3. Nguồn thông tin
4.5. Moody’s tuyên bố Hy Lạp vỡ nợ
Ngày 9/3/2012, Moody's tuyên bố Hy Lạp đã vỡ nợ. Trước đó, Chính phủ Athens vừa thỏa thuận xong việc hoán đổi trái phiếu với các chủ nợ tư nhân để xóa khoản nợ 107
tỷ euro (tương đương 140 tỷ USD). Theo Moody's, việc trao đổi này là một bằng chứng cho thấy Hy Lạp không thể trả các khoản vay tài chính.
Thủ tướng Hy Lạp Lucas Papademos vẫn chưa thể đưa Athens ra khỏi nợ nần. Ảnh: AFP.
Moody's chỉ ra rằng, ngay cả khi chỉ 85,8% những người nắm giữ trái phiếu hợp pháp của Hy Lạp đồng ý hoán đổi, theo các điều khoản quy định, Hy Lạp vẫn có thể buộc các chủ nợ còn lại chấp thuận. Tổ chức xếp hạng này ước tính, tổng thiệt hại của các chủ nợ có thể tương đương 70% khoản đầu tư, tính theo giá trị tài sản ròng của khoản nợ. "Theo định nghĩa của Moody's, việc hoán đổi kiểu này là một thỏa thuận 'cùng cực, tồi tệ' và cho thấy Hy Lạp vỡ nợ", tổ chức có trụ sở tại Mỹ cho biết. Theo lý giải của Moody's, việc hoán đổi không khác gì một hành động để giảm nhẹ nghĩa vụ tài chính của con nợ. Nhờ đó, Hy Lạp có thể được né việc trả nợ trong tương lai.
Trước đó, Hy Lạp đã bị Moody's hạ xếp hạng tín nhiệm xuống mức thấp nhất. Do vậy, việc tuyên bố Hy Lạp vỡ nợ cũng không làm thay đổi xếp hạng của Moody's. Tuy nhiên, cơ quan này khẳng định vẫn tiếp tục xem xét lại tác động các khoản giảm nợ của Hy Lạp cũng như gói cứu trợ thứ 2 từ khu vực euro.
Trong khi đó, một tổ chức xếp hạng tín nhiệm khác là Fitch cũng vừa thay đổi xếp hạng tín nhiệm của Hy Lạp sau khi thỏa thuận hoán đổi trái phiếu được Chính phủ Athens công bố. Fitch hạ tín nhiệm vỡ nợ ngoại tệ và nội tệ dài hạn của Hy Lạp (IDRs) từ bậc 'C' xuống 'vỡ nợ hạn chế' (RD).
Chương V. Vấn đề nợ công ở Việt Nam và bài học rút ra sau cuộc khủng hoảng nợ công Hy Lạp
5.1. Tình hình nợ công ở Việt Nam
5.1.1. Thực trạng nợ công ở Việt Nam
Theo luật Quản lý nợ công, nợ công Việt Nam bao gồm:
Nợ Chính phủ
Nợ Chính phủ bao gồm các khoản vay trong nước và vốn vay nước ngoài; Vay trong nước chủ yếu từ các nguồn như: phát hành trái phiếu chính phủ (TPCP), vay các quỹ, sử dụng nguồn tồn ngân kho bạc. Vay nước ngoài phần lớn là vốn ODA, vay ưu đãi và một phần vay thương mại.
- Các khoản vay trong nước của Chính phủ chủ yếu là phát hành TPCP đầu tư vào các dự án công trình cấp bách về giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục. Trong những năm qua, các dự án, công trình được đầu tư từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ đã được thực hiện cơ bản theo chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt, đảm bảo về mặt tiến độ, chất lượng công trình, rất nhiều công trình, dự án đem lại hiệu quả rõ rệt, đóng góp tích cực trong việc nâng cấp cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội ở các địa phương. Tuy nhiên, cũng còn tồn tại như: Chất lượng công tác quy hoạch còn thấp, thiếu tầm nhìn dài hạn trong quyết định đầu tư làm hạn chế hiệu quả sử dụng vốn; việc điều hành, phân bổ và sử dụng nguồn vốn còn nhiều bất cập chậm được khắc phục; thời gian thực hiện dự án thường kéo dài dẫn đến tổng mức đầu tư các công trình, dự án sử dụng TPCP đến nay đã tăng quá cao, quá sức chịu đựng của nền kinh tế, dẫn đến những khó khăn trong đảm bảo an ninh tài chính quốc gia.
- Các khoản vay nước ngoài của Chính phủ phần lớn đều là các khoản vay dài hạn với lãi suất ưu đãi, tính đến 31/12/2009, vay ODA chiếm 75% tổng số nợ; phần lớn đều có thời hạn vay dài (bình quân khoảng 26,6 năm). Lãi suất bình quân của các khoản vay trung và dài hạn nước ngoài là 3,3%/năm, trong đó lãi suất bình quân đối với các khoản vay của Chính phủ là 1,9%/năm. Với thời gian vay và mức lãi suất như vậy, các khoản vay này hiện tại không gây sức ép cho NSNN về nghĩa vụ trả nợ đến hạn.
- Về quy định ngưỡng nợ: tại Quyết định số 527/QĐ-TTg ngày 23/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chương trình quản lý nợ nước ngoài trung hạn giai đoạn 2009-2012”, trong đó quy định “Duy trì nợ nước ngoài ở mức an toàn và bền vững, dư nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP; tổng nghĩa vụ trả nợ nước
ngoài của quốc gia dưới 25% xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ; nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của Chính phủ dưới 12% tổng thu NSNN hàng năm”. Theo đó, dư nợ Chính phủ ước đến 31/12/2010 là 44,5% GDP, vẫn nằm trong giới hạn quy định.
Nợ được Chính phủ bảo lãnh
Dự kiến đến 31/12/2010, dư nợ Chính phủ bảo lãnh khoảng 11,36% GDP, trong đó bảo lãnh cho các doanh nghiệp chiếm 53,7% và bảo lãnh phát hành Trái phiếu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam để thực hiện chính sách tín dụng của Nhà nước chiếm 46,3%.
Nợ được Chính phủ bảo lãnh bao gồm:
- Bảo lãnh vay nước ngoài: Khối lượng vốn vay nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh có xu hướng tăng qua các năm, tỷ trọng nợ nước ngoài trong tổng dư nợ của Chính phủ cũng tăng lên trong năm 2009 gấp hơn 2 lần năm 2005. Nghĩa vụ trả nợ thay của Chính phủ đối với các khoản nợ nước ngoài của doanh nghiệp được Chính phủ bảo lãnh trong những năm qua không lớn, chưa gây áp lực lớn đối với nợ công. Với khả năng cạnh tranh và năng lực tài chính còn hạn chế, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận vốn vay, nên việc bảo lãnh của Chính phủ, của các ngân hàng cho doanh nghiệp vay vốn trong nhiều năm qua đã góp phần đáng kể, giúp huy động vốn để thực hiện nhiều dự án, công trình quan trọng nhằm phát triển sản xuất - kinh doanh, cơ sở hạ tầng, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
- Bảo lãnh vay trong nước cho các khoản vay của các doanh nghiệp từ ngân hàng thương mại trong nước: chủ yếu là bảo lãnh vay cho các dự án dầu khí, điện lực, xi măng, hàng không, viễn thông và một số lĩnh vực khác.
Nợ của chính quyền địa phương
Nợ này chủ yếu phát sinh từ việc . Tổng dư nợ chính quyền địa phương năm 2009 khoảng 1,4% GDP, trong đó bao gồm phát hành trái phiếu chính quyền địa phương và vay ngân hàng thương mại.
Ở Việt Nam, trong những năm qua theo báo cáo của Bộ tài chính nợ công Việt Nam đang ở mức an toàn, nằm trong giới hạn nợ. Theo một báo cáo cuối năm của Bộ Tài chính, nợ công của Việt Nam tính đến hết năm 2009 đã là 44,7% GDP (trong đó nợ Chính phủ bằng 35,4% GDP, nợ được Chính phủ bảo lãnh bằng 7,9% GDP và nợ chính quyền địa phương là 1,4% GDP). Còn theo thông tin từ Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội cho biết nợ công của Việt Nam cuối năm 2009 là 52,6% trong đó nợ Chính phủ chiếm 41,9%. Cũng theo như cơ quan này thì nợ Chính phủ trong những
năm qua có xu hướng tăng 33,8% GDP năm 2007; 36,2% GDP năm 2008, 41,9% GDP năm 2009 và dự báo lên đến 44,6% vào cuối năm 2010. Cho dù là theo con số nào thì theo như đánh giá của các chuyên gia Việt Nam thì nếu đem so sánh với ngưỡng nợ công (tỷ lệ nợ công/ GDP dưới 50%) thì nợ công Việt Nam vẫn đang nằm trong tầm kiểm soát. Thêm vào đó, nghĩa vụ trả nợ Chính phủ so với thu ngân sách Nhà nước đang ở mức 15,8% so với quy định 30% của Thủ tướng. Tuy nhiên, theo những biểu hiện của nợ công ở Việt Nam thì có thể thấy nhiều thực trạng đáng lo ngại.
Thứ nhất, xu hướng của nợ công. Đầu tiên, theo nhận xét của các cơ quan quản lý thì nợ chính phủ nói riêng hay nợ công nói chung có xu hướng tăng. Từ năm 2001-2009 tốc độ tăng trung bình 18%/ năm, gấp 3 lần tốc độ tăng GDP/người trong cùng kì. Hiện nay, mặc dù được đánh giá là đang nằm trong giới hạn an toàn, nhưng với tốc độ tăng như hiện nay thì chẳng mấy chốc nợ công Việt Nam sẽ vượt ngưỡng an toàn tham khảo mà Ngân hàng thế giới đưa ra (<50% GDP). So với các các nước đang phát triển mới nổi khác tỷ lệ nợ công của họ chỉ ở mức 30 – 40%, như vậy nợ công của Việt Nam đã cao hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, một xu thế rất đáng lo ngại là cũng trong giai đoạn 2001-2009, thâm hụt ngân sách (cả trong và ngoài dự toán) tăng từ 2,8% GDP lên tới 9% GDP. Như vậy, trong khi nợ công tăng liên tục thì ngân sách lại ngày càng trở nên thâm hụt. Điều này vi phạm một nguyên tắc cơ bản của quản lý nợ công bền vững, đó là nợ công ngày hôm nay phải được tài trợ bằng thặng dư ngân sách ngày mai.
Biểu đồ 4: Tỷ lệ dư nợ của Chính phủ qua các năm
Thứ hai, cách tính toán nợ công. Nợ công Việt Nam trong những năm qua được cơ quan quản lý báo cáo với con số thấp là bởi vì dường như Việt Nam chưa tính hết các khoản vào nợ công, cách tính nợ công của Việt Nam chưa theo đúng tiêu
chuẩn của Liên Hiệp Quốc. Tức là trong nợ công còn một phần lương hưu (mỗi khi công chức nhân lương, họ phải đóng một phần vào quỹ hưu, còn một phần khác do chính phủ đóng) nhưng một số nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam thì phần lương hưu – chính là nợ của nhà nước đối với công chức không được tính vào nợ công. Trong các nước châu Á thì Singapore đã tính theo đúng chuẩn mực và nợ phải trả trong tương lai khi công chứ về hưu của quốc gia rất lớn, lên tới 50% GDP, vì thế tỷ lệ nợ của họ rất cao, xếp hàng thứ 6 thế giới. Ngoài ra, theo cách tính nợ công của Tổ chức Thương mại và Phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD) được nhiều nước trên thế giới sử dụng thì nợ công còn bao gồm cả nợ của doanh nghiệp nhà nước theo cơ chế tự vay tự trả, nợ của công ty cổ phần tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp của Nhà nước, quỹ bảo hiểm xã hội mà Nhà nước sử dụng để mua trái phiếu hay đầu tư vào các công trình kinh tế trọng điểm quốc gia. Tuy nhiên theo như dự án Luật quản lý nợ công, dự thảo luật không điều chỉnh đối với các khoản nợ mà doanh nghiệp tự vay, tự trả. Dự tính của một Kiểm toán nhà nước: “Nếu chỉ cộng phần nợ của doanh nghiệp nhà nước theo cách tính của UNCTAD thì nợ công của Việt Nam hiện không dưới 72% GDP, tức là vượt khá xa so với mức bình quân của thế giới”. Các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay đang vay nợ với mức nợ báo động.Thường các khoản vay này đều được nhà nước bảo lãnh nhưng không công khai.Tuy không được tính vào nợ công nhưng những khoản vay này nhà nước vẫn phải đứng ra chịu trách nhiệm trả nợ.Chính vì thế khi gặp phải vấn đề nợ của tập đoàn Vinashin, Chính phủ gặp khó khăn trong việc xác định trách nhiệm trả nợ khi tập đoàn này trên bờ vực vỡ nợ. Tuy nhiên, với khoản nợ hơn 86 nghìn tỷ đồng Vinashin lên tiếng không có khả năng trả nợ ngay vì vậy nhà nước lại là người trả nợ thay cho Vinashin. Theo đó, Phó thủ tướng giao Bộ Tài chính xử lý đề nghị của Vinashin về việc sử dụng một phần nguồn trái phiếu quốc tế năm 2010 (300 triệu USD) để tập đoàn có nguồn trả nợ cho Ngân hàng Natixis. Như vậy mặc dù 300 triệu trái phiếu quốc tế do chỉnh phủ đi vay để trả nợ nhưng khoản vay này rõ ràng không được tính vào nợ công.
Thứ ba, hiệu quả sử dụng nguồn vốn đi vay.Trong những năm qua, hệ số ICOR của Việt Nam có xu hướng tăng, năm 2007 chỉ số này là 5,2, năm 2008 tăng lên 6,66 và năm 2009 tăng lên trên 8 và trong năm 2010 đã giảm xuống còn 6,2. Mặc dù vậy đây vẫn là con số khá cao so với khuyến cáo của WB đối với một nước đang phát triển, hệ số ICOR ở mức 3 là đầu tư có hiệu quả và nền kinh tế phát triển theo hướng bền vững. So sánh với các nước trong khu vực, ICOR của Việt Nam gần gấp đôi, có
nghĩa là hiệu suất đầu tư chỉ bằng một nửa. Điều này chứng tỏ việc sử dụng nguồn vốn kém hiệu quả của cả nền kinh tế Việt Nam, Điều đáng nói là ở khu vực đầu tư công, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước, thành phần chủ đạo của nền kinh tế thì hệ số ICOR còn cao hơn nữa. Nếu hệ số ICOR chung của nền kinh tế năm 2009 là 8,0 thì ICOR của khu vực kinh tế Nhà nước tính có thể lên đến 12,0. Căn nguyên của hệ số ICOR cao là do suốt một thời gian dài nước ta phân bổ vốn dàn trải, lãng phí và thất thoát trong quản lý sử dụng vốn.
Biểu đồ 5: Hệ số ICOR của Việt Nam và một số nước trong khu vực
Nhìn lại năm 2009, Chính phủ sử dụng gói kích cầu để giúp nền kinh tế thoát khỏi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, với giá trị của gói kích cầu là 143.000 nghìn tỷ đồng. Trong đó, gần 80 nghìn tỷ đồng đã được đầu tư vào các dự án công - gần bằng tổng đầu tư của cả năm ngoái! Con số này vượt xa nhiều khoản tiền hỗ trợ lãi suất (chỉ được có gần 17 ngàn tỉ) nhưng mang lại hiệu quả chẳng bao nhiêu. Điều đó được chứng minh bởi hệ số ICOR năm 2009 gần như là cao nhất trong các năm (ICOR = 8). Trong khi nguồn vốn đầu tư cho khu vực công là cao nhất, năm 2009 tỷ trọng vốn đầu tư của các khu vực lần lượt là: khu vực nhà nước chiếm 41%, khu vực ngoài nhà nước chiếm 34% và khu vực vốn đầu tư nước ngoài chiếm 26%. Tuy nhiên
đóng góp của khu vực nhà nước cho ngân sách nhà nước và đóng góp vào GDP vẫn đang ở mức thấp so với nguồn vốn đầu tư mà nó nhận được.Qua đây ta thấy được rằng, nguyên nhân làm cho hiệu quả sử dụng vốn của cả nước thấp nằm ở khu vực công, hệ số ICOR của khu vực này gấp rưỡi khu vực dân doanh.Như vậy, một khoản nợ đi vay cho đầu tư phát triển không được sử dụng hiệu quả thì cho dù đó là một khoản vay rất nhỏ nhưng cũng rất nguy hiểm.
Thứ tư, cơ cấu khoản nợ vay.Cơ cấu nợ công đã hợp lý hơn, khá ổn định và tương đối bền vững. Dự kiến đến cuối năm 2010, nợ Chính phủ chiếm 78,44%; nợ được Chính phủ bảo lãnh chiếm 20,51% và nợ chính quyền địa phương chiếm khoảng 1,05%. Trong nợ Chính phủ, nợ nước ngoài chiếm 55,9%, trong đó 75% là ODA; nợ trong nước chiếm 44,1%. Xét về thời hạn, nợ ngắn hạn (tín phiếu kho bạc) chiếm tỷ lệ rất thấp trong tổng số dư nợ Chính phủ.
Thứ năm, về vấn đề quản lý nợ công.Trong những năm vừa qua, công tác quản lý nợ công ở Việt Nam đã có những bước chuyển mình đáng kể, Chính phủ đã bắt đầu minh bạch hơn trong vấn đề nợ công, Chính phủ đã giao cho Bộ Tài chính về việc giám sát, quản lý nợ công và Bộ Tài chính đã có một số công bố về khoản nợ hàng năm trên trang web của mình. Tuy nhiên, vẫn đang còn nhiều vấn đề còn tồn tại trong một số khâu quản lý, đặc biệt trong việc công khai minh bạch số liệu nợ công vẫn chưa được triển khai triệt để.Bộ Tài chính mới chỉ dừng lại trong việc công bố nợ nước ngoài, còn những khoản nợ trong nước vẫn chưa được thống kê cụ thể. Những quy định về cơ chế