Điều này khiến việc xem xét thông qua luật bị chậm so với thời hạn đề ra trong chương trình; quy trình xây dựng luật, pháp lệnh chậm được đổi mới, nhất là quy trình xem xét và thông qua
Trang 1Tạp chí luật học số tháng 3/2003 23
Hoàng Minh Hà *
ột trong những chức năng trọng tâm của
Quốc hội là xây dựng hệ thống luật
Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của
Quốc hội khóa X gồm có 127 dự án, bao gồm
104 dự án chính thức với 52 dự án luật Thực tế,
chỉ có 35 dự án luật được thông qua Đây cũng
là nhiệm kì đầu tiên hoạt động lập pháp được
tiến hành theo chương trình cả nhiệm kì của
Quốc hội, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ
quan, tổ chức chủ động trong việc soạn thảo,
thẩm tra, trình Quốc hội Hoạt động lập pháp
của Quốc hội đI tập trung thể chế hóa các chủ
trương, nghị quyết của Đảng, bước đầu tạo lập
khung pháp luật để quản lí xI hội, củng cố
quốc phòng, an ninh
Tuy nhiên, chương trình xây dựng luật,
pháp lệnh của nhiệm kì cũng như hàng năm
chưa được thực hiện đầy đủ, nguyên nhân là do:
Việc lập chương trình vẫn mang tính bị động,
tính khả thi không cao; chất lượng chuẩn bị dự
án còn nhiều hạn chế Một số cơ quan trình dự
án chỉ mới chú ý đến yêu cầu lập pháp của
ngành mình, chưa tính hết khả năng chuẩn bị
dự án và việc triển khai dự án nên có rất nhiều
dự án phải sửa đi sửa lại nhiều lần Điều này
khiến việc xem xét thông qua luật bị chậm so
với thời hạn đề ra trong chương trình; quy trình
xây dựng luật, pháp lệnh chậm được đổi mới,
nhất là quy trình xem xét và thông qua luật tại
kì họp Quốc hội; luật ban hành vẫn còn nhiều
quy định mang tính nguyên tắc, thiếu cụ thể và
thường trong các trường hợp như vậy lại phải
giao cho Chính phủ ra các văn bản dưới luật
Đây chính là những thực tế đang tồn tại trong
công tác xây dựng pháp luật của chúng ta Điều
này cho thấy trong thời gian qua, chúng ta chưa
có chiến lược tổng thể trong xây dựng pháp
luật Cách mà chúng ta làm thường là sửa, điều chỉnh luật vì nhu cầu trước mắt
Theo dự kiến, Quốc hội khóa XI sẽ xem xét thông qua 131 dự án luật, pháp lệnh Trong đó,
dự án chính thức là 112 gồm 61 luật, 48 pháp lệnh và 3 dự án nghị quyết của ủy ban thường
vụ Quốc hội Như vậy, mỗi năm Quốc hội phải thông qua gần 30 luật và pháp lệnh Song một năm Quốc hội họp hai kì, mỗi kì 1 tháng, như vậy trung bình hai ngày họp Quốc hội phải thảo luận, thông qua 1 dự án luật hay pháp lệnh Đây hẳn là một nhiệm vụ hết sức nặng nề
Để đáp ứng yêu cầu của hoạt động xây dựng pháp luật, quan điểm chỉ đạo của Quốc hội là: Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh cần thể chế hóa các chủ trương, đường lối của
Đảng về xây dựng nhà nước pháp quyền xI hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân; thực hiện cải cách hành chính, cải cách tư pháp; cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp 1992 sửa đổi, bổ sung; đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ và khả thi của hệ thống pháp luật; đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xI hội chủ nghĩa, chủ động hội nhập quốc tế; từng bước giảm dần các pháp lệnh, bảo
đảm tính cụ thể trong các quy định của luật
Đối với các pháp lệnh đI qua thực tiễn kiểm nghiệm, cần tiến hành tổng kết sớm nâng lên thành luật, từng bước pháp điển hóa các lĩnh vực pháp luật đI ổn định
Trên thực tế, nước ta vẫn chưa có cơ quan chuyên làm luật Các dự án luật thuộc lĩnh vực nào thì do bộ hay ngành đó soạn thảo, do vậy
M
* Giảng viên Khoa hành chính - nhà nước Trường đại học luật Hà Nội
Trang 224 Tạp chí luật học số tháng 3/2003
vẫn xảy ra tình trạng tạo ra những điều khoản
có lợi cho bộ, ngành mình và tránh những điều
bất lợi khi có hậu quả xảy ra Hiện tại, chúng ta
đang trong tình trạng có quá nhiều luật Có luật,
pháp lệnh mà cơ quan soạn thảo dường như
muốn giữ an toàn cho mình nên đI ban hành
những quy định rất khó thực hiện Chẳng hạn,
Pháp lệnh đê diều có đoạn viết: Phá bỏ tất cả
các công trình nằm ngoài đê Viết là vậy nhưng
thực tế phá đâu có dễ ĐI là luật mà không sát
thực tế thì tác dụng của luật rất hạn chế Ban
hành luật nhiều hay ít không quan trọng mà
quan trọng là luật có đi vào cuộc sống được hay
không? Muốn để luật thực sự có tác dụng, trước
hết cơ quan làm luật cũng phải có trách nhiệm
khi ban hành những văn bản luật không sát thực
tế và không phát huy được hiệu quả Mặt khác,
cũng cần có thái độ nghiêm khắc đối với văn
bản pháp luật của các bộ, ngành nếu bộ trưởng
đề xuất và kí những quyết định trái với luật thì
Thủ tướng Chính phủ phải đề nghị hủy bỏ
ở đây, cần xem xét một trong những
nguyên nhân khiến cho công tác xây dựng luật
pháp chưa hoàn chỉnh, chưa đáp ứng đầy đủ
yêu cầu của thực tiễn là do tốc độ làm luật và
thông qua luật quá nhanh tại các kì họp của
Quốc hội Thực tế, đa phần các ý kiến tại các
buổi thảo luận ở tổ cũng như ở hội trường các
đại biểu Quốc hội chỉ chủ yếu thêm bớt từ ngữ,
câu văn, diễn đạt mà thiếu những ý kiến bổ
sung chi tiết cho các điều khoản dẫn đến việc
luật, pháp lệnh vừa mới ban hành, đi vào cuộc
sống một thời gian ngắn đI lộ rõ những thiếu
sót và bất cập Sau đó lại phải sửa đổi, bổ sung
Cũng cần nói tới một khiếm khuyết tương
đối nổi bật trong hoạt động xây dựng pháp luật
là việc giải thích chính thức văn bản quy phạm
pháp luật Trên thực tế, ngay cả đối với Hiến
pháp - vấn đề này cũng chưa được đề cập và coi
trọng Hiện tại, chúng ta mới chỉ dừng lại ở việc
"hướng dẫn thi hành một số điều " bằng các
văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ đối
với một số luật, pháp lệnh Điều này dẫn tới việc là có nhiều nội dung trong văn bản quy phạm pháp luật chưa được hiểu và thực hiện thống nhất
Để từng bước hạn chế những tồn tại của công tác xây dựng pháp luật, trước mắt cần quán triệt và tổ chức thực hiện tốt các quy định của luật Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật đặc biệt là các quy định mới được sửa đổi,
bổ sung nhằm góp phần nâng cao chất lượng các văn bản quy phạm pháp luật đồng thời xác
định rõ hơn trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức trong quy trình soạn thảo, thẩm tra và thông qua các văn bản quy phạm pháp luật mà quan trọng là việc đổi mới quy trình thông qua luật tại các kì họp của Quốc hội Việc sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật là cần thiết cho việc tham gia góp ý xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; giám sát, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, thẩm quyền ban hành và hình thức văn bản quy phạm pháp luật của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao; nhiệm vụ của ban soạn thảo dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết Làm được như vậy sẽ tạo cơ sở để xây dựng hành lang pháp lí vững vàng nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật của đất nước
Từ những phân tích trên, thiết nghĩ cần hướng tới một số giải pháp khắc phục hạn chế trong công tác xây dựng pháp luật nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động này Thứ nhất, để hoàn thiện quy trình xây dựng luật, pháp lệnh, ủy ban thường vụ Quốc hội cần thành lập tiểu ban hoặc ban nghiên cứu luật pháp hay hoàn chỉnh luật pháp Sau khi có ý kiến của ủy ban thẩm tra và Quốc hội cho ý kiến lần đầu, trách nhiệm của ủy ban này là hoàn chỉnh lại, đối chiếu với các luật khác xem
có điều gì mâu thuẫn không Hoạt động này sẽ khiến các dự án luật khi đưa ra Quốc hội sẽ tránh được tình trạng tranh cIi về câu chữ, kết cấu làm kéo dài thời gian thông qua của Quốc
Trang 3Tạp chí luật học số tháng 3/2003 25
hội Mặt khác, ban này còn giúp luật đưa ra
được những quy định cụ thể hơn, đỡ cho các cơ
quan khác phải ra văn bản hướng dẫn, từ đó luật
sẽ có khả năng đi vào cuộc sống nhanh hơn,
hiệu quả hơn
Thứ hai, để đổi mới quy trình xây dựng
luật, pháp lệnh các cơ quan được giao soạn thảo
cần có kế hoạch để thực hiện đúng tiến độ và
nâng cao chất lượng xây dựng dự án, đổi mới
công tác chỉ đạo thực hiện chương trình xây
dựng văn bản quy phạm pháp luật của ủy ban
thường vụ Quốc hội và Chính phủ Cần có kế
hoạch thu hút các chuyên gia, các nhà khoa học
vào quá trình soạn thảo, thẩm tra, chỉnh lí văn
bản Mỗi bộ cần có một thứ trưởng phụ trách về
công tác xây dựng pháp luật, củng cố tổ chức
pháp chế ở tất cả các bộ, cơ quan ngang bộ
Tiến tới việc giảm ban hành pháp lệnh và tăng
tính cụ thể của luật
Thứ ba, cần thành lập cơ quan đặc trách có
chức năng rà soát tính hợp hiến, hợp pháp của
các văn bản quy phạm pháp luật do các bộ,
ngành, hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành, thực hiện một phần trong nhiệm
vụ kiểm sát chung mà trước đây viện kiểm sát nhân dân đảm nhiệm
Thứ tư, cần nhanh chóng ban hành nghị quyết của ủy ban thường vụ Quốc hội để giải thích Hiến pháp và từng đạo luật, tạo cơ sở pháp lí cho việc áp dụng pháp luật và thực hiện pháp luật được thuận lợi và thống nhất
Thứ năm, cần tập trung xây dựng và sửa đổi những luật, pháp lệnh đang rất cần thiết trong thời điểm hiện nay và có liên quan đến những vấn đề bức xúc, xI hội đang quan tâm Chẳng hạn như luật về kế hoạch hóa, luật xây dựng, luật thủy sản, luật đất đai, luật về chống tham nhũng, tiêu cực hay hội nhập kinh tế nhằm
đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế - xI hội
đất nước Trên cơ sở này, cần ưu tiên xây dựng khung pháp luật để bảo hộ sản xuất trong nước trước quá trình hội nhập, trước vấn đề Việt Nam tham gia AFTA, WTO và trước Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kì./
Một số vấn đề… (Tiếp theo trang 7)
đặc biệt là việc người nước ngoài xin nhận trẻ
em Việt Nam làm con nuôi ngày càng gia tăng
Trước thực tế đó, Nhà nước ta đI ban hành
nhiều văn bản pháp luật để điều chỉnh quan hệ
này Trong thời gian qua, hệ thống pháp luật
Việt Nam về vấn đề nhận con nuôi đI có bước
phát triển vượt bậc cả về nội dung cũng như
tính đồng bộ, thống nhất giữa các văn bản pháp
luật, tạo nên khung pháp lí tương đối hoàn
chỉnh điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu
tố nước ngoài
Bên cạnh đó, cùng với xu thế khu vực hoá,
toàn cầu hoá trong giao lưu và phát triển kinh
tế - xI hội giữa các nước, vấn đề nhận con nuôi
có yếu tố nước ngoài càng đặt ra những yêu
cầu, đòi hỏi cao hơn đối với sự hợp tác chặt
chẽ giữa các chính phủ có liên quan Công ước
Lahaye 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực nhận con nuôi giữa các nước ra đời đI
đáp ứng được yêu cầu đó ở Việt Nam, do hệ thống pháp luật điều chỉnh quan hệ nhận con nuôi có một số quy định không tương đồng với quy định của Công ước nên việc áp dụng một
số điều khoản của Công ước sẽ không thực hiện được, Việt Nam cần phải sớm khắc phục khi gia nhập Công ước Hiện nay, Việt Nam
đang trong quá trình tích cực chuẩn bị tiến tới phê chuẩn và trở thành thành viên chính thức của Công ước Việc gia nhập này sẽ là bước quan trọng đánh dấu sự hoà nhập của Việt Nam vào cộng đồng quốc tế trong lĩnh vực tư pháp quốc tế - lĩnh vực ngày càng trở nên quan trọng đối với Việt Nam trong thời kì đổi mới
và hội nhập quốc tế./