1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo " Trách nhiệm liên đới của vợ, chồng theo điều 25 Luật Hôn nhân gia đình " pptx

3 1K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 87,27 KB

Nội dung

Điều 25 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định: "Vợ hoặc chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch dân sự hợp pháp do một trong hai người thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiế

Trang 1

ThS.Trần Thị Huệ * hực tế đời sống hôn nhân và gia đình

(HN&GĐ) ở nước ta hiện nay cùng với

sự đổi mới của pháp luật về dân sự, thương

mại, đất đai, tài chính đ2 tác động và ảnh

hưởng sâu sắc đến các quan hệ HN&GĐ Bởi

vậy, Luật HN&GĐ cần phải được sửa đổi, bổ

sung nhằm đảm bảo tính thống nhất trong hệ

thống pháp luật, đặc biệt là phù hợp với các

nguyên tắc của Bộ luật dân sự (BLDS) liên

quan đến lĩnh vực HN&GĐ

Đáp ứng nhu cầu này, Nhà nước ta đ2

tiến hành sửa đổi một cách tương đối toàn

diện Luật HN&GĐ năm 1986

Luật sửa đổi và bổ sung Luật HN&GĐ

được Quốc hội Khoá X, kì họp thứ 7 thông

qua ngày 9/06/2000 và có hiệu lực pháp luật

từ ngày 01/01/2001, Luật này thay thế luật

HN&GĐ năm 1986

Luật HN&GĐ năm 2000 đ2 quy định

nhiều vấn đề mới phù hợp với điều kiện kinh

tế - x2 hội và thực tế đời sống HN&GĐ ở

nước ta trong giai đoạn hiện nay ở bài viết

này, chúng tôi đề cập vấn đề trách nhiệm liên

đới của vợ, chồng đối với giao dịch do một

bên thực hiện Điều 25 Luật HN&GĐ năm

2000 quy định: "Vợ hoặc chồng phải chịu

trách nhiệm liên đới đối với giao dịch dân sự

hợp pháp do một trong hai người thực hiện

nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu

của gia đình" Đây là nội dung về nghĩa vụ

tài sản của vợ, chồng mà Luật HN&GĐ năm

1959 và năm 1986 của Nhà nước ta chưa quy

định cụ thể

Theo luật định, kể từ khi kết hôn, quan

hệ vợ chồng được xác lập Nội dung của

quan hệ pháp luật giữa vợ chồng bao gồm: + Các quyền và nghĩa vụ nhân thân giữa

vợ chồng (nghĩa vụ thương yêu, chung thuỷ, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; quyền lựa chọn nơi cư trú; nghề nghiệp, quyền tham gia hoạt động kinh tế, chính trị, văn hoá - x2 hội; giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau )

+ Các quyền và nghĩa vụ tài sản giữa vợ chồng (quyền và nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất; quyền và nghĩa

vụ cấp dưỡng lẫn nhau; quyền thừa kế tài sản của nhau )

Theo nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng, vợ chồng bình

đẳng (Điều 64 Hiến pháp 1992) thì "vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình và trong giao dịch dân sự, cùng nhau xây dựng gia đình ấm no, bền vững, hoà thuận, hạnh phúc" (Điều 36 BLDS)

Điều 19 Luật HN&GĐ năm 2000 cũng quy định: "Vợ chồng có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong gia đình và trong giao lưu dân sự, cùng nhau xây dựng gia đình ấm no, bền vững, hoà thuận, hạnh phúc"

Như vậy, do mục đích và tính chất đặc biệt của quan hệ hôn nhân là vợ chồng cùng

ăn ở, chung sống lâu dài, bền vững mà quan

hệ vợ chồng là sự "liên kết vĩnh cửu" giữa một người đàn ông và một người đàn bà,

T

* Giảng viên Khoa tư pháp Trường đại học luật Hà Nội

Trang 2

trong đó vợ chồng cùng có trách nhiệm vun

đắp hạnh phúc gia đình, có trách nhiệm với

nhau, với các con và các thành viên khác Vì

thế, thông thường mọi "công việc" mà họ

thực hiện đều xuất phát từ lợi ích chung của

gia đình xét cả về cơ sở đạo đức và yêu cầu

của pháp luật Chế độ tài sản của vợ chồng

theo Luật HN&GĐ năm 2000 cũng bao gồm

chế độ tài sản chung và tài sản riêng Khoản

1 Điều 27 Luật HN&GĐ quy định: " Tài

sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung

hợp nhất" và đó cũng là chế độ "cộng đồng

tạo sản" Chế độ cộng đồng tạo sản có đặc

điểm là kể từ khi kết hôn, những tài sản do

vợ hoặc chồng tạo ra trong thời kì hôn nhân;

những tài sản mà vợ chồng được tặng cho

chung, được thừa kế chung đều thuộc khối

tài sản chung của vợ chồng; không phân biệt

công sức đóng góp của mỗi bên Vợ, chồng

có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt

ngang nhau đối với tài sản chung(1) Với tính

chất đặc thù của quan hệ HN&GĐ, khoản 3

Điều 233 BLDS còn quy định: "Vợ chồng

cùng bàn bạc, thoả thuận hoặc uỷ quyền cho

nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản

chung" Trường hợp tài sản chung của vợ

chồng không đủ để đáp ứng các nhu cầu sinh

hoạt thiết yếu của gia đình mà vợ, chồng có

tài sản riêng thì phải sử dụng tài sản riêng

vào đời sống chung của gia đình (khoản 4

Điều 33 Luật HN&GĐ năm 2000) Theo tính

chất của quan hệ vợ chồng được xác lập,

trong suốt thời kì hôn nhân (là thời gian quan

hệ vợ chồng tồn tại, tính từ khi kết hôn cho

đến khi hôn nhân chấm dứt trước pháp luật),

để bảo đảm thoả m2n nhu cầu của vợ chồng,

của con cái và các thành viên trong gia đình

về vật chất cũng như tinh thần thì họ phải

tham gia kí kết nhiều loại hợp đồng dân sự

với các chủ thể khác mà pháp luật không thể

kiểm soát, bắt buộc vợ, chồng mỗi khi kí kết

hợp đồng lại phải có sự thoả thuận, đồng ý,

thậm chí bằng văn bản có chữ kí của cả hai

vợ chồng Vì vậy, luật chỉ quy định trên nguyên tắc: Tài sản chung của vợ chồng

được chi dùng để bảo đảm nhu cầu của gia

đình, thực hiện các nghĩa vụ chung của vợ chồng Việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung

có giá trị lớn hoặc là nguồn sống duy nhất của gia đình, việc dùng tài sản chung để đầu tư kinh doanh, phải được vợ chồng bàn bạc, thoả thuận (Điều 28 Luật HN&GĐ năm 2000) Cũng với nội dung này, tại Điều 15 Luật HN&GĐ năm 1986 đ2 quy định: "Tài sản chung được sử dụng để bảo đảm những nhu cầu chung của gia đình Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản chung Việc mua, bán, đổi, cho, vay, mượn và những giao dịch khác có liên quan

đến tài sản mà có giá trị lớn, thì phải được

sự đồng ý của vợ chồng"

Như vậy, cần hiểu rằng vợ hoặc chồng sử dụng tài sản chung để bảo đảm nhu cầu đời sống chung của gia đình thì đương nhiên

được coi là đ2 có sự thoả thuận của cả hai

vợ chồng Về vấn đề này, theo tinh thần của Nghị quyết số 01/NQ - HĐTP ngày 20/01/1988 của Hội đồng thẩm phán TANDTC thì: "Vợ hoặc chồng sử dụng tài sản chung của gia đình được đương nhiên coi

là có sự thoả thuận của cả hai vợ chồng Nhưng việc mua, bán hoặc cho vay, mượn và những giao dịch khác có giá trị lớn như nhà

ở, gia súc chăn nuôi (như trâu bò ), tư liệu sinh hoạt có giá trị lớn (như máy thu hình, tủ lạnh, xe máy ) thì phải có sự thoả thuận của cả hai vợ chồng Nếu là việc mua, bán, cầm

cố tài sản mà pháp luật quy định phải có hợp

đồng viết (như mua, bán nhà ở) thì vợ chồng

đều phải kí vào hợp đồng và nếu chỉ có một bên kí thì phải có sự uỷ nhiệm của vợ, chồng cho mình kí thay"

Trang 3

Đến nay, hướng dẫn này về cơ bản vẫn phù

hợp với thực trạng của quan hệ HN&GĐ, bảo

đảm được quyền bình đẳng của vợ chồng Vì

vậy, chúng tôi thấy rằng vẫn có thể vận dụng

trong thực tiễn Hơn nữa, đến thời điểm này

TANDTC cũng chưa có nghị quyết mới nào

hướng dẫn để thay thế Vả lại, Luật HN&GĐ

năm 1986 và Luật HN&GĐ năm 2000 đều quy

định chế độ tài sản chung của vợ chồng là chế độ

"cộng đồng tạo sản"

Như vậy, theo quy định của Luật

HN&GĐ năm 2000, khi vợ chồng thực hiện

giao dịch dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu sinh

hoạt thiết yếu của gia đình thì pháp luật luôn

coi là đ2 có sự thoả thuận đương nhiên của cả

hai vợ chồng và phải chịu trách nhiệm liên

đới, tức là nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch

dân sự do một bên vợ hoặc chồng thực hiện

vì nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình sẽ

được đảm bảo bằng tài sản chung của vợ

chồng; và nếu tài sản chung của vợ chồng

chưa đủ thì vợ hoặc chồng (nếu có tài sản

riêng) phải chịu trách nhiệm liên đới bằng tài

sản riêng của mình Có thể nói rằng quy định

tại Điều 25 Luật HN&GĐ năm 2000 là bước

cụ thể hoá về nghĩa vụ tài sản của vợ chồng

Theo quy định tại Điều 25 Luật HN&GĐ

năm 2000, khi vợ, chồng thực hiện quyền sở

hữu của mình đối với tài sản chung (tham gia

các giao dịch mua, bán, vay, mượn, cầm

cố ) vì đời sống chung của gia đình, vì nhu

cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình mặc dù

giao dịch đó chỉ do một bên vợ, chồng thực

hiện với người thứ ba thì pháp luật luôn coi

là đ2 có sự thoả thuận, đồng ý của cả hai vợ

chồng Hợp đồng đó phải được coi là phù

hợp với pháp luật Tài sản chung của vợ

chồng phải được bảo đảm cho việc thực hiện

hợp đồng, tức là, vợ chồng phải chịu trách

nhiệm liên đới đối với giao dịch dân sự hợp

pháp do vợ, chồng thực hiện nhằm bảo đảm

nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình; và như vậy, quyền lợi của người thứ ba tham gia xác lập hợp đồng liên quan đến tài sản chung của vợ chồng mới được bảo đảm trước pháp luật Vợ, chồng không thể nói rằng hợp đồng

mà người chồng (vợ) kí kết với người khác vì lợi ích chung của gia đình (dù chưa có sự bày

tỏ ý chí thoả thuận, đồng ý của vợ (chồng) thì hợp đồng đó không có giá trị (vô hiệu) Trong trường hợp này, tài sản chung của vợ chồng sẽ được bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng, mặc dù, người vợ (chồng) kia

"chưa có dịp" bày tỏ ý chí của mình

Ví dụ: T và H là vợ chồng T đ2 vay của

M 2 triệu đồng để chữa bệnh cho con trong thời gian H đi công tác Theo Điều 25 Luật HN&GĐ năm 2000, nghĩa vụ trả 2 triệu

đồng cho M là nghĩa vụ chung của T và H Tuy nhiên, cần phải làm sáng tỏ "nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình" là như thế nào? bao gồm những gì? theo chúng tôi,

"nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình" là những nhu cầu về ăn, ở, đi lại, nâng cao nghề nghiệp, chữa bệnh, học hành, nuôi dạy con Nghĩa là, việc chi dùng cho những nhu cầu sinh hoạt là hết sức cần thiết để bảo đảm cho cuộc sống chung của cả gia đình được diễn

ra một cách bình thường và phải được bảo

đảm bằng tài sản chung của vợ chồng Nếu

Điều 25 Luật HN&GĐ năm 2000 được cụ thể hoá hơn nữa sẽ góp phần khắc phục được tình trạng vợ, chồng lợi dụng "điều luật" để trốn tránh trách nhiệm hoặc gây thiệt hại làm

ảnh hưởng đến quyền lợi về tài sản của người chồng (vợ) kia; giúp các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng pháp luật chính xác và thống nhất./

- Điều 27, 28 Luật HN&GĐ năm 2000.

Ngày đăng: 23/03/2014, 22:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w