1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐẦU TƯ CỦA NHẬT BẢN VÀO BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 1997 – 2016 LUẬN VĂN THẠC SỸ LỊCH SỬ VIỆT NAM

160 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 160
Dung lượng 4,63 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (14)
  • 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề (0)
  • 3. Mục tiêu nghiên cứu (0)
  • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (0)
    • 4.1. Đối tượng nghiên cứu (0)
    • 4.2. Phạm vi nghiên cứu (0)
  • 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu (23)
    • 5.1. Cơ sở lý luận (23)
    • 5.2. Phương pháp nghiên cứu (24)
  • 6. Đóng góp của luận văn (25)
    • 6.1. Về lý luận (25)
    • 6.2. Về thực tiễn (25)
  • 7. Nguồn tài liệu (25)
  • 8. Cấu trúc của luận văn (26)
  • CHƯƠNG 1: CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NHẬT BẢN CỦA TỈNH BÌNH DƯƠNG (26)
    • 1.1. Bối cảnh thu hút đầu tư nước ngoài của tỉnh Bình Dương (26)
    • 1.2. Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của tỉnh Bình Dương (1997 - 2016) (26)
    • 1.3. Quá trình định hình hoạt động của đầu tư Nhật Bản trên địa bàn tỉnh Bình Dương (26)
      • 1.3.1. Khuynh hướng đầu tư nước ngoài của Nhật Bản (43)
      • 1.3.2. Quá trình đầu tư của Nhật Bản tại Việt Nam (47)
      • 1.3.3. Hoạt động xúc tiến hợp tác đầu tư giữa tỉnh Bình Dương - Nhật Bản (51)
  • CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA NHẬT BẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG (1997 - 2016) (26)
    • 2.1. Lý luận về đầu tư (26)
      • 2.1.1. Khái niệm “đầu tư” (58)
      • 2.1.2. Các hình thức đầu tư nước ngoài (58)
      • 2.1.3. Tác động của đầu tư nước ngoài (59)
    • 2.2. Tiến trình đầu tư của Nhật Bản vào tỉnh Bình Dương (1997 - 2016) (26)
    • 2.3. Địa bàn và quy mô đầu tư của Nhật Bản trên địa bàn tỉnh Bình Dương (1997 - 2016) (27)
      • 2.3.1. Địa bàn đầu tư (64)
      • 2.3.2. Quy mô đầu tư (70)
    • 2.4. Hoạt động đầu tư của Nhật Bản trên địa bàn tỉnh Bình Dương (1997 - 2016) (27)
      • 2.4.1. Cơ cấu lĩnh vực đầu tư của Nhật Bản (73)
      • 2.4.2. Hoạt động đầu tư trên lĩnh vực sản xuất (75)
      • 2.4.3. Hoạt động đầu tư trên lĩnh vực thương mại - dịch vụ (78)
      • 2.4.4. Hoạt động đầu tư trên lĩnh vực cơ sở hạ tầng, đô thị (80)
    • 2.5. Hiệu quả của hoạt động đầu tư Nhật Bản tại tỉnh Bình Dương (82)
  • CHƯƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ NHẬT BẢN VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ NHẬT BẢN VÀO TỈNH BÌNH DƯƠNG (27)
    • 3.1. Tác động của đầu tư Nhật Bản (27)
      • 3.1.1. Thúc đẩy kinh tế phát triển theo hướng hiện đại hóa (86)
      • 3.1.2. Giải quyết việc làm và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao (87)
      • 3.1.3. Tạo dựng giá trị văn hóa trong kinh doanh (89)
      • 3.1.4. Nâng cao mức sống, an sinh xã hội (90)
      • 3.1.5. Hoàn thiện hạ tầng, nâng cao chất lượng đô thị (91)
    • 3.2. Những giải pháp tăng cường thu hút đầu tư Nhật Bản vào tỉnh Bình Dương (27)
      • 3.2.1. Xây dựng chiến lược thu hút đầu tư hợp lý (93)
      • 3.2.2. Thực hiện nhất quán chính sách thu hút, ưu đãi đầu tư; hoàn thiện môi trường pháp lý; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục đầu tư (94)
      • 3.2.3. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng và dịch vụ đi kèm (95)
      • 3.2.4. Đảm bảo và phát triển nguồn nhân lực (96)
      • 3.2.5. Nâng cao chất lượng các chỉ số thành phần trong chỉ số cạnh (97)
      • 3.2.6. Tăng cường công tác đối ngoại (98)
      • 3.2.7. Quảng bá hình ảnh và xúc tiến đầu tư (99)
  • KẾT LUẬN (101)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (105)
  • PHỤ LỤC (112)
    • 2. Biểu đồ - Biểu đồ 1: Số lượng dự án đầu tư của Nhật Bản vào tỉnh Bình Dương giai đoạn 1997 - 2016 (0)
    • 3. Hình - Hình 2.1: Bản đồ phân bố các dự án đầu tư của Nhật Bản tại Bình Dương Dương giai đoạn 1997 - 2016 (0)

Nội dung

Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận

Đề tài được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng, Nhà nước về sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Nhà nước Xã hội chủ nghĩa.

Ngoài ra, để đảm bảo tính kế thừa của đề tài nghiên cứu, chúng tôi cũng bám sát vào các học thuyết về phát triển kinh tế, phát triển xã hội; các quan điểm về xuất khẩu tư bản thời hiện đại.

Phương pháp nghiên cứu

Xem xét đầu tư của Nhật Bản vào Bình Dương dưới góc độ Khoa học Lịch sử Bằng những tư liệu lịch sử và tài liệu thu thập được, chúng tôi cố gắng phục dựng một cách chân thực và sôi động những hoạt động đầu tư đa dạng và phong phú của Nhật Bản trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Trong quátrinhh̀ nghiên cứu, bằng các phương pháp phân tich,,́ so sánh, tổng hơp,c̣ luận văn hướng đến việc làm rõ những đặc trưng trong hoạt động đầu tư của Nhật Bản tại Bình Dương trên các phương diện tiến trình, quy mô, lĩnh vực đầu tư Bên cạnh đó, chúng tôi cũng cố gắng trình bày và phân tích những tác động đa chiều của đầu tư Nhật Bản đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.

Quá trình đầu tư của Nhật Bản diễn ra trên rất nhiều lĩnh vực, không chỉ dừng lại ở kinh tế mà còn trên các phương diện khác như hạ tầng, đô thị, văn hóa,

… chính vì vậy, việc áp dụng phương pháp liên ngành là điều kiện tối cần thiết để có thể dựng lại được sự đa dạng, phong phú, muôn màu muôn vẻ của quá trình đầu tư của Nhật Bản tại Bình Dương Trong luận văn tốt nghiệp này, chúng tôi tiếp cận quá trình đầu tư của Nhật Bản trên cơ sở nhiều bộ môn khoa học cơ bản như kinh tế học, đô thị học, địa lý học,… nhằm đảm bảo tính tổng quan của vấn đề nghiên cứu.

Bên cạnh các phương pháp chính trên, để bù đắp cho nguồn tài liệu ít ỏi,trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi sử dụng các kỹ thuật xử lý, phân tích dữ liệu thu thập được để tìm ra những đặc trưng trong quá trình đầu tư củaNhật Bản tại Bình Dương.

Đóng góp của luận văn

Về lý luận

Thông qua việc đánh giá hiệu quả của hoạt động đầu tư của Nhật Bản tại Bình Dương, luận văn góp phần vào viêcc̣làm rõ những giá trị của hoạt động đầu tư kinh tế nước ngoài đối với sự tăng trưởng của kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.

Trong bối cảnh nhiều tỉnh, thành đang nỗ lực tiến hành thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào phát triển kinh tế địa phương, đề tài nghiên cứu về quá trình thu hút vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Bình Dương - một địa phương đã và đang thành công trong quá trình thu hút vốn, sẽ là cơ sở tham khảo tốt cho việc hoạch định chiến lược phát triển của các địa phương trong cả nước.

Về thực tiễn

Đề xuất những những giải pháp thiết thực nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư Nhật Bản vào địa bàn tỉnh Bình Dương; Đề tài nghiên cứu cũng sẽ cung cấp cơ sở khoa học cho những nghiên cứu chuyên sâu, gợi mở những hướng nghiên cứu mới về đầu tư Nhật Bản tại Việt Nam.

Nội dung của nghiên cứu se ̃làtài liêụ tham khảo phucc̣ vu c̣cho sinh viên, cán bộ ngành kế hoạch đầu tư cũng như những người quan tâm vấn đề quan hệ đầu tư nước ngoài nói chung, đầu tư Nhật Bản nói riêng.

Nguồn tài liệu

Để nghiên cứu về hoạt động đầu tư của Nhật Bản tại Bình Dương giai đoạn

1997 - 2016, chúng tôi sử dụng chủ yếu các số liệu thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương Bên cạnh đó, để làm sáng tỏ thêm vấn đề cần nghiên cứu, trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi chọn lọc từ tư liệu các nguồn sau:

- Nghị quyết đại hội tỉnh Đảng bộ Bình Dương;

- Các văn bản pháp quy của Chính phủ và các cơ quan trực thuộc Chính phủ;

- Các văn kiện đại hội tỉnh Đảng bộ Bình Dương;

- Các văn bản pháp quy của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương và các Sở, Ban, Ngành trực thuộc;

- Các ấn phẩm thống kê Cục thống kê tỉnh Bình Dương, Tổng Cục thống kê Việt Nam; số liệu báo cáo, thống kê của các Sở, Ban, Ngành của Tỉnh; số liệu từ Ban Quản lý khu công nghiệp Bình Dương và các cuộc điều tra kinh tế - xã hội trong và ngoài Tỉnh;

- Các công trình khoa học nghiên cứu về quan hệ Việt Nam - Nhật Bản và hoạt động đầu tư của Nhật Bản tại Việt Nam; các bài viết trên các tạp chí nghiên cứu chuyên ngành; bài viết trích từ kỷ yếu các hội thảo, hội nghị;

- Các bài viết, ký sự, phóng sự trên các báo, đặc biệt là báo Bình Dương;

- Các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp có nội dung liên quan đến đề tài;

Ngoài ra, để làm sinh động thêm đề tài, chúng tôi còn sử dụng một cách chọn lọc nguồn tư liệu trên các website của các cơ quan chính phủ của Việt Nam và các tổ chức kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội lớn của thế giới.

Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có ba chương với bố cục như sau:

CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NHẬT BẢN CỦA TỈNH BÌNH DƯƠNG

HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA NHẬT BẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG (1997 - 2016)

Địa bàn và quy mô đầu tư của Nhật Bản trên địa bàn tỉnh Bình Dương (1997 - 2016)

Hoạt động đầu tư của Nhật Bản trên địa bàn tỉnh Bình Dương (1997 - 2016)

2.5 Hiệu quả của hoạt động đầu tư của Nhật Bản tại tỉnh Bình Dương

CHƯƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ NHẬT BẢN VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ NHẬT BẢN VÀO TỈNH BÌNH DƯƠNG

3.1 Tác động của đầu tư Nhật Bản

3.2 Những giải pháp tăng cường thu hút đầu tư Nhật Bản vào tỉnh Bình Dương

CHƯƠNG 1 CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NHẬT BẢN CỦA

1.1 Bối cảnh thu hút đầu tư nước ngoài của tỉnh Bình Dương

1.1.1 Tình hình quốc tế và trong nước

Từ thập niên 1990 trở đi, thế giới bắt đầu chuyển dần sang xu hướng toàn cầu hóa Toàn cầu hóa đã loại bỏ sự cô lập giữa các quốc gia, làm tăng sự giàu có và giúp nâng cao tiềm năng và kiến thức của con người trên toàn thế giới Trên phương diện kinh tế, toàn cầu hóa thúc đẩy quá trình hội nhập của các quốc gia vào một nền kinh tế toàn thế giới.

Ngày càng có nhiều quốc gia theo đuổi nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế Khi mô hình kế hoạch hóa tập trung tỏ ra không có hiệu quả, các nước xã hội chủ nghĩa đã tiến hành nhiều phương thức khác nhau để đưa đất nước tiến lên Vì vậy, ngoại trừ một số nước đang tự cô lập với thế giới, xu hướng phát triển chủ đạo của các quốc gia là kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế Thị trường toàn cầu với dòng lưu chuyển hàng hóa, vốn, công nghệ, lao động qua biên giới ngày càng mở rộng; thị trường dân tộc trở thành bộ phận hữu cơ, chịu tác động của thị trường toàn cầu Trong bối cảnh đó, đầu tư nước ngoài là một trong những hoạt động kinh tế quan trọng góp phần đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa, lan tỏa đến mọi quốc gia trên thế giới.

Trong những năm 1980, Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế trầm trọng, sự vận hành của cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp đã cản trở sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, mức lạm phát lên tới trên 700% năm 1986. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong các năm 1981 - 1985 là 6,4% và 1986 - 1990 là 3,9% [22] Nhiều xí nghiệp quốc doanh, hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp sản xuất cầm chừng, thậm chí đóng cửa hoặc giải thể, hàng chục vạn công nhân dời bỏ dây chuyền sản xuất, đổ vỡ tín dụng liên tiếp xảy ra ở nhiều nơi gây ảnh hưởng rất xấu tới tình hình kinh tế xã hội Trong khi đó, hàng loạt các ngành có ưu thế như: công nghiệp chế biến, công nghiệp tiêu dùng, gia công lắp ráp lại không được Nhà nước quan tâm đúng mức, cơ sở kỹ thuật lạc hậu và tất cả đều ở trong tình trạng thiếu vốn trầm trọng. Đứng trước tình hình trên, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986 đã đề ra những chính sách mới, đánh dấu bước chuyển biến quan trọng, đưa nền kinh tế nước ta thoát khỏi khủng hoảng, mở ra công cuộc “đổi mới” toàn diện trên mọi mặt của đời sống xã hội, nhất là trên lĩnh vực kinh tế Đặc biệt, Đại hội đã đặt ra vấn đề “tranh thủ vốn đầu tư nước ngoài” [17; 57] như là một giải pháp để thúc đẩy cải tạo xã hội chủ nghĩa và phát triển đất nước.

Nhằm cụ thể hoá đường lối chỉ đạo của Đảng là mở rộng giao lưu quốc tế để thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhằm phát triển kinh tế đất nước Trên cơ sở bổ sung và hoàn thiện Điều lệ đầu tư đã ban hành năm 1977, tiến tới xây dựng một bộ Luật Đầu tư hoàn chỉnh, tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá 8 ngày 31/12/1987 đã thông qua Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Có thể nói sự ra đời của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 xuất phát từ những yêu cầu khách quan của sự vận động xã hội, nó đã tạo ra được một môi trường pháp lý cao hơn để thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Đến năm 2012, tức 25 năm sau khi Luật Đầu tư được ban hành, cả nước có 14.095 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký đạt 206,8 tỷ USD, trong đó vốn thực hiện đã giải ngân được 97,4 tỷ USD (chiếm 47% vốn đăng ký) Đầu tư nước ngoài là khu vực phát triển năng động nhất với tốc độ tăng GDP cao hơn tốc độ tăng trưởng cả nước: năm 1995, GDP của khu vực đầu tư nước ngoài tăng 14,98% trong khi GDP cả nước tăng 9,54%; tốc độ này tương ứng là 11,44% và 6,79% (2000), 13,22% và 8,44% (năm 2005), 8,12% và 6,78% (năm 2010) Tỷ trọng đóng góp của khu vực đầu tư nước ngoài trong GDP tăng dần, từ 2% GDP (1992), lên 12,7% (2000), 16,98% (năm 2006) và 18,97% (năm

2011) [4; 9] Tính đến tháng giữa năm 2017, đầu tư nước ngoài đã có mặt ở tất cả

63 tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó thành phố Hồ Chí Minh là địa phương dẫn đầu trong thu hút FDI với hơn 42 tỷ USD (chiếm 13,6% tổng vốn đầu tư),tiếp theo là Bình Dương với 28,8 tỷ USD (chiếm 9,3% tổng vốn đầu tư), Hà Nội với 27 tỷ USD (chiếm 8,77% tổng vốn đầu tư), Bà Rịa - Vũng Tàu với 26,7 tỷ USD (chiếm 8,7% tổng vốn đầu tư) [85].

Có thể nói, trong bối cảnh đất nước thời kỳ mở cửa, đầu tư nước ngoài là giải pháp hữu hiệu góp phần đưa Việt Nam ra khỏi tình thế khó khăn của tình trạng bị bao vây, cấm vận; khẳng định xu thế mở cửa và quan điểm “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới” Trong các giai đoạn tiếp theo, đầu tư nước ngoài đã mang lại nguồn vốn bổ sung quan trọng trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng năng lực sản xuất, đổi mới công nghệ, khai thông thị trường quốc tế, gia tăng kim ngạch xuất khẩu, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, đóng góp ngân sách nhà nước, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và tạo thêm việc làm Đầu tư nước ngoài còn có tác động lan tỏa đến các thành phần kinh tế khác của nền kinh tế, trong đó có việc khơi dậy các nguồn lực đầu tư trong nước, tạo sức ép cạnh tranh, thúc đẩy đổi mới và chuyển giao công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất; phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, góp phần đưa Việt Nam từng bước tham gia chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu.

Cho đến thập niên đầu của thế kỷ XXI, Việt Nam đã trở thành điểm đến của nhiều tập đoàn hàng đầu trên thế giới trong nhiều lĩnh vực khác nhau như BP, Total, Toyota, Canon, Samsung, Intel, Unilever… với những sản phẩm chất lượng quốc tế, qua đó vừa vừa góp phần khẳng định vị thế của Việt Nam trên bản đồ khu vực và thế giới, vừa góp phần tạo động lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước nhằm thích ứng trong bối cảnh toàn cầu hóa Đầu tư nước ngoài cũng đóng vai trò tích cực trong việc hỗ trợ cho quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước, khuyến khích đổi mới thủ tục hành chính và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường [4; 5].

1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội và tình hình thu hút đầu tư nước ngoài của tỉnh Bình Dương

Bình Dương là một tỉnh thuộc khu vực Đông Nam Bộ; tọa độ địa lý:

10 o 51'46" - 11 o 30' vĩ độ Bắc, 106 o 20'- 106 o 58' kinh độ Đông Về ranh giới hành chính, phía Bắc Bình Dương giáp tỉnh Bình Phước; phía Nam giáp thành phố Hồ

Chí Minh; phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai; phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh.

Nằm ở vị trí cửa ngõ giao thương phía bắc của thành phố Hồ Chí Minh, đô thị được xếp loại đặc biệt và cũng là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của cả nước Bình Dương là cầu nối giữa các đô thị trọng điểm của Đông Nam Bộ bao gồm Biên Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh Về mặt địa lý kinh tế, theo quyết định số 44/1998/QĐ-CP ngày 23/02/1998 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Bình Dương nằm ở khu vực trung tâm của vùng phát triển Kinh tế trọng điểm phía Nam, nơi tập trung các khu công nghiệp lớn, thu hút nhiều dự án đầu tư nước ngoài lớn nhất của cả nước Đây là vùng kinh tế quan trọng của phía Nam Việt Nam, đóng góp 50% sản lượng công nghiệp cả nước.

Hệ thống giao thông vận tải của Bình Dương tương đối phong phú với các trục lộ giao thông huyết mạch của quốc gia chạy qua như quốc lộ 13, quốc lộ 14, đường Hồ Chí Minh, đường Xuyên Á,… cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và các cảng biển chỉ từ 10 - 15 km Giao thông đường thủy của Tỉnh tương đối thuận lợi do nằm giữa các sông lớn của Đông Nam Bộ, nhất là sông Sài Gòn. Bình Dương có thể nối với các cảng lớn ở phía Nam và giao lưu hàng hóa với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

Bảng 1.1.1: Diện tích và dân số các tỉnh, thành khu vực Đông Nam Bộ năm 2016

(Sắp xếp theo số lượng dân số giảm dần).

1 Thành phố Hồ Chí Minh 2.061,4 8.297,5 4.025

Về đơn vị hành chính, đến năm 2016, Bình Dương có 01 thành phố loại II (Thủ Dầu Một), 04 thị xã (Dĩ An, Thuận An, Bến Cát, Nam Tân Uyên) và 04 huyện (Dầu Tiếng, Phú Giáo, Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên) với tổng diện tích

2.694,64 km 2 và dân số 1.995.817 người [11; 25] Là một tỉnh không rộng, chỉ xếp thứ tư về diện tích ở Đông Nam Bộ nhưng Bình Dương lại đứng thứ ba về dân số và thứ hai về mật độ dân số trong khu vực này. Đến đầu thập niên 90 thế kỷ trước, Bình Dương (lúc này thuộc tỉnh Sông Bé) vẫn là một địa phương thuần nông, người dân nhiều đời gắn bó với ruộng đồng, cây trái Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, trong khi công nghiệp và dịch vụ còn nhỏ bé Tuy nhiên, từ thời sau khi tái lập tỉnh, Bình Dương đã trỗi dậy với chủ trương đổi mới, được cụ thể hóa bằng những chính sách thông thoáng, mở đường cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của địa phương Bằng việc xây dựng cơ sở hạ tầng, quyết liệt cải thiện môi trường đầu tư, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh, dòng vốn đầu tư trong và ngoài nước ồ ạt chảy về Bình Dương, nhà máy mọc lên khắp nơi, nguồn nhân lực bốn phương quy tụ về, Kinh tế - xã hội của Bình Dương bước đầu đạt những thành tựu đáng kể, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp (năm 2016 tỷ lệ này là 63% - 32,7% - 4,3%) [65], bộ mặt đô thị đã được hình thành rõ nét với tỷ lệ đô thị hóa đạt 77,9% [65; 3]; nhiều vùng đất thuần nông, khô cằn, kém hiệu quả trở thành những khu, cụm công nghiệp trọng điểm của cả nước với số lượng dân cư tập trung đông đúc. Để gặt hái được những thành tựu trên, trong điều kiện thiếu vốn phát triển sản xuất, Bình Dương đã chủ động tiến hành kêu gọi thu hút đầu tư, nhất là nguồn vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển xã hội và tăng trưởng kinh tế Trong những năm bắt đầu thời kỳ đổi mới khi nguồn vốn đầu tư trong nước còn hạn chế Luật đầu tư nước ngoài được ban hành kịp thời, đã bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển của địa phương.

Từ năm 2012 - 2016, vốn đầu tư nước ngoài chiếm từ 47% đến 50 % cơ cấu vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Bình Dương [66; 1], chứng tỏ vốn đầu tư nước ngoài đã trở thành một trong những nguồn lực quan trọng góp phần quan trọng phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa tỉnh bình Dương.

Tính đến tháng 6/2017, Bình Dương đã thu hút tổng cộng 2.946 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký ước tính đạt 27 tỷ 494 triệu USD, quy mô vốn trung bình khoảng 9,3 triệu USD/dự án, đứng thứ 2 cả nước sau thành phố Hồ Chí Minh về thu hút vốn đầu tư nước ngoài Trong đó đầu tư vào các khu công nghiệp là 1.809 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 18 tỷ 773 triệu USD, chiếm 68% số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên toàn Tỉnh [66; 1].

Về đối tác đầu tư, đến nay đã có hơn 59 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào tỉnh Bình Dương, trong đó, xuất hiện ngày càng nhiều các tập đoàn, công ty xuyên quốc gia có năng lực về tài chính và công nghệ Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Samoa là những quốc gia, vùng lãnh thổ có mối quan hệ lâu dài và bền vững với tỉnh Bình Dương Trong đó Đài Loan có vốn đầu tư đăng ký lớn nhất với 757 dự án có tổng số vốn đăng ký là 5 tỷ 731 triệu USD, chiếm 20,8% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên toàn Tỉnh Đứng thứ 2 là Nhật Bản với

246 dự án có tổng số vốn đăng ký là 5,199 tỷ USD, chiếm 18,9% tổng vốn đầu tư; Hàn Quốc đứng thứ 3 với 619 dự án có tổng số vốn đăng ký là 2, 694 tỷ USD, chiếm 9,8% tổng vốn đầu tư; Singapore đứng thứ 4 với 158 dự án có tổng số vốn đăng ký là 2,671 tỷ USD, chiếm 9,7% tổng vốn đầu tư Samoa đứng thứ 5 với 75 dự án có tổng số vốn đăng ký là 2,126 tỷ USD, chiếm 7,7% tổng vốn đầu tư [66; 1].

TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ NHẬT BẢN VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY ĐẦU TƯ NHẬT BẢN VÀO TỈNH BÌNH DƯƠNG

Những giải pháp tăng cường thu hút đầu tư Nhật Bản vào tỉnh Bình Dương

CHƯƠNG 1 CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NHẬT BẢN CỦA

1.1 Bối cảnh thu hút đầu tư nước ngoài của tỉnh Bình Dương

1.1.1 Tình hình quốc tế và trong nước

Từ thập niên 1990 trở đi, thế giới bắt đầu chuyển dần sang xu hướng toàn cầu hóa Toàn cầu hóa đã loại bỏ sự cô lập giữa các quốc gia, làm tăng sự giàu có và giúp nâng cao tiềm năng và kiến thức của con người trên toàn thế giới Trên phương diện kinh tế, toàn cầu hóa thúc đẩy quá trình hội nhập của các quốc gia vào một nền kinh tế toàn thế giới.

Ngày càng có nhiều quốc gia theo đuổi nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế Khi mô hình kế hoạch hóa tập trung tỏ ra không có hiệu quả, các nước xã hội chủ nghĩa đã tiến hành nhiều phương thức khác nhau để đưa đất nước tiến lên Vì vậy, ngoại trừ một số nước đang tự cô lập với thế giới, xu hướng phát triển chủ đạo của các quốc gia là kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế Thị trường toàn cầu với dòng lưu chuyển hàng hóa, vốn, công nghệ, lao động qua biên giới ngày càng mở rộng; thị trường dân tộc trở thành bộ phận hữu cơ, chịu tác động của thị trường toàn cầu Trong bối cảnh đó, đầu tư nước ngoài là một trong những hoạt động kinh tế quan trọng góp phần đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa, lan tỏa đến mọi quốc gia trên thế giới.

Trong những năm 1980, Việt Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế trầm trọng, sự vận hành của cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp đã cản trở sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, mức lạm phát lên tới trên 700% năm 1986. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong các năm 1981 - 1985 là 6,4% và 1986 - 1990 là 3,9% [22] Nhiều xí nghiệp quốc doanh, hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp sản xuất cầm chừng, thậm chí đóng cửa hoặc giải thể, hàng chục vạn công nhân dời bỏ dây chuyền sản xuất, đổ vỡ tín dụng liên tiếp xảy ra ở nhiều nơi gây ảnh hưởng rất xấu tới tình hình kinh tế xã hội Trong khi đó, hàng loạt các ngành có ưu thế như: công nghiệp chế biến, công nghiệp tiêu dùng, gia công lắp ráp lại không được Nhà nước quan tâm đúng mức, cơ sở kỹ thuật lạc hậu và tất cả đều ở trong tình trạng thiếu vốn trầm trọng. Đứng trước tình hình trên, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986 đã đề ra những chính sách mới, đánh dấu bước chuyển biến quan trọng, đưa nền kinh tế nước ta thoát khỏi khủng hoảng, mở ra công cuộc “đổi mới” toàn diện trên mọi mặt của đời sống xã hội, nhất là trên lĩnh vực kinh tế Đặc biệt, Đại hội đã đặt ra vấn đề “tranh thủ vốn đầu tư nước ngoài” [17; 57] như là một giải pháp để thúc đẩy cải tạo xã hội chủ nghĩa và phát triển đất nước.

Nhằm cụ thể hoá đường lối chỉ đạo của Đảng là mở rộng giao lưu quốc tế để thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhằm phát triển kinh tế đất nước Trên cơ sở bổ sung và hoàn thiện Điều lệ đầu tư đã ban hành năm 1977, tiến tới xây dựng một bộ Luật Đầu tư hoàn chỉnh, tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá 8 ngày 31/12/1987 đã thông qua Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Có thể nói sự ra đời của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 xuất phát từ những yêu cầu khách quan của sự vận động xã hội, nó đã tạo ra được một môi trường pháp lý cao hơn để thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Đến năm 2012, tức 25 năm sau khi Luật Đầu tư được ban hành, cả nước có 14.095 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký đạt 206,8 tỷ USD, trong đó vốn thực hiện đã giải ngân được 97,4 tỷ USD (chiếm 47% vốn đăng ký) Đầu tư nước ngoài là khu vực phát triển năng động nhất với tốc độ tăng GDP cao hơn tốc độ tăng trưởng cả nước: năm 1995, GDP của khu vực đầu tư nước ngoài tăng 14,98% trong khi GDP cả nước tăng 9,54%; tốc độ này tương ứng là 11,44% và 6,79% (2000), 13,22% và 8,44% (năm 2005), 8,12% và 6,78% (năm 2010) Tỷ trọng đóng góp của khu vực đầu tư nước ngoài trong GDP tăng dần, từ 2% GDP (1992), lên 12,7% (2000), 16,98% (năm 2006) và 18,97% (năm

2011) [4; 9] Tính đến tháng giữa năm 2017, đầu tư nước ngoài đã có mặt ở tất cả

63 tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó thành phố Hồ Chí Minh là địa phương dẫn đầu trong thu hút FDI với hơn 42 tỷ USD (chiếm 13,6% tổng vốn đầu tư),tiếp theo là Bình Dương với 28,8 tỷ USD (chiếm 9,3% tổng vốn đầu tư), Hà Nội với 27 tỷ USD (chiếm 8,77% tổng vốn đầu tư), Bà Rịa - Vũng Tàu với 26,7 tỷ USD (chiếm 8,7% tổng vốn đầu tư) [85].

Có thể nói, trong bối cảnh đất nước thời kỳ mở cửa, đầu tư nước ngoài là giải pháp hữu hiệu góp phần đưa Việt Nam ra khỏi tình thế khó khăn của tình trạng bị bao vây, cấm vận; khẳng định xu thế mở cửa và quan điểm “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới” Trong các giai đoạn tiếp theo, đầu tư nước ngoài đã mang lại nguồn vốn bổ sung quan trọng trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng năng lực sản xuất, đổi mới công nghệ, khai thông thị trường quốc tế, gia tăng kim ngạch xuất khẩu, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, đóng góp ngân sách nhà nước, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và tạo thêm việc làm Đầu tư nước ngoài còn có tác động lan tỏa đến các thành phần kinh tế khác của nền kinh tế, trong đó có việc khơi dậy các nguồn lực đầu tư trong nước, tạo sức ép cạnh tranh, thúc đẩy đổi mới và chuyển giao công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất; phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, góp phần đưa Việt Nam từng bước tham gia chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu.

Cho đến thập niên đầu của thế kỷ XXI, Việt Nam đã trở thành điểm đến của nhiều tập đoàn hàng đầu trên thế giới trong nhiều lĩnh vực khác nhau như BP, Total, Toyota, Canon, Samsung, Intel, Unilever… với những sản phẩm chất lượng quốc tế, qua đó vừa vừa góp phần khẳng định vị thế của Việt Nam trên bản đồ khu vực và thế giới, vừa góp phần tạo động lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước nhằm thích ứng trong bối cảnh toàn cầu hóa Đầu tư nước ngoài cũng đóng vai trò tích cực trong việc hỗ trợ cho quá trình cải cách doanh nghiệp nhà nước, khuyến khích đổi mới thủ tục hành chính và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường [4; 5].

1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội và tình hình thu hút đầu tư nước ngoài của tỉnh Bình Dương

Bình Dương là một tỉnh thuộc khu vực Đông Nam Bộ; tọa độ địa lý:

10 o 51'46" - 11 o 30' vĩ độ Bắc, 106 o 20'- 106 o 58' kinh độ Đông Về ranh giới hành chính, phía Bắc Bình Dương giáp tỉnh Bình Phước; phía Nam giáp thành phố Hồ

Chí Minh; phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai; phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh.

Nằm ở vị trí cửa ngõ giao thương phía bắc của thành phố Hồ Chí Minh, đô thị được xếp loại đặc biệt và cũng là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của cả nước Bình Dương là cầu nối giữa các đô thị trọng điểm của Đông Nam Bộ bao gồm Biên Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh Về mặt địa lý kinh tế, theo quyết định số 44/1998/QĐ-CP ngày 23/02/1998 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Bình Dương nằm ở khu vực trung tâm của vùng phát triển Kinh tế trọng điểm phía Nam, nơi tập trung các khu công nghiệp lớn, thu hút nhiều dự án đầu tư nước ngoài lớn nhất của cả nước Đây là vùng kinh tế quan trọng của phía Nam Việt Nam, đóng góp 50% sản lượng công nghiệp cả nước.

Hệ thống giao thông vận tải của Bình Dương tương đối phong phú với các trục lộ giao thông huyết mạch của quốc gia chạy qua như quốc lộ 13, quốc lộ 14, đường Hồ Chí Minh, đường Xuyên Á,… cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và các cảng biển chỉ từ 10 - 15 km Giao thông đường thủy của Tỉnh tương đối thuận lợi do nằm giữa các sông lớn của Đông Nam Bộ, nhất là sông Sài Gòn. Bình Dương có thể nối với các cảng lớn ở phía Nam và giao lưu hàng hóa với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

Bảng 1.1.1: Diện tích và dân số các tỉnh, thành khu vực Đông Nam Bộ năm 2016

(Sắp xếp theo số lượng dân số giảm dần).

1 Thành phố Hồ Chí Minh 2.061,4 8.297,5 4.025

Về đơn vị hành chính, đến năm 2016, Bình Dương có 01 thành phố loại II (Thủ Dầu Một), 04 thị xã (Dĩ An, Thuận An, Bến Cát, Nam Tân Uyên) và 04 huyện (Dầu Tiếng, Phú Giáo, Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên) với tổng diện tích

2.694,64 km 2 và dân số 1.995.817 người [11; 25] Là một tỉnh không rộng, chỉ xếp thứ tư về diện tích ở Đông Nam Bộ nhưng Bình Dương lại đứng thứ ba về dân số và thứ hai về mật độ dân số trong khu vực này. Đến đầu thập niên 90 thế kỷ trước, Bình Dương (lúc này thuộc tỉnh Sông Bé) vẫn là một địa phương thuần nông, người dân nhiều đời gắn bó với ruộng đồng, cây trái Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, trong khi công nghiệp và dịch vụ còn nhỏ bé Tuy nhiên, từ thời sau khi tái lập tỉnh, Bình Dương đã trỗi dậy với chủ trương đổi mới, được cụ thể hóa bằng những chính sách thông thoáng, mở đường cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của địa phương Bằng việc xây dựng cơ sở hạ tầng, quyết liệt cải thiện môi trường đầu tư, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh, dòng vốn đầu tư trong và ngoài nước ồ ạt chảy về Bình Dương, nhà máy mọc lên khắp nơi, nguồn nhân lực bốn phương quy tụ về, Kinh tế - xã hội của Bình Dương bước đầu đạt những thành tựu đáng kể, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp (năm 2016 tỷ lệ này là 63% - 32,7% - 4,3%) [65], bộ mặt đô thị đã được hình thành rõ nét với tỷ lệ đô thị hóa đạt 77,9% [65; 3]; nhiều vùng đất thuần nông, khô cằn, kém hiệu quả trở thành những khu, cụm công nghiệp trọng điểm của cả nước với số lượng dân cư tập trung đông đúc. Để gặt hái được những thành tựu trên, trong điều kiện thiếu vốn phát triển sản xuất, Bình Dương đã chủ động tiến hành kêu gọi thu hút đầu tư, nhất là nguồn vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển xã hội và tăng trưởng kinh tế Trong những năm bắt đầu thời kỳ đổi mới khi nguồn vốn đầu tư trong nước còn hạn chế Luật đầu tư nước ngoài được ban hành kịp thời, đã bổ sung nguồn vốn quan trọng cho đầu tư phát triển của địa phương.

Từ năm 2012 - 2016, vốn đầu tư nước ngoài chiếm từ 47% đến 50 % cơ cấu vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Bình Dương [66; 1], chứng tỏ vốn đầu tư nước ngoài đã trở thành một trong những nguồn lực quan trọng góp phần quan trọng phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa tỉnh bình Dương.

Tính đến tháng 6/2017, Bình Dương đã thu hút tổng cộng 2.946 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký ước tính đạt 27 tỷ 494 triệu USD, quy mô vốn trung bình khoảng 9,3 triệu USD/dự án, đứng thứ 2 cả nước sau thành phố Hồ Chí Minh về thu hút vốn đầu tư nước ngoài Trong đó đầu tư vào các khu công nghiệp là 1.809 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 18 tỷ 773 triệu USD, chiếm 68% số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên toàn Tỉnh [66; 1].

Về đối tác đầu tư, đến nay đã có hơn 59 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào tỉnh Bình Dương, trong đó, xuất hiện ngày càng nhiều các tập đoàn, công ty xuyên quốc gia có năng lực về tài chính và công nghệ Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Samoa là những quốc gia, vùng lãnh thổ có mối quan hệ lâu dài và bền vững với tỉnh Bình Dương Trong đó Đài Loan có vốn đầu tư đăng ký lớn nhất với 757 dự án có tổng số vốn đăng ký là 5 tỷ 731 triệu USD, chiếm 20,8% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên toàn Tỉnh Đứng thứ 2 là Nhật Bản với

246 dự án có tổng số vốn đăng ký là 5,199 tỷ USD, chiếm 18,9% tổng vốn đầu tư; Hàn Quốc đứng thứ 3 với 619 dự án có tổng số vốn đăng ký là 2, 694 tỷ USD, chiếm 9,8% tổng vốn đầu tư; Singapore đứng thứ 4 với 158 dự án có tổng số vốn đăng ký là 2,671 tỷ USD, chiếm 9,7% tổng vốn đầu tư Samoa đứng thứ 5 với 75 dự án có tổng số vốn đăng ký là 2,126 tỷ USD, chiếm 7,7% tổng vốn đầu tư [66; 1].

Ngày đăng: 29/12/2022, 09:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w