1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn kiểm toán các ước tính kế toán tại công ty ernst young

89 369 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 1,23 MB

Nội dung

đối với mỗi ước tính riêng lẻ thì E&Y cũng đã xây dựng chương trình kiểmtoán khoản ước tính tương ứng với phần hành chứa ước tính kế toán đó.Khi kiểm toán các ước tính kế toán, cũng giốn

Trang 1

CHƯƠNG 2:

THỰC TẾ VỀ KIỂM TOÁN CÁC ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN

TẠI CÔNG TY ERNST & YOUNG

2 Fd

2.1 Giới thiệu về Công ty TNHH Ernst & Young

2.1.1 Ernst & Young trên thế giới

2.1.1.1 Lịch sử hình thành

Ernst & Young là một trong những công ty kiểm toán và tư vấn tàichính hàng đầu trên thế giới Quá trình hình thành của công ty diễn ra từ thế

kỷ XIX, gắn liền với Alvin Charles Ernst và Arthur Young

Arthur Young thành lập công ty kế toán Stuart & Young năm 1894.

Năm 1906, ông tách riêng thành Công ty Arthur Young & Co

Alvin Charles Ernst cùng với anh trai là Theodore Ernst đã lập ra công

ty Ernst & Ernst vào năm 1903

Sự ra đời và phát triển của công ty hơn 1 thế kỷ qua gắn liền với nhiều giai đoạn hợp nhất của nhiều công ty kế toán hàng đầu, chẳng hạn:

Năm 1944: Clarkson Gordon & Company, một công ty kế toán ởCanada (thành lập từ năm 1896) trở thành một thành viên của Arthur Young &Co

Năm 1979: Ernst & Ernst sáp nhập với một công ty Anh là Whinney,Murray & Co để thành lập công ty hợp danh Ernst & Whinney

Trang 2

Năm 1989: Ernst & Whinney và Arthur Young Co hợp nhất trên toàncầu để trở thành Ernst & Young như ngày nay.

2.1.1.2 Lĩnh vực hoạt động:

Ernst & Young là doanh nghiệp hàng đầu trong cung cấp các dịch vụ kếtoán kiểm toán, hỗ trợ soạn thảo báo cáo thuế, báo cáo hoạt động, tư vấn thuế,đánh giá rủi ro doanh nghiệp, rủi ro kỹ thuật, tư vấn nghiệp vụ, tư vấn đầu tư

cá nhân

Ernst & Young tập trung ở 7 lĩnh vực chính, bao gồm:

 Dịch vụ tài chính  Sản phẩm công nghiệp

 Viễn thông và giải trí  Xây dựng, đất đai và Y tế

 Năng lượng, hóa học và dịch vụ công ích

Tùy vào điều kiện cụ thể ở mỗi quốc gia, các công ty chi nhánh tạiquốc gia đó sẽ tập trung vào những lĩnh vực thế mạnh khác nhau

2.1.2. Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam

2.1.2.1 Lịch sử hình thành

Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam (E&Y Việt Nam) được thànhlập tháng 3 năm 1992, là công ty 100% vốn nước ngoài đầu tiên tại Việt Namhoạt động trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán và tư vấn Với khẩu hiệu

“Quality in Everything We Do”, phương châm làm việc của Ernst & Young

là luôn hướng tới mục tiêu cung cấp dịch vụ cho khách hàng

Trang 3

Hoạt động chủ yếu của công ty tại Việt Nam bao gồm cung cấp cácdịch vụ kiểm toán, thuế và tư vấn với 3 bộ phận nghiệp vụ chính: Bộ phậnKiểm Toán và tư vấn doanh nghiệp (AABS), bộ phận Thuế (TAX), và bộphận tư vấn kinh doanh quốc tế (TAS).

Dịch vụ kiểm toán:

Đây là bộ phận chiếm doanh thu cao nhất của công ty, Ernst & Youngcung cấp dịch vụ kiểm toán cho khách hàng ở tất cả các lĩnh vực sản xuất, tàichính, và dịch vụ

Dịch vụ Tư vấn Thuế:

Ernst & Young chuyên cung cấp các dịch vụ về thuế và liên quan đếnthuế cho các doanh nghiệp, hỗ trợ trong việc xử lí báo cáo thuế, kê khai thuế hiện nay ở Việt Nam Song song đó, E&Y cũng hợp tác chặt chẽ với các vănphòng quốc tế để xem xét việc ảnh hưởng đến toàn bộ tập đoàn và các đơn vịtrực thuộc tại mỗi quốc gia

Dịch vụ tư vấn doanh nghiệp:

Chuyên cung cấp các dịch vụ thương mại và tài chính cho khách hành,trong đó chủ yêu là các đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài Cùng với bộ phậnkiểm toán và thuế, dịch vụ tư vấn doanh nghiệp đóng một vai trò không thểthiếu trong hoạt động của Ernst & Young Việt Nam

Trang 4

Bộ phận AABS: chuyên cung cấp dịch vụ kiểm toán Đứng đầu là giám đốc

Narciso Jr Toling Torres

Bộ phận TAX: chuyên cung cấp các dịch vụ về thuế Đứng đầu là giám đốc

Nguyễn Văn Nam

Bộ phận TAS: chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn doanh nghiệp Đứng đầu

là giám đốc Nguyễn Khắc Thành

2.2.Thực tế hoạt động kiểm toán các ước tính tại Ernst & Young

2.2.1. Tổng quát quy trình kiểm toán chung tại Ernst & Young

Quy trình kiểm toán chung của công ty Ernst & Young Việt Nam đượcthể hiện qua 14 bước cơ bản như sau:

Bước 1: Tiếp xúc khách hàng

Trong bước này, KTV tiến hành tìm hiểu về khách hàng cũng như những kếtquả mà họ đạt được, đồng thời KTV cũng tìm hiểu về mục tiêu, chiến lược vànhững mong muốn của khách hàng

Bước 2: Thành lập nhóm kiể mu toán

Khi có sự thống nhất và thỏa thuận giữa 2 bên, KTV sẽ thành lập nhóm kiểmtoán để chuẩn bị tiến hành kiểm toán theo kế hoạch

Bước 3: Tìm hiểu khách hàng

Thu thập các thông tin cần thiết về khách hàng: các sản phẩm, dịch vụ củacông ty; các nhân tố bên ngoài, nhân tố thị trường ảnh hưởng đến hoạt độngcủa đơn vị, những mong muốn của cổ đông chiến lược có ảnh hưởng như thế

Trang 5

kinh doanh, nhân tố quyết định đến thành công của đơn vị, những rủi ro đòihỏi được quan tâm trong quá trình kiểm toán

Bước 4: Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ và nhận diện các gian lận, sai sót có thể xảy ra.

Trong bước này, KTV tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ cho từng chutrình hoạt động, các chu trình kế toán và kiểm soát nội bộ của từng chu trình,

từ đó nhận diện các sai sót, gian lận có thể xảy ra Quá trình tìm hiểu cũngbao gồm cả việc tìm hiểu hệ thống các phần mềm tin học của khách hàng sửdụng cho mục đích lập và trình bày BCTC

Bước 5: Thiết lập chương trình kiểm toán

Trong bước này KTV sẽ tiến hành:

Xác lập các nội dung quan trọng cần thảo luận với khách hàng như: tình hìnhkinh doanh, quy mô, môi trường hoạt động đối với khách hàng mới hay cậpnhật các thông tin, các thay đổi giữa năm hiện hành so với năm trước đối vớikhách hàng cũ

Thiết lập mức trọng yếu và xác định sai sót có thể bỏ qua của từng nghiệp vụ,từng khoản mục (TE)

Thiết lập mức sai sót có thể bỏ qua của từng nghiệp vụ với tỷ lệ thông thường

Trang 6

Phân chia 2 khía cạnh: trọng yếu trong quy trình hoạt động và trọng yếu trongtừng nghiệp vụ kế toán.

Thiết lập chương trình kiểm toán cho từng khoản mục được kiểm toán

Bước 6: Tìm hiểu và đánh giá những loại nghiệp vụ chính và các thủ tục kiểm toán liên quan

Trong bước này, KTV tìm hiểu các loại nghiệp vụ phát sinh thường xuyên,không thường xuyên; tìm hiểu những ảnh hưởng của các loại nghiệp vụ đếnBCTC, thiết lập các thử nghiệm kiểm soát để phân biệt các loại nghiệp vụ,tìm hiểu hệ thống kế toán bằng máy tính

Bước 7: Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát

Phân loại và cập nhật những đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ, trong đóbao gồm cả những hiểu biết về những rủi ro kiểm soát từ thấp nhất đến caonhất (không chỉ làm phép thử walk-through)

Bước 8: Đánh giá rủi ro

Dự tính những ảnh hưởng của rủi ro kiểm soát đến BCTC

Bước 9: Thu thập và phân tích số liệu

Dựa vào số liệu thu thập được, KTV lựa chọn thủ tục phân tích thích hợp, tiếnhành phân tích và so sánh với những dự đoán của KTV, tìm nguyên nhân, nếu

có sự khác biệt đánh kể Cuối cùng, xem xét liệu những mục tiêu đã đề ratrước khi phân tích có đạt được hay không

Bước 10: Thử nghiệm chi tiết

Trang 7

Thu thập số liệu để kiểm tra tính trung thực và hợp lí của khoản mục Cácphương pháp có thể thực hiện là: key-item test, kiểm tra chọn mẫu và thựchiện những thử nghiệm chi tiết khác.

Bước 11: Thực hiện các thủ tục kiểm toán tổng quát

Xác định các yêu cầu kiểm toán tổng quát, thực hiện lại quy trình kiểm toántổng quát và ghi chép lại kết quả

Bước 12: Đưa ra ý kiến kiểm toán

Tổng kết và đánh giá những khác biệt chưa được ghi nhận, đưa ra kết luậndựa trên sự tiến hành đầy đủ quy trình kiểm toán, xác định những tài liệu cầnlưu trữ và tiến hành chuẩn bị có thể cho lần kiểm toán sau

Bước 13: Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng

Gặp gỡ khách hàng và tìm hiểu về mức độ hài lòng về dịch vụ mà công tycung cấp, từ đó đề ra những cải thiện trong lần kiểm toán sau

Bước 14: Đánh giá công việc đã thực hiện

Đánh giá việc thực hiện của nhóm kiểm toán, cũng như từng thành viên trongnhóm, có đạt được mục tiêu đặt ra không

2.2.2 Giới thiệu quy trình kiểm toán các ước tính tại Cty Ernst &

Trang 8

đối với mỗi ước tính riêng lẻ thì E&Y cũng đã xây dựng chương trình kiểmtoán khoản ước tính tương ứng với phần hành chứa ước tính kế toán đó.

Khi kiểm toán các ước tính kế toán, cũng giống như các phần hành

khác, KTV tại E&Y thường xây dựng 3 mức trọng yếu PM (Planning

Materialty), ngưỡng sai lệch cho từng khoản mục TE (Tolerable Error), và

tổng sai sót cho phép cho từng nghiệp vụ SAD (Summary of Audit

Differences) để xem xét tính trọng yếu trong các ước tính kế toán Việc xây

dựng PM, TE, SAD tùy vào đặc điểm của mỗi doanh nghiệp được kiểm toán,nhưng thông thường được dựa trên nguyên tắc sau:

PM = 5% Tổng lợi nhuận trước thuế

Trang 9

2.2.2.1 Kiểm toán khấu hao TSCĐ

Theo Thông tư 203/2009/TT-BTC thì có phương pháp trích khấu haoTSCĐ gồm:

Phương pháp khấu hao theo đường thẳng:

Trong đó, tỷ lệ khấu hao nhanh được xác định theo công thức sau:

Trang 10

Tỷ lệ khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng xác định như sau:

của TSCĐ

Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian sử dụng của TSCĐ quy định tại bảng dưới đây:

Thời gian sử dụng của TSCĐ

Hệ số điều chỉnh

(lần)

Trên 6 năm (t > 6 năm) 2,5

Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm:

X

Mức trích khấu haobình quân tính chomột đơn vị sảnphẩm

Trong đó:

Mức trích khấu hao bình

quân tính cho một đơn

Nguyên giá của TSCĐ

Sản lượng theo công suất thiết kế Mức trích khấu hao năm của TSCĐ bằng tổng mức trích khấu hao của

Trang 11

Mức trích khấu hao

năm của TSCĐ

=

Số lượng sảnphẩm sản xuấttrong năm

X

Mức trích khấu haobình quân tính chomột đơn vị sảnphẩm

c) b) Thủ tục kiểm toán trích khấu hao TSCĐ

Bước 1: xác định những sai sót và gian lận có thể có và cơ sở dẫn liệu

 Xác định giá trị trích khấu hao và thời gian sử dụng không hợp lý

 Trích khấu hao cho TSCĐ không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệphoặc không tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh:

 TSCĐ thuộc dự trữ của nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lí

hộ, giữ hộ

 TSCĐ phục vụ các hoạt động phúc lợi trong doanh nghiệp nhưnhà trẻ, câu lạc bộ, nhà truyền thống, nhà ăn được đầu tư bằngquỹ phúc lợi

Trang 12

 Những TSCĐ phục vụ nhu cầu chung toàn xã hội, không phục vụcho hoạt động kinh doanh riêng của doanh nghiệp như đê đập, cầucống, đường xá mà nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lí.

 Tài sản cố định khác không tham gia vào hoạt động kinh doanh

 Đối với những TSCĐ dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án hoặcdùng vào mục đích phúc lợi thì không phải trích khấu hao tính vào chi phínhưng vẫn phải tính hao mòn TSCĐ

 Xác định cCơ sở dẫn liệu: đánh giá (valuation)

Bước 2: xác định thủ tục kiểm toán thích hợp cho khoản mục

 Thu thập bảng tổng hợp tài sản và khấu hao TSCĐ của đơn vị, xác địnhmức tăng giảm về nguyên giá, khấu hao trong kỳ và giá trị còn lại cuối kỳ.Trường hợp có phát sinh tăng giảm TSCĐ trong năm, KTV thu thập tài liệu,chứng từ để lưu vào hồ sơ kiểm toán

 Tìm hiểu chính sách trích khấu hao TSCĐ của khách hàng có phù hợp

Thông Tư 203/2009/TT-BTC

 Thu thập bảng tính và trích khấu hao TSCĐ trong kỳ, đối chiếu số tổngtrên bảng tính khấu hao với tổng số chi phí khấu hao ghi nhận trong kỳ (xemxét qua tài khoản đối ứng)

 Kiểm toán viên tiến hành lập bảng tính khấu hao độc lập dựa theo

Trang 13

 So sánh với số liệu khấu hao của đơn vị Trường hợp sau khi so sánh,xuất hiện những chênh lệch lớn (mức chênh lệch > SAD), KTV tiến hành traođổi với khách hàng, điều tra nguyên nhân những chênh lệch Nếu nhữngchênh lệch nhỏ, có thể bỏ qua.

 Kiểm toán viên đưa ra ý kiến của mình về cơ sở, phương pháp tính toán

và quá trình thực hiện trích khấu hao TSCĐ của khách hàng

2.2.2.2 Chi phí trả trước

a) Khái niệm:

Chi phí trả trước: là là những khoản chi phí thực tế đã phát sinh,nhưng có liên quan tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của nhiều kỳ hạch toántrong một năm tài chính (chi phí trả trước ngắn hạn) hoặc nhiều niên độ kếtoán (chi phí trả trước dài hạn), nên chưa thể tính hết vào chi phí sản xuất,kinh doanh trong kỳ phát sinh mà được tính vào hai hay nhiều kỳ kế toán tiếptheo

Chi phí trả trước gồm 2 loại:

 Chi phí trả trước ngắn hạn: liên quan đến hoạt động kinhdoanh của nhiều kì kế toán trong một năm tài chính hoặc một chu

Trang 14

Bước 1: xác định những sai sót và gian lận có thể có và cơ sở dẫn liệu

của khoản mục chi phí trả trước

 Những sai sót mà đơn vị thường gặp phải khi kế toán chi phí trả trước

 Hạch toán vào tài khoản 142, 242 những nội dung không phù hợp theoqui định

 Trường hợp trả trước tiền thuê đất có thời hạn cho nhiều năm vàđược cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì số tiền trả trước

về thuê đất có thời hạn không được hạch toán vào tài khoản 242

mà hạch toán vào tài khoản 213

 Trường hợp hợp nhất kinh doanh dẫn đến quan hệ công ty mẹ - công tycon có phát sinh lợi thế thương mại hoặc khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhànước có phát sinh lợi thế kinh doanh

 Phân loại chi phí trả trước ngắn hạn và dài hạn không phù hợp theo quyđịnh

 Chưa có chính sách phân bổ chi phí trả trước hoặc phân bổ chi phí trảtrước chưa hợp lí và không nhất quán

 Gác lại chi phí không theo tiêu thức nhất định, chi phí liên quan đếnnhiều kỳ nhưng không phân bổ hoặc phân bổ theo tiêu thức không phù hợp

 Xác định cCơ sơ dẫn liệu: hiện hữu (existence)/phát sinh (occurence)

Bước 2: xác định thủ tục kiểm toán thích hợp cho khoản mục chi phí

Trang 15

 Dựa vào bảng cân đối kế toán, xác định tổng giá trị và nội dung từngkhoản mục của chi phí trả trước và các tài sản khác Nếu cần, có thể trao đổivới khách hàng nhằm làm rõ hơn về nội dung từng khoản mục

 So sánh với kỳ trước, nếu có tăng giảm bất thường thì tìm hiểu biếnđộng Trường hợp có phát sinh tăng trong kỳ, KTV tiến hành kiểm tra, đốichiếu với chứng từ, hợp đồng, hoặc những tài liệu khác trong trường hợp có

sự gia tăng đáng kể của khoản mục này

 Kiểm tra việc phân loại chi phí trả trước ngắn hạn và dài hạn có phùhợp theo quy định, và mô tả trên BCTC

 Tiến hành gửi thư xác nhận với những khoản thế chấp, ký quỹ ký cược

có giá trị lớn

 Thu thập bảng phân bổ chi phí trả trước của khách hàng, đối chiếu sốtổng trên bảng phân bổ với tổng số chi phí được kết chuyên thông qua tàikhoản đối ứng

 Kiểm toán viên tiến hành lập một bảng phân bổ độc lập dựa vào thôngtin thu thập được, và so sánh với số liệu của đơn vị Trường hợp có sự chênhlệch lớn (mức chênh lệch >SAD), KTV điều tra nguyên nhân, xem xét điềuchỉnh

 Kiểm toán viên đưa ra ý kiến của mình cơ sở, phương pháp phân bổcủa khách hàng

2.2.2.3 Dự phòng giảm giá đầu tư

a) Khái niệm

Trang 16

Dự phòng giảm giá đầu tư chính : là dự phòng phần giá trị bị tổn thất

do các loại chứng khoán đầu tư của doanh nghiệp bị giảm giá; giá trị cáckhoản đầu tư tài chính bị tổn thất do tổ chức kinh tế mà doanh nghiệp đangđầu tư vào bị lỗ

Dự phòng giảm giá đầu tư bao gồm 2 loại: dự phòng giảm giá đầu tưngắn hạn và dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn

Theo thông tư số 228/2009/TT-BTC, việc trích lập dự phòng giảm giáđầu tư được thực hiện như sau:

Mức trích lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán được tính theo công thức sau:

x

Giá chứngkhoán hạchtoán trên sổ

kế toán

-Giá chứngkhoán thực

tế trên thịtrường

Trong đó, giá chứng khoán thực tế được xác định như sau:

 Đối với chứng khoán đã niêm yết:

 Tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX): là giá giao dịch bìnhquân tại ngày trích lập dự phòng

 Tại Sở giao chính chứng khoán TP.HCM (HOSE): là giá đóng cửatại ngày lập dự phòng

 Đối với chứng khoán đã niêm yết: giá chứng khoán thực tế trên thịtrường được tính theo giá thực tế trên các sở Giao dịch chứng khoán Hà

Trang 17

dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) là giá đóng cửa tạingày trích lập dự phòng.

 Đối với chứng khoán chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán:

 Công ty đã đăng kí giao dịch trên thị trường giao dịch của công tyđại chúng chưa niêm yết (UPCom): là giá giao dịch bình quân trên

hệ thống tại thời điểm lập dự phòng

 Công ty chưa đăng kí giao dịch trên thị trường của công ty đạichúng: là giá trung bình trên cơ sở giá giao dịch được cung cấp tốithiểu bởi ba (3) công ty chứng khoán tại thời điểm lập dự phòng

Mức trích lập tối đa cho khoản đầu tư tài chính bằng số vốn đã đầu tư

và tính theo công thức sau:

b) Thủ tục kiểm toán dự phòng giảm giá đầu tư

Bước 1: xác định những sai sót có thể và cơ sở dẫn liệu của dự phònggiảm giá đầu tư

 Những sai sót mà đơn vị thường gặp khi tiến hành ước tính và trích lập

dự phòng giảm giá đầu tư:

Trang 18

 Không có bằng chứng chứng từ hợp lệ chứng minh cho khoản đầu tư,không có xác nhận của đối tượng nhận đầu tư về khoản đầu tư của công ty.

 Tiến hành trích lập dự phòng cho những khoản đầu tư không đủ điềukiện lập dự phòng:

 Những chứng khoán không được phép mua bán tự do trên thịtrường, chứng khoán bị hạn chế chuyển nhượng theo quy định củapháp luật

 Cổ phiếu quỹ

 Chứng khoán không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, chứngkhoán mà doanh nghiệp giữ hộ, hay những chứng khoán mà không

đủ điều kiện ghi nhận là khoản đầu tư theo quy định của pháp luật

 Chứng khoán không thể xác định được giá trị thị trường

 Xác định giá trị thị trường của chứng khoán vào thời điểm lập dựphòng không chính xác

 Xác định cCơ sở dẫn liệu: đánh giá (valuation)

Bước 2: xác định thủ tục kiểm toán thích hợp cho dự phòng giảm giá

đầu tư

 Thu thập bảng danh mục đầu tư chứng khoán của doanh nghiệp vào

Trang 19

 Tìm hiểu chính sách lập dự phòng của khách hàng, có dựa vào thông tư

số 228/2009/TT-BTC hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dựphòng tại doanh nghiệp

 So sánh mức lập dự phòng năm trước với năm nay, tìm hiểu nguyênnhân của những khoản mục có sự chênh lệch lớn hơn mức SAD

 Kiểm toán viên tiến hành lập một bảng ước tính độc lập về giảm giáđầu tư chứng khoán của khách hàng

 So sánh với số lập của doanh nghiệp Sau khi so sánh, nếu có nhữngchênh lệch lớn thì tiến hành điều tra nguyên nhân những chênh lệch hoặc cónhững điều chỉnh cần thiết Nếu chênh lệch nhỏ, có thể bỏ qua

 Kiểm toán viên đưa ra ý kiến của mình về cơ sở và phương pháp tríchlập dự phòng của khách hàng

2.2.2.4 Chi phí phải trả

a) Khái niệm:

Chi phí phải trả: là những chi phí thực tế chưa phát sinh, nhưng được

tính trước vào chi phí, sản xuất kinh doanh kì này cho các đối tượng chịu chiphí để đảm bảo khi các khoản chi trả phát sinh thực tế không gây đột biến chochi phí sản xuất kinh doanh

Chi phí phải trả thường bao gồm các khoản sau:

 Trích trước chi phí tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất trongthời gian nghỉ phép

Trang 20

 Chi phí sửa chửa lớn của những TSCĐ đặc thù do việc sửa chửa lớn cótính chu kỳ, doanh nghiệp được phép trích trước chi phí cho năm kế hoạchhoặc một số năm tiếp theo.

 Chi phí trong thời gian doanh nghiệp ngừng sản xuất theo mùa, vụ cóthể xây dựng được kế hoạch ngừng sản xuất Kế toán tiến hành trích trước vàhạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ những chi phí sẽ phải chitrong thời gian ngừng sản xuất

 Trích trước chi phí lãi tiền vay phải trả trong trường hợp vay trả lãi sau,lãi trái phiếu trả sau (khi trái phiếu đáo hạn)

b) Thủ tục kiểm toán khoản mục chi phí phải trả:

Bước 1: xác định những sai sót thường gặp và cơ sở dẫn liệu của khoản

 Trích trước vào chi phí những nội dung không được tính vào chi phísản xuất, kinh doanh hoặc không trích trước chi phí lãi vay dài hạn trong kỳ,chi phí sửa chửa lớn TSCĐ, tiền lương nghỉ phép, kế hoạch sửa chửa lớnTSCĐ

Trang 21

 Chưa có quy định về trích trước vào chi phí phải trả hay kết chuyển cáckhoản này vào chi phí trong kỳ.

 Ghi nhận chi phí phải trả vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳkhông tương ứng với doanh thu

 Chưa quyết toán các khoản chi phí phải trả với số chi phí thực tế phátsinh cuối niên độ kế toán, chưa xử lí số chênh lệch

 Hạch toán vào tài khoản này những nghiệp vụ không đúng nội dungtính chất của tài khoản theo quy định Hạch toán treo chi phí vào chi phí phảitrả nhằm giảm chi phí trong năm để giấu lỗ

 Số dư biến động lớn qua các năm kề nhau mà không giải thích đượcnguyên nhân

 Không kết chuyển phần chênh lệch đã trích vào chi phí sản xuất kinhdoanh trong kỳ mà thực tế đã không chi hết để giảm chi phí phải trả

 Không đánh giá lại chênh lệch tỷ giá đối với các chi phí phải trả có gốcngoại tệ theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại thời điểm cuối năm

 Xác định cơ sở dẫn liệu: đầy đủ (completeness), hiện hữu (existence)

Bước 2: xác định thủ tục kiểm toán thích hợp cho khoản mục chi phí

trích trước

 So sánh số dư tài khoản năm nay với năm trước và điều tra những biếnđộng bất thường

Trang 22

 Trao đổi với khách hàng, xem xét chi tiết các khoản mục trích trước củadoanh nghiệp, bản chất từng khoản mục, cơ sở để lập các khoản trích trướccủa doanh nghiệp.

 Cung cấp phụ lục thêm cho các khoản trích trước bằng cách đối chiếuvới các tài liệu nguồn, thỏa thuận, hợp đồng, hóa đơn và các chứng từ khác.Cũng như xem xét tính hiện hữu của những khoản nợ cần trích trước

 Dựa vào tính chất của từng khoản mục, KTV tự lập một bảng ước tính

về đối tượng được trích trước và tiến hành so sánh với số liệu khách hàng.Nếu chênh lệch, tìm hiểu nguyên nhân

 Kiểm tra việc chi trả sau niên độ của những khoản trích trước xác địnhtính hợp lý của khoản mục

 Thu thập bảng kế hoạch hoạt động của khách hàng, kiểm tra tính đầy

đủ của việc lập các khoản trích trước

2.2.3. So sánh quy trình kiểm toán các ước tính tại Ernst & Young với chuẩn mực kiểm toán VSA 540

Chuẩn mực kiểm toán VSA 540 đã thể hiện những bước khái quát và

cơ bản nhất trong quy trình kiểm toán các ước tính kế toán Và qua thực tế tìmhiểu cho thấy rằng thủ tục kiểm toán các ước tính kế toán tại công ty Ernst &Young có sự tương đồng và phù hợp với VSA 540, tuy nhiên cũng có nhữngđiểm bổ sung góp phần nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán các ước tính

Giống nhau:

Trang 23

Về phương pháp kiểm toán các ước tính, đều tập trung vào 3 phươngpháp chính đã được nêu ra trong VSA 540:

 Xem xét và kiểm tra quá trình lập các ước tính kế toán của đơn vị(khấu hao TSCĐ, chi phí trả trước, )

 KTV lập một ước tính độc lập và so sánh với ước tính của đơn vị(khấu hao TSCĐ, dự phòng giảm giá đầu tư )

 Xem xét các sự kiện phát sinh sau niên độ để xác nhận các ước tính

kế toán đã lập (chi phí trích trước )

Tùy thuộc vào các ước tính và thực tế tại mỗi doanh nghiệp mà KTV sẽtiến hành vận dụng từng phương pháp hoặc kết hợp cả 3 phương pháp trên

Điểm bổ sung:

Bên cạnh 3 phương pháp được thể hiện trong bước 2, các thủ tục kiểmtoán chi tiết So với VSA 540, thủ tục kiểm toán các ước tính của E&Y còn bổsung 2 điểm sau:

 Trước khi tiến hành đi vào các thủ tục kiểm toán cụ thể, KTV cũng xácđịnh các sai sót thường gặp và cơ sở dẫn liệu của từng khoản mục Điều nàygiúp cho KTV đánh giá được các rủi ro thường gặp, đi sâu vào những vấn đềđáng quan tâm của mỗi doanh nghiệp

 Sử dụng mức tổng sai sót cho phép đối với từng khoản mục (SAD –Summary of Audit Differences ) Dựa vào SAD, KTV xác định được tínhtrọng yếu của các sai sót, có thể tiến hành điều tra làm rõ nguyên nhân có sựchênh lệch hoặc bỏ qua các sai sót nhỏ từ đó giúp tiết kiệm thời gian và tănghiệu quả kiểm toán

Trang 24

2.3.Thực tế kiểm toán các ước tính kế toán của công ty Ernst & Young đối với khách hàng ABC

2.3.1. Trích khấu hao TSCĐ

Giới thiệu về Công ty ABC

Công ty ABC là một doanh nghiệp dịch vụ hoạt động trong lĩnh vựctruyền thông, tiếp thị Công ty bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ tháng07/2008 Đây cũng là cuộc kiểm toán năm đầu tiên của Ernst & Young đối vớicông ty ABC

Doanh thu của công ty thường xuất phát từ việc thực hiện môi giới dịch

vụ quảng cáo, khách hàng của ABC là những doanh nghiệp có nhu cầu đặtquảng cáo trên báo chí hoặc truyền hình ABC sẽ nhận các hợp đồng quảngcáo đó và liên hệ với các tòa soạn, đài truyền hình hoặc các công ty Marketing

để tiến hành thiết kế, tổ chức, chạy chiến dịch quảng cáo tiếp thị cho sảnphẩm theo như yêu cầu của khách hàng Bên cạnh đó, một nguồn doanh thukhác của ABC là từ việc đăng quảng cáo và phát hành nguyệt san “Bếp GiaĐình”

Sau khi đánh giá mức độ rủi ro, trưởng nhóm kiểm toán cũng đưa racác mức trọng yếu đối với công ty TNHH ABC như sau:

PM = 0.8% Doanh thu thuần = 162.097.104 đ

TE = 50% PM = 81.048.552 đ

SAD = 10% TE = 8.104.855 đ

Trang 25

Bước 1: Tìm hiểu chính sách trích khấu hao của doanh nghiệp

Do hoạt động chính trong lĩnh vực truyền thông nên TSCĐ của ABCthường chủ yếu là các máy móc, thiết bị văn phòng (laptop, LCD, máy in, )cùng với TSCĐ vô hình là quyền phát hành đặc san “Bếp Gia Đình” ABCtiến hành trích khấu hao TSCĐ bằng phương pháp đường thẳng và xác địnhkhung thời gian sử dụng TSCĐ theo quyết định 206/2003/QĐ-BTC

Bước 2: Thu thập bảng tính và trích khấu hao TSCĐ trong năm 2009

Bước 3: KTV tự lập bảng tính khấu hao độc lập và so sánh với khấu

hao của đơn vị

Dựa vào bảng trích khấu hao của đơn vị, KTV tiến hành lập bảng tínhkhấu hao theo quyết định 206/2003/QĐ-BTC

KTV phát hiện bất thường: qua công việc kiểm tra ghi nhận tăng TSCĐcủa ABC trong năm 2009, KTV phát hiện một số thiết bị văn phòng hóa đơnmua hàng ghi ngày 23/11/2009, nhưng công ty ABC đã tiến hành trích khấuhao từ tháng 07/2009 Tiến hành điều tra, phát hiện:

Trang 26

Những thiết bị văn phòng này được mua vào ngày 14/07/2009 của nhàcung cấp: Công Ty Điện Tử Khải Thiên Tuy nhiên hóa đơn bán hàng ghi saitên người mua Đến ngày 23/11/2009, theo yêu cầu của Cty TNHH ABC, nhàcung cấp đã tiến hành điều chỉnh và xuất trả lại hóa đơn mới theo quy định(ngày HĐ mới là 23/11/2009) Theo đó, Công ty ABC vẫn phải tiến hànhtrích khấu hao từ tháng 7/2009.

Từ bảng trích khấu hao của mình, KTV so sánh với bảng trích khấu haocủa đơn vị đã lập, nhận thấy không có sự chênh lệch

Kết luận: giá trị trích khấu hao TSCĐ của công ty ABC trong năm

2009 được tính toán và phân bổ hợp lý

Trang 27

CHƯƠNG 2:

THỰC TẾ VỀ KIỂM TOÁN CÁC ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN

TẠI CÔNG TY ERNST & YOUNG

3. Fd

3.1.Giới thiệu về Công ty TNHH Ernst & Young

3.1.1. Ernst & Young trên thế giới

3.1.1.1 Lịch sử hình thành

Ernst & Young là một trong những công ty kiểm toán và tư vấn tài chính hàng đầu trên thế giới Quá trình hìnhthành của công ty diễn ra từ thế kỷ XIX, gắn liền với Alvin Charles Ernst và Arthur Young

Arthur Young thành lập công ty kế toán Stuart & Young năm 1894 Năm 1906, ông tách riêng thành Công ty

Arthur Young & Co

Alvin Charles Ernst cùng với anh trai là Theodore Ernst đã lập ra công ty Ernst & Ernst vào năm 1903.

Trang 28

 Ernst & Young là doanh nghiệp hàng đâu trong cung cấp các dịch

vụ kế toán kiểm toán, hỗ trợ soạn thảo báo cáo thuế, báo cáo hoạt động,

tư vấn thuế, đánh giá rủi ro doanh nghiệp, rủi ro kỹ thuật, tư vấn nghiệp

vụ, tư vấn đầu tư cá nhân

Trang 29

Bước 1: Tiếp xúc khách hàng

Trong bước này, KTV tiến hành tìm hiểu về khách hàng cũng như những kết quả mà họ đạt được, đồng thời KTVcũng tìm hiểu về mục tiêu, chiến lược và những mong muốn của khách hàng

Bước 2: Thành lập nhóm kiểu toán

Khi có sự thống nhất và thỏa thuận giữa 2 bên, KTV sẽ thành lập nhóm kiểm toán để chuẩn bị tiến hành kiểm toántheo kế hoạch

Bước 3: Tìm hiểu khách hàng

Thu thập các thông tin cần thiết về khách hàng: các sản phẩm, dịch vụ, của công ty; các nhân tố bên ngoài, nhân tốthị trường ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị, những mong muốn của cổ đông chiến lược có ảnh hưởng như thếnào đến quyết định của hội đồng quản trị, mục tiêu kinh doanh và chiến lược kinh doanh, nhân tố quyết định đếnthành công của đơn vị, những rủi ro đòi hỏi được quan tâm trong quá trình kiểm toán

Bước 4: Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ và nhận diện các gian lận, sai sót có thể xảy ra.

Trong bước này, KTV tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ cho từng chu trình hoạt động, các chu trình kế toán vàkiểm soát nội bộ của từng chu trình, từ đó nhận diện các sai sót, gian lận có thể xảy ra Quá trình tìm hiểu cũng bao

Trang 30

Trong bước này KTV sẽ tiến hành:

Xác lập các nội dung quan trọng cần thảo luận với khách hàng như: tình hình kinh doanh, quy mô, môi trường hoạtđộng đối với khách hàng mới hay cập nhật các thông tin, các thay đổi giữa năm hiện hành so với năm trước đối vớikhách hàng cũ

Thiết lập mức trọng yếu và xác định sai sót có thể bỏ qua của từng nghiệp vụ, từng khoản mục (TE)

Thiết lập mức sai sót có thể bỏ qua của từng nghiệp vụ với tỷ lệ thông thường từ 1 - 5% mức trọng yếu (SAD)

Phân loại các khoản mục trên BCTC thành 3 mức độ: khoản mục trọng yếu, khoản mục không trọng yếu và khoảnmục có thể bỏ qua (là các khoản mục có giá trị dưới mức trọng yếu và rủi ro được đánh giá thấp)

Phân chia 2 khía cạnh: trọng yếu trong quy trình hoạt động và trọng yếu trong từng nghiệp vụ kế toán

Thiết lập chương trình kiểm toán cho từng khoản mục được kiểm toán

Bước 6: Tìm hiểu và đánh giá những loại nghiệp vụ chính và các thủ tục kiểm toán liên quan

Trang 31

Trong bước này, KTV tìm hiểu các loại nghiệp vụ phát sinh thường xuyên, không thường xuyên; tìm hiểu những ảnhhưởng của các loại nghiệp vụ đến BCTC, thiết lập các thử nghiệm kiểm soát để phân biệt các loại nghiệp vụ, tìmhiểu hệ thống kế toán bằng máy tính.

Bước 7: Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát

Phân loại và cập nhật những đánh giá về hệ thống kiểm soát nội bộ, trong đó bao gồm cả những hiểu biết về nhữngrủi ro kiểm soát từ thấp nhất đến cao nhất (không chỉ làm phép thử walk-through)

Bước 8: Đánh giá rủi ro

Dự tính những ảnh hưởng của rủi ro kiểm soát đến BCTC

Bước 9: Thu thập và phân tích số liệu

Dựa vào số liệu thu thập được, KTV lựa chọn thủ tục phân tích thích hợp, tiến hành phân tích và so sánh với những

dự đoán của KTV, tìm nguyên nhân, nếu có sự khác biệt đánh kể Cuối cùng, xem xét liệu những mục tiêu đã đề ratrước khi phân tích có đạt được hay không

Bước 10: Thử nghiệm chi tiết

Trang 32

test, kiểm tra chọn mẫu và thực hiện những thử nghiệm chi tiết khác.

Bước 11: Thực hiện các thủ tục kiểm toán tổng quát

Xác định các yêu câu kiểm toán tổng quát, thực hiện lại quy trình kiểm toán tổng quát và ghi chép lại kết quả

Bước 12: Đưa ra ý kiến kiểm toán

Tổng kết và đánh giá những khác biệt chưa được ghi nhận, đưa ra kết luận dựa trên sự tiến hành đầy đủ quy trìnhkiểm toán, xác định những tài liệu cần lưu trữ và tiến hành chuẩn bị có thể cho lần kiểm toán sau

Bước 13: Đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng

Gặp gỡ khách hàng và tìm hiểu về mức độ hài lòng về dịch vụ mà công ty cung cấp, từ đó đề ra những cải thiệntrong lần kiểm toán sau

Bước 14: Đánh giá công việc đã thực hiện

Đánh giá việc thực hiện của nhóm kiểm toán, cũng như từng thành viên trong nhóm, có đạt được mục tiêu đặt ra

Trang 33

Thực tế cho thấy rằng có rất nhiều khoản ước tính trong toàn bộ quá trình kế toán của toàn doanh nghiệp, mặt

khác, chương trình kiểm toán toàn cầu GAMx (Global Audit Methology) của E&Y không xây dựng một phần hành

kiểm toán riêng cho tất cả các khoản ước tính kế toán Tuy nhiên, đối với mỗi ước tính riêng lẻ thì E&Y cũng đã xâydựng chương trình kiểm toán khoản ước tính tương ứng với phần hành chứa ước tính kế toán đó

Khi kiểm toán các ước tính kế toán, cũng giống như các phần hành khác, KTV tại E&Y thường xây dựng 3

mức trọng yếu PM (Planning Materialty), ngưỡng sai lệch cho từng khoản mục TE (Tolerable Error), và tổng sai sót cho phép cho từng nghiệp vụ SAD (Summary of Audit Differences) để xem xét tính trọng yếu trong các ước tính kế

toán Việc xây dựng PM, TE, SAD thông thường được dựa trên nguyên tắc sau:

PM = 5% Tổng lợi nhuận trước thuế

TE = 50% PM SAD = 10% TE

Trường hợp:

 Mức sai sót > SAD: tìm hiểu, có bút toán điều chỉnh (nếu cần)

 Mức sai sót < SAD: có thể bỏ qua

Trang 34

Bước 1: Xác định những sai sót và gian lận có thể có và cơ sở dẫn liệu của khoản mục

Bước 2: xác lập thủ tục kiểm toán phù hợp với cơ sở dẫn liệu đang xem xét của khoản mục.

3.1.2.1 Kiểm toán khấu hao TSCĐ

d) a) Khái niệm:

Khấu hao TSCĐ là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của TSCĐ vào chi phí sản xuất, kinh

doanh trong thời gian sử dụng của tài sản đó

Theo Thông tư 203/2009/TT-BTC thì có phương pháp trích khấu hao TSCĐ gồm:

Phương pháp khấu hao theo đường thẳng:

Trang 35

Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh:

Trong đó, tỷ lệ khấu hao nhanh được xác định theo công thức sau:

Trang 36

theo phương pháp

đường thẳng

của TSCĐ

Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian sử dụng của TSCĐ quy định tại bảng dưới đây:

Thời gian sử dụng của TSCĐ

Hệ số điều chỉnh

(lần)Đến 4 năm ( t  4 năm) 1,5

Trên 4 đến 6 năm (4 năm < t  6 năm) 2,0

Trên 6 năm (t > 6 năm) 2,5

Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm:

X

Mức trích khấu haobình quân tính chomột đơn vị sảnphẩm

Trang 37

Mức trích khấu hao bình

quân tính cho một đơn

vị sản phẩm =

Nguyên giá của TSCĐ

Sản lượng theo công suất thiết kế

Mức trích khấu hao năm của TSCĐ bằng tổng mức trích khấu hao của 12 tháng trong năm hoặc tính theo công thức sau:

Mức trích khấu hao

năm của TSCĐ

=

Số lượng sảnphẩm sản xuấttrong năm

X

Mức trích khấu haobình quân tính chomột đơn vị sảnphẩm

e) b) Thủ tục kiểm toán trích khấu hao TSCĐ

Bước 1: xác định những sai sót và gian lận có thể có và cơ sở dẫn liệu của khoản mục

 Những sai sót mà đơn vị có thể gặp khi tiến hành tính toán và trích khấu hao TSCĐ là:

 Trích khấu hao cho những tài sản mà không đủ điều kiện ghi nhận TSCĐ

Trang 38

xuất kinh doanh:

 TSCĐ thuộc dự trữ của nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lí hộ, giữ hộ

 TSCĐ phục vụ các hoạt động phúc lợi trong doanh nghiệp như nhà trẻ, câu lạc bộ, nhà truyền thống, nhàăn được đầu tư bằng quỹ phúc lợi

 Những TSCĐ phục vụ nhu cầu chung toàn xã hội, không phục vụ cho hoạt động kinh doanh riêng củadoanh nghiệp như đê đập, cầu cống, đường xá mà nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lí

 Tài sản cố định khác không tham gia vào hoạt động kinh doanh

 Đối với những TSCĐ dùng cho hoạt động sụ nghiệp, dự án hoặc dùng vào mục đích phúc lợi thì khôngphải trích khấu hao tính vào chi phí nhưng vẫn phải tính hao mòn TSCĐ

Cơ sở dẫn liệu: đánh giá (valuation)

Bước 2: xác định thủ tục kiểm toán thích hợp cho khoản mục

Trang 39

3.1.2.2 Chi phí trả trước

c) Khái niệm:

Chi phí trả trước là là những khoản chi phí thực tế đã phát sinh, nhưng có liên quan tới hoạt động sản xuất, kinh

doanh của nhiều kỳ hạch toán trong một năm tài chính (chi phí trả trước ngắn hạn) hoặc nhiều niên độ kế toán (chiphí trả trước dài hạn), nên chưa thể tính hết vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phát sinh mà được tính vào haihay nhiều kỳ kế toán tiếp theo

Chi phí trả trước gồm 2 loại:

 Chi phí trả trước ngắn hạn:

 Chi phí trả trước dài hạn:

d) b) Thủ tục kiểm toán chi phí trả trước

Bước 1: xác định những sai sót và gian lận có thể có và cơ sở dẫn liệu của khoản mục chi phí trả trước

 Những sai sót mà đơn vị thường gặp phải khi kế toán chi phí trả trước

Trang 40

 Trường hợp trả trước tiền thuê đất có thời hạn cho nhiều năm và được cấp giấy chứng nhận quyền sửdụng đất thì số tiền trả trước về thuê đất có thời hạn không được hạch toán vào tài khoản 242 mà hạchtoán vào tài khoản 413

 Trường hợp hợp nhất kinh doanh dẫn đến quan hệ công ty mẹ - công ty con có phát sinh lợi thế thương mạihoặc khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước có phát sinh lợi thế kinh doanh

 Phân loại chi phí trả trước ngắn hạn và dài hạn không phù hợp theo quy định

 Chưa có chính sách phân bổ chi phí trả trước hoặc phân bổ chi phí trả trước chưa hợp lí và không nhất quán

 Gác lại chi phí không theo tiêu thức nhất định, chi phí liên quan đến nhiều kỳ nhưng không phân bổ hoặc phân

bổ theo tiêu thức không phù hợp

 Cơ sơ dẫn liệu:

Ngày đăng: 02/11/2018, 08:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w