3. Nguồn thông tin
4.3. Những “đơn thuốc khủng” hàng trăm tỷ Euro có giúp Hy Lạp “giảm đau”
hiệu quả?
Hơn một năm trôi qua kể từ khi Hy Lạp nhận được khoản trợ giúp đầu tiên của EU và IMF, thực tế cho thấy nước này lún sâu hơn vào khủng hoảng. Gói tài chính 110 tỷ euro được EU và IMF cam kết hỗ trợ Hy Lạp là nhằm giúp Hy Lạp có điều kiện tiếp tục vay nợ với lãi suất nhẹ hơn. Thế nhưng, hơn 53 tỷ euro đã được giải ngân trong một năm mà không đạt mục tiêu này. Thậm chí, lãi suất vay vốn thời hạn 10 năm Hy Lạp phải trả liên tục tăng, tháng 5/2010 là 12% và hiện lên hơn 17%.
Với gói cứu trợ thứ hai 130 tỷ euro, kế hoạch giải cứu Hy Lạp sẽ bao gồm việc xóa 100 tỷ euro nợ, trong đó các nhà cho vay tư nhân sẽ chấp nhận xóa 70% số nợ của chính phủ Hy Lạp. Ngược lại, họ sẽ nhận được tiền mặt và trái phiếu có kỳ hạn 30 năm.Đây là lần thứ hai Hy Lạp phải cầu cứu tới phương thuốc vốn từ các nhà cho vay quốc tế.
Tuy nhiên, với hai lần được bơm tiền, khả năng Hy Lạp xoay sở để chữa trị được căn bệnh nan y này vẫn khá mơ hồ. Nhiều chuyên gia cho rằng chỉ có quyết tâm chính trị của các quốc gia trong Eurozone thì hoàn toàn chưa đủ với một con bệnh nặng như Hy Lạp. Thậm chí, một số người trong chính phủ Đức đã phải thừa nhận, gói cứu trợ thứ hai sẽ không thể giải quyết được vấn đề của Hy Lạp lúc này. Chẳng qua đó chỉ là công cụ để kéo dài thời gian tránh bị vỡ nợ của Hy Lạp thêm vài tháng.
Theo công bố của IMF ngày 19/2/2012, số nợ công ước tính của Hy Lạp đến năm 2020 sẽ vẫn ở mức ngất ngưởng, chiếm 129% GDP. Trong khi hồi tháng 10/2011, các nhà lãnh đạo Eurozone và IMF đề nghị tới năm 2020, Hy Lạp phải giảm mức nợ xuống 120% GDP. Bởi vậy, công bố trên càng khó để bất kỳ ai tin được Hy Lạp có thể trả sạch nợ.
Một số nhà ngoại giao và kinh tế học nhận định, dù cay đắng nhưng thực tế với khoản nợ công hiện nay lớn hơn 160% GDP, Hy Lạp đã vỡ nợ hoàn toàn. Việc cần làm lúc này là không phải xóa 70% nợ mà phải là xóa 100% nợ cho quốc gia này. Đồng thời số tiền 130 tỷ euro phải được sử dụng theo một kế hoạch khác để xây dựng lại nền kinh tế què quặt của Hy Lạp, không thể đem tiền để trả nợ và lại trả nợ như một cái thùng không đáy. Nếu không, số tiền của các nhà cho vay quốc tế chỉ để giúp các ngân hàng hơn là giúp quốc gia này chữa trị căn bệnh hiểm nghèo từ các chính sách vung tay quá
trán. Và viễn cảnh lại có thêm hàng nghìn người Hy Lạp bị đẩy vào cảnh mất việc, nghèo đói và xuống đường biểu tình là hoàn toàn nhìn thấy được.
• Vậy nguyên nhân là do đâu?
Thứ nhất, EUđã quá lạc quan khi cho rằng Hy Lạp sẽ nhanh chóng thoát khỏi
khủng hoảng, nếu áp dụng chính sách siết chặt chi tiêu, từ đó giảm nợ công và bội chi ngân sách, rồi vươn lên sau giai đoạn khó khăn.
Ðiều này chỉ xảy ra nếu Hy Lạp có mạng lưới kinh tế và công nghiệp hiệu quả, tiềm năng tăng trưởng cao. Tuy nhiên, Hy Lạp không hội đủ các yếu tố này. Trong điều kiện hiện nay, Hy Lạp không có khả năng phá giá đồng nội tệ để đẩy mạnh xuất khẩu, nhằm lấy lại cân bằng cán cân vãng lai. Hiện Khu vực đồng euro chưa có một cơ quan nào đủ chức năng đứng ra tập trung và bảo lãnh các khoản nợ quốc gia của thành viên 'lâm nạn'. Ðiều này khiến Hy Lạp trở thành mục tiêu tiến công của các nhà đầu cơ, khi phải vay vốn với lãi suất cực cao, gấp ba bốn lần mức các ngân hàng trung ương khác phải trả. Giáo sư Pli- ông nhận định, chừng nào mức lãi suất vay nợ vẫn tỷ lệ nghịch với tốc độ tăng trưởng kinh tế thực tế, thì chưa thể nói tới khả năng Hy Lạp giải quyết được khủng hoảng nợ.
Thứ hai, việc cứu hộ đã được quyết định quá trễ, mức cứu còn quá thấp.
Vào năm 2010, khi các nước châu Âu hối hả nhóm họp thì tình hình Hy Lạp đã quá nghiêm trọng. Theo nguyên tắc, thường thì IMF phải can thiệp lập tức khi nợ công đạt 44,3% GDP, thế nhưng năm 2010 nợ công Hy Lạp đã lên đến 126,8% GDP. EU và IMF đã quyết định gói cứu trợ 110 tỷ euro cho Hy Lạp, nhưng số tiền này chỉ đủ để Hy Lạp cầm cự với nợ công, còn để vực dậy nền kinh tế thì là một nhiệm vụ bất khả thi.
Thứ ba, người dân Hy Lạp không còn mặn mà với các gói giải cứu của bên ngoài.
Các kế hoạch của EU và IMF được dán mác 'trợ giúp tài chính', nhưng thực tế là cho vay vốn có lãi suất, dù ở mức phải chăng. EU cho Hy Lạp vay với lãi suất 5%, từ chính khoản vốn họ đi vay với mức chỉ 3%. Chính điều này khiến dư luận Hy Lạp bất bình, vì cho rằng EU đang hành xử như một ngân hàng, một chủ nợ, chứ không thật sự là giúp đỡ Hy Lạp.Thêm vào đó, chính sách cắt giảm tiền lương được áp dụng triệt để cũng đẩy nhân dân vào cảnh khốn cùng, kéo theo bạo loạn, trộm cướp, biểu tình và hàng loạt hệ lụy