nợ công hy lạp

72 401 0
nợ công hy lạp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ  Tiểu luận NỢ CÔNG HY LẠP GVHD: Lê Văn Lạng Kinh tế Quốc tế Năm học 2013 - 2014 Bảng phân công nhiệm vụ thành viên Họ và tên MSSV Công việc 1. Nguyễn Xuân Việt 11120077 Chương II, Chương III Nguyên nhân khủng hoảng nợ công Hy lạp và các giải pháp cứu trợ. 2. Bùi Văn Tài 11120012 Mở đầu đề tài Chương II. Tình hình nợ công thế giới và Hy lạp 3. Trần Duy 11120127 Cơ sở lý thuyết và thực tiễn Việt Nam (Chương I và Chương V) MỤC LỤC Phần I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu 1 3. Nguồn thông tin 2 Chương I: NỢ CÔNG 1.1. Tổng quan về nợ công 1.1.1. Khái niệm 3 1.1.2. Cơ cấu nợ công: 3 1.1.3. Những biểu hiện của vấn đề nợ công 4 1.2. Nguyên nhân của nợ công 1.2.1. Bù đắp thâm hụt ngân sách 6 1.2.2. Sự kiểm soát chi tiêu và quản lý nợ kém 6 1.2.3. Khả năng tích lũy trong nước thấp dẫn đến phải vay nợ nước ngoài 7 1.2.4. Chi tiêu kích thích kinh tế sau khủng hoảng7 1.3. Các biện pháp kiểm soát nợ công 1.3.1. Xây dựng chiến lược quản lý nợ công 8 1.3.2. Xây dựng quỹ bình ổn tiền tệ 9 1.3.3. Giảm chi tiêu công đồng thởi tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước 9 1.3.4. Tái cấu trúc nền kinh tế sau khủng hoảng 13 1.3.5. Huy động tiết kiệm trong dân cư 13 1.3.6. Kêu gọi sự giúp đỡ từ bên ngoài 14 Chương II. TÌNH HÌNH NỢ CÔNG TRÊN THẾ GIỚI 2.1. Vương quốc Anh 16 2.2. Đức 16 2.3. Pháp 17 2.4. Mỹ 17 2.5. Bỉ 18 2.6. Bồ Đào Nha 18 2.7. Ireland 19 2.8. Italy 19 2.9. Hy Lạp 20 2.10.Nhật Bản 20 Chương III. CUỘC KHỦNG HOẢNG NỢ CÔNG HY LẠP 3.1. Thực trạng nợ công Hy Lạp 3.1.1. Quy mô nợ 23 3.1.2. Cơ cấu nợ 27 3.1.3. Hiệu quả sử dụng khoản vay 28 3.1.4. Khả năng trả nợ 29 3.2. Nguyên nhân nợ công Hy Lạp 30 3.3. Những hệ lụy có thể xảy ra nếu Hy Lạp vỡ nợ 37 CHƯƠNG IV: NHỮNG NỖ LỰC CỨU TRỢ GIÚP HY LẠP THOÁT KHỎI NGUY CƠ VỠ NỢ VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 4.1. Các tổ chức tham gia cứu trợ Hy Lạp 40 4.2. Những gói cứu trợ cho Hy Lạp 42 4.3. Những “đơn thuốc khủng” hàng trăm tỷ Euro có giúp Hy Lạp “giảm đau” hiệu quả? 46 4.4. Chính sách ‘thắt lưng buộc bụng’ của Hy Lạp và ảnh hưởng của tới tình hình chính trị xã hội trong nước 48 4.5. Moody’s tuyên bố Hy Lạp vỡ nợ 55 Chương V. VẤN ĐỀ NỢ CÔNG TẠI VIỆT NAM VÀ BÀI HỌC RÚT RA TỪ NỢ CÔNG HY LẠP 5.1. Tình hình nợ công ở Việt Nam 5.1.1. Thực trạng nợ công ở Việt Nam 57 5.1.2. Nguyên nhân nợ công của Việt Nam 63 5.2. Bài học cho Việt Nam rút ra từ cuộc khủng hoảng ở Hy Lạp 65 KẾT LUẬN 70 Tài liệu tham khảo: 71 Phần I: Mở đầu 4. Lý do chọn đề tài: Có thể nói hầu hết các quốc gia đều có nợ công, dù ít hay nhiều, tạm thời hay mãn tính. Nợ công đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển nhưng sẽ trở thành quốc nạn khi bắt đầu gây tổn hại đến nền kinh tế. có thể dẫn đến lạm phát, làm cho quốc gia mất khả năng thanh toán và các nhà đầu tư mất niềm tin, đồng thời gây ra hàng loạt hệ lụy khác có ảnh hưởng nghiêm trọng không chỉ cho bản thân chính quốc gia đó mà còn cho các quốc gia khác có liên quan. Như chúng ta đã biết cuối năm 2009 đầu năm 2010 “người khổng lồ” Hy Lạp đã bị lung lay bởi cuộc khủng hoảng nợ công với mức thâm hụt ngân sách nặng nề. Hệ quả của là chính phủ Hy Lạp không những phải chịu sức ép với nhà đầu tư nước ngoài mà còn phải gánh chịu hậu quả mà gây ra đối với đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước này. Không những thế cuộc khủng hoảng nợ côngHy Lạp đã làm rung chuyển thị trường tài chính Châu Âu và của toàn cầu. Việt Nam là một nước có quy mô nền kinh tế nhỏ, đang phát triển vì thế việc chính phủ đi vay nợ để đầu tư phát triển nền kinh tế và cho chi tiêu chính phủ là điều khó tránh khỏi. Mặc dù nợ công của Việt Nam được công bố là vẫn đang ở giới hạn an toàn tuy nhiên đằng sau những con số vẫn đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Vì vậy cần có sự tìm hiểu về cuộc khủng hoảng nợ công của Hy Lạp để rút ra kinh nghiệm nhằm tránh những rủi ro mà Hy Lạp đã gặp phải. Nhận thức được đây là một đề tài lớn, rộng và mang tính kỹ thuật, từ những tư liệu tham khảo và sưu tầm trên các tạp chí và mạng internet, chúng tôi chọn đề tài “NỢ CÔNG HY LẠP” 5. Mục tiêu: • Hiểu rõ bản chất của nợ công và các vấn đề liên quan đến nợ công. • Tìm ra nguyên nhân khiến nợ công Hy Lạp tăng cao và sự ảnh hưởng của Hy Lạp với khu vực Châu Âu. • Phân tích các chính sách của Hy Lạp để đối phó với tình hình nợ công tăng cao. • Tìm hiểu tác động các gói cứu trợ của các nước khác để cứu Hy Lạp khỏi khủng hoảng, đề ra các giải pháp cứu trợ mới. Nợ Công Hy Lạp - GVHD: Lê Văn Lạng 6 • Liên hệ tới vấn đề nợ công tại Việt Nam và biện pháp kiềm chế nợ công tăng cao. 6. Nguồn thông tin: • Các thông tin, số liệu đều là thứ cấp. • Nguồn: Các trang web chính phủ, báo điện tử của Việt Nam và Thế giới. • Số liệu từ WorldBank. Nợ Công Hy Lạp - GVHD: Lê Văn Lạng 7 Chương I: Các khái luận chung về nợ công. 1.4. Tổng quan về nợ công 1.4.1. Khái niệm Nợ công là tổng giá trị các khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ương đến địa phương đi vay nhằm tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách. Thâm hụt ngân sách là sự mất cân đối giữa thu và chi ngân sách quốc gia. Nhu cầu chi tiêu quá nhiều (tăng chi tiêu từ ngân sách nhà nước, lương và chi phí hoạt động của bộ máy nhà nước ở các cấp có xu hướng ngày càng phình to, các chương trình kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế, an ninh quốc phòng, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng không ngừng tăng…đặc biệt là các gói kích thích cầu của chính phủ đối với nền kinh tế sau cuộc khủng hoảng tài chính đã buộc nhiều nước chi rất nhiều để khắc phục), trong khi đó các nguồn thu mà chủ yếu là từ thuế không tăng kịp với nhu cầu chi, một số thuế còn bị cắt giảm do yêu cầu của thị trường quốc tế. Không đáp ứng nổi chính phủ phải đi vay tiền thông qua nhiều hình thức (như phát hành công trái, trái phiếu, hiệp định tín dụng…) để chi, từ đó dẫn đến tình trạng nợ.Thâm hụt ngân sách kéo dài làm cho nợ công gia tăng.Nợ không trả sớm để lâu “lãi mẹ đẻ lãi con” và ngày càng chồng chất thêm. 1.4.2. Cơ cấu nợ công: Nợ công bao gồm: -Nợ trong nước (các khoản vay từ người cho vay trong nước). -Nợ nước ngoài (các khoản vay từ người cho vay ngoài nước). -Nợ ngắn hạn (từ 1 năm trở xuống), nợ trung hạn (từ trên 1 năm đến 10 năm) và nợ dài hạn (trên 10 năm). Việc đi vay của chính phủ có thể được thực hiện thông qua phát hành trái phiếu chính phủ để vay từ các tổ chức, cá nhân. Trái phiếu chính phủ phát hành bằng nội tệ được coi là không có rủi ro tín dụng vì chính phủ vì có thể tăng thuế thậm chí in thêm tiền để thanh toán cả gốc lẫn lãi khi đáo hạn. So với trái phiếu chính phủ phát hành bằng nội tệ, trái phiếu chính phủ phát hành bằng ngoại tệ (thường là các ngoại tệ mạnh có cầu lớn) có rủi ro tín dụng cao hơn vì chính phủ có thể không có đủ ngoại tệ để thanh toán, thêm vào đó còn có thể xảy ra rủi ro về tỷ giá hối đoái. Nợ Công Hy Lạp - GVHD: Lê Văn Lạng 8 Ngoài việc vay bằng cách phát hành trái phiếu nói trên, chính phủ cũng có thể vay tiền trực tiếp từ các ngân hàng thương mại, các thể chế tài chính quốc tế, chẳng hạn Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF)… Hình thức vay này thường được chính phủ của các nước có độ tín cậy tín dụng thấp áp dụng vì khi đó khả năng vay nợ bằng hình thức phát hành trái phiếu chính phủ của họ không cao. Khi nợ trong nước lớn thì chính phủ buộc phải tăng thuế để trả lãi nợ vay. Thuế làm méo mó nền kinh tế, gây ra tổn thất vô ích về phúc lợi xã hội. Nợ nước ngoài lớn thì chính phủ buộc phải tăng cường xuất khẩu để trả nợ nước ngoài và do đó khả năng tiêu dùng giảm sút. 1.4.3. Những biểu hiện của vấn đề nợ công Ở mọi quốc gia vay nợ là rất cần thiết tuy nhiên nếu vay nợ quá nhiều mà không có kế hoạch trả nợ thì quốc gia đó sẽ lâm vào tình trạng vỡ nợ. Vậy thì, để biết được mức độ an toàn của khoản nợ thì cần dựa vào những biểu hiện nào của nợ công? Sau đây là bốn biểu hiện của vấn đề nợ công liên quan đến mức độ an toàn hay nguy hiểm của khoản nợ: * Quy mô nợ Quy mô của khoản nợ được biểu hiện bằng tỷ lệ nợ công trên GDP.Hiện nay để đánh giá mức độ nợ công của mỗi quốc gia WB sử dụng tiêu chí này để so sánh nợ công giữa các quốc gia với nhau.Nước nào có tỷ lệ này lớn thì thường khoản nợ công lớn và đang ở mức độ nguy hiểm và ngược lại nếu tỷ lệ này nhỏ thì mối đe dọa từ nợ công sẽ ít hơn. Và để rút ra tình trạng nợ công của quốc gia nào đến mức độ nguy hiểm các chuyên gia kinh tế của WB và kinh nghiệm của một số nước trên thế giới đã đưa ra một giới hạn nợ tham khảo, đó là tỷ lệ nợ công trên GDP không vượt quá 60% thì nợ công được gọi là an toàn. Tuy nhiên, về bản chất để đánh giá mức độ an toàn của nợ công thì không thể chỉ dựa vào tỷ lệ nợ công trên GDP mà còn phải xem xét khoản nợ đó là khoản nợ nào, hiệu quả sử dụng nguồn vay nợ đó ra sao? * Cơ cấu vay nợ Như trên đã phân tích theo đối tượng vay nợ, nợ công bao gồm nợ trong nước và nợ nước ngoài. Tùy vào từng quốc gia mà tỷ trọng các khoản nợ chiếm ít hay nhiều, đồng thời độ rủi ro của nợ công cao hay thấp. - Đối với khoản nợ vay trong nước: Nhà nước huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân nhằm đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, khi nợ trong nước lớn chính phủ buộc phải tăng thuế để trả lãi cho khoản vay. Nợ Công Hy Lạp - GVHD: Lê Văn Lạng 9 - Đối với khoản nợ vay ngoài nước: Độ rủi ro cao hơn so với khoản vay trong nước do phụ thuộc nhiều vào các yếu tố bên ngoài. Khi khoản vay nước ngoài lớn thì chính phủ phải tăng cường xuất khẩu để trả nợ. * Hiệu quả sử dụng khoản vay Một khoản nợ công được gọi là an toàn và hiệu quả nếu được sử dụng đúng cách và đúng mục đích. Vì vậy việc cần thiết để hạn chế mức độ nghiêm trọng của khoản nợ công thì quốc gia đi vay nợ cần phải có cơ chế quản lý sử dụng nguồn vốn đi vay một cách có hiệu quả.Hiệu quả của nguồn vốn được đánh giá thông qua khả năng sinh lời của đồng vốn đó. Thông thường người ta sử dụng hệ số ICOR để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, đó là nếu sử dụng thêm một đồng vốn đi vay thì sẽ tăng thêm được mấy đồng thu nhập ( K Y k ∆ ∆ = ). Nếu nguồn vốn đi vay được sử dụng có hiệu quả thì thu nhập tạo ra sẽ tăng lên dẫn đến khả năng trả nợ dễ dàng hơn. Ngược lại, nếu khoản vay sử dụng kém hiệu quả, không được đầu tư đúng mục đích không thúc đẩy được nền kinh tế phát triển sẽ làm cho khoản nợ ngày càng trầm trọng hơn và có nguy cơ lâm vào tình trạng không trả được nợ. * Khả năng trả nợ Tùy vào từng khoản nợ mà 1 quốc gia dựa vào từng tiêu chí khác nhau để xem xét khả năng trả nợ.Tuy nhiên, bất kể là khoản nợ nào thì “sức khỏe” của nền kinh tế là yếu tố quyết định đến khả năng trả nợ của quốc gia đó. Nếu nền kinh tế tăng trưởng tốt, ổn định thì khả năng trả nợ cao. Với khoản vay nợ nước ngoài khả năng trả nợ được đánh giá dựa vào khả năng xuất khẩu của quốc gia. Nếu quốc gia có kim ngạch xuất khẩu lớn, mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao thì khả năng trả nợ lớn hơn và ngược lại. 1.2. Nguyên nhân của nợ công 1.2.1. Bù đắp thâm hụt ngân sách Thâm hụt ngân sách trong kinh tế học vĩ mô và kinh tế học công cộng là tình trạng các khoản chi của ngân sách Nhà nước (ngân sách chính phủ) lớn hơn các khoản Nợ Công Hy Lạp - GVHD: Lê Văn Lạng 10 [...]... Lạp có xu hướng tăng, mặc dù năm 2001 tỷ lệ nợ công trên GDP của Hy Lạp đã hơn 100% Năm 2009, tổng nợ công của Hy Lạp đã lên tới gần 300 tỷ euro bằng 125% GDP, gấp 2 lần quy định của EU (60% GDP); ước tính năm 2010 tỷ lệ nợ công trên GDP sẽ là 144% Sau đây là bảng thể hiện nợ công Hy Lạp từ 2004-2011 (ước tính): Bảng 1: Nợ công Hy Lạp từ 2004-2011 Năm Nợ công Phần trăm thay đổi 2004 $15 2005 $112 11,00%... cường xuất khẩu Tóm lại, chưa kể nợ trong nước với khoản nợ nước ngoài nặng nề như vậy so với giá trị kim ngạch xuất khẩu thấp của Hy Lạp thì Hy Lạp sẽ rất khó để trả nợ nếu không có sự giúp đỡ từ bên ngoài Nợ Công Hy Lạp - GVHD: Lê Văn Lạng 35 6.2 Nguyên nhân nợ công Hy Lạp Khủng hoảng nợ công của Hy Lạp xuất phát từ nguyên nhân chính là khả năng quản trị tài chính công yếu kém cùng với những khoản... khủng hoảng Trong khi đó, ở Hy Lạp người dân dường như phản đối kịch liệt khi Chính phủ nhận sự giúp đỡ từ các tổ chức (IMF, EU) Vì sao chính phủ Hy Lạp phải nhận các gói cứu trợ từ các tổ chức tài chính, tình hình nợ công của Hy Lạp như thế nào; sau đây tôi xin trình bày cụ thể cuộc khủng hoảng nợ công xảy ra ở Hy Lạp Nợ Công Hy Lạp - GVHD: Lê Văn Lạng 19 Chương II Tình hình nợ công các quốc gia trên thế... khoản nợ Ngoài ra, sự yếu kém trong quản lý nợ công còn thể hiện ở việc tính thiếu các khoản được coi là nợ công, làm cho các nhà quản lý “lầm tưởng” về một tỷ lệ nợ công an toàn do đó “mất cảnh giác” với nợ công Cùng với đó việc thiếu minh bạch Nợ Công Hy Lạp - GVHD: Lê Văn Lạng 11 trong công bố các con số về vấn đề nợ công gây khó khăn cho việc đưa ra những chính sách, quy định nhằm quản lý nợ công. .. kiểm soát nợ công 1.3.1 Xây dựng chiến lược quản lý nợ công Để việc quản lý nợ công có hiệu quả thì mỗi quốc gia cần phải xây dựng một chiến lược quản lý nợ công hợp lý cho từng quốc gia đó Trước hết, Chính phủ phải có Nợ Công Hy Lạp - GVHD: Lê Văn Lạng 12 kế hoạch vay nợ và trả nợ rõ ràng Đối với vấn đề vay nợ thì phải xác định công cụ vay cần thiết và giới hạn vay nợ cho phép Còn vấn đề trả nợ thì phải... giảm nợ công Nợ công khoảng 168,2% GDP đủ để một nước như Hy Lạp rơi vào tình trạng phá sản, trong khi đó nợ công lên tới hơn 200% như Nhật Bản vẫn được coi là an toàn bởi vì nợ công của Nhật Bản chủ yếu là nợ vay trong nước Vì vậy, khi xét đến nợ công, điều cốt lõi không chỉ cần quan tâm tới tổng nợ, nợ hàng năm phải trả mà phải quan tâm tới rủi ro và cơ cấu nợ. Nghĩa là phải tính tới khả năng trả nợ. .. với lãi suất thấp Hy Lạp đã không bỏ lỡ cơ hội này và đã tăng cường vay nợ để phục vụ cho chi tiêu của Chính phủ Cũng kể từ đây “người khổng lồ” Hy Lạp đã ngủ quên trên đống nợ mà không hề nghĩ tới tình trạng nợ công nghiêm trọng của mình Sau đây là một số con số biểu hiện quy mô nợ côngHy Lạp: Từ năm 2001-2010 tuy có những năm nợ công giảm xuống nhưng nhìn chung quy mô nợ của Hy Lạp có xu hướng tăng,... gắng của Chính phủ và người dân Hy Lạp trong việc “thắt lưng buộc bụng trả nợ và có sự giúp đỡ từ bên ngoài thì Hy Lạp mới mong thoát khỏi nợ Nợ Công Hy Lạp - GVHD: Lê Văn Lạng 29 3.1.2 Cơ cấu nợ Khi được tham gia vào liên minh châu Âu (EU) Hy Lạp có cơ hội tiếp cận với nguồn vốn vay quốc tế với lãi suất thấp, vì thế từ 2001 đến nay nguồn vốn vay chủ yếu của Hy Lạp là vay nợ nước ngoài Ước tính tỷ lệ... phủ phát hành Chủ nợ phần lớn là các ngân hàng châu Âu Ngân hàng Pháp, chủ nợ lớn nhất của Hy Lạp, hiện đang nắm giữ khoảng 210 tỷ USD trong tổng giá trị trái phiếu của Hy Lạp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha Qua phân tích quy mô nợ công của Hy Lạp ta thấy được Hy Lạp vay trên thị trường tài chính quốc tế là chủ yếu.Chính vì vậy khả năng kiểm soát nợ của Hy Lạp yếu dẫn đến khả năng vỡ nợ lớn Các nước Ý,... vực công của Hy Lạp thiếu vắng một hệ thống đánh giá sự cải thiện hiệu quả của dịch vụ và trách nhiệm của công chức.Chính những vấn đề như tham nhũng, quản lý thiếu trách nhiệm làm suy yếu hiệu quả của khu vực công Hy Lạp 3.1.4 Khả năng trả nợ Một yếu tố nữa cần nhắc đến khi xem xét tình trạng nợ công đó là khả năng trả nợ nguồn vốn đi vay Cuộc khủng hoảng nợ côngHy Lạp chủ yếu là do nguồn vay nợ . đề tài “NỢ CÔNG HY LẠP” 5. Mục tiêu: • Hiểu rõ bản chất của nợ công và các vấn đề liên quan đến nợ công. • Tìm ra nguyên nhân khiến nợ công Hy Lạp tăng. chính, tình hình nợ công của Hy Lạp như thế nào; sau đây tôi xin trình bày cụ thể cuộc khủng hoảng nợ công xảy ra ở Hy Lạp. Nợ Công Hy Lạp - GVHD: Lê Văn

Ngày đăng: 24/03/2014, 10:16

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • KẾT LUẬN 70

    • Khủng hoảng nợ công châu Âu – Wikipedia tiếng Việt

    • Con đường dẫn tới khủng hoảng nợ của Hy Lạp

    • Toàn cảnh vụ Hy Lạp vỡ nợ 

    • VnExpress Kinh Doanh

    • Bi kịch nợ công ở Hy Lạp, vì đâu nên nỗi?

    • Khủng hoảng nợ công thế giới và bài học cho Việt Nam 

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan