ĐẠI CƯƠNG VỀ KÝ SINH TRÙNG
NHỮNG DẠNG QUAN HỆ GIỮA CÁC CƠ THỂ SỐNG VÀ HIỆN TƯỢNG KÝ SINH
Quan hệ giữa các cơ thể sống trong thiên nhiên thể hiện ở những hiện tượng sau:
1.1.1 Hiện tượng sống tự do
Hiện tượng sống tự do có đặc điểm là mỗi cá thể có khả năng tự lấy những chất cần thiết cho mình, từ môi trường bên ngoài.
Hiện tượng sống chung là hiện tượng mà hai cơ thể khác loài sống chung với nhau, quan hệ giữa chúng không có sự xâm phạm Trong mối quan hệ đó cả hai bên cùng có lợi; hoặc một bên được lợi nhưng bên kia không bị hại Có các loại chung sống như sau:
Chung sống lưỡng lợi là mối quan hệ sống chung giữa hai cơ thể, mà cả hai cơ thể đó đều có lợi Ví dụ: quan hệ sống chung giữa loài mối (Tesmit) và tiên trùng (Hypermastigina). Tiên trùng sống trong ruột mối, có men tiêu hủy Cellulose tạo thành thức ăn cho mối hấp thu. Mối là nơi để tiên trùng sống và cung cấp thức ăn cho tiên trùng Mối còn thường xuyên lấy Cellulose vào cơ thể để tiên trùng có thức ăn; như thế mối và tiên trùng đều có lợi trong mối quan hệ này.
1.1.2.2 Chung sống phiếm lợi (sự hội sinh)
Chung sống phiếm lợi là hiện tượng chung sống của hai cơ thể Trong đó cơ thể này được lợi nhưng cơ thể kia không bị hại Ví dụ mối quan hệ giữa ngựa và tiêm mao trùng (Ciliata) sống trong ruột ngựa Tiêm mao trùng lợi dụng ngựa làm nơi ở và kiếm thức ăn nhưng không gây hại cho ngựa.
1.1.2.3 Chung sống nhà trọ (sự cộng cư)
Trong mối quan hệ chung sống nhà trọ, cơ thể này lợi dụng cơ thể kia để làm nơi ẩn nấp.
Ví dụ: cá chép đẻ trứng trong vỏ hến, cá con nở ra được vỏ hến bảo vệ.
Chung sống ăn thừa là hiện tượng mà cơ thể này lợi dụng những thức ăn thừa và cặn bã của cơ thể kia để sống Ví dụ một số loại trích trùng thường sống bám chặt vào hậu môn cá để ăn phân.
1.1.3.1 Hiện tượng ăn thịt Động vật ăn thịt chủ động săn bắt tìm kiếm mồi, giết chết mồi, sau đó ăn một phần hay toàn bộ Động vật ăn thịt khỏe mạnh, to lớn hơn con mồi.
Hiện tượng ký sinh là một trong những hình thức sinh tồn của sinh vật, về những nét chung nhất thì hình thức tồn tại ấy có đặc điểm là: một cơ thể này sống trên hoặc trong cơ thể khác và sử dụng cơ thể ấy làm lợi cho mình Con vật ký sinh nhỏ bé và yếu hơn nhiều so với ký chủ Vật ký sinh không muốn ký chủ chết để sử dụng liên tiếp nhiều lần, ký chủ còn là nơi ở tạm thời hoặc thường xuyên của ký sinh trùng.
Hiện tượng ký sinh lần đầu tiên đã được viết bằng tiếng Hy Lạp: Parasitos (Para-cùng với nhau, sitos-dinh dưỡng) dùng để chỉ vật sống nhờ những vật khác.
Thời đế chế La Mã, Parasitos còn được dùng để gọi những người không lao động, chuyên nịnh bợ, ăn bám, gây nguy hại cho xã hội.
Các thầy thuốc thời xưa đã dùng thuật này (Parasitos) để chỉ vật ký sinh - những cơ thể được coi là có hại đến sức khỏe của con người; sự xuất hiện của chúng, được xem là dấu hiệu sắp chết
Về đặc tính của vật ký sinh, Leuckart là người đầu tiên đã xác định: “Trong nghĩa rộng và thực sự của danh từ ấy, vật ký sinh là tất cả những sinh vật nào làm thức ăn và chỗ ở trên sinh vật khác Thuộc về vật ký sinh, không chỉ có giun nội ký sinh và những dạng đồng loại với chúng, mà còn cả những sinh vật đồng loại với một số động vật sống tự do, trừ thức ăn của chúng”.
Sau đó là thời kỳ lâu dài để tìm kiếm một định nghĩa rõ ràng về thực chất của hiện tượng ký sinh, cũng chỉ nói lên có một điều về tính chất phức tạp của hiện tượng ấy.
Ngày nay, hiện tượng ký sinh đã được V.S.Erchov định nghĩa: “Hiện tượng ký sinh là mối quan hệ tương hỗ phức tạp giữa hai sinh vật, trong đó một sinh vật (ký sinh trùng) tạm thời hay thường xuyên cư trú trong cơ thể sinh vật kia (ký chủ), để lấy thể dịch, tổ chức của ký chủ làm thức ăn, đồng thời gây hại cho ký chủ”. Định nghĩa này nêu rõ mối quan hệ qua lại, đối kháng giữa hai sinh vật khác loài (ký sinh trùng và ký chủ); về quan hệ không gian (cư trú tạm thời hay thường xuyên), về quan hệ dinh dưỡng (ký sinh trùng lấy thể dịch, tổ chức và thức ăn đã tiêu hóa sẵn của ký chủ), về tác hại của ký sinh trùng (do quá trình phát triển, do những sản phẩm của ký sinh).
CÁC KHÁI NIỆM VỀ KÝ SINH TRÙNG, HỆ THỐNG PHÂN LOẠI VÀ CÁCH GỌI TÊN
CÁCH GỌI TÊN 1.2.1 Các khái niệm về ký sinh trùng a Ký sinh trùng tùy nghi
Gồm những loài cơ bản sống tự do, nhưng cũng có thể sống trong cơ thể ký chủ Ví dụ như ấu trùng (Larva) của một số loài ruồi thường sống ở rác mục, xác chết, nhưng cũng có thể sống trong vết thương ở da Giun lươn bộ Rhabditida sống tự do nhưng cũng có khi sống ở da của chó. b Ký sinh trùng bắt buộc
Ký sinh trùng bắt buộc là những ký sinh trùng có ít nhất một giai đoạn phải sống trong cơ thể ký chủ Ví dụ như bọ chét Ctenocephalides canis, muỗi Aedes aegypty… c Ký sinh trùng tạm thời
Ký sinh trùng tạm thời là những ký sinh trùng sống tạm thời trong cơ thể ký chủ mà không có quá trình biến đổi nào Ví dụ: ấu trùng giun đũa chó Toxocara canis di hành trong cơ thể người Ấu trùng (Larva) của Ascarops dentata, Gnathostoma hispidum trong cơ thể của động vật thuộc lớp lưỡng cư, bò sát và cá. d Ký sinh trùng thường xuyên (vĩnh cửu)
Ký sinh trùng thường xuyên là những sinh vật sống hoàn toàn ký sinh hoặc toàn bộ chu kỳ sống phải sống ký sinh Ví dụ như Enterobius vermicularis, Taenia saginata, Trichinella spiralis e Ký sinh trùng định kỳ
Ký sinh trùng định kỳ là những ký sinh trùng thuộc nhóm bắt buộc mà giai đoạn ấu trùng của nó sống ký sinh trong cơ thể ký chủ Ví dụ như ấu trùng của ruồi Hypoderma và
Dermatobia. f Ký sinh trùng lạc chủ
Ký sinh trùng lạc chủ là những ký sinh trùng bất thường hay tình cờ sống trong một ký chủ khác với loài ký chủ bình thường Ví dụ: sán dây Dipylidium caninum sống trong ruột chó, đôi khi sống trong ruột non người. g Ký sinh trùng chuyển chỗ
Ký sinh trùng chuyển chỗ là những ký sinh trùng không định vị ở vị trí thích hợp mà định vị ở một vị trí khác Ví dụ: sán lá gan Fasciola hepatica có thể sống trong áp xe dưới da, giun đũa lợn Ascaris suum có thể sống trong ống mật. h Nội ký sinh
Nội ký sinh là những ký sinh trùng sống bên trong cơ thể ký chủ (trong các xoang, mô, tế bào) Ví dụ: giun sán sống trong đường tiêu hóa, hô hấp hoặc trong máu… i Ngoại ký sinh trùng
Ngoại ký sinh trùng là những ký sinh trùng sống ở bên ngoài hoặc sống trên bề mặt cơ thể ký chủ như lông, da, mang Ví dụ: Ghẻ, rận, chấy, ve…
Ký sinh trùng cũng như các loài động vật và thực vật đều được phân loại dựa vào hệ thống phân loại Loài được xem là đơn vị thấp nhất, đơn vị sơ đẳng trong hệ thống phân loại. Các sinh vật cùng một loài là những sinh vật có cùng đặc tính, có khả năng sinh con đẻ trứng với nhau và di truyền những đặc tính đó cho thế hệ sau Một số loài lại có một số đặc điểm khác nhau người ta có thể phân thành các phân loài.
Việc phân loại dựa theo các khóa định loài của từng đơn vị phân loại và chủ yếu dựa vào ký chủ hoặc dựa vào sinh học Hệ thống phân loại bao gồm:
1.2.3 Cách gọi tên ký sinh trùng
* Gọi tên không theo danh pháp quốc tế: Đây là cách gọi không thống nhất, tùy theo từng vùng hoặc từng địa phương mà ký sinh có nhiều tên gọi khác nhau vì vậy dễ hiểu lầm. Tuy nhiên, cách gọi này cũng thường được sử dụng trong cách nói thông thường vì dễ diễn đạt, không cầu kỳ
- Gọi tên theo hình thái của ký sinh: Giun đũa, giun tóc, giun kim, giun xoăn, sán máng, giun chỉ, giun đầu gai
- Gọi theo vị trí ký sinh: Sán lá gan, giun phổi, giun tim, giun thận
- Gọi theo bệnh tích: Giun kết hạt (Oesophagostomum).
* Gọi theo danh pháp quốc tế
- Tên của các lớp, bộ, họ, giống, loài phải viết đúng theo quy luật quốc tế hoặc có thể viết theo kiểu anh hóa ở cuối từ Ví dụ: Trichostrongyloidae hoặc Trichostrongyloid.
- Trong khoa học, người ta thống nhất gọi tên ký sinh gồm hai từ la tinh (được viết nghiêng hay gạch dưới) Từ đầu viết hoa chữ cái đầu tiên chỉ tên giống, từ sau viết thường chỉ tên loài Ví dụ: Fasciola hepatica
- Tên của ký sinh trùng cũng có thể có từ thứ 3, nếu có từ thứ 3 thì đó là từ chỉ phân loài.
Ví dụ: Sarcoptes scabiei suis Scabiei là loài, suis là phân loài.
- Loài và phân loài phải luôn viết thường dù đó là tên danh nhân hay quốc gia.
- Nếu có giống phụ thì viết vào giữa, đóng ngoặc đơn và viết hoa.
Ví dụ : Tetrameres (T) vietnamensis Phan, 1968 (T) là giống phụ Tetrameres.
- Người ta thường thêm tên tác giả, năm phát hiện và mô tả loài đó Tên tác giả viết hoa, không viết nghiêng, giữa tên và năm có dấu phẩy Ví dụ: Ascaris lumbricoides Linnaeus, 1758.
KÝ SINH TRÙNG HỌC VÀ MỐI QUAN HỆ VỚI CÁC MÔN KHOA HỌC KHÁC
Ký sinh trùng học là môn khoa học nghiên cứu về hiện tượng ký sinh, những bệnh do ký sinh trùng gây ra và biện pháp phòng trừ chúng.
Ký sinh trùng học được chia làm hai bộ phận: a Ký sinh trùng học thực vật (Phytoparasite)
Nghiên cứu những ký sinh trùng thuộc giới thực vật, những bệnh do chúng gây ra ở thực vật, động vật Ký sinh trùng thực vật gồm: vi khuẩn, vi rút, nấm Bệnh do chúng gây ra, gọi là bệnh truyền nhiễm, bệnh nhiễm trùng, bệnh lưu hành Tuy nhiên, nấm gây bệnh, lây lan nhưng thường dưới thể mãn tính, nên phần nào giống ký sinh trùng Vì thế nhiều khi nấm được xếp cùng với ký sinh trùng. b Ký sinh trùng học động vật (Zooparasite)
Nghiên cứu những ký sinh trùng thuộc giới động vật, những bệnh do chúng gây ra ở động vật, thực vật Ký sinh trùng động vật gồm: giun sán, đơn bào (nguyên bào, nguyên trùng) ký sinh, chân đốt ký sinh Bệnh do chúng gây ra gọi là bệnh ký sinh trùng (bệnh xâm nhiễm).
Ký sinh trùng học động vật lại chia thành: Ký sinh trùng học Thú y, Ký sinh trùng Y học, Ký sinh trùng Nông nghiệp, Ký sinh trùng của cá, Ký sinh trùng đại cương, Ký sinh trùng Lâm nghiệp.
* Ký sinh trùng học Thú y: chuyên nghiên cứu các ký sinh trùng động vật, ký sinh ở vật nuôi (gia súc, gia cầm), những bệnh do chúng gây nên và những biện pháp phòng trừ chúng. Nghiên cứu ký sinh trùng thú y, thường tập trung nghiên cứu hình thái, sinh lý, sinh thái, lịch sử phát dục, phân bố địa lý và vị trí của ký sinh trùng trong hệ thống phân loại của động vật. Nghiên cứu bệnh ký sinh trùng ở vật nuôi là nghiên cứu tác động của ký sinh trùng với cơ thể gia súc, gia cầm (những tác động gây hại và gây bệnh), các phương pháp chẩn đoán và phòng trị bệnh, tiêu diệt bệnh, nhằm mục đích bảo vệ gia súc phát triển chăn nuôi, bảo vệ con người tránh được các bệnh ký sinh trùng do vật nuôi truyền cho con người.
1.3.2 Tầm quan trọng của môn học
Bệnh ký sinh trùng là bệnh phổ biến nhất ở động vật nuôi, động vật hoang và ở người. Trên khắp thế giới, vật nuôi bị nhiễm ký sinh trùng thường xuyên, bị nhiễm quanh năm, với tỷ lệ cao Chính vì thế bệnh ký sinh trùng đã gây những tổn thất không nhỏ về kinh tế Nhiều bệnh ký sinh trùng có khả năng truyền lây giữa động vật hoang, động vật nuôi và người. Những ký sinh trùng này đã trở thành những nguy cơ đe dọa đến sức khỏe con người Ví dụ bệnh Sán lá gan, bệnh Gạo lợn, Gạo bò…
Nước ta có khí hậu nóng ẩm, khu hệ động thực vật phong phú, số lượng gia súc gia cầm không ngừng tăng lên, phương thức chăn nuôi còn nhiều hạn chế Vì vậy bệnh ký sinh trùng đã và đang có tỷ lệ nhiễm rất cao và gây nhiều thiệt hại cho đàn gia súc, gia cầm ở nước ta. Để khống chế và làm giảm tác hại do ký sinh trùng gây ra, việc giảng dạy, học tập và giới thiệu các kiến thức về bệnh ký sinh trùng thú y và vận dụng vào thực tiễn để phòng trừ những bệnh này cho vật nuôi đã trở nên rất cần thiết ở nước ta Cũng vì thế, Ký sinh trùng Thú y là một trong những môn chuyên môn quan trọng của chương trình đào tạo thú y trong các trường đại học.
1.3.3 Quan hệ giữa Ký sinh trùng Thú y với các môn khoa học khác
Môn Ký sinh trùng Thú y có liên hệ mật thiết với những môn học sau:
* Động vật học Động vật học là môn học cơ sở của ký sinh trùng, phải dựa trên những kiến thức của Động vật học để nghiên cứu về hình thái, phân loại, lịch sử phát dục của ký sinh trùng Ngược lại Ký sinh trùng học làm phong phú thêm những kiến thức về sinh thái, hình thái, phân loại của động vật.
Việc chẩn đoán và phòng trị nhiều bệnh ký sinh trùng có những điểm tương tự với các bệnh nội khoa.
* Sinh hóa và miễn dịch học Để phòng trị bệnh ký sinh trùng thường dùng thuốc hóa học để tác động vào ký sinh trùng và ký chủ, nhằm làm rối loạn quá trình sinh hóa của ký sinh trùng Mặt khác ký sinh trùng ký sinh ở ký chủ, thường sinh kháng nguyên và ở ký chủ xuất hiện miễn dịch Vì vậy những kiến thức cơ bản về sinh hóa, miễn dịch rất cần thiết để hiểu ký sinh trùng học Ngược lại ký sinh trùng học làm phong phú thêm những kiến thức này.
Những phương pháp điều trị bằng thuốc hóa học và thảo mộc của dược lý học rất cần thiết để áp dụng điều trị các bệnh ký sinh trùng Ở nước ta càng cần chú ý khai thác các loại thuốc nam trị các bệnh ký sinh trùng.
* Dịch tễ học và y học
Bệnh truyền nhiễm và bệnh ký sinh trùng có những lĩnh vực nghiên cứu giống nhau đó là dịch tễ học (lưu hành bệnh học), miễn dịch học… Hai loại bệnh này lại có thể ghép với nhau trên cùng một con vật vào cùng một thời gian.
Nhiều bệnh ký sinh trùng là đối tượng nghiên cứu chung của y học và thú y học Vì thế những kiến thức về dịch tễ học, y học rất cần thiết để hiểu rõ về ký sinh trùng học.
NGUỒN GỐC ĐỜI SỐNG KÝ SINH
Căn cứ vào những hình thức khác nhau của hiện tượng ký sinh và phân bố của ký sinh trùng trong hệ thống tiến hóa của động vật, cho thấy bước chuyển sang đời sống ký sinh nhất thiết phải thực hiện bằng nhiều cách, phụ thuộc vào từng hình thức ký sinh và từng nhóm động vật.
Những dẫn liệu về hình thái học và phôi sinh học đã chứng minh rằng: tất cả các nhóm,các lớp nguyên vẹn của động vật ký sinh, có họ hàng rõ ràng với các động vật sống tự do.Phân tích về tổ chức học và sự phát triển phôi của vật ký sinh đến khi trưởng thành, phát dục cũng chứng tỏ cấu tạo của vật ký sinh thường đơn giản hóa hoặc phức tạp hóa Như vậy các cơ thể sống tự do là tổ tiên của vật ký sinh Bước chuyển tiếp từ các dạng sống tự do sang các dạng sống ký sinh có nhiều cách khác nhau.
1.4.1 Nguồn gốc ngoại ký sinh
Có những ý kiến cho rằng: ngoại ký sinh bắt nguồn từ động vật ăn thịt, lâu ngày chuyển sang hút máu, hút máu lâu dài (hoặc cả đời) và chuyển thành ngoại ký sinh Ví dụ: muỗi, rệp, bét, bọ chó, rận Quan điểm này tưởng là tin cậy, nhưng đến nay càng thấy sai lệch vì nguồn gốc của các động vật này không liên hệ với nhau Cách dinh dưỡng của tổ tiên chúng cũng khác.
Con đường phát sinh chính của ngoại ký sinh đó là:
1- Tăng cường dần mối quan hệ về thức ăn của một động vật này với bề mặt của động vật khác Ví dụ: những sán lá ngoại ký sinh ở cá bắt nguồn từ hội sinh.
2- Do chuyển tiếp từ đời sống cố định sang ngoại ký sinh Thực chất cũng là bước chuyển tiếp từ hội sinh sang ký sinh Trong trường hợp này con vật sống trên con vật khác, sử dụng nó không phải là nơi thu thập thức ăn mà là một địa điểm thuận lợi cho việc bắt mồi từ môi trường xung quanh Vì vậy động vật sống cố định đã bắt đầu liên hệ chặt chẽ với ký chủ và sử dụng ký chủ như là sự bảo vệ về cơ học, thực hiện bằng cách chui sâu vào các lớp bao bọc ngoài (da) của ký chủ Nhưng càng chui sâu, mối liên hệ với môi trường ngoài càng yếu đi Ban đầu chất dịch mô ký chủ không thấm vào cơ thể của động vật cố định, về sau nhờ da bọc ngoài của động vật ấy tiêu giảm đi, chất dịch của ký chủ mới bắt đầu thấm vào động vật đó Thói quen này được thực hiện cùng với sự tiếp tục sử dụng ký chủ làm nguồn dinh dưỡng. 3- Ngoại ký sinh có thể bắt nguồn từ sự bám của ấu trùng động vật này vào cơ thể của động vật khác Những ấu trùng này thường phát triển cơ quan bám như móc, răng để làm tăng mối liên hệ với cơ thể ký chủ Sau đó ấu trùng sử dụng dịch mô của ký chủ để dinh dưỡng và phát triển và ấu trùng trở thành ngoại ký sinh.
Ví dụ: một số Bivalvia, Unionidae đã có ấu trùng phát triển bằng cách đó.
1.4.2 Nguồn gốc của nội ký sinh
Nội ký sinh bắt nguồn từ ngoại ký sinh chuyển dần vào bên trong ký chủ và trải qua những cách sau:
1- Do vật ký sinh tiếp tục chui sâu xuống dưới da ký chủ Trong quá trình chui sâu lâu dài, vật ký sinh tăng cường phát triển mối liên hệ giữa vật ký sinh và ký chủ Ví dụ: ghẻ
2- Do ngoại ký sinh có sẵn, qua quá trình biến thái của ký chủ làm vật ký sinh trở thành sống trong nội quan và biến thành nội ký sinh Ví dụ sán lá đơn chủ (Polystomum integerrimum) sống ở mang nòng nọc, khi nòng nọc biến thái thành ếch chúng chuyển vào sống ở túi niệu ếch và trở thành nội ký sinh trùng.
3- Do đặc điểm sống của các loài động vật có thói quen sống, đẻ trứng hoặc ấu trùng vào giữa những chất bã mục nát, thối… rồi thay đổi các đặc điểm sinh học, đẻ trứng, ấu trùng vào mũi, tai, vết thương của động vật rồi từ đó ấu trùng đục thủng các mô, tạo đường đi và ăn các mô ấy.
Ví dụ: ruồi Wohlgahrtia (Sarcophaginae), Volfactop sống bằng mô ký chủ.
4- Do kết quả của việc rơi ngẫu nhiên của trứng, ấu trùng một số loài động vật vào ruột của động vật khác, qua nhiều lần, ấu trùng quen dần với đời sống trong ruột và trở thành nội ký sinh Ví dụ: nhiều loài Nematoda (Rhabditidae, Strongyloides).
1.4.3 Nguồn gốc của ký sinh trùng trong máu
1- Tổ tiên của ký sinh trùng trong máu động vật có xương sống bắt nguồn từ vật ký sinh trong ruột động vật không xương sống
Ví dụ: Trypanosoma ở trâu bò bắt nguồn từ Trypanosoma có trong ruột ruồi trâu Khi ruồi trâu hút máu trâu nhiều lần, ký sinh trùng dần dần chuyển vào ký sinh ở máu trâu.
2- Vật ký sinh ở ruột chuyển sang ký sinh trong máu ở cùng ngay một con vật (Morchin).
Ví dụ: Cầu trùng Schellaskia sống trong biểu bì ruột động vật, qua một số lần sinh sản vô tính (liệt sinh) từ các đoạn thể, hình thành các đại và tiểu giao tử bào Đại giao tử bào rời khỏi biểu bì và chui vào hạ bì, ở đó kết thúc sự phát triển Tiểu giao tử bào thành tiểu giao tử ở biểu bì ruột, rồi chui vào mô hạ bì và làm cho đại giao tử thụ sinh thành hợp tử Sau khi chín, hợp tử vỡ ra giải phóng các bào tử Bào tử này lại chui vào hồng cầu Khi bét hút máu, bào tử vào ruột bét Khi động vật (thằn lằn) ăn bét, bào tử trùng vào ruột và xâm nhập vào các tế bào thượng bì ruột dưới dạng các đoạn thể và chu kỳ lại bắt đầu.
KÝ CHỦ VÀ NƠI Ở CỦA KÝ SINH TRÙNG
Ký chủ (vật chủ) là một loài động vật mà ở đó ký sinh trùng sống tạm thời hoặc lâu dài.
Ví dụ: sán dây Taenia hydatigena ký sinh ở ruột non chó; chó là ký chủ của sán này.
Ký chủ bao giờ cũng là môi trường sống của ký sinh trùng Những yếu tố của ngoại cảnh muốn tác động vào ký sinh trùng, nhất thiết phải thông qua ký chủ Ngoại cảnh lại là môi trường sống của ký chủ Căn cứ vào đặc điểm sống của ký sinh trùng, ký chủ được chia thành các loại sau:
- Ký chủ cuối cùng: là một loại động vật ở đó ký sinh trùng sống và phát triển đến giai đoạn trưởng thành, có khả năng sinh sản được
Ví dụ sán lá ruột lợn (Fasciolopsis buski) ký sinh ở ruột non lợn đến giai đoạn trưởng thành, thường xuyên đẻ trứng ra ngoài Như vậy, lợn là ký chủ cuối cùng của sán lá ruột lợn.
- Ký chủ trung gian: là một loại động vật ở đó ấu trùng của ký sinh trùng sống và phát triển từ giai đoạn này đến giai đoạn khác
Ví dụ: ốc Limnaea là ký chủ trung gian của sán lá gan (F.gigantica) vì trong ốc này, ấu trùng sán lá gan đã phát triển từ dạng Miracidium thành Sporocyst, rồi đến Redia và đến dạng
Cercaria mới chui ra khỏi ốc để phát triển tiếp
- Ký chủ bổ sung (ký chủ trung gian 2):
Trong quá trình phát triển của nhiều loài ký sinh trùng, sau khi đã phát triển trong ký chủ trung gian thứ nhất, cần tiếp tục phát triển trong ký chủ nữa để đến giai đoạn gây nhiễm;
Ký chủ này được gọi là ký chủ bổ sung hoặc ký chủ trung gian 2
Ví dụ: Sán dây hai rãnh (Diphyllobothrium latum) ký sinh ở chó, sau khi ấu trùng của sán (Procercoid) được hình thành trong ký chủ trung gian thứ nhất là các loài giáp xác (Cyclops), muốn phát triển đến giai đoạn ấu trùng gây nhiễm (Plerocercoid) thì cần phải có ký chủ trung gian thứ 2 là các loài cá nước ngọt Vậy cá là ký chủ bổ sung của sán này.
- Ký chủ dự trữ: là một loại động vật ở đó ấu trùng của ký sinh trùng sống, nhưng không phát triển gì thêm Ví dụ: Các loài bọ hung, giun đất là ký chủ tích trữ của giun đũa lợn Nếu chúng ăn phải trứng có chứa ấu trùng 2 thì ấu trùng sẽ tích trữ trong mô và giữ nguyên khả năng gây nhiễm cho lợn trong một thời gian dài
- Ký chủ tạm thời: là những loại động vật mà ký sinh trùng chỉ sống trong một thời gian ngắn
Ví dụ: ruồi, muỗi hút máu trâu bò trong thời gian ngắn Trâu bò là ký chủ tạm thời của ruồi, muỗi.
- Ký chủ vĩnh viễn: là những loại động vật có ký sinh trùng sống cả đời ở đó
Ví dụ: ghẻ sống ở lợn, giun bao (Trichinella spiralis) sống trong động vật ăn thịt…
1.5.2 Nơi ở của ký sinh trùng
- Mọi nơi, mọi cơ quan trong cơ thể động vật đều có ký sinh trùng ký sinh.
- Ký sinh trùng (giun sán) thường tập trung sống ký sinh chủ yếu ở hệ tiêu hóa.
- Thường mỗi loài ký sinh trùng có một nơi ký sinh chuyên biệt, nhưng cũng có những loài có thể ký sinh ở những nơi khác nhau Ví dụ ấu trùng Echinococcus.
- Những pha phát triển khác nhau, ký sinh trùng cũng thường ký sinh ở những nơi khác nhau.
- Căn cứ vào nơi ở, ký sinh trùng được chia thành:
+ Ký sinh trùng bên trong (Entozoa) - nội ký sinh
+ Ký sinh trùng bên ngoài (Epizoa) - ngoại ký sinh.
Căn cứ vào phương thức sinh tồn, ký sinh trùng được chia thành:
+ Ký sinh trùng tạm thời: chỉ sống trong thời gian ngắn để lấy thức ăn và sinh đẻ ở đó. + Ký sinh trùng vĩnh viễn: sống lâu dài và cả đời trên ký chủ Ví dụ: giun xoắn
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA KÝ SINH TRÙNG
So với những động vật cùng nhóm sống tự do, hình thái của ký sinh trùng có những đặc điểm khác Đặc điểm đáng chú ý nhất là chúng mất đi một số khí quan thường có Do đời sống ký sinh, nhiều chức năng sinh lý của một số cấu tạo cơ thể trở nên vô ích, vì thế các khí quan tương ứng teo dần và mất đi Nhiều ký sinh trùng không có ống tiêu hóa, vì sống giữa khối thức ăn đã tiêu hóa sẵn chỉ cần hấp thu Chấy, rận không có cánh vì không cần bay từ con vật này sang con vật khác Vậy đời sống ký sinh đưa đến sự đơn giản về hình thái, đó là hiện tượng thoái hóa do đời sống ký sinh Sự thoái hóa giúp cho ký sinh trùng thích ứng hơn với những điều kiện sống đã thay đổi của chúng. Đời sống ký sinh có khi còn tạo thêm những khí quan mới, thường là những khí quan giúp cho ký sinh trùng bám chắc tại chỗ Những giác, những móc được trang bị thêm.
+ Giác là những chỗ lõm hình bán nguyệt, có hai hệ thống cơ vòng và cơ tỏa, những bó cơ này co lại giúp cho ký sinh trùng hút được vào trong hõm một nụm thịt (mô) mặt đáy, làm ký sinh trùng bám chắc vào ký chủ Ví dụ: Giác bám của sán lá.
+ Móc được cấu tạo bằng chất kitin hay sừng, thường ở trên mõm (hoặc ở phía đỉnh đầu) và thường cong về phía sau Đây là một khí quan đặc biệt có thể châm và cắm sâu vào tổ chức của ký chủ như một lưỡi câu Ví dụ: móc ở giun đầu gai, ở hạ khẩu của ve.
+ Ngoài các khí quan để bám cơ thể ký sinh trùng còn xuất hiện các khí quan để lấy chất dinh dưỡng Vòi là một ống rỗng không dùng để bám mà để hút những chất dinh dưỡng lỏng.
Cũng có những cơ quan chỉ tồn tại một giai đoạn rồi mất đi Ví dụ ở Cercaria của nhiều sán lá có mắt ở giai đoạn sống tự do Khi thành sán trưởng thành, mắt bị tiêu giảm.
Những ký sinh trùng tạm thời như ruồi, muỗi… không biến đổi nhiều về hình thái và chức năng so với những loài sống tự do cùng nhóm Chính vì hoàn cảnh sinh sống thay đổi làm chức năng thay đổi mà hình thái cũng thay đổi Rận sống trên cơ thể ký chủ lâu dài hơn ruồi, muỗi nên những biến đổi càng rõ rệt, móng khỏe hơn để bám chắc, thân bẹp lại để khỏi lăn đi đễ dàng Sán dây là ký sinh trùng bắt buộc và vĩnh viễn, nên không cần lỗ miệng, đường tiêu hóa Toàn thân sán dây hầu như chỉ gồm các khí quan sinh dục
Một số ký sinh trùng có một giai đoạn sống tự do cũng phải biến đổi về hình thái để thích ứng với ngoại cảnh thiên nhiên Ví dụ lưng côn trùng thường có màu lẫn với màu đất, lá, gỗ chỉ có bụng là màu trắng Các khí quan cảm giác như ăng ten (râu) đều đưa ra phía trước có tác dụng tiếp xúc với mọi vật khi côn trùng di động.
Những biến đổi về hình thái thể hiện mối quan hệ giữa ký sinh trùng và ký chủ, cũng là mối quan hệ gữa ký sinh trùng và ngoại cảnh; vì bản thân ký chủ là ngoại cảnh quan trọng nhất của ký sinh trùng.
1.6.2 Đặc điểm về sinh sản
Ký sinh trùng có thể sinh sản theo phương thức hữu tính, vô tính; có khi xen kẽ giữa vô tính và hữu tính; cũng có khi con cái sinh sản mà không cần có đực (Parthenogenesis), hoặc ấu trùng cũng sinh sản.
Trong phương thức sinh sản hữu tính có trường hợp:
- Con cái đẻ trứng chưa có phôi thai.
- Con cái đẻ trứng đã có phôi thai ở những giai đoạn khác nhau: chưa phân chia (giai đoạn 1) như giun tóc Phân chia ít (giun nước) hay nhiều (2, 4, 8, 16, 32, 64 phôi bào) hoặc ở dạng phôi dâu (morula) như giun họ Trichostrongylidae
- Con cái đẻ trứng có phôi thai đầy đủ (giun kim); có khi phôi thai nở ra và tự do trong tử cung con mẹ.
Trong cùng một nhóm, cũng có thể có những loại đẻ trứng, có loại đẻ cả trứng và đẻ con, có loại luôn đẻ con Đặc tính này giúp phân biệt những loại ký sinh trùng có hình thái giống nhau.
Khả năng sinh sản của ký sinh trùng thật đáng sợ Một sán dây (Taenia saginata) có thể đẻ 150 triệu trứng Những con đẻ ít (ví dụ: Echinococcus) thì ở giai đoạn ấu trùng có phương thức sinh sản bằng đâm chồi đặc biệt mạnh Đặc tính này giúp cho việc bảo tồn loài giống; vì trứng và ấu trùng dễ bị tiêu diệt ở ngoài thiên nhiên Có tác giả cho là ký sinh trùng được dinh dưỡng gấp bội và được nuôi dưỡng đặc biệt nên chúng đẻ nhiều.
1.6.3 Đặc điểm phát dục, vòng đời của ký sinh trùng a Sự phát dục
Quá trình phát dục của ký sinh trùng bắt đầu từ trứng đến giai đoạn trưởng thành thường không liên tục và có những thay đổi đột ngột qua các giai đoạn Trong mỗi giai đoạn có sự thay đổi về kích thước hoặc đôi khi thay đổi cả về hình thái Đó là những quá trình lột xác, biến thái hoặc thế đời.
- Lột xác: là sự cởi bỏ lớp vỏ ngoài để lớn lên, ký sinh chỉ thay đổi về kích thước mà không có sự thay đổi về hình thái Vì ký sinh trùng có lớp vỏ ngoài bằng Chitin nên muốn lớn lên nó phải phá bỏ lớp vỏ cũ
- Biến thái: quá trình phát triển từ phôi thai thành ký sinh trùng trưởng thành không tuần tự, liên tục mà có sự thay đổi đột ngột, từng đợt vào những thời kỳ nhất định của sự tiến hóa Những cá thể sau được sinh ra có khi hoàn toàn khác những cá thể khác những cá thể trước về hình thái Những thay đổi đó gọi là biến đổi hình thái hay biến thái
ẢNH HƯỞNG NGOẠI CẢNH ĐẾN KÝ SINH TRÙNG
Giai đoạn ký sinh trong cơ thể của ký chủ, ký sinh trùng có môi trường sống ổn định và thường ít chịu ảnh hưởng của ngoại cảnh bên ngoài Tuy nhiên, ngoại cảnh có ảnh hưởng đến sự phát triển của ký sinh vì ký sinh có một số giai đoạn phát triển xảy ra ở môi trường ngoài nên ngoại cảnh tác dụng trực tiếp đến ký sinh trùng Một số ký sinh có giai đoạn ấu trùng nằm trong ký chủ trung gian hoặc ký chủ tích trữ, mà sự sinh sản của các loài này lại chịu ảnh hưởng của ngoại cảnh Vì vậy có thể nói ngoại cảnh vừa có ảnh hưởng trực tiếp vừa gián tiếp đến sự phát triển của ký sinh Vì vậy mỗi vùng địa lý khác nhau sẽ có hệ ký sinh khác nhau Ngoài những yếu tố tự nhiên thì những yếu tố xã hội cũng có ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của ký sinh trùng
1.7.1 Yếu tố tự nhiên Điều kiện khí hậu và thời tiết có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trứng và ấu trùng ký sinh trùng ở môi trường ngoài cũng như ảnh hưởng đến sự tồn tại của một số ký chủ trung gian truyền bệnh
Nhiệt độ thích hợp cho trứng phát triển vào khoảng 28 - 35 o C, nhiệt độ thấp trứng chậm phát triển, nhiệt độ trên 45 o C trứng không phát triển Ẩm độ thấp ấu trùng không nở được.
Ví dụ: trứng sán lá gan Fasciola ở 10 - 19 o C nở sau 56 ngày, 19 - 38 o C nở sau 16 ngày. Ẩm độ cao tồn tại được 8 tháng ở môi trường ngoài Ở nơi có nhiệt độ lạnh, nhiệt độ cơ thể của ốc (ký chủ trung gian của sán lá gan) cũng thay đổi nên ấu trùng trong cơ thể ốc cũng không phát triển được
Các yếu tố như oxy, độ pH, ánh sáng cũng có ảnh hưởng sự phát triển của trứng và ấu trùng Thành phần đất, độ cao, vùng đồng bằng, vùng núi, ven biển đều có ảnh hưởng đến sự tồn tại của một số loài ký sinh
Hệ động - thực vật càng đa dạng thì hệ ký sinh càng phong phú Mật độ động vật cao cơ hội truyền bệnh lớn và mầm bệnh lưu trữ lâu Ở Việt Nam với khí hậu nóng và ẩm rất thuận lợi cho sự phát triển của nhiều loài ký sinh trùng nên hệ ký sinh rất đa dạng Thời tiết giữa các miền của nước ta có khác nhau nên hệ ký sinh giữa các miền cũng có khác biệt Nhiều nghiên cứu trong nước cho thấy loài sán lá gan Clonorchis sinensis, Opisthorchis viverrini, sán lá ruột lợn Fasciolopsis buski có nhiều ở các tỉnh phía Bắc và Bắc Trung Bộ Nhưng các loài giun dạ dày Gnathostoma, sán lá ruột gia cầm Echinostoma, giun tim Dirofilaria immitis lại có nhiều ở các tỉnh phía Nam Tuy nhiên cũng có nhiều loài được tìm thấy khắp nơi trong nước
Căn cứ vào những kết quả nghiên cứu gần đây thì sự phân bố và hệ ký sinh ở Việt Nam ngày nay có khác biệt với thời kỳ trước đây (30 năm) Có một số loài ký sinh trước đây từng được báo cáo nhưng ngay nay rất hiếm gặp cũng có thể đã dần mất đi Ngược lại một số bệnh truyền lây từ động vật sang người trước đây ít được phát hiện nhưng ngày nay lại được phát hiện nhiều ở Việt Nam.
1.7.2 Điều kiện xã hội Ở mỗi vùng, thói quen sinh hoạt và nhận thức của người dân khác nhau nên sự lưu hành bệnh ở những nơi này cũng khác nhau Các yếu tố xã hội có thể kể là:
- Tập quán ăn uống: ăn thịt chưa nấu chín (thịt hun khói, nem chua, tái) là nguyên nhân mắc một số bệnh Giun xoắn, Gạo lợn, Gạo bò.
- Tập quán chăn nuôi tiên tiến hay lạc hậu sẽ hạn chế hay tạo điều kiện cho một số mầm bệnh ký sinh trùng phát triển Phương thức chăn nuôi cũng làm thay đổi hệ ký sinh của gia súc.
- Trình độ văn minh của xã hội như ý thức vệ sinh, bảo vệ môi trường sẽ góp phần hạn chế ký sinh phát triển Một số nước tiên tiến đã tiêu diệt được hoàn toàn một số bệnh giun sán Nói chung ký sinh trùng có nhiều giống loài, mỗi giống loài có thể phát triển ở những điều kiện ngoại cảnh khác nhau Thành phần ký sinh ở xứ nóng phong phú hơn xứ lạnh; vùng ẩm thấp, lầy lội nhiều hơn vùng khô; mùa nóng ký sinh phát triển tốt hơn mùa lạnh Gia súc non cảm nhiễm nhiều hơn gia súc trưởng thành.
TÁC ĐỘNG QUA LẠI GIỮA KÝ SINH TRÙNG VÀ KÝ CHỦ
Do lối sống ký sinh nên vật ký sinh và ký chủ luôn có tác động lẫn nhau Những tác động này thay đổi tùy pha, tùy giai đoạn phát triển của ký sinh trùng.
1.8.1 Tác động của ký sinh trùng lên ký chủ a Tác động cơ giới
Hầu hết ký sinh trùng đều gây ra những tác động cơ giới, làm ảnh hưởng đến khí quan mà chúng xâm nhập:
+ Với những ký sinh trùng có kích thước lớn lại ký sinh với số lượng nhiều, thường gây tắc vỡ các khí quan hình ống: ruột, ống mật, mạch máu…
+ Các khí quan như giác bám và móc của ký sinh trùng (như sán dây Taenia, Raillietina, giun đầu gai Macracanthorhynchus hirudinaceus…) làm tổn thương nơi ký sinh, làm thủng, rách, gây tróc niêm mạc, phá hoại các tổ chức, xuất huyết Những ký sinh trùng này thường gây viêm cấp tính, mạn tính Do viêm dẫn đến sinh vỏ bằng tổ chức liên kết và xơ bọc lấy ký sinh trùng Vỏ bọc và ký sinh trùng bên trong sẽ chết và biến thành vôi và tạo thành hạt. + Phần lớn ấu trùng của ký sinh trùng khi xâm nhập vào cơ thể, có quá trình di hành qua nhiều khí quan, gây tổn thương cho những khí quan này (ruột, gan, phổi…) Ví dụ: ấu trùng giun đũa (Ascaris suum), ấu trùng Faciola gây tổn thương ở gan. b Tác động chiếm đoạt
Ký sinh trùng tự nuôi dưỡng bằng cách ăn tổ chức của ký chủ, cướp một phần thức ăn của ký chủ đã tiêu hóa, hút máu ký chủ Tác động này tiếp diễn liên tục nên làm ký chủ gầy yếu, thiếu máu Đặc biệt khi ký sinh trùng ký sinh với số lượng lớn Ví dụ: ghẻ ăn các tế bào da, sán dây chiếm đoạt chất dinh dưỡng trong ruột, côn trùng hút máu. c Tác động đầu độc
Tác động đầu độc được coi là gây hại nhất cho ký chủ Ký sinh trùng đầu độc ký chủ bằng độc tố gồm:
- Tất cả sản phẩm của quá trình trao đổi chất của ký sinh trùng Các sản phẩm này gây trúng độc mãn tính cho súc vật Tác hại do những sản phẩm của quá trình trao đổi chất này cũng thay đổi tùy giai đoạn phát triển của ký sinh trùng Ở giai đoạn ấu trùng, tác động đầu độc mạnh hơn ở giai đoạn ký sinh trùng trưởng thành.
- Ký sinh trùng còn đầu độc ký chủ bằng nội, ngoại độc tố do chính ký sinh trùng tiết ra. Thành phần của độc tố gồm những men có khả năng làm tan máu, hủy hoại mỡ, tế bào ký chủ và những chất kháng men có tác dụng trung hòa men của ký chủ để tiêu hóa ký sinh trùng. Thành phần này đã làm ký chủ chậm lớn, gầy yếu Ký chủ hấp thụ phải những độc tố của ký sinh trùng, gây ra những rối loạn khác nhau nhưng thường nhất là những rối loạn thần kinh (co giật, bại liệt…) và tuần hoàn (gây dung huyết, bần huyết…) Độc tố còn làm tê liệt các tế bào thực bào của ký chủ d Tác động truyền bệnh
Một số ngoại ký sinh trùng hút máu súc vật, gây viêm ngoài da nhưng không nguy hiểm bằng việc truyền những bệnh có thể gây thành dịch lưu hành giết hại nhiều súc vật Ví dụ muỗi truyền bệnh Sốt rét, ve truyền bệnh Lê dạng trùng, bọ chét truyền bệnh Dịch hạch, ruồi
Glossina truyền bệnh Trùng roi, côn trùng hút máu truyền bệnh Nhiệt thán. Ấu trùng ký sinh trùng khi di hành trong cơ thể ký chủ, còn đem theo nhiều vi khuẩn, vi rút xâm nhập vào các khí quan, gây các bệnh khác kế phát.
Ngoài ra ký sinh trùng trong khi ký sinh, còn gây ra trạng thái dị ứng quá mẫn cho ký chủ.
1.8.2 Tác động của ký chủ lên ký sinh trùng
Ký chủ có thể ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của ký sinh trùng Ví dụ sán dây Bothriocephalus latus có thể dài vài mét ở người, trong khi chỉ dài 20-40cm ở ruột mèo, tuy hình thái không thay đổi Sán dây Hymenolepis microstoma tiến triển đến trạng thái trưởng thành ở chuột nhắt nhưng không phát triển đầy đủ ở ruột chuột thường.
Ký chủ luôn luôn phản ứng để làm giảm tác hại do ký sinh trùng gây ra Những phản ứng của ký chủ thường biểu hiện ở các dạng sau:
- Phản ứng bên ngoài cơ thể: do da bong lớp thượng bì, niêm mạc tiết lysosyme Thường sự phòng thủ bên ngoài không quan trọng đối với ký sinh trong trường hợp ký sinh vật có thể xuyên thẳng qua da.
- Phản ứng bên trong cơ thể:
+ Phản ứng tế bào: hiện tượng thực bào (phagocytosis) do bạch cầu và các tế bào của hệ thống lưới nội bào, gan, lách, tủy xương, bạch huyết đảm nhiệm Hiện tượng này xảy ra đối với loại kích thước nhỏ như nguyên sinh động vật.
+ Hiện tượng viêm (inflammation): khi ký sinh xâm nhập vào một nơi nào thì các tế bào bị tiêu hủy sẽ giải phóng histamin làm giãn mạch, máu được dẫn tới nhiều hơn làm đỏ, nóng, bạch cầu sẽ xuyên mạch ra ngoài để tiêu diệt ký sinh trùng Tế bào của mô liên kết sẽ sinh sản thêm ra tăng số lượng đại thực bào làm sưng, đồng thời fibrin thoát ra từ mạch máu làm thành mạng lưới bao lấy ký sinh trùng làm cho ký sinh trùng không lan tràn ra được.
+ Phản ứng thể dịch: làm xuất hiện kháng thể, có thể gây cho ký chủ tính miễn dịch, hoặc trạng thái quá mẫn Trạng thái quá mẫn do cơ thể đã chứa những độc tố quá mẫn (anaphyllatoxin) do ký sinh trùng sinh ra, sẽ nhạy cảm hơn với cùng ký sinh trùng ấy; do đó phản ứng rất mạnh với lần cảm nhiễm thứ hai Ví dụ những tai biến nghiêm trọng có thể gây tử vong do một kén nước Echinococcus vỡ ra trong xoang phúc mạc, hoặc trạng thái quá mẫn ở những con vật đã nhiễm giun đũa.
Những phản ứng trên của ký chủ mạnh hay yếu phụ thuộc vào những yếu tố sau:
+ Giống nòi: có những giống dị cảm ít hay nhiều với những ký sinh trùng nhất định. Trong vùng mà ký sinh trùng thường có, nó gây tác hại ít hơn ở vùng mà trước đó chưa có; hoặc những giống súc vật nhập nội, dị cảm hơn những bệnh đã có ở địa phương Ví dụ bệnh
Lê dạng trùng đã gây bệnh nặng cho bò nhập nội, nhưng bệnh lại nhẹ hơn ở bò nội.
+ Tuổi và tính biệt: Súc vật non nhiễm ký sinh trùng đường ruột (ví dụ: giun đũa, cầu trùng) nhiều hơn súc vật trưởng thành Nhìn chung, sức đề kháng của súc vật trưởng thành tốt hơn so với súc vật non Tính đực cái hầu như không ảnh hưởng trực tiếp đến cường độ cảm nhiễm ký sinh trùng.
ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH KÝ SINH TRÙNG
KHÁI NIỆM, CÁCH GỌI TÊN BỆNH KÝ SINH TRÙNG
Bệnh ký sinh trùng là bệnh phát sinh do căn bệnh là những ký sinh trùng động vật (giun sán, động vật tiết túc, đơn bào ký sinh) gây nên.
Bệnh ký sinh trùng còn được gọi là bệnh xâm nhiễm (Invasio).
Bệnh ký sinh trùng thường biểu hiện ở hai dạng:
+ Cấp tính: triệu chứng lâm sàng biểu hiện rõ ở ký chủ Tỷ lệ tử vong cao.
+ Mãn tính: súc vật tuy mắc ký sinh trùng nhưng triệu chứng lâm sàng biểu hiện không rõ Quá trình bệnh kéo dài âm ỉ, tỷ lệ tử vong thấp.
2.1.2 Cách gọi tên bệnh ký sinh trùng
* Gọi không theo danh pháp quốc tế
+ Gọi theo tên ký sinh trùng: bệnh Giun đũa, bệnh Giun chỉ…
+ Gọi theo triệu chứng lâm sàng: bệnh Phù chân voi, bệnh Sốt đái đỏ, bệnh Sốt rét, bệnh Ngủ + Gọi theo địa điểm phát hiện đầu tiên: Sốt Địa Trung Hải (do Theileria annulata), Bệnh Surra (Ấn Độ) (do Trypanosoma evansi), Sốt Bờ Biển Đông (do Theileria parva)
+ Gọi theo ký chủ trung gian truyền bệnh: bệnh Sốt ve (do Babesia bigemina), bệnh
* Gọi theo danh pháp quốc tế: Để gọi tên bệnh ký sinh trùng, người ta lấy tên giống (genus) của ký sinh trùng làm cơ sở rồi thay tiếp vĩ ngữ bằng osis hoặc iasis - nghĩa là bệnh Ví dụ: bệnh do Fasciola gây nên gọi là Fasciolosis
Nếu bệnh gây nên do nhiều loài ký sinh trùng của một họ; lúc đó lấy tên họ và thay đuôi ae bằng osis Ví dụ bệnh do nhiều loài ký sinh trùng thuộc họ Paramphistomatidae, gọi làParamphistomatidosis.
ĐIỀU KIỆN PHÁT SINH BỆNH KÝ SINH TRÙNG
Một bệnh ký sinh trùng muốn phát sinh và phát triển, đòi hỏi có các điều kiện cần và đủ sau đây:
2.2.1 Ký sinh trùng Để có bệnh ký sinh trùng, phải có ký sinh trùng Đây là điều kiện tiên quyết và người ta cũng thường lấy tên của ký sinh trùng để đặt tên cho bệnh do chúng gây ra.
Ký sinh trùng muốn gây được bệnh, đòi hỏi những điều kiện:
- Phải có sức gây hại cho ký chủ (độc lực).
- Phải có số lượng đến một mức độ nhất định đủ để gây bệnh.
- Phải xâm nhập vào cơ thể bằng con đường thích hợp để đến được nơi cư trú gây bệnh Những điều kiện trên liên quan chặt chẽ với nhau Một loại ký sinh trùng có sức gây hại ít so với các loại khác, nhưng số lượng quá nhiều, đường xâm nhập thích hợp vẫn có thể gây bệnh nặng cho vật nuôi Trái lại, ký sinh trùng có độc lực cao, nhưng đường xâm nhập không thích hợp vẫn có thể không gây nên bệnh cho vật nuôi.
Ký sinh trùng phát triển qua nhiều giai đoạn, mỗi loài ký sinh trùng có khả năng gây bệnh ở các giai đoạn khác nhau Ví dụ: bệnh Gạo lợn, Gạo bò, Giun bao… thì ký sinh trùng chỉ gây bệnh ở giai đoạn ấu trùng; cũng có khi ký sinh trùng lại gây bệnh được ở cả giai đoạn trưởng thành lẫn ấu trùng, như bệnh Sán lá gan Fasciolopsis.
Ký sinh trùng chỉ có thể tồn tại khi có ký chủ thích hợp Vì vậy, một bệnh ký sinh trùng muốn phát sinh cần phải có động vật cảm thụ với loại ký sinh trùng đó và phụ thuộc những yếu tố sau:
Mỗi loài ký sinh trùng thường ký sinh ở những loài ký chủ nhất định, và chỉ có thể gây bệnh khi xâm nhập được vào cơ thể ký chủ thích hợp Cũng có những ký sinh trùng có thể ký sinh ở nhiều loài ký chủ Những ký chủ mới đến, như gia súc mới nhập nội, chuyển vùng…dễ mắc bệnh ký sinh trùng và bệnh thường nặng hơn gia súc địa phương.
Tính cảm nhiễm ký sinh trùng của cơ thể ký chủ thường phụ thuộc vào tuổi Ví dụ: Bệnh giun đũa thường thấy ở gia súc non, còn bệnh sán lá gan thường gặp và gây tác hại nhiều cho gia súc già.
- Sức kháng bệnh của ký chủ:
Cơ thể ký chủ có sức đề kháng cao sẽ chống được bệnh ký sinh trùng một cách chủ động và hạn chế sự phát triển của ký sinh trùng.
Những yếu tố sau đây có ảnh hưởng lớn đến sức kháng bệnh của vật nuôi:
+ Chế độ sử dụng - làm việc.
Do đó chúng ta cần chủ động tạo ra phương thức chăn nuôi, điều kiện làm việc tốt cho gia súc và những giống gia súc có khả năng chống bệnh tốt.
2.2.3 Điều kiện ngoại cảnh Đây là điều kiện quan trọng, bao gồm những yếu tố tự nhiên: (nhiệt độ, độ ẩm, khu hệ động thực vật, ký chủ trung gian, thổ nhưỡng, mưa, nắng, gió…), các điều kiện xã hội (tập quán chăn nuôi, ý thức vệ sinh, bảo vệ môi trường, tập quán sinh hoạt…) có ảnh hưởng lớn đến sự tồn tại, phát triển của ký sinh trùng cũng như của cơ thể gia súc. a Yếu tố tự nhiên Điều kiện khí hậu và thời tiết có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trứng và ấu trùng ký sinh trùng ở môi trường ngoài cũng như ảnh hưởng đến sự tồn tại của một số ký chủ trung gian truyền bệnh
Nhiệt độ thích hợp cho trứng phát triển vào khoảng 28 - 35 o C, nhiệt độ thấp trứng chậm phát triển, nhiệt độ trên 45 o C trứng không phát triển Ẩm độ thấp ấu trùng không nở được.
Ví dụ: trứng sán lá gan Fasciola ở 10 - 19 o C nở sau 56 ngày, 19 - 38 o C nở sau 16 ngày. Ẩm độ cao tồn tại được 8 tháng ở môi trường ngoài Ở nơi có nhiệt độ lạnh, nhiệt độ cơ thể của ốc (ký chủ trung gian của sán lá gan) cũng thay đổi nên ấu trùng trong cơ thể ốc cũng không phát triển được
Các yếu tố như oxy, độ pH, ánh sáng cũng có ảnh hưởng sự phát triển của trứng và ấu trùng Thành phần đất, độ cao, vùng đồng bằng, vùng núi, ven biển đều có ảnh hưởng đến sự tồn tại của một số loài ký sinh
Hệ động - thực vật càng đa dạng thì hệ ký sinh càng phong phú Mật độ động vật cao cơ hội truyền bệnh lớn và mầm bệnh lưu trữ lâu b Điều kiện xã hội Ở mỗi vùng, thói quen sinh hoạt và nhận thức của người dân khác nhau nên sự lưu hành bệnh ở những nơi này cũng khác nhau Các yếu tố xã hội có thể kể là:
- Tập quán ăn uống: ăn thịt chưa nấu chín (thịt hun khói, nem chua, tái) là nguyên nhân mắc một số bệnh Giun xoắn (Trichinellosis), Gạo lợn, Gạo bò.
- Tập quán chăn nuôi tiên tiến hay lạc hậu sẽ hạn chế hay tạo điều kiện cho một số mầm bệnh ký sinh trùng phát triển Phương thức chăn nuôi cũng làm thay đổi hệ ký sinh của gia súc.
- Trình độ văn minh của xã hội như ý thức vệ sinh, bảo vệ môi trường sẽ góp phần hạn chế ký sinh phát triển Một số nước tiên tiến đã tiêu diệt được hoàn toàn một số bệnh giun sán Những yếu tố trên là những điều kiện cần thiết Nếu tạo được những điều kiện bất lợi cho ký sinh trùng thuộc các lĩnh vực trên thì bệnh ký sinh trùng sẽ không phát ra được Trong thực tế, muốn phòng bệnh ký sinh trùng, chúng ta cần vận dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp thuộc các lĩnh vực trên.
SỰ PHÁT TRIỂN BỆNH KÝ SINH TRÙNG
Bệnh ký sinh trùng thường qua hai thời kỳ: a Cấp tính Ấu trùng ký sinh trùng xâm nhập cơ thể gây biến hóa cục bộ, đồng thời gây phản ứng toàn diện Nếu ấu trùng có một thời kỳ di hành qua máu và tổ chức (giun đũa, giun móc), sẽ gây phản ứng mạnh trong cơ thể ký chủ Những chất bài tiết của ký sinh trùng gây triệu chứng cấp tính, thường gây viêm cục bộ, rồi lan ra toàn thân Phản ứng toàn diện của cơ thể ký chủ với ký sinh trùng biểu hiện rõ nhất ở hiện tượng tăng bạch cầu ái toan, lâm ba cầu và giảm bạch cầu trung tính Một số tổ chức bị xơ hóa Những triệu chứng chung xuất hiện, ví dụ: đi ỉa lỏng, gầy rạc, ho, co giật… b Mạn tính
Do sức chống đỡ của ký chủ, ký sinh trùng không gây được triệu chứng cấp tính Các tổ chức của ký chủ xơ hóa để bao vây ký sinh trùng (C.cellulosae, ấu trùng Trichinella trong cơ…) Ở trong máu, bạch cầu ái toan giảm, bạch cầu đơn nhân tăng Cuối cùng tổ chức bao vây ký sinh trùng có thể sinh ngạnh hóa Ví dụ: tổ chức gan, ống mật bị ngạch hóa trong bệnh sán lá gan mạn tính ở trâu Tổ chức xơ đã thay thế những tế bào có ích, ảnh hưởng đến chức năng của gan: phân tiết mật giảm, ảnh hưởng đến sinh lý tiêu hóa, sức làm việc của con vật giảm đi Khi dinh dưỡng thiếu làm việc quá sức, khí hậu không thuận lợi, con vật có thể chết vì bệnh sán lá gan, mà trước đây vẫn chống đỡ được.
Sự phát triển của bệnh ký sinh trùng phụ thuộc vào tác động gây bệnh của từng loại ký sinh trùng, độc lực của nó và sức chống đỡ của ký chủ Khi ký sinh trùng gặp điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và sinh sản, lúc đó chúng có thể gây bệnh rõ rệt ở thể cấp tính hoặc mạn tính Khi cơ thể nhiễm ít ký sinh trùng tiềm tàng hay ẩn tính.
Bệnh ký sinh trùng thường ghép thêm những bệnh kết hợp hoặc những bệnh thứ nhiễm.Bệnh thứ nhiễm thường làm bệnh cũ nặng thêm Ví dụ ảnh hưởng của vi rút dịch tả trâu bò,dịch tả lợn, cầu trùng, lê dạng trùng, tiên mao trùng… có độc lực mạnh hơn, có thể làm vật chết.
MIỄN DỊCH KÝ SINH TRÙNG
Để chống lại sự xâm nhập và tác hại của những mầm bệnh (virus, vi khuẩn, ký sinh trùng) cơ thể động vật sử dụng 2 cơ chế đó là miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc hiệu Tuy nhiên để tồn tại và phát triển được thì các ký sinh cũng sử dụng nhiều hình thức để né tránh miễn dịch của ký chủ Vì vậy có một cuộc đấu tranh bền bỉ và liên tục giữa ký chủ và vật ký sinh Nếu tính miễn dịch của ký chủ thắng thì mầm bệnh sẽ bị tiêu diệt, nếu ký sinh vượt qua được hàng rào miễn dịch thì ký chủ sẽ phát bệnh và trường hợp còn lại là ký sinh và ký chủ sẽ giữ thế cân bằng Miễn dịch ký sinh trùng, thường rơi vào trường hợp thứ 3.
Khi ký chủ nhiễm ký sinh sẽ hình thành miễn dịch, nhưng miễn dịch không thể tiêu diệt hoàn toàn ký sinh (vẫn giữ lại trong cơ thể một số lượng ký sinh nhất định) nên còn gọi là miễn dịch không hoàn toàn Tuy nhiên, tính miễn dịch này có khả năng ngăn cản không cho ký sinh phát triển quá mức, hạn chế tác hại của ký sinh và ngăn ngừa sự bội nhiễm Nhưng khi dùng thuốc để loại trừ ký sinh trùng thì tính miễn dịch này biến mất.
Như vậy đặc tính của miễn dịch ký sinh là miễn dịch mang trùng, miễn dịch không hoàn toàn, tính miễn dịch yếu và nhanh chóng mất đi khi không còn ký sinh trong cơ thể Khi ký chủ khỏi bệnh thường dễ tái nhiễm Sau khi dùng thuốc trị ký sinh trùng, sức miễn dịch còn được duy trì một thời gian ngắn Ví dụ với sán lá gan Fasciola, sức miễn dịch còn được 1,5-2 tháng Đối với sán dây Moniezia (cừu) được 1-1,5 tháng Nói chung sức miễn dịch không duy trì quá 2 tháng.
2.4.2 Các loại miễn dịch ký sinh trùng
Miễn dịch ký sinh trùng gồm:
- Miễn dịch tự nhiên: Tính miễn dịch này có thể hoàn toàn hay tương đối Ví dụ: người hoàn toàn không cảm nhiễm với Plasmodium của loài gặm nhấm hay của gà và ngược lại.
- Miễn dịch thu được: gồm 2 loại:
+ Miễn dịch chủ động gây ra do tiêm vacxin hay một kháng nguyên chết, khó thực hiện,trừ một số bệnh giun tròn và đơn bào; có thể gây trạng thái phòng nhiễm đối với một số bệnh như: Lê dạng trùng, Biên trùng… bằng cách cho những ve chứa ít ký sinh trùng đốt bê, hoặc tiêm bằng máu của những con đã khỏi bệnh (chỉ còn chứa ít ký sinh trùng, độc lực kém) và tiêm vào những chỗ ít mạch máu (đuôi), hoặc gây một bệnh thí nghiệm rồi chữa ngay cho con vật khỏi về phương diện lâm sàng.
+ Miễn dịch bị động do tiêm huyết thanh của con vật đã được miễn dịch (không có tác dụng thực tế trong các bệnh ký sinh trùng).
2.4.3 Kháng nguyên và kháng thể
Kháng nguyên của ký sinh trùng gồm bản thân nó và những sản phẩm mà nó bài tiết ra, ký chủ phản ứng lại tác động kích thích của ký sinh trùng (kháng nguyên) bằng cách sản sinh kháng thể Kháng thể chính là thành phần globulin của huyết thanh ký chủ Do sự phát triển và tác động của ký sinh trùng thường là thứ cấp tính hay mãn tính, nên tính miễn dịch đối với bệnh ký sinh trùng thường chỉ là tương đối Kháng nguyên và kháng thể có tính đặc hiệu: ký sinh trùng loại nào, phát sinh kháng nguyên loại ấy Ký chủ sinh kháng thể chỉ nhằm một loại ký sinh trùng nhất định, nhưng trong bệnh ký sinh trùng lại có hiện tượng phản ứng miễn dịch nhóm tức là kháng thể chống được kháng nguyên của những loại ký sinh trùng gần nhau Ví dụ tính phòng nhiễm của bò chống Piroplasma bovis cũng cho con ký chủ tính phòng nhiễm chống Anaplasma marginale.
Sự sản sinh kháng thể là do hoạt động của toàn thân ký chủ, dưới sự chi phối và chỉ đạo của hệ thống thần kinh, nhưng cũng tập trung vào mấy khí quan chính của hệ thống võng mạc nội bì (hệ lâm ba, lá lách, một phần phổi, gan) Lá lách là khí quan sinh kháng thể mạnh, do đó cắt bỏ lá lách hay làm ngăn trở chức năng của lá lách có thể làm giảm sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh ký sinh trùng, làm cho ký sinh trùng sinh sản rất mạnh, bệnh đang ở thể tiềm ẩn, có thể phát thành thể lâm sàng.
Huyết thanh miễn dịch có những đặc tính: ngưng kết, dung giải, kết tủa, cố định bổ thể, quá mẫn và dị cảm hóa Thí dụ: ấu trùng giun đũa sau khi xâm nhiễm vào cơ thể 20 ngày, trong máu ký chủ có hiện tượng tăng bạch cầu ái toan và sinh kháng thể Nếu lúc đó ký chủ tái nhiễm ấu trùng giun đũa, cơ thể ký chủ sinh ra precipitin (kết tủa tố) ảnh hưởng đến khả năng chui vào tổ chức ký chủ và khả năng lấy thức ăn của ấu trùng giun Lấy huyết thanh của con vật đã mắc bệnh giun đũa cho tiếp xúc với ấu trùng giun đũa thì phát hiện được trong thực quản, lỗ hậu môn của ấu trùng có những chất kết tủa (chứng minh là trong huyết thanh có precipitin).
2.4.4 Sự né tránh đáp ứng miễn dịch của ký sinh trùng
Ký sinh trùng có nhiều biện pháp để lẩn tránh đáp ứng miễn dịch của cơ thể ký chủ. Những biện pháp thường thấy là:
- Ký sinh trùng luôn luôn thay đổi các kháng nguyên bề mặt trong suốt chu trình sống của chúng Có hai hình thức thay đổi:
+ Một là, thay đổi qua từng giai đoạn Hình thức này thấy điển hình ở ký sinh trùng sốt rét (khi là thể liệt, khi là thoa trùng, khi là tiểu thể hoa cúc) Ở mỗi thể này, ký sinh trùng sốt rét lại có những epitope kháng nguyên riêng Vì vậy, khi cơ thể ký chủ vừa tạo ra được kháng thể chống lại kháng nguyên ở thể này thì ký sinh trùng đã chuyển sang giai đoạn khác và né tránh được sự đe dọa của đáp ứng miễn dịch
+ Hai là, thay đổi liên tục kháng nguyên bề mặt Ví dụ điển hình của hình thức này là tiên mao trùng Trypanosoma - loại ký sinh trùng đường máu có khả năng thay đổi liên tục kháng nguyên bề mặt Mỗi đợt số lượng ký sinh trùng trong máu tăng lên là một lần chúng thay đổi tính kháng nguyên Sở dĩ Trypanosoma có khả năng này là do chúng có một glycoprotein bề mặt thay đổi - VSG (Variable Surface Glycoproteine) Mỗi Trypanosoma có tới trên 1.000 gen VSG khác nhau, mỗi lần một gen này được sao ra và biểu lộ, thay cho gen cũ bị loại đi Các loài tiên mao trùng khác nhau đều có các Immunoglobulin của ký chủ gắn với bề mặt tế bào của chúng Người ta cho rằng, các kháng thể này không gắn với tiên mao trùng qua vùng biến đổi của chúng mà lại qua phần Fc của phân tử kháng thể Các kháng thể này có thể che khuất ký sinh trùng đó và làm cho các tế bào có thẩm quyền miễn dịch không nhận biết được ký sinh trùng Sự thay đổi tính kháng nguyên này làm khó khăn cho việc chế tạo ra một loại vắc xin hữu hiệu đối với ký sinh trùng.
- Một số ký sinh trùng náu mình bên trong tế bào (ví dụ: Toxoplasma, Plasmodium ) hoặc trong một vỏ bọc dày (ví dụ: amip, giun bao, giun kết hạt ) nên mọi khả năng miễn dịch của ký chủ không tấn công được Không những thế, đôi khi vỏ bọc này còn có tác dụng trung hoà làm bổ thể cũng không hoạt động được, hoặc lâu lâu vỏ bọc lại tự bong ra và thay bằng vỏ mới Sự ẩn náu của ký sinh trùng trong tế bào có thể bảo vệ cho ký sinh trùng tránh khỏi các tác động có hại, hoặc tác dụng gây chết của kháng thể, hoặc cơ chế đề kháng của tế bào Ví dụ: ký sinh trùng sốt rét (Plasmodium) lúc đầu phát triển trong tế bào gan, sau đó trong hồng cầu Chúng chỉ chịu tác động của kháng thể trong pha ngoại bào ngắn ngủi (giai đoạn Sporozoit và Merozoit) Khi ký sinh trong hồng cầu, Plasmodium tránh được cơ chế phòng hộ miễn dịch của ký chủ nhưng cũng tạo nên những bất lợi cho ký sinh trùng (chúng phải lấy dinh dưỡng qua lớp màng tế bào của ký chủ và màng tế bào của chính nó) Vì vậy, chúng đã làm thay đổi cấu trúc tế bào của ký chủ bằng cách các protein của chúng gắn vào màng hồng cầu, vì thế chúng tránh được đáp ứng miễn dịch của ký chủ
- Một số loài giun sán lẩn tránh miễn dịch bằng cách náu mình sau các kháng nguyên của chính ký chủ, vì thế mà cơ thể ký chủ không coi ký sinh trùng là vật lạ Một ví dụ rõ nhất là ấu trùng sán máng Schistosoma: khi di chuyển từ da đến phổi, người ta thấy chúng khoác lấy các glycolipit ABO hay phân tử MHC II của ký chủ (Major Histocompatibility Complex - các phân tử MHC lớp II thấy ở các tế bào trình diện kháng nguyên như đại thực bào, tế bào lymphô B…) nên phần lớn tránh được các đòn miễn dịch của ký chủ
- Ký sinh trùng còn gây suy giảm đáp ứng miễn dịch của ký chủ bằng bản thân các chất độc mà chúng tiết ra Ngoài ra, việc ký sinh trùng chiếm đoạt dinh dưỡng của ký chủ, dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng cũng là một cách gián tiếp làm suy giảm đáp ứng miễn dịch của ký chủ.
2.4.5 Những nhân tố ảnh hưởng tới sức miễn dịch
- Loài giống của ký chủ: những loài, giống động vật khác nhau sức miễn dịch cũng khác nhau với ký sinh trùng Ví dụ sức chống đỡ của người, chồn, chuột lang đối với sán dây
- Tuổi và giới tính của ký chủ: súc vật càng nhiều tháng tuổi sức miễn dịch càng cao so với súc vật non Cũng có những bệnh súc vật non có sức chống đỡ cao hơn súc vật già Ví dụ bệnh Lê dạng trùng thường gặp ở bò trưởng thành vì huyết cầu ở bê tái sinh sản nhanh chóng thay thế những hồng cầu bị Lê dạng trùng phá hoại Sức miễn dịch giữa đực và cái là tương tự nhau (trừ một số trường hợp cá biệt).
DỊCH TỄ HỌC CỦA BỆNH KÝ SINH TRÙNG
Dịch tễ của bệnh ký sinh trùng là một vấn đề rất rộng lớn và quan trọng Dịch tễ có liên quan rất nhiều đến tính chất của mầm bệnh, tính chất của ký chủ, các điều kiện tự nhiên và xã hội, tập quán chăn nuôi, tập quán xã hội, trình độ tổ chức kinh tế, trình độ văn hóa xã hội… Để nắm được các biện pháp phòng chống bệnh nhất thiết phải tiến hành nghiên cứu dịch tễ. Dịch tễ của ký sinh và bệnh ký sinh nghiên cứu các vấn đề sau đây: a Nguyên nhân phát sinh bệnh
Nguyên nhân là dạng ấu trùng hay trưởng thành, do giun sán, đơn bào, hay do côn trùng gây ra; khả năng gây bệnh của mầm bệnh Từ đó mà tiến hành dùng thuốc và dùng các biện pháp cắt đứt chu kỳ phát triển của mầm bệnh. b Đường phát tán và xâm nhập
Mỗi một nguyên nhân bệnh có đường phát tán và xâm nhập khác nhau Do vậy phải biết đường phát tán và xâm nhập.
- Phát tán qua vật môi giới hoặc ký chủ trung gian: Trypanosoma phát tán qua ruồi
Stomoxys calcitrans, Babesia phát tán qua ve Ixodidae Một số trứng giun sán có thể do ruồi, gián, chim, động vật có vú nuốt phải, rồi mang đi xa gần khác nhau Sau đó trứng được thải vào thức ăn nước uống của súc vật Nhiều ngoại ký sinh trùng (rệp, muỗi, bọ) có thể phát tán theo gió, súc vật nuôi, dã thú, người và những dụng cụ người dùng (hành lý, tàu xe…)
- Phát tán qua phân và nước tiểu: hầu hết các loài giun sán đường tiêu hóa phát tán trứng qua phân và giun thận Dioctophyma renale, Stephanurus dentatus phát tán qua đường nước tiểu.
- Phát tán qua tiếp xúc như ghẻ Sarcoptes.
- Phát tán qua giao cấu như (Tritrichomonas foetus và Trypanosoma equiperdum).
- Do quản lý giết mổ như Taenia hydatigenna, T multiceps…
- Đường tiêu hóa: Do ăn hoặc uống phải dạng trứng hay ấu trùng gây nhiễm, ví dụ như đa số các loại giun sán ký sinh ở đường tiêu hoá, cầu trùng, đơn bào ở ruột
- Qua da: Một số ấu trùng gây nhiễm có thể chui qua da ký chủ vào cơ thể để đến vị trí ký sinh thích hợp Ví dụ: giun thận Stephanurus dentatus ở lợn, giun móc Ancylostoma duodenale ở người hay Ancylostoma caninum ở chó, sán máng Schistosoma, giun lươn Strongyloides stercoralis (chó, mèo)
- Qua niêm mạc (cơ quan sinh dục: âm hộ, âm đạo, dương vật): Một số đơn bào như:
Tritrichomonas foetus (bò), Trypanosoma equiperdum (ngựa), Trichomonas vaginalis (người) có thể truyền lây qua giao phối
- Qua đường tuần hoàn, vết thương: Một số bệnh ký sinh trùng đường máu do động vật chích đốt hoặc do truyền máu, mầm bệnh sẽ xâm nhập vào cơ thể Ví dụ: Piroplasma,
Anaplasma, Theleiria, Leishmania, Plasmodium, Trypanosoma, Dirofilaria và một số loài giun chỉ c Sự phân bố
Ký sinh phân bố rộng ở môi trường bên ngoài và phân bố khắp cơ thể Tùy theo từng lúc, từng nơi, từng loài ký sinh mà sự phân bố của nó nhiều hay ít Sự phân bố này gồm:
* Trong cơ thể gia súc
Ký sinh trùng phân bố khắp nơi trong cơ thể gia súc: dạ dày, ruột, cơ, máu, não, tim gan thận,… sự phân bố này liên quan đến các yếu tố:
- Loài ký chủ nhiễm: có loài nhiễm nhiều, có loài nhiễm ít
- Sự phân bố trong từng cơ quan của gia súc: các cơ quan khác nhau thì sự phân bố của ký sinh trùng cũng khác nhau Ví dụ: ấu trùng Cysticercus bovis phân bố chủ yếu ở cơ hàm, cơ tim (52%), cơ lưỡi (36%), các cơ khác rất ít.
- Tính biệt nhiễm: ví dụ chó đực nhiễm ấu trùng giun móc Ancylostoma caninum thì ấu trùng giun phân bố chủ yếu trong ruột, còn ở chó cái giun phân bố trong ruột và cơ.
- Sự di hành trong ký chủ: trong giai đoạn di hành sự phân bố của ký sinh trùng ở các cơ quan cũng khác nhau Ví dụ: giun thận lợn Stephanurus dentatus khi đang di hành phân bố chủ yếu ở gan, sau quá trình di hành nó phân bố ở thận.
- Thời gian gây bệnh hay tồn tại trong ký chủ.
- Thời gian để đạt trạng thái gây bệnh.
Ký sinh trùng phân bố rộng ở môi trường ngoài: đất, nước, chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi,… Sự phân bố này rộng hay hẹp liên quan đến các yếu tố:
- Nhiệt độ, ẩm độ: Ảnh hưởng tới sự phát triển và sự tồn tại của ký sinh ở môi trường bên ngoài.
- Ảnh hưởng của điều kiện lý hóa, ánh sáng.
- Thời gian tồn tại của mầm bệnh ở môi trường bên ngoài.
- Ảnh hưởng của các điều kiện sinh thái, vùng mùa, xã hội tới sự tồn tại và phát triển của mầm bệnh.
Ngoài ra dịch tễ còn nghiên cứu các vấn đề khác như: quy luật nhiễm, tiềm năng sinh học của ký sinh, liệu pháp điều trị hiệu quả, tăng miễn nhiễm với IgE, khả năng miễn nhiễm của từng loài, thời gian tồn tại trong ký chủ trung gian…
2.5.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến dịch tễ học của bệnh ký sinh trùng
Những điều kiện liên quan đến dịch tễ học của bệnh ký sinh trùng là: điều kiện tự nhiên, sự hoạt động của con người. a Điều kiện tự nhiên
- Ở những vùng có mùa đông, mùa hè rõ rệt, ký sinh trùng phát triển theo mùa, vì nhiệt độ và ẩm độ ảnh hưởng rất lớn đến chu kỳ phát dục của nó.
CHẨN ĐOÁN BỆNH KÝ SINH TRÙNG
2.6.1.1 Chẩn đoán trên con vật còn sống
Việc chẩn đoán bệnh giun sán ở con vật sống có thể dựa vào:
- Dựa vào triệu chứng lâm sàng: một số bệnh giun sán có triệu chứng lâm sàng khá điển hình và dễ nhận biết như: rối loạn hoạt động thần kinh (đi vòng quanh, co giật trong bệnh Ấu sán ở não dê, cừu); ỉa phân trắng trong bệnh Giun đũa bê, nghé Chúng ta có thể dựa vào để chẩn đoán
- Dựa vào đặc điểm dịch tễ của bệnh: ví dụ bệnh giun đũa bê nghé chỉ bê nghé mới mắc còn trâu bò trưởng thành thì không.
- Dựa vào điều trị để chẩn đoán: trong một vài trường hợp con vật gầy còm ốm yếu có thể sử dụng thuốc tẩy ký sinh trùng Căn cứ vào kết quả điều trị để chẩn đoán.
- Dựa vào chẩn đoán miễn dịch học: Các bệnh giun sán cũng thể hiện mức độ miễn dịch nhiều ít khác nhau giống như nguyên lý miễn dịch của các bệnh truyền nhiễm Vì vậy, có thể chẩn đoán bệnh giun sán bằng miễn dịch Hiện nay đã có nhiều phương pháp như: phương pháp miễn dịch huỳnh quang, phương pháp miễn dịch men ELISA Tuy nhiên, do khó khăn về phương tiện và việc chế kháng nguyên chuẩn, nên các phương pháp này còn ít được sử dụng trong thú y ở nước ta
Nhưng đối với giun sán việc dựa vào các cách trên thường không chính xác và khó chẩn đoán Do đó cách tốt nhất là phải dùng một số phương pháp xét nghiệm để tìm trứng, ấu trùng hoặc dạng trưởng thành ký sinh Có các cách kiểm tra giun sán như sau: a Kiểm tra giun sán trưởng thành Để tìm giun sán trưởng thành hoặc các đốt sán dây được thải ra theo phân (đặc biệt là khi tẩy giun sán thăm dò), có thể dùng que bới phân và quan sát bằng mắt thường hoặc quan sát kỹ hậu môn của từng con vật (có thể phát hiện cả đoạn sán dây lủng lẳng ở hậu môn dê, chó, gà) Thường thu gom toàn bộ phân của mỗi con vật vào chậu rồi hoà tan trong nước, để lắng, gạn nhiều lần cho đến khi cặn lắng trong thì gạn nước đi để tìm giun sán trong cặn. b Kiểm tra trứng giun sán
Các phương pháp xét nghiệm tìm trứng giun sán rất phong phú bao gồm:
* Các phương pháp định tính
- Phương pháp trực tiếp: Lấy mẫu phân tươi bằng hạt đậu cho lên phiến kính Nhỏ một vài giọt nước muối sinh lý hoặc axit lactic 50%, glycerin 50% Phương pháp này đơn giản dễ làm, nhưng độ chính xác không cao.
- Các phương pháp phù nổi: Lợi dụng dung dịch xét nghiệm có tỷ trọng lớn hơn tỷ trọng của trứng giun sán, làm cho trứng giun sán nổi lên bề mặt dung dịch Trong đó các phương pháp thường được sử dụng là: Fulleborn, Darling, Cherbovick.
- Các phương pháp lắng cặn: nguyên tắc là dùng nước sạch tách trứng giun sán ra khỏi phân Trứng giun sán có tỷ trọng lớn hơn tỷ trọng của nước sẽ chìm xuống Các phương pháp lắng cặn gồm: phương pháp gạn rửa, phương pháp Becnedek.
* Các phương pháp định lượng
- Phương pháp Stoll: Cho 5 gam phân vào trong một ống có vạch đo, cho dung dịch
NaOH 0,1N tới vạch 75 ml Khuấy đều bằng đũa thuỷ tinh cho tan phân rồi dừng lại đột ngột, dùng pipet lấy ra 0,05 ml nước phân loãng cho lên phiến kính, đậy lá kính và quan sát dưới kính hiển vi Số trứng đếm được nhân với 32 sẽ cho biết số trứng trong 1 gam phân Tốt nhất nên làm vài lần để lấy số trung bình
- Phương pháp Mc Master: Phương pháp này dùng để xác định số lượng trứng giun tròn, trứng sán dây trong 1 gam phân bằng buồng đếm Mc Master Phương pháp này có độ chính xác cao nhưng đòi hỏi cần có buồng đếm Mc Master. c Kiểm tra ấu trùng
Gồm các phương pháp sau:
- Phương pháp Baerman: Phương pháp này chủ yếu dựa trên nguyên tắc ấu trùng di chuyển ra khỏi phân vào trong nước và lắng xuống đáy Dụng cụ cần có phễu có đường kính 5 - 10 cm, cuối phễu lắp một ống cao su dài 10 - 15 cm, cuối ống cao su lắp ống nghiệm.
Hình 2.1 Dụng cụ dùng trong phương phápBaerman
- Phương pháp Vaide: thường dùng để tìm ấu trùng trong phân gia súc có dạng viên như phân dê, cừu Đặt 4 - 5 viên phân vào đĩa petri và cho vào một ít nước ấm Sau 15 - 30 phút vớt các viên phân bỏ đi, còn nước ở đĩa petri đem quan sát dưới kính lúp hoặc kính hiển vi tìm ấu trùng Phương pháp này áp dụng dễ hơn đối với dê, cừu nhưng hiệu quả thấp hơn phương pháp Baerman
2.6.1.1 Chẩn đoán trên con vật đã chết
Khi con vật đã chết có thể áp dụng các phương pháp mổ khám để tìm giun sán trưởng thành và kiểm tra bệnh tích hoặc có thể kiểm tra thịt và nội tạng tìm ấu trùng giun sán. a Các phương pháp mổ khám giun sán
Những phương pháp này chủ yếu là tìm giun sán và ấu trùng giun sán ở các cơ quan nội tạng khi mổ khám xác con vật đã chết Ưu điểm của phương pháp mổ khám là biết được chính xác thành phần loài giun sán ký sinh và mức độ nhiễm nặng hay nhẹ Tuỳ theo mục đích mổ khám mà có ba phương pháp mổ khám của Skrjabin K I (1928)
- Mổ khám toàn diện: là phương pháp mổ khám giun sán ở tất cả các cơ quan, tổ chức của cơ thể gia súc, gia cầm (phát hiện giun, sán ở xoang mắt, xoang miệng, xoang mũi, xoang ngực, xoang bụng, mô não; toàn bộ hệ tiêu hoá, kể cả gan, tuỵ; hệ hô hấp; hệ bài tiết; hệ sinh dục; các tổ chức dưới da)
- Mổ khám phi toàn diện: là phương pháp mổ khám một loài giun sán nào đó trong cơ thể gia súc, gia cầm Ví dụ để phát hiện sán lá dạ cỏ phải mổ khám các túi dạ dày của loài nhai lại, ruột non, ruột già, gan, mật, xoang bụng, thận (bởi vì sán lá dạ cỏ non có thể có mặt ở nhiều nơi khác nhau trong cơ thể)
PHÒNG CHỐNG BỆNH KÝ SINH TRÙNG
Muốn phòng trừ bệnh ký sinh trùng cần áp dụng các biện pháp tổng hợp
2.7.1 Biện pháp đối với ký sinh trùng
Mỗi loại ký sinh trùng đều phải trải qua nhiều giai đoạn sinh trưởng liên tiếp nhau trong chu kỳ phát triển Ví dụ: sán lá gan khi trưởng thành ở trong gan súc vật, trứng sán theo phân ra ngoài môi trường; các dạng ấu trùng ở trong ốc ký chủ trung gian; nang kén gây nhiễm bám trên cây cỏ ở các thủy vực có ký chủ trung gian. Để diệt ký sinh trùng một cách triệt để, cần diệt chúng ở các giai đoạn Tuy nhiên, tùy khả năng, điều kiện, có thể chọn giai đoạn thích hợp trong vòng đời ký sinh trùng để tập trung cắt đứt một khâu trong chu kỳ phát triển của chúng mà vẫn cho kết quả cao. a Diệt ký sinh trùng ở động vật
- Chẩn đoán chính xác bệnh, để dùng đúng thuốc trị bệnh tránh nguy hiểm cho súc vật.
- Quy mô diệt ký sinh trùng: xác định số gia súc cần diệt trừ ký sinh trùng trên tình hình thực tế Nguyên tắc chung là: để thực hiện những phương pháp phòng ngừa chung, dù gia súc cảm nhiễm ít cũng phải tiến hành diệt trùng trên quy mô rộng.
- Thời điểm diệt trùng: Phải căn cứ vào chu kỳ phát dục của ký sinh trùng, điều kiện, mùa vụ chăn thả hay nuôi nhốt Nên diệt ký sinh trùng trước lúc trưởng thành, vừa tránh tác hại lớn cho ký chủ vừa tránh cho ngoại cảnh nhiễm trùng.
Cần chú ý đến thời gian cho thuốc để điều trị có hiệu quả Ví dụ khi diệt giun đũa gà, giun thải ra trong 8 giờ đầu sau khi cho thuốc, do đó cho thuốc vào buổi chiều là thích hợp; vì sáng sớm hôm sau có thể thu nhặt phân, giun và trứng được thải ra để tiêu diệt, tránh cho gà lại ăn giun.
- Phải theo dõi những súc vật đã được tẩy ký sinh trùng, thời gian từ 3-5 ngày sau khi diệt trùng để tiêu độc chu đáo Những súc vật sau khi đã được tẩy trừ sạch, phải nuôi trong chuồng không nhiễm trùng; phải tiêu độc phân thải ra bằng phương pháp ủ nhiệt sinh vật.
- Xác định hiệu lực tẩy trừ: xác định số gia súc đã hoàn toàn được tẩy trừ sạch ký sinh trùng; hoặc số giun sán được thải trừ ra so với số lượng có trước khi điều trị (ước lượng), để có kế hoạch diệt trùng từng bước. b Diệt ký sinh trùng ở môi trường ngoài
Có thể sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp hóa học: dùng các hóa chất diệt ký sinh trùng ở phân, đồng cỏ, môi trường ngoài… Tuy nhiên mầm bệnh giun sán có sức chống đỡ mạnh với các thuốc hóa học.
Ví dụ trứng giun đũa ngựa có thể phát dục bình thường trong dung dịch Mercurocrom, Sunfat đồng, rượu iot, các axit loãng Vì vậy khó diệt trứng và ấu trùng giun sán bằng thuốc hóa học.
- Phương pháp vật lý: Dùng ánh sáng mặt trời, nhiệt độ để diệt mầm bệnh, tháo khô nước, cày lật đất, phơi nắng…Tuy ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp có thể diệt được nhiều loại mầm bệnh kể cả trứng giun sán, nhưng ánh sáng khó tác động vì trứng thường được bọc một lớp phân bên ngoài, hoặc cây cỏ trên mặt đất che phủ Làm khô chỉ khiến cho trứng ngừng phát dục, chứ không bị diệt (nhất là trứng đã có phôi thai, hay ấu trùng đã đến thời kỳ cảm nhiễm) Nhiệt độ thấp cũng không có tác dụng Nhân tố vật lý có tác dụng mạnh nhất đối với mầm bệnh giun sán là nhiệt độ cao (trên 45 o C), ảnh hưởng lớn đến trứng và ấu trùng Ở nhiệt độ 65 o C chỉ cần một phút là diệt được trứng và ấu trùng.
- Phương pháp nhiệt sinh vật học: ủ phân để diệt trứng và ấu trùng ký sinh trùng Phân được chuyển tới chỗ chứa, lúc đầu chất thành từng đống nhỏ (dung tích khoảng 1m 3 ), để phân hơi xốp, không khí có thể lưu thông trong phân Qua 3-7 ngày, nhiệt độ phân tăng đến 55-
70 o C, khiến đại bộ phận vi sinh vật bị diệt Lúc đó nén chặt lại, lượng vi sinh vật còn sống sẽ giảm đi khoảng trên 90%.
- Phương pháp sinh vật: Sử dụng một quần thể sinh vật này nhằm tiêu diệt quần thể sinh vật khác Sử dụng nấm tiêu diệt ấu trùng giun móc Ancylostoma, loài gặm nhấm, chim sáo ăn ve, kiến ăn trứng ve
2.7.2 Biện pháp đối với động vật cảm thụ
Việc tiêu diệt ký sinh trùng ở các giai đoạn, nếu làm tốt sẽ hạn chế sự cảm nhiễm mầm bệnh vào gia súc, gia cầm Tuy nhiên vẫn cần có biện pháp phòng bệnh, không để ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể bằng những con đường thích hợp. a Tránh không cho ký sinh trùng cảm nhiễm vào gia súc
+ Trước khi đưa gia súc mới vào nhập đàn, phải nhốt riêng và kiểm tra ký sinh trùng, phải tẩy ký sinh trùng và theo dõi cho đến khi con vật sạch không còn ký sinh trùng, mới cho nhập đàn.
+ Ngăn ngừa mầm bệnh xâm nhiễm vào vật nuôi bằng thuốc, vắc xin Định kỳ cho thuốc tẩy giun sán, chống tái nhiễm, bội nhiễm Cần có kế hoạch định kỳ tẩy trừ, dựa vào lịch sử phát dục, tính nghiêm trọng của bệnh.
+ Tránh cho vật nuôi tiếp xúc với động vật hoang dã để ngăn ngừa sự lây lan ký sinh trùng từ gia súc sang động vật hoang dã và ngược lại.
ĐIỀU TRỊ BỆNH KÝ SINH TRÙNG
Điều trị bệnh ký sinh trùng cần đạt được ba yêu cầu sau:
1- Diệt ký sinh trùng ở cơ thể gia súc:
+ Phải điều trị những con vật bị bệnh và mang ký sinh trùng Yêu cầu về điều trị là: vật nuôi phải khỏi bệnh và không còn mang ký sinh trùng, để thanh toán nguồn khuếch tán bệnh. + Khi dùng thuốc để diệt ký sinh trùng ở cơ thể gia súc, liều chữa bệnh phải ít hơn 1/3 liều trúng độc cho ký chủ.
+ Khi chữa bệnh không được để mầm bệnh gieo rắc ra bên ngoài làm ô nhiễm môi trường, lây lan bệnh sang gia súc khác.
2- Không để con vật tái nhiễm bệnh: nếu không chú ý biện pháp ngăn ngừa tái nhiễm thì việc chữa bệnh chưa đạt yêu cầu Sau khi được chữa khỏi bệnh, cần dùng các biện pháp vệ sinh phòng bệnh để con vật không bị tái nhiễm.
3- Bồi dưỡng cho con vật phục hồi sức:
+ Sau khi chữa bệnh, phải chú ý bồi dưỡng gia súc, vì ngoài tác hại của bệnh, có thể gia súc còn chịu nhiều tác dụng độc của thuốc.
+ Có nhiều cách bồi dưỡng và trợ sức cho gia súc: cho ăn khẩu phần bồi dưỡng, thức ăn có phẩm chất và giá trị dinh dưỡng cao, giàu đạm, giàu vitamin và muối khoáng.
Khi chữa bệnh ký sinh trùng cho gia súc cần chú ý:
- Bệnh ký sinh trùng thường là mãn tính Khi chữa, cơ thể bệnh súc thường đang ở vào tình trạng suy kiệt Thuốc thường độc với cả cơ thể vật nuôi Vì vậy, cần cân nhắc tình trạng bệnh của gia súc để định liều, định cách dùng thuốc và phương pháp bồi dưỡng Khi dùng thuốc điều trị phải đạt hiệu quả và an toàn.
THUỐC TRỊ KÝ SINH TRÙNG
- Thuốc phải có hiệu quả đối với tất cả các giai đoạn phát triển của loại ký sinh trùng muốn trị Hiệu quả tẩy trừ cao (90-100%) Nếu thuốc còn diệt được nhiều loài ký sinh khác càng tốt Hiệu quả tẩy được tính bằng tỉ số phần trăm số gia súc sạch ký sinh sau khi tẩy trên số gia súc được tẩy xổ.
- Thuốc ít có độc tính đối với ký chủ, hoặc có độ an toàn cao (liều ngộ độc/liều hiệu quả) Nên chọn những thuốc có độ an toàn từ 3 trở lên
- Thuốc được biến đổi và bài tiết nhanh Sự tồn lưu của thuốc trong thịt, sữa, trứng ngắn, không gây độc cho người và môi trường
- Thuốc dễ sử dụng (phù hợp với đối tượng phòng trị)
- Giá cả chấp nhận được, liên quan đến lợi nhuận kinh tế
2.9.1.2 Nguyên tắc sử dụng thuốc
- Dùng thuốc đủ liều, liều cao dễ gây ngộ độc, liều thấp dễ gây đề kháng thuốc
- Không trộn nhiều thuốc trị một loại ký sinh trùng cùng lúc
- Định kỳ dùng thuốc trong giai đoạn đầu (2-3 lần lập lại), thời gian lập lại ngắn hơn thời gian từ khi ký chủ ăn phải giai đoạn gây nhiễm đến khi ký sinh trưởng thành
- Thay đổi thuốc sau 3-5 lần sử dụng để tránh đề kháng thuốc, đổi thuốc khác cơ chế tác động.
- Ngưng thuốc một thời gian trước khi giết mổ (tùy từng loại thuốc) Chú ý dùng thuốc khi gia súc mang thai, gia súc non, gia súc đang cho sữa được sử dụng cho người phải xem kỹ dược động học của loại thuốc muốn dùng
Thuốc tẩy trừ giun sán có thể chia thành 7 nhóm chính như sau:
Gồm các thuốc chính như sau:
Các Tetrahydropirimidine: Pyrantel, Morantel, Oxantel.
Cơ chế tác dụng của nhóm thuốc này là: tác dụng phong bế nơ ron thần kinh của ký sinh Dùng để tẩy giun tròn đường tiêu hóa.
Các dạng Probenzimidazole gồm: Febantel, Netobimin, Thiophanate Các dạng này khi ở trong cơ thể sẽ chuyển thành các Benzimidazol.
Cơ chế: thuốc ức chế sự sản sinh enzyme furamate reductaza, tác dụng lên tế bào ruột của giun sán, ngăn chặn sự hấp thu Glucose bằng cách phá hủy các ống mao dẫn do vậy làm ký sinh trùng chết đói Thuốc ít độc nhưng dễ gây quen thuốc.
Thuốc làm tăng sản xuất GABA (Gamma Amino Butyric Axit) trong Synapse thần kinh. GABA giữ vai trò vận chuyển trung gian, khi tín hiệu bị phá vỡ giun sán sẽ bị tê liệt, chết và bị phân hủy Thuốc diệt được cả nội ký sinh trùng và ngoại ký sinh trùng.
Gồm: Ivermectine, Doramectine, Abamectine, Eprinomectine.
Thuốc ức chế tác động của Axetincholin ở đầu mút thần kinh cơ, làm giun sán bị tê liệt, nhờ nhu động ruột tống ra ngoài Muối của Piperazin được sử dụng rộng rãi để tẩy giun đũa cho gia súc, gia cầm Cần chú ý không dùng thuốc cho những vật nuôi bị viêm thận, viêm gan, đang mang thai và có hội chứng thần kinh.
2.9.2.5 Nhóm Phốt pho hữu cơ (Organophosphate)
Cơ chế: tác dụng ngăn trở sự hoạt động của men Cholinestera làm men này không phân giải được Acetylcholine, làm giun sán bị tê liệt, nhờ tăng co bóp của ruột mà giun sán bị tống ra ngoài Thuốc có tác dụng tốt với giun sán và côn trùng.
Cơ chế: ức chế quá trình photphoryl hóa Thuốc ngăn cản sản phẩm ATP trong ký sinh trùng làm chúng không ghép nối được với quá trình photphoryl hóa.
- Thuốc ức chế sự phân giải Glucose của ký sinh trùng Gồm: Clorsulon, Praziquantel, Bunamidine, Arecholin.
- Thuốc gây tê liệt, co cứng tế bào cơ của ký sinh trùng Gồm: Phenothiazil, Halogenophenol.
2.9.3 Thuốc trị động vật chân đốt
Việc khống chế ngoại ký sinh (Ectoparasite) chủ yếu dựa vào việc dùng thuốc Có khoảng 150 triệu tấn được bán hàng năm Cách sử dụng rất đa dạng, bằng cách buộc, băng, buộc vào tai, buộc vào đuôi, vòng đeo cổ, phun, quét sơn, bả, bẫy cho ăn, tắm, nhúng, bôi, phun xịt, phun sương, đổ… Một số nhóm thuốc được dùng là:
2.9.3.1 Nhóm Clo hữu cơ (Organochlorine) (O.C.s)
- DDT (Dichlor Diphenyl Trichlorethance) - Dieldrin
Những loại thuốc này có lợi điểm là hiệu quả của thuốc kéo dài do sự tồn tại của thuốc. Điều bất lợi là có thể lẫn vào thức ăn và lưu giữ trong tế bào tổ chức, gia súc dễ bị trúng độc.
2.9.3.2 Nhóm Photpho hữu cơ (Organophosphat) (O.P.s)
Thuốc nhóm này tồn tại ở ngoài da, lông của gia súc một thời gian nhưng chỉ tồn tại trong tế bào tổ chức của gia súc trong một thời gian ngắn Hiệu quả của thuốc chỉ đạt được trong 24 giờ Nhóm thuốc này ngăn cản men Choliesterase Nếu trúng độc gây co giật và tiêu chảy.
Pyrethoid là loại chất độc thần kinh, chúng tác động lên hệ thống thần kinh côn trùng. Khi nồng độ không đủ để tiêu diệt côn trùng chúng vẫn có tác dụng xua đuổi Thuốc đặc trị các loài hút máu như chấy, ghẻ, ve, ruồi… Một số loại khác có khả năng xua đuổi và tiêu diệt nhanh Thuốc an toàn thường được treo ở tai hay buộc ở đuôi.
Nhóm này rất quan trọng trong việc phòng chống ngoại ký sinh trùng ở gia cầm Các tác động giống như Organophosphat và độc tố cũng tương tự.
Thuốc có hiệu quả ở liều rất thấp chống lại ngoại ký sinh trùng khi cho uống hay bôi ở ngoài Gần đây được sử dụng một cách rộng rãi Thuốc chống lại các giai đoạn nằm trong tổ chức Thuốc an toàn và tác dụng sau khi cho uống hoặc tiêm từ 3-4 tuần Ngoài ra thuốc còn khống chế cả sự nở của trứng.
Gồm các nhóm chính: a Nhóm kháng sinh dạng Inofor
Gồm: Monenzin, Lasalocid, Salinomycin, Narasin, Maduramycin, Semduramycin.
Cơ chế tác dụng: gây rối loạn nồng độ ion trong tế bào cầu trùng Đặc biệt là ở giai đoạn
Các Sulfamid cạnh tranh đối kháng với PABA, do đó ức chế tổng hợp axit folic Tác dụng của Sulfamid lên cầu trùng chủ yếu ở giai đoạn Schizont 2 Khi dùng các Sulfamid liều cao, kéo dài, sẽ làm hao tổn các vi khuẩn sản sinh vitamin trong đường ruột nhất là Vitamin
Các Sulfamid thường dùng là: Sulfaquinoxalin, Sulfathiazol, Sulfadimidin, Sulfadimethoxin, Sulfaguanidin, Sulfachlorpyridazin, Sylfachlorpyrazin. c Các dẫn xuất Triazin Đây là những thuốc mới nhất dùng phòng và trị cầu trùng Thuốc không chỉ tác dụng ở giai đoạn Schizont và Merozoit mà còn tác dụng cả ở giai đoạn sinh sản hữu tính Gồm: Totraruzil, Diclaruzil. d Các dẫn xuất Pyridin, Quinolin và Pyrimidin
Dùng chống cầu trùng có các thuốc sau:
- Clopidol là dẫn xuất của Pyridin
- Bucvinolat, Decovinat, Metylbenzovat là dẫn xuất của Quinolin
- Amprolium, Diaveridin, Ormetoprim, Trimetamin là dẫn xuất của Pyrimidin.
Các thuốc này có phổ tác dụng hẹp, chỉ tác dụng ức chế lên giai đoạn Schizont hoặc chỉ tác dụng lên giai đoạn Sporozoite. e Các nhóm khác
VẮC XIN PHÒNG CHỐNG KÝ SINH TRÙNG
Ngày nay, công nghệ vắc xin đã phát triển mạnh mẽ ở nhiều quốc gia trên thế giới Nhờ công nghệ vắcxin mà một số bệnh truyền nhiễm ở người và vật nuôi đã được khống chế
Có rất nhiều loại vắc xin chống vi khuẩn và vi rút cho người và động vật, nhưng vắc xin chống ký sinh trùng cho người thì chưa có, vắc xin chống ký sinh trùng cho vật nuôi đã có nhưng còn rất ít, thậm chí rất hiếm hoi
Theo Bertrand Losson (2000), sở dĩ việc chế tạo và sử dụng vắc xin chống ký sinh trùng còn rất hạn chế là do những nguyên nhân sau:
- Đáp ứng miễn dịch chống ký sinh trùng thường kém hiệu lực
- Các loài ký sinh trùng có tính phức tạp kháng nguyên rất lớn so với vi khuẩn và vi rút
Ví dụ: tính phức tạp của kháng nguyên ký sinh trùng sốt rét (Plasmodium falciparum) lớn gấp 5 lần tính kháng nguyên của vi khuẩn E coli
- Các ký sinh trùng đã phát triển những phương pháp khác nhau nhằm né tránh hoặc biến đổi đáp ứng miễn dịch của ký chủ
Ví dụ: ký sinh trùng giống Schistosoma, Trypanosoma, ấu trùng của sán dây Đáp ứng miễn dịch chống ký sinh trùng do vắc xin tạo ra phần lớn là miễn dịch mang trùng Tuy nhiên, tuỳ điều kiện mà các vắ cxin chống ký sinh trùng có thể đưa đến miễn dịch không mang trùng, miễn dịch mang trùng, miễn dịch thể hiện ở mức độ ngăn ngừa các biểu hiện bệnh lý, loại trừ các ký sinh trùng có mặt trước khi chủng vắcxin hoặc ngăn chặn việc truyền lây ký sinh trùng.
Kỹ thuật sản xuất vắc xin theo các hướng sau:
2.10.1 Dùng tia gamma làm yếu ấu trùng
Phương pháp nhằm làm cho ký sinh trùng không đủ khả năng gây bệnh cho ký chủ đồng thời kích thích khả năng gây miễn dịch Vắc xin dạng này được sử dụng trên thị trường và gồm các dạng sau:
Vắc xin chống Dictyocaulus viviparus
Ngoài ra còn có một số loại vắc xin phòng chống các loại bệnh như Syngamus trachea,
Ascaridia galli, Ascaris suum, Schistoma matheei ở cừu, Dirofilaria immitis, Brugia malayi, Emeria tenella, E.mieschulzi ở chuột, Plasmodium falciparum ở người P.berghei ở chuột, Trypanosoma brucei evansi, Babesia bovis, B divergens…
2.10.2 Nuôi cấy liên tục qua môi trường tổ chức tế bào
Dùng các môi trường tổ chức nuôi cấy nhiều đời sẽ làm giảm độc lực của mầm bệnh, sau đó tiêm hoặc cho gia súc ăn Vắc xin dạng này đã làm cho tình trạng bệnh lý giảm nhưng vắc xin không có hiệu quả Vắc xin dạng này gồm có: Theileria parva.
2.10.3 Dùng độ nóng sản xuất vắc xin
Sử dụng độ nóng 40-45 o C sẽ làm giảm khả năng gây bệnh của noãn nang (Oocyst) Khi cho gia cầm ăn sẽ tạo được trạng thái miễn dịch Vắc xin dạng này gồm Eimeria ở gia cầm,
2.10.4 Vắc xin độc lực cao
Dùng các loại mầm bệnh có độc lực gây bệnh cho gia súc, hoặc lấy máu từ vật mắc bệnh gây nhiễm cho động vật cảm thụ khác Sau 3-5 ngày sau khi gây nhiễm dùng thuốc đặc hiệu trị bệnh sẽ gây được miễn dịch tốt Một số loại ký sinh trùng đường máu dùng loại vắc xin này như Trypanosoma, Babesia và Theileria.
Vắc xin dạng này ít được sử dụng, có đáp ứng miễn dịch với Protozoa và Metazoa ở dạng đáp ứng miễn dịch trung gian tế bào Việc sử dụng dung dịch chất của ấu trùng sáu móc (Oncosphere) có tác dụng chống lại sự xâm nhiễm của ấu trùng sáu móc lần sau Vắc xin dạng này được dùng trong các bệnh do Taenia ovis và Leishmania donovani.
Do phải sử dụng một số lượng lớn ấu trùng hay mầm bệnh để sản xuất kháng nguyên, người ta có thể tổng hợp kháng nguyên của ký sinh trùng nhờ đó gây được đáp ứng miễn dịch cho ký chủ Một hướng khác dùng gen mật mã protein của Emeria ở gia cầm đưa vào tế bào vi khuẩn Tiến hành nuôi cấy vi khuẩn tạo vắc xin chống bệnh cầu trùng ở gà.
2.10.7 Vắc xin qua kỹ thuật di truyền
Dùng kỹ thuật di truyền để tổng hợp kháng nguyên Để tạo cá thể mới có sức đề kháng với bệnh như ở Plasmodium.
ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MỘT SỐ LỚP, NGÀNH KÝ SINH
ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐƠN BÀO KÝ SINH
4.1 BỆNH SÁN LÁ GAN DO FASCIOLA (Fasciolosis)
Bệnh sán lá gan do giống Fasciola ký sinh trong ống dẫn mật và túi mật của trâu, bò, dê, cừu, thỏ, ngựa, hươu, nai và người gây ra Một số loài thuộc giống Fasciola gây bệnh chủ yếu:
- Fasciola hepatica Linnaeus, 1758. a Hình thái
+ Fasciola gigantica: (nghĩa là sán lá "khổng lồ") Sán dài 25 -
75mm, rộng 5 - 12mm có hình lá liễu, màu đỏ gạch, hai rìa mép cơ thể gần như song song với nhau, phía trước không tạo thành vai, đuôi tù, giác bụng tròn lớn lồi ra, giác miệng nhỏ ở ngay đỉnh đầu, túi sinh dục lớn nằm trên giác bụng Ruột phân nhiều nhánh nhỏ ở phía trước Buồng trứng phân thành nhiều nhánh nằm ở một bên phần trước thân Hai tinh hoàn phân nhánh mạnh nằm trên dưới nhau Tuyến noãn hoàng xếp dọc hai bên thân sán
Trứng sán hình bầu dục, hai đầu thon, đầu nhỏ hơn có nắp, bên trong chứa tế bào phôi xếp kín vỏ trứng, màu vàng nhạt, kích thước 0,125 - 0,177mm x 0,060 - 0,104mm.
+ Fasciola hepatica (nghĩa là sán ở gan): Sán dài 20 - 30mm, rộng 4 - 13mm, phần đầu nhô ra tạo thành vai, hai rìa mép cơ thể không song song, đuôi nhọn, ngoài ra những nhánh ngang bên trong của ruột ít hơn và chia nhánh không rõ bằng F gigantica.
Trứng sán có hình thái, màu sắc giống F gigantica Kích thước 0,13 - 0,145 x 0,07 - 0,09mm. b Vòng đời
Vòng đời của sán lá gan cần có sự tham gia của ký chủ trung gian Đó là các loài ốc nước ngọt thuộc giống Lymnaea Ở Việt Nam, chủ yếu là 2 loài ốc Lymnaea viridis (ốc chanh) và L swinhoei (ốc vành tai) Loài ốc quan trọng trên thế giới là Lymnaea truncatula
Fasciola trưởng thành có thể đẻ 25.000 trứng/ngày Trứng theo ống dẫn mật theo phân ra ngoài gặp các điều kiện thuận lợi, ẩm độ, ánh sáng, nhiệt độ thích hợp, trong trứng sẽ hình thành Miracidium (mao ấu) Thời gian hình thành Miracidium tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường Nhiệt độ dưới 10 o C trứng không phát triển Nhiệt độ thích hợp 22 - 26ºC cần 12 - 14 ngày với F hepatica và 17 ngày với F gigantica.
Hình 4.1 Fasciola gigantica và F hepatica
BỆNH KÝ SINH TRÙNG CHUNG CHO NHIỀU LOÀI VẬT NUÔI
BỆNH SÁN LÁ GAN DO FASCIOLA (Fasciolosis)
Bệnh sán lá gan do giống Fasciola ký sinh trong ống dẫn mật và túi mật của trâu, bò, dê, cừu, thỏ, ngựa, hươu, nai và người gây ra Một số loài thuộc giống Fasciola gây bệnh chủ yếu:
- Fasciola hepatica Linnaeus, 1758. a Hình thái
+ Fasciola gigantica: (nghĩa là sán lá "khổng lồ") Sán dài 25 -
75mm, rộng 5 - 12mm có hình lá liễu, màu đỏ gạch, hai rìa mép cơ thể gần như song song với nhau, phía trước không tạo thành vai, đuôi tù, giác bụng tròn lớn lồi ra, giác miệng nhỏ ở ngay đỉnh đầu, túi sinh dục lớn nằm trên giác bụng Ruột phân nhiều nhánh nhỏ ở phía trước Buồng trứng phân thành nhiều nhánh nằm ở một bên phần trước thân Hai tinh hoàn phân nhánh mạnh nằm trên dưới nhau Tuyến noãn hoàng xếp dọc hai bên thân sán
Trứng sán hình bầu dục, hai đầu thon, đầu nhỏ hơn có nắp, bên trong chứa tế bào phôi xếp kín vỏ trứng, màu vàng nhạt, kích thước 0,125 - 0,177mm x 0,060 - 0,104mm.
+ Fasciola hepatica (nghĩa là sán ở gan): Sán dài 20 - 30mm, rộng 4 - 13mm, phần đầu nhô ra tạo thành vai, hai rìa mép cơ thể không song song, đuôi nhọn, ngoài ra những nhánh ngang bên trong của ruột ít hơn và chia nhánh không rõ bằng F gigantica.
Trứng sán có hình thái, màu sắc giống F gigantica Kích thước 0,13 - 0,145 x 0,07 - 0,09mm. b Vòng đời
Vòng đời của sán lá gan cần có sự tham gia của ký chủ trung gian Đó là các loài ốc nước ngọt thuộc giống Lymnaea Ở Việt Nam, chủ yếu là 2 loài ốc Lymnaea viridis (ốc chanh) và L swinhoei (ốc vành tai) Loài ốc quan trọng trên thế giới là Lymnaea truncatula
Fasciola trưởng thành có thể đẻ 25.000 trứng/ngày Trứng theo ống dẫn mật theo phân ra ngoài gặp các điều kiện thuận lợi, ẩm độ, ánh sáng, nhiệt độ thích hợp, trong trứng sẽ hình thành Miracidium (mao ấu) Thời gian hình thành Miracidium tùy thuộc vào nhiệt độ môi trường Nhiệt độ dưới 10 o C trứng không phát triển Nhiệt độ thích hợp 22 - 26ºC cần 12 - 14 ngày với F hepatica và 17 ngày với F gigantica.
Hình 4.1 Fasciola gigantica và F hepatica
Miracidium phá vỡ vỏ trứng bơi lội trong nước nhờ những lông ở xung quanh Sau đó, Miracidium chui vào ký chủ trung gian vào gan tụy của ốc biến thái thành Sporocyst (bào ấu) sau 3 - 7 ngày Một Miracidium biến thành một Sporocyst Sau đó, Sporocyst sinh sản vô tính để tạo ra 5 - 10 Redia (lôi ấu) Thời gian này mất 8 - 11 ngày Mỗi Redia lại sinh sản vô tính cho ra 3 - 6 Cercaria (vĩ ấu) hoặc cho ra Redia thế hệ hai trong 13 - 14 ngày
Cercaria chui ra khỏi ốc, bơi lội trong nước và sống được từ 10 - 24 giờ Sau đó Cercaria bám vào cây cỏ dưới nước hay gần nước rụng đuôi, thân thu tròn lại và tiết chất nhầy tạo kén Aldolescaria sau 2 - 24 giờ Mỗi ốc có thể chứa tới 600 - 4000 Cercaria
Khi trâu bò ăn phải kén, ấu trùng di hành về gan theo hai cách:
- Ấu trùng chui qua màng ruột đi vào xoang bụng về mặt gan sau đó chui qua tế bào gan vào ống dẫn mật.
- Ấu trùng đi theo mạch máu về tĩnh mạch cửa ở gan, chui qua tĩnh mạch về ống dẫn mật và túi mật
Sau khi nhiễm 4 - 6 ngày có thể thấy ấu trùng trong nhu mô gan Thời gian từ khi ăn phải Aldolescaria cho đến khi thành sán trưởng thành là 10 - 12 tuần Sán có thể sống trong cơ thể gia súc từ 3 - 11 năm
Hình 4.2 Vòng đời của sán lá gan Fasciola c Sức đề kháng
Trứng sán rất nhậy cảm với điều kiện khô hạn và tác động trực tiếp của ánh sáng mặt trời Ở trong phân khô, phôi ngừng phát triển, trứng bị chết sau 8 - 9 ngày Trong điều kiện khô hạn, vỏ trứng bị nhăn nheo, biến đổi hình dạng, Miracidium bị chết trong vỏ trứng sau 1 -1,5 ngày Ở môi trường ẩm ướt, trứng có khả năng sống khá lâu (trong phân hơi ẩm, trứng tồn tại đến 8 tháng) Dưới ánh nắng chiếu trực tiếp, trứng chết nhanh Phôi bị chết sau 2 ngày ở nhiệt độ thấp (-5 o C → -15 o C) Nhiệt độ 10 - 20 o C, trứng ngừng phát triển Nhiệt độ 40 - 50 o C, phôi chết sau vài phút
Miracidium rất mẫn cảm với các chất hoá học, nó không thể sống quá 24 giờ ở môi trường bên ngoài
Khi phát triển đến giai đoạn kén (Adolescaria), sức đề kháng của chúng tăng lên rõ rệt.
Adolescaria có khả năng tồn tại ở nhiệt độ -4 o C → -6 o C Ở điều kiện nhiệt độ bình thường, những Adolescaria có trong cỏ khô bị ẩm và trong môi trường nước có thể tồn tại đến trên 5 tháng (Kaufmann, 1996).
2 Dịch tễ a Động vật cảm nhiễm
Chủ yếu là động vật nhai lại Ngoài ra sán còn ký sinh ở thỏ, ngựa, hươu, nai và cả ở người Trâu thường nhiễm nhiều hơn bò do đặc tính ưa nước Tuổi súc vật càng cao thì mức độ nhiễm càng cao. b Đường xâm nhập và phát tán
Sán xâm nhập và cơ thể gia súc chủ yếu qua đường miệng Gia súc ăn phải thức ăn có chứa kén sán lá gan, ấu trùng di hành về gan và phát triển thành sán trưởng thành Ngoài ra, ấu trùng có thể chui qua nhau thai truyền cho gia súc con.
Nguồn gieo rắc bệnh chủ yếu là súc vật nuôi (trâu, bò, dê, cừu ) và những dã thú mang
Fasciola Trứng sán lá gan theo phân của súc vật ra ngoài tự nhiên Hằng ngày sán lá gan ký sinh đẻ khoảng 25.000 trứng Trung bình 1 con bò nhiễm bệnh thải khoảng 500.000 trứng mỗi ngày Vì vậy, mỗi súc vật mang sán hàng năm thải khối lượng trứng khá lớn ra đồng cỏ và các bãi chăn thả. c Phân bố
Sán phân bố rộng ở khắp nơi trên thế giới Loài F hepatica phân bố ở các nước châu Âu, châu Mỹ Loài F gigantica có ở các nước châu Á và chủ yếu ở Việt Nam Ở Việt Nam hiện nay có loài F gigantica và một dạng trung gian mang hệ gen của cả loài F gigantica và
F hepatica (Lê Thanh Hoà 2007). d Điều kiện phát sinh
BỆNH SÁN LÁ GAN DO OPISTHORCHIIDAE (Opisthorchidiosis)
Bệnh sán lá gan Opisthorchidiosis là một bệnh thường gặp ở chó mèo, động vật ăn thịt, chuột, lợn và người Bệnh do một số loài sán lá thuộc họ Opisthorchiidae Khu vực châu Á và Đông Nam Á có 2 loài phổ biến: Clonorchis sinensis và Opisthorchis viverrini Vùng Nam Á, Châu Âu và Canada thường gặp loài Opisthorchis felineus Ở Việt Nam đã tìm thấy được cả 3 loài nhưng phổ biến nhất là O viverrini và C sinensis
Hình 4.4 Kén (trên), trứng (dưới) và sán trưởng thành Clonorchis sinensis (bên phải) a Hình thái
- Clonorchis sinensis (Cobbold, 1875) (đồng tên: Opisthorchis sinensis) có hình lá màu đỏ nhạt, đầu thon mỏng, cuối đuôi thon lại hơi bầu Sán dài 12 – 20 mm, rộng 3 - 5 mm, không có túi sinh dục, giác miệng lớn hơn giác bụng, buồng trứng và tử cung nằm phía trên tinh hoàn Tử cung ngoằn ngoèo nằm sau giác bụng Buồng trứng nằm trên túi chứa tinh Tinh hoàn phân nhiều thuỳ nằm trên dưới nhau ở cuối thân Tuyến noãn hoàng nằm 2 bên thân, bắt đầu từ giác bụng đến túi chứa tinh Trứng có hình bầu dục màu vàng nhạt, kích thước 0,026 - 0,030 x 0,015 - 0,017mm, đầu nhỏ có nắp, bên trong trứng đã hình thành Miracidium
- Opisthorchis viverrini dài 7 – 12 mm, rộng 2 – 3 mm, sán mỏng màu đỏ nhạt Giác miệng rộng 0,250mm lớn hơn giác bụng Buồng trứng nằm lệch về phía sau thân Hai tinh hoàn chia múi, một nằm bên phải, một nằm bên trái Không có túi sinh dục Trứng hình bầu dục, đầu nhỏ có nắp lớn Kích thước 0,026 mm chiều dài và 0,013 mm chiều rộng, bên trong chứa Miracidium
- Opisthorchis felineus (Rivolta, 1884): sán dài 8-13 x 1,2-2 mm Điểm phân biệt với O. viverrini là giác bụng nhỏ hơn giác miệng Tinh hoàn phân thuỳ cạn, nằm cuối thân Ống bài tiết hình chữ S Tuyến noãn hoàn nằm giữa 2 bên mép thân. b Vòng đời
Vòng đời của sán lá gan Opisthorchiidae phát triển gián tiếp, cần có sự tham gia của 2 ký chủ trung gian Ký chủ trung gian thứ nhất là các loài ốc, ký chủ trung gian thứ 2 là các loài cá nước ngọt
Hình 4.5 Vòng đời của Opisthorchis
Sán trưởng thành ký sinh ở ống dẫn mật, đẻ trứng Mỗi sán ở chó, mèo có thể đẻ được1100-2400 trứng mỗi ngày Trứng theo mật xuống ruột rồi theo phân của ký chủ cuối cùng ra ngoài Miracidium không chui ra khỏi trứng cho đến khi trứng được các loại ốc thích hợp nuốt phải Trong ốc, Miracidium sẽ phát triển thành Sporocyst, Redia và Cercaria Cercaria chui ra khỏi ốc gặp các các loài cá nước ngọt thích hợp (cá có vảy) sẽ xâm nhập vào mô tạo thành kén Metacercaria ở cơ và mô dưới da Khi chó, mèo, người ăn cá sống, khi người ăn gỏi cá có kén, ấu trùng từ ruột theo ống dẫn mật di chuyển về túi mật, ống mật ở gan và phát triển thành dạng trưởng thành sau một tháng đối với Clonorchis sinensis, sau 3-4 tuần đối với
Thời gian hoàn thành vòng đời khoảng 3 tháng Sán có thể sống được 20-25 năm
2 Dịch tễ học a Động vật cảm nhiễm
Hiện nay đã xác định được: chó, mèo, lợn, chuột, người và các loài thú ăn thịt hoang dã là những ký chủ cuối cùng của sán Súc vật ở tất cả các lứa tuổi đều có thể nhiễm sán, nhưng súc vật già thường bị bội nhiễm và bị bệnh nặng hơn. b Đường lây truyền
Bệnh lây truyền theo đường tiêu hóa khi các loài thú ăn phải nang kén của sán mà không được nấu chín Người nhiễm bệnh chủ yếu là do ăn gỏi cá sống. c Phân bố
Bệnh phân bố ở nhiều nơi trên thế giới Đã phát hiện thấy Clonorchis sinensis ở người
Trung Quốc, Nhật, Đông Nam Á, châu Mỹ, một số nước châu Âu Có trường hợp người nhiễm 21000 con sán Đã có 54 loài cá ở Đông Dương, 39 loài cá ở Trung Quốc có mang kén.
Có trường hợp cá nhiễm đến 2900 kén Metacercaria đã được báo cáo Chó có thể nhiễm 3800 sán, mèo nhiễm 2163 sán Ở Việt Nam bệnh này đã được phát hiện từ năm 1911 Tuy nhiên những năm gần đây những nghiên cứu về sự phân bố của sán được quan tâm nhiều hơn Năm 2003, Nguyễn Văn Đề và cộng tác viên đã xác định được 15 tỉnh thành ở Việt Nam có lưu hành bệnh này Trong đó có 11 tỉnh phía Bắc và 4 tỉnh ở miền Trung Nơi có tỉ lệ nhiễm trên người cao nhất là Phú Yên kế đến là Ninh Bình Lê Thanh Hòa (2007) dùng kỹ thuật sinh học phân tử đã xác định được ở Việt Nam có 2 loài sán lá gan nhỏ là Opisthorchis viverrini phân bố ở các tỉnh miền Trung và Clonorchis sinensis phân bố ở các tỉnh phía Bắc Đến thời điểm này đã có ít nhất 24 tỉnh ở Việt Nam lưu hành bệnh này. d Điều kiện phát sinh và lây lan
Bệnh phát sinh và lây lan phụ thuộc vào ký chủ trung gian Đối với Clonorchis sinensis, ký chủ trung gian thứ nhất là các loài ốc thuộc giống Parafossarulus, Bulimus, Bithynia,
Melania, Vivipara (ốc có nắp) Đối với Opisthorchis viverrini và Opisthorchis felineus ký chủ trung gian thứ nhất chủ yếu là ốc giống Bithynia, ký chủ trung gian thứ 2 là các loài cá nước ngọt Các loài ốc và cá nước ngọt là ký chủ trung gian của sán lá gan nhỏ thường rất phổ biến ở các vùng đồng bằng trồng lúa Do vậy sán cũng tồn tại và lưu hành ở những vùng này Các tỉnh vùng đồng bằng thường phổ biến hơn các vùng khác Ở Việt Nam, đã phát hiện được 7 loài cá có chứa kén của loài sán này theo thứ tự từ cao xuống thấp như sau: cá mè (Hypophthalmichthys molitrix), cá rô (Anabas testudineus), cá chép (Cyprinus carpio), cá diếc (Carassius carassius), cá trôi (Cirrhina moliitorella), cá trắm (Mylopharyngodon piceus), cá rô phi (Tilapia mossambica) Có cá nhiễm đếm 603 kén, trung bình chứa 75 kén
Tập quán ăn gỏi cá của người dân cũng là điều kiện để bệnh phát sinh và lưu hành. e Cách gây bệnh
Sán ký sinh bám vào thành ống dẫn mật và ống dẫn tụy, gây tổn thương và viêm ở nơi chúng ký sinh, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa hấp thụ thức ăn Sán còn tiết độc tố tác động lên hệ thần kinh, niêm mạc ruột gây triệu chứng thần kinh và rối loạn tiêu hóa.
Khi nhiễm nhẹ, gia súc thường không có biểu hiện rõ Nếu nhiễm nặng gia súc thiếu máu, tiêu chảy, phù thũng ở các phần thấp của cơ thể, da và niêm mạc vàng Vật yếu ớt, ăn uống thất thường
Bệnh tích thường thấy là gan viêm sưng, mặt gan có nhiều điểm xơ hóa hoại tử màu trắng Gan xơ cứng, túi mật ống dẫn mật viêm, tăng sinh và có nhiều sán Lòng ống dẫn mật giãn rộng có khi viêm nặng có mủ, cấu tạo các bè gan thay đổi, đôi khi thấy viêm phúc mạc.
BỆNH ẤU SÁN CỔ NHỎ DO CYSTICERCUS TENUICOLLIS (Cysticercosis)
Bệnh do Cysticercus tenuicollis, ấu trùng của sán dây Taenia hydatigena gây ra Ấu trùng ký sinh chủ yếu ở mắt, gan, màng treo ruột, phổi của gia súc nuôi, động vật hoang dã và người a Hình thái, cấu tạo Ấu trùng bên ngoài là tổ chức liên kết, trong bọc chứa dịch thể màu trắng và một đầu sán màu trắng ngà Đầu có 4 giác bám, 26-44 móc xếp thành 2 hàng Ấu trùng to bằng quả chanh, quả trứng gà.
Sán trưởng thành Taenia hydatigena, ký sinh ở ruột non chó dài 1-2 mét, đôi khi dài tới
5 mét Đầu có 4 giác bám, 26-44 móc xếp thành 2 hàng Đốt tử cung phân 7-10 nhánh mỗi bên Thân có 200-300 đốt.
Hình 4.6 Đầu sán trong ấu trùng và đầu sán trưởng thành Taenia hydatigena b Vòng đời
Sán T hydatigena phát triển gián tiếp Ký chủ cuối cùng của sán là động vật ăn thịt, chủ yếu là chó Ký chủ trung gian là động vật nuôi, động vật hoang dã và người.
Hình 4.7 Vòng đời của Taenia hydatigenaSán trưởng thành ký sinh ở ruột chó, động vật ăn thịt, đốt chửa rụng theo phân ra ngoài.Đốt và trứng được ký chủ trung gian như lợn, trâu, bò, dê, cừu ăn phải vào miệng xuống ruột và sau đó đi theo hệ tuần hoàn để đến định vị ở các cơ quan như gan, màng treo ruột, phổi, và các khí quan nội tạng trong xoang bụng Khi loài ăn thịt (chó) ăn phải ấu trùng từ những phủ tạng sống của ký chủ trung gian thì sau 25-50 ngày chúng phát triển thành sán trưởng thành trong ruột của ký chủ cuối cùng.
2 Dịch tễ a Động vật cảm nhiễm Động vật nuôi, động vật hoang dã và người đều mắc bệnh Nhưng thường gặp ở lợn, động vật nhai lại và động vật ăn cỏ hoang dã Biến động nhiễm ấu sán theo tuổi: nhìn chung tỷ lệ nhiễm tăng dần theo tuổi lợn, vì số lần tiếp xúc với căn bệnh tăng theo tuổi lợn.
Qua mổ khám lợn, tỷ lệ nhiễm theo tuổi như sau:
+ Lợn con dưới 2 tháng, tỷ lệ 48,2%
Tình hình nhiễm của lợn và các động vật khác phụ thuộc vào số chó nhiễm sán trưởng thành Bệnh thường có ở lợn nuôi gần với chó Còn trâu, bò thả trên bãi chăn ít bị hơn. b Đường lây truyền
Ký chủ trung gian bị nhiễm bệnh là do ăn phải trứng hoặc đốt sán do chó thải ra, còn chó bị nhiễm bệnh là do ăn phải phủ tạng của gia súc có chứa ấu trùng Người mắc bệnh do nuốt phải trứng sán khi chơi với chó, trứng sán dính vào tay rồi cầm nắm vào thức ăn. c Điều kiện lây truyền
Bệnh thường gặp ở các trại chăn nuôi có nhiều chó, chó thường chạy vào bên trong trại để ăn thức ăn thừa của gia súc đồng thời thải mầm bệnh vào trong trại Ở những cơ sở giết mổ chó thường chạy vào và ăn các phủ tạng thừa do người vứt ra Các phủ tạng này có thể nhiễm ấu trùng, chó ăn vào sẽ nhiễm sán hoặc nếu chó bị nhiễm sán thì sẽ thải mầm bệnh vào trong cơ sở giết mổ. d Cơ chế sinh bệnh
Khi nhiễm nhẹ các chức năng rối loạn không rõ Thai 6 móc của ấu sán chui qua thành ruột, sau 24 giờ vào gan, dừng lại ở các nhánh tĩnh mạch cửa, rồi vào gan, đào rãnh, gây viêm gan cấp tính, có khi viêm màng bụng Ấu trùng di hành chui qua mặt gan vào xoang bụng ký sinh ở màng treo ruột, màng mỡ chài, ký sinh ở phổi làm viêm màng ngực.
Bệnh thường ở thể mãn tính, triệu chứng không rõ Khi bị nặng, giai đoạn đầu con vật gầy yếu, hoàng đản, tiếp đó là viêm màng bụng cấp tính, thường sốt cao, khi ấn mạnh vào bụng con vật đau, bụng to và căng, một số trường hợp thấy xoang bụng xuất huyết.
Khi cấp tính, gan sưng to, mặt gan gồ ghề, có màng fibrin phủ kín, nhiều điểm tụ huyết rải rác trên mặt gan, có nhiều rãnh do ấu trùng di hành trong gan, thời kỳ đầu nhiều nước, thời kỳ cuối nước màu vàng, một vài trường hợp viêm màng bụng cấp tính trong có nhiều dịch thẩm xuất lẫn máu, có đầu sán trong dịch đó.
Vật còn sống rất khó chẩn đoán, có thể chọc dò để tìm đầu sán trong dịch xoang ngực và bụng Thường chẩn đoán sau khi chết, mổ con vật tìm ấu sán nơi chúng ký sinh.
7 Phòng bệnh Để phòng bệnh thực hiện các biện pháp sau:
- Không cho chó ăn sống các khí quan có ấu trùng (gan, lách, phổi ) Khi mổ gia súc, thấy ấu sán phải tập trung để sát trùng.
- Định kỳ tẩy sán dây cho chó, không nuôi chó thả rông Ở trại chăn nuôi gia súc nếu có nuôi chó phải kiểm soát chặt chẽ.
BỆNH KÉN NƯỚC DO ECHINOCOCCUS GRANULOSUS (Echinococcosis)
Bệnh kén nước là bệnh gây ra do Echinococcus granulosus, ấu trùng của sán dây
Echinococcus granulosus Ấu trùng Echinococcus granulosus ký sinh ở gan, phổi, và các bộ phận khác của dê, cừu, bò, lạc đà, lợn và người Sán trưởng thành ký sinh ở ruột non của động vật ăn thịt a Hình thái Ấu trùng có kích thước to nhỏ thay đổi tùy theo loài, nhỏ bằng hạt đậu hoặc bằng quả bưởi, có trường hợp thấy ở gan bò một kén nước nặng 60 kg Có hai loại kén nước là loại nhiều bọc và loại một bọc.
Loại nhiều bọc: Có hình rất nhỏ, gồm nhiều bọc nhỏ hợp lại, trong bọc không có nước và không có đầu sán Loại này thường thấy ở bò
Loại một bọc: căn cứ cấu tạo của kén người ta chia kén 1 bọc thành 3 loại:
+ Kén ở người (E hominis) trong bọc có nước, màng bọc có 3 lớp, lớp ngoài rất dày bằng kitin, lớp giữa là lớp cơ, lớp trong cùng mỏng gọi là lớp sinh sản Trên lớp sinh sản có nhiều đầu, hoặc có nhiều bọc mẹ, bên trong có nhiều đầu, ngoài ra còn có bọc con Ở trong bọc con còn có thể mọc ra nhiều bọc cháu, loại này thường thấy ở người.
+ Kén ở thú (E coeterinarum) cấu tạo giống loại trên, nhưng khác ở chỗ trên màng sinh sản không mọc ra bọc con và bọc cháu, loại này thường thấy ở cừu.
+ Kén không đầu (E accephalocysta) khác hẳn với loại trên, nó không có màng sinh sản, không có đầu và không có bọc con, bọc cháu Loại này về mặt dịch tễ học không nguy hiểm lắm vì không gây nhiễm cho động vật, thường thấy nhiều ở bò.
Sán trưởng thành Echinococcus granulosus sống ở ruột non chó, mèo, động vật ăn thịt,rất nhỏ, chỉ dài 2-6 mm Cơ thể có 4 đốt Đầu hình lê, đường kính 0,3 mm, có 4 giác bám tròn rất rõ, một mõm nhỏ nhô ra phía trước, trên mõm có 30-36 móc, xếp thành hai hàng, móc dài40-49 à, múc ngắn 30-42 à Đốt cổ hẹp hơn đốt đầu, trong đốt này cú đủ bộ phận sinh dục đực và cái Đốt cuối cùng là đốt chửa, tử cung có 1 nhánh chính và chia nhiều nhánh phụ,chứa tới 400-800 trứng
Trứng hình bầu dục, bên ngoài màng mỏng có chứa những tia bức xạ, bên trong có 6 múc Kớch thước trứng 32-36 x 25-30 à
Hình 4.8 Kén một bọc (trái); Sán dây trưởng thành Echinococcus granulosus (phải) b Vòng đời
Hình 4.9 Vòng đời của Echinococcus granulosus Sán trưởng thành ở ruột non chó, cáo Trong ruột non có rất nhiều, vài trăm tới vài nghìn sán Đốt sán chửa rụng theo phân ra ngoài, trứng sán khuếch tán mọi nơi, lẫn vào thức ăn, nước uống, đồng cỏ, nền chuồng, sân chơi
Khi ký chủ trung gian là dê, cừu, bò, lợn nuốt phải trứng sán này, tới đường tiêu hóa ấu trùng 6 móc nở ra theo máu về gan, phổi và các bộ phận khác, tiếp tục phát triển thành kén nước Thường thấy kén ở gan, các bộ phận khác ít thấy Ấu trùng phát triển chậm, sau 1 tháng đường kính dài 1 mm, 3 tháng dài 5-10 mm, ấu trùng có thể sống vài năm.
Người nuốt phải trứng sán cũng mắc bệnh kén nước Ký chủ cuối cùng ăn phải gan, phổi của súc vật có mang ấu trùng này, sau khi vào tới ruột, màng bọc tan đi đầu sán nhô ra bám vào niêm mạc ruột thành sán trưởng thành Hoàn thành vòng đời cần 2,5-3 tháng. c Sức đề kháng
Trứng sán có sức đề kháng mạnh với môi trường bên ngoài, nhiệt độ 0 o C trong 116 ngày trứng vẫn không chết Nhiệt độ 50 o C sau 1 giờ chết, ánh nắng chiếu trực tiếp giết chết trứng, ở đất ẩm không có ánh nắng thì sống được 3 tuần Đốt sán sau khi rụng có thể bò ra nếp nhăn quanh hậu môn, âm hộ Khi nhiệt độ 7-30 o C, đốt sán bò được trên đất, mùa đông lạnh, đốt sán chuyển động trên mặt bãi phân.
2 Dịch tễ a Động vật cảm nhiễm
Bệnh có tính chất là nguồn dịch thiên nhiên, vì vậy đặc điểm dịch tễ của bệnh có liên quan chặt chẽ với sự phân bố và hình thái của thú hoang Phạm vi ký chủ trung gian và ký chủ cuối cùng rất rộng Ấu trùng ký sinh ở cừu, bò, lừa, lợn, ngựa, la, thỏ nhà và một số thú khác. Người cũng có thể bị Ngoài ra, còn thấy ký sinh ở nhiều loài thú hoang như khỉ, sơn dương, ngựa vằn Sán trưởng thành ký sinh ở chó, mèo, động vật ăn thịt.
Theo J.Casava và Houdermer (1914) ở Bắc bộ, đã thấy bệnh ở người, bò, cừu, dê, la, nhất là ở lợn Từ năm 1954 tới nay, chưa thấy người và gia súc mắc bệnh, có lẽ loài này dễ nhầm với Cysticercus tenuicollis. b Đường xâm nhập và phát tán Đường xâm nhập chủ yếu là qua đường tiêu hóa Đốt sán sau khi rụng bò ra nếp nhăn quanh hậu môn, âm hộ, làm cho chó ngứa, cào, gãi, trứng khuyếch tán ra xung quanh lẫn vào thức ăn, nước uống, đất, lông, da chó Sau khi theo phân ra ngoài đốt sán có thể tự bò lên cây cỏ, sau đó vỡ và phát tán ra môi trường Ruồi bám ở phân chó có thể truyền trứng sán vào thức ăn Chính những nguồn này gieo rắc bệnh cho người và gia súc. c Hiện tượng miễn dịch
Khi nhiễm E granulosus, nhất là giai đoạn ấu trùng, có thể sinh miễn dịch nhất định. Khi gây miễn dịch nhân tạo cho cừu sinh miễn dịch không hoàn toàn với ấu trùng Turner,
1937 đã làm thí nghiệm: chủng đầu và màng sán cho cừu, rồi sau đó gây nhiễm Sau 1 năm mổ khám thấy ấu trùng ở lô thí nghiệm ít hơn so với đối chứng, màng ấu trùng rất mỏng, có hiện tượng vôi hóa. d Cơ chế sinh bệnh
Tác động gây bệnh tới cơ thể chủ yếu do cơ giới và độc tố Ấu trùng thường ký sinh ở gan, phổi chèn ép các khí quan này, làm tổ chức bị teo dần và rối loạn chức năng sinh lý bình thường Ngoài ra, ấu trùng còn sinh chất độc làm con vật trúng độc và hô hấp khó, thân nhiệt tăng, ỉa chảy, có khi chết.
Khi gan có nhiều ấu trùng, làm trở ngại quá trình sinh dịch mật gây rối loại tiêu hoá.Gan sưng to ảnh hưởng tới vận động của hoành cách mô, đè ép thực quản và tĩnh mạch cửa.
Bò bị nhẹ, triệu chứng không rõ, cừu rất nhạy cảm với bệnh này Khi nặng, con vật thường ho, hô hấp kéo dài và khó thở Thời kỳ đầu, hô hấp càng nặng thêm Khi gõ vùng phổi, không có âm đục, ở những vùng phổi có bệnh thấy âm hô hấp của phế bào yếu đi hoặc mất hẳn Khi ấu trùng vỡ ra thì triệu chứng toàn thân nặng thêm, con vật gầy sút nhanh, tắc thở và chết Khi bị nặng con vật gầy còm, rụng lông, ho nhiều và liên tục, hay nằm
BỆNH GIUN XOẮN DO TRICHINELLA SPIRALIS (Trichinellosis)
Bệnh giun xoắn (giun bao) do giun Trichinella spiralis (Owen, 1833) gây ra Giun trưởng thành ký sinh trong ruột non, ấu trùng 1 ký sinh trong cơ vân ở cùng trên một cơ thể ký chủ Giun ký sinh trên nhiều loài gia súc, động vật hoang dã và người
Qua phân tích ADN, enzyme, nhiễm sắc thể của các Trichinella, nhiều tác giả cho rằng giống Trichinella có thể phân thành 2 loài là T spiralis và T pseudospiralis, các loài khác chỉ là phân loài của T spiralis
Các phân loài của T spiralis:
- T nativa (chủng bắc cực) phân bố ở hải cẩu, hải mã, có sức đề kháng cao với nhiệt độ lạnh
- T nelsoni (chủng nhiệt đới) được phát hiện đầu tiên phân bố ở động vật ăn thịt hoang dại và lợn ở châu Phi
- T britovi ký sinh ở gia súc a Hình thái
Cơ thể của giun trưởng thành chia làm hai phần, phần trước nhỏ, phần sau hơi phình to hơn Thực quản hình chuỗi hạt chiếm 1/3 cơ thể Con đực dài 1,4-1,6 mm, ở cuối đuôi có một đôi núm gai, không có gai giao hợp Con cái dài 3-4 mm, âm hộ ở đoạn giữa thực quản Hậu môn ở phía đuôi
Giun cái đẻ ra ấu trùng Ấu trùng mới đẻ có kích thước 0,08-0,12 mm x 0,005-0,006 mm Ở trong cơ ấu trùng thường nằm trong một bọc kén, có tổ chức xơ liên kết bao chung quanh Kích thước của kén 0,4-0,6 x 0,25 mm Ấu trùng thường xoắn hai vòng rưỡi ở bên trong kén Ấu trùng ở trong kén dài 0,1-1,15 mm
Hình 4.10 Giun xoắn Trichinella spiralis b Vòng đời
Vòng đời của Trichinella spiralis khá đặc biệt Khi một động vật ăn thịt một động vật khác có chứa kén trong cơ, đến ruột Sau khi nhiễm 24 giờ thì ấu trùng 1 thoát ra khỏi kén và lột xác Sau 4 ngày ấu trùng lột xác 4 lần thành ấu trùng 5 và phát triển thành giun trưởng thành ở ruột non Giun đực và giun cái chui vào niêm mạc ruột giao phối Sau đó con đực chết, bị tiêu hóa hoặc thải ra khỏi cơ thể Con cái sống dài hơn nhưng không quá 4 tuần. Chúng chui sâu vào các tuyến Libeckun, một số còn đi qua cả lớp dưới niêm mạc và các khoảng lâm ba và hạch lâm ba để sinh sản Một giun cái đẻ được từ 1.000 đến 10.000 ấu trùng Ấu trùng 1 chui qua niêm mạc ruột, di hành theo hệ thống tuần hoàn đi khắp cơ thể nhưng chỉ định vị ở cơ vân trên cùng 1 ký chủ Ấu trùng có thể tìm thấy trong cơ sớm nhất vào ngày thứ 7 sau khi nhiễm, phần nhiều xuất hiện vào ngày thứ 12 Khi tới cơ vân, ấu trùng rời mao mạch, chọc vào màng sợi cơ nhờ một gai chồi ở phía trước, sau đó chúng lớn dần lên. Sau 20 ngày đến 8 tuần hình thành ấu trùng xoắn hai vòng rưỡi ở trong cơ Khi gia súc khác ăn phải kén này vòng đời lại tiếp tục như trên Ấu trùng 1 có thể sống nhiều năm trong kén,nhưng không thể trưởng thành được Ở lợn ấu trùng có thể sống 11 năm, ở người có thể sống đến 24 năm, có khi đến 31 năm Như vậy trong cơ thể một động vật, vừa có giun trưởng thành vừa có ấu trùng nên động vật đó vừa là ký chủ cuối cùng vừa là ký chủ trung gian.
Hình 4.11 Vòng đời của Trichinella spiralis
Kén ở trong cơ sau một thời gian sẽ bị chết và canxi hóa Thời gian bắt đầu canxi hóa thay đổi tùy theo ký chủ: ở thỏ bắt đầu canxi hóa vào tháng thứ 3 và canxi hóa hoàn toàn vào tháng thứ 7; ở lợn bắt đầu vào tháng thứ 5 và hoàn toàn vào tháng thứ 9; ở người 14-40 năm. Nói chung canxi hoàn hoàn toàn xảy ra trong 15-24 tháng sau khi nhiễm c Sức đề kháng
Sức đề kháng của ấu trùng giun trong xác chết rất mạnh, sau khi con vật chết, chúng vẫn sống được 2-3 tháng, có khi trên 4 tháng Ở nhiệt độ 70 o C, ấu trùng trong thịt chết rất nhanh. Khi ướp lạnh thịt lợn ở nhiệt độ -35 o C trong một thời gian ngắn ấu trùng sẽ bị chết Nhiệt độ -18 o C sau 24 giờ ấu trùng sẽ chết.
2 Dịch tễ a Động vật cảm nhiễm
Hiện nay đã có 104 loài gia súc và động vật có thể nhiễm giun xoắn Trichinella, trong đó có 58 loài thú ăn thịt, 27 loài gậm nhấm, 7 loài côn trùng ăn thịt, 12 loài thuộc các bộ khác. Ngoài ra một số chim ăn thịt cũng chứa ấu trùng ở trong cơ.
Nguồn dịch nguyên thủy của bệnh giun xoắn trong nhóm sinh vật trong rừng bao gồm tất cả các loài động vật hoang dã mang giun xoắn Nguồn dịch kế phát của bệnh giun xoắn ở trong nhóm sinh vật có liên hệ với người có thể gồm 3 khâu: mèo, chó, chuột nhà; lợn; người. Trong các động vật mang giun xoắn thì tỷ lệ nhiễm giun cao nhất là dã thú, kế đó là mèo, chuột nhà và chó, cuối cùng là lợn. b Đường lây truyền
Bệnh lây qua đường tiêu hóa khi người và gia súc ăn phải:
+ Thịt có chứa kén giun xoắn chưa được nấu chín
+ Ấu trùng ở trong phân Khi giun trưởng thành ở trong ruột đẻ ra ấu trùng, một số ấu trùng theo phân ra ngoài nếu động vật khác ăn phải có thể nhiễm ấu trùng ở trong cơ
+ Một số loài côn trùng ăn xác chết, ăn phân thuộc họ Carabidae, ấu trùng của loài
Silphidae, ấu trùng của các loài ruồi (Musca) Ấu trùng giun xoắn có thể tạm thời sống trong các loài côn trùng này Khi động vật ăn phải thì có thể bị nhiễm giun.
Ngoài ra ấu trùng có thể truyền qua bào thai ở loài thỏ và chuột cống. c Điều kiện lây truyền
Bệnh thường xảy ra ở vùng trung du và miền núi khi mà trình độ dân trí thấp và điều kiện vệ sinh môi trường bị ô nhiễm Ở người, bệnh thường gặp ở những vùng có tập quán ăn thịt hun khói, thịt chưa nấu chín (nem chua, thịt tái, gỏi ). d Phân bố
Giun xoắn phân bố rất rộng ở khắp các vùng trên thế giới
Trên thế giới, theo thống kê đã từng có nhiều vụ gây nhiễm bệnh giun xoắn hàng loạt, như vào các năm 1997 - 2001, ở Mỹ mỗi năm có từ 10- 13 ca nhiễm được phát hiện; tại Thái Lan, mỗi năm có từ 200 - 600 ca được báo cáo do ăn thịt lợn hoặc loài bò sát có nhiễm giun xoắn Năm 2001, dịch giun xoắn đã xảy ra ở Italy làm hàng ngàn người mắc do ăn nhiều loại thịt động vật không chế biến chín Tại Ba Lan, năm 2007 đã có 17 trong số 22 người nhiễm bệnh do ăn thịt lợn bị nhiễm giun xoắn không chế biến kỹ. Ở Việt Nam, Lauet, Broudin, Nguyễn Văn Đến (1929) đã tìm thấy ấu trùng Trichinella trong cơ của lợn tại Nam bộ tại lò sát sinh Bình Tây Nguyễn Bá Thi (1962) thấy có hai lợn tại lò sát sinh Hà Nội bị nhiễm giun này Năm 1952 tìm thấy ấu trùng này ở trong một người Khơme tại Thủ Dầu Một Năm 1967 một ổ bệnh xảy ra ở Lào và Việt Nam làm chết một số người Năm 1970, bệnh xảy ra ở huyện Mù Căng Chải tỉnh Nghĩa Lộ (nay thuộc Yên Bái) với
26 người nhiễm bệnh do ăn thịt lợn sống chế biến thành nem từ một lợn nái 50 kg (8 năm tuổi) Sau khi xét nghiệm số thịt còn lại cho thấy mỗi gam thịt lợn có chứa trên 800 ấu trùng. Năm 2001, tại xã Quài Tở ở huyện Tuần Giáo, tỉnh Lai Châu có 23 người nhiễm do ăn món
“lạp” làm từ thịt lợn không nấu chín, trong đó 2 người đã chết e Nơi chứa mầm bệnh
Tỷ lệ phân bố kén trong cơ thể lợn như sau: Ở hoành cách mô 100%, lưỡi 95%, cơ hàm 100%, các cơ khác như cơ mắt, cơ thực quản, cơ môi trên, cơ tai, cơ đuôi, tỷ lệ nhiễm từ 66– 100% Ngoài ra còn thấy kén ở dạ dày, tinh hoàn, gan, tim, ruột non, tủy, óc, phổi nhưng tỷ lệ nhiễm thấp
BỆNH TIÊN MAO TRÙNG DO TRYPANOSOMA EVANSI (Trypanosomiasis)
Bệnh Tiên mao trùng là một bệnh phổ biến gây tác hại cho nhiều loài gia súc do loài tiên mao trùng Trypanosoma evansi thuộc giống Trypanosoma gây ra Bệnh còn có tên gọi khác: Surra Guffar, Murina
Trypanosoma evansi (Steel, 1885) được Griffiths Evans tìm thấy trong máu ngựa và lạc đà tại vùng Surra của Ấn Độ vào năm 1880
Trypanosoma evansi có các tên gọi khác: T aegypticum, T annamense, T cameli, T. elephantis, T equinum, T hippicum, T marocanum, T ninaekohlyakimov, T sudanense, T. venezuelense. a Hình thái, cấu tạo
Mầm bệnh dài 15-34 μm, trung bình 24 μm Độ dài của roi là 6 μm có hình hình thoi, ở giữa có nhân, không có Cytochrome Cuối thân có thể hình thoi (thể Kinetoplast) và thể gốc lông (thể Kinetosome) có màng rung động Trong nguyên sinh chất có những hạt nhỏ bắt màu
Hình 4.12 Cấu tạo của Trypanosoma b Đặc điểm sinh học
Tiên mao trùng sinh sản trực phân theo chiều dọc và theo cấp số nhân nên khi xâm nhập vào ký chủ thì tăng số lượng rất nhanh.
Tiên mao trùng di chuyển rất nhanh trong máu ký chủ nhờ roi và màng rung động. Mầm bệnh sống được trong máu gia súc nhiều năm Khi gia súc chết mầm bệnh sẽ bị phân hủy sau 12 giờ Mầm bệnh trong mạch máu ngoại vi dễ tìm thấy hơn lúc gia súc bị sốt
2 Đặc điểm dịch tễ a Động vật cảm nhiễm
Tiên mao trùng ký sinh bên ngoài hồng cầu trong máu của lạc đà, ngựa, lừa, dê cừu, lợn, chó, trâu, bò, nai, voi và nhiều loài động vật hoang dại khác, không gây bệnh cho người. Những giống loài gia súc khác nhau, đề kháng với mầm bệnh cũng khác nhau Cùng một loài gia súc trong điều kiện khắc nghiệt làm việc nhiều, dinh dưỡng thiếu, sức đề kháng giảm, mầm bệnh tăng độc lực, bệnh dễ dàng xảy ra Gia súc non, gia súc chưa nhiễm bệnh có sức chống đỡ yếu hơn so với gia súc trưởng thành và gia súc đã nhiễm bệnh b Phương thức truyền bệnh
Mầm bệnh được truyền đi một cách cơ giới Vật môi giới truyền bệnh gồm các loài mòng thuộc giống Tabanus, Lepyrosia, Haematopota, Chrysozona, Chrysops và ruồi trâu
Stomoxys Ngoài ra dơi (Wampire) cũng truyền được bệnh Khi hút máu, côn trùng hút luôn cả Trypanosoma evansi vào trong vòi T evansi không có quá trình biến thái nào và tồn tại được
2 ngày trong ruồi, mòng Nhưng mầm bệnh chỉ có khả năng gây bệnh trong 7 giờ sau khi côn trùng hút máu Việc truyền bệnh dễ dàng khi bữa ăn của côn trùng cách nhau không quá 15 giây, trong thời gian ngắn chúng đốt liên tục từ gia súc này sang gia súc khác và truyền mầm bệnh Ruồi có thể truyền bệnh khi liếm máu có Trypanosoma rồi liếm vào vết thương ở gia súc khác c Phân bố
Bệnh phổ biến ở các nước nhiệt đới châu Phi, châu Á, châu Mỹ. Ở nước ta bệnh đã được phát hiện ở trâu bò ngựa ở tất cả các vùng sinh thái khác nhau: miền núi, trung du, đồng bằng, ven biển Hàng năm bệnh đã gây ra những thiệt hại nhất định cho việc phát triển chăn nuôi trâu bò. d Mùa phát sinh
Mùa xảy ra bệnh thường là mùa hè, mùa mưa khí hậu ấm áp, ve mòng hoạt động nhiều. Tuy nhiên, vào mùa đông và mùa khô do thiếu thức ăn, do phải cày kéo nhiều bệnh dễ xảy ra do bị nhiễm từ mùa hè trước đó. e Cách gây bệnh
- Chiếm đoạt chất dinh dưỡng từ máu của ký chủ Ở gia súc bệnh, 1ml máu có thể có từ 1-3 vạn Tiên mao trùng Tiên mao trùng khi tăng lên với mật độ cao trong máu gây hiện tượng tắc mao mạch.
- Tiết độc tố Trypanotoxin gây ra biến đổi bệnh lý Độc tố này bao gồm: độc tố do Tiên mao trùng tiết ra qua màng thân và độc tố do tiên mao trùng chết đi phân hủy sau 15-20 ngày. Độc tố tác động lên hệ thần kinh trung ương làm rối loạn trung khu điều nhiệt gây sốt Độc tố gây phá hủy hồng cầu và ức chế cơ quan tạo máu Độc tố còn tác động đến bộ máy tiêu hóa gây tiêu chảy.
Trâu thường mang mầm bệnh nhưng không phát bệnh Khi sức đề kháng yếu bệnh có thể bộc phát, chuyển từ dạng mang trùng sang thể bệnh Trong những trâu ngã bệnh chủ yếu là trâu gầy yếu, làm việc nhiều, thiếu dinh dưỡng Các triệu chứng thường gặp:
- Vật sốt cao và gián đoạn (sốt cách nhật), nhiệt độ lên đến 39,5 - 41 o C có khi 42 o C, sốt kéo dài 2 - 4 ngày Trâu bò thường bị chết lúc sốt cao Nếu không chết sau đó nghỉ sốt 4 - 6 ngày, cũng có khi kéo dài 18 ngày, lại sốt lại Khi sốt rất dễ tìm thấy ký sinh trùng trong máu. Sốt gián đoạn là do mầm bệnh luôn thay đổi kháng nguyên Khi số lượng mầm bệnh cao trong máu, các sản phẩm bài tiết và độc tố gây sốt Khi sốt, trâu bò lờ đờ, cơ bắp co giật hoặc lồng lộn như điên, bốn chân cứng lại, đầu vẹo về một bên, hàm cứng Hồng cầu giảm xuống còn 3,5 - 4,5 triệu Bạch cầu từ 6.500 - 15400 Hầu hết trâu và bò đều giảm hồng cầu và gầy còm.
Ký sinh gây suy tủy xương, gây thiếu máu
- Hội chứng thần kinh chiếm tỷ lệ 13 – 45,3% Vật điên loạn, mắt đỏ ngầu, phá chuồng, húc đầu vào tường Nếu nhẹ hơn, vật run rẩy từng cơn, trợn ngược mắt, ngã quỵ, sùi bọt mép, liệt chân, nằm quỵ không đi lại được Triệu chứng liệt chân chỉ xảy ra ở trâu
- Phù thũng ở các phần thấp của cơ thể như ở 4 chân từ khớp khuỷu trở xuống, ở bộ phận sinh dục, đặc biệt là trâu đực Có khi phù nề ở cả phần yếm và ngực Triệu chứng này xuất hiện 30,8% Hạch lâm ba trước đùi, trước vai sưng và tích nước (13 – 15%) Tổ chức dưới da, chỗ thủy thũng chứa nhiều dịch màu vàng Do ký sinh làm tắc nghẽn mạch máu gây thay đổi áp suất thẩm thấu trong hệ tuần hoàn gây phù thủng
- Viêm giác mạc và kết mạc Mắt có nhiều ghèn màu trắng hay vàng Triệu chứng này chiếm 78% Khi viêm nặng, mắt sưng, lồi to, sau đó có hiện tượng cùi nhãn giác mạc
BỆNH ĐƠN BÀO PHỦ TẠNG DO TOXOPLASMA GONDII (Toxoplasmosis)
Bệnh Toxoplasmosis do đơn bào Toxoplasma gondii thuộc lớp Sporozoasida, ngành
Apicomplexa gây ra Mầm bệnh được tìm thấy năm 1908 trên động vật gặm nhấm ở châu Phi. a Hình thái
Toxoplasma gondii (Nicolle & Manceaux, 1908) Oocyst có hình cầu kích thước 11–14 x
9–11μm Oocyst không có lỗ noãn, thể cặn, hạt cực và chứa hai Sporocyst hình elip, kích thước 8,5 x 6m, không có thể stieda, có thể cặn Sporozoite có kích thước 8 x 2μm
Hình 4.13 Oocyst của T gondii b Vòng đời
T gondii có 3 quá trình sinh sản: quá trình sinh sản vô tính xảy ra ở các mô bào, chủ yếu là ở não, gan và cơ; quá trình sinh sản hữu tính xảy ra ở ruột; quá trình sinh bào tử xảy ra ở môi trường ngoài.
Trong cơ thể ký chủ cuối cùng vừa có quá trình sinh sản hữu tính (Gamegony) vừa có quá trình sinh sản vô tính (Schizogony).
Sự phát triển của Toxoplasma gondii trong cơ thể mèo như sau:
- Khi mèo ăn phải kén (cyst) có chứa Bradyzoite hoặc ăn phải Tachyzoite trong ký chủ trung gian, đến ruột Bradyzoite được phóng thích, vào biểu mô ruột hình thành Schizont rồi tạo giao tử và cuối cùng phát triển ra Oocyst Oocyst có ở trong phân sau khi nhiễm 4 – 5 ngày Đồng thời Bradyzoite cũng xâm nhập vào các cơ quan khác để tạo thành Tachyzoite và phát triển giống như trong cơ thể của ký chủ trung gian
- Nếu mèo ăn phải Oocyst (đã hình thành Sporozoite) vào ruột Sporozoite được giải phóng Sporozoite phát triển theo 2 hướng: một là nó xâm nhập vào biểu mô ruột hình thành
Schizont rồi tạo giao tử và cuối cùng phát triển ra Oocyst; hai là xâm nhập vào các cơ quan khác để tạo thành Tachyzoite và phát triển giống như trong cơ thể của ký chủ trung gian.
Ký chủ trung gian bị nhiễm Toxoplasma khi ăn phải Oocyst trong phân mèo hoặc ăn phải một ký chủ trung gian khác có chứa Bradyzoite hoặc Tachyzoite trong cơ thể Chu trình phát triển này xảy ra ở các cơ quan ngoài ruột
- Nếu ký chủ trung gian ăn phải Oocyst, đến ruột Sporozoite được giải phóng Sporozoite chui qua vách ruột, vào máu đến các tế bào fibroblast, gan, cơ tim… hình thành các
Tachyzoite Giai đoạn này ký chủ thường biểu hiện bệnh cấp tính Nếu ký chủ sống sót sẽ hình thành kháng thể và ức chế sự phát triển của các Tachyzoite Tachyzoite bắt đầu hình thành kén, bên trong chứa nhiều Bradyzoite Đến khi nào miễn dịch suy yếu thì kén này vỡ ra và
Bradyzoite hoạt động trở lại tạo ra các Tachyzoite Tachyzoite lại hình thành kén, bên trong chứa nhiều Bradyzoite
- Nếu các ký chủ trung gian phải thịt ký chủ trung gian khác có kén chứa Bradyzoite hoặc có Tachyzoite (chó ăn chuột) vào cơ thể, Bradyzoite được giải phóng, chui qua niêm mạc ruột tới các mô bào hình thành các Tachyzoite và quá trình phát triển cũng tương tự như ăn phải Oocyst
Quá trình sinh bào tử như sau: Noãn nang (Oocyst) thải qua phân của mèo ra môi trường ngoài, sau 2 – 4 ngày bên trong noãn nang hình thành 2 Sporocyst, mỗi chứa 4 Sporozoite và trở thành dạng gây nhiễm.
Hình 4.14 Các giai đoạn sinh sản của Toxoplasma gondii c Sức đề kháng
Oocyst có thể tồn tại ở môi trường bên ngoài hàng năm, bị tiêu diệt ở nhiệt độ 70 o C trong dung dịch iodine và ammonia Nuôi cấy ở môi trường bào thai gà Toxoplasma phát triển tốt.
Ký chủ cuối cùng là mèo nhà và động vật thuộc họ mèo (Felidae), trong đó mèo nhà có vai trò rất quan trọng Ký chủ trung gian của mầm bệnh gồm 200 loài động vật: chó, trâu, bò, dê, cừu, thỏ, chuột, côn trùng, gia cầm, chim và cả người.
Kén chứa Bradyzoite có ở cơ, nhu mô gan, phổi, não, tế bào biểu mô tuyến, cơ tim, màng nhau thai, bạch cầu Trường hợp bệnh cấp tính có thể tìm thấy mầm bệnh trong máu và dịch tiết màng bụng
Toxoplasmosis là một bệnh chung giữa người và động vật có ở khắp mọi nơi Ở Mỹ qua kiểm tra huyết thanh học tỷ lệ nhiễm ở chó là 34-59%, ở mèo 34%, ở trâu bò 47%, ở lợn 30%, ở dê 48% Bệnh đã thấy ở lợn Canada, Đan Mạch, Tây Ban Nha, Hungary, Mehyco Ở Việt Nam điều tra huyết thanh học ở một số địa phương cho thấy tỷ lệ dương tính ở người khoảng 5% Bệnh chưa được nghiên cứu đầy đủ trên động vật ở nước ta. Đường lây nhiễm thứ nhất là qua nhau thai Thứ hai là do ăn thức ăn, uống nước có nhiễm Oocyst và do ăn thịt có chứa Tachyzoite hay Bradyzoite chưa nấu chín Oocyst phát tán qua phân mèo.
Giai đoạn sinh sản hữu tính không gây bệnh, có khi chỉ gây bệnh nhẹ Gia súc nhiễm
Toxoplasma ít biểu hiện triệu chứng Đây là đặc điểm quan trọng của bệnh Triệu chứng thường xảy ra ở động vật còn non và động vật ở trạng thái stress Bệnh thường ở dạng cấp tính Ở chó non, lợn con, mèo con thường sốt, tiêu chảy. Ở gia súc, chó mèo, cừu thường bị sẩy thai hay chết thai Triệu chứng sẩy thai còn có thể xảy ra trên lợn, trâu bò, dê Ở người, những em bé mới sinh có thể bị viêm não, phát ban đỏ, vàng da, viêm màng đệm võng mạc, tràn dịch màng não Tỷ lệ tử vong cao Trẻ em sốt, hạch bạch huyết sưng to hàng tháng.
Mổ khám lợn con bị bệnh người ta thấy có tổn thương, hoại tử ở não, gan và một số phủ tạng khác Kiểm tra thai bị sảy hoặc chết lưu do T gondii cũng thấy tổn thương ở não và gan. Ở chó non, lợn con, mèo con thấy hạch lâm ba sưng, viêm gan, viêm cơ, viêm não, vàng da, viêm phổi, viêm tử cung, loét ruột.
Dựa vào triệu chứng và bệnh tích Cần phân biệt trường hợp sẩy thai với triệu chứng sẩy thai của các bệnh khác như Brucellosis, Leptospirosis
BỆNH NHỤC BÀO TỬ TRÙNG DO SARCOCYSTIS SPP (Sarcocystosis)
Bệnh do một số loài đơn bào thuộc giống Sarcocystis gây ra Bệnh rất phổ biến ở động vật nuôi và động vật hoang dại Loài thường gặp là:
- S hirsuta a Hình thái, cấu tạo
Noãn nang (Oocyst) ở ký chủ cuối cùng khi thải theo phân ra ngoài đã có chứa 2
Sporocyst, mỗi Sporocyst có 4 Sporozoite, không có thể stieda Vách của Oocyst mỏng, dễ vỡ và phóng thích Sporocyst ra ngoài nên dễ nhầm lẫn với Cryptosporidium Oocyst của
Sarcocystis cruzi có kích thước 15 x 10 μm
Schizont trong biểu mô mạch máu ở ký chủ trung gian có kích thước 2-8μm, bên trong Schizont có chứa rất nhiều Tachyzoite
Sarcocyst là một kén nằm dọc theo sợi cơ, bên trong chứa nhiều Bradyzoite có hình dạng elip Kích thước kén có thể đến 1cm hoặc hơn ở cơ vân hoặc cơ tim b Chu kỳ phát triển
Vòng đời của Sarcocystis gần giống như Eimeria và Isospora nhưng có sự tham gia của ký chủ trung gian Ký chủ cuối cùng là chó mèo và người Ký chủ trung gian là loài nhai lại. Trong ký chủ cuối cùng có 2 quá trình sinh sản xảy ra ở ruột là sinh sản hữu tính (Gamegony) tạo ra Oocyst và quá trình sinh ra bào tử (Sporogony) Quá trình sinh sản vô tính (Schizogony) xảy ra trong ký chủ trung gian
Schizont thế hệ 1 và 2 hình thành trong biểu mô mao mạch, Schizont thế hệ 3 trong bạch cầu lym phô Ký chủ cuối cùng ăn phải Sarcocyst (bên trong chứa nhiều Bradyzoite) ở trong thịt của ký chủ trung gian, đến ruột non dưới tác dụng của dịch mật và trypsin, Bradyzoite được phóng thích sẽ xâm nhập vào biểu mô ruột rồi phát triển thành giao tử đực (Microgamete) và giao tử cái (Macrogamete) Hai giao tử này phối hợp thành hợp tử (Zygote) và cuối cùng tạo Oocyst có vỏ mỏng Oocyst tiếp tục phân chia thành 2 Sporocyst ngay trong cơ thể của ký chủ cuối cùng, mỗi Sporocyst chứa 4 Sporozoite ở bên trong Vỏ Oocyst dễ vỡ nên có thể thấy dạng Sporocyst ở trong phân (đây là điểm khác biệt để phân biệt với Oocyst của Isospora ở động vật ăn thịt)
Ký chủ trung gian ăn phải Oocyst ở trong phân của ký chủ cuối cùng và trải qua 3 giai đoạn sinh sản vô tính Khi đến ruột các Sporozoite được giải phóng, chui qua vách ruột đến mao mạch, xâm nhập vào tế bào biểu mô mao mạch hình thành Schizont 1 Schizont vỡ ra phóng thích nhiều Tachyzoite 1 (Merozoite dạng dài) rồi hình thành Schizont 2 Còn Schizont
3 được hình thành trong tế bào lympho Cuối cùng Schizont 3 vỡ ra, các Tachyzoite ở bên trong được phóng thích vào máu và đến cơ định vị tạo thành Sarcocyst bên trong chứa nhiềuBradyzoite (Merozoite dạng ngắn).
Thời gian từ khi ăn phải Sarcocyst đến lúc xuất hiện Oocyst hoặc Sporocyst trong phân của ký chủ cuối cùng là 7–14 ngày Thời gian từ khi Sporocyst xâm nhập vào ký chủ trung gian đến lúc hình thành Sarcocyst từ 2-3 tháng có thể đến 12 tháng tùy từng loài
Hình 4.15 Vòng đời của Sarcocystis
2 Dịch tễ a Động vật cảm nhiễm
Ký chủ cuối cùng là chó mèo và người Ký chủ trung gian là loài nhai lại Gia súc 6 tuần tuổi đã bị nhiễm Sarcocystis Tỷ lệ nhiễm tăng theo tuổi b Đường lây lan và phát tán
Ký chủ trung gian ăn phải Oocyst ở trong phân của ký chủ cuối cùng sẽ tạo Sarcocyst trong cơ Ở động vật nhai lại Sarcocystis thường ký sinh ở thực quản, cơ xương, cơ hoành hay cơ tim, cơ lưỡi Ký chủ cuối cùng ăn phải Sarcocyst ở trong thịt của ký chủ trung gian sẽ bài thải Oocyst qua phân. Ở Việt Nam, tỷ lệ nhiễm Sarcocyst ở trâu bò dao động từ 40 - 60% (Lương Văn Huấn và cộng sự, 1989) Tỷ lệ nhiễm ở bò 60 - 70%, nếu làm phương pháp tiêu cơ tỷ lệ nhiễm sẽ cao hơn (Lâm Thị Thu Hương và cộng sự, 1995)
Ký chủ cuối cùng dường như không bị bệnh mặc dù có gây tiêu chảy nhẹ Ở ký chủ trung gian bệnh lý được thể hiện nặng ở giai đoạn sinh sản vô tính thứ 2 Triệu chứng thể hiện sốt, thiếu máu, phù thủng, viêm cơ, sẩy thai Ngoài ra còn thấy gia súc gầy, biếng ăn, giảm sữa và chết thai Đặc biệt là rụng lông đuôi ở bò.
- Sốt: Là dấu hiệu đầu tiên ở bê nghé Nhiệt độ cơ thể 40,5-42 o C khi bị nhiễm trên 50.000 Sarcocyst Triệu chứng sốt có liên quan đến sự nhiễm ký sinh trong máu vì hai giai đoạn của sốt có liên quan đến hai giai đoạn sinh sản vô tính: thứ nhất ở 15–19 ngày và thứ hai ở 25–42 ngày Giai đoạn sốt thứ nhất bê vẫn ăn, vẫn hoạt động và không có triệu chứng lâm sàng khác Giai đoạn sốt thứ hai bê có triệu chứng lâm sàng
- Thiếu máu: triệu chứng cấp tính của Sarcocyst là thiếu máu, thiếu máu do tan huyết, dung giải hồng cầu, xuất huyết từng phần có thể lên đến 50 – 75% Nhiều hồng cầu ra khỏi hệ tuần hoàn và tụ lại ở lá lách, tăng haemoglobin huyết, viêm gan
- Phù thủng: cơ tim tích nước, các cơ quan khác phù thủng do protein huyết Albumin huyết thanh giảm một cách có ý nghĩa
- Viêm: miệng viêm loét, chân cũng bị tổn thương nhưng không rõ cơ chế Sự tổn thương này do Sarcocyst ảnh hưởng đến các hormon Somatotropin, Somatomedin, Somatostatin
- Sẩy thai: cơ chế gây sẩy thai chưa biết rõ Gia súc có thể sẩy thai nhưng mầm bệnh rất hiếm gặp ở nhau thai Có thể Sarcocyst đã ảnh hưởng tới 17- Estradiol, Prostaglandin F2 của cơ thể mẹ và Progesterone Trong trường hợp nhiễm tự nhiên, quá trình sinh sản vô tính được tìm thấy ở nhau thai Sarcocyst đóng một vai trò quan trọng trong sẩy thai
Có thể thấy các nang ở dạng hình con suốt với kích thước lớn ở thực quản, cơ hoành, và cơ xương của động vật trưởng thành nhất là trâu bò Bằng mắt thường ta có thể thấy các điểm trắng, rắn khi sờ vào Các nang rất nhỏ không thể phát hiện được khi ta kiểm tra thân thịt bằng mắt thường Khi cơ bị nhiễm với cường độ cao thịt có hiện tượng ngậm nước nhão và nhạt màu Khi gia súc bị nhiễm với cường độ cao các tổ chức liên kết dưới da có tích luỹ chất keo màu xám.
- Dựa vào triệu chứng lâm sàng: thiếu máu, biếng ăn, sẩy thai, giảm trọng, sốt, rụng lông đặc biệt ở đuôi của bò, sưng hạch lympho
- Mổ khám xác định Sarcocyst ở các cơ thực quản, tim, não, cơ vân, cơ lưỡi, cơ hoành… bằng mắt thường để tìm Sarcocyst, cần phân biệt với Cysticercus Nếu Sarcocystis ở dạng nhỏ cần làm phương pháp tiêu cơ để quan sát dưới kính hiển vi Cần lấy 30 – 50 gam cơ cho vào
150 ml dung dịch tiêu hóa
- Làm tiêu bản tổ chức học ở các cơ quan như cơ hoặc làm phản ứng hóa mô miễn dịch
- Chẩn đoán huyết thanh học: dùng kỹ thuật ELISA, phản ứng IHA (Indirect Haemaglutination) và phản ứng IFAT Phương pháp PCR (Polymerase Chain Reaction)
- Ở ký chủ cuối cùng có thể kiểm tra phân tìm Oocyst và Sporocyst bằng phương pháp phù nổi
6 Điều trị Ở ký chủ trung gian có thể sử dụng các loại thuốc phòng và trị như sau:
- Toltraruzil 25 ppm cho ăn hoặc cho uống
- Salinomycine liều 4 mg/kg P cho uống hoặc trộn thức ăn trong 30 ngày
- Amprolium 100 mg/kg P hòa nước cho uống hoặc trộn thức ăn 5 – 7 ngày
Xử lý tốt các thịt động vật không vứt bừa bãi Không cho gia súc ăn thịt sống Dùng các thuốc phòng cho ký chủ trung gian và ký chủ cuối cùng.
BỆNH ĐƠN BÀO ĐƯỜNG SINH DỤC DO Tritrichomonas foetus (Tritrichomonosis)
Bệnh do loài Tritrichomonas foetus (T genitalis, T bovis) ký sinh ở đường sinh dục gây ra. a Hình thái
Mầm bệnh có hình quả lê Kích thước 0,01 - 0,025 mm, có 3 roi ở phía trước và 1 roi ở phía sau hợp với thân thành màng rung động và có một đoạn sau tự do, có trục ty (axostyle) chạy dọc thân Chúng sống ký sinh trong niêm mạc âm đạo, bao dương vật của gia súc. Chúng sinh sản vô tính trong tế bào biểu mô đường sinh dục, gây sẩy thai.
Hình 4.16 Tritrichomonas foetus b Sức đề kháng Ở môi trường bên ngoài mầm bệnh có sức đề kháng yếu Chúng chỉ tồn tại được 1–5 ngày ở nhiệt độ phòng Ở môi trường nước chúng chỉ tồn tại được 2 ngày Nhiệt độ 60 o C tồn tại được 1 phút Các dung dịch NaCl 15 – 25%, CuSO4 0,5% sẽ tiêu diệt mầm bệnh trong 1 phút T foetus không tồn tại trong tinh đông lạnh
2 Dịch tễ a Động vật cảm nhiễm
Bò hay mắc bệnh, ngoài ra Tritrichomonas foetus còn ký sinh ở chó, dê, lợn, ngựa, thỏ, chuột đồng. b Đường lây truyền
Bệnh truyền do giao cấu trực tiếp hoặc do các dụng cụ thụ tinh nhân tạo hoặc do các dụng cụ thú y có mang mầm bệnh Bệnh có thể truyền đi do côn trùng đậu vào âm hộ của gia súc mắc bệnh sau đó đậu vào âm hộ của gia súc khỏe.
Thời gian nung bệnh từ một vài ngày đến 2 tuần vật sốt 40,8 o C, giảm ăn, kiệt sức Âm hộ có dịch viêm giống mủ trắng chảy ra ngoài rất hôi thối Rối loạn chu kỳ sinh dục, sẩy thai ở ngày 15-20 Thai có thể bị chết, sẩy thai Con đực bao dương vật sưng to.
Niêm mạc âm đạo bị viêm, cổ tử cung viêm và loét Niêm mạc tử cung có nhiều dịch thẩm xuất Buồng trứng bị nang hóa Cơ quan sinh dục có nhiều dịch lỏng và mụn loét.
- Lấy dịch nhờn âm đạo, tử cung phết kính kiểm tra trực tiếp
- Lấy dịch nhờn âm đạo, tử cung, âm hộ nhuộm xanh methylen
- Nếu trong tiêu bản coi trực tiếp không thấy mầm bệnh, cần lấy dịch nuôi cấy trong môi trường CPLM (Cystein pepton live extract maltose serum) hoặc môi trường Diamond, hoặc môi trường bào thai gà Để tủ ấm 48-72 giờ quan sát Tritrichomonas
- Ngoài ra còn có thể sử dụng phương pháp chẩn đoán huyết thanh học, phản ứng ngưng kết với dịch nhầy âm đạo, tử cung
- Berenil 3,5 -7mg/kg thể trọng tiêm bắp hoặc tiêm trực tiếp vào bao dương vật Nếu bị nặng 3 ngày sau tiêm lại.
- Ichthyol pha thành dung dịch 8 - 10% thụt rửa âm đạo cho gia súc, thụt rửa vài lần cách nhau 1 - 3 ngày Hoặc có thể sử dụng các dung dịch sau để thụt rửa: Lugol 1/500, Triflavine 1/1000, Etacridin 1/2000.
- Cách ly vật bệnh và nghi bệnh để điều trị và theo dõi.
- Bò đực chỉ cho nhảy 1 tháng sau khi khỏi bệnh.
- Nên sử dụng phương pháp thụ tinh nhân tạo cho gia súc, vệ sinh dụng cụ sạch sẽ khi thụ tinh nhân tạo.
- Diệt côn trùng xung quanh chuồng nuôi.
BỆNH KÝ SINH TRÙNG Ở ĐỘNG VẬT NHAI LẠI
BỆNH SÁN LÁ DẠ CỎ DO PARAMPHISTOMATIDAE (Paramphistomatidosis)
1 Căn bệnh Ở Việt Nam đã phát hiện nhiều loài sán lá thuộc họ Paramphistomatidae ký sinh trong dạ cỏ của trâu, bò, dê, cừu và các loài nhai lại hoang dã Các giống đã được phát hiện là:
Paramphistomum, Fischoederius, Cotylophoron, Calicophoron, Ceylonocotyle, Gigantocotyle, Gastrothylax, Carmyerius, Explanatum, Gastrodiscoides.
Loài phổ biến nhất là Paramphistomum cervi. a Hình thái
Paramphistomum cervi (Schrank, 1790) có hình chóp nón, mặt bụng hơi lõm, dài 5- 15mm, rộng 2-3mm Giác miệng nằm phía trước thông với hốc miệng, sau đó đến hầu, thực quản và hai nhánh ruột Tinh hoàn chia thùy không rõ, nằm giữa thân, một cái trên và một dưới Buồng trứng hình bầu dục hay hình tròn nằm dưới tinh hoàn Giác bụng rất lớn nằm ở phía cuối thân Tuyến noãn hoàng tập trung dày đặc ở hai bên thân kéo dài từ hầu đến bờ sau giác bụng Lỗ sinh dục nằm ở 1/3 trước cơ thể
Trứng có hình bầu dục đầu to đầu nhỏ, đầu nhỏ có nắp, bên trong có chứa tế bào phôi nằm rải rác màu xám nhạt, kích thước 12-19 x 6-9μm
Hình 5.1 Sán trưởng thành và trứng sán Paramphistomum cervi b Vòng đời
Vòng đời phát triển cần có ký chủ trung gian Đó là các loài ốc thuộc giống Planorbis,
Sán trưởng thành ký sinh ở dạ cỏ, đẻ trứng Trứng theo phân ra ngoài sau 11-12 ngày nở ra Miracidium ở nhiệt độ 26-30 o C Miracidium xâm nhập vào ốc thích hợp phát triển thành
Sporocyst Một Sporocyst sinh sản vô tính cho ra 9 Redia, một Redia lại sinh sản vô tính cho ra 16-20 Cercaria Thời gian ấu trùng sán sinh sản trong ký chủ trung gian là 45-90 ngày Sau đó Cercaria chui ra khỏi ốc và rụng đuôi tạo kén Aldolescaria bám vào cây cỏ thuỷ sinh Gia súc ăn cỏ có kén Aldolescaria vào ruột non, ấu trùng được giải thoát và phát triển thành sán non Sán di hành ngược theo đường tiêu hóa để trở về dạ cỏ và phát triển thành trưởng thành sau 7-10 tuần Sán có thể sống trong cơ thể 1 năm.
Hình 5.2 Vòng đời của Paramphistomum
2 Dịch tễ a Động vật cảm nhiễm
Sán ký sinh trong dạ cỏ của trâu, bò, dê, cừu và các loài nhai lại hoang dã Tỉ lệ nhiễm tăng dần theo lứa tuổi Điều này có thể được giải thích, do sán lá dạ cỏ có thời gian sống trong ký chủ cuối cùng dài, do gia súc nhai lại có nhiều thời gian tiếp xúc với môi trường có
Adolescaria tồn tại, do cơ thể gia súc nhai lại không có miễn dịch đặc hiệu với sán lá dạ cỏ hoặc có nhưng không rõ ràng b Mùa vụ
Mùa vụ được xác định bởi yếu tố thời tiết, khí hậu đặc trưng Mùa mưa là mùa mà ốc nước ngọt có điều kiện thuận lợi để sống, sinh sản và phát tán Và vì vậy, tỷ lệ gia súc nhai lại nhiễm sán lá dạ cỏ trong mùa mưa cũng cao hơn so với mùa khô Dịch tễ học của bệnh sán lá dạ cỏ liên quan chặt chẽ đến những yếu tố gắn với sự tồn tại và phát triển của ký chủ trung gian c Phân bố
Sán lá dạ cỏ phân bố rộng trên thế giới Ở Việt Nam sán phân bố hầu hết ở mọi nơi từ đồng bằng, ven biển, trung du, cao nguyên và miền núi, thông thường vùng đồng bằng gia súc nhai lại nhiễm sán lá dạ cỏ nhiều hơn khu vực trung du và miền núi Có những trâu nhiễm trên 10.000 sán d Cách gây bệnh
Chủ yếu gây bệnh ở giai đoạn sán non Sán non bám và thâm nhập sâu vào trong vào vách ruột nhờ giác bám khoẻ ở mặt bụng Niêm mạc ruột bị giác bám gây tổn thương, hoại tử, bong ra, tạo cơ hội tốt cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm ruột và chảy máu Vì thế gia súc sốt bỏ ăn, ỉa chảy, mất nước nghiêm trọng và dễ dẫn đến chết Độc tố do sán tiết ra gây sưng, loét,xuất huyết Tác động gây bệnh của sán trưởng thành thường không rõ rệt.
3 Triệu chứng Ở gia súc trưởng thành nhiễm một hoặc hai ngàn sán triệu chứng không rõ Triệu chứng xảy ra nặng ở súc vật non Nếu nhiễm nặng vật tiêu chảy hoặc táo bón, niêm mạc nhợt nhạt do thiếu máu, phù thủng ở những phần thấp của cơ thể, lông xù, chậm lớn, da khô
Dạ cỏ, dạ lá sách giảm nhu động và bị nghẽn dạ lá sách Niêm mạc dạ cỏ bị viêm loét, xuất huyết, tăng sinh dày lên sau đó hoại tử Khi mổ khám thấy có rất nhiều sán trong dạ cỏ.
Xét nghiệm phân tìm trứng theo phương pháp lắng gạn Mổ khám dạ cỏ tìm sán và kiểm tra bệnh tích.
- Niclosamide 160 mg/kg thể trọng, cho uống, dùng 2 lần, cách nhau 3 ngày
- Oxyclozanide liều 18,7 mg/kg thể trọng kết hợp với Levamisol liều 0,4 mg/kg thể trọng, cho uống.
Thường xuyên kiểm tra đàn nếu có nhiễm sán lá dạ cỏ dùng các loại thuốc trên để xổ cho gia súc Ở những nơi nhiễm nặng dùng các loại thuốc trên xổ cho gia súc 3 - 4 lần/năm Ở Tây Nguyên tẩy 1 năm 2 lần vào lúc giao mùa giữa mùa mưa và mùa khô.
Diệt mầm bệnh ở môi trường tự nhiên: Phân trong chuồng nên quét dọn và tập trung đem ủ theo phương pháp nhiệt sinh vật học.
Diệt ký chủ trung gian bằng cách không để những vũng nước đọng trên bãi chăn thả, luân phiên cây trồng nước cạn để cải tạo sinh thái Nuôi vịt để diệt ốc Sử dụng hóa chất để diệt ốc không được khuyến cáo vì có thể gây hại cho môi trường Hơi amoniac có tác dụng diệt kén Aldolescaria.
Chăm sóc nuôi dưỡng tốt trâu bò để nâng cao thể trạng và sức đề kháng chống đỡ với bệnh sán lá dạ cỏ cũng như các bệnh ký sinh trùng khác.
BỆNH SÁN LÁ TUYẾN TỤY DO EURYTREMA SPP (Eurytremiasis)
Bệnh do một số loài sán lá thuộc giống Eurytrema, họ Dicrocoeliidae ký sinh ở ống dẫn tụy của gia súc gây ra. Ở Việt Nam đã tìm thấy được 5 loài ký sinh ở tuyến tuỵ, ống dẫn tuỵ là:
- Eurytrema pancreaticum (Janson, 1889): ở trâu, bò, dê, cừu Tên khác: E tonkinensis (Galliard et Ngữ, 1941).
- E coelomaticum (Grand et Billet, 1892): ở trâu, bò.
Hình 5.3 Paramphistomum cervi trong dạ cỏ
Trong đó Eurytrema pancreaticum là loài phổ biến nhất. a Hình thái
Sán Eurytrema pancreaticum có hình lá màu đỏ sậm, cuối thân nhô ra giống hình dạng của lưỡi, sán dài 8 - 16 mm, rộng 5 - 8,5 mm Có 2 giác bám hình tròn, giác bám miệng lớn hơn giác bám bụng Thực quản ngắn Tinh hoàn hình bầu dục hay oval nằm đối xứng hai bên thân Buồng trứng nhỏ nằm sau tinh hoàn, ở khoảng giữa cơ thể Tử cung chiếm hết nửa thân sau Tuyến noãn hoàng nằm 2 bên thân, phía sau tinh hoàn Trứng màu vàng nâu, không đối xứng, bên trong có chứa Miracidium, kích thước 0,04 - 0,05 x 0,023 - 0,034 mm Trứng
Eurytrema có sức đề kháng cao với ngoại cảnh, không bị diệt bởi các muối vô cơ, một số chất hữu cơ như aceton glycerin, phenol 5%
Hình 5.4 Sán trưởng thành và trứng sán Eurytrema pancreaticum b Vòng đời
Phát triển gián tiếp có sự tham gia của 2 ký chủ trung gian Ký chủ trung gian thứ nhất là ốc trên cạn Bradybaena similaris, Cathaica ravida, ốc nước ngọt là Eulota lantzi, Mesodon thydroides Ký chủ trung gian thứ hai (ký chủ bổ sung) là các loài châu chấu và dế
Sán trưởng thành ký sinh ở ống dẫn tụy, đôi khi gặp ở dạ múi khế và gan Sán trưởng thành thường xuyên thải trứng, trứng theo ống dẫn tụy theo phân ra ngoài Trong trứng hình thành Miracidium Khi ký chủ trung gian thứ nhất (ốc cạn) ăn phải trứng, Miracidium được giải thoát ở ruột rồi xâm nhập vào gan tuỵ của ốc Có 2 thế hệ Sporocyst được sinh ra trong ốc Sau 4 tuần, Miracidium biến thành Sporocyst 1 Sau 69 ngày, Sporocyst 1 biến thành
Sporocyst 2 Sau 165 ngày Sporocyst 2 sinh ra 144-218 Cercaria, ở sán không có quá trình tạo ra Redia Cercaria ra khỏi ốc bằng đường phổi bám vào cỏ cây dưới dạng những bọc nhày.Khi ký chủ trung gian thứ hai (cào cào, châu chấu, dế) ăn phải sẽ tạo thành Metacercaria ở cơ sau 3 tuần Ký chủ cuối cùng ăn phải ký chủ trung gian thứ hai thì sau 7 tuần Metacercaria sẽ phát triển thành sán trưởng thành ở ống dẫn tụy Thời gian sống của sán trong ký chủ không quá 10 tháng.
Hình 5.5 Vòng đời của Eurytrema pacreaticum
2 Dịch tễ a Động vật cảm nhiễm
Trâu, bò, dê, cừu và những động vật nhai lại khác và cả ở người Nguồn bệnh là gia súc nhai lại và một số thú hoang nhai lại dã nhiễm sán Gia súc nhiễm tăng theo lứa tuổi, từ 1 – 12 tháng nhiễm 26%, từ 13 – 24 tháng nhiễm 53%, trên 24 tháng nhiễm 64% (Trịnh Văn Thịnh, Phạm Văn Khuê, 1978). b Đường lây truyền
Qua đường tiêu hóa do ăn phải kén hoặc ký chủ trung gian thứ hai có chứa kén. c Phân bố
Sán phân bố nhiều ở châu Mỹ, châu Âu, châu Á, ở các nước như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Philippine, Myanmar, Malaysia… Ở Việt Nam, bệnh sán lá tuyến tụy đã được phát hiện trâu, bò, dê, cừu thuộc nhiều tỉnh Trong đó có một số tỉnh Tây Nguyên như Đăk Lăk, Gia Lai Ở các vùng miền Bắc tỷ lệ nhiễm của bê là 75%, bò 50%, dê 75%, trâu nhiễm với tỷ lệ cao hơn.
Vật suy yếu, ăn uống kém, khát nước nhiều, gầy còm, thiếu máu, phù ở ngực và cổ, tiêu chảy, phân không tiêu có nhiều chất nhày và có thể chết
Khi mổ khám xác chết gầy, tuyến tụy hơi sưng, ống dẫn tụy, tổ chức tuỵ màu đỏ sẫm, thoái hóa và hoại tử Tuyến và đảo Langerhans thấm dịch và tăng sinh, có thể bị viêm tắc hoặc vỡ ống dẫn tụy.
Dựa vào dịch tễ, triệu chứng lâm sàng để chẩn đoán, song các biện pháp này chỉ có giá trị khi nhiễm nặng Xét nghiệm phân tìm trứng theo phương pháp lắng gạn Mổ khám tìm sán trưởng thành.
Sử dụng phương pháp miễn dịch gắn men ELISA để phát hiện nhanh và chính xác bệnh.
Praziquantel liều 20 mg/kg P, cho uống được báo cáo là có hiệu quả
Nên xử lý chặt chẽ các cơ quan nhiễm sán, tập trung phân đem ủ, diệt ký chủ trung gian.Tẩy định kỳ 5-6 tháng một lần ở các vùng có lưu hành bệnh.
BỆNH SÁN MÁNG DO SCHISTOSOMATIDAE (Schitosomiosis)
1 Căn bệnh Ở Việt Nam đã tìm được 2 loài sán lá là Schistosoma spindale và Orientobilharzia turkestanica (ở bò)
Sán lá Schistosoma spindale (Montgomery, 1906) ký sinh ở mạch máu màng treo ruột của trâu, bò, dê, cừu. a Hình thái
Một đặc tính quan trọng là sán có sự phân chia đực và cái riêng biệt Con cái dài hơn và nằm trong rãnh sinh dục của con đực, chúng thường tồn tại thành từng cặp Sán có rãnh hình lòng máng nên còn gọi là sán máng Con đực dài 5,6-3,5mm, có 3-7 tinh hoàn Con cái dài 7,2-16,2mm Buồng trứng hình bầu dục nằm ở phần sau cơ thể
Trứng hình thoi không đối xứng, một đầu có gai nhọn và không có nắp, vỏ mỏng, bên trong chứa ấu trùng Miracidium, kích thước 160-248 x 20-32μm Cercaria có đôi chẻ làm hai ở phía cuối
Hình 5.6 Sán S spindale trưởng thành và trứng b Vòng đời
Cần ký chủ trung gian là các loại ốc như: Planorbis, Indoplanorbis, Lymnaea Sán ở trong tĩnh mạch và đẻ trứng bên trong đã chứa Miracidium Trứng có gai nhọn ở một đầu sẽ chọc thủng vách tĩnh mạch vào lớp niêm của ruột chui qua ruột theo phân ra ngoài.
Miracidium chui ra khỏi trứng sau vài giờ trong môi trường nước rồi xâm nhập vào ký chủ trung gian, phát triển thành Sporocyst rồi thành Cercaria, không qua Redia Gia súc nhiễm sán do uống phải nước có Cercaria hoặc do Cercaria chui qua da khi gia súc lội nước Vào ký chủ, Cercaria rụng đuôi, theo hệ thống tuần hoàn cuối cùng định vị ở tĩnh mạch màng treo ruột và phát triển đến sán trưởng thành sau 6-7 tuần
Triệu chứng thường không biểu hiện rõ Nếu nhiễm nặng sau 6-7 tuần, gia súc có thể bệnh cấp tính như tiêu chảy, bỏ ăn tương ứng với lúc trứng xuyên qua niêm mạc ruột Gia súc có thể thiếu máu, giảm hàm lượng albumin trong máu.
Ruột viêm và xuất huyết màng nhầy Một số trứng có thể theo máu đi đến gan gây bệnh tích u hạt trên gan
Xét nghiệm phân tìm trứng sán trong phân Mổ khám thấy xuất huyết màng nhày ruột, tĩnh mạch màng treo ruột căng phồng, có nhiều sán bên trong
Có thể dùng Praziquantel để điều trị.
BỆNH SÁN DÂY DO MONIEZIA SPP (Monieziosis)
Bệnh sán dây Monieziosis thường gặp ở súc vật nhai lại, đặc biệt là súc vật nhai lại còn non Bệnh xảy ra chủ yếu do hai loài sán dây thuộc lớp Cestoda ký sinh ở ruột non Súc vật nhai lại bị bệnh sán dây thì gầy yếu, thiếu máu, suy nhược và dễ chết nếu nhiễm nặng Những súc vật nhiễm sán thường sinh trưởng kém, còi cọc, chậm lớn và sức đề kháng giảm sút, dễ mắc các bệnh khác.
Có 2 loài sán dây ký sinh ở ruột thường gặp trên loài nhai lại là:
Loài M expansa phổ biến hơn so với loài M benedeni. Ở Việt Nam còn phát hiện loài Avitellina centripunctata ký sinh ở ruột non của trâu bò. a Hình thái
Sán lớn có màu trắng vàng, dài 2,5 - 10 m, trung bình khoảng 6m Đốt sán có chiều ngang lớn hơn chiều dài, các đốt sán có kích thước lớn dần từ đầu đến phía sau thân, mỗi đốt sán có 2 lỗ sinh dục đổ ra hai bên hông đốt Tuyến giữa đốt (interproglottid gland) nằm giữa hai đốt sán Đầu sán rất nhỏ, đỉnh đầu không có móc, có 4 giác bám, trên mỗi giác bám có các móc kitin dài 0,36-0,8 mm dùng để móc bám vào ruột.
Trứng sán có hình tam giác có ba cạnh hoặc có hình gần tròn, hơi thót ở hai đầu, đường kính 56-57μm, bên trong chứa phôi sáu móc Đốt của Moniezia expansa và Moniezia benedeni có đặc điểm khác biệt: M expansa có tuyến giữa đốt nằm ở bờ trên của đốt và kéo dài hết chiều ngang của đốt; mỗi đốt có 150-400 tinh hoàn M benedeni có tuyến giữa đốt nằm ở bờ dưới và tập trung ở giữa đốt; có 400-600 tinh hoàn.
Hình 5.7 Sán dây Moniezia; A M.expansa, B M benedeni
1 Đầu; 2 Đốt sán; 3 Trứng b.Vòng đời Để hoàn thành vòng đời sán Moniezia cần có ký chủ trung gian Đó là các loài nhện đất thuộc họ Oribatidae như: Galumna cunarginata, G obvius, G nigara, Scheloribates laevigatus, S latipes
Hình 5.8 Vòng đời của sán dây Moniezia benedeni Vòng đời của sán dây Moniezia diễn ra như sau:
Sán ở ruột non thải đốt theo phân ra ngoài Đốt sán phân huỷ ở ngoại cảnh, giải phóng nhiều trứng sán Trứng sán dây phát tán ở trong đất, được các loài nhện đất họ Oribatidae ăn phải Khi vào đường tiêu hoá của nhện đất, trứng nở thành ấu trùng 6 móc, rồi phát triển thành ấu trùng có sức gây bệnh (Cysticercoid) trong cơ thể nhện đất Thời gian từ trứng hình thành ấu trùng 6 móc nằm trong cơ thể nhện đất khoảng 24-48 giờ Thời gian từ khi nhện đất ăn phải trứng sán đến khi phát triển thành Cysticercoid cần khoảng 120-180 ngày
Khi ký chủ cuối cùng là dê, cừu, bò ăn cỏ, cây có lẫn nhện đất, vào đường tiêu hoá, nhện đất được tiêu hoá nhờ enzym trong đường tiêu hoá gia súc nhai lại, ấu trùng được giải phóng ra, bám vào niêm mạc ruột non, thẩm thấu dinh dưỡng qua bề mặt cơ thể, phát triển thành sán dây trưởng thành Thời gian từ lúc gia súc nhai lại nuốt phải nhện đất mang ấu trùng gây bệnh, đến khi phát triển thành sán dây trưởng thành dài ngắn tuỳ loài sán: M expansa cần khoảng 37 - 40 ngày, M benedeni cần khoảng 50 ngày Sán có tuổi thọ 75 ngày, nhưng cũng có thể tồn tại 5-6 tháng. c Sức đề kháng
Trứng sán có sức đề kháng cao với ngoại cảnh Khi trứng sán dây ở trong nước hoặc ở chuồng gia súc ẩm ướt, trong 10 - 15 ngày có 30 - 40% số trứng bị chết, sau 40 - 50 ngày có
93 - 99% chết Ở nơi khô ráo, trong 6 giờ có tới 30 - 35% số trứng chết Đốt sán ở nơi khô ráo thì trứng trong đốt bị chết 50% trong 10 ngày đêm và chết hết sau 60 ngày Ở trong phân khô tự nhiên, sau 10 ngày có đến 98% số trứng sán bị chết
2 Dịch tễ a Động vật cảm nhiễm
Loài nhai lại: dê, cừu, trâu, bò, hươu, nai, trâu, bò rừng đều mắc Bệnh thường xảy ra ở gia súc non, thường gặp ở bê nghé dưới 1 năm tuổi, bê nghé 2-3 tháng tuổi thường bị nặng. Tuổi càng cao tỷ lệ nhiễm càng giảm. b Mùa lây lan
Phụ thuộc vào mùa phát triển của nhện đất, trong các tháng nóng ẩm từ cuối xuân đến mùa thu Ở Tây nguyên thường vào mùa mưa c Ký chủ trung gian
Có 28 loài nhện đất thuộc họ Oribatidae có mang ấu trùng Cysticercoid của Moniezia. Nhưng phổ biến là hai loài: Scheloribates laevigatus và S latipes Thời gian nhện đất phát triển từ ấu trùng thành trưởng thành rất ngắn, thời gian sống của chúng lại dài (14 - 19 tháng).
Vì vậy, ấu trùng gây bệnh cũng tồn tại lâu trong thiên nhiên Nhện đất sống ở môi trường có nhiệt độ, ẩm độ nhất định Nếu quá lạnh hoặc quá nóng thì nhện đất di chuyển đi chỗ khác. Khi nóng (30 o C, ánh sáng mạnh) và khô, chúng từ thân cây, cỏ bò xuống rễ, có khi xuống sâu
4 - 5 cm Khi trời mưa, đất ẩm ướt và ít ánh sáng mặt trời, chúng lại bò từ dưới đất lên cây cỏ. Thường thì chúng hoạt động vào sáng sớm, buổi chiều và tối Giữa trưa ánh sáng mạnh, ít thấy nhện đất Ở nhiệt độ 20 o C, ẩm độ 100%, thời gian hoàn thành vòng đời của nhện đất là
47 - 109 ngày Nhện trưởng thành sống thời gian dài ở ngoài tự nhiên (14 - 19 tháng) Điều kiện thuận lợi cho nhện đất hoạt động là nhiệt độ 18 - 25 o C, độ ẩm cao và ánh sáng yếu. d Cách gây bệnh
+ Tác động của chất độc: trong quá trình sống, sán sinh ra các chất độc Chất độc kích thích trực tiếp đến ruột, hạch lâm ba, màng treo ruột, thận gây nên những tổn thương, làm cho súc vật rối loạn tiêu hoá, giảm khả năng thải trừ chất cặn bã của quá trình đồng hoá Súc vật non chậm lớn, sức đề kháng giảm sút, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm mãn tính và các bệnh ký sinh trùng khác Độc tố của sán còn đầu độc thần kinh ký chủ, làm cho ký chủ có triệu chứng thần kinh.
BỆNH ẤU SÁN NHIỀU ĐẦU DO COENURUS CEREBRALIS (Coenuriosis)
Bệnh do ấu trùng Coenurus cerebralis, ấu trùng của sán dây Multiceps multiceps gây ra. Ấu sán Coenurus cerebralis ký sinh ở não, có thể ở tủy sống của dê, cừu, bò, lạc đà a Hình thái Ấu sán hình túi tròn có màng mỏng bao bọc trong chứa đầy nước có nhiều đầu sán (100-250 đầu) bọc này to bằng hạt đậu, quả trứng gà
Sán trưởng thành Multiceps multiceps ở ruột chó, cáo, rất giống Taenia solium Sán tương đối nhỏ, dài 40-
100 cm, có 200-250 đốt, đầu có 4 giác bám, trên đỉnh có 2 hàng móc gồm 22-32 móc Đốt chửa dài 8-10 mm, rộng 3-
4 mm, bên trong có tử cung chia thành 9-26 nhánh có nhiều trứng, trứng hỡnh trũn đường kớnh 30-37à b Vòng đời
Vòng đời của sán Multiceps multiceps cần ký chủ trung gian là động vật nhai lại: dê, cừu, bò, lạc đà Sán trưởng thành ký sinh ở ruột chó Đốt sán chửa rụng theo phân chó ra ngoài, trứng lẫn vào đất, nước, thức ăn, ký chủ trung gian ăn phải trứng này vào đường tiêu hóa, ấu trùng 6 móc nở ra, chui vào mạch máu niêm mạc ruột, theo máu về não, tiếp tục phát triển thành ấu sán nhiều đầu (Coenurus), hoàn thành quá trình phát triển cần 2-3 tháng Ở cơ
Hình 5.9 Coenurus cerebralis thể dê, cừu non ấu trùng phát triển nhanh hơn, sau nửa tháng to bằng hạt gạo, sau 6 tuần đường kính dài 2-3 cm, 2-3 tháng dài 3,5 cm, có nhiều đầu.
Nếu chó ăn phải óc con vật có ấu sán này, sẽ phát triển thành sán trưởng thành, hoàn thành vòng đời ở ruột non chó sau 41-73 ngày.
Hình 5.10 Vòng đời của Multiceps multiceps
Tổn thương cơ thể bắt đầu từ khi ấu trùng 6 móc chui vào niêm mạc ruột, mạch máu và não Khi ấu trùng di hành, gây tổn thương và kích thích tế bào não làm viêm màng não Ấu trùng to dần và di hành ở não cũng chậm đi, sau đó dừng lại thì triệu chứng cấp tính cũng giảm Trong khoảng 2 tháng đầu con vật vẫn khỏe, ấu sán to dần, đè ép não làm não thiếu máu, gây ra triệu chứng thần kinh Cơ thể bại liệt, vận động thăng bằng bị rối loạn, con vật co giật, có khi điên rồ.
Biểu hiện nặng nhẹ tùy theo nơi ký sinh, độ to nhỏ của ấu sán, thường thấy 2 thể bệnh cấp tính và mạn tính.
Thể cấp tính: thường thấy ở dê, cừu non: lúc đầu ấu trùng 6 móc di hành gây viêm não, sốt cao, nhịp thở nhanh, mạch đập nhanh Con vật hưng phấn mạnh, chuyển động vòng quanh, có khi tê liệt, nằm dài, tách đàn Một số dê, cừu chết trong 5-7 ngày vì viêm não cấp tính. Thể mãn tính: ở thể cấp tính nếu con vật không chết thì bệnh chuyển sang thể mạn tính, con vật mệt mỏi, chậm chạp, ăn ít hoặc bỏ ăn, gầy còm, tê liệt, không phản ứng với xung quanh, đứng không vững, chuyển động quay vòng có khi xô về phía trước hoặc sau đầu vẹo về phía lưng, hoặc cổ, có khi mù mắt, khi chuyển động vòng xuất hiện nhiều lần thì con vật chết.
Mổ khám thấy một hoặc nhiều bọc ấu sán ở não, có khi ở trên mặt 2 bán cầu não, có khi ăn sâu vào trong tổ chức, viêm quanh nơi ấu trùng ký sinh, xung quanh có dịch viêm và vùng hoại tử.
Dựa vào triệu chứng thần kinh, mặt có hiện tượng tụ máu Chẩn đoán bằng phản ứng biến thái: lấy kháng nguyên bằng cách dùng kim vô trùng, rút nước trong bọc kén ra, ly tâm, bỏ đầu sán đi, hút 0,1-0,2 ml tiêm nội bì mí mắt con vật, mắt kia tiêm nước sinh lý làm đối chứng Nơi tiêm sau 5-10 phút sưng to, đường kính 0,5-2,0cm là dương tính Sau 24-48 giờ không thấy sưng là âm tính.
Khi con vật chết mổ khám não tìm ấu sán.
Chưa có biện pháp điều trị khi ấu trùng đã hình thành và khó xác định vị trí của ấu trùng.
Phòng ngừa giống bệnh Ấu sán cổ nhỏ.
BỆNH GẠO BÒ DO CYSTICERCUS BOVIS (Cysticercosis)
Căn bệnh là ấu trùng Cysticercus bovis ký sinh ở cơ tim, cơ lưỡi, cơ đùi… của trâu, bò, dê, cừu, hươu. a Hình thái
Cysticercus bovis có hình bọc nhỏ, hơi tròn, màu trắng trong, dài 5-9mm, rộng 3-6mm, trong bọc chứa dịch thể trong suốt và một đầu sán lộn ra ngoài Đầu sán này có 4 giác bám. Không có đỉnh và móc đỉnh
Sán trưởng thành Taeniarhynchus saginata (Taenia saginata) ký sinh ở ruột non người, dài 4-12m, gồm 1000-2000 đốt sán Đầu sán tròn có 4 giác bám to, không đỉnh và không có móc đỉnh b Vòng đời
Sán trưởng thành ký sinh ở ruột non người, đốt già thường rụng một hoặc nhiều đốt (27 đốt) và theo phân ra ngoài Khi đốt sán phân hủy, trứng khuếch tán ra môi trường bên ngoài. Nếu bò ăn phải, trứng sán vào đường tiêu hóa, đến ruột, ấu trùng 6 móc được nở ra và xuyên qua thành ruột theo hệ tuần hoàn về tim và đến các cơ lưỡi, đùi… Ở đó hình thành ấu trùng
Cysticercus bovis sau 3-6 tháng (thành gạo bò) Khi người ăn phải thịt có gạo bò (C bovis) chưa được nấu chín Ấu trùng vào đến ruột, đầu nhô ra bám vào niêm mạc ruột Sau khoảng 3 tháng phát triển thành sán trưởng thành, mỗi ngày sán có thể dài thêm 8-9 đốt
2 Dịch tễ học a Động vật cảm nhiễm
Ký chủ trung gian nhiễm gạo không những ở bò mà còn ở trâu, dê, cừu, hươu… Trước đây người ta cho rằng người không bị gạo bò, nhưng Faust (1957) cho biết có 3 trường hợp người bị gạo bò De rivar (1937) khi mổ tử thi đã thấy có gạo bò Qua thống kê 25 bò có gạo, thấy sự phân bố của ấu trùng trong cơ thịt bò không đồng đều: cơ hàm 52%, cơ lưỡi 36%, cơ bụng 4%, cơ lưng 2%, cơ tim 52%, cơ cổ 16%, cơ liên sườn 16% b Đường lây truyền
Người mắc sán bò do ăn thịt chưa chín, còn bò mắc gạo do ăn phải đốt sán ở người thải ra Trứng sán thường tồn tại trong phân, do bò không ăn phân nên thường nhiễm ấu trùng ở mức độ nhẹ.
Hình 5.11 Vòng đời của Taenia saginata (theo Hickman) c Tình hình phân bố
Bệnh có nhiều ở châu Á và châu Phi Ở Việt Nam, tình hình nhiễm tùy theo khu vực, nơi nuôi nhiều bò, hay ăn thịt bò tái có tỷ lệ cao Một số vùng núi ít nuôi bò thì ít thấy bệnh. d Điều kiện phát sinh và lây lan
Bệnh không có mùa vụ, mà phát sinh rải rác quanh năm ở những vùng lạc hậu, người thải phân ra cánh đồng và ăn thịt bò tái. e Sức miễn dịch
Thời gian ấu trùng sống trong thịt bò, theo Dewhirst (1961) gạo bò sống được 639 ngày, theo Ecsop thì 7-9 tháng Bò bị gạo không tái nhiễm nữa, sức miễn dịch này được duy trì 2 năm, nhưng gần đây người ta đã thấy bê sau khi đẻ vài tuần bị nhiễm sán, thì có sức miễn dịch suốt đời. f Cách gây bệnh Ấu trùng trong tổ chức cơ chèn ép mao mạch, chèn ép dây thần kinh khi ấu trùng ký sinh ở não.
Giai đoạn đầu, triệu chứng tương đối rõ, bò bê lần đầu nhiễm gạo thì thân nhiệt tăng lên
40 - 41 o C, rõ nhất ở mấy ngày đầu, triệu chứng cũng điển hình, gầy yếu, ỉa chảy nặng, vào ngày 4 - 5 ỉa chảy giảm đi, có trường hợp con vật chết, thường vào ngày thứ 7 thân nhiệt hạ thấp từ 40 o C xuống 34 o C, thường chết vào ngày thứ 8 Nếu con vật sống qua giai đoạn trên thì triệu chứng biểu hiện không rõ nữa, nhìn ngoài vẫn khỏe mạnh, bệnh ở thể mạn tính.
Mổ khám xác chết con vật bị bệnh cấp tính thấy nhiều điểm tụ huyết ở tổ chức dưới da cơ hàm, cơ bụng, cơ liên sườn, tim, có nhiều điểm tụ huyết trong xoang bụng có nước lẫn máu, dạ cỏ viêm cata, niêm mạc ruột non xung xuyết và viêm nặng, màng treo ruột, màng bụng, lách đều có nhiều vệt tụ huyết, hạch màng treo ruột sưng to trong có nước, bổ đôi hạch có màu hơi đỏ, xung huyết mạch máu não Ấu trùng có trong khe tổ chức cơ, xung quanh ấu trùng hình thành một vùng viêm nhỏ Tổ chức lên kết giữa cơ thường dính mỡ trắng cùng màu với ấu trùng nên khó phát hiện Cơ thường bị là cơ vùng quai hàm, sau 7-8 tháng ký sinh trùng bị canxi hóa thành “bệnh gạo khô”.
- Khi sống: tương đối khó, thời kỳ đầu cần theo dõi triệu chứng lâm sàng và tìm hiểu lịch sử bệnh Khi đã thành gạo ở cơ thể, khó chẩn đoán chính xác.
Trong thực tiễn sản xuất nếu chẩn đoán được nhưng không có thuốc điều trị, nên cần loại thải sớm để mổ thịt. Áp dụng phương pháp ELISA và phương pháp miễn dịch huỳnh quang giáp tiếp để chẩn đoán chính xác và phát hiện sớm gia súc và người bị mắc bệnh.
- Khi chết: mổ khám tìm gạo ở cơ hàm, cơ tim…
- Đối với gia súc: không chữa bệnh mà tiêu hủy khi phát hiện gia súc mắc bệnh.
- Đối với người: tẩy sán bằng Praziquantel với liều 10mg/kg thể trọng Trước đây thường sử dụng thuốc nam để điều trị:
Hạt bí ngô (bỏ vỏ) 50g
Sáng sớm còn đói cho ăn hạt bí, sau 1-2 giờ cho uống nước sắc hạt cau (hạt cau nghiền thành bột thêm 500ml nước, đun sôi một giờ, nước cạn còn độ 100ml, gạn qua túi màn lại sắc lại 2 lần nữa như trên, cuối cùng lấy độ 300ml nước sắc đun lại, còn 100ml, lọc và uống) sau nửa giờ, thì uống thuốc tẩy Sunfat magie Sau khi uống thuốc 10 phút đến 4 giờ, đầu sán và các đốt thân sẽ ra.
Bệnh gạo bò là bệnh chung ở người và gia súc nên phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa thú y và y tế Cần áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp dưới đây:
BỆNH GIUN PHỔI DO DICTYOCAULUS SPP (Dictyocaulosis)
Bệnh giun phổi là bệnh phổ biến của động vật nhai lại, do một số loài giun tròn thuộc giống Dictyocaulus ký sinh ở phế quản phổi gây ra.
- Dictyocaulus viviparus (Bloch, 1782): ký sinh ở phổi của trâu bò và nai
- Dictyocaulus filaria (Rudolphi, 1809): ký sinh ở phế quản cừu, dê, lừa và la a Hình thái
Dictyocaulus filaria (Rudolphi, 1809): Giun thường ký sinh ở phế quản, khí quản của trâu bò, cừu, dê, lừa, la Giun có hình sợi chỉ, màu trắng Đầu không có môi Miệng có xoang nhỏ, túi giao phối phát triển Con đực dài 30-80 mm, có 2 gai giao hợp dài bằng nhau 0,44- 0,62 mm Con cái dài 50-112 mm, âm hộ ở vào khoảng giữa thân Trứng hình bầu dục trong suốt, có chứa ấu trùng bên trong, kích thước 119-135 x 74-91 μm
Hình 5.12 Túi đuôi giun Dictyocaulus viviparus và trứng giun Dictyocaulus
Dictyocaulus viviparus (Bloch, 1782): thường ký sinh ở phế quản của trâu bò, cừu Giun đực dài 17-44 mm, túi đuôi nhỏ và không chia thùy Những nhánh của sườn lưng chia thành 3 thùy Gai giao hợp ngắn và to, kích thước 224-272 μm Con cái dài 23-58 mm, đuôi ngắn và nhọn Âm hộ ở vào khoảng 1/6 phía sau thân Trứng hình bầu dục có ấu trùng bên trong kích thước 85 x 51 μm Ấu trùng mới nở dài 0,31-0,36mm, bên ngoài có màng mỏng bao bọc. b Vòng đời
Vòng đời của hai loài này gần giống nhau Chu kỳ phát triển trực tiếp không cần ký chủ trung gian Giun đẻ trứng có chứa ấu trùng ở tiểu phế quản Trứng theo chất nhầy ra khí quản, sau đó được gia súc nuốt xuống dạ dày và ruột
Hình 5.13 Vòng đời của giun phổi Dictyocaulus viviparus Trong quá trình di chuyển đến ruột non trứng nở ra ấu trùng 1 hoặc ấu trùng 1 được nở ngay ở khí quản Ấu trùng theo phân ra ngoài Nhiệt độ môi trường 21-28 o C sau 3-6 ngày, ấu trùng lột xác 2 lần tạo thành ấu trùng gây nhiễm 3 Ấu trùng này có thể bò lên cỏ cao từ 5-10 cm Ấu trùng sống tự do ở môi trường bên ngoài.
Khi gia súc ăn phải ấu trùng gây nhiễm, đến ruột xuyên qua niêm mạc và chúng sẽ lột xác thành ấu trùng 4 ở hạch bạch huyết rồi di hành về phế quản, lột xác thành ấu trùng 5 và phát triển thành giun trưởng thành Hoàn thành vòng đời của Dictyocaulus filaria mất 30 ngày, Dictyocaulus viviparus mất 21-25 ngày Giun tồn tại trong phổi từ 60-365 ngày, trung bình 66-80 ngày c Sức đề kháng của ấu trùng Ấu trùng gây nhiễm có sức đề kháng mạnh Ở nhiệt độ 19-24 o C ấu trùng có thể sống được 21 ngày, ở nhiệt độ 8-18 o C một số ấu trùng có thể sống được 3 tháng Ấu trùng
Dictyocaulus sống được 1-3 tháng ở những chỗ nước trũng tù hãm Ở nơi nước chảy mạnh ấu trùng sẽ chết nhanh, ở nồng độ formol 1% sống được 30 phút, vôi bột 50% sống được 5-15 phút nhưng rất dễ chết ở dung dịch Iod 1%, chỉ sống được 10 giây.
2 Dịch tễ a Động vật cảm nhiễm
Bệnh xảy ra ở động vật nhai lại Tỷ lệ nhiễm giun phổi ở bò cao hơn ở trâu Bệnh thường xảy ra ở nghé dưới 2 năm tuổi, bê 2-6 tháng tuổi, dê cừu dưới 1 năm tuổi Nguồn gieo rắc căn bệnh là trâu bò, dê, cừu, lạc đà, hươu nhiễm giun Ngoài ra các động vật gặm nhấm cũng có thể nhiễm và trở thành nguồn gieo rắc mầm bệnh b Đường lây nhiễm
Bệnh lây qua đường tiêu hóa khi gia súc ăn hay uống phải ấu trùng cảm nhiễm. c Phân bố
Bệnh có ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt phân bố rộng ở các nước châu Á và châu Phi. Ở nước ta tỷ lệ nhiễm giun phổi ở trâu bò, bê nghé ở miền Bắc cao hơn ở các tỉnh miền Trung và miền Nam Bệnh thường gặp ở miền núi, trung du và ít hơn ở đồng bằng.
Những triệu chứng lâm sàng đầu tiên xuất hiện sau 3 tuần, tức là sau khi phần lớn ấu trùng xâm nhập vào phổi Vật ho, ho chủ yếu về đêm, lúc đầu ho chậm, sau ho nhanh dần và ho giật từng tiếng, có trường hợp ho cơn và nghẹt thở Khi ho lưỡi thè ra và chảy nhiều dịch nhày ở mũi Con vật khó thở nhưng thân nhiệt không cao Vật ốm thường đi sau đàn và suy yếu dần, giảm khối lượng, lông rụng…
Bệnh giun này phân biệt 2 giai đoạn: viêm phế quản và viêm phế quản phổi Giai đoạn đầu con vật buồn bã, khát nước, thân nhiệt và nhịp thở bình thường, thỉnh thoảng có con ho khô và rất hiếm chảy nước mũi Khi nghe có thể thấy tiếng ran khẽ Loại hình phát triển bệnh này tương đối ngắn (1-1,5 tháng) và con vật khỏi nếu không tái nhiễm nữa và được nuôi dưỡng tốt Trong trường trường hợp viêm phế quản phổi, con vật lờ đờ, uống nước ít, tách đàn và nằm luôn, thân nhiệt tăng 39,5-40 o C, nhịp thở tăng, thở hổn hển, nước mũi chảy nhiều và gõ thấy có âm đục ở khoảng giữa xương sườn thứ 8 và thứ 9 Con vật iả chảy, tình trạng này kéo dài 1,5-2,5 tháng Nếu chăm sóc tốt có thể chữa khỏi bệnh Nhưng thường là chết do tắc khí quản bởi một lượng lớn giun, ấu trùng và chất nhày Khi viêm mủ do nhiễm khuẩn thứ phát, những triệu chứng này nặng hơn và tỷ lệ chết cao hơn
Khi mổ khám phổi có nhiều điểm hoại tử to nhỏ khác nhau, phổi có màu nâu đỏ Khí quản, phế quản viêm loét, xuất huyết có nhiều dịch nhày Phổi bị khí thũng hay nhục hóa, có nhiều giun nằm cuộn lại bên trong Nếu nhiễm vài ngàn giun, gia súc sẽ bị chết.
Cần dựa vào triệu chứng bệnh tích, dịch tễ để chẩn đoán Kiểm tra dịch mũi bằng phương pháp trực tiếp để tìm trứng Xét nghiệm phân tìm ấu trùng theo phương pháp Baermann, đối với dê cừu dùng phương pháp Waid Khi xét nghiệm cần lấy phân tươi
Khi phát hiện gia súc nhiễm giun phổi, dùng một trong các loại thuốc sau đây để tẩy:
- Levamisole 7,5%: tiêm bắp liều 8-12 mg/kg thể trọng Thuốc có hiệu quả tốt
- Diethylcarbamazine: liều dùng 55 mg/kg thể trọng pha thuốc thành dung dịch 10%, tiêm bắp 5 ngày liền
- Albendazole: liều 7,5 mg/kg thể trọng cho uống
- Febantel: liều 7,5 mg/kg thể trọng cho uống
- Ivermectin: liều 0,2 g/kg thể trọng tiêm bắp.
- Kiểm tra đàn định kỳ, nếu thấy nhiễm giun phổi thì dùng các loại thuốc trên tẩy cho gia súc
- Chăn dắt luân phiên đồng cỏ để tạo điều kiện cho ấu trùng chết đói hoặc cải tạo luân canh đồng cỏ, hạn chế những vũng nước tù ngoài bãi chăn
- Giữ vệ sinh chuồng trại, phân chuồng tập trung đem ủ Nuôi dưỡng chăm sóc tốt Ở những địa phương xảy ra bệnh, định kỳ dùng thuốc xổ cho bê, nghé, cứ 1–2 tháng xổ 1 lần cho đến khi bê, nghé đạt 2 năm tuổi
- Một số nước đã dùng vaccin để phòng chống giun phổi cho trâu bò, bê nghé có hiệu quả Ấu trùng được chiếu tia X để làm yếu đi, sau đó cho gia súc uống 2 liều trong 2 tuần.
BỆNH GIUN ĐŨA BÊ NGHÉ DO TOXOCARA VITULORUM (Toxocariosis)
Bệnh do giun Toxocara vitulorum (Goeze, 1782), đồng tên: Neoascaris vitulorum gây ra. a Hình thái
Là giun tròn ký sinh đường tiêu hóa lớn nhất ở trâu bò Giun màu trắng đục, trắng hồng hoặc vàng sáng, to như chiếc đũa, có một màng mỏng bao bọc suốt chiều dài của thân Miệng có 3 môi lớn, rìa có răng, thực quản hình ống phía sau phình to, dài 3-4,5 mm
Hình 5.14 Đầu, thực quản và trứng giun Toxocara vitulorum Con đực dài 11-15cm, đuôi hơi thắt lại, có 2 gai giao hợp dài bằng nhau (0,99-1,25mm), trước và sau hậu môn có 15-27 gai chồi Con cái kích thước lớn hơn khoảng 19-23cm, âm hộ ở 1/8 phía đầu, có hai gai bên nằm ở mặt bụng
Trứng hình tròn, bầu dục kích thước 75-95 x 60-75μm, có 4 lớp vỏ dày, lớp ngoài gồ ghề, có sức đề kháng cao, có thể tồn tại được nhiều tháng ở trong đất. b Vòng đời
Giun cái sau khi giao phối, đẻ trứng ở ruột non của ký chủ Trứng chứa 1 tế bào phôi theo phân ra ngoài gặp điều kiện thích hợp (nhiệt độ 15-32 o C, ẩm độ 70-90%) sau 7 ngày phát triển thành trứng gây nhiễm, bên trong trứng có chứa ấu trùng 2 Nếu bê nghé ăn phải trứng gây nhiễm dưới tác động của dịch vị, ấu trùng thoát ra, chui qua vách ruột theo máu di hành qua gan và lột xác thành ấu trùng 3 rồi tiếp tục đi đến phổi sau đó trở ra phế quản, tiểu phế quản, khí quản và hầu, nhờ ho ấu trùng 3 được nuốt xuống ruột rồi lột xác thêm 2 lần nữa thành ấu trùng 4, 5 và trưởng thành Kể từ khi nuốt phải trứng cảm nhiễm đến khi thành giun trưởng thành mất 1,5 tháng
Nếu trâu bò hoặc bê nghé lớn ăn phải trứng gây nhiễm, ấu trùng 2 đến ruột rồi cũng di hành đến gan lột xác thành ấu trùng 3 Sau đó đến tim, phổi rồi trở lại đóng kén trong mô cơ thể và không phát triển (somatic migration) Đến khi gia súc mang thai và sinh con trong vài tuần lễ đầu sau khi sinh, ấu trùng trong mô bò mẹ hoạt động trở lại, theo máu qua sữa Bê con bú sữa, ấu trùng phát triển thành giun trưởng thành tại ruột mất khoảng 20 ngày và không phải di hành trong cơ thể của bê nữa Trâu bò bị nhiễm 1 lần có thể truyền bệnh cho bê nghé ở những lứa đẻ tiếp theo.
Theo Davtian (1924-1937) nếu cho bê nuốt trứng giun đũa gây bệnh thì sau 43 ngày có thể thấy giun trưởng thành ở cơ thể bê Khi cho bò mẹ nuốt trứng cảm nhiễm trước khi đẻ 124-192 ngày thì bê đẻ ra 20-31 ngày tuổi trong phân đã có trứng giun đũa Thí nghiệm ở chuột bạch, thỏ và bê thấy sau 5-8 giờ ấu trùng nở ra, qua 13 giờ nữa ấu trùng có ở gan và phổi.
2 Dịch tễ a Động vật cảm nhiễm
Bê nghé mẫn cảm ở lứa tuổi 15 ngày đến 5 tháng tuổi nhưng bệnh nặng nhất là nghé 15
- 65 ngày tuổi Bê bệnh nhẹ hơn nhưng tuổi mắc bệnh dài hơn đến 5 tháng tuổi Giun không tìm thấy trên trâu bò trưởng thành nên còn gọi là giun đũa bê nghé. b Đường truyền lây Đường truyền lây quan trọng nhất là qua sữa, nhau thai Ngoài ra còn qua thức ăn, nước uống. c Điều kiện phát sinh và lây lan
Bệnh gây thiệt hại nặng ở các vùng nhiệt đới Ở Việt Nam bê nghé nhiễm cao ở các vùng núi, thấp ở vùng đồng bằng Nghé miền núi thường bị bệnh vì trứng giun đũa có sức đề kháng mạnh, khi thành trứng có sức gây nhiễm thì chỉ nhiệt độ 45 o C và ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp mới diệt được trứng Ngoài ra kỹ thuật chăn nuôi ở miền núi còn yếu kém, bê nghé thường thả rông theo mẹ đi ăn, chuồng ẩm ướt lầy lội có nhiều ao tù nước đọng, bê nghé thải trứng giun theo phân đọng lại, bê nghé lại nuốt phải trứng cảm nhiễm theo thức ăn nước uống, vào mùa đông thiếu cỏ trâu bò mẹ không đủ sữa cho con bú nên thường mắc bệnh Mùa mắc bệnh chủ yếu là mùa đông xuân Ở Tây Nguyên bê nghé thường bị bệnh vào mùa mưa. d Cách gây bệnh Ấu trùng di hành làm tổn thương gan và các cơ quan Giun trưởng thành gây viêm loét, xuất huyết ruột non, có khi gây tắc, thủng hoặc vỡ ruột hoặc chui vào ống dẫn mật làm tắc mật Giun còn tiết chất độc làm bê nghé trúng độc sinh ỉa chảy, gầy sút, hút chất dinh dưỡng làm bê nghé gầy yếu.
Tùy theo số lượng nhiễm, bê nghé thường đau bụng, chướng hơi (biểu hiện đạp chân lên bụng, lưng hơi cong lên) tiêu chảy đôi khi táo bón, nếu nặng bê nằm một chỗ, bỏ ăn Màu phân rất đặc trưng, lúc đầu phân hơi đen, mùi tanh, sau chuyển sang màu vàng có lẫn máu và chất nhầy, cuối cùng màu trắng, lỏng Phân thường bết dính quanh hậu môn và chân sau, rất hôi thối, chó thích ăn Bệnh thường nghiêm trọng đối với nghé hơn đối với bê.
Mổ khám bê bị bệnh thấy trong ruột non có nhiều giun đũa cuộn thành từng búi, đôi khi thấy giun ở dạ múi khế và ống mật, niêm mạc ruột non bị xung huyết và tróc ra do viêm cata. Trong ruột có nhiều sữa vón cục không tiêu hóa hết, đôi khi ở gan có các điểm hoại tử trắng gây ra do ấu trùng giun.
- Dựa vào dịch tễ: bê nghé mắc bệnh nhưng trâu bò thì không.
- Dựa vào triệu chứng, bệnh tích: phân trắng mùi tanh, khi mổ khám thấy nhiều giun ở ruột.
- Xét nghiệm tìm trứng giun trong phân bằng phương pháp phù nổi
Sử dụng một trong các loại thuốc sau đây:
- Febantel 7,5mg/kg P, cho uống.
- Albendazole 7,5 mg/kg P, cho uống.
- Fenbendazole 7,5mg/kg P, cho uống.
- Ivermectin 0,1 - 0,3 mg/kg P tiêm bắp.
- Doramectin 0,1 - 0,3 mg/kg P tiêm bắp, dưới da.
Kết hợp với các thuốc trợ sức, trợ lực, giảm đau chống viêm.
- Sử dụng các loại thuốc trên tẩy định kỳ cho đàn bò 3-4 tháng/lần ở các cơ sở có lưu hành bệnh giun đũa Tẩy dự phòng cho bê nghé lúc 3 tuần và 6 tuần tuổi Có thể dùng Ivermectin và Doramectin để phòng cho trâu, bò trong thời gian mang thai.
- Vệ sinh chuồng trại, nguồn nước và khu vực chăn thả, định kỳ sử dụng thuốc sát trùng như: Cresyl 5%, Amitaz 1%, NaOH 3% Ủ phân để diệt trứng giun.
- Chăm sóc nuôi dưỡng tốt để nâng cao sức đề kháng cho đàn trâu bò.
BỆNH GIUN TÓC DO TRICHOCEPHALUS SPP (Trichocephaliosis)
Bệnh do các loài giun thuộc giống Trichocephalus, họ Trichocephalidae gây ra Ở Việt Nam đã phát hiện được cả 5 loài giun tóc:
- Trichocephalus indicus (Sarwar, 1946) ký sinh ở manh tràng trâu bò
- T discolor Linstow, 1906 ký sinh ở ruột già bò
- T globulosa Linstow, 1901 ký sinh ở manh tràng bò
- T ovis Abildgaard, 1795 ký sinh ở cừu, dê, bò
- T skrjabini (Baskakov, 1924) ký sinh ở bò, dê, cừu a Hình thái
Giun tóc có cấu tạo cơ thể gồm 2 phần, phần đầu nhỏ như sợi tóc chứa thực quản, phần sau to hơn Giun đực không có túi đuôi, cuối cơ thể có 1 gai giao hợp Âm hộ của giun cái nằm ở cuối thực quản. b Chu kì phát triển
Giun tóc phát triển trực tiếp, không cần ký chủ trung gian Giun trưởng thành ký sinh trong ruột già của ký chủ Con cái đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài gặp các điều kiện thuận lợi (nhiệt độ 18-30 o C, ẩm độ 80-85%) sau 15-28 ngày phát triển thành trứng gây nhiễm có ấu trùng 1 Khi trâu bò ăn phải trứng gây nhiễm vào ruột Ở đây ấu trùng lột xác liên tục đến ấu trùng 5 rồi xuống trực tràng phát triển thành giun trưởng thành Từ khi ăn phải trứng đến khi giun sinh sản trong ruột gia súc đối với T ovis là 45-52 ngày và giun sống trong cơ thể cừu, trâu, bò 6-8 tháng T skrjabini 42-46 ngày và sống được trong cơ thể cừu từ 6-8 tháng.
2 Dịch tễ a Sự lưu hành
Trichocephalus ovis có tỷ lệ nhiễm ở cừu là 12,5-37,5% Hai loài T ovis và T skrjabini thường nhiễm cao ở cừu từ 1,5 năm đến 2 năm tuổi Tỷ lệ nhiễm hai loài này ở từng địa phương và biến động nhiễm theo tuổi ở dê cừu tại Việt Nam rất ít có tài liệu công bố. b Điều kiện gây bệnh
Các cơ sở chăn nuôi có điều kiện vệ sinh kém, gia súc thường nhiễm với tỷ lệ cao, gây thiệt hại đáng kể cho đàn gia súc Bệnh lây nhiễm quanh năm nhưng tập trung từ mùa xuân tới mùa thu Mùa đông thời tiết lạnh, ẩm độ thấp, không thích hợp cho trứng giun phát triển nên tỷ lệ nhiễm có giảm đi Tuy nhiên trứng giun có thể tồn tại trong nhiều năm ở môi trường ngoài. c Cơ chế sinh bệnh
Phần đầu của giun tóc cắm sâu vào niêm mạc ruột già ký chủ, gây tổn thương và mở đường cho vi khuẩn gây bệnh vào cơ thể ký chủ Ngoài ra trong quá trình sống giun tóc còn thải cặn bã và độc tố làm con vật trúng độc.
Triệu chứng không rõ, khi con vật bị nặng thì thiếu máu, ỉa chảy, gầy sút
Mổ khám thấy xác chết gầy, ruột già, manh tràng có nhiều giun bám vào Giun cắm sâu vào niêm mạc ruột gây loét to bằng hạt đậu xanh Khi nhiễm nặng manh tràng ruột già bị xuất huyết màu hồng đỏ hoặc hồng sậm.
- Xét nghiệm phân tìm trứng theo phương pháp phù nổi.
- Mổ khám gia súc chết và gia súc bệnh để tìm giun tóc trong niêm mạc ruột già.
Sử dụng một trong các loại thuốc sau:
- Tetramisole, Levamisole liều lượng giống với liều dùng để tẩy cho các loại giun tròn khác trên từng loài gia súc
- Flubendazole 5 mg/kg P cho uống
- Fenbendazole 4 mg/kg P uống trong 3-5 ngày
- Febentel 20 mg/kg P cho uống
- Ivermectin liều 0,1–0,3 mg/kg P tiêm bắp
Thực hiện vệ sinh hằng ngày ở chuồng trại và nơi chăn thả gia súc để hạn chế sự phát tán trứng giun, đồng thời sử dụng các hóa chất sát trùng, ủ phân để diệt trứng giun.
BỆNH GIUN KẾT HẠT DO OESOPHAGOSTOMUM SPP (Oesophagostomiasis)
1 Căn bệnh Ở Việt Nam thường gặp các loài giun ký sinh ở ruột già của loài nhai lại sau:
- Oesophagostomum columbianum (Curtice, 1890): ký sinh ở dê, cừu Giun không có phễu thực quản Vành ngoài có 20-24 tia, vành trong có 40-48 tia Giun đực dài 12-14 mm. Hai gai sinh dục dài bằng nhau 0,77-0,86 mm Giun cái dài 15-18 mm Lỗ sinh dục cách mút đuôi 1,25-1,40 mm
- Oesophagostomum radiatum (Rudolphi, 1803): ký sinh ở trâu, bò, cừu Giun có phễu thực quản, không có vành tia ngoài, vành tia trong có 38 tia Miệng lớn, phần trên lớn hơn phần dưới Giun đực dài 12,7-15,5 mm Hai gai sinh dục dài bằng nhau 0,66-0,75 mm Giun cái dài 15,5-18,5 mm, lỗ sinh dục cách đuôi 0,86-0,94 mm Đuôi dài 0,38-0,41 mm Kích thước trứng 80-85 x 40-45 μm
Hình 5.15 Đầu và trứng giun Oesophagostomum radiatum (trái); Đầu và thực quản của
- Oesophagostomum venulosum (Rudolphi, 1809) ký sinh ở dê, cừu Vành ngoài có 18 tia, vành trong có 36 tia Thực quản nhỏ Con đực dài 12-14 mm Hai gai sinh dục dài 1,1-1,2 mm Giun cái dài 16-20 mm Lỗ sinh dục cách lỗ huyệt 0,3 mm, đuôi dài 0,17 mm Trứng có kích thuớc 93-99 x 45-46 μm b Vòng đời
Tất cả các loài trên đều có vòng đời phát triển trực tiếp không cần có sự tham gia của ký chủ trung gian Giun trưởng thành ký sinh ở ruột già đẻ trứng Trứng theo phân ra ngoài tuỳ theo nhiệt độ cao hay thấp mà trứng phát triển nhanh hay chậm Nếu nhiệt độ 25-30 o C sau 10-
16 giờ phát triển thành trứng có chứa ấu trùng 1 Ấu trùng chui ra khỏi trứng qua hai lần lột xác sau 5-7 ngày trở thành ấu trùng gây nhiễm (ấu trùng 3) và có sức đề kháng tương đối mạnh với nhiệt độ, ẩm độ và các chất hoá học so với ấu trùng chưa gây nhiễm Khi gia súc ăn phải ấu trùng gây nhiễm sau 2 ngày đã xuất hiện các u hạt ở manh tràng và ruột già Ấu trùng lột xác trong u kén thành ấu trùng 4 sau 8-10 ngày sau đó quay trở lại lòng ruột lột xác lần nữa thành ấu trùng 5 và phát triển thành giun trưởng thành Thời gian hoàn thành vòng đời từ 40-50 ngày
2 Dịch tễ a Điều kiện lây truyền
Quá trình lây nhiễm giun phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên (nhiệt độ, độ ẩm của mỗi vùng) Khi gặp điều kiện thích hợp, trứng phát triển thành ấu trùng và gây nhiễm chỉ cần khoảng 1 tuần lễ Ở nhiệt độ môi trường từ 5-9 o C trứng ngừng phát triển Nhiệt độ môi trường
35 o C trứng bị chết Ngoài ra quá trình truyền lây bệnh còn liên quan đến tình hình chăn thả. Nếu thường xuyên chăn thả trên bãi chăn đã bị ô nhiễm thì gia súc rất dễ nhiễm phải giun này. b Cơ chế sinh bệnh
Nhiều ý kiến cho rằng giun gây tác hại chủ yếu ở giai đoạn ấu trùng Thời kỳ ấu trùng giun kết hạt chui vào niêm mạc ruột tạo thành những hạt, u, kén Những hạt này thường bị sinh mủ do ấu trùng mang vi khuẩn vào Ấu trùng ở trạng thái tự do trong các hạt này và có thể ăn sâu đến lớp cơ của ruột Vì thế giun gây tác hại cả 2 mặt: cơ giới, đầu độc và cả mang vi khuẩn.
Vật đau đớn, bỏ ăn, tiêu chảy phân có chất nhày, đôi khi có máu tươi, vật có thể chết. Giai đoạn giun trưởng thành ít nguy hiểm hơn, giun gây viêm ruột, thỉnh thoảng tiêu chảy và chậm lớn.
Giai đoạn ấu trùng xâm nhiễm gây nên những u hạt ở vách ruột Những u hạt to bằng hạt đậu, ở giữa có dịch màu vàng Nếu có phụ nhiễm các u hạt có thể thành mủ và vỡ ra gây viêm màng bụng Giai đoạn trưởng thành ruột viêm, có nhiều chất nhày trong ruột.
Căn cứ vào sự lưu hành của bệnh kết hợp với xét nghiệm phân tìm trứng theo phương pháp phù nổi Tuy nhiên Ở gia súc nhai lại trứng của Oesophagostomum dễ nhầm lẫn với trứng các loài giun thuộc họ Trichostrongylidae Vì vậy cần phải nuôi trứng để chẩn đoán dựa vào đặc điểm của ấu trùng Mổ khám gia súc bệnh để tìm giun và ấu trùng giun ở niêm mạc ruột.
Có thể dùng các loại thuốc như: Tetramisole, Levamisole, Ivermectin, Doramectin, Fenbendazole Liều lượng và cách dùng giống như với các loại giun tròn khác ở đường tiêu hóa trên từng loại gia súc
7 Phòng bệnh Định kỳ kiểm tra nếu thấy gia súc nhiễm nên dùng thuốc để tẩy Sau 1,5 tháng nên tẩy lại lần hai vì chu kỳ sinh trưởng của giun kết hạt là 45 ngày Phân tập trung đem ủ để diệt trừ trứng và ấu trùng Giữ vệ sinh chuồng trại và môi trường.
BỆNH GIUN XOĂN DẠ DÀY DO TRICHOSTRONGYLIDAE (Trichostrongylidosis)
Bệnh giun xoăn dạ dày là bệnh phổ biến trên đàn súc vật nhai lại ở nước ta cũng như của nhiều nước trên thế giới Bệnh do nhiều loài giun tròn ký sinh ở dạ múi khế của gia súc nhai lại gây nên Theo nhiều tác giả (Skrjabin, 1963; Trịnh Văn Thịnh, 1963, 1978; Phan Địch Lân, 1989; Phạm Văn Khuê và Phan Lục, 1996 ), giun xoăn ở dạ múi khế hút máu ký chủ, làm cho ký chủ bị thiếu máu nặng, đồng thời giun làm tổn thương niêm mạc dạ múi khế, gây hội chứng ỉa chảy Gia súc bị bệnh còi cọc, chậm lớn, giảm sức đề kháng với các bệnh khác và dễ chết nếu mắc bệnh nặng.
Do loài giun tròn thuộc họ Trichostrongylidae, ký sinh ở dạ múi khế của gia súc nhai lại. Các giống giun xoăn: Haemonchus, Mecistocirrus, Ostertagia, Trichostrongylus, Cooperia,
Nematodirus Trong đó có hai giống phổ biến là Haemonchus và Mecistocirrus Ở Việt Nam có 3 loài phổ biến sau đây:
- Haemonchus contortus (Rudolphi, 1803) ở dạ múi khế và ruột non của dê, cừu, bò và các loài nhai lại khác.
- Haemonchus similis Travassos, 1941 ở dạ múi khế bò, bê
- Mecistocirrus digitatus (Linstow, 1906) ở dạ múi khế trâu, bò, dê, cừu a Hình thái
- Haemonchus contortus: có màu hồng đỏ, có thể có màu trắng đỏ xen kẽ Đầu có xoang miệng nhỏ Có một răng hình móc câu hay hình lưỡi mác, có một đôi gai cổ Giun đực dài 10-
20 mm Túi đuôi phát triển có 3 thuỳ, sườn đuôi dài, không cân xứng Hai gai sinh dục dài bằng nhau 0,46-0,54 mm Con cái dài 18-30 mm Âm hộ đổ ra 1/3 phía sau thân, nắp âm hộ lớn Trứng có kích thước 0,04-0,05 x 0,075-0,85 mm, có hai lớp vỏ hình elip hai đầu tù, bên trong chứa 16-23 tế bào phôi
Hình 5.18 Trứng giun Haemonchus contortus và Mecistocirrus digitatus
- Haemonchus similis: túi miệng nhỏ, có răng Quanh miệng có môi bao bọc Phần sau thực quản phình to Giun đực dài 8-11 mm Túi đuôi chia làm 3 thùy Thùy lưng không đối xứng Sườn hông trước thẳng, sườn giữa và sau cong về phía lưng Sườn lưng ngoài nhỏ và dài Gai sinh dục dài bằng nhau 0,14-0,33 mm, ngắn hơn H contortus Giun cái dài 12,5-21 mm Âm hộ nằm ở nửa sau thân Hậu môn cách đuôi 0,264-0,361 mm Trứng hình bầu dục dài 0,073-0,079 x 0,031-0,042 mm, giống trứng H contortus
- Mecistocirrus digitatus: Giun đực dài đến 31 mm, 2 gai sinh dục mảnh và dài 6,32–
7,59 mm, túi đuôi nhỏ có 3 thuỳ Giun cái có thể dài đến 41 mm Trứng có kích thước 100–
Các giun thuộc họ này điều có chu kỳ phát triển trực tiếp, không có sự tham gia ký chủ trung gian Đối với Haemonchus vòng đời như sau:
Giun cái đẻ 5000-10.000 trứng mỗi ngày Trứng theo phân ra ngoài sau một đến hai ngày, trứng phát triển thành trứng có ấu trùng 1 Ấu trùng ra khỏi trứng qua hai lần lột xác để tạo thành ấu trùng 3 vào ngày thứ 5 Chúng có thể tồn tại một thời gian ngoài môi trường tùy theo điều kiện của ngoại cảnh Khi gia súc ăn phải ấu trùng vào dạ múi khế sẽ lột xác hai lần nữa ấu trùng 4 và 5 ở trong niêm mạc, sau đó thoát ra khỏi niêm mạc và phát triển thành trưởng thành sau 2-3 tuần Giun trưởng thành sống trong dạ dày được 1 năm Ấu trùng 3 có thể bò lên cây cỏ, sống ở đất ẩm
Hình 5.19 Vòng đời của giun xoăn Ở các loài khác, thời gian từ khi ăn phải ấu trùng gây nhiễm tới trưởng thành là 59 ngày đến 210 ngày.
Vòng đời của giun M digitatus cơ bản giống vòng đời của H contortus Hoàn thành vòng đời cần 59 - 82 ngày (Frnando, 1965) Tuổi thọ của giun là 9 - 12 tháng (Phan Địch Lân và cs 1989; Phạm Văn Khuê và Phan Lục, 1996). c Sức đề kháng
Trứng và ấu trùng có sức đề kháng mạnh, nhiệt độ thích hợp nhất cho trứng phát triển là
33 o C Nhưng ở nhiệt độ đó mà độ ẩm cao (96%) thì trứng không phát triển được DDT 1% không diệt được trứng; CuSO4 có thể diệt trứng giun trong 8 giờ và diệt ấu trùng trong 3 giờ Ở giai đoạn III, ấu trùng có sức đề kháng đặc biệt Chúng chết trong môi trường ẩm khi nhiệt độ 50 o C và trong môi trường khô khi 60 o C Những ấu trùng này đặc biệt chịu được sự khô hạn Khi khô hạn, chúng có thể ở trong trạng thái tiềm sinh trên 1 năm rưỡi Đối với các chất tiêu độc, ấu trùng cũng rất bền vững: dung dịch creolin 2 -3%, lizol và các chất khác không giết được ấu trùng Ấu trùng chết trong dung dịch axit cacbonic 5% không tinh khiết.
2 Dịch tễ a Động vật cảm nhiễm
Bệnh nhiễm vào mọi lứa tuổi trâu, bò, dê, cừu; nhưng nói chung trâu, bò, dê, cừu non mắc bệnh nặng hơn, gầy sút và suy yếu nhanh hơn và dễ chết hơn Lứa tuổi nhiễm cao từ 7-24 tháng tuổi Ngoài gia súc, các thú hoang nhai lại hoặc một số loài gậm nhấm cũng nhiễm giun xoăn, vì vậy chúng có tác dụng gieo rắc mầm bệnh rất rộng rãi trong thiên nhiên b Đường truyền bệnh
Chủ yếu là ăn cỏ có lẫn ấu trùng hoặc uống nước ở các vũng có ấu trùng. c Phân bố Ở nước ta, theo Phan Địch Lân và cs (1989), bệnh giun xoăn dạ múi khế phân bố rất rộng, các cơ sở chăn nuôi ở miền núi, trung du, đồng bằng đều có Tỷ lệ nhiễm từ 30,7 - 100% Có những gia súc nhiễm 345 giun đến 41.000 giun/cá thể gia súc. d Điều kiện gây bệnh
Bệnh giun xoăn dạ múi khế có liên quan tới điều kiện thời tiết, khí hậu, mùa vụ và tuổi con vật Kholosanov V A (1952) cho biết, bệnh giun xoăn thường thấy vào những năm mưa nhiều và súc vật chăn thả trên đồng cỏ ẩm ướt thì nhiễm nặng hơn súc vật chăn thả trên đồng cỏ khô ráo Gia súc mắc bệnh nhiều nhất vào mùa xuân, giảm dần vào các tháng mùa hè, rồi lại tăng lên vào mùa thu
Khi phát triển đến giai đoạn cảm nhiễm ở trong phân, ấu trùng tự rời bỏ phân đi nơi khác Vào mùa đông, ấu trùng ở trên đồng cỏ thường bị chết Mùa hè, ấu trùng cũng có thể bị chết dưới tác động của ánh nắng mặt trời và nhiệt độ cao Nếu như vào thời gian ấu trùng chui ra khỏi phân, môi trường xung quanh phân ẩm thì ấu trùng có khả năng bò lên phía trên theo vật ẩm đó Nếu phân ở trong cỏ thì ấu trùng sẽ chuyển động theo những ngọn cỏ ở xung quanh Khi độ ẩm cao, ấu trùng không có khả năng bám vào cỏ, mà rơi xuống cùng với nước và được nước mang đến những nơi thấp hơn Bởi vậy, tất cả những nơi đồng cỏ thấp, đầm lầy và các vũng đọng nước mưa là những nơi chính làm cho gia súc nhiễm bệnh.
Giun hút máu của gia súc, mỗi giun hút 0,05 ml máu/ngày làm gia súc thiếu máu, kém ăn, chậm chạp, ăn uống bất thường, tiêu chảy, phân màu xanh nhạt, gầy còm, phù thũng, giảm albumin máu Tỷ lệ tử vong có thể lên tới 75% Khi điều trị sớm tỷ lệ tử vong giảm
Khi mổ khám, xoang ngực chứa nước thủy thũng màu vàng Trong dạ múi khế có nhiều giun Niêm mạc dạ múi khế có nhiều mụn loét, có khi xuất huyết chảy máu Trong trường hợp bệnh mãn tính, niêm mạc dạ múi khế viêm cata nhày Nếu nhiễm 5000-30000 giun bê có thể chết
- Dựa vào triệu chứng và tìm trứng trong phân bằng phương pháp phù nổi
- Xác định mức độ pepsinogen trong máu Bình thường hàm lượng này là 1,0 UI Khi nhiễm nặng hàm lượng này tăng cao 3,0 UI
- Mổ khám sau khi chết có nhiều giun trong dạ múi khế có nhiều giun
- Phenothiazin: hiệu quả tốt, liều 0,2 g/kgTT (bò, trâu), 0,5 - 1 g/kgTT (dê, cừu) Có thể trộn lẫn thuốc với nước cháo đun nóng, nồng độ 2,5 - 3%, cứ 100 ml nước cháo trộn với 10 g thuốc.
- Dung dịch sulfat đồng 1% cũng có tác dụng với giun Liều dùng:
Gia súc nhỏ: 15 - 20 ml/con
Gia súc trưởng thành: 80 - 150 ml/con Đối với dê, dùng liều thấp hơn (dê lớn không quá 60 ml). Đối với bê, dùng liều 2 - 3 ml/kgTT.
Trong thời gian chăn dắt người ta dùng liều thuốc nhỏ: Sulfat đồng với muối ăn, theo tỷ lệ l:100; Sulfat đồng với Phenothiazin và muối, tỷ lệ l: 5:100 cho ăn trong cả thời gian chăn dắt, nếu thời tiết nóng thì ngừng độ 2 - 4 tuần.
VE BÒ
Loài ve ký sinh chủ yếu ở trâu bò Boophilus microplus (Cannetrini, 1887) Đây là loài phổ biến nhất ở gia súc nước ta.
Vị trí của Boophilus microplus trong hệ thống phân loại như sau:
Thân hình bầu dục dài, màu nâu vàng hay nâu đỏ Con đực nhỏ hơn con cái Ve đực dài1,5- 3,0 mm, rộng 1,6-2,0 mm Ve cái dài 1,9-5 mm, rộng 1,1-3,2 mm Đầu giả ngắn Gốc đầu hình 6 cạnh Xúc biện ngắn, to, có nhiều tơ ngắn Mặt bụng có nhiều tơ trắng dài, mịn Tấm thở gần tròn, nằm sát bờ sau háng IV Con đực có mai lưng gần giống hình bầu dục dài, nửa trước hẹp hơn nửa sau, bờ sau lưng tròn rộng Mấu đuôi nhỏ, ngắn, nhọn Con cái mai lưng màu vàng nâu với kích thước biến đổi nhiều, chiều dài lớn hơn chiều rộng.
Trứng của Boophilus microplus có hình bầu dục, dài khoảng 1,5 mm, màu nâu nhạt đến nâu sẫm.
1 Mặt lưng thân, 2 Mặt bụng thân, 3 Tấm dưới miệng.
4 Bàn chân I, 5 Bàn chân IV, 6 Mấu đuôi.
Ve Boophilus microplus là ve một ký chủ thường ký trên trâu bò, đôi khi gặp ở dê và chó.
Ve cái bắt đầu hút máu ký chủ, rồi chờ ve đực đến để giao phối Sau khi giao phối, ve tiếp tục hút no máu rồi rơi xuống đất tìm nơi thích hợp đẻ trứng Ve đẻ khoảng 2.500 trứng ở cây cỏ Thời gian đẻ trứng trung bình 11 ngày Tùy nhiệt độ môi trường, sau 12-28 ngày trứng nở ra ấu trùng (Larva) Ấu trùng bò lên ký chủ, hút máu Sau khi hút no máu ấu trùng biến thái thành thiếu trùng Thiếu trùng hút no máu và lột xác thành ve trưởng thành.
Thời gian của các kỳ phát triển như sau:
Bữa ăn của ấu trùng 4-13 ngày
Biến thái của ấu trùng 6-14 ngày
Nhịn đói của ấu trùng > 8 tháng rưỡi
Bữa ăn của thiếu trùng 5-11 ngày
Biến thái của thiếu trùng 5-14 ngày
Bữa ăn ve cái 6-16 ngày
Ve có chửa (từ khi rời ký chủ đến bắt đầu đẻ trứng) 3-15 ngày Đẻ trứng 5-30 ngày Đẻ xong đến chết 4-17 ngày
4 Phân bố và tác hại
Ve Boophilus microplus có mặt ở hầu khắp các nước trên thế giới Ở nước ta, ve xuất hiện ở cả 3 miền Ve thích sống trên các đồng cỏ, bãi chăn Chúng sống ở khắp cơ thể ký chủ, nhưng thường bám ở những nơi da mỏng như háng, ngực, nách của bò.
Các giai đoạn phát triển của ve sống đều hút máu trâu bò, làm cho trâu bò suy nhược, thiếu máu Độc tố trong nước bọt của ve làm cho trâu bò mẩn ngứa không yên tĩnh giảm tăng trọng và giảm tiết sữa. Đặc biệt, ve truyền một số bệnh quan trọng cho gia súc Như các bệnh Lê dạng trùng (Babesiosis), bệnh Biên trùng (Anaplasmosis), bệnh Thê lê trùng (Theileriosis) và một số bệnh nguy hiểm do vi rút gây ra như viêm màng não, sốt phát ban do Ricketsia gây thiệt hại lớn cho trâu bò đặc biệt là trâu bò sữa.
Ve truyền lây qua tiếp xúc, ở các đàn trâu bò có mật độ cao ve dễ truyền lây hơn Các tháng nóng ẩm trong năm là điều kiện thuận lợi cho ve phát triển Đó cũng là mùa của ve hoạt động hút máu và truyền bệnh Ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm có ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ trứng nở Trứng nở nhiều nhất ở độ ẩm 95% và nhiệt độ 29-35 o C Nếu độ ẩm dưới 70% thì trứng không nở Nếu ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp thì sau 1-2 giờ trứng teo lại và không nở được.
Diệt ve trên cơ thể gia súc: Sử dụng các loại thuốc diệt ve cho trâu bò: Amitraz, Diazion, Malathion, Coumaphos,… các chế phẩm trên dược dùng để phun sương, tắm cho gia sỳc, đeo ở tai Ivermectin 200 àg/kg thể trọng, tiờm dưới da Thuốc cú tỏc dụng hiệu quả tốt, ngăn chặn được trâu bò không nhiễm ve trên đồng cỏ trong vòng 2-4 tuần.
Diệt ve ở chuồng trại, bãi chăn: sử dụng các hóa chất, phát quang bụi rậm, thay chất độn chuồng, vít các khe kẽ chuồng trại.
BỆNH GHẺ Ở TRÂU BÒ
Bệnh ghẻ ở trâu bò nước ta do một số loài ghẻ sau gây ra:
Giống: Sarcoptes Loài: Sarcoptes scabiei buffeli ở trâu
Giống: Psoroptes Loài: Psoroptes natalensis var bovis Loài: Psoroptes ovis
Giống Chorioptes Loài: Chorioptes bovis a Hình thái
- Sarcoptes scabiei buffeli: cơ thể hình tròn hay bầu dục màu xám Trên mình phủ nhiều lông tơ Đầu giả có hình nón Mặt lưng có nhiều đường vân song song Có bốn đôi chân: 2 đôi ở phía trước dài, 2 đôi ở phía sau ngắn Mỗi chân có 5 đốt Ghẻ cái có giác bám ở chân trước và lông tơ ở chân sau Kích thước từ 0,2-0,5 mm.
- Psoroptes natalensis var bovis: ghẻ có hình bầu dục, màu xám; có 4 đôi chân, mỗi chân đều có giác bám Kích thước: ghẻ đực: (0,43-0,44) x (0,3-0,32)mm, con cái (0,53-0,6) x (0,36-0,41)mm.
- Chorioptes bovis: hình gần tròn, màu xám; có 4 đôi chân: 3 đôi chân trước có giác bám, còn đôi chân sau nhỏ hơn không có giác bám Kích thước con đực (0,27-0,3) x (0,20- 0,22)mm, con cái (0,34-0,38) x (0,23-0,25)mm. b Chu kỳ phát triển
Các loài ghẻ trên đều có vòng đời tương tự nhau Ghẻ Sarcoptes ký sinh dưới lớp biểu bì da của vật nuôi nên còn gọi là ghẻ ngầm Các loài ghẻ Psoroptes, Chorioptes ký sinh ở trên mặt da của gia súc, không đào thành rãnh Hầu hết ghẻ là loại biến thái không hoàn toàn Tất cả các giai đoạn đều ký sinh trên cơ thể gia súc
Hình 5.21 Vòng đời của ghẻ Sarcoptes scabiei Sau khi con đực và con cái cái giao phối, con đực chết, con cái đào rãnh trong biểu bì trên cơ thể gia súc để đẻ trứng Trứng có hình bầu dục, màu nâu Do gai lưng nhọn hướng về sau nên chúng luôn tiến về trước, không lùi được Trên rãnh sau cái ghẻ thường gặp những điểm đen là phân của chúng và từng quãng gặp trứng ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Ấu trùng có hình dạng giống ghẻ trưởng thành, nhưng chỉ có 3 đôi chân Hai đôi chân trước có giác bàn chân, đôi chân sau có tơ dài Sau đó ấu trùng chui ra khỏi rãnh, sống trên mặt da rồi chui vào lỗ chân lông lột xác, biến thái thành thiếu trùng (trĩ trùng, Nymph) Thiếu trùng có 4 đôi chân, 2 đôi chân trước có giác bàn chân, 2 đôi chân sau có tơ như ghẻ trưởng thành, nhưng chưa có lỗ sinh dục Cuối cùng thiếu trùng lột xác thành ghẻ trưởng thành Đối với Sarcoptes hoàn thành vòng đời cần 15-20 ngày Ghẻ Psoroptes hoàn thành vòng đời chỉ mất 9-10 ngày Ghẻ Chorioptes hoàn thành vòng đời mất 3 tuần.
2 Đặc điểm dịch tễ a Động vật cảm nhiễm
Trâu bò nội và các giống bò sữa đều bị bệnh ghẻ ở mọi lứa tuổi Gia súc non 6-12 tháng tuổi bị bệnh nặng hơn gia súc trưởng thành Đối với ghẻ Sarcoptes, việc xác định loài dựa theo ký chủ đặc hiệu nhưng những ký chủ đặc hiệu này không hoàn toàn và ghẻ có thể lây nhiễm từ ký chủ này sang ký chủ khác b Đường lây truyền
Bệnh lây nhiễm trực tiếp do tiếp xúc giữa con vật bệnh với con vật khỏe và lây nhiễm gián tiếp do súc vật khỏe sống trong chuồng trại, môi trường chăn nuôi, dụng cụ, tay, quần áo của người chăn nuôi có mầm bệnh. c Mùa bệnh
Bệnh lây lan quanh năm nhưng thường thấy bệnh xảy ra nhiều vào các tháng khô lạnh của mùa đông, khi súc vật không có điều kiện tắm chải. d Cách gây bệnh
Ghẻ đào rãnh dưới biểu bì lấy dịch lâm ba và dịch tế bào làm chất dinh dưỡng Chủ yếu ghẻ phá hoại da, ăn tế bào da và các tổ chức tế bào và độc tố trong nước bọt gây ngứa ngáy khó chịu, gây viêm da, làm kế phát hoặc mở đường cho các vi khuẩn xâm nhập có thể có mủ, ảnh hưởng đến chất lượng lông da Nếu nhiễm trùng huyết có thể gây chết
+ Ngứa: Do ghẻ đào hang, tiết ra độc tố, nước bọt và các chất bài tiết làm cho con vật bị ngứa, khi trời nóng hoặc lúc gia súc vận động càng ngứa nhiều Gia súc hay cọ sát vào nền chuồng, dùng chân gãi.
+ Rụng lông: Ấu trùng chui vào bao lông gây viêm bao lông cùng với sự cọ sát làm rụng lông Lông rụng từng đám, lúc đầu nhỏ càng về sau càng lan rộng cùng với sự sinh sản của ghẻ cái thích đi xa để thành lập quần thể mới
+ Da đóng vảy: Chỗ ngứa nổi những mụn nước bằng đầu kim, do cọ sát mụn vỡ chảy tương dịch rồi khô đi tạo thành vảy dính chặt vào lông và da, lan rộng sau 5- 6 tháng da hoàn toàn trơ trụi, đống vảy dày và nhăn nheo như da voi, bốc mùi hôi thối Đối với ghẻ Sarcoptes, tổn thương thường xuất hiện ở đầu và cổ, sau đó lan rộng xuống vùng chậu và giữa bắp đùi Đối với ghẻ Psoroptes tổn thương thường xuất hiện ở cổ, lưng, vai, rồi lan ra toàn thân Ghẻ Chorioptes, tổn thương nhiều nhất là ở vùng đuôi sau đó lan rộng ra các phần khác của cơ thể Đôi khi tổn thương có ở chân.
Bệnh làm cản trở chức năng da, con vật ngứa liên tục, mất ngủ, trúng độc, chỗ gãi bị nhiễm trùng, viêm tạo ung nhọt trong da.
- Cạo lấy bệnh phẩm làm phương pháp trực tiếp, tập trung.
- Lấy mụn ghẻ chẩn đoán.
- Dựa vào triệu chứng - bệnh tích.
Sử dụng 1 trong số các loại thuốc sau:
+ Ivermectine liều 0,10-0,2 mg/kg P tiêm dưới da có hiệu quả tốt.
+ Toxaphen 0,5-0,6% tắm xịt hoặc bôi cho con vật nên trị 3 lần trong 7 ngày Ngưng dùng thuốc trước khi giết thịt 28 ngày.
+ Coumaphos 0,3% phun xịt tắm hoặc bôi cho gia súc.
+ Amitraz 0,1% bôi, phun, xịt tắm cho gia súc
+ Phoxim 0,025% tắm hoặc phun xịt cho gia súc.
+ Ngoài ra có thể sử dụng Lime sulfur 1%, Lindane 0,06%, Maldison 0,5%, Diazinon 0,02%, Fenchlorphos, Chlorfenvinphos, Phosmet 0,2-0,25%, Propetamphos 0,0125%, Fenvalerate 0,05% dùng bôi, tắm, phun, xịt cho gia súc.
Sử dụng thuốc kháng sinh phòng viêm da kế phát.
- Thường xuyên theo dõi, quan sát da lông của đàn súc vật, phát hiện sớm súc vật bệnh, cách ly và điều trị kịp thời cho đến khi khỏi bệnh mới cho nhập đàn.
- Chuồng trại có súc vật bệnh phải làm vệ sinh, phun thuốc diệt trứng, ấu trùng và ghẻ trưởng thành bằng các loại thuốc sát trùng.
- Khi nhập gia súc từ nơi khác, cần nhốt riêng và theo dõi những con nghi nhiễm ghẻ.
RẬN KÝ SINH Ở TRÂU BÒ
Rận ở trâu bò thuộc bộ Phithiraptera Chúng thuộc 2 phân bộ: phân bộ rận hút máu
Anoplura, phân bộ rận ăn lông Mallophara Các loài gồm:
+ Phân bộ rận hút máu có các loài:
- Haematopinus eurysternus, H quadripertusus, H tuberculatus ký sinh ở trâu, bò, lợn, ngựa.
- Linognathus vituli ký sinh ở trâu, bò, dê, cừu, chó.
- Solenopotes capillatus ký sinh ở trâu, bò.
+ Phân bộ rận ăn lông có các loài:
- Damalinia bovis ký sinh ở trâu, bò.
Hình 5.22 Rận Haematopinus eurysternus; H quadripertusus; H tuberculatus Rận hút máu có kích thước 2 mm - 6 mm, phần miệng thích ứng với sự hút máu và dịch mô của ký chủ Đầu dài, có 2 râu ở hai bên, mỗi râu gồm 5 đốt Mắt nhỏ hoặc không có Ngực gồm 3 đốt thường lớn hơn đầu, mang 3 đôi chân, đôi thứ nhất nhỏ, đôi thứ ba lớn nhất Bàn chân chỉ có một vuốt Bụng rất lớn gồm 7 đến 9 đốt Có một đôi tấm thở ở đốt ngực giữa và 6 đôi tấm thở ở bụng
Rận ăn lông ăn các chất ở mặt da, ăn lông, miệng có cấu tạo kiểu nghiền để thích ứng với việc lấy thức ăn Đôi khi hút dịch chất tế bào của cơ thể ký chủ Đầu thường tròn hoặc có hình tam giác, hoặc có hình thang, lớn hơn phần ngực Râu gồm có 4 - 5 đốt Ngực và mắt kém phát triển màu vàng Chân phát triển mạnh.
Rận hút máu và rận ăn lông đều có vòng đời giống nhau Đời sống của rận khoảng 1 tháng Rận Haematopinus eurysternus đẻ khoảng 24 trứng, rận Damalinia bovis đẻ khoảng 13 trứng Trứng dính trên lông gia súc nhờ chất nhờn tử cung Trứng màu trắng hình bầu dục, một đầu có nắp và thường có móc phụ Trứng nở thành thiếu trùng (Nymth) sau 9-19 ngày ở nhiệt độ ấm áp (27,5 o C), không có giai đoạn ấu trùng (Larva) Các giai đoạn phát triển đều có hình dạng giống như rận trưởng thành Thiếu trùng (Nymth) lột xác 3 lần thành rận trưởng thành Từ trứng đến rận trưởng thành cần 28 ngày đối với Haematopinus eurysternus, 29 ngày đối với Damalinia bovis.
4 Đặc điểm hoạt động và tác hại
Rận là những ngoại ký sinh bắt buộc, hầu hết không thể sống sót quá 2 ngày nếu tách rời khỏi ký chủ Rận di chuyển bằng cách bám chặt vào lông gia súc
Các tháng nóng ẩm trong năm là điều kiện thuận lợi cho rận phát triển Rận lây lan rất nhanh qua tiếp xúc trực tiếp, nhất là khi mật độ gia súc cao hoặc có thể lây lan qua dụng cụ chăn nuôi.
Rận hút máu hoặc ăn lông làm cho trâu bò suy nhược thiếu máu Khả năng gây bệnh của rận hút máu cao hơn rận ăn lông Vết cắn của rận gây viêm biểu bì, viêm bao lông, làm cho gia súc ngứa ngáy, chậm lớn, giảm sữa Ngoài khả năng gây bệnh rận, còn là vật trung gian truyền bệnh H Tuberculatus truyền Trypanosoma evansi.
Quan sát lông để tìm rận và trứng rận, để tránh nhầm lẫn với bệnh ghẻ cần xét nghiệm bệnh phẩm - kiểm tra chất nhày trên da qua kính hiển vi.
Khi gia súc bị rận, có thể sử dụng:
- Tiêm: Ivermectin liều 0,2 mg/kg P.
- Bôi tắm hoặc phun xịt: Cypermethrin, Deltamethrin, Diazinon, Bromocyclen, Ronnel, Benzyl Benzoate, Pyrethrin, Penthion, Chlorpyriphos, Amitraz
Nên trị lại sau 14 ngày để diệt các loài rận mới được sinh ra.
MÒNG KÝ SINH
Mòng ký sinh thuộc họ Tabanidae, thuộc phân bộ Brachycera Trong họ này hiện nay có khoảng 3000 loài Gồm có nhiều giống, nhưng chỉ có 3 giống có ý nghĩa trong thú y Đó là giống Tabanus, Haematopota, Chrysops Ở Việt Nam đã gặp 78 loài thuộc 3 giống Giống
Tabanus 57 loài, Haematopota 12 loài, Chrysops 9 loài Các loài phổ biến:
Mòng là côn trùng lớn có cánh khỏe và dài, thích hút máu Kích thước 6-10 mm x 25 mm Đầu mang hai mắt kép lớn, mòng cái có hai mắt tách rời bằng một khoảng trống, mòng đực hai mắt gần như dính liền nhau Râu ngắn, có 3 đốt, đốt cuối hơi phình to Ngực mang 2 đôi cánh lớn, sải cánh dài đến 6,5 cm Lưng và bụng có màu xám, nâu hoặc đen, thường có sọc hoặc có đốm nhiều màu sắc Chân gồm 5 đốt Đốt háng dài nhất, sau đến đốt chuyển, đốt đùi, đốt ống, đốt bàn Cuối cùng là móng vuốt phủ nhiều lông tơ.
- Tabanus: có vòi ngắn hoặc vừa, khi đậu vòi cắm xuống phía dưới Cuối đốt râu 3 có 4 vòng, đốt râu 1, 2 ngắn nhỏ Cánh có màu nâu sáng, không có băng ngang đen Mắt không có màu ánh thép
- Haematopota: có đốt râu 1 rộng hơn đốt râu hai Vòi ngắn hoặc vừa, cánh có vằn hay đốm nhiều màu sắc
- Chrysops: cánh có sọc ngang màu đen từ bờ trước đến bờ sau cách, có đốt râu 1, 2 dài, gốc đốt râu 3 trơn, mắt màu ánh thép.
Hình 5.23 Mòng Tabanus; Haematopota; Chrysops
Mòng phát triển qua 4 giai đoạn: trứng, ấu trùng (Larva), nhộng (thiếu trùng, Pupa) và mòng trưởng thành Mòng đẻ trứng trên những lá cây thủy sinh gần mặt nước, hoặc những vách đá gần nước Mỗi mòng có thể đẻ được 600 đến 900 trứng Trứng có hình thoi dài 2 mm, xếp thành những đám nhỏ không đều màu trắng kem bên ngoài có chất nhầy, sau đó trứng chuyển sang màu nâu Ấu trùng được hình thành sau 4-7 ngày, sau đó rơi xuống nước Ấu trùng có hình trụ thon 2 đầu, màu trắng, trên mình có những khía dọc 12 đốt Ấu trùng hoạt động nhờ 8 đôi gai thịt ở thân Ấu trùng ăn các động vật chân đốt nhỏ ở trong nước, chất hữu cơ thối rữa trong đất hoặc ăn các ấu trùng khác Qua 7-8 lần lột xác sau 2-3 tháng sẽ tạo thành nhộng
Nhộng gần hình trụ, phần trước tròn, phía sau thon nhỏ, màu nâu hay vàng, phủ đầy gai. Giai đoạn nhộng kéo dài từ 1-3 tuần Sau đó lột xác thành ruồi trưởng thành Ruồi trưởng thành chui ra theo đường mở dọc ở phần trước thân sau Chu kỳ phát triển từ khi đẻ trứng đến trưởng thành mất 4-5 tháng
Hình 5.24 Vòng đời của mòng Tabanus
Hoạt động của mòng phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh: nhiệt độ, ánh sáng, mưa, tốc độ gió… Ở nước ta về mùa hè, Tabanus hoạt động hút máu từ 7-8 giờ sáng, tăng dần sau 10 giờ và từ 12-14 giờ là hoạt động mạnh nhất ở vùng đồng bằng và trung du Sau 15 giờ hoạt động của mòng giảm dần và đến 18 giờ, ngừng hoạt động Ở miền núi đến 18 giờ vẫn còn mòng hoạt động Về mùa vụ trong năm, mòng hoạt động bắt đầu từ tháng 4; Ở tháng 5-6 là thời điểm mòng hoạt động mạnh nhất Từ sau tháng 10, hoạt động có giảm đi Đến tháng 12 hầu như ngừng hoạt động.
Haemalopota xuất hiện từ tháng 3, hoạt động mạnh ở tháng 5 (miền núi) và tháng 8 ở đồng bằng Sau tháng 9 giảm dần và chấm dứt hoạt động vào tháng 11.
Mòng thường ở rừng cây, bờ tre, ven rừng, khe suối, ao đầm Đa số mòng Haemalopota phân bố ở miền núi Ở vùng trung du và đồng bằng thường gặp Tabanus, Chrysops.
Con đực ăn phấn hoa, mật hoa và dịch chất của rau, của cây trồng Con cái cũng ăn những chất trên nhưng để đẻ trứng chúng thích hút máu người và gia súc Mòng thường hút máu nhiều ở chân và hai bên hông ký chủ, Chrysops hút máu ở mặt bụng, cạnh dưới sườn,
Haemalopota đốt cả thân ký chủ.
Mòng hay sống ở bụi cây, quanh chuồng, rừng cây, chúng bay rất xa Khi gặp gia súc, chúng tấn công Vết cắn của mòng rất đau, gây chảy máu Mòng truyền Anaplasma marginale, giun chỉ ở người, giun chỉ trâu bò (Elaeophora poeli), Trypanosoma evansi, T equiperdum, T vivax, T gambiense, T rhodesiense Ngoài ra còn truyền các mầm bệnh Bacillus anthracis, Pasteurella multocida.
Phòng trừ ấu trùng hoặc nhộng rất khó vì không dễ tìm được nơi sinh sản của mòng Chỉ có thể phòng ngừa mòng trưởng thành Có thể dùng các chất diệt côn trùng để phun xịt trong chuồng nuôi Có thể dùng miếng giấy hoặc vải màu sậm có chất dính để bẫy mòng hoặc dùng lưới điện quanh chuồng nuôi sẽ có tác dụng tốt.
RUỒI TRÂU
Ruồi trâu là tên thường gọi của ruồi Stomoxys calcitrans Geoffroy, 1764 Ruồi trâu là loài phổ biến khắp thế giới Ở Việt Nam, giống Stomoxys có 2 loài phổ biến là Stomoxys calcitrans và S indica.
Loài: Stomoxys calcitrans Loài: S indica
Stomoxys calcitrans có hình dáng, kích thước rất giống ruồi nhà, chỉ khác là khi đậu đầu và vòi luôn chĩa thẳng ra phía trước, lá môi nhỏ hơn ruồi nhà Ruồi có màu xám nâu, ngực màu xám có 4 sọc đen, bụng có 3 chấm đen nằm trên đốt thứ hai và thứ 3 của bụng Bụng ngắn hơn và rộng hơn ruồi nhà
Ruồi thường đẻ trứng trên phân ngựa, trâu bò nhưng thích đẻ trứng trên các đống rác mục, cây mục, hôi thối nhất là khi có dính nước tiểu Con cái đẻ mỗi lần 25-50 trứng, tổng cộng 800 trứng Trứng màu trắng đục hoặc hơi vàng dài 1 mm, có một rãnh dọc ở một bên Sau 1-4 ngày trứng nở ra ấu trùng. Ấu trùng ruồi trâu cũng rất giống ruồi nhà, chỉ khác là tấm thở có lỗ thở xoắn hình chữ S, chúng ăn thực vật để tồn tại và thành thục Giai đoạn này kéo dài 2-3 tuần rồi chúng tạo kén
Hình 5.24 Stomoxys calcitrans chứa nhộng (Pupa) bên trong Giai đoạn nhộng kéo dài 6-9 ngày, sau đó thành ruồi trưởng thành
Sau khoảng một tuần ruồi thụ tinh và đẻ trứng Toàn bộ chu trình phát triển cần khoảng
30 ngày Ở nhiệt độ 21-26 o C vòng đời trung bình cần 28 ngày: trứng 3 ngày, ấu trùng 15 ngày, thiếu trùng 10 ngày Ở các nước nhiệt đới, chu kỳ phát triển cần 2-3 tuần Ruồi trưởng thành sống được 3-4 tuần.
Ruồi trưởng thành hút máu trâu bò ngựa để sống Chúng hút thật no trong khoảng 3-4 phút rồi lại bay sang ký chủ khác để hút máu Sau khi nở 12-23 giờ đã hút máu rất hăng Cả ruồi đực và ruồi cái đều hút máu Chúng thích tấn công trâu bò, động vật máu nóng, chim, rắn Chúng thích ánh sáng cho nên không gặp ở những chuồng trâu, bò tối tăm Chúng chỉ vào nhà vào mùa thu và thời gian mưa. Ở nước ta, ruồi trâu hoạt động quanh năm, khi nhiệt độ dưới 13 o C thì không gặp chúng hút máu trâu bò nữa Chúng hút máu chủ yếu vào ban ngày từ sáng sớm đến chiều tối nhưng hoạt động mạnh nhất vào lúc sáng sớm và chập tối.
Hình 5.26 Vòng đời của Stomoxys calcitrans
Ruồi trâu hút máu làm cho gia súc chậm lớn giảm tăng trọng, giảm sản lượng sữa Ruồi trâu truyền các mầm bệnh như Trypanosoma evansi, T equinum, T gambiense, T. rhodesiense, T brucei, T vivax, T equiperdum, truyền giun tròn của ngựa Habronema microstoma, sán dây gà Hymenolepis carioca, truyền bệnh viêm kết mạc truyền nhiễm ngựa do Rickettsia conjunctivae, truyền virus gây thiếu máu truyền nhiễm ngựa, truyền Bacillus anthracis Ngoài ra, ruồi còn truyền xoắn khuẩn Spirochaeta và vi khuẩn Streptococcus.
Giống như phòng ngừa họ Tabanidae Việc phòng và trị gặp nhiều khó khăn vì chúng chỉ đậu hút máu trong thời gian ngắn Phun xịt bằng các thuốc hóa học diệt côn trùng sẽ hạn chế được ruồi Nên vệ sinh chuồng trại, không để những đống rác mục hay thân cây mục chung quanh chuồng Phân phải đem ủ để hạn chế môi trường sinh sản của ruồi.
BỆNH GIÒI DA VÀ TỦY SỐNG DO ẤU TRÙNG RUỒI HYPODERMA SPP (Hypodermosis)
Bệnh do ấu trùng của ruồi Hypoderma bovis và H lineatum ký sinh dưới da bò gây ra a Hình thái
Ruồi Hypoderma dài khoảng 15mm, giống như ong Đầu có mắt kép trung bình, râu có
3 đốt, các phần phụ miệng kém phát triển Chỉ có một đôi cánh Lông trước ngực màu vàng trắng (Hypoderma lineatum) hay vàng xanh (Hypoderma bovis) Bụng phủ lông vàng óng ở phía trước, kế đến là lớp lông đen, phía sau cùng là lớp lông màu vàng cam Ấu trùng thành thục dày có hình cái trống nhỏ, dài 25-30 mm Mỗi đốt có phủ gai ngắn màu trắng sau đó chuyển sang màu nâu tối Nhộng có màu đen
Hình 5.27 Ruồi Hypoderma bovis và ấu trùng b Vòng đời
Ruồi hoạt động mạnh vào lúc nhiệt độ ấm, đẻ trứng trên lông của bò Ruồi thường đẻ trứng ở chân H bovis đẻ từng trứng một, H lineatum đẻ từng dãy từ 6-7 trứng trên một lông. Sau 4 ngày trứng nở ra ấu trùng, dài 1 mm Ấu trùng xuyên thủng da và di chuyển hướng về cơ hoành, nhờ đôi gai ở miệng và men phân giải protein do chúng tiết ra Ấu trùng H. lineatum thường xâm nhập vào vách thực quản, còn H bovis xâm nhập vào lớp mỡ ngoài màng cứng của tủy sống Chúng có thể tồn tại một vài tháng sau đó lột xác tạo ấu trùng 2 (dài
18 - 20 mm) Ấu trùng 2 di hành trở lại da lưng tạo thành những khối u và lột xác tạo thành ấu trùng 3 (dài 28 mm) Cũng có khi thấy ấu trùng ký sinh ở cơ chân, cơ đùi và các cơ khác hoặc tủy sống Ấu trùng sống trong cơ thể qua mùa lạnh và mùa đông, sau đó chúng tạo các lỗ hở ở da, chui qua và rơi xuống đất tạo thành nhộng có kén màu đen Sau 5 tuần ruồi trưởng thành chui ra khỏi kén theo nắp kén ở đầu kén Sau khi nở 24 giờ, ruồi trưởng thành có thể đẻ trứng và sống được 1-2 tuần.
2 Đặc điểm dịch tễ a Động vật cảm nhiễm
Thường gặp ấu trùng của Hypoderma trên bò, ngoài bò ra chúng có thể đẻ trứng trên người và các gia súc khác Trên ngựa và người, ấu trùng thường không thành thục được, tuy có lúc chúng chui vào não ngựa, làm ngựa chết thường thì chúng chỉ ở trong da và gây thành vết thương. b Cách gây bệnh
Ruồi bay chung quanh và bám vào gia súc để đẻ trứng tạo ra tiếng kêu làm cho gia súc hốt hoảng, khó chịu, giảm ăn, giảm tăng trọng và giảm sản lượng sữa Ấu trùng chui qua da gây tổn thương các tổ chức, viêm da, viêm thực quản và các cơ quan nội tạng, làm cho gia súc đau nhức Ấu trùng 3 tạo những u bướu nhỏ đường kính 1cm Ấu trùng H bovis có thể chui vào tủy sống rồi chết ở đó gây bại liệt cho gia súc Còn H lineatum thì tạo khối u làm hẹp lòng thực quản
Khi ấu trùng di hành đến da lưng dễ phát hiện Lúc đầu trên da lưng sờ thấy có mụn rắn hình bầu dục dài Sau 1-1,5 tháng sờ thấy những u to Bên ngoài khối u thường có lỗ nhỏ được ấu trùng tạo ra để chúng hô hấp Có thể thấy nước vàng chảy ra từ lỗ này Nếu viêm nhiễm kế phát thì có mủ Vật đau, đi lại khó khăn, da bị loét Bò giảm trọng nhanh, lượng sữa giảm Khi ấu trùng chết trong tổ chức, gây viêm, gây phản ứng quá mẫn
4 Điều trị Đối với ấu trùng trong khối u: mở rộng vết thương và bôi các chất phospho hữu cơ:
- Amidofos cho uống liều 40 mg/kgP sẽ diệt được ấu trùng.
- Tiguvon tiêm dưới da nồng độ 2% liều 30 mg/kgP
- Barbeska pha nồng độ 35% liều 20 mg/kgP
- Etacide nồng độ 60% liều 10 mg/kgP tiêm bắp
- Ivermectin 0,1-0,3 mg/kgP tiêm dưới da có tác dụng diệt ấu trùng tốt.
BỆNH GIÒI XOANG MŨI Ở DÊ CỪU DO ẤU TRÙNG RUỒI OESTRUS OVIS (Oestriasis)
Bệnh giòi xoang mũi ở dê cừu do ấu trùng của ruồi Oestrus ovis gây ra Đôi khi thấy ở chó và người. a Hình thái
Oestrus ovis phân bố khắp thế giới, có màu xám sậm, với những đốm đen nhỏ trên lưng.
Toàn thân phủ đầy lông tơ màu nâu Bụng đen có vằn Giữa các đốt có những dải băng ngang sậm màu ở lưng Kích thước 10 mm Ấu trùng 1 dài 1 mm, có hai hàng Chitin, trên thân phủ đầy lông, màu vàng nhạt Ấu trùng 3 dài khoảng 30 mm
Hình 5.28 Ruồi Oestrus ovis và ấu trùng b Vòng đời
Ruồi hoạt động mạnh ở bãi chăn thả quanh chuồng vào buổi sáng sớm hay buổi trưa. Ruồi đẻ ấu trùng ở quanh mũi đôi khi ở mắt và môi của ký chủ Mỗi lần đẻ khoảng 25 ấu trùng Ấu trùng bò lên xoang mũi, dinh dưỡng bằng dịch mũi và sống trong đường mũi, từ 2 tuần đến 9 tháng Chỉ có khoảng 10 – 20% tiếp tục phát triển còn lại hầu hết bị chết Sau đó ấu trùng lột xác 2 lần thành ấu trùng 3 rồi trở ra mũi Khi cừu hắt hơi sẽ rơi xuống đất để tạo thành nhộng trong 3 – 6 tuần rồi phát triển thành trưởng thành Ruồi trưởng thành chỉ sống được 2 tuần và đẻ khoảng 500 ấu trùng.
Hình 5.28 Vòng đời của Oestrus ovis
2 Triệu chứng và tác hại Ấu trùng chui vào mũi làm cho cừu khó chịu Dê cừu hay lắc đầu, hắt hơi, cà mũi xuống đất hay húc mũi vào gia súc khác Ấu trùng gây viêm đường mũi, làm tăng tiết dịch, gây hoại tử mô, dịch mũi có lẫn mủ Cừu thường biếng ăn, lờ đờ, gầy yếu Đôi khi ấu trùng làm hư xương sọ và tổn thương não làm cừu có những biến chứng thần kinh Ấu trùng chết trong các xoang mũi gây hôi thối và có thể nhiễm trùng
- Dung dịch Lysol 3% bơm vào hốc mũi hay rửa mũi có tác dụng diệt được ấu trùng Ở những nơi nuôi ngựa và cừu bị nhiễm thường xuyên rửa mũi cho gia súc
- Dimethoate liều 25mg/kg thể trọng tiêm dưới da Khi dùng pha loãng thành dung dịch 50% có tác dụng diệt ấu trùng cả 3 giai đọan
- Dùng Nitroxynil, Rafoxanide cho uống có tác dụng diệt ấu trùng (liều dùng như dùng cho giun sán)
- Ivermectin liều 0,1 – 0,3 mg/kg P tiêm dưới da có hiệu quả tốt.
BỆNH LÊ DẠNG TRÙNG DO BABESIA SPP (Babesiosis)
Bệnh do đơn bào giống Babesia ký sinh trong hồng cầu gia súc gây ra Bệnh ở thể cấp tính làm cho trâu bò chết nhanh, tỷ lệ chết cao với hội chứng “sốt cao, đái đỏ” Bệnh thể mãn tính làm cho bò gầy yếu, thiếu máu, giảm sản lượng sữa 20-30% Bệnh còn có các tên gọi khác là: Sốt nước đỏ (Red water fever), Sốt Texas (Texas fever), Sốt do ve (Tick fever),
Piroplasmosis Bệnh được Kilborn và Smith phát hiện lần đầu tiên ở bang Texas, Hoa Kỳ vào năm 1986 Hiện nay bệnh đã xuất hiện ở hầu hết các nước trên thế giới.
Lê dạng trùng (Babesia) là đơn bào ký sinh trong hồng cầu của gia súc Ở trâu bò có các loài:
- Babesia bigemina (Smith and Kilborne, 1893)
- Babesia divergens (M’ Fadyean and Stockman, 1911)
- Babesia major (Sergeant, Donatien, Parrot,
- Babesia argentina (Lignieres, 1909) a Hình thái
Merozoite trong hồng cầu có dạng hình lê, tròn, oval Merozoite thường đi cặp đôi Dạng tròn kích thước 2-3 μ, dạng dài kích thước 4-5 μ x 2 μ Sporozoite trong tuyến nước bọt của ve có hình dạng dài Tỷ lệ hồng cầu nhiễm từ 10-15%, có khi đến 65% Thường có 1-2 ký sinh trong hồng cầu, có khi tới 6 ký sinh Nhiễm sắc thể thường tập trung ở rìa ký sinh vật
- Babesia bovis : loài này có kích thước nhỏ Merozoite trong hồng cầu có dạng hình lê, hình tròn, kích thước 2,4 x 1,5 μm thường có ở trung tâm hồng cầu
- Babesia divergens : loài này nhỏ hơn B bovis Merozoite thường đi cặp đôi Kích thước 1,5 x 0,4 μ góc giữa hai ký sinh đi cặp đôi lớn hơn so với B bovis, nằm gần như trải dài trên mặt hồng cầu, có hình lê hay oval Ký sinh nằm ở rìa hồng cầu
- Babesia major : Merozoite nằm ở trung tâm hồng cầu, giống B bovis nhưng lớn hơn, có hình dạng quả lê, thường đi cặp đôi Kích thước 2,6 x 1,5 μ, dạng tròn kích thước 1,8 μ b Vòng đời
Vòng đời của Lê dạng trùng cần ký chủ trung gian là các loài ve cứng Lê dạng trùng có vòng đời gồm hai giai đoạn: giai đoạn ký sinh trong cơ thể bò sinh sản theo phương thức vô
Hình 5.29 Babesia trong hồng cầu tính từ 1 Lê dạng trùng trưởng thành mọc nhánh thành hai Lê dạng trùng, giai đoạn sinh sản hữu tính phát triển trong ký chủ trung gian là các ve thuộc các giống: Boophilus,
Rhipicephalus, Haemaphysalis, Dermacentor, Amblyomma, Aponomma
Ve hút máu trâu bò có cả Merozoite, Microgametocyte, Macrogametocyte vào ruột Ở ruột, hồng cầu bị phá vỡ các Merozoite đều bị chết Microgametocyte và Macrogametocyte biến thành Microgamete và Macrogamete Hai thể này kết hợp với nhau để tạo thành Zygote (hợp tử) có ở ruột ve Hợp tử xâm nhập vào tế bào biểu mô ruột của ve bắt đầu sinh sản vô tính để cho ra nhiều Sporozoite (1.000 cá thể mới trong 2 – 3 ngày) Các Sporozoite lại xâm nhập vào ống malpighi và hệ thống bạch huyết của ve và sinh sản vô tính cho ra nhiều
Sporozoite khác Các Sporozoite xâm nhập vào buồng trứng và tuyến nước bọt
Mầm bệnh sẽ có trong ấu trùng khi ấu trùng nở ra từ trứng Khi ấu trùng lột xác, mầm bệnh xâm nhập vào tuyến nước bọt tiếp tục phân chia Ở đây chúng tạo thành những thể nhỏ hơn chứa đầy bào tuyến, mỗi tế bào có hàng ngàn ký sinh Sau đó phá vỡ tế bào và sống trong lòng tuyến Mầm bệnh tiếp tục sống khi ấu trùng ve lột xác và biến thái qua các giai đoạn thiếu trùng và ve trưởng thành
Hình 5.30 Vòng đời của Babesia bigemina Khi thiếu trùng, ve trưởng thành hút máu, Sprozoite từ tuyến nước bọt ve xâm nhập vào hồng cầu bò rồi tiến hành sinh sản vô tính bằng cách phân đôi cho ra 2 Merozoite mới Mỗi Merozoite lại xâm nhập vào hồng cầu mới Quá trình sinh sản xảy ra liên tục như vậy làm cho hàng loạt hồng cầu bị phá vỡ Sau đó, một số Merozoite xâm nhập vào hồng cầu tạo thành tiền giao tử đực và tiền giao tử cái (Microgametocyte và Macrogametocyte).
Như vậy sự truyền bệnh của ve có tính di truyền cho thế hệ ve đời sau.
2 Đặc điểm dịch tễ a Động vật cảm nhiễm
Bò nhiễm Lê dạng trùng là chủ yếu, trâu cũng nhiễm Lê dạng trùng, nhưng rất ít và thường thấy ở trâu sữa cao sản Murrah Các giống bò sữa nhập nội vào Việt Nam lúc đầu chưa thích nghi với điều kiện sống, sức đề kháng giảm và thường bị bệnh ở thể cấp tính, tỷ lệ chết cao Trâu bò đưa từ miền núi về hay bị mắc bệnh.
Bò ở các lứa tuổi đều mắc Lê dạng trùng nhưng phổ biến ở lứa tuổi 5 tháng đến 3 năm tuổi Bò trưởng thành đã nuôi thuần hóa, thích nghi với điều kiện sinh thái ít thấy phát bệnh thể cấp tính. b Mùa phát bệnh
Mùa lây lan bệnh phụ thuộc vào mùa phát triển của ve Trong điều kiện nóng ẩm ở nước ta, ve phát triển quanh năm, nhưng cao điểm mùa hè đến mùa thu Thời gian này cũng là thời kỳ hoạt động mạnh của ve. Đến mùa đông bò gặp các điều kiện không thuận lợi, nhiệt độ lạnh, thức ăn thiếu, sức đề kháng giảm và Lê dạng trùng có sẵn trong máu sẽ làm cho bò phát bệnh cấp tính và chết nhiều. c Phân bố Ở Việt Nam, B bigemina có ở bò Trung Bộ (Schei, 1908), Bắc Bộ (Houdemer, 1908). Houdemer (1921 – 1924) cho biết ở Bắc Bộ, trâu bò nhiễm 13,02%, ở Nam Bộ 13,33% Ở Ninh Bình bệnh xảy ra làm chết 84 trâu bò, ở Hải Phòng 26 trâu bò (Houdemer, 1921–1924).
Từ năm 1958 – 1960, bệnh lê dạng trùng do B bigemina xuất hiện quá nửa số tỉnh miền Bắc Việt Nam Trâu bò vùng đồng bằng và trung du nhiễm với tỷ lệ cao 63%
Năm 1963, bệnh xảy ra ở nông trường Ba Vì làm 100 bò sữa phát bệnh và 32 bò chết (Nguyễn Hữu Ninh và Nguyễn Ngọc Cảnh) Trâu bò thường nhiễm ghép lê dạng trùng với
BỆNH CẦU TRÙNG DO EIMERIA SPP (Eimeriosis)
Bệnh do một số loài thuộc giống Eimeria gây ra Đến nay các nhà nghiên cứu đã phát hiện 19 loài cầu trùng thuộc giống Eimeria ký sinh và gây hại cho trâu bò, trong đó có 8 loài phổ biến Dạng trưởng thành của cầu trùng là noãn nang có hình tròn, hình trứng, hình bầu dục Mỗi loài đều có hình thái và kích thước khác nhau. a Hình thái, cấu tạo
Oocyst (hay noãn nang) có hình cầu, tròn, bầu dục hay oval, có khi có hình lê Lớp vỏ trong (hay lớp vỏ thứ hai) thường dày, màu sắc vàng nhạt, vàng sẫm hay trắng nhạt Phía trên có nắp noãn nang (Micropile cap), có lỗ noãn nang (Micropile), có hạt cực (polar granule). Bên trong có chứa tế bào phôi Noãn nang Oocyst gồm có 4 bào tử con Sporocyst, mỗi
Sporocyst chứa 2 tử bào tử (Sporozoite) Oocyst và Meront không có cơ quan bám Trong Oocyst có thể cặn (residium) Mỗi Sporocyst cũng có thể cặn Sporozoite có hình lê dài, một đầu nhọn Microgamete có 2 hoặc 3 roi
Hình 5.31 Cấu tạo Oocyst Các loài phổ biến gây hại cho trâu, bò:
1- E zuernii (Rivolta, 1878) có hình tròn, hình cầu Kích thước (12-28) x (10-20)μm, màu xám tím hay xám lục, ký sinh ở manh tràng và ruột già Thời gian sinh bào tử 2-3 ngày. 2- E bovis (Zublin, 1908) ký sinh ở ruột non Tên khác: E smithi Có hình trứng, kích thước (25-32) x (20-29) μm.
3- E ellipsoidalis Becker and Frye, 1929, ký sinh ruột non Có hình bầu dục, hình trứng, gần tròn Kích thước (20-26) x (13-17) μm, kí sinh ở ruột.
4- E cylindrica Wilson, 1931 có hình chùy Kích thước (14,4-23) x (19,4-26,8) μm, ký sinh ở ruột.
5- E bukidnomensis: kích thước (46,8-50,5) x (33,3-37,8) μm, màu vàng nhạt hay nâu, vỏ dày, có hình lê.
6- E canadensis Bruce, 1921 Tên khác: E zurnabanensis Có hình trụ, kích thước (25,2-43,2) x (18-23) μm, ký sinh ở ruột già.
7- E azerbaidshanica, có hình trụ với một cạnh không lồi, kích thước 43 x 24,6μm, kí sinh ở ruột non.
8- Eimeria alabamensis Christensen, 1941 có hình quả táo, hình thoi, hình bầu dục. Kích thước (13-24) x (11-16) μm, ký sinh ở ruột non.
Trong 8 loài trên E zuernii và E bovis phổ biến và gây bệnh nặng hơn cả.
Hình 5.32 Noãn nang một số loài cầu trùng bò b Vòng đời
Cầu trùng có 3 giai đoạn sinh sản Hai giai đoạn sinh sản vô tính và hữu tính xảy ra trong cơ thể ký chủ Giai đoạn sinh bào tử xảy ra ở môi trường ngoài.
* Sinh sản vô tính (Schizogony, Merogony, endopolygeny, extopolygeny)
Khi trâu bò ăn phải Oocyst gây nhiễm, đến ruột vỏ Oocyst bị tiêu biến, giải phóng
Sporocyst Các Sporozoite bên trong hoạt động mạnh khi được hoạt hóa bởi dịch mật và trypsin Các Sporozoite được giải phóng, xâm nhập vào tế bào biểu mô ruột tiến hành sinh sản vô tính Sporozoite tròn lại và tạo thành các Schizont thế hệ 1 Bên trong các Schizont có hình thành rất nhiều Merozoite (khoảng 900 Merozoite), sau đó chúng phá vỡ tế bào ruột Các
Merozoite thế hệ 1 được phóng thích (2-4μ) lại xâm nhập vào các tế bào biểu mô lân cận và tiếp tục tạo Schizont thế hệ 2 Nhiều Merozoite thế hệ hai (dài 16μ) được hình thành trong
Schizont và hàng loạt tế bào ruột bị phá vỡ Giai đoạn này xảy ra ở ngày thứ 4 sau khi nhiễm
* Sinh sản hữu tính ( Gamogony hay Gamegony )
Một số lượng lớn Merozoite thế hệ 2 bắt đầu sinh sản hữu tính Merozoite xâm nhập tế bào và tạo thành 2 dạng tiền giao tử: Macrogametocyte (tiền giao tử cái) và Microgametocyte (tiền giao tử đực) Macrogametocyte sau đó phát triển thành Macrogamete (giao tử cái) và
Microgametocyte phát triển thành Microgamete (giao tử đực) Có rất nhiều giao tử đực được sinh ra từ 1 Merozoite, giao tử đực có 2 roi, phá vỡ tế bào xâm nhập vào tế bào có giao tử cái và thụ tinh tạo thành hợp tử (Zygote) Hợp tử phát triển thành Oocyst có hai lớp vỏ và phá vỡ tế bào biểu mô của ký chủ theo phân ra ngoài Oocyst có trong phân ngày thứ 7 sau khi nhiễm Mỗi một Oocyst có thể cho ra 2.500.000 Merozoite thế hệ 2 (8 x 900 x 350) (E. tenella) Mỗi một loài Eimeria sẽ tạo ra số lượng Merozoite khác nhau Tuổi của ký chủ khác nhau số lượng Merozoite thế hệ 2 sinh ra cũng khác nhau.
* Sinh sản bào tử (Sporogony)
Oocyst ra ngoài gặp điều kiện khô, không thuận lợi tồn tại được 18 - 30 ngày Nếu gặp các điều kiện thuận lợi như ẩm độ, điều kiện thích hợp sau 12 - 48 giờ phát triển thành Oocyst có 4 Sporocyst Thời gian này dài ngắn khác nhau tuỳ loại cầu trùng Mỗi Sporocyst có chứa 2
Sporozoite ở bên trong Lúc này trong Oocyst đã hình thành 8 bào tử con và trở thành Oocyst có sức gây bệnh Giai đoạn sinh sản bào tử kết thúc Những Oocyst có sức gây bệnh lẫn vào thức ăn, nước uống và được trâu bò nuốt vào đường tiêu hóa.
Hình 5.32 Vòng đời của E bovis
2 Dịch tễ a Động vật cảm nhiễm
Trâu bò nuôi và trâu bò rừng đều bị nhiễm cầu trùng Giống bò sữa Holstein và trâu sữa Murah thường bị bệnh nhiều và nặng hơn Phần lớn bê nghé đều nhiễm cầu trùng, tỷ lệ bê nghé nhiễm từ 50 – 80% Bê nghé từ 1 – 2 tháng cho tới 1 năm tuổi nhiễm nặng hơn Trâu bò trưởng thành chủ yếu mang mầm bệnh. b Đường xâm nhập
Bê nghé nhiễm do thức ăn, nước uống bị nhiễm bẩn hoặc chăn thả trên đồng cỏ có noãn nang cầu trùng. c Điều kiện phát sinh và lây lan
Bệnh xảy ra và lây lan trong những tháng nóng ẩm mưa nhiều Thường vào mùa hè, mùa mưa Thời kỳ này thời tiết nóng ẩm làm cho noãn nang cầu trùng dễ dàng phát triển đến giai đoạn cảm nhiễm, khi mưa xuống nước mưa sẽ mang noãn nang ra các khu vực phụ cận làm ô nhiễm môi trường Mùa đông tỷ lệ nhiễm có giảm thấp hơn.
Bệnh có thể xảy ra khắp mọi nơi, khi chăm sóc nuôi dưỡng không tốt thường thấy bệnh. d Cách gây bệnh
Các Merozoite của cầu trùng xâm nhập vào tế bào niêm mạc ruột, phát triển và phá hủy tế bào, gây tổn thương, làm chảy máu ruột Tạo điều kiện cho viêm ruột kế phát.
Thời kỳ nung bệnh từ 7 – 21 ngày Triệu chứng bệnh thay đổi tuỳ theo loài cầu trùng và giai đoạn của quá trình sinh sản vô tính Bê nghé thường tiêu chảy, phân lỏng có nhiều chất nhầy hoặc đen sậm, có khi có máu, có khi có cả cục máu trong phân Bê có thể sốt nhẹ Đối với trâu bò sữa thì lượng sữa giảm Nếu viêm nhiễm kế phát sốt cao, vật gầy rạc nhanh chóng, mắt lõm xuống có thể chết sau 8 – 15 ngày Khi nhiễm cầu trùng một số bệnh có thể bộc phát như Babesiosis, Trypanosomiasis, Bacillus anthracis…
BỆNH THÊ LÊ TRÙNG DO THEILERIA SPP (Theileriosis)
Bệnh do một số loài đơn bào thuộc giống Theileria gây ra Chúng ký sinh trong hồng cầu và bạch cầu của các loài gia súc. a Hình thái
- Theileria mustans là những đơn bào ký sinh ở hồng cầu và cả bạch cầu có hình dấu phẩy, hình thuẫn nhỏ, hình lê đơn nhỏ, hình trứng có kích thước 2-2,5μ Đôi khi có 4 ký sinh trùng chụm lại với nhau thành hình chữ thập Trong mỗi hồng cầu có từ 1-5 ký sinh trùng.
- Theileria annulata: (đồng nghĩa T dispar) hình thái tương tự như Theileria mustans nhưng chủ yếu là hình thuẫn, hình trứng và lê đơn rất ít thấy hình dấu phẩy.
- Theileria parva có hình gậy, kích thước 1,5 - 2 x 0,5 - 1 μm, có khi có dạng tròn, oval hay dấu phẩy nhọn.
Theileria khi ký sinh ở bạch cầu có dạng một nang chứa khoảng 8-12 bào tử (Sporozoit) nằm trong nguyên sinh chất của bạch cầu, nhuộm giem sa bắt màu đỏ tím, được gọi là “thể Koch” Đây là dạng đặc biệt có thể căn cứ vào đó để phân biệt với các huyết bào tử trùng khác. b Chu kỳ sinh học
Theileria muốn hoàn thành vòng đời cần có vật truyền bệnh Đó là các loài ve cứng.
Mỗi loài Theileria có các loài ve ký chủ riêng biệt.
Theileria có 2 quá trình sinh sản: sinh sản hữu tính trong ruột ve, sinh sản vô tính trong tuyến nước bọt của ve và trong máu gia súc
Trâu bò bị nhiễm bệnh khi ve hút máu, Sporozoite xâm nhập vào bạch cầu và tiến hành sinh sản vô tính và trở thành Thể Koch (Schizont) Thể Koch vỡ ra giải phóng các Merozoite.
Merozoite xâm nhập vào hồng cầu và sinh sản vô tính bằng hình thức phân đôi Chúng chui ra khỏi hồng cầu và tạo thành các thể hữu tính (Gamont) trong hồng cầu.
Khi ve hút máu có các Gamont trong hồng cầu, vào ruột hồng cầu bị vỡ, các Gamont được giải phóng, hình thành nên tiền giao tử đực (Microgamont) và giao tử cái (Macrogametes) Microgamont phát triển thành giao tử đực (Microgametes) Giao tử đực sinh ra trong ruột ve sau khi hút máu 1-4 ngày Giao tử đực có 4 nhân và một vài cơ quan giống như roi, nó kết hợp với giao tử cái hình cầu để tạo thành hợp tử (Zygote) Hợp tử có trung tâm giống như không bào, hợp tử xâm nhập vào ruột ve, biến đổi dần thành dạng dài hơn (thể
Kinete) và rời khỏi tế bào ruột về hạch bạch huyết vào ngày 14-17 Sau đó xâm nhập vào tuyến nước bọt chuyển thành dạng sinh sản (Spororont) có kích thước 20μ Dạng này phát triển nhanh chúng tạo thành rất nhiều các Sporozoite có hình dấu phẩy nhọn, sau đó được phóng thích vào nước bọt Quá trình tạo ra Sporozoite kéo dài 2 ngày
Hình 5.33 Vòng đời của Theileria
2 Dịch tễ học a Động vật cảm nhiễm
Theileria ký sinh và gây hại cho các loài động vật nhai lại: trâu, bò nhà, bò rừng, hươu, nai, dê, cừu Ở bò và bò sữa đã phát hiện Theileria mustans, Theileria parva, Theileria annulata gây bệnh ở trâu bò Ngoài ra, còn thấy Theileria buffali ở trâu (Neveu – Lemaire,
1912) Trâu bò non mẫn cảm với Theileria hơn là súc vật trưởng thành. b Ký chủ trung gian
Mầm bệnh Theileria được truyền cho các ký chủ do các loài ve họ Ixodidae Mỗi loài
Theileria có các loài ve riêng biệt, đóng vai trò ký chủ trung gian, truyền mầm bệnh cho bò.
Sự truyền bệnh này có tính chất di truyền cho thế hệ ve đời sau (Neveu – Lemaire, 1954).
- Theileria parva có ve truyền bệnh là: Rhipicephalus appendiculatus, R simus, R. evertsi, R capensis, Hyalomma impressium, H anatolicum.
- Theileria dispar có ký chủ trung gian là ve Boophilus annulatus var australis, Hyalomma mauriataricum.
- Theileria mustans có ve ký chủ là Boophilus microplus, Haemaphysalis histricis, H.bispinosa c Mùa lây bệnh
Mùa lây lan của bệnh phụ thuộc vào mùa phát triển của ve, vào các tháng nóng ẩm trong năm, từ tháng 4 đến tháng 10, nhưng cao điểm từ tháng 5 đến tháng 8 Đến mùa đông và đầu mùa xuân, khi thời tiết lạnh thức ăn thiếu, sức đề kháng của bò giảm thấp, đặc biệt là bò đang tiết sữa, bệnh sẽ phát sinh, gây tổn thất cho đàn bò. d Phân bố
Bệnh Theileriosis rất phổ biến trên trâu bò trên thế giới, đặc biệt là các nước nhiệt đới châu Á, châu Phi Theileria parva hàng năm gây nhiều thiệt hại kinh tế cho chăn nuôi bò và bò sữa ở các nước châu Phi như: Algeri, Congo, Nigeria, Zaia, Kenia… Theileria parva và T. annula gặp nhiều ở các nước châu Á như các nước vùng Trung Á thuộc SNG, Trung Quốc,
Triều Tiên… Loài Theileria mustans có hầu hết các nước trên thế giới, nhưng ít gây thiệt hại kinh tế hơn hai loài trên. Ở Việt Nam, bệnh Theileriosis do T.mustans và T.annulata cũng đã được xác định ở bò và bò sữa (Schein, 1908, 1922; Phạm Sỹ Lăng, 1972; Dương Công Thuận, 1973) Bò sữa nuôi tại nông trường Ba Vì thấy tỷ lệ Theileria mustans từ 5-10% (Phạm Sỹ Lăng, 1973) Các giống bò sữa nhập vào Việt Nam đều thấy nhiễm Theileria (Phan Địch Lân). e Cách gây bệnh
Sau khi xâm nhập vào cơ thể gia súc, các Theileria xâm nhập vào hồng cầu để phát triển, sinh sản theo phương thức vô tính làm cho hồng cầu biến dạng và tan vỡ Do vậy súc vật bệnh ở trạng thái gầy yếu, bần huyết Bò sữa mắc bệnh sẽ giảm lượng sữa từ 20-30% trong trường hợp bệnh mãn tính và ngừng tiết sữa trong trường hợp bệnh cấp tính Độc tố của
Theileria tác động lên não, gây sốt cao (40-41 o C) giai đoạn đầu, sau đó giảm dần và bệnh chuyển từ thể cấp tính sang thể mãn tính Đặc biệt, độc tố có thể tác động đến niêm mạc dạ dày, gây tróc niêm mạc dạ tổ ong, khô cứng lá sách và viêm ruột.
Bệnh nặng hay nhẹ phụ thuộc vào loài Theileria gây bệnh T parva gây bệnh nặng, thể cấp tính làm cho bò chết với tỷ lệ cao T dispar gây bệnh thể nhẹ hơn T parva, nhưng cũng gây trạng thái bần huyết và giảm sản lượng sữa T.mustans thường chỉ gây bệnh thể mãn tính, mang trùng và bò sữa chỉ phát bệnh khi các điều kiện sinh thái thay đổi và nuôi dưỡng kém (Blieck, 1938; Brumpt, 1949).
Bò bệnh thể hiện đầu tiên là sốt cao, mệt mỏi, ăn kém sau giai đoạn nung bệnh khoảng14-20 ngày Hạch lâm ba trước vai và trước đùi sưng thủy thũng nhẹ Súc vật khó thở đi lại chậm chạp Các niêm mạc mắt miệng có tụ huyết đỏ sẫm trong giai đoạn sốt cao, sau đó nhợt nhạt như chén sứ do bần huyết.
Một số bò sữa thể hiện viêm cata đường tiêu hóa: đầu tiên giảm nhu động dạ cỏ, cứng dạ lá sách, sau đó ỉa chảy dữ dội, trong phân có niêm mạc ruột, mùi tanh Bò bị bệnh đường ruột chiếm 20-25%, dễ bị tử vong, diễn biến khoảng 5-8 ngày.
BỆNH KÝ SINH TRÙNG Ở LỢN
BỆNH LỢN GẠO DO CYSTICERCUS CELLULOSAE (Cysticercosis)
Bệnh lợn gạo do Cysticercus cellulosae, ấu trùng của sán dây Taenia solium gây ra Ấu trùng tạo thành các kén kí sinh ở cơ của lợn giống như hạt gạo nên được gọi là bệnh lợn gạo. a Hình thái
Hình 6.3 Đốt và đầu sán Taenia solium
Taenia solium trưởng thành ký sinh ở ruột non người, có thể dài đến 15m Đầu có 4 giác bám tròn, đỉnh đầu có 22-32 móc xếp thành 2 hàng Móc lớn dài 0,14- 0,18 mm, móc nhỏ dài 0,11-0,12mm Lỗ sinh dục đổ ra ở một bên đốt Ở đốt truởng thành, buồng trứng có 3 thùy Ở đốt già, tử cung phân làm 7-12 nhánh Sán ký sinh ở ruột non người thải từng đốt chửa theo phân ra ngoài, kích thước của đốt 10-12 x 5-6 mm Mỗi đốt sán có chứa khoảng 40.000 trứng sán. Ấu trùng Cysticercus cellulosae có hình bầu dục giống hạt gạo dài 6-10 mm, rộng 3- 5mm Ngoài cùng là lớp màng mỏng, bên trong là dịch trong suốt có một đầu sán trắng cuộn lại Đầu ấu trùng này giống như đầu sán trưởng thành có 4 giác bám, đỉnh đầu có 22- 32 móc b Vòng đời
Người là ký chủ duy nhất chứa sán dây trưởng thành Đốt sán rụng theo phân ra ngoài (đốt sán thường nằm yên trong phân) nếu lợn, chó, ăn phải đốt sán hoặc trứng sán vào ruột, ấu trùng 6 móc Oncosphere được giải phóng và xuyên qua vách ruột theo máu đến cơ vân: cơ hoành, cơ liên sườn, cơ đùi, cơ nhai, lưỡi, cơ cổ, cơ tim Sau 40- 50 ngày hình thành
Cysticercus cellulosae Khi người ăn thịt lợn có Cysticercus cellulosae chưa nấu chín vào trong dạ dày, lớp màng ngoài của Cysticercus bị tiêu biến, đầu sán lộn trở ra và cắm vào niêm mạc ruột phát triển thành sán trưởng thành sau 2-3 tháng
Sán dây Taenia solium có thể tồn tại trong cơ thể người đến 25 năm Người vừa nhiễm sán dây vừa có thể nhiễm ấu trùng Cysticercus cellulosae Người nhiễm gạo bằng 2 cách:
- Người ăn thức ăn, uống nước có lẫn trứng sán, hoặc trứng sán dính vào tay vào trong cơ thể.
- Người nhiễm sán dây trưởng thành trong ruột, khi ói mửa nhu động ngược làm đốt sán vỡ ra và đẩy trứng từ ruột lên dạ dày Tương tự như trường hợp ăn phải trứng sán, phôi 6 móc được giải phóng ở ruột rồi theo mạch máu di hành về não, mắt, mô dưới da, gan, tim, phổi tạo gạo Trường hợp này gọi là hiện tượng tự nhiễm
Hình 6.4 Vòng đời Taenia solium c Sức đề kháng
Khi bảo quản lạnh ở -10 đến -15 o C trong 10 ngày có thể giết chết ấu trùng trong thịt Ấu trùng có thể sống sau khi gia súc chết 6 ngày, thịt thối rữa không giết chết ấu trùng.
Cysticercus có thể sống 2-6 năm ở lợn sau đó sẽ bị canxi hoá được gọi là gạo khô
2 Dịch tễ a Động vật cảm nhiễm
Lợn nhà, lợn rừng là ký chủ trung gian mang ấu trùng Người vừa là ký chủ cuối cùng vừa là ký chủ trung gian mang ấu trùng Một số loài thú ăn thịt như chó, chó sói đều bị nhiễm sán trưởng thành. b Đường lây truyền
Bệnh lây qua đường tiêu hóa Lợn ăn phải trứng sán sẽ bị nhiễm ấu trùng sán
Cysticercus cellulosae Người và thú ăn thịt ăn phải trứng sán, ấu trùng sán sẽ bị nhiễm sán dây Taenia solium. c Điều kiện lây truyền
Bệnh lưu hành ở những nơi người dân có tập quán ăn thịt không nấu chín: nem chua, thịt tái; sống không vệ sinh thải phân tươi ra môi trường bên ngoài và nuôi lợn thả rông. d Phân bố
Gạo lợn phân bố khắp mọi nơi Ở Việt Nam từ những năm 1990 trở về trước, theo kết quả điều tra của nhiều tác giả thì tỉ lệ nhiễm gạo ở lợn biến động từ 1-3%, tuổi lợn càng lớn tỷ lệ nhiễm càng tăng Những năm gần đây do phương thức nuôi lợn công nghiệp phát triển nên gạo lợn chỉ còn thấy ở những vùng xa, vùng biên giới, vùng núi nơi còn tập quán nuôi lợn thả rông
Hiện nay nhờ kỹ thuật xét nghiệm ELISA ở Việt Nam ngày càng phát hiện nhiều người nhiễm ấu trùng này Người nhiễm T solium cần phải tẩy vì sau một thời gian họ có thể tự nhiễm C cellulosae Theo Đỗ Dương Thái (1976) khu vực vùng núi phía Bắc tỉ lệ nhiễm sán dây ở người là 6-8% Những ghi nhận gần đây ở các tỉnh phía Nam trung bình hằng năm có trên 300 người nhiễm gạo được phát hiện Phạm Anh Tuấn (2004) theo dõi 158 bệnh nhân nhiễm C cellulosae ở các bệnh viện TP Hồ Chí Minh cho biết người nhiễm C cellulosae ở thể thần kinh 69%, thể dưới da 13,9%, thể ở mắt 1,3%, không có triệu chứng 15,8%.
Lợn nhiễm gạo không thể hiện rõ triệu chứng, khi nhiễm nặng có thể lợn đi lại khó khăn hơn và tỏ ra sợ người, có thể thấy hạt gạo nổi lên ở niêm mạc lưỡi của lợn
Chó nhiễm ấu trùng ở não có thể có biểu hiện giống như bệnh dại
Người nhiễm gạo có triệu chứng rõ hơn Nếu ấu trùng ký sinh ở dưới da và mô cơ sẽ gây đau và khó chịu Nếu ký sinh ở mắt sẽ làm cho mắt giảm thị lực, hoặc bị mù Ở não sẽ chèn ép não gây nhức đầu, động kinh, nôn ói, sốt, bại liệt và chết
Mổ khám thấy nhiều ấu trùng màu trắng trên thịt Ở lợn và chó, Cysticercus cellulosae định vị chủ yếu ở cơ vân (lưỡi 100%, tim 90%, các cơ khác 70-80%) nhưng ở người ấu trùng lại thấy nhiều ở mắt (46%), não và hệ thần kinh (40,9%), tổ chức dưới da (6%), cơ (3,4%) Gạo lợn vừa tác hại đến sức khoẻ của người vừa ảnh hưởng đến khối lượng và chất lượng thịt lợn Thịt lợn nhiễm gạo phải luộc hoặc tiêu huỷ.
5 Chẩn đoán Ở người xét nghiệm phân tìm đốt sán theo phương pháp lắng gạn, ngoài ra có thể dựa vào triệu chứng bệnh tích để chẩn đoán. Đa số trường hợp chỉ phát hiện sau khi giết mổ gia súc
BỆNH SÁN LÁ RUỘT LỢN DO FASCIOLOPSIS BUSKI (Fasciolopsiasis)
Bệnh Sán lá ruột lợn do sán lá Fasciolopsis buski (Lankester, 1857) gây ra Sán còn có tên gọi khác là sán bã trầu Bệnh phổ biến ở hầu hết các nước ở khu vực châu Á và Đông Nam Á. a Hình thái
F buski có mầu đỏ hồng, phía trước cơ thể thon nhỏ, phình rộng ở phía sau, trên thân phủ những gai nhỏ Cơ thể dài 20 - 70 mm, rộng 14 - 15 mm, dầy 0,3 - 3 mm Có 2 giác bám: giác bám bụng lớn hơn giác bám miệng gần nhau Buồng trứng phân nhánh nằm gần tuyến Mehlis ở giữa thân và trên tinh hoàn Túi sinh dục hình ống thông với bên ngoài qua lỗ sinh dục ở phía trước bụng Hai tinh hoàn phân nhiều nhánh hình cành cây nằm ở nửa sau thân. Tuyến noãn hoàng gồm những hạt nhỏ, xếp dày đặc hai bên thân sán
Hình 6.1 Trứng và sán Fasciolopsis buski trưởng thành
Trứng có hình bầu dục, có màu vàng chanh, ở giữa phình to, hai đầu thuôn nhỏ, đầu nhỏ có một nắp trứng màu vàng, bên trong chứa đầy tế bào phôi, kích thước 0,12 - 0,14 x 0,07 - 0,09 mm b Vòng đời
Chu kỳ sinh học của F buski tương tự các sán lá khác thuộc họ Fasciolidae Cần ký chủ trung gian là các loại ốc thuộc giống Planorbis, Segmentina, Gyraulus.
F buski trưởng thành thường ký sinh ở đoạn tá tràng và không tràng của lợn và người, nhưng ký sinh nhiều nhất ở tá tràng Đôi khi thấy sán ở dạ dày và ruột già Sán đẻ trung bình mỗi ngày được 15000 - 18000 trứng Trứng theo phân ra ngoài, ở môi trường nước, nhiệt độ
27 - 32 o C sau 14 - 15 ngày phát triển thành Miracidium Miracidium chui ra khỏi trứng, có thể sống ở ngoài môi trường từ 6 - 52 giờ, sau đó Miracidium xâm nhập vào ký chủ trung gian. Sau khi xâm nhập vào ký chủ trung gian 2 ngày, Miracidium hình thành Sporocyst Sporocyst tiếp tục phát triển tạo ra Redia mẹ, Redia mẹ xâm nhập vào gan, tuỵ của ốc ký chủ trung gian và biến thành Redia con, bên trong chứa nhiều Cercaria Thời gian phát triển trong ốc khoảng 4-7 tuần Cercaria chui ra khỏi ốc, sau 1 - 3 giờ bám vào các loại cây mọc dưới nước, rụng đuôi và tạo kén Aldolescaria Khi người và lợn ăn phải kén này dưới tác dụng của dịch mật và dịch tiêu hoá ấu trùng thoát ra khỏi kén và phát triển thành sán trưởng thành ở ruột non sau 1 tháng Thời gian hoàn thành vòng đời của F buski ở lợn là 3 tháng, ở người là 31 ngày Sán có thể sống trong cơ thể lợn 2 năm, trong cơ thể người 4,5 năm.
Hình 6.2 Vòng đời của Fasciolopsis buski c Sức đề kháng của kén
Adolescaria bị tiêu diệt khi ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp 20 - 30 phút, trong nước nóng 60 o C sau 15 phút, trong nước sôi sau 60 giây Nhiệt độ 3 – 5 o C, Adolescaria sống được
13 ngày Trong môi trường axit Clohydric (HCl) 0,5%, Adolescaria sống được 18 ngày; trong axit axetic 2% sống được 9 ngày; trong axit axetic 3% sống được 6 ngày; trong nước muối NaCl 5% sống được 3 giờ; trong nước muối NaCl 20% bị diệt sau 30 ngày.
2 Dịch tễ học a Động vật cảm nhiễm Đây là bệnh chung cho lợn và người Các loài động vật nhiễm sán lá ruột lợn gồm: lợn, lợn rừng, chó, hổ, thỏ và người F.buski phát triển tốt nhất ở lợn Các động vật khác như thỏ, chó, mèo tuy bị nhiễm nhưng sán không thể phát triển đến trưởng thành Ở nước ta, F buski ký sinh nhiều nhất ở lợn sinh sản và lợn thịt Ở lợn đang bú sữa mẹ, lợn mới cai sữa và lợn choai ít nhiễm hơn Tỉ lệ nhiễm thường tăng dần theo tuổi của lợn. b Đường lây nhiễm
Lợn nhiễm F buski do ăn sống các loại thực vật nước như rau muống, rau lấp, rong, bèo Người nhiễm sán lá ruột, ngoài việc ăn sống rau muống, còn do ăn sống củ niễng, ngó sen và củ ấu có mang Aldolescaria. c Điều kiện phát sinh và lây lan
Lợn và người nhiễm sán chính là nguồn tàng trữ và gieo rắc mầm bệnh trong tự nhiên Ở các vùng trồng lúa nước thường có tỷ lệ nhiễm sán lá ruột ở lợn rất cao Bởi vì điều kiện ở đó rất thuận lợi cho sự phát triển của các loài ốc ký chủ trung gian Ở Việt Nam, ký chủ trung gian của sán lá ruột lợn thường gặp là loài ốc Polypylis haemisphaerula Các vùng đồng trũng có nhiều ao hồ, mương, lạch cũng là điều kiện cho cây cỏ thủy sinh phát triển mạnh và đa dạng về chủng loại Lợn và người khi ăn sống rau thủy sinh có kén sán sẽ bị nhiễm bệnh. Trong điều kiện nóng ẩm của các nước Đông Nam Á, trứng sán có thể phát triển thành
Miracidium quanh năm Ốc ký chủ cũng hoạt động gần như suốt 12 tháng trong năm, nhưng tập trung vào các tháng nóng của mùa hè và mùa thu Đó là hai yếu tố thuận lợi cho sán lá phát triển từ giai đoạn Miracidium thành kén gây nhiễm.
Lợn và người nhiễm F buski không biểu hiện biến động theo mùa rõ rệt, có thể nhiễm ở cả 4 mùa, nhưng tỷ lệ nhiễm giảm vào tháng 5 - 6, sau đó tăng dần và tăng cao nhất ở tháng 9,
10, sau đó lại giảm dần. Ở Việt Nam Fasciolopsis buski phân bố nhiều ở các tỉnh phía Bắc và một số tỉnh miền Trung Ở các tỉnh miền Tây, tỷ lệ nhiễm loài sán này rất thấp Trong những năm gần đây phương thức nuôi lợn có nhiều thay đổi nên tình hình nhiễm loài sán này có chiều hướng giảm thấp đáng kể. d Cách gây bệnh
Sán F buski bám vào niêm mạc ruột non, gây tổn thương, viêm cataz; đồng thời sán lấy dưỡng chấp ở ruột non, tiết độc tố gây trúng độc mãn tính cho lợn.
Nếu nhiễm nhẹ lợn tiêu chảy, lông xù, chậm lớn, khi nhiễm nặng gây tắc ruột, vỡ ruột và chết đột ngột
Mổ khám thấy ruột sưng to, niêm mạc ruột viêm, chảy máu, xuất huyết, thành ruột giãn rộng Lợn nhiễm nặng sẽ giảm khả năng tăng trưởng và phát triển.
Với súc vật còn sống, xét nghiệm phân bằng phương pháp gạn rửa sa lắng để tìm trứng
F.buski Trứng sán có đặc điểm: hình trứng, phình rộng ở giữa, thon dần về phía hai đầu, ở đầu hơi nhỏ hơn có nắp, màu vỏ chanh, phôi bào to đều nhau, xếp kín vỏ trứng, ranh giới các phôi bào không rõ ràng.
BỆNH GIUN ĐŨA LỢN DO ASCARIS SUUM (Ascariasis)
Bệnh do loài Ascaris suum Goeze, 1782 giun gây ra Chúng ký sinh ở ruột non, chiếm đoạt chất dinh dưỡng của ký chủ để phát triển. a Hình thái
Hình 6.4 Đầu giun và trứng của Ascaris sum
Ascaris suum có màu trắng ngà, hai đầu hơi nhọn Đầu có 3 môi trên rìa môi có 1 hàng răng cưa Con đực dài 12-25cm, có 2 gai giao hợp (spicule) dài bằng nhau khoảng 2 mm, đuôi thường cong về mặt bụng, không có túi giao phối Con cái có thể dài đến 40 cm, đuôi thẳng.
Lỗ sinh dục nằm ở 1/3 phía trước thân Trứng có hình bầu dục hơi tròn kích thước 50-75 x 40- 50μm, màu vàng Vỏ dày, lớp ngoài cùng gợn sóng Bên trong trứng chứa một tế bào phôi. b Vòng đời
Giun đũa lợn có chu trình phát triển trực tiếp Giun trưởng thành ký sinh trong ruột non của lợn, người Giun cái trung bình mỗi ngày đẻ 200.000 trứng Trứng theo phân ra ngoài gặp điều kiện thích hợp sẽ hình thành ấu trùng 1 rồi tiếp tục lột xác trong trứng thành ấu 2 là ấu trùng gây nhiễm Sau khoảng 2-3 tuần tuỳ theo nhiệt độ
Hình 6.5 Vòng đời của Ascaris suum
Khi lợn ăn phải trứng có chứa ấu trùng 2, vào đến ruột non dưới tác dụng của men tiêu hóa ấu trùng được giải phóng Ấu trùng chui qua vách ruột, theo mạch máu di hành về gan sau 24 giờ nhiễm Ấu trùng tiếp tục ở gan đến ngày thứ 4 và 5 thì lột xác lần 2 tạo thành ấu trùng 3 Sau đó ấu trùng 3 di hành lên tim, phổi rồi chui qua mạch máu ra phế nang đến tiểu phế quản, phế quản, khí quản rồi tiếp tục bò ra yết hầu kích thích lợn ho, ấu trùng được nuốt trở lại ruột non lột xác 2 lần nữa để phát triển thành trưởng thành sau 6-8 tuần Giun đũa lợn không truyền qua bào thai cho con và không truyền qua sữa. c Sức đề kháng
Trứng có sức đề kháng cao với môi trường, chịu được khô, lạnh và nhiều loại hóa chất. Trứng có thể sống được 5 năm ở môi trường ngoài Ở nhiệt độ 60 o C hoặc dưới ánh sáng mặt trời trứng sẽ chết nhanh
2 Dịch tễ a Động vật cảm nhiễm
Lợn nhà và lợn rừng ở các lứa tuổi đều nhiễm giun đũa, lợn nhiễm cao nhất ở lứa tuổi 1-
7 tháng Lợn lớn nhiễm ít nhưng là nguồn gieo rắc mầm bệnh Các loài bọ hung, giun đất có thể là ký chủ tích trữ của giun đũa lợn Nếu chúng ăn phải trứng có chứa ấu trùng 2 thì ấu trùng sẽ tích trữ trong mô và giữ nguyên khả năng gây nhiễm cho lợn trong một thời gian dài
A suum có thể trưởng thành trong cơ thể người và ngược lại A lumbricoides (giun đũa người) cũng có thể trưởng thành ở lợn Hai loài này có nhiều đặc điểm giống nhau nên trước đây có nhiều tác giả cho rằng đây là 2 phân loài, nhưng ngày nay đã có nhiều nghiên cứu về sự khác biệt của hệ gen, hệ enzyme khác biệt giữa 2 loài này Nghiên cứu của Nejsum và ctv
(2005) chứng minh bệnh do Ascaris là một bệnh truyền lây giữa động vật và người (zoonosis) b Phân bố
Ascaris suum phân bố rộng rãi khắp mọi nơi, ở mọi vùng và nhiễm mọi giống lợn Điều kiện khí hậu nóng và ẩm thuận lợi cho trứng giun phải triển, mặt khác vệ sinh thú y ở các cơ sở chăn nuôi chưa được thực hiện tốt, còn bón phân tươi tạo điều kiện cho mầm bệnh tồn tại phát triển. c Điều kiện gây bệnh
Lợn chăn nuôi theo hướng công nghiệp nhiễm thấp hơn so với lợn chăn nuôi gia đình. Loài nhai lại cũng có thể bị viêm phổi khi ăn phải trứng A suum, nhưng ấu trùng không thể phát triển thành dạng trưởng thành Ở Việt Nam đã có rất nhiều nghiên cứu về tình hình nhiễm A suum ở trên lợn, tỉ lệ nhiễm giun đũa lợn được xem là cao nhất trong các loài giun sán ký sinh ở lợn (có nơi nhiễm cao đến 70%) Ngày nay phương thức nuôi lợn công nghiệp đã khá phổ biến nhưng giun đũa lợn vẫn chiếm một tỉ lệ rất cao d Cách gây bệnh Ấu trùng di hành gây viêm, xuất huyết gan và phổi Ấu trùng cũng gây tổn thương và rách các mao mạch, phế nang, làm cho bệnh suyễn nặng hơn Đồng thời ấu trùng còn mang vi khuẩn vào trong máu
Giun trưởng thành ký sinh làm viêm loét ruột Các sản phẩm của quá trình trao đổi chất của giun là độc tố trong cơ thể ký chủ, làm gia súc trúng độc trường diễn Giun đũa sử dụng nhiều Ca 2+ làm cho gia súc dễ bị co giật, còi xương Giun có thể chui vào ống mật gây tắc nghẽn hoặc vỡ ống dẫn mật
Khi ấu trùng di hành lợn thường ho nhiều, lợn con chậm phát triển, lông da xơ xác Độc tố của giun làm gia súc trúng độc trường diễn, lông da không bóng mượt, còi cọc, chậm lớn, hay tiêu chảy Gia súc dễ bị co giật, còi xương.
Mổ khám thấy gan có những điểm hoại tử màu trắng kích thước 1 cm do ấu trùng ấu 2 và ấu trùng 3 tạo Ruột bị viêm, có nhiều giun trong ruột non.
Xét nghiệm phân tìm trứng theo phương pháp phù nổi Khi đến trứng trong phân bằng phương pháp Mc Master, nếu có từ 1.000 trứng/1 g phân coi như lợn nhiễm nặng
- Levamisole sử dụng liều 6–8 mg/kg thể trọng, tiêm bắp cho lợn con nhỏ hơn 30 kg. Lợn lớn hơn 30 kg tiêm liều 5–6 mg/kg thể trọng
- Piperazine: Lợn nhỏ hơn 50 kg dùng liều 0,3 g/kg thể trọng Lợn lón hơn 50 kg dùng liều 15 g/con, dùng 2 lần/ngày
- Mebendazole: dùng liều 20 mg/kg thể trọng cho ăn hoặc uống Sau khi dùng lợn có thể bị tiêu chảy nhẹ
- Ivermectin: liều 0,3 mg/kg thể trọng tiêm bắp
- Doramectin: liều 0,3 mg/kg thể trọng tiêm bắp hoặc dưới da.
Chuồng trại sạch sẽ, phân lợn được tập trung ủ nhiệt sinh học để tiêu diệt trứng.
Lợn nên nhốt trong chuồng, không nuôi lợn thả rông Định kỳ tẩy giun sán một năm 2 lần Dùng thuốc tẩy cho lợn giai đoạn tách mẹ và lúc 3-4 tháng tuổi Nếu cần thiết tẩy cho lợn 5-7 tháng tuổi. Đối với lợn nái chửa tẩy trước khi đẻ 10-15 ngày bằng thuốc Piperazine liều 200-300 mg/kg thể trọng.
Nâng cao sức đề kháng cho lợn bằng cách cho lợn ăn đầy đủ lượng và chất, uống nước sạch sẽ Lợn nhập trại phải kiểm tra.
BỆNH GIUN TÓC DO TRICHOCEPHALUS SUIS (Trichocephalosis)
Tác nhân gây bệnh là giun tóc Trichocephalus suis (Schrank, 1788), tên khác Trichuris suis. a Hình thái
Giun có màu trắng đục, thân chia làm 2 phần rõ rệt, phần đầu thắt nhỏ hình sợi tóc, phần sau ngắn và to bên trong chứa ruột và cơ quan sinh sản Thực quản có hình chuỗi hạt Hậu môn ở cuối thân
Giun đực dài 30-50 mm, đuôi thường cong lại, có bao gai giao phối với nhiều gai nhỏ phủ ở trên, có 1 gai giao hợp dài 1,7-2,5 mm
Giun cái dài 35–50 mm, đuôi không cong Âm hộ nhô ra dạng hình trụ hơi cong ở đoạn dưới thực quản khoảng 1/3 phía sau thân
Hình 6.6 Trichocephalus suis con đực (trái); con cái và trứng (phải) Trứng có hình elip hai đầu có nắp nhô ra, lớp vỏ dày Bên trong có chứa tế bào phôi màu vàng Kích thước của trứng 21-25 x 50-60 μm. b Vòng đời
Trichocephalus suis phát triển trực tiếp, không cần ký chủ trung gian Giun trưởng thành ký sinh trong ruột già của ký chủ Con cái đẻ trứng Trứng theo phân ra ngoài gặp các điều kiện thuận lợi (nhiệt độ 18-30 o C, ẩm độ 80-85%) sau 15-28 ngày phát triển thành trứng gây nhiễm có ấu trùng 1 Khi lợn ăn phải trứng gây nhiễm vào ruột Ở đây ấu trùng lột xác liên tục đến ấu trùng 5 rồi xuống trực tràng phát triển thành giun trưởng thành sau 30 ngày Giun sống được trong cơ thể lợn 3-4 tháng
Hình 6.7 Vòng đời của Trichocephalis suis
2 Dịch tễ a Động vật cảm thụ
Trichocephalus suis nhiễm cao ở lứa tuổi nhỏ hơn 3 tháng, sau 4 tháng tỉ lệ nhiễm giảm b Điều kiện gây bệnh
Các cơ sở chăn nuôi có điều kiện vệ sinh kém, lợn thường nhiễm với tỷ lệ cao, gây thiệt hại đáng kể cho đàn lợn Bệnh lây nhiễm quanh năm nhưng tập trung từ mùa xuân tới mùa thu Mùa đông thời tiết lạnh, ẩm độ thấp, không thích hợp cho trứng giun phát triển nên tỷ lệ nhiễm có giảm đi Tuy nhiên trứng giun có thể tồn tại trong nhiều năm ở môi trường ngoài. c Cơ chế sinh bệnh
Phần đầu của giun tóc cắm sâu vào niêm mạc ruột già ký chủ, gây tổn thương và mở đường cho vi khuẩn gây bệnh vào cơ thể ký chủ Ngoài ra trong quá trình sống giun tóc còn thải cặn bã và độc tố làm con vật trúng độc.
Lợn trưởng thành nhiễm giun thường không thể hiện rõ triệu chứng Lợn con khi nhiễm giun có các triệu chứng: ỉa chảy lúc đầu phân lỏng, sau phân sệt có nhiều chất nhày, có lẫn máu Mỗi lần thải phân con vật phải cong lưng lên để rặn, nhưng phân chỉ ra rất ít, các triệu chứng giống như bệnh lỵ Con vật gầy yếu, thiếu máu, kiệt sức và có thể chết sau 6-10 ngày
Xác chết gầy, ruột già, manh tràng có nhiều giun bám vào Giun cắm sâu vào niêm mạc ruột gây loét to bằng hạt đậu xanh Khi nhiễm nặng manh tràng ruột già bị xuất huyết màu hồng đỏ hoặc hồng sậm.
- Dựa vào đặc điểm dịch tễ và triệu chứng: bệnh xảy ra ở gia súc non 1-4 tháng tuổi, có hội chứng lỵ.
- Xét nghiệm phân tìm trứng theo phương pháp phù nổi.
- Mổ khám lợn chết và lợn bệnh để tìm giun tóc trong niêm mạc ruột già.
Sử dụng một trong các loại thuốc sau:
- Tetramisole, Levamisole liều lượng giống với liều dùng để tẩy cho các loại giun tròn khác trên từng loài gia súc
- Flubendazole 5 mg/ kg P cho uống
- Fenbendazole 4 mg/ kg P uống trong 3-5 ngày
- Febentel 20 mg/ kg P cho uống
- Ivermectin liều 0,1–0,3 mg/ kg P tiêm bắp
- Thực hiện vệ sinh hằng ngày ở chuồng trại và nơi chăn thả lợn để hạn chế sự phát tán trứng giun, đồng thời sử dụng các hóa chất sát trùng, ủ phân để diệt trứng giun.
- Tẩy giun định kỳ cho lợn ở lứa tuổi 2-4 tháng trong các cơ sở bị ô nhiễm.
BỆNH GIUN DẠ DÀY LỢN DO GNATHOSTOMA SPP (Gnathostomiasis)
Bệnh do một số loài giun tròn thuộc giống Gnathostoma ký sinh trong dạ dày của lợn nhà, lợn rừng gây ra Ở Việt Nam thường gặp hai loài sau đây:
- Gnathostoma doloresi Tubangui, 1925. a Hình thái
Các loài thuộc giống Gnathostoma có phần đầu và thân tách biệt bởi rãnh cổ Cơ thể giun được bao phủ bởi lớp gai dày
Gnathostoma hispidum Fedstchenko, 1872: có màu hồng, đầu có 9-12 hàng gai nhỏ. Phần còn lại của cơ thể được phủ 4 loại gai khác nhau Con đực dài 17-27 mm Đuôi cong tù về mặt bụng Hai gai giao hợp dài không đều Gai trái dài 0,88-0,90 mm, gai phải dài 0,4 mm. Con cái dài 19-30 mm Âm hộ ở vào phía trước đường giữa thân Trứng hình bầu dục, một đầu có nắp nhô ra trong suốt Tế bào phôi phân bố ở giữa trứng, kích thước trứng 36-38 x 68 μm.
Hình 6.8 Miệng và đuôi giun đực Gnathostoma
Gnathostoma doloresi Tubangui, 1925: Cơ thể giun có 1/3 phía đầu nhỏ thon, phần sau hơi phình ra Con đực dài 25-30 mm Con cái dài 40-50 mm Hành đầu có 9-10 hàng gai. Trứng hình oval có hai đầu nhô ra trong suốt Kích thước trứng 31-35 x 56-58 μm. b Vòng đời
Vòng đời của giun Gnathostoma cần qua 2 ký chủ trung gian Ký chủ trung gian thứ nhất là các loài giáp xác thuộc họ Cycloptidae (Cyclops, Eucyclops, Mesocyclops…) Ký chủ trung gian thứ hai là các loài cá nước ngọt, ếch nhái, rắn, lươn, chim.
Giun trưởng thành ký sinh ở đường cong lớn của dạ dày lợn, đẻ trứng ở đó Trứng theo phân ra ngoài Sau 9-10 ngày ấu trùng 1 phát triển bên trong trứng và lột xác thành ấu trùng 2 chui ra khỏi trứng Những ấu trùng này có khả năng sống trong nước 20-30 ngày Khi ký chủ trung gian thứ nhất ăn phải ấu trùng thì ấu trùng 2 sẽ phát triển thành giai đoạn đầu của ấu trùng 3 ở trong xoang cơ thể của ký chủ trung gian này
Khi ký chủ trung gian thứ hai ăn phải các loại ký chủ trung gian thứ nhất, ấu trùng 3 giai đoạn đầu tiếp tục phát triển thành ấu trùng 3 giai đoạn sau Nó đóng kén trong cơ của các ký chủ này trong vòng 20 ngày Các loài ký chủ trung gian 2 và nhiều loài động vật có vú khác cũng có thể thành ký chủ tích trữ nếu chúng ăn thịt lẫn nhau (có chứa ấu trùng 3) Khi ký chủ cuối cùng ăn thịt ký chủ trung gian 2, ấu trùng 3 xuyên qua vách dạ dày hoặc tá tràng di hành đến gan, cơ và mô liên kết Ở đây, chúng lột xác trưởng thành và về dạ dày để ký sinh và đẻ trứng Hoàn thành vòng đời mất 90-103 ngày.
2 Dịch tễ a Động vật cảm nhiễm
Lợn ở các lứa tuổi đều có thể bị nhiễm Theo Phạm Văn Khuê, lợn nhỏ hơn 3 tháng tuổi và 3-4 tháng chưa bị nhiễm, lợn từ 5-7 tháng tuổi trở lên bị nhiễm với tỷ lệ 1,9-3,8% Tỷ lệ nhiễm Gnathostoma tăng theo tuổi của lợn Gnathostomiasis là một bệnh chung cho lợn và người Đã thấy 2 trường hợp bệnh do ở người đã được tìm thấy ở Viễn Đông. b Ký chủ trung gian
Có 12 loài giáp xác Cyclops có chứa ấu trùng:
+ Cyclops strenuus, C virinus c Phân bố Ở Việt Nam đã phát hiện được giun này ở Yên Bái, Cao Bằng, Quảng Ninh, Hà Giang, và nhiều tỉnh phía nam Trong hai loài trên thì loài Gnathostoma hispidum có tỉ lệ nhiễm cao hơn Thời gian gần đây những loài này rất hiếm gặp ở lợn nuôi công nghiệp. d Cách gây bệnh
Giun ký sinh ở đường cong lớn của dạ dày, hành đầu của giun cắm sâu vào vách dạ dày tạo thành những vết loét.
Lợn thường đau bụng, thay đổi cách đi đứng, bỏ ăn, ói mửa, còng lưng, gầy, chậm lớn, hay nằm, chảy nước dãi
Niêm mạc dạ dày bị viêm, tụ máu, xuất huyết, chỗ giun cắm vào tạo thành những vết loét sâu, lâu ngày tạo loét có khi có mủ, kích thước vết loét rộng 3 mm, sâu 5-6 mm.
- Xét nghiệm phân tìm trứng theo phương pháp phù nổi Khi lợn chết mổ khám xem bệnh tích và tìm giun trưởng thành.
Khi lợn bị nhiễm có thể sử dụng:
- Fenbendazole 5 mg/kg P cho ăn hoặc uống trong 7 ngày
- Ivermectin: dùng liều 0,1–0,3 mg/ kg P, tiêm bắp.
Không nên nuôi lợn thả rông, phân phải tập trung đem ủ Không để lợn ăn phải cá, ếch,nhái hoặc côn trùng cánh cứng.
BỆNH GIUN PHỔI LỢN DO METASTRONGYLUS SPP (Metastrongylosis)
Bệnh Giun phổi lợn thường do 3 loài giun thuộc họ Metastrongylidae ký sinh ở phế quản, tiểu phế quản ở thùy sau, thùy giữa trên phổi của lợn gây ra Ba loài này gồm:
- Metastrongylus elongatus (Dujardin, 1846) Đồng tên: M apri
- M salmi Gedoelst, 1923 Loài có tỉ lệ nhiễm cao nhất.
- M pudendotectus Wostokow, 1905 Loài này hiếm gặp. Ở Việt Nam đã phát hiện được cả 3 loài Metastrongylus nhưng có 2 loài phổ biến nhất là
M salmi và M elongatus a Hình thái
Những loài thuộc giống Metastrongylus có hình sợi chỉ màu vàng sáng, đầu có 2 môi, mỗi môi chia làm 3 thùy Các sườn đuôi con đực thoái hóa, 2 gai giao hợp dài bằng nhau và có hình sợi chỉ Thực quản hình quả bầu, âm hộ gần kề hậu môn và có nắp, dài từ 14 -
- Metastrongylus elongatus: con đực dài
12 - 26 mm Gai giao hợp hình sợi chỉ dài
3,87–5,53 mm, đầu mút gai cong hình móc, không có gai điều chỉnh Con cái dài 28–48 mm, có nắp âm hộ phát triển trung bình Âm đạo dài hơn 2 mm Trứng dài 0,04 - 0,054 x
0,032 - 0,044mm, có hình bầu dục, lớp vỏ ngoài gồ ghề răng cưa, trong trứng có ấu trùng.
- Metastrongylus salmi: có cấu tạo giống M elongatus, con đực dài 14–19 mm Gai giao hợp dài 2,15–2,28 mm, cuối gai có mấu cong Con cái dài 39-40 mm, nắp âm hộ nhỏ hơn M. elongatus Âm đạo dài hơn 1 mm Trứng dài 0,040 - 0,050 x 0,032 - 0,040mm.
- Metastrongylus pudendotectus: con đực dài 16 - 18 mm, gai giao hợp dài 1,3 - 1,7mm. Đoạn cuối gai giao hợp chia làm 2 nhánh, có bánh lái và bộ phận điều chỉnh gai giao hợp. Con cái dài 19–37 mm, đuôi thẳng, âm hộ được phủ một lớp chitin hình cầu đặc biệt Nắp âm hộ lớn Âm đạo dài 0,45-0,48 mm Trứng dài 0,097 - 0,063 x 0,039 - 0,042mm b Vòng đời
Vòng đời của 3 loài trên về cơ bản giống nhau, cần có ký chủ trung gian đó là những loài giun đất Lumbricus rubelldus, L terestus, Eisenia foetida, E austriaca, E lonnbergi,
Allolobophora caliginosa, Bimastus tenuis, Helodrilus foetidus, H caliginosus Giun cái ở tiểu phế quản, phế quản đẻ trứng, bên trong trứng đã có chứa ấu trùng Khi lợn ho, trứng lẫn vào đờm, dịch nhờn của khí quản lên hầu, và được nuốt xuống ruột non rồi theo phân ra ngoài
Nếu trong đất ẩm, sau 2 ngày ấu trùng 1 (kích thước 0,28 - 0,31 mm) được giải phóng. Ấu trùng này không gây nhiễm cho lợn Khi giun đất nuốt phải ấu trùng Ấu trùng về thực quản và huyết quản của giun đất lột xác 2 lần sau 10 - 12 ngày để trở thành ấu trùng gây nhiễm
Hình 6.10 Vòng đời của Metastrongylus Khi lợn ăn phải giun đất có chứa ấu trùng gây nhiễm hoặc ăn phải ấu trùng gây nhiễm ở môi trường bên ngoài, ấu trùng qua niêm mạc ruột di chuyển theo đường bạch huyết về phổi. Qua 2 lần lột xác nữa phát triển thành giun trưởng thành Thời gian từ ấu trùng gây nhiễm thành giun trưởng thành mất 25 - 35 ngày Tuổi thọ của giun không quá một năm, sau đó giun bị tống ra ngoài. c Sức đề kháng
Nhiệt độ 55 o C diệt trứng 60% trong 2 giờ, dưới 55 o C diệt trứng 50% sau 3 giờ Nhiệt độ
60 o C diệt trứng 80% trong 1 giờ, nhiệt độ 70 O C diệt trứng 100% trong 30 phút Ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp trong 6 giờ trong điều kiện có ẩm độ 20% trứng bị tiêu diệt Các hóa chất gồm các acid mạnh, các bazơ và muối ít có tác động với trứng giun phổi (Phạm Chức, Vũ Công Minh, 1985).
Trứng giun phổi sống ở nơi ẩm ướt khoảng 3 tháng Nhiệt độ -5 đến -8 o C sống được 3 tuần Ấu trùng gây nhiễm có thể tồn tại trên đất ẩm 2 tuần.
2 Dịch tễ học a Động vật cảm nhiễm
Lợn rừng và lợn nhà đều nhiễm giun phổi Một số tác giả cho biết lợn nhiễm giun phổi cao từ 2 - 5 tháng tuổi Tuổi của lợn càng cao thì tỷ lệ nhiễm giun phổi càng tăng. b Phân bố
Bệnh thường xuất hiện ở những vùng chăn nuôi kém phát triển, chăn nuôi theo phương thức thả rông Trước đây, nhiều công trình nghiên cứu cho thấy tỉ lệ nhiễm giun phổi ở lợn khá cao nhưng ngày nay trong môi trường nuôi công nghiệp đã hạn chế rất nhiều c Đường xâm nhập
Lợn thường đào bới quanh chuồng, nên ăn phải giun đất có mang ấu trùng giun phổi. Lợn có thể bị bệnh do ăn thức ăn củ có lẫn ấu trùng giun phổi. d Mùa nhiễm
Lợn thường nhiễm giun phổi vào mùa hè, mùa thu và những mùa mưa nhiều, giun đất hoạt động mạnh lợn dễ ủi đất và ăn phải giun đất Ở miền Nam quy luật nhiễm theo mùa chưa được nghiên cứu đầy đủ, nhưng vào mùa mưa lợn sẽ nhiễm cao hơn mùa khô. e Đặc điểm ký chủ trung gian
Giun đất thích sống ở nơi đất xốp, độ ẩm cao và nơi có nhiều phân rác, lá cây Vùng đất cát, khô hạn rất ít có giun đất nên không có giun phổi. f Cách gây bệnh
Khi ấu trùng di hành gây tổn thương thành ruột, hạch lâm ba, mạch máu và tổ chức phổi, mang theo vi khuẩn vào các tổ chức này Ngoài ra giun tiết độc tố vào máu làm con vật trúng độc, lợn con chậm lớn, sức đề kháng giảm sút, dễ mắc các bệnh khác Lợn con có thể bị chết.
BỆNH GIUN KẾT HẠT DO OESOPHAGOSTOMUM SPP (Oesophagostomiasis)
Do giống Oesophagostomum, thuộc họ Trichonematidae ký sinh ở ruột già, manh tràng lợn, các loài trên lợn gồm:
- O brevicaudatum Schwartz et Alicata, 1930 a Hình thái
Hình 6.11 Đầu, đuôi và trứng của giun kết hạt Oesophagostomum
Oesophagostomum dentatum: Miệng có vỏ xung quanh bằng Chitin Túi miệng nông, vành phóng xạ ngoài gồm 10 tia Gai cổ ở hai bên chỗ phình của thực quản Thực quản không có phần nở rộng ở phía trước Con đực dài 7-8 mm, hai gai giao hợp dài bằng nhau dài 0,8-1 mm Túi đuôi phát triển Con cái dài 8-14 mm Âm hộ nằm gần hậu môn Hậu môn ở cách nút đuôi 0,22-0,26 mm Trứng hình bầu dục gồm hai lớp vỏ, hai đầu hơi tù, màu xám nhạt, kích thước 56-71 x 32-45 μm, bên trong có từ 8-16 tế bào phôi. b Vòng đời
Tất cả các loài trên đều có vòng đời phát triển trực tiếp không cần có sự tham gia của ký chủ trung gian Giun trưởng thành ký sinh ở ruột già đẻ trứng Trứng theo phân ra ngoài tuỳ theo nhiệt độ cao hay thấp mà trứng phát triển nhanh hay chậm Nếu nhiệt độ 25-30 o C sau 10-
16 giờ phát triển thành trứng có chứa ấu trùng 1 Ấu trùng chui ra khỏi trứng qua hai lần lột xác sau 5-7 ngày trở thành ấu trùng gây nhiễm (ấu trùng 3) và có sức đề kháng tương đối mạnh với nhiệt độ, ẩm độ và các chất hoá học so với ấu trùng chưa gây nhiễm
Hình 6.12 Vòng đời của Oesophagostomum dentatum Khi gia súc ăn phải ấu trùng gây nhiễm sau 2 ngày đã xuất hiện các u hạt ở manh tràng và ruột già Ấu trùng lột xác trong u kén thành ấu trùng 4 sau 8-10 ngày sau đó quay trở lại lòng ruột lột xác lần nữa thành ấu trùng 5 và phát triển thành giun trưởng thành Thời gian hoàn thành vòng đời từ 40-50 ngày Thời gian sống của Oesophagostomum dentatum trên cơ thể lợn từ 8-10 tháng.
2 Dịch tễ a Động vật cảm nhiễm
Lợn nhiễm tăng dần theo lứa tuổi Lợn con có tỷ lệ nhiễm giun thấp, tuy ấu trùng gây nhiễm vào lợn con nhưng không gây ra những u kén ở ruột, ngược lại với lợn lớn sau khi ấu trùng nhiễm vào thì gây ra bệnh rất nặng và trên ruột có rất nhiều u kén. b Phân bố
Bệnh giun kết hạt là một trong các bệnh giun tròn phổ biến gây hại cho lợn, phân bố rộng trên toàn thế giới Ở Việt Nam bệnh có ở tất cả các vùng sinh thái từ Bắc đến Nam Theo Phạm Văn Khuê (1967-1975) lợn ở các tỉnh phía Bắc nhiễm giun kết hạt 72–82% Lương Văn Huấn và Lê Hữu Khương (1990) đã điều tra trên 981 lợn theo lứa tuổi bằng phương pháp mổ khám cho biết tỷ lệ nhiễm giun kết hạt lợn một số tỉnh phía Nam như sau: O longycaudum
31%, O dentatum 30%, O brevicaudatum 1%, O maplestonei 0,1%, Bourgelatia diducta
1,2% Hiện nay tỉ lệ nhiễm giun kết hạt đã giảm đáng kể và không còn quan trọng đối với lợn thịt. c Điều kiện lây truyền
Quá trình lây nhiễm giun ở lợn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên (nhiệt độ, độ ẩm của mỗi vùng) Khi gặp điều kiện thích hợp, trứng phát triển thành ấu trùng và gây nhiễm chỉ cần khoảng 1 tuần lễ Ở nhiệt độ môi trường từ 5-9 o C trứng ngừng phát triển Nhiệt độ môi trường
35 o C trứng bị chết Ngoài ra quá trình truyền lây bệnh còn liên quan đến tình hình chăn thả. Nếu thường xuyên chăn thả trên bãi chăn đã bị ô nhiễm thì gia súc rất dễ nhiễm phải giun này. d Cơ chế sinh bệnh
Nhiều ý kiến cho rằng giun gây tác hại chủ yếu ở giai đoạn ấu trùng Thời kỳ ấu trùng giun kết hạt chui vào niêm mạc ruột tạo thành những hạt, u, kén Những hạt này thường bị sinh mủ do ấu trùng mang vi khuẩn vào Ấu trùng ở trạng thái tự do trong các hạt này và có thể ăn sâu đến lớp cơ của ruột Vì thế giun gây tác hại cả 2 mặt: cơ giới, đầu độc và cả mang vi khuẩn.
Giai đoạn ấu trùng xâm nhiễm gây nên những u hạt ở vách ruột Vật đau đớn, bỏ ăn, tiêu chảy phân có chất nhày, đôi khi có máu tươi, vật có thể chết Giai đoạn giun trưởng thành lợn thường kiết lỵ thỉnh thoảng tiêu chảy và chậm lớn.
Giai đoạn ấu trùng thấy những u hạt to bằng hạt đậu, ở giữa có dịch màu vàng Nếu có phụ nhiễm các u hạt có thể thành mủ và vỡ ra gây viêm màng bụng Giai đoạn giun trưởng ruột viêm, có nhiều chất nhầy.
Căn cứ vào sự lưu hành của bệnh kết hợp với xét nghiệm phân tìm trứng theo phương pháp phù nổi Tuy nhiên chẩn đoán phân biệt trứng rất khó vì trứng của giun kết hạt rất giống với trứng của các loài giun họ Strongylidae, đặc biệt là giun Hyostrongylus rubidus Có thể nuôi trứng để so sánh ấu trùng 3 Mổ khám lợn bệnh để tìm giun và ấu trùng giun ở niêm mạc ruột.
Tương tự như giun đũa lợn có thể dùng các loại thuốc như: Tetramisole, Levamisole, Ivermectin, Doramectin, Fenbendazole Liều lượng và cách dùng giống như với các loại giun tròn khác ở đường tiêu hóa trên từng loại gia súc
7 Phòng bệnh Định kỳ kiểm tra nếu thấy gia súc nhiễm nên dùng thuốc để tẩy Sau 1,5 tháng nên tẩy lại lần hai vì chu kỳ sinh trưởng của giun kết hạt là 45 ngày Lợn càng lớn tuổi tỷ lệ nhiễm càng cao Phân tập trung đem ủ để diệt trừ trứng và ấu trùng Giữ vệ sinh chuồng trại và môi trường.
BỆNH GIUN THẬN LỢN DO STEPHANURUS DENTATUS (Stephanuriasis)
Bệnh giun thận lợn do giun Stephanurus dentatus gây ra Giun ký sinh ở thận, mỡ thận, thành ống dẫn niệu Trong quá trình di hành còn thấy giun ở gan hoặc các khí quan trong xoang bụng và ngực; còn thấy giun trong ống não tủy tuyến tụy, phổi và dạ dày… a Hình thái
Giun thận có thân hình tương đối to, túi miệng hình cốc, thành túi miệng dày, có 6 răng ở đáy túi miệng, có khi 10 răng; chung quanh ria miệng có 1 vành gồm nhiều tua nhỏ Giun đực dài 20-30mm, túi giao hợp nhỏ, các sườn ngắn Hai gai giao hợp dài bằng nhau hoặc ngắn khác nhau, gai dài 0,66-1mm Giun cái dài 35-40mm; âm hộ ở gần hậu môn
Trứng giun hình bầu dục, hai đầu hơi tù dài 0,1-0,06mm, vỏ mỏng có hai lớp, màu xám hơi đen Trứng mới theo nước tiểu ra thì tế bào trứng phân chia hình quả dâu, thường có 32-
Hình 6.13 Miệng và trứng của Stephanurus dentatus b Vòng đời
Giun trưởng thành ở trong một cái bọc kén, có ống thông với ống dẫn tiểu, nên trứng theo nước tiểu ra ngoài, gặp nhiệt độ 26 o C, đủ oxi, sau 24-35 giờ trứng nở thành ấu trùng, sau
4 ngày nữa sau hai lần lột xác thành ấu trùng gây nhiễm (ấu trùng 3) Nhiệt độ thích hợp nhất để trứng nở thành ấu trùng là 27,5 o C; nhiệt độ cao 37 o C hay dưới 16 o C trứng không phát triển được Theo Hùng Đại Sĩ (1963) phạm vi nhiệt độ cần cho trứng phát triển là 15-33 o C, thích hợp nhất là 28 o C; nhiệt độ 0-15 o C và trên 38 o C trứng không nở được Ấu trùng gây nhiễm có thể sống 5 tháng ở nơi ẩm ướt, nhưng phần lớn chỉ sống được 2-3 tháng Khi quá ẩm ướt ấu trùng sống rất ngắn, ánh sáng chiếu thẳng làm chúng chết. Ấu trùng gây nhiễm và cơ thể lợn bằng 3 con đường:
- Qua đường tiêu hóa, do lợn ăn thức ăn, uống nước có lẫn ấu trùng.
- Ấu trùng xuyên qua da vào cơ thể lợn.
- Lợn ăn phải ấu trùng giun đất có nhiễm ấu trùng giun thận.
Dù qua đường tiêu hóa hay qua da thì ấu trùng cũng phải qua giai đoạn di hành trong cơ thể Nếu qua miệng, ấu trùng gây nhiễm chui qua thành dạ dày lột xác lần thứ 3 thành ấu trùng 4 Nếu qua da thì lần lột xác này tiến hành ở da hoặc cơ bụng Ấu trùng từ thành dạ dày qua tĩnh mạch cửa về gan mất 3-12 ngày Nhưng nếu ấu trùng từ dạ dày theo máu tới phổi rồi về gan, mất 8-40 ngày Ấu trùng 4 di hành ở mặt gan khoảng 3 tháng, lột xác thành ấu trùng 5 sau đó chui qua mặt gan vào xoang bụng rồi vào thận hoặc tổ chức xung quanh thận Ấu trùng chui qua da, có khi dừng lại ở mạch máu nhỏ ở phổi hình thành kén, hoặc vào trong xoang ngực hoặc các khí quan khác Khi xuyên qua tĩnh mạch cửa hoặc động mạch dạ dày, gan ấu trùng tập trung quanh mạch máu có thể gây ra khối huyết Một số ấu trùng ở xoang bụng và tổ chức quanh thận, còn một số ít vào lá lách và các khí quan khác
Hình 6.14 Vòng đời của Stephanurus dentatus Thời gian hoàn thành vòng đời của giun thận trong cơ thể tức thời gian từ lúc ấu trùng gây nhiễm vào cơ thể đến giun trưởng thành bắt đầu đẻ trứng, có ý nghĩa quan trọng trong việc chẩn đoán tìm trứng giun thận Thời gian này tùy theo từng tác giả.
Theo Hùng Đại Sĩ, 1965: 128-278 ngày.
Có sự chênh lệnh về thời gian như trên, có thể do thời gian giun thận di hành tới gan và chung quanh thận rồi phát triển thành giun trưởng thành tùy thuộc vào cơ thể của ký chủ to hay bé và dạ dày mỏng hay dày. c Sức đề kháng của trứng và ấu trùng Ấu trùng gây nhiễm có thể sống trong nước trong 27-50 ngày ở nhiệt độ 25 o C Theo một số tác giả, ấu trùng có thể sống trên 4 tháng trong nước, trên 5 tháng trong đất, có khi 8 tháng rưỡi.
Trứng và ấu trùng có sức đề kháng với một số hóa chất Dipterex 1%, Sulfat đồng, 666,
… không diệt được trứng Benzen hexaclorid có thể diệt được 99-100% ấu trùng; axit hypoclorit 1% diệt trứng có hiệu quả cao Đã thí nghiệm nhiều loại thuốc diệt trứng, ấu trùng giun thận, nhưng mỗi loại đều có ưu khuyết riêng, rất khó áp dụng rộng rãi trong cơ sở chăn nuôi lợn Dung dịch cresol và lyzon 2%, diệt trứng và ấu trùng 100% Dung dịch 2% clorua vôi với hiệu quả cao nhưng đối với trứng, ấu trùng ở sâu trong đất thì hiệu quả kém.
2 Dịch tễ học a Động vật cảm nhiễm
Tỷ lệ nhiễm tăng theo lứa tuổi của lợn Ở Việt Nam, kết quả điều tra của Phan Địch Lân cho thấy:
− Lợn con dưới 2 tháng tuổi nhiễm 5%
Khi giun trưởng thành thì lợn trở thành nguồn gieo rắc căn bệnh cho lợn b Tình hình phân bố
Giun thận thường thấy ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới: Trung Quốc, Nhật Bản, Indonexia, Philippin, Ấn Độ, Malaysia, Sirilanca, Úc, Angola, Công gô, Cu Ba, Mỹ, Áchentina, Magdagasca, Modambich… Ở Việt Nam, năm 1966 thấy 66-100% lợn ở các nông trường miền núi, 15-100% lợn các nông trường trung du và 15-58% lợn ở đồng bằng có giun thận Giun thận lợn có chiều hướng tăng cao dần từ đồng bằng qua trung du tới miền núi c Điều kiện gây bệnh
- Mùa phát bệnh: mùa phát bệnh ở mỗi nước, mỗi vùng có khí hậu, địa hình khác nhau thường không giống nhau Mùa phát bệnh giun thận ở Việt Nam chưa được nghiên cứu. Theo Nông Phổ Chiếm (1963), mùa phát bệnh ở Phúc Kiến (Trung Quốc), một tỉnh mưa nhiều, độ ẩm cao, thuận lợi cho giun thận phát triển, nhiệt độ trong năm từ 5-35 o C cho biết: lợn bị nhiễm bệnh ở sân chơi theo mùa, vào tháng 4 hàng năm lợn bắt đầu nhiễm bệnh cho tới tháng 7 thì bắt đầu cao điểm Cuối tháng 8 đến tháng 9, khô ráo, ánh nắng diệt ấu trùng mạnh nên lợn không nhiễm Cuối tháng 9 đến tháng 11, ấu trùng lại có thể sống ở sân chơi nên khả năng lợn nhiễm tăng dần Nền chuồng ẩm ướt không có ánh nắng chiếu thẳng thì ấu trùng có thể sống trong chuồng lợn suốt năm Trên cơ sở nghiên cứu này, tác giả đề nghị gây đàn lợn mẹ khỏe mạnh (từ nơi lợn nái đã bị giun thận) vào mùa đông, vào tháng 5 ấu trùng phát triển mạnh cần định kỳ sát trùng chuồng trại diệt ấu trùng.
- Quan hệ giữa thức ăn và độ nhiễm giun: chất lượng thức ăn có ý nghĩa quan trọng. Nếu thức ăn xấu thì tỷ lệ mắc bệnh có thể tới 100% Ngược lại, thức ăn tốt tỷ lệ lợn mắc bệnh chỉ khoảng 8-30%. d Cơ chế sinh bệnh
Trong qua trình di hành ấu trùng gây chảy máu và các bệnh tích viêm ở các cơ quan và các mô mà giun đi qua, do đó mở đường cho các vi khuẩn gây bệnh Khi ấu trùng chui qua da, trên da có nhiều mụn nhỏ bằng đầu tăm, đầu kim, các hạch lâm ba dưới da sưng to và thủy thũng, vì hạch sưng đau nên con vật cử động khó Ấu trùng di hành gây viêm cata ở phổi, qua gan gây những tổ thương ở gan, hoặc làm thành những kén trong gan, gây viêm gan và xuất huyết, sau đó làm gan cứng và xơ Tổn thương do giun trưởng thành gây ra không rõ lắm.
Giai đoạn ấu trùng, ở lợn có triệu chứng rõ rệt Khi mới nhiễm, trên da có nhiều mụn nhỏ đỏ sẫm do chảy máu Một số lợn thường ho, khi nhiễm nặng con vật cong lưng, hai chân sau bại liệt do giun xâm nhập vào não tủy Lợn nái có thể bị sảy thai, đa số lợn nái mắc bệnh không chửa đẻ Con vật bị viêm và xơ gan dẫn tới thủng thũng gầy còm, sút cân
Tromba (1948) đã nghiên cứu sự biến đổi máu của lợn mắc bệnh giun thận Kết quả thấy bạch cầu ái toan tăng sau khi lợn nhiễm giun thận qua miệng 2-3 tuần, tăng cao nhất là sau khi nhiễm 1 tháng, tới 20,5-39%; sau đó giảm xuống và đạt mức bình thường (1-5%)
Kết quả nghiên cứu của Hùng Đại Sĩ (1965) cho biết tỷ lệ bạch cầu ái toan tăng vào ngày thứ 3 (5-21%), sau 1 tuần tới cao điểm (17-28%), sau 12 ngày giảm dần (3-7%).
BỆNH GIUN ĐẦU GAI LỢN DO MACRACANTHORHYNCHUS HIRUDINACEUS (Macracanthorhynchiasis)
Do loài giun Macracanthorhynchus hirudinaceus Pallas, 1781 thuộc họ
Oligacanthorhynchidae ký sinh ở đoạn hồi tràng của lợn nhà, lợn rừng và nhiều loài động vật khác Ngoài ra còn thấy ở trong ruột non của chó và người. a Hình thái
Hình 6.15 Giun trưởng thành và trứng Macracanthorhynchus hirudinaceus Đầu có vòi, cơ thể phân đốt giả Trên vòi có 5 - 6 hàng móc, móc giống gai hoa hồng kích thước móc 0,16mm Con đực dài 7 - 15cm, hình trụ tròn túi đuôi hơi tròn, cơ quan sinh dục chiếm 2/3 xoang cơ thể Con cái dài 30 - 68cm có nhiều bọc trứng.
Trứng hình bầu dục hay oval dài 0,08 - 0,1mm rộng 0,051 - 0,056mm bên trong có chứa ấu trùng Acanthor có móc ở đầu Lớp vỏ thứ 2 dày, màu nâu thẫm. b Chu kỳ phát triển
Phát triển gián tiếp, có sự tham gia của ký chủ trung gian là những côn trùng cánh cứng như bọ dừa Melolontha melolotha, M hippocastani, M vulgaris, Cetonia aurata, Liocola brevitarsis, Gymnopleurus vupsus, Hapalus tridens, Blattella germanica…
Hình 6.16 Vòng đời của Macracanthorhynchus hirudinaceus
Ký chủ trung gian ăn phải trứng, ấu trùng được giải phóng di chuyển về ruột phát triển thành ấu trùng gây nhiễm Ấu trùng của Macracanthorhynchus có thể phát triển được trong ấu trùng và thiếu trùng của ký chủ trung gian Thời gian phát triển trong ký chủ trung gian kéo dài từ 2 - 13 tháng Khi lợn ăn phải ký chủ trung gian, ấu trùng về ruột non phát triển thành trưởng thành sau 70 - 110 ngày Giun có thể sống trong ruột non lợn từ 15 - 23 tháng.
2 Dịch tễ a Động vật cảm nhiễm
Theo nghiên cứu của một số tác giả, lợn dưới 3 tháng tuổi chưa bị nhiễm Tỷ lệ nhiễm giun tăng dần theo lứa tuổi lợn bệnh. b Phân bố
Giun đầu gai phân bố nhiều nơi trên thế giới Ở Việt Nam theo Trịnh Văn Thịnh, Dương Công Thuận (1959) đã thấy giun này một lần qua mổ khám 206 lợn Lương Văn Huấn, Lê Hữu Khương và cộng tác viên (1990) qua mổ khám 787 lợn theo 4 lứa tuổi và 4904 lợn không theo tuổi cho thấy tỷ lệ nhiễm giun đầu gai là 1,5% phân bố ở Quảng Nam - Đà Nẵng 8,3%, Khánh Hòa 2,7%, Đồng Nai 1,3%, Sông Bé 2,1%, Tây Ninh 1,5% và nhiễm tăng dần theo lứa tuổi của lợn.
Lợn dưới 3 tháng tuổi không nhiễm.
Theo tác giả Phạm Chức (1982) cho thấy lợn Hậu Giang nhiễm giun đầu gai từ 2,9 - 3,6% Phạm Văn Khuê (1980) cho biết lợn miền Đông Nam Bộ nhiễm 1,12% lợn miền Tây Nam Bộ nhiễm thấp hơn 0,13% cường độ nhiễm tới 13 giun/cá thể Theo Phan Thế Việt
(1987) lợn ở An Khê, Gia Lai, Kon Tum nhiễm giun đầu gai với tỷ lệ cao 77,4% Theo
Nguyễn Đăng Khải, Bùi Lập (1978) lợn Nghĩa Bình nhiễm giun đầu gai là 9,6%, Gia Lai Kon Tum 7,2%, Quảng Nam Đà Nẵng 6,2%, các khu vực chăn nuôi tập trung nhiễm 6,25%. c Điều kiện lây lan
Lợn nhiễm giun đầu gai do ăn phải ký chủ trung gian có ấu trùng giun Vì vậy lợn thả rông, lợn ở miền núi hay bị nhiễm giun.
Chim bồ câu cũng có thể đóng vai trò trung gian truyền giun đầu gai Chim ăn trứng giun đầu gai, trứng qua ruột chim vẫn giữ nguyên các yếu tố lây truyền cho côn trùng ký chủ trung gian của giun.
Tùy thuộc vào mức độ cảm nhiễm giun đầu gai mới xuất hiện triệu chứng Khi nhiễm nhẹ ít có biểu hiện Khi nhiễm nặng ít ăn, đi táo và gày còm, có khi bị co giật, phân có lẫn máu Bốn chân duỗi thẳng đau bụng và có thể chết Bạch cầu tăng cao.
Niêm mạc hồi tràng có những mụn loét sâu, có những hạt nhỏ tương xứng với những chỗ giun bám trong ruột, hoặc có những hạt to bằng hạt đậu xanh màu vàng hoặc nâu hồng. Xung quanh mụn có những vùng xung huyết.
Có thể dựa vào triệu chứng bệnh tích Cần xét nghiệm phân tìm trứng theo phương pháp phù nổi hoặc lắng gạn Khi làm phù nổi cần dùng muối MgSO4 hoặc NaHSO3 vì trứng giun đầu gai nặng xét nghiệm với muối bình thường không thể thấy được.
Hiện nay chưa có nhiều thuốc đặc hiệu để tẩy giun đầu gai Theo Phạm Văn Khuê, Trịnh Văn Thịnh (1982) dùng Nicotine sulphate dung dịch 1% liều 0,23ml/kgP trộn lẫn với CCl4 liều dùng 0,4 ml/kgP trộn thức ăn cho ăn.
- Theo Clarence và Richard (1986) dùng Levamisole lợn nhỏ hơn 30 kg liều dùng 1ml/10kgP tiêm bắp cho hiệu quả tốt.
- Ngoài ra có thể dùng các thuốc khác có thể dùng để tẩy giun đầu gai được là Tetramisole, Levaject, Levamisole, Themisole, Nilverm…
- Cần nắm chắc những lợn nhiễm giun đầu gai để dùng thuốc tẩy những con nhiễm.
- Thường xuyên quét dọn, vệ sinh chuồng nuôi, ủ phân để diệt trứng.
- Nuôi dưỡng tốt, không thả rông lợn.
BỆNH GHẺ LỢN
Bệnh ghẻ do loài Sarcoptes scabiei var suis gây ra, đây là loài ghẻ phổ biến ở lợn a Hình thái
Hình 6.17 Ghẻ Sarcoptes scabiei var suis Ghẻ có hình gần tròn hay bầu dục, kích thước 0,3-0,5mm, có 4 đôi chân ngắn nhú ra như măng mọc, mỗi chân có lông nhọn, đốt cuối của chân có một giác bám tròn với ống cán dài và có nhiều lông tơ Trên mình phủ nhiều lông tơ Đầu giả có hình nón, chiều ngang lớn gấp hai lần chiều dọc Mặt lưng có nhiều đường vân song song. b Vòng đời
Tất cả các giai đoạn đều ký sinh trên cơ thể lợn Sau khi con đực và con cái cái giao phối, con đực chết, con cái đào rãnh trong biểu bì trên cơ thể gia súc để đẻ trứng Trứng có hình bầu dục, màu nâu Do gai lưng nhọn hướng về sau nên chúng luôn tiến về trước, không lùi được Trên rãnh sau cái ghẻ thường gặp những điểm đen là phân của chúng và từng quãng gặp trứng ở các giai đoạn phát triển khác nhau.
Sau 7-10 ngày trứng nở thành ấu trùng (Larva) Ấu trùng có hình dạng giống ghẻ trưởng thành, nhưng chỉ có 3 đôi chân Hai đôi chân trước có giác bàn chân, đôi chân sau có tơ dài. Sau đó ấu trùng chui ra khỏi rãnh, sống trên mặt da rồi chui vào lỗ chân lông lột xác, biến thái thành thiếu trùng (trĩ trùng, Nymph) sau 9-10 ngày Trĩ trùng có 4 đôi chân, 2 đôi chân trước có giác bàn chân, 2 đôi chân sau có tơ như ghẻ trưởng thành, nhưng chưa có lỗ sinh dục Trĩ trùng phát triển thành ghẻ trưởng thành sau 17 ngày.
Hình 6.18 Vòng đời của Sarcoptes scabiei var suis
2 Dịch tễ a Động vật cảm nhiễm
Lợn ở tất cả các lứa tuổi đều bị nhiễm ghẻ Người cũng có thể bị nhiễm khi tiếp xúc với lợn bệnh Nhưng người chỉ là ký chủ tạm thời của ghẻ lợn, sau 2-3 tuần sẽ tự khỏi bệnh. b Đường lây truyền
Ghẻ lây lan chủ yếu qua tiếp xúc trực tiếp, lợn nái được xem là nguồn tích trữ mầm bệnh, lây truyền cho lợn con lúc bú và nằm kề lợn mẹ Khi những lợn con nhập bầy trong giai đoạn vỗ béo sẽ có sự lây lan giữ những lợn nhiễm ghẻ và những lợn khác c Điều kiện phát sinh và lây lan
Ghẻ có thể sống ngoài môi trường tự nhiên khoảng 7-10 ngày Bệnh ghẻ thường lây lan và phát triển trong mùa đông và đầu mùa xuân khi thời tiết lạnh Nhưng bệnh có thể lây nhiễm và tồn tại quanh năm trong các cơ sở chăn nuôi mà điều kiện vệ sinh không đảm bảo tốt. d Cách gây bệnh
Ghẻ đào rãnh dưới biểu bì lấy dịch lâm ba và dịch tế bào làm chất dinh dưỡng Chủ yếu ghẻ phá hoại da, ăn tế bào da và các tổ chức tế bào và độc tố trong nước bọt gây ngứa ngáy khó chịu, gây viêm da, làm kế phát hoặc mở đường cho các vi khuẩn xâm nhập có thể có mủ, ảnh hưởng đến chất lượng lông da Nếu nhiễm trùng huyết có thể gây chết
Ghẻ thường tập trung ở những chỗ da mềm như bẹn, nách, gốc đuôi, vành tai… trên da xuất hiện những nốt đỏ như hạt tấm gạo, từng đám phát triển và lan nhanh trên mặt da. Khoảng 3-5 ngày sau, những đám da bị tổn thương sẽ lan ra những mảng da bệnh cạnh Sau đó các nốt ghẻ lở loét lan ra gần khác mặt da Con vật ngứa ngáy cọ sát da vào các gốc cây,nền chuồng, tường…và lợn có phản ứng tăng mẫn cảm đối với ghẻ Bệnh ghẻ rất ít làm lợn chết nhưng làm cho lợn gầy yếu, giảm tăng trọng, không đủ tiêu chuẩn làm giống gây thiệt hại về kinh tế.
Quan sát các biểu hiện lâm sàng đặc trưng của lợn bệnh: da mẩn đỏ, lở loét, ngứa ngáy liên tục… là cơ sở cho việc chẩn đoán bệnh.
Chẩn đoán bằng cách cạo da tìm ghẻ, thường cạo lấy ráy tai hay vùng da tai trong, vùng bệnh tích trên da còn mới, có mụn nước Có thể xem trực tiếp hay xử lý bằng KOH 10% rồi đun nóng và ly tâm lấy cặn xem kính hiển vi.
- Dạng dùng ngoài da phun, tắm: Amitraz, Permethrin, Phoxim,…
- Dạng tiêm: Ivermectin 0,3 mg/ kg P, Doramectin 0,3 mg/ kg P
- Dạng trộn vào trong thức ăn (Premix-Imovec) 2 ppm/ 7 ngày
- Kết hợp tiêm Ivermectin (0,3 mg/ kg P 2 lần ngày 0 và 14) + cho ăn premix (Ivomectin) liều 0,1 mg/kg P thức ăn liên tục từ ngày 0 -15 cho kết quả tốt.
- Ở đàn lợn thịt nếu bị nhiễm nặng nên xuất chuồng đồng loạt, sau khi sát trùng chuồng trại nên để trống 3 tuần trước khi đưa lợn mới vào nuôi
- Gia súc mới nhập nên ngừa bằng Ivermectin 2 lần (ngày đầu và ngày thứ 14) và cách ly 4 tuần trước khi nhập đàn.
- Nên trị cho lợn nái trước khi sinh 1-2 tuần (3-7 ngày là tốt nhất), lợn đực 2 lần/ năm
- Nếu điều trị cho toàn đàn thì tuỳ loại thuốc mà có các quy trình riêng vì thời gian trứng nở kéo dài và ghẻ có các giai đoạn chui lên khỏi da.
BỆNH CẦU TRÙNG LỢN DO EIMERIIDAE (Eimeriosis)
Bệnh do các loài cầu trùng thuộc giống Eimeria và Isospora, họ Eimeriidae gây ra a Hình thái, cấu tạo
Oocyst (hay noãn nang) có hình cầu, tròn, bầu dục hay oval, có khi có hình lê Noãn nang của giống Isospora gồm 2 Sporocyst, mỗi Sporocyst chứa 4 Sporozoite (tử bào tử).
Oocyst và Meront không có cơ quan bám
Theo Eckert, J (1995), lợn nhiễm phổ biến 8 loại cầu trùng thuộc giống Eimeria và một loại cầu trùng thuộc giống Isospora.
1- Eimeria debliecki: noãn nang có hình trứng hay hình màu nâu vàng không có nắp noón, khụng cú thể cặn nhưng cú thể cặn bào tử Kớch thước: 15-25 x 11-18 à (18,8 x 14,3à).2- Eimeria neodebliecki: noãn nang có hình elip, vỏ nhẵn không có nắp noãn, không có thể cặn noón nang nhưng cú thể cặn bào tử Kớch thước: 17-26 x 13-20à (21,20 x 15,8à).3- Eimeria perminuta: noãn nang có hình tròn hay hình trứng, bề mặt vỏ xù xì, không có nắp noón, khụng cú thể cặn noón nang, cú thể cặn bào tử Kớch thước: 12-15 x 10-13 à (13,3 x11,7 à)
4- Eimeria polita: noãn nang có hình elip hay trứng, màu nâu vàng, không có nắp noãn khụng cú thể cặn noón nang, cú thể cặn bào tử Kớch thước: 20-33 x 14-22à (29,5-18,1à). 5- Eimeria porci: noãn nang hình trứng, màu nâu vàng, vỏ nhẵn, có nắp noãn, không có thể cặn noón nang nhưng cú thể cặn bào tử Kớch thước: 18-27 x 13-18à (21,6x15,5à).
Hình 6.18 Các loài cầu trùng gây bệnh cho lợn 6- Eimeria scabra: noãn nang hình trứng hay elip, bề mặt thô dày, có nắp noãn không có thể cặn noón nang nhưng cú thể cặn bào tử Kớch thước: 24-42 x 20-24à (31,9x22,5à).
7- Eimeria spinosa: noãn nang hình trứng, bề mặt có gai dài, không có nắp noãn không cú thể cặn noón nang, nhưng cú thể cặn bào tử Kớch thước: 17-24 x 12-19 à (21,2 x 15,8à). 8- Eimeria suis: noãn nang có hình elip, không có nắp noãn, không có thể cặn noãn nang, cú thể cặn bào tử Kớch thước: 15-23 x 12-18 à (18,2 x 14 à).
9- Isospora suis: noãn nang hình cầu, vỏ mỏng, màu nhạt không có thể cặn noãn nang cú thể cặn bào tử Kớch thước 17-25 x 16-22 à (20,6 x 18,1 à).
Một số tác giả cho rằng có 2 loài cầu trùng gây bệnh nặng ở lợn là Eimeria debliecki và Isospora suis. b Vòng đời
Vòng đời của giống Isospora có 3 giai đoạn:
- Giai đoạn sinh sản vô tính: khi lợn ăn phải Oocyst gây nhiễm vào ruột, các Sprorozoite được giải phóng, xâm nhập vào biểu mô ruột Chúng lớn lên rất nhanh có hình tròn hoặc hình bầu dục và tiến hành sinh sản vô tính, phân chia theo hình thức liệt phân (sinh sản vô tính tạo schizonte) thành nhiều thể phân lập thế hệ 1 (Schizont 1) Ngay bên trong thể phân lập thế hệ
1 đó, xung quanh mỗi nhân, các nguyên sinh chất xuất hiện và bao quanh để hình thành dạng ký sinh trùng nhỏ hình bầu dục, lúc này chúng được gọi là thể phân lập trung gian (Merozoit). Thể phân lập trung gian phát triển, chúng phá tung tế bào biểu bì nơi chúng khu trú và giải phóng ra rất nhiều Merozoit trưởng thành Các Merozoit lại lập tức xâm nhập vào các tế bào biểu bì mới để tiếp tục phát triển và trở thành thể phân lập thế hệ mới, gọi là Schizont 2.
Schizont 2 lại vỡ ra giải phóng ra rất nhiều Merozoit và chuyển sang giai đoạn sinh sản hữu tính.
Hình 6.19 Vòng đời của Isospora suis
- Giai đoạn sinh sản hữu tính: Các Merozoit xâm nhập vào các tế bào biểu bì ký chủ để biến thành những thể sinh dưỡng và phát triển thành các giao tử đực, giao tử cái Giao tử cái
(Macrogamet/Macrogametocyte), có nhân rất to, chứa nhiều chất dinh dưỡng, ít chuyển động và có lỗ noãn Giao tử đực (Microgamet/Microgametocyte) nhỏ hơn, nhân của nó cũng nhỏ hơn, chúng chuyển động nhanh nhờ có 2 lông roi Qua lỗ noãn (Micropyle) của giao tử cái, giao tử đực chui vào và thực hiện quá trình thụ tinh tạo ra hợp tử Hợp tử được bao bọc bởi một lớp màng bọc, lúc này nó được gọi là noãn nang (Oocyst) Noãn nang hay nang trứng có hình bầu dục, gần tròn hay quả lê (phụ thuộc vào từng loài cầu trùng) Đến đây, các Oocyst rơi vào lòng ruột và kết thúc giai đoạn sinh sản hữu tính Oocyst được bài thải theo phân ra ngoài. Giai đoạn sinh sản vô tính và hữu tính mất khoảng 5 ngày.
- Giai đoạn sinh bào tử: Noãn nang (Oocyst) mới thải theo phân ra ngoài có chứa 1 tế bào phôi, gặp điều kiện thuận lợi, sau 1-2 ngày hình thành Oocyst gây nhiễm Trong Oocyst sẽ chứa 2 Sporocyst, mỗi Sporocyst chứa 4 Sporozoite Khi lợn ăn phải oocyst gây nhiễm, các sporozoite được giải phóng, xâm nhập vào biểu mô ruột và vòng đời của cầu trùng lại tiếp tục như trên.
Vòng đời của giống Eimeria cũng tương tự giống Isospora, chỉ khác ở giai đoạn sinh sản bào tử (Sporogonie) ở ngoài cơ thể Trong mỗi Oocyst hình thành 4 túi bào tử (Sporocyst) chứ không phải là 2 túi bào tử như giống Isospora Nhưng trong mỗi túi bào tử chỉ hình thành
2 thể bào tử (Srorozoit), và tất cả được bọc chung trong vỏ cứng gồm 2 lớp gọi là bào tử nang
(Oocyst gây bệnh) Thời gian sinh bào tử của mỗi loài khác nhau:
Eimeria suis: Thời gian sinh bào tử: 5-6 ngày.
Eimeria debliecki: Thời gian sinh bào tử: 5-7 ngày.
Eimeria polita: Thời gian sinh bào tử: 8-9 ngày.
Eimeria porci: Thời gian sinh bào tử: 9 ngày.
Eimeria scabra: Thời gian sinh bào tử: 9 ngày.
Eimeria perminuta: Thời gian sinh bào tử: 10-12 ngày.
Eimeria spinosa: Thời gian sinh bào tử: 13 ngày.
Eimeria neodebliecki: Thời gian sinh bào tử: 13 ngày.
Như vậy, kết thúc giai đoạn sinh sản bào tử của cầu trùng giống Eimeria cũng tạo ra bào tử nang (Oocyst gây bệnh) gồm 8 thể bào tử (Sporozoit) giống như Isospora.
2 Đặc điểm dịch tễ a Động vật cảm nhiễm
Tất cả các giống lợn nhà và lợn rừng đều có thể mắc bệnh Lợn con từ 1 - 3 tháng tuổi rất dễ bị nhiễm căn nguyên, đặc biệt lợn con từ 15 - 60 ngày rất dễ nhiễm bệnh và bệnh dễ dàng bùng nổ ở thể cấp tính và á cấp tính Lợn trên 3 tháng tuổi có các biểu hiện lâm sàng của bệnh cầu trùng ít Nhưng chúng lại là những động vật mang trùng và là nguồn bệnh nguy hiểm đối với động vật non. b Đường xâm nhập, phát tán
Lợn nhiễm cầu trùng qua đường miệng, do lợn tiếp xúc với thức ăn, nước uống, nền chuồng, dụng cụ chăn nuôi nhiễm Oocyst cầu trùng có sức gây bệnh
Cầu trùng lây nhiễm từ lợn bệnh sang lợn khỏe theo 2 cách:
+ Lây nhiễm trực tiếp: Lợn bệnh bài thải 10.000-100.000 Oocyst/1 gam phân, do đó
Oocyst sẽ dễ dàng được phát tán trên khắp nền chuồng, máng ăn, máng uống và dụng cụ chăn nuôi Tập tính của lợn là thường hay sục sạo, liếm láp nên dễ ăn phải Oocyst có sức gây bệnh + Lây nhiễm gián tiếp: dụng cụ chăn nuôi, người chăn nuôi, giầy, dép, ủng, phương tiện vận chuyển cũng đóng vai trò quan trọng trong việc mang Oocyst cầu trùng từ ngoài vào trong chuồng nuôi gia súc hoặc từ ô chuồng này sang ô chuồng khác Ngoài ra, các loại côn trùng, động vật như gián, ruồi, chuột… cũng là tác nhân mang Oocyst cầu trùng từ ngoài vào hoặc từ ô chuồng này sang ô chuồng khác.
BỆNH KÝ SINH TRÙNG Ở ĐỘNG VẬT ĂN THỊT
BỆNH SÁN DÂY Ở ĐỘNG VẬT ĂN THỊT
Bệnh sán dây là một bệnh rất phổ biến ở chó Trên thế giới có khoảng 40 loài sán dây gây bệnh cho chó và các loài động vật ăn thịt thuộc họ chó và họ mèo Một số loài sán dây gây bệnh cho chó, mèo cũng là tác nhân gây bệnh cho người.
Một số loài thường gặp trên động vật ăn thịt:
Trong đó có các loài gây hại lớn cho động vật ăn thịt là: Dipylidium caninum,
7.1.1 BỆNH SÁN DÂY DO DIPYLIDIUM CANINUM (Dipylidiasis)
Loài Dipylidium caninum (Linnaeus, 1758) thuộc bộ Cyclophyllidae Sán trưởng thành ký sinh ở chó, mèo và người, ấu trùng Cysticercoid ký sinh ở xoang cơ thể của ký chủ trung gian là rận, bọ chét. a Hình thái
Sán dài từ 10-75 cm, rộng 2-3 mm, đầu nhỏ có 4 giác bám Đỉnh đầu có 3-4 hàng móc, tổng cộng khoảng 30-130 móc Móc lớn dài 0,012-0,015 mm, móc nhỏ dài 0,005- 0,006 mm. Đốt trưởng thành và đốt già chiều dọc lớn hơn chiều ngang và có hình dạng giống như hạt dưa (còn gọi là bệnh “sán hạt dưa”) Mỗi đốt có 2 cơ quan sinh dục đổ ra hai bên hông đốt Tử cung đốt già chia ra nhiều bọc trứng, mỗi bọc chứa 20-30 trứng Trứng có hình tròn, dài 0,052 mm, rộng 0,045 mm, có hai lớp vỏ mỏng chứa phôi sáu móc, trứng thường nằm trong bọc.
Hình 7.1 Đầu, đốt và bọc trứng của D caninum b Vòng đời Đốt già (chứa khoảng 3000 trứng) rụng theo phân ra ngoài Đốt sán bị phá vỡ giải phóng các bọc trứng và trứng
Rận hoặc ấu trùng bọ chét ăn phải trứng sẽ phát triển thành ấu trùng dạng Cysticercoid trong xoang cơ thể của chúng sau 18 ngày Ký chủ cắn lông, ăn phải bọ chét, rận hoặc bọ chét rơi vào thức ăn, nước uống của ký chủ vào trong đường tiêu hóa của ký chủ phát triển thành trưởng thành sau 3 tuần.
2 Dịch tễ Đây là loài sán dây phân bố rộng trên thế giới và là loài sán dây chính trên chó ở Việt Nam Cường độ nhiễm từ 1 đến vài trăm sán trên cơ thể chó Ngoài chó thì các loài động vật ăn thịt như: mèo, mèo rừng, cáo, chồn đều bị nhiễm Dipylidium caninum Tỉ lệ nhiễm ở mèo thấp hơn ở chó
Theo Đỗ Dương Thái, người cũng bị nhiễm Dipylidium caninum và chủ yếu là trẻ em (chiếm tới 75% số trường hợp bị bệnh sán dây) Nguyên nhân là do trẻ tiếp xúc với chó, chó liếm vào tay hoặc vuốt lông chó vấy nhiễm Cysticercoid rồi tình cờ nuốt phải qua đường miệng Trẻ em hay ngậm tay hoặc đồ chơi cũng là cơ hội nhiễm sán
Chó cảnh và chó nghiệp vụ ở khu vực Hà Nội bị nhiễm sán này với tỷ lệ 40-70% Chó con bị nhiễm từ rất sớm (từ 27-30 ngày tuổi đã bị nhiễm sán).
Bệnh do Dipylidium caninum lây nhiễm quanh năm, đặc biệt là các tháng có thời tiết ấm áp khi mà các côn trùng trung gian phát triển mạnh.
Sán chiếm đoạt chất dinh dưỡng, gây tổn thương cơ giới trên niêm mạc ruột, tiết độc tố gây rối loạn bệnh lý đường tiêu hóa Chó mèo bị bệnh ở 2 thể: thể cấp tính và thể mãn tính.
- Thể cấp tính: thường gặp ở chó từ 1 đến 4 tháng tuổi Chó thể hiện: ăn kém, nôn mửa liên tục do sán kích thích vào niêm mạc ruột Đầu sán có nhiều móc bám vào vách ruột gây tổn thương và chảy máu ruột Trong trường hợp này thấy phân có màu đỏ xám hoặc màu đỏ tươi Tiếp đó quá trình viêm ruột cấp do những vi khuẩn có sãn trong đường tiêu hóa gây ra làm chó ỉa chảy liên tục Trong phân có niêm mạc ruột tróc ra, có lẫn những đốt sán rụng ra. Nếu không được điều trị tốt, chó sẽ bị chết với tỷ lệ cao: 60-90% trong tình trạng mất máu, mất nước, rối loạn điện giải.
Hình 7.2 Vòng đời của Dipylidium caninum
- Thể mãn tính: xảy ra phổ biến ở chó trưởng thành Những triệu chứng lâm sàng cũng như chó non: nôn mửa, ăn kém, rối loạn tiêu hóa viêm ruột mãn Chó bị suy nhược, thiếu máu kéo dài, kiệt sức, mất dần khả năng sinh sản và làm việc thường chết do các bệnh đường ruột thứ phát Đặc biệt ở trong bệnh sán dây ở chó trưởng thành chó vẫn ăn khỏe nhưng gầy dần trong phân có những đốt sán già rụng ra Khi ra ngoại cảnh đốt sán vẫn cử động được trong vài giờ.
4 Chẩn đoán Đốt sán thường theo phân ra ngoài, rất dễ thấy Có thể xét nghiệm phân theo phương pháp lắng gạn để tìm đốt sán Trứng sán khó phát hiện do trứng thường nằm trong đốt khi theo phân ra ngoài Đốt có hình dạng giống hạt dưa leo bên trong có chứa nhiều bọc trứng
- Niclosamide cho uống hoặc cho ăn liều 50 mg/kg P.
- Bunamidine hydrochloride trộn thức ăn cho ăn liên tục 3 ngày Liều 25-30 mg/kg P.
- Nitroscanate trị được cả sán dây, giun móc và một số giun tròn Liều dùng 50 mg/kg P.
- Praziquantel cho uống với liều 2,5-5 mg/kg P trị được nhiều dạng sán dây dạng trưởng thành và chưa trưởng thành
Nên định kỳ xổ cho chó 2-4 lần trong một năm Thường xuyên tắm rửa cho chó để diệt các loài bọ chét, ve và rận Có thể dùng vòng có tẩm thuốc để đeo vào cổ chó để xua đuổi các loại ngoại ký sinh Đó là dẫn xuất của các chất Thiophosphate, Organophosphate, Diazinon, Amitraz.
7.1.2 BỆNH SÁN DÂY DO DIPHYLLOBOTHRIIDAE (Diphyllobothriasis)
Bệnh do các sán dây thuộc họ Diphyllobothriidae bộ Giả diệp (Pseudophyllidae) gây ra.
Có hai giống liên quan đến chăn nuôi thú y là Diphyllobothrium và Spirometra Hai loài phổ biến là:
- Diphyllobothrium latum (Linaeus, 1758) ký sinh ở ruột non của động vật ăn thịt và người.
- Spirometra mansoni (Cobbold, 1882) ký sinh ở các loài động vật họ chó, họ mèo. a Hình thái
Loài Diphyllobothrium latum (Linnaeus, 1758) ký sinh ở thú họ chó, mèo và người Sán dài 3-10 m có trên 3000 đốt Đầu rộng hơn cổ, hình cái muỗng có 2 rãnh bám hẹp và sâu, không có móc Đốt trưởng thành và đốt chửa hình vuông, hoặc chiều rộng lớn hơn dài Lỗ sinh dục đực và cái đổ chung ra 1 lỗ Lỗ sinh dục đổ ra mặt giữa đốt sán Có 700-800 tinh hoàn Tử cung hình nơ hoa hồng, có 4-8 vòng mỗi bên Trứng giống như trứng sán lá có đầu nhỏ và không có mấu gai
Spirometra mansoni rất giống Diphyllobothrium latum chỉ khác là đầu nhỏ, hình ngón tay, 2 rãnh bám rộng và cạn Trứng có 2 đầu nhỏ hơn Tử cung hình xoắn ốc có 2-7 vòng, biên độ giảm dần từ dưới lên trên Lỗ sinh dục đực và sinh dục cái phân chia rõ rệt
Hình 7.3 Đầu và trứng của Spirometra mansoni (trái) và Diphyllobothrium latum (phải) b Vòng đời
BỆNH GIUN MÓC DO ANCYLOSTOMATIDAE (Ancylostomatidosis)
Là một trong những bệnh giun tròn gây thiệt hại nhiều nhất cho chó, mèo và một số loài ăn thịt thuộc họ chó (Canidae) Bệnh phân bố rộng khắp nơi trên thế giới và quanh năm Chó mèo non thường mắc bệnh nặng hơn chó mèo trưởng thành.
Giun móc ở động vật ăn thịt thuộc họ Ancylostomatidae ký sinh trong ruột non của chó, mèo, hổ, sư tử, báo, cáo gồm một số loài sau:
- Ancylostoma caninum (Ercolani, 1859) ký sinh ở chó, cáo.
- Ancylostoma braziliense Gomez de Faria, 1910 ký sinh chó, mèo, cáo.
- Ancylostoma tubaeforme (Zeder, 1800) ký sinh mèo
- Uncinaria stenocephala (Railliet, 1884) ký sinh ở chó, mèo, cáo. a Hình thái
Ancylostoma caninum: Bao miệng mỗi bên có 3 đôi răng Con đực dài 9-12 mm Túi đuôi phát triển Gai giao hợp dài bằng nhau dài 0,74-0,87 mm Con cái dài 10-21 mm Âm hộ nằm 1/3 phía sau thân Trứng hình bầu dục, hai đầu tròn đều Trứng mới thải ra ngoài bên trong có 8-16 tế bào phôi, kích thước 56-65 x 37-43 μm
Ancylostoma braziliense: Bao miệng chỉ có 1 đôi răng: con đực dài 6–6,75 mm, con cái dài 7–10 mm Trứng giống trứng A.caninum Kích thước trứng 0,075–0,095 x 0,041–0,045 mm
Ancylostoma tubaeforme: trước kia các tác giả cho rằng loài này là loài A caninum.
Loài này thường ký sinh ở ruột non của mèo Giun đực dài 9,5–11,0 mm, răng lớn hơn răng của Ancylostoma caninum, Gai giao hợp dài hơn 1 mm Trứng có kích thước 0,055–0,075 x 0,034–0,044 mm
Hình 7.5 Đầu và trứng giun móc: 1,4- Ancylostoma caninum, 2,6- Uncinaria stenocephala, 3-Ancylostoma tubaeforme 5- A braziliense
Uncinaria stenocephala ký sinh ở ruột non chó, mèo, cáo, gấu Miệng có 2 tấm cắt hình bán nguyệt xếp đối xứng không có răng Con đực dài 6–16 mm Con cái dài 9–16 mm, cuối đuôi có gai nhọn, âm hộ nằm ở 1/3 phía sau thân Trứng hình bầu dục dài 0,078–0,083 mm x 0,052–0, 059 mm b Vòng đời
Vòng đời của các loài trên đều phát triển trực tiếp, không cần có sự tham gia của ký chủ trung gian
Mỗi giun cái A caninum có thể đẻ 10.000 đến 30.000 trứng/ngày Trứng theo phân thải ra ngoài gặp điều kiện ngoại cảnh thích hợp sau 20 - 24 giờ hình thành ấu trùng trong trứng. Ấu trùng chui ra khỏi trứng qua 6–7 ngày, lột xác 2 lần để tạo thành ấu trùng gây nhiễm (ấu trùng 3) sau 5 – 7 ngày Ấu trùng gây nhiễm dài 0,59–0,69 mm, nó có thể bò ở nền chuồng, xung quanh đống phân hay cây cỏ quanh chuồng trong khoảng 10 cm Ấu trùng gây nhiễm có thể xâm nhập vào cơ thể chó qua 2 đường: qua đường tiêu hóa và qua da. Ấu trùng xâm nhập qua da mất 4 – 5 phút nhờ men phân giải mô và thành mạch máu,sau 40 phút tất cả các ấu trùng chuyển vào hệ thống tuần hoàn theo máu về phổi, chui qua phế nang, ra phế quản và khí quản Ở đây chúng lột xác thành ấu trùng 4 Khi đến hầu, sự di động của ấu trùng sẽ kích thích làm cho chó ho và chúng được nuốt trở lại Lần lột xác cuối cùng xảy ra tại ruột và phát triển thành giun trưởng thành mất khoảng 14 – 21 ngày kể từ khi gia súc bị nhiễm.
Nếu gia súc ăn phải ấu trùng gây nhiễm, thì chúng sẽ chui qua niêm mạc đường tiêu hóa vào trong phổi, lột xác lần 3 tạo ấu trùng 4, về ruột lột xác thành ấu trùng 5 sau 14–20 ngày trở thành dạng trưởng thành. Ở chó cái, sau khi di hành lên phổi, một số ấu trùng 3 sẽ trở về cơ vân và nằm yên ở đó cho đến khi chó mang thai và sinh con, chúng sẽ hoạt động trở lại, truyền qua nhau thai và theo máu vào sữa truyền cho chó con trong vòng 3 tuần lễ đầu sau khi sinh Chó nhiễm một lần duy nhất có thể truyền ấu trùng qua sữa ở 3 lứa đẻ liên tiếp Đây chính là nguyên nhân làm cho chó con trong 2 - 3 tuần đầu sau khi sinh bị thiếu máu cấp và thường chết
Hình 7.6 Vòng đời của Ancylostoma caninum
A caninum có thể sống trong cơ thể chó được 7 năm Ở Uncinaria tương tự như Ancylostoma Khi nhiễm qua đường miệng không có quá trình di hành.
2 Dịch tễ học a Loài mắc
Giun móc ký sinh và gây bệnh cho chó nhà, mèo nhà, chó mèo hoang, chó sói, cáo chồn, cầy hương… Gia súc non có tỷ lệ mắc cao hơn gia súc trưởng thành Chó non dễ bị ấu trùng xâm nhập qua da hơn chó trưởng thành Chó ngoại hoặc chó lai nhiễm cao hơn chó nội. b Đường xâm nhập Đường xâm nhập chủ yếu là đường chui qua da Ngoài ra còn qua đường miệng, đường sữa, đường bào thai. c Phân bố
Tỷ lệ nhiễm giun móc ở chó khá cao, tỉ lệ nhiễm chung ở chó của các tỉnh phía nam lên đến 88,5% và cao nhất là Ancylostoma caninum 80% (Lê Hữu Khương, 1999; 2005). d Cách gây bệnh
+ Chiếm đoạt chất dinh dưỡng: A caninum được xếp vào nhóm giun hút máu để sống, tuy nhiên chúng cũng ăn cả những dịch chất trên màng nhầy ruột non A caninum có thể hút
+ Tác động cơ giới: Giai đoạn ấu trùng xâm nhập qua da thường tạo phản ứng cục bộ để lại những nốt xuất huyết hoặc gây ngứa, viêm da Ấu trùng gây tổn thương ở phổi và mang theo các vi khuẩn gây bệnh Ngoài ra giun bám chặt vào thành ruột làm hư hại lớp nhung mao, ảnh hưởng đến khả năng hấp thu sắt, vitamine B1, B12 và C.
+ Tác động bằng độc tố và các chất tiết: trong quá trình ký sinh giun móc tiết ra độc tố và độc tố được hấp thu vào máu gây ra một số biến đổi bệnh lý thể hiện: viêm ruột cấp và mãn, bần huyết kéo dài, suy nhược cơ thể Khi hút máu giun móc tiết ra chất chống đông máu do vậy ngoài lượng máu do giun hút, gia súc còn bị chảy máu liên tục ở trong ruột. e Điều kiện gây bệnh
Môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến sự phát triển của trứng Nhiệt độ 0 o C trứng và ấu trùng dễ bị chết, 12-17 o C trứng ngừng phát triển, nhiệt độ thích hợp nhất là 25-30 o C, nhiệt độ
40 o C toàn bộ trứng và ấu trùng chết nhanh Trứng dễ bị chết khi bị ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp
Phạm vi hoạt động của ấu trùng giun móc tương đối hẹp, không di chuyển được xa Ở đất xốp chỉ khoảng 10 cm, vì thế đối với chó nuôi nhốt trong chuồng có sân chơi hẹp thường hay bị tái nhiễm Khi điều kiện khô lạnh, ấu trùng dễ bị chết Ở mùa đông ấu trùng không thể xâm nhập vào gia súc được.
3 Triệu chứng Ở hầu và thực quản của giun có chứa chất kháng đông, vì vậy khi giun thay đổi vị trí,ngoài lượng máu được giun hấp thu, máu còn bị thất thoát liên tục trong lòng ruột Đặc tính quan trọng của giun móc là gây thiếu máu nhược sắc Chó lớn có sức chịu đựng tốt hơn, nếu khẩu phần giàu chất dinh dưỡng và lượng sắt dự trữ dồi dào thì hiện tượng thiếu máu sẽ không thể hiện rõ Chó con nhiễm khoảng 8.000 giun qua sữa mẹ sẽ chết nhanh, biểu hiện tiêu chảy ra máu nhưng xét nghiệm có thể không phát hiện trứng giun trong phân Biểu hiện của bệnh giun móc chia ra 4 thể bệnh
- Thể quá cấp tính: thường xuất hiện trên chó con vài tuần (ngày thứ 15) sau khi sinh. Tuần đầu thấy chó vẫn khoẻ, nhưng tuần thứ 2 chó đột ngột bệnh, thiếu máu nặng và chết nhanh Xét nghiệm phân không có trứng
- Thể cấp tính: biểu hiện thiếu máu, gầy yếu, nếu kéo dài chó có thể chết, xét nghiệm thấy trứng giun trong phân
- Thể mãn tính: chó có khả năng tái tạo bù đắp lượng máu bị mất, thể trạng chung bình thường, xét nghiệm phân có trứng giun
BỆNH GIUN ĐŨA CHÓ
Có 2 loài giun đũa ký sinh ở chó, mèo, động vật ăn thịt là:
- Toxascaris leonina (v Linstow, 1902) a Hình thái
Toxocara canis đầu hơi cong về mặt bụng và có 3 môi, cánh đầu rộng, giữa thực quản và ruột có dạ dày nhỏ, đây là 1 đặc điểm của họ Anisakidae Con đực dài 50 –100 mm, đuôi hơi tù, có 2 gai giao hợp dài bằng nhau: 0,075–0,085 mm Giun cái dài 90–180 mm.
Trứng hơi tròn, kích thước 0,080–0,085 x 0,064–0,072 mm Vỏ trứng dày sần sùi, không trơn láng.
Toxascaris leonina (v Linstow, 1902) Đầu có 3 môi, thực quản đơn giản, hình trụ, không có hành thực quản và không có dạ dày Giun thường ký sinh ở ruột non của chó trên 6 tháng tuổi và chó trưởng thành Đầu hẹp hơi cong về phía lưng và có cánh đầu.
Con đực dài 40–80 mm, đuôi nhọn không tù như Toxocara canis.
Hai gai giao hợp dài bằng nhau 0,7–1,5 mm Con cái dài 60-100 mm Trứng hình bầu dục, lớp vỏ bên ngoài nhẵn, đường kính 75–85 x 60-75 μm, lớp vỏ giữa dày.
Hình 7.8 Trứng của Toxocara canis và T.leonina b Vòng đời
T canis có chu trình phát triển hoàn hảo nhất và tiêu biểu cho họ giun đũa Giun ký sinh ở ruột non của chó, cáo Trứng mới đẻ có 1 tế bào phôi bên trong, tế bào phôi sẽ phát triển thành ấu trùng 1 rồi tiếp tục lột xác thành ấu trùng 2 trong trứng Thời gian phát triển thành trứng gây nhiễm khoảng 10-15 ngày và có 4 cách truyền bệnh như sau:
1- Chó dưới 3 tháng tuổi nuốt phải trứng gây nhiễm, ấu trùng 2 nở ra ở ruột, chui qua thành ruột theo hệ thống tuần hoàn di hành đến gan Tại đây chúng lột xác thành ấu trùng 3, rồi đến phổi và tiếp tục ra khí quản, hầu Khi gia súc ho, ấu trùng 3 được nuốt xuống ruột non, lột xác 2 lần nữa thành ấu trùng 5 và thành trưởng thành sau 1 tháng
Hình 7.9 Vòng đời của Toxocara canis 2- Ở chó lớn hơn dạng di hành trên xảy ra ít hơn và ở 6 tháng tuổi dường như không có sự di hành này Thay và đó, ấu trùng 3 sau khi từ gan đến phổi sẽ trở về các mô gan, phổi, não, tim, vách ruột và tích trữ ở đó
3- Đến khi chó mang thai:
+ Vào lúc 3 tuần trước khi sinh, ấu trùng 3 di hành qua nhau đến phổi của bào thai Khi chó con sinh ra ấu trùng từ phổi ra khí quản về ruột phát triển thành trưởng thành sau 3 tuần + Cũng vào giai đoạn này, một số ấu trùng 3 từ mô cơ thể chó mẹ di hành lên phổi rồi trở về ruột của chó mẹ phát triển thành giun trưởng thành Vì vậy chó mẹ sau khi sinh vài tuần trong phân thường xuất hiện trứng giun đũa Chó mẹ nhiễm bệnh một lần có thể truyền bệnh cho chó con ở 3 lứa đẻ liên tiếp Điều này cho thấy thường thấy hiện tượng tái nhiễm giun giun đũa chỉ xảy ra ở chó cái lúc sinh con
+ Một số ấu trùng trong mô chó mẹ được bài thải theo sữa trong suốt 3 tuần đầu sau khi sinh, chó con bú sữa, ấu trùng vào ruột phát triển thành trưởng thành và không có sự di hành 4- Loài gặm nhấm và chim nếu nuốt phải trứng có chứa ấu trùng 2 sẽ được tích trữ trong các mô, nếu chó ăn phải các con vật này sẽ nhiễm giun trưởng thành sau 4-5 tuần, trường hợp này cũng không có sự di hành
Vòng đời của Toxascaris leonine như sau: Giun ở ruột non của thú họ chó Trứng theo phân ra ngoài, nếu nhiệt độ thích hợp trứng sẽ phát triển thành trứng gây nhiễm có chứa ấu trùng 2 sau khoảng 3-6 ngày Khi chó ăn phải trứng có chứa ấu trùng, ấu trùng giải phóng ở ruột xâm nhập vào vách ruột, lột xác và phát triển thành trưởng thành Thời gian từ khi ăn phải trứng đến khi thành giun trưởng thành đẻ trứng ở trong ruột mất 74 ngày Chuột cũng là ký chủ tích trữ của loài giun này
Hình 7.10 Vòng đời của Toxascaris leonina c Sức đề kháng
Trứng có sức đề kháng mạnh, trong dung dịch HgCl2, CuSO4, ZnSO4, NaNO3, KCl với nồng độ cao trứng không chết Dung dịch H2CO3 5% qua 22 ngày trứng mới bị chết
2 Dịch tễ a Động vật cảm nhiễm
Toxocara canis ký sinh ở ruột non của chó, mèo, động vật ăn thịt Thường thấy ở chó dưới 6 tháng tuổi Chó con dưới 1 tháng tuổi có tỉ lệ nhiễm cao nhất vì nhiễm qua bào thai.
Toxascaris leonina ký sinh ở chó, mèo và động vật ăn thịt, nhưng chó con dưới 6 tháng tuổi thì ít thấy, thường thấy ở chó trưởng thành. b Phân bố Ở Việt Nam T canis tìm thấy ở khắp mọi nơi T canis có thể truyền lây cho người
Chó mất tính thèm ăn, thiếu máu gày còm, chậm lớn, tiêu chảy, bụng to, ói mửa có lẫn cả giun Những triệu chứng này thường thấy ở chó dưới 2 tháng tuổi Chó có cả triệu chứng thần kinh, co giật
4 Bệnh tích Ấu trùng di hành qua gan, phổi gây hoại tử các cơ quan và gây viêm phổi, phù thủng, xuất huyết Trường hợp nhiễm nặng, giun có thể gây tắc ruột hoặc vỡ ruột, tắc ống dẫn mật và vỡ ống dẫn mật Niêm mạc ruột viêm, xuất huyết Nếu bệnh nặng gây viêm phúc mạc.
Xét nghiệm phân tìm trứng theo phương pháp phù nổi, hoặc có thể dựa vào triệu chứng nôn mửa, gày còm, những lúc nôn mửa có cả giun ra đường miệng
- Febantel 10 mg/kgP cho ăn và uống 3 ngày liên tục
- Pyrantel 5 mg/kgP cho ăn hoặc uống
Chó con 2 tuần tuổi nên xổ lần 1, sau đó 2 tuần xổ lần 2 Đồng thời trị cho chó mẹ cùng thời điểm này để ngăn ngừa truyền qua bào thai Chó 2 tháng tuổi xổ lần 3, sau đó định kỳ 6 tháng xổ 1 lần Có thể dùng Fenbendazole cho ăn liên tục ở 3 tuần trước và sau khi sinh để phòng ngừa truyền từ mẹ sang con
BỆNH GIUN ĐŨA MÈO DO TOXOCARA CATI (Toxocariosis)
Bệnh do giun Toxocara cati (Schrank, 1788) ký sinh trong ruột non của thú họ mèo gây ra. a Hình thái
Toxocara cati về căn bản giống Toxocara canis, chỉ khác là gai giao hợp của nó tương đối dài hơn, từ 1,63-2,08 mm Con đực dài 3-6cm, con cái dài 4-10 cm Kích thước trứng 65-75 μm.
Hình 7.12 Đầu và trứng của Toxocara cati b Vòng đời
Giun ký sinh trong ruột non của thú họ mèo Trứng ra ngoài sẽ trở thành trứng gây nhiễm có chứa ấu trùng 2 trong trứng Sau khi được mèo nuốt phải, sau 3 ngày đã thấy ấu trùng ở gan và ngày thứ 5 ấu trùng đã lên phổi Đến ngày thứ 21 đã thấy ấu trùng 3 trở về dạ dày Đường di hành của giun này cũng qua gan và phổi Ở mèo cái một số ấu trùng di hành vào mô đến khi mèo sinh con thì ấu trùng di hành qua sữa để truyền cho mèo con Ấu trùng không truyền qua nhau thai Chuột cũng là ký chủ tích trữ đóng vai trò quan trọng trong việc truyền lây loài giun này Các loài động vật có vú khác cũng có thể tích trữ ấu trùng trong cơ thể nếu ăn phải trứng có chứa ấu trùng 2
Hình 7.13 Vòng đời của giun đũa mèo Thời gian từ khi mèo ăn phải trứng gây nhiễm đến khi phát triển thành trưởng thành mất khoảng 6 tuần.
2 Dịch tễ a Động vật cảm nhiễm
Các loài động vật ăn thịt thuộc họ mèo đều nhiễm Toxocara cati Trong tự nhiên người ta đã thấy hổ báo, mèo rừng lớn, mèo rừng nhỏ, sư tử, mèo nhà bị nhiễm giun A.M.Petrov và K.I.Krjabin còn cho biết cáo thuộc họ chó cũng nhiễm Toxocara cati. Động vật non 1-3 tháng tuổi bị nhiễm nặng hơn động vật trưởng thành. b Đường lây nhiễm Động vật lây nhiễm Toxocara cati qua ba đường:
- Lây nhiễm trực tiếp do ăn phải trứng cảm nhiễm.
- Lây nhiễm do ăn phải ký chủ dự trữ có mang ấu trùng dạng kén Trường hợp này xảy ra khi mèo ăn phải chuột có mang ấu trùng Ấu trùng này không phát triển thành dạng trưởng thành nhưng vẫn sống và đóng kén trong nội tạng của chuột.
- Lây nhiễm qua sữa: cũng như hầu hết các loài giun thuộc họ Ascaridata, ấu trùng giun
Toxocara cati có thời gian di hành trong máu ký chủ Nếu ký chủ đang cho con bú thì ấu trùng có thể qua sữa truyền cho mèo con. c Cách gây bệnh
Trong quá trình ký sinh Toxocara cati có thể gây tắc ống mật, viêm phế quản khi còn là ấu trùng di chuyển qua máu đến những khí quan nội tạng Giun trưởng thành sống trong ruột non dễ gây tai biến, tắc ruột, thủng ruột khi cường độ nhiễm nặng Giun còn tiết ra độc tố gây ra một số thay đổi về bệnh lý, rõ nhất là hội chứng viêm ruột cấp ở mèo con 1-2 tháng tuổi.
Mèo gầy còm biếng ăn, chậm lớn, mèo nhỏ thường thấy ỉa lỏng Phân có màu trắng xám hoặc vàng xám Bụng mèo căng to và mèo thường tỏ ra đau đớn, rên rỉ khi bị nhiễm nặng. Mèo con dễ bị chết do ỉa chảy và do tắc ruột khi có nhiều giun trong ruột.
Xét nghiệm phân tìm trứng theo phương pháp phù nổi, mổ khám tìm giun trưởng thành trong ruột non.
Có thể sử dụng các loại thuốc sau:
- Febantel 10 mg/kgP cho ăn và uống 3 ngày liên tục
- Pyrantel 5 mg/kgP cho ăn hoặc uống.
BỆNH GIUN DẠ DÀY DO GNATHOSTOMA SPINIGERUM (Gnathostomiasis)
Do loài Gnathostoma spinigerum Owen, 1836 gây ra. a Hình thái
Giun ký sinh tạo thành khối u nhô vào bên trong dạ dày của chó và mèo Khi còn sống phần đầu giun có màu trắng, thân có màu hồng đến đỏ nâu Đầu giun có 1 rãnh cổ ngăn cách với phần thân tạo thành hành đầu có hình dùi trống Hành đầu dài 0,4 - 0,9 mm; rộng 0,7 - 1,2 mm Thực quản dài 1,66 - 3,43 mm.
Hình 7.14 Giun trưởng thành và trứng Gnathostoma spinigerum Giun cái dài 21 – 35 mm, âm hộ cách mút đuôi 0,11 - 0,14mm Giun đực dài 19 - 30 mm, có gai giao hợp trái dài 1,27 - 1,76 mm và gai phải 0,58 - 0,83 mm Miệng giun có 2 môi đối xứng, trên hành đầu có 7 hàng gai Số lượng gai trên mỗi hàng tăng dần từ hàng thứ nhất đến hàng thứ 7 Chiều cao của những hàng gai đầu thấp hơn những hàng gai phía sau và khoảng cách giữa các hàng gai cũng tăng dần về phía sau Phần đáy gai trên hành đầu thường tròn và không có góc cạnh Trứng hình bầu dục, dài 0,066 – 0,072 mm, rộng 0,037 – 0,048 mm, một đầu nhô ra, trứng mới đẻ có 1 đến 2 tế bào phôi. b Vòng đời
Vòng đời của loài giun này cần qua 2 ký chủ trung gian và ký chủ tích trữ
Hình 7.15 Vòng đời Gnathostoma spinigerum Ấu trùng 1 phát triển bên trong trứng và lột xác thành ấu trùng 2 chui ra khỏi trứng Các loài giáp xác thuộc họ Cycloptidae (Cyclops, Eucyclops, Mesocyclops…) là ký chủ trung gian
1 ăn phải, ấu trùng 2 sẽ phát triển thành ấu trùng 3 giai đoạn đầu trong xoang cơ thể Cyclops Nếu Cyclops bị ăn bởi các loại ký chủ trung gian 2 (cá nước ngọt, ếch nhái, rắn, lươn, chim) ấu trùng 3 giai đoạn đầu tiếp tục phát triển thành ấu trùng 3 giai đoạn sau đóng kén trong cơ của các ký chủ này trong vòng 20 ngày
Các loài ký chủ trung gian 2 và nhiều loài động vật có vú khác cũng có thể thành ký chủ tích trữ nếu chúng ăn thịt lẫn nhau (có chứa ấu trùng 3)
Khi ký chủ cuối cùng ăn thịt ký chủ trung gian 2, ấu trùng 3 xuyên qua vách dạ dày hoặc tá tràng di hành đến gan, cơ và mô liên kết Ở đây chúng lột xác và phát triển thành giun trưởng thành và về dạ dày để ký sinh và đẻ trứng sau 5-7 tháng
2 Triệu chứng và tác hại
Trong ký chủ cuối cùng G spinigerum tạo thành khối u trên vách dạ dày, có khi thấy ở thực quản Khối u nhô vào mặt trong dạ dày Trong khối u có chứa một hoặc nhiều giun ở giữa khối dịch nhầy có lẫn máu và mủ Giai đoạn giun non di hành qua gan thường để lại những đốm màu vàng trên mặt gan Đường đi của giun trong nhu mô gan tạo thành hang chứ đầy mô hoại tử.
Hiện nay loài giun này phân bố ở các nước Trung Quốc, Nhật, vùng Đông Nam Á, ở châu Mỹ có 2 quốc gia là Mexico và Ecuador
Nhiều công trình nghiên cứu ở Nhật, Trung Quốc, Thái Lan, Mexico cho thấy có rất nhiều loài cá, lưỡng thê, bò sát, chim và động vật có vú có chứa ấu trùng gây nhiễm Ở Thái Lan Rojekittikhum (2002) cho biết có 19 loài cá, 2 loài ếch nhái, 11 loài bò sát,
11 loài chim, 4 loài có vú có chứa ấu trùng G sinigerum, đặc biệt là lươn (Monopterus albus) có tỉ lệ nhiễm và cường độ nhiễm rất cao Saksirisampant (2002) khảo sát 785 gan lươn mua từ các chợ ở Bangkok cho thấy có 12% lươn nhiễm, cường độ nhiễm cao nhất là 17 ấu trùng/gan Ở Việt Nam loài giun này được ghi nhận đầu tiên ở trên mèo của các tỉnh phía Bắc Lê Hữu Khương (2007) đã mổ 2448 chó ở 18 tỉnh phía Nam cho thấy tỉ lệ nhiễm trung bình trên chó là 4,12% Nơi có chó nhiễm cao nhất là Đồng Tháp (17%) và Cà Mau (10%)
Tỉ lệ nhiễm có khuynh hướng tăng dần theo tuổi chó Cường độ nhiễm trung bình là 3,7 giun/chó Ở nhiệt độ 30-32,5 o C trứng nở ra ấu trùng 2 sau 14 ngày Chiều dài ấu trùng mới nở đo được 0,220 – 0,286 mm Ở Việt Nam, Lê Thị Xuân (2000) đã khảo sát 1081 lươn được mua từ các chợ ở TP Hồ Chí Minh cho thấy 11% lươn nhiễm G spinigerum ở gan, cường độ nhiễm trung bình 2,9 ấu trùng/gan Tỉ lệ nhiễm cao nhất trong khoảng tháng 8-11, thấp nhất tháng 2-5
4 Chẩn đoán Ở chó mèo có thể xét nghiệm phân tìm trứng nhưng tỉ lệ phát hiện không cao vì trứng không thường xuyên xuất hiện trong phân.
Các nghiên cứu về thuốc trị liệu cho chó mèo rất ít, nhưng có thể dùng Ivermectin và Albendazole để trị liệu Cách phòng bệnh tốt nhất là không cho chó mèo ăn thức ăn sống, nhất là các sản phẩm từ thuỷ sản
Người không phải là ký chủ cuối cùng nên G spinigerum không thể phát triển thành dạng trưởng thành trên cơ thể người Người ăn phải các loài động vật có chứa kén chưa được nấu chín, ấu trùng sẽ di hành trong nội tạng tạo thành các khối u di động ở lưng, ngực, bụng, mặt Chúng cũng có thể di hành vào các cơ quan khác như mắt, não hay tuỷ sống Ở Việt Nam trường hợp đầu tiên nhiễm G spinigerum ở người được được Lê Văn Hòa ghi nhận vào năm
1965 trên em bé 4 tuổi ở Tây Ninh Từ năm 1999 đến 2004 bằng kỹ thuật ELISA, Lê Thị Xuân đã tổng kết được 654 ca nhiễm G spinigerum ở TP Hồ Chí Minh Đa số bệnh nhân có hiệu giá kháng thể 1/400 trở lên.
7.6 BỆNH GIUN THỰC QUẢN CHÓ DO SPIROCERCA LUPI (Spirocercosis)
Do loài giun Spirocerca lupi (Rudolphi, 1809) thuộc bộ phụ Spirurata, họ Thelaziidae gây ra Chúng ký sinh trong các khối u thực quản, dạ dày và động mạch chủ. a Hình thái
Giun còn sống có màu đỏ, miệng nhỏ hình 6 cạnh Thực quản kép Phần trước là cơ, ngắn; phần sau là tuyến, dài Con đực dài 3,0– 5,4 cm có hai gai giao hợp không bằng nhau, gai phải dài 0,47-0,75 mm và gai trái 2,5–2,8 mm Con cái dài 5,0–8,0 cm Âm hộ nằm trước thân gần cuối thực quản Trứng rất nhỏ kích thước 35–37 x 10–15 μm bên trong có chứa ấu trùng b Vòng đời
BỆNH GIUN TIM DO DIROFILARIA IMMITIS (Dirofilariasis)
Dirofilaria immitis (Leidy, 1856) (đồng nghĩa Filaria immitis) thường ký sinh ở động mạch phổi và tâm thất phải của chó, mèo a Hình thái
Giun mảnh và dài, màu trắng như sợi chỉ Con đực 120–180 mm đuôi cong hình xoắn ốc, hai gai giao hợp dài không bằng nhau Gai trái dài 0,324–0,327 mm, gai phải 0,19–0,23 mm Con cái dài 250–300 mm Âm hộ cách đầu 1,6–2,8 mm Giun đẻ ra ấu trùng Ấu trùng
Microfilaria dài 313 μm và có vỏ bọc bên ngoài
Hình 7.17 Ấu trùng giun tim; A ấu trùng 1; B ấu trùng 3 b Vòng đời
Cần có sự tham gia của ký chủ trung gian là các loài muỗi thuộc các giống Anopheles,
Myzorhynchus, Culex, Aedes Muỗi hút máu hút cả ấu trùng Microfilaria vào ống malpighi sau 10 ngày trở thành ấu trùng cảm nhiễm (ấu trùng 3), ở xứ lạnh có thể kéo dài 15-17 ngày Sau đó ấu trùng 3 xâm nhập qua xoang bụng, xoang ngực rồi chuyển lên vòi của muỗi. Khi muỗi hút máu gia súc, ấu trùng 3 xâm nhập vào mô dưới da lột xác thành ấu trùng 4 rồi di chuyển về ngực xâm nhập vào tĩnh mạch rồi về tim và động mạch phổi sau 3-4 tháng Sau đó phát triển thành giun trưởng thành trong tim mất khoảng từ 6-7 tháng Giun có thể sống trong cơ thể chó từ 3–5 năm Mỗi giun cái có thể đẻ 5000 ấu trùng/ngày Ấu trùng có thể sống đến2,5 năm
Hình 7.18 Vòng đời Dirofilaria immitis
Chó, chó sói, cáo đều bị nhiễm Dirofilaria immitis Tỷ lệ nhiễm tăng theo tuổi chó, chó trên 2 năm tuổi tỉ lệ nhiễm rất cao (70%) (Lê Hữu Khương, 2005) Chó mẹ có thể truyền ấu trùng 1 cho chó con nhưng không thể phát triển thành giun trưởng thành
Sự lây nhiễm Dirofilaria immitis nhất thiết phải qua ký chủ trung gian là các loài muỗi hút máu Nhiệt độ nóng ẩm trong mùa hè và mùa thu là điều kiện thuận lợi cho ký chủ trung gian phát triển. Ấu trùng ở trong máu chó và thường xuất hiện có tính chu kỳ tùy vào từng vùng địa lý. Ở Mỹ, Microfilaria thường giảm trong máu lúc 11 giờ trưa và nhiều nhất lúc 4 h 30 chiều Ở Pháp, thấp nhất lúc 8 giờ sáng và nhiều nhất lúc 8 giờ tối Ở Trung Quốc, thấp nhất lúc 6 giờ sáng và cao nhất lúc 6 giờ tối Ở Việt Nam, các tỉnh miền Tây Nam Bộ có tỉ lệ nhiễm giun tim ở chó cao nhất rồi đến các tỉnh miền Đông Khu vục miền Trung và Cao Nguyên tỉ lệ nhiễm rất thấp.
Khi nhiễm nặng (trên 50 giun) chó khó thở, hay nằm, ít vận động, ho, lâu ngày gây thiếu máu, viêm thận do Microfilaria và phức hợp kháng nguyên-kháng thể Giun trưởng thành làm cản trở lưu thông máu, hở van tim và rối loạn hoạt động của tim Tim tăng cường hoạt động để bù đắp lượng oxy cần thiết cho cơ thể, lâu ngày gây giãn cơ tim, tim lớn và suy tim Gan bị ứ huyết gây ra phù thủng Giun ký sinh gây viêm nội tâm mạc Ấu trùng trong máu nhiều cũng gây tắc mao quản cùng với tiểu cầu tạo thành những sợi huyết gây hẹp mao quản Các chất bài tiết của giun làm chó trúng độc Khi giun chết sẽ phân hủy trong máu và gây độc cho chó Chó có thể chết đột ngột
- Xét nghiệm ấu trùng trong máu:
Lấy máu xem tươi hoặc phết kính nhuộm giemsa
+ Xét nghiệm máu tìm ấu trùng theo phương pháp tập trung Lấy 5–10 ml máu cho vào ống nghiệm, cho thêm một ít dung dịch chống đông máu Để yên trong phòng 30 phút hoặc ly tâm trong vòng vài phút Dưới đáy ống nghiệm là hồng cầu bạch cầu, lớp trên là huyết thanh, còn Microfilaria thường nằm ở giữa hồng cầu bạch cầu và huyết thanh Dùng pipet hút nhẹ lớp dung dịch ở giữa hồng cầu bạch cầu và huyết thanh nhỏ lên lam để kiểm tra Phân biệt với ấu trùng Dipetalonema đầu thường tù, đuôi nhọn đôi khi có núm gai, chuyển động tiến thẳng về phía trước Kích thước nhỏ hơn 300 m Ấu trùng của Dirofilaria đầu thon, đuôi thẳng chuyển động ngoe nguẩy Kích thước lớn hơn 0,300 mm, phía ngoài ấu trùng có màng bọc + Lấy máu 1 phần cộng 9 phần formol, ly tâm sau đó cho thêm Xanh metylen quan sát dưới kính hiển vi tìm ấu trùng (kỹ thuật Knott)
- Chẩn đoán huyết thanh học
+ Sử dụng các loại Kit chẩn đoán nhanh đã bán trên thị trường để chẩn đoán
+ Kỹ thuật RAST (Radio allergosorbent Test) cho kết quả nhạy hơn ELISA
5 Điều trị Đối với bệnh giun tim khi điều trị cần chú ý những tai biến sau khi điều trị do giun chết gây tắc mạch, làm trúng độc gia súc và gây các biến chứng khác Chỉ nên điều trị khi nhiễm ít giun (dưới 5 con) Các loại thuốc có thể dùng:
+Ivermectine liều 0,1–0,4 mg/kg P tiêm bắp cho chó
+Milbemycine 0,5 mg/kg P tiêm bắp
Khi điều trị cần chú ý trợ sức chó và đề phòng tai biến:
- Chó có dấu hiệu hô hấp kém do giun chui vào phổi, sử dụng Ephedrin 1-2mg/kg P.
- Tăng cường giải độc cho gan, thận bằng hepatol 2ml/1l nước.
- Cho chó ăn nhạt và ăn thức ăn ít đạm.
- Diệt muỗi và ký chủ trung gian hút máu Phòng chống muỗi đốt chó bằng kem hoặc các thuốc bôi thoa
- Thường xuyên dùng thuốc phòng bệnh:
Chương trình phòng giun tim nên bắt đầu từ lúc chó được 6-8 tuần tuổi Chó trên 6 tháng tuổi nên thử Microfilaria trước khi thực hiện quy trình phòng vì việc dùng thuốc phòng có thể gây ra những phản ứng quá mẫn nghiêm trọng và chết chó
Các thuốc có thể cho uống là: Ivermectin 6-12 μg/ kg P, Milbemicin 0,5-0,9 mg/kg P, Moxidectin 3 μg/ kg P được dùng 1 tháng/1 lần
Người có thể nhiễm ấu trùng do muỗi đốt nhưng người không phải là ký chủ cuối cùng nên giun không thể phát triển đến dạng trưởng thành Ấu trùng có thể tạo những u nhỏ ở dưới da vùng ngực hay trong phổi Bệnh nhân cũng có thể có triệu chứng sốt, ho, tăng bạch cầu ái toan.
BỆNH GHẺ Ở CHÓ MÈO
Bệnh ghẻ ở chó mèo do các loài ghẻ sau gây ra:
- Sarcoptes scabiei canis ký sinh trên chó.
- Notoedres cati ký sinh trên chó mèo.
- Otodectes cynotis ký sinh ở mèo, cáo, thỏ. a Hình thái
Ghẻ Sarcoptes scabiei canis, cơ thể hình bầu dục Con đực dài 0,20-0,35 mm, con cái dài 0,35-0,50 mm Màu xám bóng hoặc vàng nhạt Mặt lưng có nhiều vân ngang, giữa các vân có nhiều tơ, gai và vẩy tam giác với mũi nhọn hướng về phía sau Đầu giả ngắn, hình bầu dục, có một đôi xúc biện và một đôi kìm, không có mắt Con trưởng thành có 8 chân, 2 đôi chân trước nằm hẳn về phía trước, 2 đôi chân sau nằm ở phía sau thân Chân ngắn và thô, có giác bám hình chuông với ống cán dài ở đôi chân thứ I và II của con cái, còn ở con đực là đôi chân thứ I, II và IV Chân có nhiều tơ rất dài.
Hình 7.19 Sarcoptes scabiei canis; Notoedres cati; Otodectes cynotis
Ghẻ Notoedres cati Ghẻ có hình bầu dục gồm 4 đôi chân, hai đôi chân sau rất ngắn Con cái có giác bàn chân ở đôi 1 và đôi 2 Con đực có giác bàn chân ở đôi 1,2,3,4.
Otodectes cynotis (Hering, 1838) gần giống hình dạng ghẻ Psoroptes Kích thước 0,45 mm Con cái có giác bàn chân ở đôi 1 và đôi hai Con đực có giác bàn chân ở cả 4 đôi Đôi chân thứ tư nhỏ hơn ở con cái. b Vòng đời
Sarcoptes scabiei canis xâm nhập và đào hang ở dưới lớp biểu bì của da Sau khi giao phối trên bề mặt da, con cái bắt đầu đào hang và đẻ trứng trong các rãnh Mỗi con cái đẻ trung bình từ 40-60 trứng trong cả đời mình Trứng nở thành ấu trùng 6 chân Ít lâu sau ấu trùng biến thái thành thiếu trùng 8 chân Thiếu trùng tiếp tục phát triển thành con trưởng thành. Trong điều kiện thích hợp, để hoàn thành vòng đời từ trứng đến con trưởng thành thì mất khoảng 17-21 ngày.
Ghẻ Notoedres cati, Otodectes cynotis có chu kỳ phát triển giống Sarcoptes scabiei canis.
Hình 7.20 Vòng đời của Sarcoptes scabiei canis
Bệnh ghẻ Sarcoptes ở chó được lây truyền qua tiếp xúc giữa chó bệnh với chó lành hoặc qua dụng cụ chăn nuôi Bệnh phổ biến ở khắp mọi nơi Bệnh không chỉ làm cho chó ngứa ngáy khó chịu, rụng lông, gầy yếu, mà còn có thể làm chó suy kiệt và chết nếu bệnh nặng. Đồng thời người có thể bị lây ghẻ Sarcoptes scabiei canis khi tiếp xúc trực tiếp với chó bệnh hoặc qua các dụng cụ, đồ vật bị nhiễm ghẻ (ghẻ có thể sống được dưới 15 ngày ở môi trường bên ngoài) gây nên viêm đỏ, mẩn ngứa trên da (theo Nguyễn Phước Tương, 2000).
Bệnh thường xảy ra trước ở những chỗ da mỏng ít lông như bụng, nách, bẹn, tai, mặt. Sau đó bệnh lan rộng ra toàn thân.
Chó luôn ngứa ngáy, khó chịu phải cọ gãi hay cắn gặm vào chỗ ngứa (do con ghẻ dùng kìm đào hang và độc tố trong nước bọt của chúng kích thích các đầu mút của dây thần kinh gây ngứa) Ngứa nhiều là một triệu chứng đặc trưng của bệnh ghẻ ngầm Những chỗ ngứa thường có mụn nước, khi chó cào gãi làm mụn bật ra, tương dịch chảy ra cùng với máu và các mảnh thượng bì khô lại đóng thành vẩy nâu nhạt.
Chó bị rụng lông từng đám, dần dần lan rộng ra xung quanh Nếu không chữa trị, sau 5 -
6 tháng da hoàn toàn bị trụi lông, đóng vẩy, dầy và nhăn nheo.
Ghẻ Notoedres cati thường ký sinh ở tai, lưng, cổ có khi lan rộng tới mặt, chân và chân sau. Khi bị ghẻ Otodectes cynotis gia súc hay cào gãi hay chà xát tai vào vách chuồng, vách nhà, hay lắc đầu, tai có màu nâu tối Ống tai bị loét với những mụn nhỏ và dịch nhờn.
Căn cứ vào tình hình dịch tễ, các dấu hiệu nghi ngờ như ngứa dữ dội, da đóng vẩy và rụng lông…
Tiến hành kiểm tra cái ghẻ bằng cách cạo da ở những vùng tiếp giáp giữa da lành với da bệnh, rồi ngâm 2 giờ trong KOH 10% , sau đó đem ly tâm lấy cặn soi kính hiển vi tìm mẫu ghẻ.
Các loại thuốc thường sử dụng:
- Dung dịch Dimethyl phtalate (DEP) 50% (pha với cồn) dùng bôi lên da.
- Tiêm dưới da Ivermectin liều 0,3-0,4 mg/kgP.
- Ichthion 30-50% bôi hoặc rửa cho chó.
- Các loại thuốc tắm cho chó gồm: Benzyl benzoate 12-30%; Permethrin, Cypermithrin, Amitraz, Dimethyl phthalate…
Khi điều trị bệnh ghẻ cho chó cần lưu ý:
- Cắt lông, cạo các mụn và tắm sạch trước khi bôi thuốc.
- Tránh không để cái ghẻ vung vãi ra xung quanh.
- Cần chữa tiếp lần thứ hai, thứ ba để cái ghẻ chết hết.
- Chữa thí nghiệm trước khi chữa diện rộng.
- Chăm sóc và nuôi dưỡng đầy đủ.
- Sau khi chữa, làm vệ sinh sát trùng chuồng nuôi, đệm nằm và các dụng cụ có liên quan.
- Bổ sung thêm: vitamin A, B1, B12, B complex, thuốc kháng sinh,… để trị viêm nhiễm kế phát.
BỆNH MÒ BAO LÔNG Ở CHÓ DO DEMODEX CANIS (Demodicosis)
Bệnh do Demodex canis ký sinh ở tuyến nhờn (nang bao lông) của chó gây nên.
Demodex canis thuộc họ Demodecidae, phân bộ mò Trombidiformes. a Hình thái
Những loài thuộc họ Demodecidae thường có màu nâu đỏ hay xám Demodex canis cơ thể nhỏ, hơi dài, không có lông Cơ thể chia làm 3 phần: đầu, ngực và bụng. Đầu ngắn hình móng ngựa, có 1 đôi xúc biện, một đôi kìm và một tấm dưới miệng Xúc biện có 3 đốt, đốt cuối có 4 - 5 tơ hình que Ngực có bốn đôi chân rất ngắn, tù, tiêu giảm giống như hình mấu Bụng dài, trên lưng và bụng có những vệt lằn ngang.
Con đực có chiều dài (0,220 - 0,045 mm), gai giao cấu nhô lên trên mặt lưng ở phần ngực, lỗ sinh dục thực của con đực ở trên khoảng cách giữa cặp chân thứ nhất và cặp chân thứ hai.Con cái có chiều dài (0,180 - 0,045 mm), âm đạo ở mặt bụng vào chính giữa thân kể từ gốc của đôi chân IV lùi xuống phía dưới phần bụng Trứng hình bầu dục, kích thước 0,07-0,09 mm.
Hình 7.21 Demodex b Chu kỳ phát triển
Toàn bộ vòng đời của Demodex canis đều phát dục trên cơ thể chó và trải qua 5 giai đoạn: trứng - ấu trùng - tiền thiếu trùng (ProtoNymph) - thiếu trùng và trưởng thành.
Hình 7.22 Vòng đời của Demodex Lúc đầu Demodex canis ký sinh ở phần vỏ bọc của thân lông, sau đó nó chui xuống phần vỏ bọc gốc lông rồi chui sâu xuống đáy của gốc lông, đôi khi cũng có nhưng ít thấy ở tuyến mỡ của phần tổ chức dưới da chó, sau này bệnh phát triển nặng Demodex canis có nhiều trong các ổ mủ ở lớp tổ chức dưới da chó
Con trưởng thành tiến hành giao phối, quá trình này được thực hiện trong các bao lông. Sau khi giao phối con cái đẻ nhiều trứng dài (0,090 x 0,025mm) Trứng nở thành ấu trùng. Giai đoạn ấu trùng có 3 đôi chân Ấu trùng lột xác thành tiền thiếu trùng có 3 đôi chân, tiền thiếu trùng lột xác thành thiếu trùng có 4 đôi chân, mỗi chân có 5 đốt Sau cùng thiếu trùng lột xác thành Demodex canis trưởng thành Thời gian hoàn thành vòng đời là 20-35 ngày. c Sức đề kháng
Demodex canis có sức sống rất dai, rời khỏi chó ra trong điều kiện ngoại cảnh thuận lợi, có độ ẩm còn sống 5-7 ngày Demodex canis trong mảnh da chó giữ ở điều kiện ẩm trong tự nhiên sống được tới 5-7 ngày, ở điều kiện ẩm và lạnh trong phòng thí nghiệm sống được tới
21 ngày Demodex mất khả năng xâm nhiễm vào nang lông khi không có ký chủ trong một thời gian ngắn.
2 Đặc điểm dịch tễ a Động vật cẩm nhiễm
Bệnh có thể thấy ở chó ở vài ngày đầu tiên sau khi sinh, sau đó tỷ lệ nhiễm cao dần do chó non tiếp xúc trực tiếp với chó già Demodex canis ký sinh ở màng bọc xung quanh ở lông hoặc trong tuyến mỡ, ở phần đáy của tầng hạ bì tiếp giáp với tầng tổ chức dưới da của chó, ký sinh ở tuyến nhóm bao lông của chó và người Ngoài ký sinh ở tuyến nhờn và nang bao lông
Demodex canis còn được tìm thấy ở nốt bạch huyết, lá lách, thận, nước tiểu, phân, ruột non và máu, theo Koutz (1957) b Đường lây truyền
Chó lành khi tiếp xúc với chó nhiễm Demodex canis hoặc tiếp xúc với vật liệu như nhà cửa, đệm nằm, bàn chải, lông, đã bị ô nhiễm mầm bệnh thì sẽ bị trực tiếp hoặc gián tiếp lây bệnh Trên thân mình chó mạnh khỏe bình thường vẫn có mầm bệnh Demodex canis cái tồn tại nhưng chó chưa phát thành bệnh mà chỉ khi trên lớp da ngoài của thân mình chó bị tổn thương, viêm tấy sưng mủ là cơ hội tốt để Demodex canis xâm nhập và gây bệnh. c Điều kiện gây bệnh
Những điều kiện cho loại bệnh này phát ra rõ rệt là: ở chó con, chó lông ngắn, thể trạng, dinh dưỡng kém, sức đề kháng yếu suy nhược vì bệnh tật nhất là trạng thái chó bị nhiễm bệnh Carre, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng kém, tắm rửa cho chó bằng nước xà phòng có nhiều chất kiềm làm giảm sức đề kháng bệnh tật của lớp da ngoài hoặc là điều trị bệnh ngoài da, bệnh nội khoa cho chó bằng những loại thuốc hoặc cách điều trị thuốc không đúng quy cách.
Mò Demodex canis chui vào trong túi ở gốc bao lông và tuyến mỡ dưới lớp da, gây thành trạng thái viêm nhiễm mãn tính, dẫn tới hiện tượng tăng sinh dầy cộm lên của tầng biểu bì và tầng bì của tổ chức da và gây nên hiện tượng rụng lông.
Sau này bệnh kế phát do vi trùng sinh mủ (Staphylococcus) gây nên sẽ dẫn tới hiện tượng có mụn mủ đặc, nếu nhiều sẽ gộp lại mà gây thành các ổ mủ áp xe.
Bệnh lây lan rộng khắp toàn thân là do các Demodex canis sinh sôi nảy nở ra nhiều và đi khắp nơi trên cơ thể chó Bệnh lâu ngày sẽ trở nên trầm trọng chữa chạy không kịp thời sẽ dẫn tới suy kiệt và nhiễm độc máu toàn thân mà chết.
4 Triệu chứng bệnh tích Ở vị trí Demodex canis ký sinh xuất hiện những ban đỏ và vẩy, có thể có dịch rỉ viêm, huyết tương Nếu không điều trị lâu ngày sẽ có mủ, máu và có mùi hôi
Có thể chia bệnh Demodex canis thành 2 loại:
Bệnh dạng khô: bệnh ở thể nhẹ khi mới phát ra thường thấy có bệnh tích rõ rệt ở lớp da trên trán, mí mắt, bốn chân có biểu hiện rụng lông, da dầy cộm thành màu đỏ sẫm, chó bệnh thường hay đưa chân lên gãi ở những chỗ có bệnh tích này
Bệnh dạng mủ: biểu hiện có những mụn mủ sưng mọng, đặc quánh màu vàng xám do các vi trùng sinh mủ ngoài da kế phát xâm nhập vào Tại các vùng bệnh tích này có biểu hiện rụng lông, da nhăn nheo, lâu ngày các tổ chức chết cùng với thể dịch lâm ba tiết ra, tạo thành các vẩy khô cứng dầy cộm.
VE CHÓ
Thường gặp phổ biến trên chó là ve Rhipicephalus sanguineus Latreille, 1804 thuộc họ
Ve hình quả lê, khi đói, cơ thể ve dẹp theo hướng lưng bụng Bên ngoài cơ thể ve được phủ một lớp vỏ cuticun (thành phần gồm: protid, kitin, polysaccarid và chất vôi) Một số chỗ của lớp vỏ cuticun phát triển thành tấm mai, gai, cựa…, làm cho cơ thể trở nên vững chắc, có chức năng như một bộ xương ngoài Cơ thể ve chia làm 2 phần: đầu giả và thân có mang chân
+ Đầu giả: ngắn, gốc đầu hình 6 cạnh tấm dưới miệng hình chùy, đỉnh tròn hẹp, giữa phình rộng, gốc hẹp và một đôi xúc biện ngắn, to.
+ Thân: Mặt lưng có tấm mai cứng, có mắt Bốn đôi chân dài, khỏe Các háng đều có hai cựa. Đặc điểm Ve đực Ve cái
Màu sắc Nâu Nâu xẫm, vàng hoặc xám vàng.
Kích thước Dài 2,6-3,75 mm, rộng 1,25-1,70 mm Dài 3,3-11 mm, rộng 1,7-7 mm
Gốc đầu 2 góc bên nhọn và nhô hẳn ra ngoài 2 góc bên nhọn và rộng hơn.
Công thức răng 3/3, mỗi hàng dọc có 11-13 răng 3/3, mỗi hàng dọc có 10-12 răng
Mai lưng Phủ toàn thân Phủ một phần ba phía trước thân
Mắt Ở khoảng một phần ba phía trước mai, không có hốc mắt.
Nằm ở giữa mai hay ngang với mức háng II.
Mặt bụng Ngang háng IV có 2 tấm cạnh hậu môn hình tam giác
Tấm thở Hình dấu phẩy dài Hình dấu phẩy cụt
Hình 7.23 Ve đực (trái), Ve cái (phải): 1 Mặt lưng thân, 2 Mặt bụng thân, 3 Mặt lưng đầu giả, 4 Mặt bụng đầu giả 5 Háng và đốt chuyển I – IV, 7 Bàn chân, 8 Tấm thở.
Rhipicephalus sanguineus là loài ve 3 ký chủ, có sức sinh sản khá lớn Chu kỳ phát triển của ve qua 4 giai đoạn: trứng, ấu trùng 6 chân (six-legged Larvae), thiếu trùng 8 chân (eight- legged Nymph) và giai đoạn trưởng thành.
Con cái trong lúc hút máu ký chủ, giao phối với con đực Sau khi hút no máu, ve rời ký chủ, rơi xuống đất rồi bắt đầu đẻ trứng (ve tìm những nơi có nhiệt độ, độ ẩm thích hợp và không có ánh sáng chiếu trực tiếp) Trứng được bao phủ một lớp dịch để bảo vệ Trứng nở ra ấu trùng, ấu trùng cần phải hút máu ký chủ từ 2-4 ngày để tiếp tục phát triển Mỗi giai đoạn phát triển là sau khi ve hút no máu lại rời ký chủ, biến thái trên mặt đất, rồi tìm ký chủ mới. Thời gian phát triển của các kỳ như sau:
Bữa ăn ve cái: 6-51 ngày
Bữa ăn của ấu trùng: 2-4 (6) ngày
Biến thái của ấu trùng: 5-23 ngày
Nhịn đói của ấu trùng: > 8 tháng rưỡi
Bữa ăn của thiếu trùng: 4-9 ngày
Biến thái của thiếu trùng: 11-73 ngày
Nhịn đói của thiếu trùng: > 6 tháng
Nhịn đói của ve trưởng thành: > 19 tháng
Thời gian hút máu của Rhipicephalus sanguineus phụ thuộc vào nhiệt độ và loài ký chủ. Mỗi ve có thể hút no đến 0,5 ml máu Ở 30 o C toàn bộ vòng đời mất trung bình là 63 ngày (theo Phan Trọng Cung, 1977).
3 Phân bố và tác hại Đây là một loài ve phân bố rộng, có mặt ở hầu khắp các nước trên thế giới Ở nước ta, ve xuất hiện ở cả 3 miền Ký chủ chính của ve là chó, ngoài ra cũng gặp ở mèo, trâu, bò, lợn và một số động vật hoang dã như thỏ rừng, nhím… thậm chí ve cũng đốt và hút máu cả người.
Ve hút máu gây ngứa ngáy, khó chịu, chó gầy còm, bỏ ăn và có thể bị vi khuẩn kế phát từ các vết hút máu.
Ve tác động cơ học lên chó bằng cách bám vào da, đâm thủng da Ve tác động như một vật lạ và gây quá trình viêm, cấp tính, thứ cấp tính hay mãn tính.
Rhipicephalus sanguineus ngoài việc ký sinh hút máu của chó, còn là một vật trung gian truyền các mầm bệnh: Babesia canis, Piroplasma canis, Rickettsia canis, Leucocytogragarina canis,… ở chó Thêm vào đó, loài ve này còn là ký chủ trung gian của giun chỉ
(Dipetalonema grassi, Dipetalonema reconditum, Dirofilaria immitis) ký sinh ở chó Nguy hiểm hơn, chúng còn lan truyền các bệnh Rickettsiosis, Spirokettosis (xoắn trùng) cho người (theo Phan Trọng Cung và ctv, 1977).
- Bảo vệ chó không cho ve hút máu: ve không hút được máu sẽ giảm mức độ sinh sản, giảm dần số lượng Quản lý chó chặt chẽ, không thả rông chó, tắm chải cho chó thường xuyên, có thể sử dụng vòng đeo cổ tẩm thuốc.
- Tiêu diệt nơi sinh sản của ve bằng cách phát quang các bụi rậm, dọn sạch rác xung quanh nơi nhốt chó
- Diệt ve trên chó nuôi bằng các hóa chất: Permethrin, Pyrethroid, Carbaryl, Fenthion,Amitraz, Ivermectin
BỌ CHÉT Ở CHÓ MÈO
Trong bộ Bọ chét (Siphonaptera) có khoảng 2000 loài, 200 giống và 17 họ Có 2 họ liên quan đến chăn nuôi thú y Bọ chét ký sinh trên cơ thể gia súc, gia cầm và người Mỗi một loài động vật có một loại bọ chét riêng biệt Chúng hút máu, gây khó chịu và truyền các vi khuẩn, virus cho gia súc và người
Các loài phổ biến ở chó mèo:
- Ctenocephalides canis, C felis ký sinh ở chó, mèo
- Pulex irritans ký sinh chính ở người và chó, mèo
Bọ chét dài 1,5 – 4 mm, có màu vàng nâu hoặc nâu đen, cơ thể dẹp 2 bên Không có mắt kép, có mắt đơn Đầu nhỏ tròn hay gãy góc Có phần phụ miệng kiểu chích hút Đầu có 2 râu, mỗi cái có 3 đốt Đầu có mang những hàng gai nhọn sậm màu ở bờ trước và sau gọi là lược (ctenidium), đây là đặc điểm để phân loại Ctenocephalides canis, C felis có 2 lược, đầu trơn.
Pulex irritans không có lược Ngực gồm 3 đốt có mang 3 đôi chân, đôi thứ 3 rất to và khỏe, không có cánh Bụng gồm 8 – 10 đốt
Bọ chét trưởng thành ký sinh và hút máu từ 1 – 12 lần trong ngày Số lần hút máu thay đổi tùy từng loài bọ chét, tùy từng loài gia súc và tùy thuộc nhiệt độ môi trường Khi hút máu no bọ chét sẽ đẻ trứng.
Trứng được đẻ ra từng đợt ở da động vật hoặc ở đất chung quanh chỗ ở của gia súc, mỗi lần đẻ khoảng 20 trứng Mỗi bọ chét cái đẻ được 400 – 800 trứng Trứng có hình oval dài 0,3 – 0,5 mm, có màu trắng Sau 2 ngày đến 16 ngày trứng nở thành ấu trùng tùy thuộc điều kiện môi trường Ấu trùng có 10 đốt, hình dạng giống con sâu Mỗi đốt có nhiều lông tơ Có 3 giai đoạn ấu trùng Mỗi giai đoạn kéo dài 2 – 6 ngày Ấu trùng ăn máu khô, chất hữu cơ, những chất thải ra từ bọ chét trưởng thành.
Giai đoạn cuối, ấu trùng tạo kén bao bọc tạo thành nhộng rồi thành bọ chét trưởng thành.
Trong điều kiện thích hợp, toàn bộ vòng đời khoảng 3 tuần Ở nhiệt độ thấp, có thể kéo dài đến 2 năm Bọ chét có thể sống được 1 – 2 năm Bọ chét thường chọn những ký chủ thích hợp Chúng có thể nhịn đói đến 6 tháng.
Ctenocephalides có thể nhịn đói 2 tháng Khi thiếu ký chủ thích hợp chúng sẽ hút máu ký chủ khác kể cả người Đây là nguy cơ phát tán nhiều loại mầm bệnh
Bọ chét trưởng thành ký sinh và hút máu từ 1 – 12 lần trong ngày Số lần hút máu thay đổi tùy từng loài bọ chét, tùy từng loài gia súc và tùy thuộc nhiệt độ môi trường
Khi hút máu bọ chét gây ngứa, viêm da, rụng lông làm cho vật luôn cào gãi Nước bọt của bọ chét có tác dụng như một hapten (bán kháng nguyên) kết hợp với collagen của da ký chủ tạo thành chất gây dị ứng Nước bọt của bọ chét có tác dụng chống đông máu, tăng bạch cầu ái toan, tăng kháng thể IgE và bạch cầu lym phô
Bọ chét còn là ký chủ trung gian truyền các mầm bệnh như: Sán dây chó Dipylidium caninum, giun chỉ Dipetalonema reconditum, truyền Rickkettsia moseri, sốt phát ban ở chuột
Hình 7.25 Vòng đời của bọ chét và người do Nosopsylla fasiatus, Yersinia pseudotuberculosis, dịch hạch Yersinia pestis (Pasteurella pestis)
Loài Xenopsylla cheopis (ký sinh ở chuột) đóng vai trò quan trọng nhất, kế đến là các loài Pulex irritan, Xenopsylla brazilensis, X astia, Nosopsyllus fascitus Vi khuẩn dịch hạch vào tiền dạ dày của bọ chét Xenopsylla, chúng tăng sinh rất nhanh làm tắc nghẽn dạ dày, bọ chét luôn bị đói và sẽ tìm ký chủ khác để hút máu, trong đó có người Khi hút máu vi khuẩn trong trong dạ dày trào ra vết thương
Vào thế kỷ thứ VI dịch hạch xảy ra ở quanh Địa Trung Hải, Ai Cập, Ý, Thái Lan và một số nước Chõu Phi kộo dài 60 năm làm chết 100 triệu người chiếm ẵ dõn số trờn thế giới Vào thế kỷ 14 (1348 – 1350), dịch hạch xảy ra ở Chõu Âu làm chết ẳ dõn số Chõu Âu Thế kỷ 19
(1855) dịch xảy ra ở Vân Nam (Trung Quốc) Sau lan sang Quảng Đông, Hồng Kông, Bắc Âu, Châu Mỹ, Châu Phi.
- Để trị dị ứng ở các vết cắn của bọ chét có thể sử dụng Corticosteroid
- Để diệt bọ chét, có thể sử dụng các loại thuốc để bôi, phun xịt, tắm hoặc đeo vòng cổ như phospho hữu cơ, Pyrethrin, Carbamate, Phosmet, Methoprene, Tetrachlorvinphos, Amitraz, Fipronil Nitenpyram dạng viên cho uống có tác dụng diệt bọ chét trưởng thành rất nhanh Mỗi tháng nên thay đổi một lần.
- Chất ức chế: trộn vào thức ăn hoặc cho uống các dẫn xuất của Benzoylurea, Lufenuron Chất này sẽ truyền qua trứng và ức chế hình thành lớp Chitin của ấu trùng Các chất ức chế sự tăng trưởng như Methoprene có thể dùng phun xịt Thuốc ngăn chặn không cho nhộng phát triển thành trưởng thành
- Một vài chất mới được sử dụng gần đây như Imidacloprid, Selamectin được dùng nhỏ trên da chó mèo để trị bọ chét rất hiệu quả
Ngoài ra cần phải phun xịt ở chuồng nuôi, nơi bọ chét có thể ẩn núp, sinh sản bằng các loại hóa chất nói trên để diệt các giai đoạn phát triển của bọ chét ở môi trường ngoài.
BỆNH KÝ SINH TRÙNG Ở GIA CẦM
BỆNH SÁN LÁ RUỘT GIA CẦM DO ECHINOSTOMATIDAE (Echinostomatidosis)
Do nhiều loài sán lá thuộc họ Echinostomatidae ký sinh ở ruột non, ruột già, manh tràng của gà, vịt, ngỗng, bồ câu và một số loài chim hoang dại Trong họ này có các giống và loài quan trọng sau:
- Echinostoma revolutum ký sinh ở gia cầm và thuỷ cầm (vịt, ngỗng, gà, gà tây) ngoài ra còn ký sinh ở lợn và chó Đây là loài phổ biến, gây nhiều thiệt hại cho gia cầm. a Hình thái
Echinostoma revolutum (Frohlich, 1802) dài 6,8-20 mm, có màu đỏ nhạt, đoạn trước dẹt có chỗ thu lại thành vành cổ, trên vành cổ có 37 gai gồm hai dãy có 27 gai và hai bên mỗi bên có 5 gai Giác bụng lớn hơn giác miệng Tinh hoàn hình bầu dục hay hình khối tròn xếp sau thân Buồng trứng hình tròn hay hình bầu dục nằm sau giác bụng và trên tinh hoàn Tuyến noãn hoàng dày đặc nằm hai bên thân Trứng hình bầu dục một đầu có nắp trứng, kích thước 0,09–0,126 x 0,059 – 0,071 mm, màu vàng nhạt
Hình 8.1 Đầu, sán trưởng thành và trứng Echinostoma revolutum b Vòng đời
Có sự tham gia của các ký chủ trung gian là các ốc nước ngọt thuộc các giống Lymnaea,
Segmentina, Planorbis, Radix, Helisoma, Stagnicola, loài Physa paludina, Galba palustris.
Ký chủ trung gian thứ hai là các loại ốc trên hoặc các ốc Vivipara vivipara, Sphaerium coeneum, Corbicola producta, ấu trùng của lớp lưỡng thê nòng nọc Rana temporaria
Hình 8.2 Vòng đời của Echinostoma Sán trưởng thành ký sinh ở ruột ký chủ, thường xuyên thải trứng theo phân ra ngoài Khi gặp điều kiện thích hợp, sau 12-17 ngày, Miracidium được hình thành, thoát vỏ ra ngoài và bơi tự do trong nước khoảng vài giờ Nếu gặp ký chủ trung gian thích hợp, Miracidium sẽ xâm nhập vào ký chủ trung gian Tiếp tục biến đổi thành Sporocyst Bằng sinh sản vô tính,
Sporocyst sinh ra nhiều Redia Redia lại sinh ra nhiều Cercaria, Cercaria chui ra khỏi ký chủ trung gian, bơi lội tự do trong nước khoảng 10-12 giờ Trong thời gian này nếu gặp ký chủ bổ sung là những loài ốc nước ngọt và nòng nọc, Cercaria tiếp tục xâm nhập vào cơ thể chúng, sau đó rụng đuôi, tạo vỏ bọc xung quanh và biến thành Metacercaria Những Cercaria không gặp được ký chủ bổ sung sẽ chết.
Gia cầm ăn phải ký chủ trung gian thứ hai có Metacercaria hoặc nuốt phải
Metacercaria do nhuyễn thể thải ra sẽ nhiễm sán Sau khi xâm nhập vào ký chủ cuối cùng, Metacercaria phát triển thành sán trưởng thành sau 2 tuần (10-20 ngày).
2 Dịch tễ Ở nước ta bệnh thấy ở khắp các vùng Gia cầm bị nhiễm rất nhiều, bệnh phát nặng ở những miền đồng bằng, nơi có nhiều ốc nước ngọt là ký chủ trung gian của sán lá phát triển mạnh Vùng cao nguyên có tỷ lệ nhiễm thấp hơn Bệnh phát quanh năm nhưng gia cầm mắc bệnh thường tăng vào mùa ấm áp, khi nhuyễn thể và nòng nọc phát triển nhiều Cuối thu và đông, nhiệt độ giảm xuống, số lượng nhuyễn thể và nòng nọc giảm đi, gia cầm ít tiếp xúc vói mầm bệnh hơn nên mức độ nhiễm sán cũng giảm.
Gia cầm ở mọi lứa tuổi đều bị nhiễm sán Gia cầm càng lớn thì tỷ lệ nhiễm càng tăng.
Tỷ lệ nhiễm sán lá ở vịt, ngan, ngỗng cao hơn ở gà, do chúng thường bơi lội nên có cơ hội tiếp xúc và ăn ốc, nòng nọc nhiều hơn Nguồn gieo rắc bệnh ra môi trường ngoài không những là gia cầm mà còn do nhiều loài thú và chim hoang.
Metacercaria trong nhuyễn thể, có thể sống qua mùa đông (ở những nhuyễn thể không chết), đến mùa xuân năm sau vẫn có sức gây bệnh.
Giác bám và gai cuticun trên thân sán kích thích niêm mạc ruột, gây viêm chảy máu, viêm cata ở từng vùng ruột.
Khi nhiễm nặng, vật gầy yếu, chậm lớn, lông xù, tách đàn, không tích cực tìm kiếm thức ăn.
Khi mổ khám, ruột non, ruột già, manh tràng có nhiều sán Ruột sưng to, niêm mạc viêm, xuất huyết, chảy máu.
Có thể dựa vào triệu chứng bệnh tích để chẩn đoán hoặc dựa vào dịch tễ Xét nghiệm phân tìm trứng theo phương pháp lắng gạn hoặc mổ khám.
Sử dụng những thuốc sau:
- Fenbendazole 40 mg/kg P, cho uống
- Mebendazole 20-30 mg/kg P, cho uống 7 ngày liền
- Albendazole 50mg/kg P, cho uống 7 ngày liền
- Niclosamide 60 mg/gà cho uống Không dùng cho ngỗng
- Praziquantel 20 - 50 mg/kg P cho uống.
7 Phòng bệnh Định kỳ diệt sạch sán trong cơ thể gia cầm bằng cách tẩy trừ Tiêu diệt trứng sán thải ra ngoài bằng cách ủ phân Diệt ký chủ trung gian, ký chủ bổ sung ở khu vực chăn thả gia cầm. Nuôi riêng gia cầm non với gia cầm trưởng thành Ở những nơi ao hồ có nhiều mầm bệnh, gia cầm non phải được nuôi đến 2-3 tháng tuổi trên những sân khô ráo Không để trại chăn nuôi gia cầm gần ao hồ không an toàn về bệnh Chăm sóc, nuôi dưỡng tốt gia cầm.
8.2 BỆNH SÁN LÁ SINH SẢN GIA CẦM DO PROSTHOGONIMUS SPP.
Do nhiều loài sán lá ký sinh ở ống dẫn trứng, túi Fabricius của gà, vịt, ngỗng và nhiều loại chim hoang Các loài thường gặp: Ở gà: Prosthogonimus cuneatus, P ovatus, P brauni, P furcifer, P ventroporus Ở vịt: P rudolphii, P sinensis, P skrjabini a Hình thái
Prosthogonimus cuneatus (Rudolphi, 1809) có hình quả lê, phía trước thon nhỏ, phía sau phình to, màu hồng nhạt Dài 4,9-16 mm, rộng 2,9-7 mm Giác bụng lớn hơn giác miệng Tinh hoàn hình tròn hay bầu dục nằm đối xứng hai bên thân, sau giác bụng Tuyến noãn hoàng hình chùm nho nằm ngay mép trước giác bụng kéo dài đến qua mép sau tinh hoàn Tử cung là những ống ngoằn ngoèo nằm ở phía cuối thân Trứng nhỏ, vỏ mỏng, kích thước 0,025-0,028 mm x 0,014-0,016 mm ở giữa hơi khuyết
Hình 8.3 Sán Prosthogonimus cuneatus b Vòng đời
Cần có sự tham gia của ký chủ trung gian là các ốc nước ngọt thuộc giống Bithynia,
Gyraulus Ký chủ trung gian thứ hai là các loài chuồn chuồn và ấu trùng chuồn chuồn Libellula, Epicordulia, Leucorhynia, Anax, Sympetrum
Trứng thải ra theo lỗ huyệt cùng phân ra ngoài gặp môi trường nuớc và những điều kiện thích hợp, Miracidium được hình thành sau 8-14 ngày, sau đó xâm nhập vào ốc, về gan tụy của ốc phát triển thành Sporocyst và phát triển trực tiếp thành Cercaria không qua giai đoạn hình thành Redia, ở nhiệt độ 25-27 o C cần 45 ngày Sau đó Cercaria chui ra khỏi ốc xâm nhập vào ấu trùng chuồn chuồn hoặc ấu trùng chuồn chuồn ăn phải và di chuyển đến cơ phát triển thành Metacercaria Gia cầm ăn phải chuồn chuồn sau 2 tuần, sán di chuyển về túi Fabricius phát triển đến dạng trưởng thành rồi vào ống dẫn trứng
Hình 8.4 Vòng đời của Prosthogonimus
Sán ký sinh ở nhiều ký chủ (gà, vịt, ngan, ngỗng) Ngoài ra sán còn ký sinh ở nhiều loài chim hoang dại khác Ở mọi lứa tuổi gia cầm đều nhiễm sán Tuổi gia cầm càng cao tỉ lệ nhiễm càng tăng.
Prosthogonimus phân bố ở nhiều nơi, ở đồng bằng cao hơn ở vùng cao nguyên trung du và miền núi Miền đồng bằng có nhiều ao hồ là điều kiện thuận lợi cho các loài ốc và ấu trùng chuồn chuồn phát triển Trong mùa sinh sản ấu trùng chuồn chuồn thường bò lên bờ hồ ao để lột xác và gia cầm dễ ăn phải chuồn chuồn
Sán dùng hai giác bám, bám chặt vào thành ống dẫn trứng, gây kích thích niêm mạc, phá hủy chức năng tuyến tạo vỏ, làm canxi tiết ra quá nhiều hoặc quá ít Sán còn phá hủy chức năng tuyến Albumin, làm Albumin tiết ra quá nhiều Sán và Albumin kích thích làm ống dẫn trứng co bóp không bình thường; trứng đẻ ra bị biến hình, vỏ mềm không có lòng đỏ,… Sán kích thích niêm mạc làm ống dẫn trứng bị viêm Dịch viêm và Albumin được tích lũy lại làm cơ năng ống dẫn trứng bị rối loạn, trứng bị dừng lại hoặc thải ra quá nhanh cả những trứng hình thành chưa đầy đủ (thiếu vỏ), hoặc thải ra dịch thể có chất vôi Ống dẫn trứng bị nhiễm trùng làm quá trình viêm tăng, khiến ống dẫn trứng bị tê liệt hoặc bị vỡ, trứng lọt vào xoang bụng gây viêm màng bụng Nếu trứng nhiều trong xoang bụng gây tắc ruột.
BỆNH SÁN DÂY GÀ DO RAILLIETINA SPP (Raillietinosis)
Thành phần sán dây ở gia cầm nuôi thả rất phong phú Bao gồm những sán dây thuộc họ
Các giống thường gặp: Raillietina, Davainea, Cotugnia, Hymenolepis,
Trong đó có 3 loài phổ biến là:
- Raillietina tetragona (Molin, 1858): Sán dài 25 cm, rộng 1-4 mm Đầu hơi tròn đỉnh đầu có 100 móc xếp thành 1 hàng Trên giác bám có 8-10 hàng móc nhỏ Đốt sán có 20-30 tinh hoàn Buồng trứng ở giữa đốt Tử cung ở đốt già phân thành từng túi trứng, mỗi túi chứa 6-12 trứng Lỗ sinh dục thường đổ ra 1 phía
- Raillietina echinobothrida (Megnin,1880): Sán dài 25 cm, rộng 1,4 mm Có 4 giác bám hình tròn đường kính 0,09 - 0,20 mm Trên giác có 8-10 hàng móc (móc lớn hơn móc bám của R tetragona) Đỉnh đầu có 200 móc xếp thành 2 vòng tròn Đốt sán có 35 - 40 tinh hoàn Túi trứng có 8 - 12 trứng
- Raillietina cesticillus (Molin, 1858): tên khác Skrjabinia cesticillus dài 4 - 13 cm không có cổ, đầu lớn với 400 - 500 móc nhỏ ở đầu, giác bám không có móc Túi trứng chỉ chứa 1 trứng
Hình 8.6 Đầu và đốt một số sán dây gà b Vòng đời
Vòng đời của các loài sán dây trên gà cần có ký chủ trung gian.
- Raillietina tetragona, R echinobothrida có ký chủ trung gian là kiến Pheidole,
Tetramorium, ruồi nhà Musca domestica
- Sán R cesticillus có ký chủ trung gian là ruồi nhà và những côn trùng thuộc họ
Scarabicedae, Carabidae, Catharidae và Tenabrionidae
Hình 8.7 Vòng đời sán dây gà Đốt sán già theo phân ra ngoài rồi phát tán trứng sán ra môi trường Ký chủ trung gian ăn phải trứng sán sẽ phát triển thành ấu trùng Cysticercoid trong cơ thể Gà ăn phải ký chủ trung gian có chứa Cysticercoid sau 2-3 tuần sẽ phát triển thành sán trưởng thành
Thành phần loại sán dây phân bố rất rộng ở gà Việt Nam Hầu hết các loài sán dây đều nhiễm tăng theo tuổi của gà Tuy nhiên ở một vài loài có quy luật nhiễm riêng theo tuổi Các loài thuộc giống Hymenolepis quy luật nhiễm theo tuổi chưa rõ
Trong các loài thuộc giống Raillietina thì R echinobothrida có tác động gây bệnh mạnh nhất Sán thường ký sinh với một số lượng lớn trong ruột non của gà Sán chiếm đoạt chất dinh dưỡng của gà làm cho gà gầy yếu thiếu máu.
Ký chủ trung gian đóng vai trò tàng trữ và truyền bá ấu trùng sán trong tự nhiên là một số loài kiến Pheidole, Tetramorium, ruồi nhà Musca dometica và các loài bọ hung Trong điều kiện nóng ẩm ở nước ta, các loài kiến, bọ hung và ruồi nhà có thể hoạt động quanh năm, ăn trứng sán và trứng sán phát triển thành ấu trùng Gà và các loài gia cầm khác ăn phải các ký chủ trung gian này sẽ bị nhiễm sán Do vậy sự lây truyền của sán diễn ra quanh năm nhưng tập trung vào các tháng có thời tiết ẩm ướt Thời gian này thuận lợi cho ký chủ trung gian phát triển.
Các điều kiện chăn nuôi và môi trường sống của gà cũng ảnh hưởng đến tỷ lệ và cường độ nhiễm sán dây của gà Gà nuôi theo phương thức công nghiệp ít có điều kiện tiếp xúc với ký chủ trung gian nên ít thấy nhiễm sán dây Trong điều kiện chăn nuôi thả vườn, gà liên tục tiếp xúc với côn trùng trung gian mang mầm bệnh và thường nhiễm sán dây với tỷ lệ cao.
Gà nhiễm nhẹ ít thấy triệu chứng Khi nhiễm nặng, vật ít ăn, gầy rạc, lông xù, ủ rũ, mệt mỏi, thiếu máu, niêm mạc nhợt nhạt, chậm lớn đi phân lỏng có lẫn đốt sán, ở một vài trường hợp có lẫn máu Nếu nhiễm nhiều gây tắc ruột và thủng ruột
Mổ khám thấy ruột non sưng to niêm mạc viêm loét, xuất huyết, có nhiều sán cắm sâu vào niêm mạc ruột non Raillietina tetragona và R echinobothrida cắm sâu vào niêm mạc ruột và tạo thành những u hạt, bên trong chứa mô hoại tử và bạch cầu Các u hạt này có thể quan sát được ở trên tương mạc.
Có thể dựa vào dịch tễ và triệu chứng Quan sát hằng ngày sẽ nhìn thấy đốt sán thải ra trong phân Mổ khám tìm sán dây trong ruột non
Có thể sử dụng một số loại thuốc sau:
- Praziquantel liều 10 mg/kg P, uống
- Niclosamide liều 20 mg/kg P, uống 2-6 ngày liền
- Fenbendazole liều 100 ppm trong thức ăn, cho ăn 4 ngày liền
- Mebendazole liều 60 ppm, cho ăn 7 ngày liền
- Febantel liều 30 mg/kg P cho uống.
Quy trình phòng bệnh Sán dây cho gà gồm các biện pháp chủ yếu:
+ Dùng thuốc tẩy định kỳ 4 tháng một lần Biện pháp này được áp dụng trong các vùng chăn nuôi gà có lưu hành bệnh sán dây.
+ Thực hiện vệ sinh thú y: đảm bảo chuồng trại và nơi chăn thả gà luôn sạch sẽ, khô ráo, áp dụng biện pháp chống côn trùng môi giới (ruồi, bọ hung và kiến) như xịt thuốc diệt côn trùng, nhưng phải chú ý không gây độc cho gia cầm Giữ sạch thức ăn và nước uống cho gà, thực hiện ủ phân để diệt đốt và trứng sán.
Nuôi dưỡng gà với khẩu phần phù hợp theo lứa tuổi đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng,trong đó cần bổ sung đạm, khoáng, vitamin.
BỆNH SÁN DÂY THỦY CẦM DO HYMENOLEPIDIDAE (Hymenolepididosis)
Sán dây ở vịt và ngỗng do nhiều loài thuộc họ Hymenolepididae ký sinh trong ruột non của vịt và ngỗng, chim bơi và chim hoang Các giống thường gặp: Cloacotaenia,
Dicranotaenia, Drepanidotaenia, Drepanidolepis, Hymenolepis, Sobolevicanthus,Microsomacanthus, Diorchis, Fimbriaria.
Trong đó có 5 loài phổ biến thường gây bệnh cho thủy cầm ở nước ta là:
- Cloacotaenia megalops ký sinh ở hậu môn vịt.
- Drepanidotaenia lanceolata ký sinh ở ruột non của vịt ngỗng, ngoài ra còn có thể ký sinh ở người.
- Drepanidolepis anatina ký sinh ở ruột non của vịt.
- Fimbriaria fasciolaris ký sinh ở ruột non của vịt, ngan, ngỗng.
- Microsomacanthus paracompressa ký sinh ở ruột non của vịt. a Hình thái
- Sán Cloacotaenia megalops dài 20-25mm Có 2 đôi ống bài tiết, ống bụng rộng nối với nhau bằng ống ngang bờ dưới đốt Ba tinh hoàn xếp theo hình tam giác Phần giao cấu của âm đạo mở ở lỗ huyệt có hình cổ áo Túi chứa tinh hình bầu dục Tử cung dạng túi, hình bầu dục. Trứng tròn, đường kính 0,028mm.
- Sán Drepanidotaenia lanceolata dài 125 - 230mm Đầu có hình quả lê Vòi có 8 móc kiểu Diorchis Có ba tinh hoàn Noãn hoàng hình hoa hồng
- Sán Drepanidolepis anatina dài 200 - 300mm Có 10 móc, có 4 giác bám, có gai nhỏ.
Ba tinh hoàn phân bố theo chiều ngang, một ở phía có lỗ và hai ở phía không lỗ của buồng trứng Túi tinh ngoài và trong có dạng kéo dài, phía trong nang ở gần lỗ huyệt có thể Fuhrmann trong không lớn, không có trâm Buồng trứng phân thành 8 thùy, noãn hoàng hình khối, trứng có ba vỏ.
Hình 8.9 Một số đầu sán dây thủy cầm a-Cloacotaenia megalops, b-Microsomacanthus paracompressa, c-Drepanidolepis anatina, d-Drepanidotaenia lanceolata, e-Fimbriaria fasciolaris
- Sán Fimbriaria fasciolaris dài 200-400mm Đầu giả tạo thành nhiều nếp gấp, bao gồm nhiều đốt ngắn và rộng Ở những đốt phía trước có thể đếm được 18-21-24 tinh hoàn Mỗi đốt có 6-7-8 nang lông gai, mỗi nang đi tới 3 tinh hoàn Nang lông gai phân bố cái nọ sau cái kia, có dạng trụ và lỗ sinh dục có 8 gai, lông gai có gai nhỏ Buồng trứng hình lưới, chung cho toàn bộ chuỗi đốt, tử cung có cấu tạo chung cho cả chuỗi đốt, chỉ ở những đốt sau tử cung tạo thành hình ống, chứa đầy trứng già Trứng khi rời khỏi tử cung cái nọ nối với cái kia thành hình mắt xích gồm từ 4-10 trứng, bề ngoài trứng hình trụ, phôi 6 móc và vỏ phôi của nó hình tròn.
- Sán Microsomacanthus paracompressa dài 30mm Đầu có vòi vươn dài Giác bám tròn chiếm toàn bộ bề mặt của đầu Vòi hẹp, có 10 móc lớn với cán dài, lưỡi móc rất phát triển, mõm gốc tiêu giảm, bao vòi có cơ vòng phát triển dài tới bờ sau của giác bám Lỗ huyệt có thành cơ rất phát triển Lông gai hình trụ, mở rộng ở gốc, bề mặt lông gai phủ gai nhỏ, lông gai dài, hẹp lại ở đầu Túi tinh ngoài bầu dục Túi chứa tinh bầu dục Trứng nhiều, tròn, đường kính 0,034- 0,045 mm, phôi 6 móc hình bầu dục. b Vòng đời
Năm loài sán dây trên có vòng đời tương đối giống nhau Sự phát triển của chúng cần sự tham gia của ký chủ trung gian là những côn trùng nước và giáp xác.
Sán trưởng thành sống trong ruột, chiếm đoạt chất dinh dưỡng của ký chủ để sống và phát triển Các đốt sán già chứa đầy trứng rụng đi, theo phân ra ngoài, vỡ ra giải phóng trứng ra môi trường nước Các loài côn trùng nước (Entomostracae) và các loài giáp xác (Cyclops) nuốt phải trứng sán.
Khi vào xoang cơ thể của ký chủ trung gian trứng sẽ phát triển thành ấu trùng cảm nhiễm Cysticercoid Ký chủ cuối cùng ăn phải côn trùng nước và giáp xác mang ấu trùng
Cysticercoid thì sau khi giáp xác bị tiêu hóa ấu trùng sẽ bám vào ruột và phát triển đến giai đoạn trưởng thành.
Sán dây vịt phân bố khá rộng ở nhiều nước trên thế giới Ngoài vịt, ngan, ngỗng ra còn thấy chúng ký sinh ở các loài thủy cầm hoang Vịt, ngan, ngỗng bị nhiễm ở các lứa tuổi nhưng tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm thường cao ở thủy cầm trưởng thành vì bị bội nhiễm trong quá trình sống.
Vùng đồng bằng có xu hướng nhiễm cao hơn so với vùng cao nguyên, trung du và miền núi Ký chủ trung gian của những loài sán dây này chủ yếu là giáp xác thuộc họ Cycloptidae, do vậy vịt nuôi ở những vùng đồng bằng, vịt chạy đồng có cơ hội tiếp xúc với ký chủ trung gian nhiều hơn
Thành phần ký chủ trung gian của sán dây vịt rất phong phú nên mầm bệnh có thể tồn trữ ở môi trường ngoài rất nhiều và dễ dàng gây nhiễm cho vịt Đồng thời nhiều loài chim trời, chim hoang cũng là ký chủ bảo tồn trong thiên nhiên, chứa sán dây và là nguồn lây truyền sán dây cho vịt.
Triệu chứng bệnh phụ thuộc vào cường độ nhiễm và phụ thuộc vào lứa tuổi của vịt ngỗng Nếu nhiễm nhẹ thì vịt ít có biểu hiện triệu chứng Nhiễm nhiều vịt chậm lớn, ít đi kiếm mồi, chậm chạp, gầy yếu, phân loãng có chứa nhiều đốt sán có khi có máu trong phân.
Mổ khám thấy niêm mạc ruột viêm loét, có máu, ruột sưng to hơn bình thường và bên trong có nhiều sán.
Xét nghiệm phân tìm đốt sán theo phương pháp lắng gạn Ngoài ra có thể dựa vào triệu chứng bệnh tích, dịch tễ để chẩn đoán Những vịt, ngỗng khi nghi ngờ nên mổ một vài con để kiểm tra sán dây trong ruột non.
- Bithionol liều cho vịt 0,2-0,3 g/kgP, liều cho ngỗng 0,6 g/kg P trộn thức ăn theo tỷ lệ 1/30 cho vịt ngỗng ăn
- Praziquantel 10 mg/kg P cho uống
- Niclosamide 20 mg/kg P cho uống 2-6 ngày
- Febantel 30 mg/kg P cho uống
- Fenbendazole 100 ppm cho ăn 4 ngày
- Mebendazole 60 ppm cho ăn 7 ngày Ở những nơi vịt ngỗng nhiễm nhiều nên xổ 2-3 lần/năm nên nhốt vịt lại 1-2 tuần dùng thuốc xổ xong mới chăn thả.
BỆNH GIUN ĐŨA GÀ DO ASCARIDIA GALLI (Ascaridiosis)
Do một số loài thuộc giống Ascaridia ký sinh ở gà, gà tây, vịt, ngỗng, bồ câu và chim. Một số loài có thể truyền lẫn cho nhau Loài thường gặp là:
- Ascaridia galli Schrank, 1788: ký sinh ở ruột non của gà, vịt, ngỗng, chim hoang a Hình thái
Ascaridia galli có màu trắng đục, trên thân có những vân ngang Quanh miệng có 3 môi, trên mỗi môi có răng Con đực dài 26–70 mm Cuối đuôi có cánh đuôi, có giác huyệt, có 10 đôi gai chồi quanh giác Hai gai giao hợp dài bằng nhau 0,63–1,95 mm phía đầu phình to Con cái dài 6,5–11 cm, âm hộ ở giữa thân, hậu môn ở cuối thân Trứng hình bầu dục dài, hai đầu hơi tù, bên trong có chứa tế bào phôi nằm giữa trứng, lớp vỏ ngoài nhẵn Kích thước 0,09 x0,044-0,06mm.
Hình 8.10 Hình thái giun đũa gà do Ascaridia galli.
(A) Giun đũa; (B) Môi giun đũa; (C) Đầu giun đũa; (D) Đuôi của giun đực b Vòng đời
Phát triển trực tiếp không qua ký chủ trung gian Giun đực và giun cái trưởng thành ký sinh ở ruột non của gà Mỗi ngày giun cái đẻ khoảng 72.500 trứng Ra ngoài môi trường gặp oxy, nhiệt độ, ẩm độ thích hợp (ẩm độ 60-90%, nhiệt độ 12-30 o C), sau khoảng 5-25 ngày (trung bình 2 tuần) phát triển thành ấu trùng gây nhiễm trong trứng Khi gà nuốt phải trứng vào dạ tuyến, dạ cơ ấu trùng được giải phóng xuống tá tràng, sau 1–2 giờ chui vào tuyến Lieberkun lột xác thành ấu trùng 3 ở đó 19 ngày rồi trở lại lòng ruột lột xác 2 lần nữa và trưởng thành Thời gian phát triển trong cơ thể gà khoảng 6 tuần Nếu giun đất, châu chấu ăn phải trứng, ấu trùng sẽ giải phóng và trở thành ấu trùng gây nhiễm trong các động vật này. Khi gà ăn phải giun đất hoặc châu chấu sau 28–58 ngày sẽ phát triển thành trưởng thành ở ruột non Giun trưởng thành sống trong ruột non gà từ 9–14 tháng.
Gà nhà và gà tây là ký chủ chính của giun đũa A galli Ngoài giun A galli gà tây còn nhiễm giun A dissimilis Tuy nhiên bệnh giun đũa ở gà tây ít thấy hơn ở gà nhà Trong tự nhiên giun A galli còn ký sinh và gây bệnh cho gà rừng, gà lôi và một số loài chim hoang thuộc bộ gà, đà điểu châu phi cũng bị nhiễm loài giun này Gà nhiễm ở mọi lứa tuổi, nhưng cao nhất ở 3-7 tháng.
Giun đũa gà phân bố rộng khắp mọi nơi trên thế giới Ở Việt Nam phân bố hầu hết ở các tỉnh, ở mọi giống gà
Trứng của A galli có sức đề kháng cao với ngoại cảnh, có thể tồn tại được 6 tháng ở môi trường bên ngoài Ở nhiệt độ 20 o C sau 17-18 ngày phát triển thành trứng gây nhiễm, nhiệt độ 25 o C sau 9 ngày, 30 o C sau 7 ngày, 35-39 o C sau 5 ngày Nếu nhiệt độ cao hơn 50 o C trứng chết nhanh Ánh sáng chiếu trực tiếp trứng chết trong 2 ngày.
Các khu chuồng và bãi chăn thả thực hiện tốt công tác vệ sinh thú y như định kỳ dọn chuồng trại, thay lót nền chuồng và ủ phân diệt trứng giun sán thì tỷ lệ giun đũa của gà sẽ giảm thấp Ngược lại, các khu vực chăn nuôi gà điều kiện vệ sinh kém, bị ô nhiễm thì tỷ lệ gà nhiễm và cường độ nhiễm giun đũa sẽ rất cao.
Nếu nhiễm nhẹ triệu chứng ít biểu hiện Nhiễm nặng gà gầy, chậm lớn, phân lỏng có bọt khí và dịch nhày, có khi có máu Mào tái, chân trắng và khô Nếu nhiễm nặng có thể gây vỡ hoặc tắc ruột
Giun bám vào niêm mạc gây viêm loét, xuất huyết ruột non, lòng ruột giãn rộng, tổ chức niêm mạc tăng sinh.
Xét nghiệm phân tìm trứng theo phương pháp phù nổi Cần phân biệt với trứng của giun kim gà Heterakis gallinarum, H beramporia, Subulura suctoria, S brumpti Trứng giun đũa lớn hơn, kích thước 0,07-0,09 x 0,047-0,061 mm, màu vàng nhạt tế bào phôi nằm ở giữa trứng Trứng giun kim nhỏ hơn, kích thước 0,05-0,07 x 0,03-0,04 mm, màu tro nhạt hai đầu không đều, tế bào phôi nằm lệch về một đầu trứng.
Hiện có nhiều hóa dược đặc hiệu để tẩy giun đũa cho gà Trong đó có một số thuốc đã được sử dụng có hiệu quả ở nước ta.
- Piperazine: liều 0,2–0,3 g/ kg P đối với gà giò Liều 2,0–2,2 g/ kg P đối với gà mái. Ngày đầu cho uống 2/3 số thuốc, ngày sau cho uống 1/3 số thuốc còn lại
- Mebendazole 1-1,5g/kg thể trọng, trộn với thức ăn.
- Levamisole 6,5%: tiêm dưới da lườn 1ml/5kg P
- Tetramisole: dùng liều 50 mg/kg P cho uống hay trộn thức ăn
- Pyrantel tartate: liều 15–25 mg/kg P trộn thức ăn hoặc cho uống
- Ivermectin 100–400 μg/ kg P hòa nước cho uống
- Pyrantel tartrate 10–40 mg/kg P cho uống 2 lần cách nhau 1 ngày
- Fenbendazole 60 ppm cho uống 3 ngày
- Febantel 60 ppm cho uống 6 ngày
Thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:
- Tẩy dự phòng cho đàn gà bằng các loại thuốc kể trên tẩy theo định kỳ Gà mái đẻ và gà trống nuôi làm giống cứ bốn tháng tẩy một lần Gà nuôi thịt tẩy một lần vào lứa tuổi 25-30 ngày Biện pháp này được sử dụng thường xuyên ở các khu vực có lưu hành bệnh giun đũa gà Gà nuôi thả vườn cần áp dụng biện pháp này.
- Thực hiện vệ sinh thú y: bao gồm đảm bảo thức ăn và nguồn nước sạch cho gà; chống ô nhiễm chuồng trại và nơi chăn thả bằng cách thay đổi ổ lót chuồng và dọn vệ sinh định kỳ; thực hiện ủ phân diệt trứng và ấu trùng giun sán.
- Nuôi gà theo khẩu phần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng phù hợp với lứa tuổi của gà, chú ý thức ăn giàu đạm và bổ sung các loại vitamin để nâng cao thể trạng và sức đề kháng với dịch bệnh.
BỆNH GIUN KIM DO HETERAKIDIDAE (Heterakidosis)
Do một số loài thuộc giống Heterakis và Subulura gây ra.
Giống Heterakis thuộc họ, phân bộ Oxyurata thường ký sinh ở manh tràng, ruột già của gà, vịt, các loài chim hoang, đôi khi còn thấy ở ngỗng và các loài gia cầm khác do một số loài sau:
Giống Subulura thuộc họ Subuluridae, phân bộ Oxyurata ký sinh trong manh tràng của gà gồm các loài:
- Giống Heterakis: Đầu có 3 môi rõ, phần sau thực quản phình to phía sau giống hình củ hành Giun đực dài 5,5–11,2 mm Có 2 gai giao hợp dài không bằng nhau Con cái dài 7,6– 11,4 mm Hậu môn ở gần đuôi cách mút đuôi 0,74–1,24 mm Âm đạo uốn khúc Trứng hình bầu dục bên trong có chứa tế bào phôi Kích thước trứng 0,05–0,07 mm x 0,03–0,04 mm. Trứng giống trứng giun đũa gà Về hình dạng của hai loài Heterakis gallinarum và H. beramporia được phân biệt dựa vào độ dài gai giao hợp của cá thể đực và âm hộ của cá thể cái.
- Giống Subulura: Miệng có 3 răng Thực quản có hình củ hành gồm hai chỗ phình rộng Giun đực dài 7–13,9 mm Có hai gai giao hợp bằng nhau dài 1,2–1,45 mm Con cái dài12–13 mm Âm hộ nằm ở gần giữa thân hoặc phía trước đường giữa thân Trứng có hình bầu dục gồm hai lớp vỏ mỏng bên trong có chứa ấu trùng
Hình 8.11 a- Đầu và đuôi Heterakis gallinarum; b- Đầu giun Subulura suctoria và đuôi giun S.strongylina b Vòng đời
- Giống Heterakis: phát triển trực tiếp không cần ký chủ trung gian Trứng theo phân ra ngoài gặp các điều kiện ngoại cảnh thích hợp sau 6 - 17 ngày phát triển thành trứng có ấu trùng gây nhiễm Ấu trùng lột xác một lần trong trứng Gà ăn phải trứng gây nhiễm, đến manh tràng ấu trùng chui vào thành ruột sau 5–7 ngày rồi lại trở lại manh tràng phát triển thành trưởng thành sau 25–34 ngày Giun sống trong manh tràng gia cầm không quá 1 năm Ngoài ra khi giun đất ăn phải trứng gây nhiễm của H gallinarum sẽ là ký chủ tích trữ, khi gà ăn giun đất sẽ bị nhiễm giun
Heterakis còn mang đơn bào Histomonas meleagridis, loài đơn bào này sống trong manh tràng và gan của gà và gà tây gây bệnh Đầu đen (gây viêm gan và manh tràng, gây xuất huyết tụ máu ở đầu).
- Giống Subulura: Trứng của giun có chứa ấu trùng, ký chủ trung gian là những côn trùng cánh cứng và côn trùng cánh thẳng: Dermestes vulpinus, Gonocephalus seriatum,
Ammoophorus diaperinus, Euborellia annulipes, bọ hung Tribolium castaneum, Alphitobius diaperines, cào cào châu chấu Conocephalus salator, Oxya chinensis và gián Ký chủ trung gian ăn phải trứng, ấu trùng chui vào xoang của cơ thể ký chủ trung gian Sau 4–5 ngày lột xác lần đầu, vào ngày thứ 13–15 lột xác lần hai để tạo thành ấu trùng gây nhiễm Khi gia cầm ăn phải ký chủ trung gian, ấu trùng về manh tràng lột xác hai lần nữa, sau 42 ngày phát triển thành trưởng thành
Bệnh giun kim xảy ra ở gà nhà và gà tây, gà lôi đỏ, gà lôi trắng, đôi khi thấy cả ở vịt (Phan Thế Việt, Nguyễn Thị Lê, Nguyễn Thị Kỳ, 1977).
Sự phát triển của ấu trùng trong trứng giun H gallinarum đến giai đoạn cảm nhiễm phụ thuộc vào nhiệt độ và ẩm độ trong tự nhiên, có thể kéo dài từ 6-7 ngày trong mùa hè, 15-72 ngày trong mùa thu và mùa đông (10-15 o C).
Bệnh nặng ở gà con hơn là gà trưởng thành.
Bệnh lây lan chủ yếu do ăn uống - gà ăn phải trứng cảm nhiễm sẽ mắc bệnh trong thời gian 25-34 ngày.
Khi nhiễm nặng, gà bị rối loạn tiêu hóa, ăn uống không bình thường, tiêu chảy phân có màu đen có lẫn máu Gà con yếu ớt chậm lớn, gà mái giảm đẻ.
Khi mổ khám, thấy manh tràng sưng to bên trong có nhiều giun Niêm mạc manh tràng xuất huyết, có những ổ viêm nhỏ do ấu trùng của Heterakis tạo ra Nếu kết hợp với
Histomonas thì manh tràng viêm nặng hơn, gan sưng, viêm xuất huyết tụ máu đen hoặc có màu đỏ sẫm và có hoại tử
Xét nghiệm phân theo phương pháp phù nổi Trứng giun kim gà thường nhỏ hơn trứng giun đũa, màu xám tro hay vàng nhạt hơn, hai đầu thon hơn và có kích thước như trên Trứng của Subulura gần giống trứng của Heterakis, điểm khác biệt là trứng Subulura có chứa ấu trùng Lấy phân ở manh tràng của gà để xét nghiệm Những phân sáp có màu nâu đen thường là phân ở manh tràng.
- Piperazine liều 0,25 g/ kg P trộn thức ăn hoặc cho uống đạt hiệu quả tốt
- Tetramisole 20 % dùng liều 50 mg/kg P cho uống 2 lần, mỗi lần cách nhau 1 ngày
- Levamisole tiêm bắp ở lườn liều 1 mg/5kg P.
Thực hiện các biện pháp sau:
- Tẩy giun cho đàn gà theo định kỳ 3-4 tháng một lần.
- Định kỳ tẩy uế sân chơi, bãi chăn thả của gà.
- Nuôi tách riêng gà lớn và gà con để tránh lây nhiễm.
- Phân gà và chất độn chuồng phải ủ kỹ để diệt trứng giun.
- Đảm bảo chuồng trại, nơi chăn thả gà khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát.
BỆNH GIUN XOĂN DIỀU, DẠ DÀY GIA CẦM DO TETRAMETIDAE (Tetrametidosis)
Do một số loài giun ký sinh trong diều, dạ dày cơ, dạ dày tuyến của gà, ngỗng, vịt, một số loài chim bơi và những loài chim hoang dại khác Theo các tài liệu đã công bố có 3 giống xuất hiện nhiều ở gà và vịt, ngỗng là Tetrameres, Acuaria, và Streptocara.
Các loài phổ biến là:
- Tetrameres fissispina (Diesing, 1861): Đầu của giun có 3 môi nhỏ, con đực và cái khác nhau hoàn toàn Con đực hình sợi chỉ dài 3–6 mm, rộng 0,1–0,2 mm Bao miệng nhỏ, thực quản kép Hai gai giao hợp dài không bằng nhau, gai nhỏ dài 0,080–0,150 mm, gai lớn dài 0,280–0,490 mm Giun cái hình cầu màu đỏ, cơ thể chia làm 4 múi dài 2,4–4,1 mm, rộng 1–3 mm, hai đầu có hai mũi nhọn hình nón Trứng có kích thước 25–32 x 48–58 μm, chứa ấu trùng bên trong.
Hình 8.13 Đầu giun Tetrameres fissispina
- Acuaria hamulosa (Diesing, 1851): Giun tròn màu đỏ, đầu có hai môi Con đực dài 12–16 mm Hai gai giao hợp khác nhau Gai trái dài 2,16 mm Gai phải dài 0,23 mm Giun cái dài 16–25 mm Âm hộ ở vào nửa sau thân, cách mút đuôi 7,4 mm Trứng có hình bầu dục kích thước 30–20 μm, bên trong có chứa ấu trùng
- Streptocara crassicauda (Creplin, 1829): Trên phần đầu của thân có đôi gai cổ, rìa trước của gai hình bán nguyệt, rìa sau có từ 4–7 răng nhỏ Con đực dài 3,5–4,5 mm, hai gai giao hợp không bằng nhau (0,29–0,34 mm và 0,072–0,089 mm) Con cái dài 6,0–11,1 mm. Trứng có kích thước 38–19 μm, bên trong có chứa ấu trùng b Vòng đời
Phát triển gián tiếp, cần phải có ký chủ trung gian:
- Giống Tetrameres: cần ký chủ trung gian là tôm nước ngọt, tôm rằn, cá và họ bơi nghiêng Daphnia pulex, Gammarus lacustris, châu chấu, giun đất và gián.
- Giống Acuaria: cần ký chủ trung gian là những côn trùng cánh cứng, châu chấu, mọt.
- Giống Streptocara phát triển gián tiếp có sự tham gia của ký chủ trung gian là các loài thuộc họ bơi nghiêng Gammarus, cá Phoxinus perenurus và Carassius omatus Đối với giống Tetrameres : Trứng thải theo phân ra ngoài, sau 2–3 ngày hình thành ấu trùng Sau đó ấu trùng chui ra khỏi trứng xâm nhập vào ký chủ trung gian Ấu trùng phát triển trong xoang cơ thể của ký chủ trung gian để tạo thành ấu trùng gây nhiễm qua 8–18 ngày và trải qua hai lần lột xác Khi gia cầm ăn phải tôm, cá hoặc bộ bơi nghiêng, sau 18 ngày phát triển thành trưởng thành ở dạ tuyến, dạ cơ Đối với giống Acuaria : Trứng theo phân ra ngoài, nếu ký chủ trung gian ăn phải trứng, ấu trùng qua 2 lần lột xác sẽ trở thành ấu trùng gây nhiễm Thời gian này cần 20 ngày Khi gia cầm ăn phải những ký chủ trung gian này vào đến diều, dạ dày phát triển thành trưởng thành mất 2 tháng
Tỷ lệ nhiễm Tetrameres ở gà Bắc bộ là 20,65%; ở Hà Nội là 25% (Trịnh Văn Thịnh, Dương Công Thuận, 1958); Nghĩa Lộ 28% (Phan Lục, 1970), Nam Hà 79% (Phan Lục,
1971) Vịt bắc bộ nhiễm 46,6%, vịt Hà Nội nhiễm 47,3% (Nguyễn Thị Lê, 1971)
Qua mổ khám 580 gà tại 3 tỉnh cho thấy tỉ lệ gà nhiễm T fissispina là 5,1% T mohtedai là 23,1% Gà nhiễm giun xoăn dạ dày cơ tăng theo tuổi, mức độ cao ở 3-4 tháng tuổi, sau đó giảm xuống.
Gà từ 3 đến 4 tháng nhiễm 30%
Gà từ 5 đến 6 tháng nhiễm 22%
(Lương Văn Huấn, Lê Hữu Khương và các cộng tác viên, 1990).
Giun ký sinh trong dạ dày tuyến làm teo và rối loạn chức năng hoạt động của các tuyến.Thành dạ dày tuyến bị viêm, các tổ chức cơ bị phù, tương mạc rời rạc Rối loạn chức năng tiêu hóa, thiếu máu, kiệt sức Ở gà mái, khả năng đẻ trứng kém.
Chẩn đoán xét nghiệm trứng theo phương pháp phù nổi, trực tiếp hoặc Willis.
Mổ khám tìm giun trưởng thành.
Hiện nay chưa có thuốc đặc trị tẩy giun dạ dày gia cầm Có thể sử dụng một trong những thuốc sau:
- CCl4: liều dùng 2ml/kg P, cho vịt uống qua ống cao su hoặc tiêm vào diều Ngỗng dùng liều 3-5ml/con.
- Phenolthiazil liều 0,25g/kgP trộn thức ăn cho vịt ăn 5 ngày liền.
- Idophen liều 0,02g/kgP cho ăn trong 3 ngày Có thể sử dụng Bithiol trộn thức ăn liều 0,3g/kgP hai ngày liên tục cho vịt và ngỗng. Để phòng bệnh có thể dùng Piperazin liều 0,75g/ kg P cho ăn 3 ngày liên tục, hoặc dùng Phenasal 0,5g/kgP cho ăn liên tục 10 ngày liền. Ở những trại nhiễm nhiều cần có biện pháp xử lý nước để diệt họ bơi nghiêng Định kỳ dùng thuốc phòng cho vịt và ngỗng.
BỆNH GIUN MẮT GIA CẦM DO OXYSPIRURA SPP (Oxyspiruriasis)
Do một số loài giun thuộc giống Oxyspirura gây ra Ở gia cầm có 4 loài thuộc giống này ký sinh trong mắt, túi kết mạc mắt, đôi khi còn thấy trong xoang mũi của gà vịt và các loài chim khác gây viêm giác mạc, gây mù mắt gà
Con đực dài 10–16 mm đuôi cong về phía bụng Gai giao hợp dài chênh lệch nhau (gai dài
3–3,5 mm và gai ngắn 0,20–0,22 mm) Con cái dài 12–20 mm Âm hộ cách đuôi khoảng 1,4 mm và ngay trước hậu môn
Trứng hình bầu dục 0,050–0,065 mm x
0,045 mm, có ấu trùng nằm cuộn bên trong. b Vòng đời
Phát triển gián tiếp qua ký chủ trung gian là gián Pycnoscelus surinamensis Trứng có chứa ấu trùng từ mắt theo ống dẫn lệ xuống xoang mũi Sau đó ra miệng và được gà nuốt xuống ruột rồi theo phân ra ngoài Gián ăn phải trứng giun qua đường ruột và di hành vào xoang cơ thể Sau 50 ngày ấu trùng lột xác 2 lần tạo thành ấu trùng gây nhiễm Thông thường ấu trùng đóng kén trong ống tiêu hóa hoặc sống tự
Hình 8.14 Oxyspirura mansoni do trong xoang cơ thể của gián Khi gà ăn phải gián, ấu trùng được giải phóng, di hành lên thực quản đến hầu qua ống dẫn lệ vào túi kết mạc mắt Nó có thể di hành rất nhanh, Fielding quan sát thấy ấu trùng ở mắt gà 20 phút sau khi nhiễm bệnh.
Giun ký sinh ở mắt gà Ngoài ra còn ký sinh ở vịt ngỗng, bồ câu, gà lôi và nhiều loài chim khác Gà con từ 40-60 ngày tuổi hay mắc bệnh này, tỷ lệ và cường độ nhiễm cao Gà tới
90 ngày tuổi tỷ lệ và cường độ nhiễm giun nhẹ, có tính chất mang trùng
Giun phân bố nhiều ở Trung Quốc, Nhật Bản, Philippine, India, châu Phi, Mỹ (Florida), Brazile, Australia, Việt Nam Ở nước ta tỷ lệ nhiễm giun tại Bắc Bộ là 29% (Mathis, Leger
1911), Bắc Bộ 28% (Haudemer, 1911), Nghĩa Lộ 19,8% (Phan Lục 1970), Nam Hà 23,1% (Phan Lục, 1971), Hà Bắc, Bắc Ninh 42,5% (Bùi Lập 1968) Lương Văn Huấn, Lê Hữu Khương và các cộng tác viên (1990) qua mổ khám 580 gà theo 4 lứa tuổi cho thấy tỷ lệ nhiễm
Oxyspirura ở gà là 17,6% trong đó huyện Lộc Ninh (Sông Bé) nhiễm giun mắt 52%
Khi gà nhiễm giun mắt, mắt viêm chảy nước mắt, có nhiều mụn loét, sau đó viêm nhiễm kế phát xuất hiện mủ ở mắt Nếu nhiễm nhiều mắt sẽ bị mù.
Dựa vào triệu chứng lâm sàng, dùng tay vạch mí mắt gà quan sát sẽ thấy giun có màu xám trắng cuộn lại hoặc di chuyển trong đó Ngoài ra cũng có thể xét nghiệm phân tìm trứng theo phương pháp phù nổi.
- Diethylcarbazine nồng độ 0,5% nhỏ vào mắt có hiệu quả Khi thấy gà nhiễm giun có thể gắp giun ở mắt gà, phương pháp này khó thực hiện vì giun trơn trượt và luôn luôn chuyển động Có thể dùng dung dịch Tetramisole 5–10% nhỏ cho mắt gà, giun sẽ bị tê liệt Nên nhỏ liên tục vì khi nhỏ thuốc gà nháy mắt niêm dịch mắt chảy ra pha loãng thuốc Khi giun bị tê liệt gà nháy mắt giun sẽ bật ra ngoài hoặc gắp giun ra, biện pháp này cho hiệu quả tốt
- Levamisole 5% hoặc 10% nhỏ mắt cho gà hoặc 30 mg/kg P cho uống
- Ivermectine 0,1–0,2 mg/kg P tiêm hoặc cho uống có hiệu quả tốt
Diệt ký chủ trung gian bằng các thuốc diệt côn trùng Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, ủ phân diệt trứng giun.
BỆNH GIUN CHỈ VỊT DO AVIOSERPENS TAIWANA (Avioserpensiasis)
Bệnh do loài giun chỉ Avioserpens taiwana (Sugimoto, 1919) ký sinh ở mô liên kết dưới da ở hàm, chân, cánh của vịt nhà, ngỗng
Loài giun này còn có tên khác: Oshimaia taiwana, Avioserpens mosgovoyi. a Hình thái
Con đực của giun chưa biết rõ Con cái dài 19-25cm, đầu gồm một vỏ dày hình thành như một cái mũ Thực quản phần cơ dài 0,325 mm, phần tuyến dài 2,5 mm Tử cung chiếm đầy và gần hết xoang cơ thể với một ổ trứng ngắn ở mỗi đầu tử cung, khi tử cung chứa đầy ấu trùng, các phần khác như âm hộ, âm đạo bị teo đi Ấu trùng sống trong tử cung đo được 0,420 mm Hậu môn của giun cái cách chóp đuôi 1,5–2,5 mm. b Vòng đời
Giun A taiwana phát triển gián tiếp cần có sự tham gia của ký chủ trung gian Suprjaga
(1965) cho rằng ký chủ trung gian của giun chỉ vịt là các loài giáp xác Cyclops và Diaptomus. Giun trưởng thành sống ở u dưới hàm, u ống chân và hố mắt Giun cái đẻ ra ấu trùng và tạo lỗ dò qua da Ấu trùng chui qua da của vịt qua lỗ dò này Ra ngoài môi trường, ấu trùng được Cyclops ăn phải, vào trong xoang cơ thể của Cyclops phát triển thành ấu trùng gây nhiễm (ấu trùng 3).
Khi vịt ngỗng ăn phải Cyclops, ấu trùng 3 vào tới dạ dày của ký chủ cuối cùng, ấu trùng giun nhanh chóng di hành tới lớp tương mạc của màng treo ruột, ở đây 4-5 ngày sau, các ấu trùng này sẽ tiến hành lột xác lần thứ 3 để trở thành ấu trùng 4 Sau đó ấu trùng di hành tới túi hơi ở mô tổ chức dưới da Ở đây giun đực và giun cái sẽ tiến hành lột xác vào ngày 12-14 rồi giao phối Sau khi giao phối, các bộ phận âm đạo, âm môn, hậu môn đều thoái hóa đi không còn nữa Hệ tiêu hóa teo đi và bị dồn ép vào thành vách của xoang thân, to phình ra, lúc đầu chứa đầy trứng, sau phát dục thành ấu trùng.
Kể từ khi giun xâm nhập vào ký chủ cuối cùng, tới cuối tuần thứ 4 thì bắt đầu đẻ ra ấu trùng của đời sau Ở điều kiện thích hợp toàn bộ vòng đời của loài giun này qua ký chủ trung gian tới ký chủ cuối cùng mất 35-36 ngày.
Giun chỉ xuất hiện ở một số nước vùng Đông Nam Á Ở Việt Nam bệnh này có được báo cáo ở các tỉnh phía Nam và phía Bắc Cường độ nhiễm từ 10–20 giun/cá thể vịt Vịt 20–
45 ngày tuổi nhiễm cao nhất 80%, vịt trên 45 ngày tuổi đến 90 ngày tuổi nhiễm 5%, vịt trên
Trong năm bệnh thường phát ra vào thời điểm các vụ gặt: vụ gặt chiêm (tháng 5,6,7) vào lúc tiết trời nóng nực của mùa hè và vào vụ gặt mùa (tháng 10,11,12) lúc cánh đồng khô hạn chỉ còn ứ lại những vũng bùn lầy lội Năm nào hạn hán kéo dài thì bệnh dai dẳng suốt mùa đông Bệnh phát ra phổ biến ở giống vịt cỏ Ở giống vịt lai Anh Đào Bắc Kinh, tỷ lệ nhiễm và tỷ lệ chết đều cao hơn giống vịt cỏ, khối u cũng to hơn.
Ngoài vịt nhà ra bệnh cũng thấy có cả ở ngan Ở ngan cũng chỉ thấy trên ngan con.
Vịt con khi bị bệnh mới phát thấy sưng đầu ở vùng trán và sưng mắt, sau thấy nổi khối u ở cổ, trong tổ chức dưới da, hàm dưới chỗ cuống lưỡi, khi sờ tay vào vịt thấy đau Vịt gầy, chậm lớn, khó thở, gầy dần rồi chết.
Nếu giun ký sinh ở chân làm cho vịt đi lại khó khăn Nếu ở dưới hàm vịt vịt khó ăn Lâu ngày bướu lớn dần gây thành ung nhọt gây viêm loét Nếu khỏi các ung nhọt này teo lại và xơ hóa bên trong
Khi mổ các lớp da ngoài trên khối u, thấy giun chui luồn dưới các tổ chức dưới da một cách hỗn độn lấy kẹp kéo da chỉ được 2cm là đứt.
- Dựa vào triệu chứng bệnh tích có những u bướu dưới hàm, dưới chân
- Mổ khám khối u sẽ thấy ấu trùng A taiwana
- Ivermectine, Levamisole tiêm vào khối u có hiệu quả tốt
- Dùng phẫu thuật ngoại khoa: Dùng dao mổ bướu, sau đó dùng kẹp gắp giun ra ngoài. Bôi thuốc sát trùng hoặc bôi một ít kháng sinh vào vết mổ Những vịt điều trị nên nhốt lại vài ngày để tránh nhiễm trùng kế phát.
7,5 g NaCl Nước vừa đủ 1000 ml Dùng 0,5 ml/con tiêm vào bướu hay chung quanh bướu, sau 1 tuần sẽ teo nhỏ dần.
- Formol ethylic gồm: Formol 1 phần
Ethylic 4 phầnTiêm vào bướu cho vịt liều 0,25 ml/con Sau 6 ngày bướu teo dần và lành hẳn.
BỆNH GIUN Ở KHÍ QUẢN GIA CẦM DO SYNGAMUS TRACHEA (Syngamiasis)
Do Syngamus trachea (Montagu, 1811) Chapin 1925
Tên khác Syngamus gracilis Chapin 1925, Syngamus parvis Chapin 1925 Giun thường ký sinh ở khí quản, phế quản của gà, gà tây, gà gô…
Giun có màu đỏ, con đực và con cái luôn đi liền nhau tạo thành hình nhánh cây hay hình chữ y Miệng phình to với vòng Chitin thường có 8 răng nhọn, phía ngoài tạo thành 6 rua Con đực dài 2-6mm, rộng 0,2mm có 2 gai giao cấu dài bằng nhau và mảnh ngắn 57-64μ Con cái dài 30-50mm, rộng 0,35mm Đuôi có dạng hình nón Âm hộ nằm ở ẳ cơ thể gần phần đầu Trứng 90-94μ hỡnh elip hai đầu có 2 mấu lồi.
Trứng đẻ ra ở phế quản, khí quản sau đó được nuốt xuống ruột theo phân ra ngoài sau 8-14 ngày ấu trùng được giải phóng sống tự do trong đất Giun đất Eisinia foetidus và Allolobophora caliginosus ăn phải trở thành ấu trùng gây nhiễm trong giun đất Khi gia cầm ăn giun đất, ấu trùng được giải phóng vào xoang và tạo nang.
Ngoài ra ốc và ốc sên là vật chuyển mầm bệnh Sau đó ấu trùng về phổi Phần lớn ấu trùng theo hệ tuần hoàn về phổi Ấu trùng được tìm thấy trong gan sau 2 giờ sau khi ăn phải ấu trùng gây nhiễm Sau đó ấu trùng ra khí quản, phế quản phát triển thành trưởng thành sau 2 tuần.
Mặt khác chim ăn phải trứng hoặc ấu trùng sẽ bị nhiễm giun.
Gia cầm yếu, thường nhắm mắt, đầu ngoẹo lại phía sau lưng Miệng há rộng để thở, không ăn nhịp thở tăng, thiếu máu.
Màng niêm mạc khí quản viêm, xuất huyết Gà hay khạc cổ hay kêu toóc toóc Chỗ ký sinh thường viêm nặng làm tăng bạch cầu ái toan (Eosinophil), bạch cầu đơn nhân lớn (Monocyte), Lym phô cầu.
Dựa vào triệu chứng Xét nghiệm phân tìm trứng theo phương pháp phù nổi hoặc Willis.
Mổ khám tìm giun trong khí quản.
Khi phát hiện gia cầm nhiễm có thể dùng 1 trong các loại thuốc sau:
+ Thiabendazole trộn thức ăn theo tỷ lệ 0,05% trong 2 tuần liên tục Thuốc chỉ dùng cho gà lôi hoặc gà.
+ Mebendazole trộn thức ăn ở liều 0,0125-0,044%.
+ Cambendazole liều 50mg/kg P trộn thức ăn 3 lần trong 3 ngày.
+ Levamisole trộn thức ăn 0,04% trong 2 ngày.
+ Fenbendazole liều 20 mg/kg P trong 3-4 ngày có hiệu quả. Để phòng bệnh cần tẩy giun định kỳ, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, ủ phân diệt trứng giun.
BỆNH GIUN ĐẦU GAI VỊT DO POLYMORPHUS SPP (Polymorphiasis)
Bệnh Giun đầu gai vịt do loài giun Polymorphus magnus và P minutus thuộc giống
Polymorphus họ Polymorphidae gây ra Loài giun Polymorphus magnus chủ yếu ở ruột non
(75%) ít thấy ở ruột già (25%) Ngược lại, loài Polymorphus minutus chủ yếu ở ruột già (80%), ít thấy ở ruột non (20%) Ngoài vịt và ngỗng ra, các loài chim trời cũng bị nhiễm. Bệnh lan tràn ở từng khu vực có thể làm gia cầm chết nhiều. a Hình thái
Polymorphus magnus: có hình thoi, đoạn trước phình to, đoạn sau nhỏ lại Giun đực dài
9,2-11,0 mm, giun cái dài 12,4-14,7 mm rộng 6-7 mm Đoạn đầu có móc, xếp thành 18 hàng móc, mỗi hàng có 8 móc (có khi 7-9 cái); có vòi hút hình trứng tròn Tinh hoàn hình trứng tròn, ở vào 1/3 phía trước thân, gần vòi hút, có 4 dây chằng hình ống ở vào sau tinh hoàn Túi đuôi hơi tròn ở đoạn cuối của giun Trứng giun hình thoi (0,129-0,113x 0,017-0,022 mm) có 3 lớp vỏ, 2 đầu của phôi thai có chồi nhô ra.
Polymorphus minutus: có hình thoi, kích thước giun đực và giun cái gần bằng nhau, dài 2,79-3,94 mm, vòi hút hình trứng tròn, có 16 hàng móc, mỗi hàng có 7-8 móc, kích thước của móc khác nhau Phía trước của giun có gai bao bọc, xếp thành 56-60 hàng gai dọc, mỗi hàng có 18-20 gai vòi hút phát triển ở gần tinh hoàn Tinh hoàn hơi tròn, có hai cái xếp chéo nhau ở nửa trên của giun Có túi đuôi hơi tròn Lỗ sinh dục ở vào đoạn cuối của giun Trứng giun hình thoi, có 3 lớp vỏ, dài 0,106-0,111x 0,017 mm. b Chu kỳ phát triển
Phát triển gián tiếp cần có sự tham gia của ký chủ trung gian là những động vật không xương sống ở dưới nước như: Gammarus lacustris, G Pulox, Potamobius astacus,
Carinogammarus roeselli, Asellus aquaticus Ký chủ tích trữ là các loài cá.
Trứng ra ngoài có thể tồn tại được 6 tháng Nếu trứng ở nơi khô hạn sẽ bị chết nhanh. Khi ký chủ trung gian ăn phải trứng, vào cơ thể ấu trùng được giải phóng và phát triển trong ký chủ trung gian khoảng 14-15 ngày Nếu nhiệt độ từ 18-25 o C có thể kéo dài 54-60 ngày Khi gia cầm ăn phải ký chủ trung gian hoặc ký chủ tích trữ, sau 27-30 ngày ấu trùng phát triển thành giun trưởng thành trong ruột non.
Loài Polymorphus magnus phần lớn sống trong ruột non Loài P minutus thì thường ký sinh ở ruột già Đã có 8 loài cá là ký chủ dự trữ của giun đầu gai Polymorphus Các loài
Cyclops là ký chủ trung gian của giun đầu gai có thể sống được ở môi trường bên ngoài 3 năm Tỷ lệ nhiễm, vùng mùa nhiễm, lứa tuổi nhiễm ở Việt Nam chưa được nghiên cứu đầy đủ.
Bệnh thường xảy ra ở gia cầm non, vật kém ăn, gày yếu, rối loạn tiêu hóa, ỉa lỏng phân có màu xanh, vật chậm chạp ít hoạt động.
Mổ khám niêm mạc ruột non có nhiều hạt nổi lên như hạt kê hoặc hạt đậu màu trắng vàng Có nhiều giun cắm sâu vào lớp cơ hoặc sâu hơn nữa Niêm mạc viêm, loét.
Xét nghiệm phân tìm trứng theo phương pháp phù nổi hoặc lắng gạn.
- Có thể sử dụng các loại thuốc sau đây để tẩy cho gia cầm:
+ CCl4 dùng liều 0,5ml/kgP cho uống qua ống cao su hoặc tiêm vào diều cho hiệu quả 98% (Petrochenko, 1949) Theo Abulage 1982 dùng liều 2ml/kgP cho hiệu quả cao.
+ Bithionol cho uống liều 0,5ml/kgP hoặc trộn với thức ăn theo tỷ lệ 1/50 cho ăn 2 ngày liên tục.
+ Dichlorophene dùng liều 0,5g/kgP cho uống có hiệu quả tốt.
- Ở các cơ sở có tỷ lệ nhiễm giun đầu gai nặng trước hết phải dùng thuốc tẩy cho vịt, đồng thời phải diệt các ký chủ trung gian ở dưới nước bằng vôi bột hoặc CuSO4.
- Khi điều trị, tạm thời nhốt vịt không cho xuống ao hồ.
- Nếu cần thiết nên thay nước ao để diệt ký chủ trung gian.
VE Ở GIA CẦM
1 Đặc điểm hình thái Ở gia cầm thường gặp loài ve mềm Argas persicus, ve phân bố rộng ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Ve trưởng thành dài 4,5-9mm, rộng 3-6 mm Khi chưa hút máu có dạng hình trứng dẹt và có màu xám Khi hút máu no có dạng hình hạt đậu với màu ánh thép xám xanh Không có mắt, mõm nằm khuất dưới mặt bụng của thân Tấm thở hình lưỡi liềm, nằm bên rìa của thân gần đôi chân thứ II, và IV.
Ve thường sống ở các khe hở vết nứt của chuồng trại gia cầm hay các tổ chim hoang dã.
Argas persicus là ve nhiều ký chủ Tất cả các giai đoạn phát triển của ve (trừ giai đoạn ấu trùng) đều lẩn trốn ánh sáng.
Ve hút máu của ký chủ nhiều lần, sau mỗi lần hút máu, con cái lại đẻ trứng (130 trứng/con) Thời gian phát triển từ trứng đến ấu trùng khoảng 2 tuần Ấu trùng tấn công gia cầm cả ban ngày lẫn ban đêm Chúng hút máu dưới đôi cánh hay vùng cổ, bám trên ký chủ từ 3-10 ngày, sau đó rời bỏ ký chủ, lột xác thành thiếu trùng 1 Thiếu trùng và con trưởng thành mỗi lần hút máu từ 20 phút đến hàng giờ Thiếu trùng 1 sau khi hút máu rồi lột xác thành thiếu trùng 2, sau đó thành thiếu trùng 3, và đôi khi thành thiếu trùng 4 Tiếp theo thiếu trùng
4 thay lông thành con trưởng thành
Chu kỳ phát triển diễn ra từ 1-2 năm A.persicus có thể nhịn đói 2-3 năm.
Ve phát tán lan truyền nhờ ký chủ (chim trời, dơi) và dụng cụ lúc di chuyển Phạm vi phân bố của ve khá rộng ở nhiều nước Ve hoạt động từ tháng 5 đến tháng 10, thường nhạy cảm với nhiệt độ cao
Argas persicus hút máu gia cầm mỗi lần 0,1ml Ve làm gia cầm mất yên tĩnh, gà mái ấp phải bỏ ổ Khi gia cầm bị ve ký sinh với một lượng lớn làm cho gia cầm bị gầy yếu và có thể bị chết
Tất cả các giai đoạn phát triển của Argas persicus đều là vật truyền xoắn khuẩn (Borellia auserina, B gallinarum) cho gia cầm và đóng vai trò là ký chủ dự trữ bệnh Lao (Tuberculosis) ở gia cầm và một số bệnh ký sinh trùng ở vịt
4 Phát hiện và phòng trị ve
Có thể phát hiện ve bằng cách kiểm tra kỹ các khe hở của chuồng trại Ban đêm dùng đèn chiếu sáng quan sát kỹ các bụi và rác được kéo ra từ các khe chuồng.
Thuốc diệt ve có thể pha như sau: 0,5 kg xà bông, hòa tan trong 10 lít nước sau đó thêm
10 lít Parafin rồi cô đặc lại thành dung dịch dạng sữa, sau đó thêm 150 ml dung dịch NicotinSulfate 40% Pha loãng 1 phần dung dịch hỗn hợp này với 0,5 m 3 nước Dùng bơm phun lên các đồ dùng và chuồng trại
Dùng BHC (benzen-hexachlorid) nồng độ 1,27% dùng cho 0,5 m 3 phun lên vị trí thường đậu của gia cầm.
8.13 BỆNH GHẺ CHÂN VÔI Ở GIA CẦM DO KNEMIDOCOPTES MUTANS
Bệnh ghẻ chân vôi ở gà và gia cầm do ghẻ Knemidocoptes mutans gây ra, bệnh làm gà đẻ trứng giảm 20-70%, khó tăng trọng và vỗ béo, tỷ lệ chết cao
Hình 8.17 Knemidocoptes mutans; a-con đực; b- con cái (mặt bụng); c- con cái (mặt lưng)
Knemidocoptes mutans (Robin, 1860) ký sinh ở vảy chân gà và gà tây Ghẻ có màu vàng xám, mặt lưng lồi, mặt bụng phẳng Ghẻ cái thân tròn, ghẻ đực hình bầu dục Đầu giả hình móng ngựa, có tấm mai nhiều lỗ với hai vạch kitin song song ở hai bên Da lưng có các vân song song Chân ngắn, hai đôi trước dài hơn hai đôi sau Con cái có hai tơ ở cuối đuôi ngắn hơn con đực, hai chân sau ở con cái không thể thấy khi nhìn mặt lưng, con đực thì thấy rõ hơn Cuối chân có vuốt (con đực chỉ có giác và chùm lông) Lỗ sinh dục cái ở giữa đôi chân thứ 2.
Ghẻ dinh dưỡng bằng tế bào biểu bì, dịch mô Vòng đời qua các giai đoạn: trứng, ấu trùng, thiếu trùng 1, thiếu trùng 2, và trưởng thành.
Ghẻ cái đẻ ra ấu trùng (đã hình thành ở trong trứng ngay trong cơ thể mẹ) Mỗi ghẻ cái chứa 6-8 trứng Ghẻ dùng kìm khoét da chân gà thành đường hầm và sống ở đó Lúc đầu gây viêm, sau phát triển qua lớp sừng, xâm nhập vào mô dưới da Lớp sừng bị nẻ, chảy mủ thối, tụ cầu khuẩn dễ phát triển.
Nguồn bệnh là gia cầm mang ghẻ, khi tiếp xúc với gia cầm khỏe ghẻ từ gà bệnh hoặc từ dụng cụ, người chăm sóc, sẽ lây lan sang gia cầm khỏe Ghẻ trưởng thành có thể sống được 8-
10 ngày ở chuồng trại Bệnh thường xuất hiện ở những nơi chuồng trại chật chội, ẩm ướt, tối, chăm sóc nuôi dưỡng kém.
Bệnh do ghẻ có thể có ở tất cả các lứa tuổi Tùy mức độ biến đổi bệnh lý ở chân gà, chia ra 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: từ 3-5 tháng Không có triệu chứng và biểu hiện lâm sàng, nhưng thấy chất nhầy ở chân có ghẻ.
- Giai đoạn 2: từ 4-12 tháng Có những nốt sần màu xám dưới lớp vảy da Da chân sẫn sùi có vẩy sừng bong ra như lớp vôi.
- Giai đoạn 3: có mụn mủ làm rụng vảy sừng, phát triển các vảy dày 2cm, màu xám. Thời kỳ này có số lượng cải ghẻ nhiều nhất Trên lớp vảy sừng xuất hiện nhiều đường nứt nẻ sâu, chảy mùi thối, khô lại trên bề mặt Gà vận động khó, nằm một chỗ Nhiều con viêm khớp, hoại tử khô, sau đó đứt một phần hay toàn bộ các ngón chân Gà gầy sút nhanh, giảm hoặc hoàn toàn ngừng đẻ, đôi khi chết bệnh có thể kéo dài một vài năm.
Dựa trên lâm sàng và kết quả xét nghiệm Triệu chứng bệnh rất đặc trưng và dễ nhận biệt. + Cách lấy bệnh phẩm:
- Ở giai đoạn 1 lấy chất nhầy bằng dao mổ ở chỗ da bị viêm;
- Ở giai đoạn 2, 3 lấy dao cạo cắt một miếng ở chỗ vảy bị viêm, sần khoảng 1-2g để kiểm tra tại chỗ nếu gửi về phòng thí nghiệm thì cho bệnh phẩm đó vào một lọ hay ống nghiệm ở đáy có lót một miếng giấy lọc đã thấm nước đun sôi, sau đó đậy nút kín lại.
+ Cách phát hiện: có nhiều cách Nhưng có hai cách sau đơn giản hơn cả:
- Đặt bệnh phẩm lên đĩa Petri hoặc phiến kính, dầm nát, cho dầu hỏa hay xút 10% bằng
2 lần bệnh phẩm rồi dầm nát một lần nữa, đậy lá kính và soi dưới kính hiển vi.
- Hoặc cho bệnh phẩm lên đĩa kính đồng hồ, nhỏ nước vào, hơ nóng 30-38 o C, soi kính hiển vi sẽ thấy cái ghẻ di động trong nước.
Bôi thuốc từ móng đến khớp gối, bôi 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 5-8 ngày Các loại thuốc trị ghẻ có hiệu nghiệm:
- Cách chế huyễn dịch Hyposulphat: trộn đều 40 phần Hyposulphat với 20 phần xà phòng đã đun tan rồi đổ thêm 40 phần nước và nghiền quấy thật đều thành bột nhão.
- Cách chế huyễn dịch Bisulfat natri cũng tương tự.
Dùng bàn chải mềm bôi bột nhão thứ nhất lên chân gà rồi bôi tiếp bột nhão thứ 2 không đợi khô, bôi như thế 2 lần, mỗi lần cách nhau 1-2 ngày.
8.14 BỆNH CẦU TRÙNG GÀ DO EIMERIA SPP (Eimeriosis)
Bệnh cầu trùng là bệnh do các loài đơn bào ký sinh ở đường tiêu hóa thuộc giống
Eimeria gây ra Cầu trùng là tên gọi chung cho các đơn bào ký sinh có hình tròn Cầu trùng gà là một bệnh rất phổ biến, đặc biệt trên gà nuôi nhốt với triệu chứng điển hình là viêm ruột xuất huyết.
BỆNH CẦU TRÙNG GÀ DO EIMERIA SPP (Eimeriosis)
Bệnh cầu trùng là bệnh do các loài đơn bào ký sinh ở đường tiêu hóa thuộc giống
Eimeria gây ra Cầu trùng là tên gọi chung cho các đơn bào ký sinh có hình tròn Cầu trùng gà là một bệnh rất phổ biến, đặc biệt trên gà nuôi nhốt với triệu chứng điển hình là viêm ruột xuất huyết.
Căn bệnh do các loài thuộc giống Eimeria gây ra, có dạng hình cầu Eimeria ký sinh ở gà có tính đặc hiệu và chuyên biệt, chúng không ký sinh ở gia cầm khác a Hình thái, cấu tạo
Oocyst (hay noãn nang) có hình cầu, tròn, bầu dục hay oval, có khi có hình lê Lớp vỏ trong (hay lớp vỏ thứ hai) thường dày, màu sắc vàng nhạt, vàng sẫm hay trắng nhạt Phía trên có nắp noãn nang (Micropile cap), có lỗ noãn nang (Micropile), có hạt cực (polar granule). Bên trong có chứa tế bào phôi Noãn nang Oocyst gồm có 4 bào tử con Sporocyst, mỗi
Sporocyst chứa 2 tử bào tử (Sporozoite) Oocyst và Meront không có cơ quan bám Trong Oocyst có thể cặn (residium) Mỗi Sporocyst cũng có thể cặn Sporozoite có hình lê dài, một đầu nhọn Microgamete có 2 hoặc 3 roi
Hình 8.18 Cấu tạo của Oocyst
Có 9 loài cầu trùng gà:
1- Eimeria acervulina Tyzzer, 1929: ký sinh ở đầu ruột non
2- Eimeria brunetti Levine, 1942: ở cuối ruột non và trực tràng
3- Eimeria hagani Levine, 1938: ở đầu ruột non (ít gây bệnh)
4- Eimeria maxima Tyzzer, 1929: ở giữa ruột non
5- Eimeria mivati Edgar and Seibold, 1964: ít gây bệnh
6- Eimeria mitis Tyzzer, 1929: ở cuối ruột non
7- Eimeria necatrix Jonson, 1930: ở giữa ruột non
8- Eimeria praecox Jonson, 1930: ít gây bệnh
9- Eimeria tenella (Raillet and Lucet, 1891): ở manh tràng.
Loài E tenella và E necatrix gây nhiễm nặng nhất, sau đó đến E brunetti rồi đến E. acervulina, E maxima và E mitis Các loài E hagani, E mivati, E praecox được xem như không gây bệnh.
9 Vị trí ký sin h, hìn h dán g, kíc h thư ớc của các loà i cầu trù ng gà. b Vòng đời
Cầu trùng có 3 giai đoạn sinh sản Hai giai đoạn sinh sản vô tính và hữu tính xảy ra trong cơ thể ký chủ Giai đoạn sinh bào tử xảy ra ở môi trường ngoài.
* Sinh sản vô tính (Schizogony, Merogony, endopolygeny, extopolygeny)
Khi gia cầm ăn phải Oocyst gây nhiễm, đến ruột vỏ Oocyst bị tiêu biến, giải phóng
Sporocyst Các Sporozoite bên trong hoạt động mạnh khi được hoạt hóa bởi dịch mật và trypsin Các Sporozoite được giải phóng, xâm nhập vào tế bào biểu mô ruột tiến hành sinh sản vô tính Sporozoite tròn lại và tạo thành các Schizont thế hệ 1 Bên trong các Schizont có hình thành rất nhiều Merozoite (khoảng 900 Merozoite), sau đó chúng phá vỡ tế bào ruột Các
Merozoite thế hệ 1 được phóng thích (2–4 μ) lại xâm nhập vào các tế bào biểu mô lân cận và tiếp tục tạo Schizont thế hệ 2 Nhiều Merozoite thế hệ hai (dài 16 μ) được hình thành trong
Schizont và hàng loạt tế bào ruột bị phá vỡ Giai đoạn này xảy ra ở ngày thứ 4 sau khi nhiễm.
Quá trình nhân lên cứ thế tiếp tục tạo ra các Schizont thế hệ thứ 3, 4… Số thế hệ Schizont tạo ra tùy từng loài cầu trùng E acervulina, E mivati tạo ra 4 thế hệ, E brunetti, E maxima, E. necatrix tạo ra 3 thế hệ…
* Sinh sản hữu tính ( Gamogony hay Gamegony )
Sau quá trình sinh sản vô tính, một số lượng lớn Merozoite bắt đầu sinh sản hữu tính.
Merozoite xâm nhập tế bào và tạo thành 2 dạng tiền giao tử: Macrogametocyte (tiền giao tử cái) và Microgametocyte (tiền giao tử đực) Macrogametocyte sau đó phát triển thành
Macrogamete (giao tử cái) và Microgametocyte phát triển thành Microgamete (giao tử đực).
Có rất nhiều giao tử đực được sinh ra từ 1 Merozoite, giao tử đực có 2 roi, phá vỡ tế bào xâm nhập vào tế bào có giao tử cái và thụ tinh tạo thành hợp tử (Zygote) Hợp tử phát triển thành
Oocyst có hai lớp vỏ và phá vỡ tế bào biểu mô của ký chủ theo phân ra ngoài Oocyst có trong phân ngày thứ 7 sau khi nhiễm Mỗi một Oocyst có thể cho ra 2.500.000 Merozoite thế hệ 2 (8 x 900 x 350) (E tenella) Mỗi một loài Eimeria sẽ tạo ra số lượng Merozoite khác nhau Tuổi của ký chủ khác nhau số lượng Merozoite thế hệ 2 sinh ra cũng khác nhau.
Hình 8.20 Vòng đời của cầu trùng gà
* Sinh sản bào tử (Sporogony)
Oocyst ra ngoài gặp điều kiện khô, không thuận lợi tồn tại được 18 - 30 ngày Nếu gặp các điều kiện thuận lợi như ẩm độ, điều kiện thích hợp sau 12 - 48 giờ phát triển thành Oocyst có 4 Sporocyst Thời gian này dài ngắn khác nhau tuỳ loại cầu trùng Mỗi Sporocyst có chứa 2
Sporozoite ở bên trong Lúc này trong Oocyst đã hình thành 8 bào tử con và trở thành Oocyst có sức gây bệnh Giai đoạn sinh sản bào tử kết thúc Những Oocyst có sức gây bệnh lẫn vào thức ăn, nước uống và được gà nuốt vào đường tiêu hóa.
E tenella có thời gian hoàn thành vòng đời trong cơ thể gà là 7 ngày Giai đoạn sinh sản vô tính xảy ra trong 4 ngày đầu sau khi gà ăn phải noãn nang gây nhiễm Giai đoạn sinh sản hữu tính bắt đầu từ ngày thứ 5 và đến ngày thứ 7 thì noãn nang xuất hiện trong phân gà.
Oocyst ra môi trường ngoài sau 2 ngày trở thành noãn nang gây nhiễm.
- Động vật cảm nhiễm: Gà con 1 ngày tuổi có thể bị nhiễm Tuổi gà nhiễm cao nhất khoảng 2-4 tuần sau đó giảm thấp dần ở các lứa tuổi lớn hơn Gà lớn là nguồn gieo rắc mầm bệnh và thải Oocyst ra ngoài Trong điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc khác nhau, tỷ lệ nhiễm có thể cao ở tuần thứ 4 hoặc thứ 5 đến tuần thứ 8 sau đó giảm xuống Gà sau 2 tháng tuổi có sức miễn dịch với Eimeria.
- Đường truyền lây bệnh qua thức ăn, nước uống, chất độn chuồng, dụng cụ chăn nuôi. Các loại côn trùng và động vật gậm nhấm có vai trò như vật môi giới.
BỆNH KÝ SINH TRÙNG TRÊN NGỰA
BỆNH SÁN DÂY NGỰA DO ANOPLOCEPHALIDAE (Anoplocephalosis)
Bệnh do 9 loài sán dây thuộc họ Anoplocephalidae ký sinh ở ruột non, manh tràng và kết tràng ở ngựa, ngoài ra còn thấy ở lừa, lạc đà Các loài thường gặp là:
- Anoplocephala perfoliata (Geoze, 1782) ký sinh ở manh tràng và kết tràng.
- A Magna ký sinh ở phần sau của ruột non.
- Paranoplocephala mamillata ký sinh ở ruột non. a Hình thái
Anoplocephala perfoliata dài 25 - 40mm, rộng 8 - 14mm, phần sau của giác bám có hai bộ phận giống như hình cái tai Đốt có 200 tinh hoàn Lỗ sinh dục ở phần trước nửa đốt sán. Buồng trứng rộng chiếm toàn bộ đốt sán.
Hình 9.1 Đầu sán Anoplocephala sp.
A magna là loài lớn, dài 5,2 m, rộng 25mm Đầu to và nhô về phía trước, có giác bám tròn và lớn Không có cổ Đốt thân ngắn và rộng Bộ phận sinh dục không thành đôi Lỗ sinh dục ở về nửa sau của đốt sán Có 400 - 500 tinh hoàn Buồng trứng rộng.
Paranoplocephala mamillata dài 10 - 40 mm, rộng 6mm, đầu nhỏ có 100 tinh hoàn Tử cung hình túi, có chia nhánh. b Chu kỳ phát triển
Phát triển giáp tiếp, ký chủ trung gian là nhện đất Scheloribates latipes, S laevigatus,
Galumna obvius, G nervosus thuộc họ Oribatidae.
Trứng sán cùng đốt theo phân ra ngoài, nhện đất ăn phải sau 145 - 150 ngày phát triển thành Cysticercoid Ngựa ăn cỏ có lẫn nhện đất có ấu trùng sẽ nhiễm sán trưởng thành.
2 Dịch tễ Đã phát hiện loài sán dây ngựa ở các tỉnh phía Bắc (Phan Thế Việt, 1977) nhưng tỷ lệ nhiễm, lứa tuổi nhiễm, vùng nhiễm chưa được nghiên cứu đầy đủ.
Hoàng Văn Dũng (2001) mổ khám 38 ngựa tại Thái Nguyên và Bắc Kạn phát hiện 8 ngựa có sán dây, mỗi ngựa có từ 3-35 sán Kiểm tra phân ngựa tuổi từ 1-3 tháng chưa phát hiện thấy trứng sán dây Ngựa từ 4-6 tháng tỷ lệ nhiễm sán dây 8,1%, ngựa tuổi từ 7-9 tháng tỷ lệ nhiễm 13,5%, ngựa tuổi từ 10-12 tháng tỷ lệ nhiễm 16,2%, ngựa tuổi trên 12 tháng tỷ lệ nhiễm 16,2%.
Ngựa nhiễm nặng thấy chậm lớn, ăn ít, bụng to, thích nằm, đầu vẹo về sau, thở mạnh, đau bụng, thiếu máu.
Xác chết gầy, niêm mạc ruột non viêm cata, trong ruột có nhiều dịch nhờn và sán Gan xung huyết, thận tụ máu, màng tim có điểm xuất huyết Hạch lâm ba sưng to có khi viêm phúc mạc.
Chẩn đoán bằng phương pháp lắng gạn tìm đốt sán Muốn tìm trứng sán kiểm tra bằng phương pháp Fulleborn Trứng hơi tròn, màu tro nhạt, trong trứng có ấu trùng sáu móc, có khí quan bao bọc hình lê
Hình 9.2 Trứng của Anoplocephala magna và A perfoliata
- Dương xỉ đực: Ngựa 5-7 tháng dùng 5-7g/con.
Ngựa 8-12 tháng dùng 8-10g/con Ngựa 1-2 năm tuổi dùng 10-12g/con.
Cho thuốc vào chân lưỡi của con vật Trước khi cho thuốc cho nhịn ăn 15-18 giờ Sau khi cho uống 2 giờ dùng thuốc tẩy.
Một số hợp chất được sử dụng có hiệu quả như: Niclosamide 100mg/kgP và Pyrantel hoặc Mebeldazol ở liều cao, Praziquantel 1mg/kgP, Exhelm II 20mg/kgP.
Ngoài ra một số thuốc được đánh giá là có hiệu quả trị sán dây Anoplocephala như Flubendazol (Mansonil), Morantel (Equiban).
Kiểm tra và định kỳ tẩy sán, không chăn thả ngựa quá sớm tránh ăn phải nhện Ủ phân diệt trứng và đốt sán, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ.
BỆNH GIUN ĐŨA NGỰA DO PARASCARIS EQUIRUM (Parascariosis)
Do giun Parascaris equirum (Goeze, 1782), thuộc họ Ascaridae ký sinh trong ruột non của ngựa, lừa, la và những động vật guốc lẻ a Hình thái Đây là một loài giun đũa có thân hình to nhất, hình ống, hai đầu hơi nhọn Giun có màu vàng, sáng, đầu có 3 môi, môi lưng to, giữa các môi còn có môi giữa Phía trong môi còn có răng nhỏ Thực quản cấu tạo đơn giản, hình ống, đằng sau phình to.
Con đực dài 15-28cm, đuôi hơi cong về phía bụng, cánh đuôi hơi nhỏ Hai gai giao cấu dài bằng nhau, khoảng 2,4-3mm.
Con cỏi dài 18-47 cm, đuụi thẳng, õm hộ ở về phớa mặt bụng và ở ẳ phớa trước thõn. Trứng có hình tròn đường kính 0,08-0,1mm, gồm 4 lớp vỏ Lớp vỏ ngoài xù xì, có khi không, màu vàng nhạt hoặc màu nâu.
Hình 9.3 Đầu và trứng của Parascaris equirum b Chu kỳ phát triển
Vòng đời của giun đũa ngựa phát triển trực tiếp, không cần ký chủ trung gian
Hình 9.4 Vòng đời giun đũa ngựa
Con cái sau khi thụ tinh, đẻ trứng ở ruột non Trứng theo phân ra ngoài phát tán ở chuồng ngựa, bãi chăn, thức ăn, nước uống rồi vào đường tiêu hóa của ngựa Trứng mới thải ra chưa có sức gây bệnh, qua 7-8 ngày hình thành ấu trùng 2 trong trứng và mới có sức gây bệnh Nhiệt độ bên ngoài ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trứng Ở nhiệt độ 15 o C trứng đạt tới giai đoạn cảm nhiễm sau 37 ngày đêm, ở 22 o C sau 15 ngày, ở 25 o C sau 8 ngày, ở 30 o C sau 5 ngày, ở 35 o C sau 4 ngày
Khi ngựa ăn phải trứng gây nhiễm, tới ruột non vỏ trứng bị vỡ, ấu trùng được giải phóng chui vào tĩnh mạch ruột, theo máu về tĩnh mạch cửa về gan lột xác lần hai tạo thành ấu trùng
3 Ấu trùng 3 lên tim qua phổi, ấu trùng vào phế nang, khí quản rồi lên hầu và được nuốt xuống ruột non lột xác hai lần nữa và phát triển thành trưởng thành Hoàn thành vòng đời mất 44-47 ngày
Bệnh thường thấy ở ngựa, lừa la; tuổi từ 1,5 tháng đến 1 năm tuổi Ngựa lớn thường ở trạng thái mang trùng Tỷ lệ nhiễm ở ngựa mới đẻ là 35,13% (Devaux, 1922) Ở những cơ sở nuôi ngựa thường bỏ cỏ trên nền chuồng, tỷ lệ nhiễm nặng hơn Đối với ngựa con theo mẹ, vú ngựa mẹ có thể nhiễm trứng và truyền cho ngựa con Trong chuồng nuôi tuy có thùng hứng nước cho ngựa uống nhưng thực tế lại lấy xô múc nước cho ngựa uống mà đáy xô có dính phân ngựa Nhiệt độ trên 39 o C làm cho trứng mất khả năng gây nhiễm Vào mùa khô, ẩm độ thấp trứng chết sau 16-35 ngày Quy luật nhiễm ở ngựa chưa được nghiên cứu đầy đủ.
Khi ký sinh ở ruột giun trưởng thành gây tổn thương cơ giới như viêm ruột, tắc, thủng ruột Một số trường hợp phúc mạc bị viêm do giun làm thủng ruột, có khi giun chui vào ống dẫn mật làm mật bị tắc, hoặc chui vào tuyến tụy Ngoài ra giun tiết chất độc làm viêm ruột, cơ năng tiêu hóa bị rối loạn, kèm theo triệu chứng thần kinh Ấu trùng di hành trong cơ thể ngựa có thể mang theo vi khuẩn vào các tổ chức khác Ngựa non bị bệnh thì chậm lớn; sức đề kháng giảm sút làm cho một số bệnh truyền nhiễm phát ra nặng thêm (ngựa bị bệnh Giun đũa thì bệnh Tỵ thư nặng thêm).
Triệu chứng ở ngựa phụ thuộc vào số lượng giun nhiễm Ở ngựa non triệu chứng biểu hiện nặng và rõ Thời kỳ đầu ấu trùng di hành ngựa bị ho, chảy nước mũi, thân nhiệt hơi tăng, có lúc thần kinh bị kích thích Thời kỳ cuối ngựa bị rối loạn cơ quan tiêu hóa, táo bón hoặc tiêu chảy xen kẽ nhau, bụng to, chậm lớn, niêm mạc nhợt nhạt, suy yếu, ngựa co giật, bại liệt chân sau, hồng cầu và huyết sắc tố giảm.
Bệnh tích rõ nhất là trúng độc toàn thân Hầu hết các trường hợp đều thấy dạ dày và ruột viêm cata và xuyết huyết, ruột sưng to và thủy thũng do ứ máu dưới tầng niêm mạc và dưới tầng tương mạc ruột Ngoài ra còn thấy các loại lâm ba, bạch cầu ái toan, bạch cầu trung tính và các thành phần khác phủ kín niêm mạc Hạch lâm ba tăng sinh.
Xét nghiệm phân tìm trứng theo phương pháp phù nổi kết hợp với triệu chứng và dịch tễ.
Việc xác định phân có thể âm tính, cần dùng thuốc tẩy và theo dõi giun ở trong phân hoặc mổ khám tìm giun ở ruột non và kiểm tra bệnh tích.
- Piperazin hexahydrate: ngựa dưới 10 tháng tuổi dùng liều 8-10g/con cho uống hoặc cho ăn Ngựa từ 11-12 tháng dùng 10-12g/con Ngựa trên 1 năm đến 24 tháng dùng liều từ 12- 24g/con Ngựa trên 24 tháng dùng liều 20-25 g/con, cho uống 4 ngày liền, mỗi ngày một lần.
- Tetramisole liều 10-15mg/kgP cho uống.
- Phenothiazin liều 0,02g/kgP cho uống.
- Mebendasole liều 6-8g/kgP cho uống.
- CCl4 hoặc carbon sulfur làm thành viên bọc hoặc cho uống qua ống cao su Trước khi cho uống cho ngựa nhịn đói 24 giờ Ngựa sẽ không ăn hết khẩu phần trong 2-4 ngày sau khi uống thuốc Hiện tượng này kéo dài 3-5 ngày.
- Potassium antimonin tactrate: dùng cho ngựa trưởng thành liều 10-12g/con cho uống.
- Tetravermex 10% dùng liều 200 mg/kgP trộn thức ăn cho ăn.
- Thiabendasole liều 44 mg/kgP cho ngựa ăn hoặc cho uống.
Ngựa non thường bị nhiễm và bị hại nên thường ngày phải chú ý khâu nuôi dưỡng quản lý đàn ngựa non hợp vệ sinh, trong thời kỳ bú sữa giữ cho ngựa non không bị nhiễm trứng giun Với ngựa trưởng thành dùng biện pháp phòng trừ tổng hợp, hạn chế cho con vật mang giun reo rắc mầm bệnh ra ngoài.
Kiểm tra và dùng thuốc tẩy cho ngựa Nên tẩy 2 tháng một lần Khi tẩy phải nhốt ngựa 6 ngày, tập trung ủ diệt trứng Ngựa mang thai cần tẩy giun trước khi đẻ 2 tháng Ngựa mẹ đang thời kỳ mang thai không nên thả ở những bãi chăn đã nhiễm trứng giun Chẩn đoán kịp thời những con bệnh để cách ly và điều trị.
Cần chú ý khâu vệ sinh, quét dọn chuồng thường xuyên Dụng cụ, máng ăn, máng uống phải luôn sạch sẽ, thay các chất độn chuồng thường xuyên Nước uống sạch, không dùng xô chậu múc nước cho ngựa uống Tập trung phân ủ để diệt trứng.
BỆNH GIUN XOĂN NGỰA DO STRONGYLIDAE (Strongylidosis)
Do một số loài thuộc họ Strongylidae gây ra, thường gặp 3 loài sau:
- Strongylus equinus (Muller, 1780): Giun đực dài 25 - 35 mm, rộng nhất 1,10 - 1,35 mm Phễu miệng có mép hơi vặn xoắn, vành tia ngoài có 42 - 50 tia, vành tia trong có 42 - 80 tia Túi sinh dục có 2 thuỳ bên rộng và to, thuỳ giữa ngắn và hẹp hơn Hai gai sinh dục dài bằng nhau (3 mm) Giun cái dài 39 - 45 mm, rộng 1,8 - 2,1 mm, đuôi mảnh và thẳng Lỗ sinh dục cách mút đuôi 11 - 14 mm Trứng có kích thước 0,085 x 0,050 mm (Nguyễn Thị Lê,
1996) Giun ký sinh ở kết tràng, manh tràng.
- Alfortia edentatus (Looss, 1900): Giun có màu đỏ máu, đầu hơi tù và ngắn Vành tia ngoài có 55 - 75 tia, vành tia trong có 80 tia Nang miệng hình cầu phát triển mạnh, không có răng Giun đực dài 22 - 26 mm, rộng 1,1 - 1,6 mm Có 2 gai sinh dục dài bằng nhau (l,9 mm). Giun cái dài 22 - 43 mm, rộng nhất 1,6 - 2,4 mm Lỗ sinh dục cách mút đuôi 9 - 10 mm (Skrjabin, 1963; Soulsby, 1982; Nguyễn Thị Lê, 1996) Giun ký sinh ở manh tràng và kết tràng.
- Delafondia vulgaris (Looss, 1900; Skrjabin, 1933): Giun đực dài 14 - 16 mm, rộng 0,70 - 0,95 mm Vành tia ngoài có 17 - 20 tia, vành tia trong có 17 - 18 tia Hai gai sinh dục dài bằng nhau (2,l mm) Giun cái dài 19 - 22 mm, rộng 1,33 - 1,49 mm Trứng có kích thước 0,038 x 0,033 mm (Skrjabin, 1963; Phan Thế Việt, 1977; Nguyễn Thị Lê, 1996) Giun ký sinh ở kết tràng và manh tràng. b Chu kỳ phát triển
Các loài giun trên đều có vòng đời phát triển trực tiếp không cần ký chủ trung gian. Trứng nở ra ấu trùng kỳ 1 ở ngoại cảnh, sau hai lần lột xác thành ấu trùng kỳ 3 có sức gây bệnh.
Hình 9.5 Vòng đời của giun xoăn ngựa
- Strongylus equinus: Khi ngựa nuốt ấu trùng kỳ 3 vào ấu trùng xuống ruột, chui sâu vào thành ruột và vào tuyến hạ vị Ở đó, ấu trùng lột xác hai lần nữa, sau đó quay trở lại xoang ruột và phát triển thành giun trưởng thành (Skrjabin và cs, 1963).
- Alfortia edentatus: ấu trùng nở ra từ trứng ở môi trường bên ngoài, lột xác hai lần thành ấu trùng cảm nhiễm sau 5 - 6 ngày Ngựa ăn phải ấu trùng cảm nhiễm, vào đến ruột già, ấu trùng chui vào niêm mạc ruột già, qua hai lần lột xác trong thành ruột thành ấu trùng kỳ 5, ở trong thành ruột một thời gian ngắn và hình thành các kén Alfortia Khi kén vỡ ra, ấu trùng trở về xoang ruột già, phát triển thành giun trưởng thành Thời gian hoàn thành vòng đời của
A edentatus trong cơ thể ngựa kéo dài 4,5 - 5 tháng (theo Skrjabin, 1963)
- Delafondia vulgaris: ấu trùng cảm nhiễm D vulgaris sau khi xâm nhập vào ruột ngựa, chúng lột xác rồi chui vào niêm mạc ruột già, vào mạch quản Ấu trùng chuyển động ngược dòng máu vào động mạch màng treo ruột (trong quá trình di chuyển, ấu trùng gây tắc các mạch quản nhỏ tạo ra các nút máu) Gần 2 tháng sau khi cảm nhiễm, ấu trùng giảm chuyển động và nằm rất lâu trong lớp xơ hoá trên nội mô mạch quản (3 - 4 tháng) Sau đó, ấu trùng lột xác, rời bỏ các nút máu và ngược vào ruột Ở ruột, ấu trùng phát triển thành giun trưởng thành Theo Erchow, thời gian hoàn thành vòng đời là 6 - 7 tháng.
Cho đến nay, người ta đã phát hiện gần 50 loài giun xoăn ký sinh ở ruột ngựa Thường ngựa bị nhiễm cùng một lúc nhiều loài giun tròn này
Con đường lây nhiễm chủ yếu là qua thức ăn, nước uống, nền chuồng và bãi chăn thả bị ô nhiễm trứng và ấu trùng giun (Skrjabin và Petrov, 1963) Sự lây nhiễm giun xoăn do hai nguồn gốc Một là, có những ấu trùng cảm nhiễm phát triển trong thời gian trước mùa chăn thả và tồn tại trên bãi chăn qua mùa Đông Hai là trứng giun được thải theo phân ngựa ngay trong mùa chăn thả Ngựa nhiễm giun xoăn vào tất cả các mùa trong năm
Theo Urquhart và cs (1996), bệnh giun xoăn thường gặp nhất ở ngựa non chăn thả trên bãi chăn thả ngựa, ngựa con nhiễm các loài giun xoăn rất sớm sau khi sinh Ngựa trưởng thành nuôi nhốt trong điều kiện chật chội và dinh dưỡng kém cũng bị bệnh Tuy nhiên, Katlifman (1996) cho rằng, ngựa ở các lứa tuổi đều nhiễm các loài giun xoăn, ngựa non thường bị bệnh ở thể cấp tính
3 Triệu chứng bệnh tích Ấu trùng di hành gây viêm hệ thống mao mạch, 90% ngựa tổn thương hệ thống mao mạch có nhiều Trombin do sự gây hại của ấu trùng gây nên, vách mao mạch bị viêm dày Vật sốt, uể oải, chậm chạp Giun trưởng thành gây hư hại ruột, chảy máu, loét.
Dựa vào triệu chứng dịch tễ.
Xét nghiệm phân tìm trứng theo phương pháp phù nổi, phương pháp Willis, cũng có thể thấy dạng ấu trùng 4 trong phân.
Mổ khám tìm giun trưởng thành trong ruột.
Sử dụng các loại thuốc sau:
+ Thiabendazole 50mg/kgP cho uống.
+ Ivermectine 0,1-0,3 mg/kgP tiêm dưới da.
- Định kỳ chẩn đoán, dùng thuốc đặc hiệu điều trị cho ngựa mắc bệnh giun sán, định kỳ kiểm tra mức độ nhiễm để tẩy trừ kịp thời và triệt để Chú ý chọn thuốc và thay đổi để tránh sự đề kháng với thuốc Định kỳ tẩy giun sán cho ngựa trưởng thành mỗi năm 2 lần vào tháng
3 - 4 và 9 - 10 hoặc mỗi năm 3 lần vào tháng 3 - 4, 7 - 8 và 11 - 12 (tuỳ loại giun sán và thuốc sử dụng)
Ngựa con cần được tẩy giun sán lần 1 vào 2,5 tháng tuổi, lần 2 vào 6 - 7 tháng tuổi, lần
- Vệ sinh chuồng trại, vệ sinh ăn uống Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống, dụng cụ chăn nuôi Thu gom phân, ủ nhiệt sinh học để diệt trứng và ấu trùng giun sán Trong thời gian ngựa mẹ cho con bú phải thường xuyên lau rửa bầu vú để tránh cho ngựa con khỏi bị nhiễm giun đũa Thức ăn, nước uống cho ngựa cần sạch sẽ, cho ăn và uống bằng máng, tránh đổ thức ăn xuống nền chuồng Định kỳ dùng thuốc sát trùng nền chuồng, tường ngăn và dụng cụ chăn nuôi
- Tăng cường chăm sóc nuôi dưỡng để nâng cao sức đề kháng cho đàn ngựa, luân phiên bãi chăn hay đồng cỏ.
BỆNH GIUN KIM NGỰA DO OXYURIS EQUI (Oxyuriasis)
Do Oxyuris equi (Schrank, 1788), ký sinh trong manh tràng, kết tràng của ngựa và lừa a Hình thái
Giun cái lớn, màu trắng dài tới 10cm trong khi con đực trưởng thành ít hơn 1cm Ấu trùng dài 5-10mm đuôi nhọn hoặc dẹt và thường dính vào biểu mô cơ của ruột Thực quản có hai chỗ phình hình củ hành Con đực có một gai giao cấu Âm hộ của con cái nằm gần đầu.
Hình 9.6 Đầu và trứng của giun kim ngựa Trứng của Oxyuris equi có hình trứng, màu vàng nhạt và hơi dẹt ở hai đầu với một mấu nhầy ở một đầu Bên trong chứa tế bào phôi b Chu kỳ phát triển
Giun trưởng thành ký sinh ở kết tràng, manh tràng Sau khi thụ tinh con cái chuyển xuống hậu môn đầu thò ra ngoài và đẻ trứng sát nhau giống như chất gelatine màu vàng trắng quanh hậu môn Trứng phát triển rất nhanh trong 4-5 ngày thành trứng có chứa ấu trùng 3. Ngựa ăn phải trứng này, ấu trùng được giải phóng ở ruột non, chuyển tới ruột già và xâm nhập vào lớp cơ của manh tràng và kết tràng lột xác thành ấu trùng 4 trong 10 ngày Ấu trùng 4 ăn tổ chức cơ ở ruột và phát triển thành trưởng thành Thời gian này là 5 tháng.
Bệnh giun kim khá phổ biến ở đàn ngựa, chủ yếu ở ngựa non dưới 1 tháng tuổi, ngựa càng lớn mức độ nhiễm càng giảm Những nơi chăn nuôi thiếu vệ sinh, chuồng trại ẩm thấp bệnh thường xảy ra Khi ngựa bị nhiễm bệnh, các dụng cụ chăn nuôi, vách chuồng, chất độn chuồng cũng bị nhiễm bẩn và có khả năng truyền bệnh Dụng cụ hàng rào cũng có thể truyền bệnh.
Phần lớn bệnh lý do Oxyuris equi gây ra ở dạng ấu trùng 4 làm hư hại biểu mô của ruột. Khi nhiễm nặng sẽ gây viêm Giun trưởng thành gây ngứa ngáy hậu môn, gây khó chịu khi giun đẻ trứng.
Khi ký sinh ở ruột, giun ít gây ra triệu chứng Khi ở hậu môn giun làm con vật ngứa ngáy hay chà sát hậu môn vào vách chuồng, chất độn chuồng làm rụng lông quanh hậu môn gây viêm da, lông đuôi ngựa xù lên, rụng rất nhiều.
Bệnh tích thường thấy nhất là tổn thương vùng gốc đuôi, viêm cata ở ruột già ở nhiễm nặng.
Dựa vào triệu chứng ngựa hay ngứa ở vùng hậu môn, có nhiều trứng màu vàng xám chung quanh hậu môn.
Xét nghiệm phân tìm trứng theo phương pháp phù nổi Rất hiếm gặp trứng trong phân khi lấy trực tiếp từ trực tràng Nên lấy phân từ nền chuồng để kiểm tra.
5 Phòng trị: giống giun xoăn và giun đũa.
BỆNH DÒI DẠ DÀY NGỰA GASTEROPHILUS SPP (Gasterophilosis)
Bệnh do ấu trùng của ruồi Gasterophilus gây ra Giống Gasterophilus có các loài phổ biến:
- G pecorum Ấu trùng của một số loài thuộc giống này ký sinh ở dạ dày và ruột ngựa và lừa Hiếm khi thấy trong dạ dày của chó, lợn, chim và người a Hình thái
Gasterophilus intestinalis có màu nâu, có lông trông giống như ong nhưng chỉ có một đôi cánh Ruồi trưởng thành dài 1 – 2 cm, màu vàng nâu, đầu lớn, mắt kép nhỏ Ấu trùng thành thục ở trong dạ dày hoặc thải ra ngoài theo phân có hình trụ dài 16 – 20 mm, màu đỏ cam, cuối đuôi có tấm thở
Hình 9.7 Gasterophilus sp. b Vòng đời
Ruồi đẻ trứng trên lông ở chân trước, vai và ngực gia súc Trứng màu vàng dài 1 - 2 mm, sau 5 – 10 ngày nở ra ấu trùng Ấu trùng có màu trắng kem, dễ nhìn thấy Khi ngựa liếm lông nuốt phải hoặc ấu trùng rơi trên đống cỏ được ngựa ăn vào, ấu trùng vào xoang miệng sau đó xuống dạ dày và sống ở đây khoảng 10 đến 12 tháng Ấu trùng theo phân ra ngoài đóng kén thành nhộng rồi phát triển thành ruồi trưởng thành sau 1 – 2 tháng Ruồi trưởng thành không ăn và sống được một vài ngày hay vài tuần, mỗi năm ruồi chỉ sinh sản một lần
Hình 9.8 Vòng đời của Gasterophilus intestinalis
2 Triệu chứng và tác hại Ấu trùng có thể gây loét lưỡi, khi ở dạ dày và ruột, ấu trùng gây viêm loét tạo những khối u, kích thích các đầu mút thần kinh gây rối loạn tiêu hóa Nếu có từ 100 - 1000 ấu trùng sẽ làm cản trở hoạt động và tiết dịch của dạ dày, gây tắc thượng vị và thủng tá tràng Ngựa đau không ăn Ấu trùng kích thích làm ngựa luôn tống phân ra ngoài, lòi dom, viêm trực tràng
Các loại thuốc sau đây có thể sử dụng để điều trị: Carbondisulphid, Dichlorvos.Ivermectin liều 0,1 - 0,3 mg/kg P, tiêm dưới da có hiệu quả tốt.
BỆNH GHẺ NGỰA
Bệnh ghẻ ở ngựa có thể gây ra do các loài:
- C bovis. Đối với ghẻ Sarcoptes: là dạng trầm trọng nhất ở ngựa, lây lan nhanh từ ngựa nhiễm sang các ngựa khác Tổn thương lúc đầu thấy ở cổ đầu và vai, ít thấy vùng có lông nhiều hoặc phần thấp của cơ thể Ngựa ngứa nhiều, viêm da cấp tính Chỗ viêm rộng ra và dày lên, sau đó chuyển sang dạng mãn tính tạo thành vảy, đặc biệt và vùng cổ Đôi khi cũng xảy ra toàn bộ cơ thể Ngựa yếu, giảm tính ngon miệng Khi nhiễm nặng ngựa suy sụp nhanh. Đối với ghẻ Psoroptes: tổn thương thường thấy ở phần kín của cơ thể như chùm lông trán, bờm, gốc đuôi, dưới cằm, giữa hai chân sau Đôi khi tìm thấy ghẻ ở tai Tổn thương gần giống như tổn thương ở ghẻ Sarcoptes nhưng lớp vảy thường lớn hơn và dày hơn Da ít tổn thương, ít ngứa hơn. Đối với Chorioptes: thường gây ra do loài Chorioptes bovis Tổn thương thường thấy ở dưới da ở phần thấp của chân sau Trong trường hợp nhiễm nặng tổn thương có thể lan tới sườn, vai và cổ Chỗ ghẻ ký sinh thường ngứa, có vảy dày, viêm da.
Cạo da lấy bệnh phẩm kiểm tra ghẻ, ấu trùng, thiếu trùng bằng phương pháp tập trung trực tiếp hoặc lấy mụn ghẻ kiểm tra Cách lấy mụn ghẻ như sau: Lấy mụn ghẻ cho vào nước ấm 40 o C-45 o C, giữ nóng trong 1-2 giờ Ghẻ sẽ lắng xuống đáy ống nghiệm Lấy chất lắng cặn cho lên lame kính tìm ghẻ trưởng thành độ phóng đại 10 x 10.
Dựa vào triệu chứng bệnh tích Cần phân biệt với đậu, viêm da, Parakeratosis và nấm.
- Sulfur 1% tắm hoặc phun cho vật hoặc bôi 4-6 lần trong vòng 10-12 ngày Ngưng dùng thuốc trước khi giết thịt 28 ngày.
- Toxaphene nồng độ 0,5% tắm hoặc phun áp dụng 1 lần.
- Kolloid sulfur 3% bôi lên da 2-3 lần/ngày trong 6-7 ngày liên tục.
- Trichlorphon, Maldison 0,5%, Diazinon 0,02%, Coumaphos 0,05% - 1%, Fenchlophos, Chlorfenvifos Amitraz 0,1%, Phoxim 0,025% dùng bôi hoặc phun cho ngựa.
- Phosmet 0,2% - 0,25% bôi phun tắm cho ngựa Dừng thuốc 21 ngày trước khi giết thịt.
- Invermectin liều 0,1-0,2 mg/kgP tiêm dưới da cho vật.
BỆNH TIÊM LA NGỰA DO TRYPANOSOMA EQUIPERDUM (Trypanosomiasis) .268 CHƯƠNG X: BỆNH KÝ SINH TRÙNG TRÊN CÁ
Bệnh còn có tên gọi khác là: Dourine, bệnh dịch giao cấu Đơn bào Trypanosoma equiperdum Doflein, 1901 được phát hiện lần đầu tiên trong máu ngựa mắc bệnh dịch giao cấu vào năm 1894 ở Constantine (Rouget, 1894) Ngoài ra, mầm bệnh còn có thể ký sinh ở các động vật khác Mầm bệnh ký sinh ở âm đạo tử cung dương vật của ngựa, rất hiếm thấy trong máu Kích thước 25 - 28 μm, đuôi có hình dạng khác nhau Nhân gần như nằm ở trung tâm Màng rung động giống với T evansi, có khi không có nhân Phần lớn sống ở tử cung, âm đạo, dịch thủy thũng ngoài da
Bệnh truyền trực tiếp do giao cấu hoặc qua dụng cụ thú y, dụng cụ thụ tinh nhân tạo, dụng cụ chăn nuôi…, ổ lót chuồng hoặc do côn trùng như ruồi Muscidae, Stomoxys Một số loài khác khi liếm chất nhờn ở ngựa bệnh bay sang liếm chất nhờn ở âm đạo cũng có thể truyền bệnh T equiperdum phân bố ở châu Á, Nam châu Phi, Ấn Độ, Liên Xô cũ, Tây Âu và Bắc Mỹ Ở châu Á, bệnh đã thấy ở Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam Ở Việt Nam, bệnh xảy ra ở gia súc nhập nội
Khi bệnh xảy ra, tỷ lệ tử vong có thể lên đến 50 - 70% (Clarene, Richard, Huebner,
1986) Triệu chứng bệnh trải qua 3 thời kỳ:
Ngựa sau 11 - 26 ngày giao cấu, thủy thũng xảy ra ở bao dịch hoàn, bao dương vật, vùng bẹn và thành bụng Chỉ có một số trường hợp thủy thũng nóng và đau Đầu dương vật thấm máu Ngựa cái âm hộ sưng một bên hoặc hai bên, có khi sưng đến hậu môn Niêm mạc âm đạo màu đỏ tía, có nước nhờn chảy ra Ngựa đực và ngựa cái sốt 38 - 38,5 o C, vật vẫn ăn và vẫn có khả năng giao cấu Một tháng sau triệu chứng giảm dần Ngựa cưỡi bị sụn lưng khi cưỡi, con vật gầy rạc dần
Xuất hiện những dấu hiệu ở da sau 40 - 45 ngày hoặc 2 tháng Dưới da có những mảng gồ như đồng xu kích thước 3 - 10 cm, khi vỡ ra chảy nước nhờn làm dính lông Những mảng này thường có ở hai bên sườn, mông, hiếm gặp ở đùi và cổ Một số mảng thủy thũng chỉ tồn tại một vài giờ, có mảng tồn tại 5 - 8 ngày, vật yếu và gầy dần, khi đi hay lê chân sau Khi chân chạm đất thường bị khuỵu xuống Các khớp xương sưng, hạch lâm ba sưng, ngựa cái sẩy thai.
Bần huyết nặng và bại liệt chân sau, niêm mạc nhợt nhạt, vật đi lại khó khăn, không muốn ăn, nước tiểu đặc có chứa albumin, có thể bị áp xe ở mông Thủy thũng và loét giác mạc Ngựa có thể sẩy thai tới 95% Sau đó vật bại liệt chân sau và ngã xuống Vật chết sau 20 – 30 ngày kể từ khi bại liệt chân sau Vật có thể mang bệnh mãn tính và lành bệnh sau 2 tháng đến 1 năm
Các hạch lâm ba đều sưng mềm và thấm máu Màng phổi và màng tim có nước vàng. Bắp thịt nhão và nhợt nhạt Các mạch máu bị teo và thoái hóa mỡ
- Dựa vào triệu chứng và bệnh tích
- Lấy dịch nhờn âm đạo xem tươi hay nhuộm Giemsa
- Lấy 1 ml dịch thủy thũng tiêm vào tổ chức mềm bìu dái thỏ Sau 4 – 6 ngày bìu dái thỏ sẽ sưng to thủy thũng
- Lấy máu chuột được gây nhiễm nhân tạo làm kháng nguyên, và huyết thanh ngựa nghi mắc bệnh làm phản ứng kết hợp bổ thể
- Lấy huyết thanh chẩn đoán theo phương pháp kháng thể huỳnh quang gián tiếp Ngoài ra còn dùng kỹ thuật ELISA, phương pháp phóng xạ miễn dịch (RIA) và Immunoelectrophoresis
- Quinapyramin sulfate liều 5 mg/kgP pha thành dung dịch 10% tiêm bắp hoặc dưới da cho con vật Sau 1 tuần tiêm lại lần nữa
- Suramin liều 25 mg/kgP pha thành dung dịch 10% tiêm tĩnh mạch, dùng hai lần cách nhau một tuần
- Azidin liều 3,5 mg/kgP pha thành dung dịch 7% tiêm bắp
Ngoài ra có thể sử dụng Atoxyl kết hợp với Emetic hoặc Atoxyl với Orpiment hoặc cũng có thể dùng Novarsenobenzol với Neosalvarsan.
- Kiểm tra định kỳ trước khi xuất nhập
- Nên có kế hoạch thụ tinh nhân tạo, không cho ngựa nhảy trực tiếp
- Dùng thuốc tiêm phòng cho ngựa.
BỆNH KÝ SINH TRÙNG TRÊN CÁ
BỆNH GIUN TRÒN DO PHILOMETRA SPP (Phylometrosis)
Một số loài giun tròn thuộc giống
Spirurida là tác nhân gây bệnh a Hình thái cấu tạo
Cơ thể giun tròn Philometra nhỏ, dài, kích thước thay đổi rất lớn theo loài Con đực thường nhỏ hơn con cái Loài
Philometra sanguinea con đực dài khoảng 2,35 - 3,30 mm, con cái từ 10 - 42 mm, Philometra ovata con đực dài 6 mm, con cái dài 55-125 mm Một số loài chỉ tìm thấy con cái không tìm thấy con đực như Philometra rischta, Philometra parasiluri
Trên cơ thể có phân bố nhiều nhú trong suốt, lớn nhỏ không đều Phía đầu có bốn mấu lồi kích thước không bằng nhau Cơ quan tiêu hóa có miệng hình tam giác ở phía đầu, không có môi, xoang miệng hình cầu, thực quản nhỏ dài chia hai phần do cơ và tuyến thể hỗn hợp tổ thành Ruột nhỏ, dài màu nâu, không có ruột sau và hậu môn, cuối ruột đóng kín
Con cái có màu hồng hay màu đỏ máu, thường ký sinh dưới vảy, vây, có hai tuyến trứng ở hai đoạn của cơ thể Phần cuối có đai dẫn rất ngắn chiếm đại bộ phận tử cung lớn Ở trong cơ thể, tử cung chứa đầy trứng đã phát dục và ấu trùng Giun tròn Philometra không có lỗ đẻ.
Con đực ký sinh trong bong bóng, trong xoang, thận Cơ thể có một tuyến tinh, có ống dẫn tinh và túi chứa tinh, phần cuối là cơ quan giao cấu hình kim, kích thước và hình dạng giống nhau b Chu kỳ phát triển
Chu kỳ phát triển cần ký chủ trung gian là các loài giáp xác Con cái giun tròn
Philometra đến thời kỳ sinh trưởng phá rách da của ký chủ để ra môi trường, do áp suất thay đổi, xoang cơ thể vỡ, ấu trùng từ trong tử cung ra nước Ấu trùng có thể bơi lội tự do hay bám vào cây cỏ trong nước, gặp các loài giáp xác Macrocyclops albidus, Eucyclops serrulatus,
Eucyclops macruroide, Mesocyclops leukarti, đôi khi cả Cyclops stranus, Achanthocyclops viridis (O N Bauer, 1977) ăn vào ruột, ấu trùng đến xoang của giáp xác phát triển trên dưới một tuần
Cá ăn giáp xác có nhiễm ấu trùng Philometra vào ruột, ấu trùng này chui qua vách ruột đến xoang, tiếp tục phát triển Ở đây có sự hình thành đực cái Sau khi tiến hành giao phối, con đực di chuyển về ký sinh ở bóng hơi, xoang, cơ thể một vài năm nhưng không tham gia giao phối lần hai Con cái di chuyển ký sinh dưới vẩy và vây của cá.
Quá trình phát triển của Philometra phụ thuộc vào nhiệt độ và pH của môi trường nước. Nếu nhiệt độ môi trường thấp, quá trình phát triển chậm, nếu pH thuận lợi quá trình phát triển từ trứng đến giun trưởng thành từ 6-7 ngày.
2 Đặc điểm dịch tễ Ở Việt Nam phát hiện Philometra ký sinh ở cá quả, cá tra, cá rô, cá trê, cá ba sa và nhiều giống loài cá biển khác Nhiều loài cá nước ngọt cảm nhiễm Philometra với tỷ lệ cảm nhiễm khá cao, có khi 80-90% Cường độ cảm nhiễm 30-40 giun/cơ thể cá Cá càng lớn, tỷ lệ và cường độ cảm nhiễm càng cao nên tác hại chủ yếu đối với cá lớn Giun tròn xuất hiện rộng trên thế giới, xuất hiện ở Việt Nam trong các ao nuôi quanh năm
3 Dấu hiệu bệnh lý và tác hại
Dấu hiệu bệnh lý không rõ ràng, khi bị bệnh cá di chuyển chậm, da cá nhợt nhạt Do bóng hơi bị ảnh hưởng nên mất thăng bằng, cá bơi ngửa một thời gian rồi chúc đầu xuống. Giun tròn ký sinh dưới vẩy làm da cá viêm loét, vẩy bị rộp và rụng ra tạo điều kiện cho các vi khuẩn và nấm xâm nhập gây bệnh Tuy nhiên tác hại chủ yếu là lấy chất dinh dưỡng làm cho cá chậm lớn.
Dựa vào dấu hiệu bệnh lý rất khó chẩn đoán Để phát hiện giun ký sinh ở da có thể quan sát bằng mắt thường hoặc kính lúp cầm tay Mổ khám tìm giun trong các cơ quan nội tạng.
Nếu cá bị giun tròn ký sinh dưới da dùng nước muối 2% tắm cho cá trong 15 phút Dùng Iodine hay thuốc tím 1% xát vào vị trí giun ký sinh Trước đây dùng Dipterex tẩy giun cho cá, trộn Dipterex với thức ăn tinh, liều lượng 0,15 – 0,18 g/1 kg cá ăn trong ngày, mỗi đợt cho ăn
Dùng vôi tẩy ao Chuyển cá cần kiểm tra, nếu phát hiện bệnh cần trị bệnh mới thả nuôi trong môi trường mới.
BỆNH RẬN CÁ DO ARGULUS SPP (Argulosis)
Gây bệnh là giống Argulus thuộc bộ Mang đuôi (Branchiura), lớp Giáp xác (Crustacea). Giống này từ ấu trùng đến trưởng thành đều ký sinh trên da cá Một số loài thường gặp là: A. japonicus, A chinensis. a Hình thái
Giống Argulus có hình lá, hình bầu dục dẹp theo hướng lưng bụng Mặt lưng phần đầu ngực có giáp lưng hình khiên Màu sắc cơ thể có khả năng thay đổi cho gần giống với màu sắc của ký chủ (là cá) để tự vệ Kích thước cơ thể của Argulus thay đổi theo loài.
Cơ thể chia làm 3 phần: phần đầu, ngực và bụng
+ Phần đầu: Mặt lưng: có 1 đôi mắt kép Mặt bụng: có 5 đôi phần phụ: đôi râu 1, đôi râu
2, đôi răng hàm, đôi giác bám, đôi chân hàm.
+ Phần ngực: có 4 đốt, có 4 đôi chân bơi, mỗi đôi chân có 2 phần: phần gốc gồm 3 đốt, phần nhánh có 2 nhánh, trên có nhiều lồng mềm.
+ Phần bụng: không phân đốt, ngắn, phía sau là 2 phiến dẹp.
Hình 10.2 Cấu tạo của rận cá b Chu kỳ phát triển
Argulus có chu kỳ phát triển trực tiếp, không qua ký chủ trung gian Khi trưởng thành, con đực và con cái tiến hành giao phối, suốt đời chỉ giao phối 1 lần Tinh dịch được con cái lưu giữ trong túi chứa tinh suốt quá trình sống
Khi tiến hành sinh sản Argulus rời khỏi cơ thể ký chủ là cá, bơi lội tự do trong nước tìm vật thể đẻ trứng Argulus đẻ trứng trực tiếp lên giá thể như thực vật thuỷ sinh thượng đẳng, vỏ ốc, đá, gỗ, Mỗi lần đẻ từ vài chục đến vài trăm trứng, thuộc loại trứng dính Trứng đẻ ra xếp theo từng hàng Argulus thích đẻ ở môi trường tối và yên tĩnh Loài A japonicus đẻ trứng theo chiều thẳng đứng cách mặt nước 35 - 55 cm.
Quá trình phát triển phôi của trứng phụ thuộc rất lớn vào nhiệt độ, nhiệt độ nước 29-
31 o C trứng của loài Argulus japonicus nở trong khoảng 14 ngày. Ấu trùng mới nở có kích thước nhỏ, chiều dài 0,5 mm, cơ thể giống trùng trưởng thành nhưng cơ quan sinh dục chưa phát triển Ấu trùng trải qua lột xác khoảng 6-7 lần sẽ thành trùng trưởng thành, ở nhiệt độ nước 25-30 o C mất khoảng 30 ngày Nhiệt độ thuận lợi cho sinh sản của giống Argulus là 25-28 o C, ở nhiệt độ này trong 1 mùa hè, 1 Argulus có thể sản sinh ra
Da cá bị viêm loét do ký sinh của rận cá tạo điều kiện cho các vi khuẩn và nấm xâm nhập và gây bệnh Vì vậy bệnh rận cá thường gặp cùng với các loại bệnh khác như đốm đỏ,đốm trắng và làm cá chết hàng loạt Cá bị rận ký sinh thường vận động mạnh trên mặt nước,bơi lội cuồng dại và giảm cường độ bắt mồi.
Rận cá ký sinh chủ yếu trên da các loài cá nuôi: trắm cỏ, mè trắng, mè hoa, chép nhưng tỷ lệ cảm nhiễm không cao Rận cá ký sinh ở tất cả các giai đoạn phát triển của cá nhưng với cá trưởng thành chỉ ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng, có vài trường hợp cá biệt cá bị chết, tuy nhiên ảnh hưởng đến giai đoạn cá giống rất rõ ràng, cỡ cá 1 - 2 cm chỉ có 3 - 4 rận cá kí sinh ở nhiệt độ 28 - 30 0 C sau vài ngày cá chết.
Rận cá xuất hiện ở nhiều nơi, vài cơ sở nuôi cá ở Đăk Lăk đã thấy xuất hiện bệnh rận cá song song với bệnh đốm đỏ.
Muốn xác định rận cá ký sinh trên cá có thể quan sát bằng mắt thường hoặc dùng kính lúp Do màu sắc của rận cùng với màu sắc cá nên phải thật tỷ mỉ mới thấy được.
Tát cạn ao, phơi khô và dùng vôi tẩy ao trước khi thả cá để diệt ấu trùng rận cá.
Dùng thuốc tím tắm cho cá bệnh, nồng độ 10ppm, thời gian 30 phút.
BỆNH TRÙNG MỎ NEO LERNAEA SPP (Lernaeosis)
Các loài thuộc giống Lernaea, họ Lernaeidae, bộ Copepoda (chân chèo), lớp Giáp xác Crustacea là tác nhân gây bệnh, bao gồm L polymorpha, L cyrinacea, L. ctenopharyngodontis. a Hình thái cấu tạo
Hình 10.3 Cấu tạo Lernaea cái (trái) và con đực (phải)
Cơ thể con đực giống hình dạng Cyclops và chúng sống tự do
Con cái có dạng hình chữ "T" hay dạng hình mỏ neo nhỏ như cái kim có chiều dài khoảng 5-6 cm Sau khi giao phối lần đầu tiên, chúng chuyển sang sống ký sinh Con cái cơ thể kéo dài, các đốt hợp lại thành ống, phần đầu phát triển thành sừng giống mỏ neo, dùng đâm thủng và bám chắc vào tổ chức ký chủ khi ký sinh, nên còn có tên là trùng mỏ neo b Chu kỳ phát triển
Ký sinh trùng Lernaea có chu kỳ phát triển trực tiếp qua nhiều giai đoạn biến thái Con đực và con cái tiến hành giao phối 1 lần duy nhất, sau đó con đực sống tự do một vài ngày trong môi trường rồi chết Con cái sau khi giao phối, tinh dịch được chứa trong túi thụ tinh, tìm ký chủ là cá để bám vào ký sinh và bắt đầu sinh sản để duy trì nòi giống
Trứng đã thụ tinh qua lỗ đẻ ra ngoài, được chứa trong túi trứng do tuyến nhờn tiết ra tạo thành Quá trình đẻ trứng và hình thành các túi trứng của Lernaea phụ thuộc vào nhiệt độ nước Với loài Lernaea polymorpha ở nhiệt độ 26-27 o C chỉ cần 1-1,5 ngày.
Hình 10.4 Vòng đời của Lernaea Ấu trùng của Lernaea phải trải qua nhiều giai đoạn ấu trùng và có biến thái phức tạp. Trứng nở ra ấu trùng không đốt đầu tiên là Nauplius I Qua 4 lần lột xác để thành ấu trùng
Nauplius V, lột xác 1 lần để trở thành ấu trùng Metanauplius I, tiếp tục lột xác 4 lần nữa để thành ấu trùng Metanauplius V có 9 đốt, với tuyến sinh dục đã thành thục và bắt đầu giao phối
Từ Nauplius I đến Metanauplius V, ở nhiệt độ nước nhiệt độ trên 25 0 C cần 3 ngày Nhiệt độ thích hợp cho Lernaea sinh sản là 20- 25 0 C
Tuổi thọ của Lernaea cũng quan hệ rất mật thiết với nhiệt độ Mùa xuân nhiệt độ thấp, tuổi thọ có thể kéo dài con có tuổi cao nhất có thể 5-7 tháng.
Khi cá mới bị mắc bệnh trùng mỏ neo có biểu hiện bơi lội không bình thường, khả năng bắt mồi giảm dần Trùng mỏ neo lấy chất dinh dưỡng nên cá gầy yếu dần Cá giống khi bị bệnh bơi lội mất thăng bằng, dễ bị dị hình, cong queo Cá bị mỏ neo ký sinh một bên cơ thể sẽ mất trọng tâm, bơi nghiêng; nếu 2-3 trùng ký sinh cùng một lúc trên cơ thể cá chỉ 2-3 ngày cá không bơi được sẽ chết Ký sinh ở miệng làm cá không ăn được Khi ký sinh phần đầu của trùng cắm sâu vào cơ thể ký chủ còn sau lưng lơ lửng trong nước nên thường bị một số nguyên sinh động vật bám vào.
Dựa vào phương pháp mô bệnh học thì người ta thấy rằng, khi cá bị trùng mỏ neo ký sinh, tế bào bạch cầu ở trong máu tăng cao, sắc tố da biến nhạt
3 Đặc điểm dịch tễ học
Trùng mỏ neo ký sinh trên vây, da và phần lớn trong khoang miệng của hầu hết các loài cá nước ngọt nhưng nhiều là cá mè, cá trắm cỏ, cá chép; ký sinh ở nhiều lứa tuổi khác nhau, lưu hành rộng rãi trong các thủy vực của cả nước Trong các cơ sở nuôi trùng mỏ neo ký sinh trên cá nuôi với tỷ lệ cao gây tổn thất cho sản xuất.
Trong một số cơ sở sản xuất và nuôi cá, Lernaea ký sinh trên các loài cá nuôi với tỷ lệ và cường độ cảm nhiễm khá cao, gây nhiều tổn hại cho sản xuất, đặc biệt ở các trại ương nuôi cá giống Năm 1961 bệnh Lernaeosis đã làm chết 3 vạn cá hương mè hoa và trắm cỏ mới nhập vào Việt Nam từ Trung Quốc Năm 1982, hàng trăm ao ương nuôi cá mè, cá trắm cỏ của tỉnh Đắc Lắc, Bình Định đã bị nhiễm Lernaea với tỷ lệ 70-80%, cường độ nhiễm khoảng 5-20 trùng trên cơ thể cá, có khi lên tới 80 trùng/ con cá.
Dựa vào dấu hiệu bệnh lý xảy ra trên cá như cá bơi nghiêng, bơi lội chậm chạp, gầy yếu.
Cơ thể thì bị dị hình, uốn cong, có hiện tượng chết rải rác tới hàng loạt Miệng cá bị sưng, có hiện tượng xuất huyết Quan sát da, mang cá bằng kính lúp hay nhớt da, nhớt mang dưới kính hiển vi.
Sử dụng 1 trong các biện pháp sau đây:
- Dùng lá xoan 0,4-0,5kg/m3 nước bón vào ao cá bị bệnh.
- Dùng thuốc tím nồng độ 10-12ppm tắm cá 1-2 giờ ở nhiệt độ 20 – 30 0 C.
- Dùng nguồn nước sạch, không dùng nguồn cấp có nước ao cá bị bệnh.
- Dùng lá xoan bón lót trước khi thả cá với lượng 0,2 - 0,3kg/m 3 nước.
- Bón phân ủ kỹ bón xuống ao với số lượng gấp 2-3 lần bình thường.
- Thay 2/3 số lượng nước bằng nước sạch.
- Do tính chọn lọc ký chủ của Lernaea nên có thể thay đổi đối tượng cá nuôi trong thủy vực, trùng không tìm được ký chủ sẽ chết.
- Một số cá nhiễm trùng mỏ neo nếu dùng phương pháp nhân tạo gây miễn dịch cá có thể miễn dịch được 1 năm.
BỆNH TRÙNG BÁNH XE DO TRICHODINA SPP (Trichodinosis)
Trùng bánh xe ở cá do các loài trong giống Trichodina và ký sinh gây ra, bao gồm các loài: T nigra, T domerguei, T. epizootica Chúng ký sinh chủ yếu ở da, mang, khoang mũi của cá.
Nhìn mặt bên, trùng bánh xe có cấu tạo giống một cái chuông, mặt bụng giống như một cái đĩa, đường kính cơ thể 25 –
31μm Lúc vận động nó quay tròn, lật qua lật lại như bánh xe nên người ta gọi nó là trùng bánh xe Cơ thể có nhiều lông tơ phân bố, lông tơ luôn rung động giúp cơ thể vận động dễ dàng.
Có một hạch lớn hình móng ngựa nằm ở giữa cơ thể (có khả năng bắt màu) và một hạch nhỏ nằm bên cạnh hạch lớn.
Trùng bánh xe có thể sống và sinh sản quanh năm, sinh sản mạnh trong nhiệt độ 22-
28 o C, nó cũng có thể sống ngoài ký chủ tự do trong nước 1- 1,5 giờ Trùng bánh xe sinh sản chủ yếu bằng hình thức vô tính, phân chia đơn giản theo chiều dọc cơ thể.
Trùng bánh xe phân bố rộng, gây hại chủ yếu cho cá hương, cá giống ở Việt Nam, đặc biệt ở đồng bằng sông Cửu Long, bệnh phát sinh rộng trên nhiều loài cá: chép, trắm cỏ, mè trắng, rô hu, mrigal, Trong các ao hồ trùng bánh xe phát triển quanh năm nhưng chủ yếu vào mùa mưa, thời tiết mát còn mùa khô bệnh ít phát triển Miền Bắc bệnh này phát hiện thấy nhiều vào mùa hè và mùa thu.
Trùng bánh xe tồn tại nhiều ở các ao có nhiều mùn bã hữu cơ và nuôi với mật độ dày, chúng có thể tồn tại ngoài môi trường nước từ 1 – 1,5 ngày, nên chúng có thể lây lan từ cá thể này sang cá thể khác.
Trùng bánh xe bám trên mang, da của cá và phá hoại tổ chức tế bào mang, da làm cho tơ mang bị rách, khiến cá bị ngộp do không lầy đủ lượng oxy cung cấp cho cơ thể Ngoài ra chúng còn phá hủy cấu trúc của mang nên mang ngày càng mất dần chức năng hô hấp chúng làm cho da cá có nhiều vết loét Quá trình này làm ảnh hưởng đến hô hấp của cá và tạo điều kiện cho các tác nhân khác xâm nhập và gây bệnh.
Khi mới mắc bệnh trên thân cá có nhiều nhớt màu trắng đục (nhìn ở nước dễ hơn ở trên cạn) Da cá chuyển màu xám, cá nổi từng đàn trên mặt nước.
Khi bệnh nặng trùng ký sinh ở mang phá hủy các tơ mang làm mang bị rách và cá ngạt thở. Những con cá bị bệnh nặng mang đầy nhớt và bạc trắng, bơi lung tung không định hướng, lật bụng vài vòng rồi chìm xuống đáy ao và chết.
Dựa vào dấu hiệu bệnh lý của cá trong ao nuôi
Kiểm tra mức độ cảm nhiễm: Bằng cách kiểm tra nhớt và da cá dưới kính hiển vi
Chữa bệnh bằng một trong những phương pháp sau:
- Dùng nước muối 2-3% tắm cho cá 5-15 phút.
- Dùng sunphat đồng 3-5 ppm tắm cho cá 5-15 phút hoặc phun trực tiếp xuống ao với nồng độ 0,5-0,7ppm (0,5-0,7g/1m3 nước).
- Tắm cá bằng Formalin 200-250ppm thời gian 30-60 phút hoặc phun xuống ao 20- 25ppm.
Biện pháp tốt nhất là giữ gìn vệ sinh ao nhất là ao ương Mật độ thả dày sẽ tăng sự cảm nhiễm bệnh lên 4-12 lần Cần ủ phân chuồng kỹ trước khi bón vào ao nuôi Có thể bón lót bằng lá xoan 0,2-0,3kg/m 2 Trước khi thả cá phải kiểm tra.
BỆNH TRÙNG QUẢ DƯA DO ICHTHYOPHTHIRIUS MULTIFILIIS (Ichthyophthiriosis)
Loài ký sinh Ichthyophthirius multifiliis là tác nhân gây bệnh, trùng có dạng hình quả dưa, đường kính 0,5-
1mm, cơ thể mềm mại có thể biến đổi hình dạng khi vận động
Giai đoạn ký sinh chúng nhạy cảm với nhiệt độ và phản ứng miễn dịch Khi đã nhiễm bệnh một lần, nếu cá không chết, sinh kháng thể miễn dịch thì có thể miễn dịch được 8 tháng Trong nước ấu trùng bơi nhanh hơn trùng trưởng thành.
Chu kỳ sống của trùng gồm hai giai đoạn: dinh dưỡng và bào nang.
- Giai đoạn dinh dưỡng: Khi ấu trùng ký sinh ở da, mang và giữa các tổ chức thượng bì hút chất dinh dưỡng của ký chủ để sinh trưởng, đồng thời kích thích các tổ chức của ký chủ hình thành một đốm mủ trắng (vì vậy bệnh còn gọi là bệnh đốm trắng) Trùng trưởng thành chui ra khỏi đốm mủ trắng và chuyển sang giai đoạn bào nang.
- Giai đoạn bào nang: Trùng rời ký chủ bơi lội tự do trong nước một thời gian rồi dừng lại ven bờ ao, hoặc tựa vào cây cỏ thủy sinh, tiết ra chất keo bao vây lớp cơ thể hình thành bào nang Trùng bắt đầu sinh sản phân đôi thành rất nhiều (1000- 2000) ấu trùng có đường kính
18 - 22μm Ấu trùng tiết ra loại men Hyaluronidaza phá vỡ bào nang chui ra ngoài, bơi trong nước tìm ký chủ mới Ấu trùng có thể sống trong nước 2 - 3 tuần Thời gian sinh sản của ấu trùng tùy thuộc vào nhiệt độ nước: 10 - 12h ở nhiệt độ 26 - 27 0 C, 14 - 15h ở nhiệt độ 24 -
25 0 C, Nhiệt độ thích hợp cho trùng phát triển là 25 - 26 0 C (theo Bauer, 1959).
3 Tình hình lưu hành của bệnh
Bệnh lưu hành rất rộng khắp châu lục thế giới, xuát hiện ở cá trắm cỏ, chép, mè trắng, mè hoa, trôi, rô phi Miền Bắc xuất hiện bệnh này vào mùa xuân và mùa đông, miền Nam bệnh này xuất hiện vào mùa mưa Trùng quả dưa ký sinh ở tất cả các giai đoạn nhưng nhiều nhất là giai đoạn cá hương, cá giống, nhiệt độ thích hợp là 15-25 0 C.
4 Triệu chứng và tác hại
Da, mang cá bị nhiễm bệnh có nhiều trùng bám thành các hạt lấm tấm rất nhỏ, màu hơi trắng đục Da và mang cá có nhiều nhớt, màu sắc cá nhợt nhạt.
Cá bệnh nổi thành đàn trên mặt nước, bơi lờ đờ, yếu ớt Khi cá bắt đầu bị bệnh bơi thành đàn gần bờ, nơi nhiều cỏ rác, quẫy nhiễu do ngứa ngáy khó chịu Trùng bám ở mang gây ngạt thở Khi bị nặng cá ngoi lên mặt nước thở và đuôi bất động cắm xuống nước Bệnh gây ảnh hưởng đến chức năng simh lý, sinh hóa của cá.
Dựa vào dấu hiệu bệnh lý của cá, xuất hiện các đốm trắng trên cơ thể cá.
Kiểm tra nhớt cá trên kính hiển vi.
Chú ý diệt trùng ở giai đoạn ấu trùng bơi lội tự do trong nước Giai đoạn ký sinh của trùng cần phải xử lý chữa vài lần Có thể sử dung một trong các biện pháp sau đây:
- Dùng xanh Methylene 0,2-0,4ppm tắm cho cá trong 2 giờ.
- Dùng formalin tắm cá với nồng độ 200-250ppm trong vòng 30-60 phút hoặc phun xuống ao với nồng độ 20-25ppm.
Dùng vôi tẩy ao, phơi kỹ đáy ao trước khi thả cá Mật độ ương vừa phải.
Cá giống cần phải kiểm dịch trước khi thả Không thả cá bệnh chung với cá khác.
BỆNH TRÙNG LOA KÈN DO APISOMA SPP (Apisomosis)
Trùng gây bệnh có tên giống là Apisoma bao gồm các loài: A monuta, A piscicolum, A. cylindriformis
Kích thước từ 13 x 6 μm đến 50-80 x11 μm Cơ thể hình chuông hoặc hình phễu lộn ngược Phía trước tế bào hình thành đĩa lông rung gồm 3 vòng lông tơ xoáy ngược chiều kim đồng hồ tới phễu miệng Cuối phía sau tế bào thon dài thành cuống, đầu mút của cuống có một đĩa bám nhỏ hoặc túm lông bám, tổ chức dính Màng tế bào mỏng, có vân ngang, gần nhân có vành đai lông mao ngắn Nhân lớn hình nón lộn ngược nằm ở trung tâm tế bào Nhân nhỏ hình bán cầu hoặc hình que gần nhân lớn.
Hình 10.6 Trùng loa kèn Trùng loa kèn sinh sản vô tính bằng hình thức cắt đôi theo chiều dọc cơ thể Sinh sản vô tính bằng hình thức tiếp hợp, thường cơ thể nhỏ bám gần miệng cơ thể lớn, nhân lớn của tiếp hợp tử phân thành nhiều khối nhiễm sắc chất.
Các loài cá cảm nhiễm với bệnh trùng loa kèn là: mè trắng, mè hoa, rô phi, chép Các giai đoạn dễ mắc bệnh này: cá hương và cá giống
Trùng loa kèn ký sinh trên mang, da của động vật thủy sản và phá hoại tổ chức tế bào mang, da làm cho tơ mang bị rách, khiến động vật thủy sản bị ngộp thở do không lầy đủ lượng oxy cung cấp cho cơ thể Ngoài ra chúng còn phá hủy cấu trúc của mang nên mang ngày càng mất dần chức năng hô hấp chúng làm cho da của động vật thủy sản có nhiều vết loét Quá trình này làm ảnh hưởng đến hô hấp của động vật thủy sản và tạo điều kiện cho các tác nhân khác xâm nhập và gây bệnh
Gặp điều kiện không thuận lợi trùng loa kèn mọc đai tiêm mao dày và dài, đĩa đệm và cơ quan bám phía sau rút ngắn lại như quả cà, như vậy bệnh lây lan là do sự vận động và di chuyển.
Trùng loa kèn bám trên da, vây, mang cá làm ảnh hưởng đến hô hấp và sinh trưởng của cá trưởng thành, giai đoạn cá nhỏ (cá hương) trùng loa kèn cản trở sự hoạt động và gây chết rải rác.
Dựa vào dấu hiệu bệnh lý của động vật thủy sản Quan sát trên kính hiển vi > 40x để thấy rõ được hình thái của trùng loa kèn.
Phương pháp phòng và chữa bệnh giống như phòng và chữa bệnh trùng bánh xe.