Quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh ở vùng trung du và miền núi phía bắc việt nam

245 20 0
Quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh ở vùng trung du và miền núi phía bắc việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGÔ BÌNH NAM GIANG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ ĐƯỢC UNESCO GHI DANH Ở VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI, 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGÔ BÌNH NAM GIANG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ ĐƯỢC UNESCO GHI DANH Ở VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản lý công Mã số: 9 34 04 03 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1 PGS TS Nguyễn Thị Thu Hà 2 TS Nguyễn Thị Hường LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu độc lập của chính tác giả Các kết quả nghiên cứu và kết luận trong luận án là trung thực, khách quan Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn theo đúng quy định./ Hà Nội, ngày tháng năm 2022 Tác giả Ngô Bình Nam Giang iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 10 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu đối với di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh ở vùng trung du và miền núi phía Bắc 10 1.1.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến hình thức nghệ thuật trình diễn dân gian 11 1.1.2 Các công trình nghiên cứu liên quan đến hình thức tập quán xã hội và tín ngưỡng 14 1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đối với quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể 18 1.2.1 Các công trình nghiên cứu về thể chế, cơ chế, chính sách 19 1.2.2 Các công trình nghiên cứu về mô hình quản lý di sản văn hóa phi vật thể 23 1.2.3 Các công trình nghiên cứu về huy động nguồn lực 25 1.3 Kết quả nghiên cứu tổng quan và những nội dung luận án cần tiếp tục nghiên cứu 27 1.3.1 Kết quả nghiên cứu tổng quan 27 1.3.2 Những điểm kế thừa 28 1.3.3 Những vấn đề tiếp tục nghiên cứu 29 Kết luận Chương 1 32 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ ĐƯỢC UNESCO GHI DANH Ở VIỆT NAM 33 2.1 Khái quát chung quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh ở Việt Nam 33 2.1.1 Khái niệm 33 2.1.1.1 Di sản văn hóa 33 2.1.1.2 Di sản văn hóa phi vật thể và cộng đồng chủ thể 34 2.1.1.3 Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh ở Việt Nam 36 2.1.1.4 Khái niệm quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh ở Việt Nam 39 2.1.2 Đặc điểm quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh ở Việt Nam 40 2.1.3 Ý nghĩa của quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh ở Việt Nam 41 2.2 Chủ thể, nội dung quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh ở Việt Nam 41 2.2.1 Chủ thể quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh ở Việt Nam 41 2.2.2 Nội dung quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh ở Việt Nam 42 2.2.2.1 Xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật 42 2.2.2.2 Tổ chức các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản 44 2.2.2.3 Tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức 47 2.2.2.4 Tuyên truyền nâng cao nhận thức, giáo dục, quảng bá về di sản 53 2.2.2.5 Huy động các nguồn lực 55 2.2.2.6 Thanh tra, kiểm tra hoạt động quản lý di sản 58 2.2.2.7 Hợp tác quốc tế để bảo vệ và phát huy giá trị di sản 59 2.3 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể của một số quốc gia trên thế giới 61 2.3.1 Kinh nghiệm của một số quốc gia ở Châu Âu 61 2.3.2 Kinh nghiệm của một số quốc gia ở Châu Á 66 2.3.3 Bài học tham chiếu cho Việt Nam 75 Kết luận Chương 2 78 CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ ĐƯỢC UNESCO GHI DANH Ở VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI PHÍA BẮC 79 3.1 Khái quát chung về vùng trung du và miền núi phía Bắc, di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh ở vùng trung du và miền núi phía Bắc 79 3.1.1 Vùng trung du và miền núi phía Bắc 79 3.1.2 Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh ở vùng trung du và miền núi phía Bắc 81 3.2 Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh ở vùng trung du và miền núi phía Bắc 84 3.2.1 Thực trạng hoạt động xây dựng, ban hành các văn bản pháp luật 84 3.2.2 Thực trạng tổ chức các hoạt động bảo vệ di sản 89 3.2.3 Thực trạng tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức 94 3.2.4 Thực trạng tuyên truyền nâng cao nhận thức, giáo dục, quảng bá về di sản 99 3.2.5 Thực trạng các nguồn lực hỗ trợ hoạt động bảo vệ di sản 111 3.2.5.1 Nguồn nhân lực 111 3.2.5.2 Nguồn tài chính 112 3.2.5.3 Ứng dụng sự phát triển của khoa học, công nghệ 115 3.2.6 Thực trạng thanh tra, kiểm tra hoạt động quản lý di sản 117 3.2.7 Thực trạng hoạt động hợp tác quốc tế bảo vệ và phát huy giá trị di sản 120 3.3 Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh ở vùng trung du và miền núi phía Bắc 125 3.3.1 Kết quả đạt được 125 3.3.2 Hạn chế 128 3.3.3 Nguyên nhân 132 Kết luận Chương 3 141 CHƯƠNG 4 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ ĐƯỢC UNESCO GHI DANH Ở VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI PHÍA BẮC 142 4.1 Phương hướng bảo đảm quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh ở vùng trung du và miền núi phía Bắc 142 4.1.1 Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh theo hướng bền vững 142 4.1.2 Tôn trọng sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa, bản sắc của từng cộng đồng dân tộc 143 4.1.3 Khai thác giá trị di sản văn hóa phi vật thể đảm bảo hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ di sản 144 4.1.1 Xây dựng thương hiệu quốc gia dựa trên giá trị di sản văn hóa phi vật thể được ghi danh 145 4.2 Giải pháp bảo đảm quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh ở vùng trung du và miền núi phía Bắc 146 4.2.1 Hoàn thiện các văn bản pháp luật, cơ chế, chính sách .147 4.2.1.1 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa 147 4.2.1.2 Hoàn thiện, xây dựng và ban hành Nghị định, Thông tư hướng dẫn 148 4.2.1.3 Xây dựng và ban hành cơ chế 149 4.2.1.4 Xây dựng và ban hành chính sách 150 4.2.2 Tăng cường tổ chức hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản .151 4.2.3 Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý 152 4.2.4 Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức, tăng cường giáo dục, quảng bá về di sản 156 4.2.5 Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức .161 4.2.6 Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực 162 4.2.7 Tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động quản lý di sản 168 4.2.8 Đẩy mạnh giao lưu, hợp tác quốc tế để bảo vệ và phát huy giá trị di sản .169 4.3 Một số kiến nghị 171 Kết luận Chương 4 172 KẾT LUẬN 174 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 178 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 179 PHỤ LỤC 1 191 PHỤ LỤC 2 194 PHỤ LỤC 3 197 PHỤ LỤC 4 201 PHỤ LỤC 5 202 PHỤ LỤC 6 204 PHỤ LỤC 7 205 PHỤ LỤC 8 213 PHỤ LỤC 9 215 PHỤ LỤC 10 216 DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT BNV: Bộ Nội Vụ Bộ VHTTDL: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nxb: Nhà xuất bản QĐ: Quyết định Sở VHTTDL: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sở VHTT: Sở Văn hóa và Thể thao Sở VTTTTTDL: Sở Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch TP: Thành phố TTg: Thủ tướng Chính phủ UBND: Ủy ban nhân dân DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH ASEAN: Association of South East Asian Nations (Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á) CRIHAP: The International Training Center for Intangible Cultural Heritage in the Asia-Pacific Region (Trung tâm quốc tế về đào tạo di sản văn hóa phi vật thể ở Châu Á - Thái Bình Dương) GRDP: Gross Regional Domestic Product (Tổng sản phẩm tính trên phạm vi một tỉnh) IMF: International Monetary Fund (Quỹ tiền tệ quốc tế) ICHCAP: The International Information and Networking Centre for Intangible Cultural Heritage in the Asia-Pacific Region (Trung tâm Mạng lưới và Thông tin Quốc tế về Di sản Văn hóa Phi vật thể ở Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương) IRCI: International Research Centre for Intangible Cultural Heritage in the Asia-Pacific Region (Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế về Di sản văn hóa phi vật thể ở Khu vực Châu Á- Thái Bình Dương) UNESCO: United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc) PCI: Provincial Competitiveness Index (Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh) WB: World Bank (Ngân hàng Thế giới) DANH MỤC BẢN ĐỒ Bản đồ 2.1 Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh ở Việt Nam 38 Bản đồ 3.1 Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh ở vùng trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam 83 Bản đồ 4.1 Bản đồ PCI vùng trung du và miền núi phía Bắc năm 2020 .164 dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn Thêm vào đó, một số địa phương còn gặp khó khăn trong phát triển kinh tế, đồng bào dân tộc thiểu số chủ yếu sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo có bằng cấp chứng chỉ ở mức thấp Tỷ lệ hộ nghèo ở vùng trung du và miền núi phía Bắc cao nhất cả nước chiếm 17% Do vậy, các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể còn hạn chế Vị trí địa lý góp phần hình thành sự đa dạng cho các tập tục văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng trung du và miền núi phía Bắc, tuy nhiên đây là rào cản trong việc tiếp cận văn hóa và giáo dục, gây ảnh hưởng đến hiệu quả bảo vệ giá trị di sản văn hóa phi vật thể được ghi danh 60 50 40 30 20 10 0 51 30 20 19 12 25 30 34 34 19 27 22 10 7 Dân tộc/Thành phần dân tộc Biểu đồ 3.11 Thống kê số dân tộc ở các tỉnh vùng trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam (Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Cổng thông tin điện tử UBND tỉnh) Ngoài sự đa dạng của các dân tộc cùng sinh sống ở vùng trung du và miền núi phía Bắc, nhiều cộng đồng chủ thể của di sản sử dụng tiếng nói và chữ viết riêng Do vậy, quá trình trao đổi giữa đội ngũ quản lý văn hóa ở địa phương và cộng đồng chưa đạt hiệu quả Cán bộ quản lý di sản gặp khó khăn trong quá trình tiếp xúc cộng đồng để tham vấn ý kiến về việc bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể sau khi được UNESCO ghi danh Đồng thời, hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức, và triển khai tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về di sản gặp nhiều trở ngại về ngôn ngữ và phương tiện truyền đạt Vùng trung du và miền núi phía Bắc có đặc điểm rất đông các dân tộc đồng bào thiểu số khác nhau cùng sinh sống Địa bàn rộng, đồng bào dân tộc thiểu số với tiếng nói, chữ viết, ngôn ngữ, phong tục tập quán khác nhau tạo nên sự khó khăn trong việc bồi dưỡng, đào tạo cán bộ quản lý có kiến thức chuyên sâu về di sản văn hóa ở khu vực này Đặc biệt, di sản văn hóa phi vật thể là di sản gắn liền và được thực hành trực tiếp bởi cộng đồng, điều này gây khó khăn cho quá trình tiếp cận bảo vệ và phát huy giá trị di sản theo yêu cầu của Công ước 2003 * Điều kiện phát triển kinh tế tác động đến nguồn đầu tư cho hoạt động bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể Sau gần 30 năm đổi mới, các yếu tố cấu thành cơ bản của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã được tạo lập, đưa vào hoạt động và từng bước hoàn thiện Tuy nhiên, trong gần 10 năm trở lại đây, tình hình thế giới, khu vực và trong nước luôn có nhiều biến động lớn Ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế, dịch bệnh toàn cầu đã tác động đến nguồn đầu tư dành cho di sản văn hóa Quá trình triển khai, thực hiện các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh ở vùng trung du và miền núi phía Bắc bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, chưa theo kịp sự phát triển của xã hội và chịu tác động tiêu cực của nền cơ chế thị trường Hiện nay, quản lý di sản văn hóa đang trong thời kỳ kinh tế thị trường, tuy nhiên dấu ấn của cơ chế bao cấp vẫn còn tồn tại Các cơ quan quản lý, tổ chức chỉ trông chờ vào nguồn đầu tư công để triển khai thực thiện các nhiệm vụ Nhiều địa phương thiếu sự linh hoạt, chủ động, sáng tạo trong việc huy động các nguồn vốn đầu tư cho hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn Thêm vào đó, vùng trung du và miền núi phía Bắc là vùng trũng trong phát triển kinh tế của cả nước, yếu tố này đã tác động đến nguồn đầu tư và việc huy động nguồn đầu tư dành cho hoạt động bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh Chủ trương xã hội hóa các hoạt động văn hóa chưa phát huy hiệu quả cao, đặc biệt ở những vùng sâu, vùng xa * Vai trò và ảnh hưởng của cộng đồng chủ thể di sản Di sản văn hóa phi vật thể tồn tại và được lưu truyền phụ thuộc nhiều vào nhận thức của cộng đồng chủ thể Hiện nay, hoạt động bảo vệ giá trị di sản văn hóa đang nằm trong mạng lưới quan hệ đan chéo, phức hợp giữa Chính phủ, các cơ quan quản lý, tổ chức, cộng đồng, nghệ nhân, doanh nghiệp và cá nhân Di sản văn hóa phi vật thể là của cộng đồng, các thành viên trong cộng đồng là người trực tiếp bảo vệ, thực hành và trao truyền di sản UNESCO yêu cầu sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động bảo vệ di sản Sự tham gia tích cực của cộng đồng trong việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh là nguyên tắc cơ bản của Công ước 2003 mà các quốc gia thành viên phải thực hiện Do vậy, vai trò và ý kiến của cộng đồng chủ thể tác động đến quá trình quản lý và bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể sau khi được UNESCO ghi danh Các hoạt động thực hành di sản văn hóa diễn ra đa dạng và mang đậm bản sắc của từng cộng đồng Nhiều giá trị di sản không tồn tại riêng biệt, độc lập mà có sự đan xen văn hóa khác nhau Sự giao thoa văn hóa giữa các cộng đồng chủ thể tác động đến hoạt động quản lý di sản văn hóa phi vật thể Hiện nay, các chủ thể và cá nhân tham gia hoạt động bảo vệ, khai thác di sản văn hóa ngày càng nhiều Tất cả những điểm nêu trên đều đặt ra thách thức đòi hỏi hoạt động quản lý di sản văn hóa phải có sự tham gia của nhiều đối tượng khác nhau và đảm bảo cân bằng lợi ích giữa các bên 3.3.3.2 Nguyên nhân chủ quan * Thiếu sự thống nhất trong nội dung các văn bản pháp luật Luật Di sản văn hóa được Quốc hội thông qua năm 2001 và sửa đổi, bổ sung năm 2009 trên cơ sở Hiến pháp và Công ước 2003 của UNESCO Sau 20 năm thực hiện Luật Di sản văn hóa, và hơn 10 năm thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở Việt Nam đã có nhiều thay đổi Nhiều vấn đề mới phát sinh trong thực tiễn nhưng chưa có quy định trong Luật Hiến pháp năm 2013 và nhiều Luật có liên quan đến lĩnh vực di sản văn hóa đã được sửa đổi, bổ sung, ban hành mới, do vậy một số quy định trong Luật Di sản văn hóa hiện nay thiếu sự thống nhất với các văn bản khác Luật Di sản văn hóa và các Nghị định quy định, hướng dẫn thi hành Luật nhìn chung vẫn chưa theo kịp một số vấn đề phát sinh khi triển khai trong thực tiễn Nhiều điều, khoản trong Luật Di sản văn hóa chưa đáp ứng được các tiêu chí về bảo vệ di sản theo Công ước 2003 của UNESCO Một số văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành Luật được ban hành dưới hình thức Thông tư, nên hạn chế về hiệu lực trong hoạt động quản lý và hợp tác quốc tế Các khái niệm, nội dung về di sản văn hóa phi vật thể đang được hiểu theo góc độ di sản văn hóa vật thể tại một vài địa phương Do vậy, ảnh hưởng đến chất lượng tổ chức thực hiện các văn bản UNESCO và Chính phủ Việt Nam không có chủ trương xếp hạng di sản, tuy nhiên trong quá trình xây dựng hồ sơ, các địa phương thường hiểu sai khái niệm ghi danh thành xếp hạng di sản Một số lãnh đạo và địa phương nhận định rằng di sản văn hóa phi vật thể trong Danh mục quốc gia là di sản văn hóa phi vật thể (xếp hạng) cấp quốc gia, di sản được UNESCO ghi danh là di sản cấp thế giới Những thuật ngữ về di sản trong các văn bản chưa được sử dụng chính xác, gây ra tình trạng hiểu sai về mục đích của việc ghi danh Điều này dẫn đến tình trạng các địa phương chạy đua danh hiệu, tuy nhiên đạt được danh hiệu xong không thực hiện các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản Các nội dung về phát huy di sản văn hóa phi vật thể chưa có quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật Mối quan hệ giữa bảo vệ, phát huy và khai thác di sản chưa được xử lý hài hòa Tại các địa phương, hoạt động bảo vệ hiện nay thiếu sự ưu tiên, khai thác phát triển du lịch khi chưa có công cụ pháp lý hữu hiệu điều chỉnh các hành vi liên quan đã gây nguy cơ biến tướng, lợi dụng giá trị di sản * Hạn chế trong nhận diện di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể được coi là di sản sống, luôn có sự thay đổi do sự vận động của xã hội và lịch sử Mỗi di sản ở từng cộng đồng khác nhau sẽ tồn tại các biến thể riêng, do vậy quá trình nhận diện di sản khó khăn và phức tạp Đặc biệt, đối với các di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh ở vùng trung du và miền núi phía Bắc, nhiều di sản mang yếu tố của cộng đồng các dân tộc thiểu số trong khi hầu hết các dân tộc thiểu số có tiếng nói, chữ viết, tập tục sinh hoạt khác nhau Do vậy, quá trình nghiên cứu và nhận diện di sản gặp nhiều khó khăn Không hiểu tiếng nói, chữ viết, tập tục sinh hoạt của cộng đồng chủ thể thì quá trình nhận diện sẽ không chính xác, gây ảnh hưởng đến hiệu quả giải pháp được đề xuất để quản lý di sản Đây được đánh giá là rào cản lớn nhất trong việc nghiên cứu về di sản văn hóa phi vật thể của cộng đồng các dân tộc thiểu số Đối với một số hình thức di sản văn hóa phi vật thể, sự nhận diện di sản càng phức tạp do quá trình giao thoa văn hóa và phạm vi phân bố của di sản Hiện nay, quan niệm của người dân về giá trị tín ngưỡng, tôn giáo, lễ hội văn hóa truyền thống còn xuất hiện nhiều sai lệch, nhận thức không chính xác Thêm vào đó, đội ngũ quản lý thiếu kiến thức khoa học về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể dẫn đến hiện tượng sân khấu hóa và thương mại hóa hoạt động lễ hội, tín ngưỡng, tâm linh Đối với hình thức di sản tập quán xã hội và tín ngưỡng, do những yếu tố về tâm linh, quá trình nhận diện di sản rất khó khăn và phức tạp Để nghiên cứu đảm bảo tính khoa học, công bằng trong đánh giá vai trò và giá trị của các di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh đòi hỏi sự tham gia của nhiều bên liên quan * Sự ràng buộc trong vai trò một quốc gia thành viên của UNESCO thực hiện Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể UNESCO được coi là ngôi nhà trí tuệ của thế giới, là diễn đàn giúp các nước bảo vệ lợi ích, nâng cao vị thế và uy tín quốc gia Kể từ khi gia nhập UNESCO, Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ quý báu của UNESCO về ý tưởng, nhận thức và kinh nghiệm trong việc bảo vệ, phát huy giá trị các di sản văn hóa Sau 46 năm gia nhập UNESCO (xem sơ đồ 3.1), từ năm 1976, Việt Nam đã và đang tham gia tích cực các hoạt động của UNESCO Việt Nam hai lần giữ vai trò là thành viên của Ủy ban liên Chính phủ Công ước 2003 Gia nhập UNESCO, Việt Nam ý thức được trách nhiệm, chủ động triển khai hiệu quả hoạt động hội nhập quốc tế trên lĩnh vực văn hóa, di sản văn hóa với tư cách của một quốc gia thành viên 1945 Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên Hợp Quốc (UNESCO) được thành lập 1976 Việt Nam gia nhập UNESCO, trở thành quốc gia thành viên 1977 Chính phủ thành lập Ủy ban Quốc gia UNESCO của Việt Nam Việt Nam cử Phái đoàn đại diện thường trực bên cạnh tổ chức UNESCO tại Paris 1978 UNESCO thông qua Công ước về Bảo vệ Di sản văn hóa phi vật thể (Công ước 2003) Việt Nam tham gia và trở thành một trong 30 quốc gia đầu tiên gia nhập Công ước 2003 Thành viên Ủy ban liên Chính phủ Công ước 2003 nhiệm kỳ 2006-2010 Thành viên Ủy ban liên Chính phủ Công ước 2003 nhiệm kỳ 2022-2026 2005 2006 2022 Sơ đồ 3.1 Quá trình Việt Nam tham gia Công ước 2003 của UNESCO (Nguồn: Tác giả tổng hợp) Việt Nam chính thức tham gia và trở thành một trong 30 quốc gia đầu tiên trên thế giới gia nhập Công ước quốc tế về Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (Công ước 2003), đánh dấu sự hội nhập, khẳng định vai trò của Việt Nam với UNESCO và các quốc gia thành viên Nhiều nội dung quan trọng về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ở cấp quốc gia và quốc tế được cụ thể hóa theo tinh thần của Công ước, đã và đang góp phần phát triển văn hóa, kinh tế, xã hội của Việt Nam theo hướng bền vững Công ước 2003 và hướng dẫn thi hành là văn bản pháp lý quốc tế quan trọng về lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể đối với các quốc gia thành viên Theo yêu cầu của UNESCO và Công ước 2003, mỗi di sản văn hóa phi vật thể được ghi danh vào các Danh sách của UNESCO phải đề xuất chương trình hoặc kế hoạch hành động bảo vệ di sản trong hồ sơ đệ trình Theo chu kỳ, các quốc gia thành viên tham gia Công ước có di sản được ghi danh phải báo cáo Ủy ban liên Chính phủ Công ước 2003 về tình trạng di sản, hiệu quả các hoạt động bảo vệ di sản Ủy ban liên Chính phủ xem xét báo cáo vào các kỳ họp để đánh giá tình hình quốc gia cam kết bảo vệ di sản Việc ban hành chương trình, kế hoạch hành động và nộp báo cáo là hoạt động bắt buộc đối với các quốc gia thành viên Các quốc gia phải áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo công tác bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể đã được ghi danh Thực thi trách nhiệm của một quốc gia thành viên tham gia Công ước 2003, Chính phủ Việt Nam phải thực hiện các cam kết trong hồ sơ đệ trình UNESCO Luật Di sản văn hóa cần sửa đổi, bổ sung để hàm chứa và phản ánh đúng các mục tiêu lớn của Công ước 2003, đồng thời khẳng định Nhà nước chịu trách nhiệm đầu tư kinh phí cho hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể Tôn vinh được giá trị của các di sản mà không bị cuốn vào sự khát khao danh hiệu, chạy theo sự ghi danh luôn là bài toán khó đối với địa phương và Chính phủ Thông thường, khi xây dựng hồ sơ đệ trình UNESCO, các cơ quan quản lý ưu tiên lựa chọn di sản có vị trí độc đáo, đặc sắc, ý nghĩa để phản ánh sự đa dạng bản sắc văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam Mục đích đệ trình UNESCO để ghi danh di sản vào các Danh sách nhằm đánh thức, khuyến khích cộng đồng nâng cao hiểu biết, chủ động tham gia giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa của dân tộc, đồng thời đề xuất các biện pháp bảo vệ, khuyến khích trao truyền di sản cho thế hệ kế cận Trở thành quốc gia thành viên của UNESCO giúp Việt Nam huy động các nguồn lực tham gia bảo vệ di sản văn hóa Tuy nhiên, chính vì lý do đó, hoạt động quản lý đối với các di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh ở Việt Nam chịu sự ràng buộc của các quy định và công ước quốc tế Quá trình nghiên cứu, áp dụng các điều, khoản quy định trong Công ước quốc tế về bảo vệ giá trị di sản văn hóa phi vật thể đã tạo ra những khó khăn nhất định cho hoạt động quản lý di sản ở địa phương Kết luận Chương 3 Di sản văn hóa nói chung và di sản văn hóa phi vật thể nói riêng đang đóng góp giá trị to lớn vào quá trình hội nhập toàn cầu Di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam đã và đang khẳng định tầm quan trọng trong hoạt động giao lưu quốc tế Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể là cách thức gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc UNESCO đã ghi danh 08 di sản văn hóa phi vật thể của vùng trung du và miền núi phía Bắc Hoạt động quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể ở vùng trung du và miền núi phía Bắc đã đạt được một số kết quả nhất định, tuy nhiên vẫn tồn tại những hạn chế Một là, hiện nay Việt Nam thiếu các văn bản pháp luật về di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh Tiêu chí nhận diện các di sản văn hóa phi vật thể được quy định trong Luật chưa rõ ràng; quan điểm về phát huy giá trị di sản chưa thống nhất; thiếu quy định về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể; hệ thống văn bản dưới luật chưa hoàn thiện, cập nhật theo sự phát triển của xã hội Hai là, quá trình tổ thức thực hiện các hoạt động bảo vệ di sản còn xuất hiện những vướng mắc Ba là, sự phối hợp, phân cấp trong quản lý các di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh xuất hiện bất cập Bốn là, đội ngũ quản lý di sản văn hóa phia vật thể, đặc biệt là di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh ở vùng trung du và miền núi phía Bắc hiện nay thiếu hụt về số lượng và chất lượng chuyên môn chưa cao Năm là, nhận thức của các cấp, các ngành, đội ngũ quản lý, cộng đồng và người dân về di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh chưa xứng tầm với giá trị biểu tượng của di sản Sáu là, vùng trung du và miền núi phía Bắc chưa huy động hiệu quả các nguồn lực trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản được ghi danh Bảy là, công tác thanh tra, kiểm tra gặp nhiều khó khăn do sự biến thể và đa dạng của các di sản văn hóa phi vật thể ở mỗi địa phương Những hạn chế trong hoạt động quản lý di sản văn hóa phi vật thể ở vùng trung du và miền núi phía Bắc do nhiều nguyên nhân, bao gồm cả nguyên nhân chủ quan và khách quan CHƯƠNG 4 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ ĐƯỢC UNESCO GHI DANH Ở VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI PHÍA BẮC 4.1 Phương hướng bảo đảm quản lý nhà nước về di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh ở vùng trung du và miền núi phía Bắc 4.1.1 Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh theo hướng bền vững Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa là một quan điểm lớn, xuyên suốt, được thể hiện cụ thể trong các tài liệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta Đề cương văn hóa Việt Nam (1943) chỉ rõ mặt trận văn hóa là một trong ba mặt trận (chính trị, kinh tế, văn hóa) Năm 1945 là mốc quan trọng đánh dấu sự xuất hiện các quy định liên quan đến di sản văn hóa trong hệ thống văn bản pháp luật Chủ tịch Hồ Chí Minh ban hành Sắc lệnh số 65/SL ngày 23/11/1945, “Ấn định nhiệm vụ của Đông Phương Bác cổ Học viện” gồm sáu điều, thể hiện tư tưởng, quan điểm khẳng định việc bảo tồn “cổ tích” là công việc rất quan trọng và cần thiết cho công cuộc kiến thiết đất nước, nêu cao trách nhiệm của Chính phủ trong việc bảo tồn “cổ tích” Ngày 24/11/2021, phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định: “Để xây dựng, giữ gìn, chấn hưng và phát triển nền văn hoá của dân tộc, chúng ta phải phát huy cao độ những giá trị văn hoá, sức mạnh và tinh thần cống hiến của mọi người Việt Nam, tạo nguồn lực nội sinh và động lực đột phá để thực hiện thành công mục tiêu phát triển đất nước Đúc kết sâu sắc, ngắn gọn như Bác Hồ đó là: “Văn hoá soi đường cho quốc dân đi!”” Quan điểm về bảo vệ di sản văn hóa của Đảng có vai trò rất quan trọng, tạo tiền đề cho hoạt động hoạch định cơ chế, chính sách và ban hành các quyết định liên quan tới bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể theo hướng bền vững Quan điểm về bảo vệ di sản văn hóa có tác dụng tích cực, thúc đẩy quá trình phát triển đất nước và hội nhập quốc tế Bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh ở Việt Nam theo hướng bền vững là tiền đề để xây dựng chương trình bảo vệ các di sản văn hóa ở Việt Nam Đây là hướng đi lâu dài và cập nhật xu hướng bảo vệ di sản văn hóa của các quốc gia trên thế giới, đáp ứng tinh thần phát triển của UNESCO 4.1.2 Tôn trọng sự đa dạng của các biểu đạt văn hóa, bản sắc của từng cộng đồng dân tộc Bên cạnh việc xác định vai trò của di sản văn hóa, Đảng và Nhà nước đề cao sự đa dạng văn hóa trong thống nhất, đặc biệt quan tâm đến di sản văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số, trong đó bao gồm các cộng đồng ở vùng trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được thông qua tại Đại hội lần thứ VII tháng 6/1991 đã xác định nền văn hóa tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc là một trong sáu đặc trưng cơ bản của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Từ năm 1986 đến năm 1999, nghị quyết các kỳ đại hội Đảng thể hiện chủ trương và quyết tâm của Đảng trong việc bảo vệ giá trị di sản văn hóa truyền thống của dân tộc Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương (khóa VIII) đã ban hành Nghị quyết về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII đã quan niệm rộng, toàn diện, bao quát về bản sắc, đặc trưng văn hóa Việt Nam, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước khẳng định “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học.” ... động quản lý nhà nước di sản văn hóa phi vật thể UNESCO ghi danh vùng trung du miền núi phía Bắc nào? - Để bảo đảm quản lý nhà nước di sản văn hóa phi vật thể UNESCO ghi danh vùng trung du miền núi. .. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ ĐƯỢC UNESCO GHI DANH Ở VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI PHÍA BẮC 142 4.1 Phương hướng bảo đảm quản lý nhà nước di sản văn hóa phi vật thể UNESCO ghi. .. vùng trung du miền núi phía Bắc, di sản văn hóa phi vật thể UNESCO ghi danh vùng trung du miền núi phía Bắc 79 3.1.1 Vùng trung du miền núi phía Bắc 79 3.1.2 Di sản văn hóa phi vật thể

Ngày đăng: 01/01/2023, 13:30

Mục lục

  • HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

  • HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

  • NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

  • LỜI CAM ĐOAN

  • Tác giả

  • DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT

  • DANH MỤC BẢN ĐỒ

  • DANH MỤC BIỂU ĐỒ

  • DANH MỤC SƠ ĐỒ

  • DANH MỤC MÔ HÌNH

  • MỞ ĐẦU

  • 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

    • 2.1. Mục đích nghiên cứu

    • 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

    • 3.1. Đối tượng nghiên cứu

    • 3.2. Phạm vi nghiên cứu

    • 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

      • 4.1. Phương pháp luận

      • 4.2. Phương pháp nghiên cứu

      • 5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học

        • 5.1. Câu hỏi nghiên cứu

        • 5.2. Giả thuyết khoa học

        • 6. Đóng góp mới của luận án

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan