TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
Các nghiên cứu nước ngoài
1.1.1 Các nghiên cứu liên quan đến sức khỏe tâm thần
(i) “Bản đồ SKTT 2011 (Mental Health Atlas 2011)” của Tổ chức Y tế thế giới
- WHO là một công trình lớn tiêu biểu Atlas là một dự án mà WHO đã triển khai từ nhiều năm, bắt nguồn từ 2001, sau đó được tiếp tục cập nhật 2005 Atlas 2011 là phiên bản mới nhất hiện nay Dự án này được chủ trì bởi tổng hành dinh của WHO tạiGeneva và được giám sát, điều phối bởi Shekhar Saxena - người phụ trách bộ phận
SKTT trong Tổ chức Y tế Thế giới (WHO, 2011)
Atlas 2011 đã khẳng định những phát hiện từ những công trình trước đó rằng các nguồn lực hiện vẫn không đủ đáp ứng so với sự bùng phát của những rối loạn thần kinh tâm trí Tuy nhiên, sự thiếu hụt nguồn lực không đồng đều nhau và khoảng cách giữa nguồn lực và nơi tập trung bệnh là rất lớn tại những nước đang phát triển Bên cạnh đó, những phát hiện tích cực cho thấy số giường bệnh tại các bệnh viện tâm thần đang giảm đi tại hầu hết các quốc gia Phát hiện này có thể chỉ ra rằng các nước đang giảm chăm sóc tập trung mà thay thế bằng chăm sóc tại cộng đồng theo đúng khuyến cáo của WHO.
(ii)“Chương trình hành động SKTT 2013-2020” (công bố tháng 5/2013) của
WHO Trong đó, WHO nhấn mạnh: “Các yếu tố ảnh hưởng tới SKTT không chỉ bao gồm các đặc điểm cá nhân như khả năng kiểm soát tư duy, cảm xúc, hành vi và tương tác với người khác, mà còn bao gồm các yếu tố xã hội, văn hóa, kinh tế, chính trị, và môi trường, như chính sách quốc gia, bảo trợ xã hội, mức sống, điều kiện làm việc, và các trợ giúp xã hội từ cộng đồng”. WHO và hầu hết các nước đều thừa nhận sự ưu việt của mô hình CSSKTT dựa vào cộng đồng và ủng hộ việc xây dựng một hệ thống CSSKTT toàn diện trong đó có chăm sóc xã hội song song với chăm sóc y tế, thường thông qua hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu (primary care) và qua hệ thống cơ sở y tế cộng đồng (WHO, 2013)
(iii) Văn bản “Hướng dẫn về SKTT và trợ giúp tâm lý - xã hội” của WHO năm
2007 WHO đưa ra định nghĩa trợ giúp tâm lý xã hội trong SKTT là “bất cứ hoạt động hỗ trợ nào từ địa phương hoặc bên ngoài, với mục đích bảo vệ và tăng cường sức khỏe tâm lý - xã hội và/hoặc ngăn ngừa, điều trị các rối loạn tâm thần” Các chính sách này cung cấp các dịch vụ trợ giúp trong một số lĩnh vực chính: Trị liệu, tư vấn tâm lý - xã hội; Trợ giúp về giáo dục - đào tạo; Lao động - việc làm - thu nhập; Nhà ở - chăm sóc tại gia; Giao thông - đi lại; Giải trí - nghệ thuật - vui chơi - thể dục thể thao; Hòa nhập xã hội. (WHO, 2007)
(iv) Bài viết “SKTT Thế giới: Một năm nhìn lại”của tác giả Vikram Patel và cộng sự, đăng trên tạp chí Lancet, số 372, năm 2008 Trong bài viết này, các tác giả điểm lại phản ứng của các tổ chức quốc tế, các quốc gia, các nhà nghiên cứu, và người thực hành trong lĩnh vực SKTT một năm sau khi Tạp chí Lancet đăng một loạt 5 bài về tình trạng CSSKTT trầm trọng ở hầu hết các nước trên thế giới Theo các tác giả, chỉ trong 1 năm, sự chú ý đến SKTT đã tăng nhiều; các tổ chức quốc tế như WHO và các chính phủ đã sử dụng các dữ liệu màLancet cung cấp để xây dựng chính sách, chương trình CSSKTT Một trong các chiến lược mà các xã hội sử dụng để có thể nhân rộng dịch vụ CSSKTT là các dịch vụ trợ giúp xã hội, bao gồm: thúc đẩy các hình thức hỗ trợ nhà ở, việc làm, liên kết xã hội, hòa nhập người bệnh tâm thần vào cộng đồng, xây dựng các chương trình CSSKTT trong trường học, bao gồm cả các chương trình phát hiện sớm lẫn giáo dục SKTT cho trẻ em, giám sát sự tôn trọng nhân quyền cho người bệnh tâm thần, vận động quyền cho người bệnh tâm thần (Vikram Patel, 2007)
(v) Nghiên cứu “Reform of the MOLISA Centres for persons with severe mental disorders”của tác giả Harry Minas năm 2009, đã đề cập rối loạn tâm thần là một bệnh có thể chẩn đoán được, nó gây nên những biến đổi căn bản về tư duy, cảm xúc và hành vi và làm suy yếu năng lực làm việc và năng lực thực hiện các quan hệ cá nhân thông thường của người bệnh Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, có nhiều loại khác nhau của rối loạn tâm thần, một số thể loại thường gặp như các rối loạn trầm cảm, lo âu, một số không thường gặp lắm như bệnh tâm thần phân liệt hay rối loạn cảm xúc; tuy nhiên tất cả các bệnh tâm thần đều gây suy giảm chức năng trầm trọng đối với người bệnh, điều này thường ít khi được những người chưa bao giờ mắc bệnh tâm thần coi trọng (Harry Minas, 2009)
(vi) Bài viết “SKTT và chương trình nghị sự thế giới”của các tác giả Anne
Becker và Arthur Kleinman, đăng trên tạp chí New England Journal of Medicine, tháng 7 năm 2013 Bài này là một bản tổng kết các kết quả nghiên cứu mới nhất về SKTT thế giới trong những năm gần đây và chỉ ra chương trình nghị sự trong thời gian tới Nổi bật nhất, các tác giả chỉ ra hơn 75% người có các rối loạn tâm thần nặng ở các nước chậm phát triển không được điều trị, đặc biệt ở các nước thuộc nhóm thu nhập thấp và trung bình Các tác giả cũng chỉ ra ở các nước này thiếu trầm trọng đội ngũ nhân lực làm việc trong CSSKTT và mô hình chăm sóc tại các bệnh viện (chủ yếu là khám, phát thuốc) vừa “không thực tế” vừa “không hợp lý” Các tác giả cho rằng cần phát triển mô hình chăm sóc hợp tác (collaborative care) trong cộng đồng, có phân bổ trách nhiệm, chia sẻ công việc giữa các nhân viên khác nhau - bác sĩ, nhà tâm lý, y tá, trị liệu việc làm, nhân viên CTXH Đây cũng là các khuyến cáo của WHO và là mô hình mà các nước phát triển đang hướng tới (Anne Becker và Arthur Kleinman, 2013)
1.1.2 Các nghiên cứu liên quan đến hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần
(i) Báo cáo “Lồng ghép SKTT vào hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu” (xuất bản năm 2008) và báo cáo “Cải thiện hệ thống y tế và dịch vụ SKTT” (xuất bản năm 2009) của WHO kết luận rằng có một nghịch lý trong việc cung cấp dịch vụ CSSKTT trên thế giới, đó là: ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, lẽ ra người có vấn đề về SKTT nên nhận được điều trị thông qua hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu (primary care) thì họ lại thường được điều trị ở các cơ sở CSSKTT chuyên biệt Trong khi đó, ở các nước phát triển (Mỹ, Đức, Ý, Nhật, Tây Ban Nha), số người được chăm sóc trong hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu ngang với số được chăm sóc ở hệ thống chuyên biệt (WHO, 2008, 2009)
(ii)Tài liệu “Lồng ghép SKTT vào chăm sóc sức khỏe ban đầu”của WHO xuất bản năm 2008 Trong tài liệu này, WHO trình bày các cơ sở lý luận cho việc lồng ghép CSSKTT vào hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu; và minh họa bằng các chương trình lồng ghép ở 11 quốc gia khác nhau (Argentina, Úc, Belize, Brazil, Chile, Ấn Độ, Uganda, Nam Phi, Anh, Ả Rập Xê Út, vv ) Trong khuyến nghị về cách thức lồng ghép ở mỗi nước, WHO khẳng định rằng CSSKTT qua hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu phải bao gồm cả các dịch vụ y tế lẫn các dịch vụ trợ giúp xã hội, phải có sự phối hợp để chuyển tuyến, giới thiệu người bệnh từ các cơ sở y tế tới các dịch vụ can thiệp tâm lỹ xã hội và dịch vụ cộng đồng khác nhau (WHO, 2008)
(iii) Nghiên cứu “Mental health, Pearson Education Inc-Allyn and Bacon” của các tác giả Jerry L.Johnson và George Grant, Jr năm 2005 Tại nhiều quốc gia phát triển trên thế giới như Mỹ, Úc, Pháp đã chuyển hướng xây dựng các Trung tâm tâm thần lớn tập trung hàng mấy ngàn giường thay thế bằng xu hướng phân tán ra nhiều trung tâm quy mô nhỏ ở các địa phương để làm cho việc điều trị, chăm sóc và PHCN cho người bệnh tâm thần gần gũi với cộng đồng và gia đình hơn Đó là các dịch vụ tư vấn, trị liệu tâm lý, lao động trị liệu, trợ giúp học nghề, việc làm, giải quyết trợ cấp xã hội và trợ giúp khác tại cộng đồng (Jerry L Johnson và George Grant Jr, 2005)
(iv) Bài viết “SKTT ở Malaysia: Lịch sử, vấn đề hiện tại và hướng phát triển tương lai” của các tác giả Sheu Tsuey Chong, M S Mohamad, và A C Er, đăng trên tạp chí Asian Social Sciences, Số 9, quyển 6, năm 2013 Các tác giả cho biết, Malaysia đã có các Luật SKTT từ đầu thế kỷ 20 dựa trên các luật của Anh và Ấn Độ Năm 2001, Bộ Y tế Malaysia đưa ra Luật SKTT Quốc Gia. Trong Luật này, Malaysia bắt đầu đưa các hoạt động trị liệu tâm lý xã hội vào CSSKTT để bù đắp cho hướng điều trị tập trung chủ yếu vào khám và phát thuốc trước đây Tuy nhiên, các tác giả không chỉ rõ các dịch vụ trợ giúp xã hội tại cộng đồng là gì, nên được thực hiện như thế nào ở Malaysia (Sheu Tsuey Chong và ctv, 2013).
(v) Báo cáo “Mental health and integration - Provision for supporting people with mental illness: A comparison of 15 asia pacific countries” theo The
Economist Intelligence Unit (EIU) (2016) EIU đã tiến hành nghiên cứu nhằm đánh giá mức độ cam kết của 15 quốc gia trong khu vực Châu Á TháiBình Dương trong vấn đề chăm sóc người tâm thần tại các quốc gia này Báo cáo tập trung vào kết quả nghiên cứu Chỉ số tích hợp y tế tâm thần Châu Á -Thái Bình Dương Trên cơ sở các bài học từ Chỉ số hội nhập sức khoẻ tâm thần Châu Âu năm 2014 của EIU, so sánh mức độ nỗ lực của mỗi nước trong việc thực hiện các chỉ số liên quan đến việc hội nhập các cá nhân mắc bệnh tâm thần vào xã hội.
1.1.3 Các nghiên cứu liên quan đến chính sách chăm sóc sức khỏe tâm thần
(i) Tài liệu “Hướng dẫn xây dựng chính sách SKTT” của WHO (xuất bản năm
2004) đưa ra các hướng dẫn cụ thể cho các nước để xây dựng chính sách SKTT và kế hoạch SKTT Về chính sách SKTT, tài liệu này chỉ ra 7 bước cơ bản để xây dựng chính sách là: (1) Đánh giá nhu cầu trong dân số, (2) Thu thập bằng chứng về các chiến lược hiệu quả, (3) Mời tư vấn và thương lượng, (4) Trao đổi với các quốc gia khác, (5) Đặt ra tầm nhìn, giá trị, nguyên lý và mục tiêu cho chính sách, (6) Xác định các lĩnh vực hành động, (7) Xác định vai trò và trách nhiệm chính của các thành phần khác nhau Trong tài liệu này, WHO khẳng định rằng chỉ có một vài nước có chính sách xã hội trong đó có đề cập riêng biệt tới SKTT, và thường thì tập trung vào việc thúc đẩy hiểu biết xã hội về SKTT Ở một số nước, chính sách TGXH nằm dưới dạng quy định về ngân sách khung ở cấp Trung ương cho các dịch vụ xã hội hoặc dịch vụ y tế; và để cho các cấp địa phương xin ngân sách rồi tự xây dựng chương trình TGXH Chính vì thế, tuy không có chính sách TGXH rõ ràng nhưng các dịch vụ và chương trình TGXH cho nhóm đối tượng có vấn đề về SKTT thì tồn tại ở hầu hết các nước và rất đa dạng, nhất là các nước có thu nhập cao (WHO, 2004)
(ii)Báo cáo “Bản đồ SKTT thế giới” của WHO (xuất bản năm 2011) cho biết ở
184 nước thì 110 nước (gần 60%) có chiến lược hoặc chính sách quốc gia vềSKTT dù mức độ phát triển của các chính sách này khác nhau - có nước có chính sách chi tiết và cập nhật, có nước vẫn dùng chính sách đã xây dựng từ thập kỷ 60 Trong tổng số này, khoảng 77% các nước có thu nhập cao có chính sách quốc gia, so với tỷ lệ 50% ở các nước có thu nhập thấp và trung bình thấp Tương tự, xét về mặt luật pháp, 77% các nước thu nhập cao có luật về SKTT trong khi chỉ có 38% các nước thu nhập thấp và 47% các nước có thu nhập trung bình thấp có luật về SKTT Tuy nhiên, trong báo cáo này không đề cập đến chính sách TGXH Báo cáo này cũng khẳng định nếu xét riêng về chính sách TGXH trong chăm SKTT, hầu hết các nước không có văn bản pháp luật hay chính sách riêng biệt cho vấn đề này, mà thường nằm rải rác trong các văn bản chung về các vấn đề xã hội có liên quan đến ngườ có vấn đề về SKTT, ví dụ như thông qua luật giáo dục, luật về người khuyết tật, luật ASXH, luật bảo hiểm xã hội, luật trợ giúp người nghèo và người cao tuổi, các văn bản về nhân quyền, v.v (WHO, 2011)
(iii) Bài viết “Cải cách dịch vụ SKTT ở Nhật”của các tác giả Hiroto Ito và Lloyd
Sederer, đăng trên tạp chí Harvard Review of Psychiatry, số 7, quyển 4,năm 1999.
Trong bài viết này, các tác giả trình bày các yếu tố kinh tế và xã hội đưa đến cải cách dịch vụ SKTT ở Nhật Theo các tác giả, Luật CSSKTT đầu tiên ở Nhật là Luật Quản chế và bảo vệ NTT, được thông qua năm 1900 Đến năm 1950, Nhật thông qua Luật vệ sinh tâm thần, theo đó bắt buộc những người có rối loạn tâm thần phải đi viện điều trị, nhờ đó chấm dứt tình trạng giam lỏng tại nhà đối với người có rối loạn tâm thần Một loạt các scandal vào những năm 1980 khiến Nhật đưa ra Luật SKTT vào năm 1995. Luật này thúc đẩy khái niệm “bình thường hóa” bằng cách lần đầu tiên thừa nhận người bệnh tâm thần được coi là có khuyết tật, giống như những người có khuyết tật thể chất. Những biện pháp chăm sóc mới bao gồm phá bỏ trại tâm thần tập trung, phân loại dịch vụ, đảm bảo quyền tiếp cận dịch vụ một cách công bằng, phá bỏ các kỳ thị trong xã hội.
Các nghiên cứu trong nước
Từ trước đến nay các tài liệu trong nước nghiên cứu lĩnh vực xã hội trong CSSKTT không nhiều Một vài năm trở lại đây, cùng với sự phát triển của kinh tế kéo theo đó là hệ lụy như tệ nạn xã hội, bệnh tật, nghèo đói và đặc biệt là tình trạng người mắc bệnh tâm thần, người rối nhiễu tâm trí ngày càng gia tăng Do đó gần đây trong nước cũng xuất hiện một số các nghiên cứu liên quan đến công tác quản lý, chăm sóc người tâm thần cũng như chính sách TGXH trong CSSKTT như:
1.2.1 Các nghiên cứu liên quan đến sức khỏe tâm thần
(i) Dự án “Phụ nữ chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc sức khỏe tâm trí từ các ví dụ điển hình tích cực tại cộng đồng” do Grand Challenges Canada tài trợ với sự hợp tác của Hội phụ nữ tỉnh Bắc Giang - năm 2012-2013 Dự án tập trung củng cố phương pháp “chăm sóc không chính thức” (không sử dụng ngân sách nhà nước), qua việc hỗ trợ hội phụ nữ vận động người dân học hỏi những điển hình tích cực về tự chăm sóc và chăm sóc dựa vào cộng đồng Mục đích của hệ thống chăm sóc không chính thức là sàng lọc sớm, chăm sóc,PHCN và dự phòng tại cộng đồng Ba mục tiêu chính của dự án là: (1) tăng cường áp dụng phương pháp chăm sóc sức khoẻ tâm trí không chính thức tại cộng đồng; (2) Giảm kỳ thị và ngược đãi đối với người mắc bệnh tâm thần/người rối nhiễu tâm trí; (3) Duy trì mô hình chăm sóc sức khoẻ không chính thức có chất lượng bởi Hội phụ nữ tại cộng đồng sau khi dự án kết thúc.(Grand Challenges Canada và Hội phụ nữ tỉnh Bắc Giang, 2012)
(ii)Một số nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng (RTCCD): (1) Tỷ lệ rối nhiễu tâm trí ở bà mẹ và trẻ em tại năm tỉnh dự án Young Lives (2001-02) (Dự án Young Lives tại Việt Nam - DFID); (2) Gánh nặng rối nhiễu tâm trí trong dân chúng Đà Nẵng, Khánh Hòa (2006-
07) (Dự án phát triển hệ thống CSSKTT dựa vào cộng đồng tại Đà Nẵng, Khánh Hòa (tài trợ AP/VVAF); (3) Rối nhiễu tâm trí ở bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS, Quảng Ninh (2009-2010) (Nghiên cứu đánh giá can thiệp chăm sóc giảm nhẹ tại Quảng Ninh, FHI 360 - kinh phí USAID);
(4) Rối nhiễu tâm trí ở mẹ thời kỳ chu sinh và ảnh hưởng đên sức khỏe và phát triển của con (2008-2010) - Dự án hợp tác đại học Melboume - RTCCD; kinh phí Hội đồng nghiên cứu Australia (ARC) Những nghiên cứu này đã đạt được những kết quả như:
Xác định gánh nặng rối nhiễu tâm trí trong các nhóm đối tượng nằm ngoài can thiệp của hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm trí hiện hành;
Xác định bằng chứng dịch tễ học phụ vụ hình thành chính sách can thiệp phòng chống rói nhiễu tâm trí cho phụ nữ trong thời gian mang thai.
(iii) Bên cạnh đó còn có một số bài viết trên các tạp chí khoa học trong nước như: (1) tác giả Nguyễn Khắc Viện với bài viết “Tâm lý học lâm sàng trẻ em
Việt Nam” Nxb Y học năm 1999; (2) tác giả Nguyễn Công Khanh với bài viết “Tâm lý học trị liệu” NXB Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2000; (3) tác giả Nguyễn Minh Tuấn với bài viết “Các rối loạn tâm thần: Chẩn đoán và điều trị” NXB Y học năm 2002 Tuy nhiên các nghiên cứu chỉ tập trung vào các kỹ thuật đơn lẻ để cải thiện sức khỏe tinh thần, cải thiện các vấn đề cảm xúc và hành vi của các cá nhân Tâm lý trị liệu chữa trị các vấn đề tâm lý chủ yếu bằng phương pháp sử dụng lời nói hoặc các công cụ giao tiếp khác giữa nhà trị liệu và thân chủ Trong khi đó, nghiên cứu về tâm lý học lâm sàng lại tìm hiểu, phòng tránh và giải toả tâm trạng buồn bực và hoạt động sinh lý bất bình thường dựa trên cơ sở tâm lý, đồng thời đẩy mạnh sự phát triển lành mạnh của con người Các chủ đề ví dụ bao gồm: tâm lý liệu pháp và đánh giá mức độ tâm lý Tâm lý học lâm sàng tập trung vào các khía cạnh trí tuệ, tình cảm, sinh học, xã hội, hành vi của chức năng tâm lý con người trong suốt cuộc đời, ở các nền văn hoá khác nhau và ở các tầng lớp xã hội khác nhau (Nguyễn Khắc Viện, 1999; Nguyễn Công Khanh, 2000)
1.2.2 Các nghiên cứu liên quan đến hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần
(i) Báo cáo “Khảo sát các mô hình CSSKTT phát triển bởi các tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam” được thực hiện bởi Cục BTXH-Trung tâm RTCCD năm
2010 Nghiên cứu được thiết kế trong khuôn khổ đề tài cấp Bộ duyệt bởi hội đồng khoa học MOLISA và được triển khai phối hợp giữa Cục BTXH (MOLISA) và Trung tâm Nghiên cứu & Đào tạo phát triển cộng đồng (RTCCD) thuộc Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) Nghiên cứu đưa ra 10 kết luận thuộc ba mảng: (1) phạm vi và loại hình dịch vụ cung cáp bởi các NGOs; (2) Tính sáng tạo, sư đâp ứng với nhu cầu thực tế, và sự phù hợp với điều kiện của Việt Nam; (3) chất lượng và khả năng tư duy trì, phát triển. Nghiên cứu cũng đưa ra 5 khuyến cáo chính sách phát triển CSSKTT ở Việt Nam, trong đó có 2 khuyến cáo đặc thù cho mảng CSSKTT cho trẻ em và sự phát triển đề án BTXH cho người bệnh tâm thần của MOLISA (RTCCD, 2010)
(ii)Dự án “Đánh giá thực trạng hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm trí thuộc quản lý của Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội” doWHO tài trợ với sự hợp tác của Bộ LĐTBXH năm 2010 Hướng tới mục tiêu “công bằng, hiệu quả và bền vững” của hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm trí, Bộ LĐTBXH hợp tác cùng UNICEF và WHO, đã phát triển một kế hoạch hành động vì sức khỏe tâm trí giai đoạn 2011-2015 Bước đầu tiên là tiến hành phân tích để trả lời cho câu hỏi chiến lược và chính sách “nên tập trung vào việc nâng cấp hoặc mở rộng một cách bền vững mạng lưới các trung tâm BTXH hay tập trung vào sự phát triển hệ thống điều trị, chăm sóc và PHCN dựa vào cộng đồng”. Với thỏa thuận chung của Bộ LĐTBXH-UNICEF-WHO, nhiệm vụ của nghiên cứu này đã được giao cho Cục BTXH (CBTXH, Bộ LĐTBXH) cùng với sự hỗ trợ kỹ thuật của RTCCD Trong nghiên cứu này, RTCCD đóng vai trò là cơ quan tư vấn, thiết kế kỹ thuật, đào tạo, thu thập số liệu, quản lý và phân tích số liệu, viết báo cáo và phối hợp cùng CBTXH triển khai cấu phần A (nghiên cứu các luật định liên quan đến việc điều trị và hỗ trợ người mắc các rối loạn tâm thần; phân tích quá trình hình thành chính sách quốc gia, và đánh giá các quy tắc quản lý hệ thống của Bộ LĐTBXH trong mối liên hệ với hệ thống của Bộ Y tế về việc điều trị và hỗ trợ người mắc các rối loạn tâm thần), cấu phần B (đánh giá thực trạng các trung tâm chăm sóc và bảo trợ NTT nặng của Bộ LĐTBXH), và giám sát triển khai cấu phần C (đánh giá nhu cầu chăm sóc của bệnh nhân tâm thần/ gia đình và năng lực cộng đồng trong việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc và BTXH đối với bệnh nhân tâm thần dựa vào cộng đồng) (Bộ LĐTBXH, 2010)
(iii) Nghiên cứu “Đánh giá thực trạng Hệ thống CSSKTT thuộc quản lý của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội” của WHO tại Việt Nam năm 2011 Một kết quả đạt được quan trọng của nghiên cứu này chính là đề xuất và áp dụng chính sách CSSKTT tại Việt Nam giai đoạn sau năm 2011 Theo đó, ưu tiên của giai đoạn này là cần thống nhất được tầm nhìn và khung mục tiêu quốc gia về CSSKTT ở Việt Nam, nhằm tạo cơ sở định hình cho các hoạt động thiết kế tiếp theo của hai Bộ Lao động Thương binh và
Xã hội và Bộ Y tế trong các đề án 32 và 1215, dự án CSSKTT cộng đồng của chương trình mục tiêu quốc gia và đề án 930/QĐ-TTg ngày 30/6/2009 về củng cố và xây dựng bệnh viện chuyên khoa tâm thần tại các tỉnh hiện còn thiếu (do Bộ Y tế quản lý) Đối với sự hỗ trợ từ tổ chức quốc tế, đặc biệt từ UNICEF và WHO cần được tiếp tục và đẩy mạnh theo ba hướng: (1) Hỗ trợ để các bên thống nhất được cách tiếp cận đa ngành (holistic), dựa vào cộng đồng trong CSSKTT, ưu tiên hỗ trợ cho những mô hình, sáng kiến giải quyết khoa học và phù hợp với điều kiện nguồn lực thực tế của Việt Nam; (2)
Hỗ trợ thực hiện sự tạo lập và vận hành nhóm hỗ trợ kỹ thuật và các hoạt động vận động chính sách ở tầm vĩ mô nhằm nhanh chóng tạo ra khung chính sách và pháp lý về CSSKTTở Việt Nam; (3) Hỗ trợ VUSTA tổ chức và vận hành nhóm Think - tank dành cho CSSKTT đảm bảo vai trò khoa học và độc lập trong tư vấn phản biện chính sách cho các bên liên quan chủ yếu (Ủy ban các Vấn đề Xã hội của Quốc hội, Vụ các Vấn đề
Xã hội thuộc Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ LĐTBXH, Bộ Y tế, Bộ Tài chính). (WHO, 2011)
(iv) Dự án “Xây dựng mô hình điểm về TGXH và PHCN cho người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng tại tỉnh Bến Tre và Thanh Hóa” do Atlantic Philanthropies tài trợ với sự hợp tác của Sở LĐTBXH & Sở Y tế tỉnh Bến Tre và tỉnh Thanh Hóa - năm 2013-2015 RTCCD đang tiến hành nghiên cứu và xây dựng mô hình điểm về TGXH và PHCN cho người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng tại tỉnh Bến Tre và tỉnh Thanh Hóa Từ mô hình điểm này Cục BTXH và các tỉnh, thành sẽ có cơ sở khoa học và bằng chứng thực tiễn để nhân rộng mô hình CSSKTT dựa vào cộng đồng trong cả nước Dự án hướng tới 4 mục tiêu chính, đó là: (1) có các nghiên cứu về nhu cầu CSSKTT và các kinh nghiệm thực hành tốt trong CSSKTT để làm cơ sở cho việc phát triển mô hình CSSKTT dựa vào cộng đồng; (2) Tạo dựng một mô hình điểm về CSSKTT toàn diện, dựa vào cộng đồng phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam tại hai tỉnh Bến Tre và tỉnh Thanh Hóa (3) Đội ngũ cán bộ cung cấp dịch vụ CSSKTT tại hai tỉnh tham gia dự án, có đủ năng lực để vận hành và duy trì mô hình một cách bền vững sau giai đoạn 2013-2015 (4) Các hướng dẫn kỹ thuật tạo lập và vận hành mô hình ở các tỉnh được xây dựng và điều chỉnh có sử dụng các bằng chứng khoa học từ việc tạo lập mô hình ở hai tỉnh điểm. (RTCCD, 2013)
1.2.3 Các nghiên cứu liên quan đến chính sách chăm sóc sức khỏe tâm thần
(i) Dự án “Đánh giá chi phí - lợi ích mô hình chăm sóc sức khoẻ tâm trí dựa vào cộng đồng tại Hà Tây và Hà Nam” doWHO Hà Nội tài trợ với sự hợp tác của Tổng hội Y học Việt Nam, Bệnh viện Tâm thần TW I - năm
2007 Đây là một nghiên cứu định hướng chính sách được thực hiện trong nỗ lực nhằm đo lường thiết kế, triển khai và lợi ích nhận được từ Mô hình Chăm sóc Sức khỏe Tâm trí Dựa vào Cộng đồng (CSSKTTDVCĐ) do Bộ Y tế xây dựng và thực hiện thông qua Chương trình Sức khỏe Tâm trí Quốc gia Có sử dụng cả phương pháp định tính và định lượng trong thu thập dữ liệu tại 2 tỉnh Hà Tây và Hà Nam, nghiên cứu này đã đưa ra 6 kết luận chính và 15 kết luận cụ thể mô tả mô hình, nguyên nhân và tác động đối với công tác dự phòng và quản lý sức khỏe tâm trí cũng như những khuyến nghị đối với công tác hoạch định chính sách (WHO, Tổng hội Y học Việt Nam, Bệnh viện Tâm thần TW I, 2007)
Khoảng trống nghiên cứu
1.3.1 Một số vấn đề đạt được sự nhất trí cao
Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập đến một số nội dung liên quan đến chính sách CSSKTT và chính sách TGXH trong CSSKTT trên nhiều góc độ khác nhau Nhưng nhìn chung, các công trình đều cho thấy một số vấn đề cơ bản sau đây đã được đa số các tổ chức, tác giả có quan điểm, kết luận giống nhau:
Một là, khẳng định sự cần thiết của công tác CSSKTT và TGXH trong
CSSKTT với xu hướng đa dạng hóa đội ngũ nhân lực thực hiện chính sách cũng như khẳng định xu hướng thực hiện chính sách dựa trên sự hỗ trợ của cộng đồng (dựa vào cộng đồng).
Hai là, xác định chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước trong việc ban hành, tổ chức thực thi chính sách CSSKTT và chính sách TGXH trong CSSKTT.
Ba là, nhất trí về sự thay đổi cơ chế, chính sách đối với NTT, người rối nhiễu tâm trí phù hợp với quá trình hội nhập quốc tế của đất nước.
1.3.2 Khoảng trống cho các nghiên cứu tiếp theo
Bên cạnh những kết quả nêu trên, căn cứ và nhiệm vụ của luận án cho thấy còn có một số vấn đề liên quan tới chính sách TGXH trong CSSKTT ở nước ta:
Một là, làm rõ thêm các vấn đề lý luận và thực tiễn về chính sách TGXH trong
CSSKTT Trong đó làm rõ: khái niệm, mục tiêu, các chủ thể, đối tượng của chính sách, các chính sách bộ phận (5 chính sách cơ bản) và các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách TGXH trong CSSKTT.
Hai là, xác định những vấn đề cần giải quyết của chính sách TGXH trong
CSSKTT như: Trị liệu, tư vấn tâm lý - xã hội; Trợ giúp về giáo dục - đào tạo; Lao động - việc làm - thu nhập; Nhà ở - chăm sóc tại gia; Giao thông - đi lại; Giải trí - nghệ thuật - vui chơi - thể dục thể thao; Hòa nhập xã hội.
Ba là, khảo sát, đánh giá thực trạng chính sách TGXH trong CSSKTT ở Việt
Nam trong giai đoạn 2010-2015, làm rõ những điểm mạnh, điểm yếu và rút ra nguyên nhân của những điểm mạnh, điểm yếu đó Trên cơ sở đó đề xuất định hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách TGXH trong CSSKTT trong giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN
Trợ giúp xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần
2.1.1 Sức khỏe tâm thần và chăm sóc sức khỏe tâm thần
2.1.1.1 Quan điểm về sức khỏe tâm thần
Trong Hiến chương của WHO cho rằng: Sức khỏe là trạng thái thoải mái toàn diện về thể chất, tinh thần và xã hội và không phải chỉ bao gồm có tình trạng không có bệnh hay thương tật (WHO, 2006) Mặc dù định nghĩa này là chủ đề của nhiều cuộc tranh cãi, đặc biệt là việc thiếu giá trị hoạt động và vì vấn đề được tạo ra bởi từ “toàn diện”, nên đây vẫn là vấn đề còn kéo dài Các định nghĩa khác cũng đã được đưa ra, trong số đó định nghĩa gần đây nhất là mối quan hệ giữa sức khỏe và sự thỏa mãn các nhu cầu cá nhân Các hệ thống phân loại như Phân loại quốc tế về Gia đình của WHO, bao gồm Hệ thống phân loại quốc tế về Chức năng, Khuyết tật và Sức khỏe (ICF) và Phân loại quốc tế về Bệnh tật (ICD), thường được sử dụng để định nghĩa và để đo đạc các thành phần của sức khỏe.
Theo tác phẩm “The determinants of health” của WHO thì nhìn chung, tùy từng ngữ cảnh mà theo đó nhiều cá nhân xem trọng tình trạng sức khỏe và chất lượng của sống của họ Người ta ngày càng nhận ra rằng sức khỏe được duy trì và cải thiện không chỉ qua những thành tựu và ứng dụng của khoa học y tế, mà còn qua những cố gắng và những lựa chọn cách sống thông thái của một cá nhân hay xã hội Theo WHO, các yếu tố chính quyết định đến sức khỏe như môi trường kinh tế và xã hội, môi trường vật lý, và đặc điểm và ứng xử của mỗi cá nhân (WHO, 2011)
Cụ thể hơn, các yếu tố chính đã được phát hiện là có ảnh hưởng đến sức khỏe bao gồm: (i) Thu nhập và địa vị xã hội; (ii) Mạng lưới hỗ trợ xã hội; (iii) Giáo dục và biết chữ; (iv) Tình trạng việc làm; (v) Môi trường xã hội; (vi) Môi trường vật lý; (vii) Chăm sóc sức khỏe và kỹ năng ứng phó; (viii) Phát triển của trẻ tốt; (ix) Sinh học và di truyền; (x) Dịch vụ chăm sóc sức khỏe; (xi) Giới tính; (xii) Văn hóa.
Cũng theo WHO, không có định nghĩa chính thức cho sức khỏe tâm thần Các nền văn hóa khác nhau, các đánh giá chủ quan và các giả thuyết khoa học khác nhau đều có ảnh hưởng tới định nghĩa về khái niệm “sức khỏe tâm thần” Mặt khác, tình trạng thoải mái, không có rối loạn nào về tinh thần chưa chắc đã được coi là sức khỏe tinh thần.
Sức khoẻ tâm thần không chỉ là không bị mắc rối loạn tâm thần Sức khoẻ tâm thần được định nghĩa bởi WHO “là trạng thái hoàn toàn thoải mái mà ở đó mỗi cá nhân nhận thức rõ khả năng của mình, có thể đối phó với những căng thẳng bình thường trong cuộc sống, làm việc hiệu quả và năng suất và có thể đóng góp cho cộng đồng” SKTT bao gồm “Khỏe mạnh, nhận thức, tự chủ, năng lực, sự phụ thuộc liên thế hệ, và tự chủ tiềm năng trí tuệ và tình cảm của một người (WHO, 2014)
Như vậy qua các khái niệm đã có, chúng ta có thể rút ra khái niệm SKTT như sau: Sức khoẻ tâm thần là một trạng thái không có rối loạn hay dị tật tâm thần mà còn là một trạng thái tâm thần hoàn toàn thoải mái, cần phải có chất lượng nuôi sống tốt, có được sự cân bằng và hòa hợp giữa cá nhân, người xung quanh và môi trường xã hội.
Theo đó, có thể được mô tả bởi 5 khía cạnh cơ bản sau:
Khả năng tận hưởng cuộc sống: đó là khả năng sống với hiện tại, và trân trọng những gì mình có; khả năng học được kinh nghiệm từ quá khứ, và lên kế hoặch cho tương lai mà không trăn trở, dấn sâu vào những kỉ niệm đau buồn sự nối tiếc hay những điều không thể thay đổi hoặc dự đoán đuợc trong tương lai.
Khả năng phục hồi: khả năng bình phục sau những trải nghiệm khó khăn hoặc những sự kiện đau buồn trong cuộc sống như trải qua mất mát, đổ vỡ, thất nghiệp mà không mất đi sự lạc quan cũng như niềm tin của bạn.
Khả năng cân bằng: khả năng thiết lập một sự cân bằng trước rất nhiều phương diện của cuộc sống như thể chất, tâm lý, tinh thần, xã hội và kinh tế.
Khả năng phát triển cá nhân: khả năng tự nhận biết năng lực và sở thích của cá nhân, nuôi dưỡng những tài năng của mình để đạt được sự phát triển tối đa.
Sự linh hoạt: khả năng thích nghi trong những tình huống mới, khả năng tự điều chỉnh mong đợi của mình về cuộc sống, về chính bản thân mình và về người khác - để giải quyết vấn đề gặp phải và để cảm thấy dễ chịu hơn.
SKTT chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố được thể hiện trong hình vẽ sau:
Hình 2.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến SKTT
Nguồn: Tổng hợp của NCS 2.1.1.2 Chăm sóc sức khỏe tâm thần a) Khái niệm chăm sóc sức khỏe tâm thần
Chăm sóc sức khỏe tâm thần là sự chung tay của Nhà nước, cộng đồng xã hội và mỗi cá nhân trong việc thực hiện một tập hợp các công việc có tính chất hệ thống nhằm nâng cao tình trạng SKTT của người dân.
Từ sau Hội nghị Alma Ata (Hội nghị Quốc tế về Chăm sóc sức khỏe ban đầu- năm 1978), vấn đề chăm sóc sức khỏe đã có sự thay đổi quan trọng về nội dung, về đối tượng cần chăm sóc sức khoẻ, về trách nhiệm của người cán bộ y tế, về vai trò của từng người nhân, từng ban ngành trong xã hội trong việc phấn đấu không ngừng nâng cao sức khoẻ cho cá nhân, cho cộng đổng và cho xã hội Sự khác biệt cơ bản về nhân thức chăm sóc sức khoẻ được tóm tắt như sau:
Các sự kiện thời thơ bé
- Bạo lực và lạm dụng
Các yếu tố tâm lý
Các yếu tố sinh học
- Mất cân bằng hóa chất ở não
Các yếu tố xã hội
Bảng 2.1: Sự thay đổi nhận thức về chăm sóc sức khỏe
Nội dung Nhận thức cũ về CSSK Nhân thức mới về CSSK
Quan niệm về sức khoẻ Không có bệnh Thoải mái về thể chất, tinh thần, xã hội và không có bệnh tật.
Nội dung CSSK Nặng về chữa bệnh Dự phòng tích cực, chăm sóc toàn diện. Đối tượng CSSK Cá thể: người ốm là chính Cộng đổng: người khoẻ và người ốm
Trách nhiệm của CSSK Y tế Toàn dân, toàn xã hội
Vai trò của người dân Thụ động: ỷ lại vào y tế Chủ động;
Cùng tham gia bảo vệ cộng đổng
Tính chất hoạt động Hoạt động của y tế tách rời với hệ thống kinh tế - xã hội
Y tế là một bộ phận lồng ghép trong hệ thống kinh tế - xã hội
Nguồn: Tổng hợp của NCS
Vấn đề CSSKTT hiện nay được tiếp cận một cách bao quát hơn, trách nhiệm Nhà nước, của cộng đồng xã hội và gia đình được xác định rõ hơn trong CSSKTT Các mô hình CSSKTT dần được xây dựng và ngày càng hoàn thiện. b) Mô hình CSSKTT đối với NTT và RNTT
Chính sách trợ giúp xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần
2.2.1 Khái niệm chính sách trợ giúp xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần
Chính sách là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, qua tìm hiểu các tài liệu, các nghiên cứu cho thấy khái niệm chính sách được thể hiện khác nhau:
Chính sách theo nghĩa rộng thể hiện tập hợp các nội dung định hướng chính trị của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bao gồm mục tiêu, biện pháp và công cụ thực hiện mục tiêu Chính sách công của Nhà nước (public policy) thể hiện các nội dung trên nhằm thực hiện nhiệm vụ quản lý xã hội Chính sách công là chuỗi những hoạt động mà chính quyền chọn làm hay không làm với tính toán và chủ đích rõ ràng, có tác động đến người dân (Đoàn Thị Thu Hà và ctv, 2012)
Theo Từ điển tiếng Việt thì: Chính sách là sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế mà đề ra.
Bên cạnh đó còn có nhiều tác giả khác cũng đưa ra những khái niệm khác nhau về “chính sách” nói chung và chính sách công (public policy) nói riêng:
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì: Chính sách công là tập hợp các chủ trương và hành động về phương diện nào đó của Chính phủ nó bao gồm các mục tiêu mà Chính phủ muốn đạt được và cách làm để thực hiện các mục tiêu đó Những mục tiêu này bao gồm sự phát triển toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội - môi trường.
Theo Tạ Ngọc Hải - Viện Khoa học tổ chức nhà nước thì: Chính sách công được tiếp cận nghiên cứu từ những giác độ khoa học khác nhau theo đó có những cách hiểu, xác định không hoàn toàn giống nhau về khái niệm và các thuộc tính của chính sách công, cụ thể như:
(i) Chính sách công là những hoạt động mà chính quyền lựa chọn làm và không làm Theo cách tiếp cận này thì các hoạt động mà chính quyền làm hoặc không làm phải có tác động, ảnh hưởng lâu dài và sâu sắc đến nhân dân thì mới là chính sách công.
(ii)Chính sách công là toàn bộ các hoạt động của chính quyền trực tiếp hay gián tiếp tác động đến cuộc sống của mọi người So với quan niệm trên, quan niệm này mở hơn, rộng hơn ở việc xem cả xây dựng, ban hành và thực hiện chính sách của chính quyền đều là chính sách công Nhưng lại hẹp hơn ở chỗ không coi những việc chính quyền không làm là chính sách công (thực tế ở các nước cho thấy chính quyền không thể và không nhất thiết phải làm tất cả mọi việc đối với xã hội);
Tác giả Lê Chi Mai cho rằng “Cho đến nay trên thế giới, cuộc tranh luận về định nghĩa chính sách công vẫn là một chủ đề sôi động và khó đạt được sự nhất trí rộng rãi” tuy vậy theo bà chính sách công có những đặc trưng cơ bản nhất như: chủ thể ban hành chính sách công là Nhà nước; chính sách công không chỉ là các quyết định (thể hiện trên văn bản) mà còn là những hành động, hành vi thực tiễn (thực hiện chính sách); chính sách công tập trung giải quyết những vấn đề đang đặt ra trong đời sống kinh tế - xã hội theo mục tiêu xác định; chính sách công gồm nhiều quyết định chính sách có liên quan lẫn nhau Như vậy, so với các quan niệm đã nêu ta thấy có những điểm tương đồng trong quan niệm về chính sách công như: tính nhà nước, tính công cộng, tính hành động thực tiễn (coi quá trình thực hiện là một phần của chính sách công).
Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về chính sách, chính sách công, nhưng tựu chung lại, chúng ta có thể khát quát được một số những điểm chung trong quan điểm của các tác giả như sau:
(i) Chính sách là do một chủ thể quyền lực hoặc chủ thể quản lý đưa ra;
(ii)Chính sách được ban hành căn cứ vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế;
(iii) Chính sách được ban hành bao giờ cũng hướng đến một mục đích nhất định; nhằm thực hiện một mục tiêu ưu tiên nào đó; chính sách được ban hành đều có sự tính toán và chủ đích rõ ràng.
Như vậy, kết hợp với khái niệm về TGHX trong CSSKTT đã đưa ra, chúng ta có thể khái quát khái niệm về Chính sách TGXH trong CSSKTT như sau, đây cũng chính là quan điểm về chính sách được tiếp cận nghiên cứu trong luận án:
Chính sách trợ giúp xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần - một bộ phận của chính sách an sinh xã hội, là tổng thể các quan điểm, giải pháp,công cụ mà Nhà nước sử dụng để giúp đối tượng BTXH mắc các rối loạn tâm thần khắc phục khó khăn và hỗ trợ họ hòa nhập với cuộc sống Việc bảo đảm này thông qua việc cung cấp nguồn tài chính hàng tháng, dịch vụ hỗ trợ chăm sóc sức khoẻ, giáo dục, tạo việc làm và các dịch vụ trợ giúp xã hội khác.
2.2.2 Mục tiêu và tiêu chí đánh giá chính sách trợ giúp xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần
2.2.2.1 Mục tiêu của chính sách trợ giúp xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần
Mục tiêu của một chính sách công là nhằm hướng mọi nội dung vào việc thực hiện ý chí của chủ thể hoạch định chính sách, làm cho chính sách được thực hiện theo mong muốn của Nhà nước, thỏa mãn được mong muốn của các đối tượng chính sách và cả xã hội. Đối với chính sách TGXH trong CSSKTT, mục tiêu của chính sách được thể hiện như sau:
Mục tiêu của tổng thể của chính sách TGXH trong CSSKTT là cải thiện tình trạng SKTT cộng đồng, đảm bảo công bằng, ổn định và phát triển bền vững về chính trị, kinh tế và xã hội của quốc gia.
Mục tiêu cụ thể của chính sách TGXH trong CSSKTT bao gồm:
Thứ nhất, tăng cường khả năng phòng ngừa và giảm nguy cơ mắc bệnh tâm thần trong nhân dân;
Thứ hai, tăng cường khả năng điều trị, phục hồi chức năng và hòa nhập cộng đồng đối với người mắc bệnh tâm thần
Mục tiêu của chính sách phát triển NNL làm công tác TGXH Đảm bảo NNL cả về chất và lượng, thực hiện thành công chính sách TGXH trong CSSKTT
Mục tiêu của chính sách phát triển các dịch vụ CTXH Phát triển các dịch vụ hỗ trợ cho công tác CSSKTT
Mục tiêu của chính sách phát triển cơ sở BTXH Đầu tư xây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo, nâng cấp các cơ sở BTXH nhằm tăng cường năng lực phục vụ của các cơ sở BTXH
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Quy trình nghiên cứu
Luận án vận dụng những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, các quan điểm của Đảng, Chính phủ và các chính sách của Nhà nước. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ đặt ra, đề tài sử dụng phương pháp định lượng và phương pháp định tính để làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu.
Hình 3.1: Quy trình áp dụng phương pháp nghiên cứu
Nguồn: NCS xây dựng Bước 1: Phát hiện lỗ hổng nghiên cứu
Về mặt lý luận, qua tham khảo các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về chính sách TGXH trong CSSKTT cũng như nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới trong việc ban hành và tổ chức thực thi chính sách TGXH trong CSSKTT, NCS nhận thấy rằng:
Các tác giả đều khẳng định tầm quan trọng của các chính sách TGXH trong CSSKTT đối với việc phát triển bền vững về kinh tế - xã hội của một quốc gia, một địa phương Các nội dung trợ giúp cơ bản cũng đã được khẳng định, tuy nhiên, sự nhất trí giữa các tác giả chưa cao.
Về mặt thực tiễn: Đề tài luận án được lựa chọn thuộc lĩnh vực công tác của NCS Bằng kinh nghiệm thực tế qua quá trình công tác cùng với sự đánh giá một cách khách quan về hiệu quả đạt được của các chính sách TGXH trong CSSKTT ở Việt Nam trong những năm qua, đặc biệt là từ khi Chính phủ ban hành và đưa vào thực thi Đề án 32 và Đề án 1215, NCS nhận thấy rằng, các chính sách TGXH trong CSSKTT
Bước 1: Phát hiện lỗ hổng nghiên cứuBước 2: Xác định câu hỏi nghiên cứuBước 3: Thu thập dữ liệuBước 4: Phân tích dữ liệuBước 5: Xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu luận án đã được triển khai khá đồng bộ từ Trung ương đến mỗi địa phương trong cả nước.Song, kết quả đạt được của các chính sách còn hạn chế do nhiều nguyên nhân, từ
Những nhân tố ảnh hưởng đến chính sách TGXH trong CSSKTT
Nhóm nhân tố thuộc về môi trường của CS
Nhóm nhân tố thuộc về cơ quan QLNN Nhóm nhân tố thuộc về đối tượng thụ hưởng
Nhóm nhân tố thuộc về các đơn vị tham gia cung cấp dịch vụ CSSKTT
Các chính sách bộ phận củachính sách TGXH trong CSSKTT
Chính sách phát triển nguồn nhân lực làm công tác TGXH
Chính sách phát triển các dịch vụ CTXH
Chính sách đào tạo nghề và tạo việc làm Chính sách phát triển cơ sở BTXH Chính sách trợ cấp xã hội Đối tượng của chính sách TGXH trong CSSKTT
Tổ chức, đơn vị cung cấp dịch vụ CTXH
Các cơ sở BTXH Những người có vấn đề về SKTT Mục tiêu của chính sách TGXH trong CSSKTT
Tăng cường khả năng phòng ngừa và giảm nguy cơ mắc bệnh tâm thần trong nhân dân;
Tăng cường khả năng điều trị, phục hồi chức năng và hòa nhập cộng đồng đối với người mắc Mục tiêu tổng thể: cải thiện tình trạng SKTT cộng đồng, đảm bảo công bằng, ổn định và phát triển bền vững về chính trị, kinh tế và xã hội của nguyên nhân chủ quan về nguồn nhân lực, nguồn vốn, đến những nguyên nhân khách quan xuất phát từ điều kiện môi trường cũng như xuất phát từ phía các đối tượng của chính sách.
Chính vì vậy, cùng với sự định hướng của giáo viên hướng dẫn, NCS lựa chọn nghiên cứu một đề tài mới và với cách tiếp cận nghiên cứu mới: đánh giá hiệu lực, hiệu quả của chính sách TGXH trong CSSKTT ở Việt Nam.
Bước 2: Xác định câu hỏi nghiên cứu.
Câu hỏi nghiên cứu đã được trình bày ở Phần mở đầu của luận án.
Bước 3 Thu thập dữ liệu và Bước 4 Phân tích dữ liệu sẽ được trình bày cụ thể ở mục tiếp theo.
Bước 5 Xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu luận án
Nghiên cứu về chính sách TGXH trong CSSKTT là vấn đề rất phức tạp và khó, bởi vì phạm vi thu thập dữ liệu lẫn phạm vi tác động, ảnh hưởng của cácchính sáchcông là rất rộng, liên quan đến nhiều các ngành, lĩnh vực khác và có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến các mặt của đời sống kinh tế - xã hội.
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu, khung lý thuyết nghiên cứu luận án được xây dựng như sau:
Hình 3.2: Khung lý thuyết nghiên cứu luận án
Phương pháp thu thập và xử lý thông tin
3.2.1 Phương pháp thu thập và xử lý thông tin thứ cấp
Số liệu thứ cấp phục vụ cho phương pháp nghiên cứu được luận án thu thập từ các nguồn sau:
(i) Số liệu tổng hợp tại Cục Bảo trợ xã hội (thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).
(ii)Báo cáo đánh giá thực hiện các Đề án, Chương trình, Dự án liên quan đến TGXH trong CSSKTT.
(iii) Báo cáo phân tích tình hình CSSKTT ở Việt Nam của WHO và một số tổ chức phi chính phủ.
(iv) Số liệu trong các bài báo, tham luận cũng được tham khảo trong quá trình phân tích của luận án.
Sau khi thu thập số liệu, luận án thực hiện việc sắp xếp, phân loại theo thời gian, theo từng nội dung cụ thể có liên quan đến các phần, mục trong luận án để thuận tiện cho việc sử dụng các dữ liệu này trong các phân tích, đánh giá.
3.2.2 Phương pháp thu thập và xử lý thông tin sơ cấp
3.2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Việc thu thập dữ liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu được thực hiện bằng cách
02 phương pháp: một là, phát phiếu điều tra đến các đối tượng với hệ thống bảng hỏi được thiết kế theo thang đo Likert với 5 bậc, trong đó, bậc 5 tương ứng với mức độ
“rất hài lòng” và bậc 1 tương ứng với mức độ “rất không hài lòng” đối với mỗi câu hỏi hoặc tiêu chí đưa ra; hai là, phương pháp phỏng vấn trực tiếp (phương pháp chuyên gia), phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong quá trình điều tra khảo sát đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước làm việc tại Cục Bảo trợ xã hội (thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).
Thời gian thu thập dữ liệu sơ cấp được tiến hành trong 02 tháng: tháng 03/2016 và tháng 04/2016. a) Chọn mẫu thu thập dữ liệu
Luận án sử dụng phương pháp điều tra xã hội học trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài: Luận án sử dụng phương pháp này để điều tra thu thập ý kiến rộng rãi của nhiều đối tượng có liên quan đến thực thi chính sách TGXH trong CSSKTT ở ViệtNam, bao gồm:
(i) Nhóm thứ nhất: Điều tra 50 cán bộ làm việc tại Cục Bảo trợ xã hội (thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) Đối với nhóm đối tượng điều tra này, luận án tập trung hỏi ý kiến đánh giá của họ về mức độ tuân thủ chính sách TGXH trong CSSKTT của các cơ quan, đơn vị trong quá trình thực thi chính sách; đồng thời, luận án cũng điều tra về đánh giá của các cán bộ này đối với hiệu quả thực thi chính sách chính sách TGXH trong CSSKTT nói chung cũng như từng chính sách bộ phận nói riêng.
Bảng 3.1: Mô tả mẫu thứ nhất
Tiêu chí Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học Tổng
Tiêu chí Dưới 5 năm 5-10 năm Trên 10 năm Tổng
Nguồn: Khảo sát của NCS
Số phiếu phát ra là 50, số phiếu thu về là 50 Như vậy, tỷ lệ phản hồi đối với nhóm thứ nhất (cán bộ làm việc tại Cục Bảo trợ xã hội) là 100%, trong đó, 100% phiếu trả lời hợp lệ.
Bên cạnh phần thông tin người trả lời, những câu hỏi khảo sát đối với nhóm thứ nhất như sau:
Bảng 3.2: Nội dung điều tra đối với cán bộ làm việc tại Cục Bảo trợ xã hội
TT Tiêu chí Mã hóa
1 Mức độ tuân thủ chính sách của các cơ quan, đơn vị trong tổ chức thực thi chính sách TGXH trong chăm sóc SKTT TT
1.1 Mức độ nhận thức của lãnh đạo các cơ quan, đơn vị đối với công tác chăm sóc SKTT TT1
1.2 Mức độ chấp hành của các cơ quan, đơn vị trong thực thi chính sách TGXH trong chăm sóc SKTT TT2
1.3 Mức độ đóng góp xây dựng, hoàn thiện chính sách TGXH trong chăm sóc SKTT của các cơ quan, đơn vị TT3
2 Hiệu quả thực thi chính sách TGXH trong chăm sóc SKTT HQ
2.1 Mức độ phối hợp (giữa Trung ương và địa phương) trong thực thi chính sách TGXH trong chăm sóc SKTT HQ1
2.2 Tính khả thi của các chính sách TGXH trong chăm sóc SKTT HQ2
2.3 Mức độ thực hiện mục tiêu trong tổ chức thực thi chính sách
TGXH trong chăm sóc SKTT HQ3
3 Tính kinh tế của chính sách TGXH trong chăm sóc SKTT KT
3.1 Mức độ chi tiết của kế hoạch kinh phí thực hiện các chính sách
TGXH trong chăm sóc SKTT KT1
3.2 Tính hiệu quả trong sử dụng kinh phí thực thi chính sách
TGXH trong chăm sóc SKTT KT2
3.3 So sánh kết quả đạt được với kinh phí sử dụng của các chính sách TGXH trong chăm sóc SKTT KT3
4 Đánh giá kết quả của các chính sách bộ phận
4.2 Chính sách phát triển cơ sở BTXH CSPTCS
4.3 Chính sách đào tạo nghề và tạo việc làm CSDTVL
4.4 Chính sách phát triển các dịch vụ CTXH CSDVCTXH
4.5 Chính sách phát triển nguồn nhân lực làm công tác TGCH CSPTNNL
Nguồn: Khảo sát của NCS
(ii)Nhóm thứ hai: Điều tra 30 Trung tâm BTXH và Trung tâm nuôi dưỡng người tâm thần (điều tra người đại diện của trung tâm) Đối với nhóm đối tượng điều tra này, luận án tập trung hỏi ý kiến đánh giá của họ về: Tình hình thực hiện tiêu chí về lĩnh vực sức khỏe tâm thần; Tình hình dịch vụ chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần tại Trung tâm; đánh giá về sự hỗ trợ mà các Trung tâm nhận được trong quá trình triển khai thực thi chính sách TGXH trong chăm sóc SKTT, cũng như kết quả triển khai thực thi chính sách TGXH trong chăm sóc SKTT tại các Trung tâm.
Bảng 3.3: Mô tả mẫu thứ hai
Tiêu chí Thạc sĩ Đại học Cao đẳng/
Tiêu chí Dưới 5 năm 5-10 năm Trên 10 năm Tổng
Nguồn: Khảo sát của NCS
Số phiếu phát ra là 30, số phiếu thu về là 30 Như vậy, tỷ lệ phản hồi đối với nhóm thứ nhất (cán bộ làm việc tại Cục Bảo trợ xã hội) là 100%, trong đó, 100% phiếu trả lời hợp lệ.
Bảng 3.4: Nội dung điều tra đối với các Trung tâm BTXH và Trung tâm nuôi dưỡng người tâm thần
TT Tiêu chí Mã hóa
1 Mức độ tiếp cận thông tin chính sách TGXH trong chăm sóc SKTT TCTT
1.1 Trung tâm có nhận được hướng dẫn triển khai thực thi chính sách của các đơn vị cấp trên hay không TCTT1
1.2 Nội dung hướng dẫn có cụ thể, rõ ràng và giúp ích cho việc triển khai thực hiện các chính sách hay không TCTT2 1.3 Ngoài việc hướng dẫn triển khai thực thi chính sách, Trung tâm còn nhận được những hỗ trợ thông tin chính sách khác từ TCTT3
TT Tiêu chí Mã hóa các đơn vị cấp trên hay không
2 Đánh giá về sự hỗ trợ mà các Trung tâm nhận được trong quá trình triển khai thực thi chính sách TGXH trong chăm sóc SKTT
2.1 Mức độ đầy đủ, kịp thời trong việc giải ngân nguồn lực tài chính phục vụ cho việc thực thi các chính sách HT1
Mức độ hỗ trợ của các đơn vị (Sở LĐTB&XP; Phòng
LĐTB&XH) ở địa phương trong việc phát triển nguồn nhân lực làm CTXH tại Trung tâm
Mức độ hỗ trợ của các đơn vị vị (Sở LĐTB&XP; Phòng
LĐTB&XH) ở địa phương trong việc tạo liên kết giữa Trung tâm với các tổ chức, doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện làm việc cho các đối tượng chính sách
3 Đánh giá về kết quả triển khai thực thi chính sách TGXH trong chăm sóc SKTT KQ
3.1 Mức độ thực hiện mục tiêu của chính sách hàng năm tại
3.2 Mức độ hưởng ứng, tham gia chính sách của cộng đồng và gia đình các đối tượng chính sách KQ2
3.3 Các chính sách có thực sự thiết thực đối với địa phương không KQ3
Nguồn: Khảo sát của NCS (iii) Nhóm thứ ba: Điều tra 100 cán bộ, nhân viên làm CTXH (làm việc tại các cơ sở BTXH và cácTrung tâm CTXH ở một số địa phương trên cả nước) Đối với nhóm đối tượng điều tra này, luận án tập trung hỏi ý kiến đánh giá của họ về chính sách phát triển nguồn nhân lực làm công tác TGXH, đây là chính sách tác động trực tiếp đến những cán bộ, nhân viên này, do đó, việc lấy ý kiến cảm nhận của họ là khách quan nhất.
Bảng 3.5: Mô tả mẫu thứ ba
Tiêu chí Thạc sĩ Đại học Cao đẳng/
Tiêu chí Dưới 5 năm 5-10 năm Trên 10 năm Tổng
Nguồn: Khảo sát của NCS
Số phiếu phát ra là 100, số phiếu thu về là 100 Như vậy, tỷ lệ phản hồi đối với nhóm thứ nhất (cán bộ làm việc tại Cục Bảo trợ xã hội) là 100%, trong đó, 100% phiếu trả lời hợp lệ.
Bảng 3.6: Nội dung điều tra đối với các cán bộ, nhân viên làm CTXH
TT Tiêu chí Mã hóa
1 Đánh giá chính sách tuyển dụng TD
1.1 Mức độ hấp dẫn của công việc hiện nay TD1
1.2 Mức độ hấp dẫn của chính sách tuyển dụng TD2
1.3 Mức độ hài lòng về chính sách tuyển dụng TD3
2 Đánh giá chính sách đào tạo, bồi dưỡng DTBD
2.1 Mức độ thường xuyên được tham gia đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng chuyên môn DTBD1
2.2 Mức độ hỗ trợ của đơn vị công tác dành cho việc đào tạo, bồi dưỡng DTBD2 2.3 Mức độ hài lòng về chính sách đào tạo, bồi dưỡng DTBD3
3 Đánh giá chính sách đãi ngộ DN
3.1 Mức độ hài lòng về lương, thưởng, phụ cấp DN1
Nguồn: Khảo sát của NCS
(iv) Nhóm thứ tư: Điều tra 500 hộ gia đình có người thân mắc vấn đề về SKTT nhận được trợ giúp của chính sách TGXH trong CSSKTT Nhóm đối tượng này được NCS lựa chọn thực hiện điều tra tại Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc, cụ thể như sau:
- Điều tra tại 03 huyện: huyện Thường Tín, huyện Thạch Thất, huyện Quốc Oai; số lượng gia đình được điều tra tại 02 huyện này là 100 gia đình.
- Điều tra tại 02 huyện: huyện Kim Bảng, huyện Lý Nhân, và tại thành phố Phủ Lý, tỉnh
Hà Nam; số lượng gia đình được điều tra ở Hà Nam là 100 gia đình.
- Điều tra tại 03 huyện: huyện Yên Mỹ, huyện Văn Lâm, huyện Phù Cừ của tỉnh Hưng Yên; số lượng gia đình được điều tra ở Hà Nam là 100 gia đình.
- Điều tra tại huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ; số lượng gia đình được điều tra ở
Hà Nam là 50 gia đình.
- Điều tra tại huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang; số lượng gia đình được điều tra ở Hà Nam là 50 gia đình.
- Điều tra tại huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn; số lượng gia đình được điều tra ở
Hà Nam là 50 gia đình.
- Điều tra tại huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang; số lượng gia đình được điều tra ở Hà Nam là 50 gia đình. Đối với nhóm đối tượng điều tra này, luận án tập trung hỏi ý kiến đánh giá của họ về: Hiệu quả trợ giúp của các chính sách đối với gia đình; Sự hài lòng của các hộ gia đình đối với việc thực thi các chính sách TGXH trong CSSKTT của chính quyền địa phương.
Bảng 3.7: Mô tả mẫu thứ tư Học vấn
Tiêu chí Đại học và sau đại học
Trung cấp Phổ thông Tổng
Nguồn: Khảo sát của NCS
Số phiếu phát ra là 500, số phiếu thu về là 500 Như vậy, tỷ lệ phản hồi đối với nhóm thứ nhất (cán bộ làm việc tại Cục Bảo trợ xã hội) là 100%, trong đó, 100% phiếu trả lời hợp lệ.
Bảng 3.8: Nội dung điều tra đối với các hộ gia đình
TT Tiêu chí Mã hóa
1 Mức độ tiếp cận thông tin chính sách TGXH trong chăm sóc SKTT TTGD
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN TẠI VIỆT NAM 69
Thực trạng sức khỏe tâm thần và nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần tại Việt Nam
4.1.1 Thực trạng sức khỏe tâm thần tại Việt Nam
Theo số liệu thống kê của WHO thì trên thế giới cứ 4 người thì có 1 người rối loạn tâm thần hoặc có hành vi rối loạn tâm thần trong suốt cuộc đời Hiện nay trên thế giới có khoảng 450 triệu người có các rối loạn tâm thần, trong đó 120 triệu bệnh nhân trầm cảm, 50 triệu bệnh nhân động kinh, 40 triệu bệnh nhân tâm thần phân liệt, 1 triệu người tự sát. Ở nước ta với sự phát triển của nền kinh tế mở cửa, và sự phát triển nhanh của tiến bộ kỹ thuật thông tin đã tác động mạnh mẽ đến SKTT Chỉ tính riêng 10 bệnh tâm thần thường gặp là tâm thần phân liệt, trầm cảm, động kinh, rối loạn lo âu, sa sút trí tuệ ở người già, loạn tâm thần sau chấn thương sọ não, chậm phát triển tâm thần, rối loạn hành vi ở thanh thiếu niên, rối loạn tâm thần do rượu, ma túy thì có khoảng 10% dân số, tương đương với khoảng 09 triệu người Gầnđây một số nghiên cứu có quy mô nhỏ hơn cho thấy tỷ lệ các rối loạn tâm thần khoảng 20 - 30% Hiện SKTT được WHO xếp hạng thứ 4 trong các vấn đề sức khỏe, dự kiến đến năm 2020 SKTT sẽ được xếp hạng thứ 2 sau các bệnh về tim mạch Nguyên nhân theo WHO là do những yếu tố sau: điều kiện cuộc sống (nghèo khổ kéo dài), thiếu điều kiện giáo dục, ăn ở, triển vọng công ăn việc làm; công việc quá tải; các thay đổi nhanh chóng về kinh tế xã hội, xung đột chính trị; và ảnh hưởng của thiên nhiên đặc biệt là sau các thảm họa.
Trong số những người mắc vấn đề về SKTT ở Việt Nam, số NTT nặng ước tính 2,5% số người RNTT (tương đương 200 ngàn người) Trong đó, số người có hành vi nguy hiểm cho gia đình, cộng đồng khoảng 154.000 người (đập phái tài sản, đánh người, gây án mạng, đi lang gây rối, mất trật tự an toàn xã hội).
Thực tế cho thấy, áp lực về NTT, người RNTT đối với các cơ quan quản lý cũng như đối với các gia đình có người bị NTT, người bị RNTT ở Việt Nam hiện nay là rất lớn Số lượng những người này có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây do những áp lực của cuộc sống, áp lực kinh tế, tác động của khủng hoảng tài chính,suy thoái kinh tế và hàng loạt những nguyên nhân khác.
Bảng 4.1: Số người rối loạn tâm trí tại Việt Nam năm 2015
Rối loạn tâm trí Tỉ lệ trong dân số (%) Số lượng
Các dạng rối loạn tâm thần nghiêm trọng khác 2,80% 2.534.000
Các dạng rối loạn thường gây hậu quả về SKTT
Thời gian gần đây, số lượng đối tượng bị rối loạn tâm trí lớn; sự biến động số lượng ở mỗi nhóm đối tượng tâm trí rất khác nhau Theo điều tra của Dự án bảo vệ sức khoẻ tâm trí tại cộng đồng trên 08 vùng sinh thái năm 2010 và số liệu điều tra của Bộ LĐTBXH năm 2015, bệnh tâm thần phân liệt: 0,47% dân số; bệnh động kinh: 0,33% dân số; rối loạn trầm cảm: 2,8% dân số; chậm phát triển trí tuệ: 0,63% dân số; lo âu: 2,7% dân số; mất trí tuổi già: 0,9% dân số; rối loạn hành vi ở thanh thiếu niên: 0,9% dân số; chấn thương sọ não: 0,51% dân số; lạm dụng rượu: 5,3% dân số; nghiện ma tuý: 0,3% dân số Như vậy, việc chăm sóc và PHCN cho người có vấn đề về SKTT là một thách thức lớn và là một gánh nặng đối với cộng đồng và toàn xã hội. Đối với công tác chăm sóc và PHCN cho người RNTT, bao gồm nhiều liệu pháp kết hợp với nhau: đối với người RNTT, cần tư vấn, trị liệu phục hồi tại cộng đồng bởi các nhân viên CTXH, có tác dụng phòng ngừa trở thành bệnh tâm thần mãn tính; số còn lại khoảng 0,24% dân số hay 2,5% số người bị RNTT rơi vào tâm thần mãn tính cần liệu pháp dược hoá tức là cho người bệnh uống thuốc, tiêm thuốc kết hợp chặt chẽ với liệu pháp tư vấn, trị liệu tâm lý, lao động trị liệu và các dịch vụ CTXH khác có thể PHCN cho phần lớn người bệnh.
Bảng 4.2: Tình hình NTT nặng ở Việt Nam năm 2015
Phân loại Số lượng ước tính (người)
1 Số NTT có hành vi nguy hiểm đến cộng đồng (đập phá tài sản, đánh người, tự đánh bản thân, đi lang thang, không mặc quần áo hoặc ăn thực phẩm sống, ôi thiu) bị nhốt, xích tại gia đình
2 Số NTT được chăm sóc và PHCN trong các cơ sở
3 Số NTT không có hành vi nguy hiểm sống tại gia đình 40.000 20%
Số liệu điều tra NTT năm 2015 do Bộ LĐTBXH tiến hành tại các tỉnh, thành phố cho thấy: Nhiều trường hợp NTT đánh trọng thương người thân và hàng xóm, thậm chí gây ra những vụ án nghiêm trọng như giết người, đốt nhà, gây sợ hãi, hoang mang trong gia đình và cộng đồng.
Dự báo đến năm 2020: Do sự thay đổi lối sống, phát triển kinh tế, thiên tai và ô nhiễm môi trường, cùng với sự hạn chế của hệ thống dịch vụ cụng tác xã hội, nên số người RNTT, người bị tâm thần gia tăng đến năm 2020 Số người RNTT ở Việt Nam ước tính khoảng 10% dân số, tương đương 10 triệu người, trong đó số người mắc bệnh tâm thần thuộc diện BTXH ước tính khoảng 2,5% số người RNTT, tương đương 250.000 người Điều này tạo sức ép rất lớn về TGXH và PHCN cho NTT, người RNTT ở Việt Nam.
Trong hai thập kỷ vừa qua, Việt nam cũng đã có những nỗ lực đáng kể trong lĩnh vực CSSKTT Với Chương trình mục tiêu quốc gia về SKTT, chúng ta đã xây dựng mô hình chăm sóc sức khỏe dựa vào cộng đồng bao phủ 63 tỉnh thành với khoảng 70% xã phường, đã lồng ghép SKTT vào chăm sóc sức khỏe ban đầu Mạng lưới CSSKTT trong cả nước với 33 bệnh viện chuyên khoa tâm thần (trong đó có 2 bệnh viện chuyên khoa khu vực), hàng chục khoa tâm thần trong các bệnh viện đa khoa và trung tâm phòng chống bệnh xã hội.
4.1.2 Nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần tại Việt Nam Ở Việt Nam, nếu tính cả số giường bệnh tâm thần của Bộ LĐTBXH quản lý thì có khoảng 19 giường bệnh tâm thần trên 100.000 dân, nếu tính riêng số giường bệnh tâm thần của BYT quản lý thì khoảng 12,2 giường bệnh tâm thần trên 100.000 dân. Như vậy tỷ lệ giường bệnh tâm thần ở Việt Nam còn rất thấp so với các nước trên thế giới.
Bảng 4.3: Tỷ lệ giường bệnh tâm thần: so sánh Việt Nam và một số nước trên thế giới giai đoạn 2010-2015
100.000 dân Đơn vị tính Pháp Nga Thụy Điển Đức Hà
Trung bình giai đoạn 2011-2015 Chiếc 170,2 128,3 89,8 63 63,8 12,4
Nguồn: [25] và tổng hợp của NCS từ nhiều nguồn khác nhau
Tuy nhiên, việc điều trị hiện nay mới chỉ tập trung vào các đối tượng động kinh, tâm thần phân liệt và các bệnh rối loạn tâm thần nặng Nhóm bệnh có tỷ lệ mắc cao trong cộng đồng và các bệnh có khả năng điều trị được như các rối loạn tâm thần dạng trầm cảm, lo âu, mất ngủ, nghiện rượu chiếm đến 80% gánh nặng bệnh tâm thần cộng đồng chưa là trọng tâm của chương trình CSSKTT cộng đồng Chăm sóc sức khoẻ tâm trí phụ nữ mang thai, trẻ em và thanh thiếu niên vẫn chưa được quan tâm và có dịch vụ sẵn có tại cộng đồng.
Như vậy, để đạt được mục tiêu “Đến năm 2025, đạt ít nhất 15 giường bệnh nội trú về tâm thần trên 100.000 dân, trong đó có giường bệnh nội trú tâm thần cho trẻ em, vị thành niên và người cao tuổi” theo như định hướng của “Dự thảo Quyết định phê duyệt Chiến lược quốc gia về SKTT giai đoạn 2016-2025” thì Việt Nam cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa trong thời gian tới trong việc ban hành, thực thi các chính sách phát triển các cơ sở BTXH và các Trung tâm CSSKTT.
Trong “Đánh giá Thực trạng hệ thống CSSKTT thuộc quản lý của BộLĐTBXH” được thực hiện với sự phối hợp giữa Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo phát triển cộng đồng (RTCCD) và Cục BTXH - Bộ LĐTBXH năm 2011, các đơn vị đã thực hiện một cuộc khảo sát hộ gia đình, sử dụng mẫu phiếu phỏng vấn cấu trúc (định lượng) - mẫu điều tra bệnh nhân tâm thần tại cộng đồng - bao gồm
27 câu hỏi, tìm hiểu thông tin về chẩn đoán, quá trình điều trị, tình trạng hiện tại của bệnh nhân, chi phí chữa bệnh, nhu cầu của gia đình, tiếp cận thông tin, những khó khăn gặp phải (trong tiến trình khám phát hiện bệnh và điều trị, và duy trì điều trị bệnh tại nhà), cũng như nhận xét của người nhà bệnh nhân về hoạt động BTXH dành cho người bệnh tâm thần Đối tượng trả lời phỏng vấn là người chăm sóc chính cho bệnh nhân, phần lớn là cha mẹ và anh chị em ruột của bệnh nhân Tổng cộng 244 hộ gia đình đã được lựa chọn ngẫu nhiên tại 8 tỉnh để điều tra Kết quả điều tra được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4.4: Khả năng tham gia công việc nhà và chăm sóc bản thân của đối tượng bệnh nhân tâm thần
Mức độ Nội dung ĐVT Thường xuyên
Không bao giờ Đi làm để kiếm tiền % 1,7 1,2 97,1
Làm các công việc nhà % 14,1 24,5 61,4
Có khả năng chăm sóc bản thân % 35,0 16,3 48,7
Phải có người thường xuyên chăm sóc, quản lý % 50,6 22,6 26,8
Phải sử dụng biện pháp mạnh
(nhốt, cùm, trói) để quản lý % 18,8 0 84,2
Qua đó cho thấy, 14,8% bệnh nhân hiện phải sử dụng thuốc để điều trị bệnh(63/242) và 79% trong số đó đã từng được nhận thuốc miễn phí Với các đối tượng đã từng phải mua thuốc 21% (43/206), tính trung bình gia đình phải chi 300.000 đồng mỗi tháng cho tiền thuốc (95% CI: 277.000đ - 377.000đ) Đây là một số tiền rất lớn đối với các hộ gia đình khu vực nông thôn Trong số 244 hộ gia đình điều tra, 97% được xếp loại nghèo hoặc trung bình theo phân loại của chính quyền địa phương(nghèo 56% và trung bình 41%) Trong số các gia đình có NTT được điều tra, chỉ có3% số hộ gia đình thuộc nhóm khá hoặc giàu.
Hình 4.1: Những hỗ trợ từ cộng đồng các gia đình hiện nay nhận được
Kết quả điều tra định lượng 244 hộ gia đình cho thấy, khi được hỏi “Hiện tại,bệnh nhân đã nhận được những hỗ trợ gì từ cộng đồng?”, 63% gia đình cho biết bệnh nhân đã được khám chữa bệnh miễn phí và 54% hiện đang được hỗ trợ kinh tế từ chính quyền (trợ cấp hàng tháng theo nghị định 13) Chỉ có 32% gia đình được tư vấn chăm sóc tại nhà.
Thực trạng chính sách trợ giúp xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần tại Việt Nam
Hiện nay, do các dịch vụ SKTT đang tích cực phát triển trên khắp đất nước với nhiều khoảng trống còn tồn tại, các nhu cầu đa dạng cần được quan tâm Khi các nhu cầu CSSKTT hiện đang cạnh tranh về mức độ ưu tiên, thông thường Nhà nước thường gặp khó khăn để xác định các ưu tiên cao nhất và làm sao để phân bổhiệu quả ngân sách và nguồn nhân lực.
Nhìn chung, đã có sự vận động tích cực đặc biệt trong 5 năm qua của cả hệ thống Đảng, Quốc hội, Nhà nước, và các tổ chức độc lập hướng đến lĩnh vực CSSKTT Sự gia tăng về nguồn tài chính đặc thù cho bộ máy và các cơ sở tham gia CSSKTT của cả hai Bộ LĐTBXH và Y tế là một minh chứng rõ ràng Chính sách TGXH dành cho các đối tượng yếu thế nói chung, những bệnh nhân tâm thần nói riêng đã tạo được sự khởi sắc về chất lượng phục vụ và mục tiêu công bằng trong chính sách ASXH.
Tuy nhiên ba Đề án quốc gia liên tiếp đưa ra trong ba năm vừa qua trực tiếp tác động đến công tác CSSKTT ở Việt Nam (đề án 930 năm 2009; đề án 32 năm 2010; và đề án 1215 năm 2011) lại dường như đưa Việt Nam đứng trước ngã ba đường Sự huy động nguồn lực tài chính cao độ từ Chính phủ của ba đề án này đang tạo ra sự gia tăng nhanh chóng yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực ở cả cấp vĩ mô và vi mô cho việc thực hiện các mục tiêu của đề án Trong khi đó, ba đề án, quản lý bởi Bộ LĐTBXH và Bộ Y tế, lại dường như tạo ra hai chiều vận động khác nhau cho hệ thống CSSKTT của Việt Nam.
Trong khi đề án 930 có xu hướng đẩy hệ thống này đi theo hướng điều trị tập trung, thì đề án 32 và nhất là đề án 1215 lại đẩy hệ thống đi theo khuyến cáo của WHO, tập trung vào chăm sóc tại cộng đồng, với phần cơ sở điều trị tập trung chỉ làm một công đoạn hỗ trợ Rõ ràng với Việt Nam, cả hai mảng của hệ thống CSSKTT: mảng cơ sở điều trị tập trung (gồm hệ thống các bệnh viện chuyên khoa tâm thần, đặc biệt bệnh viện cấp tỉnh - thuộc quản lý của BYT) và các trung tâm BTXH và PHCN của Bộ LĐTBXH) và mảng dự phòng, phát hiện sớm, điều trị sớm và chăm sóc phục hồi tại cộng đồng, đều cần đầu tư, hỗ trợ khẩn cấp.
Trong bối cảnh như vậy, cần đến một tác động điều chỉnh giúp cho các đề án đều hướng đến tạo lập một hệ thống cân bằng, hài hòa, thiết kế khoa học, đáp ứng yêu cầu của đất nước và nằm trong khả năng vận hành của đất nước Hiện nay, ở Việt nam đã có 10 Bộ luật; 7 Pháp lệnh và hơn 30 Nghị định, Quyết định của Chính phủ; hơn 40 Thông tư, thông tư liên tịch và nhiều văn bản có nội dung liên quan quy định khuôn khổ pháp luật, chính sách TGXH.
4.2.1 Chính sách trợ cấp xã hội
Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam chưa có Luật cũng như các quy phạm pháp luật quy định riêng về TCXH dành cho người mắc vấn đề về SKTT, mà các quy định này được lồng ghép trong các quy định của chính sách trợ giúp chung đối với các đối tượng BTXH Cụ thể, chính sách TCXH dành cho người mắc vấn đề về SKTT được thể hiện trong:
(i) Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng BTXH;
Sau hơn hai năm triển khai, Nghị định 67 đã thể hiện sự quan tâm tới một bộ phận dân cư có điều kiện, hoàn cảnh khó khăn, giúp các đối tượng này giảm bớt khó khăn trong cuộc sống Tuy nhiên, trước những tác động bất lợi của khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu cộng với lạm phát, Chính phủ đã có sự điều chỉnh, bổ sung Nghị định 67 với Nghị định số 13/2010/NĐ-CP.
(ii) Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/02/2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 củaChính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng BTXH.
Theo đó, mức trợ cấp được quy định trong 02 Nghị định trên như sau:
Bảng 4.5: Chế độ trợ cấp hàng tháng (trợ giúp thường xuyên) dành cho NTT Đơn vị: nghìn đồng
Nội dung Nghị định số 67/2007/NĐ-CP Nghị định số 13/2010/NĐ-CP Đối tượng Người mắc bệnh tâm thần thuộc các loại tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần đã được cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần chữa trị nhiều lần nhưng chưa thuyên giảm và có kết luận bệnh mãn tính, sống độc thân không nơi nương tựa hoặc gia đình thuộc diện hộ nghèo
Người mắc bệnh tâm thần thuộc các loại tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần đã được cơ quan y tế chuyên khoa tâm thần chữa trị nhiều lần nhưng chưa thuyên giảm
Mức TCXH hàng tháng thấp nhất cho các đối tượng BTXHsống tại cộng đồng do xã, phường quản lý
Mức trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng thấp nhất cho các đối tượng BTXH sống tại các cơ sở BTXH
Trợ cấp khác ngoài tiền
1.Các đối tượng đang học văn hoá, học nghề được miễn, giảm học phí, được cấp sách, vở, đồ dùng học tập theo quy định của pháp luật.
2.Khi chết được hỗ trợ kinh phí mai táng 2.000.000 đồng/người.
3.Các đối tượng ở cơ sở BTXH thuộc Nhà nước quản lý còn được: a) Trợ cấp để mua sắm tư trang, vật dụng phục vụ cho sinh hoạt đời sống thường ngày;
1.Các đối tượng đang học văn hoá, học nghề được miễn, giảm học phí, được cấp sách, vở, đồ dùng học tập theo quy định của pháp luật.
2.Khi chết được hỗ trợ kinh phí mai táng 3.000.000 đồng/người. 3.Các đối tượng ở cơ sở BTXH thuộc Nhà nước quản lý còn được: a) Trợ cấp để mua sắm tư trang,vật dụng phục vụ cho sinh hoạt đời sống thường ngày;
Nội dung Nghị định số 67/2007/NĐ-CP Nghị định số 13/2010/NĐ-CP b) Trợ cấp để mua thuốc chữa bệnh thông thường; riêng người nhiễm HIV/AIDS được hỗ trợ điều trị nhiễm trùng cơ hội mức 150.000 đồng/người/năm; c) Trợ cấp vệ sinh cá nhân hàng tháng đối với đối tượng nữ trong độ tuổi sinh đẻ. b) Trợ cấp để mua thuốc chữa bệnh thông thường; riêng người nhiễm HIV/AIDS được hỗ trợ điều trị nhiễm trùng cơ hội mức 250.000 đồng/người/năm; c) Trợ cấp vệ sinh cá nhân hàng tháng đối với đối tượng nữ trong độ tuổi sinh đẻ.
2 Kinh phí do các tổ chức, cá nhân đóng góp và giúp đỡ từ thiện
2 Kinh phí do các tổ chức, cá nhân đóng góp và giúp đỡ từ thiện
Theo Nghị định 67/2007/NĐ-CP thì điều kiện để hưởng TCXH hàng tháng của đối tượng người tàn tật nặng và người bị mắc bệnh tâm thần nặng phải là hộ nghèo. Điều này trở nên không còn phù hợp, vì thực tế hầu hết những hộ có người bị tàn tật nặng hoặc bị tâm thần đều là các hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc gia đình không thuộc hộ nghèo, nhưng khi có người bị tàn tật nặng hoặc bị tâm thần nặng thì đời sống cũng rất khó khăn Những đối tượng này trước đây đều được các địa phương xét trợ cấp hàng, nay do gắn với tiêu chí hộ nghèo nên nhiều người bị cắt không được hưởng TCXH nữa Nếu xét quyền của người khuyết tật theo Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật mà Việt Nam đã tham gia, thì việc gắn với tiêu chí hộ nghèo mới được hưởng trợ cấp là không phù hợp.
Bởi vậy, tại Điều 1 Nghị định 13/2010/NĐ-CP đã sửa đổi Điều 4 Nghị định 67/2007/NĐ-CP bằng việc bỏ tiêu chí hộ nghèo trong điều kiện để hưởng TCXH hàng tháng của đối tượng người mắc bệnh tâm thần.
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP XÃ HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN TẠI VIỆT NAM
Quan điểm hoàn thiện chính sách trợ giúp xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần của Nhà nước đến năm 2025
5.1.1 Mục tiêu trợ giúp xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần của Nhà nước đến năm 2025
Huy động sự tham gia của xã hội nhất là gia đình, cộng đồng trợ giúp về vật chất, tinh thần, PHCN cho người tâm thần để ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng, phòng ngừa người rối nhiễu tâm trí bị tâm thần góp phần bảo đảm ASXH.
Thứ nhất, 90% số người tâm thần có hành vi nguy hiểm đến gia đình, cộng đồng và số người tâm thần lang thang được PHCN luân phiên tại các cơ sở BTXH;
Thứ hai, 90% số người rối nhiễu tâm trí có nguy cơ cao bị tâm thần, người tâm thần được tư vấn, trị liệu tâm lý và sử dụng các dịch vụ công tác xã hội khác;
Thứ ba, 100% gia đình có người tâm thần, 70% người rối nhiễu tâm trí có nguy cơ cao bị tâm thần được nâng cao nhận thức về trợ giúp và PHCN cho người tâm thần dựa vào cộng đồng;
Thứ tư, hình thành các nhóm cán bộ, nhân viên và cộng tác viên CTXH kết hợp với nhân viên y tế trợ giúp và PHCN cho người tâm thần tại xã, phường, thị trấn có đông đối tượng.
5.1.1.3 Trách nhiệm của các cơ quan trong thực hiện mục tiêu của chính sách
Thứ nhất, Bộ LĐTBXH có trách nhiệm: xây dựng kế hoạch triển khai các chính sách, chương trình, đề án; tổng hợp kinh phí đề nghị hỗ trợ của các tỉnh, thành phố gửi
Bộ Tài chính trình cấp có thẩm quyền quyết định; triển khai các hoạt động truyền thông; xây dựng các cơ chế, chính sách, văn bản pháp luật để TGXH, PHCN cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí; phát triển các cơ sở phòng và trị liệu rối nhiễu tâm trí; các cơ sở BTXH để chăm sóc, PHCN cho người tâm thần; nâng cao năng lực đội ngũ công chức, viên chức và cộng tác viên làm công tác TGXH và PHCN cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng.
Thứ hai, Bộ Y tế có trách nhiệm lồng ghép nghiên cứu, hướng dẫn nghiệp vụ y tế trong điều trị và PHCN cho người tâm thần dựa vào cộng đồng và trong các cơ sở BTXH; nâng cao năng lực đội ngũ nhân viên, cộng tác viên y tế về CSSKTT.
Thứ ba, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, đoàn thể triển khai lồng ghép các chương trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên, học viên; triển khai các chương trình phòng ngừa, can thiệp sớm các trường hợp học sinh, sinh viên có biểu hiện rối nhiễu tâm trí trong các cơ sở giáo dục và đào tạo; hoàn thiện chính sách và chỉ đạo các cơ sở giáo dục và đào tạo phối hợp với các cơ sở y tế có liên quan thực hiện công tác chăm sóc, phục hồi khả năng học tập và học nghề cho học sinh, sinh viên, học viên bị mắc bệnh tâm thần.
Thứ tư, Bộ Tài chính có trách nhiệm bố trí kinh phí để triển khai các chính sách, chương trình, đề án theo qui định của pháp luật về NSNN; xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện các chính sách, chương trình, đề án.
Thứ năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí nguồn vốn đầu tư phát triển thực hiện các chính sách, chương trình, đề án; tranh thủ vốn viện trợ cho công tác TGXH và PHCN cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng.
Thứ sáu, Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tin và truyền thông đẩy mạnh công tác tuyên truyền về TGXH và PHCN cho người tâm thần dựa vào cộng đồng.
Thứ bảy, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm:
Xây dựng kế hoạch thực hiện các chính sách, chương trình, đề án TGXH và PHCN cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng của địa phương mình.
Chỉ đạo, triển khai các nội dung, giải pháp của các chính sách, chương trình, đề án trên địa bàn tỉnh, thành phố;
Bố trí ngân sách, nhân lực, cơ sở vật chất thực hiện các chính sách, chương trình, đề án.
Thứ tám, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vận động các tổ chức thành viên và quần chúng nhân dân tham gia TGXH và PHCN cho người tâm thần,người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng.
5.1.2 Quan điểm hoàn thiện chính sách trợ giúp xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần của Nhà nước đến năm 2025
Thứ nhất, ưu tiên của giai đoạn 2016-2025 này là cần thống nhất được tầm nhìn và khung mục tiêu quốc gia về CSSKTT ở Việt Nam, tạo cơ sở định hình cho các hoạt động thiết kế tiếp theo của Bộ LĐTBXH và BYT trong các đề án 32 và 1215, dự án CSSKTT cộng đồng của chương trình mục tiêu quốc gia và đề án 930/QĐ-TTg ngày 30/6/2009 về củng cố và xây dựng bệnh viện chuyên khoa tâm thần tại các tỉnh hiện còn thiếu (do BYT quản lý ).
Giải pháp hoàn thiện chính sách trợ giúp xã hội trong chăm sóc sức khỏe tâm thần tại Việt Nam
5.2.1 Hoàn thiện chính sách trợ cấp xã hội
Theo đánh giá thì hiện hay, chính sách TCXH trong CSSKTT đã được áp dụng từ năm 2013 (từ Nghị định số136/2013/NĐ-CP), do đó, theo đánh giá của luận án thì mức trợ cấp hiện nay đã không còn phù hợp nữa, Chính phủ sửa đổi, bổi sung mức TCXH dành cho NTT, người rối nhiễu tâm trí trên cơ sở tính toán lại mức sống tối thiểu ở thời điểm hiện tại.
Cụ thể, hiện nay, mức hỗ trợ theo tháng (thường xuyên) cho NTT hiện còn thấp do số tiền ít hơn 2% thu nhập theo đầu người trung bình Trợ cấp hằng tháng không thỏa đáng thường gây trở ngại cho trị liệu hóa dược, thiếu dinh dưỡng đầy đủ và mất nhiềuthời gian ra viện khỏi TTBTXH Tiêu chuẩn tối thiểu theo Nghị định 136 đề ra là tiền TCXH hàng tháng là tùy theo tỉnh, thành phố đề ra; do đó có khả năng mức trợ cấp phân bố không đồng đều giữa các đối tượng BTXH vốn có điều kiện tương tự ở các tỉnh thành khác nhau Để hỗ trợ xã hội hiệu quả và công bằng, các chính sách quy định mức hỗ trợ lý tưởng cần điều chỉnh để đảm bảo chất lượng sống thỏa đáng và khuyến khích chăm sóc và điều dưỡng tại gia đình và dựa vào cộng đồng.
Về tỷ lệ tự chi trả phí tổn CSSKTT còn lớn tại Việt Nam, BLĐTBXH có thể xem xét hoàn thiện các chính sách giúp cho các đối tượng NTT tiếp cận nhiều hơn các dịch vụ SKTT chuyên khoa và dịch vụ hỗ trợ tại cộng đồng, bao gồm thuốc men và dịch vụ tâm lý xã hội Như vậy, trong giai đoạn tiếp theo, chính sách TCXH trong CSSKTT ở Việt Nam cần được hoàn thiện theo những hướng sau:
Thứ nhất, Chính phủ xem xét điều chỉnh mức trợ cấp thường xuyên tối thiểu hàng tháng dành cho NTT ở cả các cơ sở BTXH và ở tại cộng đồng:
Theo quan điểm của luận án, việc điều chỉnh mức trợ cấp thường xuyên tối thiểu hàng tháng vào thời điểm năm 2016 là hợp lý do tình hình diễn biến của thị trường, giá cả tiêu dùng trong 05 năm giai đoạn 2011-2015 khá phức tạp, lạm phát, giá cả luôn có xu hướng leo thang nhanh Đồng thời, thu NSNN ở Việt Nam giai đoạn này cũng có nhiều dấu hiệu tốt Đặc biệt, trong 03 năm trở lại đây, nền kinh tế có sự phục hồi nhanh chóng sau khủng hoảng, chúng ta hoàn toàn có đủ nguồn lực để điều chỉnh mức trợ cấp tối thiểu cho các đối tượng BTXH. Để thực hiện định hướng đó, Chính phủ cần xem xét cập nhật các yếu tố trong mô hình xây dựng mức trợ cấp dành cho các đối tượng BTXH tại Nghị định số 136/2013/NĐ-CP Việc tính toán và đưa ra mức hỗ trợ mới cần đảm bảo nâng cao mức sống cho NTT, người rối nhiễu tâm trí.
Song song với việc ban hành mức trợ cấp mới, Chính phủ cần giao cho Bộ LĐTBXH xây dựng kế hoạch triển khai ra thực tiễn, đảm bảo cân đối hài hòa việc sử dụng NSNN các cấp Trong đó, khuyến khích vai trò chủ đạo của ngân sách địa phương, ngân sách Trung ương giữ vai trò hỗ trợ, cân đối dành cho những địa phương khó khăn, chưa thể tự cân đối được khoản chi BTXH này.
Ngoài ra, Chính phủ cũng cần có những biện pháp thu hút các nguồn vốn từ bên ngoài dành cho lĩnh vực BTXH nói chung, lĩnh vực CSSKTT nói riêng Các nguồn vốn này có thể huy động từ các tổ chức NGO, các cá nhân hảo tâm, các nguồn viện trợ ODA.
Thứ hai, giao cho UBND tỉnh xây dựng mức trợ cấp thường xuyên hàng tháng cho NTT phù hợp với điều kiện của địa phương:
Sau khi xây dựng mức trợ cấp tối thiểu thường xuyên hàng tháng, Bộ LĐTBXH cần yêu cầu các tỉnh/thành phố trên cả nước xây dựng quy định mức TCXH hàng tháng cho các đối tượng BTXH (trong đó có NTT) sống tại cộng đồng và tại các BTXH thuộc Sở LĐTBXH Trong đó, xác định rõ một số vấn đề cơ bản:
(i) Quy định mức chuẩn để xác định mức TCXH hàng tháng cho các đối tượng BTXH của địa phương: đây là mức chuẩn mới do Chính phủ ban hành.
(ii)Hệ số để xác định mức TCXH hàng tháng đối với từng nhóm đối tượng BTXH: hệ số này phân biệt giữa các đối tượng BTXH sống tại cộng đồng do xã, phường, thị trấn quản lý và các đối tượng sống tại các cơ sở BTXH do Sở LĐTBXH tỉnh/thành phố quản lý.
(iii) Nguồn kinh phí đảm bảo, cần xác định hướng cụ thể như sau:
Kinh phí trợ cấp cho các đối tượng BTXH sống tại cộng đồng do ngân sách quận, huyện, thị xã đảm bảo, được cân đối trong dự toán giao ngân sách hàng năm cho các quận, huyện, thị xã.
Kinh phí trợ cấp cho các đối tượng BTXH sống tại các cơ sở BTXH thuộc SởLĐTBXH quản lý do ngân sách tỉnh/ thành phố đảm bảo và được bố trí trong dự toán giao cho Sở LĐTBXH hàng năm.
Thứ ba, Chính phủ tăng cường thu hút các nguồn vốn hỗ trợ chính sách trợ cấp trong CSSKTT từ bên ngoài: Đối với nguồn vốn ODA và tài trợ nước ngoài
Ngày 17/2/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 251/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án “Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài thời kỳ 2016-2020” nhằm cụ thể hóa các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước trong việc thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài hỗ trợ thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011-2020 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020. Đề án này được phê duyệt là cơ sở để các ngành, các cấp huy động và sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài thời kỳ 2016 - 2020 và làm căn cứ để các nhà tài trợ sử dụng trong quá trình hoạch định chính sách, xây dựng các chương trình hợp tác phát triển với Việt Nam ở cấp khu ực, quốc gia, cấp Bộ, ngành và địa phương Đồng thời cũng nhằm mục đích minh bạch hóa chính sách của Chính phủ Việt Nam trong việc thu hút, quản lý và sử dụng các nguồn vốn này đối với dư luận rộng rãi trong nước và quốc tế Theo đó, để thu hút nguồn vốn ODA và viện trợ nước ngoài hỗ trợ thực hiện chính sách TGXH trong CSSKTT nói chung, chính sách TCXH nói riêng, nước ta cần chú trọng đến một số nội dung sau:
(i) Tiếp tục thực hiện cả bề rộng lẫn chiều sâu công cuộc “Đổi mới”, trong đó có một số chính sách mà nhà tài trợ thường nhấn mạnh và coi là thông điệp để xem xét việc cam kết cung cấp viện trợ phát triển, đó là:
Phát triển kinh tế nhanh và bền vững đi đôi với bảo đảm an sinh xã hội và bảo vệ môi trường, thu hẹp khoảng cách về thu nhập và xã hội giữa thành thị và nông thôn, giữa miền núi và đồng bằng, giữa các nhóm xã hội, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số.
Hoàn thiện môi trường đầu tư, tạo ra sân chơi bình đẳng đối với mọi thành phần kinh tế.
Quản lý tài chính công một cách minh bạch, có trách nhiệm giải trình và có thể dự báo trước.
Những chính sách bảo đảm tự do, dân chủ và quyền con người.
(ii)Cải tiến hơn nữa Hội nghị CG (Hội nghị CG là diễn đàn đối thoại giữa Chính phủ với cộng đồng các nhà tài trợ tạo cơ chế, chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế) để Hội nghị này trở thành diễn đàn đối thoại đi vào thực chất hơn theo các định hướng:
Giảm bớt các báo cáo tại Hội nghị CG và tăng cường trao đổi ý kiến về những vấn đề các bên cùng quan tâm.
Phát hành Kỷ yếu của Hội nghị CG và phổ biến rộng rãi giữa các cơ quan Việt Nam và các nhà tài trợ.
Một số kiến nghị
Dựa trên việc rà soát CSTGXH trên thế giới và thực trạng, đặc thù trong CSSKTT ở Việt Nam, luận án đưa ra một số kiến nghị sau cho việc xây dựng CSTGXH trong CSSKTT ở Việt Nam.
Kiến nghị 1: Do Việt Nam là một xã hội có tính thống nhất tương đối cao, đã quen với quản lý tập trung, và có văn hóa đoàn kết, tương trợ, lá lành đùm lá rách từ lâu đời nên việc xây dựng một chính sách toàn quốc về TGXH trong CSSKTT dựa vào cộng đồng sẽ là hợp lý Trong xây dựng chính sách này, để phù hợp với các chuẩn và xu hướng quốc tế, Bộ LĐTBXH có thể sử dụng các văn bản mẫu của WHO như
“Hướng dẫn Xây dựng hệ thống SKTT” và “Gói hướng dẫn xây dựng chính sách và dịch vụ SKTT” Nếu không theo hướng này, thì Việt Nam vẫn nên phát triển một nội dung TGXH trong CSSKTT thống nhất, và lồng ghép vào các văn bản có liên quan; ví dụ như vào Luật khuyết tật, Luật giáo dục, Luật bảo hiểm xã hội, Luật an sinh xã hội, Luật khám - chữa bệnh, v.v
Kiến nghị 2: Là một nước theo mô hình xã hội chủ nghĩa nhưng lại có nền kinh tế thị trường và có một phần dân số khá lớn là lao động tự do, độc lập (ví dụ nông dân, tiểu thương, thường không có bảo hiểm và các chế độ phúc lợi từ lao động), Việt Nam nên xây dựng một chính sách TGXH theo mô hình như sau: chính sách TGXH nên chia các cấp độ phủ khác nhau: phủ toàn dân ở một số mảng, cho một số đối tượng; phủ cho đối tượng có tham gia lao động ở một số mảng; và chỉ phủ cho đối tượng chính sách ở một số mảng Ví dụ, các vấn đề hỗ trợ sàng lọc, phát hiện sớm, can thiệp sớm, cung cấp dịch vụ trị liệu xã hội về SKTT ở trẻ em và thanh thiếu niên, hoặc với người bị các bệnh tâm thần nặng, hoàn toàn mất khả năng lao động thì nên phủ toàn dân, nghĩa là không phân biệt đối tượng thuộc diện hộ gia đình nghèo hay không, bao nhiêu tuổi Đối với người có khả năng lao động, hoặc từng lao động thì các chính sách hỗ trợ thu nhập, nhà ở, việc làm nên được tính toán tùy theo tình trạng mất sức lao động, khả năng phục hồi lao động, và thu nhập.
Kiến nghị 3: Khi xem xét xây dựng chính sách TGXH trong CSSKTT, để có một chính sách toàn diện, trước tiên nên xây dựng một mô hình chăm sóc hệ thống (systems of care framework) cho người có vấn đề về SKTT và gia đình họ; sau đó, phát triển các chính sách, chương trình, dịch vụ đáp ứng nhu cầu của từng tiểu hệ thống trong hệ thống lớn Đây đang là mô hình tiên tiến nhất mà các nước theo đuổi. Tại Việt Nam, khi xây dựng mô hình này, cần tính tới các đặc điểm của người có vấn đề về SKTT ở Việt Nam cũng như điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa của Việt Nam.
Kiến nghị 4: Chính sách TGXH nên hướng tới việc ngăn ngừa, can thiệp sớm và hỗ trợ, chứ không thay thế vĩnh viễn, trừ với một số đối tượng đặc biệt.
Kiến nghị 5: Chính sách TGXH phải nhằm vào cả hai đối tượng: người có vấn đề SKTT và các đối tượng xung quanh người có vấn đề về SKTT như chủ lao động, đồng nghiệp, gia đình, giáo viên, nhà trường, và cộng đồng.
Kiến nghị 6: Chính sách TGXH phải dựa vào cộng đồng và triển khai ở cộng đồng, thông qua nhiều kênh - gồm có kênh chăm sóc sức khỏe ban đầu (primary care), kênh trường học, hệ thống hành pháp - tư pháp, các tổ chức lao động, các tổ chức tôn giáo - xã hội, và các trung tâm cộng đồng.
Kiến nghị 7: Nhà nước nên phát triển cả các chính sách và chương trình trong đó Nhà nước chỉ tạo lập các nguồn ngân sách chung cho các hoạt động TGXH trong
CSSKTT; còn để cho các tổ chức ở địa phương, bao gồm cả tổ chức Nhà nước lẫn tư nhân, chính phủ và phi chính phủ được viết đề án xin ngân sách để cung cấp dịch vụ. Đồng thời, nên khuyến khích phát triển các hình thức TGXH thông qua các kênh không chính thức và phù hợp với văn hóa Việt Nam N liên quan đến SKTT (informal social support systems), ví dụ thông qua hệ thống chùa.
Kiến nghị 8: Trẻ em và thanh thiếu niên cần được ưu tiên đặc biệt khi xây dựng chính sách và chương trình TGXH trong CSSKTT, với mục tiêu ngăn ngừa từ xa, nhất là với các nhóm có nguy cơ cao như trẻ em thuộc gia đình nghèo, trong cộng đồng có điều kiện vệ sinh và đời sống thấp, cộng đồng phải di rời, trong vùng xung đột, mới trải qua thiên tai hoặc sang chấn, trẻ có bố mẹ có vấn đề về SKTT, trong gia đình đang trải qua các đứt gãy tình cảm, vv
Kiến nghị 9: Chính sách cần dựa trên các kết quả nghiên cứu về nhu cầu TGXH của những đối tượng có liên quan tới chính sách chứ không nên duy ý chí hoặc áp dụng nguyên của nước ngoài Ít nhất, cần nghiên cứu sâu về một số mảng như: nhu cầu các dịch vụ xã hội của người bệnh tâm thần và thân nhân của họ; năng lực cung cấp các dịch vụ xã hội của cộng đồng; các con đường tìm kiếm trợ giúp xã hội chính thức và không chính thức của người bệnh tâm thần và gia đình họ; vv
Kiến nghị 10: Để có thể triển khai thành công chính sách và chương trình
TGXH trong CSSKTT, Việt Nam cần đào tạo nhân viên CTXH, đặc biệt là nhân viên CTXH làm việc trong lĩnh vực CSSKTT, để có nhân lực hoạt động trong các dịch vụ TGXH Ở hầu hết các nước, nhân viên CTXH là lực lượng chủ yếu làm các công việc này, bao gồm cả trị liệu tâm lý - xã hội, tới trợ giúp tại gia, trợ giúp tìm việc, nhà ở, giáo dục người bệnh, gia đình và cộng đồng về SKTT, vận động chính sách, vận động quyền của người có vấn đề về SKTT, vv Hoặc trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam chưa có điều kiện đào tạo nhiều nhân viên CTXH có chuyên môn về SKTT (tại các nước, những nhân viên CTXH này phải thi lấy chứng chỉ hành nghề và phải thực hành dưới sự giám sát trong 2 năm mới được bắt đầu thực hành độc lập) thì Việt Nam có thể đi theo con đường mà WHO và nhiều nước phát triển từng trải qua: đào tạo kỹ năng CTXH cho nhân viên y tế hiện tại ở các cơ sở CSSKTT Trong lịch sử của Mỹ, nhân viên CTXH trong các bệnh viện bắt đầu từ y tá được đào tạo thêm về kỹ năng CTXH để cung cấp các dịch vụ TGXH Đây sẽ là một hướng khả thi cho Việt Nam Nhưng để triển khai mô hình này và lồng ghép vào hệ thống CSSKTT tại các bệnh viện và ở cơ sở thì VN cần có các nghiên cứu cụ thể để thử nghiệm mô hình lồng ghép hiệu quả nhất, hợp lý nhất.