Bởi vậy giữa họ phát sinh các trách nhiệm pháp lý của vợ/chồng đối với các giao dịch dân sự cho một bên vợ/ chồng thực hiện liên quan đến tài sản chung của vợ chồng.. Việc thực hiện hợp
Trang 1I.ĐẶT VẤN ĐỀ.
Như chúng ta đều biết, gia đình là nền tảng cơ bản, thể hiện tính chất,
và kết cấu của xã hội Quan hệ hôn nhân với tính chất bền vững “trăm năm”, là cơ
sở để tạo lập gia đình Việc kết hôn đã làm phát sinh quan hệ pháp luật giữa vợ và chồng, quan hệ đó bao gồm các nghĩa vụ và quyền về nhân thân,nghĩa vụ và quyền
về tài sản trong đó quyền và nghĩa vụ về tài sản giữa vợ và chồng đóng vai trò quan trọng chi phối mọi hoạt động trong cuộc sống gia đình Bởi vậy giữa họ phát sinh các trách nhiệm pháp lý của vợ/chồng đối với các giao dịch dân sự cho một bên vợ/ chồng thực hiện liên quan đến tài sản chung của vợ chồng Vì lẽ đó, Đảng và Nhà nước ta luôn cố gắng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình nói chung, quan hệ vợ chồng nói riêng Trong đó việc đưa vào thực hiện và áp dụng luật Hôn nhân – Gia đình năm 2000 những năm qua
ở nước ta đã thu được những kết quả to lớn Luật đã thực đi vào cuộc sống, góp phần nâng cao nhận thức của nhân dân Một trong những vấn đề quan trọng đặt ra
là : “Trách nhiệm liên đới của vợ chồng theo luật hôn nhân gia đình năm 2000”
II.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1 Khái niệm trách nhiệm liên đới.
Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 quy định về trách nhiệm liên đới của vợ, chồng đối với giao dịch dân sự hợp pháp do một trong hai người thực hiện Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự (Điều 121 Bộ luật Dân sự) Khi tham gia
Trang 2giao dịch dân sự, các bên tham gia sẽ đạt được lợi ích hợp pháp mà các bên mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch
Đối với một số loại giao dịch dân sự hợp pháp do một bên vợ hoặc chồng thực hiện pháp luật có quy định bên còn lại phải chịu trách nhiệm liên đới
Vậy trách nhiệm liên đới là gì?
Trách nhiệm liên đới cũng có thể hiểu là “ nghĩa vụ dân sự liên đới”:
là “nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực hiện và người có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ”.
( Khoản 1 Điều 304 Bộ luật dân sự) Nghĩa vụ liên đới phát sinh do các bên thỏa thuận hoặc do quy định của pháp luật
Trong trường hợp một người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thì người này có quyền yêu cầu những người khác có nghĩa vụ liên đới phải thanh toán phần nghĩa vụ liên đới của họ đối với mình
Trong trường hợp người có quyền đã chỉ định một trong số những người có nghĩa vụ dân sự liên đới thực hiện toàn bộ nghĩa vụ, nhưng sau đó lại miễn cho người đó, thì những người còn lại cũng được miễn thực hiện nghĩa vụ
Trong trường hợp người có quyền miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho một trong những người có nghĩa vụ dân sự liên đới không phải thực hiện nghĩa vụ dân sự của riêng mình thì những người còn lại vẫn phải liên đới thực hiện phần nghĩa vụ của mình
Điều 25 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định: “Vợ hoặc chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch dân sự hợp pháp do một trong hai người thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình”
Điều này có nghĩa khi vợ chồng thực hiện giao dịch dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình thì đương nhiên được coi đã có sự thỏa thuận của cả hai vợ chồng và vợ chồng cùng liên đới chịu trách nhiệm Trong cuộc sống và sinh hoạt gia đình, để đáp ứng nhu cầu về mặt vật chất và tinh thần của các
Trang 3thành viên, việc vợ hoặc chồng phải tham gia giao kết nhiều loại hợp đồng dân sự với các chủ thể khác là phổ biến, pháp luật không thể kiểm soát mỗi khi giao kết hợp đồng phải có sự thỏa thuận, thậm chí bằng văn bản của hai bên Vì vậy, mặc dù giao dịch đó chỉ do một bên vợ hoặc chồng thực hiện với người thứ ba nhưng vẫn được thừa nhận là phù hợp với pháp luật, vợ hoặc chồng không thể yêu cầu tuyên
bố hợp đồng này bị vô hiệu với lý do chưa có sự đồng ý của mình Việc thực hiện hợp đồng phải được bảo đảm bằng tài sản chung của vợ chồng, tức vợ chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch dân sự hợp pháp do vợ hoặc chồng thực hiện, nhằm bảo đảm nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình Có như vậy, quyền lợi của người thứ 3 tham gia xác lập hợp đồng liên quan đến tài sản chung vợ chồng mới được bảo đảm trước pháp luật Nói cách khác, pháp luật suy đoán rằng,
luôn có sự thỏa thuận “mặc nhiên” của cả hai vợ chồng, dù hợp đồng đó chỉ do
một bên vợ chồng thực hiện Điều đặc biệt cần lưu ý đó là vợ (hoặc chồng) chỉ phải chịu trách nhiệm liên đới đối với các hợp đồng dân sự do một bên chồng (hoặc vợ) thực hiện khi có đầy đủ cả hai điều kiện:
- Giao dịch phải hợp pháp Đó không thể là các giao dịch có nội dung
vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái với đạo đức xã hội
- Giao dịch phải nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình Các tiêu chí của “nhu cầu sinh hoạt thiết yếu” có thể thay đổi theo sự phát triển của xã hội, tùy thuộc vào từng điều kiện Có những nhu cầu rất cơ bản, chung đối với gia đình ở mọi nơi và trong mọi thời đại: thức ăn, quần áo của các thành viên, thuốc men, chi phí giáo dục con cái, bảo quản nhà cửa, Có những nhu cầu đặc trưng của cuộc sống đô thị hiện đại: chi phí điện, nước, điện thoại,
Không chỉ Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam mà Luật dân sự của một số nước trên thế giới cũng quy định về vấn đề này:
+ Theo điều 220 Bộ luật Dân sự Cộng hòa Pháp (Luật số 65-570 ngày
13/7/1965): “Mỗi bên vợ, chồng có thể một mình kí kết hợp đồng nhằm mục đích
Trang 4duy trì đời sống gia đình hoặc giáo dục con cái; bên kia có trách nhiệm liên đới đối với nghĩa vụ do việc ký kết này…”.
+ Bộ luật Dân sự Nhật Bản tại Điều 761 cũng quy định: “Đối với các vấn đề chi tiêu hàng ngày, nếu chồng hoặc vợ thực hiện giao kết pháp lý với người thứ ba, thì cả vợ lẫn chồng đều phải chịu trách nhiệm liên đới và theo phần đối với các nghĩa vụ phát sinh từ đó…”.
2 Các trường hợp cụ thể về trách nhiệm liên đới của vợ, chồng đối với giao dịch dân sự do 1 bên thực hiện
2.1.Trường hợp giao dịch dân sự có sự đồng ý của hai bên vợ chồng hoặc mặc nhiên được coi là có sự đồng ý của cả hai vợ chồng:
- Trường hợp cả vợ và chồng còn sống, đối với các giao dịch dân sự
có liên quan tới tài sản chung có giá trị không lớn,trường hợp bất đắc dĩ xảy ra hoặc để phục vụ nhu cầu hàng ngày của gia đình: thì chỉ cần một bên vợ hoặc
chồng thực hiện mà đương nhiên coi là có sự đồng ý của bên kia.Trong trường hợp
vì lí do nào đó mà chỉ có một bên vợ hoặc chồng thực hiện giao dịch dân sự có liên quan tới tài sản chung của vợ chồng nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt thiết yếu hàng ngày của gia đình của luật gia đình thì bên kia phải chịu trách nhiệm liên đới(điều
25 luật hôn nhân và gia đình năm 2000)
Ví dụ: Hàng ngày người vợ đi chợ dùng tiền chung của 2 vợ chồng cùng
làm ra để mua bán, đóng tiền học cho con,chữa bệnh Theo quy định của pháp luật thì việc làm này không cần hỏi ý kiến của người chồng vì nó phục vụ cho nhu cầu hàng ngày của gia đình.Nếu người vợ có tiêu quá số tiền mình có thì cũng không phải chịu trách nhiệm pháp lý
Hoặc cũng có trường hợp do thiên tai, người chồng đi công tác xa, ngôi nhà chung của vợ chồng bị hư hỏng nặng cần một số tiền để tu sửa nhưng tài
Trang 5sản chung mà hai vợ chồng họ có không đủ để thực hiện cho việc này nên người
vợ phải đi vay thêm tiền của hàng xóm và anh em họ hàng.Việc làm của người vợ trong trường hợp này là hoàn toàn hợp pháp vì mục đích của người vợ là sửa chữa nhà cửa phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt cuả gia đình và nghiễm nhiên việc thực hiện giao dịch dân sự đó được coi là có sự thỏa thuận trước của vợ chồng nên khi
bị truy cứu trách nhiệm pháp lý thì cả hai cùng phải gánh chịu, cũng như nghĩa vụ phải trả nợ số tiền đó
Như vậy vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc quản
lí và sử dụng tài sản chung (điều 28 luật hôn nhân năm 2000 về chiếm hữu,sử dụng, định đoạt tài sản chung) Vợ, chồng sử dụng tài sản chung của vợ chồng ở mức độ đơn giản đương nhiên được coi là có sự thoả thuận của cả hai vợ chồng.Vì vậy pháp luật quy định tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng chỉ căn cứ vào nguồn gốc, thời điểm phát sinh tài sản mà không căn cứ vào công sức đóng góp của mỗi người vào việc tạo dựng và phát triển khối tài sản đó có thể do sức khỏe hay đặc điểm công việc mà họ đóng góp vào khối tài sản chung không bằng nhau nhưng quyền sở hữu đối với tài sản chung vẫn ngang bằng nhau,….Trong pháp luật cũng quy định quyền và nghĩa vụ bình đẳng của vợ, chồng đối với tài sản chung là nhằm bảo vệ khối tài sản chung, tránh những trường hợp một trong hai vợ chồng có hành
vi phá tài sản chung, hủy hoại tài sản chung hoặc tự mình thực hiện các giao dịch dân sự làm tổn thất khối tài sản chung , ảnh hưởng tới quyền lợi của gia đình và của người kia
- Trường hợp vợ hoặc chồng đi vắng, đi công tác nước ngoài, đi xuất khẩu lao động, không thể tham gia các giao dịch dân sự liên quan tới tản sản lớn của gia đình mà giao dịch đó yêu cầu chữ kí của cả hai người nhưng chỉ có một người tham gia kí kết được vào giao dịch dân sự đó thì vợ/chồng sẽ phải làm
giấy ủy quyền hoặc nhận sự ủy quyền từ phía người kia để tham gia vào các giao dịch dân sư hợp pháp vì mục đích chung của gia đình Khi thực hiện giao dịch thì
Trang 6cả hai người đều phải có trách nhiệm và nghĩa vụ đối với giao dịch đã kí kết đó vì
đó được coi như là có sự thỏa thuận giữa vợ chồng, cả hai người đều đồng ý tham gia nên văn bản giao dịch là văn bản hợp pháp mà một bên vợ/chồng không có quyền yêu cầu hủy hợp đồng (Điều 139,142,144 luật Dân sự năm 2005 về đại diện
và phạm vi đại diện, Điều 25 luật hôn nhân năm 2000 về trách nhiệm liên đới của vợ,chồng đối với giao dịch do một bên thực hiện, điều 28 về chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung)
Ví dụ: Ông H có 2 ngôi nhà ở Hà Tây, ông đi công tác ở nước ngoài từ
tháng 12 năm 2009 tới tháng 6 năm 2010 mới được trở về nước Trước khi đi vợ chồng ông có bàn bạc với nhau sẽ phải bán một căn nhà đi để mua một khu đất ở vùng ngoại ô xây khu biệt thự nhỏ làm chỗ an nghỉ tuổi già Sau đó tháng 2 năm
2010, vợ ông tìm được người mua căn nhà và trong hợp đồng mua bán bà kí tên với danh nghĩa là chủ sở hữu căn nhà đó Văn bản mua bán nhà giữa vợ ông H và nguời mua nhà vẫn được coi là văn bản hợp pháp dù không có chữ kí của ông H vì giữa vợ chồng ông H đã có sự thỏa thuận trước về việc bán nhà cho nên theo điều
25, 28 luật hôn nhân năm 2000 trong việc giao dịch dân sự này buộc cả hai vợ chồng ông H cùng phải chịu trách nhiệm pháp lý
- Trường hợp một trong hai người mất năng lực hành vi dân sự không
có khả năng điều khiển suy nghĩ của mình,bị tai nạn trong thời gian nguy cấp,mất trí nhớ,…thì vợ/chồng thay mặt người kia tham gia các giao dịch dân sự sử dụng tài
sản chung vào mục đích chữa bệnh,trả nợ, đầu tư kinh doanh nhằm tăng thêm thu nhập, cho gia đình,thì phải chịu trách nhiệm pháp lí trong giao dịch đó
- Trường hợp vợ,chồng còn sống,vợ/chồng sử dụng tài sản chung có giá trị để đầu tư,kinh doanh,mua bán trái phiếu,cổ phần,bất động sản,…tạo ra hoa lợi,lợi tức: Nếu việc làm đó có sự thỏa thuận trước của hai người nhưng chỉ có
vợ/chồng đứng ra thực hiện giao dịch dân sự thì việc làm đó được coi là hợp
Trang 7pháp.Phần hoa lợi hay lợi tức sinh ra sẽ là tài sản chung của hai người ,và hai người
họ cùng phải chịu trách nhiệm pháp lí về giao dịch đó
Ví dụ: Hai vợ chồng thỏa thuận với nhau dùng tiền chung để đi mua vàng,
thấy được lời,giá vàng ngày càng lên nên vợ chồng họ càng muốn đầu tư nhiều thêm Họ đi vay thêm ngân hàng, anh chị em trong nhà,bọn cho vay tiền nặng lãi thêm một khoản tiền nữa khá lớn khoảng 300 triệu và nghĩ sẽ cứ cái đà giá vàng lên thì không bao lâu họ sẽ trả đủ số tiền đó Khi kí kết hợp đồng vay tiền thì chỉ có chồng chị kí vào bản hợp đồng đó Được một thời gian sau,vàng xuống giá, họ sợ thua lỗ nặng nên muốn bán số vàng đó vừa để giữ gốc,vừa để trả nợ nhưng bây giờ vàng xuống ai cũng sợ ôm vào nên vợ chồng họ phải bán với cái giá thấp hơn gía thị trường vài giá Lỗ nặng,không trả nợ kịp, chồng chạy trốn,chỉ còn người vợ và đứa con nhỏ ở lại Bọn chủ nợ đòi kiện chị ra tòa vì vay tiền mà không trả được nhưng khi ra tòa chị bảo chị không tham gia kí kết hợp đồng, không biết gì về chuyện chồng chị vay tiền mà đó là do anh ta tự ý vay, nên trong trường hợp này chị không phải chịu bất cứ một trách nhiệm nào cả mà người chịu toàn bộ trách nhiệm là chồng chị
Để giải quyết vụ việc này, tòa án phải căn cứ vào quá trình vợ chồng anh ta thực hiện giao dịch, số lợi tức sinh ra trong thời gian vợ chồng anh đầu tư thì sử dụng vào việc gì, số tiền đó ai được hưởng nhiều, ai hưởng ít hơn, trước khi chồng chị tham gia kí kết hợp đồng vay tiền có sự đồng ý của chị không, trước đó
họ có trao đổi, thỏa thuận với nhau về giao dịch không để từ đó căn cứ buộc vợ chồng họ phải chịu trách nhiệm pháp lí trước tòa về việc làm của mình
2.2 Trường hợp giao dịch dân sự khi một bên vợ/chồng tự ý quyết định hoặc hai vợ chồng thỏa thuận nhưng không có sự đồng ý của vợ/chồng:
- Trường hợp vợ/chồng sử dụng phần tài sản chung vào đầu tư, tạo ra lợi tức và cả hai người đều được hưởng phần lợi tức đó Nếu không có sự thỏa thuận
Trang 8giữa hai người, vợ/chồng tự ý thực hiện giao dịch dân sự có liên quan đến tài sản chung mà có hoa lợi, lợi tức sinh ra thì phần hoa lợi, lợi tức sinh ra sẽ thuộc tài sản chung và còn tùy thuộc theo mức độ của giao dịch thì trách nhiệm pháp lý có thể
do người thực hiện giao dịch là vợ/chồng gánh chịu hoặc cả hai vợ chồng cùng phải thực hiện
- Trường hợp vợ/chồng bị ép buộc phải thực hiện các giao dịch dân sự liên quan tới tài sản chung của hai người do bên kia yêu cầu, tùy thuộc vào mục đích
và hậu quả của giao dịch dân sự mà họ phải chịu các trách nhiệm pháp lí khác
nhau Nếu việc làm đó không vi phạm pháp luật thì vợ chồng họ đều phải cùng
nhau thực hiện trách nhiệm của mình đối với giao dịch đó.Còn nếu trái pháp luật, trên giấy tờ là người nào thực hiện thì người đó phải chịu trách nhiệm pháp lí của mình và còn tùy thuộc vào mức độ vi phạm nhiều hay ít mà người ép buộc người kia thực hiện các giao dịch dân sự phải chịu trách nhiệm liên đới
Ví dụ: Anh H là công nhân nghỉ hưu, ở nhà rỗi việc anh đâm ra nghiện cờ
bạc,rượu chè,…Trước đó vợ chồng anh cũng có một ít tài sản chung khoảng gần
100 triệu Nhưng hàng ngày anh dùng tiền lương hưu của mình để dùng vào việc
cờ bạc, rượu chè không đụng đến một đồng tiền chung nào của hai vợ chồng Càng đánh càng ham, anh thua lỗ, nên muốn chơi thêm để gỡ lại chút ít lấy tiền trả nợ nhưng không những không trả được nợ mà số tiền nợ đã lên tới 300 triệu đồng Sắp đến ngày trả nợ, nếu không trả thì bọn chủ nợ sẽ đến đập phá nhà của và thu hồi một số tài sản có giá trị để gán nợ Sợ quá, anh bàn với vợ dùng số tiền chung của hai vợ chồng để trả, vợ anh không đồng ý nhưng anh đã dùng các con để uy hiếp, sợ quá chị vợ đưa tiền cho chồng trả nợ nhưng số tiền đó vẫn không đủ để trả
nợ Anh sai vợ đi vay lãi để trả nợ , nhưng vay lãi như vậy thì vợ chồng anh không
đủ khả năng trả khi mỗi tháng vợ chồng anh chỉ có một ít lương hưu đủ để chi tiêu hàng ngày không để dư giả được thêm đồng nào nữa, nếu cấp bách quá thì bán nhà nhưng bán xong cả gia đình biết đi đâu vì đấy là mảnh đất ông cha để lại Vài ngày
Trang 9hôm sau bọn chủ nợ tới đòi nợ, anh biết tin trước nên bỏ trốn mấy ngày rồi, nhà
bây giờ chỉ còn chị và đứa con trai út học lớp 12 Chúng ra hạn cho chị trong vòng một tuần phải trả hết số tiền còn lại bằng không thì chúng sẽ thu nhà chị hoặc kiện
vợ chồng chị ra tòa vì vay tiền không trả được mà chồng chị đã bỏ trốn thì chị phải một mình ra hầu tòa
Trong trường hợp này, chị vợ đã đứng tên vay tiền, về mặt pháp lí thì chị là người phải đứng ra trả nợ, nếu không trả nợ được thì chị phải chịu trách nhiệm về việc làm của mình nhưng do chị bị ép buộc, số tiền đó chị cũng không được sử dụng nên Tòa án buộc phải tiến hành thẩm định lại sự việc căn cứ vào các tình tiết
để đưa ra cách giải quyết hợp tình, hợp lí cho cả hai bên
- Nếu vợ/chồng tự ý sử dụng số tài sản chung vào mục đích riêng,không có
sự đồng ý của bên kia hoặc bên kia hoàn toàn không biết gì,phần hoa lợi,lợi tức sinh ra vợ/chồng hưởng toàn bộ không coi đó là tài sản chung của hai người thì vợ/ chồng người thực hiện giao dịch dân sự đó phải chịu toàn bộ trách nhiệm, người còn lại không có trách nhiệm liên đới
- Khi một bên vợ hoặc chồng phát hiện ra, có yêu cầu Tòa án hủy hợp đồng, các Tòa án đều xác định hợp đồng dân sự đó bị vô hiệu, nhưng việc xác định trách nhiệm liên đới của bên không tham gia của các Tòa án lại rất khác nhau Chúng tôi nhận thấy cần phải nhận thức đúng về vấn đề này và có đường lối giải quyết cho thống nhất Trên thực tế giải quyết các vụ án về vấn đề này lại rất phức tạp, rất nhiều hợp đồng dân sự do một bên vợ hoặc chồng thực hiện không có sự bàn bạc, thỏa thuận với bên kia
Ví dụ: Chị H và chị T cùng trú tại quận Đống Đa, thành phố Hà Nội quen
biết nhau đã lâu Do thiếu tiền trong việc kinh doanh nên chị H đã hỏi vay tiền chị
T Ngày 5/5/2007, Chị H đã vay của chị T 100 triệu đồng, lãi suất thoả thuận, thời hạn 5 tháng Chị H đã cầm cố cho chị T chiếc xe ôtô Ford cùng giấy tờ do anh K-chồng chị H đứng tên Việc vay nợ này được lập thành hợp đồng có chữ ký của cả
Trang 10chị H và chị T Tuy nhiên, khi hết thời hạn trong hợp đồng chị H vẫn không trả được gốc và lãi Chị T đề nghị bán chiếc xe ôtô để thanh toán nợ nhưng anh K không đồng ý Do đó, ngày 25/2/2007 chị T đã khởi kiện chị H tại Toà án nhân dân
Quận Đống Đa - Hà Nội.
Qua xác minh Toà án đã xác định được: Có việc chị H đã vay chị T 100
triệu đồng, lãi suất thoả thuận, thời hạn 5 tháng
+ Chị H vay tiền về kinh doanh nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt của gia đình
+ Chiếc xe ôtô mà chị H càm cố cho chị T là tài sản được hình thành trong thời kỳ hôn nhân của chị H và anh K
Hướng giải quyết vụ việc:
Trong vụ việc này, chị T đã cho chị H vay 100 triệu đồng, lãi suất thoả thuận
và thời hạn 5 tháng Chị T có viết giấy vay nợ cho chị H Do đó, giữa chị H và chị
T đã hình thành một hợp đồng vay tài sản được quy định trong Bộ luật dân sự, với đối tượng vay là: Tiền (VNĐ) Qua đó đã xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể tham gia hợp đồng
Khi hết thời hạn hợp đồng là 5 tháng nhưng chị H đã không thực hiện đúng
theo hợp đồng hay vi phạm một nội dung trong thực hiện nghĩa vụ dân sự: “thực hiện nghĩa vụ dân sự đúng thời hạn” Nên việc chi T khởi kiện chị H là đúng theo
quy định của pháp luật
Để tạo sự tin tưởng đối với chị T, chị H đã giao giấy tờ chiếc xe ôtô do anh
K đứng tên để làm tin Mặc dù chiếc ô tô đứng tên chị H nhưng theo luật thì nó là
tài sản chủng của 2 vợ chồng chị H –anh K Vì căn cứ theo Điều 27 - Luật hôn
nhân – gia đình: “Tài sản của vợ chồng là tài sản chung hợp nhất” Do vậy, việc
một mình chị H xác lập hợp đồng vay nợ có liên quan đến tài sản chung của vợ chồng là trái pháp luật Toà án tuyên bố hợp đồng này bị vô hiệu