1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dân trí tài chính của người nghèo tại khu vực nông thôn việt nam

197 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 197
Dung lượng 3,45 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ DÂN TRÍ TÀI CHÍNH (19)
    • 1.1. Các nghiên cứu về tài chính hành vi (19)
    • 1.2. Nhóm nghiên cứu về tài chính vi mô (22)
    • 1.3. Nhóm nghiên cứu về dân trí tài chính (27)
      • 1.3.1. Nhóm nghiên cứu về nhân tố tác động đến dân trí tài chính (27)
      • 1.3.2. Nhóm quan điểm về tác động của dân trí tài chính lên thu nhập (31)
    • 1.4. Khoảng trống nghiên cứu (32)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DÂN TRÍ TÀI CHÍNH CỦA NGƯỜI NGHÈO KHU VỰC NÔNG THÔN (35)
    • 2.1. Khái quát về người nghèo khu vực nông thôn (35)
      • 2.1.1. Khái quát về khu vực nông thôn (35)
      • 2.1.2. Người nghèo khu vực nông thôn (36)
    • 2.2. Dân trí tài chính của người nghèo khu vực nông thôn (37)
      • 2.2.1. Khái niệm Dân trí tài chính của người nghèo khu vực nông thôn (37)
      • 2.2.2. Nội dung dân trí tài chính của người nghèo khu vực nông thôn (41)
      • 2.2.3. Các phương pháp đo lường dân trí tài chính (45)
    • 2.3. trò Vai của dân trí tài chính (0)
      • 2.3.1. Đối với tổng thể nền kinh tế (50)
      • 2.3.2. Đối với các đối tượng của nền kinh tế (52)
      • 2.3.3. Đối với thu nhập của người nghèo tại khu vực nông thôn (53)
    • 2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến dân trí tài chính (58)
      • 2.4.1. Trình độ học vấn (59)
      • 2.4.2. Thu nhập (59)
      • 2.4.3. Việc làm (61)
      • 2.4.4. Tuổi tác (61)
      • 2.4.5. Giới tính (63)
      • 2.4.6. Chủng tộc và tôn giáo (64)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (68)
    • 3.1. Quy trình nghiên cứu (68)
    • 3.2. hình Mô và giả thuyết nghiên cứu (0)
      • 3.2.1 Đo lường Dân trí tài chính (70)
      • 3.2.2 Các nhân tố tác động lên dân trí tài chính (72)
      • 3.2.3 Tác động của dân trí tài chính lên thu nhập (75)
    • 3.3. Nghiên cứu sơ bộ (76)
      • 3.3.1. Nghiên cứu định tính sơ bộ (77)
      • 3.3.2. Nghiên cứu định lượng thử nghiệm (80)
    • 3.4. Nghiên cứu chính thức (91)
      • 3.4.1. Nghiên cứu định tính chính thức (91)
      • 3.4.2. Nghiên cứu định lượng chính thức (93)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (100)
    • 4.1. Thực trạng dân trí tài chính tại khu vực nông thôn Việt Nam (100)
      • 4.1.1 Thực trạng dân trí tài chính theo các nhân tố phản ánh (102)
      • 4.1.2 Thực trạng các nhân tố tác động tới dân trí tài chính (103)
    • 4.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo các nhân tố phản ánh (107)
      • 4.2.1. Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng Cronbach’s Alpha (107)
      • 4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) (108)
      • 4.2.3. Phương pháp phân tích nhân tố khẳng định (CFA) (110)
    • 4.3. Đánh giá tác động của các nhân tố ảnh hưởng (114)
    • 4.4. Đánh giá tác động của dân trí tài chính lên thu nhập (119)
      • 4.4.1 Đánh giá tác động của dân trí tài chính lên thu nhập (119)
      • 4.4.2 Đánh giá tác động của kiến thức tài chính, thái độ tài chính và hành vi tài chính lên thu nhập (121)
  • CHƯƠNG 5: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ HÀM Ý MỘT SỐ CHÍNH SÁCH (124)
    • 5.1. Thảo luận kết quả nghiên cứu (124)
      • 5.1.1 Kết quả về thực trạng dân trí tài chính tại khu vực nông thôn Việt Nam (125)
      • 5.1.2 Nhóm kết quả về nhân tố nhân khẩu học (125)
      • 5.1.3 Nhóm kết quả về các yếu tố nội hàm dân trí tài chính (129)
      • 5.1.4 Nhóm kết quả về tác động của dân trí tài chính lên thu nhập (130)
    • 5.2. Một số hàm ý chính sách (131)
      • 5.2.1. Nhóm hàm ý về kiến thức tài chính (131)
      • 5.2.2. Nhóm hàm ý về thái độ tài chính (135)
      • 5.2.3. Nhóm hàm ý về hành vi tài chính (136)
    • 5.3. Hạn chế của đề tài và các hướng nghiên cứu tiếp theo (137)
      • 5.3.1 Hạn chế của đề tài (137)
      • 5.3.2 Các hướng nghiên cứu tiếp theo (138)
  • KẾT LUẬN (139)
  • PHỤ LỤC (158)

Nội dung

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ DÂN TRÍ TÀI CHÍNH

Các nghiên cứu về tài chính hành vi

Vì DTTC bao gồm 3 khía cạnh: kiến thức tài chính, thái độ tài chính và hành vi tài chính nên nhóm nghiên cứu đầu tiên, có liên quan là các nghiên cứu về tài chính hành vi – dùng để giải thích hành vi của các nhà đầu tư (sau khi đã có được kiến thức tài chính) trên thị trường, đặc biệt thị trường chứng khoán cũng như các khoản đầu tư trên các thị trường khác Tài chính hành vi được phát triển bởi Tversky và Kahneman (1974) khi trình bày về phương pháp kinh nghiệm và những lệch lạc xảy ra khi đưa ra các quyết định về tài chính Sau đó, Tversky và Kahneman (1979), Kahneman và Tversky (1981) phát triển lí thuyết kì vọng và lí thuyết hữu dụng kì vọng Tài chính hành vi có 3 nhóm nghiên cứu chính: về doanh nghiệp, về thị trường và về cá nhân (nhà đầu tư) Trong phạm vi luận án này chỉ trình bày tổng quan về tài chính hành vi của cá nhân.

Các giả định của lí thuyết thị trường hiệu quả cho rằng thông tin được cung cấp chính xác, tin cậy và cân xứng cho các cá nhân và nhà đầu tư (North, 1994) Tuy nhiên, trên thực tế thì vấn đề thông tin bất cân xứng trên thị trường có ảnh hưởng rất lớn đến hành vi tài chính của các cá nhân Do đó, tài chính hành vi xem xét con người như một chủ thể “bình thường”, không hoàn hảo, và do những hạn chế về khả năng xử lý thông tin, con người thường đưa ra những xét đoán sai lệch trong quá trình ra quyết định Tài chính hành vi ghi nhận vai trò quan trọng của cảm xúc trong các quyết định tài chính, và điều này có khuynh hướng được tìm hiểu thông qua phương pháp kinh nghiệm dựa vào hiệu ứng – từ đó đưa ra các vấn đề liên quan đến thái độ tài chính và hành vi tài chính.

Các nghiên cứu về tài chính hành vi đã chỉ ra rằng, các cá nhân khi đưa ra các quyết định về tài chính thì thường:

Thứ nhất, có khuynh hướng xem trọng khả năng bù đắp một khoản lỗ hơn là kiếm được nhiều lợi nhuận (Levy, 2010) Trong trường hợp khoản đầu tư có khả năng mang lại lợi nhuận, các cá nhân thích nắm chắc ngay khoản lợi nhuận hiện tại hơn việc cố gắng tiếp tục đầu tư để thu được nhiều lợi nhuận hơn trong tương lai Trong trường hợp ngược lại, khi khoản đầu tư có nguy cơ thua lỗ, họ lại cố gắng duy trì với hy vọng tình hình sẽ khá hơn và có thể sinh lời trong tương lai bất chấp rủi ro thua lỗ nhiều hơn rất lớn Điều này cũng cho thấy rằng: các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường (đặc biệt là thị trường chứng khoán) có xu hướng bán các tài sản tài chính đi sớm (trong trường hợp có lãi), và giữ lại lâu hơn (trong trường hợp bị lỗ).

Thứ hai, có xu hướng chia tách các quyết định vào các “tài khoản ảo” riêng trong trí não thay vì kết hợp chúng lại thành một thể thống nhất và thường xử lý các quyết định này độc lập, không chú ý đến tính tương quan của chúng Cũng từ đó, họ đưa ra các quyết định nhìn tưởng hợp lý, nhưng thật ra lại sai lầm – từ đây hình thành nên nhóm nghiên cứu về sự tự tin quá mức và vấn đề lệch lạc (Glaser và Weber, 2010) Hiệu ứng phân bổ tài khoản này cũng có thể được lý giải bằng sự tự lừa dối, sợ rằng nếu bán mà bị lỗ sẽ cảm thấy bản thân có quyết định đầu tư kém, hay sự tiếc nuối, tức lỡ bán rồi mà giá lên thì sao? Hiệu ứng phân bổ tài khoản cũng giúp lý giải một phần vì sao trong những thị trường tăng giá thì khối lượng giao dịch tăng cao hơn khi thị trường giảm giá tại các thị trường lớn. Đối với vấn đề tự tin thái quá, các cá nhân thường cho rằng, bản thân mình “giỏi” hơn những người khác, thường “phóng đại” những hiểu biết của mình nên sẽ giao dịch nhiều hơn Trạng thái quá tự tin làm tăng các hoạt động giao dịch bởi vì nó khiến các cá nhân sẵn sàng bảo vệ quan điểm của họ mà bỏ qua việc tham khảo thêm ý kiến từ bên ngoài.

Lệch lạc do tình huống điển hình: các cá nhân có xu hướng phân loại các sự kiện điển hình hoặc tiêu biểu, được xem như khuôn mẫu tin cậy nên sẽ dự đoán về thị trường theo một khuôn mẫu mà quên đi rằng khả năng để thị trường phát tín hiệu giống nhau rất hiếm.

Tính bảo thủ: Khi điều kiện kinh tế thay đổi mọi người có xu hướng chậm phản ứng với thay đổi đó, họ gắn nhận định của mình với tình hình chung trong một thời kỳ dài hạn trước đó Nghĩa là khi có tin nền kinh tế suy giảm, họ cho rằng chỉ tạm thời, dài hạn nền kinh tế vẫn đi lên, mà không nhận thấy có thể tin đó là tín hiệu cho một chu kỳ suy thoái dài hạn đã bắt đầu Sau một khoảng thời gian nhận thấy tình hình vẫn chưa cải thiện thì mọi người đổ xô đi bán cổ phiếu Kết quả, thị trường lại biến động bất thường. Vấn đề này cũng thường đi với vấn đề lệch lạc do quen thuộc.

Tâm lý “bầy đàn”: Tâm lý “bầy đàn” luôn tồn tại trong quá trình ra quyết định của các cá nhân, bất kể việc họ có kinh nghiệm hay không Khi cá nhân đối đầu với ý kiến của nhóm, họ có xu hướng thay đổi những câu trả lời của mình, vì họ nghĩ rằng, tất cả những người khác có thể không sai.

Như vậy, thành công của nhóm nghiên cứu về tài chính hành vi đã giải thích được vấn đề về phản ứng của các cá nhân trên thị trường, trước hết về vấn đề sử dụng tài sản tài chính ra sao Tuy nhiên, bản thân nhóm nghiên cứu này cũng có những vấn đề nhất định như:

Thứ nhất, các nghiên cứu về tài chính hành vi đều là những nghiên cứu giả định và bị phê phán bởi các nghiên cứu theo lí thuyết thị trường hiệu quả (Fama, 1998) Phần lớn các công trình đã công bố về tài chính hành vi đều là những nghiên cứu thực nghiệm để chứng minh tính phổ biến của thị trường từ đó đưa ra các hàm ý chính sách về hành vi của các cá nhân liên quan đến sử dụng các loại tài sản tài chính Như vậy, nếu trong một “tổng thể” lớn thì các nghiên cứu về tài chính hành vi khó có thể phát triển được.

Thứ hai, mặc dù có liên quan đến hành vi tài chính của các cá nhân (và sâu xa hơn là hành vi của doanh nghiệp và thị trường) thì nhánh nghiên cứu về tài chính hành vi cũng chỉ tập trung vào cá nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán, tức là nhóm các cá nhân có kiến thức tài chính và thái độ tài chính tốt, đặc biệt là “không nghèo” Tức là các quyết định liên quan đến tài chính của nhóm người này sẽ khác đối với nhóm người nghèo: trước hết phải đáp ứng các nhu cầu cơ bản về cuộc sống, sau đó mới tiến đến các khoản đầu tư – dù rằng nhóm người nghèo cũng có những đặc điểm tương tự mà tài chính hành vi nêu ra: tâm lí bầy đàn, sợ rủi ro, các vấn đề về lệch lạc.

Trong các nghiên cứu về hành vi, mặc dù không thuộc lí thuyết về tài chính hành vi, song vẫn cần đề cập đến lí thuyết hành động hợp lí (Theory of Reasoned Action – TRA) của Fishbein và Ajzen (1975) Nhóm lí thuyết này trả lời các vấn đề liên quan đến hành vi của con người nói chung – trong đó có hành vi tài chính Theo lý thuyết này, ý định hành vi có thể được giải thích bằng thái độ đối với hành vi và mức quy chuẩn chủ quan Thái độ đối với hành vi được định nghĩa là: cảm xúc tích cực hay tiêu cực của một cá nhân về thực hiện các hành vi mục tiêu, còn quy chuẩn chủ quan được đề cập là: người khác cảm thấy thế nào khi bạn làm một việc nào đó Hạn chế lớn nhất của mô hình này là cho rằng toàn bộ hành vi của một cá nhân đều do lí trí của chính mình Để khắc phục những nhược điểm của mô hình TRA, Ajzen và Fishbein (1980) đã đưa ra mô hình lý thuyết hành vi có kế hoạch (Theory of Planned Behavior - TPB) Mô hình TPB cho rằng yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến việc đưa ra quyết định của con người là thái độ Sự mở rộng của lý thuyết TPB khi nghiên cứu cho rằng thái độ, hành vi kiểm soát cảm nhận và mức quy chuẩn chủ quan có ảnh hưởng đến ý định hành vi và hành vi của cá nhân (Ajzen, 1991) Nhân tố hành vi kiểm soát cảm nhận (Perceived Behavioral Control) được thêm vào để thể hiện sự khó khăn hay dễ dàng khi thực hiện một hành vi cụ thể và việc thực hiện hành vi đó có bị kiểm soát hay không Lý thuyết này được một số nghiên cứu cho rằng tối ưu hơn trong việc giải thích và dự đoán hành vi của người tiêu dùng trong một nội dung và hoàn cảnh cụ thể Tuy nhiên, các nghiên cứu của nhóm lí thuyết này đi về vấn đề giải thích hành vi của cá nhân nói chung hơn các hành vi về vấn đề tài chính – đặc biệt lại không có nghiên cứu nào về hành vi của người nghèo Do vậy, đây sẽ là một trong những nền tảng của tác giả khi phát triển cơ sở lí thuyết, cùng với lí thuyết về tài chính hành vi.

Nhóm nghiên cứu về tài chính vi mô

Đối với nhánh nghiên cứu về nghèo đói cũng như các biện pháp để xóa đói giảm nghèo bằng cách hỗ trợ tài chính, đây là một nhánh nghiên cứu quan trọng Tuy nhiên, tài chính vi mô không có nền tảng lí thuyết gốc rõ rệt, mà phải dựa vào 1 số các nhánh nghiên cứu sau đây: Đầu tiên, là nhánh nghiên cứu về đào tạo kiến thức cho con người (trong đó có đào tạo tài chính để hình thành nên kiến thức tài chính) và minh chứng rằng đây là nền tảng của phát triển bền vững Nhánh nghiên cứu về vốn con người cho rằng nếu không phát triển con người thì khó có thể phát triển kinh tế bền vững, bởi nếu không có nhân tố con người thì không thể sử dụng hiệu quả vốn vật chất: ví dụ như đất đai, máy móc… thì vẫn phải “vận hành” bởi con người (Schultz, 1961) Từ vấn đề vốn con người, các nghiên cứu về dân trí tài chính hay sinh kế bền vững có nền tảng để phát triển Có thể thấy rằng, nếu ứng dụng nhánh nghiên cứu này vào phát triển DTTC thì có thể phát triển kiến thức tài chính của các cá nhân.

Trong nghiên cứu về vốn con người, có thể chia thành 2 mảng nhỏ hơn

Nhóm nghiên cứu cho rằng một trong các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế (và tất nhiên, kéo theo tăng trưởng kinh tế là sự tăng lên của thu nhập của các cá nhân) là sự tích lũy kiến thức (hoặc các ý tưởng mới), từ đó tập trung vào đánh giá tác động của vốn con người lên tăng trưởng thông qua các mô hình kinh tế (mô hình tăng trưởng nội sinh) Nhóm nghiên cứu này được đặc trưng bởi Arrow (1969), Romer

(1990), Audretsch và Feldman (1996) Nhóm nghiên cứu này đã đưa ra những quan điểm khác nhau về kiến thức và vốn con người: vốn con người là tổng thể các kiến thức, kỹ năng, thái độ, hành vi… của một cá nhân và thậm chí là cả một tập thể trong quá trình tích lũy lâu dài Các nghiên cứu trên có mối quan hệ mật thiết với ý tưởng cho rằng, trong phát triển kinh tế - đặc biệt là kinh tế tại các nước đang phát triển – cần chú trọng đến vấn đề nghiên cứu và triển khai các hoạt động hình thành nên vốn con người,bởi có phát triển được hoạt động này thì mới có thể tạo ra mức tăng trưởng nhanh và bền vững (Romer, 1990) Tuy nhiên, đưa ra hàm ý chính sách và đánh giá tác động của tác giả này thường dành cho các nước phát triển, bởi để đạt đến khả năng có thể nghiên cứu và triển khai thì phải có được mức vốn con người – tức là phải tạo ra được một ngưỡng nhất định – và từ ngưỡng này mới có thể nghiên cứu và triển khai các sản phẩm mới Nhóm nghiên cứu đã chứng minh được rằng, khi đầu tư vào vốn con người thì sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong một thời kỳ nhất định, từ đó tác động đến mức thu nhập của một nhóm đối tượng trong một thời kỳ cụ thể Nhưng hạn chế là khó có thể áp dụng vào khu vực nông thôn tại các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi, bởi khu vực này thiếu cả nguồn lực vật chất lẫn nguồn lực con người nhất là nhóm đối tượng liên quan đến nghèo đói như người nghèo, vùng nghèo (OECD, 2015, Nguyễn Thị Hoa, 2009, Thái Phúc Thành,

2014) Nếu cho rằng nghiên cứu của Romer (1990) là lý thuyết gốc về vốn con người thì lại có rất nhiều các giả thuyết ràng buộc – tức là khó có thể áp dụng vào những khu vực hẹp – điển hình là khu vực nông thôn của các nước đang phát triển hoặc các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi; hoặc đối tượng là người nghèo (tất nhiên, tùy theo từng chuẩn nghèo của các quốc gia) Ngoài ra, nhóm nghiên cứu này vấp phải một quan điểm: trong mối tương quan giữa vốn con người và tăng trưởng kinh tế thì đâu là biến độc lập và đâu là biến phụ thuộc? Nếu coi vốn con người là biến độc lập thì đương nhiên có tác động đến tăng trưởng kinh tế (Romer, 1990) Tuy nhiên, nếu theo chiều ngược lại thì tăng trưởng kinh tế cũng có những tác động nhất định đến vốn con người bởi khi có tăng trưởng kinh tế thì mỗi quốc gia sẽ có nhiều nguồn lực hơn để phát triển con người, và bản thân việc di cư giữa các vùng hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế (Lau và cộng sự, 1993). Ứng dụng hướng nghiên cứu này tại các quốc gia có nền kinh tế đang chuyển đổi như Việt Nam, có thể kể đến nghiên cứu của Moock và cộng sự (2003), Nguyen (2004), Trần Thọ Đạt và Đỗ Tuyết Nhung (2008), Thái Phúc Thành (2014), Patrinos và cộng sự

(2018) Đa phần các nghiên cứu này sử dụng cách tiếp cận vi mô, tức là đánh giá tác động của vốn con người lên thu nhập của các đối tượng khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định, thường kéo dài trong khoảng giai đoạn 1993 – 2006; và không tập trung vào nhóm đối tượng là người nghèo hoặc đối tượng sinh sống ở khu vực nông thôn Thậm chí, các nghiên cứu này lại đưa ra những kết quả khác nhau về cùng một vấn đề nghiên cứu Ví dụ: theo nguyên tắc thì vốn con người cao hơn thì phải tạo ra tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cao hơn, nhưng những bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam lại cho thấy vùng đồng bằng sông Hồng có số năm đi học cao nhất Việt Nam nhưng lại có GDP ở mức thấp; trong khi vùng đồng bằng sông Cửu Long thì tỷ lệ đi học không cao, nhưng GDP lại đứng thứ 3 trong các vùng kinh tế (Trần Thọ Đạt và Đỗ TuyếtNhung, 2008, Patrinos và cộng sự, 2018) Một nghịch lí là nếu như càng đầu tư vào vốn con người (ví dụ như tỷ lệ giáo viên trên học sinh, hay tỉ lệ biết đọc biết viết) thì lại không đưa ra được những bằng chứng về tăng trưởng kinh tế và thu nhập, đặc biệt tại khu vực nông thôn Nghiên cứu của Thái Phúc Thành (2014) còn đánh giá, việc đầu tư vào vốn con người (như trình độ giáo dục, trình độ chuyên môn) cho khu vực nông thôn không mang lại kết quả, tức là ngược với một số nghiên cứu trước và kể cả sau này.

Hướng nghiên cứu cho rằng vốn con người là sự tích lũy kiến thức, kỹ năng, chuyên môn… theo thời gian Nhánh này được đặc trưng bởi các nghiên cứu nền tảng của Lucas (1988), sau đó được phát triển bởi Rebelo (1991), Mankiw và cộng sự (1992). Hướng nghiên cứu của Lucas đơn thuần là một dạng mô hình tích hợp kiến thức của các cá nhân trong quá trình sinh sống, nhưng đơn giản hơn so với hướng nghiên cứu thứ nhất (vì ít ràng buộc), nên nhánh này được phát triển nhiều (Trần Thọ Đạt và Đỗ Tuyết Nhung, 2008) Nhánh này đã thúc đẩy sự phát triển các nghiên cứu về tài chính vi mô, và cũng chứng minh vấn đề: nếu người nghèo không được hỗ trợ để có thể tiếp cận vốn trên thị trường thì sẽ lại rơi vào vòng luẩn quẩn của nghèo đói Bị giới hạn trong khả năng vay vốn, người nghèo khó có thể có khả năng sử dụng các dịch vụ khác nhau trong nền kinh tế (do không có tiền!), nên không thể đầu tư vào học hành hoặc kinh doanh (Morduch, 1999, Ledgerwood, 1998, Ledgerwood và cộng sự, 2013) Các nghiên cứu đã đề cao được vai trò của chính phủ trong việc thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế thông qua việc đầu tư trực tiếp hay gián tiếp vào giáo dục, đặc biệt là mảng tài chính vi mô và tài chính dành cho người nghèo Vì vậy, điều cần thiết là cần phải miễn phí giáo dục (tiểu học và trung học) hoặc để có thể tăng trưởng kinh tế bền vững thì có thể tạo ra các chương trình tín dụng công để làm gia tăng phúc lợi xã hội Các hàm ý chính sách được đưa ra đã tạo tiền đề để xây dựng các tổ chức tài chính vi mô tại các nước đang phát triển và kém phát triển trên thế giới Tuy vậy, các nghiên cứu trên vẫn vấp phải một số phê phán từ các bằng chứng thực nghiệm Điển hình trong các nhóm phê phán có thể đề cập đến như đã quá đề cao vai trò của vốn con người, và một số chính sách (như chính sách liên quan đến hỗ trợ con người học tập) dường như đang rơi vào ý tưởng trực quan của người viết Minh chứng cho việc này là nếu chính phủ trợ cấp cho khu vực tư nhân trong giáo dục thì lại làm giảm tăng trưởng (Zhang, 1996), bởi việc này làm cho khu vực tư nhân sẽ tận dụng các khoản thuế để phát triển các hoạt động khác; hoặc sẽ tạo ra quá nhiều giáo dục dẫn đến sự thay thế không hiệu quả giữa lao động có trình độ chuyên môn cao và lao động phổ thông trong thời gian đủ dài (Upadhyay, 1994) Kết quả của Jones và Williams (2000) còn cho thấy, việc đầu tư vào vốn con người dường như không có hiệu quả khi tăng trưởng kinh tế không theo kịp với tốc độ đầu tư của chính phủ Nguyên nhân của tình trạng này là mỗi nước khác nhau có một đặc điểm kinh tế khác biệt về mặt thể chế, các chính sách thương mại, pháp luật… làm cho dữ liệu thu thập bị sai khác (Tallman và Wang, 1994, Li và cộng sự, 1998, Gujarati và Porter,

2003), nên đưa ra kết quả của mô hình cũng khác nhau.

Tại Việt Nam, một số nhà nghiên cứu cũng đi theo hướng này, trong đó chủ yếu dựa vào các dữ liệu mảng để phân tích tác động của vốn con người tới tăng trưởng kinh tế tại từng tỉnh và từng vùng (Scott và Chuyen, 2004, Trần Thọ Đạt và Đỗ Tuyết Nhung,

2008, Klump và Bonschab, 2004) Các hàm ý chính sách đưa ra từ các nghiên cứu về cơ bản đều đi theo hướng đề xuất của nhóm nghiên cứu thứ nhất, tức là cũng đầu tư vào con người như giáo dục, y tế, hoặc khuyến khích đầu tư thêm vào cơ sở vật chất Nhưng một trong những hạn chế lớn nhất là vẫn không chứng minh được việc đầu tư như thế nào sẽ có hiệu quả cao.

Như vậy, về cơ bản, nhóm nghiên cứu này cho rằng đầu tư vào con người sẽ mang lại lợi ích trong tương lai, đặc biệt là đầu tư về kiến thức tài chính Tuy nhiên, vì những đặc điểm khác nhau về nhân khẩu học, địa lý, chính sách… nên các bằng chứng thực nghiệm vẫn đưa ra những kết quả mâu thuẫn Một số hàm ý chính sách liên quan đến khu vực nông nghiệp và nông thôn; hoặc về đối tượng là người nghèo vẫn không đạt được kết quả khả quan như cách thức đào tạo về kiến thức, kỹ năng ra sao; hoặc xác định mức vốn con người ở thời điểm hiện tại như thế nào để đưa ra các chương trình định hướng về thái độ, hành vi, kiến thức, nhất là trong mảng tài chính vẫn chưa được phát triển Do vậy, việc mở rộng các vấn đề liên quan đến vốn con người (trong đó có một cấu phần của nó là Dân trí tài chính) cần được bổ sung nhằm đưa ra các bằng chứng thực nghiệm để phát triển kinh tế bền vững.

Nhánh nghiên cứu thứ hai mà tài chính vi mô dựa vào nền tảng là nhánh nghiên cứu về sinh kế bền vững Nhóm nghiên cứu về sinh kế bền vững được phát triển trên nền tảng của các nghiên cứu về xóa đói giảm nghèo Trong các nghiên cứu thuộc nhóm này, đa phần các tác giả đều đồng thuận: các luận điểm chính của sinh kế bền vững bao gồm:

(1) các cá nhân, hộ gia đình sử dụng các nguồn lực hiện tại (con người, tài chính, tự nhiên, vật chất và các yếu tố xã hội) nhằm ứng phó với những thay đổi của thiên nhiên và thị trường nhằm đạt được sinh kế bền vững (2) Con người là yếu tố cốt lõi trong khung sinh kế bền vững, do vậy, để có được một khung sinh kế thì chính phủ phải đưa ra các chương trình trợ cấp liên quan đến việc tạo lập cho người nghèo một khả năng để có thể tự phát triển được hoạt động sản xuất kinh doanh trong lâu dài Nhóm nghiên cứu này là nền tảng chính về tài chính vi mô (3) Vì con người là vấn đề trung tâm trong sinh kế, nên việc xóa đói giảm nghèo phải hướng đến việc tạo lập cho các cá thể trong nền kinh tế một nền tảng vững chắc về thể chế, môi trường, xã hội và kinh tế, trong đó phải có yếu tố giáo dục về tài chính và cách thức sinh hoạt (Chambers và Conway, 1992,Scoones, 1998, Ashley và Carney, 1999, Solesbury, 2003).

Thành tựu lớn nhất của nhóm nghiên cứu về sinh kế bền vững là đã đưa ra được một khung nghiên cứu nhóm lại trong 5 yếu tố chính: (1) nguồn lực sinh kế; (2) hoạt động sinh kế; (3) kết quả sinh kế; (4) thể chế và chính sách; (5) các tác động bên ngoài (Solesbury, 2003) Trong 5 nhóm yếu tố này thì nguồn lực sinh kế là yếu tố quan trọng nhất, bao gồm nguồn lực tài chính và nguồn lực con người và một số nguồn lực khác. Việc ứng phó với sự thay đổi của môi trường, đặc biệt là biến đổi khí hậu và việc di cư nông thôn đã đặt vấn đề tài chính và giáo dục về cách làm ăn, sinh sống của các cá nhân lên làm trọng tâm (Dey và Prein, 2004, DfID, 1999) Khi đó mới có thể thay đổi được thái độ và hành vi của người nghèo tại khu vực nông thôn, nhất là các vấn đề liên quan đến tài chính.

Do nghiên cứu về sinh kế bền vững thường tiến hành với đối tượng là người nghèo của khu vực nông thôn nên đây cũng là nền tảng của tài chính vi mô (Scoones, 1998, Ledgerwood và cộng sự, 2013) Việc đưa ra một khung chương trình nhằm hướng đến việc giảm nghèo cần thiết đối với khu vực này Chính vì thế, khi đưa ra được hướng giảm nghèo trên cơ sở kết hợp được nhiều chương trình, dự án của chính phủ, ví dụ như các chương trình hỗ trợ tài chính cho người nghèo tại khu vực nông thôn, giáo dục tài chính cá nhân hay hướng dẫn việc sử dụng các sản phẩm tài chính qua hệ thống ngân hàng (trên góc độ tài chính – nằm trong tính bền vững về xã hội); hoặc tạo ra sản phẩm mới hoặc có cơ chế riêng để giúp người nghèo tại vùng nông thôn có thể tự thích ứng được trong dài hạn (Armitage và cộng sự, 2009, Smit và Wandel, 2006) Tuy nhiên, bản thân nhóm nghiên cứu này cũng có một số vấn đề về mặt thực tiễn liên quan đến vấn đề con người, trong đó có người nghèo ở khu vực nông thôn như:

Thứ nhất, mục tiêu của tác giả là vấn đề làm sao người nghèo có thể tồn tại và có thể phát triển được Đây là vấn đề ưu tiên hàng đầu của cả các nhà nghiên cứu và các nhà làm luật (Vũ Thị Hoài Thu, 2013) Nhưng khi đã có được một khung sinh kế bền vững (dựa trên các hỗ trợ của chính phủ hoặc các tổ chức khác), và các đối tượng hưởng lợi đã thoát nghèo thì nhóm lý thuyết này lại không đưa ra được các hàm ý chính sách tiếp theo bởi khi đã thoát nghèo thì nhóm người này lại hướng đến các mục tiêu khác như bình đẳng giới, hoặc sự cân bằng giữa mục tiêu vật chất và phi vật chất.

Thứ hai, trong việc phát triển sinh kế bền vững cho khu vực nông thôn (thường hướng tới đối tượng là người nghèo) thì thể chế và chính sách đóng vai trò quan trọng(Scoones, 1998) Chính vì thế, các hàm ý về thể chế và chính sách nhằm tạo ra khung sinh kế bền vững cho người nghèo đều liên quan đến việc giáo dục chính sách tài chính nhằm tạo ra khả năng tiết kiệm, hoặc có thể sử dụng đồng vốn một cách phù hợp Trong khung sinh kế này, việc hướng dẫn người nghèo biết đọc, biết viết, biết tính toán cũng là một phần quan trọng về mặt thể chế (Ledgerwood và cộng sự, 2013) Sau khi đã biết đọc và biết viết mới hướng dẫn người nghèo các kiến thức về tài chính Nhưng việc điều tra thực tiễn cho thấy, người nghèo có được kiến thức tài chính tốt (liên quan đến vấn đề hiểu biết – thuộc phạm trù con người trong sinh kế bền vững) thì vẫn không thể thoát nghèo do những vấn đề liên quan đến thái độ và hành vi tài chính còn “lệch lạc” (Nguyễn Kim Anh và cộng sự, 2017).

Nhóm nghiên cứu về dân trí tài chính

Do chưa có sự thống nhất trong nội hàm của DTTC nên các nghiên cứu về DTTC thường không phân thành các trường phái, nhưng về cơ bản có thể chia thành các nhóm nhỏ: (1) nghiên cứu về yếu tố tác động đến DTTC; (2) nghiên cứu về phương pháp đo lường DTTC; (3) nghiên cứu về hàm ý chính sách Trong phạm vi phần này của luận án, chỉ trình bày về nhân tố tác động đến DTTC và ảnh hưởng của DTTC đến thu nhập.

1.3.1 Nhóm nghiên cứu về nhân tố tác động đến dân trí tài chính

● Yếu tố về trình độ học vấn

Các quan điểm về tác động của trình độ học vấn theo cách tiếp cận này cũng có nhiều điểm tương đồng do dựa trên kết luận về vốn con người Brown và Graf (2013) chỉ ra mối quan hệ tương quan chặt chẽ giữa DTTC và trình độ học vấn Cùng quan điểm trên, Atkinson và Messy (2012) cho thấy ở Đức, Malaysia và Ba Lan thì các cá nhân có học vấn cao hơn có điểm số DTTC cao hơn Tùy từng phạm vi nghiên cứu mà các tác giả đánh giá trình độ học vấn của các cá nhân, ví dụ như học vấn của bố mẹ có tác động đến DTTC của con cái hay không Tuy nhiên, đối với người nghèo hoặc người lớn tuổi thì việc xác định trình độ học vấn lại khó khăn, khi mà thế hệ trước của họ không có điều kiện học tập hoặc đã qua đời. Ở mỗi quốc gia đều có cách đo lường trình độ học vấn riêng biệt, nên kết luận cụ thể về tác động của trình độ học vấn lên DTTC vẫn chưa đồng nhất tạo ra khoảng trống của những nghiên cứu này Một đặc điểm đặc trưng của Việt Nam là tuy trình độ học vấn cao, nhưng thu nhập lại thấp (Trần Thọ Đạt và Đỗ Tuyết Nhung, 2008) – thể hiện qua thu nhập bình quân đầu người hoặc GDP Đặc biệt, khu vực đồng bằng sông Hồng là nơi có trình độ học vấn cao nhất cả nước, nhưng tính bình quân GDP lại thấp gần nhất Vì vậy, việc đánh giá học vấn tác động lên DTTC trong bối cảnh Việt Nam là một khe hở có thể tiếp tục khai thác.

● Yếu tố về thu nhập

Jonubi và Abad (2013) đã chỉ ra rằng thu nhập đóng một vai trò quan trọng trong hành vi tiết kiệm của con người: khi thu nhập tăng thì tiết kiệm tăng Các nghiên cứu ở Estonia, Na Uy, Cộng hòa Séc, Hungary, Ireland, Malaysia và Nam Phi cho thấy rằng thu nhập càng cao thì điểm DTTC càng tốt (Monticone (2010); Lusardi và Mitchell (2011b), Bhushan và Medury (2013); Potrich và cộng sự (2015)) Tuy nhiên, ở Armenia và Ireland, người tiêu dùng thu nhập trung bình có hiểu biết về tài chính tốt nhất và ở

Na Uy có rất ít sự khác biệt giữa người tiêu dùng trung bình và người có thu nhập cao. Quan điểm này cũng được ủng hộ trong các nghiên cứu của Lusardi và Mitchell (2007), Lusardi và cộng sự (2011b). Đa phần, các nghiên cứu trên đều đo lường thu nhập thông qua việc trả qua thẻ ngân hàng, tuy nhiên, tại các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi, việc sử dụng tiền mặt rất nhiều (Nguyễn Kim Anh và cộng sự, 2014, Nguyễn Kim Anh và cộng sự, 2017, World Bank, 2014) nên việc đánh giá thu nhập không phù hợp Thêm vào đó, một trong những đặc trưng của vùng nông thôn Việt Nam là việc “đổi công” trong quá trình sản xuất và thu hoạch các sản phẩm nông nghiệp – và hoạt động này thường không được hạch toán vào thu nhập Vì vậy, việc tính toán và đánh giá lại thu nhập cũng như tác động của nó lên DTTC là một yêu cầu cần thiết.

Banks và Oldfield (2007) chỉ ra những người có việc làm ổn định sau khi nghỉ hưu có DTTC cao hơn nhóm người có việc làm không ổn định sau khi nghỉ hưu Bhushan và Medury (2013) dựa trên cơ sở tính chất của việc làm, đã chia đối tượng nghiên cứu thành hai loại là nhân viên chính phủ và phi chính phủ Kết quả cho thấy cho thấy các nhân viên phi chính phủ có trình độ hiểu biết về tài chính cao hơn so với nhân viên chính phủ Nghiên cứu đã đưa ra kết luận rằng kết luận rằng bản chất của việc làm ảnh hưởng đến trình độ DTTC Kết luận này cũng được ủng hộ bởi Baker và Ricciardi(2014); Albeerdy và Gharleghi (2015); Nanziri và Leibbrandt (2018).

Cách tiếp cận theo việc làm phù hợp về mặt đánh giá DTTC, nhưng vẫn để lại một khoảng trống: đa phần phạm vi nghiên cứu của các nước thuộc các nghiên cứu trên là nước phát triển, thu nhập từ việc làm (cũng như từ trợ cấp xã hội rất cao), trong khi đó các nước phát triển lại không như thế Và nếu như đối tượng nghiên cứu là người nghèo lại hiếm khi có một việc làm mang tính chất hành chính hoặc đều đặn nên việc kiểm tra tác động của việc làm mang tính chất thời vụ của nhóm đối tượng này tại khu vực nông thôn vẫn còn bỏ ngỏ.

Agarwal và cộng sự (2009) đã chỉ ra rằng hiệu suất tài chính cao nhất ở trung niên vào khoảng 53 tuổi khi họ có những quyết định tài chính ít sai lầm hơn so với những người trẻ tuổi hơn hay là những người lớn tuổi hơn Tuy nhiên, Brown và Graf (2013) chỉ ra mối quan hệ nghịch chiều giữa tuổi tác và DTTC: những người trả lời có độ tuổi từ 36 - 50 tuổi có trình độ DTTC cao, trong khi đó nhóm tuổi dưới 35 tuổi và trên 65 tuổi chỉ có 45% số người trả lời trả lời tất cả các câu hỏi một cách chính xác Kết quả này cũng được chỉ ra trong một số nghiên cứu của Alessie và cộng sự (2008), Lusardi và Tufano (2015), Agarwal và cộng sự (2009), Lusardi và cộng sự (2010), Atkinson và Messy (2012), Lusardi và cộng sự (2017) Các nghiên cứu của Bhushan và Medury (2013); Nanziri và Leibbrandt (2018) lại chỉ ra rằng tuổi tác không thật sự có ý nghĩa thống kê khi đo lường DTTC Một trong những nguyên nhân của sự khác biệt này là các nghiên cứu này tiến hành trong những môi trường khác nhau (đa phần thuộc khu vực thành thị, và với những nhóm đối tượng không phải người nghèo), bỏ qua các nước chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Đông Á – khi mà mức độ tiêu dùng hay thái độ tài chính chịu ảnh hưởng lớn từ những người xung quanh, hoặc nhóm người già (Mai và Tambyah, 2011) Như vậy, các nghiên cứu trên vẫn có sự khác biệt và chưa đưa ra được một kết luận thống nhất về ảnh hưởng của yếu tố tuổi tác lên DTTC – đặc biệt là trong những nền kinh tế đang chuyển đổi như Việt Nam.

DTTC cũng có sự khác biệt lớn về giới tính, ví dụ, tại Hoa Kỳ, Thụy Điển, Ý, Nga và New Zealand, cũng như các nước có nền kinh tế phát triển (Atkinson và Messy, 2011, Atkinson và Messy, 2012) cho thấy nam có DTTC tốt hơn nữ Tuy nhiên, Bucher- Koenen và Lusardi (2011) đã chỉ ra rằng không có sự khác biệt quá rõ ràng giữa nam và nữ khi cùng đo lường về DTTC Kết quả nghiên cứu này dường như đi ngược lại với hầu như các nghiên cứu hiện nay đang có ở trên thế giới về DTTC Đây cũng là kết quả của các nghiên cứu Bhushan và Medury (2013); Nanziri và Leibbrandt (2018).

Một trong những vấn đề mà các nghiên cứu trên đã tiến hành là đa phần mẫu nghiên cứu đều tại các nước có nền kinh tế phát triển, hoặc vấn đề bình đẳng giới đã được đề ra và giải quyết trong thời gian khá dài Trong khi đó, tại các vùng nông thôn của các nước Đông Á và các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi như Việt Nam, bất bình đẳng giới vẫn là một trong những thách thức đối với việc giáo dục về DTTC hoặc tiếp cận các dịch vụ tài chính cơ bản (Nguyễn Kim Anh và cộng sự, 2017, Ledgerwood và cộng sự, 2013) Nhưng do sự phát triển của các tổ chức tài chính tài chính vi mô, sự hỗ trợ của chính phủ Việt Nam và các tổ chức khác, nhóm đối tượng phụ nữ nghèo ở vùng nông thôn đã có khả năng nâng cao DTTC và dần làm chủ cuộc sống của mình (Shakya và Rankin, 2008, Nghiem và cộng sự, 2012) Như vậy, quan điểm về ảnh hưởng của yếu tố giới tính lên DTTC ở trên thế giới vẫn chưa thật sự thống nhất hoàn toàn và vẫn có những khoảng trống nghiên cứu cần được phát triển thêm, nhất là tại các vùng có sự hỗ trợ của chính phủ về xóa đói giảm nghèo cũng như sự phát triển của tổ chức tài chính vi mô.

● Yếu tố chủng tộc và tôn giáo Ảnh hưởng của chủng tộc tới DTTC đã được nghiên cứu bằng nhiều công trình khác nhau như Bumcrot và cộng sự (2011) tại Hoa Kỳ, Crossan và cộng sự (2011) ở New Zealand; Alessie và cộng sự (2008) ở Hà Lan; Bagić (2011) ở Bosnia và Herzegovina; Trong nghiên cứu của Lusardi và Mitchell (2011b), Lusardi và cộng sự (2011a) cũng chỉ ra rằng chủng tộc cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến DTTC. Kết quả nhóm tác giả thu lại được là đã có một sự khác biệt nhất định trong việc nhận thức về DTTC giữa các nhóm chủng tộc Kết quả được ủng hộ trong nghiên cứu của Zhan (2006) tại Tây Ban Nha Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã chỉ ra rằng, những người tham gia có gốc Tây Ban Nha thường có điểm về kiến thức tài chính thấp hơn so với những dân tộc khác.

Alessie và cộng sự (2008) nghiên cứu đối với hơn 2.000 hộ gia đình bằng phương pháp điền bảng hỏi đã đưa ra kết quả rằng yếu tố tôn giáo ảnh hưởng tới DTTC Trong nghiên cứu này chia tôn giáo thành 4 nhóm chính là không có tôn giáo, đạo Tin Lành, Công giáo và các nhóm tôn giáo khác Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng nhóm người thuộc đạo Tin lành có kiểm soát về tài chính tốt hơn những người thuộc đạo Công giáo và các tôn giáo khác trong khi những người không có tôn giáo lại là những người có xu hướng đầu tư vào chứng khoán và bất động sản nhiều hơn những nhóm còn lại Kết quả này cũng được ủng hộ trong nghiên cứu của Nanziri và Leibbrandt (2018).

Tuy nhiên, đa phần các nghiên cứu trên được tiến hành tại các nước chịu ảnh hưởng của đạo Thiên Chúa, trong khi đó, tại các quốc gia có nền kinh tế đang chuyển đổi như khu vực Đông Nam Á hay Đông Á, Nho giáo và Phật giáo lại là những tư tưởng có ảnh hưởng lớn nhất Tran và cộng sự (2017) chỉ ra rằng, tại các nước thuộc khu vực này, người dân có tư tưởng tôn giáo không nặng nề, và cũng thường ít đến các cơ sở thờ tự. Thậm chí, tư tưởng “vô vi” còn cho thấy, việc tìm hiểu kiến thức tài chính cũng không quá nặng nề Như vậy, các nghiên cứu từ những khu vực khác nhau trên thế giới chỉ ra được rằng chủng tộc và tôn giáo là một yếu tố ảnh hưởng đến việc nhận thức và kiến thức tài chính nên ảnh hưởng của nó tới DTTC, nhưng lại chưa tìm hiểu tại các nước như Việt Nam – đặc biệt là của người nghèo khu vực nông thôn.

1.3.2 Nhóm quan điểm về tác động của dân trí tài chính lên thu nhập

Nếu như ảnh hưởng của thu nhập lên DTTC đã nghiên cứu và chứng minh ở trong các nghiên cứu khác nhau (trong tác giả về vốn con người), thì ảnh hưởng của DTTC lên việc nâng cao thu nhập của cá nhân vẫn chưa được nghiên cứu rõ ràng và cụ thể. Trong trường hợp coi DTTC là sự kết hợp của kiến thức, thái độ và hành vi tài chính để có thể ra quyết định tài chính và nâng cao mức độ tài chính của một cá nhân, thì thu nhập là một trong những chỉ tiêu đo lường mức độ tài chính của cá nhân Nói cách khác, DTTC có ảnh hưởng lên thu nhập.

Các nghiên cứu của Stango và Zinman (2009), Lusardi và Mitchell (2007) cũng ủng hộ quan điểm: việc cải thiện DTTC sẽ giúp một cá nhân đưa ra những quyết định tài chính tốt hơn, cho phép lên kế hoạch tốt hơn trong việc quản lý tài chính và sử dụng tiền bạc, vì thế ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của một cá nhân. Ảnh hưởng của DTTC lên thu nhập còn được chứng minh qua các việc nghiên cứu các hành vi nợ Agarwal và cộng sự (2009) đã thực hiện một nghiên cứu và đưa ra kết luận rằng những cá nhân có kiến thức về thẻ tín dụng sẽ thường đưa ra những sự lựa chọn khoản nợ tốt hơn Kết quả này cũng được ủng hộ bởi Lusardi và Tufano (2015) khi cho rằng việc điểm số DTTC thấp có liên quan tới việc chi phí nợ cao Courchane và Zorn (2005) đã đưa ra kết luận rằng nhân tố chính ảnh hưởng đến việc lựa chọn khoản vay hay kết quả của việc chi trả nợ chính là hành vi tài chính, một trong những nhân tố phản ánh nên mức độ DTTC của một cá nhân Việc lựa chọn khoản vay hay chi trả nợ là một trong những yếu tố được sử dụng để tính toán thu nhập khả dụng của một cá nhân, chính vì vậy, thông qua việc nghiên cứu hành vi nợ cũng có thể thấy rằng DTTC ảnh hưởng lên thu nhập.

Tuy nhiên, vẫn chưa có một nghiên cứu nào trên thế giới đưa ra một khẳng định rõ ràng về ảnh hưởng và xu hướng tác động của DTTC lên thu nhập của một cá nhân,đặc biệt là người nghèo khu vực nông thôn.

Khoảng trống nghiên cứu

Lusardi và Mitchell (2014) và rất nhiều các nghiên cứu khác trên thế giới đã chỉ ra rằng DTTC có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế mỗi quốc gia Thông qua các kết quả của các nghiên cứu đã được nêu ở phần trên, DTTC có tác động tới việc chi tiêu, đầu tư và tiết kiệm của từng cá nhân trong nền kinh tế biểu hiện qua lý thuyết, thái độ và hành vi của các chủ thể trong nền kinh tế Song, các kết quả của các tác giả còn nhiều điểm bất tương đồng; qua đó, bộc lộ ra một số vấn đề có thể được phát triển tiếp trong các nghiên cứu sau này Đây chính là khoảng trống của các nghiên cứu đã công bố, cụ thể:

Thứ nhất, về nội hàm của DTTC chưa thống nhất trong các nghiên cứu Khoảng trống giữa các nhân tố phản ánh DTTC – tức là bản thân DTTC được bao gồm 3 yếu tố là Thái độ tài chính, hành vi tài chính và kiến thức tài chính – và 3 nhân tố này phản ánh ra sao lên DTTC Cũng chính vì thế, nên đã xuất hiện khoảng trống về phương pháp tiếp cận để đánh giá về dân trí tài chính.

Thứ hai, việc phân tích và trình bày các kết quả đánh giá của các nghiên cứu tập trung nhiều đến phân tích định tính.

Nguyên nhân của các điểm bất đồng này có thể do sự khác biệt giữa quan điểm của các nhà nghiên cứu, đặc điểm riêng của từng vị trí địa lý, khác biệt về mẫu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu Cụ thể:

- Do các phương pháp đo lường chưa thống nhất, các bảng hỏi sử dụng cần được điều chỉnh cho phù hợp với thực tế tại các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi như Việt Nam.

- Đối tượng nghiên cứu của các nghiên cứu trên chỉ tập trung vào nhóm người có thu nhập trung bình trở lên, sinh viên và người sống ở khu vực thành thị Vậy, đối tượng người nghèo và người sống ở khu vực nông thôn chưa được đề cập đến.

- Các nghiên cứu đang tập trung vào hướng các nước phát triển như các nước OECD, Mỹ, Nhật… mà bỏ qua các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi như Việt Nam.

- Về đặc điểm nhân khẩu học, các nghiên cứu này đang tập trung vào các nước có mảng văn hóa mang tính chất tiêu dùng cao, nhưng lại bỏ qua các nước có tính chất cộng đồng lớn như Việt Nam, hoặc có ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo và Phật giáo (Mai và Tambyah, 2011, Nghiem và cộng sự, 2012, Tran và cộng sự, 2017).

Thứ ba, những đặc trưng riêng của Việt Nam có ảnh hưởng đến DTTC chưa được đề cập đến trong các nghiên cứu đã công bố.

Nền kinh tế Việt Nam có giai đoạn phát triển khác biệt so với kinh tế thế giới Sau quá trình đổi mới từ năm 1986, Việt Nam đang chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trường có định hướng của nhà nước Hiện tại, Việt Nam đang tạo điều kiện cho chính sách khởi nghiệp bao gồm: khung pháp lý để tạo thuận lợi cho khởi nghiệp; cơ chế vốn và đầu tư riêng cho khởi nghiệp; doanh nghiệp lớn đầu tư, hỗ trợ khởi nghiệp (Tang và Tan, 2015) Các thành phần kinh tế được khuyến khích phát triển, đồng thời Việt Nam đang cải thiện rất nhiều trong việc nâng cao đời sống của cư dân tại khu vực nông thôn (Nguyễn Kim Anh và cộng sự, 2017) nhưng việc tiếp cận các dịch vụ tài chính tại khu vực này vẫn rất thấp, đặc biệt là về kiến thức tài chính (Dinh và Nguyen, 2017) hay sử dụng các dịch vụ liên quan đến ngân hàng số (Phạm Bích Liên, 2016) Do vậy, việc đánh giá hiện trạng DTTC của người nghèo khu vực nông thôn Việt Nam vẫn còn bỏ ngỏ Thêm vào đó, trình độ tri thức của người dân còn kém Mặc dù World Bank (2014) cho rằng Việt Nam luôn nằm trong nhóm các quốc gia có tốc độ phổ cập giáo dục, xóa mù chữ nhanh nhất trên thế giới nhưng đối với một số khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa, vấn đề về tài chính hầu như còn nguyên sơ, chưa được phát triển, khả năng tiếp cận tài chính còn kém Vì vậy, việc đưa ra các bằng chứng thực nghiệm cũng như các hàm ý chính sách phù hợp để thúc đẩy DTTC cho người nghèo khu vực nông thôn cũng cần được xem xét. Đến hiện tại, chỉ có một số ít các nghiên cứu về DTTC tại Việt Nam Các số liệu DTTC trong các nghiên cứu của Việt Nam thường được đưa ra bởi các tổ chức tài chính quốc tế như World Bank (2015), Klapper và cộng sự (2015) Những số liệu này thường có những điểm hạn chế như số liệu đưa ra phục vụ cho mục đích so sánh các khu vực với nhau trên toàn thế giới chứ không phải để phục vụ mục đích nghiên cứu chuyên sâu tại Việt Nam; số liệu không chuyên sâu cho một nhóm đối tượng ở một vùng miền hay một độ tuổi nhất định; Chính vì thế các giải pháp các nhà hoạch định chính sách xây dựng nên trên thế giới vẫn chưa thật sự phù hợp với thực tiễn Việt Nam và có thể áp dụng tại Việt Nam Một số các nghiên cứu khác của Đinh Thị Thanh Vân và Nguyễn Đăng Tuệ (2018) tập trung vào vấn đề khởi nghiệp chứ không tập trung vào người nghèo.

Theo tìm hiểu của tác giả thì hầu như các nghiên cứu chưa đề cập tới mối quan hệ giữa thu nhập của người dân Việt Nam với DTTC Ở Việt Nam, với mức thu nhập ở mức trung bình thấp so với thế giới Đây là sự khác biệt rất lớn ở tầng lớp thu nhập trung bình - thấp của Việt Nam so với cùng tầng lớp thu nhập trung bình - thấp ở các nước trên thế giới Do vậy việc không đi sâu vào nghiên cứu thu nhập có thể gây nên những lỗ hổng lớn trong nghiên cứu về DTTC.

Những tác động của vấn đề này có thể ảnh hưởng trực tiếp tạo ra sai lệch trong kết quả nghiên cứu từ đó gây ra những sai lầm trong vận hành chính sách tại Việt Nam Với mục tiêu có thể đưa ra những nhân tố tác động, xây dựng nên một khung nghiên cứu DTTC cụ thể, chính xác; phân tích sự ảnh hưởng của DTTC lên thu nhập tại nông thôn Việt Nam Phát triển từ những kinh nghiệm của các nghiên cứu trước, đưa ra một số biện pháp có thể áp dụng phù hợp và dành riêng vào việc nâng cao và cải thiện DTTC tại Việt Nam, đề tài “ Dân trí tài chính của người nghèo tại khu vực nông thôn Việt

Nam ” đã được lựa chọn để nghiên cứu.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DÂN TRÍ TÀI CHÍNH CỦA NGƯỜI NGHÈO KHU VỰC NÔNG THÔN

Khái quát về người nghèo khu vực nông thôn

2.1.1 Khái quát về khu vực nông thôn

Khu vực nông thôn là một khu vực rộng lớn, xuất hiện ở hầu hết các quốc gia trên thế giới Nhìn chung, các quan điểm của các nghiên cứu đều cho rằng: “khu vực nông thôn là khu vực địa lý không bao gồm thị trấn và thành phố” Cụ thể hơn về quan điểm này, thì khu vực nông thôn bao gồm toàn bộ các cá nhân, hộ gia đình, vùng lãnh thổ không nằm trong khu vực đô thị.

Về đặc điểm của khu vực nông thôn, có thể kể đến như sau: Đây là khu vực người sinh sống, hoạt động kinh tế chủ yếu dưới dạng nông nghiệp Dân số tại đây thường tập trung dưới dạng nhóm nhỏ Đối với các nước đang phát triển, đời sống của người dân tại khu vực nông thôn phụ thuộc vào sản xuất nông – lâm – thủy sản; và thường không cao so với khu vực thành thị - tập trung nhiều ngành sản xuất công nghiệp và dịch vụ.

Do mức sống của người dân tại khu vực nông thôn thấp hơn khu vực thành thị nên khu vực nông thôn thường là nơi tập trung nhiều người nghèo, và cũng xảy ra hai hiện tượng chính: (1) đô thị hóa khu vực nông thôn, do những tác động về mặt chính sách, kinh tế cũng như đầu tư làm cho khu vực này dần trở thành khu vực thành thị do có thêm các nhà máy, khu công nghiệp cũng như đông dân cư hơn; (2) di cư từ khu vực nông thôn ra khu vực thành thị Nguyên nhân của việc này là người dân tại khu vực nông thôn muốn tìm một cuộc sống mới với thu nhập cao hơn ở khu vực thành thị Hậu quả làm cho khu vực nông thôn trở nên ít người sinh sống hơn, người còn ở lại phần nhiều là người già và trẻ em.

Phương thức sản xuất tại khu vực nông thôn của các nước đang phát triển phụ thuộc nhiều vào thời tiết, địa hình, chưa ứng dụng nhiều khoa học kỹ thuật Cũng vì thế, nên các sản phẩm đặc trưng của khu vực này chưa được biết đến nhiều thông qua các chỉ dẫn địa lý hay bảo hộ sản phẩm. Đa phần các quan điểm về khu vực nông thôn trên thế giới được pháp điển hóa thông qua luật – tức là xác định khu vực nào là khu vực thành thị, phần còn lại sẽ là khu vực nông thôn Trong luận án này, khu vực nông thôn được hiểu theo quan điểm của nghị định 55/2015/NĐ-CP: “Nông thôn là khu vực địa giới hành chính không bao gồm địa bàn của phường, quận thuộc thị xã, thành phố” Trong luận án này, khi nghiên cứu về khu vực nông thôn, tác giả sẽ tìm các xã thuộc các huyện sau khi đã điều chỉnh địa giới hành chính nhằm tránh tình trạng có các cá nhân thuộc khu vực thành thị.

Cá nhân thuộc khu vực nông thôn trong luận án này được hiểu là những người có hộ khẩu thường trú tại khu vực nông thôn (theo nghị định 55/2015/NĐ-CP) và có thời gian thực trú tại địa bàn ít nhất 6 tháng/năm; đồng thời có tổng thời gian cư trú (từ lúc sinh ra đến thời điểm hiện tại) ít nhất 50% Việc này nhằm tránh tình trạng các cá nhân đi học xa (trường hợp học sinh – sinh viên tham gia học tập tại các cơ sở giáo dục); hoặc có mức thu nhập không mang lại từ khu vực nông thôn.

2.1.2 Người nghèo khu vực nông thôn

Quan điểm về nghèo đói được nghiên cứu tại một số nước và khu vực trên thế giới, và cũng phát triển theo từng thời kỳ - do thu nhập của người dân tăng lên Có một số quan điểm về nghèo đói như Watts (1968) cho rằng: “nghèo được hiểu là thiếu khả năng thỏa mãn đối với các loại hàng hóa thông thường”; còn theo Sen (1976): “nghèo là thiếu khả năng hoạt động và kém phát triển, nghèo đói là vấn đề đa chiều”; theo ADB (1999):

“nghèo là tình trạng thiếu những tài sản cơ bản và cơ hội mà mỗi người có quyền được hưởng” Một số cách tiếp cận khác có thể đề cập đến nghèo đói thông qua ngưỡng nghèo như (1) xác định ngưỡng nghèo dựa vào thu nhập; (2) xác định ngưỡng nghèo dựa vào lượng calo đảm bảo cho 1 ngày làm việc; (3) xác định ngưỡng nghèo căn cứ vào các nhu cầu đời sống hàng ngày (Nguyễn Thị Hoa, 2009).

Nghèo có thể được xem xét với nghĩa là nghèo tuyệt đối hay tương đối Trần Xuân Cầu (2013) cho rằng: “Nghèo tuyệt đối là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thỏa mãn những nhu cầu cơ bản rất tối thiểu để duy trì cuộc sống như ăn, mặc, ở, nước sạch, vệ sinh môi trường và chăm sóc y tế, giáo dục, đi lại Nghèo tương đối, hay nghèo so sánh là sự nghèo khổ thể hiện sự bất bình đẳng trong quan hệ phân phối của cải xã hội giữa các nhóm xã hội, các tầng lớp dân cư và vùng địa lý”. Để đo lường nghèo hay xác định được người nghèo, về lý thuyết, phải đo lường được tất cả các khía cạnh thiếu hụt hay sự không thỏa mãn tất cả các nhu cầu cơ bản Ví dụ, thiếu hụt về nhu cầu ăn (dinh dưỡng, lương thực, thực phẩm,…), nhu cầu về mặc(đẹp, ấm,…), nhu cầu về ở (diện tích, chất lượng nhà ở),… Trên thực tế, do có sự tương quan khá chặt chẽ giữa mức thu nhập với mức độ tiêu dùng hay thỏa mãn những nhu cầu của con người; với xu hướng chung là mức thu nhập càng cao thì mức tiêu dùng càng cao và mức tiêu dùng này được hiểu là mức độ thỏa mãn các nhu cầu cơ bản càng cao Chính vì vậy, chuẩn nghèo (tuyệt đối) thường được xác định trên cơ sở một mức thu nhập hay chi tiêu, mà với mức thu nhập hay chi tiêu đó có thể đảm bảo thoả mãn được những nhu cầu cơ bản phù hợp trình độ phát triển kinh tế xã hội Đây là cách xác định chuẩn nghèo phổ biến ở các nước trên thế giới trong những năm gần đây.

Tất cả các chuẩn nghèo ở Việt Nam được ban hành bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chuẩn nghèo tuyệt đối Chuẩn nghèo quốc gia là chuẩn nghèo do Chính phủ ban hành, quy định và áp dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc Chuẩn nghèo này được dùng để xác định đối tượng nghèo để thực hiện các chính sách, chương trình giảm nghèo của Chính phủ.

Bảng 2.1 Chuẩn nghèo quốc gia giai đoạn 2000-2020

Giai đoạn Chuẩn nghèo/đói và khu vực áp dụng

2001 – 2005 – Nông thôn miền núi, hải đảo: 80.000 đồng/người/tháng.

– Nông thôn đồng bằng: 100.000 đồng/người/tháng.

– Thành thị: 150.000 đồng/người/tháng.

2006 – 2010 – Thành thị: 260.000 đồng/người/tháng.

– Nông thôn (cho cả miền núi và đồng bằng): 200.000 đồng/người/tháng

2011-2015 – Thành thị: 500.000 đồng/người/tháng.

– Nông thôn: 400.000 đồng/người/tháng

2015 - 2020 – Thành thị: 900.000 đồng/người/tháng hoặc 1.300.000 đồng/người/tháng nếu thiếu hụt 3 tiêu chí nghèo đa chiều – Nông thôn: 700.000 đồng/người/tháng hoặc 1.000.000 đồng/người/tháng nếu thiếu hụt 3 tiêu chí nghèo đa chiều

Nguồn: Quyết định 1143/2000/QĐ-LĐTBXH, Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg, Chỉ thị số 1752/CT-TTg; Quyết định 09/2011/QĐ-TTg, Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg

Như vậy, theo quan điểm của tác giả, người nghèo khu vực nông thôn là người có thu nhập không quá 700.000 đồng/người/tháng hoặc 1.000.000 đồng/người/tháng khi thiếu hụt 3 trong 5 tiêu chí sau đây: y tế; giáo dục; nhà ở; nước sạch và vệ sinh; thông tin.

Dân trí tài chính của người nghèo khu vực nông thôn

2.2.1 Khái niệm Dân trí tài chính của người nghèo khu vực nông thôn

“Financial Literacy” là một thuật ngữ có được hiểu theo nhiều cách khác nhau.Trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả sẽ sử dụng cách hiểu “financial literacy” làDTTC

(Chi tiết xem Phụ lục 1) Việc hiểu “literacy” thành dân trí phản ánh tương đối đầy đủ phương diện về hiểu biết và khả năng vận dụng các nguyên tắc, phương pháp về tài chính, kinh tế Nghiên cứu đầu tiên về DTTC được công bố vào năm 1992 (Noctor và cộng sự, 1992), và đến bây giờ, đây là một thuật ngữ được quan tâm và sử dụng trên toàn thế giới Cho đến nay đã rất nhiều nhà nghiên cứu đưa ra những định nghĩa và cách giải thích, tuy nhiên thuật ngữ này vẫn đang tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau theo từng nghiên cứu cụ thể.

DTTC được Noctor và cộng sự (1992) định nghĩa là khả năng đưa ra những phán đoán sáng suốt và đưa ra những quyết định hiệu quả liên quan đến việc sử dụng và quản lý tiền Trong khi đó, Schagen và Lines (1996) cho rằng một cá nhân được cho là có DTTC sẽ được hưởng lợi ích về thái độ và khả năng như hiểu biết về khái niệm quản lý tiền, kiến thức về các tổ chức tài chính và thái độ cho phép quản lý các vấn đề tài chính hiệu quả và có trách nhiệm Như vậy, ngoài ủng hộ quan điểm của Noctor và cộng sự

(1992), Schagen và Lines (1996) đã nghiên cứu và phát triển thêm khía cạnh thái độ của chủ thể.

Vitt và Anderson (2000) cho rằng DTTC có thể được định nghĩa là một người có khả năng hiểu, phân tích, quản lý và truyền đạt các vấn đề tài chính cá nhân DTTC là khả năng và kỹ năng để có kiến thức đúng đắn về các vấn đề tài chính của một cá nhân. Trình độ DTTC thấp có thể dẫn đến việc ra quyết định tài chính không phù hợp và điều này có thể dẫn đến nhiều vấn đề như nợ hoặc phá sản Phát triển từ nghiên cứu của mình, Vitt (2004) đưa ra định nghĩa DTTC bao gồm khả năng nhận thức các lựa chọn tài chính, thảo luận vấn đề về tiền và tài chính mà không có gặp trở ngại, dự định trong tương lai, và phản ứng lại thành thạo đến biến cố trong đời thực ảnh hưởng đến quyết định tài chính hàng ngày, trong đó có sự kiện trong nền kinh tế tổng quát Quan điểm này cũng tương đồng với khái niệm được đưa ra trong nghiên cứu của Mason và Wilson (2000).

Willis (2008) định nghĩa DTTC là khả năng có thể sử dụng kiến thức và kĩ năng để quản lý những nguồn lực tài chính của một cá nhân một cách hiệu quả cho việc bảo đảm tài chính trọn đời Quan điểm này cũng được ủng hộ trong các một số nghiên cứu khác trong đó nổi bật là của (Lusardi và Mitchell, 2011c, Lusardi và cộng sự, 2011a, Lusardi và cộng sự, 2017), khi định nghĩa DTTC là khả năng của cá nhân tiếp thu các thông tin về kinh tế và đưa ra những quyết định về kế hoạch tài chính, tích lũy của cải, lên kế hoạch hưu trí và các khoản nợ. Ở một phương diện khác, Cutler và Devlin (1996) quan niệm về DTTC bao gồm các khía cạnh của kiến thức và sự tự tin Tuy nhiên, nghiên cứu của tác giả tập trung chủ yếu vào kiến thức tài chính xung quanh các vấn đề đối với hưu trí và người sắp về hưu.

Ngoài ra, nghiên cứu không đề cập đến việc mọi người giải quyết vấn đề tài chính của họ hiệu quả như thế nào, nhưng ngụ ý rằng DTTC về cơ bản là một chức năng của việc truy cập thông tin tài chính Tương tự, trong một số nghiên cứu về DTTC trên thế giới cũng định nghĩa DTTC như “các kiến thức liên quan đến vấn đề tài chính” (Hilgert và cộng sự, 2003) Phát triển từ cách định nghĩa này, theo Moore (2003) DTTC lại được định nghĩa như những kinh nghiệm thực tế và hội nhập một cách chủ động kiến thức về vấn đề tài chính của những cá nhân.

Hiểu theo một cách rộng hơn thì Holzmann (2010) chỉ ra DTTC tại một số quốc gia là việc “chuyển đổi” kiến thức và hiểu biết về tài chính sang kỹ năng và năng lực tài chính, thái độ và hành vi, tức là ứng dụng được vào cuộc sống (hiện tại, các nghiên cứu này đề cập đến khái niệm well-being financial) DTTC được coi là quá trình mà người tiêu dùng cải thiện hiểu biết về các khái niệm và sản phẩm tài chính thông qua thông tin, hướng dẫn hoặc nhà đầu tư tài chính mục tiêu tư vấn, phát triển các kỹ năng và sự tự tin để nhận thức được các rủi ro và cơ hội tài chính, để thực hiện lựa chọn thông báo, để biết nơi cần giúp đỡ và thực hiện các hành động hiệu quả khác để cải thiện phúc lợi tài chính và bảo vệ người tham gia hoạt động OECD (2013) định nghĩa DTTC là việc kết hợp của nhận thức, kiến thức, kỹ năng, thái độ, và hành vi cần để ra quyết định tài chính và cuối cùng đạt được sự “giàu có” tài chính cá nhân Kết hợp từ những nghiên cứu trên, những năm gần đây, định nghĩa về DTTC đã được phát triển hơn Sekar và Gowri

(2015) định nghĩa DTTC là tổng hợp của sự nhận thức, thái độ và kỹ năng của cá nhân về những vấn đề tài chính.

Cho đến nay, định nghĩa về DTTC của OECD (2013), Lusardi và cộng sự (2011b), Lusardi và Mitchell (2017) được sử dụng trong nhiều nghiên cứu khác trên thế giới Tại Việt Nam, những nghiên cứu về DTTC cũng thường sử dụng cách định nghĩa của OECD, ví dụ như Khúc Thế Anh và Đặng Anh Tuấn (2017), Nguyen (2017), Đinh Thị Thanh Vân và Nguyễn Đăng Tuệ (2018), Phùng Thanh Quang và Khúc Thế Anh (2018), Khúc Thế Anh và cộng sự (2020).

Như vậy, tuy là một khái niệm xuất hiện trong nhiều nghiên cứu trên thế giới trong lĩnh vực kinh tế - tài chính, nhưng DTTC vẫn chưa có một sự thống nhất về cách định nghĩa, mà còn phụ thuộc vào khía cạnh và chủ đề của nghiên cứu Trên cơ sở tìm hiểu về DTTC trong các nghiên cứu đã công bố, khái niệm về DTTC được tổng hợp trong bảng sau đây:

Bảng 2.2 Tổng hợp các khái niệm DTTC trong các nghiên cứu đã công bố

STT Nghiên cứu Khái niệm

(1992) DTTC là khả năng đưa ra những phán quyết và quyết định hiệu quả liên quan đến sử dụng và quản lý tiền.

DTTC được hiểu là khả năng đọc hiểu và sử dụng các khái niệm tài chính của một cá nhân.

DTTC là khả năng xử lý thông tin kinh tế và đưa ra quyết định về hoạch định tài chính, tích lũy tài sản, hưu trí và nợ.

4 Huston (2010) Kiến thức tài chính và áp dụng kiến thức đó với tự tin của áp dụng kiến thức bản thân để đưa ra các quyết định tài chính.

DTTC có thể là định nghĩa như khả năng đọc, phân tích, quản lý tốt và viết về điều kiện tài chính cá nhân mà ảnh hưởng đến sự sung túc về vật chất Nó bao gồm khả năng nhận thức các lựa chọn tài chính, thảo luận vấn đề về tiền và tài chính mà không có gặp trở ngại, dự định trong tương lai, và phản ứng lại thành thạo đến biến cố trong đời.

DTTC là hiểu biết của khách hàng hoặc nhà đầu tư về khái niệm hay sự thật tài chính, và khả năng của họ khi biết tận dụng rủi ro và cơ hội để đưa ra quyết định hiệu quả để cải thiện mức độ giàu có của họ.

DTTC là việc hiểu các khái niệm cơ bản về kinh tế và tài chính gặp phải trong cuộc sống hàng ngày bao gồm: các tính toán đơn giản về lãi suất và lạm phát, hoạt động phân tán rủi ro, mối quan hệ giữa giá trái phiếu và lãi suất và mối quan hệ giữa thanh toán lãi và đáo hạn trong các khoản thế chấp.

DTTC là khả năng hiểu được thông tin tài chính và quyết định hiệu quả, bằng cách sử dụng các thông tin.

DTTC được định nghĩa như “sự nhận thức, hiểu biết và khả năng xử lý các thông tin về các lĩnh vực tài chính khác nhau bao gồm các chủ đề liên quan đến quản lý tài chính cá nhân, tiền bạc và đầu tư.”

Nguồn: Tổng hợp của tác giả, 2020

Tóm lại, đa phần các nghiên cứu kể trên đều định nghĩa DTTC tương tự như cách định nghĩa kiến thức tài chính (Financial knowledge) hay khả năng hiểu biết các định nghĩa về tài chính như lãi suất, chiết khấu, và có khả năng đưa ra được quyết định của chủ thể đó Một số tác giả đã phát triển khái quát và đầy đủ hơn định nghĩa về DTTC, chỉ ra rằng DTTC là sự kết hợp của kiến thức, thái độ và kĩ năng tài chính Các nghiên cứu trước cho thấy tính đa dạng trong quan điểm về DTTC, tùy thuộc vào mục đích (như giáo dục tài chính cho người dân) Đối với phạm vi của luận án, đối tượng nghiên cứu là người nghèo khu vực nông thôn, nếu chỉ phát triển kiến thức tài chính thì chưa đủ (Nguyễn Kim Anh và cộng sự, 2017), mà còn cần phải tác động đến thái độ và hành vi tài chính Do đó, theo quan điểm của tác giả, DTTC là những hiểu biết của các cá nhân nhằm xử lí những thông tin trên thị trường, từ đó đưa ra những quyết định về tài chính phù hợp Như vậy, quan điểm này cho rằng: DTTC sẽ bao gồm 3 khía cạnh là kiến thức tài chính, thái độ tài chính và hành vi tài chính.

Dựa trên các quan điểm về dân trí tài chính, nghèo đói và khu vực nông thôn, thì trong luận án này, tác giả quan niệm rằng DTTC được cấu thành bởi ba bộ phận là kiến thức tài chính, thái độ tài chính và hành vi tài chính Dân trí tài chính của người nghèo khu vực nông thôn được hiểu là việc áp dụng kiến thức tài chính và thái độ tài chính vào các hành vi tài chính của các đối tượng nằm trong chuẩn nghèo tuyệt đối và có thời gian thực trú tại vùng nông thôn đảm bảo 2 điều kiện (1) ít nhất một nửa thời gian sinh sống đến hiện tại là ở vùng nông thôn và (2) trong 1 năm có ít nhất 6 tháng sống ở vùng nông thôn.

2.2.2 Nội dung dân trí tài chính của người nghèo khu vực nông thôn

trò Vai của dân trí tài chính

Trên thế giới, DTTC được cụ thể hóa đo lường bằng nhiều phương pháp khác nhau và phục vụ cho từng mục đích nghiên cứu cũng như cho từng đối tượng khác nhau. Trong phạm vi của luận án này, đối tượng hướng đến là người nghèo của khu vực nông thôn Việt Nam, có hiểu biết về tài chính không cao (Nguyễn Kim Anh và cộng sự, 2017) nên việc sử dụng phương pháp FILS hay FSA khó khả thi (vì các nghiên cứu này tập trung quá nhiều vào kĩ thuật đo lường lãi suất, hoặc phân tán rủi ro của các khoản đầu tư – do các phương pháp này tập trung vào đối tượng là người trẻ tuổi, hoặc đều ở các nước có nền tài chính phát triển) Vì vậy, tác giả sẽ sử dụng phương pháp bảng hỏi, nhưng sẽ hiệu chỉnh để phù hợp với đối tượng nghiên cứu để tránh những sai lệch trong kết quả là điều cần thiết Tác giả sẽ trình bày chi tiết hơn trong chương 3 của nghiên cứu.

2.3 Vai trò của dân trí tài chính

DTTC dần được được xem là một yếu tố rất quan trọng trong việc phát triển hệ thống tài chính, và nền kinh tế vững mạnh (Lusardi, 2008, Atkinson và Messy, 2012, OECD, 2013) Vai trò và tầm quan trọng của DTTC đã được đề cập và chứng minh trong rất nhiều nghiên cứu của nhiều tác giả khác nhau trên thế giới.

2.3.1 Đối với tổng thể nền kinh tế

● Bảo vệ người tiêu dùng khỏi sự thiếu hụt tài chính gây ra những vụ lừa đảo

Lusardi và Mitchell (2014) cho rằng bằng cách tăng DTTC thông qua cả kỹ năng,thái độ và hành vi và tài chính sẽ góp phần làm tăng khả năng bảo vệ tài chính người tiêu dùng – nhất là nhóm người khó có khả năng tiếp cận dịch vụ tài chínhchính thức(thường là người nghèo ở khu vực nông thôn) Ngày nay, công nghệ tài chính ngày càng phát triển đòi hỏi sự hiểu biết của người dân về những thao tác, cách thức sử dụng những công nghệ này càng cao Nghiên cứu của Servon và Kaestner (2008) đã đo lườngDTTC và mức độ ảnh hưởng của DTTC đến các dịch vụ online của ngân hàng, và cho thấy: Những người đã tham gia chương trình hỗ trợ này tiếp tục muốn được đào tạo nhiều hơn so với những người không tham gia vào trang trực tuyến được tạo để giải quyết nội dung không đáp ứng nhu cầu của những người này, và có thể tính toán được mức lãi suất phù hợp đối với các khoản vay và khoản đầu tư, từ đó tránh được phần nào các khoản tín dụng phi chính thức trên thị trường.

Các nghiên cứu trên cũng chỉ ra rằng: những người thiếu hụt về DTTC sẽ có thể có những quyết định tài chính như đầu tư, mua bán thiếu chính xác Những người có kiến thức tài chính thấp hơn có xu hướng mua bằng tín dụng và không thể thanh toán toàn bộ số dư mỗi tháng và cuối cùng chi nhiều tiền lãi hơn Nhóm này cũng không đầu tư, gặp rắc rối với nợ nần và hiểu biết kém về các điều khoản của các khoản thế chấp hoặc khoản vay của họ Đáng lo ngại hơn, nhiều người tiêu dùng tin rằng họ hiểu biết về tài chính hơn nhiều so với thực tế Thực trạng lừa đảo tài chính xuất hiện rất nhiều tại vùng nông thôn Việt Nam (như vỡ hụi tại Bến Tre 2013, ), những khu vực có thu nhập thấp và khả năng tiếp cận những thông tin và sản phẩm tài chính hiện đại thấp (Thanh Du, 2016) Việc định hướng cho việc tiêu dùng tài chính thông minh góp phần bảo vệ người tiêu dùng tài chính khỏi những hệ lụy do sự kém hiểu biết mang lại, thông qua đó Chính phủ sẽ có những chính sách đo lường phù hợp và hiệu quả hơn.

● Thay đổi thói quen giữ tiền nhàn rỗi

Trình độ DTTC có mối quan hệ tích cực với sự phát triển tài chính và kinh tế (Beck và cộng sự, 2007) Dân số có kiến thức tài chính tốt hơn có khả năng sử dụng khoản tiền nhàn rỗi như một khoản vốn đầu tư trong nước; kết quả là, giảm sự phụ thuộc vào vốn nước ngoài và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh hơn (Yoshino và cộng sự, 2015).

Nhóm nghiên cứu về tài chính vi mô cũng cho thấy, khi người nghèo hoặc người dân khu vực nông thôn được đào tạo về các sản phẩm tài chính thì sẽ có khả năng sử dụng đồng tiền nhàn rỗi tốt hơn thông qua mở rộng tỷ lệ tiết kiệm, từ đó hướng đến mục tiêu tái đầu tư, tái sử dụng khoản vay và tiến tới xóa đói giảm nghèo (Lê Thanh Tâm,

2013, Ledgerwood và cộng sự, 2013, Nguyễn Kim Anh và cộng sự, 2017) Thêm vào đó, việc tăng nhu cầu đầu tư của người dân sẽ tạo cơ hội phát triển cho khu vực tài chính trung gian bao gồm các ngân hàng, bảo hiểm, thị trường chứng khoán, thị trường ngoại hối, Mở rộng các chính sách và định hướng lại mục tiêu giúp cho các công ty khu vực tài chính trung gian có thể phát triển các dịch vụ mới, hiệu quả hơn như e-banking, Huy động vốn hiệu quả hơn từ việc phát triển khu vực tài chính trung gian môi giới tạo cơ hội cho các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ có cơ hội tiếp cận được nguồn vốn rẻ hơn Qua đó góp phần hoàn thiện mục tiêu tài chính của quốc gia.

Như vậy, việc nâng cao DTTC của người nghèo nói chung và tại khu vực nông thôn nói riêng sẽ thay đổi thói quen tiêu dùng thông qua tiết kiệm nhiều hơn, chấp nhận sử dụng các dịch vụ tài chính khác nhau – từ đó góp phần nâng cao thu nhập.

● Làm giảm chênh lệch giàu nghèo ở mỗi quốc gia

Tác động của DTTC lên nền kinh tế được Lusardi và cộng sự (2017) chỉ ra rằng DTTC có thể giải thích cho hơn 50% sự chênh lệch giàu nghèo đang diễn ra ở Mỹ Kết quả này cũng được ủng hộ trong nghiên cứu của Holzmann (2010): Những người có điểm số DTTC thấp có những khoản đầu tư, chi tiêu kém hiệu quả hơn từ đó gây tác động tiêu cực lên thu nhập của họ Và đối với các nền kinh tế mới nổi, người có DTTC cao có thể đảm bảo mức sống cho chính mình, từ đó đóng góp hiệu quả cho tăng trưởng kinh tế thực sự và giảm nghèo (Faboyede và cộng sự, 2015).

Tóm lại, vai trò của DTTC là rất quan trọng, không thể phủ nhận DTTC ảnh hưởng không chỉ ảnh hưởng tới các cá thể riêng biệt của nền kinh tế, mà còn ảnh hưởng tới tổng thể nền kinh tế nói chung Có thể cho rằng DTTC đang ứng dụng kiến thức, hiểu biết, kỹ năng và giá trị trong bối cảnh tài chính và các quyết định liên quan ảnh hưởng đến bản thân, người khác, cộng đồng và môi trường (MCCEECDYA, 2011). Quan điểm này cho thấy DTTC có tác động không chỉ đối với cá nhân mà còn đối với xã hội cũng như môi trường.

2.3.2 Đối với các đối tượng của nền kinh tế

● Tác động lên hành vi tài chính của người có thu nhập trung bình - thấp

Holzmann (2010) khi nghiên cứu nhóm đối tượng có thu nhập trung bình - thấp chỉ ra rằng những người có DTTC kém thường có những khoản chi tiêu, đầu tư không hiệu quả gây lãng phí vốn và ảnh hưởng tới thu nhập của chủ thể đó Những người, khu vực có DTTC cao thường có hiểu biết rộng về những vấn đề tài chính và các phương thức đầu tư, tiết kiệm Tư duy cao về tài chính giúp nhóm người này có được sự chính xác tương đối trong việc nắm bắt cơ hội và tạo ra một nguồn thu nhập tiếp theo cho mình thông qua các hoạt động được tính toán cụ thể như mua trái phiếu, đầu tư vào thị trường ngoại hối, thị trường chứng khoán, Những người có DTTC thấp thường thiếu hiểu biết về thị trường tài chính Những người này sẽ hoặc khó khăn trong việc tính toán, ra quyết định đầu tư, tiết kiệm Những khoản đầu tư này không phát huy được mục đích của mình, làm giảm nguồn thu nhập cho chính chủ nhân của nó Việc tăng DTTC cho những người có thu nhập thấp là một trong những vấn đề góp phần cải thiện lại thu nhập và mức sống của nhóm người này.

● Tác động đến năng suất của người lao động

Nói về khía cạnh trong cuộc sống và công việc, Brennan (1998) chỉ ra rằng trình độ DTTC cao làm gia tăng tính hiệu quả, hiệu suất của công việc và sẽ giúp người lao động hiểu rõ hơn về lợi ích mà tổ chức mang lại và cải thiện sự hài lòng của họ Fox và cộng sự (2005) cho rằng việc nâng cao DTTC có tác động tích cực đến mọi người trong cuộc sống cá nhân và công việc DTTC cao giúp giảm áp lực xã hội và tâm lý và tăng phúc lợi cho các hộ gia đình Tương tự, Kim (2007) nêu ra DTTC cao làm giảm nguy cơ bị căng thẳng và lo lắng tại nơi làm việc Theo Vitt và Anderson (2000), lợi thế lớn nhất của việc nâng cao DTTC là làm giảm đi các sai lầm trong tài chính của nhân viên và khiến họ có trách nhiệm hơn trong việc quản lý tài chính cá nhân, điều này sẽ góp phần làm tăng chất lượng sống của các hộ gia đình.

2.3.3 Đối với thu nhập của người nghèo tại khu vực nông thôn

Thu nhập là một khái niệm được sử dụng trong rất nhiều các bài nghiên cứu để đo lường các vấn đề của nền kinh tế Do sự khác biệt về văn hoá, chính trị nên định nghĩa thu nhập chưa có được sự thống nhất chung Các nghiên cứu về thu nhập được đề cập trong các nghiên cứu về vốn con người, về sinh kế bền vững, và về cả các nghiên cứu thuộc dân trí tài chính. Đối với nhánh nghiên cứu về vốn con người, thường cho rằng thu nhập là tiền mà một cá nhân hoặc doanh nghiệp nhận được để đổi lấy việc cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ hoặc thông qua vốn đầu tư (Romer, 1990, Moock và cộng sự, 2003, Trần Thọ Đạt và Đỗ Tuyết Nhung, 2008) Những người từ 65 tuổi trở xuống thường nhận phần lớn thu nhập của họ từ tiền lương hoặc tiền công kiếm được từ một công việc Đầu tư, lương hưu và an sinh xã hội là nguồn thu nhập chính của người về hưu. Đối với nhánh nghiên cứu về sinh kế bền vững hay xóa đói giảm nghèo, thu nhập cá nhân đề cập đến tất cả thu nhập được nhận bởi tất cả các cá nhân hoặc hộ gia đình trong một quốc gia, bao gồm cả tiền đổi công (Rebelo, 1991, Chambers và Conway,

1992, Nguyễn Thị Hoa, 2009, Thái Phúc Thành, 2014) Thu nhập cá nhân bao gồm tiền bồi thường từ một số nguồn bao gồm tiền lương, tiền công và tiền thưởng nhận được từ việc làm hoặc tự làm chủ; cổ tức và phân phối nhận được từ các khoản đầu tư; biên lai cho thuê từ đầu tư bất động sản và chia sẻ lợi nhuận từ các doanh nghiệp Ngoài ra, thu nhập có các định nghĩa khác nhau tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh được chỉ định Thu nhập nói chung là tiền mặt hoặc tương đương tiền phát sinh từ tiền lương, tiền thuê đất, nhà, tiền lãi, cổ tức hoặc lợi nhuận từ đầu tư Về mặt kinh tế, thu nhập là động lực thực sự của nền kinh tế, vì nhu cầu của người mua hàng hóa và dịch vụ chỉ có thể tồn tại nếu người mua có thu nhập Tiền mặt, các tài sản tương đương tiền, tài sản hoặc bất kỳ hình thức thanh toán nào khác mà một người nhận được định kỳ hoặc thường xuyên cũng được coi là thu nhập.

Tại Việt Nam, Trần Xuân Cầu (2013) đưa ra định nghĩa: “Thu nhập là khoản tiền thu được từ việc sở hữu và cung ứng các nhân tố sản xuất trong một thời kỳ Các khoản tiền thu được từ lao động, tư bản, đất đai và năng lực kinh doanh là thu nhập từ tiền lương, lãi suất, địa tô và lợi nhuận Doanh nhân (người sở hữu năng lực kinh doanh) là người kết hợp các nhân tố sản xuất để tạo ra sản lượng và thu nhập cho các nhân tố sản xuất” Tuy nhiên, tác giả này cho rằng khi sử dụng thuật ngữ thu nhập thì cần phải thận trọng do nó có thể có những ý nghĩa khác nhau Người nhận được tiền từ chương trình phúc lợi xã hội coi là thu nhập, những xét trên bình diện toàn bộ nền kinh tế, đó là khoản chuyển giao thu nhập, thường gọi là trợ cấp.

Các nhân tố ảnh hưởng đến dân trí tài chính

Cho đến hiện nay, DTTC xuất hiện trong ngày càng nhiều nghiên cứu trên thế giới. Phần lớn trong số chúng được thực hiện cho các nước phát triển, như Ý, Hoa Kỳ, Thụy Điển và Úc Một số bài báo tập trung vào các nền kinh tế đang phát triển, chẳng hạn như Ấn Độ, Indonesia, Kết quả của các nghiên cứu cũng đã chỉ ra nhiều điểm thống nhất và tương đồng về các nhân tố ảnh hưởng Qua đó, có thể thấy có một số nhân tố đã được rất nhiều nghiên cứu cùng đề cập, đó là sự kết hợp và ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế xã hội (socioeconomic factors) và yếu tố nhân khẩu (demographic factors) lên trình độDTTC của cá nhân.

Bhushan và Medury (2013) cho thấy mối quan hệ thuận chiều giữa trình độ học vấn và DTTC: trình độ học vấn cao thì DTTC cao và ngược lại Kết quả cho thấy trình độ DTTC cao nhất đối với những người được hỏi có bằng tiến sĩ (66,54%), theo sau là những người được hỏi có bằng sau đại học (61,43%).

Brown và Graf (2013) cũng đã chỉ ra mối quan hệ chặt chẽ giữa DTTC và trình độ học vấn: chỉ 26,6% nhóm đối tượng có trình độ giáo dục tiểu học hoặc tương đương có thể trả lời chính xác những câu hỏi liên quan đến lãi suất, lạm phát và rủi ro; trong khi tỷ lệ này ở nhóm đối tượng có trình độ đại học lên tới 68,69% Tỷ lệ những người không xác định được câu trả lời cũng giảm dần: 34,7% ở nhóm đối tượng có trình độ tiểu học và tương đương; 22,8% ở nhóm đối tượng có trình độ phổ thông trở lên, 17,2% ở nhóm đối tượng học nghề, và 10,2% ở nhóm đối tượng có trình độ đại học Kết quả của nghiên cứu trên cũng tương đồng với Alessie và cộng sự (2008) khi chỉ ra rằng những người có điểm số DTTC thấp nhất nằm trong nhóm có trình độ tiểu học hoặc trung cấp nghề dự bị; những người có trình độ giáo dục đại học cao hơn và nằm trong nhóm có chỉ số DTTC cơ bản cao nhất.

Tại Việt Nam, một số bài nghiên cứu cũng đã cho ra các kết quả tương tự Morgan và Trinh (2017) chỉ ra là trình độ học vấn cao hơn có mối tương quan chặt chẽ và có ý nghĩa tích cực với DTTC ở Việt Nam Kết quả trình độ học vấn có tác động cùng chiều với DTTC như đã được chỉ ra trong các nghiên cứu trước (Banks và Oldfield, 2007, Christelis và cộng sự, 2010, Lusardi và cộng sự, 2017).

Kết quả của những nghiên cứu trên đã chỉ ra rằng trình độ học vấn là một yếu tố ảnh hưởng tích cực lên DTTC của một cá nhân; những nhóm đối tượng có trình độ giáo dục càng cao thì tỷ lệ trả lời đúng những câu hỏi về tài chính càng cao và ngược lại.

Về thu nhập, hầu hết các nghiên cứu trên thế giới đều đưa ra nhận định rằng thu nhập có ảnh hưởng cùng chiều lên DTTC, tức thu nhập càng cao thì điểm số DTTC của cá nhân càng cao và ngược lại Cụ thể, Mandell và Klein (2009) đã chỉ ra rằng những sinh viên từ gia đình có thu nhập cao (hơn $80.000 mỗi năm) sẽ có điểm số DTTC cao vượt trội so với nhóm sinh viên từ gia đình có thu nhập thấp.

Kết quả cho rằng DTTC có mối quan hệ thuận chiều với thu nhập cũng được đưa ra trong nghiên cứu của Lusardi và Tufano (2015) Khi được hỏi về lãi gộp, 48% những người có thu nhập hàng năm cao hơn $75.000 trả lời đúng, trong khi con số này ở nhóm đối tượng có thu nhập hàng năm thấp hơn $30.000 chỉ là 26% Kết quả này cũng xảy ra tương tự với các câu hỏi còn lại trong bài nghiên cứu Tuy nhiên, điểm cần lưu ý là tỉ lệ câu trả lời đúng ở cả 3 câu hỏi trong bài nghiên cứu đều thấp hơn 50% kể cả ở nhóm đối tượng có thu nhập cao nhất Hơn thế nữa, có hơn 42% những người có thu nhập cao trong bài nghiên cứu này không phân biệt được giữa những khoản thanh toán một lần với những khoản thanh toán theo niên kim.

Ngoài ra, hành vi tiết kiệm cùng được các nhà nghiên cứu dùng để thể hiện cho mức độ hiểu biết DTTC, Jonubi và Abad (2013) đã chỉ ra rằng thu nhập đóng vai một vai trò quan trọng trong hành vi tiết kiệm của con người Dấu hiệu tích cực cho thấy rằng khi thu nhập tăng thì khả năng tiết kiệm tăng Kết quả trên cũng được ủng hộ trong các nghiên cứu khác (De Clercq và cộng sự, 2009, Monticone, 2010, Hastings và Mitchell, 2020, Bhushan và Medury, 2013, Potrich và cộng sự, 2015, Sekar và Gowri, 2015).

Phân tích hồi quy trong nghiên cứu về DTTC của Atkinson và Messy (2012) đã chỉ ra rằng những người trả lời có thu nhập cao hơn thường có điểm số DTTC cao hơn.

Ví dụ, ở Ba Lan, điểm số DTTC của nhóm đối tượng thu nhập thấp là gần điểm trong khi điểm số của nhóm đối tượng thu nhập cao cao hơn khoảng 25% (tức hơn 15 điểm). Khoảng cách DTTC giữa các nhóm đối tượng có thu nhập này dễ dàng nhận ra ở Cộng hòa Séc, Hungary, Ireland, Malaysia và Nam Phi Điều này có thể được giải thích bởi những người có DTTC cao thường sẽ có chiến lược để tận dụng thu nhập và xu hướng tránh được những rủi ro không cần thiết Tuy nhiên, điểm số DTTC cao có thể có ở tất cả những nhóm đối tượng có thu nhập khác nhau Bởi thu nhập không ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng cá nhân tiếp nhận kiến thức, hình thành thái độ hay có những hành vi tài chính tích cực, nhưng thu nhập thấp thường là một trong những nguyên do dẫn đến những hành vi tài chính tiêu cực, như vay mượn để trả nợ, tiêu dùng không có kế hoạch

Như vậy, kết quả của hầu hết các nghiên cứu trên đều chỉ ra rằng thu nhập là một trong những yếu tố tác động lên điểm số DTTC của một cá nhân Những đối tượng có thu nhập cao hơn thường có xu hướng có điểm số DTTC cao hơn và ngược lại Tuy nhiên, các nghiên cứu trên cũng chỉ ra một thực trạng rằng, điểm số DTTC và tỉ lệ những người có kiến thức tài chính chính xác vẫn còn thấp, thậm chí ở nhóm đối tượng có thu nhập cao nhất Điều này đặt ra yêu cầu phải nâng cao và cải thiện DTTC không chỉ ở những người có thu nhập thấp mà còn ở cả những nhóm đối tượng có thu nhập trung bình và thu nhập cao.

Kết quả chỉ ra mối quan hệ giữa việc làm và DTTC đã xuất hiện từ lâu trong các nghiên cứu về DTTC, kể cả trong các nghiên cứu về lý thuyết tăng trưởng nội sinh, vốn con người và sinh kế bền vững Scheresberg (2013) và Uppal (2016) đã phân nhóm và tìm ra điểm khác biệt về DTTC giữa ba nhóm đối tượng: có việc làm, tự chủ, thất nghiệp Mở rộng hơn, Nanziri và Leibbrandt (2018) chỉ ra được sự khác biệt về điểm số DTTC giữa những nhóm đối tượng có đặc điểm công việc khác nhau Nghiên cứu chia các đối tượng nghiên cứu thành 7 nhóm việc làm: có việc làm chính thức (formally employed), tự làm chủ doanh nghiệp (self-employed), nghỉ hưu (pensioner), nội trợ (housewife), có việc làm không chính thức (informally employed), sinh viên (student) và thất nghiệp (unemployed) Nhóm đối tượng có việc làm chính thức có điểm số DTTC cao nhất, trung bình là 55,73 trong khi điểm số của nhóm đối tượng thất nghiệp thấp hơn khoảng 25% (41,74 điểm) (Ansong và Gyensare, 2012) Điểm số DTTC của nhóm đối tượng có việc làm chính thức, tự làm chủ doanh nghiệp và nghỉ hưu cao hơn, trong khi sinh viên và thất nghiệp là những người có điểm số thấp nhất trong 7 nhóm đối tượng trên Điểm số DTTC thấp ở những đối tượng sinh viên và thất nghiệp cũng đã được chỉ ra trong các nghiên cứu trước đây (Mandell và Klein, 2009, Chen và Volpe,

2002, Beal và Delpachitra, 2003, Worthington, 2004, Markow và Bagnaschi, 2005, Lusardi và Mitchell, 2011c, Ansong và Gyensare, 2012) Tại Việt Nam, kết quả trên cũng được ủng hộ bởi Morgan và Trinh (2017).

Tóm lại, tất cả các nghiên cứu trên đều chỉ ra rằng tình trạng việc làm là một trong những nhân tố ảnh hưởng lên DTTC Nhóm đối tượng có việc làm, đặc biệt là liên quan đến kinh tế và tài chính thường có những kiến thức tài chính chính xác và thỏa đáng hơn, dẫn đến điểm số DTTC cũng cao hơn nhóm đối tượng không có việc làm.

Một trong những nhân tố nhân khẩu học ảnh hưởng lên DTTC là tuổi tác Sự tác động của tuổi tác lên DTTC đã được phân tích cụ thể trong một số nghiên cứu trên thế giới Alessie và cộng sự (2008) đã chỉ ra rằng điểm số DTTC thấp ở những đối tượng trẻ, và những đối tượng trung niên thường có điểm số cao nhất Điều này có thể được giải thích bởi tuổi tác ảnh hưởng tới hành vi và thói quen của đối tượng với thị trường tài chính Ví dụ, những người sở hữu cổ phiếu trên thị trường chủ yếu tập trung ở độ tuổi 40 và tương đương; thị phần thị trường chứng khoán cũng tăng lên theo độ tuổi của những người sở hữu Nghiên cứu trên còn chỉ ra một số vấn đề tài chính mà nhóm độ tuổi trẻ thường gặp phải cũng đã được ủng hộ trong các nghiên cứu khác trên thế giới.

Sinha (2018) chỉ ra rằng: 22% trong số 3.050 người có độ tuổi từ 18 đến 24 tuổi trong mẫu nghiên cứu được coi là ổn định về mặt tài chính Những cá nhân này lập kế hoạch và quản lý tài chính của họ tốt hơn, họ đã kiểm tra hoặc tiết kiệm tài khoản trong các ngân hàng chủ đạo và ít có khả năng sử dụng các dịch vụ tài chính thay thế tốn kém như người cho vay qua đêm Nghiên cứu này cũng đã chỉ ra gần một phần ba thanh niên được nhận định là "tài chính không ổn định" vì họ có hiểu biết về tài chính kém và thiếu kỹ năng quản lý tiền và ổn định thu nhập.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Quy trình nghiên cứu

Nghiên cứu này kết hợp cả hai phương pháp là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng Cụ thể như sau:

Trên cơ sở tổng hợp và phát triển các lý thuyết từ các nghiên cứu trước cũng như các lý thuyết DTTC, tác giả đã phân tích định tính các yếu tố ảnh hưởng đến DTTC và ảnh hưởng của DTTC đến thu nhập của người dân ở vùng nông thôn.

Nghiên cứu kết hợp phương pháp định lượng, mô hình hóa những dữ liệu điều tra về các cá nhân để có những thông tin về DTTC và thu nhập của đối tượng nghiên cứu.

Bộ chỉ số đo lường DTTC theo phương pháp định lượng sẽ được xây dựng dựa trên bộ câu hỏi của OECD (2015), sau đó hiệu chỉnh để phù hợp với Việt Nam Cụ thể, bảng hỏi đầy đủ và chi tiết hơn để đo lường DTTC gồm ba nhân tố: kiến thức tài chính (nhận thức lãi suất, tính toán lãi suất thông thường, định nghĩa lạm phát, giá trị thời gian của dòng tiền, phân loại rủi ro ); hành vi tài chính (quản lý ngân quỹ, tiết kiệm chủ động, kế hoạch trả nợ ); thái độ tài chính (có xu hướng tiết kiệm cho tương lai hay không). Cấu trúc 03 mục của bảng hỏi sẽ theo thang 21 điểm theo thang đo Likert gồm 5 mức độ (tương ứng 7 cho kiến thức, 9 cho hành động, và 5 cho thái độ) để đưa ra các kết quả thống kê và mô hình nghiên cứu.

Bên cạnh đó, trong phạm vi nghiên cứu, tác giả đã phỏng vấn sâu các chuyên gia về lĩnh vực dân trí tài chính và tài chính cá nhân nhằm hiệu chỉnh bảng hỏi phù hợp với

Việt Nam, làm rõ hơn nữa các mối liên hệ định tính giữa các biến trong nghiên cứu và giải thích rõ được các kết quả định lượng đạt được trong nghiên cứu này.

Quy trình nghiên cứu được thực hiện theo sơ đồ sau:

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

hình Mô và giả thuyết nghiên cứu

3.2.1 Đo lường Dân trí tài chính

● Dân trí tài chính (DTTC) Định nghĩa: Trong phạm vi bài nghiên cứu này, tác giả phát triển từ định nghĩa của OECD (2013), Lusardi và Mitchell (2011c) và có hiệu chỉnh lại để phù hợp với Việt Nam cho rằng DTTC là sự kết hợp của kiến thức, thái độ và hành vi tài chính để có thể ra quyết định tài chính và nâng cao mức độ “giàu có” của một cá nhân (well-being financial) Từ cách định nghĩa trên, điểm số DTTC được tính bằng cách cộng tổng điểm số kiến thức tài chính, thái độ tài chính và hành vi tài chính.

Các nhân tố phản ánh và sự biểu hiện của DTTC:

● Kiến thức tài chính Định nghĩa: Trong phạm vi bài nghiên cứu này, kiến thức tài chính được hiểu là những kiến thức về lí thuyết và thực tiễn cần thiết để một cá nhân có thể đưa ra quyết định tài chính một cách hiệu quả.

- Mối quan hệ giữa kiến thức tài chính và DTTC

Kiến thức là một nhân tố hiển nhiên nhất và được nhắc tới trong tất cả các cách định nghĩa khác nhau của dân trí tài chính Tầm quan trọng của kiến thức được đo lường trong nghiên cứu của Vitt và Anderson (2000) Kết quả chỉ ra rằng kiến thức là một trong những nhân tố quan trọng giúp cải thiện tình hình tài chính của một cá nhân. Nhiều nhà nghiên cứu, phân tích hay nhà hoạch định chính sách cũng chỉ ra sự thiếu hụt kiến thức tài chính là một trong những nguyên nhân cốt lõi dẫn tới tình trạng DTTC yếu kém (Collins và O’rourke, 2010, Huston, 2010, Nicolini và cộng sự, 2013) Zhan (2006) đã phân tích và chỉ ra rằng tăng hiểu biết về tài chính đồng nghĩa với tăng DTTC Như vậy, có thể cho rằng

 H1: DTTC được thể hiện qua Kiến thức tài chính (reflective model)

● Thái độ tài chính Định nghĩa: Trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả sử dụng định nghĩa thái độ tài chính là những suy nghĩ hay niềm tin của một cá nhân về những vấn đề, lĩnh vực tài chính, từ đó ảnh hưởng tới các hành vi và việc đưa ra quyết định của cá nhân đó Điểm số thái độ tài chính cũng được đo lường trên thang đo của Likert, dựa trên các thái độ tài chính tích cực của các đối tượng tham gia nghiên cứu này.

- Mối quan hệ giữa thái độ tài chính và DTTC

Atkinson và cộng sự (2007), Atkinson và Messy (2012) đã chỉ ra rằng thái độ là một trong những nhân tố quan trọng tạo nên dân trí tài chính Ví dụ nếu một người có những thái độ tiêu cực tới việc tiết kiệm trong tương lai, thì họ sẽ có xu hướng sẽ thực hiện các hành vi như vậy trong tương lai Tương tự, những người có xu hướng coi trọng tài chính ngắn hạn hơn sẽ thường ít khi xem xét tới những khoản đề phòng cho những rủi ro trong tương lai hoặc có những kế hoach tài chính dài hạn Biến đo lường thái độ tài chính cũng đã xuất hiện và được đo lường trong một số nghiên cứu trên thế giới – thường nằm trong nhánh nghiên cứu về tài chính vi mô hoặc về sinh kế bền vững (Godwin, 1994, Godwin và Carroll, 1986, Godwin và Koonce, 1992) Trong đó, Godwin

(1994) đã xem xét thái độ tài chính như một biến độc lập, ảnh hưởng của biến này tới việc quản lý tài chính của một cá nhân và đưa ra kết luận thái độ tài chính là một trong những nhân tố quan trọng để dự đoán quản lý dòng tiền Những đối tượng có thái độ tài chính tích cực thường có xu hướng quản lý dòng tiền của mình tốt hơn Ảnh hưởng của thái độ tài chính lên DTTC cũng được ủng hộ bởi số nghiên cứu gần đây như Atkinson và Messy (2012), OECD (2013) Moore (2003) khẳng định những người kém tự tin vào khả năng của mình, thường bị mắc phải những khoản nợ chi phí cao hoặc bị rơi vào bất lợi đối với những khoản đầu tư.

 H2: DTTC được thể hiện qua Thái độ tài chính (reflective model)

● Hành vi tài chính Định nghĩa: Trong nghiên cứu này, tác giả định nghĩa hành vi tài chính là những tác động của chủ thể đối với sự biến động của nền kinh tế xung quanh Thông qua các phản ứng của chủ thể đối với nền kinh tế, chúng ta có thể nhận ra được độ nhạy cảm của chủ thể đối với nền kinh tế khi có sự thay đổi.

- Mối quan hệ giữa hành vi tài chính và DTTC

Theo Atkinson và Messy (2012), OECD (2013), hành vi tài chính là một nhân tố thiết yếu của DTTC Nhiều nghiên cứu cho thấy hành vi tài chính có mối tương quan tích cực với DTTC Hilgert và cộng sự (2003) bổ sung hành vi tài chính vào bảng câu hỏi khảo sát tài chính tiêu dùng quốc gia, sau đó so sánh chỉ số với điểm số DTTC nhận thấy rằng những người có điểm số DTTC cao hơn cũng có chỉ số thực hành tài chính cao hơn cho thấy mối quan hệ tích cực giữa hành vi tài chính với DTTC mặc dù xu hướng tác động của quan hệ vẫn chưa rõ ràng.

Taft và cộng sự (2013) cho thấy có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa DTTC và hành vi tài chính, do đó, để thay đổi hành vi tài chính của những người vay nhỏ, DTTC của họ sẽ được cải thiện Các kết quả nghiên cứu khác như Robb và cộng sự

(2012) cũng cho thấy một hành vi tài chính tốt ảnh hưởng chủ quan và khách quan đến DTTC cao hơn đáng kể.

 H3: DTTC được thể hiện qua Hành vi tài chính (reflective model)

3.2.2 Các nhân tố tác động lên dân trí tài chính

Thu nhập là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến DTTC được đề cập đến rất nhiều trong các nghiên cứu – kể cả trong nhánh nghiên cứu về vốn con người, các mô hình tăng trưởng nội sinh và lý thuyết về sinh kế bền vững Lusardi và Tufano (2015) đã chỉ ra rằng DTTC có mối quan hệ thuận chiều với thu nhập dựa trên các nghiên cứu về kiến thức tài chính Quan điểm trên cũng tương tự với một số nghiên cứu khác (De Clercq và cộng sự, 2009, Monticone, 2010, Hastings và Mitchell, 2020, Meier và Sprenger, 2013, Potrich và cộng sự, 2015, Sekar và Gowri, 2015). Để đo lường mức độ ảnh hưởng của thu nhập lên DTTC, Morgan và Trinh (2017) đã đề xuất một hàm hồi quy tuyến tính như sau:

Với 𝐹𝐹𝐹 là điểm số DTTC của cá nhân đó, bao gồm kiến thức tài chính, hành vi tài chính và thái độ tài chính của cá nhân i; oooooooooooooooe i là logarit tự nhiên của thu nhập cá nhân i; Xi là véc-tơ của biến kiểm soát; єi là sai số ngẫu nhiên Kết quả sau khi phân tích mô hình trên cho thấy mối quan hệ giữa điểm số DTTC và Thu nhập như sau:

Hình 3.2 Hình biểu diễn mối quan hệ giữa DTTC và GDP/người

Nguồn:OECD (2009), Morgan và Trinh (2017)

Như vậy, thu nhập có ảnh hưởng thuận chiều tới DTTC Kết quả này cũng được ủng hộ trong nhiều nghiên cứu khác trên thế giới như Lusardi và Mitchell (2011a), Atkinson và Messy (2012), Jonubi và Abad (2013).Trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả đề xuất giả thuyết:

 H4: Thu nhập có tác động cùng chiều lên DTTC

Trong nhánh nghiên cứu về vốn con người như Rebelo (1991); Moock và cộng sự

(2003), trình độ học vấn đã đạt được của một người được định nghĩa là lớp học cao nhất đã hoàn tất trong hệ thống giáo dục quốc dân mà người đó đã theo học Theo Luật Giáo dục hiện hành của Việt Nam: “Hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm Hệ thống giáo dục chính quy và Hệ thống giáo dục thường xuyên, bắt đầu từ bậc giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, dạy nghề cho đến các bậc giáo dục chuyên nghiệp”. Đã có một số nghiên cứu đã tìm hiểu về tác động của trình độ học vấn đối với DTTC Cụ thể, Friedman (1957) cho rằng những rào cản về học vấn ảnh hưởng tiêu cực tới hành động của cá nhân trong quản lý tài chính Lusardi và Mitchell (2011b) cũng đồng tình với nghiên cứu trên khi kết quả thực nghiệm cho thấy những người sống trong thời kỳ bùng nổ dân số sau chiến tranh thế giới thứ 2, những người có bằng đại học có điểm DTTC cao hơn tới 5 lần so với những người chỉ học tới bậc trung học.

Tùy thuộc vào khu vực và đối tượng nghiên cứu, thang đo trình độ học vấn cũng khác nhau ở các bài nghiên cứu Zhan (2006) và Uppal (2016) đã đưa ra cùng một thang đo cùng 3 mức trình độ học vấn: Dưới trung học, Trung học và Trên trung học Mở rộng hơn, Mottola (2013) đưa ra một thang đo bao gồm 5 mức trình độ học vấn: Chưa hoàn thành trung học, tốt nghiệp trung học, cao đẳng, đại học, sau đại học Các nghiên cứu này đều cho rằng học vấn có tác động dương lên DTTC.

Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả sử dụng thang đo trình độ học vấn của Mottola

(2013) và đề xuất giả thuyết:

 H5: Trình độ học vấn có tác động cùng chiều lên DTTC

Theo Moock và cộng sự (2003), Trần Xuân Cầu (2013) việc làm được thừa nhận dưới 3 hình thức: (1) Làm công việc để nhận tiền lương, tiền công hoặc hiện vật cho công việc đó (2) Có mục đích thu lợi cho bản thân, mà bản thân có đầy đủ yếu tố để làm công việc đó (3) Làm các công việc cho hộ gia đình mình nhưng không nhận thù lao dưới hình thức tiền lương cho công việc đó Hình thức này bao gồm sản xuất nông nghiệp, hoạt động kinh tế phi nông nghiệp do chủ hộ hoặc một thành viên khác trong gia đình quản lý.

Nghiên cứu sơ bộ

Theo Nguyễn Đình Thọ (2013); Nguyễn Văn Thắng (2014); Yin (2015) trước khi nghiên cứu chính thức (đối với các nghiên cứu dùng dữ liệu sơ cấp) cần phải thực hiện nghiên cứu tại một tỉnh nào đó riêng biệt và đủ tính phổ quát, sau đó mới tiến hành ở địa điểm khác để chọn mẫu để bài nghiên cứu có thể mang tính khách quan nhất Vì vậy Thái Bình là nơi tác giả lựa chọn để thực hiện nghiên cứu sơ bộ Các dữ liệu thu thập được sẽ được sử dụng để đánh giá độ tin cậy và điều chỉnh thang đo trước khi tiến hành nghiên cứu chính thức Giai đoạn này giúp cho nghiên cứu đạt được hiệu quả cao hơn và giảm thiểu những sai sót trong quá trình điều tra chính thức.

Nghiên cứu sơ bộ gồm hai bước là nghiên cứu định tính sơ bộ và nghiên cứu định lượng thử nghiệm Phương pháp nghiên cứu định tính dùng để xác định cách đo lường biến phụ thuộc, khám phá các biến độc lập và bổ sung thêm các biến quan sát để điều chỉnh lại mô hình lý thuyết, xác định mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc, kiểm định độ phù hợp của mô hình trên thị trường Việt Nam, đồng thời thiết kế bảng hỏi cho nghiên cứu định lượng thử nghiệm.

Nghiên cứu định tính sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn sâu với một số chuyên gia trong lĩnh vực Tài chính, tài chính cá nhân và tài chính vi mô theo nội dung được chuẩn bị trước.

Nghiên cứu định lượng thử nghiệm được thực hiện thông qua phương pháp khảo sát với 154 quan sát tại tỉnh Thái Bình Thái Bình là một trong những tỉnh có sản lượng nông nghiệp, đặc biệt là lúa gạo đứng đầu cả nước Dân số trung bình toàn tỉnh khoảng 1.789,9 nghìn người, trong đó tỷ lệ dân số nông thôn chiếm 89,52%, chiếm hơn 8,64% so với dân số vùng đồng bằng sông Hồng và khoảng 1,97% so với dân số cả nước; trong đó nữ chiếm 51,67%, nam chiếm 48,33%, chủ yếu là dân tộc Kinh (Cục thống kê tỉnh Thái Bình, 2018) Bên cạnh đó, đời sống vật chất, tinh thần của người trong khu vực nông thôn của tỉnh vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập bình quân đầu người thấp, tỷ lệ đói nghèo cao tỷ lệ bình quân cả nước Thái Bình cũng là một trong những tỉnh đi đầu trong xây dựng nông thôn mới, dự kiến hết năm 2018, toàn tỉnh có 234 xã (bằng 88%) và 1/7 huyện được công nhận đạt chuẩn quốc gia nông thôn mới; 100% xã, phường, thị trấn có nước sạch phục vụ nhân dân Vì là một tỉnh có đa phần dân số sống tại nông thôn, và là một trong những khu vực đại diện cho phát triển nông thôn mới Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2020 nên tác giả chọn tỉnh Thái Bình, chủ đích để làm không gian nghiên cứu cho đề tài, từ đó có thể đo lường DTTC tại khu vực nông thôn ViệtNam trong bối cảnh nền kinh tế hiện tại.

3.3.1 Nghiên cứu định tính sơ bộ

Nghiên cứu định tính sơ bộ nhằm xác định lại các vấn đề thuộc quy luật khách quan, và khai phá mới Do đó, nghiên cứu định tính được xác định bằng hình thức phỏng vấn sâu các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực DTTC, Tài chính cá nhân, tài chính vi mô và các lĩnh vực chung thuộc khối kiến thức Tài chính - Ngân hàng. a Mục tiêu phỏng vấn sâu

Hiệu chỉnh, bổ sung nội dung bảng hỏi và thang đo các biến trong nghiên cứu định lượng Do đề tài này còn mới mẻ và chưa được nghiên cứu nhiều tại Việt Nam, nên thang đo từ các nghiên cứu trước đây cần phải được hiệu chỉnh lại để phù hợp với đặc điểm về kiến thức, hành vi, thái độ của người dân, đặc biệt là vùng nông thôn Việt Nam trước khi tiến hành nghiên cứu định lượng.

Chọn lọc những biến độc lập ảnh hưởng đến DTTC của cá nhân được dựa trên tổng quan và cơ sở lý thuyết.

Xác định mối quan hệ giữa các nhân tố phản ánh, các nhân tố độc lập tác động lên DTTC và xây dựng mô hình đề xuất nghiên cứu.

Chỉnh sửa câu chữ, nội dung bảng hỏi để từ ngữ, cấu trúc, ý nghĩa dễ hiểu để người đọc có thể hiểu và dễ trả lời. b Đối tượng phỏng vấn sâu

Theo Hair và cộng sự (2016) thì phỏng vấn sâu phải được lựa chọn dựa trên các chuyên gia trong ngành, bao gồm cả chuyên sâu và thực tiễn Mỗi nhóm chuyên gia (hoặc chuyên sâu hoặc thực tiễn cần có khoảng từ 3 người trở lên) Do đó, tác giả lựa chọn 8 chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, bao gồm:

PGS TS Lê Thanh Tâm, chuyên gia tài chính vi mô và tài chính toàn diện, Đại học Kinh tế Quốc dân;

PGS TS Ngô Văn Thứ, chuyên gia định lượng, Đại học Kinh tế Quốc dân;

TS Nguyễn Đăng Tuệ, chuyên gia tài chính cá nhân, Đại học Bách khoa Hà Nội;

TS Phạm Bích Liên, chuyên gia tài chính, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu Điện Liên Việt;

TS Bùi Kiên Trung, chuyên gia giáo dục, Đại học Kinh tế Quốc dân;

TS Nguyễn Đức Hải, chuyên gia tài chính vi mô, Học viện Ngân hàng;

TS Đinh Thị Thanh Vân, chuyên gia Tài chính Cá nhân và Dân trí Tài chính, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội;

ThS Phan Cử Nhân, chuyên gia tài chính vi mô, Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam.

Nội dung phỏng vấn sâu bao gồm các câu hỏi mở về các nhân tố nhân khẩu học tác động lên DTTC tại Việt Nam; đo lường DTTC thông qua kiến thức tài chính, thái độ tài chính và hành vi tài chính; đo lường thu nhập và ảnh hưởng của DTTC lên thu nhập tại Việt Nam; ý kiến về mô hình đề xuất và giả thiết nghiên cứu, độ phù hợp của mô hình tại Việt Nam (chi tiết xem tại phụ lục 2). c Kết quả nghiên cứu định tính sơ bộ

Sau khi phỏng vấn sâu các chuyên gia trong ngành, các kết quả sau được rút ra từ quá trình khảo sát cho thấy rằng:

• Về các nhân tố ảnh hưởng

Tại Việt Nam, các vấn đề liên quan đến đến chủng tộc và tôn giáo thường khó có tác động rõ ràng, bởi tại Việt Nam, các tôn giáo sống hòa bình với nhau, và không có sự khác biệt trong việc giáo dục cũng như chi tiêu của các nhóm tôn giáo Có thể với dấu ấn lịch sử để lại nên người Việt thường không quá quan tâm đến các vấn đề về tôn giáo. Nhóm nhân tố có liên quan đến Phật giáo thường không rõ ràng, không nên đưa vào mô hình Ngoài ra, với đa phần người dân Việt Nam là người Việt nên nhân tố nhân chủng sẽ khó có thể đạt được khi lựa chọn mẫu Đây là nhân tố thứ hai không nên đưa vào mô hình Như vậy, những nhân tố nhân khẩu học bao gồm: giới tính, tuổi tác, trình độc học vấn, việc làm, thu nhập.

Vì DTTC được bao hàm bởi 3 nhóm chính là thái độ tài chính, hành vi tài chính và kiến thức tài chính thì phải có tác động của kiến thức tài chính tới thái độ tài chính và hành vi tài chính Đồng thời, 3 nhóm nhân tố này tác động chung đến DTTC.

• Về các vấn đề thuộc bảng hỏi

Bảng hỏi được nghiên cứu tại vùng nông thôn Việt Nam, và liên quan đến người nghèo nên sẽ có một số vấn đề khác có ảnh hưởng bởi hộ nghèo: có thể một cá nhân trong gia đình không nghèo (do có thu nhập cao), nhưng số người phụ thuộc lớn, nên bảng hỏi cần nêu ra những vấn đề như sau:

Thứ nhất, về các lĩnh vực hoạt động của cá nhân được phỏng vấn tại vùng nông thôn nên chia thành 9 lĩnh vực sau để đảm bảo tính bao quát của các ngành nghề:

(1) Lĩnh vực Quản lý hành chính

(5) Lĩnh vực Nghiên cứu khoa học và công nghệ

(8) Lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng

Thứ hai, do phạm vi của bài viết là vùng nông thôn – và mặc dù đã có chính sách phổ cập giáo dục trung học cở sở - nhưng tuổi của người phỏng vấn không giới hạn nên tác giả nên chia thành 6 mức độ (như dưới đây):

(2) Tiểu học/ Trung học cơ sở

(4) Trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề

(5) Cao đẳng và đại học

Thứ ba, về tuổi của người được hỏi: do tính chất tâm lý nên người thuộc vùng nông thôn, nhất là người lớn tuổi thường tính thêm 1 tuổi (tuổi âm hoặc tuổi mụ theo quan điểm riêng có của người Việt Nam) Tác giả nên chú thích rằng tuổi ở đây được tính theo năm dương lịch.

Nghiên cứu chính thức

Nghiên cứu chính thức được tác giả triển khai theo hai bước bao gồm: nghiên cứu định tính chính thức và nghiên cứu định lượng chính thức Nghiên cứu định tính chính thức được nhóm thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn sâu với các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính vi mô và lĩnh vực tài chính Thông qua đó, tác giả kiểm định, chỉnh sửa lại mô hình, thang đo và sự phù hợp, đại diện của mô hình, thang đo về DTTC của người nghèo tại khu vực nông thôn Việt Nam.

Nghiên cứu định lượng chính thức được nhóm tiến hành thông qua phương pháp khảo sát, phát bảng hỏi trực tiếp với số quan sát 600 người trên phạm vi ở các vùng nông thôn Việt Nam – và phải thuộc hộ nghèo Nghiên cứu định lượng nhằm kiểm định và đánh giá độ tin cậy, giá trị của thang đo các nhóm nhân tố phản ánh và nhóm nhân tố tác động trong mô hình nghiên cứu Thông qua bước này, tác giả đo lường tính tương quan của các nhân tố, mức ý nghĩa của các nhóm nhân tố, ước lượng mối quan hệ giữa biến tiềm ẩn và các nhóm nhân tố, từ đó rút ra kết luận chính thức của đề tài nghiên cứu.

3.4.1 Nghiên cứu định tính chính thức a Mục tiêu phỏng vấn sâu

Các cuộc phỏng vấn này được thực hiện ngay sau khi nghiên cứu định tính sơ bộ có kết quả nhằm xác định lại các nhóm nhân tố phản ánh và nhóm nhân tố tác động trong mô hình nghiên cứu có thực hiện được tại khu vực nông thôn Việt Nam hay không, có nhân tố nào được loại bỏ hay thêm vào mô hình hay không.

Thang đo và mô hình được kiểm định lại thêm một lần nữa thông qua kết quả của nghiên cứu sơ bộ cùng với ý kiến của các chuyên gia về tài chính vi mô và tài chính từ đó xác định lại sự phù hợp của các biến bao gồm định nghĩa, giả thuyết và xu hướng tác động của các biến lên biến tiềm ẩn tại khu vực nông thôn Việt Nam.

Những nhận xét về bảng hỏi, cách diễn đạt và đánh giá thang điểm từ tiêu cực đến tích cực được đưa ra nhằm hoàn chỉnh bảng hỏi, giúp nghiên cứu khách quan, tăng độ tin cậy và tính chính xác của nghiên cứu định lượng chính thức. b Đối tượng phỏng vấn sâu

Phỏng vấn sâu được thực hiện với 11 chuyên gia trong lĩnh vực tài chính và giáo dục, bao gồm:

- GS TS Nguyễn Văn Nam, Chuyên gia Tài chính – Ngân hàng, Đại học Kinh tế Quốc dân;

- PGS TS Nguyễn Thị Bất, chuyên gia Tài chính Công, Đại học Kinh tế Quốc dân;

- PGS TS Ngô Văn Thứ, chuyên gia định lượng, Đại học Kinh tế Quốc dân;

- PGS TS Phạm Thị Hoàng Anh, chuyên gia tài chính ngân hàng, Học viện Ngân hàng;

- TS Đinh Thị Thanh Vân, chuyên gia tài chính cá nhân, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội;

- TS Nguyễn Đức Hải, chuyên gia tài chính vi mô, Học viện Ngân hàng;

- TS Bùi Kiên Trung, chuyên gia giáo dục, Đại học Kinh tế Quốc dân;

- TS Phạm Bích Liên, chuyên gia Tài chính, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu Điện Liên Việt;

- ThS Phan Cử nhân, Chuyên gia Tài chính vi mô, Ngân hàng Chính sách Xã hội;

- TS Nguyễn Tuấn Anh, Viện Nghiên cứu Thanh niên;

- TS Hoàng Văn Cương, Chuyên gia Tài chính Phát triển, Bộ Tài chính.

Nội dung của nghiên cứu định tính chính thức bao gồm các câu hỏi mở liên quan tới tác động của nhân tố phản ánh và nhân tố tác động tới DTTC của người dân khu vực nông thôn Việt Nam, các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả của nghiên cứu sơ bộ, góp ý về bảng hỏi của nghiên cứu sơ bộ của nghiên cứu và những sai lệch có thể xảy ra khi nghiên cứu khu vực nông thôn và đưa ra những lưu ý khi khảo sát nhóm người này Nội dung chi tiết của phỏng vấn sâu nghiên cứu định tính chính thức xem tại phụ lục 2. c Kết quả phỏng vấn sâu

Thứ nhất, do mục tiêu và phạm vi nghiên cứu tuy không thể hiện nhưng cần phải bao hàm đo lường dân trí tài chính của người nghèo tại khu vực nông thôn Việt Nam nên vẫn phải bao hàm đầy đủ các câu hỏi tương tự như của OECD, do cần lấy OECD

(2013) làm lý thuyết nền tảng để nghiên cứu Do đó, khi khảo sát thì vẫn phải có các câu hỏi cũ, nhưng khi kiểm định mô hình thì có thể loại bỏ nhóm này (đối với các biến cần loại khỏi mô hình khi nghiên cứu thử nghiệm).

Thứ hai, khi các nhân tố nhỏ gộp lại thành 1 nhân tố lớn, bao gồm K1, K3 và K5

(lạm phát, lãi suất tiền gửi và lãi suất trong trường hợp có lạm phát) thì sẽ có mối quan hệ tác động bởi 3 nhân tố này thường đi kèm với nhau và nằm trong các nhân tố tiết kiệm tiền của người nghèo khu vực nông thôn Khi tác giả phỏng vấn tại khu vực miền Bắc Việt Nam, là nơi có khả năng tiết kiệm rất cao Nhóm nhân K6, K2, K7 và A3 liên quan đến kế hoạch và khả năng sử dụng tiền của người dân nên vẫn có thể chấp nhận được các vấn đề này Việc giải thích này tương tự như A2 và A5; A1 và A4.

Nhân tố K4 (tính toán lãi suất đơn) bị loại ra khỏi mô hình bởi hiện tại, đa phần các khoản vay trên thị trường đều tính theo lãi gộp, hoặc tính lãi theo ngày Đây là vấn đề phù hợp với Việt Nam.

3.4.2 Nghiên cứu định lượng chính thức

Nghiên cứu định lượng chính thức được thực hiện sau khi có kết quả về định tính chính thức nhằm mục đích kiểm định lại mô hình, giả thuyết và hướng tác động, tương quan của nhóm nhân tố phản ánh (Kiến thức tài chính, Thái độ tài chính, Hành vi tài chính) tới nhân tố tiềm ẩn (DTTC); tác động của các nhân tố ảnh hưởng (Giới tính; Tuổi tác; Trình độ học vấn; Thu nhập) tới DTTC; ảnh hưởng của DTTC tới thu nhập tại vùng nông thôn Việt Nam. a Bảng hỏi

Thông qua kế quả nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu định tính chính thức, những biến quan sát cần được hiệu chỉnh thay đổi để phù hợp hơn với người nghèo tại vùng nông thôn Việt Nam và các đối tượng khảo sát (Chi tiết xem tại phụ lục 4).

Thang đo thái độ tài chính được bổ sung thêm một biến nhằm lọc ra những quan sát có thể gây nhiễu mô hình:

Bảng 3.12 Biến được sử dụng để lọc quan sát

A6 Tôi cảm thấy khó khăn trong việc tiết kiệm để chi tiêu trong tương lai. b Mô hình nghiên cứu chính thức

Hình 3.5 Mô hình nghiên cứu chính thức

Nguồn: Tổng hợp của tác giả c Mẫu nghiên cứu

• Kích thước mẫu nghiên cứu

Khi phân tích Kiểm định độ tin cậy của thang đo với hệ số Cronbach’s Alpha nhân tố khám phá EFA và phân tích hàm hồi quy đa biến, mẫu nghiên cứu phải đủ lớn và đảm bảo về kích thước mẫu Hair và cộng sự (2016) đề xuất mẫu nghiên cứu phải đảm bảo gấp 5 lần tổng số biến quan sát: M ≥ m x 5, trong đó m là số lượng biến quan sát, M là số lượng mẫu trong nghiên cứu Đây cũng là kết quả nghiên cứu của Reise và cộng sự

(2000) Như vậy, số lượng quan sát tối thiểu để đảm bảo yêu cầu trên:

Trong phạm vi nghiên cứu chính thức, tác giả sử dụng bộ dữ liệu bao gồm 512 quan sát.

• Đối tượng quan sát Đối tượng được chọn để tham gia nghiên cứu có độ tuổi trên 18 tuổi, sống ở khu vực nông thôn, có đầy đủ các điều kiện về trách nhiệm dân sự và hình sự theo quy định và có khả năng tạo ra thu nhập, và phải thuộc hộ nghèo Mẫu nghiên cứu được khảo sát trên phạm vi chủ yếu ở các vùng trong cả nước Mẫu khảo sát được thực hiện có sự đa dạng về tuổi tác, nghề nghiệp, trình độ học vấn, thu nhập nhằm nâng cao độ tin cậy của mẫu.

Phương thức khảo sát được tác giả sử dụng đó là phát bảng hỏi trực tiếp đến từng đối tượng khảo sát Sau khi phát 600 bảng hỏi, tác giả nhận về 512 quan sát phù hợp với nghiên cứu Các nhận định được đo lường dựa trên thang đo Likert 5 điểm Điểm số DTTC được tính bằng cách lấy trung bình điểm số của các nhận định (biến quan sát) có ý nghĩa trong mô hình Khảo sát nghiên cứu định lượng chính thức bắt đầu từ 19/05/2019 đến ngày 28/08/2019 Sau khi quá trình thu thập số liệu kết thúc, tác giả tiến hành quá trình lọc số liệu, loại bỏ những câu trả lời không phù hợp với nghiên cứu, nhập dữ liệu vào phần mềm SPSS 22 và AMOS 20 rồi kiểm định và phân tích dữ liệu thông qua các kiểm định Cronbach’s Alpha, EFA, CFA, SEM.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Thực trạng dân trí tài chính tại khu vực nông thôn Việt Nam

Trong thời gian khải sát, tổng số phản hồi thu về được là 592 quan sát trong đó có

80 quan sát không hợp lệ do điền thiếu thông tin và không trung thực, có 512 quan sát hợp lệ, điền đầy đủ thông tin Như vậy, số quan sát đưa vào nghiên cứu là 512 quan sát, đạt tỷ lệ 86.5% đảm bảo điều kiện chọn mẫu cho phép Cơ cấu mẫu khảo sát không có sự chênh lệch lớn, đa dạng và đáng tin cậy.

Hình 4.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Trong quá trình làm bảng hỏi, với biến giới tính, tác giả đưa ra 3 lựa chọn là nam, nữ và khác Bộ quan sát thu về với lựa chọn giới tính khác chiếm 1.2%, tỷ lệ này là rất nhỏ và không ảnh hưởng đến mô hình nghiên cứu, do vậy, tác giả bỏ lựa chọn giới tính khác Sau khi bỏ, số quan sát ý nghĩa còn lại là 512 quan sát Trong số này, nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn so với nam giới, do thời điểm hiện tại, vấn đề di dân nông thôn lên các vùng thành thị đã làm cho phụ nữ sinh sống ở khu vực nông thôn nhiều hơn hẳn nam giới Việc tác giả thu thập được 61,5% tổng số phiếu là nữ phù hợp với thực tế và các nghiên cứu trước đây (Lê Quốc Hội và Nguyễn Thị Hoài Thu, 2015, Lê Quốc Hội và Nguyễn Thị Hoài Thu, 2018). Đối với khu vực, miền Bắc chiếm tỷ trọng 52%, miền Nam chiếm tỷ trọng 38%, số còn lại là miền Trung Điều này tương đối phù hợp với kết quả về dân số là người nghèo, hộ nghèo ở các vùng thuộc 3 khu vực này: đa phần người dân (nghèo) tại các vùng nông thôn đều chuyển ra các thành phố lớn nên vấn đề người dân còn lại ở các vùng nông thôn miền Bắc nhiều hơn các vùng còn lại Số ít nhất thuộc về khu vực miền Trung nên mẫu nghiên cứu vẫn đảm bảo tính đại diện.

Về độ tuổi từ 26-40 tuổi chiếm 42% là tỉ lệ lớn nhất, sau đó là độ tuổi từ 41-55 tuổi chiếm 35.2%, về trình độ học vốn đa phần là cao đẳng và đại học chiếm 49.2%, sau đó là trung học phổ thông chiếm 20.1% Đối tượng khảo sát chủ yếu là người nghèo

Dân trí tài chính tại khu vực nông thôn Việt Nam

5 4.5 4 3.5 3 2.5DTTC 2 1.5 1 0.5 0 sống ở vùng nông thôn và đa số là đối tượng làm trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp nên mức thu chủ yếu là từ 3-5 triệu một tháng 1 (chiếm 30.7%) và 1-3 triệu một tháng (chiếm 23.4%), còn lại là đối tượng có thu nhập từ 1 triệu trở xuống Tuy nhiên, đa phần nhóm đối tượng được phỏng vấn là đối tượng lao động chính trong gia đình, số lượng người phụ thuộc từ 1 – 3 người nên vẫn nằm trong đối tượng hộ nghèo.

Ngoài ra, do nghiên cứu thực hiện khảo sát tại vùng nông thôn nên tỷ lệ người tham gia khảo sát có lĩnh vực thuộc về nông nghiệp là nhiều nhất (chiếm 39.6%), sau đó là lĩnh vực công nghiệp chiếm 39.6% Còn tỷ lệ về giới tính, nam chiếm 38.5% và nữ chiếm 61.5%, tỷ lệ này có sự chênh lệch khá lớn.

Các kết quả thống kê mô tả sẽ được tiếp cận chi tiết tại mục 4.1.2 về ngành nghề, độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn và thu nhập.

Kết quả đo lường cho thấy điểm số DTTC của các đối tượng quan sát nằm trong khoảng từ [2.3;4.7] và điểm số trung bình của 512 đối tượng quan sát là 3.74/5 Cụ thể, điểm số trung bình của các nhân tố phản ánh DTTC lần lượt là 3.58, 3.72, 3.88/5 cho các nhân tố thái độ tài chính, hành vi tài chính và kiến thức tài chính Như vậy, để nâng cao DTTC cần có các biện pháp tác động vào cả thái độ và hành vi tài chính chứ không phải tập trung vào giáo dục kiến thức tài chính đơn thuần Như vậy, điểm số DTTC của khu vực nông thôn Việt Nam nhìn chung ở mức trên trung bình Tuy nhiên, cách biệt giữa điểm số DTTC vẫn còn rất lớn, vì thế có thể nhận định rằng DTTC chưa đồng đều giữa các đối tượng khác nhau ở khu vực nông thôn Việt Nam.

Hình 4.2 Điểm số DTTC trung bình của 512 đối tượng khảo sát

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

1 Các đối tượng được khảo sát nằm trong hộ nghèo của xã, có nhiều người phụ thuộc (và không tách hộ) nên thu nhập có thể cao.

4.1.1 Thực trạng dân trí tài chính theo các nhân tố phản ánh

Qua Bảng 4.1, ta có thể thấy đa số các biến quan sát Thái độ tài chính và Hành vi tài chính có giá trị trong khoảng [3.41;4.2] khá lớn, cho thấy phần lớn người dân đều đồng tình với ý kiến từ thang đo Tuy nhiên, nhiều người được khảo sát lại có ý kiến trung lập về Thái độ tài chính “Tôi phải dùng đa phần số tiền mà tôi có vào việc mua hàng hóa, đồ ăn cho gia đình.” (độ trung bình 3.24) cho thấy thái độ với việc mua sắm hàng hóa của người dân.

Với biến quan sát Kiến thức tài chính, toàn bộ các biến quan sát cũng đều có giá trị trong khoảng [3.65;4.1] khá câu, tuy nhiên sự chênh lệch giữa điểm số trung bình giữa các câu là khá lớn, điều này thể hiện sự không chắc chắn của người điền khảo sát trong các câu hỏi về kiến thức tài chính Đặc biệt ở câu hỏi về kiến thức định nghĩa lạm phát K1, có tới 102/152 đối tượng trả lời “Tôi không chắc chắn” việc tiếp cận về những kiến thức tài chính như lạm phát, lãi suất,… của người dân còn khá hạn chế.

Bảng 4.1 Thống kê mô tả các nhân tố phản ánh DTTC

Biến quan sát N Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch chuẩn

Nguồn: Kết quả tính toán từ SPSS 22 4.1.2 Thực trạng các nhân tố tác động tới dân trí tài chính

Mẫu nghiên cứu được thực hiện ở khu vực nông thôn với với tỷ lệ nam tham gia nghiên cứu là 38.5% và tỷ lệ nữ là 61.5%; và đều là người nghèo Thống kê số liệu cho thấy điểm DTTC giữa nam giới và nữ giới không có sự chênh lệch đáng kể, điểm số DTTC của nữ giới cao hơn nam giới là 0.0506 điểm Điều này cho thấy, không có sự khác biệt quá rõ ràng giữa nam và nữ khi cùng đo lường về DTTC Kết quả này cũng tương tự kết quả trong bài nghiên cứu của Bucher-Koenen và Lusardi (2011), tuy nhiên lại đi ngược lại với kết quả của đa phần các nghiên cứu về DTTC trước đây (Lusardi và cộng sự, 2010, Atkinson và Messy, 2012, OECD, 2013, Lusardi và cộng sự, 2017).

Bảng 4.2 Điểm số dân trí tài chính trung bình phân loại theo nhân tố giới tính

Nhân tố Phân loại Số người Tỉ lệ (%) Giá trị TB SD

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Kết quả trên có thể được giải thích rằng đối với người nghèo tại khu vực nông thônViệt Nam, chủ yếu phụ nữ là những người chi tiêu chính và đưa ra các quyết định tài chính hàng ngày trong gia đình Từ đó, kiến thức và kinh nghiệm tài chính của họ cũng được tích lũy nhiều hơn từ đó các thái độ, hành vi tài chính cũng tích cực hơn Vậy nên,điểm số DTTC của họ cũng cao hơn nam giới.

Bảng 4.3 Điểm số dân trí tài chính trung bình theo nhân tố tuổi tác

Nhân tố Phân loại Số người Tỉ lệ (%) Giá trị TB SD

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả đã chia tuổi tác thành 4 nhóm chính bao gồm:

Từ 18 – 25 tuổi, từ 26 – 40 tuổi, từ 41 – 55 tuổi và từ 56 – 70 tuổi Trong đó, hai nhóm đối tượng có điểm số DTTC trung bình cao nhất nằm ở độ tuổi từ 56 - 70 tuổi và 41 -

55 tuổi, lần lượt là 4.069 và 3.871 điểm Nhóm có độ tuổi từ 18 - 25 tuổi có điểm số DTTC thấp nhất là 2.754 điểm Với kết quả này, có thể thấy rằng DTTC phân hóa theo độ tuổi Cụ thể, những người thuộc nhóm đối tượng có độ tuổi cao nhất (từ 56 - 70 tuổi) có DTTC cao nhất và thấp dần theo độ tuổi Kết quả này tương đồng với nghiên cứu trước của Lusardi và Mitchell (2007) Tuy nhiên, kết quả này lại đi ngược với kết quả cho rằng với kết luận cho rằng người cao tuổi thường có DTTC thấp ở trong những nghiên cứu của Alessie và cộng sự (2008), Lusardi và Tufano (2015), Atkinson và Messy (2012).

Kết quả trên có thế được giải thích do hầu hết ở khu vực nông thôn Việt Nam, hầu hết các đối tượng được phỏng vấn là người nghèo đều chi tiêu và đưa ra các quyết định tài chính dựa trên kinh nghiệm tài chính cá nhân Vậy nên khi độ tuổi càng cao, kinh nghiệm tài chính tích lũy được của họ càng nhiều, các thái độ, hành vi tài chính càng tích cực Vì thế, điểm số DTTC trung bình ở khu vực nông thôn Việt Nam tăng dần theo độ tuổi.

Bảng 4.4 Điểm số dân trí tài chính trung bình theo nhân tố trình độ học vấn

Nhân tố Phân loại Số người Tỉ lệ (%) Giá trị TB SD

Dưới tiểu học (Biết đọc biết viết)

Trung cấp chuyên nghiệp và học nghề

Cao đẳng và Đại học

Nguồn: Tổng hợp của tác giả.

Trong phạm vi nghiên cứu, tác giả đã chia trình độ học vấn thành 6 nhóm chính bao gồm: Dưới Tiểu học (Biết đọc biết viết), Tiểu học/Trung học Cơ sở, Trung học Phổ thông, Trung cấp chuyên nghiệp và Dạy nghề, Cao đẳng và Đại học, Sau Đại học Trong đó, tỷ lệ người dân nông thôn trong mẫu có trình độ học vấn Tiểu học/Trung học Cơ sở có điểm DTTC thấp nhất là 3.6575 điểm trong khi người dân nông thôn có trình độ sau đại học có điểm DTTC cao nhất, đạt 3.9076 điểm Người dân thuộc nhóm trình độ Cao đẳng và Đại học cùng nhóm Trung cấp chuyên nghiệp và Dạy nghề có điểm DTTC tương đồng khi đạt lần lượt 3.7881 điểm và 3.8143 điểm.

Bên cạnh đó nhóm người có trình độ học vấn Dưới Tiểu học (Biết đọc biết viết) lại có điểm DTTC đạt 3.6575, cao hơn nhóm Trung học Phổ thông khi nhóm này đạt 3.616 điểm Như vậy, nhóm người có trình độ học vấn càng cao thì điểm DTTC của họ càng cao.

Mặc dù xu hướng trong mẫu có thể chỉ ra trình độ học vấn càng cao thì DTTC càng cao, trường hợp đặc biệt xảy ra với nhóm người có trình độ học vấn là Dưới Tiểu học (Biết đọc biết viết) và Cao đẳng và Đại học Sự chênh lệch giữa nhóm Dưới Tiểu học (Biết đọc biết viết) được giải thích bởi những người biết đọc biết viết ở nông thôn trong khảo sát này đa phần là những người ở độ tuổi trung niên, nên họ có xu hướng có những kiến thức tài chính từ thực nghiệm, từ đó rút ra những kinh nghiệm để có những thái độ và hành vi tài chính được đánh giá là tích cực Trong khi đó, sự chênh lệch không đáng kể giữa hai nhóm có trình độ học vấn tương đồng là Cao đẳng và Đại học cùng nhóm Trung cấp chuyên nghiệp và Dạy nghề Vì vậy, có thể nói trình độ học vấn càng cao thì điểm số DTTC càng được cải thiện.

Bảng 4.5 Điểm số dân trí tài chính trung bình theo nhân tố thu nhập 2

Nhân tố Phân loại Số người Tỉ lệ (%) Giá trị TB SD

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Đánh giá độ tin cậy của thang đo các nhân tố phản ánh

4.2.1 Đánh giá độ tin cậy thang đo bằng Cronbach’s Alpha

Bảng 4.7 Phân tích đánh giá độ tin cậy của thang đo chính thức với hệ số

Thang Đo Mã thành phần thang đo

Cronbach’s alpha nếu loại biến

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Thang đo “Kiến thức tài chính” có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.729 và các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3 Thang đo “Kiến thức tài chính” đạt yêu cầu để thực hiện các phân tích tiếp theo.

Thang đo “Thái độ tài chính” có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.834 và các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3 Thang đo “Thái độ tài chính” đạt yêu cầu để thực hiện các phân tích tiếp theo.

Thang đo “Hành vi tài chính” có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.871 và các hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3 Thang đo “Hành vi tài chính” đạt yêu cầu để thực hiện các phân tích tiếp theo.

4.2.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Kết quả EFA về Hành vi tài chính cho thấy 9 tiêu chí đo lường từ B1 đến B9 được tải vào một nhân tố với các hệ số tải lần lượt từ 0.592 đến 0.766 chứng tỏ các tuyên bố gốc có quan hệ ý nghĩa với nhân tố.

Kết quả EFA về Thái độ tài chính cho thấy 5 tiêu chí đo lường từ A1 đến A5 được tải vào một nhân tố với các hệ số tải lần lượt từ 0.658 đến 0.838 chứng tỏ các tuyên bố gốc có quan hệ ý nghĩa với nhân tố.

Bảng 4.8 Kiểm định giá trị của thang đo bằng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA

Biến quan sát Nhân tố (Component)

Nguồn: Kết quả tính toán từ SPSS 22

Kết quả EFA về Kiến thức tài chính cho thấy 6 tiêu chí đo lường từ K1 đến K6 được tải vào hai nhân tố riêng biệt:

Nhân tố 1 (Nhân tố về lãi suất và lạm phát): bao gồm K2, K3, K1, K5 với hệ số tải lần lượt từ 0.625 đến 0.844 chứng tỏ các tuyên bố gốc có quan hệ ý nghĩa với các nhân tố.

Nhân tố 2 (Nhân tố về rủi ro và chi phí cơ hội): bao gồm K7, K6 với hệ số tải lần lượt là 0.883 và 0.855 chứng tỏ các tuyên bố gốc có quan hệ ý nghĩa với các nhân tố.

Bảng 4.9 Bảng kiểm định KMO và Bartlett KMO and Bartlett's Test

Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy .806

Bartlett's Test of Sphericity Approx Chi-Square 3901.069

Nguồn: Kết quả tính toán từ SPSS 22

Kết quả phân tích nhân tố khám phá cho kết quả tốt, thể hiện ở hệ số KMO =0.806, Sig=0.00 đều cho thấy rằng kết quả phân tích nhân tố khám phá là có sự tin cậy cao Giá trị tổng phương sai trích của nhân tố thứ tư là 57.447% > 50% và giá trị hệ số hội tụ eigenvalues của nhân tố này là 1.334>1, từ đó cho thấy, các biến quan sát ban đầu có sự hội tụ ở 04 nhân tố, các nhân tố này biểu diễn được sự biến thiên của dữ liệu khảo sát.

Do đó, các nhân tố đảm bảo được khả năng đại diện cho dữ liệu khảo sát ban đầu.

4.2.3 Phương pháp phân tích nhân tố khẳng định (CFA)

• Mô hình CFA bậc 1 đo lường các nhân tố phản ánh DTTC

Kết quả phân tích CFA các chỉ tiêu đo lường độ phù hợp của mô hình cho thấy, giá trị Chi-square/df = 0 chứng tỏ trình độ học vấn ảnh hưởng cùng chiều tới DTTC Như vậy giả thuyết H5 được chấp nhận Đây cũng là kết quả của một số nghiên cứu như Lusardi và Mitchell (2011b); Lusardi và cộng sự (2017).

Thứ hai, về thu nhập

Kết quả thống kê về thực trạng DTTC cho thấy, điểm DTTC xu hướng tăng cùng chiều với thu nhập, điều này cũng tương đồng với kết luận đưa ra trong nghiên cứu của tác giả Lusardi và Tufano (2015) Mặc dù sự chênh lệch không nhiều, nhưng xu hướng tăng lên của DTTC có thể thấy rõ.

Một số hàm ý chính sách

Việc nâng cao DTTC, bên cạnh chứng minh được rằng có ảnh hưởng đến thu nhập của người nghèo tại khu vực nông thôn, còn có thể ảnh hưởng đến những chính sách của chính phủ Nếu DTTC tăng cao, thì người nghèo sẽ dễ hấp thụ được các chính sách đưa ra (tức là sẽ hạn chế những rủi ro về mặt vĩ mô), đồng thời sẽ có hành vi phù hợp về mặt tài chính Đối với các tổ chức tín dụng, tăng DTTC sẽ giúp tiết kiệm được chi phí quảng bá, hoặc đào tạo người dân sử dụng các sản phẩm tài chính, giảm dần việc sử dụng tín dụng đen.

Từ thảo luận kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số hàm ý chính sách về nâng cao DTTC cho người nghèo tại vùng nông thôn Việt Nam.

5.2.1 Nhóm hàm ý về kiến thức tài chính Đối với nhà nước

Nâng cao DTTC cho người nghèo tại khu vực nông thôn nói riêng và toàn dân nói chung là một trong những chính sách trọng điểm của quốc gia, nhất là khi các dịch vụ tài chính đang có tốc độ phát triển rất cao trong giai đoạn hiện nay Dựa vào những mô hình đã kiểm định, tác giả đưa ra một số khuyến nghị như sau:

Thứ nhất, xây dựng các chương trình, chính sách nhằm nâng cao DTTC của người nghèo tại vùng nông thôn Việt Nam Cụ thể là ưu tiên cho giáo dục tài chính và phát triển định hướng và các chương trình, với một bước quan trọng đầu tiên là một cuộc khảo sát khả năng cấp quốc gia Mục đích của cuộc khảo sát này là tiền đề để phát triển và thiết kế chiến lược giáo dục tài chính quốc gia (NFES) Theo kết quả nghiên cứu thực nghiệm của tác giả, chỉ ra mức độ tác động của thu nhập lên DTTC là 0.053, lớn nhất trong tất cả yếu tố, trong khi đó mức độ ảnh hưởng của trình độ học vấn và tuổi tác lần lượt là 0.026 và 0.025 Do đó, chiến lược giáo dục tài chính quốc gia nên chú trọng tập trung vào đối tượng người dân tại vùng nông thôn Việt Nam, đặc biệt là những người dân có thu nhập thấp, người nghèo và các tỉnh miền núi Chiến lược này nên chia làm các giai đoạn nhỏ, cụ thể là chia làm 2 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Giáo dục tài chính cho người nghèo, thu nhập thấp, phụ nữ ở khu vực nông thôn, và các tỉnh miền núi.

• Phát triển chương trình giáo dục tài chính quốc gia bằng việc phát triển một bộ mô-đun chuẩn cơ bản cho giáo dục tài chính làm nền tảng cho các chương trình đào tạo cụ thể.

• Đề xuất sửa đổi hoặc thiết lập các chính sách và quy định mới của chính phủ để hỗ trợ chương trình quốc gia.

- Giai đoạn 2: Giáo dục tài chính tổng quát cho tất cả các nhóm dân số thông qua hệ thống giáo dục chính quy thông qua kết hợp giáo dục tài chính như các đơn vị chính thức trong chương trình giảng dạy của các trường từ tiểu học đến trung học và các trường đại học; thành lập các trung tâm đào tạo giáo dục tài chính hoặc các trung tâm hỗ trợ giáo dục tài chính cho các nhu cầu khác nhau; yêu cầu và thiết lập các dịch vụ giáo dục tài chính cho khách hàng tại các ngân hàng, công ty tài chính và các tổ chức tài chính khác.

Các chương trình này nên được thiết kế có sự linh hoạt và có thể được chỉnh sửa lại vào bất kỳ lúc nào khi môi trường bên ngoài thay đổi hoặc để phản ánh sự tiến bộ của quá trình phát triển DTTC Bên cạnh đó các chương trình này có thể được phát triển kết hợp thông qua các kênh tin tức, các chương trình truyền hình.

Trong khi xây dựng các chương trình đào tạo, các vấn đề sau nên được chú ý:

- Tập trung vào truyền đạt các kiến thức cho người có độ tuổi đủ lớn, nhằm (1) có thể tiếp thu thêm kiến thức từ các vấn đề liên quan đến kiến thức tài chính và giáo dục tài chính; (2) Do kết quả nghiên cứu cho thấy, tuổi tác có tác động tích cực đến DTTC nên những người có tuổi tác đủ lớn tại khu vực nông thôn đang có những tác động tích cực đến những người khác do ảnh hưởng của tâm lý tập thể.

- Các kiến thức nên được lồng ghép vào các trò chơi để mang tính tương thích cao Vấn đề này có thể được xây dựng dựa trên các mô hình đào tạo như mô hình “trò chơi kinh doanh nhỏ” Trò chơi kinh doanh nhỏ (Micro Business Game) là một hình thức mô phỏng hoạt động kinh doanh một cửa hàng nước trái cây tại một đất nước được gọi làCuliar, với đồng tiền cùng tên Trò chơi có 4 vòng tương ứng với 4 năm hoạt động kinh doanh Người học sẽ được cung cấp thông tin về các tình huống giả định về các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh nước trái cây này qua các thẻ Sự kiện, trong đó có các phương án lựa chọn khác nhau Từng đội chơi sẽ bàn bạc để đưa ra quyết định lựa chọn phương án phù hợp Tiếp theo các đội chơi được phát thẻ Kết quả để biết được quyết định của mình dẫn đến kết quả như thế nào Căn cứ vào sự lựa chọn, cùng với dự báo doanh số bán hàng trước đó, trên cơ sở hướng dẫn của giảng viên, các đội chơi tính toán chi phí, doanh thu và lập báo cáo tài chính cho hoạt động kinh doanh.

Thứ hai, nhà nước nên tổ chức những chương trình tập huấn đào tạo nguồn nhân lực nguồn Cụ thể là mỗi tỉnh sẽ có những lãnh đạo, chuyên viên được đào tạo về DTTC và nhận thức tầm quan trọng của DTTC đến nền kinh tế quốc gia, từ đó có ý thức về nâng cao DTTC trực tiếp tại tỉnh và địa phương của mình nhằm hiểu rõ tầm quan trọng của DTTC tới nền kinh tế quốc gia Từ đó, đề xuất ra một khung chương trình đào tạo DTTC cho các tỉnh và địa phương, dựa trên đó mỗi tỉnh và địa phương sẽ có sự thay đổi linh hoạt để phù hợp với tỉnh và địa phương của mình.

Cụ thể, đối với các chương trình tuyển chọn và đào tạo nguồn nhân lực thì có thể kết hợp các phương pháp sau để tiến hành

- Phối hợp với các tổ chức trên thị trường để giảng dạy cho các đối tượng khác nhau Cụ thể, trong trường hợp khi đào tạo về kiến thức tài chính, có thể kết hợp thông qua (1) Tổ chức tài chính vi mô; (2) Các trường đại học và học viện có liên quan đến vấn đề tài chính vi mô như Đại học Kinh tế Quốc dân, Học viện Ngân hàng, Học viện Phụ nữ; (3) thông qua các tổ chức như hội Nông dân, hội Phụ nữ; (4) thông qua nhóm ngân hàng có cung cấp dịch vụ tài chính vi mô như Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam… Các tổ chức này sẽ lựa chọn hội viên phù hợp cho các hoạt động của mình, sau đó tiến hành giảng dạy thông qua các chương trình trực quan về các vấn đề thực tiễn Như thế, các kiến thức về tài chính sẽ được truyền đạt phù hợp hơn.

- Tạo ra khung chính sách nhất định trong việc hợp tác với các tổ chức khác nhau để phát triển vấn đề này, đặc biệt là các khóa học nhằm nâng cao dân trí tài chính tại các vùng nông thôn thông qua quá trình hợp tác.

Thứ ba, đa dạng các vấn đề đầu tư, và nên nghiên cứu phát triển các hoạt động hiệp hội tín dụng và tín dụng xoay vòng (ROSCA) để giúp người dân phát triển kinh tế, cũng như đa dạng các khoản đầu tư Hoạt động này có thể thể hiện thông qua tín dụng bán chính thức như thành lập phường/họ/hụi/biêu tại các các địa phương trong khu vực nông thôn, nhưng trên cơ sở phải đăng ký với cơ sở (ví dụ đăng kí tại ủy ban nhân dân phường/xã) Các hoạt động này có thể phục vụ cho mô hình kinh doanh nhỏ. Đối với địa phương

Bên cạnh những chương trình của chính phủ với mục tiêu quốc gia, các địa phương cũng nên có những kế hoạch nhằm cải thiện DTTC của người dân tại địa phương của mình.

Thứ nhất, tổ chức các chương trình đào tạo, các buổi tuyên truyền nhằm nâng cao

DTTC cho địa phương của mình.

- Nên có những chương trình chú trọng vào việc nâng cao DTTC cho những người dân có thu nhập thấp và người nghèo bởi với những đối tượng này việc tiếp cận thông tin còn rất hạn chế.

- Tổ chức những lớp học nhỏ mỗi tuần để có thể phổ cập được kiến thức tài chính đến người dân, là nơi người dân có thể chia sẻ kiến thức cho nhau Những lớp học nên chia theo các thôn, xóm tập trung vào đối tượng những người có học vấn thấp.

Hạn chế của đề tài và các hướng nghiên cứu tiếp theo

5.3.1 Hạn chế của đề tài

Nghiên cứu đã chỉ ra được các kết quả như trên nhưng do thời gian và nguồn tài chính hạn hẹp nên vẫn còn những hạn chế như sau:

Thứ nhất, kích thước mẫu nghiên cứu là 512 quan sát có thể hiện được một số khía cạnh nhưng chưa bao hàm được tất cả các đặc điểm của tổng thể người dân tại vùng nông thôn Việt Nam Cụ thể, dữ liệu chưa thể hiện được sự tương quan của một số nhân tố nhân khẩu học như giới tính, việc làm Đặc biệt, nghiên cứu này chưa đánh giá được tính tác động của vùng miền lên DTTC.

Thứ hai, nghiên cứu sẽ tốt hơn nếu trong thời gian tương lai tác giả đưa được các biến kiểm soát vào mô hình Hiện tại, dưới sự phát triển của các mạng công nghiệp 4.0 thì vấn đề liên quan đến Fintech cũng đang được nghiên cứu Trong tương lai, hướng nghiên cứu này có thể còn được mở rộng.

Thứ ba, thu nhập được đo lường bởi tác giả là thu nhập theo cá nhân; nên sẽ có một số vấn đề sẽ chưa được thể hiện rõ ràng Một số chuyên gia khi phỏng vấn sâu cho rằng, ở trong các hộ gia đình khi từ 2 người có thu nhập trở lên thì việc chi tiêu sẽ khác biệt so với việc chi tiêu cho cá nhân, từ đó dẫn đến các hành vi tài chính sẽ theo xu hướng khác cần được phân tích thêm.

Thứ tư, nghiên cứu này đang tập trung vào người nghèo tại khu vực nông thôn Việt

Nam, nên bỏ qua các nhóm đối tượng khác: (1) người sắp nghỉ hưu hoặc cần kế hoạch hưu trí; (2) đối tượng cận nghèo hoặc bản thân không nghèo nhưng đang nằm trong hộ nghèo do có người phụ thuộc; (3) khu vực thành thị Do vậy, trong thời gian tới, nếu có thể đánh giá dân trí tài chính của các nhóm đối tượng này thì sẽ là một hướng đi phù hợp Đối với nghiên cứu về người nghèo, hiện tại luận án đang tiếp cận nghèo dưới góc độ thu nhập, nên chưa đánh giá dưới góc độ nghèo đa chiều Thêm vào đó, đánh giá tác động của DTTC lên thu nhập cần phải có thu nhập theo thời gian (thu nhập kỳ trước tác động lên kỳ sau).

Cuối cùng, DTTC là một lĩnh vực mới, còn ít các nghiên cứu đi trước tại Việt Nam, và cũng mang tính chất liên ngành nên việc đưa ra hàm ý chính sách cụ thể đối với từng vùng rất khó Do đó, việc nghiên cứu tại các khu vực nhỏ hơn (ví dụ, theo các khu vực kinh tế, thậm chí từng xã) cần được đưa ra trong thời gian tới.

5.3.2 Các hướng nghiên cứu tiếp theo

Việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến DTTC và đánh giá tác động của DTTC lên thu nhập đã tìm thấy bằng chứng thực nghiệm thuyết phục thể hiện DTTC có ảnh hưởng lên thu nhập Các nghiên cứu sau này có thể phát triển dựa trên những ý tưởng sau:

- Nghiên cứu có thể mở rộng mẫu lớn hơn và đa dạng hơn nhằm đánh giá chặt chẽ cũng như bổ sung các yếu tố ảnh hưởng đến DTTC, nhóm yếu tố phản ánh DTTC và ảnh hưởng của DTTC lên thu nhập.

- Nghiên cứu có thể mở rộng phân tích sâu hơn về các hướng ảnh hưởng của Kiến thức tài chính, thái độ tài chính và hành vi tài chính dựa trên các mô hình lý thuyết trước đó.

- Nghiên cứu có thể mở rộng thời gian nhằm đánh giá hiệu quả của các biến trễ trong mô hình cũng như hiệu quả lâu dài của DTTC lên thu nhập người dân khu vực nông thôn.

- Nghiên cứu mở rộng các đối tượng khác nhau trong nền kinh tế, ví dụ như người sắp về hưu, người nghèo tại thành thị hoặc các đối tượng có người phụ thuộc.

- Nghiên cứu các vấn đề về nghèo đa chiều trong DTTC của người nghèo khu vực nông thôn Việt Nam Đồng thời, đối với đánh giá của DTTC cần có dữ liệu theo thời gian để biết được cụ thể tác động.

Ngày đăng: 31/12/2022, 23:14

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w