1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hỗ trợ xóa đói giảm nghèo cho người nghèo tại huyện tứ kỳ tỉnh hải dương

29 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hỗ Trợ Xóa Đói Giảm Nghèo Cho Người Nghèo Tại Huyện Tứ Kỳ Tỉnh Hải Dương
Trường học Trường Đại Học Hải Dương
Chuyên ngành Công Tác Xã Hội
Thể loại Đề Tài Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hải Dương
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 37,93 KB

Nội dung

LÝ DO CHỌN CHỦ ĐỀ Công tác xã hội có lịch sử lâu dài trong quá trình hỗ trợ giải quyết nghèo đói ở các cấp độ khác nhau từ việc hỗ trợ cá nhân người nghèo đến phát triển thay đổi cộng đồng nghèo và các chính sách, chương trình xã hội xoá đói giảm nghèo của quốc gia Công tác xã hội tham gia vào lĩnh vực này với ý nghĩa hết sức quan trọng và mang tính nhân văn sâu sắc được dựa trên nghiên tác đạo đức nghề nghiệp Đó là phấn đấu cho sự công bằng xã hội Và nghèo đói được xem là vấn đề chính gây cản trở công bằng xã hội Giảm nghèo là đòi hỏi cấp bách của toàn nhân loại Ở nước ta, giảm nghèo là một chủ trương, một quyết sách lớn của Đảng và Nhà nước, giảm nghèo là một cuộc cách mạng xã hội sâu sắc, là phong trào của quần chúng, nhất là ở địa phương Để thực hiện giảm nghèo, bên cạnh hệ thống các chính sách, vấn đề xây dựng nguồn lực, trong đó có nguồn nhân lực, từ Trung ương đến địa phương, từ các nhà hoạch định chính sách đến những người tổ chức thực hiện các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở, là một việc làm hết sức quan trọng Tại Hải Dương, các công tác xóa đói giảm nghèo như hỗ trợ vốn, mở làng nghề giải quyết việc làm chưa thật hiệu quả, cùng với đó việc chăm lo, kết nối công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm, đặc biệt là với lao động nghèo trở thành nhiệm vụ cấp bách cần đc giải quyết Chính vì vậy, em xin lựa chọn chủ đề “Hỗ trợ xóa đói giảm nghèo cho người nghèo tại huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương” nhằm đánh giá việc thực hiện công tác đào tạo nghề cho hộ nghèo tại địa bàn và hỗ trợ kết nối, đề xuất giải pháp thực hiện hiệu quả chúng NỘI DUNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN 1 Khái niệm và các thuật ngữ có liên quan 1.1 Đói nghèo Đói nghèo là vấn đề mang tính toàn cầu và tồn tại ở nhiều thời đại Mỗi quốc gia, mỗi thời đại lại có những cách lý giải về quan niệm, nguyên nhân, cách giải quyết khác nhau đối với đói nghèo Mỗi vùng, quốc gia, mỗi thời kỳ lại có những tiêu chí xác định đói nghèo khác nhau cho phù hợp với hoàn cảnh Vì vậy, có thể nói đói nghèo mang tính thời gian và không gian Hiện nay có nhiều quan niệm về đói nghèo nhưng về cơ bản là giống nhau Mỗi quốc gia có thể đưa ra cho mình một quan niệm riêng, đói nghèo có thể được xem xét trên nhiều khía cạnh về kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội…Có thể hiểu theo nghĩa gói gọn trong vấn đề thu nhập, chi tiêu, dinh dưỡng, giáo dục…hoặc theo nghĩa rộng hơn là sự phát triển toàn diện của con người Các nước ở vùng châu Á - Thái Bình Dương sử dụng khái niệm đói nghèo do tổ chức ESCAP đưa ra vào tháng 9 -1993: “Nghèo đói là tình trạng của một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của các địa phương” Đây chỉ là một định nghĩa do một tổ chức khu vực châu Á-Thái Bình Dương đưa ra nhưng có thể xem đây là một định nghĩa chung nhất về đói nghèo, một định nghĩa có tính chất hướng dẫn về phương pháp đánh giá, nhận diện nét cơ bản, phổ biến về đói nghèo Các tiêu chí và chuẩn mực đánh giá còn để ngỏ về mặt lượng, bởi nó chưa tính đến những khác biệt và độ chênh lệch giữa các vùng, các điều kiện lịch sử cụ thể quy định trình độ phát triển ở mỗi nơi Điều đó có nghĩa là định nghĩa này đã chú trọng tới tính thời gian và không gian của nghèo đói Định nghĩa này có thể áp dụng cho nhiều vùng, nhiều quốc gia, nhiều thời đại, từ đó mỗi vùng, mỗi quốc gia có thể tự đưa ra tiêu chí xác định đói nghèo phù hợp với mình trong từng hoàn cảnh cụ thể Quan niệm hạt nhân có trong định nghĩa này là nhu cầu cơ bản của con người Căn cứ xác định đói hay nghèo là ở chỗ đối với những nhu cầu cơ bản ấy con người không được hưởng và thoả mãn Nhu cầu cơ bản ở đây chính là cái thiết yếu, tối thiểu để duy trì sự tồn tại của con người như ăn, mặc, ở Còn theo Ngân hàng phát triển Châu Á thì: “Nghèo là tình trạng thiếu những tài sản cơ bản và cơ hội mà mỗi con người có quyền được hưởng Mọi người cần được tiếp cận với giáo dục cở sở và dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cơ bản” Có thể nói các quan niệm này không có sự khác biệt đáng kể, tiêu chí để xác định đều dựa trên mức chi tiêu để thoả mãn nhu cầu cơ bản của con người Sự khác biệt ở đây là mức độ thoả mãn các nhu cầu này là khác nhau giữa các khu vực Tóm lại, nghèo đói là tình trạng của một bộ phận dân cư có mức thu nhập thấp bằng hoặc thấp hơn mức tối thiểu để duy trì một cuộc sống ở một khu vực, tại một thời điểm nhất định 1.2 Khái niệm đói Đói là tình trạng thu nhập không đủ chi dùng cho nhu cầu ăn Sự nghèo khổ tuyệt đối, sự bần cùng được biểu hiện là đói, là tình trạng con người không có ăn, ăn không đủ lượng dinh dưỡng tối thiểu cần thiết, sự đứt đoạn trong nhu cầu ăn Đói là một khái niệm biểu đạt tình trạng con người ăn không đủ no, không đủ năng lượng tối cần thiết để duy trì sự sống hàng ngày và không đủ sức để lao động, để tái sản xuất sức lao động Đây là trường hợp đói gay gắt kinh niên, là tình trạng thiếu ăn thường xuyên Còn nếu con người trong những hoàn cảnh đột xuất, bất ngờ do thiên tai bão lũ, mất mùa, bệnh tật, rơi vào cùng cực, không có lương thực, thực phẩm để ăn, có thể dẫn tới cái chết thì đó là trường hợp đói gay gắt cấp tính, phải cứu trợ khẩn cấp Dù ở dạng nào thì đói đều đi liền với thiếu dinh dưỡng, suy dinh dưỡng Biểu hiện của đói là: thất thường về lượng, đứt bữa, đứt bữa kéo dài Về mặt năng lượng nếu trong một ngày con người chỉ được thoả mãn mức 1500calo/ngày thì đó là thiếu đói, dưới mức đó là đói gay gắt 1.3 Khái niệm nghèo Nghèo: Là tình trạng một bộ phận dân cư vẫn còn thiếu ăn, nhưng không đứt bữa, mặc không đủ ấm, nhà ở chủ yếu là tranh tre, không có hoặc không đủ các điều kiện để phát triển sản xuất, tăng thu nhập và đáp ứng các nhu cầu về học tập, chữa bệnh cũng như các nhu cầu xã hội khác Quan niệm về nghèo đói hay nhận dạng về nghèo đói của từng quốc gia hay từng vùng, từng nhóm dân cư, nhìn chung không có sự khác biệt đáng kể, tiêu chí chung nhất để xác định nghèo đói vẫn là mức thu nhập hay chỉ tiêu để thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người về: ăn, mặc, ở, gia đình, y tế, văn hóa,để lại và giao tiếp xã hội Sự khác nhau chung nhất là thỏa mãn ở mức cao hay thấp mà thôi, điều này phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế – xã hội cũng như phong tục tập quán của từng vùng từng quốc gia Các quan niệm trên phản ánh ba khía cạnh chủ yếu của người nghèo: + Không được thụ hưởng những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiểu dành cho con người + Có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư + Thiếu cơ hội lựa chọn, tham gia vào quá trình phát triển cộng đồng Về mặt kinh tế nghèo đồng nghĩa với nghèo khổ, nghèo túng, túng thiếu Trong hoàn cảnh nghèo thì người nghèo và hộ nghèo cũng vẫn chỉ vật lộn với những mưu sinh hàng ngày về kinh tế vật chất, biểu hiện trực tiếp nhất là ở bữa ăn Họ không thể vươn tới các nhu cầu về văn hoá - tinh thần hoặc những nhu cầu này phải cắt giảm tới mức tối thiểu nhất, gần như không có Điều này đặc biệt rõ ở nông thôn với hiện tượng trẻ em thất học, bỏ học, các hộ nông dân nghèo không có khả năng để hưởng thụ văn hoá, y tế, không đủ hoặc không thể mua sắm thêm quần áo cho nhu cầu mặc, sửa chữa nhà cửa cho nhu cầu ở… Nghèo là khái niệm chỉ tình trạng mà thu nhập thực tế của người dân chỉ dành chi hầu như toàn bộ cho ăn, thậm chí còn không đủ chi cho ăn, phần tích luỹ hầu như không có Các nhu cầu tối thiểu khác như ăn, mặc, văn hoá, y tế, giáo dục, đi lại, giao tiếp chỉ đáp ứng một phần rất ít ỏi, không đáng kể Có hai dạng nghèo là nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối: Nghèo tuyệt đối là tình trạng của một bộ phận dân cư không có khả năng thoả mãn các nhu cầu tối thiểu để duy trì cuộc sống Nghèo tương đối là tình trạng của một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức trung bình của cộng đồng tại địa phương 1.4 Các khái niệm có liên quan về nghèo Người ta cũng định nghĩa về người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo và quốc gia nghèo như sau: Hộ nghèo là những hộ có mức thu nhập bình quân đầu người dưới ngưỡng nghèo Theo dự thảo Quyết định về việc ban hành tiêu chí và mức chuẩn nghèo theo phương pháp tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020, hộ gia đình nghèo là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí: + Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ chuẩn nghèo chính sách trở xuống (Từ 1 triệu đồng/người/tháng trở xuống tại thành thị và 800.000 đồng/người/ tháng trở xuống tại nông thôn) + Có thu nhập bình quân đầu người/tháng cao hơn chuẩn nghèo chính sách (Từ 1 triệu đồng/người/tháng trở xuống tại thành thị và 800.000 đồng/người/ tháng trở xuống tại nông thôn) đến chuẩn mức sống tối thiểu (từ 1.3 triệu đồng/người/tháng trở xuống ở thành thị và 1 triệu đồng/người/ tháng tại nông thôn) và từ 1/3 tổng số điểm thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, tiếp cận thông tin Người nghèo là những người nằm trong hộ nghèo, tuy nhiên cách nhìn nhận rộng hơn của cộng đồng quốc tế là những người thiếu một cách trầm trọng cơ hội lựa chọn và khả năng tham gia vào cuộc sống kinh tế xã hội của đất nước Xã nghèo là xã có tỷ lệ hộ nghèo cao và thiếu các cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống Một quốc gia được coi là nghèo khi thu nhập thực tế bình quân đầu người còn thấp, nguồn lực cực kỳ hạn hẹp, cơ sở hạ tầng và môi trường yếu kém, có vị trí không thuận lợi trong giao lưu với cộng đồng quốc tế 1.5 Mối quan hệ giữa đói và nghèo Đói và nghèo vừa có mối quan hệ với nhau, lại vừa có sự khác biệt về mức độ và cấp độ Đã lâm vào tình trạng đói thì đương nhiên là nghèo Theo tư duy của người Việt Nam, chúng ta thường nhận diện đói ở hai dạng đói kinh niên và đói gay gắt Đây thuần tuý vẫn là đói ăn, nằm trọn trong phạm trù kinh tế - vật chất Nó khác với đói thông tin, đói thụ hưởng văn hóa thuộc phạm trù đời sống văn hóa tinh thần Quan niệm về nghèo thì có thể có nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối, tất nhiên dù ở dạng nào thì nghèo vẫn có quan hệ mật thiết với đói Nghèo là một kiểu đói tiềm tàng và đói là tình trạng hiển nhiên của nghèo Sự nghèo và nghèo khổ kéo dài, nếu không ra khỏi cái vòng luẩn quẩn của cảnh trì trệ, túng thiếu thì chỉ cần xảy ra những biến cố đột xuất của hoàn cảnh là con người ta dễ dàng rơi vào cảnh đói Chúng ta có thể xoá được đói là do nhu cầu ăn của con người có giới hạn nên có thể phấn đấu xoá đói Nhưng chúng ta chỉ có thể giảm nghèo là vì trong từng giai đoạn mức thu nhập và chi dùng tối thiểu là khác nhau và ngày càng cao vì vậy bao giờ cũng có một bộ phận dân cư rơi vào tình trạng nghèo 2 Công tác xã hội với người nghèo 2.1 Phương pháp tiếp cận CTXH với người nghèo Hiện nay, có bốn phương pháp tiếp cận phổ biến trong việc giúp đỡ người nghèo: Thứ nhất là cách tiếp cận đảm bảo quyền con người Phương pháp này nhấn mạnh đến quyền được tồn tại, quyền được an toàn về vật chất, sức khỏe và được phát triển toàn diện và bình đẳng Thứ hai là cách tiếp cận đáp ứng các nhu cầu cơ bản Cách tiếp cận này là cách giúp người nghèo đảm bảo quyền con người để họ có điều kiện để phát triển mọi mặt thể chất, tinh thần, tình cảm Thứ ba là cách tiếp cận chia sẻ trách nhiệm xã hội Cách tiếp cận này nhần mạnh đến nguyên lý mỗi cá nhân đề có yếu tố cá thể và tập thể Bên cạnh đó phương pháp này cũng nhấn mạnh đến sự tương hỗ, chia sẻ để người nghèo có thể vươn lên trong cuộc sống Thứ tư là cách tiếp cận đảm bảo sự công bằng trong xã hội Cách tiếp cận này chú trọng vào việc đảm bảo tạo ra môi trường thuận lợi tiếp cận các cơ hội vật chất, giáo dục, y tế, văn hóa và xã hội cho mọi người phát triển và quan tâm đến nhóm các đối tượng yếu thế 2.2 Kỹ năng CTXH với người nghèo - Kỹ năng tuyên truyền vận động - Kỹ năng tập huấn - Kỹ năng biện hộ - Kỹ năng huy động nguồn lực - Kỹ năng tham vấn CTXH là một lĩnh vực hoạt động chuyên môn phức tạp Vì vậy, khi làm việc với người nghèo nhân viên CTXH cần chú ý một số vấn đề sau: - Hiểu rõ đặc điểm và nhu cầu của người nghèo - Tôn trọng và hiểu những phong tục tập quán của họ - Thực hiện 3 cùng với người nghèo - Khuyến khích người nghèo bày tỏ quan điểm của mình và lắng nghe họ (Nhân viên xã hội chỉ là xúc tác) - Động viên khuyến khích họ tích cực học hỏi nâng cao năng lực - Tất cả các ý kiến của NVXH mang tính tham vấn, quyền tự quyết thuộc về người nghèo Như vậy, làm việc với người nghèo, trước hết phải giúp họ nâng cao được năng lực để thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi Việc làm này không phải cho cá nhân một người nghèo mà cho cả cộng đồng nghèo và chính quyền địa phương nhằm tạo ra sự đồng bộ trong trong sự thay đổi, dần đáp ứng các nhu cầu thiết thực của họ.để cùng phát triển Trong CTXH với người nghèo đặc biệt chú ý đến việc khơi dậy tiềm năng/ nguồn lực thực có của họ, đồng thời tạo môi trường cho họ được tham gia tích cực vào quá trình đó 2.3 Các dịch vụ công tác xã hội với giảm nghèo Trên thế giới, các dịch vụ công tác xã hội đối với vấn đề giảm nghèo được tổng hợp theo hai hình thức tiếp cận Thứ nhất là theo hình thức cung cấp các dịch vụ trực tiếp hỗ trợ cá nhân, gia đình và cộng đồng Thứ hai là hình thức tập trung vào mảnh đưa ra các chính sách, chương trình giải quyết vấn đề nghèo - Các dịch vụ công tác xã hội trực tiếp Các dịch vụ công tác xã hội trực tiếp nhằm mục đích hỗ trợ đáp ứng các nhu cầu trực tiếp của người nghèo Đối với cá nhân người nghèo, công tác xã hội cung cấp các dịch vụ cung cấp thức ăn, áo ấm, tìm kiếm chỗ ở an toàn, kết nối tới chăm sóc sức khoẻ thể chất và tinh thần, học tập, học nghề, tìm kiếm việc làm và khuyến khích tham gia các hoạt động xã hội Đơn cử như tại Canađa, nhiều ngân hàng thức ăn (food bank) được lập ra để cung cấp thức ăn miễn phí cho những người nghèo, người hưởng trợ cấp Hay việc tìm kiếm chỗ ở an toàn cho người nghèo không nơi nương tựa trong các trung tâm, cơ sở xã hội Bên cạnh đó, người nghèo được nhân viên xã hội kết nối tới các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ khi bị ốm đau Nhân viên xã hội cũng cung cấp các dịch vụ tham vấn cho những người nghèo có vấn đề về tâm lý xã hội Quan trọng hơn nữa, nhân viên xã hội là người biện hộ, khích lệ đề người nghèo được tham gia các hoạt động xã hội bình đẳng như các thành viên khác trong xã hội Đối với gia đình nghèo, nhân viên xã hội cung cấp các dịch vụ tham vấn, kết nối gia đình nghèo tới các dịch vụ chương trình tài chính, chăm sóc sức khoẻ Ví dụ như các chương trình hướng dẫn hộ gia đình vay vốn, tạo việc làm, để từ đó gia đình có thể cải thiện tình hình kinh tế gia đình Đối với cộng đồng, công tác xã hội đưa ra các dịch vụ phát triển cộng đồng, nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề nghèo và khuyến khích sự tương trợ, hỗ trợ của cộng đồng với người nghèo và gia đình họ - Các dịch vụ công tác xã hội liên quan đến chính sách, chương trình xã hội hỗ trợ người nghèo Công tác xã hội đã và đang tham gia rất tích cực vào việc xây dựng các chính sách, các chương trình xã hội hỗ trợ người nghèo ở nhiều nước trên thế giới Nhân viên xã hội là người hỗ trợ chính phủ tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu của người nghèo từ đó đề xuất với cơ quan cấp trên để nghiên cứu đưa ra các chính sách, chương trình xã hội hỗ trợ người nghèo Ví dụ như nếu việc đưa ra nhu cầu được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ miễn phí Hay các chương trình hỗ trợ giảm nghèo thông qua phát triển cộng đồng II THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH HỖ TRỢ TRONG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI HUYỆN TỨ KỲ TỈNH HẢI DƯƠNG 1 Khái quát chung về nghèo tại thế giới và Việt Nam 1.1 Tình trạng nghèo trên thế giới Theo số liệu thống kê của Ngân hàng Thế giới (WB), năm 1981, trên thế giới có 1,5 tỉ người nghèo tương ứng với 40% dân số thế giới, năm 1993, số người nghèo là 1,314 tỉ người tương ứng với 29% dân số thế giới, đến 2001 có 1,1 tỷ người (tương ứng với 21% dân số thế giới) có thu nhập ít hơn 1 đô la Mỹ tính theo tiêu chuẩn quy định, kết quả giảm nghèo, hộ nghèo, tổng số hộ nghèo trên địa bàn là 3585 hộ (chiếm 7,44%) Sau 05 năm thực hiện Chương trình giảm nghèo (2011 -2015), toàn huyện đã giảm 10,39% (4.238 hộ nghèo), số hộ thoát nghèo đã tăng so tổng số hộ phát sinh mới Một số xã có tỷ lệ nghèo cao như Đại Hợp, Hưng Đạo, Minh Đức; một số xã có tỷ lệ nghèo thấp như: Quang Khải, Hà Kỳ, Đại Đồng, Tái Sơn Tỷ lệ hộ nghèo chung năm 2013 của Việt Nam còn 7,6% theo chuẩn nghèo mới Tỷ lệ nghèo đói của huyện Tứ Kỳ hiện nay cao so với tỷ lệ nghèo đói chung của cả nước là 4,1%, trong năm 2013 xã Tân Kỳ đạt tỷ lệ hộ nghèo đưới 7,6%, các xã còn lại đều có tỷ lệ hộ nghèo lớn hơn 7,6%, như vậy tỷ lệ nghèo đói cao so cả nước So sánh tỷ lệ đói nghèo chung huyện Tứ Kỳ với các huyện cùng tỉnh, Huyện Tứ Kỳ trong là huyện có số hộ nghèo nhiều nhất so với các huyện trong tỉnh Bằng nhiều chính sách, dự án của huyện nhằm giảm các hộ nghèo đói trong năm 2015 huyện Tứ Kỳ đã giảm còn 3.585 hộ là huyện có số hộ giảm nghèo nhiều nhất trong các huyện, tuy nhiên số hộ phát sinh nghèo của huyện Tứ Kỳ theo điều tra chuẩn nghèo mới là huyện nhiều nhất trong các huyện trong tỉnh Về chỉ tiêu xóa hộ chính sách nghèo: Qua rà soát thống kê có 434 hộ thoát nghèo, 56 hộ mới phát sinh: toàn tỉnh còn 390 hộ nghèo chính sách nghèo, giảm 378 hộ, đạt 49,2% chỉ tiêu kế hoạch Như vậy, so với hộ nghèo toàn tỉnh Hải Dương thì hộ nghèo huyện Tứ Kỳ cao hơn là 2,4%, là huyện có hộ nghèo cao nhất tỉnh Hải Dương, là huyện thuần nông nên hộ nghèo chiếm tỷ lệ cao, với chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước thì những năm gần đây lãnh đạo tỉnh Hải Dương đã quan tâm nhiều việc xóa đói giảm nghèo ở huyện Tứ Kỳ, tập trung việc tạo công ăn việc làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang chủ yếu sản xuất công nghiệp tăng cao thu nhập người dân đặc biệt là hộ nghèo 2 Mô tả về địa bàn Tứ Kỳ là 1 trong 12 đơn vị hành chính của tỉnh Hải Dương, từ 106015’ đến 106027’ kinh độ Đông và 21048’ đến 21055’ vĩ độ Bắc, phía Bắc giáp thành phố Hải Dương, phía Tây giáp huyện Gia Lộc, phía Đông và Đông Bắc giáp huyện Thanh Hà, phía Tây Nam giáp huyện Ninh Giang, phía Nam giáp huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng Huyện nằm dọc theo trục tỉnh lộ 391, nối quốc lộ 5 và quốc lộ 10 đi Hải Phòng, Thái Bình Bên cạnh đó còn có các tuyến đường huyện (192, 391D, 391E, 391N, ) và hệ thống các tuyến đường liên xã, liên thôn, tạo mạng lưới giao thông thuận tiện cho giao lưu, phát triển kinh tế, văn hoá xã hội trên địa bàn Huyện được bao bọc bởi 2 con sông (sông Thái Bình - đoạn qua địa bàn huyện dài 28,5 km và sông Luộc - đoạn qua địa bàn huyện dài 20 km) và hệ thống sông trục Bắc Hưng Hải dài 57,5km (gồm sông Tứ Kỳ và sông Cầu Xe), tạo mạng lưới giao thông thuỷ thuận tiện, bảo đảm cung cấp nước tưới, bồi đắp phù sa cho một bộ phận diện tích đất nông nghiệp hàng năm Trong những năm gần đây, huyện Tứ Kỳ đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh Tốc độ tăng trưởng (GDP) bình quân giai đoạn 2006 - 2010 là 11,1% (giai đoạn 2001 - 2005 là 9,5%) Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng nông nghiệp - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ năm 2013 đạt 38,5% - 31,5% - 30% Nông nghiệp phát triển tương đối ổn định Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân 3,1%/năm (mục tiêu 4%/năm) Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp: trồng trọt - chăn nuôi, thủy sản - dịch vụ năm 2013 là 52% - 35% - 13% (mục tiêu: 50% - 43% - 7%) Huyện đã tập trung chỉ đạo sản xuất nông nghiệp với các giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng lúa, tăng diện tích lúa lai, lúa chất lượng cao, rau màu và cây công nghiệp ngắn ngày Đến nay giá trị sản xuất bình quân đất nông nghiệp đạt trên 100 triệu đồng/ha/năm; trong đó có 195 cánh đồng, khu đồng với diện tích 2.700 ha cho giá trị sản xuất cao, tập trung ở các xã Hưng Đạo, Ngọc Kỳ, Tân Kỳ, Tái Sơn, Nguyên Giáp… Bên cạnh những kết quả đạt được là cơ bản, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp huyện Tứ Kỳ cũng còn một số hạn chế như: công tác giải phóng mặt bằng của một số dự án chậm; đa số các dự án có quy mô nhỏ, trang thiết bị chưa hiện đại (trừ các doanh nghiệp nước ngoài), thiếu lao động có tay nghề, chuyên môn cao và các nhà quản lý doanh nghiệp giỏi, việc đào tạo nghề cho người lao động trong các cụm công nghiệp, làng nghề còn hạn chế 3 Thực trạng các hoạt động hỗ trợ trong xóa đói giảm nghèo cho người nghèo tại huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương Qua hơn 8 năm thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo, được sự đầu tư của Trung ương và của tỉnh, với sự cố gắng của các tổ chức chính trị- xã hội, huyện Tứ Kỳ đã đạt được những kết quả quan trọng Các chỉ tiêu về phát triển và tăng trưởng kinh tế trên địa bàn ổn định Quản lý và sử dụng các nguồn vồn đầu tư cho xóa đói giảm nghèo đúng mục đích, đúng đối tượng, hợp lòng dân ít thất thoát và có hiệu quả trình độ dân trí và đời sống của nhân dân ngày càng được nâng lên, bộ mặt nông thôn ngày càng được đổi mới Các hoạt động hỗ trợ trong xóa đói giảm nghèo cho người nghèo tại huyện Tứ Kỳ được thực hiện qua các hoạt động: hỗ trợ người nghèo về giáo dục, hỗ trợ người nghèo về y tế, hỗ trợ qua chính sách cứu trợ thường xuyên, trợ giúp hộ nghèo chưa có nhà ở, điện, nước sinh hoạt để ổn định đời sống, hỗ trợ pháp lý miễn phí cho người nghèo,thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, thực hiện các dự án hỗ trợ dạy nghề và xuất khẩu lao động, nâng cao kiến thức khuyến nông và hỗ trợ phát triển sản xuất Tuy nhiên trong khuôn khổ bài viết này em xin đề cập đến hoạt động hỗ trợ về giáo dục, hỗ trợ y tế, hỗ trợ đào tạo dạy nghề và xuất khẩu lao động, nâng cao kiến thức khuyến nông và hỗ trợ phát triển sản xuất để phân tích sâu hơn các hoạt động đã và đang được thực hiện, kết quả đạt được, hạn chế và các yếu tố tác động đến các hoạt động này nhằm hỗ trợ xóa đói giảm nghèo cho người nghèo tại địa phương 3.1 Hỗ trợ về giáo dục trong xóa đói giảm nghèo Chất lượng giáo dục chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp cho người nghèo thoát nghèo bền vững Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục, Đảng và Nhà nước luôn có các chính sách hỗ trợ về giáo dục cho người nghèo, đặc biệt là trẻ em nghèo Tại huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương cũng vậy, thực hiện theo chủ trương và chính sách của nhà nước, hằng năm tại địa phương luôn triển khai sự hỗ trợ về giáo dục cho các đối tượng thuộc nghèo theo đúng quy định Ngoài ra còn có sự vận động các nguồn lực để có thêm kinh phí hoạt động cho các sự hỗ trợ này từ các cá nhân và tổ chức khác Các hoạt động bao gồm: thu thập thông tin và điều tra về các hộ nghèo, cận nghèo tại địa phương, từ đó có sự hỗ trợ học phí qua hình thức giảm học phí cho đối tượng theo khung tham chiếu hộ nghèo và hộ cận nghèo đã được quy định Ngoài ra địa phương còn tổ chức các chương trình tặng sách giáo khoa cho học sinh nghèo theo đợt, bao gồm cả sách cũ và sách mới Trong đó sách vở mới được mua từ nguồn quỹ huy động từ địa phương và các cá nhân tổ chức ủng hộ cho quỹ khuyến học ở từng đơn vị địa phương từ thấp tới cao Bên cạnh đó còn có các chương trình quyên góp và thu gom sách giáo khoa cũ trong các trường ở các cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông để có nguồn sách ủng hộ cho các học sinh nghèo Ngoài các hoạt động hỗ trợ theo quy định của nhà nước, sự hỗ trợ từ cộng đồng cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn, địa phương còn xây dựng được các quỹ học bổng để trao cho học sinh nghèo vượt khó có thành tích xuất sắc trong học tập Đây không chỉ là nguồn động viên mà còn là sự hỗ trợ có ý nghĩa trực tiếp đối với việc duy trì và phát triển học tập của các em Kết quả thực hiện trong 5 năm qua cho thấy, trung bình mỗi năm địa phương đã miễn giảm học phí cho 4.428 học sinh con hộ nghèo, hộ cận nghèo tại các trường tiểu học và trung học cơ sở, miễn các khoản đóng góp cho 100% học sinh con hộ nghèo, thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các xã khó khăn, có các chính sách trợ cấp khuyến khích những học sinh con hộ nghèo học giỏi, vượt khó Hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh ở các xã đặc biệt khó khăn 36.328 quyển trị giá 228,886 triệu đồng; hỗ trợ vở viết 132.570 trị giá 222,426 triệu đồng Tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, học sinh nghèo vượt khó 90 xuất trị giá 9 triệu đồng Tuy nhiên ngoài kết quả đạt được cũng có nhiều yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp với việc thực hiện những sự hỗ trợ này cho học sinh nghèo Dù đã có nhiều sự hỗ trợ và sự tiếp cận giáo dục của người nghèo đang dần được cải thiện nhưng vẫn xuất hiện các hiện tượng không đảm bảo sự bao phủ hoàn toàn về giáo dục Có nhiều nguyên nhân cũng như yếu tố tác động đến như nguồn kinh phí, tổ chức thực hiện chính sách trợ giúp,… Về nguồn kinh phí, hỗ trợ cho người nghèo dưới các hình thức như miễn giảm học phí cấp sách giáo khoa, ….cần đến một nguồn lực không nhỏ Tuy nhiên nguồn lực này còn khá khiêm tốn nên mức hỗ trợ bình quân cho một học sinh còn thấp Điều này khiến cho việc hỗ trợ đó về cơ bản chưa giảm được nhiều về gánh nặng chi phí giáo dục cho người nghèo Thêm vào đó, nguồn lực thực hiện một phần là huy động từ địa phương nhưng do các địa phương có điều kiện kinh tế khác nhau dẫn đến sự khác biệt về mức hõ trợ cho người nghèo Mức hỗ trợ thấp và không giống nhau ở các địa phương đang là một rào cản đối với hoạt động hỗ trợ giáo dục 3.2 Hỗ trợ về y tế trong xóa đói giảm nghèo Trong chính sách hỗ trợ xóa đói giảm nghèo nói chung và hỗ trợ về y tế cho người nghèo nói riêng, có thể nói địa phương đã có nhiều thành tích đối với sự hỗ trợ này, đặc biệt là bảo hiểm y tế - một trong những chính sách rất ưu việt của Đảng và Nhà nước ta đã chỉ đạo, và Tứ Kỳ cũng đã thực hiện rất tốt Hướng tới BHYT toàn dân, để người dân được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản, huyện Tứ Kỳ đã có nhiều chế độ, chính sách hỗ trợ, khuyến khích người dân mua BHYT Trong đó, chính sách hỗ trợ người nghèo, cận nghèo mua BHYT đã và đang được các cấp, các ngành liên quan đẩy mạnh thực hiện Việc cấp phát thẻ BHYT kịp thời, đầy đủ cho các hộ nghèo, cận nghèo là nội dung quan trọng trong công tác giảm nghèo và bảo trợ xã hội Bởi không chỉ giúp các hộ nghèo, cận nghèo trong kinh phí khám, chữa bệnh, giúp giảm bớt gánh nặng chi phí y tế, việc hỗ trợ mua BHYT và tăng mức hưởng BHYT còn giúp nâng cao nhận thức, thay đổi ý thức về khám, chữa bệnh cho người dân của các hộ nghèo, cận nghèo, giúp các đối tượng này có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ y tế hiện đại, đảm bảo Thời gian tới, các cấp, ngành và các địa phương sẽ tiếp tục việc rà soát các hộ nghèo, cận nghèo, qua đó, lập danh sách đề nghị và cấp thẻ BHYT mới cho người nghèo, cận nghèo chưa có thẻ Ngoài việc cấp thẻ BHYT, tại huyện Tứ Kỳ còn có các hoạt động hỗ trợ qua cứu trợ xã hội thường xuyên về y tế cho các đối tượng thuộc nghèo, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng cho y tế, cũng như đầu tư chất lượng khám chữa bệnh cho người nghèo qua đội ngũ y, bác sĩ có trình độ

Ngày đăng: 12/03/2024, 15:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w