ĐẶT VẤN ĐỀ ĐẶT VẤN ĐỀ Mãn kinh là một hiện tượng sinh lý bình thường mà mỗi phụ nữ đều phải trải qua Mãn kinh xảy ra với hiện tượng ngừng kinh nguyệt, không phóng noãn, giảm nồng độ các hormon sinh dụ[.]
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2.1.1 Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là tất cả phụ nữ đến khám và điều trị tại viện Tim mạch Việt Nam có độ tuổi 45 - 55 có biểu hiện tiền mãn kinh hoặc mất kinh chưa quá 12 tháng.
- Đồng ý tham gia nghiên cứu.
- Phụ nữ mãn kinh không phải theo cách tự nhiên mà do cắt tử cung, buồng trứng trước mãn kinh, sau điều trị hoá chất, tia xạ.
- Phụ nữ đã sử dụng liệu pháp hormon thay thế.
- Phụ nữ đã được chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp từ trước khi vào viện.
ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
- Viện tim mạch Việt Nam
- Các xét nghiệm cơ bản làm tại khoa Sinh hoá - bệnh viện Bạch Mai
- Đo độ loãng xương tại khoa ung bướu - bệnh viện Bạch Mai
THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Từ tháng 5 năm 2010 đến tháng 10 năm 2010
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu mô tả cắt ngang
- n là cỡ mẫu cần thiết cho một quần thể đủ lớn
- Z 2 1- /2 bằng 1,96 với độ tin cậy 95%.
- p là tỷ lệ tăng huyết áp ở phụ nữ quanh mãn kinh Ước lượng p = 0,5; q = 1- p = 0,5.
- d: độ chính xác tương đối (khoảng sai lệch mong muốn giữa tỷ lệ thu được từ mẫu và tỷ lệ quan sát) Lấy d = 0,08.
Thay vào công thức ta có: n = (1,962 x 0,5 x 0,5)/ 0,082 = 150
Chọn những phụ nữ đến khám và điều trị tại viện Tim mạch Việt Nam đủ tiêu chuẩn nghiên cứu đến khi đủ cỡ mẫu là 150 phụ nữ thời kỳ quanh mãn kinh thì dừng lại.
Tất cả bệnh nhân tham gia nghiên cứu được hỏi, khám lâm sàng và xét nghiệm theo mẫu bệnh án sẵn có (Phụ lục 1).
Hỏi bệnh theo mẫu bệnh án nghiên cứu (phụ lục 1)
Khám lâm sàng Đo chiều cao, cân nặng, tính BMI Đo huyết áp, nghe tim
Xét nghiệm cận lâm sàng Điện tâm đồ
Lipid máu Đo độ loãng xương toàn thân
Khảo sát tình trạng huyết áp và tìm một số yếu tố liên quan đến tình trạng huyết áp
CÁC CHỈ SỐ NGHIÊN CỨU
2.5.1 Tình trạng huyết áp của phụ nữ thời kỳ quanh mãn kinh
- Huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương.
2.5.2 Đặc điểm của phụ nữ thời kỳ quanh mãn kinh
- Tuổi, nơi ở, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, số lần sinh
- Thời gian rối loạn mãn kinh
- Đo độ loãng xương toàn thân
- Định lượng Estrogen (Bình thường là 158,7 - 268,7 pmol/L) [40]
- Thay đổi thần kinh, tâm thần; rối loạn vận mạch; rối loạn về cơ, xương, khớp; rối loạn về tiết niệu.
- Tỷ lệ rối loạn nhịp tim trên điện tâm đồ
2.5.3 Một số yếu tố liên quan đến tình trạng huyết áp của phụ nữ thời kỳ quanh mãn kinh
- Thời gian rối loạn mãn kinh
CÁC KỸ THUẬT TIẾN HÀNH TRONG NGHIÊN CỨU
Sử dụng thước đo nhân trắc có chia tới 1 centimet
Sử dụng cân sức khoẻ đúng tiêu chuẩn có vạch chia đến 0,5kg
- Sử dụng huyết áp kế thủy ngân.
- Bệnh nhân phải trong trạng thái nghỉ ngơi (ít nhất 5 phút trước khi đo), không dùng các chất kích thích có ảnh hưởng đến huyết áp (cà phê, thuốc lá )
- Bệnh nhân ở tư thế ngồi tựa, tay để lên bàn sao cho nếp khuỷu ngang với mức tim
- Đo huyết áp cả 2 tay và lấy trị số ở bên có số đo cao hơn.
- Đo huyết áp 2 lần, mỗi lần cách nhau ít nhất 2 phút, lấy giá trị trung bình cộng nếu có sự khác biệt > 5 mmHg.
2.6.4 Đo nồng độ estrogen, lipid máu
Xét nghiệm tại khoa sinh hoá - bệnh viện Bạch Mai
2.6.5 Đo độ loãng xương Đo tại khoa ung bướu - bệnh viện Bạch Mai
XỬ LÝ SỐ LIỆU
Bằng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang các hiện tượng lâm sàng và cận lâm sàng nhằm xác định sự thay đổi huyết áp và các yếu tố liên quan ở phụ nữ quanh mãn kinh
Toàn bộ số liệu của mẫu nghiên cứu được mã hoá, đưa vào máy tính và xử lý theo chương trình SPSS 10.0 Dùng các thuật toán tìm ra các số liệu trung bình và độ lệch chuẩn SD của các biến số nghiên cứu, tính OR và 95%CI.
CÁC SAI SỐ VÀ CÁCH KHỐNG CHẾ
- Sai số chọn được khống chế bằng các tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng đã được định nghĩa ở trên.
- Sai số phỏng vấn được khống chế bằng các cách:
+ Bộ câu hỏi được thiết kế và thử nghiệm trước khi nghiên cứu. + Khi phỏng vấn, không áp đặt các câu trả lời mà chỉ giải thích rõ mục đích các câu hỏi trong trường hợp cần thiết.
+ Nhóm nghiên cứu được đào tạo kỹ bộ câu hỏi trước khi tiến hành phỏng vấn.
ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu được giải thích, biết rõ mục đích nghiên cứu, tự nguyện tham gia vào nghiên cứu.
- Các thông số nghiên cứu đều không nguy hại đến sức khoẻ của các đối tượng.
- Khi phỏng vấn những vấn đề tế nhị, các đối tượng được bố trí ngồi cách xa nhau đủ để đảm bảo giữ kín các vấn đề riêng tư.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1.1 Tuổi của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1 Tuổi của đối tượng nghiên cứu
Tuổi Số lượng (n) Tỷ lệ %
Biểu đồ 3.1 Tuổi của đối tượng nghiên cứu Nhận xét:
- Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 50,187 ± 2,658 Trong đó, nhóm tuổi từ 50 đến 55 chiếm tỷ lệ cao nhất là 55,3%.
3.1.2 Số lần sinh của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.2 Số lần sinh của đối tượng nghiên cứu
Số lần sinh Số lượng (n) Tỷ lệ %
- Có 51,2% đối tượng nghiên cứu có số lần sinh là 2 lần và 22,4% có số lần sinh từ 3 lần trở lên, chỉ có 2 người không sinh con.
3.1.3 Lý do chính đi khám bệnh
Biểu đồ 3.2 Lý do chính đi khám bệnh của đối tượng nghiên cứu
- Có nhiều lý do đi khám bệnh của đối tượng nghiên cứu Trong đó, mệt mỏi là lý do chiếm tỷ lệ cao nhất (26,75%); mất ngủ (22,7%).
Mất ngủ Mệt mỏi Đau ngực Tăng huyết áp Cơn bốc hỏa Khác
Bảng 3.3 Tần số tim của đối tượng nghiên cứu
- Đa số đối tượng nghiên cứu có nhịp tim bình thường Chỉ có 3,3% đối tượng nghiên cứu có tần số tim từ 90 lần trở lên.
- Tần số tim trung bình là 77,86 ± 5,86 lần/phút.
3.1.5 Chỉ số BMI của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.4 Chỉ số BMI của đối tượng nghiên cứu
BMI Số lượng (n) Tỷ lệ %
- BMI trung bình của nhóm nghiên cứu là 22,32 ± 1,24 Trong đó, có 2 trường hợp có BMI cao nhất là 25,9 và 2 trường hợp có BMI thấp nhất là 19,7.
- Có 61,3% trường hợp có BMI ở mức bình thường.
3.1.6 Hàm lượng estrogen của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.5 Hàm lượng estrogen của đối tượng nghiên cứu
- Estrogen trung bình của nhóm nghiên cứu là 188,04 ± 61,68 pmol/L.
- Có 2 trường hợp có estrogen cao nhất là 313,1 pmol/L và 3 trường hợp có estrogen thấp nhất là 83,1 pmol/L.
- Có 39/57 trường hợp có giảm nồng độ estrogen nhưng không có đầy đủ các triệu chứng của tiền mãn kinh Có 4/93 trường hợp có đủ các triệu chứng của tiền mãn kinh nhưng nồng độ estrogen bình thường.
3.1.7 Một số rối loạn cơ năng ở phụ nữ quanh mãn kinh
Bảng 3.6 Một số rối loạn cơ năng ở phụ nữ quanh mãn kinh
Rối loạn Số lượng (n) Tỷ lệ %
Thay đổi tâm, thần kinh
Rối loạn về vận mạch
Hồi hộp, đánh trống ngực 38 25,3
Lạnh bàn chân, bàn tay 32 21,3
Rối loạn về cơ, xương, khớp Đau khớp 63 42
Rối loạn về tiết niệu
Són đái 43 28,7 Đái rắt 13 8,7 Đái buốt 11 7,3
- Có nhiều những biến đổi về tinh thần và thần kinh như cáu gắt (35,3%); buồn chán, bi quan (30,7%); hay quên (39%)
- Các rối loạn về vận mạch của PNQMK khá đồng đều như: cơn bừng nóng (23,3%); hồi hộp, đánh trống ngực (25,3%); lạnh bàn chân, tay (21,3%).
- Triệu chứng chính về rối loạn cơ, xương, khớp là đau khớp (42%).
- Biểu hiện rối loạn tiết niệu gặp nhiều nhất là són đái (28,7%).
3.1.8 Nhịp tim trên điện tâm đồ
Bảng 3.7 Nhịp tim trên điện tâm đồ
Nhịp tim Số lượng (n) Tỷ lệ %
- Đa số PNQMK có nhịp tim bình thường trên điện tâm đồ bình thường, chiếm 82%.
- Chỉ có 1,3% trường hợp có nhịp nhanh và 16,7% trường hợp có ngoại tâm thu.
3.1.9 Thời gian rối loạn mãn kinh
Bảng 3.8 Thời gian rối loạn mãn kinh
(năm) Số lượng (n) Tỷ lệ %
- Có 54,7% phụ nữ quanh mãn kinh có thời gian rối loạn mãn kinh là2- 5 năm Chỉ có 14% trường hợp có thời gian rối loạn mãn kinh > 5 năm.
TÌNH TRẠNG HUYẾT ÁP CỦA PHỤ NỮ THỜI KỲ QUANH MÃN KINH
Bảng 3.9 Tỷ lệ tăng huyết áp
Tăng huyết áp Số lượng
Tăng 1 trong 2 con số HA 76 50,7
- Có 48,7% PNQMK có tăng huyết áp tâm thu, 42% tăng huyết áp tâm trương; 40% tăng cả 2 con số HA.
- Tỷ lệ được chẩn đoán là tăng huyết áp là 50,7%
Bảng 3.10 Mức độ tăng huyết áp
Tăng huyết áp độ II 33 22
- Có 22% PNQMK có tăng huyết áp độ II, 28,6% tăng huyết áp độ I.
- Có 14,7% PNQMK có biểu hiện tiền THA.
Bảng 3.11 Huyết áp tâm thu
Biểu đồ 3.3 Huyết áp tâm thu Nhận xét:
- Huyết áp tâm thu trung bình là 135,77 ± 18,29 mmHg Trong đó, số đo huyết áp tâm thu cao nhất là 170 mmHg (13 trường hợp) và thấp nhất là
- Có 16,7% PNQMK có tăng huyết áp tâm thu độ II và 32% PNQMK có tăng huyết áp tâm thu độ I.
Bảng 3.12 Huyết áp tâm trương
Biểu đồ 3.4 Huyết áp tâm trương Nhận xét:
- Huyết áp tâm trương trung bình là 82,60 ± 11,73mmHg Trong đó, số đo huyết áp cao nhất là 100 mmHg (25 trường hợp) và thấp nhất là 60 mmHg
- Có 16,7% PNQMK có tăng huyết áp tâm trương độ II và 25,3%PNQMK có tăng huyết áp tâm trương độ I.
MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN THAY ĐỔI TÌNH TRẠNG HUYẾT ÁP Ở PHỤ NỮ QUANH MÃN KINH
3.3.1 Tuổi và tình trạng huyết áp
Bảng 3.13 Mối liên quan giữa tuổi và tình trạng huyết áp
Tuổi THA Bình thường Tổng OR, 95%CI
- Nhóm PNQMK từ 50- 55 có tỷ lệ tăng huyết áp cao gấp 2,39 lần nhóm PNQMK 45- 49 tuổi Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với 95%CI là (1,17- 4,88)
3.3.2 Nơi ở và tình trạng huyết áp
Bảng 3.14 Mối liên quan giữa nơi ở và tình trạng huyết áp
Nơi ở THA Bình thường Tổng OR, 95%CI
Ngoại thành và tỉnh khác 28 36 64 1
- Không có sự khác biệt về tỷ lệ tăng huyết áp giữa phụ nữ quanh mãn kinh ở nội thành với ngoại thành và các tỉnh khác.
3.3.3 Nghề nghiệp và tình trạng huyết áp
Bảng 3.15 Mối liên qian giữa nghề nghiệp và tình trạng huyết áp
Nghề THA Bình thường Tổng OR, 95%CI
- Không có sự khác biệt về tỷ lệ tăng huyết áp giữa phụ nữ quanh mãn kinh ở các nghề khác nhau.
3.3.4 Trình độ học vấn và tình trạng huyết áp
Bảng 3.16 Mối liên quan giữa trình độ học vấn và tình trạng huyết áp
Học vấn THA Bình thường Tổng OR, 95%CI
PTTH, THCN 42 48 90 0,68 (0,28- 1,65) ĐH và sau ĐH 16 12 28 1,04 (0,33- 3,27)
- Không có sự khác biệt về tỷ lệ tăng huyết áp giữa phụ nữ quanh mãn kinh ở các trình độ học vấn khác nhau.
3.3.5 Loãng xương với sự thay đổi HA
Bảng 3.17 Mối liên quan giữa loãng xương và tình trạng huyết áp
Loãng xương THA Bình thường Tổng OR, 95%CI
- Không có sự khác biệt về tỷ lệ tăng huyết áp giữa phụ nữ quanh mãn kinh loãng xương và không loãng xương.
3.3.6 Thời gian rối loạn mãn kinh và tình trạng huyết áp
Bảng 3.18 Mối liên quan giữa thời gian rối loạn mãn kinh và tình trạng huyết áp
Thời gian THA Bình thường Tổng OR, 95%CI
- Phụ nữ có thời gian rối loạn mãn kinh 2- 5 năm có tỷ lệ tăng huyết áp cao gấp 2,88 lần phụ nữ có thời gian rối loạn mãn kinh < 2 năm Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
- Phụ nữ có thời gian rối loạn mãn kinh > 5 năm có tỷ lệ tăng huyết áp cao gấp 2,13 lần phụ nữ có thời gian rối loạn mãn kinh < 2 năm Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
- Không có sự khác biệt về tỷ lệ tăng huyết áp giữa phụ nữ có thời gian rối loạn mãn kinh > 5 năm với nhóm 2- 5 năm.
3.3.7 Mối liên quan giữa nồng độ estrogen với sự thay đổi HA
Bảng 3.19 Mối liên quan giữa estrogen và tình trạng huyết áp
Estrogen THA Bình thường Tổng OR, 95%CI
- Phụ nữ quanh mãn kinh có hàm lượng estrogen giảm có tỷ lệ tăng huyết áp cao gấp 2,56 lần phụ nữ có hàm lượng estrogen bình thường, với 95%CI là (1,23- 5,38).
Bảng 3.20 Mối liên quan giữa nồng độ estrogen và huyết áp tâm thu
Bình thường Tổng OR, 95%CI
- Phụ nữ quanh mãn kinh có hàm lượng estrogen giảm có tỷ lệ tăng huyết áp tâm thu cao gấp 2,05 lần phụ nữ có hàm lượng estrogen bình thường, với 95%CI là (1,01- 4,24).
Bảng 3.21 Mối liên quan giữa nồng độ estrogen và huyết áp tâm trương
Bình thường Tổng OR, 95%CI
- Phụ nữ quanh mãn kinh có hàm lượng estrogen giảm có tỷ lệ tăng huyết áp tâm trương cao gấp 2,56 lần phụ nữ có hàm lượng estrogen bình thường, với 95%CI là (1,23- 5,35).
3.3.8 Mối liên quan giữa BMI và sự thay đổi huyết áp
Bảng 3.22 Mối liên qian giữa BMI và tình trạng huyết áp
BMI THA Bình thường Tổng OR, 95%CI
- Không có sự khác biệt về tỷ lệ tăng huyết áp giữa phụ nữ quanh mãn kinh bình thường và nhóm thừa cân.
- Có 2 trường hợp béo phì và cả 2 đều bị tăng huyết áp.
3.3.9 Rối loạn Lipid máu với sự thay đổi HA
Bảng 3.23 Mối liên quan giữa một số chỉ số Lipid với tình trạng huyết áp
Chỉ số THA Bình thường Tổng OR, 95%CI
- Có 46/58 (79,3%) PNQMK tăng TG có THA Trong khi, chỉ có 30/92 (32,6%) PNQMK TG bình thường nhưng có THA Nhóm PNQMK có TG tăng có tỷ lệ tăng huyết áp cao gấp 7,92 lần nhóm bình thường, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
- Có 53/66 (80,3%) PNQMK tăng LDL-C có THA Trong khi, chỉ có 23/84 (27,4%) PNQMK có LDL-C bình thường nhưng có THA NhómPNQMK có LDL-C tăng có tỷ lệ tăng huyết áp cao gấp 10,81 lần nhóm bình thường, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
- Có 53/79 (67,1%) PNQMK tăng cholesterol có THA Trong khi, chỉ có 23/71 (32,4%) PNQMK có cholesterol bình thường nhưng có THA. Nhóm PNQMK có cholesterol tăng có tỷ lệ tăng huyết áp cao gấp 4,25 lần nhóm bình thường, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
- Không có sự khác biệt về tỷ lệ tăng huyết áp của nhóm PNQMK có HDL-C giảm và nhóm PNQMK có HDL-C bình thường.
Bảng 3.24 Mối liên quan giữa Lipid và tình trạng huyết áp
Lipid THA Bình thường Tổng OR, 95%CI
- Nhóm PNQMK có rối loạn Lipid có tỷ lệ tăng huyết áp cao gấp 7,69 lần nhóm PNQMK bình thường Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với 95%CI là (2,56- 24,69).
Bảng 3.25 Mối liên quan giữa Lipid và huyết áp tâm thu
Bình thường Tổng OR, 95%CI
- Nhóm PNQMK có rối loạn Lipid có tỷ lệ tăng huyết áp tâm thu cao gấp 6,93 lần nhóm PNQMK bình thường Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với 95%CI là (2,31- 22,22).
Bảng 3.26 Mối liên quan giữa Lipid và huyết áp tâm trương
THA tâm trương Bình thường Tổng
- Có 61/119 PNQMK (51,3%) có rối loạn Lipid và có tăng huyết áp tâm trương Trong khi đó chỉ có 2/31 PNQMK (6,5%) không có rối loạnLipid có tăng huyết áp tối tâm trương.
BÀN LUẬN
ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
4.1.1 Tuổi của đối tượng nghiên cứu
Theo tác giả Nguyễn Thị Xiêm, tuổi mãn kinh tự nhiên khoảng 40- 55 tuổi, trước 40 được xem là mãn kinh sớm và sau 55 tuổi được xem là mãn kinh muộn [40]
Kết quả nghiên cứu tại bảng 3.1 của chúng tôi cho thấy tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 50,187 ± 2,658, phù hợp với nghiên cứu của Gerrie Cor M Gast và cộng sự [51] Theo tác giả này, tuổi trung bình mãn kinh tại Mỹ là 50,2 ± 2,4.
Kết quả của chúng tôi cao hơn so với một số nghiên cứu tại Việt Nam trước đây như nghiên cứu của Phạm Thị Minh Đức [12], Phạm Gia Đức [10], Nguyễn Thị Ngọc Phượng [27] Theo nghiên cứu của các tác giả này, tuổi mãn kinh trung bình là 48 ± 3 Điều này cho thấy hiện nay phụ nữ Việt Nam có xu hướng mãn kinh muộn hơn trước đây, tuổi mãn kinh gần như phụ nữ ở các nước công nghiệp phát triển Theo WHO công bố năm
1996, tuổi mãn kinh trung bình ở các nước công nghiệp phát triển khoảng
51 tuổi và ở các nước đang phát triển thì thấp hơn [78]
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy nhóm tuổi từ 50 đến 55 chiếm tỷ lệ cao nhất là 55,3%; có 44,7% phụ nữ quanh mãn kinh ở nhóm tuổi 45- 49.Như vậy, có đến 55,3% phụ nữ quanh mãn kinh ở độ tuổi 50 -55 vẫn trong giai đoạn quanh mãn kinh và chưa mãn kinh thực sự Việc mãn kinh muộn hơn sẽ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống hơn cho người phụ nữ ở các nước phương Đông nói chung và phụ nữ Việt Nam nói riêng bởi khi mãn kinh muộn thì các nguy cơ của giai đoạn mãn kinh sẽ đến chậm hơn trong cuộc đời của họ, giúp cho chất lượng cuộc sống của họ được duy trì kéo dài hơn
4.1.2 Số lần sinh của đối tượng nghiên cứu
Sự khác nhau về tuổi mãn kinh ở các quốc gia, các dân tộc… đã gợi ý cho các nhà khoa học nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến tuổi mãn kinh như nhân khẩu học, tình hình kinh tế - xã hội - văn hóa, tiền sử bệnh tật… trong đó có tiền sử kinh nguyệt và thai nghén
Kết quả bảng 3.2 cho thấy: có 51,2% đối tượng nghiên cứu có số lần sinh là 2 lần và 22,4% có số lần sinh từ 3 lần trở lên Như vậy hiện nay, đa số phụ nữ đã dừng lại ở mức sinh từ 1- 2 con để thực hiện kế hoạch hóa gia đình Tuy nhiên, vẫn còn đến 22,4% bệnh nhân có từ 3 con trở lên Việc sinh nhiều con ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của phụ nữ, đặc biệt là khi họ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, quanh mãn kinh và mãn kinh thực sự
4.1.3 Lý do chính đi khám bệnh
Kết quả nghiên cứu tại biểu đồ 3.2 cho thấy: có nhiều lý do khiến đối tượng nghiên cứu đi khám Trong đó, mệt mỏi là lý do chiếm tỷ lệ cao nhất (26,75) Các lý do khác chiếm tỷ lệ lần lượt là: mất ngủ (22,75); tăng huyết áp (21,3%); đau ngực (16%); cơn bốc hỏa (6%) và một số lý do khác (7,3%)
Kết quả này là do chúng tôi lấy đối tượng nghiên cứu từ những phụ nữ đến khám tại Bệnh viện Tim mạch Trung Ương vì các bệnh lý tim mạch nói chung nên có rất nhiều các lý do khác nhau làm người bệnh phải vào viện để được khám và điều trị kịp thời Tuy nhiên, đây cũng chính là những triệu chứng thường gặp ở những phụ nữ giai đoạn mãn kinh và quanh mãn kinh.
Bình thường tần số mạch ở người trưởng thành là 70-80 lần/phút. Mạch đập gần như đồng thời với thời kỳ tâm thu [13].
Kết quả bảng 3.3 cho thấy đa số phụ nữ quanh mãn kinh có nhịp tim bình thường (96,7%) Chỉ có 3,3% đối tượng nghiên cứu có tần số tim từ
90 lần trở lên Sự rối loạn về tần số tim, mạch đập thường kèm theo những rối loạn về tình trạng huyết áp
Tần số tim trung bình của đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là 77,86 ± 5,86 lần/phút Kết quả này khá phù hợp với nghiên cứu trên phụ nữ trong độ tuổi từ 48- 58 của Rosario Rossi và cs Theo tác giả, nhịp tim trung bình của những phụ nữ trong nhóm nghiên cứu là 72 ± 10 lần/phút [67]
4.1.5 BMI của đối tượng nghiên cứu
Béo phì là vấn đề nổi cộm ở các nước phát triển và có xu hướng tăng mạnh mẽ ở các nước đang phát triển Ở nước ta, cùng với sự tăng trưởng kinh tế, tốc độ đô thị hóa nhanh, sự thay đổi về lối sống, dinh dưỡng đang làm tăng tỷ lệ thừa cân, béo phì [1]
Năm 2004, theo thống kê, các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng,
TP Hồ Chí Minh tỷ lệ thừa cân ở người lớn là 10% Năm 2006, điều tra của nghành y tế trên 14.245 người ≥ 25 tuổi cho kết quả 16,8% thừa cân, béo phì Bình quân tỷ lệ người béo phì tăng 1,5%/năm [28]
Kết quả bảng 3.4 cho thấy chỉ số BMI trung bình của nhóm nghiên cứu là 22,32 ± 1,24 Trong đó, có 2 trường hợp có BMI cao nhất là 25,9 và
2 trường hợp có BMI thấp nhất là 19,7 Kết quả của chúng tôi thấp hơn nghiên cứu của Rosario Rossi Theo tác giả, BMI trung bình của phụ nữ mãn kinh là 25,9 ± 3,1 Sự khác biệt này là do chúng tôi nghiên cứu trên phụ nữ châu Á còn tác giả nghiên cứu tại phụ nữ châu Âu, sự khác biệt về thể trạng, lối sống, thói quen ăn uống, sinh hoạt ảnh hưởng rất nhiều đến tỷ trọng cơ thể [67].
Sự giảm nồng độ estrogen gây ra sự phân bố lại lớp mỡ dưới da, chủ yếu tích mỡ ở trung tâm, đặc biệt là lớp mỡ bụng Theo nghiên cứu của Huỳnh Văn Minh thì lớp mỡ dưới da (trừ lớp mỡ dưới da bụng) ở phụ nữ mãn kinh sẽ giảm dần bắt đầu từ khoảng 50 tuổi và càng về sau thì càng giảm nhanh [24] Một số nghiên cứu còn chỉ ra sự giảm bề dày lớp mỡ dưới da là một dấu hiệu đáng tin cậy để chẩn đoán mãn kinh như nghiên cứu của Douchi và CS trên phụ nữ mãn kinh Nhật Bản [48] Tuy nhiên ở phụ nữ mãn kinh thì tổng lượng mỡ của cơ thể và bề dày lớp mỡ dưới da bụng lại tăng lên
4.1.6 Estrogen của đối tượng nghiên cứu
Kết quả bảng 3.5 cho thấy estrogen trung bình của nhóm nghiên cứu là 188,04 ± 61,68 (pmol/L) Trong đó, có 2 trường hợp có estrogen cao nhất là 313,1 pmol/L và 3 trường hợp có estrogen thấp nhất là 83,1 pmol/L.
Có 57/150 (38%) trường hợp giảm nồng độ estrogen vì đối tượng là những phụ nữ ở giai đoạn quanh mãn kinh Trong thời kỳ này, do chức năng của buồng trứng suy giảm nên nồng độ các hormon do nang trứng và hoàng thể bài tiết sẽ giảm, trong đó có hormon estrogen.
Trong một nghiên cứu tiến cứu, Burger và cộng sự đã tiến hành định lượng estradiol ở phụ nữ mãn kinh và thấy rằng nồng độ estrogen trung bình giảm khoảng hai năm trước khi mãn kinh, giảm rất nhanh vào thời điểm mãn kinh và có trạng thái cao nguyên ảo sau khi mãn kinh hai năm [43].
TÌNH TRẠNG HUYẾT ÁP CỦA PHỤ NỮ THỜI KỲ QUANH MÃN KINH
Tăng huyết áp là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của bệnh lý tim mạch gây tử vong ở người trưởng thành trên tất cả các nước [66] Theo các nghiên cứu trên thế giới, tỷ lệ hiện mắc THA trên thế giới năm 2000 là 26,4% (tương đương 972 triệu người, riêng các nước đang phát triển chiếm 639 triệu) Tỷ lệ tăng huyết áp dự kiến tăng lên 29,2% (khoảng 1,56 tỷ người) vào năm 2025 [75]
Kết quả bảng 3.9 của nghiên cứu này cho thấy: tỷ lệ được chẩn đoán là tăng huyết áp là 50,7% trong đó 48,7% phụ nữ quanh mãn kinh có tăng huyết áp tâm thu, 42% tăng huyết áp tâm trương; 40% tăng cả 2 con số huyết áp
Có trên 50% phụ nữ quanh mãn kinh trong nhóm nghiên cứu bị tăng huyết áp là kết quả rất cao Kết quả này cao hơn nghiên cứu tại Mỹ Nghiên cứu này thực hiện một cuộc điều tra trên tổng số 14653 người từ 18 tuổi trở lên trong 5 năm (1999 - 2004) cho thấy tần suất THA năm 2003 - 2004 là 32,6 ± 2,0% ở độ tuổi 40 - 59 [59].
Kết quả của chúng tôi cũng cao hơn kết quả nghiên cứu của Phạm Gia Khải Tác giả nghiên cứu tần suất tăng huyết áp và các yếu tố nguy cơ ở các tỉnh miền Bắc Việt Nam 2001- 2002 cho thấy, có 21,5% phụ nữ trong độ tuổi 45- 54 bị tăng huyết áp [19].
Tuy nhiên, kết quả của chúng tôi lại thấp hơn so với nghiên cứuHERS của Grady D và cs [52] Kết quả nghiên cứu có 59% phụ nữ mãn kinh có biểu hiện tăng huyết áp
Sự khác biệt giữa nghiên cứu của chúng tôi với các tác giả trên là do cách chọn đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và thời điểm nghiên cứu giữa các tác giả là khác nhau
Kết quả trên của chúng tôi cũng cho thấy tỷ lệ phụ nữ quanh mãn kinh có tăng huyết áp tối đa là 48,7% cao hơn số phụ nữ có tăng huyết áp tối thiểu (42%) Kết quả này cũng khá tương đồng với kết quả nghiên cứu của Staessen và cs Tác giả nhận thấy khi tuổi tăng lên 10 tuổi, huyết áp tối đa tăng khoảng 5 mmHg hoặc hơn ở phụ nữ quanh mãn kinh và mãn kinh so với phụ nữ trước mãn kinh Tuy nhiên, xu hướng này không tìm thấy ở huyết áp tối thiểu của phụ nữ [71].
Phụ nữ quanh mãn kinh và quanh mãn kinh có tỷ lệ tăng huyết áp cao hơn nhiều so với các nhóm phụ nữ tuổi trẻ khác Theo nghiên cứu của Phạm Gia Khải, tỷ lệ tăng huyết áp của nhóm tuổi 25- 34 tuổi chỉ là 0,8%; nhóm tuổi 35- 44 chiếm 7,6% nhưng tỷ lệ này ở nhóm tuổi 45- 54 đã tăng lên đến 21,5%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê [19] So với đối tượng là nam giới cùng nhóm tuổi, tỷ lệ cao huyết áp của phụ nữ cũng cao hơn, tuy nhiên không có sự khác biệt [19]
Kết quả bảng 3.10 của chúng tôi cho thấy có 22% phụ nữ quanh mãn kinh có tăng huyết áp độ II; 28,7% trường hợp có tăng huyết áp độ I; 14,7% phụ nữ quanh mãn kinh có tăng huyết áp giới hạn và có 34,6% trường hợp có huyết áp bình thường Không có trường hợp nào tăng huyết áp độ III và không có trường hợp nào có chỉ số huyết áp thấp.
Kết quả nghiên cứu tại bảng 3.11 và biểu đồ 3.3 của chúng tôi cho thấy huyết áp tâm thu trung bình của nhóm phụ nữ quanh thời kỳ mãn kinh là 135,77 ± 18,29 mmHg Trong đó, số đo huyết áp tâm thu cao nhất là 170 mmHg (13 trường hợp) và thấp nhất là 100 mmHg (3 trường hợp) Trong đó, có 16,7% phụ nữ quanh mãn kinh có tăng huyết áp tâm thu độ II và 32% phụ nữ quanh mãn kinh có tăng huyết áp tâm thu độ I
Huyết áp tâm trương trung bình theo nghiên cứu này là 82,60 ± 11,73mmHg Trong đó, số đo huyết áp cao nhất là 100 mmHg (25 trường hợp) và thấp nhất là 60 mmHg (8 trường hợp) Trong đó, có 16,7% phụ nữ quanh mãn kinh có tăng huyết áp tâm trương độ II và 25,3% phụ nữ quanh mãn kinh có tăng huyết áp tâm trương độ I.
Các kết quả trên của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên của Rosario Rossi [67] và Gerrie Cor M Gast [51]
Gerrie Cor M Gast và cs nghiên cứu trên 5523 phụ nữ ở độ tuổi từ 46- 57 cho thấy, huyết áp tối đa trung bình của nhóm nghiên cứu là 133,2 ± 19,4 mmHg, huyết áp tuổi thiểu trung bình là 83,9 ± 10,8 mmHg [51]
Rosario Rossi thực hiện một nghiên cứu thuần tập về nguy cơ bị tăng huyết áp của phụ nữ trong độ tuổi 53 ± 5 (những phụ nữ này không có tiền sử tăng huyết áp trước khi nghiên cứu) cho thấy có 112 phụ nữ bị tăng huyết áp trong thời gian nghiên cứu Huyết áp tối đa trung bình của nhóm nghiên cứu là 128 ± 12 mmHg, huyết áp tuổi thiểu trung bình là 82 ± 08 mmHg [67].
Kết quả phù hợp với nghiên cứu với kết quả của Rosario Rossi [67] và Gerrie Cor M Gast [51] Theo 2 tác giả này, huyết áp tuổi thiểu trung bình của phụ nữ trong nhóm nghiên cứu lần lượt là 82 ± 08 mmHg và 83,9 ± 10,8 mmHg.
Lương Chí Thành khi nghiên cứu về huyết áp người trên 50 tuổi của
4 vùng khác nhau tại Việt Nam thấy huyết áp tâm thu là 127,9 17,6 mmHg, huyết áp tâm trương là 81,2 9,1 mmHg [31] Kết quả này thấp hơn nghiên của chúng tôi do tác giả nghiên cứu tại cộng đồng và trên 2 đối tượng là nữ giới và nam giới.