1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hệ thống thông tin kế toán quỹ BHYT tại cơ quan BHXH việt nam

221 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hệ thống thông tin kế toán quỹ BHYT tại cơ quan BHXH Việt Nam
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Nga
Người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Thị Đông
Trường học Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Kế toán
Thể loại Luận án
Năm xuất bản 2017
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 221
Dung lượng 3,27 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU (70)
    • 1.1. Lý do chọn đề tài (11)
    • 1.2. Tổng quan các nghiên cứu về đề tài (13)
      • 1.2.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài (13)
      • 1.2.2. Các công trình nghiên cứu trong nước (21)
      • 1.2.3. Khoảng trống nghiên cứu (24)
    • 1.3. Mục tiêu nghiên cứu (26)
    • 1.4. tượng Đối và phạm vi nghiên cứu (0)
      • 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu (26)
      • 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu (26)
    • 1.5. Câu hỏi nghiên cứu (27)
    • 1.6. Phương pháp nghiên cứu và mẫu khảo sát (27)
      • 1.6.1. Mẫu điều tra (28)
      • 1.6.2. Phương pháp điều tra (28)
      • 1.6.3. Bảng hỏi (29)
      • 1.6.4. Kết quả điều tra (30)
      • 1.6.5. Xử lý kết quả điều tra (30)
    • 1.7. Ý nghĩa của nghiên cứu (32)
      • 1.7.1. Ý nghĩa về mặt lý luận (32)
      • 1.7.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn (32)
    • 1.8. Các kết quả nghiên cứu (32)
    • 1.9. Kết cấu luận án (33)
  • CHƯƠNG II: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN (111)
    • 2.1. Khái niệm HTTTKT (35)
      • 2.1.1. Khái niệm về hệ thống và HTTT (35)
      • 2.1.2. Khái niệm về HTTTKT (38)
    • 2.2. Tổng quan về đơn vị SNCL (43)
      • 2.2.1. Khái niệm, phân loại đơn vị SNCL (43)
      • 2.2.2. Đặc điểm hoạt động của các đơn vị SNCL (48)
      • 2.2.3. Quản lý tài chính của đơn vị SNCL (49)
      • 2.2.4. HTTTKT trong đơn vị SNCL (51)
    • 2.3. Các yếu tố cấu thành HTTTKT (54)
      • 2.3.1. Con người (54)
      • 2.3.2. Phương tiện kỹ thuật, CNTT (57)
      • 2.3.3. Dữ liệu kế toán (59)
      • 2.3.4. Các quy trình (62)
      • 2.3.5. Hệ thống kiểm soát (63)
    • 2.4. HTTTKT quỹ BHYT một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (65)
      • 2.4.1. HTTTKT quỹ BHYT một số nước trên thế giới (65)
      • 2.4.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam (67)
  • CHƯƠNG III: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG HTTTKT QUỸ BHYT TẠI BHXHVN (0)
    • 3.1. Lịch sử hình thành và phát triển quỹ BHYT tại BHXHVN (70)
    • 3.2. Thực trạng HTTTKT quỹ BHYT tại BHXHVN (71)
      • 3.2.1. Thực trạng con người (74)
      • 3.2.2. Thực trạng về CNTT (78)
      • 3.2.3. Thực trạng dữ liệu (90)
      • 3.2.4. Quy trình thực hiện (96)
      • 3.2.5. Kiểm soát (106)
  • CHƯƠNG IV: LUẬN BÀN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUỸ BHYT TẠI BHXHVN (0)
    • 4.1. Luận bàn kết quả nghiên cứu (111)
      • 4.1.1. Con người (111)
      • 4.1.2. Công nghệ thông tin (112)
      • 4.1.3. Dữ liệu (113)
      • 4.1.4. Quy trình (113)
      • 4.1.5. Kiểm soát (114)
    • 4.2. Các giải pháp hoàn thiện HTTTKT quỹ BHYT tại BHXHVN (114)
      • 4.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện HTTTKT quỹ BHYT tại BHXHVN (114)
      • 4.2.2. Giải pháp hoàn thiện HTTTKT quỹ BHYT tại BHXHVN (120)
    • 4.3. Các điều kiện chủ yếu nhằm triển khai giải pháp hoàn thiện HTTTKT quỹ (136)
      • 4.3.1. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về quỹ BHYT tại BHXHVN (136)
      • 4.3.2. Hoàn thiện chính sách của các cơ quan quản lý (137)
  • KẾT LUẬN (140)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (144)
  • PHỤ LỤC (72)

Nội dung

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Lý do chọn đề tài

BHYT là một loại bảo hiểm trong hệ thống BHXHVN BHYT là một chính sách xã hội lớn của Đảng và Nhà nước, là một trong những loại hình BHXH mang ý nghĩa nhân đạo, có tính chia sẻ cộng đồng sâu sắc, góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu công bằng xã hội trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe người dân Tuy nhiên, do sự phân cấp quản lý phức tạp, sự thay đổi cơ quan và cơ chế quản lý quỹ BHYT (trước đây cơ quan chủ quản là Bộ y tế nay chuyển sang cơ quan BHXH Việt Nam) Hình thức thu BHYT được nới rộng, từ 1/1/2014, nhà nước tiến tới thực hiện BHYT toàn dân Nhiều loại hình đối tượng tham gia: người lao động, học sinh, sinh viên, đối tượng chính sách xã hội, người có nhu cầu tự nguyện tham gia Mỗi đối tượng có đặc điểm và định mức chi trả khác nhau Quá trình thu, chi BHYT là sự kết hợp giữa đối tượng nộp và thụ hưởng BHYT; đơn vị, tổ chức quản lý đối tượng thụ hưởng; đơn vị tham gia cung cấp dịch vụ y tế và thanh toán BHYT; cơ quan BHXH, đơn vị thực hiện nhiệm vụ của nhà nước tham gia thu, chi, quyết toán BHYT cho đối tượng thụ hưởng Thủ tục thanh toán thông qua các mối quan hệ này còn nhiều bất cập dẫn đến việc thất thoát, chi không đúng mục đích quỹ BHYT làm cho lòng tin của người dân trong việc KCB BHYT ngày càng giảm sút. Đối với BHXHVN, quỹ BHYT cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn về tài chính Khó khăn trước mắt hiện nay của các nhà quản lý quỹ BHYT là làm sao cân đối được thu, chi quỹ và đảm bảo quyền lợi KCB cho đối tượng thụ hưởng Tình hình thu chi quỹ BHYT có nhiều điểm diễn biến phức tạp Nguồn hình thành của quỹ BHYT do người lao động, đơn vị sử dụng lao động đóng góp và sự hỗ trợ của nhà nước cho người nghèo, các đối tượng chính sách Những năm gần đây, quỹ BHYT có nguy cơ bị vỡ quỹ do chi phí BHYT lớn hơn thu BHYT Việc thanh toán chi phí KCB còn phức tạp, qua nhiều khâu dẫn đến khó kiểm soát Việc thanh quyết toán còn thụ động, dựa vào cơ sở KCB Dưới góc độ các cấp dự toán, việc lập quỹ BHYT, quản lý nguồn tài chính quỹ BHYT, phân chia tài chính cho các đơn vị thanh toán BHYT hiện đang là vấn đề đòi hỏi sự quản lý ngày càng chặt chẽ về mặt tài chính nhưng vẫn đảm bảo ASXH, đồng thời phải đáp ứng được quyền lợi của đối tượng thụ hưởng BHYT.

Về phía cơ sở KCB, nhiều sai phạm đã xảy ra trong thực hiện hợp đồng như:chỉ định thuốc và xét nghiệm không phù hợp với chuẩn đoán của bác sỹ; đấu thầu mua thuốc đắt; bỏ qua các thủ tục trong việc thu, quản lý và sử dụng quỹ BHYT; một số bệnh viện không có đủ chữ ký trên chứng từ, không lưu toa thuốc, không tính tiền trên phiếu phát thuốc nhưng vẫn được thanh quyết toán với BHXH dẫn đến thâm hụt quỹ BHYT Việc thanh quyết toán giữa các cơ sở KCB các cấp với BHXHVN còn nhiều bất cập Theo cách quyết toán BHYT, chi phí KCB của người dân chuyển lên tuyến trên đều được tính vào quỹ BHYT tuyến huyện, tuyến tỉnh Nhiều căn bệnh của bệnh nhân còn kéo theo những xét nghiệm không thật cần thiết và gây lãng phí Số tiền quỹ BHYT tại tuyến dưới bị khống chế theo năm không thay đổi trong khi đó bệnh nhân chuyển lên tuyến trên sử dụng nhiều thủ thuật dịch vụ kỹ thuật cao làm cho số quỹ BHYT ở tuyến dưới đã eo hẹp lại càng trở nên khó khăn Vì thế, tiền BHYT luôn trong tình trạng bội chi Hiện nay, số lượng các bệnh viện công ít, bệnh viện tư không mặn mà với KCB BHYT, bệnh nhân ngày càng đông làm cho chất lượng KCB còn hạn chế. Đối với đối tượng nộp và thụ hưởng BHYT, việc KCB BHYT không còn mặn mà Một số đối tượng nộp BHYT nhưng không hưởng do nhiều lý do khác nhau như: chất lượng dịch vụ BHYT không đảm bảo, thời gian chờ KCB quá lâu, thái độ y bác sỹ không nhiệt tình Quyền lợi của đối tượng thụ hưởng BHYT chưa được đáp ứng đầy đủ.

Tóm lại, BHYT còn bất cập dưới nhiều góc độ: Tính ASXH của nhà nước chưa đảm bảo, sự an toàn của quỹ BHYT còn bấp bênh, cơ sở KCB còn nhiều hiện tượng chi BHYT sai quy định, lợi dụng để trục lợi quỹ BHYT, người hưởng BHYT không thiết tha với BHYT vì không được hưởng quyền lợi BHYT trọn vẹn Nguyên nhân là do BHXHVN, cơ sở KCB và đơn vị sử dụng lao động cũng như đối tượng nộp và hưởng BHYT không có sự liên kết thông tin, đặc biệt là thông tin về tài chính Mỗi đơn vị hoạt động đơn lẻ, rời rạc chưa gắn kết thông tin dẫn đến việc quản lý quỹ BHYT còn bị động, tạo kẽ hở cho việc trục lợi quỹ BHYT. Để quản lý chặt chẽ quỹ BHYT đòi hỏi sự giám sát của các bên: BHXHVN - đơn vị chủ quản quỹ; các cơ sở KCB - đơn vị chi tiêu quỹ và đối tượng nộp, hưởngBHYT Trong đó, BHXHVN là đơn vị kiểm soát trực tiếp quá trình thu, chi quỹBHYT Hiện nay, HTTTKT quỹ BHYT cung cấp còn rời rạc, chưa có sự gắn kết giữa các bên Thậm chí thông tin cung cấp cho đối tượng BHYT còn nghèo nàn Do đó,BHXHVN còn thụ động trong quản lý quỹ, việc thanh toán lệ thuộc nhiều vào các cơ

BHXHVN sở KCB Để khắc phục tình trạng này, BHXHVN phải có một HTTT, đặc biệt là HTTTKT, một cách nhanh nhậy và chính xác nhằm đưa ra quyết định phù hợp. HTTTKT phải có sự gắn kết với các HTTT khác trong cùng ngành và trong tương lai phải có mối quan hệ chặt chẽ với các đơn vị bên ngoài có liên quan đến quỹ BHYT như cơ sở KCB, đơn vị sử dụng lao động, địa phương nơi cư trú của người đóng, thụ hưởng BHYT Qua nghiên cứu lý luận, tìm hiểu những hạn chế về HTTTKT quỹ BHYT tại các đơn vị BHXH, đơn vị chủ quản quỹ BHYT, thấy rõ tầm quan trọng của HTTTKT trong việc quản lý quỹ BHYT, tác giả chọn đề tài: “Hệ thống thông tin kế toán quỹ BHYT tại cơ quan BHXH Việt Nam” để nghiên cứu Trong đó, trục quan hệ cần kiểm soát quỹ BHYT là:

Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa BHXHVN, cơ sở KCB và đối tượng hưởng BHYT

(Nguồn: Theo nghiên cứu của tác giả)

Hàng tháng, đối tượng nộp BHYT cho BHXHVN và BHXHVN cấp thẻ BHYT cho đối tượng Khi ốm đau, bệnh tật, đối tượng nộp BHYT đến các cơ sở KCB nộp thẻ BHYT để khám và chữa bệnh Các cơ sở KCB được BHXHVN phân phối quỹ KCB và sau khi bệnh nhân khám xong, các cơ sở KCB nộp hồ sơ bệnh án lên BHXHVN để quyết toán chi phí KCB.

Tổng quan các nghiên cứu về đề tài

1.2.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài

Trên thế giới có nhiều tác giả bàn về HTTTKT Trong đó có một số tác giả điển hình như sau:

Cuốn " Accounting Information System" của tác giả Jame A.Hall, năm 2009, Đối tượng nộp và hưởng BHYT

6 th edition tại South – Westarn.

Cuốn " Accounting Information System" của tác giả JL Bookkholdt, năm 1997, IRWIN edition, Fifth edition, USA.

Cuốn " Accounting Information System" của các tác giả Romney M.B, Steibart Paul John, năm 2012, Prentice – hall edition, 12 th edition, USA.

Cuốn " Accounting Information System" của các tác giả George H.Bodnar, William S Hopwood, năm 1998, Prentice – hall edition, USA. Đây là những tác giả bàn luận về HTTTKT trong các cuốn sách làm căn cứ lý luận cho nhiều nhà nghiên cứu về HTTTKT Hầu hết các tác giả trước khi nghiên cứu HTTTKT đều tìm hiểu về HTTT Quan điểm của các tác giả tương đối đồng nhất về HTTT Các tác giả đều cho rằng, HTTT là hệ thống tiếp nhận các nguồn dữ liệu như các yếu tố đầu vào và xử lý chúng thành các sản phẩm thông tin là các yếu tố đầu ra. HTTT có 4 chức năng chính là: đưa thông tin vào, xử lý thông tin, lưu trữ thông tin và đưa thông tin ra Ngoài ra, nó còn giúp cho người lãnh đạo và quản lý thực hiện công việc kiểm soát và quản lý toàn bộ hệ thống HTTT bao gồm nhiều loại: HTTT tổ chức, HTTT sức khỏe, HTTT quản lý Trong các HTTT, HTTT quản lý được biết đến sớm và phổ biến nhất HTTT quản lý là sự phát triển và sử dụng HTTT có hiệu quả trong một tổ chức Nói đến các yếu tố cấu thành của HTTT quản lý xét ở trạng thái tĩnh, các tác giả cho rằng bao gồm 5 yếu tố: Thiết bị tin học (máy tính, các thiết bị, các đường truyền, - phần cứng), các chương trình (phần mềm), dữ liệu, thủ tục - quy trình và con người Nói đến vai trò của kế toán trong HTTTKT, các tác giả cho rằng, kế toán là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ công cụ quản lý kinh tế, tài chính, có vai trò quản lý, điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế tài chính trong đơn vị, có vai trò cung cấp thông tin để thực hiện mục tiêu quản trị nhằm đạt được hiệu quả cao nhất Các thông tin do kế toán cung cấp cần thiết với nhu cầu của nhiều đối tượng sử dụng trong việc ra quyết định Những người ra quyết định qua việc sử dụng thông tin kế toán sẽ đưa quyết định có nhiều khả năng nhất để hoàn thành các mục tiêu của họ Do vậy, HTTTKT là một phần của HTTT quản lý.

HTTTKT là một HTTT được thiết kế để có thể thực hiện chức năng của kế toán HTTTKT tạo các quy trình dữ liệu và các giao dịch nhằm cung cấp cho người sử dụng các thông tin mà họ cần nhằm lập kế hoạch, kiểm soát và thực hiện công việc của họ HTTTKT có thể là một hệ thống thủ công hoặc có thể là một hệ thống máy hóa với việc sử dụng máy tính Bất kể là dạng gì HTTTKT được thiết kế để thu thập đầu vào, quy trình, lưu trữ và lập báo cáo dữ liệu và thông tin.

Ngoài ra, HTTTKT còn được nhiều nhà khoa học nghiên cứu dưới nhiều khía cạnh khác nhau trên các tạp chí như Flynn, Salehi, Mahdi, Vahab, Mogadam, Abdolkarim; Morteza và các cộng sự… Mỗi tác giả nghiên cứu dưới một yếu tố cấu thành HTTTKT: CNTT (Phần cứng và phần mềm), dữ liệu, quy trình, kiểm soát Nói đến hiệu quả của HTTTKT, chúng ta phải nói đến tính hiệu quả, tính hữu dụng cuả nó Cụ thể:

Nói đến việc áp dụng HTTTKT được chấp nhận nhằm cung cấp thông tin cho các nhà quản lý đưa ra được quyết định phù hợp hướng tới sự quản lý hiệu quả Corner

(1989) lại cho rằng hiệu quả của HTTTKT có thể được đánh giá như giá trị tăng thêm của lợi ích Còn Gelines (1990) xem xét hiệu quả HTTTKT như thước đo sự thành công nhằm đáp ứng được mục tiêu đã thiết lập Hiệu quả của HTTTKT có thể được đánh giá việc sử dụng một hay nhiều mô hình khác nhau Điểm yếu chính của nghiên cứu này là chưa nêu được ảnh hưởng của chuẩn mực kế toán, chưa kết hợp với các hệ thống quản lý và tài chính khác với HTTTKT Trong nghiên cứu này, các nhà quản lý chỉ nhận thức được lợi ích của HTTTKT sẽ thực hiện nhiều hơn nhằm giảm khoảng cách giữa các doanh nghiệp (Salehi, Mahdi, Vahab, Mogadam, Abdolkarim, 2010)

Mỗi nhà nghiên cứu khoa học nói đến tính hiệu quả ở mỗi khía cạnh khác nhau nhưng đều hướng tới cái đích cần đạt được: sự quản lý hiệu quả, gia tăng thêm lợi ích, đáp ứng được mục tiêu đã thiết lập Về cơ bản, với các giả thuyết nghiên cứu, thiết kế và xây dựng bảng hỏi, khảo sát và phỏng vấn sâu, các nhà nghiên cứu đều kết luận rằng hiệu quả của HTTTKT có thể được xem xét như việc sử dụng thành công của hệ thống, đảm bảo nhu cầu của người sử dụng Rõ ràng, tính hiệu quả một HTTTKT còn phụ thuộc vào hoạt động của đơn vị là loại hình nào, mục đích cần đạt được là gì Nếu là đơn vị sản xuất, việc gia tăng thêm lợi ích là thước đo tính hiệu quả của HTTTKT nhưng một đơn vị thực hiện nhiệm vụ nhà nước giao hay cung cấp dịch vụ công thì thước đo đáp ứng được mục tiêu lại đo tính hiệu quả của việc sử dụng HTTTKT.

Về sự hữu dụng của HTTTKT trong nền kinh tế mới nổi, các tác giả Salehi, Mahdi, Vahab, Mogadam, Abdolkarim (2010) cho rằng: HTTTKT trước đây tập trung vào việc ghi nhận, tổng hợp và xác nhận dữ liệu về các giao dịch tài chính Trước đây, hệ thống kế toán được viết bằng phương thức thủ công nhưng hiện nay đã được viết bằng phần mềm kế toán Sự phát triển ngày càng nhanh về CNTT đã tạo sự tiện ích cho việc sử dụng chi phí và quản lý thủ tục kế toán Phát triển CNTT trở nên quan trọng trong những thập niên gần đây và lan rộng trong thị trường và xã hội toàn cầu.

Nói đến CNTT là đề cập đến 2 phần: phần cứng, phần mềm kế toán Phần cứng là nói đến máy tính còn phần mềm là các chương trình phần mềm được lập ra trong đơn vị Nhiều tác giả nghiên cứu về từng khía cạnh trong CNTT ảnh hưởng đến HTTTKT Tác giả Morteza và các cộng sự (2012) nghiên cứu về phần mềm kế toán và cho rằng, để mong chờ một phần mềm kế toán hữu dụng phải phụ thuộc vào các yếu tố: đặc điểm chung (dễ lắp đặt, dễ sử dụng, rõ nguồn gốc, khả năng hiện đại hóa), tính so sánh được, tính linh hoạt, khả năng kiểm soát nội bộ và khả năng báo cáo Các tác giả Morteza Ramazani và Farnaz Vali Moghaddam Zanjani (2012) cho rằng: Để thành công, mỗi công việc đòi hỏi phải có một HTTTKT có khả năng cung cấp thông tin một cách đáng tin cậy, kịp thời cho việc ra quyết định trong một môi trường cạnh tranh. Phần mềm kế toán là một công cụ chính trong HTTTKT, thông tin kịp thời, chính xác và đáng tin cậy Mục đích nghiên cứu của các tác giả là khám phá ra khoảng cách tồn tại giữa tình huống thực tế và tình huống mong đợi của phần mềm kế toán được sử dụng dựa trên đặc điểm của HTTTKT Với các phương pháp nghiên cứu là “Thực nghiệm” và số liệu được thu thập thông qua “khảo sát”, các nhà nghiên cứu đã sử dụng

6 biến: đặc điểm chung, tính so sánh, sự linh hoạt, kiểm soát, đào tạo, lập báo cáo Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có tồn tại khoảng cách đang quan tâm trong cả 6 biến Qua nghiên cứu này, ta thấy rõ tầm quan trọng của phần mềm kế toán trong tổ chức thực hiện HTTTKT trong các tổ chức Phần mềm kế toán là một công cụ để thực thi HTTTKT, ngược lại khi tiến hành xây dựng phần mềm kế toán thì phải dựa vào đặc điểm của HTTTKT Ngoài ra, Qatawneh, Adel M (2012) cũng đã chứng minh ảnh hưởng của thương mại điện tử đến HTTTKT Ông cho rằng CNTT là yếu tố rất cần cho việc cung cấp dịch vụ.

Tác giả Markus Granlund (2007) cũng đưa quan điểm của mình về nghiên cứu HTTTKT Tác giả đã đưa mối quan hệ giữa kế toán quản trị và CNTT hiện đại trên các giao diện Dựa trên việc xem xét các nghiên cứu trước đây và dữ liệu thực nghiệm, tác giả đã gợi ý rằng học viện kế toán nhìn chung có một sự hiểu biết hạn chế về sự phát triển hiện tại trong các giao diện kế toán – CNTT Mục đích của nghiên cứu này là đánh giá phê bình tình trạng nghiên cứu trên giao diện giữa kế toán và CNTT.Nghiên cứu này đề cập trên giao diện giữa HTTT và kế toán quản trị, kiểm soát Phân tích tập trung đến việc mang lại lợi ích, sự hạn chế hiệu lực phát triển HTTT về kế toán và thực hành kiểm soát Nghiên cứu thảo luận chi tiết việc chuyển tiềm năng của CNTT hiện đại với nội dung của kế toán, những phức tạp đan xen trong việc tích hợp CNTT với kế toán và kiểm soát, với những nghịch lý của tính phức tạp của CNTT và biểu hiện của nó trong nội dung kế toán quản trị Phân tích đã đưa ra được lý do đáng quan tâm về tình trạng nghiên cứu HTTTKT hiện tại trong một số khía cạnh Mặt khác, nghiên cứu này kết luận rằng nghiên cứu HTTTKT sẽ phải đề cập nhiều hơn nữa nội dung các vấn đề kế toán Gợi ý này cũng gần với quan điểm được bày tỏ của Sutton (2005) và Arnold (2006) Các nhà nghiên cứu HTTTKT sẽ phát triển một sự hiểu biết tốt hơn về nghiên cứu và thực hành kế toán trước khi nghiên cứu giao diện kế toán – HTTT Hơn nữa, cùng nghiên cứu tiểu ngành sẽ làm tăng cường hiểu biết tốt hơn về giao diện kế toán – CNTT.

Nói đến chất lượng dữ liệu là dữ liệu được quan tâm dưới các góc độ: tính chính xác, kịp thời, kiên định, và khả năng tiếp cận (Wang và các cộng sự, 1995) Một số tác giả cho rằng nói đến chất lượng dữ liệu là nói đến độ tin cậy của nó, có 2 yếu tố quan trọng của độ tin cậy dữ liệu là tính đầy đủ và tính chính xác (Ballow & Pazer,1985; Redman 2001 ch 14; Wang và các cộng sự, 1995) Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, có ý kiến cho thấy chất lượng của dữ liệu được coi là sự hài lòng của khách hàng (Dustin C.Derby và các cộng sự, 2009) Việc sử dụng các dữ liệu điện tử đã được chứng minh làm giảm thời gian của nhân viên, chi phí trực tiếp và gián tiếp, giảm các lỗi dữ liệu (Galliher và các cộng sự, 2008). Để nghiên cứu rõ về HTTTKT, các tác giả: Michael Alles, Mieke Jans, Miklos Vasarhelyi (2011) đã đưa ra một phương pháp nghiên cứu mới Đó là “khai thác quy trình” Khai thác quy trình là phân tích HTTT chứa đựng trong việc ghi chép sự kiện, đó là một bộ dữ liệu được xây dựng từ thông tin được ghi nhận trong HTTT hiện đại.

Dữ liệu đó bao gồm cả thông tin đầu vào từ người sử dụng và thông tin lớn về giao dịch đó, như là đánh dấu dữ liệu và nhận dạng người sử dụng Quan trọng hơn, thông tin lớn là thông tin được ghi nhận tự động bởi hệ thống, dựa trên sự kiểm soát của người sử dụng hoặc ngăn chặn việc ghi nhận, cái làm cho sự việc được ghi nhận là các công cụ kiểm soát có giá trị Hơn nữa, việc ghi nhận dữ liệu của các giao dịch nhiều để phân tích các mô hình được tiến hành trên sự hiểu biết khác nhau của quá trình Khám phá quá trình đã được nghiên cứu rộng rãi trong khoa học máy tính và khoa học quản lý cũng như chấp nhận trong ngành công nghiệp với sự hỗ trợ của các công ty công nghệ cao Nghiên cứu này cung cấp cho các nhà nghiên cứu hệ thống thông tin kế toán cùng với sự giới thiệu về khai thác quy trình, xem khám phá quá trình được thực hiện và trao đổi như thế nào và tại sao nó có thể làm tăng giá trị cho cả nghiên cứu và thực hành kế toán Các tác giả cho rằng có ít nhất 5 giai đoạn khác nhau trong khai thác quá trình: Khám phá quy trình, kiểm tra sự phù hợp, phân tích hiệu suất, phân tích mạng xã hội, xác minh và khai thác quyết định.

Còn Michael Alles (2011) cho rằng, khai thác quy trình là hệ thống tự động phân tích thông tin chứa trong nhật ký sự kiện, là bộ dữ liệu được xây dựng từ thông tin được ghi nhận trong hệ thống CNTT hiện đại Dữ liệu đó bao gồm cả thông tin đầu vào bởi những người sử dụng và thông tin đa chiều về các giao dịch đó như là các item dữ liệu và nhận dạng người sử dụng Thông tin đa chiều được tự động ghi vào hệ thống dựa trên sự điều khiển của người sử dụng để ghi nhận hoặc không ghi nhận, làm cho nhật ký sự kiện có thể trở thành công cụ kiểm soát Dữ liệu trong nhật ký sự kiện nhiều đến mức tạo ra nhiều mô hình phân tích Khai thác quy trình đã được nghiên cứu nhiều trong khoa học quản lý và máy tính.

Về kiểm soát trong HTTTKT, Theo Dolejsovas, Miroslava (2008), việc kiểm soát thường được kết nối với các HTTT và kế toán Các kế toán viên cần quan tâm đến việc xác minh số liệu kế toán và bảo mật thông tin Tác giả mô tả các khuyến nghị trong bảo mật dữ liệu kế toán: các quy tắc cho việc xử lý mật khẩu, các quy tắc cho việc sao lưu dữ liệu, các quy tắc cho việc đóng các ứng dụng, các quy tắc cho các thư điện tử, các quy tắc cho Internet và các quy tắc cho bảo mật dữ liệu Theo ông, kiểm soát có thể hỗ trợ kế toán đảm bảo tốt hơn dữ liệu kế toán và thấy rõ tầm quan trọng của sự bảo mật thông tin trong kế toán, việc áp dụng kiểm soát trong HTTTKT và cung cấp các khuyến nghị đối với việc sử dụng dữ liệu kế toán hàng ngày.

Theo Brandas, Claudiu (2013), việc kiểm soát theo quy trình đảm bảo tính toàn vẹn, thực tế, độ chính xác, kịp thời của các báo cáo tài chính Các tác giả cho rằng việc sử dụng CNTT trong các quy trình kế toán đang ngày càng phổ biến dẫn đến mối quan tâm nghiên cứu về những rủi ro, kiểm soát và kiểm toán của các HTTTKT ngày càng tăng.

tượng Đối và phạm vi nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát: Mục tiêu tổng quát của luận án này là nghiên cứu cơ sở lý luận về HTTTKT tại đơn vị SNCL nhằm phát triển lý luận HTTTKT tại đơn vị SNCL nói chung và đơn vị SNCL đặc thù quỹ nói riêng; Nghiên cứu thực trạng và hoàn thiện HTTTKT quỹ BHYT tại BHXHVN nhằm quản lý quỹ BHYT tại BHXHVN hiệu quả hơn.

+ Hệ thống hóa và bổ sung cơ sở lý luận về HTTTKT đơn vị SNCL nói chung và đặc thù.

+ Đánh giá thực trạng HTTTKT theo các yếu tố cấu thành tại cơ quan quản lý quỹ BHYT – BHXHVN.

+ Đề xuất các giải pháp hoàn thiện HTTTKT quỹ BHYT tại BHXHVN.

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Luận án nghiên cứu HTTTKT quỹ BHYT tại BHXHVN trong mối quan hệ với cơ sở KCB và đối tượng hưởng BHYT nhằm quản lý hiệu quả quỹ BHYT

+ Luận án nghiên cứu đề tài tại cơ quan chủ quản quản lý quỹ BHYT (BHXHVN), không nghiên cứu tại cơ sở KCB hay đơn vị quản lý người đóng, thụ hưởng BHYT.

+ Luận án nghiên cứu HTTTKT theo các yếu tố cấu thành.

+ Luận án nghiên cứu HTTKT quỹ BHYT sâu hơn ở nội dung: Thu quỹ BHYT từ các đối tượng nộp BHYT, từ NSNN (Trừ các đơn vị thuộc bộ quốc phòng), không nghiên cứu thu từ đầu tư tài chính và thu khác Phần chi tác giả chỉ nghiên cứu sử dụng chi cho chi phí KCB tại cơ sở KCB, không nghiên cứu quỹ BHYT chi dự phòng và quỹ BHYT chi cho quản lý bộ máy hoạt động.

+ Tác giả điều tra, khảo sát các kế toán tại BHXH cấp 1, 2, 3: BHXHVN,BHXH tỉnh, thành phố; BHXH quận, huyện để nghiên cứu thực trạng HTTTKT quỹBHYT tại BHXHVN.

+ Tác giả khảo sát mối quan hệ về HTTTKT quỹ BHYT tại phòng kế toán một số bệnh viện thuộc tuyến trung ương và một số đối tượng hưởng BHYT tại các bệnh viện này để làm rõ mối quan hệ về HTTTKT quỹ BHYT giữa ba bên trong việc đánh giá tính hữu ích của HTTTKT.

+ Luận án nghiên cứu hoàn thiện HTTTKT quỹ BHYT tại BHXHVN.

Về thời gian nghiên cứu:

- Số liệu thứ cấp: được thu thập cho giai đoạn 2012 đến 2015

- Số liệu sơ cấp: được thu thập vào 2015

Câu hỏi nghiên cứu

Luận án nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:

- HTTTKT là gì? HTTTKT tại đơn vị SNCL như thế nào?

- HTTTKT có bao nhiêu yếu tố cấu thành? Nội dung của các yếu tố cấu thành này là gì? Tính liên thông, kết nối giữa các yếu tố theo mục tiêu kiểm soát quỹ từ các bên là thế nào?

- Những tồn tại của HTTTKT quỹ BHYT tại BHXHVN hiện nay là gì?

- Hoàn thiện gì về HTTTKT quỹ BHYT tại BHXHVN.

Phương pháp nghiên cứu và mẫu khảo sát

Luận án sử dụng phép duy vật biện chứng và phép duy vật lịch sử làm phương pháp luận Cụ thể là phương pháp nghiên cứu định tính bao gồm: Các phương pháp thu thập thông tin (Phương pháp điều tra, khảo sát, phỏng vấn sâu và tham khảo ý kiến của các chuyên gia) và phương pháp nghiên cứu định lượng: phương pháp thống kê mô tả, tổng hợp, so sánh. Đầu tiên, tác giả phỏng vấn sâu 3 chuyên gia về lĩnh vực kế toán, CNTT và nắm vững bản chất quy trình thu, chi BHYT là kế toán trưởng BHXHVN; kế toán trưởngBHXH tỉnh Yên Bái và kế toán trưởng BHXH huyện Đông Sơn tỉnh Thanh Hóa, 7 người làm kế toán thu, chi BHYT tại BHXH Việt Nam và BHXH Hà nội Qua phỏng vấn sâu kết hợp với kiến thức lý luận , tác giả tìm thấy khoảng trống nghiên cứu vềHTTTKT dưới góc độ quản lý quỹ BHYT ( Danh sách đối tượng phỏng vấn được tác giả trình bày trong phụ lục 1.1).

Sau khi thấy được tồn tại của HTTTKT quỹ BHYT tại BHXHVN, tác giả tiến hành lập bảng hỏi và điều tra tại BHXHVN, các cơ sở KCB và đối tượng hưởng BHYT Cụ thể như sau:

- Tại BHXHVN: Tác giả tiến hành lấy mẫu điều tra tại hai bộ phận: Phòng kế toán và phòng CNTT. Ở phòng kế toán: Tác giả điều tra trực tiếp tại BHXHVN, BHXH thành phố Hà nội, BHXH tỉnh Yên Bái, BHXH tỉnh Thanh Hóa Số phiếu phát ra là 125 BHXH các tỉnh, thành phố khác, tác giả điều tra qua online nhóm kế toán VSA với số lượng phiếu phát ra 643 Tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu theo 3 cấp: Trung ương; Tỉnh, thành phố và quận huyện Trong đó, tác giả chủ động lấy khảo sát của cấp trung ương (Số lượng: 1 đơn vị); cấp tỉnh, thành phố (63 đơn vị) còn lại là quận, huyện Số lượng tỉnh thành phố là 63 tỉnh thành vì đơn vị BHXH tỉnh thành phố là đơn vị có liên quan đến cả đơn vị cấp quận, huyện và cấp cấp trung ương nên ý kiến của họ thường toàn diện hơn Trong mẫu nghiên cứu, tác giả khảo sát ý kiến của các thành phần: kế toán trưởng, kế toán tổng hợp, kế toán viên. Ở phòng CNTT: tác giả phỏng vấn và điều tra các cán bộ chủ chốt của phòng CNTT tại BHXHVN và 63 tỉnh thành (trưởng phòng CNTT) bằng hình thức gọi điện và gửi e email Số lượng phiếu khảo sát là 63.

- Tại cơ sở KCB: Tại các cơ sở KCB, tác giả lựa chọn khảo sát các bệnh viện thuộc tuyến trung ương vì đây là các bệnh viện có số lượng người KCB BHYT nhiều nhất Số lượng các cơ sở KCB thuộc tuyến trung ương bao gồm 28 bệnh viện Mỗi bệnh viện có 1 kế toán theo dõi về BHYT Số phiếu phát ra là 28 phiếu.

- Đối tượng hưởng BHYT: Tác giả chọn ngẫu nhiên mỗi bệnh viện 10 người KCB BHYT Tổng số phiếu phát ra là 280 phiếu.

- Phương pháp phỏng vấn sâu:

Tác giả đã thực hiện nhiều cuộc phỏng vấn với các đối tượng khác nhau Một số cuộc phỏng vấn được diễn ra độc lập tại nơi làm việc hoặc ở nhà của người tham gia phỏng vấn với thời gian phỏng vấn cho mỗi đối tượng khoảng 45 phút đến 60 phút Kỹ thuật thực hiện là quan sát và thảo luận tay đôi Một số đối tượng ở xa được phỏng vấn thông qua điện thoại và email Thời gian gọi điện khoảng từ 30 phút đến 45 phút Nội dung nào chưa rõ tác giả đề nghị người được phỏng vấn làm rõ qua email. Đối với điều tra, tại mỗi địa điểm khảo sát khác nhau, tác giả sử dụng các phương pháp thu thập khác nhau Cụ thể như sau:

Phòng kế toán: Tác giả khảo sát lấy ý kiến trực tiếp đối với BHXHVN, BHXH một số tỉnh, thành phố, quận huyện như: Hà nội, Yên Bái, Thanh Hóa Các tỉnh, thành phố, quận huyện còn lại tác giả lấy ý kiến online Do đặc thù công việc BHYT, kế toán trưởng BHXHVN có facebook nhóm VSA (Những người làm công tác kế toán tài chính BHXH trong phạm vi cả nước) với các thành viên đủ 63 tỉnh thành Mỗi tỉnh, thành phố, kế toán trưởng BHXH Việt Nam yêu cầu ít nhất phải có 1 kế toán trưởng (hoặc kế toán tổng hợp), 1 kế toán chịu trách nhiệm về CNTT, 1 kế toán viên tham gia còn các quận huyện thì ít nhất phải có kế toán trưởng tham gia Hiện nay tổng số người được kế toán trưởng BHXHVN cho phép tham gia nhóm VSA là 643 người Tác giả nhờ kế toán trưởng BHXHVN lấy ý kiến khảo sát hộ qua đường linh tác giả tự tạo Do lấy qua đường online tỷ lệ tương đối thấp nên tác giả phải lấy thêm email của một số tỉnh, thành, quận huyện và gửi đường linh phiếu khảo sát.

Phòng CNTT: Tác giả phỏng vấn trực tiếp trưởng phòng CNTT tại BHXHVN. Còn phòng CNTT tại các tỉnh, thành phố, tác giả gọi điện hoặc gửi email cho trưởng phòng CNTT để khảo sát.

Tại các cơ sở KCB: Tác giả nhờ ban thanh toán BHYT tại BHXHVN gửi email cho phòng kế toán tại các cơ sở KCB trực thuộc BHXH trung ương Tổng số các cơ sở KCB thuộc BHXHVN là 28.

- Phương pháp điều tra bằng phiếu điều tra Đối với các đối tượng hưởng BHYT, tại phía bắc, tác giả gửi trực tiếp phiếu khảo sát cho các đối tượng KCB tại các bệnh viện Đối với các cơ sở KCB phía nam, tác giả nhờ kế toán tại các cơ sở KCB gửi cho các đối tượng đang KCB tại các bệnh viện và gửi lại cho tác giả bằng chuyển phát nhanh.

Mỗi loại phiếu hỏi có những nội dung khác nhau tùy thuộc vào mục tiêu nghiên cứu của tác giả Tuy nhiên, nội dung từng bảng hỏi bao gồm 3 phần chính:

- Phần giới thiệu: Bao gồm phần giới thiệu mục đích, ý nghĩa của cuộc nghiên cứu và lời mời tham gia trả lời cuộc điều tra.

- Phần thông tin thống kê: Phần này người được hỏi sẽ cung cấp các thông tin cá nhân để giúp cho việc thống kê, mô tả và giải thích rõ hơn cho những thông tin chính nếu cần thiết (Chỉ áp dụng cho phiếu hỏi của kế toán tại BHXHVN)

- Phần thông tin chính: Bao gồm các câu phát biểu được thiết kế theo mục tiêu nghiên cứu Người được hỏi sẽ đánh dấu vào câu trả lời phù hợp nhất với mức độ ý kiến của họ cho những phát biểu đó. Đối với phiếu hỏi ở phòng CNTT, ở cơ sở KCB và đối tượng hưởng BHYT, tác giả chỉ xây dựng bảng hỏi bao gồm 2 phần chính là: Phần giới thiệu và phần thông tin chính, không có phần thông tin thống kê.

Nội dung các phiếu hỏi được phản ánh trong phụ lục 1.3; 1.4; 1.5; 1.6 Nội dung các phiếu hỏi trong phụ lục 1.3; 1.4 được đưa cho các chuyên gia kế toán và CNTT kiểm tra và chỉnh sửa Phiếu hỏi trong phụ lục 1.5 và 1.6 được đưa cho kế toán cơ sở KCB và đối tượng hưởng BHYT mà tác giả biết để chỉnh sửa.

- Tại BHXHVN: Thời gian hoàn thành việc thu thập phiếu theo yêu cầu là hơn

3 tháng (Từ tháng 7 đến tháng 10 năm 2014). Ở phòng kế toán: Số phiếu gửi đi phát trực tiếp là 125 phiếu Số phiếu thu về

120 phiếu Số phiếu điều tra phát qua online nhóm kế toán VSA là 643 phiếu Số phiếu thu về là 338 phiếu (chiếm 52.6%) Ở phòng CNTT: Số phiếu phát ra gửi qua email là 55 phiếu Số phiếu thu về là

51 phiếu (Bao gồm 8 phiếu phỏng vấn và 43 phiếu gửi lại bằng email). Ở các cơ sở KCB: Tổng số phiếu phát ra là 28 phiếu Tổng số phiếu thu về đủ

28 phiếu.(đạt 100%). Đối với đối tượng hưởng BHYT, số lượng bệnh nhân trả lời khảo sát là 280 phiếu Số phiếu thu về đủ 280 phiếu.

1.6.5 Xử lý kết quả điều tra Đối với BHXHVN:

- Ở phòng kế toán: Số phiếu thu về 120 phiếu Khi kiểm tra, tác giả thấy có 7 phiếu không trả lời đầy đủ các nội dung và trả lời có sự mâu thuẫn nên tác giả loại bỏ.

Ý nghĩa của nghiên cứu

1.7.1 Ý nghĩa về mặt lý luận

Luận án làm rõ lý thuyết về HTTTKT áp dụng trong đơn vị SNCL nói chung và quỹ BHYT tại BHXHVN nói riêng HTTTKT trong các đơn vị có nhiều cấp dự toán và cung cấp thông tin cho nhiều đối tượng cùng một lúc cần phải có sự “liên thông” ở cả 3 cấp dự toán và các đơn vị có liên quan.

1.7.2 Ý nghĩa về mặt thực tiễn

- Luận án giúp cho BHXHVN có cái nhìn toàn diện về HTTTKT nhằm quản lý quỹ BHYT hiệu quả hơn.

- Luận án giúp BHXHVN hiểu rõ hơn các yếu tố cấu thành HTTTKT tại đơn vị chủ quản quỹ BHYT trong mối quan hệ với cơ sở KCB và đối tượng hưởng BHYT.

Các kết quả nghiên cứu

Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận HTTTKT trong đơn vị SNCL có thu nói chung và HTTTKT quỹ BHYT tại đơn vị BHXH nói riêng.

+ Tìm hiểu thực trạng mối quan hệ về HTTTKT trong các mối quan hệ giữa đơn vị thu nộp quỹ, cấp phát kinh phí, chi tiêu và quyết toán quỹ BHYT nhằm góp phần quản lý hiệu quả quỹ BHYT nói riêng và quỹ công nói chung.

+ Nghiên cứu thực tiễn và đánh giá hạn chế trong HTTTKT quỹ BHYT tại BHXHVN hiện nay.

+ Hoàn thiện HTTTKT quỹ BHYT tại BHXHVN để góp phần quản lý có hiệu quả quỹ BHYT tại BHXHVN.

Kết cấu luận án

Luận án được xây dựng theo kết cấu 4 chương Cụ thể như sau:

Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu

Chương 2: Lý luận chung về HTTTKT đơn vị SNCL

Chương 3: Khảo sát thực trạng HTTTKT quỹ BHYT tại BHXHVN

Chương 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu, các giải pháp đề xuất và kết luận.

Chương 1 tác giả đã trình bày tổng quan về đề tài nghiên cứu Bao gồm:

Lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, các đóng góp của đề tài,tổng quan các công trình nghiên cứu về hệ thống thông tin kế toán Ngoài ra, tác giả còn trình bày phương pháp nghiên cứu Các kết quả nghiên cứu cho thấy, một số các nhân tố bên ngoài tác động đến hệ thống thông tin kế toán Một số nghiên cứu lại nhấn mạnh các yếu tố cấu thành tác động đến thông tin kế toán Bằng việc kết hợp lý thuyết,các kết quả nghiên cứu trước đó và xem xét một số đặc thù quỹ BHYT tại Việt Nam,tác giả đã trình bày rõ tính cấp thiết của đề tài, xây dựng được bảng hỏi về HTTTKT quỹ BHYT tại BHXHVN Ngoài ra, tác giả còn xây dựng bảng hỏi tại một số cơ sởKCB điển hình và một số đối tượng hưởng BHYT.

CHƯƠNG 2: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ

TOÁN TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP

2.1.1 Khái niệm về hệ thống và HTTT Để làm rõ khái niệm về HTTTKT, trước hết, chúng ta đi nghiên cứu khái niệm hệ thống, HTTT Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về hệ thống, song mỗi định nghĩa thường chỉ đề cập đến một mô hình nhất định về hệ thống và thường phụ thuộc vào mục tiêu nghiên cứu cụ thể Với cách nhìn tổng quát, “Hệ thống là một tập hợp nhiều phần tử (đối tượng) có mối liên hệ với nhau, tương tác với nhau, ràng buộc nhau một cách có quy luật để tạo thành một thể thống nhất nhằm thực hiện một số chức năng hay một số mục tiêu nhất định” Ví dụ như: Hệ thống kinh doanh, hệ thống lớp học, hệ thống giao thông ( Nguyễn Văn Hưng, 2007) Theo quan điểm tiếp cận hệ thống, các tác giả trường đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh: "hệ thống là một tập hợp các thành phần có quan hệ tương tác với nhau để cùng thực hiện các mục tiêu đặt ra của hệ thống" Tác giả Trần Thị Song Minh (Đại học kinh tế quốc dân) cho rằng

"Hệ thống là một tập hợp các thành phần có quan hệ tương tác với nhau, cùng phối hợp hoạt động để đạt được một mục tiêu chung, thông qua việc thu nhận các yếu tố đầu vào và tạo ra các kết quả đầu ra trong một quá trình chuyển đổi có tổ chức".

(2010, tr28) Theo tác giả, các khái niệm này tuy tiếp cận từ các khía cạnh khác nhau nhưng về bản chất có ý tương đồng Tác giả cho rằng khái niệm của tác giả Nguyễn Văn Hưng và Trần Thị Song Minh có phạm vi rộng hơn và đầy đủ hơn Hệ thống được xây dựng để đạt một mục tiêu đề ra trước đó Mỗi mục tiêu khác nhau đòi hỏi một hệ thống được thiết kế theo kiểu khác nhau Các phân tử nằm trong hệ thống được tổ chức theo các cấu hình khác nhau Một mục tiêu đạt được chỉ liên quan đến một chủ thể, việc thiết kế hệ thống chỉ nằm trong phạm vi một đơn vị và cấu hình hệ thống đơn giản Nếu mục tiêu đạt được có sự đóng góp của nhiều bên liên quan, khi xây dựng hệ thống phải thiết kế các phần tử có mối quan hệ giữa các bên Lúc này, hệ thống sẽ có cấu hình phức tạp hơn, thể hiện rõ mối quan hệ giữa các phần tử trong hệ thống.

Hệ thống có thể tồn tại theo nhiều cấp độ khác nhau Một hệ thống có thể là một thành phần trong một hệ thống khác và được gọi là hệ thống con Hệ thống con cũng có đầy đủ các tính chất của một hệ thống Các hệ thống con có phương thức hoạt động khác nhau, thậm chí mục tiêu có thể khác nhau nhưng đều vận động để đạt được mục tiêu của hệ thống "cha" Giữa các hệ thống có “đường biên giới” tồn tại để phân định phạm vi giữa chúng Đôi khi “đường biên giới” rất cụ thể, dễ xác định nhưng trong các hệ thống quản lý kinh tế, “đường biên giới” thường khó xác định và hay biến động Các hệ thống trao đổi với nhau thông qua điểm giao tiếp.

Hệ thống có nhiều dạng khác nhau nhưng nhìn chung chúng được chia thành 4 kiểu hệ thống: Hệ thống đóng; Hệ thống liên kết đóng; Hệ thống liên kết đóng phản hồi; Hệ thống mở Các kiểu hệ thống này có thể kết hợp với nhau Tức là, vài hệ thống con của hệ thống có thể là hệ thống liên kết đóng, một số khác là hệ thống liên kết đóng phản hồi hoặc hệ thống mở.

Việc sử dụng hệ thống trong nhiều lĩnh vực khác nhau tạo ra các hệ thống khác nhau như: hệ thống vận hành, hệ thống điều hành, HTTT Có một số cách tiếp cận về HTTT.

Với cách tiếp cận về các yếu tố cấu thành, HTTT là một hệ thống bao gồm các yếu tố có quan hệ với nhau cùng làm nhiệm vụ thu thập, xử lý, lưu trữ và phân phối dữ liệu và thông tin, cung cấp một cơ chế phản hồi để đạt được mục tiêu định trước (sơ đồ 2.1)

Sơ đồ 2.1: Các yếu tố cấu thành một hệ thống thông tin

(Nguồn: Trần Thị Song Minh, 2010, tr28)

Trong đó "Đầu vào" thực hiện thu thập và nhập dữ liệu thô chưa qua xử lý vào hệ thống Dạng của dữ liệu đầu vào thường phụ thuộc vào kết quả đầu ra mong muốn. Việc nhập dữ liệu đầu vào có thể thực hiện thủ công, bán tự động hoặc tự động toàn bộ Tính chính xác của dữ liệu đầu vào là yếu tố quan trọng nhất đảm bảo cho thông tin đầu ra có chất lượng Xử lý là quá trình chuyển đổi dữ liệu đầu vào thành các thông tin đầu ra hữu ích Quá trình xử lý có thể được thực hiện thủ công hay với sự trợ giúp của máy tính Còn "đầu ra" thực hiện việc tạo ra thông tin hữu ích thông thường ở Đầu ra

Xử lý Đầu vào công cụ cầu nối nguồn lực nhân tố sẵn có

Phần cứng nhân tố thiết lập dạng các tài liệu và báo cáo Thông tin phản hồi là kết quả đầu ra được sử dụng để thực hiện những thay đổi đối với các hoạt động nhập liệu và hoạt động xử lý của hệ thống Nếu có lỗi hay có vấn đề đối với đầu ra thì cần điều chỉnh dữ liệu đầu vào hoặc thay đổi một tiến trình công việc Thông tin phản hồi rất quan trọng đối với nhà quản lý vì nhờ nó mà các nhà quản lý hoàn thiện hơn hệ thống cung cấp thông tin (Trần Thị Song Minh, 2010)

Dưới góc độ tiếp cận theo thủ tục, hệ thống thông tin là tập hợp các thủ tục chính thức mà ở đó dữ liệu được tập hợp, xử lý thông tin và phân phối cho người sử dụng (Jame A Hall, 2009).

HTTT có 4 chức năng chính là: đưa thông tin vào, xử lý thông tin, lưu trữ thông tin và đưa thông tin ra Ngoài ra, nó còn giúp cho người lãnh đạo và quản lý thực hiện công việc kiểm soát và quản lý toàn bộ hệ thống.

HTTT bao gồm nhiều loại: HTTT tổ chức, HTTT sức khỏe, HTTT quản lý. Trong các HTTT, HTTT quản lý được biết đến sớm và phổ biến nhất HTTT quản lý là sự phát triển và sử dụng HTTT có hiệu quả trong một tổ chức (Keen, Peter G.W.). Xét ở trạng thái tĩnh, HTTT quản lý bao gồm năm yếu tố cấu thành: Thiết bị tin học (máy tính, các thiết bị, các đường truyền, - phần cứng), các chương trình (phần mềm), dữ liệu, thủ tục- quy trình và con người.

Sơ đồ 2.2 Các yếu tố cấu thành của HTTT xét ở trạng thái tĩnh

(Nguồn: Theo nghiên cứu của tác giả)

Mỗi tác giả với mục đích khác nhau đã xây dựng một HTTT khác nhau Tuy nhiên, trong quy trình HTTT, tác giả nào cũng xây dựng các thông tin đầu vào, xử lý thông tin, các thông tin đầu ra như sơ đồ 2.1 Theo tác giả, để xây dựng một HTTT phù hợp, cung cấp thông tin đa chiều cho các đối tượng phải căn cứ vào đặc điểm hoạt động của đơn vị, mối quan hệ giữa các yếu tố trong hệ thống Trong một số hoạt động, các loại HTTT cần có mối quan hệ chặt chẽ nhằm hỗ trợ, kiểm tra thông tin lẫn nhau. Điều đó giúp cho người được cung cấp thông tin nhanh chóng đưa ra được quyết định phù hợp nhất Nếu hoạt động của đơnvị đơn giản, các nghiệp vụ không phát sinh quá nhiều thì HTTT được xây dựng theo 1 kiểu HTTT Nếu hoạt động của đơn vị phức tạp thì khi xây dựng HTTT phải kết hợp nhiều kiểu HTTT Tức là, vài hệ thống con của hệ thống có thể là hệ thống liên kết đóng, một số khác là hệ thống liên kết đóng phản hồi hoặc hệ thống mở.

HTTTKT là một phần trong HTTT quản lý nhằm quản lý tài chính tại một đơn vị Nhiều tác giả định nghĩa về HTTTKT dựa trên các góc độ khác nhau.

LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN

Khái niệm HTTTKT

2.1.1 Khái niệm về hệ thống và HTTT Để làm rõ khái niệm về HTTTKT, trước hết, chúng ta đi nghiên cứu khái niệm hệ thống, HTTT Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về hệ thống, song mỗi định nghĩa thường chỉ đề cập đến một mô hình nhất định về hệ thống và thường phụ thuộc vào mục tiêu nghiên cứu cụ thể Với cách nhìn tổng quát, “Hệ thống là một tập hợp nhiều phần tử (đối tượng) có mối liên hệ với nhau, tương tác với nhau, ràng buộc nhau một cách có quy luật để tạo thành một thể thống nhất nhằm thực hiện một số chức năng hay một số mục tiêu nhất định” Ví dụ như: Hệ thống kinh doanh, hệ thống lớp học, hệ thống giao thông ( Nguyễn Văn Hưng, 2007) Theo quan điểm tiếp cận hệ thống, các tác giả trường đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh: "hệ thống là một tập hợp các thành phần có quan hệ tương tác với nhau để cùng thực hiện các mục tiêu đặt ra của hệ thống" Tác giả Trần Thị Song Minh (Đại học kinh tế quốc dân) cho rằng

"Hệ thống là một tập hợp các thành phần có quan hệ tương tác với nhau, cùng phối hợp hoạt động để đạt được một mục tiêu chung, thông qua việc thu nhận các yếu tố đầu vào và tạo ra các kết quả đầu ra trong một quá trình chuyển đổi có tổ chức".

(2010, tr28) Theo tác giả, các khái niệm này tuy tiếp cận từ các khía cạnh khác nhau nhưng về bản chất có ý tương đồng Tác giả cho rằng khái niệm của tác giả Nguyễn Văn Hưng và Trần Thị Song Minh có phạm vi rộng hơn và đầy đủ hơn Hệ thống được xây dựng để đạt một mục tiêu đề ra trước đó Mỗi mục tiêu khác nhau đòi hỏi một hệ thống được thiết kế theo kiểu khác nhau Các phân tử nằm trong hệ thống được tổ chức theo các cấu hình khác nhau Một mục tiêu đạt được chỉ liên quan đến một chủ thể, việc thiết kế hệ thống chỉ nằm trong phạm vi một đơn vị và cấu hình hệ thống đơn giản Nếu mục tiêu đạt được có sự đóng góp của nhiều bên liên quan, khi xây dựng hệ thống phải thiết kế các phần tử có mối quan hệ giữa các bên Lúc này, hệ thống sẽ có cấu hình phức tạp hơn, thể hiện rõ mối quan hệ giữa các phần tử trong hệ thống.

Hệ thống có thể tồn tại theo nhiều cấp độ khác nhau Một hệ thống có thể là một thành phần trong một hệ thống khác và được gọi là hệ thống con Hệ thống con cũng có đầy đủ các tính chất của một hệ thống Các hệ thống con có phương thức hoạt động khác nhau, thậm chí mục tiêu có thể khác nhau nhưng đều vận động để đạt được mục tiêu của hệ thống "cha" Giữa các hệ thống có “đường biên giới” tồn tại để phân định phạm vi giữa chúng Đôi khi “đường biên giới” rất cụ thể, dễ xác định nhưng trong các hệ thống quản lý kinh tế, “đường biên giới” thường khó xác định và hay biến động Các hệ thống trao đổi với nhau thông qua điểm giao tiếp.

Hệ thống có nhiều dạng khác nhau nhưng nhìn chung chúng được chia thành 4 kiểu hệ thống: Hệ thống đóng; Hệ thống liên kết đóng; Hệ thống liên kết đóng phản hồi; Hệ thống mở Các kiểu hệ thống này có thể kết hợp với nhau Tức là, vài hệ thống con của hệ thống có thể là hệ thống liên kết đóng, một số khác là hệ thống liên kết đóng phản hồi hoặc hệ thống mở.

Việc sử dụng hệ thống trong nhiều lĩnh vực khác nhau tạo ra các hệ thống khác nhau như: hệ thống vận hành, hệ thống điều hành, HTTT Có một số cách tiếp cận về HTTT.

Với cách tiếp cận về các yếu tố cấu thành, HTTT là một hệ thống bao gồm các yếu tố có quan hệ với nhau cùng làm nhiệm vụ thu thập, xử lý, lưu trữ và phân phối dữ liệu và thông tin, cung cấp một cơ chế phản hồi để đạt được mục tiêu định trước (sơ đồ 2.1)

Sơ đồ 2.1: Các yếu tố cấu thành một hệ thống thông tin

(Nguồn: Trần Thị Song Minh, 2010, tr28)

Trong đó "Đầu vào" thực hiện thu thập và nhập dữ liệu thô chưa qua xử lý vào hệ thống Dạng của dữ liệu đầu vào thường phụ thuộc vào kết quả đầu ra mong muốn. Việc nhập dữ liệu đầu vào có thể thực hiện thủ công, bán tự động hoặc tự động toàn bộ Tính chính xác của dữ liệu đầu vào là yếu tố quan trọng nhất đảm bảo cho thông tin đầu ra có chất lượng Xử lý là quá trình chuyển đổi dữ liệu đầu vào thành các thông tin đầu ra hữu ích Quá trình xử lý có thể được thực hiện thủ công hay với sự trợ giúp của máy tính Còn "đầu ra" thực hiện việc tạo ra thông tin hữu ích thông thường ở Đầu ra

Xử lý Đầu vào công cụ cầu nối nguồn lực nhân tố sẵn có

Phần cứng nhân tố thiết lập dạng các tài liệu và báo cáo Thông tin phản hồi là kết quả đầu ra được sử dụng để thực hiện những thay đổi đối với các hoạt động nhập liệu và hoạt động xử lý của hệ thống Nếu có lỗi hay có vấn đề đối với đầu ra thì cần điều chỉnh dữ liệu đầu vào hoặc thay đổi một tiến trình công việc Thông tin phản hồi rất quan trọng đối với nhà quản lý vì nhờ nó mà các nhà quản lý hoàn thiện hơn hệ thống cung cấp thông tin (Trần Thị Song Minh, 2010)

Dưới góc độ tiếp cận theo thủ tục, hệ thống thông tin là tập hợp các thủ tục chính thức mà ở đó dữ liệu được tập hợp, xử lý thông tin và phân phối cho người sử dụng (Jame A Hall, 2009).

HTTT có 4 chức năng chính là: đưa thông tin vào, xử lý thông tin, lưu trữ thông tin và đưa thông tin ra Ngoài ra, nó còn giúp cho người lãnh đạo và quản lý thực hiện công việc kiểm soát và quản lý toàn bộ hệ thống.

HTTT bao gồm nhiều loại: HTTT tổ chức, HTTT sức khỏe, HTTT quản lý. Trong các HTTT, HTTT quản lý được biết đến sớm và phổ biến nhất HTTT quản lý là sự phát triển và sử dụng HTTT có hiệu quả trong một tổ chức (Keen, Peter G.W.). Xét ở trạng thái tĩnh, HTTT quản lý bao gồm năm yếu tố cấu thành: Thiết bị tin học (máy tính, các thiết bị, các đường truyền, - phần cứng), các chương trình (phần mềm), dữ liệu, thủ tục- quy trình và con người.

Sơ đồ 2.2 Các yếu tố cấu thành của HTTT xét ở trạng thái tĩnh

(Nguồn: Theo nghiên cứu của tác giả)

Mỗi tác giả với mục đích khác nhau đã xây dựng một HTTT khác nhau Tuy nhiên, trong quy trình HTTT, tác giả nào cũng xây dựng các thông tin đầu vào, xử lý thông tin, các thông tin đầu ra như sơ đồ 2.1 Theo tác giả, để xây dựng một HTTT phù hợp, cung cấp thông tin đa chiều cho các đối tượng phải căn cứ vào đặc điểm hoạt động của đơn vị, mối quan hệ giữa các yếu tố trong hệ thống Trong một số hoạt động, các loại HTTT cần có mối quan hệ chặt chẽ nhằm hỗ trợ, kiểm tra thông tin lẫn nhau. Điều đó giúp cho người được cung cấp thông tin nhanh chóng đưa ra được quyết định phù hợp nhất Nếu hoạt động của đơnvị đơn giản, các nghiệp vụ không phát sinh quá nhiều thì HTTT được xây dựng theo 1 kiểu HTTT Nếu hoạt động của đơn vị phức tạp thì khi xây dựng HTTT phải kết hợp nhiều kiểu HTTT Tức là, vài hệ thống con của hệ thống có thể là hệ thống liên kết đóng, một số khác là hệ thống liên kết đóng phản hồi hoặc hệ thống mở.

HTTTKT là một phần trong HTTT quản lý nhằm quản lý tài chính tại một đơn vị Nhiều tác giả định nghĩa về HTTTKT dựa trên các góc độ khác nhau.

HTTTKT là HTTT trong lĩnh vực kế toán mang đầy đủ các chức năng của HTTT HTTTKT, hiểu theo nghĩa rộng, là lĩnh vực nghiên cứu và thực tiễn liên quan đến mục tiêu cung cấp thông tin kế toán cho các đối tượng sử dụng nhằm đưa ra quyết định Nó bao gồm cả lĩnh vực lập báo cáo tài chính cung cấp cho bên ngoài và lĩnh vực thông tin kế toán cho quản trị đơn vị Cũng trong ngữ cảnh này, HTTTKT không chỉ là thiết kế, vận hành và giám sát HTTT mà còn bao gồm những chuẩn mực về thông tin và công tác kiểm soát, kiểm tra đối với các thông tin được cung cấp bởi hệ thống.(Vũ Hữu Đức, 2009)

Tổng quan về đơn vị SNCL

2.2.1 Khái niệm, phân loại đơn vị SNCL

Nhà nước hình thành khi xã hội loài người có phân chia giai cấp và nảy sinh sự đấu tranh giữa các giai cấp trong xã hội Nhà nước bao gồm các cơ quan trực thuộc nhằm đảm bảo việc duy trì hoạt động và thực hiện chức năng của nhà nước Với sự phát triển của xã hội, các cơ quan này có tên gọi khác nhau trong từng giai đoạn. Trước đây, hệ thống các cơ quan trực thuộc đó được gọi là đơn vị HCSN Có khá nhiều tác giả đưa ra quan điểm của mình về khái niệm đơn vị HCSN Cuốn "Kế toán công" của trường đại học kinh tế quốc dân, cho rằng: "Đơn vị HCSN là đơn vị được nhà nước quyết định thành lập nhằm thực hiện một nhiệm vụ chuyên môn nhất định hay quản lý nhà nước về một hoạt động nào đó".(Nguyễn Thị Đông, 2007, tr 13). Cuốn "Kế toán HCSN" của trường đại học Lao động Xã hội lại nêu rõ: " Đơn vị HCSN là những đơn vị được nhà nước thành lập, có tư cách pháp nhân, có tài khoản, có con dấu riêng, thực hiện chức năng quản lý nhà nước hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội hoặc đảm bảo an ninh quốc phòng…Các đơn vị này hoạt động nhờ kinh phí từ NSNN và hoạt động theo nguyên tắc không bồi hoàn trực tiếp". (Nghiêm Văn Lợi, 2010, tr30] Theo chuẩn mực kế toán công quốc tế IPSAS số 6 và IPSAS 22, các đơn vị cung cấp dịch vụ công và các cơ quan quản lý nhà nước bị kiểm soát bởi một đơn vị công gọi chung là các đơn vị bị kiểm soát, trừ các đơn vị kinh doanh bằng vốn nhà nước, các đơn vị bị kiểm soát còn lại được gọi là các đơn vị thuộc lĩnh vực công hoạt động dựa vào nguồn tài trợ của chính phủ để duy trì hoạt động của các đơn vị được diễn ra liên tục Nguồn tài trợ từ chính phủ đối với các đơn vị công có thể là nguồn ngân sách hoặc phi ngân sách Tác giả cho rằng: Các khái niệm về đơn vị HCSN trên là khá tương đồng Khái niệm "đơn vị HCSN" đầu tiên chỉ rõ hai nhiệm vụ của đơn vị được nhà nước thành lập là quản lý nhà nước và thực hiện một nhiệm vụ chuyên môn nào đó Khái niệm thứ hai về cơ bản thống nhất với khái niệm thứ nhất nhưng nhấn mạnh hơn nhiệm vụ cụ thể của đơn vị HCSN là quản lý nhà nước và thực hiện cung cấp dịch vụ công Tuy nhiên, quan điểm này có phạm vi hẹp hơn quan điểm thứ nhất vì chỉ đề cập đến những đơn vị có kinh phí hoạt động từ ngân sách nhà nước, không bao gồm các đơn vị không nhận kinh phí từ ngân sách hoặc từ nguồn viện trợ Quan điểm của hội đồng chuẩn mực kế toán công cho rằng đơn vị HCSN là đơn vị bị kiểm soát có phạm vi rộng hơn Nó bao gồm cả các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp, các đơn vị nhận kinh phí từ ngân sách, không nhận kinh phí từ ngân sách, Theo tác giả, các khái niệm trên chỉ rõ đơn vị HCSN bao gồm hai loại hình đơn vị: Loại thứ nhất là các đơn vị hành chính, thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo từng ngành, lãnh thổ Nó bao gồm các cơ quan hành chính cấp trung ương thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên phạm vi cả nước và các cơ quan hành chính các địa phương thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong phạm vi được phân cấp. Loại thứ hai là các đơn vị sự nghiệp Đây là các đơn vị thực hiện nhiệm vụ do nhà nước giao phó trong mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, thể thao, giáo dục, y tế, khoa học công nghệ, bảo hiểm nhằm cung cấp các dịch vụ công cho xã hội, được nhà nước có thẩm quyền thành lập Trong đơn vị sự nghiệp, có tồn tại một số đơn vị sự nghiệp đặc thù ngoài thực hiện nhiệm vụ cụ thể của từng ngành, lĩnh vực còn phải kết hợp với các đơn vị sự nghiệp khác, dưới sự lãnh đạo của nhà nước thực hiện một nhiệm vụ lớn hơn là phải đảm bảo tính ASXH như các đơn vị quỹ ngân sách Trước đây, các đơn vị hành chính và các đơn vị sự nghiệp đều hoạt động lấy nguồn kinh phí từ NSNN Nhà nước chỉ cấp kinh phí cho các đơn vị hành chính là chủ yếu còn các đơn vị sự nghiệp, đơn vị nào có khả năng tự trang trải không nhận kinh phí từ ngân sách, nhà nước giao toàn quyền tự chủ, đơn vị nào chưa có khả năng tự trang trải, nhà nước giao quyền tự chủ một phần kinh phí Tuy nhiên, các đơn vị hành chính và các đơn vị sự nghiệp hoạt động tuân thủ theo quy chế quản lý tài chính khác nhau.

Do vậy, theo tác giả, nói đến khái niệm đơn vị HCSN nên nhấn mạnh vào chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị Nếu gắn nguồn kinh phí hoạt động vào khái niệm này nên mở rộng nguồn không chỉ từ ngân sách nhà nước mà còn cả hình thành từ các nguồn thu của từng đơn vị, nguồn tài trợ, viện trợ,…Khái niệm này gần tương đồng với quan điểm của chuẩn mực kế toán công quốc tế cho rằng: "Đơn vị HCSN là đơn vị bị kiểm soát ", "Nguồn tài trợ có thể là nguồn ngân sách hoặc phi ngân sách". Đơn vị HCSN có nhiều loại khác nhau Có nhiều quan điểm và mục đích phân loại đơn vị HCSN nên có nhiều tiêu thức phân loại Có nhiều tài liệu chuyên môn nghiên cứu đề cập đến vấn đề phân loại đơn vị HCSN như giáo trình kế toán công đại học Kinh tế quốc dân (2005), giáo trình kế toán HCSN của trường đại học tài chính

(2008), đại học Lao động Xã hội (2010), các nghiên cứu trong luận án tiến sỹ của các tác giả Lê Kim Ngọc (2009), Lê Thị Thanh Hương (2012), Phan Thị Thu Mai (2012). Các công trình này đều có điểm chung về phân loại đơn vị HCSN theo các căn cứ khác nhau để có sự nhận diện đầy đủ về đơn vị hạch toán:

- Phân theo lĩnh vực hoạt động thì đơn vị HCSN được chia thành đơn vị HCSN ngành giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội, thể dục thể thao…

Theo cách phân loại này, tất cả các đơn vị có cùng một loại hoạt động như nhau được xếp thành một nhóm, từ trung ương đến địa phương Phân loại theo cách này giúp cho nhà nước theo dõi được toàn bộ kinh phí cấp cho từng ngành, hoạt động của từng ngành trong phạm vi cả nước.

- Phân theo căn cứ vai trò của đơn vị trong hệ thống quản lý tài chính nhà nước thì các đơn vị HCSN được chia thành các đơn vị dự toán cấp 1, cấp 2, cấp 3.

Cách phân loại này giúp cho việc phân chia trách nhiệm quản lý nhà nước ở từng cấp rõ ràng hơn Các đơn vị dự toán cấp I là đơn vị nhận kinh phí từ nhà nước, cấp xuống cho đơn vị dự toán cấp II Đồng thời, đơn vị dự toán cấp I quản lý về chuyên môn, kinh phí đối với đơn vị dự toán cấp II trong phạm vi cả nước Đơn vị dự toán cấp II nhận kinh phí từ đơn vị dự toán cấp I dùng cho quản lý bộ máy tại đơn vị mình và cấp xuống cho đơn vị dự toán cấp III Đơn vị dự toán cấp II quản lý về kinh phí và chuyên môn đối với đơn vị dự toán cấp III trong phạm vi từng tỉnh, thành phố. Đơn vị dự toán cấp III là đơn vị thực hiện trực tiếp nhiệm vụ nhà nước giao và nhận kinh phí ừ đơn vị dự toán cấp II Đơn vị dự toán cấp I là đơn vị thuộc cấp bộ, đơn vị dự toán cấp II và đơn vị thuộc cấp sở còn đơn vị dự toán cấp III là đơn vị thuộc cấp phòng Mỗi đơn vị dự toán chịu trách nhiệm chuyên môn ở từng phạm vi trung ương, tỉnh, thành phố, quận huyện khác nhau.

- Nếu căn cứ vào nguồn thu sự nghiệp thì đơn vị sự nghiệp được chia thành đơn vị sự nghiệp có thu và đơn vị sự nghiệp không có thu.

Theo cách phân loại này, nhà nước sẽ dự tính được kinh phí cho các đơn vị phù hợp hơn Các đơn vị sự nghiệp có thu là những đơn vị trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nhà nước giao có thu một số khoản như thu phí, lệ phí, thuế… cho nhà nước Còn đơn vị sự nghiệp không có thu là đơn vị khi thực hiện nhiệm vụ nhà nước giao không có một nguồn thu nào Cách phân chia này giúp cho nhà nước xác định được nguồn thu của từng loại đơn vị sự nghiệp để có cơ chế, chính sách riêng cho từng loại đơn vị, tạo tính tự chủ trong hoạt động của đơn vị sự nghiệp Những đơn vị nào có khả năng tự chủ hoàn toàn kinh phí sẽ giao quyền tự chủ toàn bộ, đơn vị nào chưa tự chủ được toàn bộ thì giao tự chủ một phần Đơn vị nào không có nguồn thu thì nhà nước dự trù tất cả kinh phí hoạt động.

- Theo chuẩn mực kế toán công quốc tế, các đơn vị HCSN được chia thành hai nhóm: ngân sách và phi ngân sách Nhóm đơn vị ngân sách là các đơn vị nhận kinh phí từ ngân sách còn các đơn vị phi ngân sách là các đơn vị không nhận kinh phí từ ngân sách, tự trang trải từ các nguồn thu. Để phù hợp với tính tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp có thu, khái niệm "Đơn vị HCSN có thu" đã chuyển dần sang thành "Đơn vị SNCL" Theo mức độ tự chủ tài chính, các đơn vị SNCL được chia thành 4 loại: Đơn vị SNCL tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư; Đơn vị SNCL tự đảm bảo chi thường xuyên; Đơn vị SNCL tự đảm bảo một phần chi thường xuyên; Đơn vị SNCL do nhà nước đảm bảo chi thường xuyên Nghị định của chính phủ về việc tự chủ tài chính là căn cứ cho việc xây dựng nghị định quy chế tự chủ của đơn vị SNCL trong từng lĩnh vực.

Về lĩnh vực tài chính, một số đơn vị SNCL nếu tự đảm bảo kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư sẽ không nhận kinh phí từ NSNN Một số khác chỉ đảm bảo một phần kinh phí chi thường xuyên sẽ nhận kinh phí từ NSNN Một số đơn vị SNCL thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà nước giao như các đơn vị quản lý quỹ, do đặc thù đơn vị, các đơn vị này tuy đã là đơn vị tự chủ kinh phí hoạt động nhưng bên cạnh đó, vẫn nhận các khoản hỗ trợ từ NSNN do tính ASXH, nhà nước chi trả cho một số đối tượng thuộc diện chính sách: hộ nghèo, người có công với cách mạng, học sinh, sinh viên. Mỗi đơn vị hoạt động theo một nhiệm vụ khác nhau nhưng nhìn chung các đơn vị SNCL đều có mối quan hệ với các đơn vị liên quan như: Đơn vị chủ quản thực hiện việc quản lý đơn vị, cơ quan tài chính là đơn vị thực hiện gián tiếp thu hoặc cấp kinh phí, chính quyền địa phương là đơn vị quản lý tại địa điểm hoạt động và kho bạc (đối với đơn vị nhận kinh phí từ NSNN) là nơi trực tiếp thu hoặc chi kinh phí "Các đơn vị liên quan này có trách nhiệm hỗ trợ cho đơn vị SNCL thực hiện nhiệm vụ Các đơn vị thuộc các ngành, lĩnh vực khác có quan hệ phối hợp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cũng ảnh hưởng tới hoạt động của các đơn vị SNCL.Tất cả sự phối hợp đan xen trong quản lý của các đơn vị SNCL tạo nên một mạng lưới các mắt xích có quan hệ mật thiết với với nhau trong quá trình vận hành của cơ quan nhà nước nói chung Do vậy, xét ở phạm vi một đơn vị SNCL cụ thể, bộ máy quản lý phải được thiết lập phù hợp nhằm đảm bảo cho hoạt động của bản thân đơn vị và toàn bộ hệ thống quản lý nhà nước nói chung được diễn ra thuận lợi" (Phan Thị Thu Mai, 2012, tr 11-17) Với mỗi bộ máy quản lý khác nhau cần một HTTTKT khác nhau, mức độ cung cấp thông tin cho từng đơn vị liên quan cũng có những điểm riêng biệt Do vậy, mỗi loại hình đơn vị SNCL cần xây dựng một HTTT trong đó có HTTTKT phù hợp với quy mô, bộ máy quản lý của đơn vị và đặc điểm hoạt động của mình.

2.2.2 Đặc điểm hoạt động của các đơn vị SNCL

Các đơn vị SNCL là các đơn vị do nhà nước thành lập, hoạt động theo nhiệm vụ chính trị nhà nước giao và hoàn thành nhiệm vụ dưới sự giám sát của nhà nước. Thông qua các đơn vị SNCL, nhà nước đảm bảo thực hiện được các mục tiêu quốc gia nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân Các đơn vị SNCL tuy có nhiệm vụ thực hiện khác nhau nhưng cách phân cấp, nguồn sử dụng, mục tiêu hoạt động tương tự nhau và đều chịu sự giám sát của nhà nước Các đơn vị SNCL có bốn đặc trưng sau:

- Các đơn vị SNCL hoạt động theo nguyên tắc phục vụ xã hội, không vì mục tiêu lợi nhuận.

- Sản phẩm của các đơn vị SNCL là sản phẩm mang lại lợi ích chung có thể sử dụng chung cho nhiều người, nhiều đối tượng trên phạm vi rộng.

- Hoạt động của các đơn vị SNCL luôn gắn liền và bị chi phối bởi các chương trình phát triền kinh tế xã hội của nhà nước.

- Các đơn vị SNCL giữ vai trò rất quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế quốc dân và thực thi chính sách xã hội của nhà nước.

Tác giả cho rằng, các đặc trưng trên tạo nên cơ sở để nhận diện đơn vị SNCL với các loại hình doanh nghiệp, còn các đặc điểm hoạt động của đơn vị SNCL chi phối trọng yếu tới tổ chức hạch toán kế toán tại mỗi đơn vị SNCL Ngoài ra, tác giả thấy rằng, đứng dưới góc độ cung cấp hay ghi nhận thông tin, đặc điểm hoạt động của từng đơn vị SNCL còn ảnh hưởng không nhỏ tới việc xây dựng một HTTTKT Các đơn vị SNCL thuộc các cấp dự toán khác nhau thì có đặc điểm hoạt động khác nhau Đơn vị dự toán cấp I là đơn vị chủ quản, chịu trách nhiệm quản lý nhà nước ở lĩnh vực của mình trong phạm vi cả nước Đơn vị dự toán cấp II là đơn vị trực thuộc đơn vị dự toán cấp I, là đơn vị trung gian nhận kinh phí từ đơn vị dự toán cấp I chuyển xuống cho đơn vị dự toán cấp III, thực hiện nhiệm vụ quản lý trong phạm vi tỉnh, thành phố Đơn vị dự toán cấp III là đơn vị trực tiếp sử dụng nguồn NSNN, trực tiếp chi tiêu kinh phí cho hoạt động đã được giao Mỗi đơn vị cấp dự toán khác nhau có đặc điểm hoạt động khác nhau, cần một HTTTKT khác nhau Mặc dù các đơn vị ở cả 3 cấp dự toán đều hoạt động theo mục tiêu chung của nhà nước và vị trí của các đơn vị trong từng cấp có tầm quan trọng như nhau trong việc thực hiện nhiệm vụ nhà nước giao nhưng mỗi đơn vị lại giữ một trọng trách riêng, từng khâu trong chuỗi công việc của nhà nước, không thể tách rời Vì vậy, đặc điểm hoạt động của đơn vị SNCL trong từng cấp quyết định cần thông tin kế toán gì cho đầu vào của HTTTKT ở cấp dự toán đó và thông tin kế toán được kiết suất cung cấp cho ai, tổng hợp hay chi tiết Thông tin kế toán đầu ra của cấp đơn vị dự toán này là thông tin kế toán đầu vào của đơn vị dự toán khác TTKT đầu ra của đơn vị dự toán cấp dưới được tổng hợp thành dữ liệu đầu vào của đơn vị dự toán cấp trên HTTTKT trong đơn vị SNCL cần có sự kết nối thông tin giữa các cấp dự toán Đây là điểm khác biệt giữa đơn vị SNCL với các loại hình đơn vị khác Tuy nhiên, mỗi loại hình đơn vị SNCL cũng cần lựa chọn một HTTTKT riêng cho đơn vị mình Điểm mấu chốt của việc lựa chọn HTTTKT phù hợp với các đơn vị SNCL phần lớn phụ thuộc vào đặc điểm hoạt động và quy trình thực hiện Với mỗi đơn vị SNCL có đặc điểm hoạt động, quy trình thực hiện khác nhau phải xây dựng một HTTTKT khác nhau Do vậy, HTTTKT tại đơn vị SNCL ngành giáo dục khác với HTTTKT tại đơn vị SNCL ngành y tế, khác với HTTTKT ở đơn vị SNCL ngành bảo hiểm mặc dù về phân cấp quản lý ở cả 3 ngành này đều tương tự nhau Mức độ phức tạp trong hoạt động của từng đơn vị SNCL khác nhau cũng quyết định sử dụng một HTTTKT đơn giản hay phức tạp Riêng đối với các đơn vị SNCL quỹ đặc thù, để quản lý hiệu quả các quỹ, quá trình quản lý quỹ có liên quan đến đối tượng nào? Chủ thể thực hiện là ai

? đơn vị nào thực hiện ? thì HTTTKT cung cấp không chỉ đứng riêng lẻ trong phạm vi của một đơn vị mà phải có sự kết nối thông tin cho những đối tượng và các bên có liên quan để có một bộ dữ liệu đồng nhất, làm nền tảng cho việc kiểm soát các hoạt động về quỹ của nhà nước.

2.2.3 Quản lý tài chính của đơn vị SNCL

Các đơn vị SNCL hoạt động theo nhiệm vụ chính trị nhà nước phân công, không vì mục tiêu lợi nhuận nên việc quản lý tài chính hiệu quả là vô cùng quan trọng.

Các yếu tố cấu thành HTTTKT

Trong HTTTKT, con người là chủ thể thực hiện các thao tác nhằm biến các dữ liệu kế toán đã thu thập để tạo ra các báo cáo kế toán Con người thực hiện các vai trò là người tạo ra hệ thống, người vận hành hệ thống và người sử dụng hệ thống Nói đến yếu tố con người trong HTTTKT là nói đến năng lực của con người và sự phân công công việc phù hợp trong mô hình tổ chức công tác kế toán.

Các cán bộ kế toán hiện nay đòi hỏi phải am hiểu cả chuyên môn và CNTT Khi vận hành và sử dụng HTTTKT, mỗi cán bộ kế toán đều có thể tham gia vào các HTTTKT sau:

- HTTTKT cá nhân: Là hệ thống hỗ trợ cho từng cá nhân hoạt động trong HTTTKT của đơn vị Hệ thống này chỉ bao gồm một cá thể sử dụng máy tính để thực hiện một số công việc được giao Con người làm theo các thủ tục được xác định trước để thu thập thông tin, nhập dữ liệu Máy tính chạy phần mềm để lưu trữ dữ liệu, xử lý dữ liệu và đưa ra các báo cáo kế toán Ở đây dữ liệu làm cầu nối giữa con người và máy tính Trong hệ thống này, mỗi cá nhân có ba vai trò: Người sử dụng, người vận hành và người phát triển.

- HTTTKT nhóm: Là hệ thống hỗ trợ hoạt động của các thành viên trong nhóm làm việc hay một bộ phận hoạt động trong HTTTKT của đơn vị Trong HTTTKT nhóm, các máy tính không hoạt động độc lập mà kết nối thành mạng LAN Các chương trình sẽ xử lý dữ liệu và quản lý việc giao tiếp giữa các máy tính Những người sử dụng là thành viên của cùng một nhóm và cùng làm việc để đạt mục tiêu chung của nhóm Trong hệ thống này, con người chỉ đóng hai vai trò: Người sử dụng và người vận hành Việc phát triển hệ thống, nhóm hoạt động của đơn vị thường không đủ khả năng mà phải trông cậy vào các chuyên gia kỹ thuật trong hệ thống hoặc thuê ngoài.

HTTTKT đơn vị: Là hệ thống hỗ trợ hoạt động cho tất cả các bộ phận kế toán trong đơn vị Phần cứng trong HTTTKT gồm máy chủ trung tâm và các thiết bị đầu cuối Nó thường được sử dụng chung với các phân hệ khác trong hệ thống để tạo thành HTTT quản lí của đơn vị Trong HTTTKT, con người chỉ đóng vai trò sử dụng, còn việc phát triển và vận hành HTTT được thực hiện bởi các chuyên gia phát triển HTTT và những người vận hành chuyên nghiệp.

Khi chuyển từ HTTT cá nhân sang HTTT nhóm, con người đã vượt qua một ranh giới là chuyển từ một người sử dụng sang nhiều người sử dụng; Khi chuyển từ HTTT nhóm sang HTTT đơn vị, con người đã vượt qua ranh giới thứ hai, đó là: từ một cách nhìn nhận sang nhiều cách nhìn nhận Những ranh giới này làm thay đổi hẳn về bản chất của HTTT (Vũ Bá Anh, 2015). Đối với việc quản lý, bộ máy kế toán là yếu tố cấu thành quy trình sản xuất thông tin theo góc độ tổ chức lao động kế toán Để quản lý tài chính hiệu quả, các đơn vị cần phân công cán bộ kế toán phù hợp về chuyên môn và khối lượng công việc kế toán Người làm công tác kế toán từng phần hành phải được thực hiện riêng biệt, tách rời chức năng xây dựng phần mềm kế toán Người sử dụng phần mềm không được hiểu rõ lập trình phần mềm hoặc không chỉnh sửa được phần mềm để tránh việc lợi dụng thay đổi, sửa chữa làm lợi cho mục đích riêng Khi áp dụng phần mềm, người kế toán ngoài giỏi chuyên môn phải hiểu được bản chất từng khâu trong quy trình sử dụng Đồng thời, phải so sánh được những nội dung liên quan từ các phần mềm khác nhau trong HTTT.

Căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị mà lựa chọn 1 trong 3 mô hình tổ chức bộ máy kế toán: mô hình tập trung, mô hình phân tán, mô hình vừa tập trung vừa phân tán.

Theo góc độ quản lý nhà nước, đối với đơn vị SNCL đặc thù như đơn vị quản lý quỹ tài chính ngoài NSNN, tổ chức bộ máy kế toán được thực hiện theo ba cấp dự toán.Theo tác giả, tại mỗi đơn vị dự toán khác nhau cần có một bộ máy kế toán khác nhau.Tại đơn vị dự toán cấp 1 và cấp 2, do đặc điểm phân cấp quản lý, các đơn vị dự toán này đều có các đơn vị trực thuộc Do vậy, tổ chức bộ máy kế toán cần xây dựng để thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát được hoạt động của đơn vị cấp dưới Tuy nhiên, việc tổ chức bộ máy kế toán cũng phải tạo được tính tự chủ cho kế toán đơn vị cấp dưới Đồng thời đơn vị cấp trên ngoài việc tổng hợp, kiểm tra các đơn vị cấp dưới còn phải hạch toán các hoạt động tại đơn vị mình Do vậy, tại đơn vị dự toán cấp 1, 2, nếu đơn vị cấp dưới hoạt động độc lập thì tổ chức bộ máy kế toán phân tán là phù hợp nhất.

Tại đơn vị dự toán cấp 3: Đây là đơn vị cấp thấp nhất trong bộ máy quản lý nhà nước Đơn vị dự toán cấp 3 là đơn vị nhận trực tiếp kinh phí từ đơn vị dự toán cấp 2, chi tiêu kinh phí thực hiện trực tiếp nhiệm vụ được giao và chịu sự kiểm tra, giám sát của các đơn vị cấp trên Thông thường, đơn vị dự toán cấp 3 là đơn vị có địa bàn hoạt động hẹp, tập trung Do đó, bộ máy kế toán khi xây dựng phải đảm bảo thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát của kế toán trưởng, phù hợp với sự phân công công việc cho nhân viên, thích ứng với khoa học kỹ thuật của đơn vị Với đơn vị dự toán cấp 3 thì mô hình tổ chức bộ máy kế toán theo kiểu tập trung là thuận lợi nhất.

Trong HTTTKT, bên cạnh việc tổ chức bộ máy kế toán, việc phân công lao động kế toán một cách hợp lý cũng góp phần cung cấp thông tin kế toán có chất lượng, hiệu quả Tổ chức lao động kế toán là tổ chức quá trình lao động của những người làm kế toán để thực hiện khối lượng các công việc kế toán đã xác định ở các phần hành trong các giai đoạn của công tác kế toán Tùy vào năng lực chuyên môn của kế toán và nhu cầu xử lý thông tin kế toán của đơn vị mà tổ chức lao động kế toán phù hợp sao cho không chồng chéo, quy rõ trách nhiệm của từng kế toán viên Ngày nay, với sự phát triển của khoa học và công nghệ, đặc biệt là tin học và CNTT đã tác động mạnh mẽ tới tổ chức kế toán Kế toán không phải thực hiện việc tổng hợp và lập báo cáo tài chính cuối kỳ mà các công việc này được máy tính thực hiện Hoạt động hàng ngày của nhân viên kế toán cũng thay đổi, họ không phải hàng ngày ghi chép số liệu từ chứng từ vào nhiều loại sổ kế toán khác nhau mà chỉ cần một lần nhập chứng từ vào máy tính Trên cơ sở thông tin được nhập từ chứng từ, máy tính sẽ thao tác tự động vào các sổ kế toán cần thiết và lập các báo cáo theo yêu cầu của người sử dụng Các công việc của kế toán truyền thống từ khâu lập chứng từ, ghi chép sổ kế toán, thực hiện các nghiệp vụ kế toán như phân bổ, kết chuyển, điều chỉnh, lập báo cáo tài chính,các báo cáo quản trị sẽ được thay thế bằng các công việc nhập dữ liệu, lưu giữ thông tin, phân loại thông tin Sự xuất hiện của số liệu bảng biểu trong phần mềm kế toán sẽ trở thành các công cụ trợ giúp cho kế toán viên, giảm khối lượng tính toán, tránh nhầm lẫn.(Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp, 2006) Với sự hỗ trợ của CNTT, việc tổ chức bộ máy kế toán có sự thay đổi theo xu hướng gọn nhẹ, hiệu quả, tăng cường sự kiểm tra giám sát lẫn nhau, hạn chế sự tác động của nhân viên kế toán Nhờ đó, thông tin kế toán cung cấp cũng nhanh chóng, kịp thời, khách quan và làm tăng độ tin cậy của dữ liệu.

2.3.2 Phương tiện kỹ thuật, CNTT

Một yếu tố quan trọng góp phần cung cấp thông tin kế toán kịp thời và đa dạng là các trang thiết bị kỹ thuật Với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ, người làm công tác kế toán ban đầu phải thực hiện việc ghi chép hoàn toàn theo phương pháp thủ công, sau đó sử dụng máy tính tay nhằm hỗ trợ cho việc tính toán. Ngày nay, các nhân viên kế toán đã sử dụng máy vi tính và lập trình các phần hành kế toán để cung cấp thông tin Do vậy, hệ thống các máy vi tính trong đơn vị trở thành phương tiện quan trọng kết nối toàn bộ HTTT trong đơn vị trong đó có HTTTKT.

Phần cứng của hệ thống máy vi tính bao gồm các máy vi tính Máy vi tính thông thường bao gồm 3 phần: Thiết bị xử lý trung tâm (CPU-Central Processing Unit), bộ nhớ trong (OM-Operative Memory) và hệ thống ngoại vi (I/O System) , trong đó CPU và OM là quan trọng nhất.

Trong HTTTKT, phần cứng là nhân tố sẵn có, đóng vai trò là công cụ hỗ trợ cho nhân viên kế toán thực hiện nhập dữ liệu Nó có ảnh hưởng nhất định đến HTTTKT Nếu không có phần cứng thì không thể xây dựng một HTTTKT Phần cứng là điều kiện cần để có thể cung cấp thông tin kế toán Phần cứng sử dụng để cung cấp thông tin từ HTTTKT có thể chỉ gồm một hay một số máy tính, cũng có thể có nhiều máy tính được kết nối với nhau để thành một mạng máy tính nhằm chia sẻ các dữ liệu, trên cơ sở đó, nguồn thông tin được nhiều người sử dụng Căn cứ vào quy mô hoạt động của đơn vị, phạm vi cung cấp thông tin kế toán rộng hay hẹp, đơn vị quyết định số lượng máy tính sử dụng Đối với đơn vị quy mô nhỏ, công việc kế toán ít thì phần cứng chỉ cần cấu hình nhỏ, tốc độ xử lý trung bình Đối với những đơn vị quy mô lớn, nhu cầu tổng hợp thông tin kế toán từ các đơn vị cấp dưới nhiều đòi hỏi phần cứng phải có cấu hình lớn, tốc độ xử lý cao mới có thể cung cấp thông tin kế toán nhanh chóng, kịp thời.

Sự liên kết giữa nhiều máy tính hình thành mạng Internet là mạng của các mạng máy tính Nhờ mạng internet, người dùng có thể truy nhập thông tin trên máy chủ Hoặc máy chủ có thể điều hành các máy trạm nhanh hơn Nhờ có internet, thông tin kế toán được cung cấp nhanh hơn, phạm vi rộng hơn, xóa đi khoảng cách địa lý.

Tuy nhiên, thông tin kế toán cung cấp qua internet không an toàn Đơn vị cần đặt ra vấn đề bảo mật dữ liệu để đảm bảo an toàn thông tin.

HTTTKT quỹ BHYT một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

2.4.1 HTTTKT quỹ BHYT một số nước trên thế giới

Tại một số nước trên thế giới, phần lớn mô hình tổ chức thực hiện BHYT toàn dân rất khác nhau tuỳ thuộc vào vào quan điểm tổ chức và sự quyết tâm của các Chính phủ Tại một số nước như Anh, Tây Ban Nha, Ý và các nước thuộc khối Bắc Âu thì vai trò của Chính phủ là rất lớn trong việc tổ chức hệ thống và cung cấp tài chính cho hệ thống y tế dựa trên triết lý quyền của công dân phải được tiếp cận và chăm sóc y tế khi ốm đau bệnh tật Một số nước khác, Chính phủ chỉ xây dựng hệ thống pháp luật, điều tiết hệ thống y tế nhưng hệ thống tài chính cho hoạt động của ngành y tế được hình thành chủ yếu từ chủ sử dụng lao động, người lao động và một phần từ ngân sách Chính phủ Một số nước khác như Hà lan và Thuỵ Sỹ lại xây dựng mô hình BHYT toàn dân dựa trên triết lý bắt buộc công dân phải thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của mình đối với sức khoẻ của chính mình và cộng đồng nhưng thông qua hệ thống các quỹ BHYT tư nhân phi lợi nhuận.Với mỗi mô hình thực hiện BHYT toàn dân khác nhau, mỗi quốc gia có một HTTTKT khác nhau Nhưng nhìn chung, các nước trên thế giới đều xây dựng HTTTKT theo chuẩn mực kế toán công quốc tế. (A.G.Griaznova,E.V.Markina, 2012, tr 124 – 126).

Theo báo cáo của ngân hàng thế giới và nhóm chuyên gia tư vấn quốc tế của công ty tư vấn IOS.

- Về quy trình thu, chi BHYT:

Các nước trên thế giới đều quản lý chi tiết đến từng người dân từ lúc nộp BHYT đến khi chi KCB bằng cách mỗi đối tượng tham gia BHYT được đánh một mã định danh riêng để tránh trùng lặp và tiện theo dõi Mỗi nước đều có một cơ chế quản lý quỹ BHYT riêng nhưng nhìn chung đều có sự quản lý của các đối tượng liên quan như: cơ quan BHXH, cơ sở KCB, cơ sở hành nghề y tế cá nhân (Phòng khám tư) và đối tượng nộp và hưởng BHYT Ở một số quốc gia, các thông tin cá nhân được đưa vào trong bộ mã nhận dạng cá nhân Ở Singapore, mã số cá nhân của quỹ BHXHTrung ương Singapore được sử dụng như là số chứng minh nhân dân bởi lẽ hầu hết các công dân Singapore đến tuổi trưởng thành đều tham gia vào quỹ này Đối với thẻ bảo hiểm, phần lớn các quốc gia phát hành thẻ nhận dạng, thậm chí như ở Phần Lan, thẻ bảo hiểm còn gắn chíp điện tử Từ 2016, ở Nhật Bản, người tham gia sẽ được cung cấp một dãy số gồm 12 chữ số có giá trị suốt đời tương tự như số an sinh xã hội ở Mỹ hay số bảo hiểm quốc gia được thực hiện tại Anh Hệ thống “My number” được coi là thuận tiện hơn so với hệ thống hiện tại do có sự tập trung hoá và giảm bớt các giấy tờ hồ sơ cần thiết trong một số quy trình như yêu cầu hưởng trợ cấp hay nộp hồ sơ các khoản thuế Hệ thống này cũng sẽ hoạt động có hiệu quả hơn trong việc sơ tán hay ứng phó với thảm hoạ; tiết kiệm được thời gian và công sức Người dân cũng sẽ được lựa chọn nhận được một “thẻ mã số cá nhân” có gắn chip IC Thẻ này sẽ hiển thị tên của chủ thẻ, địa chỉ, ngày sinh và giới tính (được coi là “bốn thông tin căn bản”) cùng với ảnh nhận diện ở mặt trước thẻ và “số cá nhân” ở phía sau thẻ Người chủ thẻ có thể sử dụng thẻ để nhận diện cá nhân và với nhiều người nó có thể thay thế "thẻ Gaijin" (thẻ đăng ký người nước ngoài).

Các tổ chức BHXH trên thế giới đều có hệ thống báo cáo thông tin đóng phí bảo hiểm bằng điện tử Hệ thống này hiệu quả đối với cả người sử dụng lao động, có thể tải mẫu từ internet và gửi cho BHXH bằng điện tử Mẫu biểu có thể được điều chỉnh để phù hợp với mẫu biểu của danh sách bảng lương mà đơn vị sử dụng lao động đang dùng Việc báo cáo này sẽ tiết kiệm được thời gian và công sức Ở một số nước như Singapore, thông báo nếu đơn vị sử dụng lao động không nộp báo cáo điện tử mà nộp báo cáo giấy sẽ bị phạt.

- Về con người và hệ thống phần cứng:

Nhân lực BHXH tại các nước hiện đại như Anh, pháp, Mỹ, Nhật khi thực hiện nhiệm vụ luôn gắn với hệ thống máy tính cá nhân, mạng nội bộ đơn vị và mạng internet Một nhân lực kế toán thường được trang bị kiến thức ở cả chuyên môn kế toán và chuyên môn về tin học Đồng thời, họ cũng được đào tạo về phân tích dữ liệu. Nguồn lực con người được tổ chức theo mô hình tập trung do đã xóa bỏ ranh giới về khoảng cách nhờ ứng dụng internet.

- Về phần mềm: Phần lớn các nước như Nhật bản, anh, Pháp có phần mềm thu,chi BHYT liên kết giữa cơ quan BHXH với cơ sở khám chữa bệnh và đối tượng nộp,hưởng BHYT qua cổng thông tin điện tử quốc gia Giữa các bên có liên quan đều có phần mềm tương thích để áp dụng phù hợp trong cơ sở khám chữa bệnh và cơ quan BHXH cũng nắm bắt tình hình thu, chi cho từng đối tượng kịp thời.

2.4.2 Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Qua những kinh nghiệm được đúc kết thành lý luận và kinh nghiệm thực tế trên thế giới, tác giả rút ra một số bài học kinh nghiệm về HTTTKT quỹ BHYT ở Việt Nam như sau:

Một là: Các nước trên thế giới đều xây dựng HTTTKT quỹ BHYT trên nền của một HTTT quản lý chung Do đó thông tin kế toán cung cấp có thể được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau Ở Việt nam, HTTTKT cung cấp cũng nên nằm trong một HTTT quản lý toàn diện, có tính liên kết và minh bạch.

Hai là: Các nước đã áp dụng chuẩn mực kế toán công quốc tế Ở Việt Nam chưa có chuẩn mực kế toán công nên chưa có hành lang pháp lý cho hoạt động kế toán của các đơn vị SNCL Do đó, nhà nước, thông qua các tổ chức nghề nghiệp, xây dựng nhanh chuẩn mực kế toán công Việt Nam dựa trên chuẩn mực kế toán công quốc tế để có được hành lang pháp lý cho các đơn vị hành chính, đơn vị SNCL hoạt động.

Ba là: Hạ tầng mạng của các nước phát triển rất tốt nên phần lớn điện tử hóa được các hoạt động thu chi của nhà nước Việt nam cũng cần xây dựng cơ sở hạ tầng mạng mang tầm quốc gia nhằm giúp cho các đơn vị SNCL có một môi trường hoạt động hiện đại Qua đó, cung cấp được những thông tin đa chiều cho nhiều đối tượng nhằm giảm chi phí và nâng cao tính tự kiểm soát của các bên tham gia.

Bốn là: Chính phủ các nước cấp tài chính cho hệ thống y tế dựa trên triết lý quyền của công dân phải được tiếp cận và chăm sóc y tế khi đau ốm bệnh tật Triết lý này được các chính phủ thực hiện rất tốt tại một số quốc gia như Pháp, Nhật Người ốm đau bệnh tật được bác sỹ đến tận nhà KCB Bệnh nhân không phải thanh toán viện phí Điều này thể hiện nguồn tài chính dành cho y tế rất lớn Hiện nay, chất lượng KCB BHYT ở Việt Nam còn hạn chế vì nguồn chi cho BHYT quá ít, bệnh nhân phải cùng chi trả với nhà nước khi KCB BHYT Do vậy, Việt Nam cần nâng cao tính ASXH để thu hút người dân tham gia BHYT.

Năm là: Các nước trên thế giới đã thực hiện xong BHYT toàn dân khá lâu, nhưng Việt Nam mới thực hiện BHYT toàn dân từ 1/1/2014 Đến nay, mục tiêu này chưa thực hiện được hoàn toàn Để đảm bảo ASXH ngày càng cao thì nguồn kinh phí đóng vai trò rất quan trọng Với phương châm "Lấy số đông bù cho số ít", việc huy động nguồn kinh phí BHYT toàn dân là cần thiết Do vậy, nhà nước và BHXHVN cần tăng cường triển khai các biện pháp để 100% số dân tham gia mua BHYT Có như vậy, BHXHVN mới có đủ nguồn để chi cho KCB BHYT, nhất là trong giai đoạn tới, các cơ sở KCB đã có xu hướng tính đủ chi phí theo nghị định 16/2015/NĐ - CP.

Sáu là: Hầu hết các nước đều có cổng thông tin điện tử quốc gia nên đã tự động hóa toàn bộ quá trình thu, chi quỹ BHYT Các thông tin liên quan đến thu, chi BHYT, quyền lợi và nghĩa vụ của đối tượng nộp, hưởng BHYT đều được công bố công khai, minh bạch trên cổng thông tin điện tử Ở Việt nam, thông tin kế toán quỹ BHYT còn rời rạc, Giữa BHXHVN và cơ sở KCB, đối tượng hưởng BHYT chưa có sự kết nối. Trước mắt, HTTTKT của BHXH VN cần phải tương thích với HTTTKT tại các cơ sở KCB cũng như các đơn vị sử dụng lao động nhằm cung cấp thông tin đồng bộ để kiểm soát thu, chi BHYT tốt hơn.

Bảy là: Trên thế giới, các nước quản lý đối tượng hưởng BHYT rất chặt chẽ như Nhật, Anh, Mỹ Các nước đều nhận dạng được từng bệnh nhân BHYT qua mã thẻ cá nhân, ký hiệu dãy số, …Do đó họ có thể kiểm tra được toàn bộ quá trình thu, chi BHYT cho từng đối tượng hưởng BHYT Đây cũng là vấn đề mà Việt Nam cần học hỏi Trong tương lai, mỗi cá nhân tham gia BHYT ở Việt Nam cần phải theo dõi chi tiết từ khi tham gia mua BHYT, quá trình hưởng BHYT, mức hưởng … đến khi thôi không hưởng BHYT nữa.

Tám là: Nhân lực kế toán của các nước trên thế giới đạt đến trình độ cao ở cả ba mảng kiến thức: Chuyên môn, tin học và kỹ năng phân tích dữ liệu Ở Việt Nam,trình độ kế toán còn yếu về mảng tin học và kỹ năng phân tích dữ liệu Do vậy, trong điều kiện CNTT ngày càng phát triển, ngoài đào tạo chuyên môn kế toán cần nâng cao trình độ hiểu biết về tin học ứng dụng và kỹ năng phân tích dữ liệu.

Trong chương 2, tác giả trình bày cơ sở lý luận chung về đơn vị SNCL, phân loại các đơn vị SNCL, đặc điểm hoạt động của đơn vị SNCL Ngoài ra, tác giả trình bày được cơ sở lý luận chung về HTTTKT như khái niệm về hệ thống, HTTT, HTTTKT, các yếu tố cấu thành bên trong HTTTKT: Bộ máy kế toán, CNTT, chất lượng dữ liệu, quy trình kế toán và kiểm soát Ngoài ra, tác giả còn trình bày HTTTKT quỹ BHYT tai một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Trong chương này, tác giả đã đạt được một số kết quả sau:

- Nêu được cơ sở lý luận chung về các đơn vị SNCL

- Nêu được cơ sở lý luận chung về hệ thống, HTTT, HTTTKT

- Trình bày được các yếu tố cấu thành HTTTKT

- Nêu được HTTTKT tại một số nước trên thế giới và bài học đối với Việt Nam.

KHẢO SÁT THỰC TRẠNG HTTTKT QUỸ BHYT TẠI BHXHVN

Lịch sử hình thành và phát triển quỹ BHYT tại BHXHVN

Trong quá trình chuyển từ nền kinh tế tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, BHYT có nhiều thay đổi Cụ thể như sau:

Trong giai đoạn này, quỹ BHYT được tổ chức, quản lý theo từng địa phương, ngành Việc quản lý và sử dụng quỹ BHYT không đảm bảo được đầy đủ tính cộng đồng của hoạt động BHYT trên phạm vi cả nước Bên cạnh đó, việc áp dụng thanh toán theo phí dịch vụ không có trần dẫn đến bội chi quỹ BHYT ở nhiều địa phương trên cả nước Nguyên nhân chính là do quỹ được quản lý độc lập, phân tán, nhỏ lẻ ở mỗi địa phương, không có sự điều chuyển kinh phí hiệu quả từ nơi dư quỹ đến nơi thiếu quỹ, quỹ dự phòng không đủ khả năng điều tiết cho các địa phương có số thu thấp, mặt khác mô hình bệnh tật ở các địa phương cũng khác nhau, nên nhiều địa phương đã không cân đối được quỹ BHYT.

Từ năm 1999, quỹ BHYT được quản lý tập trung tại BHYT Việt Nam Quỹ KCB BHYT được giao cho BHYT cấp tỉnh trực tiếp quản lý và sử dụng dưới sự chỉ đạo và điều hành của BHYT Việt Nam Việc quản lý quỹ phân tán, cục bộ địa phương được chuyển sang quản lý tập trung thống nhất toàn ngành nhằm duy trì tính chủ động và nâng cao trách nhiệm của Giám đốc BHYT cấp tỉnh, đảm bảo khả năng cân đối và an toàn của quỹ BHYT tại từng địa phương và ngành trước khi có sự điều tiết, cân đối quỹ từ Trung ương Mô hình này đã tạo ra sự mất công bằng trong những người tham gia BHYT vì thế, quỹ BHYT của các ngành có số dư cao, người tham gia BHYT ngành khi về hưu lại không được hưởng Việc quản lý quỹ BHYT phân tán ở từng địa phương, nơi thừa, nơi thiếu cũng dẫn đến tình trạng quyền lợi của người tham gia BHYT không được bảo đảm thống nhất trên địa bàn cả nước.

Từ năm 2003, thực hiện Quyết định số 20/QĐ-TTg ngày 20/1/2002 của Thủ tướng Chính phủ, hệ thống BHYT Việt Nam được chuyển về BHXHVN BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc BHXHVN cả về tổ chức, nhân sự, tài chính, chuyên môn nghiệp vụ, xoá bỏ cơ quan BHYT trực thuộc 4 ngành BHXHVN được xác định là cơ quan thuộc Chính phủ, có nhiệm vụ tổ chức thực hiện các chính sách về BHXH và BHYT Trong giai đoạn này, chính sách BHYT đã có những bước tiến rõ rệt cả về số đối tượng tham gia và việc bảo đảm quyền lợi cho người có thẻ BHYT Tuy nhiên, một điều dễ dàng nhận thấy việc thực hiện chính sách BHYT trong giai đoạn này là số chi từ quỹ BHYT để thanh toán với các cơ sở KCB tăng vọt, chỉ sau 2 năm thực hiện Nghị định 63/2005/NĐ - CP, số kết dư quỹ BHYT của các năm trước đã được sử dụng toàn bộ để bù cho phần thiếu hụt trong thanh toán với các cơ sở KCB.

Luật bảo hiểm y tế số 46/2014/QH13 quy định về sửa đổi, bổ sung một số điều của luật bảo hiểm y tế năm 2008 được Quốc hội thông qua và chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 Luật bảo hiểm y tế 2015 bao gồm nhiều quy định và sửa đổi về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế.

Trong giai đoạn này, mô hình quản lý tập trung thống nhất quỹ BHYT tạiBHXHVN đã giúp cho việc quản lý quỹ BHYT hiệu quả hơn Số thu quỹ ngày một tăng, quỹ BHYT luôn được cân đối Do đó, quỹ luôn có khả năng thanh toán chi phíKCB cho bệnh nhân có thẻ BHYT Quyền lợi của người tham gia BHYT được đảm bảo, người dân tin tưởng vào chính sách BHYT Quỹ BHYT cơ bản được quản lý chặt chẽ hơn Tuy nhiên, việc quản lý quỹ BHYT cũng còn nhiều tồn tại: Các hình thức thanh toán giữa cơ quan BHXH với các cơ sở KCB còn đang lúng túng; mức đóngBHYT hiện nay còn thấp; Số người tham gia BHYT còn ít; Phần mềm quản lý thu, cấp thẻ BHYT chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ nên việc thống kê báo cáo số đối tượng tham gia BHYT cũng chưa đầy đủ, kịp thời và chính xác.

Thực trạng HTTTKT quỹ BHYT tại BHXHVN

Quỹ BHYT là quỹ được hình thành nhằm chăm sóc sức khỏe, KCB cho người tham gia BHYT khi họ ốm đau với phương châm " Lấy số nhiều bù cho số ít" Quỹ BHYT được hình thành từ các nguồn sau:

- Số thu của đối tượng nộp BHYT, ngân sách trung ương, địa phương hỗ trợ đóng

- Thu từ lãi đầu tư tài chính.

- Các khoản thu khác như: thu lãi chậm nộp BHYT, thu phạt…

Quá trình thu BHYT thường được kết hợp với các khoản thu BHXH, BHTN và được thực hiện thu ở cả BHXH quận, huyện và BHXH tỉnh, thành phố và BHXHVN.Sau khi thu được các khoản thu từ các nguồn trên, BHXHVN đưa vào quỹ BHYT và tiến hành chi quỹ BHYT cho các trường hợp: Chi cho BHYT, chi quản lý bộ máy, các khoản chi khác.

Theo báo cáo thu chi quỹ BHXH và BHYT của BHXHVN (bảng 3.1) ta thấy:

Bảng 3.1: Báo cáo Thu-Chi quỹ BHXH, BHYT

(Phụ lục kèm theo Báo cáo số 4663/BC-BHXH ngày 20 tháng 11 năm 2016 của

BHXH VN) Đơn vị: Triệu đồng

STT CHỈ TIÊU NĂM 2013 NĂM 2014 NĂM 2015

Dư năm trước chuyển sang 15.171.689 25.182.002 37.344.061

Số phát sinh tăng quỹ trong năm 50.232.938 56.506.816 61.330.306

-Thu của đối tượng, ngân sách trung ương, địa phương hỗ trợ đóng 48.233.120 53.979.344 58.383.024

-Thu từ lãi đầu tư tài chính 1.871.866 2.400.319 2.947.282

Số phát sinh giảm quỹ trong năm 40.222.625 44.344.757 52.664.257

-Trích kinh phí chi quản lý bộ máy, chi khác 1.767.888 1.343.212 2.138.560

Dư quỹ chuyển năm sau 25.182.002 37.344.061 46.010.110

Chủ yếu thu BHYT là từ thu các đối tượng tham gia BHYT và từ ngân sách trung ương, địa phương hỗ trợ Thu lãi đầu tư tài chính và thu khác chiếm tỷ lệ nhỏ(khoảng 0,4% tổng số thu quỹ BHYT) Phần chi quỹ BHYT chủ yếu là chi cho KCBBHYT, phần kinh phí chi cho quản lý bộ máy và chi khác cũng chiếm tỷ lệ không nhiều (cũng khoảng 0,4% so với tổng số chi quỹ BHYT) Do phạm vi nghiên cứu

HTTTKT tất cả các khoản thu, chi BHYT quá rộng nên tác giả chỉ nghiên cứu HTTTKT thu quỹ BHYT của đối tượng và phần ngân sách trung ương, địa phương hỗ trợ đóng và phần chi BHYT dành cho chi phí KCB Đây là nguồn kinh phí chủ yếu hình thành quỹ BHYT và phần chi chủ yếu của quỹ BHYT.

Phần thu BHYT được thực hiện theo QĐ 959/2015/QĐ- BHXH về việc ban hành quy định quản lý thu BHXH, BHYT, quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT Quỹ BHYT được hình thành từ sự đóng góp của các đối tượng hưởng BHYT bao gồm: người lao động, người quản lý doanh nghiệp, cán bộ, công chức, viên chức, sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, hạ sỹ quan, chiến sĩ đang phục vụ có thời hạn trong lực lượng công an nhân dân , phần hỗ trợ từ ngân sách trung ương và địa phương cho các đối tượng người có công với Cách mạng và học sinh, sinh viên, gia đình cận nghèo do tổ chức BHXH đóng cho người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng; Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày; người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng;

… Ngoài ra, từ 1/1/2014, quỹ BHYT còn được bổ sung bởi các hộ gia đình đóng BHYT. Đó là các đối tượng ngoài các đối tượng đã nêu trên (Điều 15 QĐ 1111/QĐ – BHXH). Mức đóng cụ thể như sau: Đối với các đối tượng lao động và đơn vị sử dụng lao động: Mức đóng BHYT là 4,5% mức lương cơ bản, trong đó, đơn vị sử dụng lao động là 3%, người lao động bằng 1,5% Các đối tượng do BHXH và NSNN đóng toàn bộ được tính: 4,5% mức lương cơ sở Học sinh, sinh viên đóng 70% tính trên lương tối thiểu (1.210.000 đồng), nhà nước hỗ trợ 30% Các thành viên thuộc hộ gia đình tham gia BHYT có mức đóng được giảm dần từ thành viên thứ hai trở đi, cụ thể như sau: a) Người thứ nhất đóng tối đa bằng 6% mức lương cơ sở; b) Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; c) Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Hàng quý, người sử dụng lao động đóng BHYT cho người lao động và trích tiền đóng BHYT từ tiền lương của người lao động để nộp cùng một lúc vào quỹBHYT Quá trình nộp được BHXH quận, huyện thực hiện Sau đó, BHXH quận huyện nộp lên BHXH cấp tỉnh, thành phố; BHXH các tỉnh, thành phố tổng hợp các khoản thuBHYT trong toàn tỉnh và nộp lên BHXH trung ương Tuy nhiên, hoạt động thu BHYT được thực hiện cùng với các khoản thu BHXH, BHTN, KPCĐ Tại các đơn vị sử dụng lao động, căn cứ vào số lượng lao động, mức lương cơ bản của mỗi đối tượng, tỷ lệ trích nộp bảo hiểm, BHXH tính ra mức bảo hiểm (trong đó có 4,5% BHYT) phải nộp.

Phần thu từ ngân sách trung ương, địa phương hỗ trợ bao gồm: các đối tượng thuộc Bộ quốc phòng, bộ công an, lực lượng vũ trang và thân nhân, người có công với Cách mạng, hộ gia đình nghèo, cận nghèo, học sinh, sinh viên Mức đóng cho sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, hạ sỹ quan, chiến sĩ đang phục vụ có thời hạn trong lực lượng công an nhân dân đóng theo tỷ lệ 4,5% tương tự như công nhân viên chức Người có công với Cách mạng, gia đình nghèo, cận nghèo được hỗ trợ 100% BHYT, học sinh, sinh viên hỗ trợ 30%.

Quỹ BHYT được phân bổ và sử dụng như sau: a)90% số tiền đóng bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh, chữa bệnh; b)10% số tiền đóng bảo hiểm y tế dành cho quỹ dự phòng, chi quản lý quỹ BHYT, trong đó dành tối thiểu 5% số tiền đóng bảo hiểm y tế cho quỹ dự phòng [5]

Phần chi BHYT được thực hiện theo QĐ 1399/2014/QĐ – BHXH quy định về tổ chức thực hiện BHYT trong KCB; QĐ 919/2015/ QĐ – BHXH bổ sung QĐ 1399/2014/QĐ-BHXH; QĐ 1456/2015/QĐ – BHXH Chi BHYT được thực hiện bởi

2 đơn vị BHXH Việt Nam là cơ quan cấp kinh phí BHYT còn các cơ sở KCB là nơi thực hiện chi tiền BHYT Đối tượng nộp BHYT được hưởng BHYT khi đi KCB tại các cơ sở KCB Trong nghiên cứu này, tác giả chỉ nghiên cứu các yếu tố cấu thành HTTTKT ở phần chi phí KCB còn chi dự phòng quỹ BHYT và quản lý bộ máy BHYT, tác giả không nghiên cứu.

Bộ máy kế toán bao gồm con người và tổ chức công tác kế toán Con người được sắp xếp ở những vị trí khác nhau tùy thuộc vào cách thức tổ chức công tác kế toán. BHXHVN được tổ chức theo hệ thống dọc gồm 03 cấp: BHXHVN; BHXH tỉnh, thành phố; BHXH quận, huyện Ở Trung ương là BHXHVN có 24 đơn vị trực thuộc gồm: 16 tổ chức giúp việc Tổng Giám đốc và 08 đơn vị sự nghiệp; ở cấp tỉnh có 63 BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; ở cấp huyện có 710 BHXH huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (Tính đến 2015) Tổ chức bộ máy quản lý của BHXHVN được phản ánh theo phụ lục 3.1.

Tổ chức bộ máy quản lý tại BHXH tỉnh, thành phố và BHXH quận, huyện tương tự như BHXHVN Bao gồm giám đốc, phó giám đốc và các phòng chức năng giúp việc Do đó, bộ máy kế toán tại BHXHVN cũng sắp xếp theo mô hình 3 cấp Về nhân sự, tại đơn vị dự toán cấp trung ương, số lượng người trong ban tài chính kế toán là 35 Tại đơn vị dự toán cấp 2, đối với các tỉnh, thành phố lớn đông dân (như thành phố Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh…), số lượng cán bộ phòng tài chính kế toán là 18 đến 20 người Đối với các tỉnh, thành phố khác số lượng nhân viên kế toán khoảng 8 đến 10 người Số lượng nhân viên tại đơn vị dự toán cấp III, BHXH cấp quận, huyện, số lượng kế toán có 2 người (đối với cấp quận, huyện có ít việc), từ 3 đến

4 người (đối với cấp quận, huyện có khối lượng công việc nhiều hơn) Số lượng cán bộ kế toán ở từng đơn vị phụ thuộc vào khối lượng công việc thực hiện Cơ cấu tổ chức bộ máy của BHXHVN như sau:

Phần lớn BHXH quận, huyện đều tổ chức bộ máy kế toán theo kiểu tập trung. (87,5%) Vì phần mềm kế toán của BHXH quận huyện và BHXH tỉnh, thành phố có sự liên thông do đó số liệu nhập vào phần mềm của BHXH quận huyện sẽ tự động "kết nối" tại BHXH tỉnh, thành phố Do áp dụng CNTT nên đã xóa đi khoảng cách về địa lý giữa BHXH hai cấp.

LUẬN BÀN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUỸ BHYT TẠI BHXHVN

Luận bàn kết quả nghiên cứu

Qua nghiên cứu thực trạng HTTTKT quỹ BHYT tại BHXHVN, tác giả thấy HTTTKT quỹ BHYT hiện tại đã đáp ứng một phần cung cấp thông tin cho BHXHVN quản lý quỹ BHYT Tuy nhiên, HTTTKT quỹ BHYT chưa được liên thông với các phòng, ban cùng quản lý quỹ BHYT Ngoài ra, HTTTKT quỹ BHYT chưa liên thông với các cơ sở KCB Mặc dù hiện nay các cơ sở KCB trên toàn quốc đã điện tử hóa khâu chi phí KCB nhưng do vừa mới thực hiện (1 tháng 7 năm 2016) và BHXHVN chưa có cổng điện tử quốc gia kết nối với các cơ sở KCB nên thông tin cung cấp cho BHXHVN còn chưa kịp thời Các bệnh nhân KCB BHYT phần nào đã thấy lợi ích của BHYT nhưng so với việc hưởng BHYT của một số nước trên thế giới, tính ASXH ở Việt Nam vẫn còn hạn chế Bệnh nhân còn phải cùng chi trả BHYT, quyền lợi còn chưa đảm bảo Để đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin trong tương lai cho BHYT toàn dân, HTTTKT tại BHXHVN chưa thể đáp ứng được do một số tồn tại sau:

Tác giả thấy điểm mấu chốt về con người ở BHXHVN là: Nhân viên kế toán yêu nghề, công việc vất vả, thu nhập đối với cán bộ BHXH ở mức trung bình, cán bộ nào ở vùng ven thành phố hoặc tỉnh, huyện chấp nhận mức lương này nhưng cán bộ có trình độ cao ở BHXH một số thành phố lớn thì cho rằng mức lương này chưa hấp dẫn với họ (Như TP Hồ Chí Minh, Hà nội) Dẫn đến tình trạng cán bộ kế toán ở các thành phố lớn bỏ nghề tìm việc khác có thu nhập cao hơn Với mức lương như hiện nay, BHXHVN khó có thể giữ chân những người có trình độ cao, nhất là những người có chuyên môn cao về CNTT.

Nhân viên kế toán tại BHXHVN có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực BHYT, với phần mềm kế toán, xử lý các tình huống nhưng CNTT còn hạn chế cả về số lượng lẫn chất lượng Phần lớn cán bộ kế toán ở BHXH có chuyên môn về kế toán nhưng không được đào tạo về CNTT Số lượng cán bộ kế toán vừa có chuyên môn kế toán vừa nắm bắt được CNTT chiếm tỷ lệ thấp Điều này dẫn tới trong tương lai nếu BHXHVN tự động hóa hoàn toàn các phần mềm kế toán thì cán bộ kế toán khó bắt kịp công việc Do vậy, BHXHVN cần có biện pháp nâng cao năng lực cho nhân viên kế toán về CNTT.

Con người ở bộ phận giám định hiện nay tại các cơ sở KCB số lượng còn hạn chế Thậm chí có cơ sở phòng khám không có bộ phận giám định Do vậy, việc kiểm tra giám sát chi phí KCB chưa thực hiện toàn diện, chỉ kiểm tra tỷ lệ dẫn đến chưa kiểm soát sát sao chi phí KCB Hiện nay các cơ sở KCB đã thông tuyến KCB đến cấp quận, huyện, nếu không có lực lượng giám định đủ lớn sẽ khó có thể quản lý được quỹ BHYT chặt chẽ ở khâu chi phí KCB nếu các cơ sở KCB và đối tượng hưởng BHYT

"thông đồng" rút quỹ BHYT.

Hiện tại, CNTT của BHXHVN còn nhiều bất cập Máy tính phần cứng còn lạc hậu, công suất thấp, không đáp ứng được nhu cầu cung cấp thông tin kế toán kịp thời, toàn diện Mạng máy tính dùng là mạng internet, không đảm bảo bí mật thông tin. BHXHVN chưa có cổng điện tử với phạm vi đủ lớn cung cấp thông tin cho các đối tượng hưởng BHYT và các cơ sở KCB phần mềm VSA chưa tự động hóa hoàn toàn nên chưa phản ánh được toàn bộ quy trình thu, chi BHYT, các phần mềm trong quản lý tổng thể chưa liên kết, còn rời rạc Phần việc của các kế toán thu, chi, quyết toánBHYT còn mất nhiều thời gian do dữ liệu chuyển thủ công là chính, đôi khi còn do sai sót không đáng có như chênh lệch số liệu giữa bộ phận kế toán và bộ phận quản lý thu,chi BHYT Phần mềm kế toán sử dụng là phần mềm tự thiết kế, chưa đồng bộ giữa các phần mềm ứng dụng tại BHXH cũng như chưa liên thông được với cơ sở KCB, đối tượng hưởng BHYT BHXHVN cần phải có một phần mềm cung cấp thông tin toàn diện từ khâu thu BHYT, giám định số chi BHYT, quyết toán chi BHYT, quản lý đối tượng BHYT, cấp thẻ BHYT Các thông tin về BHYT phải được cập nhật đồng bộ,nhất quán và kịp thời giữa cơ quan chủ quản, cơ sở KCB BHYT và đối tượng nộp,hưởng BHYT Bên cạnh đó, các cơ sở KCB cũng đã áp dụng CNTT hiện đại nhằm điện tử hóa quá trình KCB và thanh toán chi phí KCB Tuy nhiên, cổng thông tin điện tử giữa hai ngành BHXH và BHYT chưa kết nối do vậy việc chuyển dữ liệu từ bên các cơ sở KCB sang BHXH chưa đồng nhất về thời gian Do vậy, thay đổi CNTT là thay đổi quyết định giúp cho việc quản lý quỹ BHYT ngày càng chặt chẽ.

Hiện nay, CSDL tại BHXHVN còn rời rạc, thiếu CSDL toàn ngành nên tính liên thông dữ liệu chưa có Việc quản lý thông tin lấy đối tượng hưởng BHYT làm trung tâm chưa thực hiện được CSDL thiếu bộ mã ngành dùng chung thống nhất cho toàn hệ thống BHXHVN chưa có CSDL tổng hợp phục vụ cho công tác báo cáo thống kê Dữ liệu mới thích ứng trong phạm vi từng tỉnh, thành phố Tác giả cho rằng, với CSDL như hiện nay, BHXHVN khó có thể quản lý hiệu quả quỹ BHYT BHXHVN cần phải sử dụng CNTT hiện đại để xây dựng được một CSDL ngành đồng bộ, liên thông với các cơ sở KCB và đối tượng hưởng BHYT nhằm cung cấp thông tin kế toán toàn diện, nhất quán và đa chiều Bên cạnh đó, các dữ liệu ban đầu cần kiểm tra chặt chẽ tránh tình trạng đối tượng hưởng sử dụng thẻ BHYT cho nhiều người hoặc nhiều lần trong thời gian ngắn Chắc chắn trong tương lai, BHXHVN cần thiết kế "chứng từ KCB BHYT" nhận dạng chính xác từng đối tượng mới có thể quản lý chặt quỹ BHYT ở khâu KCB.

Trong quá trình khảo sát, tác giả thấy quy trình chi trả BHYT chủ yếu do “bộ phận Giám định BHYT” và “bộ phận Kế hoạch – Tài chính” thực hiện Các cơ sở KCB sau khi cung cấp dịch vụ y tế cho người hưởng BHYT sẽ tập hợp chi phí gửi cho

“bộ phận Giám định BHYT”, bộ phận này thẩm tra xác định số chi trả hợp lý Bộ phận

Kế hoạch Tài chính thực hiện việc quyết toán chi phí BHYT với cơ sở KCB Các chi phí đa tuyến được chuyển quyết toán cho các cơ sở KCB ban đầu thông qua BHXH cùng cấp Tác giả cho rằng việc KCB cho người hưởng BHYT nên nâng cao tínhASXH Hiện nay, mỗi đối tượng hưởng BHYT muốn KCB BHYT tại cơ sở KCB nào phải được sự đồng ý của cơ sở KCB ban đầu, thủ tục chuyển nơi KCB gây cho đối tượng hưởng BHYT nhiều phiền toái Đối tượng hưởng BHYT mong rằng họ KCB ở bệnh viện nào cũng nên thanh toán BHYT cho họ không nhất thiết phải được cơ sởKCB đồng ý chuyển tuyến mới được thanh toán Quy trình thu, chi BHYT hiện nay còn nhiều hạn chế Sự tách rời quy trình thu, quy trình chi BHYT với bộ phận kế toán tài chính dẫn đến BHXHVN không kiểm soát được toàn bộ thời gian đóng BHYT, chế độ BHYT và quyền lợi hưởng BHYT cho từng đối tượng hưởng BHYT Quy trình thực hiện chưa đồng bộ, mất nhiều thời gian Việc chia sẻ thông tin giữa các quy trình trong hệ thống BHXH chưa được thực hiện.

Qua khảo sát cán bộ kế toán, phần lớn cho rằng trước đây BHXHVN chưa có bộ phận kiểm soát nội bộ hiện nay, BHXHVN mới hình thành một bộ phận kiểm soát chuyên nghiệp trong tất cả các khâu: thu BHYT, chi phí KCB BHYT, quyết toán chi BHYT, quản lý đối tượng BHYT, cấp thẻ BHYT… Nhưng bộ phận này mới thành lập nên hoạt động còn dè dặt Hơn nữa lực lượng kiểm tra trong ngành BHXH còn quá mỏng, không thể kiểm soát hết các khâu bằng phương pháp trực tiếp được Tác giả cho rằng, BHXHVN cần phải "luồn" công tác kiểm tra vào trong tất cả các yếu tố: kiểm tra con người, nhờ CNTT hỗ trợ, căn cứ vào quy trình thực hiện gắn công tác kiểm tra trong từng khâu, kiểm tra chặt chẽ dữ liệu đầu vào Với sự phát triển của CNTT, để quỹ BHYT không bị thất thoát, BHXHVN cần kiểm soát thu, chi BHYT đến từng đối tượng hưởng BHYT.

Tóm lại, HTTTKT của BHXHVN hiện nay còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu cung cấp thông tin cho các bên liên quan một cách đồng bộ và nhất quán tại BHXHVN Bên cạnh đó, BHXHVN chưa có sự kết nối thông tin kế toán với đơn vị sử dụng lao động, cơ sở KCB và đối tượng hưởng BHYT HTTTKT còn rời rạc, chưa nằm trong tổng thể HTTT quản lý chung Trong đó, CNTT có ảnh hưởng nhiều nhất đến sự thay đổi HTTTKT Ứng dụng CNTT trên một hệ thống mạng đủ lớn kết nối thông tin với các cơ sở KCB, đối tượng hưởng BHYT sẽ giúp cho BHXH quản lý quỹBHYT hiệu quả hơn.

Các giải pháp hoàn thiện HTTTKT quỹ BHYT tại BHXHVN

4.2.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện HTTTKT quỹ BHYT tại BHXHVN

4.2.1.1 Chiến lược phát triển ngành BHXH nói chung và quỹ BHYT tạiBHXHVN đến 2030.

Ngày 23/07/2013, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1215/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển ngành BHXHVN đến năm 2020.

Mục tiêu chung của Chiến lược nhằm tiếp tục phát triển ngành BHXHVN theo hướng hiện đại, đảm bảo đủ năng lực và điều kiện để nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ và tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Hoàn thiện hạ tầng CNTT để giải quyết các chính sách, chế độ BHXH, BHYT theo lộ trình chậm nhất đến năm 2017 liên thông, kết nối thông tin giữa các đơn vị trong toàn ngành BHXH trên phạm vi cả nước; chậm nhất đến năm 2020 liên thông, kết nối thông tin giữa các cơ quan thuộc ngành BHXHVN với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT thuộc ngành y tế và các đơn vị tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHTN thuộc ngành lao động.

Chiến lược phát triển ngành BHXHVN đến năm 2020 đưa ra các giải pháp chủ yếu để phát triển ngành như: Phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT; Hoàn thiện quy trình nghiệp vụ quản lý và thủ tục giải quyết chế độ, chính sách BHXH, BHYT; Đẩy mạnh đầu tư ứng dụng CNTT theo từng giai đoạn (giai đoạn 2016-2020) từng bước hiện đại hoá hệ thống quản lý BHXH, BHYT; Đầu tư xây dựng, hoàn thiện hệ thống trụ sở làm việc đáp ứng nhu cầu phát triển và hiện đại hoá của ngành BHXHVN; Kiện toàn, nâng cao hiệu quả hệ thống tổ chức bộ máy BHXH các cấp, phát triển nguồn nhân lực, ổn định chế độ thu nhập đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về BHXH, BHYT; Phát triển công tác nghiên cứu khoa học và mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực BHXH, BHYT.

BHXHVN có trách nhiệm phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức thực hiện chiến lược phát triển ngành BHXH, nghiên cứu đề xuất các biện pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện; Chỉ đạo các đơn vị trong ngành BHXH và hướng dẫn BHXH trong các lực lượng vũ trang tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược phát triển ngành BHXH, đảm bảo tính thống nhất từ trung ương đến địa phương; Định kỳ báo cáo với các cấp có thẩm quyền về tình hình thực hiện Chiến lược ngànhBHXH; tổ chức tổng kết vào cuối năm 2020.

Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBDN tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên cả nước có trách nhiệm phối hợp với BHXHVN thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển ngành BHXHVN, đảm bảo tính thống nhất đồng bộ với việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của ngành, địa phương.

4.2.1.2 Nhu cầu thông tin của các nhà quản lý quỹ BHYT trong giai đoạn phát triển đến 2030.

Từ 2003, khi BHYT chuyển giao từ bộ y tế vào BHXHVN, công tác BHYT đã phát triển rất mạnh Định hướng của đảng và nhà nước luôn ưu tiên phát triển BHYT, dần tiến tới BHYT toàn dân Đặc biệt, sau khi Quốc hội thông qua luật BHYT (2015), một văn bản mang tính pháp lý cao nhất về BHYT, có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện BHYT ở nước ta Đảng và nhà nước ta đã nêu rõ: “ BHYT là một bộ phận quan trọng trong chính sách tài chính y tế quốc gia và là một trong những phương thức tạo nguồn tài chính cho hoạt động chăm sóc sức khỏe thông qua hoạt động đóng góp của người dân, được thực hiện có tổ chức, mang tính chia sẻ trong cộng đồng và nhằm mục đích thực hiện công bằng, nhân đạo trong lĩnh vực bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhiệm vụ của các nhà lãnh đạo BHXHVN nói chung và BHYT nói riêng vô cùng nặng nề Với thực trạng cơ sở vật chất còn hạn chế, trình độ người dân chưa nhận thức nhiều về quyền lợi khi tham gia BHYT toàn dân, chưa mặn mà với việc tham gia BHYT, đội ngũ cán bộ ngành còn thiếu cả về số lượng và chất lượng Do vậy, các nhà quản lý quỹ BHYT cần thiết phải có những thông tin chân thực, khách quan, toàn diện các yếu tố ảnh hưởng đến việc cân đối quỹ BHYT. Đó là: Dân số (Bao gồm số lượng dân và cơ cấu dân số theo nhóm đối tượng tham giaBHYT; Số người tham gia và tỷ lệ bao phủ BHYT); Điều chỉnh mức lương tối thiểu chung; Phạm vi quyền lợi, mức hưởng của người tham gia BHYT; Khả năng tiếp cận dịch vụ y tế và tần suất KCB; Cơ cấu bệnh tật; Phương thức thanh toán chi phí KCBBHYT; Mức gia tăng chi phí KCB; Quản lý và giám sát chi phí KCB BHYT; Dự báo giá dịch vụ y tế. Để đảm bảo quản lý hiệu quả quỹ BHYT, nhiệm vụ không chỉ của một cơ quan đơn lẻ mà tất cả các nhà quản lý có liên quan đến quỹ BHYT đều phải đồng nhất thực hiện nghiêm túc các quy định trong quá trình thực hiện Ở phạm vi rộng, cơ quan bộ lao động thương binh xã hội quản lý về dân số, về mức lương cho người lao động Các nhà quản lý dân số phải cung cấp các thông tin hợp lý về số lượng dân số, tỷ lệ người già, người đang trong độ tuổi lao động, trẻ em dưới 6 tuổi để giúp cho BHXHVN có thể so sánh, kiểm tra thông tin với các nguồn thu, chi BHYT (đặc biệt trong thời gian tới, BHYT trở thành loại hình bảo hiểm bắt buộc) Ngoài ra, bộ lao động còn phải xây dựng hệ thống thang bảng lương, mức lương tối thiểu hợp lý với sự phát triển của xã hội, làm cơ sở cung cấp thông tin cho việc thu BHYT của đối tượng tham gia BHYT.

Bộ y tế có trách nhiệm cung cấp thông tin về cơ cấu bệnh tật, quyền lợi hưởng BHYT của đối tượng khi ốm đau, bệnh tật, thông báo mức chi phí KCB, dự báo giá dịch vụ y tế, khả năng tiếp cận dịch vụ y tế và tần suất KCB của từng loại đối tượng Nhờ có thông tin mà các cơ sở y tế cung cấp, BHXHVN mới có thể nắm được rõ nét tình hình chi cho KCB BHYT Nếu thông tin tại các cơ sở y tế bị sai lệch, lực lượng kiểm tra của BHXHVN mỏng thì khó có thể phát hiện những sai phạm cố ý, dẫn đến quyết toán những khoản chi “khống” hoặc không đúng đối tượng.

Xét trong phạm vi BHXHVN, các bộ phận liên quan đến quỹ BHYT cũng phải có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm cung cấp một HTTT toàn diện Bộ phận quản lý đối tượng tham gia BHYT cung cấp thông tin đối tượng làm cơ sở cho việc thu BHYT và cấp thẻ BHYT HTTTKT cung cấp toàn bộ thông tin về số thu quỹ BHYT, phân bổ quỹ BHYT và quyết toán quỹ BHYT giúp cho việc kiểm soát tại các cơ sở KCB được tốt hơn.

Các yếu tố trên xét về mặt tài chính đều được thể hiện trong quy trình thu, chi, quyết toán quỹ BHYT Do vậy, các nhà quản lý quỹ BHYT không những cần thông tin kế toán khách quan, đầy đủ trong các quy trình thu, chi quỹ BHYT tại BHXHVN,BHXH tỉnh, huyện mà còn cần các thông tin kế toán có sự liên thông, kết nối giữa các đơn vị BHXH ở cả 3 cấp dự toán Ngoài ra, trong tương lai gần, thông tin kế toán và các thông tin khác phải được liên thông, kết nối không những trong toàn ngành BHXH trên phạm vi cả nước mà còn có sự kết nối thông tin giữa các cơ quan thuộc ngànhBHXHVN với các cơ sở KCB thuộc ngành y tế Nhờ có thông tin được kết nối với nhau chặt chẽ qua các phần mềm kế toán và phần mềm ứng dụng khác sẽ giúp cho các nhà quản lý quỹ BHYT xác định được rõ ràng từng nội dung thu, chi quỹ từ đó góp phần cân đối thu chi quỹ BHYT Đồng thời, nhờ có sự kết nối mà các nhà quản lý sẽ kiểm tra, giám sát được những gian lận, sai sót nằm ở khâu nào nhằm hạn chế được những rủi ro trong quá trình thu, chi và quyết toán quỹ BHYT.

4.2.1.3 Phương hướng hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán quỹ BHYT tại BHXHVN.

HTTTKT quỹ BHYT tại BHXHVN hiện nay còn nhiều bất cập chưa đáp ứng được nhu cầu cung cấp thông tin của cơ quan chủ quản quỹ BHYT, của cơ sở KCB và đối tượng nộp, hưởng BHYT Do vậy, BHXHVN phải có một phương hướng hoàn thiện HTTTKT quỹ BHYT theo các nội dung sau:

- Hoàn thiện HTTTKT hướng tới phù hợp với đặc điểm quản lý hoạt động của quỹ BHYT.

Quỹ BHYT là một quỹ tiền tệ tập trung, có vị trí là khâu tài chính trung gian trong hệ thống tài chính quốc gia quỹ BHYT được tập trung thống nhất tại BHXHVN.Quỹ BHYT được tập trung thống nhất tại một đầu mối nên đảm bảo chi trả kịp thời, có điều kiện bù trừ giữa các địa phương Phân phối quỹ BHYT vừa mang tính hoàn trả vừa mang tính không hoàn trả Tại BHXHVN, hoạt động của quỹ BHYT được chia thành 3 khâu chính: Quy trình thu quỹ BHYT, phân phối quỹ BHYT và quy trình quyết toán chi quỹ BHYT Thực hiện tốt 3 quy trình này giúp cho việc quản lý hiệu quả và cân đối quỹ BHYT Tuy nhiên, quy trình thực hiện phải đồng bộ cả 3 cấp dự toán Việc xây dựng và hoàn thiện HTTTKT phải đảm bảo thuận lợi cho việc cung cấp thông tin trung thực, kịp thời cho các đối tượng cần thông tin ở cả BHXH quận, huyện;BHXH tỉnh, thành phố cũng như BHXHVN Các thông tin kế toán phải thể hiện được quỹ BHYT đã được tiến hành “thu đủ, chi đúng”, tập hợp thu, chi quỹ từ đơn vịBHXH quận, huyện thông suốt lên BHXH tỉnh, thành phố và cuối cùng tổng hợp tạiBHXHVN Trong giai đoạn thực hiện lộ trình BHYT toàn dân, tính chất phức tạp của quy trình thu, chi quỹ BHYT có nhiều thay đổi về cơ cấu bộ máy thu, chi; hình thức thanh toán viện phí; đồng thời mối quan hệ giữa các tổ chức liên quan đến nhau nhưBHXH, các cơ sở KCB, đối tượng nộp và hưởng BHYT ngày càng chặt chẽ Điều đó, bắt buộc khi xây dựng và hoàn thiện HTTTKT, cơ sở dữ liệu ban đầu cũng phải thay đổi cho phù hợp với thực tế nhằm quản lý hiệu quả hơn quỹ BHYT và đảm bảo mục tiêu ASXH.

- Hoàn thiện HTTTKT hướng tới đáp ứng được nhu cầu thông tin đa dạng của các nhà quản lý ở các đơn vị liên quan đến quỹ BHYT.

Khi thực hiện lộ trình BHYT toàn dân, chính phủ đã đưa ra mục tiêu chiến lược là chậm nhất đến năm 2017 liên thông, kết nối thông tin giữa các đơn vị trong toàn ngành BHXH trên phạm vi cả nước; chậm nhất đến năm 2020 liên thông, kết nối thông tin giữa các cơ quan thuộc BHXHVN với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT thuộc ngành y tế và các đơn vị tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHTN thuộc ngành lao động.

Mỗi đơn vị liên quan đến quỹ BHYT đều có nhu cầu thông tin kế toán khác nhau Do đó, khi xây dựng và hoàn thiện HTTTKT phải mang tính toàn diện, đầy đủ. HTTTKT phải kết nối được với các phần mềm quản lý khác như phần mềm quản lý đối tượng hưởng BHYT; phần mềm quản lý hồ sơ đối tượng, phần mềm quản lý thẻ BHYT Từ đó, các nhà quản lý của BHXHVN cũng như các nhà quản lý của đơn vị liên quan đến quỹ BHYT muốn tìm hiểu thông tin nào để đối chiếu, kiểm tra đều được đáp ứng Ngoài ra, các nghiệp vụ phát sinh tại các đơn vị liên quan đến quỹ BHYT thì BHXHVN cũng nắm bắt được Có như vậy việc quản lý quỹ BHYT mới đảm bảo rõ tính hiệu lực ở từng bộ phận cũng như trong từng đơn vị.

- Hoàn thiện HTTTKT hướng tới đáp ứng được mục tiêu hiệu quả và tiết kiệm.

Việc xây dựng và hoàn thiện HTTTKT hiện nay còn nhiều khó khăn. BHXHVN đang hoàn thiện chính sách BHYT để thực hiện thành công lộ trình BHYT toàn dân Hạ tầng CNTT còn nghèo nàn, lạc hậu chưa phù hợp với yêu cầu cần thay đổi theo mục tiêu đề ra Hệ thống kiểm soát trong toàn bộ ngành mới đi vào hoạt động.

Các điều kiện chủ yếu nhằm triển khai giải pháp hoàn thiện HTTTKT quỹ

4.3.1 Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về quỹ BHYT tại BHXHVN

Trong thời gian qua, luật BHYT thường xuyên được sửa đổi, bổ sung Do vậy, khi xây dựng luật, nhà nước phải chú ý đến sự ổn định và lâu dài của nó, tránh tình trạng khi đưa luật BHYT vào cuộc sống không phù hợp phải thay đổi.

- Các cơ chế quản lý khác:

+ Nhà nước tiến hành vận động, tuyên truyền cho việc thực hiện BHYT toàn dân hoàn thành sớm Nhờ đó, việc xây dựng mã "định danh" cho từng đối tượng hưởng BHYT mới thực hiện được Đây là tiền đề xây dựng một HTTTKT bắt nguồn từ chứng từ "điện tử" chuẩn xác Đây là khâu "mấu chốt" giúp xóa bỏ được hiện tượng gian lận quỹ BHYT ở phía cơ sở KCB và đối tượng hưởng BHYT.

+ Trong tương lai, khi xây dựng một HTTTKT không có thông tin về đa tuyến đến, đa tuyến đi thì các cơ sở KCB phải có chất lượng phục vụ tốt cho đối tượng hưởng BHYT Hiện tại có nhiều mức hưởng BHYT, phức tạp trong giải quyết chế độ BHYT tại cơ sở KCB và chưa thực sự công bằng trong mức hưởng BHYT Tại các cơ sở KCB ở tỉnh, thành phố, do có chất lượng phục vụ cao hơn, cơ sở vật chất tốt hơn nên cùng một loại bệnh người KCB ở bệnh viện tỉnh, thành phố được hưởng BHYT tốt hơn người KCB ở cơ sở KCB quận, huyện, nhất là ở vùng sâu, vùng xa Để khắc phục, trong tương lai gần, nhà nước nên có những chính sách ưu tiên cơ sở vật chất kỹ thuật, đưa cán bộ y tế giỏi về cơ sở KCB tại tuyến huyện, các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, trung ương chỉ tiếp nhận bệnh nhân đến KCB do bệnh viện tuyến dưới chuyển lên hoặc các trường hợp bệnh nhân vào cấp cứu Trong tương lai xa, để thật sự công bằng cho đối tượng hưởng BHYT, nhà nước nên bỏ tuyến chuyên môn kỹ thuật như hiện tại, hình thành hệ thống bệnh viện khu vực, được phân bổ đều giữa các vùng dân cư, đó là các bệnh viện đa khoa tiếp nhận, khám và điều trị cho các loại bệnh, có thể khẳng định đó là tuyến đầu cũng như tuyến cuối của bệnh viện đa khoa Bệnh viện khu vực hoạt động trên cơ sở tự chủ tài chính, đó có thể là bệnh viện công lập hay ngoài công lập Bệnh viện đa khoa khu vực là môi trường thuận lợi để người dân có thể tiếp cận và nhận được sự chăm sóc sức khỏe công bằng, tiết kiệm, hoạt động bình đẳng giữa công và tư, thực hiện phương thức khoán theo định suất đúng nghĩa với cơ quan BHXH Quy mô của bệnh viện phụ thuộc vào dân số của địa bàn nơi đơn vị được xây dựng, trang bị y tế, trình độ, năng lực của đội ngũ thầy thuốc tương đương như các bệnh viện đa khoa của các khu vực khác.

4.3.2 Hoàn thiện chính sách của các cơ quan quản lý

Vai trò của nhà nước trong việc quản lý quỹ BHYT là rất quan trọng Với lộ trình BHYT toàn dân, vai trò quản lý của nhà nước từ trung ương đến địa phương càng thể hiện rất rõ Để đạt được mục tiêu đề ra, nhà nước cần có một số biện pháp để xây dựng được một chính sách BHYT nói chung và xây dựng HTTTKT nói riêng phục vụ quản lý quỹ BHYT hiệu quả Cụ thể như sau:

- Nhà nước tiến hành sửa đổi một số điều của luật BHYT cho phù hợp với thực tế, giúp cho các cơ quan thực thi chính sách BHYT được thuận tiện và thống nhất.

- Tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước của chính quyền địa phương trong thực hiện lộ trình BHYT toàn dân.

- Tiếp tục định hướng BHYT toàn dân tăng thu NSNN, hỗ trợ người dân tham gia BHYT, đưa chỉ tiêu mở rộng đối tượng tham gia BHYT vào nghị quyết phát triển kinh tế xã hội hàng năm của quốc hội.

- Tăng cường công tác chỉ đạo bộ y tế, các tỉnh, thành phố phối hợp thực hiện chính sách BHYT, nhất là trong công tác tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra khám, chữa bệnh BHYT.

- Tạo điều kiện về nguồn lực cho BHXHVN thực hiện dự án xây dựngHTTTKT của toàn ngành.

Là đơn vị trực tiếp thu, chi, cân đối quỹ BHYT, BHXHVN cần thực hiện một số điều kiện để xây dựng và hoàn thiện HTTTKT quỹ BHYT như sau:

- Tiếp tục triển khai lộ trình BHYT toàn dân, phấn đấu đến 2020, tỷ lệ BHYT toàn dân đạt tối thiểu trên 80%.

- Hoàn thiện và kiến nghị với quốc hội sửa đổi các chính sách BHYT, luật BHYT không còn phù hợp với thực tế.

- Nâng cao trình độ của cán bộ ngành nói chung và cán bộ tài chính, kế toán nói riêng về chuyên môn bảo hiểm và CNTT.

- Nghiên cứu và hướng tới xây dựng một HTTTKT nằm trong một HTTT tổng thể của ngành, có sự liên kết nội bộ giữa các nghiệp vụ chuyên môn BHYT và liên thông với các đơn vị có liên quan đến quỹ BHYT.

- Có sự kết hợp chặt chẽ với bộ y tế nhằm kiểm tra, giám sát chi phí KCB tại các cơ sở KCB.

- Đầu tư cơ sở hạ tầng CNTT từ trung ương đến địa phương.

- Đầu tư kinh phí cho ứng dụng CNTT vào quy trình thu chi bảo hiểm nói chung và BHYT nói riêng nhiều hơn nữa nhằm tạo một bước tiến mới trong việc cung cấp thông tin toàn diện và đa chiều.

Về phía bộ y tế, cơ quan quản lý trực tiếp các cơ sở KCB, cần có một số điều kiện sau :

- Thực hiện tốt quản lý nhà nước các cơ sở KCB (cả công lập và ngoài công lập) về giá thuốc, chi phí phát sinh trong quá trình KCB cho các đối tượng hưởngBHYT, chấn chỉnh và xử lý các hành vi gian lận nhằm rút ruột quỹ BHYT.

- Liên kết chặt chẽ với BHXHVN xây dựng các chứng từ điện tử về chi phí BHYT chuẩn xác nhằm xác định đúng đối tượng hưởng BHYT, chi phí BHYT được xác định cụ thể cho từng đối tượng từ khi thu BHYT đến khi chi BHYT.

- Trong việc đấu thầu giá thuốc nhất thiết phải có người thẩm định giá của BHXHVN hoặc giá thuốc phải được thông qua nhà nước quản lý.

- Nâng cao trình độ chuyên môn cho các bác sỹ thuộc tuyến cơ sở nhằm đổi mới chất lượng KCB ở nơi đăng ký KCB ban đầu tránh tình trạng bệnh nhân cứ khi nào ốm đau lại vượt tuyến làm cho cơ sở KCB tuyến tỉnh, trung ương bị quá tải.

- Đầu tư CNTT cho việc lập trình phần mềm kế toán tại các cơ sở KCB liên thông với BHXH trên địa bàn để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thanh toán chi BHYT cho người hưởng BHYT.

- Nâng cao chất lượng KCB và đầu tư cơ sở hạ tầng cho các bệnh viện thuộc tuyến tỉnh, quận huyện Tăng cường kiểm tra giám sát các cơ sở KCB tư nhân có tham gia thanh toán BHYT về chất lượng và cơ sở vật chất đảm bảo đáp ứng KCB cho đối tượng hưởng BHYT.

Ngày đăng: 22/12/2022, 13:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w