3. Nguồn thông tin
5.1.2. Nguyên nhân nợ công của Việt Nam
* Do bội chi ngân sá ch kéo dài khiến vay nợ trở thành nguồn lực chính tài trợ thâm hụt, là nguyên nhân khiến tình hình nợ công càng trở thành gánh nặng cho nền
kinh tế. Không những bội chi ngân sách kéo dài mà nó còn tăng qua qua các năm, cùng với đó là các khoản đi vay nhằm bù đắp thâm hụt cũng tăng.
Bảng 5: Bội chi ngân sách và các khoản bù đắp bội chi giai đoạn 2003 – 2010
(đơn vị: tỷ đồng) Năm
Các khoản
2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009* 2010*
Bội chi ngân sách 29,93 6 34,750 40,746 48,50 0 56,50 0 67,67 7 87,30 0 119,70 0 Tỷ lệ bội chi trên GDP 4.9% 4.87% 4.86% 5% 5% 4.58% 4.82% 6.20% Nguồn bù đắp bội chi NSNN 29,93 6 34,750 40,746 48,50 0 56,50 0 67,67 7 87,30 0 119,70 0 1. Vay trong nước 22,89 5 27,450 32,420 36,00 0 43.00 0 48,00 9 71,30 0 98,700 2. Vay nước ngoài 7,041 7,300 8,326 12,50 0 13,50 0 19,66 8 16,00 0 21,000
* dự toán Nguồn: Bộ Tài chính
Căn nguyên của tình trạng bội chi ngân sách liên tục đó là do tình trạng nguồn thu thì yếu, còn chi thì rất hoàng tráng. Trong cơ cấu nguồn thu: nguồn thu từ chính thực lực nền kinh tế quá thấp, trong khi đó nguồn thu bấp bênh (thu từ bán dầu thô, bán than, thu tiền sử dụng đất, thuế xuất nhập khẩu, thu vay, thu viện trợ…) lại cao. Tình trạng trốn thuế, tham nhũng, gian lận cũng là nguyên nhân làm thất thoát nguồn thu ở Việt Nam. Đối với các khoản chi, các “căn bệnh” lâu năm của chi tiêu công vẫn chưa được khắc phục, như: đầu tư dàn trải, không có trọng tâm trọng điểm; hiệu quả sử dụng thấp, hệ số ICOR cao; giải ngân chậm. Bội chi ngân sách không phải là không tốt, bởi vì nhiều nước phát triển cũng “cố tình” để bội chi ngân sách để huy động nguồn lực cho phát triển. Tuy nhiên với tình trạng bội chi ngày càng tăng sẽ làm cho gánh nặng lên nền kinh tế càng lớn và như vậy Chính phủ đã thực hiện một “mũi tên ngược” khi chuyển dòng vốn từ khu vực làm ăn hiệu quả sang khu vực kém hiệu quả.
* Nợ công tăng nhanh trong khi thâm hụt ngân sách đã trở thành kinh niên, đầu tư lại không ngừng mở rộng kéo theo lạm phát và lãi suất cao khiến cho việc tài trợ công ngày càng trở nên đắt đỏ.
Biểu đồ 6: Thâm hụt ngân sách và nợ công của Việt Nam
Nguồn: Bộ Tài chính
Thâm hụt ngân sách ở Việt Nam đã trở thành kinh niên và mức thâm hụt đã vượt xa ngưỡng “báo động đỏ” 5% theo thông lệ quốc tế, khiến tính nợ công ngày càng tăng cao. Trong khi đó, với nhu cầu tiếp tục đầu tư để phát triển, chắc chắn nợ công của Việt Nam sẽ còn tăng trong nhiều năm tới. Cụ thể là, với tỉ lệ tiết kiệm nội địa chỉ khoảng 27% GDP trong khi mức đầu tư toàn xã hội mỗi năm khoảng 42% GDP thì Chính phủ sẽ phải tiếp tục đi vay rất nhiều (bên cạnh vốn đầu tư nước ngoài) để bù đắp khoản thiếu hụt đầu tư. Nếu nhìn vào một số dự án đầu tư cụ thể từ nay đến năm 2030 như dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam (56 tỉ USD), dự án xây dựng thủ đô (60 tỉ USD), nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận (hơn 10 tỉ USD)... - trong đó nguồn tài trợ chủ yếu là từ ngân sách và nợ công - có thể thấy nợ công sẽ tăng mỗi ngày.
Mức lãi suất cao khiến việc vay mới và tài trợ nợ công trở nên đắt đỏ hơn, do vậy ảnh hưởng tới tính bền vững của nợ công.Mức lãi suất, đến lượt mình, lại phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường tiền tệ và kỳ vọng lạm phát trong nền kinh tế.Là một nền kinh tế thâm dụng đầu tư, ở Việt Nam nhu cầu tín dụng luôn luôn cao và lạm
phát rất khó kiềm chế ở mức thấp. Một bằng chứng cụ thể là ngay cả khi mới chớm thoát khỏi suy giảm kinh tế thì chỉ số CPI và lãi suất ở Việt Nam đã tăng nhanh trở lại, cao hơn nhiều so với hầu hết các nền kinh tế trong khu vực. Hệ quả là khi Chính phủ đi vay bằng cách phát hành trái phiếu trong nước, lợi suất phải trả đã lên tới 11-12%. Tương tự như vậy, khi Chính phủ phát hành trái phiếu quốc tế, lợi suất phải trả cũng cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh (như Indonesia và Philippines) do mức độ rủi ro cao hơn. Bên cạnh đó, với việc Việt Nam gia nhập nhóm nước thu nhập trung bình, các khoản vay quốc tế ưu đãi sẽ dần không còn nữa mà thay vào đó là các khoản vay thương mại với lãi suất cao hơn nhiều.
* Đồng tiền của Việt Nam mất giá khá nhiều so với tiền của những nước chúng ta vay vốn nhiều như: Nhật Bản, EU…Việc này đã làm tăng thêm gánh nặng của nợ công.Giả sử, nếu năm nay chúng ta đi vay 1 USD chỉ với giá 20,000 đồng thì năm sau chúng ta sẽ phải mất hơn 20,000 đồng để trả lại cho người cho vay.
Ngoài ra, còn một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ công của Việt Nam, như: Chi tiêu kích thích kinh tế năm 2008, quy mô nền kinh tế nhỏ khả năng tích lũy thấp dẫn đến phải vay nợ nước ngoài để có nguồn vốn cho đầu tư phát triển…
5.2. Bài học cho Việt Nam rút ra từ cuộc khủng hoảng ở Hy Lạp
- Bài học thứ nhất, là bài học về sử dụng vốn hợp lý và có hiệu quả. Những nước đi vay nợ cần ý thức được rằng đây là những đồng tiền đi vay mượn, cần phải sử dụng chúng sao cho hợp lý, có hiệu quả, cần phải làm cho “tiền đẻ ra tiền” như vậy mới mong trả được nợ và phát triển nền kinh tế nước mình. Đối với những đồng vốn đi vay được, phải xác định một kế hoạch chi tiêu cho nó, sử dụng chúng để tạo động lực phát triển nền kinh tế. Khi nền kinh tế đã phát triển, sử dụng những đồng tiền sinh lời để trả nợ, nếu một quốc gia sử dụng vốn kém hiệu quả, vay nợ về để chi tiêu đặc biệt là để trả một khoản nợ khác thì quốc gia đó gặp thất bại trong việc quản lý nợ và sẽ sớm bị vỡ nợ. Một khía cạnh khác trong vấn đề này đó là không nên chạy theo những công trình, dự án hào nhoáng, đồ sộ không phù hợp với trình độ phát triển của nền kinh tế giống như Hy Lạp trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho kỳ thế vận hội hoàng tráng. Chính sự vung tay quá trán của Chính phủ Hy Lạp vào những khoản chi không cần thiết, những dự án kém hiệu quả đã khiến cho Hy Lạp phải trả giá đắt như ngày hôm nay. Đối với Việt Nam, sau khi thấy được những sai lầm của Hy Lạp trong chi tiêu các khoản nợ công, Chính phủ cần phải xem xét lại những dự án, công trình mang tính chất dài hạn, tiêu tốn nhiều tiền của nhà nước, để tập trung vào những hạng mục, những dự án cấp
thiết hơn. Cùng với đó là việc rà soát lại những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả để có biện pháp xử lý kịp thời. Tránh tình trạng khi một doanh nghiệp quá lớn đổ vỡ lâm vào nguy cơ sụp đổ thì nhà nước phải đứng ra bảo lãnh và cứu trợ.
- Bài học thứ hai, là bài học về quản lý nợ công. Đây là bài học cho bất kì nền kinh tế nào, nếu lơ là quản lý, đều có thể sụp đổ vì nợ nần và phải cẩn trọng trong chi tiêu. Phải chi tiêu một cách căn cơ. Đó là bài học gắn với từng người, từng doanh nghiệp và mỗi quốc gia. Vấn đề rút ra ở đây là không nên tiêu quá nhiều tiền, nhưng bao nhiêu là quá nhiều thì mỗi quốc gia một khác. Nếu cho rằng không chỉ tiêu nhiều là tránh xa được khủng hoảng là không đúng (cuộc khủng hoảng tài chính châu Á xảy ra năm 1997 khi Thái Lan chỉ có khoản nợ khoảng 15% GDP). Do đó, vấn đề đặt ra là luôn ý thức và kiểm soát mức nợ phù hợp với nền kinh tế đất nước. Cơ hội được tiếp cận dễ dàng với nguồn tín dụng rẻ khi gia nhập Eurozone đã làm cho chinh phủ Hy Lạp chi tiêu quá tay mà quên mất nghĩa vụ trả nợ trong tương lai. Đây là bài học cho những quốc gia đang phát triển nóng theo đuổi những con số đẹp về chỉ tiêu tăng trưởng, nếu cứ tiếp tục đi vay và sử dụng tiền vay như Hy Lạp làm trong thập kỷ qua, chắc chắn di sản có thể để lại trong tương lai là một món nợ khổng lồ.
Việt Nam hiện nay đã có Luật quản lý nợ công quy định rõ đối tượng, phạm vi điều chỉnh, hệ thống chỉ tiêu kiểm soát nợ… do đó, cơ quan quản lý đã có một cơ sở pháp lý rõ ràng để thực hiện trách nhiệm của mình trong việc quản lý nợ công. Tuy nhiên, quản lý nợ công đang gặp phải một số vấn đề như: quyền hạn quản lý còn chồng chéo; năng lực cán bộ quản lý đang hạn chế; đối với khoản nợ của DNNN cần phải minh bạch hơn hoặc có cơ chế quản lý riêng; cơ chế cảnh báo sớm còn hạn chế…
- Bàihọc thứ ba, đó là minh bạch trong việc công bố các khoản vay và sử dụng các khoản vay, từ đó nâng cao niềm tin từ các nhà đầu tư. Cuộc khủng hoảng nợ công của Hy Lạp bùng nổ bắt nguồn từ những nghi ngờ của các nhà đầu tư về tình hình nợ công của Hy Lạp. Trước đó, để được “danh chính môn thuận” bước vào khu vực tiền tệ chung châu Âu, Hy Lạp đã sử dụng một số “thủ thuật” để che giấu tình trạng nợ công của mình, đưa ra những con số phù hợp với tiêu chuẩn mà EU đưa ra. Tuy nhiên sau những lần công bố không khớp với nhau, các nhà đầu tư bắt đầu nghi ngờ về thâm hụt ngân sách của Hy Lạp. Sau đó, đã có những cuộc điều tra về tình hình nợ công của Hy Lạp. Sau khi sự thật được vén màn một làn sóng rút vốn ồ ạt khỏi các ngân hàng Hy Lạp đẩy Hy Lạp rơi vào tình trạng khó khăn trong việc huy động vốn trên thị trường
vốn quốc tế. Đây chính là hậu quả của việc không minh bạch về các số liệu, cố gắng vẽ nên những bức tranh màu hồng về tình trạng ngân sách, về những biến số kinh tế.
Đối với Việt Nam, tuy vấn đề chưa nghiêm trọng như ở Hy Lạp nhưng đã có một số mầm mống của sự thiếu minh bạch công khai của chinh phủ về tình hình nợ công. Bộ tài chính là cơ quan chịu trách nhiệm giám sát và công bố nợ công ở nước ta, tuy nhiên cơ quan này cũng chỉ mới đưa lên được những con số nợ nước ngoài; chưa có một thống kê chi tiết về các khoản nợ công. Trong khi đó, việc tính toán nợ công ở mỗi cơ quan, mỗi thời điểm lại có sự khác nhau, trong năm 2009 theo như Bộ tài chính thì nợ công Việt Nam chiếm 44,7% còn theo một báo cáo khác cuối năm 2009 cũng của Bộ tài chính con số đó là 52,6%. Đồng thời con số do Bộ tài chính đưa ra cũng chênh lệch với con số của WB và CIA, theo số liệu của WB nợ công Việt Nam ở mức 47,5%; còn theo như CIA nợ công Việt Nam là 52%. Điều này xuất phát từ việc Việt Nam không nhất quán trong việc tính nợ công theo thông lệ quốc tế, nhiều khoản nợ còn nhập nhằng với nhau.Ngoài ra trong việc quản lý nợ DNNN Chính phủ không có cơ chế rõ ràng cho bộ phận này, dẫn đến Chính phủ vẫn phải chịu hậu quả khi bộ phận này gặp khó khăn. Chính vì điều đó đã làm cho mức tín nhiệm của Việt Nam bị hạ thấp điểm. Sau đây là bốn nguyên nhân mà hãng Moddy đưa ra dẫn tới việc cắt giảm điểm tín nhiệm nợ quốc gia của Việt Nam:
+ Thứ nhất, theo Moody’s, Việt Nam đang phải đối mặt với rủi ro khủng hoảng cán cân thanh toán gia tăng. Nguy cơ này bắt nguồn từ thâm hụt cán cân thương mại tăng lên, tình trạng rút vốn của các nhà đầu tư nước ngoài, mức dự trữ ngoại hối giảm và áp lực mất giá đối với đồng nội tệ..
+ Thứ hai, tốc độ lạm phát ở Việt Nam đang tiến vào khu vực 2 con số, gây thêm áp lực đối với tỷ giá, dẫn tới tình trạng rút vốn trong cán cân thanh toán quốc tế.
+ Thứ ba, chính sách với các mục đích chồng chéo đã góp phần dẫn tới sự gia tăng nghĩa vụ nợ của Chính phủ trong hệ thống doanh nghiệp nhà nước và ngân hàng.
+ Thứ tư, tình trạng nợ nần của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) là một dấu hiệu cho thấy khả năng suy giảm của Chính phủ trong việc cung cấp hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp này, và thậm chí là cả những doanh nghiệp nhà nước khác có quy mô lớn hơn.
Với những khó khăn trên, việc Việt Nam phải nhanh chóng khắc phục yếu kém để lấy lại niềm tin từ các nhà đầu tư là việc hết sức cần thiết, nếu Việt Nam không muốn trở thành một Hy Lạp thứ hai. Mặt khác, Việt Nam có lợi thế là độc lập trong chính sách
điều tiết tiền tệ chứ không bị ép buộc trong một khối EU như Hy Lạp và điều quan trọng là Việt Nam đã có một Hy Lạp để rút ra bài học cho mình.
- Bài học thứ tư, là việc xây dựng chiến lược, kế hoạch trả nợ. “Người khổng lồ” Hy Lạp do chỉ lo chi tiêu mà quên đi nghĩa vụ trả nợ của mình dẫn đến tình trạng nợ chồng chất. Để không phải chịu hoàn cảnh tương tự như Hy Lạp, chúng ta cần thúc đẩy việc xây dựng kế hoạch trả nợ như trong luật Quản lý nợ công ban hành. Đó là việc xây dựng kế hoạch trả nợ bằng bốn công cụ:
Thứ nhất, chiến lược dài hạn về nợ công gồm các nội dung như đánh giá thực trạng nợ công và công tác quản lý nợ công trong giai đoạn thực hiện Chiến lược trước đó; mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công,..Căn cứ để xây dựng chiến lược dài hạn về nợ công là kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm và 10 năm, các kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, vùng lãnh thổ cũng như các nghị quyết, quyết định về chủ trương huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ của Đảng, Nhà nước và Chính phủ,...
Thứ hai, chương trình quản lý nợ trung hạn gồm các mục tiêu, nhiệm vụ và giải
pháp về huy động, sử dụng vốn vay, trả nợ và cơ chế, chính sách, tổ chức quản lý nợ trong giai đoạn 3 năm liền kề để thực hiện các chỉ tiêu an toàn về nợ đã được Quốc hội xác định trong mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công.
Thứ ba, kế hoạch vay, trả nợ chi tiết hàng năm của Chính phủ có nội dung gồm: Kế hoạch vay trong nước (gồm kế hoạch huy động vốn cho ngân sách nhà nước và kế hoạch huy động vốn cho đầu tư phát triển); Kế hoạch vay nước ngoài, được thực hiện thông qua các hình thức huy động, gồm vay ODA, vay ưu đãi, vay thương mại và được chi tiết theo chủ nợ nước ngoài; Kế hoạch trả nợ, được chi tiết theo chủ nợ, có phân định trả nợ gốc và trả nợ lãi, trả nợ trong nước và trả nợ nước ngoài.
Thứ tư là các chỉ tiêu an toàn và giám sát nợ công. Các chỉ tiêu giá sát nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia bao gồm: nợ công so với tổng sản phẩm quốc dân (GDP), nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP, nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, nợ chính phủ so với GDP…
KẾT LUẬN
Cuộc khủng hoảng nợ công Hy Lạp là một cái kết tất yếu cho một quốc gia đã “lâm bệnh” từ lâu.Đó là cái kết cho việc quốc gia chỉ biết chi tiêu chứ không nghĩ đến