1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn KIỂM TOÁN các KHOẢN PHẢI THU TRONG KIỂM TOÁN báo cáo tài CHÍNH DO CÔNG TY CPA VIỆT NAM THỰC HIỆN

103 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 591 KB

Cấu trúc

  • 2.2.1.3. Đánh giá rủi ro kiểm soát và môi trường kiểm soát (0)
  • 2.2.1.4. Tìm hiểu quy trình kế toán (0)
  • 2.2.1.5. Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ (0)
  • 2.2.1.6. Xác lập mức trọng yếu tổng thể và phân bổ trọng yếu cho khoản mục phải thu (47)
  • 2.2.1.7. Thiết kế chương trình kiểm toán chi tiết (49)
  • 2.2.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán (54)
    • 2.2.2.1. Đối với khoản phải thu khách hàng (54)
    • 2.2.2.2. Đối với khoản phải thu nội bộ (62)
    • 2.2.2.3. Đối với khoản phải thu khác (0)
    • 2.2.2.4. Đối với khoản dự phòng phải thu khó đòi (0)
    • 2.2.2.5. Kết luận cho khoản mục phải thu (73)
  • 2.2.3. Kết thúc kiểm toán (75)
    • 2.2.3.1. Tổng hợp kết quả kiểm tra và thảo luận với khách hàng (75)
    • 2.2.3.2. Phát hành báo cáo kiểm toán và thư quản lý (76)
  • 2.2.4. Công viêc sau kiểm toán (0)
    • 2.2.4.1. Đánh giá chất lượng cuộc kiểm toán (78)
    • 2.2.4.2. Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày phát hành báo cáo kiểm toán (79)
  • 2.3. Tổng kết quy trình kiểm toán khoản mục phải thu trong kiểm toán (79)
    • 2.3.1. So sánh quy trình kiểm toán khoản mục phải thu ở hai công ty X và Y (79)
    • 2.3.2. Khái quát quy trình kiểm toán BCTC nói chung, khoản mục phải (81)
  • Chương 3: Một số nhận xét, kiến nghị về công tác kiểm toán khoản mục phải thu do CPA VIETNAM thực hiện (82)
    • 3.1. Một số nhận xét, đánh giá (82)
      • 3.1.1. Những ưu điểm (82)
      • 3.1.2. Những vấn đề còn tồn tại (85)
    • 3.2. Một số giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện kiểm toán khoản mục phải (88)
      • 3.2.1. Cơ sở của kiến nghị (88)
      • 3.2.2. Một số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm toán BCTC nói (0)
  • Kết luận (40)

Nội dung

Xác lập mức trọng yếu tổng thể và phân bổ trọng yếu cho khoản mục phải thu

Sau khi thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ về tình hình tài chính của khách hàng, CPA VIETNAM tiến hành xác lập mức trọng yếu tổng thể đối với toàn bộ BCTC, sau đó phân bổ mức ước lượng ban đầu này cho từng khoản mục.Việc xác lập mức trọng yếu ở toàn bộ BCTC hay cho từng khoản mục phần lớn dựa vào sự xét đoán nghề nghiệp của KTV và được thay đổi cho phù hợp với từng đối tượng khách hàng Tuy nhiên CPA VIETNAM có đưa ra hướng dẫn về phương pháp và giới hạn trên, giới hạn dưới làm căn cứ xác lập mức trọng yếu cho từng loại hình doanh nghiệp. Đối với công ty X

Bước 1: Xác định mức trọng yếu tổng thể.

Cơ sở được chọn để thiết lập mức trọng yếu tổng thể (PM) là doanh thu của công ty X Sau đây là bảng xác định mức trọng yếu tổng thể được KTV thực hiện cho công ty X:

Bảng 2.6: Bảng xác định mức trọng yếu tổng thể PM

Nhân tố dùng để tính PM

4 Lựa chọn PM trước thuế

5 Tỉ lệ sai sót dự kiến

6 MP ( chưa có ảnh hưởng của thuế)

8 MP sau khi điều chỉnh bởi ảnh hưởng của thuế

Không cần điền số liệu vào ô bên trái.

Mức trọng yếu của BCTC được làm tròn số từ PM trước thuế dùng để đánh giá sai số.

Tỷ lệ này dao động từ 10% đến 20% theo xét đoán của kiểm toán viên nó sẽ làm PM giảm tương ứng để có thể bao quát hết những sai sót mà kiểm toán viên dự kiến. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của thuế trên BCTC năm nay.

Tỷ lệ này không chỉ đơn thuần là tỷ lệ thuế hiện hành (riêng chỉ tiêu này không áp dụng trong mùa kiểm toán năm nay) Điền 0% vào ô này.

Số dư dùng để chọn mẫu phục vụ kiểm tra chi tiết.

Có thể hiểu bảng xác định PM ở trên như sau:

• Số tiền 3.989.743$ là doanh thu của công ty X năm 2006 được quy đổi từ đồng Việt Nam sang USD với tỷ giá 16.000 VNĐ/USD.

• Số tiền 61.851$ là mức trọng yếu tổng thể của BCTC khi KTV chưa xác định mức sai sót dự kiến Nó bằng doanh thu nhân với tỷ lệ lựa chọn, tỷ lệ lựa chọn này do kiểm toán viên tự xác định nhưng được CPA VIETNAM quy định là từ 1% đến 2% Ở đây KTV đã lựa chọn tỷ lệ là 1,55%, dựa trên mức độ rủi ro kiểm soát đã đánh giá về công ty X ở trên.

• Số tiền 61.800$ là số làm tròn của 61.851$ theo quy định của CPA VIETNAM.

• Tỷ lệ 15% là tỷ lệ sai sót dự kiến Tỷ lệ này được KTV lựa chọn dựa trên xét đoán nghề nghiệp khi đánh giá rủi ro kiểm soát của công ty X CPA VIETNAM quy định tỷ lệ này được giao động từ 10% đến 20%.

• Số tiền 52.530$ là mức trọng yếu tổng thể cho BCTC của công ty

X sau khi tính cả mức sai sót dự kiến

• Do tỷ lệ ảnh hưởng của thuế là 0% nên MP sau khi điều chỉnh ảnh hưởng của thuế vẫn là 52.530$.

Theo quy định của CPA VIETNAM, do công ty X chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán nên khi chọn doanh thu (revenue) để tính mức trọng yếu tổng thể (PM) thì cần quy đổi ra USD để tính Sau đó quy đổi ngược lại.

Vì vậy mức trọng yếu tổng thể cho BCTC cuả công ty X là:

Bước 2: KTV tiến hành phân bổ mức trọng yếu tổng thể này cho các khoản mục trên bảng CĐKT theo tỷ lệ phần trăm Công việc này đòi hỏi sự phán xét của KTV dựa trên những am hiểu về đặc điểm hoạt động kinh doanh của khách hàng Mức trọng yếu tổng thể được phân bổ cho khoản mục phải thu là 30%. Đối với công ty Y

Công việc xác định mức trọng yếu được tiến hành tương tự như đối với công ty X Tuy nhiên do công ty Y là khách hàng thường xuyên nên việc lựa chọn các tỷ lệ có cơ sở dễ dàng hơn.

Thiết kế chương trình kiểm toán chi tiết

CPA VIETNAM thiết kế chương trình kiểm toán chi tiết mẫu cho từng khoản mục trên BCTC Tuy nhiên tuỳ vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng và mức độ rủi ro được đánh giá cho khoản mục đó mà KTV có thể bổ sung, hạn chế hoặc tập trung vào một số thủ tục kiểm tra chi tiết nhất định Vì vậy dựa trên chương trình kiểm toán mẫu và kinh nghiệm, đánh giá riêng của KTV mà khi kiểm toán cho mỗi khách hàng CPA VIETNAM sẽ thiết kế một chương trình kiểm toán chi tiết cho từng khoản mục một cách linh hoạt và phù hợp. Đối với công ty X

Dựa vào chương trình kiểm toán mẫu khoản phải thu và các đánh giá về công ty X, đặc điểm khoản phải thu, trưởng nhóm kiểm toán đã thiết kế chương trình kiểm toán khoản mục phải thu cho công ty X như sau:

Bảng 2.7: Chương trình kiểm toán chi tiết khoản mục phải thu

Thủ tục kiểm toán chi tiết Người thực hiện

1 Xem xét chính sách, thủ tục ghi nhận doanh thu và phải thu

A Xem xét chính sách kế toán và phương pháp ghi nhận doanh thu của khách hàng có phù hợp và được áp dụng một cách nhất quán không

B Chú ý xem xét cách hạch toán và ghi nhận các khoản doanh thu sau đây: Doanh thu nội bộ, doanh thu với bên liên quan, hàng gửi bán, doanh thu nhận trước,

C Thu thập các bằng chứng về chính sách bán hàng, chính sách thu nợ, chính sách giá, hoa hồng, khuyến mãi,… của khách hàng

1 Xác nhận nợ phải thu

(Thủ tục này được thực hiện nếu KTV cho rằng việc gửi thư đối với khách hàng là có hiệu quả và bản chất ngành nghề kinh doanh của khách hàng không ảnh hưởng đến độ tin cậy của thư xác nhận: Ví dụ: Đối với các doanh nghiệp xây lắp, việc gửi thư xác nhận thường không đem lại độ tin cậy cao do chính sách ghi nhận giữa hai bên có thể khách nhau)

Thủ tục kiểm toán chi tiết Người thực hiện

A Thu thập sổ chi tiết công nợ phải thu (hoặc bảng tính tuổi nợ nếu có) Kiểm tra số tổng cộng và đối chiếu với sổ cái.

Kiểm tra các số dư các khách nợ quan trọng qua các chứng từ có liên quan.

B Lựa chọn số dư một số các khoản phải thu từ danh sách khách nợ và thực hiện các bước sau:

1 Lập thư xác nhận số dư tại thời điểm báo cáo dưới tên của khách hàng và gửi cho các đối tượng cần xác nhận nợ dưới sự kiểm soát của KTV

2 Gửi thư xác nhận nợ lần 2 nếu không nhận được hồi đáp

3 So sánh số được xác nhận với số dư tại thời điểm báo cáo. Đối chiếu và kiểm tra chi tiết các khoản chênh lệch (nếu có).

4 Đối chiếu các khoản không được xác nhận với các nghiệp vụ thanh toán sau đó Đối chiếu, kiểm tra các khoản chưa được thanh toán với các hóa đơn hoặc các giấy tờ giao dịch với khách nợ (nếu có).

C Yêu cầu cung cấp số dư các khoản phải thu không thể thanh toán, thực hiện đánh giá chúng và kiểm tra nếu thấy cần thiết.

D Đánh giá kết quả kiểm tra

2 Kiểm tra các khoản dự phòng nợ khó đòi và chi phí dự phòng

A Thu thập bảng tổng hợp dự phòng nợ khó đòi và chi phí nợ khó đòi Đối chiếu số dư cuối kỳ với sổ cái.

B Lựa chọn các khoản nợ phải thu bị ghi giảm trực tiếp trên sổ cái Soát xét các chứng từ có liên quan tới việc không có khả năng thu hồi và xem xét tính hợp lý của việc hạch toán

(Thông tư số 13 của BTC ngày 27/2/2006)

C Đánh giá tính hợp lý của các phương pháp ước tính số dự phòng nợ khó đòi

D Nếu các phương pháp dự tính nói trên là hợp lý, cần thực hiện kiểm tra và tính toán lại các khoản dự phòng.

E Nếu các phương pháp dự tính nói trên là không hợp lý, cần xây dựng một cách độc lập số dự phòng ước tính theo cách của KTV và xét xem số dự phòng của khách hàng có nằm trong khoảng đó không.

Khi xây dựng số dự phòng ước tính, cần xem xét các yếu tố sau: Tính chính xác của việc xác định tuổi nợ; khả năng thu hồi các khoản nợ phải thu lớn; phân tích số ngày quay vòng thu hồi nợ; tỷ lệ dự phòng trên doanh thu và nợ phải thu; các

Thủ tục kiểm toán chi tiết Người thực hiện

Tham chiếu khoản đã được thu hồi sau kỳ báo cáo; chu kỳ thanh toán của các khách nợ

F Đánh giá kết quả kiểm tra

3 Kiểm tra việc phản ánh các khoản phải thu

Xác định sự phân loại hợp lý của các khoản phải thu: phải thu thương mại, phải thu nội bộ, phải thu dài hạn, phải thu từ bên thứ ba

4 kiểm tra tính ghi chép đúng kỳ của tài khoản phải thu

A Chọn một số chứng từ như hoá đơn thanh toán, hợp đồng và các tài liệu chứng minh công việc đã được thực hiện hoàn thành, đã ghi nhận phải thu trước và sau ngày lập báo cáo tài chính Đối chiếu các chứng từ đó với cơ sở của việc ghi nhận Khẳng định các khoản phải thu đã được ghi nhận đúng kỳ Đánh giá kết quả kiểm tra.

5 kiểm tra tính ghi chép đúng kỳ của các khoản phải thu được thanh toán

Chọn một số khoản phải thu được thanh toán sau kỳ báo cáo

15 ngày Đối chiếu với các chứng từ thu tiền Chứng minh rằng các khoản thanh toán phải thu được ghi chép đúng kỳ hạch toán. Đánh giá kết quả kiểm tra.

6 Kiểm tra chi tiết các khoản phải thu chưa được thanh toán

A Xem xét các khoản phải thu chưa thu được tại ngày lập báo cáo Kiểm tra các bằng chứng liên quan khi cần thiết.

Kiểm tra theo hướng từ trên sổ xuống chứng từ, chọn mẫu những khỏan phải thu còn lại chưa được thanh toán, kiểm tra tới hợp đồng, biên bản nghiệm thu …

B Soát xét các tài khoản phải thu trên Bảng CĐPS (theo tuổi công nợ) tại ngày lập báo cáo Đối với các tài khoản phải thu mà phần phát sinh tăng trong năm lớn hơn MP (bao gồm các các tài khoản phải thu phát sinh mới mà có số dư lớn hơn

MP), đối chiếu số dư với các chứng từ thu ở kỳ sau Đối chiếu các khoản phải thu chưa được thanh toán với chứng từ liên quan, hoặc lập thư xác nhận với khách nợ Đánh giá kết quả kiểm tra.

Thủ tục kiểm toán chi tiết Người thực hiện

C Thực hiện các thủ tục phân tích để kiểm tra số dư các khoản phải thu tại ngày lập báo cáo:

1 Xem xét các dữ liệu sau để xây dựng số ước tính kiểm toán đối với số dư các khoản phải thu:

1.1 Số dư các khoản phải thu năm trước

1.2 Số phát sinh doanh thu phải thu và các khoản thanh toán hàng tháng.

2 Xác định số chênh lệch có thể chấp nhận được để tìm ra những chênh lệch trong yếu giữa số ước tính kiểm toán và số báo cáo.

Giai đoạn thực hiện kiểm toán

Đối với khoản phải thu khách hàng

A, Bước 1: Cộng số liệu để đối chiếu và soát xét sơ bộ trên tài liệu cuả khách hàng. Đối với cả khách hàng X là khách hàng thường xuyên và khách hàng Y là khách hàng năm đầu tiên, KTV đều thu thập các tài liệu kế toán có liên quan tới khoản phải thu khách hàng như: sổ cái, sổ chi tiết và biên bản đối chiếu công nợ do công ty khách hàng tự thực hiện tại ngày khoá sổ kế toán. Sau đó thực hiện cộng dọc trên bảng kê, sổ chi tiết công nợ phải thu đầu kỳ và đối chiếu với bảng cân đối kế toán đã được kiểm toán năm trước; đồng thời cộng dọc để tính số cuối kỳ và đối chiếu với bảng cân đối kế toán năm nay chưa được kiểm toán Kết quả thu được, được minh hoạ trên giấy tờ làm việc như sau:

Bảng 2.8: Tờ tổng hợp 5340_1/8 của công ty X:

Trong tờ tổng hợp 1/8 KTV đã ghi chú cả những chênh lệch phát hiện được cùng nguyên nhân của nó khi kiểm tra chi tiết trên hoá đơn và trong sổ chi tiết các khách hàng mua hàng KTV cũng đã thống kê tổng giá trị các khoản mua hàng và thanh toán đã có biên bản đối chiếu (Bản đối chiếu công nợ).

KTV thực hiện soát xét ngay trên Bảng kê của TK 131, đối chiếu với chứng từ gốc và ghi chú những vấn đề bất thường, được thể hiện (trích) như sau:

Client / Khách hàng: X Prepared / Người lập: Date:6/2/2007 Period / Kỳ: 31/12/2006 Reviewd by / Người soát xét: Date:

Subject / Nội dung: TK 131 Reviewed by / Người soát xét: Date:

Dư Nợ ĐK Dư Nợ CK

Công nợ phải thu của Gemadept theo sổ sách : 4.130.002.580

Công nợ phải thu của Gemadept theo BBĐC (Biên bản đối chiếu): 3.965.015.000 Chênh lệch: 164.987.580

Chênh lệch này do công ty chưa phản ánh khoản hàng hoá, dịch vụ mua vào của công ty Gemadept trong kỳ gồm các lệ phí, chi phí vận chuyển lên, xuống, thuế… Tổng trị giá hoá đơn này là 164.981.580

Tổng Nợ 131 đã có Biên bản đối chiếu : 3.314.223.903

Tổng Có 131 đã có Biên bản đối chiếu : 167.000.000

Bảng 2.9: Bảng số dư Tài khoản 131 đến ngày 31/12/2006 của công ty X

T Tên đơn vị Số tiền

Hợp tác xã vận tải Sông Công

Ban phòng hộ Sông Đà

Công ty phá dỡ tàu cũ

Công ty CNTT và xây dựng Sông Hồng Ông Thuật thuê tàu 230 tấn

XN VT tàu chuyên dùng và công trình đường biển

Công ty cổ phần đại lý lien hiệp vận chuyển Gemadept

Công ty TNHH TM và DV Nam Bắc

Công ty CNTT Ngô Quyền

Công ty CPXD và phats triển CSHT

CNTT VINASHIN bù trừ công nợ với CNTT Ngô Quyền:10.460.000.000

TK 511_Công ty CP Gemadept số dư lệch với sổ. Đối với công ty Y:

Bảng 2.10: Tờ tổng hợp 5340_1/8 của công ty Y như sau Ở đây KTV đồng thời thực hiện việc soát xét, đối chiếu từ sổ sách của kế toán đến các chứng từ gốc để phát hiện các nghiệp vụ không có chứng từ, các nghiệp vụ không có thật KTV cũng đã ghi chú những khách hàng không có thật phát hiện được trong quá trình kiểm tra chi tiết.

Client / Khách hàng: Y Prepared / Người lập: Date:12/3/07

Period / Kỳ: 31/12/2006 Reviewd by / Người soát xét: Date:

Subject / Nội dung: TK 131 Reviewed by / Người soát xét: Date:

Dư đầu kì Nợ: 17.109.270.068 Khớp Bảng CĐKT

Các khoản phải thu khách hàng tại công ty có nhiều khoản công nợ thực tế không phát sinh trong suốt kỳ từ 01/01/2006 đến 31/12/2006 Cụ thể:

2, Đỗ Thị Nga- Bắc Ninh 13.400.000

KTV dựa vào mối quan hệ của các đối tượng phải thu và nội dung kinh tế của các nghiệp vụ để phân loại lại các khoản phải thu cho phù hợp Sau đây là trích giấy tờ làm việc của KTV:

Bảng 2.11: Tờ 5340_2/8 của công ty Y như sau:

Cũng như khách hàng X, KTV kiểm tra chi tiết trên Sổ chi tiết công nợ của

TK 131 để phát hiện các dấu hiệu bất hợp lý Công việc này thể hiện trên tờ 5340_ 3/8 giống tờ 5340_2/8 của công ty X KTV sẽ kẹp kèm các giấy tờ làm

Client / Khách hàng: Y Prepared / Người lập: Date:12/3/07

Period / Kỳ: 31/12/2006 Reviewd by / Người soát xét: Date:

Subject / Nội dung: TK 131 Reviewed by / Người soát xét: Date:

Một số các khoản phải thu của các đối tượng trong công ty, công ty vẫn theo dõi trên

TK 131 là chưa phù hợp mà phải theo dõi trên TK 136.Cụ thể:

2, Trần Hữu Đạt _ XNK TT 20.323.319

4, Phòng kế hoạch tiếp thị 1.105.940

6, XN dịch vụ 121 Phủ Doãn 57.255.000

Bút toán điều chỉnh Nợ_ 136: 159.475.331

Có_ 131: 159.475.331 việc này các Biên bản xác nhận công nợ đã thu thập được để kiểm tra, đối chiếu.

Như vậy trong bước 1 này KTV vừa thực hiện việc công dọc, cộng ngang để đối chiếu, so sánh; đồng thời thực hiện việc soát xét, kiểm tra chi tiết về số liệu, nội dung nghiệp vụ kinh tế trên sổ chi tiết, trên chứng từ (hoá đơn, bản đối chiếu công nợ,…).

B, Bước 2: Gửi thư xác nhận. Đối với công ty X

Với công ty X là khách hàng năm đầu tiên của CPA VIETNAM, KTV trước tiên yêu cầu công ty X cung cấp các bản đối chiếu công nợ cuối kì kế toán Sau khi tổng hợp các bản đối chiếu công nợ, KTV có nhận xét như sau: Công ty chưa thu thập đầy đủ biên bản đối chiếu công nợ với khách hàng tại thời điểm khoá sổ lập BCTC, chi tiết đối chiếu công nợ như sau:

Bảng 2.12: Tổng hợp đối chiếu công nợ

Khoản mục Đã đối chiếu

Tỷ lệ đối chiếu (%) Phải thu khách hàng 3.314.223.903 20.426.418.013 23.740.641.916 14

Trả trước cho người bán

Sau đó KTV gửi thư xác nhận tới các khách hàng Do X là khách hàng mới nên hầu hết các khách hàng đều phải gửi thư xác nhận số dư, trừ một số khách hàng có số dư nhỏ Việc lựa chọn đối tượng để gửi thư xác nhận chủ yếu dựa vào phán xét nghề nghiệp, kinh nghiệm làm việc của KTV chính Mẫu thư xác nhận được gửi đi như sau:

Bảng 2.13: Mẫu thư xác nhận công nợ phải thu

Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam

Ngày 5 tháng 2 năm 2007 Kính gửi: Ông / Bà Kế toán trưởng

Công ty Công nghiệp tàu thuỷ và xây dựng Hồng Bàng

Nhằm phục vụ mụch đích kiểm toán Báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày

31/12/2006 của công ty X Kính đề nghị Quý ông / bà xác nhận và gửi trực tiếp cho kiểm toán viên của chúng ttôi, công ty Hợp danh kiểm toán Việt Nam(CPA VIETNAM) theo địa chỉ dưới đây, số dư Quý công ty còn phải trả chúng tôi tại thời điểm 31/12/2006.

Xin vui long gửi Fax, trước khi gửi bản chính qua bưu điện, cho kiểm toán viên của chúng tôi theo số: (84-4) 783 2122.

Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của Quý công ty!

Kính gửi: Công ty Hợp danh kiểm toán Việt Nam ( CPA VIETNAM)

Số 17 Lô C2 – Khu Đô thị Trung Yên Đường Trung Hoà - Quận Cầu Giấy – Hà Nội

Người nhận: Đặng Thanh Huyền_ Kiểm toán viên

Chúng tôi xin xác nhận số dư chúng tôi phải trả công ty X tại thời điểm 31/12/2006 là:

409.594.525 đồng, ngoài trừ các vấn đề sau:

……… Danh mục kèm theo: Có: Không:

Thay mặt công ty Họ và tên:

Kết quả là hầu hết các khách hàng của công ty X đều phúc đáp thư xác nhận và có đối chiếu công nợ với số liệu khớp đúng Chỉ có một khách hàng

GEMADEPT có sự chênh lệch giữa số tiền trên sổ kế toán của công ty X với số đối chiếu của GEMADEPT là 164.987.580 đồng KTV ghi lại kết quả nhận được, ghi chú các đối tượng có chênh lệch làm cơ sở thực hiện bước 3. Đối với công ty Y

Công ty Y là khách hàng thường xuyên của CPA VIETNAM nên KTV chỉ chủ yếu kiểm tra các biên bản đối chiếu công nợ do chính công ty Y thực hiện ở cuối kì kế toán Thư xác nhận số dư chỉ gửi cho một số ít khách hàng có số dư lớn bất thường Thực tế các thư xác nhận đều được phúc đáp và có số liệu khớp đúng

C, Bước 3: Tiến hành kiểm tra các chứng từ liên quan tới khách hàng có sự chênh lệch giữa sổ sách và thư xác nhận Bước này được thực hiện như nhau cho cả khách hàng thường xuyên và khách hàng năm đầu.

Theo kết quả ở bước 2, chỉ có một khách hàng của công ty X có sự chênh lệch này Trích giấy tờ làm việc của KTV cho bước này

Bảng 2.14: Tờ tổng hợp kiểm tra các khách hàng có sự chênh lệch số dư

Đối với khoản phải thu nội bộ

Bước 1: Đầu tiên KTV xem quy chế tài chính và yêu cầu kế toán cho biết nội dung khoản phải thu nội bộ Kết quả làm việc của KTV thể hiện trên 5341_1/2.

Client / Khách hàng: X Prepared / Người lập: Date:7/2/2007 Period / Kỳ: 31/12/2006 Reviewd by / Người soát xét: Date:

Subject / Nội dung: TK 131 Reviewed by / Người soát xét: Date:

Công ty Cổ phần đại lý liên hiệp vận chuyển Gemadept không có sự khớp đúng giữa sổ sách kế toán của công ty X và số đối chiếu công nợ của Gemadept.Số tiền trên sổ kế toán là 4.130.002.580, số tiền theo phúc đáp thư xác nhận số dư là

3.965.015.000 Như vậy chênh lệch số tiền là 164.987.580.

Bộ chứng từ gồm: 7 Hợp đồng công ty X vận chuyển cho Gemadept, tổng trị giá các hợp đồng này là 3.030.000580 Các hợp đồng này là: V.01.S/N GRT: 0195- HPG ngày 13 tháng 2 năm 2006; V.01.S/N GRT: 0196-HDB ngày 28 tháng 4 năm 2006;

…Các hợp đồng này kèm theo: Biên lai thu phí, lệ phí hàng hải, biên lai thu phí hoa tiêu, hoá đơn GTGT.

Theo số liệu đã kiểm toán cho kì kế toán 31/12/2005 số dư Nợ 131 của

Gemadept là 1.100.002.000. Đồng thời có 1 hợp đồng Công ty X thuê Gemadept vận chuyển , số AGY- HSHICO / 006- 01 S/N ngày 31/7/2006, trị giá hợp đồng này là 164.987.580.

K/L: Chênh lệch do Gemadept đã bù trừ công nợ phải thu và phải trả với công ty X.

Kế toán trưởng của X đồng ý

Bảng 2.15: Tờ tổng hợp 5341_1/2 công ty X

Bước 2: Cũng như đối với khoản phải thu khách hàng, KTV gửi thư xác nhận số dư Kết quả thu được: tất cả các thư xác nhận đều nhận được phúc đáp và không có sự chênh lệch giữa số liệu kế toán và số tiền được các đối tượng xác nhận.

Bước 3: Thực hiện cộng trên các sổ chi tiết cho từng khoản mục nhỏ các số dư đầu kì, phát sinh, dư cuối kì Sau đó tỉnh tổng và so sánh với số trên sổ tổng hợp TK 136, BCĐKT gồm cả số đầu kì và cuối kì 2006.

Client / Khách hàng: X Prepared / Người lập: Date:7/2/2007 Period / Kỳ: 31/12/2006 Reviewd by / Người soát xét: Date:

Subject / Nội dung: TK 136 Reviewed by / Người soát xét: Date:

Các khoản phải thu nội bộ gồm:

Vay thuê tàu đi vận tải (đã trả hết tìên thuê và không còn thuê nữa)

Lãi tiền vay ( vay để đóng 2 tàu 650 T cho chi nhánh sử dụng )

Tạm ứng từ công ty ( không phát sinh trong năm)

Khấu hao tài sản cố định ( 2 tàu 6500 tấn )

Trên văn phòng công ty không trích nộp khoản 1% trên doanh thu Ước tính: 58.026.764.246 * 1% = 580.267.642 đồng

Khoản 1% doanh thu giữa văn phòng công ty và chi nhánh còn lệch ( chi nhánh là :62.307.293). Đối với công ty Y

Bước 1: KTV không yêu cầu cung cấp nội dung các khoản phải thu nội bộ mà trực tiếp cộng số tiền các khoản mục phải thu nội bộ để so sánh với Bảng CĐKT Kết quả làm việc thể hiện trên tờ tổng hợp 5341_1/2 của công ty Y:

Bảng 2.16: Tờ tổng hợp 5341_1/2 công ty Y

Client / Khách hàng: Y Prepared / Người lập: Date:12/3/07

Period / Kỳ: 31/12/2006 Reviewd by / Người soát xét: Date:

Subject / Nội dung: TK 136 Reviewed by / Người soát xét: Date:

TK Dư đầu kì Phát sinh Nợ Phát sinh Có Dư cuối kì

Chi tiết Dư ĐK PS Nợ PS Có Dư CK

XN điện tử 15 4.844.742.197 103.291.600 2 090.315.227 2.857.718.570 PMTuấnXN KTT 2.000.000 2.000.000 3.200.000 800.000 Tiền CPH của CB 130.000.000 130.000.000 Cửa hàng điện lạnh 40.431.000 40.431.000

Bước 2: Gửi thư xác nhận đến các đối tượng phải thu nội bộ có số dư lớn Kết quả: tất cả các thư xác nhận đều được phúc đáp và có số dư khớp đúng, ngoại trừ xí nghiệp dịch vụ sữa chữa bảo hành 121 Phủ Doãn có sự chênh lệch về số tiền xác nhận KTV đã yêu cầu kế toán giải thích sự chênh lệch này Sau khi kiểm tra, kế toán giải thích là do ghi chứng từ ngày 15/7/2006 thành 2 lần nên làm tăng khoản phải thu của XN Phủ Doãn thêm 141.299.998 đồng.Số này khớp đúng số chênh lệch.

Bước 3: KTV thực hiện chọn mẫu hệ thống, chọn một số chứng từ làm phát sinh khoản phải thu nội bộ để kiểm tra về tính có thật của các đối tượng nội bộ phải thu, sự phân loại,…

Cách thức chọn mẫu như sau: trong tổng thể 232 chứng từ thu thập được liên quan đến khoản phải thu nội bộ, KTV xác định sẽ lấy 11 chứng từ để làm mẫu kiểm tra KTV đánh số thứ tự cho các chứng từ từ 1 đến 232 Khoảng cách mẫu sẽ là: 232 / 11 = 21,091 KTV làm tròn xuống thành 21 và chọn điểm xuất phát ngẫu nhiên là 5 vì vậy các chứng từ được chọn là 5; 26; 47;… Tương ứng với các số ấy là các chứng từ được thể hiện trên tờ tổng hợp sau. Kết quả làm việc thể hiện trên tờ 5341_2/2 của công ty Y:

Bảng 2.17: Tờ tổng hợp 5341_2/2 công ty Y

C, Đối với khoản phải thu khác

2.2.2.3 Đối với các khoản phải thu khác.

Client / Khách hàng: Y Prepared / Người lập: Date:12/307

Period / Kỳ: 31/12/2006 Reviewd by / Người soát xét: Date:

Subject / Nội dung: TK 136 Reviewed by / Người soát xét: Date: sttNgày thángChứng từNội dung nghiệp vụTK đối ứngSố tiềnGhi chú131/122K/C chi phí

SX của XN may từ năm 1993N 642678.617.5972217/11PC1Chi cho vay ngắn hạn C

3419/1PT16Thu tiền điệnN 1115.684.7003530/1213832Bán điều hoà nhiệt độC 511

1.714.280630/12PT 259Thu tiền điều hoàN 11118.857.080730/6CNMNK/C chi phí tiền lương chi nhánh từ tháng 7N 3347.100.0001830/6138Công nợ phải thu khó đòi chuyển sang chi phí N 642640.431.0002931/3KK2K/C chi phí KHTSCĐ quý 1N

336143.209.5221030/6K/C chi phí tháng 1,2,3 chi nhánh miền NamN

3343.675.00011130/6K/C chi phí chi nhánh miền NamN 6421.575.0001

1: Khoản chi lương cho chi nhánh miền Nam giai đoạn đầu hợp đồng

2: Các khoản công nợ phải thu khó đòi của cửa hàng và xí nghiệp may của công ty không có căn cứ để ghi nhận Kế toán xác nhận cửa hàng và xí nghiệp may đã giải tán. 3: Khoản tiền điện nước xí nghiệp điện tử 15 đã sử dụng trong kỳ công ty xuất hoá đơn ghi nhận doanh thu cho dịch vụ này. Đối với công ty X

Bước 1: KTV yêu cầu kế toán cung cấp nội dung khoản phải thu khác Sau đó cũng như các khoản mục khác, KTV tiến hành cộng dọc để so sánh với sổ tổng hợp và bảng CĐKT Đồng thời KTV còn chi tiết cụ thể vào giấy tờ làm việc nội dung một số khoản phải thu khác quan trọng Kết quả thể hiện trên tờ tổng hợp 5342_1/2:

Bảng 2.18: Tờ tổng hợp 5342_1/2 công ty X

Bước 2: KTV xem lướt nhanh qua sổ chi tiết để phát hiện các khoản phải thu bất thường Do KTV không thấy các khoản phải thu bất thường nên không

Client / Khách hàng:X Prepared / Người lập: Date:8/2/2007

Period / Kỳ: 31/12/2006 Reviewd by / Người soát xét: Date:

Subject / Nội dung: TK138 Reviewed by / Người soát xét: Date:

Phải thu khác bao gồm các khoản: Nợ Có

Thu từ các cá nhân 30.632.151

Chi phí máy vuốt thép 9.840.322

Thu BHXH, BHYT của CNV 84.537.860

Ban quản lý dự án cụm CNTT Lai Vu 46.998.068

Thu tiền mua hồ sơ thầu 3.500.000*

Phải thu nhận tàu khoán Phân bổ KH tàu nhận khoán 396.643.100 Bảo hiểm tàu khoán 104.725.818

Lãi tiền vay đóng tàu 60.553.330 Phí kiểm tra phương tiện 660.000 Doanh thu tàu khoán 1.227.580.952 VAT đầu ra 61.379.048 Tổng thu khoán tàu: 285.574.000

* Đây là các hợp đồng giao khoán nội bộ, giao khoán cho một số cá nhân trong công ty để khoán khai thác tàu

Doanh thu khoán tàu công ty hạch toán vào doanh thu thương mại ( xuất hoá đơn cho cá thực hiện gửi thư xác nhận KTV thực hiện chọn mẫu ngẫu nhiên 30 khoản phải thu và đối chiếu với Biên bản xác nhận nợ của các đối tượng phải thu khi nhận khoán hoặc khi thanh lý hợp đồng nhận khoán Kết quả cũng không có sự chênh lệch KTV sử dụng phương pháp chọn mẫu hệ thống như sau: trong tổng thể 512 chứng từ thu thập được liên quan đến khoản phải thu khác, KTV xác định sẽ lấy 30 chứng từ để làm mẫu kiểm tra KTV đánh số thứ tự cho các chứng từ từ 1 đến 512 Khoảng cách mẫu sẽ là: 512 / 30 = 17,067 KTV làm tròn xuống thành 17 và chọn điểm xuất phát ngẫu nhiên là 5 vì vậy các chứng từ được chọn là 5; 22; 39;…Tương ứng với các số ấy là các chứng từ được thể hiện trên tờ tổng hợp sau.

Công việc của KTV thể hiện trên tờ 5342_2/2

Bảng 2.19: Tờ tổng hợp5342_2/2 công ty X Đối với công ty Y

Client / Khách hàng:X Prepared / Người lập: Date:8/2/2007 Period / Kỳ: 31/12/2006 Reviewd by / Người soát xét: Date:

Subject / Nội dung:TK 138 Reviewed by / Người soát xét: Date:

Số HĐ,CT Nội dung Bộ phận Sổ kế toán BB xác nhận nợ CLệch Đối tượng

57/KHĐT Lê Huy Hồng P-TM-VT 22.000.000 22.000.000 0 273/KHĐT Bùi Xuân Long H-DV-VT 42.000.000 42.000.000 0 274/KHĐK Trịnh Văn Cuộc Đội tàu 0785 25.000.000 25.000.000 0 272/KHĐK Vũ Văn Thập Đội tàu 0765 37.000.000 37.000.000 0 ĐC 903 Cước vận chuyển Cảng QN 98.044.000 98.000.000 0

PT 525 Tạm ứng khoản vượt Bến Kiền 7.000.000 7.000.000 0

K/L: không có chênh lệch giữa số tiền trên sổ kế toán và hợp đồng kinh tế, biên bản xác nhận nợ do công ty tự thực hiện vào cuối kì của các đối tượng phải thu tương ứng

Kết luận cho khoản mục phải thu

Trong quá trình thực hiện kiểm toán ở cả 2 công ty khách hàng

X và Y KTV đều không thực hiện thủ tục phân tích nhằm đánh giá tính hợp lý chung của bảng khai tài chính Sau khi thực hiện các bước công việc trên KTV đi đến kết luận về các khoản mục phải thu. Đối với công ty X

+ Tổng hợp: i Công ty chưa thu thập biên bản đối chiếu công nợ tại thời điểm khoá sổ lập BCTC. ii Văn phòng công ty bù trừ dư nợ và dư có khi trình bày khoản mục phải thu khách hàng trên BCTC cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2006.Số dư Nợ là

22.343.129.940, số dư có là: 852.405.582. iii Công ty đang có chênh lệch giữa sổ kế toán và đối chiếu công nợ với Gemadept, số tiền là: 264.987.580. iiii Văn phòng công ty và chi nhánh vẫn còn các khoản công nợ tồn đọng lâu chưa thu hồi Công ty chưa trích lập dự phòng đối với các khoản công nợ này

+ Ý kiến: i Theo các quy định hiện hành, đối chiếu và xác nhận công nợ tại ngày khoá sổ kế toán lập BCTC là công việc mang tính bắt buộc đối với công tác kế toán để đảm bảo số liệu được trình bày trên BCTC phản ánh đúng tình hình tài chính của doanh nghiệp… ii Công nợ phải thu khách hàng và khách hàng ứng trước cần được trình bày riêng biệt trên BCTC để phản ánh đúng bản chất công nợ. iii Các khoản phải thu đã phát sinh từ lâu chưa thu hồi được cần được thu thập đầy đủ hồ sơ và thực hiện đầy đủ các thu tục để thu hồi lại.

+ Kết luận: i Biên bản đối chiếu công nợ đang được bổ sung. ii Do công ty chưa thu thập đầy đủ hồ sơ để tiến hành trích lập theo quy định hiện hành, nên năm 2006 công ty chưa trích dự phòng

+ Bảng tổng hợp điều chỉnh

Bảng 2.23: bảng tổng hợp điều chỉnh công ty X Đơn vị: đồng

STT Nội dung Số tiền Ghi

2.1 Bù trừ công nợ 123.600.000 338.8 131 Đối với công ty Y

Bảng 2.24: Bảng tổng hợp số liệu thống nhất điều chỉnh (trích)

STT Nội dung Số tiền ĐC BCĐKT ĐC KQKD

A Chỉ tiêu ảnh hưởng đến KQHĐKD

I Chỉ tiêu làm tăng KQHĐSXKD

5 ĐC giảm chi phí QLDN, tăng phải thu khác: tiền ông

Lại Phú Kì còn nợ để tạm ứng GPMB

8 ĐC tăng chi phí QLDN, tăng phải thu khác khoản công nợ không có khả năng thu hồi

14 ĐC tăng chi phí QLDN, tăng phải thu khác giá trị tài sản thiếu chờ xử lý của văn phòng

B Các bút toán phân loại không làm ảnh hưởng đến

1 ĐC công nợ phải thu khách hàng của văn phòng công ty với đối tượng phải thu chi nhánh TP HCM và XN ĐT 15 sang phải thu nội bộ

2 ĐC tăng phải thu khác, tăng phải trả về cổ phần hoá số tiền bán cổ phần trả chậm

Bảng thống nhất điều chỉnh thường được lập rất nhiều lần vì nó phải trải qua rất nhiều bước kiểm tra của các cấp cao hơn trong đoàn, công ty kiểm toán;đặc biệt phải thống nhất được với khách hàng về các bút toán điều chỉnh.

Kết thúc kiểm toán

Tổng hợp kết quả kiểm tra và thảo luận với khách hàng

Sau khi thực hiện xong các thủ tục kiểm toán cần thiết, thu thập đầy đủ các bằng chứng, đưa ra các bút toán điều chỉnh, CPA VIETNAM tiến hành họp tổng kết với khách hàng, thống nhất với khách hàng về các điều chỉnh cần thiết nhằm đưa ra BCTC phản ánh trung thực, hợp lý tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Trong quá trình họp tổng kết, thống nhất điều chỉnh, KTV sẽ căn cứ vào ý kiến của khách hàng đối với các điều chỉnh và mức độ trọng yếu của các sai sót để đưa ra ý kiến về BCTC của khách hàng Các ý kiến của ban lãnh đạo khách hàng khác với những ý kiến nhận xét, kết luận của KTV đều phải được giải trình có biên bản kèm theo.

Phát hành báo cáo kiểm toán và thư quản lý

Khi đã có được sự thống nhất với khách hàng về các số liệu điều chỉnh, CPA VIETNAM sẽ tiến hành lập báo cáo kiểm toán để đưa rag ý kiến về tình hình tài chính của khách hàng.

Tuỳ thuộc vào sự thống nhất của khách hàng đối với các điều chỉnh, mức độ trọng yếu của các sai sót và phạm vi kiểm toán để KTV đưa rag ý kiến kiểm toán phù hợp nhất.

Sau đây là một phần trích của báo cáo kiểm toán tại công ty X có liên quan đến khoản mục phải thu:

Bảng 2.25: Báo cáo kiểm toán ( trích)

Số 134/2006/CPA VN/BCKT- BCTC

Báo cáo của kiểm toán viên

Kính gửi: Giám đốc công ty Y

- Hạn chế phạm vi kiểm toán

• Tại ngày 31/12/2006 chưa thu thập đầy đủ biên bản đối chiếu xác nhận công nợ đối với các khoản công nợ đang được trình bày trên BCTC Chúng tôi đã thực hiện các thủ tục kiểm toán thay thế để xem xét các số dư này, tuy nhiên các thủ tục do chúng tôi thực hiện chưa giúp chúng tôi có được đầy đủ các bằng chứng cần thiết, do vậy chúng tôi không đưa rag ý kiến về tính đúng đắn về giá trị và tính hiện hữu của các khoản công nợ chưa có đối chiếu nêu trên cũng như các ảnh hưởng (nếu có ) của các khoản mục này tới các khoản mục khác có liên quan được trình bày trên BCTC cho kì hoạt động từ 01/01/2006 đến 31/12/2006.

• Các khoản phải thu nội bộ và phải trả nội bộ không khớp nhau tại 31/12/2006 Đến thời điểm phát hành báo cáo kiểm toán, công ty chưa tìm ra nguyên nhân chênh lệch, do đó khoản phải thu nội bộ và phải trả nội bộ trên bảng CĐKT tại ngày kết thúc niên độ kế toán chưa được bù trừ.

• Số dư các khoản phải thu khác và phải thu khách hàng tại ngày 31/12/2006 gồm một số khoản phải thu đã phát sinh từ lâu nhưng không có khả năng thu hồi và không xác định được cụ thể đối tượng nợ Tổng số nợ không có khả năng thu hồi ước tính là: 580.833.969 đồng.

• Như đã nêu tại mục 4.1 của phần thuyết minh BCTC hiện nay toà án đang giải quyết các tranh chấp giữa công ty Y, công ty TNHH M và công ty N liên quan đến việc công ty

N yêu cầu công ty Y hoàn trả số tiền 12 tỷ và việc công ty Y thu hồi số tiền thuê nhà của công ty TNHH M Nếu phán quyết của toà án yêu cầu công ty Y phải trả lại công ty N số tiền là 12 tỷ và công ty Y không thu hồi được số tiền cho thuê nhà từ công ty TNHH M thì công ty sẽ có khả năng ghánh chịu khoản lỗ tương ứng là khoản phải thu công ty TNHH M với số tiền là Đi kèm với báo cáo kiểm toán CPA VIETNAM còn lập báo cáo chi tiết. Nội dung cơ bản của báo cáo chi tiết gồm:

I Khái quát về công ty.

Công viêc sau kiểm toán

Đánh giá chất lượng cuộc kiểm toán

Sau mỗi cuộc kiểm toán ,CPA VIỆT NAM đều tiến hành đánh giá chất lượng các bước công việc đã thực hiện trong quá trình kiểm toán để từ đó phát huy những ưu điểm và sửa chữa ,khắc phục các nhược điểm ,rút kinh nghiệm trong những lần kiểm toán sau.

Công việc do kiểm toán viên và trợ lí kiểm toán tiến hành đều phải được người có năng lực chuyên môn bằng hoặc cao hơn kiểm toán viên thực hiện kiểm tra lại để xác định công việc đó được thực hiện theo kế hoạch ,chương trình kiểm toán hay không ;công việc đựơc thực hiện và kết quả đã được lưu trữ đầy đủ vào hồ sơ kiểm toán hay không ;những vấn đề quan trọng đã được giải quyết đã được pgản ánh trong kết luận kiểm toán chưa ;những mục tiêu của thủ tục kiểm toán đã đạt được hay chưa ;các kết luận đưa ra trong quyết định kiểm toán có nhất quán với kết quả của công việc đã được thực hiện và có hỗ trợ cho ý kiến kiểm toán hay không.

Thông qua đánh giá chất lượng cuộc kiểm toán sẽ giúp cho Ban giám đốcCông ty có thể nhìn nhận lại các công việc mà KTV đã thực hiện , từ đó lên

Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày phát hành báo cáo kiểm toán

Nếu báo cáo tài chính được điều chỉnh, KTV phải thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung cần thiết ,phù hợp và phải kiểm tra các biện pháp mà đơn vị được kiểm toán áp dụng nhằm bảo đảm vấn đề này đã được thông báo đến các bên nhận báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán đã công bố Đồng thời kiểm toán viên phải phát hành báo cáo kiểm toán mới cho báo cáo tài chính dã điều chỉnh

Nếu báo cáo tài chính cần điều chỉnh nhưng giám đốc khách hàng không đồng ý điều chỉnh ,kiểm toán viên sẽ đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần hoặc không chấp nhận tuỳ theo ảnh hưởng của các sự kiện đến đế báo cáo tài chính.

Tổng kết quy trình kiểm toán khoản mục phải thu trong kiểm toán

So sánh quy trình kiểm toán khoản mục phải thu ở hai công ty X và Y

Qua thực tế công tác kiểm toán cho hai công ty X và Y được trình bày ở trên có thể thấy quy trình kiểm toán mà CPA VIETNAM áp dụng là tương đối giống nhau Tuy nhiên do công ty X là khách hàng năm đầu tiên còn Y là khách hàng thường xuyên nên khi kiểm toán CPA VIETNAM đã áp dụng linh hoạt các bước công việc phù hợp với từng khách hàng để đem lại kết quả cao nhất Cụ thể những bước khác nhau cơ bản khi tiến hành kiểm toán ở hai khác hàng X và Y như sau:

2.3.1.1 Ở công việc chuẩn bị cho kiểm toán.

Công ty X là khách hàng năm đầu tiên của CPA VIETNAM, KTV chưa có hiểu biết về X nên trước tiên CPA VIETNAM phải kiểm tra tính độc lập của KTV, xem xét khả năng mình có thể đáp ứng tốt nhu cầu của công ty X không…Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng những lợi ích và rủi ro sẽ gặp phải nếu chấp nhận kiểm toán cho X thấy đây là cơ hội khá tốt, CPA VIETNAM mới tiến hành ký hợp đồng kiểm toán.

Công ty Y là khách hàng cũ nên mọi thông tin cần thu thập, KTV đều lấy trong hồ sơ kiểm toán chung Vì vậy khan này tại công ty Y được thực hiện rất đơn giản và nhanh chóng.

2.3.1.2 Trong việc tìm hiểu các thông tin ban đầu và tìm hiểu hệ thống KSNB của công ty khách hàng.

Tại công ty X KTV của CPA VIETNAM phải thông qua trao đổi với KTV đã kiểm toán năm trước cho X, trao đổi trực tiếp với nhân viên và ban giám đốc của X cộng với nghiên cứu sách báo, các kênh thông tin khác để thu thập thông tin Các thông tin KTV thu thập được sẽ được lưu vào hồ sơ kiểm toán.

Tại công ty Y, do năm trước CPA VIETNAM đã thực hiện kiểm toán, đã thu thập đựơc nhièu thông tin nên công việc này KTV cũng thực hiện rất nhanh chóng, chủ yếu dựa vào hồ sơ kiểm toán chung, kết hợp với phỏng vấn nhân viên và lãnh đạo công ty Y để tìm hiểu xem có những vấn đề nào thay đổi, những thông tin nào cần bổ sung.

2.3.1.3 Về đánh giá rủi ro kiểm soát

Công ty Y năm trước đã được CPA VIETNAM kiểm toán nên đã được KTV tư vấn các giải pháp nhằm hoàn thiện bộ máy kế toán và các công tác quản lý, hạch toán khoản nợ phải thu Vì vậy năm nay KTV chỉ phỏng vấn để tìm hiểu xem hệ thống KSNB của công ty Y có thay đổi gì không, chứ không sử dụng bảng câu hỏi như thực hiện ở công ty X.

2.3.1.4 Về thực hiện thủ tục phân tích Ở công ty X công việc này được thực hiện rất cẩn thận, đầy đủ các thủ tuc. Ở công ty Y, nhóm trưởng nhóm kiểm toán năm nay cũng là nhóm kiểm toán năm trước nên KTV đã nắm rõ tình hình hoạt động của Y Vì vậy trong bước này KTV chỉ dựa vào kinh nghiệm để nhận định về sự biến động trong hoạt động kinh doanh của công ty Y mà không tíên hành cụ thể các thủ tục phân tích như đã nêu trong chương trình kiểm toán, giấy tờ làm việc cũng không thể hiện bước công việc này.

2.3.1.5 Về thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết.

Ngoài các bước công việc cộng dọc, cộng ngang, đối chiếu …thực hiện tương tự nhau, giữa công ty X và Y có một số khác biệt như: số lượng thư xác nhận được gửi ở công ty X nhiều hơn công ty Y mặc dù hai công ty này có quy mô tương tự nhau; ở công ty Y KTV chủ yếu quan tâm tới biên bản đối chiếu xác nhận công nợ, chỉ khách hàng nào có sự chênh lệch giữa sổ sách và biên bản đối chiếu thì mới thực hiện gửi thư xác nhận.

Khái quát quy trình kiểm toán BCTC nói chung, khoản mục phải

Sơ đồ 2.1: Quy trình kiểm toán tại công ty CPA VIETNAM Đánh giá mức độ rủi ro tiềm tàng

Có rủi ro chi tiết xác định Không có rủi ro chi tiết xác định

Cần tìm hiểu hệ thống kiểm soát

Hệ thống kiểm soát được thiết kế và thực hiện đầy đủ

Hệ thống kiểm soát được thiết kế và thực hiện đầy đủ không Có Có không

Tin tưởng hiệu quả thực hiện của HTKS

Tin tưởng hiệu quả thực hiện của HTKS

Một số nhận xét, kiến nghị về công tác kiểm toán khoản mục phải thu do CPA VIETNAM thực hiện

Một số nhận xét, đánh giá

3.1.1.1 Về tổ chức quản lý công việc.

Bộ máy quản lý của công ty gọn nhẹ, hợp lý, các phòng ban chức năng hoạt động linh hoạt, năng động vì vậy thông tin được truyền nhanh, chính xác, công việc đựơc giải quyết kịp thời.

Việc phân công KTV thực hiện từng cuộc kiểm toán do ban giám đốc công ty trực tiếp chỉ định Ban giám đốc thường sắp xếp và báo lịch đi kiểm toán cập nhật hàng tuần tạo điều kiện cho KTV hoàn thành khối lượng công việc rất lớn nhưng vẫn đạt chất lượng cao trong mùa kiểm toán.

3.1.1.2 Về trình độ nhân viên và công tác đào tạo chuyên môn cho nhân viên. CPA VIỆT NAM có đội ngũ nhân viên có trình độ ,năng động và sáng tạo Đây là nhân tố quan trọng nhất quyết định sự thành công của công ty trong gần hai năm qua và trong các năm hoạt động tiếp theo Các kiểm toán viên của công ty đã tham gia kiểm toán rất nhiều công ty ,tổng công ty lớn hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau Do đó ,trình độ của nhân viên trong công ty không ngừng được mở rộng, có một môi trường làm việc tốt để phát triển Có thể nói đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp có trình độ ,năng động ,sáng tạo và có tinh thần trách nhiệm luôn là niềm tự hào của công ty Hợp danh kiểm toán Việt Nam

Công ty luôn chú trọng tới công tác đào tạo để nâng cao thêm trình độ cho cán bộ nhân viên với việc cử nhân viên tham dự các chương trình đào tạo có hệ thống cả về chuyên môn nghiệp vụ và kĩ năng quản lí do bộ tài chính,các tổ chức quốc tế và Công ty tổ chức Vì vậy nhân viên trong công ty luôn được cập nhật nhưng kiến thức mới nhất về cả kế toán ,kiểm toán và tài chính ,thích nghi kịp thời với các chế độ do Nhà nước và Quốc tế quy định. 3.1.1.3 Việc thiết kế chương trình kiểm toán mẫu

Hiện nay, CPAVIỆT NAM đã thiết kế được một chương trình kiểm toán riêng của mình hỗ trợ hữu hiệu cho cônh tác kiểm toán của các kiểm toán viên Chương trình kiểm toán này bao gồm những dự kiến chi tiết về các công việc kiểm toán cần được thực hiện, sự phân công lao động giữa các kiểm toán viên cũng như dự kiến về những tư liệu, thông tin liên quan cần sử dụng và thu thập Trong đó đưa ra tất cả các thủ tục kiểm toán cần thiết, phù hợp của tất cả các phần hành kế toán ,gồm :Tiền ,các khoản đầu tư ngắn hạn, công nợ phải thu, hàng tồn kho ,tài sản lưu động khác, tài sản cố định và đầu tư dài hạn,nợ phải trả ngắn hạn, dài hạn ,nợ khác, nguồn vốn,doanh thu,giá vốn, chi phí hoạt động, thu thập khác,chi phí khác.

Chương trình kiểm toán của công ty được cập nhật hàng năm dựa trên những kinh nghiệm thu thập được của KTV trong mùa kiểm toán và những thay đổi về các chính sách kế toán, kiểm toán trong năm của Bộ tài chính Do đó chương trình kiểm toán càng ngày càng phù hợp, hiệu quả hơn Ví dụ chương trình kiểm toán khoản mục phải thu năm 2007 đã đựơc bổ sung thêm nhiều thủ tục kiểm toán chi tiết so với chương trình kiểm toán khoản mục phải thu năm 2006, đồng thời một số thủ tục đã được chia thành các trường hợp khác nhau phù hợp với các loại hình doanh nghiệp khác nhau.

3.1.1.4 Việc kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán.

Việc kiểm tra hoạt động kiểm toán đảm bảo cho các cuộc kiểm toán và kiểm toán viên thực hiện đúng, đầy đủ các quy trình, thủ tục kiểm toán cần thiết nhằm đạt đựơc các mục tiêu chung và các mục tiêu cụ thể của một cuộc kiểm toán.

Tại CPA VIETNAM đã xây dựng được một quy trình kiếm soát chất lượng hoạt động kiểm toán khá chặt chẽ với sự phân công phân cấp rõ ràng cho từng cá nhân chịu trách nhiệm soát xét như ban giám đốc, trưởng phó phòng, trưởng nhóm Cụ thể công tác kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán được thực hiện thông qua việc xây dựng một bảng hệ thống câu hỏi tương ứng với từng giai đoạn của cuộc kiểm toán: Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán, lập báo cáo kiểm toán và phát hành thư quản lý Khi việc kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán được thực hiện trong tất cả các giai đoạn một cuộc kiểm toán sẽ giúp CPA VIETNAM sữa chữa những sai sót kịp thời, giảm thiểu tối đa những rủi ro kiểm toán trong quá trình thực hiện Có thể nói công tác kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán được thực hiện ở công ty khá hiệu quả và chặt chẽ Đây là nhân tố quan trọng góp phần tạo uy tín cho công ty trên thị trường kiểm toán.

3.1.1.5 Về xác định và phân bổ mức trọng yếu tổng thể.

Việc xác định mức trọng yếu tổng thể là một xét đoán nghề nghiệp mang tính chủ quan của KTV Tuy nhiên để hỗ trợ cho việc ước lượng ban đầu về tính trọng yếu của KTV được phù hợp, dễ dàng hơn, CPA VIETNAM đã xây dựng các hướng dẫn về: chỉ tiêu chọn làm gốc để tính mức trọng yếu tổng thể ( lợi nhuận trước thuế, doanh thu, tồng tài sản…), khung tỷ lệ phần trăm trong các trường hợp ( giới hạn trên, giới hạn dưới), tỷ lệ phân bổ mức trọng yếu đối với một số khoản mục. Đối với khách hàng mới, việc xác định và phân bổ mức trọng yếu tổng thể được CPA VIETNAM thực hiện khá cẩn thận, đây chính là cơ sở để KTV đưa ra các bút toán điều chỉnh phù hợp, giảm thiểu rủi ro kỉêm toán.

3.1.1.6 Về thực hiện thủ tục phân tích.

Thực hiện thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán giúpKTV có sự đánh giá khách quan, nhận biết được sự biến động bất thường về tình hình kinh doanh, tình hình tài chính của khách hàng Kết quả phân tích sẽ là cơ sở quan trọng để KTV lựa chọn số lượng các thử nghiệm chi tiết góp phần giảm rủi ro và chi phí kiểm toán Nhận thức đúng đắn điều này, trong giai đoạn lập kế hoạch, khi kiểm toán khoản mục phải thu KTV ở CPA VIETNAM đã thực hiện đầy đủ các thủ tục phân tích trên các bảng khai tài chính Thủ tục phân tích được thực hiện cả phân tích xu hướng ( so sánh ngang giữa các năm) và phân tích tỷ suất Đồng thời việc phân tích này cũng được đặt trong mối quan hệ với các đơn vị khác cùng lĩnh vực kinh doanh để so sánh đánh giá được chính xác hơn Công việc này khá mất thời gian và thường bị bỏ qua ở nhiều công ty kiểm toán khác nhưng CPA VIETNAM đã thực hiện khá hiệu quả.

3.1.1.7 Về thiết kế hồ sơ kiểm toán.

Hệ thống hồ sơ kiểm toán được phân loại và trình bày hợp lý, khoa học thông qua hình thức đánh tham chiếu có chỉ mục Đồng thời các hồ sơ kiểm toán luôn tuân theo một quy trình soát xét cụ thể, chặt chẽ và được lưu trữ, quản lý tập trung tại nơi lưu trữ hồ sơ của công ty để làm tài liệu phục vụ cho các cuộc kiểm toán sau Điều này tạo điều kiện phục vụ một cách tốt nhất cho các KTV trong quá trình thực hiện kiểm toán cũng như ban giám đốc của công ty và những người không tham gia trực tiếp kiểm toán cũng có thể theo dõi các công việc mà KTV đã thực hiện, kết quả cuộc kiểm toán, qua đó đánh giá chất lượng hoạt động kiểm toán.

3.1.2 Những vấn đề còn tồn tại.

3.1.2.1 Về công tác đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng.Nghiên cứu đầy đủ về hệ thống KSNB của khách hàng là một công việc bắt buộc, cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong cuộc kiểm toán Nó giúpKTV đánh giá tính hiệu quả của hệ thống KSNB, từ đó xác định các thủ tục kiểm toán phù hợp nhằm thu được bằng chứng kiểm toán đầy đủ, thích hợp.

Nếu kết quả đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động hiệu quả, rủi ro kiểm soát thấp thì KTV có thể thu hẹp phạm vi, khối lượng công việc kiểm toán chi tiết và tiết kiệm chi phí kiểm toán Mặt khác đánh giá không đúng về thực tế hoạt động, độ tin cậy của hệ thống KSNB sẽ khiến KTV có thể bỏ sót những nội dung trọng yếu, làm tăng rủi ro kiểm toán.

Hiện nay CPA VIETNAM đã tiến hành đánh giá chất lượng của hệ thống KSNB của khách hàng thông qua việc thiết kế bảng câu hỏi về tính chính trực của ban giám đốc, việc thiết kế hệ thống kế toán…của khách hàng.

Tuy nhiên việc áp dụng các câu hỏi này vào mỗi cuộc kiểm toán còn mang tính máy móc, nhiều khi không phù hợp với từng loại hình khách hàng. Các câu hỏi này cũng chỉ mang tính chung chung, công ty chưa xây dựng hệ thống câu hỏi cho hệ thống KSNB của từng khoản mục được kiểm toán Vì vậy khi kiểm toán khoản mục phải thu thì việc đánh giá chất lượng hệ thống KSNB là dựa vào kết quả thu được khi đánh giá chung chứ không có của riêng phần hành này Điều đó có thể dẫn tới việc đánh giá rủi ro kiểm soát cho khoản mục phải thu không chính xác và phân bổ mức trọng yếu cho khoản mục này không phù hợp.

Ngày đăng: 13/12/2022, 16:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w