Tkatrenkô LB Nga coi khái niệm “các trường hợp loại trừ tính chất tội phạm của hành vi là những hành vi hợp lí và có ích cho x hội nhằm loại trừ sự đe dọa gây nên cho các quan hệ x hội đ
Trang 1nghiên cứu - trao đổi
TSKH Lê Cảm *
I về khái niệm và hệ thống
1 Khái niệm trường hợp (tình tiết) loại
trừ tính chất tội phạm của hành vi
Vấn đề này từ trước đến nay giữa các nhà
hình sự học vẫn còn có các ý kiến chưa thống
nhất Chẳng hạn: a) giáo sư V.I Tkatrenkô
(LB Nga) coi khái niệm “các trường hợp loại
trừ tính chất tội phạm của hành vi là những
hành vi hợp lí và có ích cho x hội nhằm loại
trừ sự đe dọa gây nên cho các quan hệ x hội
đang tồn tại trong đất nước và khuyến khích
(Ukraina) quan niệm “tình tiết loại trừ tính
nguy hiểm cho x hội và tính trái pháp luật
của hành vi - đó là hành vi được quy định bởi
các ngành luật khác nhau và bên ngoài tương
tự như các tội phạm, có ích cho x hội (chấp
nhận được về mặt x hội) và hợp pháp, được
thực hiện khi có các căn cứ nhất định, loại trừ
tính nguy hiểm cho x hội và tính trái pháp
luật của hành vi và vì vậy, loại trừ cả TNHS
Văn Quế viết: “Loại trừ TNHS là trường hợp
một người có hành vi gây thiệt hại hoặc đe
dọa gây thiệt hại cho x hội nhưng theo pháp
Tuy nhiên, theo quan điểm của chúng tôi,
có thể định nghĩa khái niệm này như sau:
Trường hợp loại trừ tính chất tội phạm của
hành vi là tình tiết được điều chỉnh trong PLHS mà khi có căn cứ do luật định thì việc gây thiệt hại về mặt pháp lí hình sự không bị coi là tội phạm và do vậy, người gây ra thiệt hại đó không phải chịu TNHS Như vậy, xuất phát từ khái niệm này đồng thời nghiên cứu các quy định của BLHS Việt Nam năm 1999
về sáu trường hợp (tình tiết) loại trừ tính chất tội phạm của hành vi, đó là tính chất nguy hiểm cho xZ hội không đáng kể của hành vi (khoản 4 Điều 8), sự kiện bất ngờ (Điều 11), chưa đủ tuổi chịu TNHS (Điều 12), tình trạng không có năng lực TNHS (khoản 1 Điều 13), phòng vệ chính đáng (khoản 1 Điều 15), tình thế cấp thiết (khoản 1 Điều 16) chúng ta có thể khẳng định trường hợp mà trong đó việc gây thiệt hại về mặt pháp lí không bị coi là tội phạm phải có tổng hợp các dấu hiệu đặc trưng chung và bắt buộc dưới đây:
- Trước hết, trường hợp (tình tiết) loại trừ tính chất tội phạm của hành vi phải được điều chỉnh bằng các quy phạm của PLHS chứ nhất thiết không thể bằng các quy phạm của các ngành luật khác
- Việc gây thiệt hại về mặt pháp lí hình sự trong trường hợp tương ứng cụ thể phải có các dấu hiệu của hành vi nào đó bị luật hình sự cấm bằng việc đe dọa áp dụng hình phạt hoặc
* Khoa luật Đại học quốc gia Hà Nội
Trang 2nghiên cứu - trao đổi
biện pháp cưỡng chế về hình sự khác
- Việc gây thiệt hại về mặt pháp lí hình sự
trong trường hợp tương ứng cụ thể mặc dù có
thể là hành vi nguy hiểm cho xZ hội nhưng
được coi là hợp pháp về mặt pháp lí vì nó được
thừa nhận chung bằng sự chấp nhận của xZ
hội bởi một trong các lí do: a) để bảo vệ lợi
ích của xZ hội hay của Nhà nước cũng như
quyền, lợi ích hợp pháp của chính chủ thể
hành vi gây thiệt hại hoặc của người khác
tránh khỏi sự xâm hại hoặc đe dọa thực tế gây
nên thiệt hại của tội phạm; b) để khuyến khích
việc đạt được mục đích có ích cho xZ hội hoặc
cho Nhà nước bằng hành vi hợp lí và hợp
pháp; c) vì mục đích nhân đạo
- Tính chất tội phạm của hành vi gây thiệt
hại được thực hiện trong trường hợp tương ứng
cụ thể bị loại trừ là do có căn cứ nhất định
được điều chỉnh bằng PLHS, tức là do thiếu
một trong năm dấu hiệu của tội phạm: 1) tính
nguy hiểm cho xZ hội, 2) tính trái PLHS, 3)
tính chất lỗi, 4) do người có năng lực TNHS
thực hiện, 5) người thực hiện hành vi đó đủ
tuổi chịu TNHS
2 Hệ thống những trường hợp loại trừ
tính chất tội phạm của hành vi
Từ trước đến nay, xung quanh vấn đề hệ
thống của những truờng hợp này giữa các nhà
hình sự học vẫn còn có một số quan điểm
khác nhau dưới đây:
- Trong khoa học luật hình sự Liên Xô
trước đây và Liên bang Nga hiện nay có một
số quan điểm về hệ thống của những trường
hợp này như sau:
a Vào những năm đầu tiên sau Cách
mạng tháng 10 Nga cho đến trước khi thông
qua Những nguyên tắc cơ bản của PLHS Liên
Xô và các nước Cộng hòa liên bang năm 1958
hầu như tất cả các nhà hình sự học đều nhất trí cho rằng trong số các trường hợp đZ nêu không chỉ có phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết mà còn có các trường hợp khác do pháp luật dân sự, hành chính, nhà nước và các ngành pháp luật khác quy định Các tình tiết
đó là sự đồng ý của người bị hại, thực thi pháp luật và lệnh có tính chất bắt buộc, thực hiện các chức năng nghề nghiệp, thực hiện quyền;(4)
b Các viện sĩ thông tấn Viện hàn lâm khoa học Liên Xô trước đây như A.A Piôntkôvxki, P.X Rômaskin và V.M Trkhikvađze gọi chúng là các tình tiết loại trừ tính nguy hiểm cho xZ hội (trái pháp luật) của hành vi và đưa ra danh mục như sau: Phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết, sự đồng ý của người bị hại, thực hiện các chức năng nghề nghiệp có lợi cho xZ hội, thừa hành lệnh có tính chất bắt buộc, thực hiện quyền của mình
điểm của đại đa số các nhà hình sự học của Liên Xô trước đây);
c Theo tác giả I Rebanhe, căn cứ vào sự
điều chỉnh của pháp luật, các trường hợp này
có thể được phân chia thành hai nhóm: Các trường hợp do BLHS quy định (phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết và bắt giữ người phạm tội); các trường hợp do pháp luật khác quy định (các dạng khác nhau của việc thực hiện quyền, thực hiện các nghĩa vụ pháp luật
và thi hành công vụ);(6)
d Một loạt các nhà hình sự học khác cũng
đồng nhất với quan điểm nêu trên của I Rebanhe và cho rằng: “Trong các bộ luật hình
sự có thể tìm thấy số lượng không lớn các trường hợp loại trừ tính nguy hiểm cho x hội
và tính trái pháp luật của hành vi”
Trang 3nghiên cứu - trao đổi
(I.Vinher);(7) hoặc là các trường hợp loại trừ
tính trái pháp luật cần phải được quy định trên
cơ sở tất cả các ngành pháp luật như luật dân
sự, luật nhà nước, luật hành chính, luật hình
sự (Beling);(8) các căn cứ loại trừ tính trái
pháp luật có thể ở trong tất cả các ngành luật
đ Tác giả Iu.V Babulin đưa ra định nghĩa
khoa học của khái niệm hệ thống các trường
hợp loại trừ tính chất tội phạm của hành vi là
hệ thống có thuộc tính của sự loại trừ bắt buộc
và vô điều kiện tính nguy hiểm cho xZ hội và
tính trái pháp luật của bất kì hành vi hợp pháp
và có ích cho xZ hội (chấp nhận được về mặt
xZ hội) nào có các dấu hiệu của bất kì tội
phạm nào được quy định trong PLHS hiện
hành;(10)
- Tại Việt Nam, về hệ thống của những
trường hợp này thì trong PLHS hiện hành nhà
làm luật mới không ghi nhận định nghĩa pháp
lí của khái niệm mà chỉ điều chỉnh về mặt lập
pháp sáu trường hợp đZ nêu còn trong khoa
học luật hình sự các nhà hình sự học cũng
chưa đưa ra định nghĩa khoa học của khái
niệm về hệ thống mà chỉ liệt kê thêm các
trường hợp khác (ngoài trường hợp phòng vệ
chính đáng và tình thế cấp thiết ra) Đó là:
b Bắt người thực hiện tội phạm, thi hành
lệnh của cấp trên, rủi ro trong sản xuất hoặc
NCKH, thực hiện chức năng nghề nghiệp
c Đặc biệt là trong công trình nghiên cứu
thạc sĩ Đinh Văn Quế đZ liệt kê một hệ thống rất rộng với
18 trường hợp loại trừ TNHS và phân chia
chúng thành ba nhóm Nhóm thứ nhất được
gọi là những trường hợp “không có năng lực
TNHS” bao gồm: 1) Tình trạng không có năng
lực TNHS; 2) Chưa đến tuổi chịu TNHS; 3) Chưa bị kết án, chưa bị xử lí hành chính hoặc
xử lí kỉ luật, chưa được giáo dục Nhóm thứ hai là những trường hợp “không bị coi là có lỗi” bao gồm: 1) Phòng vệ chính đáng; 2) Tình thế cấp thiết; 3) Sự kiện bất ngờ; 4) Tình trạng không thể khắc phục được; 5) Bắt người phạm tội quả tang hoặc có lệnh truy nZ; 6) Chấp hành chỉ thị, quyết định hoặc mệnh lệnh; 7) Không có năng lực TNHS; 8) Rủi ro trong nghề nghiệp hoặc trong sản xuất; 9) Không phải chịu TNHS về hành vi thái quá của người thực hành trong vụ án có đồng phạm Nhóm thứ ba là những trường hợp “loại trừ TNHS theo quy định của pháp luật” bao gồm: 1) Tính chất nguy hiểm không đáng kể của hành vi; 2) Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội; 3) Chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt gây chưa tới mức phải truy cứu TNHS; 4)
Được miễn TNHS; 5) Hết thời hiệu truy cứu TNHS; 6) Hành vi nguy hiểm cho xZ hội không thuộc phạm vi áp dụng BLHS
d Tuy nhiên, theo quan điểm của chúng tôi, ngoài việc liệt kê danh mục, cần phải đưa
ra định nghĩa khoa học của khái niệm hệ thống này như sau: Hệ thống những trường hợp loại trừ tính chất tội phạm của hành vi là tổng hợp (toàn bộ) các tình tiết có cùng bản chất pháp lí chung và do PLHS điều chỉnh, việc gây thiệt hại về mặt pháp lí hình sự khi có một trong các tình tiết ấy không bị coi là tội phạm (mặc dù về mặt hình thức việc gây thiệt hại này có các dấu hiệu của hành vi nào đó bị luật hình sự cấm) và do vậy, người gây ra thiệt hại đó không phải chịu TNHS
II về bản chất pháp lí
1 Bản chất pháp lí của các tình tiết (trường hợp) như phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết, sự kiện bất ngờ cũng là vấn đề
Trang 4nghiên cứu - trao đổi
mà cho đến nay giữa các nhà hình sự học vẫn
còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau
Trong khoa học luật hình sự Liên Xô trước
đây và Liên bang Nga hiện nay có một số
quan điểm về bản chất pháp lí của các trường
hợp này như sau:
a Các viện sĩ thông tấn Viện hàn lâm
khoa học Liên Xô trước đây như A.A
Piôntkôvxki, P.X Rômaskin và V.M
Trkhikvađze viết: “Chúng không những chỉ là
các tình tiết loại trừ tính chất phải bị xử phạt
của hành vi được thực hiện mà còn là các tình
tiết loại trừ cấu thành tội phạm trong hành vi
được thực hiện”.(14)
b Giáo sư I.I Xlutxki coi các trường hợp
này là các tình tiết loại trừ TNHS và phân chia
chúng thành ba nhóm Nhóm thứ nhất là các
tình tiết thể hiện rõ lợi ích cho xZ hội tính hợp
pháp của hành vi (bao gồm: Phòng vệ chính
đáng, áp dụng các biện pháp cần thiết để bắt
giữ người phạm tội, tình thế cấp thiết, chấp
hành lệnh hợp pháp, thực hiện các trách
nhiệm nghề nghiệp và công vụ, thực hiện
quyền của mình và bắt buộc phải tuân thủ);
nhóm thứ hai là các tình tiết loại trừ tính nguy
hiểm cho xZ hội và tính phải bị xử phạt của
hành vi (bao gồm: Tự nguyện đình chỉ tội
phạm, sự đồng ý của người bị hại, tính chất
nhỏ nhặt của sự vi phạm pháp luật, sự thay đổi
của pháp luật, sự thay đổi của tình hình chính
trị - xZ hội, hết thời hiệu truy tố hình sự và
thời hiệu của bản án); nhóm thứ ba là các tình
tiết loại trừ tính nguy hiểm cho xZ hội của
hành vi (bao gồm: Sự cưỡng bức về thể xác và
c Nhưng quan điểm của giáo sư A.N
Naumôv là rõ hơn cả, khi ông viết rằng: “Tất
cả các trường hợp này loại trừ cả tính trái
pháp luật hình sự (tính trái pháp luật), cả tính
nguy hiểm cho x hội, cả tính chất lỗi, cả tính phải bị xử phạt của hành vi, và do đó, cả tính
d Cho đến nay, sau khi nhà làm luật Liên bang Nga đZ chính thức ghi nhận trong Chương 8 BLHS hiện hành năm 1996 bản chất pháp lí của các trường hợp này là “Các tình tiết loại trừ tính chất tội phạm của hành vi”(các điều 37 - 42)(17)
thì hầu hết các nhà hình sự học Nga đều quan niệm chúng là các tình tiết loại trừ tính chất tội phạm của hành vi; (18)
Trong khoa học luật hình sự Việt Nam cho
đến nay về bản chất pháp lí của sáu trường hợp (tình tiết) loại trừ tính chất tội phạm của hành vi (khoản 4 Điều 8, Điều 11, Điều 12, khoản 1 Điều 13, khoản 1 Điều 15, khoản 1
Điều 16 BLHS năm 1999) còn tồn tại năm quan điểm chính như sau: a) Hầu hết các nhà hình sự học đều coi chúng là các tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho xZ hội của hành vi
và quan điểm này được thể hiện trong tất cả các giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần
niệm chúng là những tình tiết loại trừ tính nguy hiểm cho xZ hội và tính trái pháp luật của hành vi;(20) c) Tác giả Nguyễn Ngọc Chí
và thạc sĩ Đinh Văn Quế có cùng chung một quan điểm - đều gọi chúng là các trường hợp
coi chúng là những trường hợp không phải là
của các trường hợp này, theo quan điểm của chúng tôi đZ được đưa ra cách đây hơn 10 năm trong bài báo đăng trên Tạp chí TAND -
đó là các tình tiết loại trừ tính chất tội phạm của hành vi,(23)
cho đến bây giờ chúng tôi vẫn
Trang 5nghiên cứu - trao đổi
2 Lẽ dĩ nhiên, mỗi quan điểm được liệt
kê nêu trên về bản chất pháp lí của các trường
hợp đang nghiên cứu đều dựa trên các lập luận
khoa học và có tính hợp lí riêng của mình
Song các lập luận khoa học được đưa ra để
khẳng định bản chất pháp lí của các trường ấy
như thế nào đi chăng nữa thì cũng cần phải
xác đáng, có căn cứ và đảm bảo sức thuyết
phục, theo chúng tôi đó là:
- Nếu phân tích theo phép biện chứng duy
vật và lôgic của vấn đề, trong NCKH bao giờ
người nghiên cứu cũng phải lần lượt đi theo
thứ tự từ A rồi mới đến B, C (chứ không thể
chưa qua A mà lại đi thẳng vào B rồi mới
quay lại khẳng định cho A - làm ngược)
- Theo cách hiểu trên đây thì tội phạm tự
bản thân nó là hành vi nên khi bàn về bản chất
pháp lí của hành vi đó chúng ta cần phải lần
lượt phân tích theo thứ tự bao gồm hai bước:
a Bước 1: Phân tích các dấu hiệu (A) của
nó xem thử hành vi đó có phải là tội phạm hay
không(?) và nếu không phải là tội phạm thì do
thiếu dấu hiệu nào trong năm dấu hiệu được
thừa nhận chung mà tính chất tội phạm của nó
được loại trừ;
b Bước 2: Bàn về vấn đề TNHS với tính
chất là hậu quả của việc thực hiện hành vi đó
(B) trong từng trường hợp tương ứng cụ thể
như thế nào (được loại trừ TNHS - nếu hành vi
không phải là tội phạm hoặc là phải chịu
TNHS - nếu hành vi là tội phạm), chứ không
thể ngay từ đầu đZ bỏ qua bước 1 (chưa xem
xét A) mà đZ vội đi thẳng sang bước 2 (khẳng
định ngay B)
- Như vậy, nếu xem xét như bước 1 đZ
nêu, chúng ta có thể nhận thấy rõ bản chất
pháp lí của tất cả sáu trường hợp đang nghiên
cứu trong Phần chung BLHS Việt Nam năm
1999 hiện hành đều là các tình tiết loại trừ tính chất tội phạm của hành vi vì việc gây thiệt hại về mặt pháp lí hình sự trong các trường hợp này đều thiếu một trong các dấu hiệu của tội phạm, cụ thể là:
a Có một trường hợp mà tính chất tội phạm của hành vi được loại trừ do thiếu một trong các dấu hiệu của tội phạm - thiếu tính chất lỗi của hành vi, vì trong trường hợp này -
sự kiện bất ngờ (Điều 11) mặc dù về mặt hình thức việc gây thiệt hại về mặt pháp lí hình sự
có dấu hiệu của hành vi nào đó được quy định trong Phần các tội phạm BLHS nhưng người thực hiện nó hoàn toàn không có lỗi;
b Có một trường hợp mà tính chất tội phạm của hành vi được loại trừ do thiếu một trong các dấu hiệu của tội phạm - hành vi
được thực hiện bởi người chưa đủ tuổi chịu TNHS vì trong trường hợp này mặc dù về mặt hình thức việc gây thiệt hại về mặt pháp lí hình sự tuy có dấu hiệu của hành vi nào đó
được quy định trong Phần các tội phạm BLHS nhưng người thực hiện nó hoàn toàn chưa đạt
đến độ tuổi mà theo quy định của BLHS là phải chịu TNHS (Điều 12);
c Có một trường hợp mà tính chất tội phạm của hành vi được loại trừ do thiếu một trong các dấu hiệu của tội phạm - hành vi
được thực hiện bởi người không có năng lực TNHS vì trong trường hợp này mặc dù về mặt hình thức việc gây thiệt hại về mặt pháp lí hình sự tuy có dấu hiệu của hành vi nào đó
được quy định trong Phần các tội phạm BLHS nhưng người thực hiện nó hoàn toàn không có năng lực TNHS theo quy định của BLHS (khoản 1 Điều 13)
d Có ba trường hợp mà tính chất tội phạm của hành vi được loại trừ do thiếu một
Trang 6nghiên cứu - trao đổi
trong các dấu hiệu của tội phạm - thiếu tính
trái PLHS của hành vi (tức là không bị PLHS
quy định là tội phạm) vì trong cả ba trường
hợp này - tính chất nguy hiểm cho xZ hội
không đáng kể của hành vi (khoản 3 Điều 8),
phòng vệ chính đáng (khoản 1 Điều 15) và
tình thế cấp thiết (khoản 1 Điều 16) mặc dù về
mặt hình thức việc gây thiệt hại về mặt pháp lí
hình sự có dấu hiệu của hành vi nào đó được
quy định trong Phần các tội phạm BLHS
nhưng nó đều không trái PLHS (không bị nhà
làm luật coi là tội phạm)
Xuất phát từ sự phân tích trên đây có thể
nhận thấy rằng:
a Ngay từ bước 1 chúng ta đZ khẳng định
được sự loại trừ tính chất tội phạm của hành vi
trong sáu trường hợp đang nghiên cứu được
quy định trong Phần chung BLHS Việt Nam
năm 1999 và tương ứng như vậy, theo nguyên
tắc pháp chế được thừa nhận chung “Nullum
crimen, nulla poena sine lege” (không có tội
phạm, không có hình phạt nếu luật không quy
định) đương nhiên chúng là những trường hợp
loại trừ TNHS hay nói cách khác - trong cả
sáu trường hợp này chủ thể của hành vi đều
không có TNHS;
b Không thể khẳng định chúng là những
trường hợp loại trừ “tính chất nguy hiểm cho
x hội” của hành vi, vì việc gây thiệt hại về
mặt pháp lí hình sự trong tất cả những trường
hợp này rõ ràng là đều nguy hiểm cho xZ hội
cả (ví dụ: Không thể nói là tính chất nguy
hiểm cho xZ hội của hành vi “được loại trừ”
khi em bé 13 tuổi hoặc người bị điên cầm dao
bầu chém liên tiếp và gây thương tích trên
11% cho một loạt người đang ngồi bán hàng
trong chợ );
c Không thể gọi chúng là những trường
hợp loại trừ tính “trái pháp luật” của hành vi,
vì nếu là trái pháp luật thì những trường hợp này sẽ có giới hạn rất rộng, nó bao gồm cả các hành vi cần phải được điều chỉnh bởi một số ngành luật khác nữa chứ không chỉ bởi PLHS (trong khi đó ở đây chúng ta chỉ bàn về các hành vi gây thiệt hại về mặt pháp lí hình sự);
d Không thể bỏ qua bước 1 mà vội đi thẳng sang bước 2 để khẳng định ngay hậu quả của việc thực hiện hành vi rằng chúng là những trường hợp loại trừ “TNHS” được Tóm lại, tất cả các lập luận khoa học trên
đây đZ cho chúng ta đầy đủ căn cứ để khẳng
định một cách dứt khoát rằng dưới góc độ pháp lí hình sự bản chất pháp lí chung, đầy đủ
và toàn diện của tất cả sáu trường hợp đZ nêu trong Phần chung BLHS Việt Nam năm 1999
là các tình tiết loại trừ tính chất tội phạm của hành vi
III kết luận Xuất phát từ việc nghiên cứu chế định các tình tiết (trường hợp) loại trừ tính chất tội phạm của hành vi, chúng ta có thể đi đến một
số kết luận chung dưới đây:
- Các tình tiết (trường hợp) loại trừ tính chất tội phạm của hành vi là một trong những chế định cơ bản phản ánh nguyên tắc nhân
đạo của luật hình sự
- Trong khoa học luật hình sự hiện nay xung quanh những vấn đề về khái niệm, hệ thống và bản chất pháp lí của chế định đZ nêu vẫn còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau cần phải được nhà làm luật khẳng định dứt khoát về mặt lập pháp
- Chính vì vậy, việc tiếp tục làm sáng tỏ về mặt lí luận để tìm ra những trường hợp loại trừ tính chất tội phạm của hành vi có trong thực tiễn đồng thời đưa ra mô hình lí luận nhằm hoàn thiện chế định đang được nghiên cứu là
Trang 7nghiên cứu - trao đổi
nhiệm vụ không kém phần quan trọng và cần
thiết của khoa học luật hình sự Việt Nam./
(1).Xem: Tkatrenkô V.I Các trường hợp loại trừ tính
chất tội phạm của hành vi Chương X Giáo trình luật
hình sự Phần chung Nxb Sách pháp lí M 1994, tr
222
(2).Xem: Iu.V Babulin Các trường hợp loại trừ tính
chất tội phạm của hành vi Nxb Trường ĐHTH
Kharkôv, 1991, tr.41
(3).Xem: Đinh Văn Quế Những trường hợp loại trừ
trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam Nxb
Chính trị quốc gia Hà Nội, 1998, tr.6
(4).Xem: Iu.V Babulin Các trường hợp loại trừ tính
chất tội phạm (Sđd), tr.48
(5).Xem: Giáo trình luật hình sự Xô Viết Tập II (tội
phạm) Nxb Khoa học M.1970 tr.342; M.I
Iakubôvich Những vấn đề lí luận và thực tiến của
phòng vệ chính đáng Nxb Trường đại học Công an
M.1961; N.N Pase-Ozerxki Phòng vệ chính đáng và
tình thế cấp thiết Nxb Pháp lí quốc gia M.1962; T.G
Savguliđze Phòng vệ chính đáng Nxb Khoa học
Tbilisi, 1966; I.X Trixkevich Những điều kiện và các
giới hạn của phòng vệ chính đáng Nxb Sách pháp lí
M 1969
(6).Xem: I Rebanhe "Các trường hợp loại trừ tính
nguy hiểm cho xZ hội của hành vi" Trong sách: Luật
hình sự Xô Viết Lí luận chung về tội phạm Phần 3
Tartu, 1983, tr.3-4
(7).Xem: I Vinher "Các trường hợp loại trừ tính nguy
hiểm cho xZ hội và tính trái pháp luật của hành vi"
Trong sách: Các xu hướng đương đại của luật hình sự
XHCN M 1983, tr.63
(8).Xem: N.V Liaxx Những vấn đề về lỗi và trách
nhiệm hình sự trong các thuyết tư sản hiện đại
Lêningrađ, 1977 tr.21
(9).Xem: A.G Magakix Luật hình sự Hi Lạp Phần
chung.Trong sách: Luật hình sự nước ngoài đương đại
M 1961, tập 3, tr.397
(10).Xem: Iu.V Babulin "Các trường hợp loại trừ tính
chất tội phạm" (Sđd), tr.45
(11).Xem: Phạm Hải Đăng "Những trường hợp không
phải là tội phạm" Chương IX Phần thứ hai Giáo trình
luật hình sự Việt Nam (Phần chung) Trường đại học
Cảnh sát nhân dân H 1996
(12).Xem: Kiều Đình Thụ.Tìm hiểu luật hình sự Việt Nam Nxb thành phố Hồ Chí Minh, 1996; Nxb Đồng Nai, 1998, tr.32
(13).Xem: Đinh Văn Quế Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự (Sđd), tr.12-122
(14).Xem: Giáo trình luật hình sự Xô Viết Tập II (tội phạm) Nxb Khoa học M 1970, tr.345
(15).Xem: I.I Xlutxki Các tình tiết loại trừ trách nhiệm hình sự Nxb Trường ĐHTH Lêningrađ, 1956
tr.11-12
(16).Xem: A.V Naumôv (Chủ biên) Từ điển luật hình
sự Nxb Bek M tr.292
(17).Xem: Bộ luật hình sự Liên bang Nga Văn bản chính thức Nxb Sách pháp lí, tr.21
(18).Xem: Giáo trình luật hình sự Phần chung Nxb Sách pháp lí M.1994, tr 221; Luật hình sự Phần chung Giáo trình dành cho các trường đại học Nxb Infra-Norma M tr.262; A.V.Naumôv Luật hình sự Phần chung Tập các bài giảng Nxb Bek M tr.326 (19).Xem: Nguyễn Ngọc Hòa Tội phạm trong luật hình
sự Việt Nam Nxb Công an nhân dân Hà Nội, 1991; Ngô Ngọc Thủy "Những tình tiết loại trừ tính chất nguy hiểm cho xZ hội của hành vi" Chương XI Giáo trình Luật hình sự Việt Nam Tập I Trường đại học Luật Hà Nội, 1999, tr.195; Trịnh Quốc Toản "Những trường hợp loại trừ tính chất nguy hiểm cho xZ hội của hành vi" Chương XI Giáo trình Luật hình sự Việt Nam Phần chung Khoa Luật Trường đại học KHXH & nhân văn thuộc ĐHQGHN Hà Nội, 1997, tr.181 (20).Xem: Kiều Đình Thụ Tìm hiểu luật hình sự Việt Nam Nxb Đồng Nai, 1998, tr.32
(21).Xem: Nguyễn Ngọc Chí Về chế định loại từ trách nhiệm hình sự Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 4/1999, tr 32-35; Đinh Văn Quế Những trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự (Sđd)
(22).Xem: Phạm Hải Đăng Những trường hợp không phải là tội phạm Chương IX Giáo trình luật hình sự Việt Nam Sđd, tr.221
(23).Xem: Lê Cảm Hoàn thiện các quy phạm về trách nhiệm hình sự Yếu tố cơ bản và quan trọng nhất trong việc bảo vệ các quyền con người bằng pháp luật hình
sự Tạp chí Toà án nhân dân, các số 2, 3 và 4/1990 (24).Xem: Lê Cảm Vấn đề hoàn thiện các quy định về những trường hợp loại trừ tính chất tội phạm của hành
vi Tạp chí tòa án nhân dân, các số 3 và 4/1998.