Nếu các quy định của Luật đất đai đặt nền tảng pháp lí cho việc thực hiện các quyền này của người sử dụng đất thì chế định chuyển quyền sử dụng đất trong Bộ luật dân sự đ0 đặt cơ sở pháp
Trang 1Tạp chí luật học số tháng 3/2003 35
ThS Trần Thị Huệ *
ó thể nói từ khi Bộ luật dân sự được thông
qua cho đến nay, thời gian kiểm nghiệm
chưa nhiều để có thể đánh giá một cách toàn
diện, cụ thể toàn bộ những quy định của Bộ
luật Tuy nhiên, một số quy định trong Bộ luật
dân sự đ0 bộc lộ những hạn chế nhất định qua
thực tiễn áp dụng, trong đó có những quy định
về chuyển quyền sử dụng đất
Nếu các quy định của Luật đất đai đặt nền
tảng pháp lí cho việc thực hiện các quyền này
của người sử dụng đất thì chế định chuyển
quyền sử dụng đất trong Bộ luật dân sự đ0 đặt
cơ sở pháp lí cụ thể và đầy đủ cho việc thực
hiện các quyền của người sử dụng đất Từ đó
đến nay, các quy định về chuyển quyền sử dụng
đất đ0 không ngừng hoàn thiện với sự ra đời
của hàng loạt các văn bản pháp luật Trước hết
là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
đất đai ngày 2/12/1998, Nghị định số
17/1999/NĐ-CP ngày 29/3/1999 của Chính phủ
quy định khá chi tiết trình tự thực hiện các
quyền của tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong
nước về thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng cho
thuê, cho thuê lại, thừa kế quyền sử dụng đất và
thế chấp, góp vốn bằng giá trị chuyển quyền sử
dụng đất; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
Luật đất đai năm 2001; Nghị định số 79/2001
NĐ-CP ngày 1/11/2001 của Chính phủ về sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số
17/NĐ-CP ngày 29/3/1999
Trong khi đó, các quy định về chuyển
quyền sử dụng đất của Bộ luật lại “nằm im”
trong tư thế “ổn định” mà lẽ ra phải “vận động”
để phù hợp với nội dung của các văn bản pháp
luật kể trên, để đảm bảo sự đồng bộ với pháp
luật đất đai, phù hợp với sự vận động và phát
triển của quan hệ đất đai vốn đ0 rất sôi động trong thực tế
Mặt khác, trong quan hệ giữa Luật đất đai
và Bộ luật dân sự về những quyền của người sử dụng đất được quy định ngược vị trí và vai trò của nhau Việc quy định cụ thể, chi tiết về trình tự, thủ tục, điều kiện để thực hiện các quyền của người sử dụng đất nên dành cho luật chuyên ngành (Luật đất đai) Bộ luật dân
sự được coi là Bộ luật gốc (sau Hiến pháp) chiếm vị trí “độc tôn” trong hệ thống luật tư khi quy định về chuyển quyển sử dụng đất chỉ nêu bao quát đầy đủ mang tính nguyên tắc các giao dịch dân sự về đất đai của pháp nhân, hộ gia đình và cá nhân khi chuyển quyền sử dụng đất cho nhau
Nằm trong phạm vi và mục tiêu sửa đổi,
bổ sung các quy định của Bộ luật dân sự,
“thừa kế quyền sử dụng đất” là một trong những “điểm nóng” cần phải được xem xét nghiêm túc và kĩ lưỡng
Trong hệ thống luật thực định, quan hệ thừa
kế quyền sử dụng đất cũng là dạng của quan hệ thừa kế tài sản nói chung Tuy nhiên, xuất phát
từ đối tượng đặc thù của quan hệ thừa kế quyền
sử dụng đất, trong đó di sản là quyền tài sản (quyển sử dụng đất), dựa trên nền tảng các quy
định về sở hữu đất đai, những quy định về thừa
kế quyền sử dụng đất trong Bộ luật dân sự có những điểm rất khác biệt so với quyền thừa kế tài sản thông thường khác như về người được hưởng thừa kế, người để lại di sản, thủ tục và trình tự dịch chuyển…
C
* Giảng viên chính Khoa tư pháp Trường đại học luật Hà Nội
Trang 236 Tạp chí luật học số tháng 3/2003
Những quy định về thừa kế quyền sử dụng
đất trong Bộ luật dân sự là sự đổi mới trong
chính sách đất đai của Nhà nước ta, là chuẩn
mực pháp lí để thúc đẩy giao lưu dân sự đảm
bảo yêu cầu của Nhà nước trong việc sử dụng
đất đúng mục đích đồng thời đ0 giải quyết một
trong những vướng mắc mà pháp luật đất đai ở
thời điểm này chưa giải quyết được Tuy nhiên,
trong nội dung của một số điều luật vẫn còn
những điểm “trống”, những điểm chưa hợp lí,
không phù hợp với thực tế gây nên những bất
cập trong thực tiễn áp dụng pháp luật trong thực
tế Vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung hoàn thiện
những quy định này là yêu cầu khách quan
nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh của các quy
định về thừa kế quyền sử dụng đất trong Bộ luật
dân sự Sau đây là một số vấn đề mà chúng tôi
thấy cần phải trao đổi:
Thứ nhất: Về Điều 740 Bộ luật dân sự
Điều luật này quy định về điều kiện được
thừa kế quyền sử dụng đất đối với đất nông
nghiệp để trồng cây hàng năm và nuôi trồng
thuỷ sản là:
- Phải có nhu cầu sử dụng đất, có điều kiện
sử dụng đất đúng mục đích
- Chưa có đất hoặc đang sử dụng đất dưới
hạn mức theo quy định của pháp luật về đất đai
Trong quá trình áp dụng quy định này có
hai ý kiến trái ngược nhau:
- ý kiến thứ nhất cho rằng quy định như
vậy là chặt chẽ, phù hợp với chính sách bảo vệ
quỹ đất nông nghiệp của Nhà nước Bởi vậy,
theo nội dung của Điều 740 Bộ luật dân sự thì
một người mặc dù nằm trong diện thừa kế
nhưng không đủ điều kiện theo quy định của
điều luật này thì không được hưởng thừa kế
theo di chúc hoặc theo pháp luật
- ý kiến thứ hai lại cho rằng quy định tại
Điều 740 là không đảm bảo sự công bằng giữa
những người thừa kế theo quy định của pháp
luật Vì vậy, với những người thuộc diện được
hưởng thừa kế nhưng không đủ điều kiện để trực tiếp sử dụng đất đúng mục đích thì họ phải
được hưởng phần giá trị tương ứng với phần thừa kế quyền sử dụng đất của họ
Thực ra cách hiểu thứ nhất là phù hợp với tinh thần của điều luật nhưng lại không phù hợp với thực tế và không đảm bảo tính bình đẳng của những người thừa kế trong quan hệ thừa kế Mặt khác, di sản thừa kế là quyền sử dụng đất thường có giá trị lớn hơn các tài sản thông thường khác, vì thế nếu áp dụng cứng nhắc
Điều 740 là rất thiệt thòi cho họ Hơn nữa, sau khi nhận thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp, nếu không có điều kiện trực tiếp canh tác thì họ có quyền chuyển nhượng cho người khác để lấy một khoản tiền
Theo chúng tôi, Bộ luật dân sự nên quy
định cho người thừa kế không đủ điều kiện
được quy định tại Điều 740 thì được hưởng thừa
kế bằng cách nhận giá trị tương ứng với phần thừa kế quyền sử dụng đất của họ
Thứ hai: Về người thừa kế quyền sử dụng
đất nông nghiệp vượt hạn mức
Khoản 2 Điều 740 BLDS quy định về điều kiện được thừa kế đất nông nghiệp: Chưa có đất hoặc đang sử dụng đất dưới hạn mức Vấn đề
đặt ra là nếu người được hưởng thừa kế đang sử dụng đúng hạn mức hoặc cao hơn hạn mức thì
có được hưởng thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm và nuôi trồng thuỷ sản không, trong khi họ hoàn toàn có điều kiện để khai thác, sử dụng, hưởng lợi từ đất Mặt khác, quyền sử dụng đất của họ có được không chỉ là do Nhà nước giao đất mà có thể
do chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê mà có
Điều đó phải được pháp luật thừa nhận như thừa nhận họ có tài sản thông thường khác Do vậy, không có lí do để “tước” quyền hưởng di sản là quyền sử dụng đất của họ vì như thế không đảm bảo quyền bình đẳng giữa những người thừa kế Kết hợp sự bất hợp lí của cả khoản 1 và
Trang 3Tạp chí luật học số tháng 3/2003 37
khoản 2 Điều 740 BLDS theo chúng tôi, không
nên có quy định này đối với người được thừa kế
quyền sử dụng đất nông nghiệp để trồng cây
hàng năm và nuôi trồng thuỷ sản Đồng thời
phải sửa đổi các điều luật liên quan đến Điều
740 trong Bộ luật dân sự
Thứ ba: Quy chế pháp lí đối với đất chuyên
dùng
Khoản 2 Điều 639 quy định: “Cá nhân,
thành viên của hộ gia đình được giao đất nông
nghiệp để trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để
trồng rừng, đất ở” Theo quy định này thì cá
nhân sau khi chết chỉ được phép để lại thừa kế
đối với ba loại đất, đó là:
- Đất nông nghiệp để trồng cây lâu năm;
- Đất lâm nghiệp để trồng rừng;
- Đất ở
Điểm a khoản 2 Điều 22 Nghị định số
17/1999/NĐ-CP ngày 29/3/1999 của Chính phủ
quy định: “Thành viên của hộ gia đình sử dụng
đất nông nghiệp để trồng cây lâu năm, đất lâm
nghiệp để trồng rừng, đất ở, đất chuyên dùng
có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất cho
người khác”
Như vậy, so với quy định của Bộ luật dân
sự thì Nghị định số 17/1999/NĐ-CP có đối
tượng thừa kế quyền sử dụng đất được mở rộng
hơn (quy định thêm đất chuyên dùng) Tuy
nhiên, quá trình dịch chuyển quyền sử dụng đất
loại này theo trình tự thừa kế phải đảm bảo
những điều kiện nào, quy chế pháp lí ra sao,
hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào đề cập
Căn cứ vào quy định tại Điều 62 Luật đất đai
năm 1993 về đất chuyên dùng thì việc thừa kế
đất loại này nên áp dụng như đối với đất nông
nghiệp để trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để
trồng rừng, đất ở
Thứ tư: Về phân chia tài sản của vợ chồng
khi một bên chết trước
Khoản 2 Điều 637 Bộ luật dân sự quy định:
“Quyền sử dụng đất cũng thuộc di sản thừa kế…”
Điều 233 Bộ luật dân sự năm 1995 và Điều
27 Luật HN&GĐ năm 2000 đều quy định những tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng trong đó có quyền sử dụng đất nhưng lại không
dự liệu việc chia tài sản của vợ chồng khi có một bên chết trước Điểm a khoản 2 Điều 97 Luật HN&GĐ năm 2000 chỉ quy định về chia tài sản chung của vợ chồng khi li hôn
Như vậy, khi chia tài sản chung của vợ chồng khi có một bên chết trước là không có cơ
sở pháp lí Vấn đề áp dụng tương tự pháp luật phải được đặt ra (áp dụng chia tài sản của vợ chồng như khi li hôn) Nếu như vậy lại không hợp lí, vì mặc dù sự kiện li hôn và sự kiện một bên chết trước đều làm chấm dứt quan hệ hôn nhân nhưng ý chí của các chủ thể trong sự kiện này hoàn toàn khác nhau, cái chết thường nằm ngoài mong muốn của các chủ thể
Với những lí do trên, chúng tôi cho rằng Bộ luật dân sự cần phải quy định vấn đề này theo hướng: Khi một bên chết trước nếu cần chia tài sản chung của vợ chồng thì chia đôi, một nửa thuộc sở hữu của bên còn sống, nửa còn lại thuộc di sản của người chết để lại được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế
Quan hệ thừa kế về quyền sử dụng đất là một nội dung hết sức quan trọng vì đất đai luôn
là tư liệu sản xuất quan trọng bậc nhất, có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của các quan hệ sản xuất, ảnh hưởng lớn đến lợi ích hợp pháp của các bên tham gia quan hệ về đất đai Bởi vậy, một số vấn đề bất cập nêu trên cần phải được nghiên cứu thấu đáo trong quá trình sửa đổi, bổ sung Bộ luật dân sự, nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả điều chỉnh của các quy phạm pháp luật về thừa kế quyền sử dụng
đất trong đời sống./