1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số nguyên nhân suy gan cấp ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Trung Ương

82 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số nguyên nhân suy gan cấp ở trẻ em
Tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng, Nguyễn Thị Huyền, Lê Thị Thu Hằng, Nguyễn Thị Thanh Loan, Lê Thị Minh Tâm
Người hướng dẫn PTS. Nguyễn Thị Minh Thu, TS. Nguyễn Thị Thu Hằng
Trường học Bệnh viện Nhi Trung Ương
Chuyên ngành Y khoa
Thể loại Bài báo khoa học
Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 580,38 KB

Cấu trúc

  • Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU (3)
    • 1.1. Nguyên nhân của suy gan cấp (3)
      • 1.1.1. Trẻ dưới 6 tháng tuổi (3)
      • 1.1.2. Trẻ > 6 tháng tuổi (4)
    • 1.2. Các tác nhân gây viêm gan (4)
      • 1.2.1. Các virus viêm gan (4)
      • 1.2.2. Một số virus khác (14)
      • 1.2.3. Tác nhân gây ngộ độc (19)
      • 1.2.4. Các nguyên nhân khác (22)
    • 1.3. Sinh lý bệnh của suy gan cấp (23)
      • 1.3.1. Viêm gan virus (23)
      • 1.3.2. Thuốc và nhiễm độc (24)
    • 1.4. Lâm sàng và diễn biến của suy gan cấp (26)
      • 1.4.2. Biến chứng của suy gan cấp (28)
    • 1.5. Cận lâm sàng (31)
      • 1.5.1. Các xét nghiệm phản ánh tình trạng huỷ hoại và suy tế bào gan. .31 1.5.2. Các xét nghiệm tìm biến chứng và nguyên nhân (31)
  • Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (33)
    • 2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu (33)
    • 2.2. Đối tượng nghiên cứu (33)
    • 2.3. Phương pháp nghiên cứu (34)
      • 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu (34)
      • 2.3.2. Phương pháp chọn mẫu (34)
    • 2.4. Nội dung nghiên cứu (34)
      • 2.4.3. Cận lâm sàng (35)
    • 2.5. Phương pháp thu thập số liệu (36)
    • 2.6. Xử lý số liệu (37)
    • 2.7. Đạo đức trong nghiên cứu (37)
  • Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (38)
    • 3.1. Căn nguyên gây suy gan cấp (38)
    • 3.2. Đặc điểm lâm sàng của suy gan cấp (41)
    • 3.3. Đặc điểm lâm sàng của suy gan cấp (0)
    • 3.4. Các yếu tố tiên lượng suy gan cấp (0)
  • Chương 4: BÀN LUẬN (53)
    • 4.1. Căn nguyên gây suy gan cấp ở trẻ em (53)
    • 4.2. Lâm sàng (56)
  • PHỤ LỤC (0)

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ ĐẶT VẤN ĐỀ Suy gan cấp (viết tắt là SGC) là tình trạng suy giảm chức năng gan một cách cấp tính, dẫn đến rối loạn đông máu và bệnh não do gan, xảy ra ở người trước đó có chức năng gan bình[.]

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Địa điểm nghiên cứu : Khoa truyền nhiễm, khoa hồi sức cấp cứu, khoa tiêu hoá Bệnh viện Nhi Trung Ương.

Thời gian nghiên cứu : Thời gian nghiên cứu dự kiến là từ tháng

Đối tượng nghiên cứu

Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán lâm sàng suy gan cấp.

* Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân : Có hai tiêu chuẩn sau

Có hoặc không kèm theo các dấu hiện suy tế bào gan: Biểu hiện thần kinh (rối loạn tinh thần, rối loạn tri giác, hôn mê…), hội chứng xuất huyết (xuất huyết dưới da, niêm mạc, xuất huyết tiêu hoá…)…

Hội chứng huỷ hoại tế bào gan: ALT, AST tăng.

Hội chứng ứ mật: Bilirubin máu tăng.

Hội chứng suy tế bào gan: Tỉ lệ prothrombin máu giảm < 75%, albumin mỏu giảm, tỉ lệ albumin/globulin < 1 NH3 mỏu tăng (bỡnh thường là < 94àg/dl)

- Bệnh nhân có bệnh gan mật mạn tính (trên 26 tuần)

Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hồi cứu kết hợp tiến cứu

2.3.2 Phương pháp chọn mẫu: Mẫu thuận tiện

Nội dung nghiên cứu

2.4.1 Tiền sử bản thân và gia đình

Tiền sử bản thân: Tiêm chích chung bơm kim tiêm, được truyền máu hay chế phẩm máu, quan hệ tình dục, đi vào vùng dịch tễ, tiền sử tiêm phòng, tiền sử bệnh gan mật, tiền sử sử dụng thuốc, nghiện thuốc, nghiện rượu, tiền sử ăn uống……

Tiền sử gia đình: Trong gia đình có ai bị bệnh gan, bệnh gan do nguyên nhân gì, bao nhiêu người bị bệnh…

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của suy gan cấp dựa vào các biến:

- Tuổi, giới, thời gian từ lúc xuất hiện vàng da đến khi có biểu hiện tổn thương não.

- Các triệu chứng lâm sàng trước khi có tổn thương não: Sốt, mệt nhiều, nôn, buồn nôn, đau vùng gan, chán ăn, thở nồng, gan to, diện đục trước gan nhỏ, lách to, dịch ổ bụng, phù, xuất huyết dưới da, niêm mạc, xuất huyết tiêu hoá, đái ít

- Các triệu chứng biểu hiện tổn thương não: Kích thích vật vã, li bì ngủ gà, hôn mê sâu…

- Các triệu chứng rối loạn hô hấp, suy thận, rối loạn tuần hoàn

* Xét nghiệm biểu hiện suy gan cấp:

- Tỷ lệ prothrombin huyết thanh: Bình thường > 75%

- Albumin huyết thanh giảm, tỷ lệ A/G < 1.

- Glucose huyết thanh giảm: Bình thường 4,4 - 6,1 mmol/lít.

Bỡnh thường: Bilirubin toàn phần là 3,4 -17àmol/lit

- NH3 mỏu tăng: Bỡnh thường là < 94àg/dl

* Xét nghiệm tìm biến chứng

Công thức máu ngoại vi, urê, creatinin, cấy máu, cấy nội khí quản, khí máu…

* Xét nghiệm tìm nguyên nhân

Virus viêm gan A: IgM Virus viêm gan B: HbsAg Virus viêm gan C: IgM Virus viêm gan E: IgM

Cytomegalo virus: PCR, IgM Ebtein-Bar virus: PCR, IgM

- Vi khuẩn: cấy máu, cáy dịch

- Định lượng acetaminophen trong huyết thanh trong những trường hợp nghi ngờ ngộ độc …

- Định lượng ceruloplasmin, lactat, LDH trong những trường hợp nghi ngờ ngộ độc.

Phương pháp thu thập số liệu

* Trên những bệnh án có đầy đủ tiêu chuẩn chẩn đoán suy gan cấp, chúng tôi tiến hành thu thập số liệu theo mẫu bệnh án nghiên cứu (bảng phụ lục).

* Ở những bệnh nhân đủ tiêu chuẩn chẩn đoán suy gan cấp, chúng tôi tiến hành nghiên cứu nguyên nhân, đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của suy gan cấp qua các bước sau:

+ Tuổi, giới, lý do vào viện, bệnh bắt đầu từ khi nào, biểu hiện đầu tiên của bệnh, diễn biến…

Bản thân (có tiêm chích chung bơm kim tiêm không, có được truyền máu hay chế phẩm máu không, quan hệ tình dục, đi vào vùng dịch tễ, tiền sử tiêm phòng, tiền sử bệnh gan mật…)

Tiền sử gia đình: Trong gia đình có ai bị bệnh gan, bệnh gan do nguyên nhân gì, bao nhiêu người bị bệnh…

- Khám lâm sàng: Tất cả các bệnh nhân được trực tiếp theo dõi hàng ngày, và làm bệnh án theo mẫu nghiên cứu (bảng phụ lục) từ lúc vào viện đến khi ra viện (sốt, mệt, vàng da, vàng mắt, số lượng nước tiểu, khám gan, các dấu hiệu khác…)

- Xét nghiệm: Các xét nghiệm thăm dò chức năng gan làm tại khoa sinh hoá bệnh viện Nhi Trung Ương.

Xử lý số liệu

Số liệu thu thập được chúng tôi xử lý theo các thuật toán thống kê y học trên máy vi tính theo chương trình EPI INFO 6.04.

Đạo đức trong nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu được sự đồng ý của trường Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Nhi Trung Ương. Đề cương nghiên cứu được thông qua hội đồng khoa học nhi khoa, Bộ môn nhi- Bệnh viện Nhi Trung Ương. Đề tài nghiên cứu theo phương pháp mô tả nên không ảnh hưởng đến quá trình điều trị cũng như diễn biến bệnh của bệnh nhân.

Thông tin cá nhân được bảo mật

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Căn nguyên gây suy gan cấp

Nghiên cứu trên 40 trẻ được chẩn đoán suy gan cấp tại bệnh viện Nhi Trung Ương Tỷ lệ các nhóm nguyên nhân gây suy gan cấp được trình bày ở biểu đồ 3.1

Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ các nhóm nguyên nhân gây suy gan cấp

Trong số 40 bệnh nhân suy gan cấp điều trị tại bệnh viện, có 18 bệnh nhân xác định được nguyên nhân do nhiễm trùng (45%), 4 bệnh nhân (10%) suy gan do ngộ độc, còn lại 18 bệnh nhân (45%) là do các nguyên nhân khác.

Trong số 18 bệnh nhân suy gan do nhiễm trùng có 7 bệnh nhân nhiễm CMV, 3 bệnh nhân nhiễm HAV, 4 bệnh nhân nhiễm HBV, 1 bệnh nhân nhiễm Leptospira, 3 bệnh nhân nhiễm EBV, 3 bệnh nhân nhiễm hai loại Virus Kết quả điều trị có 7 bệnh nhân khỏi, 11 nặng và tử vong.4 bệnh nhân suy gan do ngộ độc thì có 2 bệnh nhân do Paracetamol, 2 do ong đốt Có 2 bệnh nhân nặng xin về và 2 bệnh nhân khỏi.

Nhiễm trùngNgộ độcCác nguyên nhân khác

Bảng 3.1: Phân bố căn nguyên gây suy gan cấp theo tuổi

< 6 tháng tuổi 6tháng - 3tuổi > 3 tuổi n % n % n %

Theo lứa tuổi, như kết quả bảng trên ta thấy, cả 3 nhóm nguyên nhân đều gặp ở tất cả các lứa tuổi Ở những trẻ suy gan nguyên nhân do nhiễm trùng thì ở nhóm trẻ trên 3 tuổi là thấp nhất (27.8%) so với nhóm dưới 6 tháng tuổi (55.6%) và nhóm từ 6 tháng đến 3 tuổi (61.5%)

Bảng 3.2: Phân bố căn nguyên suy gan cấp theo giới

Như bảng trên ta thấy, suy gan cấp gặp cả ở trẻ trai và trẻ gái Tuy nhiên trẻ trai (24 chiếm 60%) gặp nhiều hơn hẳn so với trẻ gái (16 chiếm 40%), sự khác biệt này có ý nghĩa với P < 0.001 Tỷ lệ suy gan do nhiễm trùng ở trẻ gái (62,5%) lớn hơn ở trẻ trai (33.3%), còn nguyên nhân do ngộ độc gặp ở trẻ trai nhiều hơn (12.5%) so với trẻ gái (6.3%) với P < 0.001 và p < 0.05.

Bảng 3.3: Phân bố căn nguyên nhiễm trùng theo tuổi và giới (n)

Bệnh nhân < 6 tháng tuổi 6tháng - 3tuổi > 3 tuổi n % n % n %

Qua bảng trên cho thấy, suy gan do nhiễm trùng có thể gặp cả trẻ trai và gái ở các lứa tuổi Tuy nhiên tỷ lệ giữa trẻ trai và trẻ gái ở các lứa tuổi là khác nhau

Bảng 3.4: Phân bố căn nguyên ngộ độc theo tuổi và giới (n=4)

Bệnh nhân < 6 tháng tuổi 6tháng - 3tuổi > 3 tuổi

Trong số 4 bệnh nhân suy gan cấp do ngộ độc, có 1 bệnh nhân nam 5 tháng tuổi và 1 bệnh nhân nữ 9 tháng tuổi Khởi đầu với triệu chứng sốt, gia đình tự ý cho uống paracetamol gây ngộ độc Hai bệnh nhân còn lại, một trẻ 3 tuổi, một trẻ 6 tuổi do bị ong đốt

Trong nhóm này 2 bệnh nhân vào viện trong tình trạng hôn mê, 3 bệnh nhân có biến chứng suy thận và cả 4 bệnh nhân sau đó đều hôn mê.

Đặc điểm lâm sàng của suy gan cấp

Bảng 3.5: Phân bố triệu chứng xuất hiện đầu tiên theo căn nguyên

Chán ăn 1 5.6 1 2.5 Đau vùng gan 3 16.6 2 11.1 5 12.5 2000 2 11.1 4 100 3 16.7 9 22.5 Ở nhóm nguyên nhân SGC do ngộ độc cả AST và ALT đều tăng cao, đặc biệt 2 bệnh nhân SGC do ong đốt tăng rất cao, 1 bệnh nhân 26.000 U/L/37 0 C, một bệnh nhân 19.000 U/L/37 0 C, thấp nhất là 6.611 U/L/37 0 C, trung bình là 15.067 U/L/37 0 C Ở nhóm SGC do nhiễm trùng AST và ALT tăng từ nhẹ đến tăng cao (9482 ), trung bình là 1.584 U/L/37 0 Ở nhóm SGC các nguyên nhân khác AST trung bình là 1.650 U/L/37 0 C, đặc biệt có 1 bệnh nhân có AST là 18.885 U/L/37 0 C , bệnh nhân này khởi đầu bị sốt được gia đình cho uống paracetamol sau đó li bì, vào viện ngày thứ 3 của bệnh có xuất huyết, lách to, cổ trướng, tiểu ít, không vàng da, gan không to, xét nghiệm Glucose máu giảm còn vết, xét nghiệm nồng độ paracetamol máu trong giới hạn bình thường.

Nồng độ AST và ALT trung bình giữa 2 nhóm nguyên nhân do nhiễm trùng và ngộ độc, do ngộ độc và nhóm các nguyên nhân khác khác biệt có ý nghĩa thống kê với P < 0.05 và P < 0.01 Còn giữa nhóm nhiễm trùng và nhóm các nguyên nhân khác không có sự khác biệt

Bảng 3.10: Bilirubin huyết thanh theo nguyên nhân gây bệnh

Trong 40 bệnh nhân thì có 1 bệnh nhân bilirubin máu tăng cao 1.123 àmol/l, là bệnh nhõn nữ 7 tuổi , khởi đầu đau vựng gan, chỏn ăn, xuất huyết tiêu hóa, sau đó vàng da, hôn mê, xuất huyết toàn thân, tiểu ít, suy thận Xét nghiệm enzim gan chỉ tăng gấp 3 lần bình thường, tỷ lệ prothrombin là 80%.

Nồng độ Bilirubin trung bình nhóm SGC do nhiễm trùng là 337,2 àmol/l lớn hơn hẳn nhúm do ngộ độc là 85,6 àmol/l với độ tin cậy trờn 95%,nhúm cỏc nguyờn nhõn khỏc là 417.3 (àmol/l) khỏc biệt với nhúm nhiễm trùng và nhóm ngộ độc không có ý nghĩa thống kê với P > 0.05.

Bảng 3.11: Bạch cầu máu theo nguyên nhân gây bệnh

Nhiễm trùng Ngộ độc Khác n % n % n % P

>9 (G/L) 15 83.2 4 100 16 88.8 Đa số trường hợp suy gan cấp có bạch cầu máu tăng hơn bình thường (87.5%) Chỉ có 1 trường hợp số lượng bạch cầu máu giảm còn 700/ml, đây là một bệnh nhân nam 8 tuổi, suy gan do nhiễm CMV, khởi đầu bệnh với triệu chứng vàng da, xuất hiện hôn mê sau 3 tuần Trẻ vào viện giai đoạn vàng da, xét nghiệm bạch cầu, urê máu bình thường, enzim gan tăng trên 100 lần và bilirubin tăng trên 10 lần, xét nghiệm lại trong giai đoạn hôn mê thấy bạch cầu giảm, urê giảm còn 1.0mmol/l, bilirubin tiếp tục tăng, enzim gan giảm rất nhiều.

Số lượng bạch cầu trung bình giữa 3 nhóm nguyên nhân không có sự khác biệt.

Bảng 3.12: Urê huyết thanh theo nguyên nhân gây bệnh

Các yếu tố tiên lượng suy gan cấp

4.1 Căn nguyên gây suy gan cấp ở trẻ em

Suy gan cấp là một hậu quả nặng nề sau khi có tác nhân tác động có hại tới gan, gây tổn thương, hoại tử tế bào gan dẫn tới suy giảm chức năng gan Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới suy gan, tùy vào lứa tuổi, phân bố nguyên nhân có sự khác nhau Trong nghiên cứu của chúng tôi, chia căn nguyên suy gan cấp thành 3 nhóm: nhóm nguyên nhân do nhiễm trùng, nhóm nguyên nhân do ngộ độc, và nhóm các nguyên nhân còn lại như rối loạn chuyển hóa, viêm gan tự miễn, u gan, bệnh mạch máu gan, hay chưa xác định được căn nguyên…

Nghiên cứu 40 trường hợp suy gan cấp điều trị từ tháng 1 năm 2007 đến tháng 7 năm 2009 tại Bệnh viện Nhi Trung Ương chúng tôi thấy căn nguyên do nhiễm trùng là 18 bệnh nhân chiếm 45%, nhóm căn nguyên do ngộ độc 4 bệnh nhân chiếm 10%, các nguyên nhân khác là 18 chiếm 45%.

- Trong số 18 trẻ suy gan cấp do nhiễm trùng thấy:

Nhiễm trùng CMV chiếm tỷ lệ cao nhất (7 bệnh nhân chiếm 38.9%),điều này có thể do đặc điểm dịch tễ, CMV lưu hành rất rộng rãi trên toàn thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển có nền kinh tế kém phát triển hoặc điều kiện vệ sinh kém Ở các nước phát triển, tuổi trưởng thành có huyết thanh âm tính với CMV khoảng 50% trong khi các nước kém phát triển tỷ lệ nhiễm CMV trong cộng đồng có thể tới 100% CMV có thể truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai, có thể nhiễm thời kỳ chu sinh và trong suốt cả cuộc đời, nhiễm CMV ở người khỏe mạnh phần lớn là không có triệu chứng lâm sàng, khi cơ thể bị suy giảm miễn dịch do một nguyên nhân nào đó sẽ

BÀN LUẬN

Căn nguyên gây suy gan cấp ở trẻ em

Suy gan cấp là một hậu quả nặng nề sau khi có tác nhân tác động có hại tới gan, gây tổn thương, hoại tử tế bào gan dẫn tới suy giảm chức năng gan Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới suy gan, tùy vào lứa tuổi, phân bố nguyên nhân có sự khác nhau Trong nghiên cứu của chúng tôi, chia căn nguyên suy gan cấp thành 3 nhóm: nhóm nguyên nhân do nhiễm trùng, nhóm nguyên nhân do ngộ độc, và nhóm các nguyên nhân còn lại như rối loạn chuyển hóa, viêm gan tự miễn, u gan, bệnh mạch máu gan, hay chưa xác định được căn nguyên…

Nghiên cứu 40 trường hợp suy gan cấp điều trị từ tháng 1 năm 2007 đến tháng 7 năm 2009 tại Bệnh viện Nhi Trung Ương chúng tôi thấy căn nguyên do nhiễm trùng là 18 bệnh nhân chiếm 45%, nhóm căn nguyên do ngộ độc 4 bệnh nhân chiếm 10%, các nguyên nhân khác là 18 chiếm 45%.

- Trong số 18 trẻ suy gan cấp do nhiễm trùng thấy:

Nhiễm trùng CMV chiếm tỷ lệ cao nhất (7 bệnh nhân chiếm 38.9%),điều này có thể do đặc điểm dịch tễ, CMV lưu hành rất rộng rãi trên toàn thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển có nền kinh tế kém phát triển hoặc điều kiện vệ sinh kém Ở các nước phát triển, tuổi trưởng thành có huyết thanh âm tính với CMV khoảng 50% trong khi các nước kém phát triển tỷ lệ nhiễm CMV trong cộng đồng có thể tới 100% CMV có thể truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ mang thai, có thể nhiễm thời kỳ chu sinh và trong suốt cả cuộc đời, nhiễm CMV ở người khỏe mạnh phần lớn là không có triệu chứng lâm sàng, khi cơ thể bị suy giảm miễn dịch do một nguyên nhân nào đó sẽ biểu hiện bệnh Tùy cơ quan bị bệnh mà có triệu chứng lâm sàng chỉ điểm, suy gan là 1 diễn biến nặng của bệnh Trong nghiên cứu của chúng tôi, có 7 bệnh nhân nhiễm CMV, trong đó có 2 bệnh nhân nhiễm phối hợp thêm 1 loại virus khác, chỉ có 1 bệnh nhân trong số đó được ra viện, số con lại tử vong hoặc về do tình trạng bệnh quá nặng.

Suy gan do HBV: Theo nhiều nghiên cứu của các tác giả trong nước cũng như ở nước ngoài, suy gan ở các nước đang phát triển nguyên nhân do HBV chiếm phần lớn trong suy gan do virus (chiếm > 60%) Tuy nhiên, trong nghiên cứu này của chúng tôi, nguyên nhân do HBV là 4 bệnh nhân (chiếm 22% trong số nguyên nhân do nhiễm trùng) như vậy là có sự khác biệt cơ bản về tỷ lệ SGC do HBV Điều này có thể do các tác giả trước đây mới chỉ nghiên cứu trên đối tượng là người lớn hoặc chung cho mọi đối tượng (tỷ lệ lưu hành lại khá cao – 20%), chứ chưa có một nghiên cứu nào cho lứa tuổi này, mà mô hình phân bố nguyên nhân ở trẻ em khác với người lớn, do tỷ lệ nhiễm HBV thấp (tăng dần theo tuổi), đưa HBV vào chương trình tiêm chủng mở rộng đã có một kết quả khả quan…

Chúng tôi không gặp HEV, HCV và HDV trong nghiên cứu.

1 bệnh nhân nhiễm xoắn khuẩn Leptospira Là bệnh nhân nữ 13 tuổi,sống ở vùng nông thôn tỉnh Hải Phòng, có tiền sử tiếp xúc với đất ruộng.Leptospira phân bố khắp nơi trên thế giới, gặp ở trên 160 loài động vật có vú,chuột là ổ bệnh quan trọng nhất Ngoài ra, các loài động vật khác cũng mang xoắn khuẩn như chim, cá, chó, mèo…chúng sống cộng sinh và tồn tại trong ống thận vật chủ nhiều năm Leptospira được bài tiết ra nước tiểu và sống trong môi trường nước nhiều tháng Sự lây nhiễm Leptospira có thể xảy ra sau khi tiếp xúc với nguồn nước nhiễm bẩn, tiếp xúc trực tiếp với nước tiểu, máu hoặc mô của những con vật nhiễm bệnh hoặc tiếp xúc với môi trường bị nhiễm bẩn Leptospira xâm nhập qua da bị tổn thương, màng nhầy còn nguyên vẹn gây nhiễm trùng huyết và xâm nhập vào tất cả các cơ quan, nhưng chúng ảnh hưởng chủ yếu đến gan và thận Tại gan, có thể tìm thấy hiện tượng hoại tử tiểu thùy trung tâm và tăng sinh tế bào Kupffer [21] [56] [55]. Bệnh nhân của chúng tôi, Leptospira được xác định nhờ phân lập được vi khuẩn trong máu, bệnh diễn biến cấp tính với khởi đầu là đau vùng gan, sau đó vàng da, và hôn mê sau 7 ngày khởi bệnh, bệnh tiến triển nặng nhanh chóng suy gan, suy thận, hôn mê sâu, suy hô hấp, xuất huyết toàn thân, nội tạng, vàng da, tụt huyết áp, tiểu ít… Các xét nghiệm biểu hiện tình trạng suy gan, suy thận nặng, Albumim 18.5g/l, tỷ lệ prothrombin 10%, NH3 453àg/l, thiếu máu nặng

- Suy gan cấp do ngộ độc (có 4 bệnh nhân)

Hiện nay, thuốc hay gây ngộ độc nhất được thống kê và báo cáo là Paracetamol (acetaminophen) Có khoảng 50 loại thuốc, và dưới dạng phối hợp có khoảng trên 200 loại Liều gây độc ở trẻ em được báo cáo là 200mg/kg/ngày, người lớn là 10g/liều có báo cáo là 7,5g/liều, được uống trong ngày hoặc uống một lần Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được sau uống là 60-120 phút [28] [29], thời gian bán thải khoảng 2 giờ Chuyển hóa trong gan và một phần được đào thải qua thận ở dạng giữ nguyên hoạt tính. Ngộ độc các thuốc khác ít phổ biến hơn. Ở những nước Châu Âu, tỷ lệ suy gan cấp do ngộ độc paracetamol là khá cao, như Anh, Mỹ chiếm trên 50%, quá liều paracetamol là nguyên nhân của khoảng 150 cái chết ở Anh và xứ Wales trong năm 1992. Ở nước ta, việc sử dụng thuốc tràn lan, người dân tự ý mua thuốc uống,cho dù có dùng đúng liều cũng không phải là không có nguy cơ ngộ độc thuốc, vì có thể sử dụng nhiều loại có chứa cùng hoạt chất hoặc khoảng cách cho uống thuốc ngắn lại gây tích lũy thuốc… mà không hay biết.

Trong nghiên cứu của chúng tôi, ngộ độc paracetamol là 2 bệnh nhân (5%) điều này không có nghĩa là chúng ta có ý thức về sử dụng thuốc, mà căn bản là tỷ lệ bệnh do nhiễm trùng còn cao mà ở các nước Châu Âu đã khống chế được, một số bệnh nhân khác có được sử dụng thuốc hạ sốt nhưng không rõ liều dùng và do đến bệnh viện muộn nên không định lượng được nồng độ paracetamol.

Cả hai bệnh nhân ngộ độc Paracetamol của chúng tôi đều ở lứa tuổi rất nhỏ, 1 trẻ 5 tháng tuổi, một trẻ 11 tháng tuổi Hai bệnh nhân này mẹ cho uống Paracetamol với mục đích hạ sốt, như vậy trẻ bị ngộ độc là do sự vô ý của cha mẹ, không ý thức được Paracetamol có thể gây ngộ độc, nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Hạnh cũng thấy 66% bệnh nhân bị ngộ độc Paracetamol là dưới 2 tuổi [12] Hai bệnh nhân còn lại suy gan cấp do bị ong đốt, một trẻ

3 tuổi và một trẻ 6 tuổi, là lứa tuổi hiếu động và chưa tự ý thức được.

Còn một số các nghiên cứu khác gặp suy gan cấp do ngộ độc nấm, ngộ độc chất saponin trong lá, quả cây móc diều (nghiên cứu của Trần Đình Long và cộng sự trong 5 năm gặp 26 ca) [19] Trong nghiên cứu của chúng tôi không gặp trường hợp nào.

Cả ba nhóm nguyên nhân đều gặp ở tất cả các lứa tuổi, và gặp cả ở nam và nữ.

Lâm sàng

Suy gan cấp là một tình trạng bệnh lý đa cơ quan phức tạp, tùy nguyên nhân gây bệnh, tuổi của bệnh nhân và thời gian diễn biến bệnh mà lâm sàng có những biểu hiện khác nhau.

Trong nghiên cứu của chúng tôi thấy tỷ lệ nam giới (60%) cao hơn hẳn nữ giới (40%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với P

Ngày đăng: 07/01/2023, 20:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w