1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SỰ CẦN THIẾT ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI KINH DOANH ĐA CẤP Ở VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT

66 23 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sự Cần Thiết Điều Chỉnh Pháp Luật Đối Với Kinh Doanh Đa Cấp Ở Việt Nam
Tác giả Trương Thị Ánh Nguyệt
Người hướng dẫn Th.S. Bùi Thị Khuyên
Trường học Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Luật Thương mại
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Luật
Năm xuất bản 2005
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 340 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ KINH DOANH ĐA CẤP 1.1. Kinh doanh đa cấp với nền kinh tế thị trường (5)
    • 1.1.1. Nền kinh tế thị trường – cơ sở ra đời của kinh doanh đa cấp (5)
    • 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm kinh doanh đa cấp (8)
    • 1.1.3. Tác động của kinh doanh đa cấp trong nền kinh tế thị trường (16)
    • 1.2. Khái quát về điều chỉnh pháp luật đối với kinh doanh đa cấp (18)
      • 1.2.1. Khái niệm điều chỉnh pháp luật (18)
      • 1.2.2. Nội dung cơ bản của điều chỉnh pháp luật đối với kinh doanh đa cấp (0)
    • 1.3. Kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật đối với kinh doanh đa cấp ở một số nước trên thế giới (20)
  • CHƯƠNG II THỰC TRẠNG ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI KINH (51)
    • 2.1.1. Sự xuất hiện của kinh doanh đa cấp ở Việt Nam (24)
    • 2.1.2. Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh đa cấp trên thị trường Việt Nam (25)
    • 2.1.3. Những tiêu cực xảy ra từ kinh doanh đa cấp ở Việt Nam (30)
    • 2.2. Thực trạng pháp luật kinh doanh đa cấp ở Việt Nam (37)
    • 2.3. Kiến nghị (39)

Nội dung

BOÄ Y TEÁ TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI    TRƯƠNG THỊ ÁNH NGUYỆT ĐỀ TÀI SỰ CẦN THIẾT ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI KINH DOANH ĐA CẤP Ở VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN[.]

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ KINH DOANH ĐA CẤP 1.1 Kinh doanh đa cấp với nền kinh tế thị trường

Nền kinh tế thị trường – cơ sở ra đời của kinh doanh đa cấp

Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường, ở đó nó tự động điều tiết nền kinh tế để hình thành các tỷ lệ cân đối theo yêu cầu của quy luật giá trị, quy luật cung cầu và quy luật cạnh tranh Đây là ba quy luật cơ bản, chi phối nền kinh tế thị trường Trong đó, quy luật giá trị đòi hỏi việc sản xuất và trao đổi hàng hoá phải trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết, các chủ thể kinh doanh không thể tự nâng giá sản phẩm lên cao vì như thế sản phẩm không thể tiêu thụ được; quy luật cung cầu đòi hỏi tổng cung phải phù hợp tổng cầu, theo đó sản phẩm tạo ra phải trên cơ sở phù hợp nhu cầu của người tiêu dùng; quy luật cạnh tranh đòi hỏi chủ thể kinh doanh phải giành ưu thế cho sản phẩm của mình trên thị trường về chất lượng, mẫu mã Đây là những quy luật kinh tế khách quan, tồn tại trong mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, nhờ đó nó thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, buộc các chủ thể kinh doanh phải chủ động, sáng tạo, nhạy bén trong hoạt động của mình Ngoài ra, các hình thức tổ chức kinh doanh trong nền kinh tế thị trường rất đa dạng, phong phú với nhiều lợi ích khác nhau. Theo đó, các hoạt động kinh doanh cũng đa dạng, đan xen lẫn nhau và tính chủ động, sáng tạo của các chủ thể kinh doanh được đảm bảo Từ sự chủ động, sáng tạo đó, nhiều hoạt động kinh doanh mới lại ra đời trên cơ sở sự kết hợp ưu điểm của những hoạt động kinh doanh đã có.

Kinh doanh đa cấp xuất hiện trên cơ sở đó Trong nền kinh tế thị trường, sản phẩm do doanh nghiệp tạo ra có khả năng được tiêu thụ rất rộng rãi, thị trường tiêu thụ rộng lớn Tuy nhiên, nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng đa dạng, phong phú, đòi hỏi sản phẩm làm ra không chỉ có chất lượng tốt mà còn phải độc đáo về cả mẫu mã và chất lượng bên trong Ngoài ra, cách thức tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò rất quan trọng trong việc đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng, vì thế các doanh nghiệp không ngừng tìm nhiều cách để tiếp cận người tiêu dùng Hoạt động mua bán hàng hoá, môi giới, đại lý, uỷ thác… nhằm mục đích đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng bằng nhiều cách thức khác nhau Kinh doanh đa cấp ra đời trên cơ sở kết hợp những ưu điểm của các hoạt động trên Cũng như những hoạt động kinh doanh khác, mục đích chủ yếu của kinh doanh đa cấp là giải quyết vấn đề tiêu thụ sản phẩm sao cho hiệu quả nhất, yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp Nhưng, thay vì dùng quảng cáo, tiếp thị… thì kinh doanh đa cấp dùng chính người tiêu dùng để thu hút người tiêu dùng đến với sản phẩm của mình Doanh nghiệp có thể thực hiện được điều đó vì doanh nghiệp có được quyền tự do kinh doanh Quyền tự do kinh doanh cho phép doanh nghiệp tự do lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực hoạt động, cách thức hoạt động… Trong nền kinh tế kế hoạch hố tập trung ở Việt Nam và các nước Xã hội chủ nghĩa trước đây, kinh doanh đa cấp không thể ra đời và tồn tại vì những hoạt động kinh tế là rất ít, chỉ gồm hoạt động sản xuất và một số hoạt động dịch vụ theo kế hoạch Tĩm lại, kinh doanh đa cấp chỉ có thể phát sinh, tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường

Về mặt lí luận, nền kinh tế thị trường là“cái nôi” cho sự ra đời của kinh doanh đa cấp Về mặt thực tiễn, kinh doanh đa cấp đã ra đời trong nền kinh tế thị trường ở Liên bang Mỹ Lịch sử phương thức kinh doanh đa cấp gắn liền với tên tuổi công ty Amway và dòng sản phẩm dinh dưỡng bổ sung của nó Quan niệm về việc sản xuất chất dinh dưỡng bổ sung bắt nguồn từ đầu những năm 1930 bởi ông Carl Rehnborg, một thương nhân người Mỹ đã sống ở Trung Quốc từ năm 1917 đến năm 1927. Theo lời ông, những năm tháng ở Trung Quốc đã cho ông cơ hội được quan sát tường tận việc thiếu chất dinh dưỡng trong các bữa ăn Nhận thức được tầm quan trọng của các chất dinh dưỡng đối với cơ thể, ông bắt đầu bổ sung những dưỡng chất cần thiết trong các bữa ăn Sau 7 năm kinh nghiệm, Rehnborg bắt đầu sản xuất những sản phẩm dinh dưỡng bổ sung và đưa cho bạn bè dùng thử Theo lời kể của Sam – con trai ông thì, sau một thời gian, ông đến thăm bạn bè để xem kết quả như thế nào Kết quả, ông tìm thấy sản phẩm của mình trên kệ, bụi bặm và bị quên lãng. Điều này đã đưa ông đến với một ý tưởng mới Theo đó, ông chia sản phẩm của mình cho bạn bè, họ sử dụng chúng, nếu thích chúng thì chia sẻ cho bạn bè của họ. Khi bạn bè ông đề nghị ông bán sản phẩm cho bạn bè của họ, ông nói: “Các bạn hãy bán sản phẩm cho bạn bè các bạn và tôi sẽ trả hoa hồng cho các bạn!“.

Hoạt động kinh doanh sản phẩm dinh dưỡng bổ sung của Rehnborg bắt đầu từ công ty California Vitamin, đổi tên là Nutrilite Products năm 1939 Theo báo cáo thì hoạt động kinh doanh đa cấp bắt đầu nở rộ từ năm 1945 khi công ty do Lee S. Mytinger và William S Casselberry lãnh đạo, sản phẩm được phân phối toàn quốc. Lúc này Rehnborg làm cố vấn khoa học cho việc phân phối sản phẩm Doanh thu công ty lên đến 500 000 USD/tháng nhưng những người sáng lập doanh nghiệp cũng bắt đầu gặp rắc rối về mặt pháp lý Từ năm 1947, Mytinger, Casselberry, Rehnborg liên tục phải hầu toà vì những vụ kiện tụng có liên quan đến hoạt động của công ty, dù vậy khoảng 15 000 nhân viên tiếp thị chấm dứt hoạt động với công ty của họ và chuyển sang hoạt động kinh doanh đa cấp.

Năm 1951, Tồ án ra bản án cấm bất kì ai phân phối các sản phẩm dinh dưỡng bổ sung của Nutrilite trong hoạt động kinh doanh đa cấp mà quảng cáo quá mức về các sản phẩm này Quyết định còn đưa ra một danh sách dài những điều được phép và khơng được phép tuyên bố về các sản phẩm dinh dưỡng bổ sung.

Rich DeVos và Jay Van Andel đã từng là bạn bè và cùng tham gia phân phối các sản phẩm của Nutrilite sau khi tốt nghiệp trung học Khi làm người phân phối cho Nutrilite, họ đã xây dựng mạng lưới với trên 2000 người tham gia Tuy nhiên khi nhận thấy Nutrilite có dấu hiệu khó khăn về tài chính, họ thành lập một công ty mới – công ty American Way Association, thường được gọi là Amway Họ bắt đầu tung ra thị trường các sản phẩm tẩy rửa và sau đó là hàng loạt các sản phẩm khác như mỹ phẩm, nữ trang, đồ nội thất, điện tử… Doanh thu tăng nhanh từ nửa triệu USD năm 1959 lên đến hơn 1 tỷ USD vào đầu những năm 1980.

Theo các chuyên gia kinh tế, lịch sử kinh doanh đa cấp từ khi ra đời cho đến nay có thể chia thành ba giai đoạn:

Giai đoạn 1 (giai đoạn hình thành) từ 1940 đến 1979: kinh doanh đa cấp được hình thành tại Liên bang Mỹ, kinh doanh đa cấp còn trong giai đoạn sơ khai nên chưa có pháp luật điều chỉnh, hoạt động kinh doanh đa cấp còn mang tính tự phát, phát sinh nhiều vấn đề ảnh hưởng không tốt cho nền kinh tế và xã hội.

Giai đoạn 2 (giai đoạn đấu tranh và tồn tại) từ 1979 đến 1990: kinh doanh đa cấp được phổ biến tương đối rộng rãi, đồng thời các doanh nghiệp kinh doanh đa cấp phải đối mặt với những vụ kiện tụng khắp nơi Kết quả là pháp luật về kinh doanh đa cấp ra đời và từng bước đưa hoạt động này vào trật tự.

Giai đoạn 3 (giai đoạn ổn định và phát triển) từ năm 1990 đến nay: đây là giai đoạn kinh doanh đa cấp được phổ biến rộng rãi, pháp luật về kinh doanh đa cấp tương đối hoàn thiện, kinh doanh đa cấp được nhiều quốc gia thừa nhận và ban hành vaên bản pháp luật điều chỉnh (2)

Khái niệm, đặc điểm kinh doanh đa cấp

Kinh doanh đa cấp (multilevel marketing, còn được gọi là kinh doanh theo mạng–network marketing) là hoạt động kinh doanh mà doanh nghiệp bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thông qua người tham gia ở nhiều cấp khác nhau, theo đó, người tham gia sẽ nhận được tieàn hoa hồng, tiền thưởng và/hoặc lợi ích kinh tế khác từ kết quả bán hàng hố, cung ứng dịch vụ của mình và của người tham gia khác trong mạng lưới do mình tổ chức ra và được doanh nghiệp chấp nhận.

Kinh doanh đa cấp là một dạng của bán hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ trực tiếp, ở đó người tham gia tiêu thụ sản phẩm tại nhà của khách hàng hoặc qua điện thoại… Để trở thành người tham gia rất đơn giản, không đòi hỏi những kiến thức chuyên môn về sức khoẻ hoặc dinh dưỡng Nhiều người tham gia kinh doanh đa cấp chỉ để mua được sản phẩm với giá rẻ Với một khoản tiền theo quy định của doanh nghiệp, người tham gia sẽ được một bộ tài liệu gồm thông tin về sản phẩm, thông tin về doanh nghiệp, hướng dẫn tiêu thụ sản phẩm, xây dựng mạng lưới… Khi đã giới thiệu đủ số người cũng như đạt được doanh số theo quy định của doanh nghiệp, người tham gia sẽ được hưởng hoa hồng trên cơ sở kết quả tiêu thụ sản phẩm của mình và được trả thưởng trên cơ sở kết quả tiêu thụ sản phẩm của những người tham gia khác trong mạng lưới do mình tổ chức ra Đây là cơ hội có thật, tuy nhiên ở một số sơ đồ kinh doanh, cơ hội này thường chỉ dành cho những người tham gia sớm nhất, những người tham gia sau thường phải đối mặt với việc nắm giữ một khối lượng lớn hàng hoá đắt tiền mà không thể tiêu thụ được Ở một số doanh nghiệp, người tham gia có thể tránh được hậu quả này nhờ vào quy định đặt hàng trực tiếp Kinh doanh đa cấp chỉ dành cho những người thật sự năng động, làm việc hết mình mà không dành cho những người lười lao động, chỉ thích ngồi không hưởng thụ kết quả lao động của người khác.

( 2) Theo sách Inside Network Marketing (Leonard W.Clements) Để hiểu rõ hơn về hoạt động kinh doanh đa cấp, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những đặc điểm cơ bản của kinh doanh đa cấp như sau: (3)

Thứ nhất, việc tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ thông qua người tham gia:

Người tham gia còn được gọi theo nhiều thuật ngưõ khác như: phân phối viên (Noni), đại diện bán hàng độc lập(Avon), nhân viên kinh doanh độc lập (Viva Life)

… Để trở thành người tham gia, người muốn tham gia phải ký hợp đồng với doanh nghiệp, mua một số tài liệu liên quan đến sản phẩm, đến doanh nghiệp cũng như kỹ năng tiêu thụ sản phẩm, xây dựng mạng lưới…, sau đó tham dự các buổi huấn luyện do doanh nghiệp tổ chức và cuối cùng là tiêu thụ sản phẩm và xây dựng mạng lưới. Người tham gia tiến hành các hoạt động một cách độc lập: nhân danh mình, tự mình quyết định mọi vấn đề và tự chịu trách nhiệm, người tham gia không phải nhân viên hay đại diện của doanh nghiệp dưới bất kỳ hình thức nào Tư cách pháp lyù độc lập của người tham gia được quy định trong hợp đồng tham gia, cũng như trong chính sách trả thưởng của doanh nghiệp, theo đó doanh nghiệp sẽ không chịu trách nhiệm về hành vi quảng cáo gian dối, lừa đảo của người tham gia…

Người tham gia trực tiếp đưa hàng hoá, dịch vụ đến tay người tiêu dùng thông qua việc chia sẻ kinh nghiệm bản thân về việc sử dụng hàng hoá, dịch vụ Nơi làm việc của người tham gia rất đa dạng, có thể là nhà của người tham gia, nhà của người tiêu dùng, nơi làm việc của người tiêu dùng…

Việc tiêu thụ sản phẩm thông qua mạng lưới người tham gia có những ưu điểm riêng mà những hoạt động khác không thể có được, đó là khả năng tiêu thụ sản phẩm lớn và một thị trường tiêu thụ ổn định, chắc chaén Kinh doanh đa cấp có được ưu điểm này nhờ kết hợp khả năng tiêu thụ sản phẩm của rất nhiều người tham gia chỉ bằng một vài người tham gia ban đầu Tương ứng với sự gia tăng số lượng người tham gia là việc mở rộng thị trường tiêu thụ cũng như doanh số tiêu thụ sản phẩm

Chúng ta sẽ cùng xem sơ đồ sau đây để hiểu rõ hơn về tính luỹ tiến trong mạng lưới người tham gia:

( 3) Theo đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên”Một số vấn đề pháp lý về kinh doanh đa cấp”

Theo sơ đồ trên ta thấy khả năng mở rộng mạng lưới người tham gia để tiêu thụ sản phẩm là vô hạn Ở cột số thứ nhất, ban đầu chỉ có 1người tham gia, người này giới thiệu được 3 người vào mạng lưới và những người tiếp theo mỗi người cũng giới thiệu được 3 người vào mạng lưới thì con số người tham gia sẽ là 27 Tương tự như thế chúng ta có được những con số tiếp theo Ở cột số thứ hai, với 1 người tham gia ban đầu và mỗi người giới thiệu được 5 người vào mạng lưới thì con số tăng lên rất nhiều Như vậy, chỉ cần mỗi người giới thiệu được thêm 1 người vào mạng lưới đang có thì số lượng người tham gia trong mạng lưới tăng lên gấp nhiều lần.

Về mặt kinh tế, tính lũy tiến trong mạng lưới người tham gia cho phép thị trường được mở rộng không ngừng vì luôn luôn có người tham gia mới vào mạng lưới và những người mới này muốn có thu nhập thì bên cạnh việc tiêu thụ sản phẩm còn phải tìm kiếm, giới thiệu người khác vào Về mặt xã hội, tính luỹ tiến này cho phép người tham gia có thu nhập tương đối ổn định bởi vì những người tham gia trong mạng lưới gắn kết với nhau về mặt lợi ích kinh tế nên đa phần đều phải hoạt động tích cực, nếu không có nhiều kinh nghiệm thì người khác sãn sàng giúp đỡ Chính điều này giúp cải thiện thu nhập người tham gia và gia đình của họ, hơn nữa còn tạo việc làm, hạn chế nạn thất nghiệp…

Thứ hai, người tham gia xây dựng mạng lưới bằng cách giới thiệu người khác tham gia :

Bên cạnh việc bán hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ, người tham gia được giới thiệu người khác tham gia vào mạng lưới của mình và hưởng những lợi ích kinh tế nhất định từ kết quả bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ của họ Tương tự, người được giới thiệu cũng được giới thiệu người khác tham gia vào mạng lưới của mình Thông thường, hoạt động xây dựng mạng lưới của người tham gia rất đơn giản, họ chia sẻ kinh nghiệm sử dụng sản phẩm cũng như cơ hội thu nhập của mình cho người thân, bạn bè, hàng xóm…, sau đó giới thiệu người thân, bạn bè… đến doanh nghiệp tham gia những buổi thuyết trình miễn phí Các doanh nghiệp thường tổ chức những buổi thuyết trình rất quy mô, có thể tại trụ sở doanh nghiệp và cũng có thể tại một nơi khác (nếu buổi thuyết trình diễn ra ở một địa phương khác) Tại buổi thuyết trình, doanh nghiệp giới thiệu một số thông tin về sản phẩm, về doanh nghiệp, về chính sách trả thưởng, về điều kiện tham gia… Sau buổi thuyết trình, khách hàng được những người tham gia thành đạt trong doanh nghiệp tư vấn, nếu đồng ý tham gia thì sẽ ký với doanh nghiệp hợp đồng tham gia sau khi đã đáp ứng những điều kiện nhất định theo quy định doanh nghiệp.

Thứ ba, người tham gia hoạt động theo mạng lưới gồm nhiều cấp khác nhau:

Hiện nay có 4 loại sơ đồ kinh doanh chính gồm: sơ đồ ma trận, sơ đồ bậc thang(sơ đồ ly khai), sơ đồ một cấp và sơ đồ nhị phân Trong đó, chỉ có sơ đồ ma trận và sơ đồ nhị phân là hạn chế độ rộng ở mỗi cấp (tức là hạn chế số người tham gia tối đa ở mỗi cấp, thường tối đa là 2 người ở mỗi cấp), còn những sơ đồ khác thì khụng hạn chế Nhờ đú, số người tham gia khụng ngừng đươùc mở rộng

Sự phân định cấp trong mạng lưới người tham gia có ý nghĩa rất lớn về mặt kinh tế, vì nó thể hiện thu nhập người tham gia có thể có được từ kết quả bán hàng hoá,cung ứng dịch vụ của những người tham gia khác trong mạng lưới do mình tổ chức ra Tuy nhiên, sự phân định này không có ý nghĩa về mặt tổ chức quản lý vì người tham gia dù ở cấp nào đều độc lập nhau, họ không chịu sự ràng buộc của người tham gia cấp trên, nếu có khả năng bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, xây dựng mạng lưới rộng rãi thì về nguyên tắc, họ hoàn toàn có thể có thu nhập cao hơn, đạt được danh hiệu cao hơn người tham gia cấp trên của mình. Để hiểu rừ hơn về mạng lưới ngươứi tham gia, chỳng ta cựng xem xột sơ đồ sau đây Sơ đồ này chỉ mang ý nghĩa ví dụ vì trong thực tế mạng lưới của người tham gia rộng và sâu hơn rất nhiều.

Sơ đồ thể hiện mạng lưới của A Cấp người tham gia

Cấp 1 của A Cấp 2 của A, cấp 1 của B2

A là người tham gia sớm, A giới thiệu được 3 người vào mạng lưới của mình (B1, B2, B3 được gọi là người tham gia cấp 1 của A ), B2 giới thiệu được 2 người vào mạng lưới của mình (C1, C2 là người tham gia cấp 1 của B2 nhưng là người tham gia cấp 2 của A ).

Như vậy, người bảo trợ là người trực tiếp giới thiệu người khác tham gia vào mạng lưới và nhận được thu nhập nhất định từ kết quả hoạt động của người được giới thiệu; người tham gia cấp 1 là những người tham gia do bản thân mình trực tiếp giới thiệu tham gia vào mạng lưới Số lượng người tham gia cấp 1 chỉ bị hạn chế theo sơ đồ ma trận và sơ đồ nhị phân Do đó, tuỳ theo khả năng mà mạng lưới của người tham gia là rộng hay hẹp, nếu người tham gia có khả năng giới thiệu nhiều người vào mạng lưới thì mạng lưới rộng và ngược lại Tuy nhiên, sự phân định này không phải lúc nào cũng đúng Trong một vài trường hợp, tuy đó là người do người tham gia trực tiếp giới thiệu vào mạng lưới nhưng lại trở thành người tham gia cấp

2, cấp 3… của người đã trực tiếp giới thiệu mà không phải là người tham gia cấp 1.

Ví dụ: C1 là người do A trực tiếp giới thiệu nhưng A chuyển C1 xuống thành cấp 1

B2B1 của B2 tức là thành cấp 2 của mình Việc chuyển người này có những tác dụng nhất định, điển hỡnh là làm cho mạng lưới sõu hơn và người tham gia cú theồ được hưởng hoa hồng nhiều hơn hoặc để trợ giúp cho người tham gia cấp dưới chưa có khả năng xây dựng mạng lưới…

Tác động của kinh doanh đa cấp trong nền kinh tế thị trường

Sự tự do kinh doanh trong neàn kinh tế thị trường là cơ sơ ûcho sự xuất hiện, tồn tại và phát triển của phương thức kinh doanh đa cấp Mặt khác, phương thức kinh doanh đa cấp khi xuất hiện, tồn tại và phát triển lại có những tác động nhất định đối với nền kinh tế thị trường mà nó đang tồn tại (4)

Sự tác động đó có tính hai mặt, thể hiện:

(4) Tổng hợp những ý kiến đóng góp trên trang web của Bộ Thương mại

 Giúp các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mới thành lập, chưa đủ thời gian và vốn để xây dựng một lực lượng tiếp thị mạnh, tiếp cận người tiêu dùng nhanh chóng Bằng kinh nghiệm sử dụng sản phẩm, người tham gia giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng khác và giới thiệu họ đến với cơ hội tham gia hoạt động kinh doanh đa cấp Bằng cách này, doanh nghiệp có được một thị trường tiêu thụ mạnh và ổn định, tích luỹ vốn để đầu tư cho doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh.

 Tạo động lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp (dù có sử dụng phương thức kinh doanh đa cấp hay không) trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm, nghiên cứu tạo ra những sản phẩm độc đáo, độc quyền, trong việc phục vụ người tiêu dùng tốt hơn cũng như trong việc trả thưởng hợp lý cho người tham gia…

 Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống: người tiêu dùng có cơ hội sử dụng những sản phẩm có tính năng độc đáo, chất lượng tốt, không sợ hàng gian, hàng nháy… Ngoài ra, bằng việc tham gia vào hoạt động phân phối sản phẩm, người tham gia còn có cơ hội tăng thu nhập Hơn nữa, hoạt động kinh doanh đa cấp không có sự ràng buộc về mặt thời gian, theo đó người tham gia được tự do lựa chọn thời gian làm việc, địa điểm làm việc…

 Đóng góp không nhỏ vào ngân sách Nhà nước bằng các khoản thuế: thuế nhập khẩu, thuế thu nhập không thường xuyên… Ngoài ra, bằng các hoạt động từ thiện, các doanh nghiệp kinh doanh đa cấp góp phần giúp những người bất hạnh.

 Có thể tạo nên môi trường cạnh tranh không lành mạnh, thể hiện ở việc lôi kéo, giành giật người tham gia, nói xấu làm ảnh hưởng uy tín nhau giữa những người tham gia cũng như giữa các doanh nghiệp với nhau… Nghiêm trọng hơn, những việc trên có thể dẫn đến những hành động bạo lực, gây rối trật tự an ninh xã hội, tạo nên một môi trường cạnh tranh không lành mạnh, ảnh hưởng truyền thống đạo đức của dân tộc.

 Thương mại hoá mối quan hệ giữa người với người: mọi mối quan hệ trong xã hội đều có thể trở thành quan hệ thương mại Bạn bè, người thân, làng xóm, đồng nghiệp… đều có thể là khách hàng tiềm năng Mối quan hệ giữa người với người sẽ khoâng chỉ đơn thuần xuất phát từ huyết thống, từ những tình cảm gắn bó… mà còn xuất phát từ những lợi ích kinh tế được thụ hưởng từ công sức lao động của nhau. Điều này có thể tạo tâm lý ganh ghét, bất mãn giữa người vơùi người khi bạn bè, người thân… lại hưởng lợi từ công sức của mình.

 Gia tăng những hành vi vi phạm pháp luật ở một số tội như lừa đảo chiếm đoạt tài sản, quảng cáo gian dối… nhằm tiêu thụ được sản phẩm cũng như lôi kéo người khác tham gia vào mạng lưới của mình

Bên cạnh những mặt tích cực, kinh doanh đa cấp cũng tồn tại nhiều mặt tiêu cực. Trong nền kinh tế thị trường thì những mặt tiêu cực phát sinh từ một hoạt động kinh doanh là điều không thể tránh khỏi Tuy nhiên, sự ra đời, tồn tại và phát triển của kinh doanh đa cấp là mang tính khách quan của nền kinh tế thị trường nên Nhà nước phải thừa nhận sự tồn tại của nó Bằng nhiều công cụ khác nhau, nhất là công cụ pháp lý, chúng ta có thể hạn chế được phần nào những tiêu cực và thúc đẩy những mặt tích cực của kinh doanh đa cấp.

Khái quát về điều chỉnh pháp luật đối với kinh doanh đa cấp

1.2.1 Khái niệm điều chỉnh pháp luật: Điều chỉnh pháp luật là quá trình Nhà nước dùng pháp luật (với tư cách là công cụ điều chỉnh) tác động lên hành vi của các thành viên trong xã hội nhằm đạt được những mục đích đề ra.

Quản lý xã hội bằng pháp luật là dùng pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm thiết lập một trật tự, trong đó các quan hệ xã hội phát triển theo hướng xác định Hoạt động kinh doanh đa cấp là một dạng quan hệ xã hội tương đối phức tạp gồm hành vi của nhiều chủ thể khác nhau trong tương quan mối liên hệ của nhiều chủ thể Trong bối cảnh hoạt động kinh doanh đa cấp chưa theo một trật tự như hiện nay thì việc điều chỉnh pháp luật đối với nó là rất cần thiết. Điều chỉnh pháp luật nói chung, đối với phương thức kinh doanh đa cấp nói riêng, đều theo 2 hướng:

 Đối với những quan hệ xã hội phù hợp tiến trình phát triển của xã hội, đáp ứng lợi ích của nhân dân thì pháp luật bảo vệ, củng cố và tạo điều kiện cho chúng phát triển Trong một số trường hợp, pháp luật còn tác động để thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển các quan hệ xã hội mới.

 Đối với những quan hệ xã hội không phù hợp tiến trình phát triển của xã hội, không đáp ứng lợi ích của nhân dân thì pháp luật ngăn cản, kìm hãm sự phát triển của chúng và từng bước loại trừ ra khỏi đời sống xã hội.

1.2.2 Nội dung cơ bản điều chỉnh pháp luật đối với kinh doanh đa cấp

Pháp luật về kinh doanh đa cấp ra đời là một yêu cầu tất yếu, pháp luật cần tập trung điều chỉnh những vấn đề sau đây:

Vấn đề thứ nhất là hành vi kinh doanh đa cấp của các chủ thể kinh doanh: Đây là vấn đề cơ bản cho sự ra đời, tồn tại của doanh nghiệp kinh doanh đa cấp. Theo đó, doanh nghiệp kinh doanh đa cấp hoạt động trên cơ sở có sự thừa nhận của pháp luật, có đăng kí kinh doanh hợp pháp, đáp ứng những yêu cầu luật định Trên cơ sở sự tuân thủ pháp luật, các doanh nghiệp kinh doanh đa cấp được đảm bảo những quyền lợi hợp pháp, tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh của mình Nói cách khác, kinh doanh đa cấp chân chính được thừa nhận là một hành vi thương mại như những hành vi thương mại khác (nua bán hàng hoá, đại lý mua bán hàng hoá, ủy thác mua bán hàng hoá…) Theo đó, kinh doanh đa cấp chân chính được định nghĩa là hành vi kinh doanh mà ở đó doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm thông qua mạng lưới người tham gia gồm nhiều cấp khác nhau, người tham gia sẽ được nhận hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích kinh tế khác từ kết quả tiêu thụ sản phẩm của mình và của người tham gia khác trong mạng lưới do mình tạo ra và được doanh nghiệp chấp nhận Trên cơ sở được thừa nhận chính thức, những điều kiện nhất định liên quan đến hoạt động kinh doanh đa cấp cũng được quy định như điều kiện về sản phẩm trong kinh doanh đa cấp, điều kiện về doanh nghiệp, điều kiện về người quản lý, điều hành, người tham gia trong kinh doanh đa cấp…

Vấn đề thứ hai là địa vị pháp lý của các chủ thể tham gia kinh doanh đa cấp :

Bao gồm quyền và nghĩa vụ của người tham gia, người tiêu dùng cũng như những người quản lý, điều hành doanh nghiệp kinh doanh đa cấp Theo đó, trong mối quan hệ với người tiêu dùng, người tham gia không được quảng cáo gian dối, phải trung thực khi cung cấp thông tin về sản phẩm, về doanh nghiệp, về cơ hội thu nhập…;trong mối quan hệ với nhau, người tham gia không được lôi kéo người tham gia trong mạng lưới khác, trong doanh nghiệp khác vào mạng lưới của mình…; người quản lý, điều hành doanh nghiệp kinh doanh đa cấp không được phân biệt đối xử, dành những ưu đãi đặc biệt không hợp lý cho bất kì một đối tượng nào…

Vấn đề thứ ba là biện pháp quản lý đối với kinh doanh đa cấp: Nội dung chủ yếu là những chế tài dành cho người tham gia cũng như doanh nghiệp kinh doanh đa cấp có những vi phạm nhất định Bên cạnh đó, những biện pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, người tham gia, doanh nghiệp kinh doanh đa cấp chân chính là điều không thể thiếu Đây là vấn đề rất quan trọng, góp phần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động kinh doanh đa cấp nói riêng, trong hoạt động kinh doanh nói chung.

Trên đây là những vấn đề chung nhất mà pháp luật cần điều chỉnh đối với kinh doanh đa cấp, tuy nhiên việc điều chỉnh ra sao, cơ sở pháp lý như thế nào lại tuỳ thuộc vào từng vấn đề cụ thể, bởi vì việc quản lý kinh doanh đa cấp tương đối phức tạp, cần có sự phối hợp của nhiều cơ quan trên cơ sở nhiều văn bản pháp luật cụ thể.

Kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật đối với kinh doanh đa cấp ở một số nước trên thế giới

Kinh doanh đa cấp đã xuất hiện hơn 60 năm qua và đã tồn tại ở hơn 120 nước trên thế giới Kinh doanh đa cấp có nhiều ưu điểm cũng như khuyết điểm, do đó hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có những quy định điều chỉnh hoạt động kinh doanh đa cấp tại quốc gia mình

Sau đây là những ví dụ cụ thể: (5)

Quốc gia Pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh đa cấp

Luật về kinh doanh đa cấp (1990) Luật Thương mại (điều 56)

Luật cạnh tranh ngày 01/01/1993 (điều 55), Luật hình sự Luật hình sự (điều 279)

Luật Thương mại (điều 10-1-410 đến điều 10-1-417) Luật kinh doanh đa cấp 1995 Đạo luật Liên bang về hình tháp ảo và một số án lệ liên quan, luật các bang

Quyết định của Bộ trưởng Bộ Thương mại về kinh doanh đa cấp Đạo luật kinh doanh đa cấp 1997

(5) Theo đề tài nghiên cứu khoa học”Một số vấn đề pháp lý về kinh doanh đa cấp”

Luật Bán hàng trực tiếp, Luật Bán lẻ hàng hoá

Bộ luật tiêu dùng (điều 122-6) Đạo luật về kinh doanh đa cấp 1973 Đạo luật Kinh doanh đa cấp và hình tháp ảo (được sửa đổi năm 2001) Đạo luật Bán hàng trực tiếp và kinh doanh trực tiếp (29/08/2002)

Quy tắc quản lý Kinh doanh đa cấp 1997

Trung Quốc: (6) Kinh doanh đa cấp vào thị trường Trung Quốc vào đầu thập niên 90 Đến giữa thập niên 90, công luận Trung Quốc chỉ trích mạnh mẽ hoạt động này Hiện nay, Trung Quốc thừa nhận tính hợp pháp của hoạt động này nhưng có những quy định rất chặt chẽ.

 Bắt buộc doanh nghiệp phải có nhà máy sản xuất tại Trung Quốc.

 Không được tập trung quá đông người làm mất trật tự an ninh xã hội.

 Sản phẩm phải bán đến tận tay người tiêu dùng.

 Sản phẩm dinh dưỡng phải được Bộ Y tế cấp giấy phép.

 Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm đối với sản phẩm của mình bán đến tay người tiêu dùng, nếu người tiêu dùng bị ảnh hưởng đến sức khoẻ theo giám định của cơ quan thẩm định mà do sản phẩm gây nên.

 Không được buộc người tham gia phải mua một lượng hàng hoá quá nhiều mà người bình thường trong một thời gian ngắn không thể bán được…

 Doanh nghiệp phải mua lại sản phẩm đã bán cho người tham gia theo những điều kiện trong hợp đồng tham gia.

 Cấm doanh nghiệp yêu cầu người tham gia muốn nhận hoa hồng, tiền thưởng thì phải giới thiệu được người mới tham gia.

(6) Theo ý kiến đóng góp trên trang web của Bộ Thương mại

 Người tham gia có thể được nhận tiền thưởng từ việc giới thiệu người mới tham gia với điều kiện không phải trả bất kì một khoản phí nào cho doanh nghiệp để có quyền đó.

 Cho phép người nước ngoài tham gia hoạt động kinh doanh đa cấp tại Pháp

 Doanh nghiệp không được buộc người tham gia phải nộp bất kì một khoản tiền nào dưới danh nghĩa“tiền đầu tư”.

 Thu nhập của người tham gia trong hoạt động kinh doanh đa cấp được xem là đối tượng của thuế thu nhập đối với hoạt động phi thương mại.

 Canada: Phương thức kinh doanh đa cấp theo luật pháp Canada được quy định tại điều 55 Luật Cạnh tranh, trong đó điều 55.1 chỉ ra những yếu tố của kinh doanh đa cấp bất chính.

 Luật pháp Canada hạn chế tối đa việc can thiệp sâu vào chính sách trả thưởng của các doanh nghiệp, trừ khi nó mang một hoặc nhiều yếu tố của kinh doanh đa cấp bất chính.

 Những yếu tố của kinh doanh đa cấp bất chính bao gồm: đòi hỏi phí tham gia, đòi hỏi người tham gia phải mua sản phẩm nếu muốn tham gia, đặt cọc tiền, không mua lại sản phẩm cho người tham gia…

 Bộ luật hình sự Canada cũng chứa đựng quy định về kinh doanh đa cấp bất chính Tuy nhiên, định nghĩa về kinh doanh đa cấp bất chính trong Bộ luật hình sự và trong Luật cạnh tranh là khác nhau.

 Cỏc khu vực khỏc nhau ở Canada lại cú những quy định khỏc nhau Vớ duù: cú khu vực yêu cầu người tham gia phải có giấy phép hoạt động của cơ quan Nhà nước nhưng có khu vực lại không quy định như thế.

 Các sản phẩm khác nhau sẽ được điều chỉnh bằng những văn bản pháp luật khác nhau Ví dụ: thuốc và thực phẩm sẽ do Luật thuốc và thực phẩm điều chỉnh. Ngoài ra, pháp luật yêu cầu sản phẩm phải được đóng gói cẩn thận và trên bao bì phải ghi bằng tất cả những ngôn ngữ chính thức của Canada.

 Doanh nghiệp phải mua lại sản phẩm nếu người tham gia không tiêu thụ được sản phẩm trong một khoảng thời gian nhất định hoặc khi người tham gia muốn chấm dứt hoạt động.

 Mỗi tháng ít nhất 70% sản phẩm phải do người tiêu dùng cuối cùng tiêu thụ và số sản phẩm đó phải do ít nhất 10 người tiêu dùng tiêu thụ.

 Yêu cầu người tham gia phải cung cấp thông tin bằng tài liệu văn bản, nghĩa là phải có những minh chứng cụ thể cho lời nói của mình.

 Cấm bất kì hành vi nào đe doạ hoặc gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.

 Doanh nghiệp phải cho người tham gia được quyền chấm dứt hợp đồng bất kì lúc nào trong quá trình hoạt động.

 Việc trả hoa hồng, trả thưởng cho người tham gia phải thông qua hệ thống ngân hàng.

Nhìn chung, pháp luật các nước đều tập trung điều chỉnh những vấn đề cơ bản và quan trọng của kinh doanh đa cấp như tiền đầu tư của người tham gia, việc chi trả hoa hồng, trả thưởng, yêu cầu sản phẩm phải bán tận tay người tiêu dùng… và có những quy định tương đối thống nhất nhau Tuy nhiên, có một số vấn đề đặc biệt các nước có những quy định khác nhau rõ rệt như yêu cầu phải có nhà máy sản xuất, yêu cầu người tham gia cung cấp tài liệu bằng văn bản cho người tiêu dùng…

Sự ra đời, tồn tại và phát triển của kinh doanh đa cấp trong nền kinh tế thị trường là một tất yếu khách quan Trên cơ sở đó, kinh doanh đa cấp lại có những tác động nhất định với nền kinh tế và với xã hội, do đó cần có sự điều chỉnh của pháp luật để kinh doanh đa cấp phỏt triển theo hướng cú lợi cho sưù phỏt triển kinh tế cũng như phù hợp với lợi ích xã hội Đa số các quốc gia trên thế giới hiện nay đều ban hành những văn bản pháp luật có giá trị hiệu lực cao để điều chỉnh kinh doanh đa cấp.Trong xu thế hội nhập quốc tế, bằng những kinh nghiệm của các nước, chúng ta phải xây dựng khung pháp lý cho hoạt động này ở Việt Nam.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH ĐA CẤP Ở

VIỆT NAM VÀ KIẾN NGHỊ

2.1.Thực trạng kinh doanh đa cấp trong nền kinh tế thị trường Việt Nam 2.1.1 Sự xuất hiện của kinh doanh đa cấp ở Việt Nam

Kinh doanh đa cấp xuất hiện trên thị trường Việt Nam vào năm 2000, đó là khi công ty Nikken (kinh doanh thiết bị y tế) áp dụng kinh doanh đa cấp cho việc phân phối các sản phẩm của mình Vào thời điểm đó, hoạt động này chưa được dư luận chú ý vì chưa phổ biến Khoảng năm 2001 trở đi, hàng loạt công ty áp dụng hoạt động kinh doanh đa cấp ra đời, các sản phẩm đa phần đều nhập khẩu từ nước ngoài, số lượng người tham gia cũng tăng lên nhanh chóng và hoạt động này cũng bắt đầu bị báo chí lên tiếng phản đối vì nhiều tiêu cực đã xảy ra ở một số doanh nghiệp Đến nay có khoảng 30 doanh nghiệp kinh doanh đa cấp đang hoạt động và một số doanh nghiệp chuẩn bị ra đời Về mặt thực tiễn, so với trước đây, số lượng doanh nghiệp kinh doanh đa cấp tăng lên rất nhanh chóng và hoạt động kinh doanh đa cấp cũng rất được sự quan tâm của dư luận ở cả hai khía cạnh, ủng hộ và phản đối Sự phản đối kinh doanh đa cấp thể hiện qua hàng loạt bài báo viết về kinh doanh đa cấp cũng như một số những tiêu cực đã phát sinh tại một số doanh nghiệp kinh doanh đa cấp; sự ủng hộ kinh doanh đa cấp thể hiện qua số lượng người tham gia không ngừng tăng lên Về mặt pháp luật, Nhà nước đã gián tiếp thừa nhận kinh doanh đa cấp chân chính bằng việc quy định những dấu hiệu của kinh doanh đa cấp bất chính tại điều

THỰC TRẠNG ĐIỀU CHỈNH PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI KINH

Sự xuất hiện của kinh doanh đa cấp ở Việt Nam

Kinh doanh đa cấp xuất hiện trên thị trường Việt Nam vào năm 2000, đó là khi công ty Nikken (kinh doanh thiết bị y tế) áp dụng kinh doanh đa cấp cho việc phân phối các sản phẩm của mình Vào thời điểm đó, hoạt động này chưa được dư luận chú ý vì chưa phổ biến Khoảng năm 2001 trở đi, hàng loạt công ty áp dụng hoạt động kinh doanh đa cấp ra đời, các sản phẩm đa phần đều nhập khẩu từ nước ngoài, số lượng người tham gia cũng tăng lên nhanh chóng và hoạt động này cũng bắt đầu bị báo chí lên tiếng phản đối vì nhiều tiêu cực đã xảy ra ở một số doanh nghiệp Đến nay có khoảng 30 doanh nghiệp kinh doanh đa cấp đang hoạt động và một số doanh nghiệp chuẩn bị ra đời Về mặt thực tiễn, so với trước đây, số lượng doanh nghiệp kinh doanh đa cấp tăng lên rất nhanh chóng và hoạt động kinh doanh đa cấp cũng rất được sự quan tâm của dư luận ở cả hai khía cạnh, ủng hộ và phản đối Sự phản đối kinh doanh đa cấp thể hiện qua hàng loạt bài báo viết về kinh doanh đa cấp cũng như một số những tiêu cực đã phát sinh tại một số doanh nghiệp kinh doanh đa cấp; sự ủng hộ kinh doanh đa cấp thể hiện qua số lượng người tham gia không ngừng tăng lên Về mặt pháp luật, Nhà nước đã gián tiếp thừa nhận kinh doanh đa cấp chân chính bằng việc quy định những dấu hiệu của kinh doanh đa cấp bất chính tại điều

48 Luật cạnh tranh ngày 03/12/2004 Ngoài ra, Dự thảo Nghị định về giám sát hoạt động bán hàng đa cấp được Bộ Thương mại soạn thảo và đưa ra tham khảo ý kiến nhân dân trên trang web của Bộ Thương mại đã thể hiện sự quan tâm đúng mức của Nhà nước với kinh doanh đa cấp

So với các nước trên thế giới, kinh doanh đa cấp xuất hiện ở Việt Nam khá muộn, khi mà ở các nước kinh doanh đa cấp đang phát triển ổn định và pháp luật về kinh doanh đa cấp đang dần hoàn thiện Tuy nhiên, việc ra đời sau cũng có những tích cực về mặt kinh tế cũng như về mặt pháp lý Về mặt kinh tế, các doanh nghiệp kinh doanh đa cấp ở Việt Nam có được nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức, quản lý hoạt động của mình, trong việc xây dựng chính sách trả thưởng… Về mặt pháp lý, chúng ta có được những kinh nghiệm quý giá trong việc ban hành văn bản pháp luật điều chỉnh cũng như trong việc quản lý thực tiễn kinh doanh đa cấp Như đã đề cập ở phần 1.1.1 về cơ sở ra đời của kinh doanh đa cấp, kinh doanh đa cấp trên thế giới trải qua ba giai đoạn gồm giai đoạn hình thành, giai đoạn đấu tranh và tồn tại, giai đoạn ổn định và phát triển Tuy nhiên, ở Việt Nam, kinh doanh đa cấp chỉ trải qua hai giai đoạn, đó là giai đoạn hình thành và giai đoạn ổn định, phát triển, bỏ qua giai đoạn đấu tranh và tồn tại vì giai đoạn này kết hợp ở giai đoạn hình thành Nói cách khác, giai đoạn hiện nay là giai đoạn kinh doanh đa cấp hình thành ở Việt Nam, song song với đó là việc đấu tranh để được công nhận về mặt pháp lý, cũng như về mặt dư luận xã hội Sau khi pháp luật về kinh doanh đa cấp được ban hành, kinh doanh đa cấp ở Việt Nam sẽ đi vào ổn định và từng bước phát triển cùng với sự hoàn thiện về mặt pháp lý.

Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh đa cấp trên thị trường Việt Nam

Hiện nay ở Việt Nam có khoảng 30 doanh nghiệp kinh doanh đa cấp đang hoạt động (7)

1 Vision (Nga): phân phối sản phẩm thức ăn dinh dưỡng bổ sung.

2 Lô Hội (thuộc tập đoàn Living Forever Product): phân phối sản phẩm dinh dươõng bổ sung từ cây nha đam, mỹ phẩm Số lượng người tham gia hiện nay khoảng trên 65000 người.

3 Oriflame (Thụy Điển): phân phối mỹ phẩm Số lượng người tham gia hiện nay khoảng trên 30000 người.

4 Avon (Hoa Kì): phân phối mỹ phẩm Số lượng người tham gia hiện nay khoảng trên 20000 người.

5 Iconic (Anh): phân phối mỹ phẩm.

6 Naris (Nhật Bản): phân phối mỹ phẩm.

7 Viva Life (Hàn Quốc): phân phối sản phẩm bổ sung dinh dưỡng từ cây thông đỏ, nệm từ trường, mỹ phẩm.

8 Neo Vision : phân phối sản phẩm khẩu trang cao cấp.

(7) Thống kê về số lượng người tham gia mang tính chất tham khảo vì hiện nay chưa có con số chính thức

9 Sinh Lợi (Đài Loan): phân phối sản phẩm từ tập đoàn Tất Hoàng như máy ozon.

10 Tân Hy Vọng (Đài Loan): phân phối sản phẩm từ tập đoàn Ưu Trình như máy ozon, máy tuần hoàn máu, bếp ga tia hồng ngoại… Số lượng người tham gia hiện nay khoảng trên 10000 người

11 Khang Phú Đạt (Trung Quốc): phân phối sản phẩm máy tuần hoàn khí huyết.

12 Lý Khoa (Trung Quốc): phân phối sản phẩm trùng thảo Số lượng người tham gia hiện nay khoảng trên 10000 người.

13 Hà Khoa (Trung Quốc): phân phối đồ gia dụng Số lượng người tham gia hiện nay khoảng trên 10000 người.

14 Đại Đông A Ù (Việt Nam): phân phối đồ gia dụng.

15 Herbalife (Hoa Kì): phân phối sản phẩm giảm béo Số lượng người tham gia hiện nay khoảng trên 1000 người.

16 Vimex (Hàn Quốc): phân phối sản phẩm thực phẩm dinh dưỡng, mỹ phẩm.

17 HPS (Việt Nam): phân phối thẻ từ y tế.

18 FPT (Việt Nam): phân phối thẻ học Anh văn trực tuyến qua mạng Internet.

19 SITC (Úc): tư vấn học Anh văn.

20 Việt Am (Việt Nam): phân phối sản phẩm máy Ion.

21 Gold Quest (Hồng Kông): phân phối bộ sưu tập đồng tiền vàng, dịch vụ du lịch.

22 DeBon (Hàn Quốc): phân phối mỹ phẩm cuûa Hàn Quốc.

23 VIC (Hàn Quốc): phân phối sản phẩm dinh dưỡng của Hàn Quốc.

24 Sáng Thế Kỉ Mới (Trung Quốc): phân phối sản phẩm máy lọc nước từ tính.

26 Thiên Sư (Trung Quốc): phân phối sản phẩm bổ sung canxi Số lượng người tham gia hiện nay khoảng trên 20000 người.

27 Noni (Hoa Kì): phân phối sản phẩm thức uống dinh dưỡng bổ sung chiết xuất từ trái nhàu Số lượng người tham gia hiện nay khoảng trên 2000 người…

Hiện nay trên thị trường Việt Nam có nhiều loại sản phẩm khác nhau được phân phối thông qua kinh doanh đa cấp, chủ yếu là các sản phẩm dinh dưỡng bổ sung, bao gồm:

mỹ phẩm (Avon, Oriflame, Lô Hội, Iconic, Naris, Viva Life, Vimex, DeBon…)

sản phẩm dinh dưỡng bổ sung (Noni, Lô Hội, Herbalife, Lý Khoa, Âu Việt Á, VIC, Vision, Viva Life, Vimex, Thiên Sư…)

máy xử lý Ozon (Tân Hy Vọng, Sinh Lợi…)

máy lọc nước từ tính (Sáng Thế Kỉ Mới…)

khẩu trang hoạt tính than (Neo Vision…)

máy tuần hoàn máu (Tân Hy Vọng…)

bếp ga tia hồng ngoại (Tân Hy Vọng…)

máy tuần hoàn khí huyết (Khang Phú Đạt…)

sản phẩm giảm béo(Herbalife…)

thẻ học Anh văn trực tuyến (FPT…)

tư vấn học Anh văn (SITC…)

bộ sưu tập đồng tiền vàng (Gold Guest…)

dịch vụ du lịch (Gold Guest…)

nệm từ trường (Viva Life…)

đồ gia dụng (Hà Khoa, Đại Đông Á)…

Người tham gia thường được khuyên nên sử dụng sản phẩm trước, nếu thấy tốt thì mới giới thiệu cho người khác Về mặt lý thuyết, kinh nghiệm bản thân có độ tin cậy cao Tuy nhiên, các thực phẩm bổ sung không phải phù hợp với tất cả mọi người mà tự bản thân nó có những giới hạn nhất định, như việc bảo quản, cách sử dụng sao cho đúng và đủ… Ngoài ra, những sản phẩm này còn tiềm ẩn tác dụng phụ có thể hoặc không thể thấy trước được Vì những lý do trên, ngoài kinh nghiệm của bản thân người tham gia thì sự kiểm chứng về mặt khoa học là vô cùng cần thiết Hơn nữa, một số sản phẩm còn có thể chứa những thành phần gây nghiện như caffeine, ephedrine, valerian hoặc những chất khác làm hưng phấn Một yếu tố khác cũng góp phần không nhỏ trong việc khiến người sử dụng thấy sản phẩm hiệu quả, đó là hiệu ứng tình cảm, nhất là đối với những người cô đơn, chán nản, buồn phiền… nếu có người thường xuyên đến gặp gỡ, giới thiệu sản phẩm để sử dụng, động viên, chia sẻ… Sau khi tham gia vào hoạt động kinh doanh đa cấp, họ vẫn tiếp tục sử dụng sản phẩm và cảm thấy tình trạng của mình tốt hơn, có thể do sản phẩm tốt nhưng cũng có thể do bản thân họ bận rộn với công việc, không có thời gian để nghĩ đến nỗi buồn của mình nữa.

Qua nghiên cứu thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh đa cấp trên thị trường Việt Nam hiện nay, chúng ta thấy có các chính sách trả thưởng chủ yếu sau đây:

Chính sách trả thưởng bao gồm sơ đồ trả thưởng và những quy định liên quan của doanh nghiệp dành cho người tham gia Ví dụ: quy định về chế tài cho việc người tham gia không hoàn thành chỉ tiêu năng động Sơ đồ trả thưởng là một bộ phận của chính sách trả thưởng, là phương pháp mà nhờ đó doanh nghiệp kinh doanh đa cấp tính toán các khoản hoa hồng, tiền thưởng và các lợi ích kinh tế khác cho người tham gia.

Chính sách trả thưởng gần như xác định trước lượng tiền mà người tham gia có thể kiếm được và lượng thời gian mà người tham gia phải dành cho công việc này. Tuy nhiên, chính sách trả thưởng là lĩnh vực rất đa dạng và phức tạp, rất khó xác định chính sách nào là hợp lý hơn vì bản thân mỗi doanh nghiệp cũng rất tinh vi trong việc xây dựng cho mình một chính sách trả thưởng sao cho bản thân mình có lợi nhất mà vẫn đảm bảo chi trả cho người tham gia Các doanh nghiệp thường kết hợp nhiều dạng sơ đồ trả thưởng khác nhau mà ngay cả người tham gia có nhiều kinh nghiệm cũng rất khó nhận biết được Có nhiều phương pháp để làm cho các chính sách trả thưởng hết sức hấp dẫn trên giấy tờ nhưng thực tế các khoản chi trả của nó không hề nhiều hơn mà thậm chí còn thấp hơn nhiều so với các chính sách trả thưởng khác.

Hiện nay có 4 loại sơ đồ trả thưởng chủ yếu, bao gồm: sơ đồ bậc thang (sơ đồ thoát ly), sơ đồ ma trận, sơ đồ một cấp và sơ đoà nhị phân (8) Tuy nhiên, thông thường các doanh nghiệp sẽ không chỉ sử dụng một loại sơ đồ mà có thể kết hợp

(8) Theo sách “Làn sóng thứ 3 – kỉ nguyên của kinh doanh theo mạng”(Richard Poe) nhiều sơ đồ, thậm chí sử dụng sơ đồ biến thái của từng loại Mỗi sơ đồ trả thưởng có những ưu điểm và khuyết điểm riêng, có thể nó công bằng cho người tham gia nhưng cũng có thể chỉ phục vụ cho một số ít những người tham gia sớm nhất và doanh nghiệp

Trong sơ đồ bậc thang (sơ đồ thoát ly – breakaway) , người tham gia sẽ phát triển nhờ đi lên theo cầu thang các cấp độ thành công Mỗi một bước đi trong sự thăng tiến, người tham gia sẽ được phong tặng cỏc danh hiệu khỏc nhau Vớ duù: trợ lý giám sát, giám sát hay san hô, ngọc bích, kim cương… và tất nhiên người tham gia cũng hưởng được thu nhập tương xứng Người tham gia càng mua nhiều sản phẩm trong công ty hàng tháng thì càng nhảy lên những danh hiệu cao hơn và các khoản thu nhập cũng cao hơn Mạng lưới những người tham gia caáp dưới sẽ theo sau sự phát triển của người tham gia Khi những người tham gia khác trong mạng lưới đạt đến trạng thái vượt cấp nhất định thì họ hoàn toàn có thể thoát ly ra khỏi mạng lưới của người bảo trợ Lúc đó, người bảo trợ không còn nhận được các khoản thưởng trực tiếp từ sản phẩm của họ hay là mạng lưới của họ nữa Tuy nhiên, người bảo trợ vẫn sẽ tiếp tục nhận được một khoản lợi tức hoa hồng nhỏ từ tổng khối lượng của nhóm những người tham gia đã tách ra và mạng lưới của họ Sơ đồ không hạn chế độ rộng, độ sâu thường hạn chế đến cấp thứ 10.

Giống như sơ đồ một cấp và sơ đồ bậc thang/sơ đồ thoát ly, sơ đồ ma trận (matrix) hạn chế số cấp được chi trả từ 5 đến 50 cấp Ngoài ra, khác với các sơ đồ khác, sơ đồ ma trận cũng hạn chế độ lớn, tức là số người trong cấp 1 của người tham gia Ma trận điển hình là hình thức 2x12, tức là trong mạng lưới của người tham gia chỉ có 2 người trong cấp 1 và có 12 cấp.

Giống những sơ đồ trên, sơ đồ một cấp (unilevel) hạn chế số cấp được chi trả từ

5 đến 10 cấp Như sơ đồ bậc thang, sơ đồ một cấp có các cấp độ thành tích mà có thể vượt qua nếu duy trì được khối lượng sản phẩm tiêu thụ hàng tháng và nó có độ rộng không hạn chế Tuy nhiên, sơ đồ một cấp không cho phép sự thoát ly.

Khá giống với sơ đồ ma trận, hình thức của sơ đồ nhị phân (binary) là 2x?, có nghĩa là người tham gia chỉ được giới thiệu tối đa 2 người vào cấp 1 của mình và những người đó cũng vậy Sơ đồ này không hạn chế số cấp được chi trả, có nghĩa là độ sâu vô tận Sơ đồ này không chi trả cho người tham gia hoàn toàn từ việc giới thiệu người mới vào mạng lưới mà chi trả trên cơ sở một số lượng sản phẩm được tiêu thụ trong một khoảng thời gian nhất định, thường là hàng tuần Sơ đồ không quan tâm đến việc người tham gia có bao nhiêu cấp trong mạng lưới, miễn là hoàn thành chỉ tiêu năng động được đề ra.

Tóm lại, chúng ta có thể nhận dạng đặc điểm của các sơ đồ như sau:

Sơ đồ bậc thang Sơ đồ ma trận Sơ đồ một cấp Sơ đồ nhị phân

Hạn chế số cấp được chi trả Hạn chế số cấp được chi trả Hạn chế số cấp được chi trả Không hạn chế số cấp được chi trả

Không hạn chế số người tham gia ở cấp 1

Hạn chế số người tham gia ở cấp 1

Không hạn chế số người tham gia ở cấp 1

Hạn chế số người tham gia ở cấp 1 Cho phép sự thoát ly Không cho phép sự thoát ly Không cho phép sự thoát ly Không cho phép sự thoát ly Trên đây chỉ là 4 loại sơ đồ kinh doanh chủ yếu trong chính sách trả thưởng của các doanh nghiệp kinh doanh đa cấp ở Việt Nam hiện nay Trong thực tế, để dễ thuyết phục người tham gia, các doanh nghiệp thường quy định chính sách trả thưởng đơn giản, dễ hiểu, tạo tâm lý yên tâm cho người tham gia Tuy nhiên, ưu điểm của chính sách trả thưởng phức tạp, kết hợp nhiều loại sơ đồ, chia ra nhiều loại thu nhập là khiến cho người tham gia có cảm giác sẽ nhận được nhiều loại thu nhập hơn Nếu sơ đồ có dạng hẹp sâu thì có nghĩa là người tham gia có thể có mức thu nhập rất cao nếu kiên trì làm việc trong một khoảng thời gian dài, phải thật sự năng động Ngược lại, nếu sơ đồ trả thưởng có dạng rộng nông thì người tham gia làm việc dễ dàng, thuận lợi hơn, có thu nhập ngay trong những tháng đầu nhưng về lâu dài, cơ hội có thu nhập vượt bậc là không thể. Ở Việt Nam, chính sách trả thưởng của các doanh nghiệp kinh doanh đa cấp hiện nay chưa thể xác định là có vi phạm pháp luật hay không khi mà chưa có văn bản quy định cụ thể điều chỉnh Tuy nhiên, nếu theo như những quy định chung của các nước trên thế giới thì chính sách trả thưởng của một số doanh nghiệp hiện nay là lừa đảo, vi phạm pháp luật mà bản thân người tham gia khơng thể biết được nếu khơng có những kiến thức và kinh nghiệm cần thiết Do đó, việc quy định cụ thể về chính sách trả thưởng là không thể thiếu trong pháp luật Việt Nam.

Những tiêu cực xảy ra từ kinh doanh đa cấp ở Việt Nam

Kinh doanh đa cấp bên cạnh những mặt tích cực đối với nền kinh tế, đối với xã hội, nó còn tồn tại nhiều mặt tiêu cực Trong thời gian qua, kinh doanh đa cấp ở Việt Nam đã bộc lộ không ít những vấn đề, những vấn đề này phát sinh từ chính những người thực hiện hoạt động kinh doanh đa cấp vì bản thân kinh doanh đa cấp chưa được sự điều chỉnh rõ ràng, cụ thể bởi các văn bản pháp luật Sau đây là một số những tiêu cực chủ yếu phát sinh từ thực tiễn kinh doanh đa cấp ở Việt Nam: Một trong những đặc trưng của kinh doanh đa cấp là thông tin được truyền bá chủ yếu thông qua con đường truyền miệng Vì thế, sự tồn tại của những thông tin gian dối là không thể tránh khỏi nếu không có biện pháp kiểm soát chặt chẽ và hợp lý Những thông tin này do doanh nghiệp kinh doanh đa cấp và người tham gia đưa ra nhằm nhiều mục đích khác nhau, chủ yếu là thu hút người tham gia và tạo sự đồng thuận xã hội đối với kinh doanh đa cấp Sau đây là một số thông tin gian dối phổ biến trong kinh doanh đa cấp ở Việt Nam hiện nay:

Thứ nhất, kinh doanh đa cấp mang đến cơ hội thu nhập cao hơn hẳn các hoạt động kinh doanh khác một cách dễ dàng: Sự thật là, thu nhập mà người tham gia nhận được tương xứng với những gì mà họ bỏ ra, cả thời gian, công sức và tiền bạc. Chỉ khoảng 1% những người tham gia trong kinh doanh đa cấp hưởng lợi hơn rất nhiều so với những gì mình bỏ ra, thường đó là những người tham gia sớm nhất Đề có được thu nhập cao và ổn định, người tham gia phải làm việc thật căng thẳng trong 1-2 năm đầu tiờn để xõy dưùng cho mỡnh một mạng lưới người tham gia tương đối ổn định và có khả năng làm việc Về mặt chi phí, chi phí mà người tham gia bỏ ra trong quá trình hoạt động nhiều hay ít tuỳ thuộc vào từng người và chi phí này là không bao giờ có thể xác định cụ thể Tuy nhiên, chúng ta có thể kể đến một số chi phí thông thường bao gồm phí đi lại, phí tiếp khách (thông thường người tham gia sẽ tiếp khách hàng ở các quán cà phê, quán ăn… nếu không có địa điểm cố định của mình như văn phòng), phí điện thoại, phí tham gia các buổi huấn luyện, hội thảo(không phải tất cả các doanh nghiệp đều yêu cầu người tham gia chịu chi phí để tham gia cỏc hoạt động này mà thường là doanh nghieọp tổ chức cho người tham gia miễn phí Tuy nhiên, đa số các doanh nghiệp kinh doanh đa cấp hiện nay do các công ty mẹ ở nước ngoài chi phối nên các buổi hội thảo, huấn luyện dành cho người tham gia thành đạt thường tổ chức ơû nước ngoài, do đó người tham gia phải chịu chi phí để ra nước ngoài tham dự) Ngoài ra, để được tham gia thì theo quy định của một số doanh nghiệp kinh doanh đa cấp, người tham gia phải mua một số lượng sản phẩm nhất định từ doanh nghiệp, phải đóng một khoản phí gia nhập nhất định cũng như mua tài liệu cần thiết cho quá trình hoạt động của mình Nói tóm laị, chi phí người tham gia bỏ ra là không cố định nhưng có thể khẳng định rằng người tham gia không chỉ ngồi không hưởng lợi mà phải có những đầu tư nhất định về thời gian và tiền bạc Về mức thu nhập bình quân của người tham gia thì chưa thể thống kê được Tuy nhiên, nhìn chung nếu đó là doanh nghiệp kinh doanh đa cấp chân chính thì người tham gia ở Việt Nam có mức thu nhập bình quân khoảng dưới 3 triệu/tháng trong 1-2 năm đầu tham gia

Thứ hai, người tiêu dùng thích mua sản phẩm thông qua kinh doanh đa cấp hơn:

Sự thật là, việc bán lẻ, bao goàm cả những hình thức bán hàng trực tiếp đã tồn tại từ rất lâu đời, nó không phải là làn sóng của tương lai như nhiều người vẫn nói Bán hàng trực tiếp đến tay người tiêu dùng sẽ thay đổi thói quen mua sắm hàng hoá cuûa họ, người tiêu dùng bị hạn chế quyền lựa chọn, phải trả nhiều hơn so với mua ở siêu thị hay cửa hàng (vì những nơi này có sự cạnh tranh nên giảm giá, khuyến mại… ), phải quan hệ mua bán với những người thân thuộc của mình… Trên thực tế, kinh doanh đa cấp hữu dụng đối với việc tạo ra cơ hội kinh doanh nhiều hơn là tiêu thụ sản phẩm.

Thứ ba, tất cả các sản phẩm trên thị trường đều dần dần sẽ được phân phối bằng hoạt động kinh doanh đa cấp, các cửa hàng bán lẻ, siêu thị… sẽ bị chìm vào quên lãng: Sự thật là, chỉ có hơn 1% doanh số bán lẻ là được tạo ra từ kinh doanh đa cấp và một phần không nhỏ trong số đó là do bản thân người tham gia tự tiêu thụ Nói cách khác, kinh doanh đa cấp không thể thay thế các cách thức phân phối sản phẩm khác Kinh doanh đa cấp đại diện cho một hoạt động đầu tư mới dưới danh nghĩa tiêu thụ sản phẩm, theo đó việc tiêu thụ sản phẩm sẽ mang đến thu nhập cho người tham gia bằng kết quả lao động của họ cũng như những người tham gia khác trong mạng lưới Sự phát triển của kinh doanh đa cấp không hoàn toàn phản ánh những lợi ích của nó đối với nền kinh tế, đối với người tham gia hay đối với người tiêu dựng mà cú thể phản ỏnh những vấn đề mang tớnh xó hội nhiều hơn, vớ duù: nhu cầu làm giàu nhanh chóng của một bộ phận không nhỏ người trong xã hội.

Thứ tư, kinh doanh đa cấp là con đường mang đến hạnh phúc và sự sung túc, nó giúp duy trì những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống: Sự thật là, để có thu nhập trong kinh doanh đa cấp, người tham gia phải bỏ ra công sức, thời gian, tiền bạc tương xứng, thậm chí còn nhiều hơn những gì nhận được nếu bản thân người đó không có khả năng Kinh doanh đa cấp đòi hỏi người tham gia phải thật sự làm việc chăm chỉ, nhất là trong giai đoạn đầu.

Thứ năm, kinh doanh đa cấp có nguồn gốc hoặc phản ánh phong trào tôn giáo:

Khách hàng thường được người tham gia thuyết phục rằng kinh doanh đa cấp là một phong trào tôn giáo, rằng nó đi theo con đường mà chúa Jesus đã từng đi để truyền giáo Những lý lẽ trên được neâu ra nhằm thuyết phục khách hàng rằng đây là hoạt động rất an toàn, rằng luôn có sức mạnh của Chúa giúp đỡ những người tham gia…

Thứ sáu, bạn bè, người thân, bất kì ai thích và ủng hộ kinh doanh đa cấp đều có thể thành khách hàng tiềm năng suốt đời của người tham gia: Sự thật là, việc thương mại hoá mối quan hệ gia đình, bạn bè, đồng nghiệp… là nhân tố có thể phá hoại những điều tốt đẹp trong cộng đồng Con người thường khụng bao giơứ muốn tiêu thụ sản phẩm do áp lực của người khác mà bản thân mình không có cơ hội lựa chọn Tích lũy vốn bằng cách dựa trên mối quan hệ của mình có thể phá hủy các nền tảng xã hội của người đó.

Thứ bảy, người tham gia chỉ cần làm việc khi rảnh rỗi, chỉ cần vài giờ một tuần là có thể có được nguồn thu nhập khổng lồ, không cần phải làm những công việc khác: Sự thật là, để có được thu nhập trong kinh doanh đa cấp, người tham gia phải bỏ ra nhiều thời gian, cần phải cĩ những kỹ năng cá nhân và sự kiên nhẫn. Trong kinh doanh đa cấp, không có sự cố định và cũng không có giới hạn về không gian, thời gian làm việc Nói cách khác, không có giới hạn veà khái niệm” thời gian rảnh” và “thời gian không rảnh” một khi đã tham gia vào kinh doanh đa cấp.

Thứ tám, kinh doanh đa cấp là sự lựa chọn tốt nhất cho việc sở hữu một doanh nghiệp riêng và có được sự độc lập hoàn toàn trong công việc: Sự thật là, kinh doanh đa cấp không phải là tự làm chủ, việc sở hữu một hệ thống người tham gia chỉ là ảo tưởng Các doanh nghiệp thường cấm người tham gia tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp khác, trong hợp đồng còn quy định những trường hợp người tham gia bị rớt cấp hoặc bị chấm dứt hợp đồng với doanh nghiệp và đương nhiên sẽ bị mất toàn bộ mạng lưới do mình tạo ra Việc tham gia vào hoạt động kinh doanh đa cấp đòi hỏi người tham gia không chỉ tuân thủ pháp luật mà còn phải tuân theo những quy định của doanh nghiệp, sự hướng dẫn của người bảo trợ, có nghĩa là: không có sự độc lập hoàn toàn và chủ nghĩa cá nhân trong kinh doanh đa cấp.

Thứ chín, khi sản phẩm được tiêu thụ thì đó là kinh doanh đa cấp chân chính:

Sản phẩm được tiêu thụ chỉ là một trong số rất nhiều nhân tố phân biệt kinh doanh đa cấp chân chính và kinh doanh đa cấp bất chính Sản phẩm có thể là tấm áo choàng hữu hiệu để che giấu cái lõi lừa đảo bên trong.

Ngoài ra, một số thụng tin gian dối khỏc cũng được truyền bỏ Vớ duù: sản phẩm dinh dưỡng bổ sung nhưng được quảng cáo là có thể trị bá bệnh, đưa ra những điển hình ảo về người tham gia thành công trong doanh nghiệp…

Vấn đề tương đối phổ biến và khó quản lý nhất là vấn đề thuế trong kinh doanh đa cấp Thời gian qua đã có một số doanh nghiệp kinh doanh đa cấp bị xử lý vì đã nợ thuế, trốn thuế… Tuy nhiên, vấn đề khó xử lý hơn là việc trốn, lách thuế thu nhập của người tham gia Nếu doanh nghiệp trả hoa hồng,trả thưởng, các lợi ích kinh tế khác cho người tham gia thông qua ngân hàng cũng như quy định rõ ràng về hoá đơn thì có thể quản lý và thu thuế được Tuy nhiên, việc thu thuế cũng rất khó khăn vì hoa hồng người tham gia nhận được là trên cơ sở doanh số tiêu thụ sản phẩm, có thể gồm cả những sản phẩm mà người tham gia tự sử dụng, không bán cho người tiêu dùng Ngoài ra, để tránh thuế, người tham gia còn chuyển hoá đơn cho nhau.

Ví dụ: mức thu nhập tối thiểu để thu thuế đối với người có thu nhập cao là

5 000 000đ Trong tháng, thu nhập của A là 5 500 000đ, trong khi B là người tham gia trong mạng lưới của A chỉ thu được 4 000 000đ Vậy: A phải chịu thuế thu nhập Để tránh thuế, A sẽ chuyển phần hoá đơn tương đương mức thu nhập 600 000đ cho B, theo đó thì thu nhập của A là 4 900 000đ, của B là 4 600 000đ trên danh nghĩa, như vậy cả A và B đều không phải chịu thuế.

Ngoài vấn đề thuế, trong thời gian qua báo chí cũng đã đề cập nhiều đến việc lừa đảo người tham gia, chủ yếu thể hiện qua chính sách trả thưởng của doanh nghiệp kinh doanh đa cấp và việc này rất tinh vi, khó nhận biết Có các dạng chính sách trả thưởng lừa đảo chủ yếu sau đây:

 Chính sách trả thưởng ngay từ đầu đã sử dụng sơ đồ ma trận và sơ đồ nhị phân, là những sơ đồ trả thưởng mà pháp luật các nước đều cấm nhưng lại cố tình giải thích cho người tham gia theo hướng đó là sơ đồ bậc thang.

 Sử dụng sơ đồ ma trận hoặc nhị phân biến thái nên người tham gia không thể nhận ra nếu không có kiến thức và kinh nghiệm nhất định.

 Sử dụng nhiều loại sơ đồ trong chính sách trả thưởng, trong đó có sơ đồ ma trận hoặc sơ đồ nhị phân…

Thực trạng pháp luật kinh doanh đa cấp ở Việt Nam

Hiện nay, chưa có văn bản pháp luật cụ thể nào điều chỉnh phương thức kinh doanh đa cấp tại Việt Nam trong khi thực tiễn kinh doanh đa cấp trên thị trường Việt Nam đang diễn biến tương đối phức tạp, gây nhiều tranh cãi trong việc thừa nhận hay không sự tồn tại của nó cũng như những hậu quả phát sinh cho xã hội. Chúng ta có thể thấy một số quy định có liên quan như sau:

Những vấn đề chung có thể được điều chỉnh bằng một số quy định nhưng những quy định này rời rạc, nằm ở nhiều văn bản khác nhau, chưa phù hợp với đặc thù của kinh doanh đa cấp Có thể kể đến những vấn đề sau:

 Đăng kí kinh doanh: được quy định tại Luật doanh nghiệp ngày 12/06/1999 và một số văn bản pháp luật có liên quan như: Nghị định 109/NĐ-CP ngày 02/04/2004, Thông tư 03 ngày 29/06/2004 hướng dẫn Nghị định 109/NĐ-CP… Các doanh nghiệp kinh doanh đa cấp đăng kí kinh doanh tại Phòng đăng kí kinh doanh cấp tỉnh (trong Sở Kế hoạch và đầu tư) hoặc Phòng đăng kí kinh doanh cấp huyện (do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thành lập) Hồ sơ đăng kí kinh doanh được quy định tại Nghị định 109 và thông tư 03.

Giao kết hợp đồng tham gia: được quy định tại mục 7 Bộ luật dân sự ngày

01/07/1996 và các văn bản pháp luật có liên quan như Nghị định 60 ngày 06/06/1997 hướng dẫn Bộ luật dân sự… Theo quy định trên, nếu giao dịch dân sự giữa doanh nghiệp và người tham gia được xem như một giao dịch dân sự thông thường thì nó phải tuân thủ những quy định tại Bộ luật dân sự và các văn bản pháp luật có liên quan.

Ví dụ: về hình thức hợp đồng, hợp đồng có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể ( Đ400 BLDS).

Chất lượng sản phẩm: được quy định tại Pháp lệnh chất lượng hàng hoá ngày 04/01/2000 và các văn bản pháp luật khác có liên quan Theo đó, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hoá của mình theo quy định pháp luật (điều 3 Pháp lệnh chất lượng hàng hoá), nghiêm cấm các hành vi như sản xuất, kinh doanh hàng hoá không đảm bảo chất lượng theo quy định pháp luật, thông tin, quảng cáo sai sự thật và các hành vi gian dối khác về chất lượng hàng hoá (điều 8 Pháp lệnh chất lượng hàng hoá).

Quảng cáo: được quy định tại Pháp lệnh quảng cáo ngày 16/11/2001 và các văn bản pháp luật khác có liên quan như Nghị định số 24 ngày 13/03/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh quảng cáo…

Theo đó, quảng cáo gian dối, lợi dụng quảng cáo để xúc phạm danh dự tổ chức, cá nhân khác là những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động quảng cáo (điều 5 Pháp lệnh quảng cáo) Người nào có hành vi vi phạm pháp luật về quảng cáo thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định tại đieàu 33 Pháp lệnh quảng cáo và những quy định có liên quan…

Những vấn đề đặc trưng trong kinh doanh đa cấp chưa được quy định cụ thể, rõ ràng mà mới chỉ được quy định tại điều 48 Luật cạnh tranh được Quốc hội thông qua ngày 03/12/2004 về bán hàng đa cấp bất chính Theo đó, những dấu hiệu của kinh doanh đa cấp bất chính bao gồm:

“ Cấm doanh nghiệp thực hiện các hành vi sau đây nhằm thu lợi bất chính từ việc tuyển dụng người tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp:

1 Yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc, phải mua một số lượng hàng hoá ban đầu hoặc phải trả một khoản tiền để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp.

2 Khơng cam kết mua lại với mức giá ít nhất là 90% giá hàng hố đã bán cho người tham gia để bán lại.

3 Cho người tham gia nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế chủ yếu từ việc dụ dỗ người khác tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp.

4 Cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, thông tin sai lệch về tính chất, công dụng của hàng hoá để dụ dỗ người khác tham gia.”

Quy định trên nêu ra những dấu hiệu của kinh doanh đa cấp bất chính một cách khái quát Tuy nhiên, để phân biệt kinh doanh đa cấp chân chính và kinh doanh đa cấp bất chính nếu chỉ dựa vào những quy định nêu trên là chưa đủ.

Thực trạng nêu trên cho thấy, pháp luật về kinh doanh đa cấp còn đang bị bỏ ngỏ, chưa được quan tâm đúng mức cũng như có những biện pháp quản lý hữu hiệu. Đó là một trong những nguyên nhân khiến cho kinh doanh đa cấp tại Việt Nam trong thời gian qua bộc lộ nhiều vấn đề, không chỉ gây ra những hậu quả tiêu cực cho xã hội mà còn ảnh hưởng đến quyền lợi các doanh nghiệp kinh doanh đa cấp chân chính, cũng như hình ảnh hoạt động kinh doanh đa cấp đối với dư luận xã hội.

Vì vậy, sự ra đời của pháp luật điều chỉnh kinh doanh đa cấp là cần thiết và cấp bách nhằm hạn chế những hậu quả cho xã hội cũng như tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong kinh doanh đa cấp nói riêng, trong kinh doanh nói chung.

Kiến nghị

Hiện nay, pháp luật Việt Nam không thiếu những quy định chung có thể áp dụng cho hoạt động kinh doanh đa cấp như vấn đề đăng kí kinh doanh, chất lượng sản phẩm Tuy nhiên, kinh doanh đa cấp có những đặc trưng riêng, do đó cần được điều chỉnh bằng những quy định cụ thể Về mặt pháp lý, hiện nay kinh doanh đa cấp chân chính đã được thừa nhận bởi Luật cạnh tranh Ngoài ra, Dự thảo Nghị định về giám sát hoạt động bán hàng đa cấp cũng đang trong quá trình hoàn thiện, sẽ được ban hành trong thời gian tới Trong phạm vi đề tài, khoá luận sẽ đưa ra một số kiến nghị về mặt pháp lý nhằm góp phần xây dựng và hoàn thiện pháp luật về kinh doanh đa cấp ở Việt Nam.

Về những vấn đề chung: Hiện nay, pháp luật các nước đa số đều thừa nhận tính hợp pháp của kinh doanh đa cấp chân chính bằng những văn bản có tính pháp lý cao, chủ yếu là các văn bản luật như Luật Thương mại, Luật cạnh tranh, thậm chí ban hành Luật riêng để điều chỉnh kinh doanh đa cấp Vì vậy, ở nước ta, kinh doanh đa cấp cần được thừa nhận trước hết bởi các văn bản luật, điều đó là cần thiết trong quá trình hội nhập với kinh tế thế giới Điều 48 Luật cạnh tranh nêu lên những dấu hiệu của kinh doanh đa cấp bất chính là cần thiết nhưng chưa đủ, cần có những quy định khát quát hơn thừa nhận sự tồn tại của kinh doanh đa cấp Do đó, Luật Thương mại cần bổ sung kinh doanh đa cấp như một hành vi thương mại như những hành vi thương mại khác được quy định tại điều 45 Luật Thương mại Mặc dù kinh doanh đa cấp có những đặc trưng nhất định, nhưng nó cũng mang bản chất của hành vi thương mại, đó là mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ và tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hoá nhằm mục đích sinh lợi Vậy thì tại sao không xem kinh doanh đa cấp như hành vi mua bán hàng hoá, đại lý hay uỷ thác? Bởi vì kinh doanh đa cấp cĩ những đặc thù riêng, nĩ khơng chỉ là mua bán hàng hố mà cịn là tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hoá, hơn nữa, mối quan hệ của các chủ thể tham gia trong kinh doanh đa cấp không chỉ là quan hệ giữa người mua, người bán hay bên giao đại lý và bên đại lý… mà nó gần như là tổng hợp của các quan hệ trên Việc thừa nhận kinh doanh đa cấp như một hành vi thương mại không chỉ hợp lý về mặt lí luận, mà trên thực tế các nước đa số đều thừa nhận như thế, do đó quy định như theá còn có ý nghĩa trong quá trình hội nhập quốc tế, bởi vì nếu chỉ thừa nhận kinh doanh đa cấp ở cấp độ văn bản dưới luật thì tính ổn định không cao, tạo tâm lý không yên tâm cho các nhà đầu tư nước ngoài khi muốn đầu tư vào kinh doanh đa cấp ở Việt Nam Như vậy, Luật Thương mại sẽ chỉ quy định những vấn đề chung, mang tính nguyên tắc còn những vấn đề cụ thể liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, người tham gia cũng như bảo vệ doanh nghiệp kinh doanh đa cấp chân chính trước những hành vi kinh doanh đa cấp bất chính sẽ do các văn bản dưới luật điều chỉnh, vớ du:ù Nghị định về giỏm sỏt hoạt động kinh doanh đa cấp do Chính phủ ban hành cùng những văn bản hướng dẫn của các cơ quan có liên quan Theo đó, với sự thừa nhận kinh doanh đa cấp trong Luật Thương mại, Luật Thương mại cần quy định những vấn đề sau đây:

Thứ nhất là về định nghĩa kinh doanh đa cấp: Luật Thương mại cần thưứa nhận kinh doanh đa cấp và đưa ra định nghĩa về kinh doanh đa cấp như sau: ”Kinh doanh đa cấp là hành vi thương mại mà ở đó doanh nghiệp bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thông qua người tham gia ở nhiều cấp khác nhau, theo đó người tham gia sẽ nhận được tiền hoa hồng, tiền thưởng và/hoặc các lợi ích kinh tế khác từ kết quả bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ của mình và của người tham gia khác trong mạng lưới do mình tổ chức ra và được doanh nghiệp chấp nhận”

Trong Dự thảo Nghị định về giám sát hoạt động bán hàng đa cấp lần thứ 10, kinh doanh đa cấp được định nghĩa như sau:” Bán hàng đa cấp là một phương thức tổ chức kinh doanh của doanh nghiệp thông qua nhiều cấp khác nhau, trong đó người tham gia sẽ được hưởng tiền hoa hồng, tiền thưởng và/hoặc lợi ích kinh tế khác từ kết quả bán hàng hoá của mình và của người khác trong mạng lưới do mình tổ chức ra và được doanh nghiệp bán hàng đa cấp chaáp thuận” Việc sử dụng thuật ngữ “bán hàng đa cấp” như trong Dự thảo Nghị định về giám sát hoạt động bán hàng đa cấp là không phù hợp vì những nguyên nhân sau: Thứ nhất, kinh doanh đa cấp không chỉ gồm hoạt động bán hàng hoá đơn thuần mà còn bao gồm cả việc tổ chức người tham gia nhằm thúc đẩy cơ hội bán hàng hoá Thứ hai, sản phẩm trong kinh doanh đa cấp ngoài hàng hoá còn có các loại hình dịch vụ và các nước trên thế giới đều thừa nhận có thể áp dụng kinh doanh đa cấp để cung ứng dịch vụ (9) Thứ ba, thực tiễn hiện nay các sản phẩm kinh doanh đa cấp trên thị trường Việt Nam không chỉ có hàng hoá mà còn có các loại hình dịch vụ Ví dụ: công ty Gold Guest cung ứng dịch vụ du lịch, công ty SITC cung ứng dịch vụ tư vấn học Anh văn Do đó, Luật Thương mại khi đưa ra định nghĩa cần sử dụng thuật ngữ “kinh doanh đa cấp” thay vì “bán hàng đa cấp” như trong Dự thảo Nghị định về giám sát hoạt động bán hàng đa cấp

Thứ hai là vấn đề địa vị pháp lý của các chủ thể tham gia kinh doanh đa cấp:

Luật Thương mại cần quy định quyền và nghĩa vụ các bên một cách khái quát, mang tính nguyên tắc, bao gồm quyền và nghĩa vụ của người tham gia, của người quản lý, điều hành doanh nghiệp cũng như bản thân doanh nghiệp kinh doanh đa cấp Đây sẽ là cơ sở quan trọng để văn bản dưới luật có những quy định cụ thể, cũng như các cơ quan liên quan ban hành văn bản hướng dẫn phù hợp Những quyền và nghĩa vụ này phải bao hàm những nội dung cơ bản nhất, là cơ sở để bảo vệ quyền lợi các chủ thể trong kinh doanh đa cấp Vớ duù:Doanh nghiệp hay người tham gia phải cung cấp đaày đủ, chính xác thông tin về sản phẩm, về quyền và nghĩa vụ của việc tham gia kinh doanh đa cấp và những vấn đề khác có liên quan; doanh nghiệp có trách nhiệm nhận lại hoặc mua lại các sản phẩm đã bán cho người tham gia theo những điều kiện được quy định; cấm doanh nghiệp hoặc người tham gia dụ dỗ, lôi kéo người tham gia của doanh nghiệp khác hoặc trong mạng lưới của người tham gia khác…

Thứ ba là vấn đề điều kiện kinh doanh đa cấp: Về sản phẩm trong kinh doanh đa cấp, Luật Thương mại sẽ quy định là sản phẩm trong kinh doanh đa cấp gồm hàng hoá và dịch vụ được phép kinh doanh đa cấp Trên cơ sở đó, những hàng hoá, dịch vụ nào được phép sẽ do các văn bản có liên quan hướng dẫn Thừa nhận dịch vụ là

(9) Theo đề tài nghiên cứu khoa học”Một số vấn đề pháp lý về kinh doanh đa cấp” sản phẩm được phép trong kinh doanh đa cấp có ý nghĩa quan trọng về mặt lí luận và cả mặt thực tiễn Như đã nói ở trên, hiện nay sản phẩm trong kinh doanh đa cấp không chỉ là hàng hoá mà còn là các loại dịch vụ, hơn nữa các nước đều thừa nhận dịch vụ như một loại sản phẩm trong kinh doanh đa cấp Vì thế, cho phép dịch vụ trong kinh doanh đa cấp sẽ tạo điều kiện để các nhà đầu tư nước ngoài có cơ hội lựa chọn loại sản phẩm để kinh doanh đa cấp trên thị trường Việt Nam Tuy nhiên, xuất phát từ bản chất của kinh doanh đa cấp là thông tin về sản phẩm được truyền bá thông qua con đường truyền miệng điều kiện tham gia cũng rất dễ dàng nên nếu người tham gia phân phối một số sản phẩm nhất định thì sẽ ảnh hưởng không tốt đối với xã hội nói chung, đối với người tiêu dùng nói riêng, đó là các loại thuốc, hoá chất độc hại, dịch vụ liên quan đeán giáo dục… Do đó, Luật Thương mại cần quy định “ sản phẩm trong kinh doanh đa cấp là hàng hoá, dịch vụ được phép kinh doanh đa cấp” Quy định này sẽ là cơ sở để các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể những sản phẩm không được phép trong kinh doanh đa cấp tuỳ theo đặc tính của sản phẩm cũng như tình hình cụ thể Ngoài ra, về các đối tượng không được trực tiếp tham gia hoạt động kinh doanh đa cấp cũng như những đối tượng không được quản lý, điều hành doanh nghiệp kinh doanh đa cấp, Luật Thương mại cũng sẽ quy định một cách khái quát Ví dụ: Tổ chức, cá nhân mà Luật doanh nghiệp và các văn bản pháp luật khác cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp; cán bộ công chức, Đảng viên, người quản lý, lãnh đạo các tổ chức chính trị xã hội… là những đối tượng không được thành lập, quản lý doanh nghiệp kinh doanh đa cấp; người quản lý, điều hành doanh nghiệp kinh doanh đa cấp và nhân viên không được trực tiếp tham gia các hoạt động kinh doanh đa cấp… Xuất phát từ bản chất của kinh doanh đa cấp là uy tín của người điều hành, quản lý doanh nghiệp cũng như người tham gia là cơ sở để tiêu thụ sản phẩm cũng như giới thiệu người khác tham gia kinh doanh đa cấp Do đó, Luật Thương mại phải cấm một số đối tượng nhất định mà nếu những đối tượng này tham gia kinh doanh đa cấp sẽ ảnh hưởng đến việc quản lý Nhà nước cũng như lòng tin của nhân dân vào hoạt động của các cơ quan Nhà nước.

Thứ tư là vấn đề nội dung cơ bản của hợp đồng tham gia: Luật Thương mại sẽ quy định rõ những vấn đề cần phải có trong hợp đồng tham gia, đó seõ là cơ sở pháp lý quan trọng để đưa kinh doanh đa cấp vào trật tự Quy định nội dung cơ bản của hợp đồng tham gia không chỉ bảo vệ quyền lợi người tham gia mà đó còn là cơ sở quan trọng để giải quyết khi có tranh chấp phát sinh Ngoài ra, thông qua hợp đồng tham gia, chúng ta có thể quản lý phần nào chính sách trả thưởng của doanh nghiệp, một lĩnh vực phức tạp và rất khó quản lý, góp phần hạn chế những tiêu cực trong kinh doanh đa cấp Vớ duù: hợp đồng tham gia cần cú một số nội dung cơ bản như cấu trúc và phương pháp tính hoa hồng, thưởng và các lợi ích kinh tế khác cho người tham gia; nghĩa vụ và trách nhiệm của người tham gia, của doanh nghiệp kinh doanh đa cấp; quy định liên quan đến bảo hành, mua lại sản phẩm…

Ngoài những vấn đề chung được quy định trong Luật Thương mại như trên, vấn đề phân biệt kinh doanh đa cấp chân chính và kinh doanh đa cấp bất chính cũng là một trong những vấn đề cần được luật hoá Vì thế, điều 48 Luật cạnh tranh năm

2004 đã đưa ra tương đối đầy đủ những dấu hiệu của kinh doanh đa cấp bất chính như sau:

“1.Yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc, phải mua một số lượng hàng hoá ban đầu hoặc phải trả một khoản tiền để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp.

2.Không cam kết mua lại với mức giá ít nhất là 90% giá hàng hoá đã bán cho người tham gia để bán lại.

3.Cho người tham gia nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế chủ yếu từ việc dụ dỗ người khác tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp.

4.Cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, thông tin sai lệch về tính chất, công dụng của hàng hoá để dụ dỗ người khác tham gia.”

Quy định tại khoản 1 điều 48 Luật cạnh tranh như trên là tương đối hợp lý Tuy nhiên, quy định trên có thể sẽ phát sinh việc lách luật, đó là thay vì yêu cầu người tham gia phải đặt cọc, phải mua một số lượng sản phẩm ban đầu hoặc phải trả một khoản tiền để được quyền tham gia thì doanh nghiệp sẽ yêu cầu người tham gia phải mua tài liệu với giá rất cao để bù lại. Đề xuất: Xem là kinh doanh đa cấp bất chính nếu doanh nghiệp “Yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc, phải mua một số lượng hàng hoá ban đầu hoặc phải trả một khoản tiền để được quyền tham gia vào mạng lưới kinh doanh đa cấp hoặc phải mua tài liệu hướng dẫn với giá cao hơn so với mức giá để mua sản phẩm tương tự trên thị trường.”

Quy định tại khoản 2 điều 48 Luật cạnh tranh là chưa rõ ràng, có thể gây thiệt hại cho doanh nghiệp vì: không thể buộc doanh nghiệp mua lại toàn bộ và vô điều kiện tất cả những sản phẩm đã bán cho người tham gia, bất kể sản phẩm còn sử dụng được nữa hay không và sản phẩm bị giảm giá trị, mất giá trị do lỗi của người tham gia. Đề xuất: Xem là kinh doanh đa cấp bất chính nếu doanh nghiệp “Không cam kết mua lại với mức giá ít nhất là 90% giá sản phẩm đã bán cho người tham gia để bán lại theo những điều kiện mà doanh nghiệp đã quy định.” Điều kiện về mua lại sản phẩm đã bán cho người tham gia được quy định trong hợp đồng tham gia hoặc trong chính sách trả thưởng của doanh nghiệp Những điều kiện này trên cơ sở có sự cho phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, theo đó khi doanh nghiệp đăng kí kinh doanh thì đây sẽ là một trong những nội dung cần được xem xét

Ngoài ra, Luật cạnh tranh cần bổ sung thêm tiêu chí để xác định kinh doanh đa cấp bất chớnh:“ Dưới 70% sản phẩm do người tiờu dựng cuối cựng tiờu thu ù” Quy định này góp phần tránh việc doanh nghiệp dồn hàng cho người tham gia, cũng như hạn chế việc doanh nghiệp nâng giá sản phẩm quá cao vì: nếu giá quá cao thì người tiêu dùng không mua sản phẩm, tiêu chí này không thực hiện được Đa số các nước đều có quy định tiêu chí này như một trong những dấu hiệu của kinh doanh đa cấp bất chính.

Ngày đăng: 15/01/2023, 15:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w