nay
Tính đến nay, tỉnh Nghệ An đã lập quy hoạch được 4 khu công nghiệp (KCN)với tổng dịên tích hơn 803,4 ha bao gồm: KCN Bắc Vinh, KCN Nam Cấm, KCN Cửa Lò và KCN Hoàng Mai Hiện đã có 3 KCN đi vào hoạt động và đã thu hút được
41 dự án đầu tư trong và ngoài nước Trong đó, có 6 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư 12,868 triệu đô la Mỹ; 35 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu
tư hơn 1.950 tỷ đồng; sản phẩm chủ yếu là chế biến bột đá vôi siêu mịn, chế biến hảisản, nguyên liệu giấy xuất khẩu, chế biến và đóng gói thức ăn gia súc, sản xuất gạch Garanít, sản xuất và lắp ráp xe máy, dệt may Tuy mới chỉ có 20/41 dự án trong KCN đi vào hoạt động, nhưng một số doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh có hiệu quả Nghệ An phấn đấu năm 2010 các KCN sẽ thu hút từ 150 đến 170 dự án đầu tư, tạo ra từ 30 đến 40 ngàn việc làm, nộp ngân sách từ 150 đến 200 tỷ đồng
Trang 30Mặc dù phải tập trung thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát nhưng tốc độ
tăng trưởng kinh tế của Nghệ An trong năm 2008 vẫn đạt 10,6% Cơ cấu kinh tế vẫnchuyển dịch đúng hướng với nông nghiệp giảm từ 31,03 % (2007) xuống 30,48%,công nghiệp – xây dựng tăng từ 32,01% lên 32,53%; dịch vụ tăng từ 36,96% lên36,99% Cũng trong năm 2008, tuy không điều chỉnh chỉ tiêu kinh tế - xã hội khilạm phát xuất hiện nhưng vẫn có 18/22 chỉ tiêu chủ yêu đạt và vượt kế hoạch
Bảng 1: Cơ cấu GDP trong ngành kinh tế
(Nguồn: Niêm giám thống kê năm 2008 tỉnh Nghệ An )
Ngoài ra, Nghệ An cũng đóng vai trò là một đầu mối giao thông quan trọngcủa cả nước Có mạng lưới giao thông phát triển và đa dạng, có đường bộ, đườngsắt, đường sông, sân bay và cảng biển, được hình thành và phân bố khá hợp lý theocác vùng dân cư và các trung tâm hành chính, kinh tế Cụ thể:
Đường bộ: quốc lộ 7, quốc lộ 48, quốc lộ 46, quốc lộ 15 ngoài ra, còn có 132 km
đường Hồ Chí Minh chạy ngang qua các huyện miền núi trung du của tỉnh
Đường sắt: 124 km, trong đó có 94 km tuyến Bắc - Nam, có 7 ga, ga Vinh là ga
Trang 31Đường không: có sân bay Vinh, các tuyến bay: Vinh - Đà Nẵng; Vinh - Tân Sơn
Nhất ( và ngược lại )
Cảng biển: cảng Cửa Lò hiện nay có thể đón tàu 1,8 vạn tấn ra vào thuận lợi, làm
đầu mối giao lưu quốc tế
Cửa khẩu quốc tế: Nậm Cắn, Thanh Thuỷ, sắp tới sẽ mở thêm cửa khẩu Thông Thụ (
Quế Phong )
Dịch vụ và du lịch cũng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển Một trong
số những yếu tố đó là do Nghệ An còn lưu giữ được nhiều di tích văn hoá lịch sử,nhiều danh lam thắng cảnh, lễ hội văn hoá truyền thống như khu du lịch Cửa Lò,rừng quốc gia Pù Mát, đền thờ vua Quang Trung …
Nhìn chung, Nghệ An có vị trí địa lý kinh tế thuận lợi, có nhiều tiềm năng vềtài nguyên thiên nhiên, kết cấu hạ tầng được nâng cấp phát triển đồng bộ, con ngườiNghệ An năng động, chịu khó học hỏi Đây là những thuận lợi để thúc đẩy Nghệ An
đã và đang phát triển kinh tế toàn diện cả về nông – lâm – ngư nghiệp, công nghiệp
và dịch vụ; đẩy nhanh quá trình đô thị hóa trên toàn tỉnh trong thời gian tới
Số diện tích đất có khả năng đưa vào khai thác sử dụng trong sản xuất nông nghiệp, trồng cây công nghiệp ngắn ngày, dài ngày và cây ăn quả là 20 - 30 nghìn ha, lâm nghiệp trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệ và tái sinh rừng trên 500 nghìn ha Phần lớndiện tích đất này tập trung ở các huyện miền núi vùng Tây Nam của tỉnh
Để khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai to lớn này, tỉnh Nghệ An đã và
Trang 32gian qua, tỉnh Nghệ An đã chuyển đổi 2.732 ha đất nông nghiệp và 3.369 ha đất có rừng để sử dụng vào các mục đích sau:
- Đất chuyên dùng: 5.449 ha (lấy trên đất nông nghiệp 2.080 ha, đất có rừng 3.369 ha)
- Đất ở nông thôn 425 ha (lấy trên đất nông nghiệp 425 ha)
- Đất ở đô thị 227 ha (lấy từ đất nông nghiệp 227 ha)
Đồng thời cũng đã chuyển 537.918 ha đất chưa sử dụng để sử dụng vào các mục đích:
- Quyết định số 74/2005/QĐ-UBND ngày 31/8/2005 của UBND tỉnh Nghệ An
về việc ban hành quy định về BT, HT, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàntỉnh Nghệ An;
- Quyết định số 72/2006/QĐ-UBND ngày 31/7/2006 của UBND tỉnh Nghệ An
về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 74/QĐ.UB ngày 31/8/2005 về việc ban hànhquy định về BT, HT, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Nghệ An;
- Quyết định số 40/QĐ.UB ngày 21/3/2005 về việc ban hành quy định thu hồiđất, giao đất, cho thuê đất và cấp giấy chứng nhận QSD đất đối với cơ quan, tổ chức
Trang 33trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư trên địabàn tỉnh Nghệ An;
- Quyết định số 147/2007/QĐ-UBND ngày 19/12/2007 của UBND tỉnh Nghệ
An về việc BT, HT, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Nghệ An (thaythế Quyết định số 72/2006/QĐ-UBND ngày 31/7/2006 và Quyết định số74/2005/QĐ-UBND ngày 31/8/2005)
- Và một số văn bản có liên quan khác
2.2 Những quy định cụ thể về BT GPMB tại Nghệ An
2.2.1 Xác định đất để BT GPMB
- Những hộ gia đình cá nhân sử dụng đất trước ngày 18/12/1980, ổn định,
không có tranh chấp được công nhận đất ở cho toàn bộ diện tích thửa đất Những hộgia đình cá nhân sử dụng đất sau ngày 18/12/1980 nhưng trước ngày 01/7/2004 được công nhận đất ở theo hạn mức đất ở được quy định tại quyết định số
- Diện tích được BT đất ở, đất vườn xác định như sau:
+ Nếu hộ gia đình có diện tích khuôn viên nhỏ hơn hoặc bằng diện tích được côngnhận đất ở thì diện tích thu hồi được BT theo giá đất ở
+ Nếu hộ gia đình có diện tích khuôn viên lớn hơn diện tích được công nhận đất ởthì: Sau khi trừ diện tích đất bị thu hồi, diện tích còn lại nhỏ hơn diện tích đất đượccông nhận đất ở thì được BT theo giá đất ở cho phần diện tích chênh lệch giữa diệntích đất công nhận đất ở và diện tích còn lại, diện tích thu hồi còn lại được BT theogiá đất vườn
- Mức giá BT về đất vườn = Giá đất ở x 50% + giá đất nông nghiệp
Trang 34Bảng 2 : Hạn mức công nhận đất ở
Đơn vị: m2
TT
Khu vực Từ 4 khẩu Phân theo số lượng nhân khẩu của mỗi hộ
trở xuống Từ 5-6 khẩu Từ 7-8 khẩu Từ 9 khẩu trở lên
4.2 Ven đô, đầu mối giao thông tỉnh lộ, quốc lộ
( Nguồn: Quyết định 48/QĐ.UB ngày 30/03/2005 của UBND tỉnh NA)
2.2.2 Trình tự thực hiện công tác BT GPMB
Trình tự thực hiện công tác BT GPMB trên địa bàn tỉnh Nghệ An được tiến hành theo các bước như sơ đồ sau:
Trang 35Sơ đồ 2: Trình tự thực hiện công tác BT GPMB tỉnh Nghệ An
(Nguổn UBND thành phố Vinh)
UBND THÀNH PHỐ VINH HỘI ĐỒNG BT GPMB TP VINH
TỔ TƯ VẤN BT GPMB CÁC SỞ CHUYÊN NGÀNH: - SỞ TÀI CHÍNH, XÂY DỰNG
- SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
- SỞ GIAO THÔNG CHỦ ĐẦU TƯ
CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KÊ KHAI, KIỂM KÊ UBND XÃ, PHƯỜNG
LẬP PHƯƠNG ÁN BỒI THƯỜNG GPMB
(2)
(3)
(4,5)(4,5)
(4,5)(7)
(7)
(7)
(8)(7)
(7)
(7)
(7)
Trang 363 Thực trạng công tác BT GPMB tại Nghệ An
3.1 Tổng quát công tác BT GPMB trên địa bàn tỉnh Nghệ An những năm qua
Tính từ năm 2004 đến ngày 30/4/2008, toàn tỉnh đã có 360 dự án liên quan đếncông tác BT GPMB khi Nhà nước thu hồi đất, tổng diện tích đất phải thu hồi
10.434,22 ha với tổng kinh phí BT là 547,62 tỷ đồng Cụ thể như sau:
Trang 37Biểu 2: Diện tích các loại đất thu hồi
Trong đó thu hồi từ các loại đất
Như vậy, tính từ năm 2004 đến nay thì diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi có
tỷ lệ lớn nhất, chiếm 59,35% so với tổng số diện tích đất bị thu hồi Tiếp đến là đất lâm nghiệp với tỷ lệ 24,31%, đất vườn với tỷ lệ 9,5% Diện tích đất ở bị thu hồi là ít nhất với tỷ lệ 1,6% Qua đó ta thấy sự đầu tư cơ sở hạ tầng, đường xá, khu công nghiệp đang được mở rộng và tập trung ở những khu vực mới chưa phát triển, dân cư còn thưa thớt Ở các vùng nông thôn, miền núi đã bắt đầu có những sự đầu tư cần thiết để đẩy mạnh sự phát triển kinh tế cũng như thúc đẩy quá trình đô thị hóa của toàn tỉnh
Trang 38Qua hơn 03 năm thực hiện việc BT, HT và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất theoquy định Luật Đất đai năm 2003, nhìn chung toàn tỉnh đã thực hiện tốt, đáp ứng nhucầu phát triển kinh tế - xã hội và nguyện vọng của nhân dân.
Tuy nhiên, qua kiểm tra cho thấy một số dự án khi triển khai thực hiện còn gặpkhó khăn, chậm triển khai theo đúng tiến độ vì do vướng mắc trong việc BT, HT,TĐC khi Nhà nước thu hồi đất; điển hình một số dự án như:
- Dự án các khu công nghiệp: Bắc Vinh tại xã Hưng Đông và Nam Cấm huyệnNghi Lộc;
- Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 7 thuộc các huyện: Con Cuông, Anh Sơn,Tương Dương, Đô Lương, trong đó vướng mắc tập trung tại địa bàn huyện Anh Sơn
- Dự án nâng cấp mở rộng Quốc lộ 48 thuộc các huyện: Diễn Châu, Quỳnh Lưu,Nghĩa Đàn và Quỳ Hợp
- Dự án nâng cấp, mở rộng tỉnh lộ 538 trên địa bàn các huyện: Diễn Châu, YênThành
- Dự án nâng cấp, mở rộng tỉnh lộ 537 A thuộc huyện Quỳnh Lưu
- Dự án nâng cấp, mở rộng đường ven Sông Lam đoạn qua các huyện: HưngNguyên và Nam Đàn
- Các dự án nâng cấp mở rộng đường giao thông tại thành phố Vinh
- Dự án xây dựng công trình Thuỷ điện bản vẽ tại huyện Tương Dương
- Khu TĐC Thuỷ điện Bản Vẽ tại xã Thanh Lâm, huyện Thanh Chương
- Dự án Bệnh viện đa khoa Nghệ An tại xã Nghi Phú, thành phố Vinh;
- Khu di tích Kim Liên tại huyện Nam Đàn
- Dự án nâng cấp, mở rộng Sân bay Vinh thuộc huyện Nghi Lộc;
- Dự án xây dựng khu xử lý rác tại xã Nghi Yên, huyện Nghi Lộc
Ngoài ra còn có một số dự án phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng hạ tầng
cơ sở khác
3.2 Thực trạng công tác BT GPMB tại Nghệ An thông qua dự án đường ven sông Lam
Trang 393.2.1 Sơ lược về dự án đường ven sông Lam
Dự án xây dựng đường giao thông ven sông Lam từ Cửa Hội đi thị trấn Nam Đàn là một dự án lớn, liên quan đến nhiều huyện lỵ của tỉnh Nghệ An, được khởi công vào giữa năm 2004
Tổng mức đầu tư của dự án lên đến 747.615.000.000 đồng
Mục tiêu của dự án là phát triển mạng lưới giao thông nối các khu đô thị và các địa phương có nhiều tiềm năng về du lịch; đảm bảo an toàn tuyệt đối cho tuyến
đê Tả Lam và đáp ứng kịp thời công tác phòng, chống thiên tai ( bão lụt); phát triển
du lịch và huy động quỹ đất để mở rộng các khu đô thị của thành phố Vinh và các địa phương dọc tuyến đường, tạo nguồn vốn đầu tư xây dựng hạ tầng và phát triển kinh tế - xã hội
Dự án xây dựng đường giao thông ven sông Lam đi qua 5 huyện lỵ, thành phố và thị xã, gồm có: thị xã Cửa Lò, thành phố Vinh, huyện Nghi Lộc, huyện Hưng Nguyên, huyện Nam Đàn
Đoạn đường đi qua địa bàn xã Xuân Lâm, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An làmột điểm nóng trong công tác GPMB của dự án với tổng diện tích đất bị thu hồi là25.108,6 m2 và thời gian BT GPMB kéo dài hơn 4 năm Tổng giá trị BT, HT là1.966.062.000 đồng Trong đó, BT HT đất đai là 456.553.700 đồng, BT nhà cửa,vật kiến trúc là 1.279.446.400 đồng, BT cây cối, hoa màu là 101.181.900 đồng; HT
là 125.880.000 đồng; kinh phí thẩm định là 3.000.000 đồng và thưởng tiến độ là21.000.000 đồng
3.2.2 Các văn bản ban hành kèm dự án
- Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về BT, HT
và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất
- Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính hướngdẫn thực hiện Nghị định 197/2004/NĐ-CP
- Quyết định số 74/2005/QĐ-UBND ngày 31/8/2005 của UBND tỉnh Nghệ
An về việc ban hành quy định về BT, HT, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất trên địabàn tỉnh Nghệ An;
Trang 40- Quyết định số 147/QĐ-UBND ngày 19/12/2007 của UBND tỉnh Nghệ Anban hành quy định về BT, HT và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnhNghệ An
- Quyết định số 03/2005/QĐ.UB ngày 01/01/2005 của UBND tỉnh Nghệ An
"Ban hành bảng giá các loại đất"
- Quyết định số 294/QĐ-UB ngày 8/4/2005 của UBND tỉnh Nghệ An "v/vBan hành đơn giá BT cây cối, hoa màu"
- Quyết định số 1034/QĐ-UB.CN ngày 22/03/2004 của UBND tỉnh Nghệ An
về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng đường giao thông ven sông Lam
- Quyết định số 675/QĐ-UB.ĐC ngày 27/02/2004 của UBND tỉnh Nghệ An
về việc thành lập ban chỉ đạo GPMB dự án xây dựng đường giao thông ven sôngLam
- Quyết định số 82/QĐUB ngày 30/09/2005 của UBND tỉnh Nghệ An vềviệc ban hành giá xây dựng nhà và công trình xây dựng phục vụ công tác GPMBtrên địa bàn tỉnh Nghệ An
- Quyết định 2573/QĐ.UB ngày 25/10/2004 của UBND tỉnh Nghệ An vềviệc phê duyệt phương án BT GPMB dự án xây dựng đường giao thông ven sôngLam qua huyện Nam Đàn
- Bảng giá các loại đất áp dụng trên địa bàn xã Xuân Lâm theo QĐ số06/2000/QD-UB ngày 01/02/2000 của UBND tỉnh Nghệ An
- Bảng giá các loại đất áp dụng trên địa bàn xã Xuân Lâm theo QĐ số25/2005/QĐUB ngày 24/02/2005
- Quyết định 2419/TNMT-QHGĐ về việc bổ sung hồ sơ BT GPMB dự ánđường ven sông Lam tại xã Xuân Lâm, huyện Nam Đàn
- Quyết định số 03/2008/QĐ-UBND ngày 08/01/2008 của UBND tỉnh Nghệ
An về ban hành đơn giá BT nhà và công trình xây dựng phục vụ công tác GPMBtrên địa bàn tỉnh Nghệ An