1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo " Tổng quan về hệ thống pháp luật các nước ASEAN " docx

6 2,6K 19

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 143,51 KB

Nội dung

Chẳng hạn, ở Việt Nam trong thời kì Pháp thuộc, bên cạnh hệ thống pháp luật của các hoàng đế Nam triều, các toà án của Pháp vẫn áp dụng pháp luật của Pháp đối với “người Pháp và những ng

Trang 1

ts nguyÔn quèc hoµn *

ỗi quốc gia ASEAN với những đặc

điểm riêng về lịch sử, truyền thống,

địa lí, thành phần dân cư, trình độ phát triển

kinh tế, chính trị, tôn giáo… là nền tảng tạo

nên sự đa dạng về xã hội và hệ thống pháp

luật cho khu vực này Tuy nhiên, trong sự đa

dạng đó vẫn có những điểm tương đồng nhất

định Sự giao lưu và tiếp biến giữa các nền

văn hoá, những điểm tương đồng về lịch sử,

truyền thống dân tộc của các quốc gia trong

khu vực đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hệ

thống pháp luật ở khu vực này có những

điểm giống nhau Hơn thế, chúng ta không

chỉ tìm thấy nhiều điểm tương đồng giữa các

hệ thống pháp luật này mà còn tìm thấy

nhiều điểm tương đồng giữa chúng với các

hệ thống pháp luật bên ngoài khu vực Đông

Nam Á.(1) Nếu dựa vào cách phân loại của

các học giả luật so sánh trên thế giới, chúng

ta sẽ thấy việc xác định dòng họ của các hệ

thống pháp luật ở các nước ASEAN khá thú

vị Theo đó, phần lớn hệ thống pháp luật của

các quốc gia này chứa đựng các yếu tố của

hai hoặc nhiều dòng họ pháp luật Nói cách

khác, pháp luật các nước ASEAN chứa đựng

tất cả những yếu tố của các dòng họ của các

hệ thống pháp luật trên thế giới

1 Dòng họ Civil law ở các nước ASEAN

Civil law được tiếp nhận ở nhiều nước

ASEAN chủ yếu gắn liền với quá trình xâm

chiếm thuộc địa của các nước châu Âu lục

địa đối với các quốc gia này Trừ Thái Lan,

các nước ASEAN khác có hệ thống pháp luật chịu ảnh hưởng của dòng họ Civil law là Việt Nam, Lào, Campuchia, Indonesia và Philippines đều đã từng là thuộc địa của các nước thuộc lục địa châu Âu là Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha

Việt Nam, Lào và Campuchia là những nước thuộc địa của Pháp trong thời gian dài trước khi giành được độc lập Chính sách thuộc địa của Pháp ở Đông Dương đã làm cho hệ thống pháp luật của ba nước này tiếp nhận pháp luật của Pháp theo cách thức bắt buộc Chẳng hạn, ở Việt Nam trong thời kì Pháp thuộc, bên cạnh hệ thống pháp luật của các hoàng đế Nam triều, các toà án của Pháp vẫn áp dụng pháp luật của Pháp đối với

“người Pháp và những ngoại kiều được biệt đãi như người Pháp, người Việt Nam sinh ra

ở vùng đất thuộc địa, dù đang sống ở đâu

trên đất Việt Nam”.(2) Ngay cả sau khi đã giành được độc lập và thậm chí đã xây dựng

hệ thống pháp luật theo mô hình pháp luật XHCN như ở Việt Nam và Lào, những nhân

tố của hệ thống pháp luật Pháp về kĩ thuật pháp lí, hệ thống khái niệm cơ bản và cấu trúc của pháp luật vẫn tiếp tục được duy trì Indonesia là quốc gia trong khu vực nằm dưới sự cai trị của Hà Lan hơn 300 năm (từ cuối thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XVIII) Người Hà Lan tiến hành thuộc địa hoá quần

M

* Trường Đại học Luật Hà Nội

Trang 2

đảo Indonesia lần đầu trong khoảng 200 năm

Sau đó vùng đất này được chuyển giao cho

người Pháp khi quân đội của Napoleon

Bonaparte lật đổ chính phủ Hà Lan Sau gần

10 năm dưới sự cai trị của người Pháp và 4

năm dưới sự cai trị của người Anh đầu thế kỉ

XIX, Indonesia lại chịu sự kiểm soát của Hà

Lan lần thứ hai trong suốt hơn 100 năm

(1816-1942) đến khi quân đội Nhật Bản xâm

chiếm vùng đất này trong Đại chiến thế giới

lần thứ II Quá trình thuộc địa hoá của các

nước này đã làm cho pháp luật Indonesia bị

ảnh hưởng mạnh mẽ bởi pháp luật châu Âu

lục địa, đặc biệt là pháp luật của Hà Lan

Nhiều đạo luật của Indonesia được xây dựng

dựa vào luật của Hà Lan, chẳng hạn pháp

luật thương mại của Indonesia chịu ảnh

hưởng rất lớn từ Bộ luật thương mại năm

1847 của Hà Lan.(3)

Gần 4 thế kỉ (từ năm 1521 đến 1898) là

thuộc địa của người Tây Ban Nha đã làm

cho hệ thống pháp luật Philippines chịu ảnh

hưởng mạnh mẽ bởi civil law của hệ thống

pháp luật châu Âu lục địa Pháp luật của Tây

Ban Nha đã được áp dụng ở Philippines thông

qua các sắc lệnh của Hoàng gia Tây Ban Nha

hoặc thông qua việc ban hành các đạo luật

dành riêng cho quần đảo này hoặc các đạo

luật được áp dụng chung cho tất cả các vùng

thuộc địa của Tây Ban Nha Nhiều bộ luật của

Tây Ban Nha có hiệu lực ở Philippines như

Bộ luật hình sự năm 1870, Bộ luật thương

mại năm 1886, Luật về hôn nhân năm 1870…

Thái Lan là quốc gia duy nhất trong các

nước ASEAN không trải qua chế độ thuộc

địa Tuy nhiên, trong suốt thế kỉ XIX, để duy

trì chủ quyền lãnh thổ của mình, Thái Lan đã

kí kết hàng loạt các hiệp định song phương với các quốc gia phương Tây nhằm phát triển quan hệ thương mại Các hiệp định song phương này đã giúp cho Thái Lan mở cửa thị trường với các nước phương Tây Sự thay đổi về thương mại đã kéo theo sự thay đổi về

xã hội và pháp luật Vì thế, hệ thống pháp luật Thái Lan bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi pháp luật các nước phương Tây, đặc biệt là pháp luật của châu Âu lục địa Đầu thế kỉ

XX, Thái Lan tiến hành cải cách hệ thống pháp luật và tư pháp Người Thái đã tiếp nhận hệ thống triết lí pháp luật, tổ chức toà

án và tố tụng của pháp luật châu Âu và xem pháp luật của Pháp, Đức, Thuỵ Sĩ, Anh, Ý và Nhật Bản là những mô hình cho việc xây dựng pháp luật của mình Hàng loạt các bộ luật của Thái Lan đã được ban hành theo mô hình pháp luật của các nước này như Bộ luật hình sự năm 1908, Bộ luật dân sự và thương mại năm 1925; Bộ luật tố tụng dân sự năm

1933, Bộ luật tố tụng hình sự năm 1935

2 Dòng họ Common law ở các nước ASEAN

Các nước ASEAN có hệ thống pháp luật chịu ảnh hưởng của dòng họ Common law bao gồm: Malaysia, Singapore, Brunei, Myanmar, Philippines Giống như nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác trên thế giới, sự ảnh hưởng của Common law ở các quốc gia Đông Nam

Á chủ yếu gắn liền với quá trình thuộc địa hoá của Anh hoặc sự ảnh hưởng của Mỹ Quá trình thuộc địa hoá của Anh đối với các vùng lãnh thổ của Malaysia đã tạo điều kiện cho pháp luật Anh được áp dụng ở đây Năm 1786 người Anh thiết lập được sự kiểm soát đầu tiên ở Penang - vùng lãnh thổ khá

Trang 3

rộng lớn của Malaysia Sau đó, người Anh

đã từng bước thực hiện sự kiểm soát đối với

các vùng đất khác Các hiệp ước được kí kết

giữa Anh và Hà Lan (năm 1824 và năm 1891)

cùng với những hiệp ước được Anh kí với

các vương quốc Hồi giáo khác ở vùng đất

này đã giúp cho người Anh dần kiểm soát

được toàn bộ các vùng lãnh thổ của Malaysia

Gắn liền với quá trình kiểm soát các vùng

lãnh thổ của Malaysia, pháp luật của Anh

được tiếp nhận vào Malaysia bằng nhiều

hình thức khác nhau mà chủ yếu là thông

qua các thẩm phán và các nhà lập pháp

Theo đó, các thẩm phán áp dụng các nguyên

tắc pháp luật của Anh trong quá trình xét xử

vụ việc, các nhà làm luật khi soạn thảo và

ban hành các đạo luật đã đưa các nguyên tắc

pháp luật đã được các thẩm phán áp dụng

vào trong các đạo luật.(4) Ngoài ra, việc các

luật gia được đào tạo theo truyền thống của

Anh và tiếng Anh được xem là ngôn ngữ

phổ biến trong hoạt động của bộ máy nhà

nước cũng là những nhân tố làm cho

Malaysia dễ dàng tiếp nhận pháp luật Anh

Hệ thống pháp luật của Singapore mang

những đặc điểm của hệ thống pháp luật

Common law bắt nguồn từ lịch sử của quốc

gia này Từ năm 1919, Singapore bắt đầu

chịu ảnh hưởng của pháp luật Anh Trước

khi Văn phòng thuộc địa của Anh ở London

kiểm soát hoàn toàn vùng lãnh thổ Singapore

năm 1867, quốc đảo này đã nằm dưới sự

kiểm soát của chính quyền thuộc địa Anh ở

vùng Bengal(5) và chính quyền Ấn Độ (lãnh

thổ thuộc địa của Anh) Vì thế, hệ thống

pháp luật Anh đã được tiếp nhận bằng cả 2

cách trực tiếp và gián tiếp vào hệ thống pháp

luật Singapore Mặc dù, trong Tuyên bố thứ hai về nền tư pháp của Hoàng gia Anh ngày 27/11/1826 liên quan đến việc giải tán các toà

án có thẩm quyền xét xử ở Penang và thành lập toà án mới có thẩm quyền xét xử đối với toàn bộ Vùng thuộc địa eo biển trong đó có Singapore, không có điều khoản xác định pháp luật nào sẽ được Toà án của Vùng thuộc địa eo biển áp dụng nhưng dựa vào các phán quyết của Toà án này, từ năm 1835 đến năm

1890, các luật gia của Singapore đã xác định rằng tất cả các luật của Anh bao gồm common law, luật công bình và luật thành văn có hiệu lực ở Anh ngày 27/11/1826 sẽ được áp dụng

ở Singapore Ngay cả khi đã trở thành quốc gia độc lập năm 1963, Singapore vẫn tiếp nhận pháp luật của Anh theo cách riêng của mình Ngoài common law, nhiều đạo luật của Anh vẫn được áp dụng ở Singapore với những điều kiện nhất định Điều 5 Luật dân

sự Singapore ban hành năm 1970 thay thế cho Sắc lệnh năm 1809 đã xác định một số lĩnh vực thương mại như công ti, ngân hàng, bảo hiểm hàng hải của Singapore sẽ áp dụng pháp luật của Anh; Bộ luật tố tụng hình

sự của Singapore cũng xác định pháp luật của Anh trong những trường hợp nhất định vẫn tiếp tục được áp dụng ở Singapore Ngày 12/11/1993, Nghị viện Singapore đã ban hành Luật về áp dụng pháp luật Anh Luật này quy định cụ thể những đạo luật của Anh, common law và các nguyên tắc công bình của Anh sẽ được áp dụng ở Singapore với điều kiện các luật đó phù hợp với hoàn cảnh của Singapore.(6)

Brunei bắt đầu chịu ảnh hưởng mạnh mẽ

hệ thống pháp luật Anh từ năm 1888 khi

Trang 4

Quốc vương của Brunei lúc đó là Hashim

Jalilul Alam Aqamaddin kí hiệp ước với chính

quyền Anh đặt Brunei dưới sự bảo trợ của

Anh mặc dù trước đó, Anh và Brunei đã có

nhiều hiệp ước khác nhau Đến năm 1908,

một văn bản được Anh ban hành để sửa đổi

các quy định liên quan đến tổ chức và thẩm

quyền của các toà án dân sự và hình sự cũng

như luật về tố tụng được áp dụng ở Brunei

Điều này đã làm cho hệ thống pháp luật Anh

có ảnh hưởng ngày càng mạnh mẽ đến Brunei

Ngày nay, theo Luật áp dụng của Brunei

được ban hành năm 1951, sửa đổi năm 1984

và 2009 vẫn xác định Brunei tiếp tục áp dụng

common law, luật công bình và các luật

thành văn được áp dụng chung của Anh nếu

chúng không trái với điều kiện và hoàn cảnh

của Brunei.(7) Như vậy, cả trong lịch sử và

hiện tại, hệ thống pháp luật Brunei chịu ảnh

hưởng rất lớn của hệ thống pháp luật Anh

Hệ thống pháp luật Myanmar bắt đầu

chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi common law

của Anh từ năm 1824 khi kết thúc cuộc chiến

tranh lần thứ nhất giữa Anh và Myanmar

(khi đó quốc gia này có tên là Burma) Sau

cuộc chiến tranh này, hai vùng lãnh thổ của

Myanmar là Rakhine và Taninthayi bị người

Anh thôn tính và nằm dưới sự kiểm soát của

Anh Sau cuộc chiến tranh lần thứ hai với

Myanmar năm 1852, người Anh kiểm soát

thêm hai vùng lãnh thổ khác là Bago và

Moat-ta-ma Để cai quản vùng đất đã chiếm

được, người Anh xây dựng hệ thống quản lí

của Anh và các quy định của pháp luật Anh

được áp dụng trong việc quản lí thành phố

nơi có cung điện triều đại vua cuối cùng của

Myanmar.(8) Đến năm 1886, toàn bộ các vùng

lãnh thổ của Myanmar nằm trong sự kiểm soát của người Anh và để cai quản vùng đất này, người Anh đã xác lập Myanmar thành một tỉnh của Ấn Độ (khi đó là vùng thuộc địa của Anh) dưới sự kiểm soát của Toàn quyền Ấn Độ Pháp luật Anh ở Ấn Độ đã được áp dụng đối với “tỉnh” Myanmar Tình trạng này kéo dài đến năm 1935 khi Myanmar được tách khỏi Ấn Độ và chính quyền thuộc địa Anh thiết lập Myanmar trở thành vùng lãnh thổ thuộc quyền cai trị trực tiếp của Anh thông qua Toàn quyền ở Myanmar Myanmar là thuộc địa của Anh cho đến khi giành được độc lập năm 1948 Trong thời kì này, giống như nhiều vùng thuộc địa khác của Anh, Hội đồng cơ mật (Privy Council) được xem là cơ quan xét xử cao nhất của Myanmar Vì thế, các phán quyết của cơ quan này ảnh hưởng mạnh mẽ đến pháp luật của Myanmar Sự ảnh hưởng của

hệ thống pháp luật Anh trong suốt thời kì từ nửa đầu thế kỉ XIX đã làm cho các nhân tố của common law thẩm thấu vào hệ thống pháp luật của Myanmar trong quá trình phát triển lịch sử của nó cho đến ngày nay.(9)

Sự kiểm soát của Mỹ đối với quần đảo Philippines theo hiệp ước Tây Ban Nha và

Mỹ được kí kết tại Paris ngày 10/12/1898 đã từng bước làm thay đổi hệ thống pháp luật của Philippines cho dù trước đó, hệ thống pháp luật của Tây Ban Nha đã có ảnh hưởng khá sâu sắc với hệ thống pháp luật của nước này Các luật lệ của người Philippines dần dần bị bãi bỏ, pháp luật của Tây Ban Nha đối với vùng lãnh thổ này cùng với các tập quán ở đây cũng bị thay thế nếu các quy định của nó trái với Hiến pháp Mỹ, các

Trang 5

nguyên tắc pháp luật và các thể chế của Mỹ

Hàng loạt các đạo luật về tổ chức nhà nước

được ban hành… Sự kiểm soát của Mỹ đối

với Philippines đã làm cho hệ thống pháp

luật của nước này chịu ảnh hưởng của hệ

thống pháp luật Mỹ Những nhân tố cơ bản

của dòng họ Common law đã từng bước được

tiếp nhận vào hệ thống pháp luật Philipines

Việc áp dụng án lệ, vai trò của Hiến pháp

Philippines có những điểm rất tương đồng

với hệ thống pháp luật Mỹ ngoài những đặc

tính của hệ thống pháp luật Tây Ban Nha đã

được tiếp nhận ở nước này trong suốt gần

400 năm trước đó nằm dưới sự cai trị của

người Tây Ban Nha

3 Dòng họ pháp luật xã hội chủ nghĩa

ở các nước ASEAN

Dòng họ pháp luật XHCN cũng hiện

diện trong các nước ASEAN ngay sau Đại

chiến thế giới lần thứ II Ngoài Việt Nam và

Lào, hai hệ thống pháp luật khác là Myanmar

và Indonesia cũng đã có những nhân tố nhất

định của dòng họ pháp luật XHCN trong lịch

sử phát triển của mình

Việt Nam được xem là đại diện điển hình

của hệ thống pháp luật XHCN đã và đang

tồn tại ở Đông Nam Á Sau khi giành được

độc lập từ năm 1945 và đặc biệt là sau chiến

thắng Điện Biên Phủ năm 1954, Việt Nam

đã bắt đầu xây dựng mô hình hệ thống pháp

luật XHCN ở miền Bắc với việc học tập mô

hình pháp luật của Liên Xô và các nước

XHCN ở giai đoạn này, “cùng với sự kế

thừa pháp luật thời chiến của giai đoạn

trước với một vài nhân tố chịu ảnh hưởng

của Pháp, tư tưởng pháp luật XHCN và mô

hình pháp luật XHCN từng bước được áp

dụng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc”.(10) Quan điểm xây dựng hệ thống pháp luật XHCN tiếp tục được thực hiện sau khi hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ

Hệ thống pháp luật của Lào có rất nhiều điểm tương đồng với hệ thống pháp luật Việt Nam Đặc biệt từ năm 1975, sau khi chế độ dân chủ nhân dân được xây dựng thay thế cho chế độ quân chủ trước đó, hệ thống pháp luật của Lào được xây dựng theo mô hình pháp luật của Liên Xô và của Việt Nam Cuối những năm 80 và đầu 90 của thế kỉ trước, Nhà nước Lào đã thực hiện chính sách cải cách trong đó có cải cách hệ thống pháp luật Tuy vậy, những nhân tố cơ bản của hệ thống pháp luật XHCN vẫn được duy trì trong hệ thống pháp luật của Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào Những cải cách pháp luật của Lào trong giai đoạn vừa qua cũng được thực hiện trên cơ sở kinh nghiệm cải cách pháp luật của Việt Nam

Trong lịch sử phát triển của Myanmar, sau khi giành được độc lập kể từ năm 1948, thời kì từ năm 1962 đến năm 1988, các nhà lãnh đạo Myanmar chủ trương xây dựng mô hình XHCN cho quốc gia này Mặc dù không giống hoàn toàn với các hệ thống pháp luật XHCN khác nhưng nhiều chính sách của chính phủ mà đứng đầu là Tướng Ne Win đã được thực hiện theo mô hình pháp luật XHCN Theo đó, Tướng Ne Win đã tạo ra hệ thống chính trị được gọi là “Con đường lên chủ nghĩa xã hội của Burma”, nhà nước pháp quyền mới được xây dựng theo hệ tư tưởng XHCN.(11) Dưới sự lãnh đạo của Đảng Chương trình XHCN Burma, hệ thống

Trang 6

thương mại và công nghiệp của Burma đã

được quốc hữu hoá Điều này đã được thể

hiện trong quá trình phát triển của hệ thống

pháp luật nước này Từ năm 1962 - 1974 đã

có 182 đạo luật được ban hành “Trong thời

kì này, các đạo luật không phù hợp với chế

độ XHCN đã bị bãi bỏ và các đạo luật góp

phần cho định hướng của chế độ đã được

ban hành”.(12) Đáng chú ý là Luật phòng chống

sự vi phạm việc thiết lập hệ thống kinh tế

XHCN năm 1964 và Luật trao quyền thành

lập hệ thống kinh tế XHCN năm 1965

Trong Lời nói đầu và Điều 1 Hiến pháp năm

1974 của Myanmar khẳng định rõ Myanmar

là nhà nước XHCN và đặt dưới sự lãnh đạo

của Đảng Chương trình XHCN Myanmar

Indonesia dưới thời kì lãnh đạo của

Sukarno (1957 - 1965) cũng tiếp nhận những

quan điểm nhất định của hệ thống pháp luật

XHCN Đặc biệt, Tổng thống Sukarno sau

cuộc viếng thăm Trung Quốc tháng 10/1956

đã tuyên bố khái niệm về chính quyền mới.(13)

Theo đó, chính quyền của ông là sự kết hợp

của ba nhân tố: chủ nghĩa dân tộc, tôn giáo và

chủ nghĩa cộng sản Đảng cộng sản Indonesia,

Đảng dân tộc Indonesia đã ủng hộ mạnh mẽ

quan niệm này Mặc dù, Đảng chính trị Hồi

giáo phản đối nhưng với sự hỗ trợ của lực

lượng quân đội, ông đã từng bước xây dựng

chính quyền của mình Cùng với việc xây

dựng chính quyền theo quan điểm của mình,

Tổng thống Sukarno với sự ủng hộ của Đảng

cộng sản đã thực hiện nhiều chính sách pháp

luật XHCN ở Indonesia trong thời kì này

Chính quyền và chính sách pháp luật của

Sukarno chấm dứt cùng với việc lên nắm

quyền của Tổng thống Suharto từ năm 1967

4 Luật Hồi giáo ở các nước ASEAN

Đa số các học giả hiện đại cho rằng đạo Hồi xuất hiện ở khu vực Đông Nam Á từ khoảng cuối thế kỉ XII đầu thế kỉ XIV.(14) Những quốc gia có nhiều cư dân Hồi giáo là Indonesia, Malaysia, Philippines, Brunei, Singapore và Thái Lan Sự xuất hiện của đạo Hồi đã có ảnh

(Xem tiếp trang 23)

(1).Xem: Andrew Harding, Global doctrine and local

Comparative Law Quarterly, Vol 15 (2002), p 40

(2).Xem: Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình

Hà Nội, 2008, tr 398

(3).Xem: http://www.llrx.com/features/indonesia.htm ngày 1/11/2009

(4).Xem: Abdul Aziz Bari, British Westminster System

Review, Vol 4 No1., p 4

(5) Chính quyền thuộc địa của Anh ở Ấn Độ đối với toàn bộ vùng Bengan

(6).Xem: Wendy Chang Mun Linh, Law of Singapore,

www.aseanlawassociation.org/papers/sing_chp1.pdf

(7).Xem: Section 2, Chapter 2, Application of Laws

(8).Xem: Tun Myint, Evolution of law and legal concept

Burma Jounal, Vol 20, April 2005, p 20

(9).Xem: John Southalan, Burma and the Common

Journal, December 2006 (No.25), p 14 - 24

(10).Xem: Trường Đại học Luật Hà Nội, Pháp luật

Việt Nam trong tiến trình hội nhập và phát triển bền vững, Nxb CAND, Hà Nội, 2009, tr 53

(11).Xem: Tun Myint, Evolution of Law and Legal

Issues on Burma Journal, No 20 – April 2005, p 27

(12).Xem: Burma Lawyers’ Council, Brief Survey of

Development of Laws in Burma, Legal issues on Burma Jounal, Vol 20, April 2005, tr 11

(13).Xem: http://en.wikipedia.org/wiki/Guided_ Democracy_(1957-1965) ngày 11/11/2009

(14).Xem: Wu Min Aun, The Malaysian Legal System,

Pearson Longman, 2007, p 177

Ngày đăng: 24/03/2014, 10:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w