1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS tại các doanh nghiệp việt nam

220 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng IFRS Tại Các Doanh Nghiệp Việt Nam
Tác giả Lê Việt
Người hướng dẫn PGS. TS. Mai Thị Hoàng Minh
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kế Toán
Thể loại Luận Án Tiến Sĩ Kinh Tế
Năm xuất bản 2020
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 220
Dung lượng 834,8 KB

Cấu trúc

  • 1. Sự cần thiết của nghiên cứu (14)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu (16)
  • 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu (17)
  • 4. Phương pháp nghiên cứu (17)
  • 5. Đóng góp mới của luận án (19)
  • 6. Kết cấu của luận án (20)
  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU (21)
    • 1.1 Những nghiên cứu ở nước ngoài (21)
      • 1.1.1 Nhóm nghiên cứu nhân tố về môi trường kinh doanh (22)
        • 1.1.1.1 Các nhân tố ảnh hưởng ở phạm vi quốc tế (22)
        • 1.1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng ở phạm vi quốc gia (25)
      • 1.1.2 Nhóm nghiên cứu nhân tố hành vi (28)
        • 1.1.2.1 Những nghiên cứu vận dụng lý thuyết Đẳng cấu thể chế (28)
        • 1.1.2.2 Những nghiên cứu vận dụng lý thuyết hành vi dự định TPB hoặc nghiên cứu chung về nhận thức (31)
      • 1.1.3 Nhận xét các nghiên cứu ở nước ngoài (39)
    • 1.2 Những nghiên cứu tại Việt Nam (41)
      • 1.2.1 Nghiên cứu về sự hòa hợp giữa VAS với IFRS (41)
      • 1.2.2 Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS (42)
    • 1.3 Khe hổng nghiên cứu (48)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT (52)
    • 2.1 Tổng quan về IFRS (52)
      • 2.1.1 Quá trình phát triển của IFRS (52)
      • 2.1.2 Tình hình áp dụng IFRS trên thế giới (55)
      • 2.1.3 Tình hình thực tế áp dụng IFRS tại Việt Nam (59)
        • 2.1.3.1 Thực trạng áp dụng IFRS tại các doanh nghiệp trong nước (59)
        • 2.1.3.2 Thực trạng về hệ thống kế toán doanh nghiệp tại Việt Nam (64)
        • 2.1.3.3 Đề án áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế vào Việt Nam (65)
    • 2.2 Những lý thuyết nền được vận dụng trong luận án (66)
      • 2.2.1 Lý thuyết Hành vi dự định (67)
        • 2.2.1.1 Lý thuyết hành động hợp lý TRA (67)
        • 2.2.1.2 Lý thuyết hành vi dự định TPB (68)
        • 2.2.1.3 Các mô hình phát triển từ mô hình TRA và mô hình TPB (69)
        • 2.2.1.4 Ứng dụng của mô hình TPB (71)
        • 2.2.1.5 Vận dụng lý thuyết TPB vào nghiên cứu việc áp dụng IFRS (73)
      • 2.2.2 Lý thuyết Đẳng cấu thể chế (75)
        • 2.2.2.1 Đặc điểm cơ bản của lý thuyết Đẳng cấu thể chế (75)
        • 2.2.2.2 Vận dụng lý thuyết đẳng cấu thể chế vào nghiên cứu việc áp dụng (76)
      • 2.2.3 Mô hình kết hợp lý thuyết hành vi dự định TPB và lý thuyết đẳng cấu thể chế (78)
    • 2.3 Giả thuyết nghiên cứu (79)
      • 2.3.1 Tổng hợp các khái niệm nghiên cứu sử dụng trong luận án (79)
      • 2.3.2 Để xuất giả thuyết nghiên cứu (80)
    • 2.4 Mô hình nghiên cứu lý thuyết dự kiến (84)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (86)
    • 3.1 Quy trình nghiên cứu (86)
    • 3.2 Xây dựng thang đo (89)
    • 3.3 Thiết kế nghiên cứu (92)
      • 3.3.1 Thiết kế nghiên cứu sơ bộ (92)
        • 3.3.1.1 Mục tiêu của nghiên cứu sơ bộ (92)
        • 3.3.1.2 Mẫu nghiên cứu sơ bộ (93)
        • 3.3.1.3 Thiết kế bảng câu hỏi (94)
      • 3.3.2 Thiết kế nghiên cứu định lượng chính thức (95)
        • 3.3.2.1 Mục tiêu (95)
        • 3.3.2.2 Mẫu nghiên cứu (96)
        • 3.3.2.3 Kỹ thuật xử lý dữ liệu (101)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN (104)
    • 4.1 Kết quả nghiên cứu sơ bộ (104)
      • 4.1.1 Nghiên cứu định tính (104)
      • 4.1.2 Nghiên cứu định lượng sơ bộ (112)
        • 4.1.2.1 Mẫu nghiên cứu (112)
        • 4.1.2.2 Kỹ thuật phân tích trong nghiên cứu định lượng sơ bộ (114)
        • 4.1.2.3 Đánh giá giá trị hội tụ và độ tin cậy nhất quán nội tại của thang đo (115)
        • 4.1.2.4 Đánh giá giá trị phân biệt của thang đo (120)
        • 4.1.2.5 Tổng kết nghiên cứu sơ bộ (123)
    • 4.2 Kết quả nghiên cứu chính thức (125)
      • 4.2.1 Mẫu nghiên cứu (125)
      • 4.2.2 Các thủ tục nghiên cứu chính thức (128)
      • 4.2.3 Đánh giá thang đo (129)
        • 4.2.3.1 Đánh giá độ tin cậy nhất quán nội tại (129)
        • 4.2.3.2 Đánh giá giá trị hội tụ (130)
        • 4.2.3.3 Đánh giá giá trị phân biệt (131)
      • 4.2.4 Đánh giá mô hình cấu trúc (134)
        • 4.2.4.1 Đánh giá đa cộng tuyến (134)
        • 4.2.4.2 Đánh giá hệ số xác định R 2 (135)
        • 4.3.4.3 Đánh giá hệ số tác động f 2 (135)
        • 4.2.4.4 Đánh giá sự phù hợp của các mối quan hệ (137)
        • 4.2.3.5 Đánh giá khả năng dự báo với hệ số Q 2 (142)
        • 4.2.4.6 Đánh giá hệ số q 2 (144)
    • 4.3 Tổng hợp kết quả và bàn luận (144)
      • 4.3.1 Tổng hợp kết quả (144)
      • 4.3.2 Bàn luận (148)
        • 4.3.2.1 Tác động của các biến Thái độ, Nhận thức về ảnh hưởng xã hội, và Nhận thức về sự kiểm soát đối với Việc áp dụng IFRS (148)
        • 4.3.2.2 Tác động của các biến trong phần mở rộng của mô hình TPB gốc đối với các biến Thái độ, Nhận thức về ảnh hưởng xã hội, và Nhận thức về sự kiểm soát (148)
        • 4.3.3.3 Tác động của các thành phần mở rộng trong mô hình nghiên cứu đối với Việc áp dụng IFRS (150)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý (152)
    • 5.1 Kết luận (152)
    • 5.2 Hàm ý lý thuyết và hàm ý quản trị (155)
      • 5.2.1 Hàm ý lý thuyết (155)
      • 5.2.2 Hàm ý quản trị (157)
    • 5.3 Hạn chế của luận án và đề xuất cho các nghiên cứu tiếp theo (160)
  • PHỤ LỤC (179)

Nội dung

Sự cần thiết của nghiên cứu

Thống kê của IFRS Foundation trên website IFRS.org cho thấy tính đến tháng 4/2020 đã có 166 nước đã hoặc đang trên lộ trình áp dụng IFRS với tổng GDP chiếm đến 98.8% tổng GDP toàn cầu, trong đó châu lục có nhiều nước áp dụng IFRS nhất chính là Châu Âu với 44 nước (trong tổng số 44 quốc gia độc lập), tiếp theo lần lượt là Châu Phi (38 nước) và Châu Mỹ (37 nước), Châu Á và Châu Đại dương (34 nước) và Trung Đông (13 nước) Có thể thấy rằng trước xu thế chung là toàn cầu hóa, việc tìm ra một ngôn ngữ thống nhất trong kế toán, cụ thể là thông qua việc lập BCTC và trình bày thông tin là hết sức cấp thiết Mặc dù còn có ý kiến trái chiều cũng như sự trì hoãn áp dụng IFRS tại một số quốc gia như Mỹ, Trung Quốc hay Ấn Độ, những tác động tích cực của IFRS là không thể phủ nhận và đã được minh chứng qua những nghiên cứu trong hai thập kỷ vừa qua về áp dụng IFRS tại từng quốc gia riêng biệt hoặc nghiên cứu theo nhóm quốc gia trên thế giới, chẳng hạn như:

• Áp dụng IFRS làm giảm quản trị lợi nhuận: Barth và cộng sự (2008) Christensen và cộng sự (2015);

• Áp dụng IFRS làm tăng giá trị thích hợp của thông tin: Bartov và cộng sự

(2005), Horton và Serafeim (2010), Barth và cộng sự (2012);

• Áp dụng IFRS giúp cho việc ghi nhận lỗ đúng kỳ hơn: Barth và cộng sự (2008), Chen và cộng sự (2010), Sun và cộng sự (2011), Christensen và cộng sự (2015);

• Áp dụng IFRS làm tăng tính so sánh của thông tin: Joshi và cộng sự (2008); Li (2010)

• Áp dụng IFRS làm tăng giá và tính thanh khoản của cổ phiếu: Daske và cộng sự

(2008), Barth và cộng sự (2014); Barth và cộng sự (2018).

Không chỉ đem đến những lợi ích cho các nước lớn, IFRS còn mang lại những cơ hội nhằm có thể nâng cao chất lượng thông tin trên BCTC cho các quốc gia đang phát triển Chẳng hạn như nghiên cứu của Dante và cộng sự (2018) đã thu thập dữ liệu trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến 2016 của 2.458 công ty từ 13 quốc gia mới

14 nổi (bao gồm Argentina, Brazil, Chile, Colombia, Malaysia, Mexico, Nigeria, Pakistan, Peru, Philippin, Ba Lan, Nga, và Nam Phi) đi đến kết luận nhờ có IFRS mà chất lượng thông tin trên BCTC tăng lên và giảm được quản trị lợi nhuận Mặt khác, vẫn có những quan điểm trái chiều về việc áp dụng IFRS, chẳng hạn Verschoor

(2010) đưa ra những lo ngại của Ủy ban chứng khoán Mỹ (SEC) đối với việc áp dụng IFRS gồm có: tính thích hợp của IFRS đối với với BCTC; sự hiểu biết của các nhà đầu tư đối với IFRS và sự khác biệt đối với US GAAP (CMKT Mỹ); IFRS có tác động đối với luật thuế và các yêu cầu pháp lý; hay tác động của IFRS đối với các doanh nghiệp, trong đó bao gồm thay đổi về hợp đồng, hay quản trị doanh nghiệp, và những cuộc kiện tụng tiềm tàng (potential litigation) Trên thực tế, Mỹ hiện tại vẫn chưa áp dụng chính thức IFRS, vì vậy vấn đề lo ngại của quốc gia này hoàn toàn có sơ sở để Việt Nam có thể tham khảo để có sự chuẩn bị đầy đủ nhất, trong bối cảnh thời gian tới IFRS sẽ được triển khai áp dụng.

Việc áp dụng IFRS tại Việt Nam đã được đề cập từ vài năm trước, tuy nhiên theo IFRS Foundation (trên website ifrs.org) thì tính đến tháng 4/2020, Việt Nam vẫn chưa chính thức cam kết áp dụng Mặc dù vậy, việc Bộ Tài chính đã ban hành dự thảo Đề án áp dụng chuẩn mực BCTC quốc tế (2019) và bản chính thức của Đề án đính kèm theo Quyết định 345/QĐ-BTC vào ngày 16 tháng 3 năm 2020 vừa qua đã chứng tỏ rằng áp dụng IFRS là điều chắc chắn Tuy nhiên, do đặc thù của IFRS là dựa vào nguyên tắc, tức là áp dụng IFRS phụ thuộc rất nhiều vào trình độ và kỹ năng của người làm công tác kế toán, kiểm toán, điều này có thể phát sinh những thách thức trong quá trình áp dụng IFRS Theo nghiên cứu của Nguyen Ngoc Hiep

(2017) tính đến cuối năm 2017 số lượng doanh nghiệp đã áp dụng IFRS vẫn chưa nhiều, Việt Nam chỉ có khoảng 17 doanh nghiệp có công bố BCTC phiên bản IFRS. Chính vì vậy, Bộ Tài chính phải đánh giá kỹ lưỡng nhu cầu cũng như năng lực doanh nghiệp nhằm xây dựng hướng tiếp cận phù hợp nhất.

Qua khảo lược các nghiên cứu đi trước, tác giả luận án nhận thấy tại các công bố tạiViệt Nam và các nghiên cứu trên phạm vi thế giới tiếp cận theo dữ liệu BCTC hoặc các nguồn dữ liệu thứ cấp khá nhiều, việc áp dụng IFRS tiếp cận dưới góc độ hành vi chiếm tỷ lệ ít hơn và vẫn còn những khoảng trống có thể nghiên cứu Các nghiên cứu đi trước về hành vi áp dụng IFRS, hoặc là chưa kết hợp được lý thuyết nền một cách đầy đủ để có thể giải quyết triệt để vấn đề nghiên cứu, hoặc là đa số nghiên cứu đều chọn phương pháp cũng như công cụ xử lý dữ liệu vẫn khá đơn giản chỉ với SPSS, thay vì các phần mềm xử lý mô hình phức tạp Nghiên cứu hành vi có tính khám phá và có thể đánh giá được nhân tố tác động đến ý định áp dụng IFRS, đặc biệt là đối với trường hợp như Việt Nam là chưa chính thức áp dụng Do đó, dựa trên sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu này, tác giả quyết định chọn đề tài Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS tại các doanh nghiệp Việt Nam với mong muốn có thể làm rõ vấn đề đang rất được chú trọng trong lĩnh vực kế toán tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, chính là việc áp dụng IFRS tại các doanh nghiệp.

Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

Nghiên cứu trong luận án này được thực hiện căn cứ theo mục tiêu tổng quát là nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng chuẩn mực IFRS tại các doanh nghiệp Việt Nam Từ mục tiêu này, luận án đưa ra các mục tiêu cụ thể gồm có:

 Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS

 Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này đến việc áp dụng IFRS

 Xác định các thành phần tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS

 Đo lường mức độ tác động của các thành phần này đối với các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS

Từ các mục tiêu cụ thể trên, nghiên cứu sẽ đi tìm hướng giải quyết cho các câu hỏi tương ứng lần lượt như sau:

 Các nhân tố nào có ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS?

 Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến việc áp dụng IFRS tại các doanh nghiệp Việt Nam cụ thể ra sao?

 Các thành phần tác động đến các nhân tố ảnh hưởng này bao gồm những gì?

 Mức độ tác động của các thành phần này cụ thể ra sao đối với các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS tại các doanh nghiệp Việt Nam?

Phương pháp nghiên cứu

Để phù hợp mới mục tiêu nghiên cứu là xác định nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, luận án được thực hiện bằng phương pháp hỗn hợp và được thực hiện theo hai giai đoạn: giai đoạn sơ bộ và giai đoạn chính thức Mục tiêu của nghiên cứu sơ bộ là để hiệu chỉnh thang đo, trong đó thực hiện phỏng vấn chuyên gia để hoàn thiện thang đo nháp; sau đó tiến hành khảo sát thử để kiểm định thang đo. Kết quả của nghiên cứu sơ bộ là thang đo đã hiệu chỉnh để sử dụng ở giai đoạn nghiên cứu chính thức Cụ thể hơn, giai đoạn nghiên cứu sơ bộ bao gồm nghiên cứu định tính với các chuyên gia trong lĩnh vực kế toán bằng phương pháp phỏng vấn sâu đối với người quản lý và am hiểu về kế toán doanh nghiệp, giảng viên, các kiểm toán viên có kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán kiểm toán, và chuyên gia soạn thảo IFRS tại Việt Nam để điều chỉnh thang đo; và sau đó nghiên cứu định lượng sơ bộ để kiểm định thang đo Ở bước tiếp theo, luận án tiến hành nghiên cứu định lượng chính thức để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Đặc biệt, trong phần nghiên cứu định lượng sẽ tập trung phân tích dữ liệu với kỹ thuật PLS-SEM (Partial Least Square Strutural Equation Modeling - Mô hình cấu trúc tuyến tính bình phương tối thiểu từng phần) để xác định các nhân tố tác động đến việc áp dụng IFRS tại Việt Nam Đây là kỹ thuật được sử dụng rất phổ biến trong khoa học nghiên cứu hành vi từ cuối thế kỷ trước (Ajzen, 1991) cho đến nay.

Về cơ bản, PLS-SEM là sự kết hợp của phân tích nhân tố và hồi quy, tuy nhiên, nó có thể giải quyết tốt các mối quan hệ phức tạp trong mô hình nghiên cứu so với phân tích hồi quy Đây là kỹ thuật phân tích rất phù hợp với mô hình phức tạp được sử dụng trong luận án này, đặc biệt là trong mô hình có nhiều mối quan hệ cần kiểm định, bao gồm cả quan hệ trực tiếp lẫn gián tiếp Ngoài ra, PLS-SEM cũng là xu hướng phân tích được nhiều nghiên cứu áp dụng trong giai đoạn gần đây (Hair và cộng sự, 2017), bao gồm cả các nghiên cứu trong lĩnh vực kế toán tại Việt Nam và quốc tế.

Nghiên cứu sẽ sử dụng phần mềm SmartPLS phiên bản 3.2.8 để kiểm định thang đo và các giả thuyết, qua đó làm sáng tỏ câu hỏi nghiên cứu Ngoài ra, luận án cũng sẽ sử dụng phần mềm G*power như một công cụ bổ trợ để xác định cỡ mẫu phù hợp.

Nguồn dữ liệu được sử dụng sẽ là dữ liệu sơ cấp do tác giả tự thu thập thông qua các cuộc phỏng vấn trực tiếp trong phần nghiên cứu định tính với các chuyên gia và thông qua các bảng khảo sát gửi cho các doanh nghiệp ở bước nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu định lượng chính thức.

Đóng góp mới của luận án

Về mặt lý luận, luận án đã kiểm định được tính thích hợp của hai lý thuyết nền trong việc áp dụng IFRS bao gồm gồm lý thuyết hành vi dự định TPB của Ajzen

(1991) và lý thuyết đẳng cấu thể chế của DiMaggio và Powell (1983) trong bối cảnh của một nền kinh tế mới nổi – Việt Nam Hai lý thuyết này, trong các nghiên cứu đi trước về IFRS chỉ được áp dụng riêng lẻ chứ không kết hợp với nhau Ngoài ra, đóng góp của nghiên cứu về mặt lý thuyết là đã phát hiện ra các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến ý định áp dụng IFRS tại Việt Nam bao gồm: Thái độ, Nhận thức về áp lực xã hội, Nhận thức về sự kiểm soát Bên cạnh đó cũng đã xây dựng được mô hình chi tiết là mô hình TPB mở rộng để xác định các thành phần tác động đến các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS, bao gồm và Nhận thức về tính hữu ích tác động đến Thái độ; Áp lực cưỡng chế, Áp lực mô phỏng, Áp lực chuyên môn tác động đến Nhận thức về áp lực xã hội; Nguồn lực và Điều kiện cần có tác động đến Nhận thức về sự kiểm soát Phần mở rộng này của mô hình cũng là điểm mới của luận án so với các nghiên cứu đi trước trong việc áp dụng IFRS Ngoài ra, luận án cũng đưa vào các bằng chứng thực nghiệm nhằm minh chứng cho việc kế thừa và vận dụng những thang đo đã được kiểm định trong những nghiên cứu đi trước nhưng vẫn phù hợp với các khái niệm nghiên cứu trong điều kiện tại Việt Nam.

Về mặt thực tiễn, nghiên cứu đã nhận diện được các nhân tố hành vi có tác động đến việc áp dụng IFRS cũng như mức độ tác động của các nhân tố này, qua đó đưa ra hàm ý nhằm thúc đẩy quá trình áp dụng IFRS đối với các nhà hoạch định chính sách để có thể hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận IFRS một cách hiệu quả nhất.

Cụ thể, tác động của Thái độ đối với việc áp dụng IFRS cho thấy việc khiến cho doanh nghiệp có cảm nhận tích cực về IFRS, nhất là trong giai đoạn tự nguyện, là điều rất quan trọng để thúc đẩy khả năng áp dụng IFRS của các doanh nghiệp Kết quả nghiên cứu cũng có thể góp phần giúp cho các doanh nghiệp có góc nhìn tổng quan hơn về việc áp dụng IFRS, qua đó có sự chuẩn bị đầy đủ nhất về nguồn lực hay các điều kiện khách quan cần có cho việc áp dụng sắp tới.

Kết cấu của luận án

Luận án bao gồm năm chương được trình bày theo thứ tự như sau:

• Chương 1 trình bày về tổng quan các nghiên cứu đã thực hiện trên thế giới cũng như các nghiên cứu tại Việt Nam, bao gồm các hướng nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS và qua đó trình bày khe hổng nghiên cứu.

• Chương 2 tổng kết Cơ sở lý thuyết, bao gồm các lý thuyết nền cơ bản gắn liền với hành vi áp dụng IFRS và đề xuất các giả thuyết cũng như mô hình nghiên cứu gồm có 10 khái niệm nghiên cứu, được vận dụng từ mô hình TPB mở rộng kết hợp với lý thuyết đẳng cấu thể chế.

• Chương 3 của luận án sẽ trình bày Phương pháp nghiên cứu thực hiện trong luận án gồm có các bước: nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng sơ bộ, và nghiên cứu định lượng chính thức với kỹ thuật xử lý dữ liệu PLS-SEM Trong chương 3 cũng đã bao gồm bảng câu hỏi nháp đầu đã được kế thừa, bổ sung và phát triển từ thang đo của các nghiên cứu trên thế giới Ở chương này cũng trình bày chi tiết về đối tượng khảo sát của luận án.

• Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận, bao gồm kết quả nghiên cứu định tính, kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ và mô hình điều chỉnh, cuối cùng là kết quả của phần nghiên cứu định lượng chính thức với 221 doanh nghiệp và bàn luận về kết quả nghiên cứu.

• Chương 5 trình bày phần Kết luận và ý nghĩa của nghiên cứu trong lý luận và trong thực tiễn, cùng với những hạn chế của luận án và các đề xuất cho hướng nghiên cứu phù hợp tiếp theo.

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Những nghiên cứu ở nước ngoài

Phần lớn các nghiên cứu ở nước ngoài được thực hiện trong khoảng thời gian sau khi áp dụng IFRS (bao gồm cả tự nguyện lẫn bắt buộc) tại nhiều quốc gia với mục tiêu so sánh sự khác biệt giữa giai đoạn trước khi áp dụng và giai đoạn sau đó, nhằm đánh giá hiệu quả của IFRS (nhóm nghiên cứu về tác động của việc áp dụng IFRS);nhóm nghiên cứu còn lại được thực hiện khi các quốc gia đang trong lộ trình áp dụng IFRS với mục tiêu xác định các nhân tố tác động (nhóm nghiên cứu về các nhân tố tác động đến việc áp dụng IFRS).

1.1.1 Nhóm nghiên cứu nhân tố về môi trường kinh doanh

Các nghiên cứu về nhân tố môi trường kinh doanh tác động đến việc áp dụng IFRS được trình bày thành hai nhóm: nhóm thực hiện ở phạm vi quốc tế và nhóm ở phạm vi quốc gia Trong đó, nghiên cứu ở phạm vi quốc tế tức là phân tích số liệu của nhiều quốc gia hoặc của nhiểu doanh nghiệp của các quốc gia, còn nghiên cứu ở phạm vi quốc gia tức là nghiên cứu nhiều doanh nghiệp trong cùng một nước.

1.1.1.1 Các nhân tố ảnh hưởng ở phạm vi quốc tế

Việc sử dụng một hệ thống chuẩn mực đồng nhất trên thế giới trong lĩnh vực kế toán như IFRS là việc làm rất cần thiết nhưng cũng có những thách thức không nhỏ, đặc biệt là trong bối cảnh của các quốc gia đang trong tiến trình hội nhập Những nguyên nhân chính mang tính vĩ mô mà các quốc gia hay gặp phải như về hệ thống pháp luật, thuế, hệ thống tài chính hay yếu tố văn hóa, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.

Nghiên cứu định lượng của Hope và cộng sự (2006) tại 38 nước áp dụng tự nguyện trước năm 2005 Theo nhóm tác giả, cuối năm 2005 có 65 quốc gia yêu cầu áp dụng IFRS (gồm 28 nước ở Châu Âu và các nước ở phần còn lại trên thế giới) Kết quả: các nước có cơ chế bảo hộ kém đối với nhà đầu tư hoặc muốn thu hút vốn nước ngoài sẽ có khuynh hướng áp dụng IFRS nhằm cải thiện môi trường đầu tư.

Khi nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng IFRS tại các nước đang phát triển, Zeghal và Mhadhbi (2006) kiểm định năm nhân tố đóng vai trò quyết định đến việc áp dụng IFRS bao gồm: phát triển kinh tế (tăng trưởng GDP), trình độ giáo dục (dựa vào tỉ lệ biết chữ theo nghiên cứu của Larsson - 2003), khả năng thu hút FDI, mối liên hệ với văn hóa Anh-Mỹ (các quốc gia nói tiếng Anh hoặc có mối liên hệ chặt chẽ với Anh/Mỹ), và sự hiện hữu của thị trường vốn Dữ liệu thứ cấp tác giả thu thập chủ yếu từ nguồn World Bank Trên cơ sở lựa chọn từ website của IASB các quốc gia đang phát triển (tại Châu Âu, châu Mỹ, Châu Phi, Châu Á) sau đó chia thành 2 nhóm để nghiên cứu bao gồm: 32 nước có áp dụng IFRS và 32 nước không áp dụng tại thời điểm 2003 Kết quả các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS là thị trường vốn, trình độ dân trí, và có ảnh hưởng bởi văn hóa Anh-Mỹ.

Tổng thể về các nhân tố tác động đến môi trường kế toán, Choi và Meek (2008) xây dựng khuôn mẫu nhân tố tác động đối với hệ thống kế toán bao gồm 8 nhân tố: nguồn tài chính, hệ thống pháp luật, thuế, quan hệ giữa kinh tế và chính trị, lạm phát, tăng trưởng kinh tế, trình độ học vấn, và văn hóa Theo Shima và Yang (2012), khuôn mẫu của Choi và Meek tổng hợp khá đầy đủ các nhân tố chính ảnh hưởng đến hệ thống kế toán, và đều được đưa vào kiểm định trong nhiều mô hình nghiên cứu.

Kế thừa từ khuôn mẫu trên, Shima và Yang (2012) sử dụng nguồn dữ liệu liên quan đến 73 nước từ năm 2000-2007, với số lượng quan sát là 527, bao gồm hầu hết quốc gia ở các châu lục nhưng ngoại trừ Liên minh Châu Âu EU (European Union) Theo các tác giả, EU không được đưa vào nghiên cứu này do EU đã bắt buộc áp dụng IFRS tại các quốc gia thành viên, bất chấp yếu tố môi trường kinh doanh Các quốc gia được lựa chọn trong nghiên cứu này chia thành 3 nhóm: không cho phép (22 quốc gia, bao gồm cả Việt Nam), cho phép hoặc bắt buộc (14 quốc gia), bắt buộc

(37 quốc gia) Kết quả phân tích định lượng cho thấy ngoại trừ 2 nhân tố ảnh hưởng tiêu cực là thuế và lạm phát, các nhân tố còn lại đều ảnh hưởng tích cực đến áp dụng IFRS bao gồm: mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị (gồm cả nhân tố thuộc địa của Vương quốc Anh và nhân tố có quan hệ ngoại thương với các quốc gia áp dụng IFRS), phụ thuộc vào nợ nước ngoài, và hệ thống pháp lý, phát triển kinh tế, trình độ dân trí, và độ e ngại rủi ro (uncertainty avoidance, tức là độ e ngại càng thấp sẽ càng có xu hướng áp dụng IFRS) Trong số này, theo các tác giả thì độ e ngại rủi ro còn liên quan đến yếu tố văn hóa Kết quả cũng cho thấy các nước thuộc địa cũ của Vương quốc Anh khi áp dụng sẽ tốn kém ít chi phí chuyển đổi và dễ thực thi hơn. Trong một nghiên cứu về khác biệt văn hóa, Fox và cộng sự (2013) đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, cụ thể là tác giả phỏng vấn bằng câu hỏi bán cấu trúc với 32 người tại Vương quốc Anh, Ireland (tổng cộng 24 người) và Ý (8 người) Trong đó Vương quốc Anh và Ireland là các quốc gia theo trường phái thông luật (common law) còn Ý thuộc trường phái dân luật (code law hoặc cilvil law) Đối tượng phỏng vấn gồm có kế toán viên, kiểm toán viên, nhà lập quy, người sử dụng thông tin, thời gian thực hiện khá dài, từ đầu 2006 đến giữa 2007, và được thực hiện riêng bởi 2 nhóm tác giả (gồm cả người Anh và người Ý) Kết quả: ngoài lợi ích của IFRS, thì khác biệt văn hóa tạo nên sự tốn kém về chi phí trong quá trình áp dụng IFRS tại Ý Tác giả cũng nhấn mạnh rằng nghiên cứu này rất hữu ích đối với các công ty chưa áp dụng IFRS Theo tổng hợp của nhóm tác giả, quốc gia theo hệ thống dân luật (áp dụng luật dân sự, hoặc bộ luật), thì kế toán có xu hướng được tuân thủ rất cao và các quy định kế toán thường được đưa vào luật quốc gia Ngược lại, hệ thống thông luật thường được xử lý theo từng tình huống và ít có quy định cụ thể Như vậy có thể thấy ở Vương quốc Anh, do không bị điều chỉnh bởi luật, cho nên quy trình thiết lập CMKT sẽ có độ mở cao hơn ở Ý Chẳng hạn, nghiên cứu của

Schultz và Lopez (2001) về tác động của văn hóa đối với kế toán, đã kết luận rằng trong cùng một điều kiện cho sẵn, các kế toán viên ở Đức và Pháp ước tính giá trị chi phí bảo hành cao hơn so với các kế toán viên ở Anh, bắt nguồn từ đặc điểm văn hóa, cụ thể là chủ nghĩa bảo thủ tồn tại trong văn hóa các quốc gia thuộc trường phái kế toán Châu Âu lục địa Zehri và Chouaibi (2013) đã kế thừa phương pháp và giả thuyết của Zeghal và Mhadhbi (2006) để việc áp dụng IFRS tại các nước đang phát triển, họ nhấn mạnh là chỉ nghiên cứu việc áp dụng IFRS tự nguyện Cụ thể, ngoài việc kiểm định lại các nhân tố như của Zeghal và Mhadhbi (2006), họ đưa thêm 2 nhân tố mới là hệ thống pháp lý và chính trị Mẫu được sử dụng là 74 quốc gia chia thành 2 nhóm, đã áp dụng và chưa áp dụng, tại thời điểm 2008 Kết quả: xu hướng áp dụng IFRS tự nguyện thường là do tỉ lệ tăng trưởng kinh tế, hệ thống pháp lý hoàn chỉnh, và trình độ giáo dục Bên cạnh đó còn có sự hiện hữu của nhân tố cưỡng chế bắt buộc trong việc áp dụng, và các nước có hệ thống pháp lý hoàn chỉnh sẽ càng có khuynh hướng áp dụng Ở một khía cạnh khác, Alon (2010) đã vận dụng lý thuyết thể chế của Meyer và Rowan (1977) và lý thuyết đẳng cấu thể chế của DiMaggio và Powell (1983) về việc áp dụng IFRS Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, với dữ liệu thứ cấp từ 71 nước, bao gồm 3 nhóm: không áp dụng (39 nước), cho phép áp dụng tự nguyện (13 nước), bắt buộc áp dụng

(19 nước) Theo Alon, về mặt lý thuyết, lý thuyết thể chế (ở phạm vi nghiên cứu quốc tế) hướng đến việc các quốc gia tìm kiếm tính hợp pháp và hành động dựa trên nhu cầu hợp pháp hóa hệ thống của họ Tác giả kết luận các nước có cơ chế quản trị yếu và chậm phát triển kinh tế sẽ có xu hướng thể chế hóa BCTC thông qua việc áp dụng để đạt được tính chính đáng/hợp pháp (legitimacy) Ngược lại, các nước vốn đã thiết lập được cơ chế quản trị tốt thì nhu cầu áp dụng IFRS có xu hướng thấp hơn Ngoài ra, các nước có chủ nghĩa dân tộc cao, có xu hướng từ chối áp dụng IFRS và ưu tiên sử dụng chuẩn mực nội địa.

1.1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng ở phạm vi quốc gia

Một nghiên cứu khác của Gassen và Sellhorn (2006) về việc tự nguyện áp dụng sử dụng dữ liệu của Worldscope và Thompson Financial Datastream về các doanh nghiệp niêm yết ở Đức trong khoảng thời gian 1998-2004, với số lượng quan sát lên đến 1.176 từ nhóm sử dụng chuẩn mực nội địa và 630 quan sát nhóm áp dụng IFRS tự nguyện Kết quả: quy mô, mức độ quốc tế hóa, sự phân tán trong thành phần chủ sở hữu chính là các nhân tố tác động đến việc áp dụng IFRS tự nguyện Bên cạnh đó, chất lượng lợi nhuận của doanh nghiệp áp dụng IFRS cao hơn nhóm không áp dụng André và cộng sự (2012) khi nghiên cứu tình hình áp dụng IFRS tự nguyện tại các công ty không niêm yết ở Vương quốc Anh vào năm 2009 đã chọn đối tượng các công ty không niêm yết do hầu như có rất ít nghiên cứu về nhóm này mặc dù về số lượng họ chiếm đến 99% các công ty tại Châu Âu và Mỹ Số liệu thứ cấp từ thu thập Orbis database của 8.397 công ty, trong đó có 267 công ty áp dụng IFRS (tỷ lệ 3%) rất thấp so với 8.130 công ty không áp dụng IFRS (97%) tại Anh và phân tích bằng hồi quy bội Kết quả nghiên cứu đã xác định được 4 nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến việc tự nguyện áp dụng IFRS bao gồm: mức độ quốc tế hóa (đa quốc gia), đòn bẩy, quy mô, kiểm toán viên; và các nhân tố không có vai trò quyết định gồm có lợi nhuận, sự phân hóa của vốn chủ sở hữu, mức đầu tư vào tài sản cố định, ngành nghề, tăng trưởng (doanh thu hoặc tài sản), và năng suất của nhân viên. Nghiên cứu của Bessieux-Ollier và Walliser (2012) về việc tự nguyện áp dụng của

85 công ty tại Pháp đang niêm yết trên thị trường Alternext (là thị trường dành cho các công ty vừa và nhỏ) trong năm 2010, bao gồm 32 công ty có áp dụng IFRS(IFRS toàn phần chứ không phải IFRS cho công ty nhỏ và vừa) và 53 công ty sử dụng chuẩn mực nội địa Nhóm tác giả đã thu thập dữ liệu thứ cấp trong báo cáo thường niên của các công ty này, nhằm kiểm định các nhân tố sau đây: đòn bẩy tài chính (dựa vào

Lý thuyết đại diện Agency Theory của Jensen và Meckling, 1976); quy mô doanh nghiệp (dựa vào lý thuyết chi phí chính trị); mức độ quốc tế hóa (có xuất khẩu hoặc niêm yết quốc tế); lợi nhuận; ngành nghề; danh tiếng của công ty kiểm toán (có thuộc nhóm Big 4 hay không); chủ sở hữu (càng ít chủ sở hữu càng ít tự nguyện áp dụng); và cuối cùng là giá trị tài sản cố định Kết quả: quy mô (dựa trên tài sản) và giá trị tài sản cố định cao sẽ ảnh hưởng đến áp dụng tự nguyện Đặc biệt, nhóm tác giả nhấn mạnh, nếu không có sự “ép buộc” từ cơ quan lập quy, các công ty trên sàn Alternext vẫn sẽ tiếp tục áp dụng chuẩn mực nội địa.

Nghiên cứu của Şenyiğit (2014) tại Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn tự nguyện áp dụng 2003-2004 (ngay trước thời điểm Châu Âu bắt buộc áp dụng IFRS) của tổng số 206 doanh nghiệp trên sàn Bora Istanbul (bao gồm 61 công ty có áp dụng và 145 chưa áp dụng, tổng cộng 2 nhóm này chiếm 72% số công ty niêm yết) Kết quả: các nhân tố ảnh hưởng đến tính tự nguyện trong việc áp dụng IFRS là quy mô, hoạt động xuất khẩu, và công ty kiểm toán Tác giả lưu ý rằng các tổ chức tài chính có sự khác biệt cơ bản so với nhóm còn lại nên không đưa vào nghiên cứu.

Bên cạnh việc nghiên cứu tình hình áp dụng tại các nước Châu Âu hoặc các nước phát triển, theo Lin (2012) thì nghiên cứu tại các nước kém phát triển hơn cũng là điều rất cần thiết Bởi vì áp dụng IFRS tại các nước này sẽ làm giảm tính bất cân xứng của thông tin giữa doanh nghiệp với các nhà đầu tư nước ngoài, qua đó việc thu hút FDI sẽ dễ dàng hơn, nhà đầu tư sẽ dễ nắm bắt các cơ hội để phát triển mạnh tại các nước này Chẳng hạn như nghiên cứu của Bova và Pereira (2012) về trường hợp áp dụng IFRS tại Kenya, một nước vốn được tác giả cho là có môi trường thực thi yếu Dù là nước đang phát triển, Keyna đã bắt buộc tất cả loại hình công ty (kể cả công ty vừa và nhỏ) áp dụng chuẩn mực quốc tế từ 1999 Nhóm tác giả thu thập dữ liệu thứ cấp từ BCTC trong giai đoạn 2005-2007 của 78 công ty Kết quả: các công ty niêm yết thể hiện sự tuân thủ IFRS tốt hơn các công ty tư nhân do có năng lực tốt hơn Sở hữu nước ngoài có mối tương quan tích cực và đáng kể với việc tuân thủ chuẩn mực quốc tế, điều này cũng phù hợp khi mà các nhà đầu tư nước ngoài chịu rủi ro về bất cân xứng thông tin cao hơn, nên họ đòi hỏi BCTC phải có chất lượng cao hơn thông qua việc tuân thủ IFRS Và, công ty nào càng tuân thủ IFRS thì cổ phiếu càng có tính thanh khoản cao.

Bảng 1 1 Tổng hợp các nhân tố về môi trường kinh doanh tác động đến việc áp dụng IFRS

Nhân tố Các nghiên cứu liên quan

Quy mô doanh nghiệp Gassen và Sellhorn (2006), Şenyiğit (2014) Bessieux-Ollier và Walliser (2012) Danh tiếng của kiểm toán viên Şenyiğit (2014) Bessieux-Ollier và Walliser (2012)

Hệ thống pháp lý/thể chế Zehri và Chouaibi (2013)

Trình độ dân trí/giáo dục

Shima và Yang (2012) Zehri và Chouaibi (2013) Phát triển kinh tế Shima và Yang (2012)

Văn hóa Shimaa và Yang (2012)

Zeghal và Mhadhbi (2006) Fox và cộng sự (2013) Schultz và Lopez (2001) Thị trường vốn Zeghal và Mhadhbi (2006)

Bova và Pereira (2012) Thu hút FDI Hope và cộng sự (2006)

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

1.1.2 Nhóm nghiên cứu nhân tố hành vi

Những nghiên cứu tại Việt Nam

Hai nhóm nghiên cứu phổ biến tại Việt Nam liên quan đến IFRS là nghiên cứu về sự hòa hợp giữa VAS với IFRS, và nhóm nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS Do Việt Nam chưa chính thức áp dụng IFRS, cho nên hầu hết các doanh nghiệp đã lập báo cáo theo IFRS đều trên cơ sở tự nguyện Và do đó, các nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS tại Việt Nam cũng xoay quanh các đối tượng tự nguyện áp dụng IFRS Mặt khác, do Việt Nam chưa áp dụng IFRS, hầu hết các nghiên cứu liên quan đều mang tính mang tính chất khám phá, dựa vào nguồn dữ liệu sơ cấp để giải quyết vấn đề nghiên cứu Trong phần tổng quan này, sẽ chỉ đưa vào các nghiên cứu tiêu biểu được thưc hiện tại Việt Nam có mô hình nghiên cứu cụ thể và có tiến hành kiểm định các giải thuyết nghiên cứu.

1.2.1 Nghiên cứu về sự hòa hợp giữa VAS với IFRS

Nghiên cứu của Trần Hồng Vân (2014) về sự hòa hợp trong việc lập và trình bày BCTC hợp nhất giữa kế toán Việt Nam và kế toán quốc tế Trong đó chủ yếu kiểm định khả năng hòa hợp giữa các chuẩn mực của VAS và IFRS và nhận định rằng mức độ hòa hợp chưa cao, nhất là những chuẩn mực nội địa ban hành trước 2004. Các nguyên nhân cơ bản dẫn đến mức độ hòa hợp thấp giữa VAS với IAS/IFRS ban hành trước năm 2004 bao gồm: Một số nội dung kế toán chỉ được quy định trong VAS; Lý thuyết hợp nhất áp dụng cho nội dung kế toán được khảo sát giữa VAS và IAS có sự khác biệt; VAS chỉ áp dụng một trong số các phương pháp IAS cho phép; Phạm vi khai báo thông tin theo VAS hẹp hơn so với theo IAS; (v) VAS không đồng bộ, thiếu VAS về công cụ tài chính Theo tác giả, để đảm bảo sự hòa hợp về việc lập và trình bày BCTC hợp nhất, thì CMKT Việt Nam phải hòa hợp cao với quốc tế, và các doanh nghiệp phải tuân thủ cao với CMKT Việt Nam.

Nghiên cứu của Trần Quốc Thịnh (2014) về hội tụ giữa VAS với IFRS đã Đánh giá những thành quả và tồn tại trong hệ thống VAS cũng như khả năng áp dụngIFRS tại Việt Nam Tác giả khẳng định việc hội tụ là tất yếu, tuy nhiên cần phải có những định hướng về cách thức triển khai và lộ trình, trong đó tác giả đề xuất định hướng cho Việt Nam trong việc phát triển hệ thống chuẩn mực báo cáo tài chính để đáp ứng xu thế hội tụ kế toán quốc tế và nhấn mạnh ở Việt Nam cần phải chia thành hai đối tượng: đối với các doanh nghiệp lớn, đại chúng, tổ chức tín dụng cần áp dụng toàn bộ IFRS, với nhóm các doanh nghiệp không đại chúng hoặc có quy mô nhỏ và vừa, cần chia thành 2 giai đoạn và cần có những chuẩn bị chặt chẽ, trong đó giai đoạn một là hình thành hệ thống CMKT Việt Nam gần với IFRS, và giai đoạn hai là ban hành CMKT Việt Nam tương đương với IFRS dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Trong một công bố quốc tế của Pham Hoai Hương (2016) liên quan đến luận án của tác giả tại đại học Curtin (Úc) về hội tụ giữa VAS và IFRS, tác giả đã sử dụng thang đo De jure convergence scores để chứng minh được rằng tỉ lệ tương đồng giữa 25 VAS (trừ chuẩn mực chung) với IAS/IFRS tương đương đã ban hành đến thời điểm 2003 là rất cao, ở mức 84% Nhưng tính đến 2013, khi IFRS đã có rất nhiều sự thay đổi, tỉ lệ này chỉ còn lại 63%.

Tương tự, một nghiên cứu mới đây về vấn đề này của Trần Quốc Thịnh và Nguyễn Thị Cẩm Thúy (2018) cho thấy VAS hiện hành của Việt Nam có tỉ lệ hội tụ khá thấp so với IFRS, ở mức 55,8%; trong khi VAS trong dự thảo Thông tư ban hành 8 CMKT vào năm 2013 có tỉ lệ hội tụ cao hơn nhiều là 87,8%.

1.2.2 Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS Đối với nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS, do Việt Nam chưa áp dụng IFRS, số lượng các công bố liên quan chưa nhiều và đều là nghiên cứu định lượng, mang tính chất khám phá, dựa vào nguồn dữ liệu sơ cấp để giải quyết vấn đề nghiên cứu Do số lượng nghiên cứu có chất lượng về IFRS tại Việt Nam không nhiều, phần tổng quan này sẽ bao gồm cả một số nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS cho doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng như việc áp dụng VAS để có cái nhìn tổng quát về vấn đề nghiên cứu.

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng trong phạm vi doanh nghiệp nhỏ và vừa Đa số nghiên cứu tại Việt Nam được thực hiện trong phạm vi các doanh nghiệp vừa và nhỏ do đây là đối tượng chiếm chủ yếu về số lượng doanh nghiệp tại Việt Nam.Theo số liệu của Tổng cục Thống kê đưa ra, qua kết quả Tổng điều tra kinh tế năm

2017, cả nước có gần 517.900 doanh nghiệp đang hoạt động, tăng 51,6% so với năm

2012, trong đó, doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm tới 98,1%.

Trong nghiên cứu bàn về các nhân tố ảnh hưởng vận dụng CMKT trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở của Trần Đình Khôi Nguyên (2011), tác giả đi đến kết luận rằng nhân tố duy nhất ảnh hưởng đến việc vận dụng CMKT chính là nhân tố Năng lực của kế toán viên, các nhận tố khác trong mô hình như: Tài liệu hướng dẫn thực hành, Sự quan tâm của chủ doanh nghiệp, Khả năng sinh lời, Ảnh hưởng của công tác kiểm tra-kiểm toán đều không có ý nghĩa thống kê Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ vận dụng CMKT của đối tượng này là không cao - ở mức dưới 50%,

Trần Thị Thanh Hải (2015) khi nghiên cứu về xác lập và áp dụng khung pháp lý kế toán cho doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ và vừa đã đưa ra 5 nhân tố tác động đến văn bản pháp lý về kế toán đối với nhóm đối tượng này, theo các mức độ tác động giảm dần từ cao xuống thấp như sau: Cơ sở hạ tầng kế toán, Tính bắt buộc tuân thủ, Người làm kế toán, Mối quan hệ lợi ích-chi phí, và Hệ thống văn bản pháp lý Điểm hạn chế của nghiên cứu là chỉ tập trung vào doanh nghiệp vừa và nhỏ và cũng chưa đi sâu về khác biệt giữa các nhóm theo ngành nghề.

Trong một nghiên cứu mới đây về các tác nhân bên ngoài ảnh hưởng như thế nào đến việc các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam khi vận dụng IFRS, Nguyễn Thị Ánh Linh (2018) bằng mô hình hồi quy dựa trên 176 mẫu khảo sát, đã đưa ra được 4 nhân tố đó là có mức độ tác động giảm dần từ cao xuống thấp lần lượt như sau: Áp lực hội nhập quốc tế, Hệ thống pháp luật, Sự tác động của các tổ chức nghề nghiệp trong và ngoài nước, và Phát triển kinh tế.

Một công bố quốc tế của Dang Duc Son (2011) đã xác định có 5 nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng CMKT ở Việt Nam cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, gồm có (theo mức độ cao xuống thấp): Tính bắt buộc tuân thủ, Yêu cầu cải thiện chất lượng thông tin từ phía bên ngoài doanh nghiệp, Mối quan hệ lợi ích chi phí, Kỹ năng quản lý và kế toán, và Cơ sở hạ tầng.

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng ở phạm vi doanh nghiệp lớn/đại trà

Một trong những nghiên cứu tiêu biểu về vấn đề này là luận án tại đại học Swinburne (Úc) của Phan (2014), trong đó tác giả có vận dụng lý thuyết đẳng cấu thể chế Luận án này được công bố chủ yếu trong hai bài báo như sau: Đầu tiên là bài của Phan và cộng sự (2014) đã sử dụng dữ liệu thu thập từ Việt Nam nhằm nghiên cứu về thuận lợi, những khó khăn, và các thách thức trong quá trình áp dụng IFRS Tác giả đã khảo sát thử 30 người với cả phiên bản tiếng Anh lẫn bản tiếng Việt của bảng câu hỏi để đảm bảo chất lượng của bản dịch tiếng Việt là như bản gốc tiếng Anh Bảng câu hỏi cuối cùng sử dụng thang đo Likert có độ dài

7 trang mỗi phiên bản (152 câu hỏi) Bảng câu hỏi bằng cả 2 thứ tiếng (do tác giả thực hiện công trình này nghiên cứu này tại Úc) được gởi qua 3 hình thức: gởi thư (có đính kèm bao thư để gởi lại trả lời có sẵn tem); email (đính kèm file word để trả lời); đường link trên internet Bảng câu hỏi đã được gởi đến 3.000 người trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2012, chia đều cho 3 đối tượng: kiểm toán viên, kế toán viên, và học giả (academic) Kết quả thu về 893 phản hồi (30%), tuy nhiên tác giả đưa vào dữ liệu của 555 phản hồi đầy đủ (19%) Dựa vào 555 trả lời này, tác giả cho rằng những người tham gia đều có sự hiểu biết và quen thuộc với CMKT Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy về lợi ích, áp dụng IFRS sẽ làm tăng tính so sánh cũng như tăng tính minh bạch đối với thông tin, qua đó tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào thị trường vốn quốc tế, góp phần làm tăng uy tín quốc gia và cá nhân doanh nghiệp Những hạn chế của việc áp dụng là: sự phức tạp của IFRS, sự không phù hợp với điều kiện ở Việt Nam, việc doanh nghiệp thiếu kiến thức về IFRS, việc tốn kém chi phí và thời gian chuyển đổi, trong đó việc tập huấn chuyển đổi từ VAS sang IFRS là một trong những thách thức lớn nhất Ngoài ra, phần lớn người trả lời đều cho thấy sự sẵn lòng áp dụng IFRS vì những lợi ích mà IFRS mang lại Do nghiên cứu dàn trên 3 đối tượng khác nhau, nên tác giả chưa khai thác được đặc điểm nội tại của doanh nghiệp (quy mô, ngành nghề, trình độ nhân viên,v.v) tác động như thế nào đối với việc áp dụng IFRS, mặc dù tác giả có đưa những yếu tố này vào bảng khảo sát Tác giả cũng để ngỏ việc cần có những nghiên cứu tiếp sau về các nhân tố môi trường kinh doanh tác động như thế nào đến việc áp dụng IFRS Một điểm cần lưu ý, nghiên cứu được khảo sát tại thời điểm 2012, khi này mới chỉ có rất ít tập đoàn lớn ở Việt Nam (nếu không kể các tập đoàn đa quốc gia) có hiểu biết chuyên sâu về IFRS hoặc có áp dụng IFRS tự nguyện, qua đó phần nào giảm đi tính khả thi của nghiên cứu vì người trả lời khảo sát có thể không có sự hiểu biết đầy đủ về IFRS mặc dù kết quả khảo sát cho thấy họ tự chấm điểm về sự hiểu biết của cá nhân về IFRS khá cao Trong bài công bố thứ hai của Phan và cộng sự (2016), nhóm tác giả đã chứng minh được rằng các nhân tố thể chế tại Việt Nam đều có ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS Đối với tác động của nhân tố đẳng cấu thể chế chủ yếu liên quan sức ép của các đối tượng chủ yếu (theo thức tự giảm dần): Tổ chức thương mại thế giới (WTO); Ngân hàng thế giới (World Bank); Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Quỹ tiền tệ thế giới (IMF), nhà lập quy trong nước, và các quỹ ODA của Nhật và Hàn quốc Có thể thấy, tại Việt Nam, mặc dù lý thuyết này chưa được ứng dụng quá nhiều trong các nghiên cứu trước đây về việc xác định các nhân tố tác động đến hành vi, nhưng có thể thấy đây là lý thuyết rất phù hợp trong việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng ở phạm vi doanh nghiệp, đặc biệt là trong nghiên cứu có sử dụng nguồn dữ liệu sơ cấp Nghiên cứu của Đặng Ngọc Hùng (2017) đã sử dụng mô hình SEM để phân tích 370 câu trả lời của người đang làm kế toán, đang theo học chương trình thạc sĩ và liên thông cao đẳng - đại học ngành kế toán trong phạm vi một trường đại học, từ đó đưa ra 3 nhân tố ảnh hưởng đến mức độ áp dụng CMKT (VAS) tại Việt Nam, đó là: đặc điểm doanh nghiệp, hệ thống văn bản pháp luật và tổ chức nghề nghiệp.

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Cúc và Nguyễn Lê Vân Khanh (2018) thu thập

198 mẫu qua email đã đưa ra các nhân tố: cơ cấu vốn đầu tư, ngành nghề và quy mô có tác động đến việc áp dụng IFRS tự nguyện tại Việt Nam; riêng công ty có quy mô lớn còn ảnh hưởng bởi hình thức sở hữu.

Nghiên cứu của Lê Trần Hạnh Phương (2018) đã xác định ở phạm vi quốc gia gồm 4 nhân tố vĩ mô (vận dụng từ mô hình 6 nhân tố PESTEL) có tác động đến áp dụng IFRS bao gồm: nhân tố văn hóa, nhân tố tăng trưởng kinh tế, nhân tố giáo dục, và nhân tố chính trị; và 3 nhân tố vi mô bao gồm: có vốn đầu tư của nước ngoài, có người nước ngoài trong ban quản lý, có kiểm toán bởi Big4 Trong đó, đối với nhân tố vĩ mô, tác giả kiểm định dữ liệu thứ cấp của 145 quốc gia trên thế giới Đối với nhân tố vi mô, sau khi phỏng vấn chuyên gia để điều chỉnh các nhân tố, tác giả đã gởi khảo sát cho các doanh nghiệp để xác định doanh nghiệp có áp dụng IFRS hay không, sau đó sử dụng dữ liệu thứ cấp từ BCTC đã được kiểm toán và từ báo cáo thường niên của 500 doanh nghiệp lớn của Việt Nam tại thời điểm năm 2016.

Khe hổng nghiên cứu

Từ các nhận xét chung đối với các nghiên cứu ở nước ngoài và các nghiên cứu tại Việt Nam, có thể nhận thấy, trong điều kiện Việt Nam, nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp qua BCTC là chưa khả thi, vì số lượng doanh nghiệp áp dụng IFRS tự nguyện tại Việt Nam chưa nhiều, cho nên cỡ mẫu có thể bị hạn chế Như vậy, nghiên cứu tiếp cận dữ liệu sơ cấp vẫn phù hợp hơn, và gắn liền với dạng dữ liệu này, chính là các nghiên cứu về hành vi Để xác định khe hổng nghiên cứu, phần này sẽ tổng hợp những hạn chế của nghiên cứu trước đây về nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng IFRS như sau: Hạn chế của nghiên cứu ở nước ngoài:

• Các nghiên cứu nhân tố không nhiều và quy mô bằng nghiên cứu tác động của IFRS đối với báo cáo tài chính.

• Số lượng các nghiên cứu các nhân tố hành vi ảnh hưởng việc áp dụng IFRS theo không nhiều so với nhóm nghiên cứu về môi trường kinh doanh, tức là khai thác dữ liệu sẵn có từ BCTC.

Về đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

• Đối tượng của nghiên cứu hành vi áp dụng IFRS thường tương đối dàn trải và sử dụng chung bảng khảo sát cho người làm kế toán, kiểm toán viên và nhà lập quy. Hầu như không có đối tượng nghiên cứu riêng là doanh nghiệp, đối tượng chính để áp dụng IFRS.

• Phạm vi nghiên cứu về không gian thường không đại diện cho quốc gia

• Nhiều nghiên cứu chỉ dựa vào kết quả của nghiên cứu trước để kiểm định lại, thay vì vận dụng đầy đủ các lý thuyết nền trong nghiên cứu hành vi

• Không có nghiên cứu nào kết hợp lý thuyết hành vi dự định cùng với lý thuyết đẳng cấu thể chế để giải quyết vấn đề nghiên cứu một cách triệt để.

• Ít có nghiên cứu về nhân tố có sự kết hợp giữa nhân tố môi trường kinh doanh và nhân tố hành vi, ngoại trừ nghiên cứu của Simegn (2015), tuy nhiên Simegn công bố trên tạp chỉ không có xếp hạng cao.

Về Phương pháp nghiên cứu:

• Hầu hết các nghiên cứu đều sử dụng phương pháp định lượng, ít có nghiên cứu định tính thuần túy như của Aburous (2018), hoặc ít có nghiên cứu có kết hợp cả hai phương pháp.

Về Kỹ thuật xử lý dữ liệu:

• Các nghiên cứu về hành vi chủ yếu sử dụng giá trị trung bình để phân tích, hoặc áp dụng phần mềm cơ bản là SPSS, chỉ có một nghiên cứu của Moqbel và cộng sự (2013) có xử lý dữ liệu bằng mô hình SEM, tuy nhiên cỡ mẫu thấp, chỉ có 84 người tham gia khảo sát.

Hạn chế của nghiên cứu ở Việt Nam:

• Cũng như các nghiên cứu ở nước ngoài, chưa có nhiều nghiên cứu chuyên sâu về hành vi của việc áp dụng IFRS.

Về đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

• Chưa có nhiều nghiên cứu khảo sát đối tượng chính là các doanh nghiệp lớn/đại trà, mà đa số nghiên cứu dựa trên các doanh nghiệp nhỏ và vừa, ngoại trừ nghiên cứu của Phan (2014) hay Nguyen Ngoc Hiep (2017) Tuy nhiên nghiên cứu của Phan (2014) sử dụng chung bảng câu hỏi từ nhiều đối tượng khảo sát là doanh nghiệp, kiểm toán viên và nhà nghiên cứu và kết quả nghiên cứu tổng hợp chứ không phân nhóm theo đối tượng khảo sát.

• Rất ít nghiên cứu áp dụng triệt để lý thuyết nền (ngoại trừ nghiên cứu của Phan,

2014 có áp dụng lý thuyết đẳng cấu thể chế), ặc biệt là có sử dụng các lý thuyết nền về hành vi lý thuyết hành vi dự định cùng với thuyết đẳng cấu thể chế.

• Hầu như chưa có nghiên cứu về áp dụng IFRS với lý thuyết hành vi dự định.

• Ít có nghiên cứu về nhân tố có sự kết hợp giữa nhân tố môi trường kinh doanh và nhân tố hành vi.

• Chưa có nghiên cứu nào kết hợp giữa lý thuyết hành vi dự định cùng với thuyết đẳng cấu thể chế, đây là hai lý thuyết được áp dụng chủ yếu khi nghiên cứu về hành vi khi áp dụng IFRS trên thế giới.

Về phương pháp nghiên cứu:

• Hầu hết cũng là nghiên cứu định lượng giống như nghiên cứu ở nước ngoài, ít kết hợp với phần nghiên cứu định tính để hiệu chỉnh các biến phù hợp.

• Do Việt Nam chưa áp dụng IFRS, và số lượng doanh nghiệp tự nguyện áp dụng không nhiều, cho nên việc sử dụng dữ liệu từ BCTC doanh nghiệp như một số nghiên cứu đã làm có thể chưa phù hợp so với các nghiên cứu trên thế giới về việc áp dụng IFRS.

• Việc thu thập dữ liệu sơ cấp cần kiểm định lại do có kết quả khác nhau đối với cùng đối tượng nghiên cứu, hoặc do thời gian nghiên cứu đã tương đối lâu, chẳng hạn nghiên cứu của Phan và cộng sự (2014) sử dụng dữ liệu năm 2012, thời điểm mà IFRS có sự hội tụ rất thấp so với IFRS như đã được kiểm chứng trong nghiên cứu của Pham Hoai Huong (2016); trong khi thời gian gần đây IFRS mới bắt đầu có sự lan tỏa mạnh mẽ với việc Bộ Tài chính liên tục có những động thái chuẩn bị cho việc áp dụng IFRS, chẳng hạn như việc trong năm

2019 đã ban hành nhiều đợt Dự thảo đề án áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế vào Việt Nam (và trong năm 2020 đã ban hành đề án chính thức).

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Tổng quan về IFRS

2.1.1 Quá trình phát triển của IFRS

Hệ thống CMKT quốc tế hay còn gọi là chuẩn mực BCTC quốc tế IFRS (International Financial Reporting Standards) ra đời trên cơ sở kế thừa các CMKT quốc tế IAS trước đây IFRS được hình thành từ việc nhóm các nước phát triển đặt ra mục tiêu có một tiếng nói chung về việc lập và trình bày BCTC, IFRS trong thời gian gần đây đã dần được chấp nhận rất rộng rãi khi mà ngày càng có nhiều giao dịch vượt qua ranh giới của từng quốc gia riêng biệt Theo thống kê của IFRS Foundation (2018), hơn một phần ba trong số các giao dịch tài chính là giao dịch xuyên biên giới, tức là giữa các nước với nhau Với mục tiêu cốt lõi của IFRS là giúp các doanh nghiệp trên toàn cầu áp dụng một chuẩn chung chấp nhận được khi lập BCTC IFRS góp phần tăng tính minh bạch và tính so sánh của thông tin, do đó thực hiện quyết định đầu tư được tốt hơn IFRS Foundation (2018) đưa ra ba lợi ích đối với doanh nghiệp và người sử dụng thông tin trong BCTC do IFRS mang lại:

• Tăng cường sự minh bạch: IFRS mang lại sự minh bạch bằng cách tăng cường khả năng so sánh thông tin trên phạm vi quốc tế và tăng thêm chất lượng thông tin tài chính, giúp cho các nhà đầu tư và các đối tượng sử dụng thông tin có thể đưa ra các quyết định kinh tế một cách tốt nhất.

• Nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp: IFRS sẽ góp phần nâng cao trách nhiệm giải trình của doanh nghiệp, qua đó giảm khoảng cách thông tin giữa người cung cấp vốn, tức là các nhà đầu tư, và những người mà họ đã ủy thác tiền, tức là phía doanh nghiệp Là một nguồn thông tin có tính so sánh được trên toàn cầu, IFRS còn đóng vai trò quan trọng đối với các cơ quan quản lý trên toàn thế giới.

• Nâng cao hiệu quả kinh tế: IFRS đóng góp vào hiệu quả kinh tế bằng cách giúp các nhà đầu tư định vị được các cơ hội và rủi ro trên toàn cầu, qua đó cải thiện việc phân bổ nguồn lực đầu tư sao cho hợp lý nhất Về phía doanh nghiệp, việc sử dụng một ngôn ngữ duy nhất trong kế toán và đáng tin cậy sẽ góp phần làm giảm nhiều khoản chi phí, trong đó đặc biệt là chi phí liên quan đến việc chuyển đổi BCTC nội địa sang quốc tế.

Theo công bố trên website ifrs.org của IFRS Foundation, Cột mốc quan trọng nhất đánh dấu sự phát triển của IFRS đó là việc IOSCO - Tổ chức quốc tế các ủy ban chứng khoán (International Organization of Securities Commissions) về việc khuyến nghị áp dụng IAS vào năm 2000 và bắt buộc áp dụng từ ngày 1 tháng 1 năm

2005 đối với các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán các nước thuộc Liên Minh Châu Âu Theo De George và cộng sự (2016), IFRS mang lại sự thay đổi rất lớn trong BCTC doanh nghiệp, cụ thể, tác giả đã đưa ra ví dụ về BCTC lập theo IFRS cho năm 2005 của Vodafone cho kết quả lãi ròng 6,5 tỷ Bảng Anh; trong khi BCTC lập theo UK GAAP (chuẩn mực kế toán Anh) cho kết quả lỗ 6,9 tỷ Bảng Anh, khác biệt này chủ yếu do ghi nhận và phân bổ lợi thế thương mại.

IAS và tổ chức IASC

Theo công bố trên website ifrs.org của IFRS Foundation, xuất phát điểm của IFRS chính là do sự thành lập của IASC - Ủy ban CMKT quốc tế (International Accounting Standards Comittee) Tổ chức này được thành lập từ năm 1973 bởi 10 nước gồm Úc, Canada, Pháp, Đức, Nhật, Mexico, Hà Lan, Vương quốc Anh, Ireland và Hoa Kỳ với mục đích xây dựng hệ thống CMKT quốc tế chung IASC cũng là tổ chức đã thành lập nên SIC – Ủy ban hướng dẫn thường trực (Standing Interpretations Committee) là một bộ phận của IAS nhằm ban hành các hướng dẫn chi tiết việc vận dụng IAS trong những trường hợp cụ thể.

Trong suốt gần 30 năm hoạt động, IASC đã ban hành Khuôn mẫu lý thuyết và các chuẩn mực IAS đánh số liên tục từ 1 đến 41 Trong khi đó, SIC đã ban hành 31 hướng dẫn liên quan.

IFRS và tổ chức IASB

Tiếp theo đó sự hình thành của tổ chức xây dựng và ban hành IFRS hiện tại đó làIASB - Hội đồng CMKT quốc tế (International Accounting Standards Board) vào năm 2001 nhằm thay thế cho IASC IASB, có trụ sở tại London, được thành lập bởi một tổ chức độc lập là IASCF (International Accounting Standards Committee Foundation), cũng từ năm 2001, vốn là một tổ chức phi lợi nhuận, được thành lập nhằm giám sát hoạt động, cấu trúc, chiến lược phát triển và chịu trách nhiệm huy động vốn cho IASB Đến năm 2010 IASCF được đổi tên thành IFRS Foundation. Cùng với sự xuất hiện của IASB, Ủy ban hướng dẫn chuẩn mực BCTC quốc tế - IFRIC (International Financial Reporting Interpretations Committee) đã xuất hiện để thay thế cho SIC và tiếp tục duy trì chức năng tương tự, đó là ban hành các hướng dẫn chi tiết việc vận dụng IFRS.

Tính đến năm 2020, theo website ifrs.org của IFRS Foundation, ngoài Khuôn mẫu lý thuyết mới (trong phụ lục 01 đính kèm Quyết định 345/QĐ-BTC, Bộ Tài chính còn gọi là Khung khái niệm cho BCTC), thì có 41 chuẩn mực đang có hiệu lực, bao gồm 25 IAS vẫn còn áp dụng và 16 IFRS đang có hiệu lực (trong đó, IFRS 4 sẽ được thay thế bởi IFRS 17 – hợp đồng bảo hiểm từ 1/1/2021) Trong phạm vi luận án này, thuật ngữ IFRS được sử dụng bao gồm cả IFRS và IAS cũ còn hiện lực, đây cũng là cách gọi chung mà IFRS Foundation sử dụng Bên cạnh IFRS, hiện tại có

20 IFRIC mới đang được áp dụng cùng với 8 SIC cũ vẫn còn hiệu lực.

Dự án Norwalk của IASB và FASB

Ngoài ra, sự hình thành của một số IFRS mới sau này còn gắn liền với liền với quá trình hợp tác hơn 10 năm của IASB và FASB - Hội đồng CMKT Mỹ (Financial Accounting Standards Board), bắt đầu từ cuối 2002, xuất phát từ thỏa thuận Norwalk được ký bởi 2 tổ chức này Tiêu biểu nhất là chuẩn mực IFRS 15 – Doanh thu theo hợp đồng với khách hàng (Revenue from contracts with customers) Trước những bất cập của cả IAS trước đây, vốn được cho là quá thiên về nguyên tắc và ít có hướng dẫn chi tiết như US GAAP – Các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung của Mỹ (Generally Accepted Accounting Principles), trong khi ngược lại thì

US GAAP vốn được cho là hướng dẫn quá chi tiết, do đó IASB và FASB đã xúc tiến thực hiện dự án này nhằm kết hợp giữa hai bên để hòa hợp các nguyên tắc ghi nhận doanh thu, qua đó xây dựng một chuẩn mực thống nhất chung Đây là một bước tiến rất lớn trong lộ trình hòa hợp của hai hệ thống chuẩn mực quy mô nhất trên thế giới.

2.1.2 Tình hình áp dụng IFRS trên thế giới

Theo số liệu mới nhất được công bố bởi IFRS Foundation từ tháng 9/2018 và chưa có sự thay đổi cho đến tháng 4/2020 1 , hiện đã có 166 nước và vùng lãnh thổ đã áp dụng IFRS và bước đầu có ý định áp dụng IFRS (bao gồm cả những quốc gia mới chỉ bước đầu nộp hồ sơ như Việt Nam), tổng GDP của các nước này chiếm 98.8% GDP của toàn thế giới Trong số này, các nước bắt buộc áp dụng hoặc cho phép áp dụng IFRS đối với doanh nghiệp niêm yết và tổ chức tài chính chiếm 54% GDP.

Phân loại theo mức độ áp dụng

Trong số 166 quốc gia do IFRS Foundation công bố, có thể tạm chia thành ba nhóm: Nhóm bắt buộc áp dụng (đối với công ty niêm yết trong nước và các tổ chức tài chính); Nhóm cho phép áp dụng; và Nhóm còn lại (bao gồm các nước đang trên lộ trình hội tụ hoặc đã đăng kí nhưng chưa có cam kết chính thức, hay nói cách khác đây là nhóm có ý định áp dụng IFRS trong tương lai chứ hiện tại chưa áp dụng). Cần lưu ý rằng thuật ngữ “áp dụng” (application) của IFRS Foundation bao gồm 2 cấp độ: bắt buộc áp dụng (required) và cho phép áp dụng (permitted), IFRS không sử dụng thuật ngữ tự nguyện (voluntary) hay bắt buộc (mandatory) như trong các nghiên cứu hàn lâm đã trình bày trong chương 1 Tình hình cụ thể của các nhóm này như sau:

Nhóm áp dụng bắt buộc: 144 nước trong số này đã bắt buộc áp dụng IFRS với phần lớn doanh nghiệp niêm yết và tổ chức tài chính Trong đó có 18 nước mặc dù chưa có thị trường chứng khoán nhưng đã bắt buộc áp dụng IFRS cho tất cả các tổ chức tài chính, chủ yếu đến từ Châu Phi (Angola, Cameroon, Central African Republic, Chad, Comoros, Democratic Republic of Congo, Equatorial Guinea, Gabon, Gambia, Guinea, Lesotho, Liberia, Republic of the Congo, Yemen) và một vài nước Châu Á (Afghanistan, Brunei) và Trung Mỹ (Belize), Châu Âu (Kosovo).

1https://www.ifrs.org/use-around-the-world/use-of-ifrs-standards-by-jurisdiction/#profiles

Những lý thuyết nền được vận dụng trong luận án

Như đã trình bày ở phần nghiên cứu tổng quan, có rất nhiều nhân tố có thể ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS vào một nước Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu trên thế giới đều chủ yếu phát triển từ mô hình của các nghiên cứu trước, mà không dựa vào những lý thuyết nền phổ biến trong nghiên cứu kế toán, hoặc không kết hợp được các mô hình nhằm giải quyết triệt để các vấn đề về lý luận Theo tìm hiểu của tác giả, chỉ có lý thuyết về hành vi dự định của Ajzen (1991) cùng với lý thuyết đẳng cấu thể chế DiMaggio và Powell (1983) là có thể giải thích cho việc xác định các nhân tố một cách đầy đủ nhất.

Trong lĩnh vực kế toán, có rất nhiều lý thuyết có thể vận dụng trong nghiên cứu với dữ liệu sơ cấp cũng như dữ liệu thứ cấp Tuy nhiên, khi nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng trong việc áp dụng IFRS tại Việt Nam theo nghiên cứu về hành vi, việc áp dụng lý thuyết nền là rất thiết yếu để giải quyết tốt vấn đề nghiên cứu, đặc biệt với những nghiên cứu tiếp cận với dữ liệu sơ cấp Trong đó, bài tổng hợp trên cho thấy hai lý thuyết đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS tại Việt Nam, đó là lý thuyết về hành vi dự định TPB của tác giả Ajzen (1985, 1991) và lý thuyết đẳng cấu thể chế của DiMaggio và Powell (1983).

2.2.1 Lý thuyết Hành vi dự định

Lý thuyết hành vi dự định TPB (Theory of Planned Behavior) được phát triển bởi Ajzen năm 1985 từ lý thuyết Hành động hợp lý TRA (Theory of Reasoned Action) được Ajzen và Fishbein xây dựng (Ajzen và Fishbein, 1980; Fishbein và Ajzen,

1975), đây được xem là lý thuyết đầu tiên trong lĩnh vực nghiên cứu tâm lý xã hội.

2.2.1.1 Lý thuyết hành động hợp lý TRA

Theo Ajzen (1985), lý thuyết hành động hợp lý TRA đề cập đến ý định hành vi, được quyết định bởi thái độ đối với hành vi và các quy chuẩn xã hội xoay quanh việc thực hiện hành vi Hai nhân tố chính trong mô hình này tác động lên ý định hành vi gồm có Thái độ (Attitude) và Nhận thức về áp lực xã hội 5 (Subjective norms).

Thái độ đối với hành vi là niềm tin, tức là cảm giác tích cực hoặc tiêu cực của cá nhân về kết quả khi thực hiện hành vi Nhận thức về áp lực xã hội chính là cảm nhận của một cá nhân về việc mọi người nghĩ rằng hành vi đó nên được thực hiện. Những người này phải quan trọng đối với cá nhân đó, có thể là thành viên gia đình, đồng nghiệp, lãnh đạo hay bạn bè Thái độ tích cực đối với hành vi sẽ xảy ra khi cá nhân nghĩ rằng những người quan trọng muốn rằng cá nhân đó thực hiện hành vi, từ đó cá nhân sẽ có ý định cao hơn để thực hiện Mô hình cơ bản của lý thuyết này được tóm tắt như sau:

5 Trong các nghiên cứu khác tại Việt Nam còn được dịch là Chuẩn chủ quan, hay là Quy chuẩn xã hội Tuy nhiên, trong một nghiên cứu sau đó của chính Ajzen (2002), thuật ngữ được thay thế là perceived social pressure- Nhận thức về áp lực xã hội, cho nên theo tác giả luận án, sử dụng thuật ngữ này sẽ tối ưu nhất.

Niềm tin (vào kết quả) và đánh giá Thái độ Ý định hành vi Hành vi thực tế Niềm tin (vào quy chuẩn) và độngNhận thức về áp lực xã hội

Nhận thức về áp lực xã hội Ý định Hành vi

Nhận thức về sự kiểm soát

Nguồn: Ajzen và Fishbein (1980, trích trong Davis và cộng sự 1989)

2.2.1.2 Lý thuyết hành vi dự định TPB

Tuy nhiên, chính Ajzen (1985-sách tham khảo, 1991-bài báo) nhận ra thuyết TRA vẫn còn có những hạn chế, vì TRA giả định khi mọi người hình thành ý định hành động thì họ sẽ được tự do hành động, trong thực tế, quyền tự do hành động sẽ bị kiềm hãm bởi môi trường Để khắc phục hạn chế này, trong một nghiên cứu riêng sau đó của mình, Ajzen (1985) đã bổ sung nhân tố Nhận thức về sự kiểm soát 6 (Perceived behavioral control) nhằm phản ánh vấn đề này vào lý thuyết TPB trên cơ sở phát triển hai yếu tố đã có sẵn từ thuyết TRA Mô hình cơ bản của lý thuyết này được Ajzen (1991) trình bày như sau:

Nguồn: Ajzen (1985)-Hình 1 và Ajzen (1991)-Hình 1

6 Trong một số nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực khác tại Việt Nam, thuật ngữ này được dịch là Kiểm soát nhận thức, hay Nhận thức kiểm soát, tuy nhiên cũng trong bài báo gốc,Ajzen (1991) có sử dụng từ thay thế là Perceived control over the behavior, và trong một nghiên cứu khác cũng của chính tác giả, Ajzen (2001) sử dụng thuật ngữ Perceptions of behavioral control, cho nên tác giả luận án đề xuất thuật ngữ tối ưu nhất là Nhận thức về sự kiểm soát.

Thái độ: Theo Ajzen (1991), thái độ của một người về một hành vi cụ thể được đo lường bằng niềm tin rằng việc thực hiện hành vi đó là có ích.

Nhận thức về áp lực xã hội: Theo Ajzen (1991), đây là nhân tố mang tính cộng đồng, cụ thể là áp lực từ những người xung quanh (cũng có thể hiểu là kỳ vọng) hoặc áp lực cộng đồng sẽ có thể ảnh hưởng đến người có ý định thực hiện hành vi.

Nhận thức về sự kiểm soát: Theo Ajzen (1991), đây là nhận thực về những nguồn lực sẵn có và khả năng nắm bắt thời cơ khi thực hiện một hành vi cụ thể Khi người thực hiện hành vi cho rằng họ có nhiều nguồn lực cũng như khả năng nắm lấy cơ hội, và cảm nhận ít có những trở ngại, thì sự nhận thức về kiểm soát của họ đối với hành vi càng lớn Nguồn lực và khả năng nắm bắt cơ hội có thể hiểu là nguồn lực về tài chính, về con người, về cơ sở vật chất.

Ngoài ra, lý thuyết TPB cũng nhấn mạnh ý định thực hiện một hành vi nào đó phản ánh sự sẵn sàng của con người để thực hiện hành vi, chính vì vậy, ý định chính là chỉ báo trực tiếp của hành vi Theo Ajzen (1991) mức độ tác động của ba nhân tố trong mô hình TPB đối với dự đoán hành vi sẽ thay đổi theo những tình huống cụ thể, chứ không giống nhau trong mọi trường hợp Có thể hiểu rằng sẽ có những tình huống mà nhân tố thái độ tác động mạnh đến hành vi, ngược lại cũng có những trường hợp các nhân tố còn lại phát huy tầm ảnh hưởng.

2.2.1.3 Các mô hình phát triển từ mô hình TRA và mô hình TPB Mô hình Chấp nhận công nghệ TAM

Bên cạnh mô hình TPB, một mô hình khác cũng vận dụng từ Lý thuyết hành động hợp lý TRA của Ajzen và Fishbein (1980) là mô hình Chấp nhận công nghệ (TAM – Technology Acceptance Model) do Davis (1989) phát triển Các nhân tố về dự định của mô hình bao gồm nhận thức về sự hữu ích (perceived usefulness, cũng trong nghiên cứu này, Davis có sử dụng một thuật ngữ thay thế là potential benefits, lợi ích tiềm tàng) và nhận thức về độ dễ sử dụng (perceived ease of use) Trong đó, nhận thức về sự hữu ích tức là mức độ mà người sử dụng cảm nhận về việc áp dụng công nghệ sẽ làm tăng hiệu quả công việc, còn nhận thức về độ dễ sử dụng là mức độ mà

Nhận thức về tính hữu ích Nhân tố bên ngoài Thái độ Ý định hành vi Hành vi thực tế

Nhận thức về tính dễ sử dụng

Nhận thức về tính hữu ích (Lợi ích tiềm tàng)

Nhận thức về tính dễ sử dụng

Nhận thức về áp lực xã hội Ý định hành vi Hành vi

Nhận thức về sự kiểm soát một người tin rằng sử dụng một hệ thống công nghệ sẽ không mất nhiều công sức, có thể hiểu là mức độ từ dễ đến khó mà người sử dụng cảm nhận về hệ thống công nghệ khi sử dụng Trong một công bố khác của Davis và cộng sự (1989), nhóm tác giả sử dụng 2 mô hình TRA với TAM để kiểm định quan điểm của 107 người đang học MBA và đưa ra mô hình TAM như sau:

(Nguồn: Davis và cộng sự, 1989-Hình 2)

Giả thuyết nghiên cứu

2.3.1 Tổng hợp các khái niệm nghiên cứu sử dụng trong luận án

Trước khi trình bày các giả thuyết, tác giả luận án trình bày tổng hợp các khái niệm nghiên cứu được Việt hóa để phù với với vấn đề và bối cảnh nghiên cứu luận án này như sau:

Bảng 2.5: Tổng hợp các khái niệm nghiên cứu được Việt hóa trong luận án

Thuật ngữ Việt hóa trong luận án để phù hợp vấn đề nghiên cứu

Thuật ngữ gốc tiếng Anh

Thuật ngữ tiếng Anh thay thế do chính tác giả nước ngoài sử dụng

Nhận thức về áp lực xã hội

Subjective Norms Perceived social pressure

(Ajzen, 2002) Nhận thức về sự kiểm soát

Perceived control over the behavior (Ajzen, 1991);

Perceptions of behavioral control (Ajzen, 2001) Áp lực cưỡng chế Coercive Isomorphism Coercive Pressure (DiMaggio và Powell, 1983) Áp lực mô phỏng Mimetic Isomorphism Áp lực chuyên môn (nghề nghiệp)

Profession Pressure (DiMaggio và Powell, 1983) Nhận thức về tính hữu ích Perceived usefulness

Nhận thức về độ khó Ease of use Complexity (Taylor và Todd,

Nguồn lực Efficacy Perceived resources

(Mathieson & cộng sự, 2001) Điều kiện cần có Facilitating Conditions

(Nguồn: Tác giả luận án tổng hợp)

Do Việt Nam chưa áp dụng IFRS, cho nên nếu nghiên cứu tác động đến việc thực tế áp dụng (thông thường là nghiên cứu về mức độ áp dụng, tần suất áp dụng) là chưa thể thực hiện, mà chỉ có thể nghiên cứu ý định áp dụng Ngoài ra, theo Ajzen

(1991), Taylor và Todd (1995b), ý định có mối liên hệ mạnh với hành vi thực hiện.

Từ đó có thể hiểu rằng, khi nghiên cứu các nhân tố tác động đến ý định cũng có thể liên hệ các nhân tố đó đến hành vi áp dụng thực tế Điều này đã được kiểm chứng các nghiên cứu trước đây tại các nước chưa áp dụng hoặc đang chuẩn bị áp dụng IFRS của Djatej và cộng sự (2012) tại Mỹ, Simegn (2015) tại Ethiopia, Moqbel và cộng sự (2013) tại Mỹ, Ahalik (2016) tại Indonesia, các nghiên cứu này đều tập trung vào ý định áp dụng chứ không phải việc áp dụng trên thực tế Như vậy, trong luận án này khái niệm “việc áp dụng IFRS” tại Việt Nam ý định áp dụng IFRS.

2.3.2 Để xuất giả thuyết nghiên cứu

Từ phần biện luận ở trên, cụ thể là các mục 2.2.1.5 và 2.2.2.2, các lý thuyết nền sẽ được tác giả luận án vận dụng vào trong mô hình nghiên cứu bao gồm: lý thuyết về hành vi dự định của Ajzen (1991) và lý thuyết đẳng cấu thể chế của DiMaggio và Powell (1983) Sự kết hợp của hai lý thuyết này dựa trên sự phù hợp từ mô hình kết hợp mà Liu và cộng sự (2008) đã sử dụng và được tóm tắt trong mục 2.2.3 Cụ thể hơn, trong luận án này, mô hình TPB sẽ là mô hình chính, và tiếp tục được tác giả luận án phát triển dựa theo mô hình TPB mở rộng của Taylor và Todd (1995b), trong đó phần mở rộng của mô hình sẽ có sự kết hợp của mô hình TAM của Davis

(1989), mô hình TAM, và mô hình đẳng cấu thể chế.

Nhóm giả thuyết liên quan đến mô hình TPB gốc

Theo Ajzen (1991), thái độ là nhân tố quan trọng nhất trong mô hình TPB và đây cũng là nhân tố nằm ở vị trí trung tâm trong mô hình TAM của Davis (1989) và TPB của Taylor và Todd (1995b và 1995c) Bên cạnh đó, các nghiên cứu về IFRS có vận dụng đến TPB chẳng hạn như của Djatej và cộng sự (2012), Simegn (2015) cũng cho thấy nếu người được khảo sát nhận thức được tầm quan trọng của IFRS, thái độ tích cực của họ có thể sẽ ảnh hưởng đến ý định cũng như hành vi áp dụng. Tác giả đề xuất giả thuyết đầu tiên như sau:

• H1: Thái độ có tác động cùng chiều đến việc áp dụng IFRS tại các doanh nghiệp Việt Nam

Tương tự, cũng xuất phát từ mô hình TPB, kết hợp với lý thuyết về tính chính đáng của Suchman (1995), và các nghiên cứu về IFRS có liên quan như nghiên cứu của Djatej và cộng sự (2012), Simegn (2015), tác giả luận áp để xuất nhân tố Nhận thức về áp lực xã hội và nhận thức về sự kiểm soát có tác động đến việc áp dụng IFRS, cụ thể hai giả thuyết nghiên cứu tiếp theo bao gồm:

• H2: Nhận thức về áp lực xã hội có tác động cùng chiều đến việc áp dụng IFRS tại các doanh nghiệp Việt Nam

• H3: Nhận thức về sự kiểm soát có tác động cùng chiều đến việc áp dụng IFRS tại các doanh nghiệp Việt Nam

Nhóm giả thuyết liên quan đến phần mở rộng của mô hình TPB

Theo Davis (1989) trong mô hình TAM, nhận thức về tính hữu ích có ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi Ngoài ra, theo lý thuyết đại diện (Jensen và Meckling, 1976),việc áp dụng IFRS cũng có thể góp phần làm giảm tính bất cân xứng thông tin, cụ thể là làm giảm những nguy cơ về gian lận hay quản trị lợi nhuận Bên cạnh đó, các nghiên cứu về IFRS của Rezaee và cộng sự (2010), Moqbel và cộng sự (2013), Joshi và cộng sự (2008), Kurt và Ucma (2013) đã có đề cập đến tính hữu ích của IFRS tác động đến việc áp dụng Cho nên tác giả luận án đề xuất nhân tố nhận thức về tính hữu ích cũng có tác động trực tiếp đến việc áp dụng IFRS Giả thuyết cụ thể như sau:

• H4: Nhận thức về tính hữu ích có tác động cùng chiều đến việc áp dụng IFRS tại các doanh nghiệp Việt Nam.

Từ các mô hình TAM của Davis (1989), mô hình TAM và TPB kết hợp của Taylor và Todd (1995b và 1995c), tác giả luận án đề xuất giả thuyết tiếp theo liên quan đến biến nhận thức về tính hữu ích như sau:

• H5: Nhận thức về tính hữu ích có tác động cùng chiều đến thái độ

Tiếp theo là nhân tố nhận thức về tính dễ sử dụng (ease of use, Davis 1989), hay có thể gọi là nhận thức về độ khó/độ phức tạp (complexity, trường hợp mua sản phẩm của Taylor & Todd 1995c) cũng gây ra tác động đối với thái độ của người được khảo sát Liên hệ trong bối cảnh áp dụng IFRS, việc người được khảo sát cảm nhận về độ khó của IFRS cũng có thể gây những tác động đến thái độ của họ về IFRS. Qua khảo sát các nghiên cứu đi trước trong chương 1 đã cho thấy biến này không được đưa vào mô hình nghiên cứu, tuy vậy, để đảm bảo tuân thủ mô hình gốc, tác giả luận án vẫn đề xuất giả thuyết này và sẽ trao đổi với chuyên gia trong phần nghiên cứu định tính để cân nhắc tiếp tục sử dụng biến này hay không, cụ thể như sau:

• H6: Nhận thức về độ khó của IFRS có tác động ngược chiều đến đến thái độ. Đối với lý thuyết đẳng cấu thể chế, trong bối cảnh kết hợp lý thuyết này chung với thuyết hành vi dự định TPB, tác giả luận án đề xây dựng giả thuyết dựa trên mối quan hệ đã được kiểm định trong nghiên cứu của Liu và cộng sự (2008) của lý thuyết đẳng cấu thể chế và lý thuyết hành vi dự định TPB, tức là 3 biến áp lực cưỡng chế, áp lực mô phỏng, và áp lực chuyên môn đóng vai trò là các tác nhân bên ngoài và sẽ tác động đến nhận thức của người được khảo sát về áp lực xã hội.

Như vậy các giả thuyết liên quan được đặt ra gồm có:

• H7: Áp lực cưỡng chế có tác động cùng chiều đến nhận thức về áp lực xã hội.

• H8: Áp lực mô phỏng có tác động cùng chiều đến nhận thức về áp lực xã hội.

• H9: Áp lực chuyên môn có tác động cùng chiều đến nhận thức về áp lực xã hội

Từ các nghiên cứu về mô hình TPB mở rộng, đặc biệt là của Taylor và Todd (1995b), và dựa vào thang đo sẵn có trong nghiên cứu về IFRS của Rezaee và cộng sự (2010), tác giả luận án đề xuất hai biến tác động đến nhận thức về sự kiểm soát gồm có: Nguồn lực và Điều kiện cần có Đây là hai thành phần bậc nhất của biến Nhận thức về sự kiểm soát trong mô hình TPB mở rộng Trong đó, biến nguồn lực liên quan đến các vấn đề về năng lực hay nguồn lực bên trong của doanh nghiệp, còn biến Điều kiện cần có liên quan đến những điều khách quan bên ngoài mà doanh nghiệp không kiểm soát được.

• H10: Nguồn lực tác động cùng chiều đến nhận thức về sự kiểm soát.

• H11: Điều kiện cần có tác động cùng chiều đến nhận thức về sự kiểm soát. Các giả thuyết đề xuất trong mô hình nghiên cứu được tổng hợp như sau, với hai lý thuyết nền chủ yếu là Lý thuyết hành vi dự định TPB của Ajzen (1991) và Lý thuyết đẳng cấu thể chế của Dimaggio và Powell (1983) Mô hình TPB mở rộng của Taylor và Tood (1995b) hay mô hình TAM của Davis (1989) là ứng dụng từ mô hình TPB.

Bảng 2.6: Tổng hợp các giả thuyết đề xuất

Giả thuyết Lý thuyết nền

H1 Thái độ có tác động cùng chiều đến việc áp dụng IFRS tại Việt Nam

Lý thuyết hành vi dự định TPB của Ajzen (1991)

H2 Nhận thức về áp lực xã hội có tác động cùng chiều đến việc áp dụng IFRS tại Việt

Lý thuyết hành vi dự định TPB của Ajzen (1991)

H3 Nhận thức về sự kiểm soát có tác động cùng chiều đến việc áp dụng IFRS tại Việt

Lý thuyết hành vi dự định TPB củaAjzen (1991)

H4 Nhận thức về tính hữu ích có tác động cùng chiều đến việc áp dụng IFRS tại

Mô hình TAM của Davis (1989) – phát triển từ Lý thuyết TPB của Ajzen (1991)

H5 Nhận thức về tính hữu ích có tác động cùng chiều đến thái độ

Lý thuyết hành vi dự dịnh mở rộng của Taylor và Tood (1995b) và Mô hình TAM của Davis (1989) – phát triển từ

Lý thuyết TPB của Ajzen (1991)

H6 Nhận thức về độ khó của IFRS có tác động ngược chiều đến đến thái độ

H7 Áp lực cưỡng chế có tác động cùng chiều đến nhận thức về áp lực xã hội

Lý thuyết đẳng cấu thể chế của Dimaggio và Powell (1983)

H8 Áp lực mô phỏng có tác động cùng chiều đến nhận thức về áp lực xã hội

Lý thuyết đẳng cấu thể chế của Dimaggio và Powell (1983)

H9 Áp lực chuyên môn có tác động cùng chiều đến nhận thức về áp lực xã hội

Lý thuyết đẳng cấu thể chế của Dimaggio và Powell (1983)

H10 Nguồn lực tác động cùng chiều đến nhận thức về sự kiểm soát

Lý thuyết hành vi dự dịnh mở rộng của Taylor và Tood (1995b) – phát triển từ

Lý thuyết TPB của Ajzen (1991)

H11 Điều kiện cần có tác động cùng chiều đến nhận thức về sự kiểm soát

Lý thuyết hành vi dự dịnh mở rộng của Taylor và Tood (1995b) – phát triển từ

Lý thuyết TPB của Ajzen (1991)

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Mô hình nghiên cứu lý thuyết dự kiến

Từ các giả thuyết đã đề cập ở trên, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu dự kiến về việc áp dụng IFRS tại Việt Nam gồm có 11 khái niệm nghiên cứu, trong đó, luận án giải quyết mối tương quan của 7 biến độc lập đối 3 biến trung gian, và tác động của tất cả 10 biến này đối với biến phụ thuộc, bao gồm cả tác động trực tiếp lẫn tác động gián tiếp Mô hình cụ thể như sau:

Nhận thức về tính hữu ích

H5 (+) Nhận thức về độ khó

Thái độ Áp lực cưỡng chế H7 (+) Áp lực mô phỏng H8 (+) H2 (+)

Nhận thức về áp lực xã hội Việc áp dụng IFRS Áp lực chuyên môn

Nguồn lực H10 (+) Điều kiện cần có H11 (+)

Nhận thức về sự kiểm soátH3 (+)

Hình 2.6: Mô hình nghiên cứu đề xuất của luận án

(Nguồn: Tác giả luận án tự xây dựng)

Chương 2 của luận án đã nêu rõ vai trò của IFRS đối với doanh nghiệp cũng như sự cần thiết của IFRS đối với kinh tế toàn cầu, bao gồm cả Việt Nam Luận án cũng đã nêu được những lý thuyết nền quan trọng và phù hợp với việc nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc áp dụng IFRS tại Việt Nam, đặc biệt là các nhân tố hành vi Cụ thể là luận án xây dựng mô hình nghiên cứu dựa trên mô hình TPB gốc của Ajzen

(1991) và mô hình TPB mở rộng của Taylor và Todd (1995b) cùng với sự kết hợp của lý thuyết đẳng cấu thể chế Cả hai lý thuyết này được sử dụng rất phổ biến trong nghiên cứu hành vi, bao gồm cả những nghiên cứu về hành vi trong lĩnh vực kế toán Luận án đã vận dụng nghiên cứu của Liu và cộng sự (2008) nhằm kết hợp cả hai lý thuyết này trong việc đề xuất mô hình nghiên cứu gồm có 11 giả thuyết và 11 khái niệm nghiên cứu.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu trong luận án này gồm có các bước cơ bản sau (dựa vào quy trình kiểm định lý thuyết khoa học của Nguyễn Đình Thọ 2012, trang 53):

• Bước 1: Tổng quan nghiên cứu để tìm ra khe hổng nghiên cứu, qua đó xác định vấn đề nghiên cứu; Tổng kết lý thuyết có liên quan để xây dựng mô hình nghiên cứu dự kiến, đề xuất các giả thuyết nghiên cứu và xây dựng thang đo

• Bước 2: Nghiên cứu sơ bộ, bao gồm nghiên cứu định tính với chuyên gia nghiên cứu định lượng sơ bộ với các doanh nghiệp

• Bước 3: Nghiên cứu định lượng chính thức với các doanh nghiệp

• Bước 4: Đánh giá kết quả nghiên cứu và bàn luận kết quả

Bước 1 được thực hiện trong 3 chương đầu của luận án Trong đó, phần tổng quan nghiên cứu và tổng kết các lý thuyết để xây dựng mô hình nghiên cứu dự kiến đã trình bày trong hai chương đầu, và chương 3 thực hiện xây dựng thang đo cùng với việc trình bày phương pháp nghiên cứu áp dụng trong giai đoạn nghiên cứ sơ bộ và nghiên cứu chính thức Chương 4 tiếp tục thực hiện các bước 2 và bước 3 của quy trình trên Để xây dựng và đánh giá thang đo và kiểm định giả thuyết, luận án được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp được thực hiện trong hai giai đoạn Việc áp dụng phương pháp chính là nghiên cứu định lượng nhằm đạt mục tiêu chính của luận án đã trình bày trong phần mở đầu của luận án, cụ thể là xác định nhân tố và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố này.

Cụ thể, trong giai đoạn nghiên cứu sơ bộ sẽ sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính (quantitative pilot study) để hiệu chỉnh thang đo trên cơ sở tham khảo ý kiến các chuyên gia thông qua các cuộc phỏng vấn từng người một, tác giả sử dụng dàn bài phỏng vấn để đảm bảo tính nhất quán của các cuộc phỏng vấn cũng như không bỏ sót nội dung phỏng vấn Sau đó bảng khảo sát đại trà được soạn dựa vào việc điều chỉnh thang đo từ kết quả phỏng vấn định tính với chuyên gia Tiếp theo của giai đoạn nghiên cứu sơ bộ là nghiên cứu định lượng sơ bộ (quantitative pilot study) sử dụng bảng khảo sát với thang đo Likert 5 cấp độ với cỡ mẫu khoảng 100, mục tiêu chính là đánh giá chất lượng thang đo Sau đó, nghiên cứu chính thức (main study) được áp dụng phương pháp định lượng để kiểm định thang đo chính thức và kiểm định chính thức mô hình lý thuyết Cỡ mẫu trong khảo sát chính thức là trên

200 mẫu Trên cơ sở phân tích dữ liệu tác giả đưa ra những đánh giá kết quả nghiên cứu và bàn luận ở bước cuối cùng Quy trình này tuân thủ chặt chẽ quy trình nghiên cứu của Nguyễn Đình Thọ (2012, trang 53 và trang 301).

Mô hình cấu trúc tuyến tính SEM (Strutural Equation Modeling), cụ thể là kỹ thuật PLS-SEM được sử dụng trong luận án này để xử lý dữ liệu và phân tích mối quan hệ giữa các biến trong mô hình Cụ thể hơn, luận án sử dụng phần mềm Smart-PLS để làm công cụ phân tích dữ liệu trong cả hai phần nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu định lượng chính thức Theo Hair và cộng sự (2017) SEM là một trong những kỹ thuật phân tích thống kê hữu ích nhất trong khoa học xã hội trong một vài thập kỷ gần đây SEM là một loạt các kỹ thuật đa biến kết hợp với phân tích nhân tố và hồi quy, cho phép nhà nghiên cứu đồng thời kiểm tra được mối quan hệ giữa các biến đo lường (measured variable) và biến tiềm ẩn (latent variable) nhằm đánh giá lý thuyết đo lường (measurement theory), cũng như mối quan hệ giữa các biến tiềm ẩn nhằm đánh

Tổng quan nghiên cứu để xác định khe hổng nghiên cứu và vấn đề nghiên cứu Vận dụng Cơ sở lý thuyết để xây dựng giả thuyết, mô hình và thang đo nháp

Phỏng vấn sâu với 11 chuyên gia nhằm hiệu chỉnh thang đo nháp

Khảo sát sơ bộ 102 doanh nghiệp: đánh giá sơ bộ thang đo (độ tin cậy, giá trị hội tu, giá trị phân biệt) bằng PLS-SEM để hoàn chỉnh thang đo chính thức

Nghiên cứu định lượng chính thức

-Khảo sát chính thức 221 doanh nghiệp nhằm đánh giá lại thang đo và đánh giá mô hình cấu trúc bằng PLS-SEM Đánh giá Kết quả nghiên cứu và bàn luận giá lý thuyết cấu trúc (structuring theory) Cùng với sự phát triển trong những nghiên cứu về các hiện tượng tiềm ẩn (latent phenomena) chẳng hạn như nghiên cứu về thái độ, cảm nhận, kỳ vọng hoặc ý định của người sử dụng, SEM ngày càng được phổ biến trong nghiên cứu hành vi.

Quy trình nghiên cứu của luận án được tóm tắt như sau:

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu của luận án

(Nguồn: Tác giả đề xuất dựa theo Nguyễn Đình Thọ, 2012 - trang 53 và trang 301)

Xây dựng thang đo

Từ mô hình nghiên cứu dự kiến trong chương 2, có thể nhận thấy các khái niệm nghiên cứu được trình bày trong luận án đều là biến tiềm ẩn (latent variable, tức là các biến này không thể xác định được cụ thể, khác với các khái niệm không tiềm ẩn như là doanh thu hay lợi nhuận) cho nên phải đo lường thông qua thang đo chứ không để xác định trực tiếp Các khái niệm nghiên cứu này được chia thành hai nhóm, nhóm biến nội sinh và nhóm biến ngoại sinh như trong bảng 3.1 Trong đó nhóm biến nội sinh thuộc về mô hình TPB gốc, còn nhóm biến ngoại sinh thuộc về phần mở rộng của mô hình TPB với sự kết hợp của các mô hình đã trình bày trong chương hai.

Bảng 3.1: Tổng hợp đặc điểm các khái niệm nghiên cứu trong luận án

Khái niệm nghiên cứu Đặc điểm

Việc áp dụng IFRS Biến nội sinh (endogenous construct) Thái độ

Nhận thức về áp lực xã hội

Nhận thức về sự kiểm soát

Nhận thức về tính hữu ích Biến ngoại sinh (exogenous construct) Nhận thức về độ khó Áp lực cưỡng chế Áp lượng mô phỏng Áp lực chuyên môn

Nguồn lực Điều kiện cần có

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

Theo Nguyễn Đình Thọ (2012, trang 306) có thể sử dụng thang đo sẵn có; hoặc thang đo có sẵn nhưng điều chỉnh cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu; hoặc dùng thang đo mới Luận án này chủ yếu áp dụng cách thứ hai, tức là sử dụng thang đo sẵn có từ các nghiên cứu trên thế giới, nhưng có sự điều chỉnh phù hợp với vấn đề nghiên cứu và bối cảnh tại Việt Nam, bên cạnh đó tác giả cũng kết hợp với việc bổ sung thêm đối với với một số thang đo để phù hợp với vấn đề nghiên cứu.

Các bài nghiên cứu liên quan đến các thang đo của khái niệm nghiên cứu đều đã được trình bày chi tiết trong hai chương đầu tiên của luận án, đa số đều thuộc những tạp chí quốc tế có thứ hạng Cụ thể, các thang đo chính được kế thừa, điều chỉnh và bổ sung mới cho phù hợp với vấn đề nghiên cứu của luận án gồm có:

• Các thang đo của Liu và cộng sự (2008) đối chiếu với thang đo của Djatej và cộng sự (2012) Trong đó, thang đo của Djatej và cộng sự (2012) vận dụng mô hình TPB gốc, còn thang đo của Liu và cộng sự (2008) vận dụng mô hình TPB mở rộng Khi xây dựng thang đo, Djatej và cộng sự (2012) thừa nhận đã kế thừa và rút gọn từ thang đo của Liu và cộng sự (2008) cho nên 2 thang đo này có nhiều điểm tương đồng với nhau mặc dù khác vấn đề nghiên cứu Do đó, trong quá trình kế thừa thang đo, tác giả luận án luôn đối chiếu hai thang đo này với nhau để đảm bảo sự chuẩn xác của thang đo cũng như đảm bảo không bỏ sót câu hỏi khảo sát.

• Các thang đo của Phang và Mahzan (2013) về áp dụng IFRS tại Malaysia Đây là thang đo liên quan đến mô hình đẳng cấu thể chế.

• Các thang đo của Rezaee và cộng sự (2010) về lợi ích của IFRS và những rào cản tại Mỹ Nghiên cứu này được kế thừa bởi khá nhiều nghiên cứu liên quan đến IFRS đã đề cập trong chương tổng quan Tuy nhiên Rezaee và cộng sự

(2010) không vận dụng lý thuyết nào cụ thể, cho nên việc kế thừa các biến quan sát trong thang đo gốc của các tác giả sẽ được chọn lọc cho phù hợp với phần cơ sở lý thuyết của luận án cũng như phù hợp bối cảnh nghiên cứu tại Việt Nam.

Ngoài ra một số thang đo được tác giả luận án vận dụng để đề xuất thêm một biến quan sát, gồm có thang đo của Taylor và Todd (1995b) về sử dụng máy tính trong học tập, thang đo của Teo và cộng sự (2016) về việc giáo viên áp dụng công nghệ trong giảng dạy, hay thang đo Bozkurt và cộng sự (2013) về áp dụng IFRS Các biến quan sát bổ sung này sẽ được tác giả luận án lưu ý khi khi phỏng vấn chuyên gia. Bên cạnh đó, với thang đo Nhận thức về độ khó do tác giả luận án tự đề xuất, tác giả sẽ trao đổi kỹ với chuyên gia để quyết định thang đo này có phù hợp với mô hình nghiên cứu hay không Chi tiết về việc vận dụng và kế thừa thang đo được trình bày trong phụ lục 1 của luận án.

Về loại thang đo áp dụng trong luận án, theo Nguyễn Đình Thọ (2012, trang 255) các thang đo quãng hay sử dụng trong nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực kinh doanh gồm có ba loại: thang Likert, thang đối nghĩa (thang Osgood và cộng sự), và thang Stapel Trong đó, Likert là thang đo được sử dụng nhiều nhất trong lĩnh vực kinh doanh, chính vì vậy cũng được áp dụng trong luận án này để nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng IFRS tại doanh nghiệp Việt Nam, điều này cũng phù hợp với thang đo mà các nghiên cứu đi trước đã sử dụng.

Về việc áp dụng dạng thang đo (type of measurement construct): để xác định thang đo là dạng nguyên nhân (formative) hay dạng kết quả (reflective) không phải là điều dễ thực hiện Theo Coltman và cộng sự (2008) có đến 95% số thang đo thuộc các công bố trên tạp chí Journal of International Business Studies và the Journal of Marketing vào năm 2006 là thang đo dạng kết quả Bên cạnh đó, phần tổng quan trong chương 1 cho thấy các nghiên cứu về IFRS đều không đề cập đến vấn đề này. Trong các phần mềm thường được sử dụng trong phân tích nhân tố khám phá, SPSS hay AMOS đều mặc định thang đo ở dạng nguyên nhân, chỉ có PLS-SEM là có phân biệt giữa nguyên nhân và kết quả Để đánh giá thang đo là nguyên nhân hay kết quả, hoặc là thông qua đánh giá định tính của tác giả khi tự xây dựng bảng câu hỏi, chẳng hạn như Liu và cộng sự (2008) trong 13 thang đo của mô hình thì có đến

11 thang đo tự xây, và 5 trong số đó là các thang đo chỉ có 3 biến quan sát; hoặc có thể sử dụng định lượng để phân loại như Hair và cộng sự (2018) trong quyển sách nâng cao về PLS-SEM có đề cập đến việc sử dụng thủ tục phân tích bộ tứ khẳng định (confirmatory tetrad analysis), tuy nhiên phân tích này đòi hỏi mỗi thang đo phải có ít nhất bốn biến quan sát Trong khi đó, các thang đo mà được chọn lọc và kế thừa trong luận án không phải lúc cũng đảm bảo số lượng này Cho nên phần xử lý kỹ thuật liên quan đến PLS-SEM trong luận án này cũng sử dụng loại thang mặc định của phần mềm là thang do dạng kết quả để phù hợp với bảng khảo sát cũng như phương pháp nghiên cứu của nhóm tác giả đi trước.

Sau khi xây dựng xong thang đo nháp đầu, một cuộc nghiên cứu định tính với chuyên gia được tiếp tục thực hiện để hiệu chỉnh thang đo và tiếp tục được kiểm định sơ bộ thang đo và kiểm định mô hình chính thức Phần tiếp theo sẽ trình bày chi tiết từng nội dung này.

Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu này được chia thành hai giai đoạn: giai đoạn nghiên cứu sơ bộ và giai đoạn chính thức Trong đó giai đoạn sơ bộ gồm có nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng sơ bộ; giai đoạn sau là nghiên cứu định lượng chính thức.

3.3.1 Thiết kế nghiên cứu sơ bộ

3.3.1.1 Mục tiêu của nghiên cứu sơ bộ

Mục tiêu của nghiên cứu định tính

Mục tiêu chính của phần nghiên cứu định tính này là để hiệu chỉnh thang đo nháp đầu Tác giả khảo sát ý kiến của các chuyên gia bằng cách sử dụng dàn bài phỏng vấn Các mục tiêu cụ thể trong phần nghiên cứu định tính gồm có:

• Đánh giá giá trị nội dung của thang đo để xem xét sự phù hợp của thang đo

• Xem xét tính đơn hướng của thang đo, nghĩa là môt biến quan sát chỉ dùng để đo lường một biến tiềm ẩn duy nhất Từ đó hiệu chỉnh loại bỏ hoặc bổ sung thêm biến để phù hợp với thực tế Việt Nam.

• Kiểm tra sơ bộ mối tương quan giữa các giả thuyết trong mô hình.

• Lấy kết quả để làm cơ sơ xây dựng câu hỏi khảo sát cho nghiên cứu định lượng.

Mục tiêu của nghiên cứu định lượng sơ bộ Để đảm bảo tính nhất quán về phương pháp khi phân tích dữ liệu, phần nghiên cứu định lượng của luận án tuân thủ chặt chẽ quy trình do Hair và cộng sự (2017) đề xuất trong quyển sách “Những vấn đề cơ bản về PLS-SEM, lý thuyết và thực hành” Các thủ tục phân tích trong quyển sách này có một số điểm khác biệt so với các thủ tục thường đã quen thuộc với phần mềm SPSS và AMOS.

Mục tiêu chủ yếu của bước là đánh giá chất lượng thang đo nháp cuối, đây là bước tiếp nối ngay sau khi nghiên cứu định tính sơ bộ Tác giả luận án dựa vào thang đo nháp để soạn bảng khảo sát, gửi cho người được khảo sát, sau khi nhận được phản hồi, tiếp tục xử lý dữ liệu thu thập được để đánh giá, điều chỉnh thang đo, và điểu chỉnh mô hình lần cuối cùng trước khi thực hiện nghiên cứu định lượng chính thức để kiểm định mô hình và các giả thuyết.

Các mục tiêu cụ thể gồm có:

• Đánh giá độ tin cậy, giá trị nội dung, giá trị phân biệt của thang đo Những biến quan sát nào không đủ điều kiện sẽ bị loại khỏi mô hình.

• Hoàn chỉnh bảng câu hỏi khảo sát cho phần nghiên cứu định lượng chính thức.

3.3.1.2 Mẫu nghiên cứu sơ bộ

Mẫu nghiên cứu định tính Đối tượng để phòng vấn phải là các chuyên gia có kinh nghiệm và kiến thức trong lĩnh vực kế toán cũng như là có những hiểu biết nhất định về IFRS, chính vì vậy, để phù hợp với thời gian của từng chuyên gia và địa điểm làm việc, tác giả phỏng vấn sâu từng người một với phương pháp chọn mẫu lý thuyết (theoretical sampling), trong đó cỡ mẫu nghiên cứu dự kiến không ấn định trước vì phụ thuộc vào đối tượng và nội dung câu trả lời đồng ý tham gia phỏng vấn, cho nên tác giả sẽ dừng khảo sát cho đến khi các câu trả lời trở nên bão hòa, tức là không có ý mới so với những trả lời trước đó (Nguyễn Đình Thọ, 2012 trang 121) Đối tượng khảo sát dự kiến gồm có:

• Nhà nghiên cứu (Giảng viên; Thành viên ban biên dịch IFRS của Bộ tài chính)

• Nhà quản lý doanh nghiệp (có kinh nghiệm lập báo cáo theo IFRS hoặc am hiểu về IFRS hệ thống kế toán doanh nghiệp)

• Kiểm toán viên (người có kinh nghiệm kiểm toán báo cáo theo IFRS của các tập đoàn trong và ngoài nước và kiểm toán viên có kinh nghiệm về doanh nghiệp nhỏ và vừa).

Mẫu nghiên cứu định lượng sơ bộ

Theo Nguyễn Đình Thọ (2012, trang 232) có nhiều phương pháp chọn mẫu, được chia thành hai nhóm chính gồm: chọn mẫu theo xác suất và chọn mẫu phi xác suất:

• Chọn mẫu theo xác suất là phương pháp chọn mẫu trong đó người thu thập dữ liệu biết trước được xác suất mà các phần tử tham gia vào mẫu Khi mẫu được chọn theo phương pháp xác suất thì các tham số của nó có thể dùng để ước lượng hoặc kiểm định các tham số của đám đông nghiên cứu (tính đại diện cao và đại diện được cho đám đông, tuy nhiên tốn kém thời gian và chi phí).

• Trong khi đó chọn mẫu phi xác suất là phương pháp mà trong đó các phần tử được chọn tham gia vào mẫu không theo quy luật ngẫu nhiên Người thực hiện khảo sát có thể chọn theo sự thuận tiện (nghĩa là bất kì người nào đồng ý tham gia vào mẫu đều được chọn), hoặc chọn theo đánh giá chủ quan.

Cũng theo Nguyễn Đình Thọ (2012, trang 232), chọn mẫu phi xác suất thường được sử dụng trong nghiên cứu khám phá sơ bộ, đặc biệt là trong nghiên cứu để đánh giá sơ bộ thang đo Như vậy, chọn mẫu phi xác suất được vận dụng cho giai đoạn nghiên cứu này của luận án. Để thu thập dữ liệu, bảng khảo sát được soạn trên Google forms sau đó gởi link qua email cho đối tượng khảo sát, dự kiến là kế toán trưởng, người phụ trách kế toán, hoặc các nhà quản lý có kiến thức về hệ thống kế toán tại doanh nghiệp Bảng khảo sát của luận án sử dụng thang đo Likert 5 mức độ, thống nhất cho tất cả các thang đo, với quy ước từ 1 là hoàn toàn không đồng ý, cho đến 5 là hoàn toàn đồng ý. Theo Nguyễn Đình Thọ (2012), kích thước mẫu trong nghiên cứu sơ bộ từ 50 đến

100 là đạt yêu cầu Cỡ mẫu trong giai đoạn nghiên cứu sơ bộ thường không có mức cụ thể, vì bước này chủ yếu kiểm định thang đo chứ không phải kiểm định mô hình lý thuyết.

3.3.1.3 Thiết kế bảng câu hỏi

Dàn bài phỏng vấn chuyên gia trong nghiên cứu định tính Để không bỏ sót ý kiến chuyên gia cũng như tạo sự thuận lợi khi tổng hợp thông tin,tác giả chọn lựa sử dụng phương pháp phỏng vấn có cấu trúc, thay vì sử dụng hai phương pháp chủ đước được sử dụng trong nghiên cứu định tính là phỏng vấn bán cấu trúc và phỏng vấn không cấu trúc Cụ thể, tác giả đã soạn dàn bài phỏng vấn dựa theo cách xây dựng dàn bài của Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang

(2008, trang 69 và trang 228), tức là chia dàn bài thành 2 phần chính (xem phụ lục 2

- Phỏng vấn chuyên gia, mục Dàn bài phỏng vấn) như sau:

• Các câu hỏi dẫn đề: để chuyên gia nhận định đúng khái niệm nghiên cứu thông qua giải thích của tác giả luận án, qua đó chuyên gia đưa ra những ý kiến chung cho từng khái niệm, để góp phần củng cố độ tin cậy của thang đo, bên cạnh đó, phần nhận định của chuyên gia có thể được bổ sung thêm cho phần bàn luận kết quả nghiên cứu sau này.

• Các biến quan sát (các phát biểu) dự kiến sử dụng: mục đích là tham khảo chuyên gia về mức độ dễ hiểu của các phát biểu, sự phù hợp của các phát biểu này trong thang đo, và đưa ra những đề xuất bổ sung hay bỏ bớt biến trong từng thang đo.

Bảng khảo sát định lượng sơ bộ

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

Kết quả nghiên cứu sơ bộ

Dựa vào kết quả nghiên cứu định tính với các chuyên gia, được thực hiện trong tháng 10 của năm 2019, trong đó bao gồm 5 chuyên gia đang làm quản lý tại các doanh nghiệp lớn, 3 chuyên gia công tác trong lĩnh vực kiểm toán, và 3 chuyên gia là giảng viên đại học; trong số các chuyên gia này, có 2 người kiêm nhiệm vai trò thành viên của ban biên dịch IFRS và ban soát xét bản dịch IFRS tại Việt Nam theo Quyết định 1218/QĐ-BTC ngày 23/7/2019 của Bộ tài chính Tất cả chuyên gia đều có kinh nghiệm làm việc nhiều năm trong lĩnh vực kế toán kiểm toán và am hiểu hệ thống kế toán tại nơi đang công tác (xem phụ lục 2 - Phỏng vấn chuyên gia, mục Danh sách chuyên gia tham gia phỏng vấn).

Như đã trình bày ở chương trước, số lượng cuộc phỏng vấn không được xác định trước, mà phụ thuộc vào sự bão hòa về nội dung của các câu trả lời Với độ dài của dàn bài phỏng vấn, mỗi cuộc phỏng vấn thường diễn ra trong khoảng 60 phút, trong đó cuộc phỏng vấn dài nhất là khoảng 90 phút với chuyên gia thứ 2, và ngắn nhất là cuộc phỏng vấn với chuyên gia thứ 11, vào khoảng 45 phút do các ý kiến đều không có gì mới so với trước đó Mỗi cuộc phỏng vấn, đều được ghi chép lại đầy đủ hoặc ghi âm với sự đồng ý của chuyên gia Tất cả các phát biểu đều được mã hóa tương ứng với từng biến quan sát để tổng hợp và phân tích ý kiến Sau từng bài phỏng vấn, các câu trả lời được đối chiếu với các cuộc phỏng vấn trước đó để xem xét những ý kiến khác biệt đáng chú ý Kết quả khảo sát đến chuyên gia thứ 11 cho thấy các câu trả lời gần như không có thêm ý kiến mới, cho nên phần nghiên cứu này được dừng lại tại đây để tác giả tổng hợp và phân tích (xem chi tiết phụ lục 2 - Phỏng vấn chuyên gia, mục Tổng hợp ý kiến chuyên gia).

Về cơ bản, kết quả nghiên cứu định tính cho thấy hầu hết thang đo đều được chuyên gia tán thành về nội dung, như vậy đã đạt được mục tiêu chính đặt ra trong chương

3 trong phần nghiên cứu định tính về giá trị nội dung và tính đơn hướng của thang đo.

Kết thúc việc tổng hợp ý kiến với chuyên gia từ bảng 4.1 cho thấy hầu hết các thang đo đều nhận được sự đồng tình, trong đó các chuyên gia có một số đề xuất mới cho thang đo Nhận thức về tính hữu ích, Nguồn lực và thang đo Điều kiện cần có Đặc biệt, thang đo Nhận thức về tính hữu ích được các chuyên gia đánh giá cao và dành nhiều thời gian trao đổi hơn so với các thang đo còn lại Đối với thang đo Việc áp dụng IFRS, một số chuyên gia cho rằng chỉ cần hai biết quan sát là Có áp dụng hoặc Không áp dụng là đủ, tuy nhiên sau khi tác giả giải thích đặc điểm của dạng thang đo Likert và mô hình TPB, chuyên gia đồng ý với các câu hỏi mà tác giả đưa ra. Sau khi kết thúc giai đoạn nghiên cứu định tính với sự đồng tình của các chuyên gia, tác giả luận án bổ sung thêm 1 biến quan sát cho thang đo Nhận thức về tính hữu ích (bằng cách tách biến HI4 thành hai câu khác nhau), bỏ bớt biến HI3 do có thể trùng với biến HI5), bỏ biến NL3 cũ, thay bằng NL3 với nội dung mới, bỏ DK 3 cũ, bổ sung biến DK3 mới, và sửa một số câu trong các biến HI6, AXH1, AXH3, AXH4, ACC1, ACC2, ACC3, ACC4 AMP1, AMP2, AMP3, AMP4, ACM1, ACM2, ACM3,

ACM4, KS1, KS2, DK1, AD1, AD2, AD3, để làm rõ nghĩa theo gợi ý của chuyên gia Phần chi tiết về từng kết quả cụ thể trong từng thang đo sẽ được trình bày sau bảng 4.1. Đối với biến Nhận thức về độ khó, các ý kiến được tổng hợp như sau: o Một vài chuyên gia đồng tình về các phát biểu mà tác giả đề xuất tức là IFRS có độ khó nhất định đối với người áp dụng, phần còn lại không đồng tình vì họ cho rằng IFRS không khó như nhiều người nghĩ, đặc biệt, chuyên gia tại một doanh nghiệp đang triển khai áp dụng IFRS còn cho rằng IFRS chỉ khó với các doanh nghiệp đa ngành chứ nếu chỉ hoạt động chính trong một lĩnh vực thì không khó mà còn tạo ra sự linh hoạt cho công tác kế toán. o Khi tác giả trình bày nội dung và nguồn gốc của các biến quan sát, các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu đều cho rằng không nên đưa vào mô hình vì biến này chưa có thang đo đi trước, việc tự xây dựng toàn bộ nội dung có thể không đảm bảo chất lượng thang đo so với việc kế thừa thang đo sẵn có và phát triển thêm. o Có chuyên gia cho rằng thực tế tại Việt Nam không phải doanh nghiệp nào cũng có hiểu biết về IFRS (điều này phù hợp với quan điểm tác giả luận án đã trình bày trong chương 2 và chương 3) cho nên việc đưa các câu hỏi này vào mô hình cũng có thể ảnh hưởng đến đối tượng khảo sát của luận án là tất cả các doanh nghiệp đã và chưa áp dụng IFRS. o Có một ý kiến cho rằng bảng câu hỏi tương đối dài có thể làm cho người trả lời kém hứng thú, và đặc thù của các câu hỏi trong thang đo Nhận thức về độ khó vốn dĩ tương đối khó phân biệt với các với các câu trong thang đo của biến Nhận thức về sự kiểm soát, có thể sẽ gây khó cho người trả lời.

Vì vậy, trên cơ sở tổng hợp các ý kiến trên, tác giả quyết định loại thang đo nhận thức về độ khó và các biến quan sát Điều này cũng phù hợp với dự kiến trong chương 2 của tác giả rằng biến này có thể sẽ không phù hợp để đưa vào luận án do các nghiên cứu đi trước không đề cập.

Như vậy, nội dung của 38 biến quan sát của luận án được điều chỉnh lại và tổng hợp đầy đủ như sau:

Bảng 4 1: Tổng hợp thang đo sử dụng trong luận án Khái niệm nghiên cứu

Mã hóa Nội dung Thang đo chủ yếu được kế thừa

Thái độ TD1 IFRS sẽ tốt cho đơn vị Djatej và cộng sự (2012)TD2 IFRS sẽ tốt cho nền kinh tế

TD3 Tôi có cảm nhận tích cực về IFRS Liu và cộng sự

(2008) TD4 TD4: Nhìn chung, IFRS có lợi ích vượt trội so với những hạn chế

Nhận thức về tính hữu ích

HI1 IFRS giúp cho việc thu hút vốn nước ngoài trở nên dễ dàng hơn

Rezaee và cộng sự (2010) HI2 IFRS làm tăng tính so sánh của BCTC giữa các đơn vị HI3 IFRS giúp cho nhà quản lý đưa ra những đánh giá chất lượng hơn HI4 IFRS giúp cho kiểm toán viên đưa ra những đánh giá chất lượng hơn HI5 IFRS tạo ra sự thống nhất trong BCTC toàn cầu HI6 IFRS giúp làm giảm thiểu các hoạt động trái pháp luật

Nhận thức về áp lực xã hội

AXH1 Đơn vị cảm nhận được áp lực từ các tổ chức bên ngoài về việc áp dụng IFRS

AXH2 AXH2: Đơn vị sẽ được xã hội đánh giá cao nếu áp dụng IFRS AXH3 Áp dụng IFRS là để đáp ứng các quy định trong nội bộ tập đoàn về việc áp dụng IFRS

AXH4 Áp dụng IFRS là đáp ứng kỳ vọng của lãnh đạo đơn vị về việc áp dụng IFRS Áp lực cưỡng chế

ACC1 Áp dụng IFRS để đảm bảo quy định từ cơ quan quản lý nhà nước

ACC2 Áp dụng IFRS để hạn chế việc công ty kiểm toán không đưa ra ý kiến chấp nhận toàn phần ACC3 Áp dụng IFRS để hạn chế việc đính chính thông tin trên BCTC ACC4 Áp dụng IFRS để đáp ứng yêu cầu của cổ đông, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài Áp lực mô phỏng

AMP1 Áp dụng IFRS để làm theo các công ty trong cùng ngành

Mahzan (2013) AMP2 Áp dụng IFRS để làm theo công ty đầu ngành AMP3 Áp dụng IFRS để làm theo hình mẫu của các công ty đa quốc gia AMP4 Áp dụng IFRS để vận dụng nhất quán cùng một bộ chuẩn mực với công ty con/công ty liên kết ở nước ngoài (nếu có) Áp lực chuyên môn

ACM1 Áp dụng IFRS để đáp ứng định hướng của hội nghề nghiệp quốc tế (ACCA, ICAEW )

ACM2 Áp dụng IFRS để đáp ứng định hướng của hội nghề nghiệp trong nước

(VAA, VACPA ) ACM3 Áp dụng IFRS để vận dụng xu thế mới của nghề nghiệp kế toán ACM4 Áp dụng IFRS để làm theo sự tư vấn từ công ty kiểm toán, đặc biệt là big 4

Nhận thức về sự kiểm soát

KS1 Việc áp dụng IFRS có thể nằm trong tầm kiểm soát của đơn vị

KS2 Nếu có sự chuẩn bị, đơn vị sẽ có đủ khả năng áp dụng IFRS KS3 Việc công ty áp dụng IFRS là có tính khả thi

Nguồn lực NL1 Kế toán viên của công ty cần được trang bị kiến thức về IFRS

Rezaee và cộng sự (2010) NL2 Đơn vị phải có đủ nguồn lực tài chính để áp dụng IFRS NL3 Đơn vị phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban để áp dụng IFRS Điều kiện cần có ĐK1 Việc áp dụng IFRS đòi hỏi phải có chế độ kế toán mới tương ứng

Rezaee và cộng sự (2010) ĐK2 Việc áp dụng IFRS đòi hỏi phải có những hướng dẫn chi tiết cho các chuẩn mực ĐK3 Áp dụng IFRS cần có sự đồng bộ giữa chính sách kế toán và chính sách thuế

AD1 Đơn vị sẽ áp dụng IFRS Liu và cộng sự

AD2 Đơn vị sẽ áp dụng IFRS trong thời gian sớm nhất AD3 Việc áp dụng IFRS là rất quan trọng đối với đơn vị

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Tổng kết nội dung và ý kiến của chuyên gia đối với từng thang đo cụ thể gồm có:

Thang đo này được giữ lại toàn bộ 4 biến quan sát với sự đồng tình của 11 chuyên gia, đặc biệt là biến TD4 “Nhìn chung, IFRS có lợi ích vượt trội so với những hạn chế” do tác giả đề xuất thêm, các chuyên gia đều đồng ý với phát biểu liên quan đến biến này.

Thang đo nhận thức về tính hữu ích

Hầu hết chuyên gia đề xuất không cần sử dụng biến HI3 “IFRS được thừa nhận là ngôn ngữ kế toán chung của toàn cầu” vì biến này có thể trùng về nội dung với biến HI5 “IFRS tạo ra sự thống nhất trong BCTC toàn cầu” Ngoài ra, các chuyên gia cũng góp ý tách nội dung của câu “IFRS giúp cho nhà quản lý và kiểm toán viên đưa ra những đánh giá chất lượng hơn” (biến HI4 cũ) vì nội dung bao gồm 2 đối tượng có lợi ích khác nhau Tất cả chuyên gia đồng tình với biến HI6 “IFRS giúp làm giảm thiểu các hoạt động bất hợp pháp, đặc biệt là gian lận”, dù đây là biến bổ sung so với thang đo gốc, để phù hợp hơn thì chuyên gia đề xuất sửa lại nội dung và tác giả đã thay đổi thành “IFRS góp phần giảm bớt các hoạt động trái pháp luật” và nhận được sự đồng tình Như vậy sau khi bỏ 1 biến và tách 1 biến thành 2, số lượng biến quan sát của thang đo này vẫn là 6.

Thang đo nhận thức về áp lực xã hội

Kết quả nghiên cứu chính thức

Bảng câu hỏi chính thức (xem phụ lục: bảng khảo sát định lượng chính thức) được tác giả thông qua người quen và đồng nghiệp để gởi email đường link Google Forms đến các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Khánh Hòa, theo phương pháp lấy mẫu phi xác suất Bên cạnh TP.HCM, mẫu chính thức được mở rộng thêm chủ yếu ở các tỉnh thành lớn nơi tập trung nhiều doanh nghiệp lớn và đa dạng ngành nghề Để đảm bảo đúng đối tượng trả lời, lần này tác giả đã bổ sung câu hỏi về thẩm quyền của người trả lời, nhằm xác định họ có thẩm quyền quyết định/tham mưu các chính sách kế toán của doanh nghiệp thì câu trả lời mới phù hợp với nghiên cứu này.

Khảo sát chính thức được thực hiện từ tháng 12/2019 đến đầu tháng 3/2020 bằng cách gởi email đính kèm link khảo sát đến các doanh nghiệp trên Google Forms. Thời gian thu thập kéo dài so với khảo sát sơ bộ vì tác giả luận án muốn hạn chế tối đa việc trùng lặp doanh nghiệp tham gia, tức là nếu đã khảo sát sơ bộ thì sẽ hạn chế tham gia vào khảo sát chính thức, từ đó dẫn đến việc thu thập dữ liệu lâu hơn Kết quả đã thu về 317 phiếu trả lời, sau khi tác giả lọc các câu trả lời không phù hợp (về đối tượng trả lời, thẩm quyền, hoặc do thiếu thông tin doanh nghiệp), số phiếu trả lời chính thức là 221 Số lượng mẫu này hoàn toàn phù hợp với cỡ mẫu dự kiến của nghiên cứu đã được trình bày trong chương 3 cũng như hoàn toàn phù hợp để chạy mô hình với Smart PLS Cũng như trong nghiên cứu sơ bộ, tất cả đối tượng tham gia trả lời được chọn đều làm quản lý doanh nghiệp hoặc quản lý cấp phòng kế toán, hầu hết đều có thâm niên trong lĩnh vực kế toán từ 5-10 năm hoặc trên 10 năm.

Trong số 221 bảng trả lời thu được, về quy mô doanh nghiệp lớn, vừa, và nhỏ tham gia lần lượt là 129 doanh nghiệp lớn (tương ứng tỉ lệ 58%), 74 doanh nghiệp vừa(34%) và 18 doanh nghiệp nhỏ (8%) Về ngành nghề, kết quả phân loại các nhóm ngành chính gồm có 71 công ty Thương mại (bán buôn, bán lẻ), 49 công ty Dịch vụ(vận tải, khách sạn, du lịch, dịch vụ công nghệ thông tin, y tế, giáo dục), 58 công ty thuộc lĩnh vực Công nghiệp (Chế biến, chế tạo, sản xuất; Điện, nước; Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản) và 43 doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực còn lại.

Bảng 4.10: Thống kê mô tả đối tượng tham gia khảo sát chính thức Đặc điểm đối tượng khảo sát

Nội dung Số lượng Tỷ trọng trong cỡ mẫu

Vị trí công tác Quản lý cấp phòng kế toán

Quản lý cấp doanh nghiệp

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Thống kê mô tả của 35 biến quan sát tương ứng với 35 câu trả lời theo thang đo Likert của người được khảo sát được tổng hợp với SmartPLS như sau (khác với SPSS tổng hợp theo từng thang đo, thì SmartPLS tổng hợp theo từng biến quan sát chứ không tổng hợp theo từng thang đo):

Bảng 4.11: Giá trị (trung bình, nhỏ nhất, lớn nhất) và độ lệch chuẩn của các biến quan sát – Nghiên cứu chính thức

No Mean Median Min Max Standard

(Nguồn: Thống kê của SmartPLS)

4.2.2 Các thủ tục nghiên cứu chính thức

Như đã trình bày trong chương 3 và phần đầu chương 4, nhằm đạt được tính nhất quán về phương pháp khi phân tích dữ liệu, luận án này tuân thủ chặt chẽ quy trình nghiên cứu định lượng và các thủ tục do Hair và cộng sự (2017) đề xuất trong quyển sách “Những vấn đề cơ bản về PLS-SEM, lý thuyết và thực hành” Các thủ tục này được tóm tắt như sau:

Bước 1: Đánh giá các thang đo

 Độ tin cậy nhất quán nội tại (Internal consistency reliability) thông qua các chỉ số: o Cronbach alpha o Độ tin cậy tổng hợp

 Giá trị hội tụ (convergent validity): o Hệ số tải ngoài (Outer loadings) o Độ tin cậy của biến quan sát

(Indicator reliability) o Tổng phương sai trích (Average variance extracted AVE)

 Giá trị phân biệt (discriminant validity) o Heterotrait-monotrait HTMT

Bước 2: Đánh giá mô hình cấu trúc (structural model)

 Đa cộng tuyến (inner VIF)

 Hệ số R2 giải thích các biến nội sinh tiềm ẩn

 Đánh giá sự phù hợp của các mối quan hệ

Hình 4.2: Các thủ tục phân tích định lượng của luận án

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Sarstedt và cộng sự (2017, hình 3 trang 15) kết hợp với Hair và cộng sự (2017, bảng 4.1 trang 106 và bảng 6.1 trang 191)

Trong lần đánh giá đầu tiên đối với dữ liệu chính thức, các thang đo đều đạt yêu cầu về độ tin cậy, giá trị nội dung và giá trị phân biệt, điều này cho thấy kết quả đánh giá đã thực hiện trong nghiên cứu sơ bộ là khá tốt Cụ thể kết quả đánh giá trong nghiên cứu chính thức như sau:

4.2.3.1 Đánh giá độ tin cậy nhất quán nội tại

Tương tự như nghiên cứu sơ bộ, thang đo được kiểm định lại nhằm đảm bảo độ tin cậy Kết quả từ bảng tính Cronbach’s Alpha và Độ tin cậy tổng hợp cho thấy các thang đo đều đạt độ tin cậy cao, tức là lớn hơn ngưỡng yêu cầu là 0.7 Kết quả này cũng thống nhất với kết quả phân tích định lượng sơ bộ lần 2, tức là không có thang đo nào bị loại.

Bảng 4 12: Bảng tính Cronbach's Alpha, Độ tin cậy tổng hợp– Nghiên cứu chính thức Cronbach's Alpha Độ tin cậy tổng hợp

(Nguồn: Tác giả tính toán bằng SmartPLS)

4.2.3.2 Đánh giá giá trị hội tụ

Kết quả tính toán giá trị hội tụ của thang đo bằng hệ số tải ngoài (so sánh với 0.7), độ tin cậy của biến quan sát (so với 0.5) và tổng phương sai trích (so với 0.5) cho thấy tất cả thang đo và biến quan sát đều đạt yêu cầu.

Bảng 4 13: Bảng tính Hệ số tải ngoài, Độ tin cậy của biến quan sát và Tổng phương sai trích– Nghiên cứu chính thức Biến quan sát

Hệ số tải ngoài Độ tin cậy của biến quan sát

(Nguồn: Tác giả tính toán bằng SmartPLS và excel)

4.2.3.3 Đánh giá giá trị phân biệt

Kết quả bảng tính chỉ số HTMT cho thấy chỉ có 2 kết quả 0.945 và 0.941 (in đậm) là lớn hơn 0.9, tuy nhiên so với giá trị 1.0 thì hai chỉ số này vẫn đạt yêu cầu, trong khi đó các chỉ số còn lại hầu hết đều nhỏ hơn nhiều so với 0.9, tức là rất tốt, đảm bảo giá trị phân biệt của các khái niệm nghiên cứu.

Bảng 4 14: Bảng tính chí số HTMT– Nghiên cứu chính thức

ACC ACM AD AMP AXH DK HI KS NL TD

(Nguồn: Tác giả tính toán bằng SmartPLS) Đối với chỉ số Fornell-Larcker và hệ số tải nhân tố chéo, kết quả cho thấy giá trị phân biệt của các thang đo trong mô hình nghiên cứu chính thức đều đạt yêu cầu.

Bảng 4 15: Bảng tính chí số Fornell-Larcker – Nghiên cứu chính thức

ACC ACM AD AMP AXH DK HI KS NL TD

(Nguồn: Tác giả tính toán bằng SmartPLS)

Bảng 4 16: Bảng tính hệ số tải chéo – Nghiên cứu chính thức

ACC ACM AD AMP AXH DK HI KS NL TD

ACM2 0.598 0.862 0.556 0.549 0.657 0.550 0.596 0.435 0.507 0.581 ACM3 0.514 0.838 0.585 0.504 0.620 0.560 0.603 0.454 0.482 0.602 ACM4 0.695 0.742 0.544 0.650 0.637 0.416 0.535 0.485 0.540 0.479 AD1 0.556 0.607 0.925 0.593 0.678 0.683 0.669 0.530 0.608 0.722 AD2 0.600 0.593 0.922 0.613 0.658 0.684 0.714 0.543 0.644 0.718 AD3 0.490 0.547 0.763 0.487 0.527 0.467 0.466 0.588 0.520 0.465 AMP1 0.712 0.609 0.589 0.885 0.630 0.453 0.478 0.500 0.532 0.480 AMP2 0.644 0.608 0.633 0.919 0.656 0.567 0.525 0.520 0.603 0.533 AMP3 0.478 0.577 0.468 0.817 0.524 0.473 0.452 0.503 0.488 0.457 AXH1 0.508 0.662 0.609 0.601 0.792 0.571 0.552 0.481 0.554 0.527 AXH2 0.569 0.610 0.550 0.523 0.849 0.487 0.614 0.427 0.531 0.633 AXH3 0.601 0.633 0.583 0.546 0.827 0.547 0.532 0.497 0.521 0.501 AXH4 0.625 0.641 0.647 0.645 0.879 0.539 0.573 0.469 0.541 0.605 DK1 0.280 0.476 0.499 0.402 0.461 0.861 0.441 0.637 0.592 0.430 DK2 0.392 0.514 0.561 0.453 0.505 0.878 0.489 0.612 0.680 0.542 DK3 0.537 0.632 0.769 0.614 0.688 0.813 0.691 0.563 0.644 0.735 HI1 0.394 0.589 0.606 0.453 0.533 0.575 0.823 0.453 0.536 0.616 HI2 0.314 0.497 0.562 0.344 0.514 0.562 0.796 0.417 0.509 0.632 HI3 0.501 0.546 0.600 0.438 0.582 0.479 0.849 0.404 0.476 0.651 HI4 0.513 0.540 0.507 0.390 0.463 0.384 0.763 0.320 0.427 0.503 HI6 0.596 0.545 0.585 0.594 0.613 0.502 0.774 0.423 0.536 0.629 KS1 0.541 0.516 0.595 0.631 0.526 0.559 0.469 0.808 0.676 0.511 KS2 0.275 0.429 0.467 0.362 0.389 0.615 0.378 0.855 0.574 0.408 KS3 0.384 0.454 0.514 0.454 0.492 0.626 0.427 0.867 0.634 0.403 NL1 0.490 0.559 0.551 0.554 0.540 0.661 0.527 0.588 0.789 0.540 NL2 0.462 0.460 0.562 0.463 0.499 0.560 0.501 0.631 0.870 0.483 NL3 0.496 0.515 0.588 0.542 0.569 0.658 0.531 0.654 0.846 0.518 TD1 0.484 0.582 0.647 0.468 0.573 0.599 0.629 0.509 0.517 0.804

(Nguồn: Tác giả tính toán bằng SmartPLS)

Như vậy, kết quả đánh giá thang đo cho thấy tất cả các thang đo đều đảm bảo độ tin cậy nhất quán nội tại, giá trị hội tụ và giá trị phân biệt.

Bước tiếp theo sẽ là đánh giá mô hình cấu trúc, trong đó quan trọng nhất là đánh giá mối quan hệ giữa các biến trong mô hình.

4.2.4 Đánh giá mô hình cấu trúc

4.2.4.1 Đánh giá đa cộng tuyến

Theo Hair và cộng sự (2017), cần phải xem xét đầu tiên khi đánh giá mô hình cấu trúc đó là vấn đề cộng tuyến, nếu chỉ số phóng đại phương sai (VIF) nằm trong khoảng lớn hơn 0.2 và nhỏ hơn 5 thì mô hình không vi phạm vấn đề cộng tuyến Tất cả các chỉ số trong bảng cho thấy (inner) VIF nhỏ nhất là 1.000 và lớn nhất là 2.961, tức là nằm trong ngưỡng chấp nhận được.

Bảng 4 17: Bảng tính hệ số phóng đại phương sai VIF

ACC ACM AD AMP AXH DK HI KS NL TD

(Nguồn: Tác giả tính toán bằng SmartPLS)

Ngoài ra, tác giả luận án có chia mô hình thành các nhóm nhỏ để kiểm định đa cộng tuyến, kết quả (xem phụ lục 7 của luận án - kiểm định đa cộng tuyến với các mô hình nhỏ) cho thấy mô hình hoàn toàn không có vấn đề gì về đa cộng tuyến.

4.2.4.2 Đánh giá hệ số xác định R 2

Chỉ số tiếp theo cần đánh giá là hệ số xác định R 2 , đây là chỉ số đánh giá các biến nội sinh trong mô hình, Theo Hair và cộng sự (2017), giá trị R 2 là 0.75 thể hiện cấu trúc nội sinh mạnh, mức 0.5 là trung bình và 0.25 là mức yếu Kết quả nghiên cứu cho thấy giá trị R 2 của các biến nội sinh trong mô hình nghiên cứu nằm từ 0.575 (trên mức trung bình) đến 0.680 (là mức khá mạnh).

Bảng 4 18: Bảng tính hệ số xác định R2

(Nguồn: Tác giả tính toán bằng SmartPLS)

4.3.4.3 Đánh giá hệ số tác động f 2

Theo Hair và cộng sự (2017), bên cạnh việc đánh giá hệ số R 2 , cần phải xem xét hệ số tác động f 2 đối với tất cả mối quan hệ trong mô hình cấu trúc để đánh giá xem sự thay đổi của R 2 khi một biến ngoại sinh bị loại bỏ có thể ảnh hưởng đến biến nội sinh hay không, cụ thể, f 2 tối thiểu phải lớn hơn 0.02 Hair và cộng sự (2017) cho rằng f 2 tối thiểu phải lớn hơn 0.02, cụ thể hơn, f 2 ở các mức 0.02, 0.15 và 0.35 lần lượt tương ứng với mức tác động nhỏ, trung bình, và lớn Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ số f 2 có giá trị nhỏ nhất 0.048 (ACC-AXH) và 0.053 (HI-AD) tức là trên mức tối thiểu Cá biệt có hệ số 1.366 (HI-AD) ở mức rất lớn.

Bảng 4 19: Bảng tính hệ số tác động f2 lần 1

ACC ACM AD AMP AXH DK HI KS NL TD

(Nguồn: Tác giả tính toán bằng SmartPLS)

Có thể thấy là f 2 của HI-AD khá nhỏ, trong khi mối quan hệ này rất quan trọng vì

Tổng hợp kết quả và bàn luận

Căn cứ vào kết quả đã trình bày ở phần trên từ mô hình đo lường 1 (là mô hình nghiên cứu chính thức của luận án) cho thấy tất cả các giả thuyết đều được chấp nhận với mức ý nghĩa 5% Chỉ có một điểm lưu ý rằng đối với giả thuyết H4, nếu mức ý nghĩa khắt khe hơn ở mức 1%, thì giả thuyết này sẽ bị bác bỏ Các giả thuyết nghiên cứu được tổng hợp lại từ mô hình đo lường 1 (mô hình chính thức) cụ thể như sau:

Bảng 4 28: Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết Giả thuyết

Nội dung Hệ số tác động

Kết quả Lý thuyết nền và các nghiên cứu ủng hộ H1 Thái độ có tác động cùng chiều đến việc áp dụng

0.290 0.000 Chấp nhận Lý thuyết hành vi dự định TPB của Ajzen (1991)

H2 Nhận thức về áp lực xã hội có tác động cùng chiều đến việc áp dụng

0.248 0.000 Chấp nhận Lý thuyết hành vi dự định TPB của Ajzen (1991)

H3 Nhận thức về sự kiểm soát có tác động cùng chiều đến việc áp dụng

0.229 0.000 Chấp nhận Lý thuyết hành vi dự định TPB của Ajzen (1991)

H4 Nhận thức về tính hữu ích có tác động cùng chiều đến việc áp dụng IFRS tại

0.211 0.012* Chấp nhận ở mức ý nghĩa 5% và 10%, Bác bỏ ở mức ý nghĩa 1%

Mô hình TAM của Davis (1989)

H5 Nhận thức về tính hữu ích có tác động cùng chiều đến thái độ

0.760 0.000 Chấp nhận Lý thuyết hành vi dự dịnh mở rộng của Taylor và Tood (1995b), Mô hình TAM của Davis (1989)

H6 Áp lực cưỡng chế có tác động cùng chiều đến nhận thức về áp lực xã hội

0.200 0.005 Chấp nhận Lý thuyết đẳng cấu thể chế của Dimaggio và Powell (1983)

(2018), Mir và Rahaman (2004), Zehri và Chouaibi (2013),

H7 Áp lực mô phỏng có tác động cùng chiều đến nhận thức về áp lực xã hội

0.240 0.000 Chấp nhận Lý thuyết đẳng cấu thể chế của Dimaggio và Powell (1983)

H8 Áp lực chuyên môn có tác động cùng chiều đến nhận thức về áp lực xã hội

0.457 0.003 Chấp nhận Lý thuyết đẳng cấu thể chế của Dimaggio và Powell (1983)

H9 Nguồn lực tác động cùng chiều đến nhận thức về sự kiểm soát

0.491 0.000 Chấp nhận Lý thuyết hành vi dự dịnh mở rộng của Taylor và Tood

Nhận thức về tính hữu ích H5 (0.76) H1 (0.290)

Thái độ Áp lực cưỡng chế H6 (0.2) Áp lực mô phỏng Áp lực chuyên môn

H8 (0.45 Nhận thức về áp lực xã hội Việc áp dụng IFRS

Nguồn lực H9 (0.491) Điều kiện cần có

Nhận thức về sự kiểm soátH3 (0.229)

H10 Điều kiện cần có tác động cùng chiều đến nhận thức về sự kiểm soát

0.343 0.005 Chấp nhận Lý thuyết hành vi dự dịnh mở rộng của Taylor và Tood (1995b)

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Kết quả nghiên cứu cho thấy sự phù hợp của mô hình TPB hay mô hình TPB mở rộng khi đánh giá ý định hành vi, đặc biệt là hành vi áp dụng IFRS trong bối cảnh Việt Nam đang trong lộ trình áp dụng Kết quả tính toán R² cho thấy mô hình có cấu trúc nội sinh khá mạnh, tức là đảm bảo về mặt chất lượng của mô hình Và khi xem xét các hệ số f² và Q², q², kết quả cũng cho thấy các biến ngoại sinh đều có tính dự báo cho các biến nội sinh từ mức trung bình trở lên.

Hình 4.5: Kết quả nghiên cứu chính thức của luận án

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

4.3.2.1 Tác động của các biến Thái độ, Nhận thức về ảnh hưởng xã hội, và Nhận thức về sự kiểm soát đối với Việc áp dụng IFRS Đây là các biến trong mô hình TPB gốc và tác động trực tiếp đến Việc áp dụng IFRS tại Việt Nam Trong số này, biến Thái độ có tác động mạnh nhất với hệ số tác động là 0.290, tiếp theo sau lần lượt là Nhận thức về ảnh hưởng xã hội (0.248) và Nhận thức về sự kiểm soát (0.229).

• Có thể thấy, nhân tố thái độ có vai trò then chốt trong việc doanh nghiệp quyết định áp dụng IFRS, một khi có thái độ tích cực về việc áp dụng, thì khả năng doanh nghiệp áp dụng càng cao, mặc dù vẫn có thể bị chi phối bởi các nhân tố Nhận thức về ảnh hưởng xã hội hay Nhận thức về sự kiểm soát. Điều này đã được Ajzen (1991) khẳng định trong mô hình nghiên cứu gốc về tầm quan trọng của Thái độ đối với hành vi.

• Ngoài ra, Việc áp dụng cũng chịu sự ảnh hưởng của Nhận thức về áp lực xã hội và Nhận thức về sự kiểm soát, điều này được chứng minh qua các nghiên cứu của Djatej và cộng sự (2012), Simegn (2015), ngoài ra Rezaee và cộng sự (2010) cũng đã chứng minh được Nhận thức về sự kiểm soát có tác động đến việc áp dụng.

4.3.2.2 Tác động của các biến trong phần mở rộng của mô hình TPB gốc đối với các biến Thái độ, Nhận thức về ảnh hưởng xã hội, và Nhận thức về sự kiểm soát

Tác động của Nhận thức về tính hữu ích với biến Thái độ; tác động của áp lực cưỡng chế, áp lực chuyên môn và áp lực mô phỏng đối với Nhận thức về ảnh hưởng xã hội, và tác động của Nguồn lực và Điều kiện cần có đối với Nhận thức về sự kiểm soát được trình bày lần lượt như sau:

Tác động của Nhận thức về tính hữu ích với các biến Thái độ

Nhận thức về tính hữu ích có tác động rất mạnh đến Thái độ (0.760) Mặc dù các nghiên cứu trước đây đều bỏ qua mối quan hệ này, tuy nhiên kết quả kiểm định trong luận án cho thấy tác động này rất phù hợp với lý thuyết TPB gốc của Ajzen

(1991) hay mô hình TPB mở rộng của Taylor và Todd (1995b) Như vậy có thể thấy Nhận thức về tính hữu ích, Thái độ và Việc áp dụng IFRS có mối quan hệ rất mạnh với nhau Cụ thể, Nhận thức về tính hữu ích càng lớn sẽ càng tác động mạnh đến Thái độ và qua đó sẽ càng tác động tích đến Việc áp dụng Điều này cũng phù hợp với việc kiểm định qua hai mô hình đo lường đã phân tích ở trên (mô hình đo lường 1: có mối quan hệ HI-AD, và mô hình đo lường 2: không có mối quan hệ HI-AD), tức là nhận thức về tính hữu ích vẫn có tác động đến việc áp dụng IFRS một cách trực tiếp hoặc cả gián tiếp (khi không có đường dẫn trong mô hình).

Tác động của áp lực cưỡng chế, áp lực chuyên môn và áp lực mô phỏng đối với Nhận thức về ảnh hưởng xã hội Áp lực chuyên môn có tác động mạnh nhất đến Nhận thức về áp lực xã hội, tiếp theo sau lần lượt là Áp lực mô phỏng và Áp lực cưỡng chế Có một điểm đáng lưu ý rằng Áp lực cưỡng chế trong luận án này có tác động thấp nhất đến Nhận thức về áp lực xã hội cũng như tác động gián tiếp rất nhỏ đến việc áp dụng IFRS, khác với kết quả trong các nghiên cứu của Aburous (2018), Phang và Mahzan (2013), Mir và Rahaman (2004), Zehri và Chouaibi (2013), Daske và cộng sự (2008), Li (2010) về vai trò của nhân tố Áp lực cưỡng chế trong mô hình Đẳng cấu thể chế Điều này cho thấy rằng ở thời điểm hiện tại, Việt Nam chưa áp dụng IFRS và cho nên các doanh nghiệp chưa cảm thấy sức ép cưỡng chế này Trong khi đó, áp lực chuyên môn mới tác động mạnh nhất đến Nhận thức về áp lực xã hội, và thậm chí còn có tác động gián tiếp (ở mức nhỏ) đối với Việc áp dụng IFRS với hệ số tác động 0.14 như kết quả trong bảng 4.21 Điều này cho thấy vai trò rất lớn của các tổ chức nghề nghiệp trong việc định hướng áp dụng IFRS tại Việt Nam, bao gồm cả hội nghề nghiệp quốc tế và hội nghề nghiệp trong nước đối với việc định hướng áp dụng IFRS cho doanh nghiệp thông qua những người phụ trách công tác kế toán Bên cạnh đó, kết quả tác động của Áp lực mô phỏng cho thấy xu hướng làm theo các doanh nghiệp cùng ngành hay các doanh nghiệp đầu ngành cũng góp phần quan trọng trong việc thay đổi nhận thức của doanh nghiệp đối với những chính sách kế toán mới.

Tác động của Nguồn lực và Điều kiện cần có đối với Nhận thức về sự kiểm soát:

Nguồn lực của doanh nghiệp và Điều kiện cần có đều có tác động ở mức khá mạnh đến Nhận thức về sự kiểm soát với các mức tác động lần lượt là 0.491 và 0.343. Mặc dù đây là hai nhân tố mới trong mô hình nghiên cứu việc áp dụng IFRS do tác giả đề xuất từ mô hình TPB mở rộng với các biến kiểm soát được vận dụng từ nghiên cứu của Reazaee và cộng sự (2010) và đề xuất của chuyên gia, kết quả vẫn cho thấy có tác động trong các mối quan hệ này Kết quả nghiên cứu đã cho thấy vai trò rất quan trọng của nguồn lực doanh nghiệp đối với nhận thức về sự kiểm soát, và thậm chí còn có tác động gián tiếp (0.12) đối với Việc áp dụng IFRS Điều này cũng rất phù hợp với ý kiến của các chuyên gia trong phần nghiên cứu định tính khi hầu hết chuyên gia cho rằng nguồn lực doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng để có thể áp dụng IFRS thành công tại Việt Nam Bên cạnh đó cũng không thể bỏ qua vai trò của Điều kiện cần có để áp dụng IFRS tại Việt Nam, đó là sự đồng bộ của chính sách kế toán với chính sách thuế, thói quen chờ đợi các hướng dẫn chi tiết áp dụng cũng như mong muốn sẽ có chế độ kế toán mới tương ứng với IFRS Điều này hoàn toàn phù hợp với văn hóa e ngại rủi ro cao như tại Việt Nam, tương tự các quốc gia theo trường phái kế toán Châu Âu lục địa vốn ngại thay đổi, hoặc bảo thủ trước những chính sách mới.

4.3.3.3 Tác động của các thành phần mở rộng trong mô hình nghiên cứu đối với Việc áp dụng IFRS

Thành phần bậc nhất của biến Thái độ là biến Nhận thức về tính hữu ích cũng có tác động đến Việc áp dụng IFRS với hệ số 0.211 Mối quan hệ này đã được chứng minh qua các công bố của Kurt và Ucma (2013), Moqbel và cộng sự (2013), Rezaee và cộng sự (2010), hay Joshi và cộng sự (2008) Tuy nhiên, p-value của mối quan hệ này cho thấy, nếu đánh giá một cách khắt khe ở mức ý nghĩa 1% thì mối quan hệ này không có ý nghĩa Điều này có thể được giải thích bởi trong mô hình đường dẫn, nếu một biến cùng lúc tác động đến nhiều biến, mức độ tác động sẽ giảm Kết quả nghiên cứu ở các bảng 4.21, 4.22 đều cho thấy mức độ tác động của Nhận thức về tính hữu ích lên Thái độ sẽ mạnh hơn khi mối quan hệ HI-AD được bỏ ra khỏi mô hình đường dẫn, ngoài ra bảng 4.24 cho thấy Nhận thức về tính hữu ích vẫn có thể tác động gián tiếp đến Việc áp dụng IFRS với mức tác động khá mạnh là 0.306.

Cũng trong bảng 4.24 kết quả cho thấy Áp lực chuyên môn và Nguồn lực cũng có tác động đến việc áp dụng với mức độ tác động gián tiếp lần lượt là 0.14 và 0.12. Các nhân tố còn lại bao gồm Áp lực cưỡng chế, Áp lực mô phỏng, Điều kiện cần có đều tác động gián tiếp không đáng kể đến việc áp dụng.

Chương 4 - Kết quả nghiên cứu và bàn luận đã trình bày kết quả nghiên cứu định tính và kết quả nghiên cứu định lượng, bao gồm định lượng sơ bộ và định lượng chính thức Cụ thể, kết quả nghiên cứu định tính đã loại một số biến quan sát không phù hợp trong các thang đo Nhận thức về tính hữu ích, Nguồn lực và Điều kiện cần có, và thay thế bằng các biến quan sát theo đề xuất của chuyên gia Từ 38 biến quan sát và 10 thang đo trong phần nghiên cứu định tính, tác giả đã sử dụng SmartPLS để đánh giá sơ bộ thang đo và loại 3 biến không đạt yêu cầu, giữ lại 35 biến và không thay đổi 10 thang đo cho phần nghiên cứu chính thức Kết quả nghiên cứu định lượng chính thức với 221 câu trả lời từ những người phụ trách quản lý công tác kế toán (cấp phòng kế toán hoặc cấp doanh nghiệp) đã cho thấy các giả thuyết trong mô hình TPB mở rộng đều phù hợp với đề xuất ban đầu của luận án, tức là đều có mối quan hệ ở mức ý nghĩa 5%, nếu đánh giá một cách khắt khe hơn ở mức ý nghĩa 1% thì có giả thuyết H4 về tác động của Nhận thức về tính hữu ích đến Việc áp dụng IFRS sẽ không được chấp nhận Nhìn chung, các nhân tố chính của mô hình TPB gốc là Thái độ, Nhận thức về áp lực xã hội, Nhận thức về sự kiểm soát đều có tác động đối với Việc áp dụng IFRS, trong đó nhân tố quan trọng nhất từ kết quả nghiên cứu chính là nhân tố Thái độ Xét ở góc độ mô hình TPB mở rộng, các thành phần bậc nhất, tức là biến độc lập trong mô hình nghiên cứu đều có tác động tích cực đến các biến chính của mô hình TPB Trong đó Nhận thức về tính hữu ích còn có tác động trực tiếp đến Việc áp dụng IFRS.

Ngày đăng: 27/12/2022, 10:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w