1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ẢNH HƯỞNG CỦA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP TỚI DANH TIẾNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM.

193 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ảnh Hưởng Của Trách Nhiệm Xã Hội Doanh Nghiệp Tới Danh Tiếng Của Các Doanh Nghiệp Việt Nam
Tác giả Giao Thị Khánh Ngọc
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Kinh Tế Phát Triển
Thể loại luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 193
Dung lượng 5,64 MB

Cấu trúc

  • LỜI CAM KẾT

    • Nghiên cứu sinh

    • 1.2. Khoảng trống nghiên cứu và các hướng nghiên cứu tiếp theo được thực hiện trong đề tài 15

    • 2.2. Cở sở lý luận về danh tiếng doanh nghiệp 25

    • 2.3. Cơ sở lý luận về lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp 33

    • 2.4. Các lý thuyết được sử dụng trong nghiên cứu 40

    • 2.5. Các giả thuyết nghiên cứu 46

    • KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 57

    • 3.3. Nghiên cứu định lượng sơ bộ 69

    • 3.4. Nghiên cứu định lượng chính thức 73

    • KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 77

    • 4.2. Kết quả nghiên cứu định lượng 82

    • KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 98

    • 5.4. Khuyến nghị 117

    • 5.5. Hạn chế và định hướng các nghiên cứu trong tương lai 126

    • KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 128

  • DANH MỤC HÌNH

  • PHẦN MỞ ĐẦU

    • 1. Tính cấp thiết của đề tài

    • 2. Mục tiêu nghiên cứu

    • 3. Câu hỏi nghiên cứu

    • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    • 5. Phương pháp nghiên cứu

    • 6. Đóng góp mới của đề tài

    • 7. Kết cấu nghiên cứu

  • CHƯƠNG 1

  • 1.1. Các nghiên cứu về ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tới danh tiếng doanh nghiệp

    • 1.1.1. Các nghiên cứu về ảnh hưởng tích cực của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tới danh tiếng doanh nghiệp

    • 1.1.2. Các nghiên cứu về ảnh hưởng tiêu cực của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tới danh tiếng doanh nghiệp

    • 1.1.3. Các nghiên cứu về ảnh hưởng hỗn hợp/ không có ý nghĩa thống kê của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tới danh tiếng doanh nghiệp

  • 1.2. Khoảng trống nghiên cứu

  • KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

  • CHƯƠNG 2

  • 2.1. Cở sở lý luận về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp

    • 2.1.1. Khái quát về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp

      • 2.1.1.1. Lịch sử phát triển của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp

      • 2.1.1.2. Bản chất của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp

        • Hình 2.1. Mô hình các bên liên quan của doanh nghiệp

        • Hình 2.2. Mô hình tiếp cận CSR theo quan điểm bền vững

    • 2.1.2. Nội dung của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp

      • 2.1.2.1. Các khía cạnh của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp dựa trên quan điểm bền vững

        • Thứ nhất, CSR – kinh tế:

        • Thứ hai, CSR – xã hội:

        • Thứ ba, CSR – môi trường

      • 2.1.2.2. Lợi ích của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp

    • 2.1.3. Đo lường trách nhiệm xã hội doanh nghiệp

  • 2.2. Cở sở lý luận về danh tiếng doanh nghiệp

    • 2.2.1. Khái niệm về danh tiếng

    • 2.2.2. Tầm quan trọng của danh tiếng doanh nghiệp

    • 2.2.3. Các nhân tố tác động đến danh tiếng

    • 2.2.4. Đo lường danh tiếng doanh nghiệp

  • 2.3. Cơ sở lý luận về lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp

    • 2.3.1. Năng lực đổi mới sáng tạo

      • Hình 2.3. Các tiêu chí sử dụng để đo lường NLDMST của Vincente

    • 2.3.2. Chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp

    • 2.3.3. Sự hài lòng của khách hàng

  • 2.4. Các lý thuyết được sử dụng trong nghiên cứu

    • 2.4.1. Lý thuyết dựa trên nguồn lực

    • 2.4.2. Lý thuyết đổi mới sáng tạo

    • 2.4.3. Mô hình lợi thế cạnh tranh

      • Hình 2.4. Mô hình nón cát về lợi thế cạnh tranh

      • Hình 2.5. Khung năng lực cạnh tranh

  • 2.5. Các giả thuyết nghiên cứu

    • 2.5.1. Mối quan hệ trực tiếp giữa trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và danh tiếng doanh nghiệp

    • 2.5.2. Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và năng lực đổi mới sáng tạo

    • 2.5.3. Năng lực đổi mới sáng tạo và danh tiếng doanh nghiệp

    • 2.5.4. Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và chất lượng sản phẩm

    • 2.5.5. Chất lượng sản phẩm và danh tiếng doanh nghiệp

    • 2.5.6. Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và sự hài lòng của khách hàng

    • 2.5.7. Sự hài lòng của khách hàng và danh tiếng doanh nghiệp

    • 2.5.8. Vai trò trung gian của năng lực đổi mới sáng tạo, chất lượng sản phẩm và sự hài lòng của khách hàng

    • 2.5.9. Vai trò của các biến trung gian trong từng nhóm ngành

    • 2.5.10. Vai trò điều tiết của quy mô doanh nghiệp

    • 2.5.11. Đề xuất mô hình nghiên cứu dự kiến

      • Hình 2.6. Mô hình nghiên cứu dự kiến

  • KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

  • CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

  • 3.1. Quy trình nghiên cứu

    • Giai đoạn 1: Nghiên cứu tại bàn

    • Giai đoạn 2: Nghiên cứu định tính

    • Giai đoạn 3: Nghiên cứu định lượng

  • 3.2. Nghiên cứu định tính

    • 3.2.1. Thiết kế và mẫu nghiên cứu

    • 3.2.2. Thu thập và phân tích dữ liệu

    • 3.2.3. Kết quả phỏng vấn các doanh nghiệp về CSR

      • 3.2.3.1. Kết quả nhận thức và thực hiện CSR của các doanh nghiệp

      • 3.2.3.2. Kết quả nhận thức về lợi ích của CSR đến các doanh nghiệp

    • 3.2.4. Kết quả hiệu chỉnh thang đo và bảng khảo sát

      • 3.2.4.1. Quy trình hiệu chỉnh thang đo và bảng khảo sát

      • 3.2.4.2. Kết quả hiệu chỉnh thang đo và bảng khảo sát

        • Bảng 3.1. Tổng hợp biến nghiên cứu, chỉ báo, thang đo và nguồn gốc

  • 3.3. Nghiên cứu định lượng sơ bộ

    • 3.3.1. Mục tiêu nghiên cứu định lượng sơ bộ

    • 3.3.2. Công cụ nghiên cứu

    • 3.3.3. Thực hiện nghiên cứu định lượng sơ bộ

      • 3.3.3.1. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu

        • Hình 3.1. Mô hình nghiên cứu thực nghiệm

        • Trong đó:

          • Các giả thiết được tóm tắt lại như sau:

      • 3.3.3.2. Hoàn thành phiếu khảo sát

      • 3.3.3.3. Thiết kế và mẫu nghiên cứu định lượng sơ bộ

        • Bảng 3.3. Mã hóa các biến nghiên cứu

      • 3.3.3.4. Thu thập và phân tích dữ liệu trong nghiên cứu sơ bộ

      • 3.3.3.5. Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ

  • 3.4. Nghiên cứu định lượng chính thức

    • 3.4.1. Thiết kế mẫu nghiên cứu định lượng chính thức

    • 3.4.2. Công cụ nghiên cứu

    • 3.4.3. Thu thập dữ liệu

    • 3.4.4. Phương pháp phân tích dữ liệu định lượng

  • KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

  • CHƯƠNG 4

  • 4.1. Bối cảnh nghiên cứu

    • 4.1.1. Bối cảnh các doanh nghiệp thực phẩm tại Việt Nam

    • 4.1.2. Bối cảnh các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam

    • 4.1.3. Bối cảnh các doanh nghiệp CNTT tại Việt Nam

  • 4.2. Kết quả nghiên cứu định lượng

    • 4.2.1. Tỷ lệ phản hồi

      • Bảng 4.1. Thống kê theo quy mô doanh nghiệp

    • 4.2.2. Đánh giá mô hình đo lường

      • Hình 4.1. Mô hình đánh giá mô hình đo lường trên Smart PLS

        • Độ tin cậy nhất quán nội tại

      • Bảng 4.2. Cronbach’s alpha và độ tin cậy tổng hợp

        • Độ giá trị hội tụ của thang đo

      • Bảng 4.3. Hệ số tải ngoài

      • Bảng 4.4. Phương sai trung bình được trích (AVE)

        • Độ giá trị phân biệt

      • Bảng 4.5. Bảng hệ số Heterotrait-monotrait Ratio

        • Đánh giá đa cộng tuyến

      • Bảng 4.6. Outer VIF

    • 4.2.3. Đánh giá mô hình cấu trúc

      • Đánh giá đa cộng tuyến

      • Sự phù hợp của mô hình

      • Bảng 4.8. Kết quả sự phù hợp của mô hình với số liệu nghiên cứu

        • Đánh giá hệ số R-square

      • Bảng 4.9. Hệ số R-square hiệu chỉnh

        • Đánh giá hệ số f-square

      • Bảng 4.10. Bảng giá trị hệ số f-square

    • 4.2.4. Đánh giá ảnh hưởng của CSR tới danh tiếng doanh nghiệp khi chưa có biến trung gian

      • Gộp chung

    • 4.2.5. Đánh giá các mối quan hệ trong mô hình khi có biến trung gian

      • Hình 4.3. Kết quả kiểm định giả thuyết

      • Bảng 4.11. Kết quả kiểm định giả thuyết

      • Bảng 4.12. Kết quả kiểm định vai trò trung gian

    • 4.2.6. Phân tích đa nhóm

      • Bảng 4.13. Kết quả phân tích đa nhóm

    • 4.2.7. Đánh giá vai trò điều tiết của quy mô doanh nghiệp

      • Hình 4.5. Kết quả kiểm định vai trò điều tiết

      • Hình 4.6. Vai trò điều tiết của quy mô doanh nghiệp trong mối quan hệ giữa CSR và danh tiếng của doanh nghiệp

  • KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

  • CHƯƠNG 5

  • 5.1. Định hướng, mục tiêu phát triển của Nhà nước

  • 5.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu

  • 5.3. Kinh nghiệm thực hiện CSR của một số doanh nghiệp trên thế giới

    • 5.3.1. Kinh nghiệm thực hiện CSR của một số doanh nghiệp thực phẩm trên thế giới

      • Coca Cola

      • Hình 5.1. Chiến lược CSR của Coca Cola

      • Starbucks

    • 5.3.2. Kinh nghiệm thực hiện CSR của một số doanh nghiệp CNTT trên thế giới

      • Google

      • Apple

    • 5.3.3. Kinh nghiệm thực hiện CSR của một số doanh nghiệp dệt may trên thế giới

      • NIKE

      • Zara

  • 5.4. Khuyến nghị cho Chính phủ và giải pháp cho các doanh nghiệp

    • 5.4.1. Giải pháp cho các doanh nghiệp Việt Nam

      • 5.4.1.1. Giải pháp chung

        • Hình 5.2. Mười bảy mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc

      • 5.4.1.2. Khuyến nghị cho các doanh nghiệp thực phẩm

      • 5.4.1.3. Khuyến nghị cho các doanh nghiệp Công nghệ thông tin

      • 5.3.1.4. Khuyến nghị cho các doanh nghiệp dệt may

    • 5.4.2. Khuyến nghị cho Chính phủ, Bộ Công thương

  • 5.5. Hạn chế và định hướng các nghiên cứu trong tương lai

    • 5.5.1. Hạn chế của nghiên cứu

    • 5.5.2. Định hướng nghiên cứu trong tương lai

  • KẾT LUẬN CHƯƠNG 5

  • KẾT LUẬN

  • DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

    • PHỤ LỤC 1: CÂU HỎI PHỎNG VẤN ĐỊNH TÍNH

    • Phần 2: Nhận xét về CSR

    • Phần 3: Hiệu chỉnh thang đo và bảng hỏi

    • PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH ĐỐI TƯỢNG PHỎNG VẤN

  • PHẦN I: THÔNG TIN CHUNG

    • PHỤ LỤC 4: PLS-SEM

      • Cronbach’s alpha, độ tin cậy tổng hợp và AVE

      • Outer loading

      • HTMT

      • Outer VIF

      • Inner VIF

      • Model fit (SRMR)

      • R-square

      • f-square

      • Tác động gián tiếp

      • Tác động gián tiếp chi tiết

      • Phân tích đa nhóm (tổng tác động) - MGA

Nội dung

ẢNH HƯỞNG CỦA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP TỚI DANH TIẾNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM.ẢNH HƯỞNG CỦA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP TỚI DANH TIẾNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM.ẢNH HƯỞNG CỦA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP TỚI DANH TIẾNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM.ẢNH HƯỞNG CỦA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP TỚI DANH TIẾNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM.ẢNH HƯỞNG CỦA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP TỚI DANH TIẾNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM.ẢNH HƯỞNG CỦA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP TỚI DANH TIẾNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM.ẢNH HƯỞNG CỦA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP TỚI DANH TIẾNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM.ẢNH HƯỞNG CỦA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP TỚI DANH TIẾNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM.ẢNH HƯỞNG CỦA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP TỚI DANH TIẾNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM.ẢNH HƯỞNG CỦA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP TỚI DANH TIẾNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM.ẢNH HƯỞNG CỦA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP TỚI DANH TIẾNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM.ẢNH HƯỞNG CỦA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP TỚI DANH TIẾNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM.ẢNH HƯỞNG CỦA TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP TỚI DANH TIẾNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM.

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Các nghiên cứu về ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tới

Ngày nay, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đang trở thành một khái niệm được nhiều người quan tâm và ngày càng có nhiều học giả nỗ lực nghiên cứu về chủ đề này Các nhà nghiên cứu tin rằng CSR có thể ảnh hưởng đến danh tiếng doanh nghiệp, và họ cho rằng trách nhiệm xã hội có tác động tích cực tới danh tiếng doanh nghiệp Tuy nhiên, kết quả thực nghiện về tác động của CSR tới DTDN trong các nghiên cứu trước đây vẫn còn nhiều đối lập Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng CSR có tác động tích cực tới danh tiếng doanh nghiệp (Lin và Chung, 2019; Lu và cộng sự, 2019; Hur và cộng sự, 2018) Trong khi đó, một số nghiên cứu khác lại chỉ ra rằng CSR tác động tiêu cực tới danh tiếng doanh nghiệp (Miras-Rodríguez và cộng sự, 2020), hoặc không có tác động tới danh tiếng doanh nghiệp (Hanzaee và Sadeghian, 2014).

1.1.1 Các nghiên cứu về ảnh hưởng tích cực của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tới danh tiếng doanh nghiệp

Tetrault Sirsly, C.-A., & Lvina, E (2016) dựa trên lý thuyết của các bên liên quan và lý thuyết dựa trên nguồn lực của công ty, nghiên cứu sự phát triển của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) và danh tiếng của công ty theo thời gian CSR được đo lường từ các bảng tính thống kê được mua từ cơ sở dữ liệu của KLD, trong đó có 7 khía cạnh được xem xét tới là: cộng đồng, quản trị, đa dạng, quan hệ nhân viên, môi trường, nhân quyền và sản phẩm Danh tiếng được đo lường bằng xếp hạng MAC của Fortune, được xuất bản hàng năm trong một ấn bản mùa xuân của tạp chí để đánh giá và xếp hạng danh tiếng công ty trong các ngành vào cuối năm trước trên thang điểm từ 1 đến

10 Dựa trên việc phân tích dữ liệu gồm 285 công ty lớn của Hoa Kỳ trong vòng 5 năm, tác giả thấy rằng CSR ban đầu và sự thay đổi CSR có ảnh hưởng tích cực tới danh tiếng.

Từ đó, tác giả đưa ra kết luận rằng trên thực tế, mối quan hệ này theo thời gian có thể thúc đẩy các nhà quản lý tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững bằng cách liên tục đầu tư vào “làm việc tốt” để gặt hái lợi ích từ việc “trồng tốt” và thậm chí còn tốt hơn theo thời gian.

Lai, C.-S., Chiu, C.-J., Yang, C.-F., & Pai, D.-C (2010) tiến hành nghiên cứu về việc liệu thực hành trách nhiệm xã hội (CSR) và danh tiếng của một công ty có thể nâng cao giá trị thương hiệu của công ty đó trong thị trường giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) hay không, trong đó có đề cập đến mối quan hệ tích cực giữa CSR và danh tiếng doanh nghiệp CSR của nhà cung cấp được đo lường bằng mức độ tham gia của nhà cung cấp vào các sáng kiến xã hội của các bên liên quan bao gồm nhân viên, người mua, cộng đồng, … Danh tiếng của nhà cung cấp được đo lường bằng mức độ mà khách hàng nghĩ về một công ty và liệu họ có đánh giá nó cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh hay không Dựa trên dữ liệu thu được từ các giám đốc mua hàng của 179 công ty sản xuất và dịch vụ Đài Loan, nghiên cứu chỉ ra rằng CSR và danh tiếng công ty có tác động tích cực đến tài sản thương hiệu và hiệu suất thương hiệu Ngoài ra danh tiếng công ty đóng vai trò trung gian trong mối quan hệ giữa CSR và tài sản thương hiệu, trong đó, việc thực hành CSR làm cải thiện đáng kể danh tiếng doanh nghiệp Vì vậy, nếu doanh nghiệp muốn nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính bằng thương hiệu của mình, các nhà quản lý phải cố gắng hết sức để nâng cao uy tín doanh nghiệp và ngăn chặn nó bị xói mòn bởi danh tiếng mất nhiều thời gian để xây dựng nhưng rất dễ bị phá hủy.

Famiyeh, S., Kwarteng, A., & Dadzie, S A (2016) nghiên cứu mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR), danh tiếng doanh nghiệp (CR) và hiệu suất tổng thể của doanh nghiệp Trong mô hình nghiên cứu, CSR được đo lường thông qua 8 biến liên quan đến phản ứng đối với các áp lực xã hội, yêu cầu và kỳ vọng của các bên liên quan, mối quan tâm về môi trường và nhu cầu xã hội. Danh tiếng công ty được đo lường bằng cách sử dụng ba cấu trúc chất lượng của sản phẩm và dịch vụ, hiệu suất quản lý và sức hấp dẫn tổng thể của tổ chức Kết quả phân tích dữ liệu của 187 giám đốc điều hành của các công ty đặt trụ sở tại thủ đô Accra, Ghana cho thấy, khi các công ty tích hợp CSR vào các chính sách của mình, nó có tác động đáng kể đến danh tiếng của họ về mặt chất lượng sản phẩm và dịch vụ, hiệu quả quản lý và sức hấp dẫn của công ty Qua đó, các tác giả kết luận rằng hiệu suất tổng thể của các công ty bị ảnh hưởng không chỉ bởi khả năng cạnh tranh mà còn bởi khoản đầu tư mềm như trách nhiệm xã hội và danh tiếng tốt, do đó các nhà quản lý cần chú trọng hơn về điều này.

Nghiên cứu thực nghiệm tiến hành bởi Dell’Atti, S., Trotta, A., Iannuzzi, A P., &Demaria, F (2017) về các mối quan hệ liên quan đến lĩnh vực ngân hàng bao gồm: hoạt động kế toán, cấu hình đòn bẩy và rủi ro, kết quả hoạt động xã hội, quản trị công ty và hoạt động môi trường Nghiên cứu tập trung vào 75 ngân hàng quốc tế có trong

Báo cáo Ngành Ngân hàng Tài chính Toàn cầu do Viện Danh tiếng xây dựng năm 2010. Thông tin về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) được thu thập từ cơ sở dữ liệu ASSET4, trong đó xếp hạng danh tiếng của mỗi ngân hàng được đánh giá qua 3 tiêu chí khác nhau: môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp Danh tiếng được ước lượng dựa trên sự tôn trọng tổng thể, cảm giác tốt, sự tin tưởng và sự ngưỡng mộ mà các bên liên quan dành cho công ty Kết quả phân tích cho thấy, danh tiếng ngân hàng có mối quan hệ tích cực với hoạt động kế toán, hoạt động xã hội và CSR; mối quan hệ tiêu cực với cấu hình đòn bẩy và rủi ro, quản trị công ty và hoạt động môi trường Qua đó, các tác giả khuyến nghị tích hợp CSR vào các chiến lược phát triển đồng thời khuyến khích công khai kết quả CSR giữa doanh nghiệp và các bên liên quan để xây dựng lòng tin.

Nghiên cứu thực hiện vào năm 2018 bởi Rothenhoefer điều tra mối liên hệ giữa trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) và danh tiếng doanh nghiệp cách sử dụng phân tích so sánh định tính Thước đo cho CSR được xây dựng dựa trên các hoạt động CSR gần đây (bao gồm các yếu tố nhân viên, sản phẩm, môi trường, cộng đồng và sự đa dạng) và CSR “lịch sử” – được tạo ra bằng cách tổng hợp các giá trị của 8 năm trước

(2005 – 2012) Nghiên cứu sử dụng danh mục đánh giá danh tiếng của Viện Danh tiếng làm thước đo danh tiếng với thang điểm từ 0 – 100, căn cứ trên lòng tin, sự ngưỡng mộ và tôn trọng, cảm giác tốt và lòng tự trọng nói chung Dựa trên dữ liệu phân tích của 130 công ty trong nhiều lĩnh vực như dịch vụ tiêu dùng, tài chính, chăm sóc sức khỏe và hàng tiêu dùng, Công nghệ thông tin, …, nghiên cứu cho thấy các hoạt động CSR tích cực sẽ tác động tích cực và hoạt động CSR tiêu cực sẽ tác động tiêu cực đến danh tiếng doanh nghiệp Ngoài ra các tác động tích cực cũng đòi hỏi một công thức tích cực nhất quán liên quan đến danh tiếng trước đây và các hoạt động CSR tổng hợp của những năm trước Tác giả kết luận, để nâng cao danh tiếng doanh nghiệp, nhà quản lý cần xem xét quan điểm của các bên liên quan về các hoạt động CSR của mình, đồng thời công ty nên cung cấp các khóa đào tạo cho các nhà quản lý về vấn đề này.

Kowalczyk, R., & Kucharska, W (2019) tiến hành nghiên cứu nhằm so sánh nhận thức của nhân viên về thu nhập và kết quả thực hành trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) trong ngành xây dựng ở Ba Lan và Đức Các biến ảnh hưởng đến CSR là văn hóa công ty và áp lực từ các cổ đông Bản thân CSR cũng được đo lường thông qua trách nhiệm xã hội, sự quan tâm tới cộng đồng địa phương, đạo đức hành vi và sự quan tâm tới môi trường Danh tiếng công ty được đo lường bởi trải nghiệm và đánh giá của khách hàng về công ty Dựa trên dữ liệu của 217 nhân viên người Đức và 216 nhân viên từ Ba Lan, nghiên cứu cho thấy, áp lực từ các cổ đông đều có tác động tích cực tới hoạt động CSR và danh tiếng công ty ở cả 2 nước trong khi tác động của văn hóa công ty là yếu hơn Các mục tiêu thực tế của nghiên cứu này liên quan đến hợp tác Ba Lan - Đức trong ngành xây dựng Việc hiểu rõ các cơ chế thực hành CSR ở cả hai nước có thể ảnh hưởng tích cực đến sự hợp tác.

Do đó, dựa trên các kết quả đã trình bày, các tác giả kết luận văn hóa CSR của các công ty

Ba Lan nên làm trung gian giữa môi trường kinh doanh và việc thực hành CSR của các công ty đó; còn đối với Đức thì cần thiết lập các thể chế và giáo dục xã hội để đạt được sự nhất quán trong hệ thống CSR quốc gia.

Nghiên cứu của Vogler, D., & Eisenegger, M (2020) xem xét tác động của truyền thông trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) thông qua Facebook và báo chí đưa tin về CSR đối với danh tiếng công ty (CR) ở Thụy Sĩ Trong nghiên cứu này, cả CSR và

CR đều được đánh giá trên 3 khía cạnh: kinh tế, xã hội và môi trường Các khía cạnh được đo lường cụ thể thông qua: giọng điệu đưa tin, sự nổi bật và mức tương tác của các bài đăng/phương tiện truyền thông liên quan/không liên quan đến CSR Sau khi phân tích dữ liệu về danh tiếng và truyền thông CSR của 68 tập đoàn Thụy Sĩ, nghiên cứu dài hạn này cho thấy mức độ quan tâm và giọng điệu của các phương tiện truyền thông đưa tin về CSR ảnh hưởng tích cực đến danh tiếng của công ty, mặc dù thông tin báo chí đưa tin về CSR chủ yếu là tiêu cực Vì vậy, danh tiếng vẫn được củng cố ngay cả khi đối mặt với những dư luận tiêu cực Tuy nhiên, các tác giả cũng cho rằng, các công ty nên cố gắng nâng cao sự quan tâm đến CSR của họ trên các phương tiện thông tin đại chúng để ngăn chặn thiệt hại cho danh tiếng của mình, một chiến lược tương lai như vậy có vẻ hứa hẹn hơn là cố gắng ngăn chặn việc đưa tin tiêu cực của các phương tiện truyền thông.

Kucharska, W (2020) tiến hành nghiên cứu nhằm xác định ảnh hưởng của mức độ cam kết của nhân viên với thương hiệu đến kết quả của việc thực hành trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSRp), ví dụ như danh tiếng công ty (CR) và giá trị thương hiệu (BR) Nghiên cứu phân tích một mẫu gồm 282 trường hợp từ ngành xây dựng ở Châu Âu và sử dụng phương pháp SPSS Amos và macro PROCESS CSRp được đo lường bởi trách niệm xã hội, sự quan tâm tới cộng đồng địa phương, đạo đức hành vi và sự quan tâm tới môi trường CR được đo lường thông qua trải nghiệm và đánh giá của khách hàng về công ty Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ tích cực giữa thực hành CSR, CR và BR, trong đó mức độ cam kết của nhân viên với thương hiệu đóng vai trò trung gian giữa CSRp với BR và CSRp với CR Tuy nhiên, mức độ thực hành CSR cao có thể tạo ra uy tín thương hiệu của công ty ngay cả khi nhân viên không cam kết với thương hiệu Đồng thời, việc nhân viên thiếu cam kết với thương hiệu có thể gây nguy hiểm cho danh tiếng Do đó, các công ty nên tập trung cải thiện cam kết của nhân viên để đạt được kết quả thực hành trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tốt hơn.

Khoảng trống nghiên cứu và các hướng nghiên cứu tiếp theo được thực hiện

Thứ nhất: Các nghiên cứu về CSR và DTDN chủ yếu được thực hiện ở các nước phát triển hoặc các khu vực có kinh tế phát triển Còn đối với các nền kinh tế mới nổi(Emerging market) như tại Việt Nam, việc làm rõ mối quan hệ giữa CSR và DTDN còn rất ít, đặc biệt việc nghiên cứu cơ chế tác động gián tiếp và so sánh giữa 3 ngành Công nghệ thông tin, thực phẩm dệt may Việt Nam chưa có nghiên cứu tiền nhiệm nào trước đây thực hiện.

Thứ hai: Nghiên cứu mối quan hệ giữa CSR và DTDN thường đo lường các khía cạnh của CSR của Carroll (1979) hoặc theo lý thuyết các bên liên quan như Mishra và Suar (2010), hoặc cũng có thể chỉ tập trung vào một khía cạnh nào đó, còn rất ít các nghiên cứu tiếp cận CSR theo lý thuyết phát triển bền vững.

Thứ ba: Các nghiên cứu về tác động trực tiếp của CSR tới DTDN phụ thuộc vào bối cảnh nghiên cứu, mẫu nghiên cứu và thời gian nghiên cứu và từ đó có thể đến những kết quả khác nhau, không thể đem lại sự thống nhất chung cho ảnh hưởng của CSR tới DTDN.

Do đó việc nghiên cứu vai trò trung gian sẽ đảm bảo tốt hơn trong việc khẳng định cơ chế tác động từ CSR tới DTDN Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây thường ít tập trung vào tác động trung gian từ CSR tới DTDN hoặc chỉ là nghiên cứu cơ chế tác động trung gian rời rạc và không giải thích chặt chẽ cũng như nêu ra cơ sở lý thuyết nền tảng.

Thứ 4: Có nhiều nghiên cứu đánh giá vai trò điều tiết, ảnh hưởng tương tác của các biến đối với tác động từ CSR tới DTDN, nhưng lại hầu như không để ý tới vai trò của quy mô doanh nghiệp mà chỉ sử dụng quy mô như một biến kiểm soát Trên thực tế, hiệu quả từ việc cải thiện CSR đối với DTDN có thể sẽ phụ thuộc rất lớn vào quy mô của doanh nghiệp bởi các doanh nghiệp có quy mô khác nhau cũng sẽ có mức độ ảnh hưởng về kinh tế, xã hội và môi trường khác nhau.

Các bước thực hiện nghiên cứu:

Dựa trên khoảng trống nghiên cứu và gợi ý của các nghiên cứu tiền nhiệm, nghiên định hướng thực hiện nghiên cứu ảnh hưởng của CSR tới DTDN trong bối cảnh so sánh giữa 3 ngành Công nghệ thông tin, thực phẩm và dệt may tại Việt Nam.

Thứ nhất: Phân tích ảnh hưởng của CSR tới DTDN thông qua cơ chế tác động gián tiếp và so sánh giữa 3 ngành Công nghệ thông tin, thực phẩm dệt may Việt Nam.

Thứ hai: Đo lường CSR theo lý thuyết phát triển bền vững trên ba khía cạnh: Kinh tế, xã hội và môi trường.

Thứ ba: Khi nghiên cứu ảnh hưởng gián tiếp của CSR tới DTDN, các nghiên cứu chỉ sử dụng 1 trung gian, hoặc có thể cho thêm một số biến khác những lại không giải thích chặt chẽ tại sao và sử dụng lý thuyết nào Chính vì vậy, trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng khung lợi thế cạnh tranh để xây dựng các biến trung gian trong mô hình nghiên cứu.

Thứ tư: Kiểm định vai trò điều tiết của biến điều tiết quy mô doanh nghiệp

Cuối cùng: Đưa ra giải pháp giúp nâng cao hiệu quả thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trong các doanh nghiệp Việt Nam trong ba lĩnh vực: Công nghệ thông tin, thực phẩm và dệt may.

Chương 1 tổng quan các nghiên cứu tiền nhiệm về ảnh hưởng của SCR tới DTDN để từ đó rút ra được những khoảng trống của các nghiên cứu Từ việc phân tích và đánh giá các đánh giá các khoảng trống nghiên cứu kết hợp với gợi ý của các nghiên cứu tiền nhiệm, các hướng đi mới trong đề tài đã được nghiên cứu đề xuất, qua đó có cơ sở để thực hiện chương 2.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

Cở sở lý luận về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp

2.1.1 Khái quát về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp

2.1.1.1 Lịch sử phát triển của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp

Ban đầu, con người nhận thức về tầm quan trọng CSR thông qua công cuộc chống lại hành vi xâm phạm nhân quyền (sử dụng lao động là nô lệ và buôn bán nô lệ) Tiêu biểu là vào năm 1790 tại Anh Quốc, hàng loạt người tiến hành tẩy chay mặt hàng đường sản xuất bởi nô lệ và nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của dư luận thế giới Số lượng người tẩy chay tăng nhanh chóng, lên tới con số 300,000 trong vòng vài năm Từ năm 1950, CSR mới chính thức được đưa vào nghiên cứu thực nghiệm Giới hàn lâm bắt đầu chuyển sự chú ý tới việc nghiên cứu CSR của doanh nghiệp từ những năm 50,

60 của thế kỉ 20 Howard Rothmann (1953) là người đầu tiên khái quát lên thuật ngữ CSR (được trích dẫn trong tác phẩm “trách nhiệm xã hội của doanh nhân”) Tác giả cho rằng CSR được thể hiện thông qua hoạt động từ thiện nhằm bù đắp lại những chi phí mà doanh nghiệp gây ra đối với môi trong quá trình sản xuất kinh doanh Song, CSR mới chỉ tồn tại dưới dạng lý thuyết, các hành động cụ thể cho CSR còn chưa có nhiều do các nhà lãnh đạo doanh nghiệp mới làm quen đối với khái niệm này Do vậy, chỉ có một số lượng nhỏ doanh nghiệp tiến hành cải tổ nhận thức và chiến lược kinh doanh mới thực hiện trách nhiệm xã hội Khái niệm CSR được làm rõ hơn vào cuối những năm 1960. Keith Davis (1960), William C Frederick (1960) và Clarence Walton (1967) là các nhà nghiên cứu tiêu biểu có đóng góp đáng kể trong việc hoàn thiện khái niệm CSR cũng như cơ sở lí luận cho yếu tố này Nếu như ở thời kì sơ khai, CSR chỉ dừng lại ở hoạt động chống xâm phạm nhân quyền (đặc biệt là hành vi lạm dụng nô lệ) thì ở giai đoạn này, CSR đã được hoàn thiện, bổ sung thêm các hành động có trách nhiệm với xã hội và môi trường.

Từ năm 1970 – 1999, giai đoạn này CSR chuyển dịch theo hướng thực hiện các hoạt động từ thiện do các tổ chức xã hội như Ủy ban Phát triển bền vững đưa ra các khế ước xã hội nhằm giám sát, đảm bảo việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Các chính sách khuyến khích CSR cũng được ban hành Từ đây, CSR bắt đầu có những tác động nhất định tới khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp.

Giai đoạn 2000 đến nay là quá trình nhận thức về CSR ngày càng được hoàn thiện, trong bối cảnh doanh nghiệp nhìn nhận ra những bất ổn xảy ra đối với tổ chức nếu hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ chăm chăm vào mục tiêu sinh lợi CSR dần được đưa vào chiến lược kinh doanh và trở thành văn hóa doanh nghiệp.

2.1.1.2 Bản chất của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp

Các cách tiếp cận về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp

Có nhiều phương pháp tiếp cận đối với trách nhiệm xã hội Trong những năm gần đây, lý thuyết các bên liên quan là một trong những lý thuyết nền tảng được khai thác bởi nhiều nghiên cứu Theo Clarkson (1995), sự thành bại của bất kì doanh nghiệp, tổ chức nào đều được quyết định bởi khả năng tạo ra của cải vật chất và sự hài lòng của các bên liên quan đối với tổ chức Cụ thể, nhóm các bên liên quan chính được Mirsha and Suar (2010) đưa ra là khách hàng, môi trường, cộng đồng, nhân viên, nhà cung cấp và các cổ đông. Hoạt động của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng, thậm chí ngừng trệ nếu tổ chức đó mất đi sự hỗ trợ về nguồn lực từ một trong những nhân tố kể trên Tiếp cận CSR theo lý thuyết các bên liên quan được thể hiện như trong hình 2.1.

Hình 2.1 Mô hình các bên liên quan của doanh nghiệp

Mặc dù được sử dụng tương đối rộng rãi nhưng việc tiếp cận theo lý thuyết các bên liên quan lại mang đến những khó khăn khi ứng dụng trong các lĩnh vực cụ thể, bởi vì các doanh nghiệp hoạt động sản xuất trên các lĩnh vực khác nhau sẽ có tác động/ chịu tác động từ các bên liên quan ở mức độ khác nhau Ví dụ khi so sánh các doanh nghiệp sản xuất nằm trong ngành dệt may và ngành Công nghệ thông tin thông tin thì việc đánh giá khía cạnh môi trường theo các lý thuyết các bên liên quan là chưa phù hợp (do đặc thù về sản phẩm và quy trình giữa 2 bên là khác nhau) Do đó, nếu muốn so sánh các lĩnh vực khác nhau thì cần phải có cách tiếp cận bản chất CSR phù hợp hơn.

Xuất phát từ quan điểm của quản lý bền vững của doanh nghiệp, sự phát triển bền vững của các hoạt động CSR bao gồm kinh tế - xã hội và môi trường, là một vấn đề đặc biệt quan trọng và là một mô hình mới cho các nhà quản lý chiến lược (Park và cộng sự, 2015) Theo quan điểm kế toán thì đây là các tiếp cận dựa trên “ba trụ cột bền vững” (tripe-bottom-line) của Elkington (1998) Việc tiếp cận theo quan điểm bền vững sẽ giúp đo lường được toàn diện các khía cạnh của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khác nhau, từ đó có được thước đo chung để so sánh liên ngành.

Hình 2.2 Mô hình tiếp cận CSR theo quan điểm bền vững

Nguồn: Park và cộng sự (2015) Bản chất của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Pratten & Mashat (2009) cho rằng CSR là biểu hiện của việc doanh nghiệp chịu trách nhiệm đối với hành vi của mình Doanh nghiệp không chỉ hoạt động riêng rẽ mà còn chịu sự tác động của xã hội Bên cạnh đó xã hội sẽ hủy bỏ hợp đồng xã hội vô hình được “kí kết” giữa doanh nghiệp và xã hội nếu bất kì tổ chức nào hoạt động mà bỏ qua

Môi trường trách nhiệm đối với cộng đồng (Deegan, 2002) Hơn nữa, áp lực từ dư luận, bao gồm sức ép truyền thông, nhà đầu tư, tổ chức phi lợi nhuận cũng là một trong những nhân tố thúc đẩy CSR từ phía doanh nghiệp (Hackston và Miln, 1996) Theo Van Marrewijk

(2003) thì “CSR là một tập hợp các hoạt động tự nguyện của công ty thể hiện việc đưa các mối quan tâm về xã hội và môi trường vào hoạt động kinh doanh và trong tương tác với các bên liên quan” Tương tự như thế, Hopkins (2003) cho rằng: “CSR liên quan đến việc các doanh nghiệp hành xử với các bên liên quan của công ty một cách có đạo đức hoặc theo cách có trách nhiệm Khía cạnh đạo đức hoặc trách nhiệm ở đây có nghĩa có thể chấp nhận được trong các xã hội văn minh, bao gồm trách nhiệm kinh tế, xã hội đối với các bên liên quan Quan tâm tới khía cạnh môi trường và xã hội nhiều hơn, Frederick và cộng sự (1992) cho rằng “CSR là một nguyên tắc chỉ rõ trách nhiệm của các công ty về những ảnh hưởng của bất kỳ hành động nào của họ đối với cộng đồng và môi trường mà họ gây ra”.

Như vậy, có rất nhiều cách hiểu, cách định nghĩa đối với trách nhiệm xã hội Tuy nhiên, theo cách tiếp cận dựa trên quan điểm bền vững, CSR được định nghĩa là các hoạt động, cam kết, chiến lược tự nguyện của các doanh nghiệp hướng tới những vấn đề về đạo đức và trách nhiệm của doanh nghiệp đối với các khía cạnh kinh tế, xã hội, và môi trường Từ quan điểm này, các hoạt động cụ thể và cách đo lường CSR đối với các doanh nghiệp sẽ được tiếp cận theo 3 khía cạnh kinh tế, xã hội, và môi trường.

2.1.2 Nội dung của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp

2.1.2.1 Các khía cạnh của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp dựa trên quan điểm bền vững

Nghiên cứu này tiếp cận CSR theo quan điểm bền vững trong đó 3 khía cạnh trụ cột mà CSR hướng tới đó là kinh tế - xã hội – môi trường, cũng là thể hiện cho định hướng phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Thứ nhất, CSR – kinh tế:

Phương diện kinh tế của CSR tập trung vào các quan điểm kinh tế và tài chính, điển hình là các khía cạnh là "góp phần phát triển kinh tế", "bảo toàn lợi nhuận doanh nghiệp" và "quản lý kinh doanh" (Kim, 2015) Carroll (1979) nhấn mạnh khía cạnh kinh tế của CSR như sau “là trách nhiệm xã hội quan trọng nhất của các doanh nghiệp, bởi vì xã hội mong đợi rằng mọi người có thể thu được lợi nhuận bằng cách bán hàng hóa và dịch vụ do các công ty sản xuất” Carroll (1991) quy định rằng khía cạnh kinh tế phải được thực hiện theo cách tối đa hóa thu nhập trên mỗi cổ phiếu, có lợi nhất có thể, đồng thời duy trì lợi thế cạnh tranh và hiệu quả hoạt động cao Tuy nhiên, các quan điểm của

Carroll nhìn chung hướng về lợi ích một bên liên quan nào đó thay vì là trách nhiệm với cộng đồng Wheeler và Beatley (2014) đánh giá khía cạch kinh tế của CSR theo quan điểm bền vững của doanh nghiệp là “phải tìm ra kế hoạch bền vững về khả năng kinh tế cho tất cả lao động trong doanh nghiệp cũng như các nhân viên địa phương, những người bị ảnh hưởng bởi hoạt động của các công nhân hay của doanh nghiệp” Matten

(2006) lập luận hai khái niệm về khía cạnh kinh tế, một khái niệm rộng và một khái niệm hẹp Khái niệm hẹp về CSR kinh tế tập trung vào “kết quả kinh tế của doanh nghiệp và ban lãnh đạo phải có trách nhiệm phát triển, sản xuất và bán các sản phẩm đảm bảo kết quả tài chính dài hạn của doanh nghiệp” Khái niệm rộng hơn về CSR kinh tế bao gồm “thái độ của các doanh nghiệp đối với cách điều hành kinh doanh và tác động lên hệ thống kinh tế - xã hội”.

Thứ hai, CSR – xã hội:

Cở sở lý luận về danh tiếng doanh nghiệp

2.2.1 Khái niệm về danh tiếng

Từ những năm 1959, định nghĩa về “danh tiếng” đã dần được các học giả quan tâm nghiên cứu Một trong những cách hiểu sơ khai về danh tiếng đó là việc hình ảnh công ty được các bên liên quan cảm nhận trong suốt quá trình kinh doanh.

Theo Fombrun (1996), các nhà nghiên cứu cũng như thực tế đều đồng ý rằng cách mà công chúng biết về một DN sẽ ảnh hưởng lớn tới sự thành công DN đó Tuy vậy, các nghiên cứu, định nghĩa vẫn chưa được rõ ràng và đi sâu vào cấu trúc của danh tiếng, theo Barnett và cộng sự (2006), nó được áp dụng khác nhau ở mỗi nghiên cứu khác nhau, đôi khi còn trái ngược nhau.

Thực tế đó là do khái niệm danh tiếng được các học giả định nghĩa khác nhau, dưới các khía cạnh khác nhau phù hợp với sự phong phú của lĩnh vực nghiên cứu và mối quan hệ của danh tiếng với các nguyên tắc của lĩnh vực đó Trong lĩnh vực kinh tế học, theo Davies và cộng sự (2003), Fombrun và Van Riel (1997), danh tiếng của DN có thể được định nghĩa như sự phản ánh về các hành động của DN trong quá khứ, đem đến nhận thức cho các bên liên quan để có tín hiệu cho các hành vi và các chiến lược trong tương lai của DN Trong lĩnh vực quản trị chiến lược, theo Roberts và Dowling

(2002), Smaiziene và Jucevicius (2010) thì danh tiếng là một tài sản vô hình, thứ mà

DN khác khó có thể bắt chước được, nó đại diện cho sự ấn tượng của cách bên liên quan như khách hàng, nhà cung cấp, cổ đông, … về DN (Shamma và Hassan, 2009) Ở lĩnh vực marketing, theo Fombrun và công sự của ông định nghĩa vào năm 2000, danh tiếng như là sự liên kết giữa DN với các cá nhân khác, sức mạnh để DN thu hút được khách hàng tiềm năng (Davies và cộng sự, 2003) và thúc đẩy lòng trung thành của họ với DN(Bontis và cộng sự, 2007).

Vào năm 2000, Ferguson và cộng sự đã đưa ra khái niệm về danh tiếng như là đặc điểm của DN cũng như cảm xúc của các bên liên quan đối với DN Mahon (2002) cũng đã định nghĩa danh tiếng của DN như một sự đánh giá với 1 người/vật bị ảnh hưởng bởi những đặc điểm của nó, đồng thời cũng được cấu thành bởi hành vi con người và tương tác với các bên liên quan Danh tiếng còn được định nghĩa như là những quyết định của cả một tập thể các bên liên quan được tích luỹ để đánh giá về DN (Barnett và cộng sự, 2006) Hay danh tiếng có thể nói là nhận thức cũng như niềm tin của các bên liên quan đối với DN (Rindova và cộng sự, 2005) Theo siltaoja (2006), khái niệm danh tiếng được nói như là sự kết hợp các đánh giá cả người ngoài DN về DN cũng như cách mà DN thực hiện “cam kết” của mình để đáp ứng thoả mãn của các bên liên quan.

Dựa vào các đặc tính giống nhau ở các khái niệm của các nhà nghiên cứu đi trước ở các ngành khác nhau, Fombrun đã định nghĩa danh tiếng vào năm 1996 rằng danh tiếng của DN là đại diện cho nhận thức các hành vi trước đây của DN và cũng thể hiện được triển vọng trong tương lai của DN cho các bên liên quan khi so sánh với đối thủ của DN Fombrun (1996) đã đưa ra một nghiên cứu đầu tiên xác định một cách hệ thống danh tiếng của DN tuy sau này đã được Fombrun phát triển lên nhưng định nghĩa đầu tiên của ông vẫn là định nghĩa được nhiều người biết tới và sử dụng nhất (Walker, 2010).

Tóm lại, dựa trên nhiều định nghĩa và định nghĩa của Fombrun, Walker (2010) đã đưa ra ba thuộc tính cốt lõi của danh tiếng của DN bao gồm:

• Là nhận thức tổng hợp của tất cả các bên liên quan;

Sau này, Walker cũng xác định được thêm hai thuộc tính khác khi nghiên cứu thêm các tài liệu sau này đó là:

• Là tích cực hoặc tiêu cực;

• Là ổn định và lâu dài.

Walker cho rằng danh tiếng của DN sẽ phụ thuộc vào bên liên quan và vấn đề cụ thể được nhắc tới nhưng tóm lại các danh tiếng là đại diện cho sự nhận thức tổng hợp của các bên liên quan về 1 vấn đề cụ thể Từ đó mà Walker đã định nghĩa bổ sung về danh tiếng của DN là “ổn định và là tổng hợp vấn đề cụ thể để đại diện cho nhận thức về hành vi trong quá khứ của DN cũng như triển vọng trong tương lai của nó trong so sánh với một số tiêu chuẩn”.

Mặc dù chưa đạt được sự nhất trí rõ ràng về chính xác danh tiếng có nghĩa là gì,nhưng danh tiếng đã được nghiên cứu dựa trên các cách tiếp cận lý thuyết khác nhau để cung cấp tầm nhìn rộng hơn và sự hiểu biết về ý nghĩa của nó Các nghiên cứu tổng hợp về DTDN (ví dụ: Lange và cộng sự, 2010) cho rằng các nghiên cứu đang có xu hướng mô tả DTDN theo ba quan điểm khác nhau là (1) được biết đến (being know) - sự nổi bật của công ty trong nhận thức chung, (2) được biết đến vì điều gì đó (being know for something) - khả năng dự đoán được nhận thức về các hành vi, kết quả của tổ chức có liên quan đến thị hiếu của từng đối tượng cụ thể, và (3) mức độ ưa thích chung (generalized favorability) - nhận thức hoặc đánh giá về toàn bộ tổ chức là tốt, hấp dẫn và phù hợp.

Xu hướng khái niệm cho DTDN đầu tiên thể hiện sự đơn giản, đó là việc doanh nghiệp được biết đến nhiều Việc hình thành khái niệm này cũng là một phần của khuôn khổ định nghĩa đa chiều được cung cấp bởi Rindova và cộng sự (2005) và Barnett và cộng sự (2006) Theo quan điểm này, DTDN sẽ càng lớn nếu như công ty càng được biết đến rộng rãi và theo Rindova và cộng sự (2005) mô tả khía cạnh này là “mức độ mà một tổ chức được công nhận rộng rãi giữa các bên liên quan trong lĩnh vực hoạt động và mức độ mà nó nổi bật so với các đối thủ cạnh tranh” Barnett và cộng sự (2006) mô tả khía cạnh này như “nhận thức của người quan sát hoặc các bên liên quan về tổ chức mà không cần phán xét” Ý tưởng cho rằng danh tiếng của tổ chức đòi hỏi sự quen thuộc hoặc “sự biết đến” công ty không được chấp nhận rộng rãi.

Xu hướng khái niệm thứ hai về DTDN được trình bày rõ ràng trong một số nghiên cứu đã xuất bản trong tài liệu quản lý, trong đó danh tiếng đòi hỏi một mức độ cao hơn so với việc “biết đến”, đó là tổ chức phải được “biến đến” dựa trên một thuộc tính cụ thể về lợi ích hoặc giá trị (Fischer và Reuber, 2007), Rindova và cộng sự, 2005). Fischer và Reuber (2007) cho rằng danh tiếng “được cấu thành từ sự đánh giá về một thuộc tính hoặc đặc điểm nổi bật cụ thể, ví dụ như sản phẩm chất lượng cao hoặc đơn giản hơn là có giá bán rất rẻ” Rindova và cộng sự (2005) đề cập đến “chất lượng được cảm nhận - mức độ mà các bên liên quan đánh giá tích cực về tổ chức về một thuộc tính cụ thể, chẳng hạn như khả năng sản xuất các sản phẩm chất lượng” khi bàn luận về DTDN.

Xu hướng khái niệm thứ ba về DTDN bao gồm những đánh giá trừu tượng hơn về danh tiếng như “sự tôn trọng, vị thế mà doanh nghiệp nắm giữ và mức độ hấp dẫn của doanh nghiệp ”(Barnett và cộng sự, 2006) Điều này ở một cấp độ hoàn toàn khác so với việc doanh nghiệp “được biết đến” hay “được biết đến với một ấn tượng nào đó” (Fischer & Reuber, 2007) Fischer & Reuber (2007) đưa ra tên gọi cho cấp độ này là

“danh tiếng dựa trên sự ưa thích tổng quát”, có nghĩa là doanh nghiệp được biết đến với những thuộc tính tổng hợp được nhiều bên liên quan đánh giá.

Danh tiếng của doanh nghiệp được coi là nguồn tài nguyên vô hình quý giá nhất mà doanh nghiệp có thể có (López, 2006) Danh tiếng có thể ảnh hưởng đến tiềm năng tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững và nâng cao giá trị nội tại của doanh nghiệp (Dowling, 2006). Theo D Gallardo-Vázquez, (2019), Danh tiếng xem xét tất cả các hành vi trong quá khứ, hiện tại và tương lai liên quan đến năng lực, góp phần tạo ra lợi thế cạnh tranh và cho phép tạo ra sự khác biệt Khái niệm danh tiếng này phù hợp với Việt Nam là quốc gia đang phát triển, yếu tố lợi thế cạnh tranh sẽ quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp Do vậy luận án tiếp cận khái niệm danh tiếng theo quan điểm D Gallardo-Vázquez.

2.2.2 Tầm quan trọng của danh tiếng doanh nghiệp

Trong những thập kỷ trở lại đây, danh tiếng của DN có thể coi như một tài sản vô hình được xếp vào loại tài sản quan trọng nhất của DN, theo Hall (1992), Fombrun

(1996), Mahon (2002), Davies và cộng sự (2003), nó rất khó để định giá cũng như so sánh, nó chỉ có thể đạt được thông qua sự khác biệt Danh tiếng không thể bị bắt chước một cách dễ dàng (Balmer và Gray, 2003) và nó tạo ra giá trị cho DN, làm nên sự khác biệt cũng như cải tiến để DN có được ưu thế trên thị trường (Kay, 1993).

Cơ sở lý luận về lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp

Nhiều nghiên cứu đã tìm ra bằng chứng cho thấy CSR là một công cụ có thể được sử dụng để tăng khả năng cạnh tranh (Kramer và cộng sự, 2016; Kechiche và Soparnot, 2012) Morata và cộng sự (2010) phát hiện rằng CSR có thể là cơ hội để các công ty phân biệt với đối thủ cạnh tranh trực tiếp nhất của họ Các nghiên cứu khác cho thấy rằng khi các DNVVN thực hiện chiến lược CSR, họ sẽ có tính cạnh tranh lâu dài hơn, mang lại lợi ích cho tất cả những người tham gia (Lindgreen và Swaen, 2010). Nhiều nghiên cứu gần đây cũng đã xác nhận rằng các DNVVN áp dụng thực hành CSR đạt được lợi nhuận và lợi thế cạnh tranh bền vững (López-Pérez và cộng sự, 2017) Cụ thể là trong thị trường hợp đồng mua sắm chính phủ, bằng chứng cho thấy CSR cải thiện khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp (Flammer, 2018) Nghiên cứu của Flammer

(2018) xác nhận rằng các công ty có CSR mạnh hơn nhận được nhiều hợp đồng mua sắm hơn, với tác động mạnh hơn được phát hiện trong các trường hợp có hợp đồng phức tạp và các ngành mang tính cạnh tranh cao Do đó, CSR đóng vai trò như một chiến lược khác biệt hóa trong khi tạo ra thành công trong cạnh tranh. Để xây dựng khung lý thuyết về lợi thế cạnh tranh và vượt ra ngoài việc quản lý tài chính, tác giả đã xem xét các khía cạnh của lợi thế cạnh tranh liên quan đến chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ, và các cấp độ chất lượng trong tổ chức và quản lý (Das và cộng sự, 2000), nguồn lực Công nghệ thông tin và hệ thống thông tin – năng lực đổi mới sáng tạo (Wade và Hulland, 2004), sự hài lòng của khách hàng, các giá trị và bí quyết của doanh nghiệp (Hung, 2006).

2.3.1 Năng lực đổi mới sáng tạo

Hiện tại, các tổ chức kinh doanh phải tránh duy trì tình trạng trì trệ và thay vào đó là không ngừng năng động cũng như đổi mới hơn để đạt được thành công trong cạnh tranh Do tầm quan trọng của đổi mới trong nghiên cứu quản lý, nhiều tác giả đã nghiên cứu nhân tố này, và kết quả là có nhiều định nghĩa khác nhau cho khái niệm đổi mới trong nhiều tài liệu khác nhau Thompson (1965) định nghĩa đổi mới là “việc tạo ra, chấp nhận và triển khai các ý tưởng mới, quy trình, sản phẩm hoặc dịch vụ ” Linder và cộng sự (2003) mô tả sự đổi mới là việc thực hiện các ý tưởng mới tạo ra giá trị Gần đây hơn, đổi mới đề cập đến vấn đề tạo và thực hiện các quy trình, dịch vụ, sản phẩm mới hoặc cải tiến, phương pháp sản xuất hoặc các hành động đơn giản với mục đích tăng khả năng cạnh tranh (Forsman, 2011) Những giải pháp đổi mới sáng tạo này được tạo ra với mục tiêu tăng phúc lợi xã hội, giúp doanh nghiệp thực hiện tốt CSR Điều đó tạo ra một lựa chọn chiến lược cho các công ty, có thể chuyển thành quản lý tốt hơn và thành công trong cạnh tranh.

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) là một cơ chế tạo điều kiện thuận lợi cho sự đổi mới và hiệu suất tốt hơn và điều đó cũng có thể xác định và nâng cao danh tiếng của công ty Sức mạnh tổng hợp giữa CSR và đổi mới được thể hiện bằng cả hai yếu tố chiến lược của năng lực cạnh tranh Nhiều nhà nghiên cứu đã xác nhận rằng CSR có ảnh hưởng tích cực trực tiếp đến sự đổi mới Các tác giả khác đã chỉ ra rằng các công ty thực hiện chiến lược có trách nhiệm với xã hội thường có xu hướng đổi mới Ngoài ra, các thực hành CSR có thể tạo ra hiệu suất tích cực, do đó cải thiện sự tăng trưởng của các công ty Đặc biệt, mối quan hệ giữa CSR và hiệu quả tài chính phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như lĩnh vực hoạt động, bối cảnh địa lý và quy mô của các công ty Đồng thời, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tham gia vào các hoạt động có trách nhiệm với xã hội có thể nâng cao danh tiếng của họ Tất cả các yếu tố này đều có tác động tích cực đến sự phát triển bền vững của địa phương và các sáng kiến xã hội của doanh nghiệp đóng vai trò như những yếu tố quyết định rõ ràng tính bền vững Vì lý do này, các công ty hiện đang suy nghĩ lại một cách có ý thức và tích cực hơn các chiến lược quản lý kinh doanh của họ về CSR và tính bền vững Điều này bao gồm việc chú ý đến khả năng tạo ra của cải và việc làm trong hoạt động kinh doanh mà không bỏ qua các tác động của hoạt động công ty đối với xã hội.

Vicente và cộng sự (2015), trong bài phân tích "Measuring innovation capability in exporting firms: the INNOVSCALE" cho rằng: Năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp được đo lường thông qua chỉ số INNOVASCALE Chỉ số này đo lường khả năng đổi mới như một cấu trúc bậc cao bao gồm khả năng phát triển sản phẩm (product development cability), tính đổi mới (innovativeness), khả năng chiến lược (strategic capability) và tiềm lực Công nghệ thông tin (technology cability) Khả năng đổi mới như một cấu trúc bậc cao phản ánh để nắm bắt những điểm bổ sung phát sinh từ cấu trúc bậc một Trong số bốn khía cạnh được kiểm tra, khả năng đổi mới, Công nghệ thông tin và phát triển sản phẩm có sức mạnh giải thích lớn nhất đối với INNOVSCALE Đổi lại, năng lực chiến lược có đóng góp ít quan trọng nhất để giải thích khả năng đổi mới Hình dưới đây minh họa rõ hơn về các chỉ tiêu sử dụng để đo lường NLDMST:

Product development capability (Khả năng phát triển sản phẩm)

(Năng lực đổi mới sáng tạo) Strategic capability (Khả năng chiến lược)

Technological capability( Tiềm lực công nghệ)

Hình 2.3 Các tiêu chí sử dụng để đo lường NLDMST của Vincente

Nguồn: Vicente và cộng sự (2015)

Mặc dù các công ty lớn tập trung rõ ràng vào CSR, trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) áp dụng chiến lược CSR Các nhà nghiên cứu cũng phải coi vai trò của các SME là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực và tạo ra giá trị Các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động tại thị trường địa phương cũng có những hạn chế về tài chính và tầm nhìn hạn chế hơn, cũng như chịu ít áp lực hơn các công ty lớn trong việc tham gia vào CSR, vì vậy các doanh nghiệp vừa và nhỏ có xu hướng áp dụng phong cách quản lý phi chính thức đối với các vấn đề liên quan đến chiến lược CSR (D Gallardo-Vázquez, 2019) D Gallardo-Vázquez

(2019) cũng cho rằng các DNVVN có thể sử dụng đổi mới để đạt được thành công trong cạnh tranh hơn, điều này không chỉ được coi là một cách để doanh nghiệp tồn tại mà còn là một mục tiêu lâu dài của doanh nghiệp Theo đó, đổi mới cho phép các công ty đạt được lợi thế bằng cách cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ mới, thúc đẩy nhu cầu gia tăng, mở rộng thị phần và nâng cao doanh số bán hàng Ngoài ra, D. Gallardo-Vázquez cũng cho rằng các hành vi của đội ngũ quản lý hay ý tưởng trong nhóm cũng được coi là những nguồn đổi mới và năng lực đổi mới có thể nằm trong tài sản vô hình của doanh nghiệp như vốn trí tuệ Quan điểm này đã được tác giả tiếp nhận khi xem xét bối cảnh tại Việt Nam, năng lực đổi mới là một trong những mục tiêu ưu tiên hàng đầu của mô hình tăng trưởng kinh tế Vai trò của đổi mới sáng tạo trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đã được Chính phủ khẳng định tại Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế Thế giới lần thứ 47 Bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng và sự thay đổi diễn ra liên tục của khoa học Công nghệ thông tin vừa là cơ hội vừa là thách thức để các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện đổi mới sáng tạo Bên cạnh đó, các doanh nghiệp tại Việt Nam chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ nên yếu tố con người, đặc biệt là vốn trí tuệ, trở thành đại diện cho lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Quan điểm về đổi mới của Gallardo-Vázquez rất phù hợp để áp dụng vào tính chất nền kinh tế và hoạt động các DNVVN tại Việt Nam Do đó, nghiên cứu đã tiếp cận theo quan điểm của Gallardo-Vázquez về năng lực đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp.

2.3.2 Chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp

Việc đưa ra khái niệm về chất lượng sản phẩm (quality product) rất phức tạp do chưa có sự thống nhất chung nào về CLSP Cũng chính vì thế, nhân tố này thường được quan sát và mô tả thông qua việc đo lường các khía cạnh hơn là cố gắng nêu ra một khái niệm hoàn chỉnh.

Nghiên cứu này tập trung vào CLSP với vai trò là một trong những lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp Công nghệ thông tin, thực phẩm và dệt may Trong hai thập kỷ qua, chất lượng đã được coi là nguồn gốc của lợi thế cạnh tranh (Forker và cộng sự,

1996) Chất lượng đã trải qua một quá trình phát triển, từ cấp độ hoạt động đến cấp độ chiến lược, và một số học giả đã ủng hộ mạnh mẽ quan điểm rằng chất lượng phải được coi là mục tiêu chiến lược trong các tổ chức (Adam, 1992; Garvin, 1988; Schonberger,

1992) Có thể thấy chất lượng có đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, tuy nhiên trên thực tế, lại có tương đối ít nghiên cứu về khái niệm và cung cấp bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa CLSP với các năng lực cạnh tranh khác như DTDN.

Porter (1980) đã phân loại chất lượng là cơ sở chính cho chiến lược khác biệt hóa vì các công ty áp dụng chiến lược này sẽ định vị sản phẩm của họ một cách duy nhất dựa trên một số thuộc tính dẫn đến mức giá cao hơn Ông đặc biệt đề xuất rằng chất lượng tạo ra một điểm khác biệt giúp ngăn cách, thậm chí cách ly, một công ty khởi sự cạnh tranh bằng cách tạo ra lòng trung thành của khách hàng cũng như hạ thấp độ nhạy cảm về giá cả Bằng cách này, công ty sẽ được bảo vệ khỏi các lực lượng cạnh tranh làm giảm khả năng sinh lời Trong số nhiều nguồn khác biệt, chất lượng là cách tiếp cận thường đặc trưng nhất cho chiến lược khác biệt hóa Trên thực tế thì các sản phẩm chất lượng cao thường đòi hỏi nguyên liệu và quy trình đắt tiền hơn, từ đó ảnh hưởng đến chi phí hoạt động Các sản phẩm chất lượng cao cuối cùng vẫn sẽ dẫn đến chi phí thấp hơn sau khi công ty đạt được lợi ích theo quy mô nhờ chiếm lĩnh được thị phần cao hơn. Chất lượng sản phẩm cũng là một trong những khía cạnh cần quan tâm của việc quản lý chất lượng toàn diện (TQM) Deming (1982), với khái niệm “chuỗi cải tiến chất lượng”, lập luận rằng các tổ chức có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của mình bằng cách cải thiện chất lượng bởi điều này sẽ dẫn đến việc giảm chi phí thông qua việc loại bỏ phế liệu và làm lại cũng như nhận được sự ưu đãi đến từ các đối tác.

Garvin (1984) xây dựng một thang đo về chất lượng sản phẩm dựa trên tám nhân tố: hiệu suất, tính năng, độ tin cậy, sự phù hợp, độ bền, tính thẩm mĩ, khả năng phục sử dụng và cảm nhận Cụ thể:

- Hiệu suất: Các đặc tính vận hành chính của một sản phẩm

- Tính năng: Các đặc tính phụ của một sản phẩm bổ sung cho chức năng cơ bản của nó

- Độ tin cậy: Xác suất của sản phẩm về hiệu suất không hỏng hóc trong một khoảng thời gian cụ thể

- Sự phù hợp: Mức độ mà các đặc tính vật lý và hiệu suất của sản phẩm đáp ứng các thông số kỹ thuật thiết kế

- Độ bền: Một thước đo về tuổi thọ hữu ích của sản phẩm, tức là lượng sử dụng mà khách hàng nhận được từ một sản phẩm trước khi sản phẩm bị hư hỏng hoặc phải thay thế

- Khả năng sử dụng: Sự dễ dàng, nhanh chóng, lịch sự và khả năng sửa chữa

- Tính thẩm mỹ: Sản phẩm trông như thế nào, cảm nhận, âm thanh, mùi vị hay mùi, một vấn đề thuộc về sở thích cá nhân

- Cảm nhận: Chất lượng dựa trên hình ảnh, tên thương hiệu hoặc quảng cáo hơn là thuộc tính sản phẩm và tất nhiên được đánh giá chủ quan

Thang đo của Garvin được sử dụng rộng rãi ở các nghiên cứu khác Trong một báo cáo được thực hiện bởi Ahire và cộng sự (1996) để kiểm tra tác động của các chiến lược quản lý chất lượng tổng hợp đối với chất lượng sản phẩm của một công ty, bốn yếu tố của Garvin (hiệu suất, độ tin cậy, sự phù hợp và độ bền) đã được sử dụng để đo lường cấu trúc “chất lượng sản phẩm” Tại một nghiên cứu khác để xác định liệu có tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa các cấu trúc đa biến của chất lượng (tức là sự hài lòng của khách hàng, sự hài lòng của nhân viên và chất lượng dịch vụ của nhân viên) và hiệu quả hoạt động của tổ chức hay không, Madu và cộng sự (1995) sử dụng “giá”, “tính năng sản phẩm” và “độ tin cậy của sản phẩm” làm một số chỉ số chính để vận hành cấu trúc “sự hài lòng của khách hàng”.

Các lý thuyết được sử dụng trong nghiên cứu

2.4.1 Lý thuyết dựa trên nguồn lực

Quan điểm dựa vào nguồn lực (resource-based view) bắt nguồn từ Barney

(1991), được Acedo, Barroso và Galan (2006) phát triển thành lý thuyết dựa vào nguồn lực (Resource-Based Theory) Việc phát triển khuynh hướng nghiên cứu này đã được nhiều nhà nghiên cứu thực hiện (Barney, 2001; Priem và Butler, 2001; Makadok, 2001; Mahoney, 2001; Phelan và Lewin, 2000).

Theo lý thuyết dựa vào nguồn lực có 3 khuynh hướng chính đã được Acedo và ctg (2006) nghiên cứu gồm:

- Quan điểm dựa vào nguồn lực (Resource-Based View): mỗi tổ chức độc lập đều có những cấu trúc nguồn lực cụ thể là những tài sản vật chất, và khả năng sở hữu và/hoặc kiểm soát của mình, có tính riêng có, phát sinh từ lịch sử hình thành của nó. Nguồn lực của tổ chức được xem là quan trọng để tạo nên hoạt động đổi mới, tạo lợi thế cạnh tranh trong dài hạn, và có thể phân thành các dạng tổng quát: (1) nguồn lực về vật chất như tài chính, nhà xưởng, công nghệ, hệ thống trang thiết bị; (2) nguồn lực phi vật chất như thương hiệu, giấy phép, danh tiếng, hợp tác mạng lưới, cơ sở dữ liệu; và (3) năng lực: kiến thức, khả năng tổ chức sử dụng tài sản cố định, quan sát cơ hội kinh doanh, khả năng sản xuất kiến thức mới dựa trên cơ sở kiến thức đã có, khả năng đổi mới sản xuất… (Vitolina và Cals, 2013).

- Quan điểm dựa vào kiến thức (Knowledge-Based View): kiến thức có thể được coi là việc sử dụng các kỹ năng, kinh nghiệm để tăng thêm thông tin cần có trước khi ra các quyết định hoặc là để cung cấp nguồn lực cho các hoạt động Theo nghĩa đó, kiến thức có thể được khái quát hóa như một nguồn lực để giải quyết quá trình phát triển ở tất cả các quy mô (điểm đến, vùng, ngành công nghiệp, quốc gia) (Ahmed và Dwyer,

- Quan điểm về các mối quan hệ (Relational View): Lý thuyết phân tích mạng lưới xã hội xem xét mối quan hệ dựa trên các nút và các mối quan hệ Nút là một cấu trúc xã hội của cá nhân (hay tổ chức), kết nối với mạng lưới bằng một hay nhiều sự phụ thuộc lẫn nhau Theo quan hệ liên quan, nút được thay bằng các nguồn hành động của cá nhân hay tổ chức và kết nối mạng trong các quan hệ xã hội và quan hệ hợp đồng Với kết nối mạng, chất lượng của các nguồn lực dựa vào chất lượng của quá trình tương tác và quan hệ của các nguồn lực mà các bên liên quan đưa vào hệ thống (Das và Teng, 2000; Duschek, 2004) và tạo nên hiệu suất mới trong kết quả hoạt động của từng bên trong mối quan hệ đó (Mesquita, Anand và Brush, 2008).

Weiland và Wallenburg (2012) cho rằng nguồn lực mối quan hệ có thể ảnh hưởng đến các thành viên trong hệ thống và có thể gia tăng hiệu quả hoạt động Khả năng mối quan hệ có thể dựa trên 3 yếu tố: thông tin, hợp tác và tích hợp lẫn nhau Hiện nay đã có một xu hướng ngày càng tăng cho các tổ chức để tạo ra mối quan hệ với bên ngoài để chia sẻ thông tin, từ đó có thể có được những thông tin rõ ràng.

Luận án sử dụng quan điểm dựa vào nguồn lực (Resource-Based View) để xây dựng mô hình nghiên cứu do tính phù hợp Các nguồn lực và năng lực được các công ty sử dụng để phát triển và thực hiện các chiến lược của họ Hart (1995) là một trong những nghiên cứu đầu tiên áp dụng lý thuyết này vào CSR, tập trung hoàn toàn vào trách nhiệm xã hội với môi trường và cho rằng nó có thể là nguồn lực hoặc khả năng dẫn đến lợi thế cạnh tranh bền vững Russo và Fouts (1997) kiểm tra lý thuyết này theo kinh nghiệm trên dữ liệu cấp công ty liên quan đến kế toán và lợi nhuận môi trường và nhận thấy rằng các công ty có hiệu suất môi trường cao hơn cũng có hiệu suất tài chính cao hơn; các tác giả khác, chẳng hạn như McWilliams và cộng sự (2002), xem xét rằng việc các hoạt động CSR được hỗ trợ bởi các chiến lược chính trị có thể được sử dụng để tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững, Hedstrom và cộng sự (1998) chỉ ra rằng CSR đại diện cho cơ hội lớn nhất hiện có cho thế giới kinh doanh để đạt được thành công lớn hơn thông qua các sản phẩm mới và Công nghệ thông tin mới, Nidumolu và cộng sự (2009) khẳng định trong tương lai, chỉ những công ty đặt mục tiêu bền vững mới đạt được lợi thế cạnh tranh và điều này có nghĩa là phải xem xét lại các mô hình kinh doanh cũng như sản phẩm, Công nghệ thông tin và quy trình.

Theo Alvarez và Busenitz (2001), quan điểm dựa trên nguồn lực cho thấy rằng nguồn lực của công ty dẫn đến vị thế cạnh tranh của nó Nguồn lực tổ chức (cả hữu hình và vô hình) đều là những tài sản quý giá có thể là sức mạnh của doanh nghiệp và tạo ra lợi thế cạnh tranh (Kozlenkova và cộng sự, 2014) Fahy (2002) đã thảo luận về khuôn khổ lợi thế cạnh tranh dựa trên nguồn lực trong bối cảnh toàn thế giới Nghiên cứu trước đây đề xuất rằng CSR, như một cách tiếp cận chiến lược, sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững (Barney, 1991) McWilliams và Siegel (2011) khẳng định rằng các thực hành CSR có thể được sử dụng như một lợi thế bền vững trên thị trường nhất định.

Các nghiên cứu đi trước đã đặt nền tảng cho mối quan hệ giữa CSR và các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp Lý thuyết dựa trên nguồn lực đã trở thành nền tảng lý thuyết cho nghiên cứu này về CSR, trong đó, CSR có thể giúp doanh nghiệp nâng cao lợi thế cạnh tranh của mình.

2.4.2 Lý thuyết đổi mới sáng tạo

Các nghiên cứu trước đây chủ yếu tập trung vào việc giải thích các ảnh hưởng cho việc thực hiện chính sách CSR đối với doanh nghiệp thông qua lý thuyết các bên liên quan hay lý thuyết thể chế Tuy nhiên, các nghiên cứu lý thuyết về CSR đã bỏ qua vai trò của của lý thuyết đổi mới mới sáng tạo – một lý thuyết có thể bổ sung một quan điểm có giá trị cho trong việc giải thích những ảnh hưởng của CSR tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Nghiên cứu này mở rộng phạm trù CSR dựa trên lý thuyết đổi mới sáng tạo, từ đó đánh giá ảnh hưởng lan tỏa của CSR đối với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Lý thuyết DMST lần đầu tiên được đề xuất bởi Rogers (1962) với nội dung chính đề cập tới việc lan tỏa của những khái niệm mới cho các thành viên trong hệ thống, thông qua các kênh cụ thể và theo thời gian Theo Rogers, (1983), các yếu tố chính trong lý thuyết đổi mới sáng tạo bao gồm:

- Quy trình áp dụng (các giai đoạn mà các tổ chức phải trải qua để quyết định xem có nên áp dụng hay từ chối một đổi mới;

- Đặc điểm của người chấp nhận (ví dụ: quy mô tổ chức, cơ cấu, tính chuyên nghiệp, khả năng R&D, văn hóa doanh nghiệp, v.v.);

- Thông tin về sự đổi mới (tức là truyền thông tiếp thị);

- Môi trường bên ngoài (ví dụ: cạnh tranh);

- Sự lan tỏa của các đặc điểm đổi mới sự đổi mới, truyền thông về sự đổi mới, trong một khoảng thời gian, tới các thành viên trong hệ thống xã hội.

Mặc dù có ít nghiên cứu liên kết CSR và đổi mới, nhưng các nghiên cứu về lý thuyết đổi mới sáng tạo đã đưa ra các bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa hai khái niệm này, khẳng định rằng CSR và đổi mới phụ thuộc lẫn nhau (Kramer và cộng sự, 2006) Larrieta-Rubín de Celis và cộng sự (2015) cho rằng CSR và đổi mới có quan hệ chặt chẽ với nhau theo một cách tổng hợp, góp phần vào sự bền vững, phát triển kinh tế xã hội của địa phương và khả năng cạnh tranh Công trình của Gallardo-Vázquez và

Sánchez-Hernández (2012), và Sánchez-Hernández, Carvalho, và Paiva’s (2019) đã khẳng định thêm sự tồn tại của mối quan hệ trực tiếp, tích cực giữa CSR và đổi mới thông qua thành công trong cạnh tranh Ngoài ra, các nhà nghiên cứu khác, chẳng hạn như Rexhepi và cộng sự (2013), nhận thấy rằng sự đổi mới được kích thích bởi cam kết chung của các công ty đối với CSR.

Các nghiên cứu đi trước đã cho thấy mối quan hệ giữa CSR và đổi mới qua lý thuyết đổi mới sáng tạo và nhiều nghiên cứu cho rằng CSR có thể thúc đẩy năng lực đổi mới của doanh nghiệp Trong bối cảnh tại các nước đang phát triển, đặc biệt là nền kinh tế Việt Nam chủ yếu bao gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khái niệm về CSR còn tương đối mới Vì vậy, lý thuyết DMST đã được áp dụng trong nghiên cứu này để giải thích cho việc năng lực cạnh tranh được cải thiện thông qua hiệu ứng lan tỏa của việc thực hiện các chính sách CSR.

2.4.3 Mô hình lợi thế cạnh tranh

Có hai mô hình đo lường lợi thế cạnh tranh (Reed và cộng sự, 2000).

Mô hình đầu tiên - mô hình dựa trên thị trường - tập trung vào chi phí và sự khác biệt giá cả và cho rằng môi trường đào thải các công ty hoạt động kém hiệu quả hoặc cung cấp các sản phẩm mà người tiêu dùng không sẵn sàng trả một mức giá cao hơn.

Mô hình thứ hai tập trung vào các nguồn lực của công ty và được thúc đẩy bởi các yếu tố nội bộ của công ty Mục đích của chất lượng, quản lý chất lượng là giảm chi phí và cải thiện sự hài lòng của khách hàng Những ý tưởng này phù hợp chặt chẽ với quan điểm thị trường về lợi thế cạnh tranh phát sinh từ cơ cấu chi phí vượt trội hoặc khả năng khác biệt hóa sản phẩm theo cách gia tăng giá trị cho khách hàng Lợi thế cạnh tranh là mức độ mà một tổ chức có thể tạo ra một vị trí có thể bảo vệ được so với các đối thủ cạnh tranh (Porter, 1985) Nó bao gồm các khả năng cho phép tổ chức tạo sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh và là kết quả của các quyết định quản lý quan trọng (Tracey và cộng sự, 1999).

Các giả thuyết nghiên cứu

2.5.1 Mối quan hệ trực tiếp giữa trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và danh tiếng doanh nghiệp

Trong môi trường thị trường cạnh tranh ngày càng cao như hiện nay, nhiều công ty đã sử dụng CSR như một công cụ chiến lược để đáp ứng kỳ vọng của các bên liên quan khác nhau như truyền thông, dư luận, các tổ chức phi chính phủ và thậm chí cả người tiêu dùng, để tạo ra một hình ảnh doanh nghiệp tích cực (Jones, 2005) Trên thực tế, các công ty đã coi các hoạt động CSR là điều cần thiết, do đó thúc giục các nhà quản lý xem xét cách thực hiện các hoạt động CSR một cách nhất quán với chiến lược kinh doanh của họ (Porter và Kramer, 2006) McWilliams và cộng sự (2006) chỉ ra rằng CSR nên được coi là một hình thức đầu tư chiến lược để xây dựng hoặc duy trì danh tiếng. CSR được coi là phương pháp tốt nhất để tạo dựng danh tiếng và nhận thức tốt ở người tiêu dùng và các bên liên quan (Lee và cộng sự, 2017; Lee, 2019) Tham gia vào các hoạt động CSR sẽ nâng cao hình ảnh và danh tiếng của một công ty (Gulzar và cộng sự,

2018) Các nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra rằng CSR tương quan thuận với DTDN (Gardberg và cộng sự, 2017; Khan và cộng sự, 2020) Do đó, giả thuyết sau được đưa ra:

Giả thuyết H1: CSR tác động tích cực tới danh tiếng doanh nghiệp

2.5.2 Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và năng lực đổi mới sáng tạo Đổi mới sáng tạo là cần thiết cho các doanh nghiệp để duy trì hoặc nâng cao khả năng cạnh tranh của họ trong khi thực hiện các hoạt động CSR khác nhau Một số ít các nghiên cứu thực nghiệm đã kiểm tra mối liên hệ giữa CSR và năng lực đổi mới sáng tạo trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ Bocquet và cộng sự (2013) lưu ý rằng các doanh nghiệp cần phải gắn kết các hoạt động CSR với các chiến lược của doanh nghiệp để tạo ra sự đổi mới và khả năng cạnh tranh, bất kể quy mô Tương tự, Stoian và Gilman

(2017) xem xét việc gắn kết các hoạt động CSR với chiến lược cạnh tranh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể thúc đẩy tăng trưởng của họ như thế nào Cũng có ý kiến cho rằng CSR nên được tích hợp vào các mô hình quản lý kinh doanh vì nó hữu ích cho việc lựa chọn chiến lược và cho phép công ty tạo ra các tài sản chiến lược vô hình có giá trị.Điều này, giúp doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh và mức độ hiệu quả tài chính cao (McWilliams và Siegel, 2002; Surroca và cộng sự, 2010) Một khi CSR được tích hợp hoàn toàn vào quy trình kinh doanh, nó sẽ tạo ra các hoạt động đổi mới và cuối cùng nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp (Vilanova và cộng sự, 2009).

Lý thuyết dựa trên tri thức cho rằng các công ty có thể tích hợp và phân phối tri thức và hỗ trợ mối liên hệ tích cực giữa CSR và đổi mới sáng tạo Các hoạt động CSR cho phép các doanh nghiệp phát triển mạng lưới và quan hệ chặt chẽ với các bên liên quan của họ (Jansen và cộng sự, 2006) Do đó, họ phải nhận thức được tầm quan trọng của từng bên liên quan và tích hợp kiến thức này vào chiến lược của mình (Gras-Gil và cộng sự, 2016) Do đó, CSR cho phép doanh nghiệp truyền tải kiến thức bên ngoài, giúp mở rộng cơ sở kiến thức của doanh nghiệp (Luo và Du, 2015) Và việc sở hữu và sử dụng kiến thức của công ty thúc đẩy khả năng đưa ra những ý tưởng mới và đổi mới (Cassiman và Veugelers, 2006) Vì vậy, dựa trên các lập luận trên, giả thuyết sau được xây dựng:

Giả thuyết H2: CSR tác động tích cực tới năng lực đổi mới sáng tạo

2.5.3 Năng lực đổi mới sáng tạo và danh tiếng doanh nghiệp Đổi mới cũng là một phương tiện quan trọng để đạt được danh tiếng Các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng đổi mới sáng tạo cải thiện sự thành công của các công ty (Albort- Morant và cộng sự, 2018) khi họ sử dụng năng lực và nguồn lực của mình để tạo ra nhiều giá trị và tài sản vô hình hơn (Singh và cộng sự, 2020) để tạo điều kiện nhanh chóng và phù hợp đáp ứng yêu cầu của khách hàng (Albort-Morant và cộng sự,

2018) Đổi mới sáng tạo có thể nâng cao giá trị sản phẩm và hiệu quả sản xuất, hình ảnh doanh nghiệp và danh tiếng của các công ty (Zhu và Zhang, 2018).

Nghiên cứu của Hormiga và García-Almeida (2016) xem xét cách tạo danh tiếng thông qua các chiến lược đổi mới, đồng thời xác nhận biến này đóng vai trò quan trọng đối với việc phát triển danh tiếng trong những năm đầu hoạt động của công ty Sridhar và Mehta (2018) tìm thấy mối quan hệ tích cực giữa đổi mới dịch vụ và danh tiếng của công ty, và những điều này có tác động như thế nào đến ý định mua hàng của khách hàng Burdon và cộng sự (2017) cho thấy rằng các tổ chức đạt được danh tiếng tốt nhờ đổi mới đã chứng tỏ sức hấp dẫn vượt hơn các với các công ty khác Do tác động này đã được tìm thấy trong các tài liệu trước đây, chúng tôi đặt ra giả thuyết thứ ba của nghiên cứu:

Giả thuyết H3: Năng lực đổi mới sáng tạo tác động tích cực tới danh tiếng doanh nghiệp

2.5.4 Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và chất lượng sản phẩm

Các nghiên cứu hiện tại cho thấy rằng các doanh nghiệp có thể cải thiện tích cực đến chất lượng sản phẩm khi nỗ lực thực hiện CSR (Orlitzky và cộng sự, 2003; Margolis, 2010) CSR cũng ảnh hưởng đến thái độ của người tiêu dùng và hành vi mua hàng và cũng có thể liên quan tích cực đến chất lượng sản phẩm Theo lý thuyết các bên liên quan, CSR là những nỗ lực với các bên liên quan nhằm thực hiện các trách nhiệm với họ Trách nhiệm của doanh nghiệp với khách hàng thúc đẩy họ cần nâng cao chất lượng sản phẩm Cũng như để thực hiện được mục tiêu phát triển bền vững của nhà đầu tư, doanh nghiệp cần tập trung vào đổi mới và phát triển sản phẩm nhằm đạt được các lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Castka và Balzarova (2008) cho rằng các hoạt động CSR có thể được xem như một phần mở rộng của hệ thống quản lý chất lượng, nơi chú trọng đến nhiều bên liên quan Quản lý chất lượng có thể cung cấp một khuôn khổ để thực hiện CSR thông qua cách tiếp cận có hệ thống nhằm nâng cao chất lượng và xây dựng các chính sách, chiến lược và hoạt động ở tất cả các cấp của một tổ chức.

Một doanh nghiệp theo đuổi CSR đề cập đến các nguyên tắc quản lý chất lượng và nâng cao năng lực nội bộ của công ty như cải tiến chất lượng Các nghiên cứu trước đây cho thấy việc thực hiện CSR dẫn đến việc quản lý nội bộ tốt hơn từ các thực tiễn như cơ chế giám sát và quản trị doanh nghiệp; việc thực hiện CSR cũng cải thiện mối quan hệ của công ty với nhân viên, nâng cao chất lượng sản phẩm và có tác động tích cực đến giá trị của công ty (Banerjee và Luc Wathieu 2017) Các học giả cũng đã xem xét tác động của chiến lược của công ty trong mối quan hệ giữa CSR và chất lượng dịch vụ trong bối cảnh của ngành hàng không Kết quả thực nghiệm cho thấy các hoạt động CSR có tác động cải thiện chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp trong hãng hàng không (Seo và cộng sự, 2015).

Dựa trên lập luận và gợi ý của các nghiên cứu trước đó, giả thuyết 4 được đề xuất:

Giả thuyết H4: CSR tác động tích cực tới chất lượng sản phẩm

2.5.5 Chất lượng sản phẩm và danh tiếng doanh nghiệp

Một nghiên cứu trước đây đã chứng minh rằng các nhà máy rượu vang ởCalifornia có danh tiếng tốt sẽ được đền đáp xứng đáng khi nhà máy đầu tư vào cải tiến chất lượng (Benjamin và Podolny, 1999) Do đó, những nỗ lực hướng đến khách hàng sẽ dẫn đến nâng cao chất lượng sản phẩm Vì nhận thức của khách hàng về giá trị về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng để hình thành thương hiệu cho doanh nghiệp Và chất lượng sản phẩm có thể được sử dụng như một phương tiện chiến lược để xây dựng danh tiếng (TS Chang và W Zhu, 2011) Là nhân tố quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu thành công, các công ty có danh tiếng doanh nghiệp tốt có thể sử dụng chiến lược xây dựng thương hiệu sản phẩm của mình, trong đó tận dụng giá trị thương hiệu để thâm nhập thị trường mới bằng cách tung ra các sản phẩm và dịch vụ mới (Dowling, 2006) Mặt khác, các công ty đa quốc gia nước ngoài cũng có thể bị suy giảm danh tiếng nếu họ quản lý sai sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Các ý kiến trên đã đặt nền tảng cho giả thuyết 5:

Giả thuyết H5: Chất lượng sản phẩm tác động tích cực tới danh tiếng doanh nghiệp 2.5.6 Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và sự hài lòng của khách hàng Ảnh hưởng trực tiếp của CSR đến sự hài lòng của khách hàng đã được xác minh bởi Luo và Bhattacharya (2006) Có ba cách để giải thích ảnh hưởng trực tiếp của CSR đến sự hài lòng của khách hàng (Luo và Bhattacharya 2006) Thứ nhất, các công ty tham gia vào CSR có thể hiểu khách hàng của họ một cách hiệu quả hơn và chuyển các hoạt động CSR thành mức độ hài lòng cao của khách hàng (Luo và Bhattacharya, 2006) Thứ hai, dựa trên các lý thuyết về bản sắc xã hội và nhận dạng tổ chức, các sáng kiến CSR dẫn đến mức độ nhận diện công ty của người tiêu dùng cao hơn (Bhattacharya và Sen

2003) và giúp thỏa mãn nhu cầu của khách hàng (Luo và Bhattacharya 2006) Thứ ba, các công ty nên có quan điểm cân bằng về tất cả lợi ích của các bên liên quan và giải quyết nhu cầu của họ (Maignan và cộng sự 2005) bao gồm vai trò của họ trong xã hội. Một công ty có trách nhiệm với xã hội sẽ áp dụng sự hiểu biết của họ về người tiêu dùng và các bên liên quan khác để thỏa mãn họ (Luo và Bhattacharya 2006) Dựa trên những quan điểm lý thuyết này, nghiên cứu khẳng định rằng:

Giả thuyết H6: CSR tác động tích cực tới sự hài lòng của khách hàng

2.5.7 Sự hài lòng của khách hàng và danh tiếng doanh nghiệp

Các nghiên cứu trước đây cho rằng danh tiếng doanh nghiệp và sự hài lòng của khách hàng có mối tương quan chặt chẽ và sự hài lòng của khách hàng có tác động tích cực đến doanh tiếng của doanh nghiệp (Davies và cộng sự, 2002; Galbreath và Shum, 2012; Walsh và cộng sự, 2009; Saeidi và cộng sự, 2015) Hennig-Thurau và cộng sự

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Quy trình nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện qua ba giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Nghiên cứu tại bàn

Mục tiêu cuối cùng của giai đoạn nghiên cứu tại bàn là xây dựng được mô hình lý thuyết và các thang đo dự kiến Từ những ý tưởng ban đầu về CSR, nghiên cứu tổng hợp các khái niệm, mô hình và lý thuyết liên quan đến CSR, các nhân tố ảnh hưởng CSR và hệ quả của nó Nguồn tài liệu được lấy từ những bài báo, nghiên cứu đăng trên các tạp chí uy tín và các luận án, đề tài khoa học khác Nghiên cứu tiến hành tổng quan các nghiên cứu đi trước từ những nguồn tài liệu này để tìm ra các khoảng trống nghiên cứu và định hướng cho nghiên cứu hiện tại Kết quả của quá trình này đã được trình bày tại chương 2 (mục xây dựng mô hình nghiên cứu).

Giai đoạn 2: Nghiên cứu định tính

Mục tiêu của nghiên cứu định tính là khám phá các nhân tố tiềm ẩn liên quan đến tác động giữa CSR và danh tiếng doanh nghiệp đồng thời hiệu chỉnh thang đo và hoàn thành phiếu khảo sát Kết quả của nghiên cứu định tính được phục vụ cho quá trình nghiên cứu định lượng.

Thời gian: Từ 01/08/2021 đến 30/11/2021 với 57 nhà quản lý từ 30 doanh nghiệp thuộc ba lĩnh vực thực phẩm, công nghệ thông tin và dệt may.

Giai đoạn 3: Nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu định lượng bao gồm nghiên cứu định lượng sơ bộ và nghiên cứu định lượng chính thức Trong đó, nghiên cứu định lượng sơ bộ được thực hiện với mẫu nghiên cứu tương đối nhỏ để kiểm định thang đo Sau quá trình hiệu chỉnh thang đo và bảng hỏi, nghiên cứu chính thức sẽ được thực hiện với các kỹ thuật phân tích định lượng dựa trên mô hình SEM Quá trình này được thực hiện với sự trợ giúp của hai phần mềm là Smart PLS 3.3 và SPSS 23.

Thời gian nghiên cứu sơ bộ: Từ 01/12/2021 đến 31/01/2022 với mẫu là 158 quan sát

Thời gian nghiên cứu chính thức: từ 01/02/2022 – 31/05/2022 với số mẫu là 576.

Nghiên cứu định tính

Nghiên cứu định tính là một phương pháp tạo nền tảng quan trọng cho nghiên cứu này Mô hình nghiên cứu và các thang đo dự kiến đã được lựa chọn và trình bày tại chương 2 Tuy nhiên, chưa thể chắc chắn liệu mô hình này đã phù hợp với bối cảnh kinh tế và xã hội tại Việt Nam hay chưa, cụ thể là tại ba loại hình doanh nghiệp thực phẩm, dệt may và CNTT Vì nếu CSR không được nhận thức hay quan tâm tại các doanh nghiệp này thì mô hình nghiên cứu sẽ không khả thi Đồng thời giai đoạn nghiên cứu định tính còn phục vụ cho quá trình chọn lựa thang đo thích hợp và điều chỉnh thang đo cho phù hợp với mục tiêu của nghiên cứu Quá trình thực hiện và kết quả của giai đoạn nghiên cứu định tính được trình bày theo các nội dung: (1) Thiết kê và mẫu nghiên cứu.

(2) Thu thập dữ liệu, (3) Kết quả nghiên cứu định tính và (4) Kết quả hiệu chỉnh thang đo và bảng khảo sát.

3.2.1 Thiết kế và mẫu nghiên cứu

Các mục tiêu cần đạt được của nghiên cứu định tính là:

1 Xác định tính khả thi của mô hình nghiên cứu

2 Khám phá các nhân tố về lợi ích của CSR đến các doanh nghiệp

3 Hiệu chỉnh thang đo và bảng khảo sát Để hoàn thành được các mục tiêu trên, nghiên cứu lựa chọn phương pháp phỏng vấn sâu và phỏng vấn nhóm tập trung Phương pháp này đưa ra cách tiếp cận phù hợp nhất cho những nghiên cứu có tính chất khám phá (Nguyễn Văn Thắng, 2012) Phương pháp này cho phép nghiên cứu xác định được nhận thức của từng loại hình doanh nghiệp (thực phẩm, dệt may và CNTT) về CSR và các thông tin liên quan đến mức độ thực hiện CSR của các doanh nghiệp Thêm vào đó, việc lựa chọn và hiệu chỉnh thang đo và bảng hỏi yêu cầu sự thảo luận song song để chỉnh sửa về ngôn ngữ và cách diễn đạt nhằm tránh các sai sót khi thực hiện thu thập dữ liệu diện rộng (Phan Thị Thu Hiền, 2019).

Quá trình phỏng vấn được thực hiện qua ba giai đoạn Giai đoạn 1 nghiên cứu thực hiện lấy ý kiến của các chuyên gia để có được sự đánh giá và cái nhìn chung về các vấn đề liên quan đến CSR trong các doanh nghiệp Việt Nam (cụ thể là thực phẩm, dệt may và công nghệ thông tin) và các vấn đề liên quan đến lựa chọn thang đo Quá trình này cho phép nghiên cứu nằm bắt được các vấn đề trọng tâm và cần lưu ý khi thực hiện trong giai đoạn 2 Giai đoạn 2 là quá trình thực hiện phỏng vấn các đại diện đến từ các doanh nghiệp để xác định nhận thức và mức độ thực hiện CSR, nhận thức về vai trò và lợi ích của CSR cho doanh nghiệp Đồng thời, nghiên cứu thực hiện khảo sát các đối tượng về thang đo và bảng hỏi để chỉnh sửa từ ngữ và các biểu đạt nội dung khảo sát cho phù hợp Giai đoạn 3, nghiên cứu tiến hành lấy ý kiến của các chuyên gia một lần nữa trong việc chỉnh sửa và hiệu chỉnh thang đo của bảng hỏi đã thực hiện tại giai đoạn 2. Đối tượng chính của nghiên cứu định tính là các đại diện từ tại các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thực phẩm, dệt may và CNTT có quy mô nhỏ, vừa và lớn trên ba miền Bắc, Trung, Nam tại Việt Nam Đối tượng phỏng vấn thường là nhà quản lý cấp trung tại các doanh nghiệp (trưởng phòng, phó phòng, nhà quản lý, v.v.) và các lãnh đạo cấp cao như giám đốc, phó giám đốc các lĩnh vực khác nhau của bộ máy quản lý của doanh nghiệp Tổng cộng có 57 nhà quản lý đến từ 30 doanh nghiệp phân bổ đều trong ba lĩnh vực thực phẩm, dệt may và CNTT Cụ thể 20 nhà quản lý hoặc lãnh đạo đến từ 10 doanh nghiệp thực phẩm, 18 quản lý và lãnh đạo đến từ 10 doanh nghiệp dệt may và 19 quản lý và lãnh đạo đến từ 10 doanh nghiệp CNTT (Phụ lục 2) Ngoài việc phỏng vấn các doanh nghiệp, nghiên cứu tiến hành lấy ý kiến từ 3 chuyên gia hoạt động nghiên cứu trong lĩnh vực CSR

3.2.2 Thu thập và phân tích dữ liệu

57 đối tượng phỏng vấn được thực hiện trong 4 tháng cuối năm 2021 (từ tháng 8 đến tháng 11) Các đối tượng được liên hệ riêng và sắp xếp lịch phỏng vấn chủ yếu là trực tuyến vì điều kiện về khoảng cách và sự an toàn trong hoàn cảnh dịch bệnh Các đối tượng được phân chia theo các nhóm (tối đa 5 người để thuận lợi cho việc kiểm soát và thu thập thông tin) 18 buổi phỏng vấn đã được thực hiện dưới hình thức phỏng vấn sâu và dựa trên bảng câu hỏi cơ bản đã chuẩn bị sẵn.

Nội dung của buổi phỏng vấn gồm 3 phần Phần 1 giới thiệu về nghiên cứu và tiến hành lấy thông tin người tham dự, với cam kết bảo mật danh tính và thông tin cá nhân cũng như doanh nghiệp Phần 2 tiến hành thu thập các ý kiến về CSR và lợi ích của CSR đến doanh nghiệp Phần 3, nghiên cứu tiến hành lấy ý kiến của các đối tượng về thang đo và khảo sát thử nghiệm bảng hỏi dự kiến (Phụ lục 1).

Dữ liệu cần tiến hành thu thập trong các buổi phỏng vấn đã được chuẩn bị trước.Truy nhiên, nhằm khai thác tối ưu nguồn thông tin từ các đối tượng, người phỏng vấn cần nhạy bén để nắm bắt được luồng suy nghĩ của người trả lời và linh hoạt đặt ra các câu hỏi phù hợp để gợi mở thêm các thông tin liên quan Các thông tin thu thập từ phỏng vấn trước sẽ được đề cập và khai thác vào cá buổi phỏng vấn sau, đến khi nghiên cứu không nhận được các ý tưởng mới.

Thông tin từ các buổi phỏng vấn được lưu trữ bằng hình thức ghi chép kết hợp ghi âm phục vụ cho quá trình xử lý dữ liệu Các tệp ghi âm được sao chép với sự hỗ trợ của phần mềm Nvivo7 với kết quả là 89 trang A4 dữ liệu Nghiên cứu tiến hành đối chiếu qua lại nhiều lần giữa bản ghi chép và kết quả sao chép ghi âm để chỉnh sửa các thông tin sai lệch hoặc còn thiếu, đến khi sự đồng thuận đạt trên 90% Sau đó, nghiên cứu tiến hành mã hóa dữ liệu, đối chiếu, phân tích và tổng hợp các kết quả nhận được.

Quá trình này đã giúp nghiên cứu xác định được mức độ nhận thức và thực hiện các hoạt động CSR của các doanh nghiệp, đồng thời hoàn thành được bảng khảo sát với ngôn ngữ và cách diễn đạt phù hợp.

3.2.3 Kết quả phỏng vấn các doanh nghiệp về CSR

3.2.3.1 Kết quả nhận thức và thực hiện CSR của các doanh nghiệp

Kết quả phỏng vấn cho thấy các đối tượng đều có nhận biết nhất định đến CSR. Tuy nhiên, sự hiểu biết của mỗi cá nhân về CSR lại khác nhau Hầu hết các đối tượng đều nhìn nhận được CSR dưới góc độ với xã hội “CSR là chuỗi hoạt động của doanh nghiệp nhằm nâng cao phúc lợi cho toàn xã hội”; “CSR là nhiệm vụ quan trọng trong sứ mệnh của doanh nghiệp, gắn liền với sự phát triển của cộng đồng, đất nước và toàn thể môi trường sống” Một số nhà lãnh đạo cấp cao có nhận thức sâu hơn về các khía cạnh của CSR “CSR là cam kết của doanh nghiệp thực hiện các hoạt động vì môi trường, người lao động, khách hàng và cộng đồng xã hội” – Giám đốc kinh doanh của một doanh nghiệp CNTT miền Bắc.

“CSR là nền tảng cho đạo đức kinh doanh nhằm đóng góp cho sự phát triển của nền kinh tế, môi trường và xã hội.” – Giám đốc sản xuất của một doanh nghiệp thực phẩm tại miền Nam.

“CSR, corporate social responsibility, là một sáng kiến chiến lược bao gồm các trách nhiệm được liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành một mô hình kinh doanh mà trong đó, các hoạt động của doanh nghiệp sẽ góp phần nâng cao lợi ích xã hội, vượt ra khỏi yêu cầu của pháp luật và lợi ích của doanh nghiệp” – Giám đốc điều hành của một doanh nghiệp dệt may tại miền Nam.

Sự nhận thức về CSR tại các doanh nghiệp là không giống nhau giữa các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ Các doanh nghiệp có quy mô lớn hoặc có mô hình sản xuất nước ngoài hoặc hoạt động theo hình thức gia công xuất khẩu thường có nhận thức sâu sắc hơn về CSR Bởi vì việc thực hiện CSR có ảnh hưởng lớn đến đầu ra của những doanh nghiệp này, ví dụ như doanh nghiệp may gia công xuất khẩu, phải đạt các chỉ tiêu an toàn về nguyên liệu, quy trình và môi trường mới có thể duy trì quan hệ kinh doanh lâu dài với các đối tác nước ngoài Ngược lại, rất ít các doanh nghiệp nhỏ hiểu rõ về CSR hoặc chỉ biết CSR với trách nhiệm về khía cạnh môi trường Sự nhận thức hời hợt này là do CSR chưa được coi là một vấn đề pháp lý, dẫn đến những doanh nghiệp nhỏ không quan tâm hoặc cho rằng chúng không quan trọng.

Kết quả về việc thực hiện các hoạt động CSR cho thấy các doanh nghiệp đều có những hoạt động hoặc phong trào thực hiện CSR Tuy nhiên, mức độ thực hiện tại các doanh nghiệp rất khác nhau Trước hết về những đóng góp cho nền kinh tế, các doanh nghiệp đều khẳng định rằng sự nỗ lực trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không chỉ nhằm mang lại lợi nhuận cho tổ chức mà “sứ mệnh của doanh nghiệp còn là đóng góp vào quá trình phát triển nền kinh tế đất nước” “Doanh nghiệp không ngừng mở rộng quy mô hoạt động và mở thêm các cơ sở mới, tạo việc làm cho người lao động, mang đếng những sản phẩm nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng và xã hội”. – Giám đốc sản xuất một doanh nghiệp thực phẩm “Chương trình Per scholar của chúng tôi hỗ trợ việc làm trong CNTT cho người có thu nhập thấp hơn 10000 USD/năm. Chúng tôi tập trung đào tạo cho họ những kiến thức và kỹ năng về CNTT để họ có thể tìm được công việc lên đến 30 000 – 40 000 USD/năm” – Giám đốc điều hành của một doanh nghiệp CNTT chuyên lĩnh vực phát triển sản phẩm và gia công phần mềm.

“Chúng tôi chọn lọc các doanh nghiệp tiềm năng có sự phát triển dài hạn và chiến lược bền vững để hỗ trợ họ phát triển nhanh hơn.” – Quản lý dự án của một doanh nghiệp

CNTT có quy mô nhỏ tại miền Trung.

Những hoạt động CSR nhằm mang lại lợi ích cho xã hội của các doanh nghiệp cũng rất đa dạng Hầu hết các doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động thiện nguyện, hỗ trợ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong khu vực “Hàng năm công ty chuẩn bị những suất quà tết dành tặng cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, những đứa trẻ mồ côi hoặc người khuyết tật.” – Trưởng phòng phát triển kinh doanh tại một doanh nghiệp dệt may.

Nghiên cứu định lượng sơ bộ

3.3.1 Mục tiêu nghiên cứu định lượng sơ bộ

Nghiên cứu định lượng sơ bộ nhằm đánh giá độ tin cậy của thang đo, đồng thời kiểm tra phân phối của một số thang đo như kinh nghiệm làm việc để có thể hoàn thiện lại các thang đo thích hợp.

Nghiên cứu xây dựng bảng hỏi để thực hiện điều tra và sử dụng các kỹ thuật thống kê để phân tích dưới sự trợ giúp của phàn mềm SPSS 23 và Smart PLS 3.3.Nghiên cứu phân tích Cronbach’s Alpha nhằm đánh giá độ tin cậy của thang đo Hệ sốCronbach’s Alpha tối thiếu lớn hơn 0.7 đối với các nhân tố (Nunnally và Bernstein,

1994) thì được chấp nhận Ngoài ra, nghiên cứu tiến hành loại bỏ các thang đo có Hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 (Hair và cộng sự, 2014).

3.3.3 Thực hiện nghiên cứu định lượng sơ bộ

Quá trình nghiên cứu định tính với phương pháp phỏng vấn sâu đã giúp nghiên cứu hiệu chỉnh lại ngôn ngữ và cách diễn đạt của các thang đo Kết hợp với quá trình phỏng vấn ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu về CSR đối với 3 ngành Công nghệ thông tin, thực phẩm và dệt may, nghiên cứu đã loại bỏ một số thang đo không phù hợp Tuy nhiên, để xây dựng các thang đo tối ưu cho mô hình nghiên cứu thực nghiệm chính thức, nghiên cứu một lần nữa kiểm tra độ tin cậy của các thang đo bằng các kỹ thuật phân tích định lượng Quá trình này được trình bày trong 5 phần: (1)

Mô hình và giả thuyết nghiên cứu, (2) Hoàn thành phiếu khảo sát, (3) Thiết kế và mẫu nghiên cứu định lượng sơ bộ, (4) Thu thập và phân tích dữ liệu và (5) Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ.

3.3.3.1 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu

Thông qua tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết, kết hợp nghiên cứu định tính, mô hình nghiên cứu được giữ nguyên như mô hình nghiên cứu dự kiến được đề xuất ở chương 2 Mô hình nghiên cứu thực nghiệm được nghiên cứu đề xuất như hình 3.3.

Hình 3.1 Mô hình nghiên cứu thực nghiệm

Nguồn: Đề xuất bởi nghiên cứu

• Biến độc lập: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, là biến cấu tạo bậc 2 dựa trên 3 khía cạnh nhỏ hơn là kinh tế - xã hội – môi trường.

• Biến phụ thuộc: Danh tiếng doanh nghiệp

• Các biến nội sinh/trung gian là: Năng lực đổi mới sáng tạo, chất lượng sản phẩm, sự hài lòng của khách hàng.

• Biến phân tích đa nhóm: LEVEL (1- Công nghệ thông tin, 2- thực phẩm, 3- dệt may)

• Các biến điều tiết: Quy mô doanh nghiệp

Các giả thiết được tóm tắt lại như sau:

Bảng 3.2 Tóm tắt các giả thuyết nghiên cứu

H1 CSR có ảnh hưởng trực tiếp tích cực tới DTDN

H2 CSR có ảnh hưởng tích cực tới NLDMST

H3 NLDMST có ảnh hưởng tích cực tới DTDN

H4 CSR có ảnh hưởng tích cực tới CLSP

H5 CLSP có ảnh hưởng tích cực tới DTDN

H6 CSR có ảnh hưởng tích cực tới SHL

H7 SHL có ảnh hưởng tích cực tới DTDN

H8 CSR tác động trung gian tới DTDN thông qua NLDMST, DTDN, CLSP

NLDMST đóng vai trò trung gian quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp Công nghệ thông tin

CLSP đóng vai trò trung gian quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp thực phẩm

SHL đóng vai trò trung gian quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp dệt may

H12 QMDN có vai trò điều tiết tác động từ CSR tới DTDN

Nguồn: Tổng hợp bởi nghiên cứu 3.3.3.2 Hoàn thành phiếu khảo sát

Dựa trên các thang đo được hiệu chỉnh tại nghiên cứu định tính, phiếu khảo sát được xây dựng Cụ thể, các phiếu khảo sát được trình bày với bố cục dưới đây.

Phần 1: Thông tin chung về doanh nghiệp Để trả lời phần này, người được khảo sát cung cấp các thông tin liên quan bằng cách tích (√) hoặc điền thông tin cần thiết.

Phần 2: Nội dung: Người được khảo sát nhận định về tình hình thực hiện CSR của doanh nghiệp, đưa ra đánh giá về NLDMST, CLSP của doanh nghiệp cũng như SHL của khách hàng, và cuối cùng là đánh giá về danh tiếng của doanh nghiệp bằng cách điền (√) vào ô phù hợp theo thang điểm likert từ ① - Rất không đồng ý tới ⑤ - Rất đồng ý.

Phiếu khảo sát được thu gọn chỉ trong khoảng 1-2 trang giấy nhằm mục đích cho người điền khảo sát có thể nhìn khái quát được các câu hỏi và đưa ra nhận định chính xác.

3.3.3.3 Thiết kế và mẫu nghiên cứu định lượng sơ bộ

Trước khi tiến hành nghiên cứu định lượng sơ bộ, nghiên cứu tiến hành mã hóa các thang đo cho phù hợp và tiện lợi trong quá trình nghiên cứu.

Bảng 3.3 Mã hóa các biến nghiên cứu

Biến Mã phân tích dữ liệu

CSR khía cạnh kinh tế CSR1-3

CSR khía cạnh xã hội CSR4-6

CSR khía cạnh môi trường CSR7-9

Danh tiếng doanh nghiệp DTDN1-4

Năng lực đổi mới sáng tạo DMST1-10

Chất lượng sản phẩm CLSP1-4

Sự hài lòng của khách hàng SHL1-5

Quy mô doanh nghiệp QMDN

Nguồn: Tổng hợp bởi nghiên cứu Mẫu nghiên cứu định lượng sơ bộ

Nghiên cứu tiến hành chọn mẫu định lượng sơ bộ bao gồm các doanh nghiệp tại

Hà Nội và các tỉnh lân cận, TP Hồ Chí Minh và Bình Dương Mẫu nghiên cứu bao gồm các doanh nghiệp Công nghệ thông tin, thực phẩm và dệt may với danh sách đã chuẩn bị từ trước Nghiên cứu thu thập thông tin từ quản lý cấp trung trở lên.

3.3.3.4 Thu thập và phân tích dữ liệu trong nghiên cứu sơ bộ

Nghiên cứu định lượng sơ bộ được thực hiện tại Hà Nội và các tỉnh lân cận, TP.

Hồ Chí Minh và Bình Dương và thu về 182 phiếu khảo sát, trong đó có 151 phiếu hợp lệ và có thể sử dụng được (cụ thể: 68 doanh nghiệp dệt may, 59 doanh nghiệp Công nghệ thông tin và 55 doanh nghiệp thực phẩm).

3.3.3.5 Kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ

Nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS 23 để kiểm tra độ tin cậy của các thang đo. Kết quả cho thấy với mẫu định lượng sơ bộ, hệ số Cronbach’s Alpha đều > 0.7 đồng thời hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3 Do đó nghiên cứu không loại bỏ thang đo nào trong quá trình nghiên cứu định lượng sơ bộ.

Nghiên cứu định lượng chính thức

3.4.1 Thiết kế mẫu nghiên cứu định lượng chính thức

Phương pháp chọn mẫu: Mẫu nghiên cứu định lượng chính thức bao gồm các doanh nghiệp thuộc 3 ngành: Công nghệ thông tin, thực phẩm và dệt may Các doanh nghiệp này phải là các doanh nghiệp sản xuất, được lựa chọn ngẫu nhiên, phân tầng theo khu vực hoạt động và lĩnh vực sản xuất chính. Đối tượng trả lời phiếu khảo sát: Quản lý cấp trung trở lên, trong đó các phòng ban có thể tập trung để cùng nhau hoàn thành khảo sát để hoàn chỉnh 1 quan sát.

Kích thước mẫu nghiên cứu: Mẫu nghiên cứu cần đủ lớn để đảm bảo tính đại diện và tránh những khuyết tật của mô hình Đối với nghiên cứu sử dụng phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM), Hair và cộng sự (2010) cho rằng kích thước mẫu tối ưu được xác định dựa trên số yếu tố trong mô hình Cụ thể, nếu mô hình có 7 yếu tố trở xuống thì kích thước mẫu tối thiểu là 300 và nếu mô hình có 7 yếu tố trở lên thì kích thước mẫu tối thiểu yêu cầu là 500 Như vậy, đối với mô hình nghiên cứu dự kiến có 5 yếu tố thì kích thước mẫu tối thiểu là 300, tuy nhiên để đảm bảo quy mô điều tra trên diện rộng, tác giả đặt mục tiêu mẫu nghiên cứu là 500.

Hiện nay, để đánh giá các mô hình cấu trúc tuyến tính (SEM) có sử dụng biến tiềm ẩn thì hai phương pháp CB-SEM và PLS-SEM được sử dụng rộng rãi nhất (Hair và cộng sự, 2019) Theo Hair và cộng sự (2014), CB-SEM là phương pháp phân tích dựa trên hiệp phương sai và chủ yếu được dùng trong các nghiên cứu khẳng định (xác nhận lại các mối quan hệ dựa trên lý thuyết có sẵn) còn PLS-SEM là phương pháp phân tích dựa trên bình phương tối thiểu riêng phần và thường được dùng trong các nghiên cứu mang tính chất thăm dò (phát triển các mối quan hệ khi các lý thuyết chưa được thống nhất hoàn toàn) Trước đây, CB-SEM là phương pháp được ưa chuộng sử dụng hơn bởi các nhà nghiên cứu vì sự tính liên kết chặt chẽ với các lý thuyết liên quan và qua đó có tính tin cậy rất lớn Tuy nhiên, theo sự phát triển của kinh tế - xã hội và nhu cầu ứng dụng thực tiễn của các nghiên cứu khoa học, việc kiểm định lại một mô hình lý thuyết đã được kiểm duyệt nhiều lần trước đây sẽ không mang lại nhiều ý nghĩa Từ đó, việc ứng dụng phương pháp

PLS-SEM trong phát triển, thăm dò những mối quan hệ tiềm ẩn mới đang ngày càng được xuất hiện nhiều hơn trong các nghiên cứu hiện nay.

Dựa trên những lập luận của Hair và cộng sự, (2019), phương pháp PLS-SEM được lựa chọn để phân tích dữ liệu trong nghiên cứu bởi những lý do sau đây:

1 Nghiên cứu này phát triển những mối quan hệ tiềm ẩn mới trong đánh giá ảnh hưởng gián tiếp của CSR tới DTDN Thêm vào đó, lý thuyết về ảnh hưởng trung gian từ CSR tới DTDN cũng chưa được xây dựng vững chắc tại Việt Nam, do đó việc sử dụng phương pháp PLS-SEM là phù hợp hơn.

2 Đây là phương pháp xử lý phi tham số, rất phù hợp với những dữ liệu nghiên cứu không đảm bảo độ phân phối chuẩn như dữ liệu khảo sát.

3 PLS-SEM có thể được thực hiện trên một cỡ mẫu nhỏ tương đối so với tổng thể mà vẫn đảm bảo được độ chính xác và tin cậy Do hạn chế về nguồn lực, việc đạt được cỡ mẫu nghiên cứu đủ lớn phù hợp với thực tế là rất khó, do đó phương pháp PLS-SEM phù hợp hơn.

4 Biến CSR trong mô hình được đo lường dựa trên mô hình cấu trúc bậc 2 (2nd order factor) dựa trên 3 khía cạnh kinh tế - xã hội – môi trường Theo Hair và cộng sự (2019), PLS-SEM phù hợp và hiệu quả hơn trong việc xử lý các mô hình cấu trúc bậc cao.

Nghiên cứu thực hiện phân tích số liệu trên phần mềm SPSS 23 và phần mềm Smart PLS để thu được kết quả nghiên cứu định lượng Các kỹ thuật định lượng được sử dụng là đánh giá mô hình đo lường qua độ tin cậy nhất quán nội tại, giá trị hội tụ của thang đo, giá trị phân biệt và đa cộng tuyến; đánh giá mô hình cấu trúc dựa trên đa cộng tuyến, sự phù hợp của mô hình (model fit), hệ số R-square, f-square; kiểm định mối quan hệ trực tiếp, kiểm định vai trò trung gian; phân tích đa nhóm và kiểm định vai trò điều tiết Cụ thể từng kỹ thuật sẽ được miêu tả trong phần Phương pháp phân tích dữ liệu định lượng.

Nghiên cứu sử dụng chủ yếu khảo sát thông qua Google form, trực tiếp và email để thu được nhiều dữ liệu trên diện rộng Nghiên cứu sẽ liên lạc trực tiếp với những doanh nghiệp (đã được thiết lập danh sách từ trước) và sau khi nhận được sự đồng ý sẽ tiến hành gửi bảng hỏi thông qua gmail Ngoài ra, nghiên cứu cũng tiến hành khảo sát trực tiếp tại những doanh nghiệp mà có khả năng di chuyển tới, để có thể thu được những quan sát đáng tin cậy hơn Dữ liệu thu được sẽ được kiểm tra lại và loại đi những quan sát không hợp lệ như điền cho qua hoặc điền thiếu.

Người trả lời phiếu khảo sát phải là lãnh đạo cấp trung hoặc cấp cao của doanh nghiệp.

3.4.4 Phương pháp phân tích dữ liệu định lượng

Nghiên cứu sử dụng phương pháp PLS-SEM để kiểm tra mối quan hệ tuyến tính giữa CSR (bao gồm 3 khía cạnh kinh tế - xã hội – môi trường) và DTDN Đồng thời kiểm tra mối quan hệ trung gian và phân tích đa nhóm, phân tích vai trò điều tiết Các bước để phân tích dữ liệu định lượng được trình bày như sau:

Bước 1: Thống kê tỷ lệ phản hồi

Bước 2: Đánh giá mô hình đo lường Đánh giá mô hình đo lường được thực hiện dựa trên các tiêu chí: Độ tin cậy nhất quán nội tại, Độ giá trị hội tụ, Độ giá trị phân biệt và vấn đề đa cộng tuyến.

+ Đánh giá độ tin cậy nhất quán nội tại: Độ tin cậy tổng hợp (composite reliability) > 0.7 (Hulland, 1999), hệ số Cronbach’s Alpha > 0.7 (Nunnally và Bernstein, 1994)và sẽ đảm bảo độ tin cậy tổng hợp cho các biến.

+ Đánh giá giá trị hội tụ của thang đo: Khi các trọng số chuẩn hoá của các thang đo (Outer loading) > 0.5 và hội tụ về biến được giải thích thì thang đo đảm bảo độ giá trị hội tụ (Henseler và cộng sự, 2009) Ngoài ra, phương sai trích > 0.5 cũng là điều kiện để đảm bảo nhân tố sử dụng có độ hội tụ (Hair và cộng sự, 2014)

+ Đánh giá giá trị phân biệt: Độ giá trị phân biệt được đánh giá dựa trên hệ số HTMT, khi các hệ số HTMT đều nhỏ hơn 0.85 thì các 2 biến phân biệt với nhau (Hair và cộng sự, 2017).

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Bối cảnh nghiên cứu

4.1.1 Bối cảnh các doanh nghiệp thực phẩm tại Việt Nam

Các mặt hàng trong lĩnh vực lương thực thực phẩm là một trong những nhu yếu phẩm thiết yếu và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của tất cả khách hàng Vì vậy, các doanh nghiệp thực phẩm bắt buộc phải quan tâm đến việc nhận thức và thực hiện CSR theo đúng ý nghĩa và mục tiêu của nó Vấn đề thực hiện CSR đã dần được các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm và thực hiện Tuy nhiên, các doanh nghiệp đều chưa có nhận thức đầy đủ và toàn diện về CSR và nhiều doanh nghiệp chưa tự nguyện thực hiện các hoạt động liên quan đến CSR, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến khách hàng và môi trường.

Không thể phủ nhận những thành tích và nỗ lực trong việc thực hiện CSR của các doanh nghiệp lớn như Vissan, Sannam, Vifon, Vinamilk, Trung Nguyên, v.v khi đã thành công cung ứng các sản phẩm chất lượng cao, đảm bảo an toàn ra thị trường. Những thương hiệu mạnh này đã nhận được sự tín nhiệm từ khách hàng và ngày càng phát triển mạnh mẽ Đây cũng là các doanh nghiệp thực phẩm đi đầu trong các hoạt động đầu tư giáo dục, hỗ trợ cộng đồng và hoạt động thiện nguyện Tuy nhiên, trên thị trường vẫn tồn tại những doanh nghiệp không nhận thức đúng về CSR và không có trách nhiệm với khách hàng, đơn giản chạy theo lợi nhuận mà cắt giảm chi phí, tạo ra các sản phẩm chứa các chất không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Các vấn đề về môi trường ngày càng được nhìn nhận một cách sâu sắc hơn tại các doanh nghiệp thực phẩm khi đây là nhóm doanh nghiệp có quá trình sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống Tiêu biểu, trong ngành thủy sản, sự tăng trưởng nóng đã dẫn đến cá hệ lụy xấu tới môi trường như ngập mặn, phân tán chất hóa học vào môi trường, phá rừng, sự cạn kiệt và gây ô nhiễm cho cá loài thủy sản, v.v Nhiều hoạt động khai thác nguyên liệu và sản xuất thực phẩm thiếu bền vững chưa được kiểm soát. Bên cạnh đó, việc tiêu thụ nguồn năng lượng lớn tại các doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm cũng là một vấn đề đáng báo động đối với môi trường sống Thêm vào đó, ô nhiễm tích tụ từ các rác thải thực phẩm cũng đang là vấn đề đáng quan ngại với

Việt Nam Theo Sở tài nguyên và Môi trường tỉnh Nghệ An (2022), Việt Nam đứng thứ

2 trong khu vực Đông Nam Á về chỉ số lãnh phí thực phẩm Các vấn đề về hạ tầng logistics, chuỗi cung ứng và sau khi thu hoạch đã nâng cao tỷ lệ thất thoát thực phẩm. Theo nghiên cứu của Bộ NN&PTNT (2020), tỷ lệ thất thoát thực phẩm trước chế biến từ chuỗi cung ứng của Việt Nam chiếm tới 60% chất thải rắn của đất nước Con số này cảnh báo các vấn đề nghiêm trọng về ô nhiễm môi trường và dịch bệnh sẽ xuất hiện nếu không được xử lý kịp thời Các vấn đề này cho thấy sự cấp thiết về việc các doanh nghiệp thực phẩm cần phải tham gia tích cực vào công tác bảo vệ môi trường.

Trong quá khứ, Việt Nam đã xuất hiện nhiều trường hợp vi phạm các nguyên tắc và quy định an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường Không chỉ các doanh nghiệp vừa và nhỏ có những hoạt động thất trách, ngay cả các doanh nghiệp lớn cũng có thể vi phạm các quy định nghiêm trọng Tiêu biểu là một doanh nghiệp có danh tiếng lớn như Vedan đã xả một lượng lớn nước thải chưa qua xử lý ra sông Thị Vải Việc này đã gây ô nhiễm nặng nề không chỉ cho các loài thủy sản mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân trong khu vực Sau quá trình khảo sát và kiểm tra của cơ quan chức năng, các hoạt động sản xuất gây ô nhiễm bị đình chỉ cho đến khi có biện pháp xử lý dứt điểm Ngoài ra, công ty phải chịu hoàn toàn các chi phí để khắc phục tình trạng ô nhiễm gây ra và chịu trách nhiệm bồi thường các thiệt hại về kinh tế và cuộc sống của người dân Trong suốt thời gian bị đình chỉ hoạt động, công ty Vedan cũng phải chịu trách nhiệm bảo vệ các quyền lợi của người lao động trong công ty Dù công ty Vedan đã phải chịu trách nhiệm và thực hiện sửa chữa sai phạm nhưng những thiệt hại về môi trường, kinh tế và cuộc sống dân cư do hành động thiếu trách nhiệm của Vedan gây ra vẫn không thể phục hồi nguyên trạng.

Hiện nay, Việt Nam có nhiều doanh nghiệp thực phẩm thực hiện rất tốt CSR,trong đó phải kể đến Công ty Cổ phần Sữa Vinamilk Việt Nam CTCP Sữa VinamilkViệt Nam đã và đang thực hiện được mục tiêu phát triển bền vững thông qua đầu tư vào các tiêu chí và sáng kiến về CSR Năm 2020, CTCP Sữa Vinamilk được các chuyên gia giới đầu tư đánh giá là một trong số các doanh nghiệp tiên phong trong hoạt động thực hiện CSR, với chỉ số hoạt động cao hơn 58% so với chỉ số trung bình của ngành.Vinamilk đã tiến hành nhiều biện pháp nhằm giảm hiệu ứng nhà kính, giảm chất thải bằng cách áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn biogas tại các trang trại bò sữa, ủ chất thải thành phân bón và khí đốt, xây dựng các trang trại xanh, v.v Ngoài ra, Vinamilk còn tài trợ rất nhiều chương trình dinh dưỡng cho trẻ em như “Sữa học đường”, “Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam” Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn cả về nguồn cung lẫn hoạt động kinh doanh, Vinamilk vẫn không ngừng cá hoạt động vì cộng đồng mà còn đẩy mạnh các chương trình và quỹ sữa nhân đạo để đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ em theo đúng sứ mệnh của công ty Hơn nữa, công ty cũng đóng góp tích cực vào công cuộc phòng chống dịch bệnh của Việt Nam bằng cách hỗ trợ chính phủ trong việc cung cấp thiết bị y tế và vận động nhân virn tham gia lực lượng chống dịch ở tuyến đầu.

4.1.2 Bối cảnh các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam

Lĩnh vực dệt may của Việt Nam có lịch sử hoạt động lâu dài và ngày càng phát triển các lợi thế của ngành giúp cho ngành dệt may Việt Nam trở thành một đối tác đặc biệt trong khu vực Châu Á (theo ILO, 2021) Xét về sự đóng góp cho sản lượng, hoạt động xuất khẩu và tạo công ăn việc làm, ngành dệt may đang dần trở thành một nagfnh chủ lực của nền kinh tế Giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp thuộc ngành hàng dệt may, giày dép tại Việt Nam đã tăng gần gấp đôi trong vòng 5 năm qua (Finn, 2019) Giá trị xuất khẩu các sản phẩm dệt may của Việt Nam xếp vị trí thứ 4 thế giới, tính đến năm 2019.

Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của ngành dệt may cũng đem đến nhiều tác hại tới môi trường sống Các chuyên gia đã khảo sát thấy rằng một chiếc áo phông chất liệu cotton được sản xuất tại Việt Nam cần tiêu thụ 2.700 lít nước Các chất thải từ quá trình dệt nhuộm và các khâu xử lý khác của ngành gây ra 17% đến 20% tổng ô nhiễm nước của cả ngành công nghiệp (theo Báo Sài Gòn, 2021) Các chất độc hại như amoniac, chất chống cháy hoặc kim loại nặng, v.v gây nguy hiểm đến sức khỏe con người và ô nhiễm môi trường vẫn được các doanh nghiệp dệt may sử dụng Lượng hóa chất mà các doanh nghiệp dệt may Việt Nam sử dụng lên đến 2000 kg/tấn, trong đó tính cả các hóa chất vô cơ như dung môi, axit, các loại muối, kiềm, v.v.

Các doanh nghiệp dệt may của Việt Nam chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ và sản xuất theo hình thức gia công (Phan Thị Thu Hiền, 2019) Do vậy, hiệu quả sản xuất và rao bán sản phẩm được nhiều doanh nghiệp ưu tiên hàng đầu, vượt qua các cân nhắc về bảo vệ môi trường và sự an toàn cho người lao động Việc quản lý hóa chất và chất thải chưa được quan tâm và chủ động thực hiện Nhiều doanh nghiệp chỉ để ý đến các tác động của môi trường và làm giảm chất thải khi các hóa chất gặp vấn đề trong hoạt động thải bỏ hoặc ảnh hưởng đến quy trình sản xuất của doanh nghiệp Theo kết quả khảo sát các làng nghề tại Hà Nội của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội (báo Kinh tế đô thị,

2019), phần lớn các làng nghề thuộc lĩnh vực dệt may vẫn sử dụng lò đốt, gây ra tình trạnh ô nhiễm cục bộ tại khu vực Tiêu biểu là làng nghề Đồng Nhân sản xuất tại huyệnHoài Đức, các nhóm sản xuất không có hệ thống xử lý rác thải từ lò đốt, xả thẳng chất thải ra các con mương tại làng gây ra các tác động xấu đến môi trường Ngoài ra, hoạt động xuất khẩu của phần lớn các doanh nghiệp dệt may cũng gây ra thiệt hại cho môi trường Ngành dệt may Việt Nam có quá trình vẫn chuyển dài, từ việc nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thay vì tự cung đến hoạt động theo hình thức gia công với đối tác quốc tế (chủ yếu là các nước phát triển như Nhật Bản, Châu Âu, Mỹ) Để một chiếc áp phông từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng, cần khoảng cách vận chuyển ước tính từ

18 000 đến 50 000 km (Plonka, 2013) Quá trình này tạo ra lượng lớn khí CO2, mang đến các tác động xấu tới môi trường.

Các vấn đề trên cho thấy việc thực hiện CSR đang là yêu cầu cần thiết đối với các doanh nghiệp dệt may, không chỉ nhằm bảo vệ môi trường sinh thái mà còn để đáp ứng được các yêu cầu khắt khe về CSR của thị trường quốc tế Nhiều doanh nghiệp dệt may đã chú trọng thực hiện CSR, đặc biệt là các biện pháp giảm chất thải độc hại trong quá trình sản xuất đến môi trường Tiêu biểu là công ty Crystal Martin, được thành lập năm 2004, chuyên về các sản phẩm đồ bơi và nội y Tại Việt Nam, công ty có trên 10.000 công nhân viên và diện tích nhà xưởng là 132.967m2 Quy trình sản xuất tinh gọn được áp dụng trong các dây chuyền để tối ưu hóa hiệu quả Là thành viên của Tập đoàn Crystal International, công ty tuân theo tầm nhìn và tiếp cận bền vững của Tập đoàn Công ty đã áp dụng HIGG Facility Environmental Module và đạt được điểm tự đánh giá cao trên mức trung bình theo chỉ số Higg Index Việc kiểm soát các dạng năng lượng và tải năng lượng được thực hiện chặt chẽ nhờ hệ thống Quản lý năng lượng theo Thời gian thực của Tập đoàn Được lắp đặt vào năm 2019, hệ thống năng lượng mặt trời áp mái của công ty Crystal Martin gồm 1.800 tấm pin PV dự tính sẽ tiết kiệm được 550.000 kWh và giảm phát thải khí nhà kính khoảng 500 tấn CO2 quy đổi hàng năm.

Hệ thống này giúp công ty chủ động phân tích được chiều hướng biến động trong tiêu thụ năng lượng thông qua số liệu để có thể kịp thời tìm được cơ hội nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng.

4.1.3 Bối cảnh các doanh nghiệp CNTT tại Việt Nam

Chủ đề về CSR không được đề cập nhiều đến các doanh nghiệp thuộc lĩnh vựcCNTT Bởi khi nhắc đến CSR, các doanh nghiệp sản xuất sở hữu sản phẩm hữu hình sẽ được chú ý hơn cả vì hoạt động của các doanh nghiệp này có ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống Vấn đề về CSR cũng không được quan tâm sâu sắc và rộng rãi như các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thực phẩm và dệt may Dù vậy, các doanh nghiệpCNTT vẫn có những cách thức riêng để thực hiện CSR Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp tập trung vào sự kết hợp của các lĩnh vực với Công nghệ thông tin số và sinh học, nhu cầu nhân lực của ngành đang ngày càng tăng cao, góp phần tạo ra việc làm và tăng thu nhập cho người dân Theo khảo sát thị trường của TopDev (2021), ngành

Việt Nam cần đến 1.5 triệu lao động trong lĩnh vực kỹ thuật số vào năm 2030 Ngoài ra, các doanh nghiệp CNTT còn tích cực tổ chức các hoạt động thiện nguyện vì môi trường và cộng đồng Tuy nhiên, chủ yếu những doanh nghiệp tích cực trong hoạt động CSR là các doanh nghiệp lớn hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư FDI từ các quốc gia phát triển, nơi mà CSR được đề cao và quan tâm thực hiện Cụ thể FPT và Samsung là hai doanh nghiệp tiêu biểu trong lĩnh vực CNTT có các hoạt động CSR nổi bật FBT và Samsung cũng được xếp hạng trong Top 10 các doanh nghiệp đi đầu trong việc thực hiện CSR bởi Forbes Việt Nam.

Chiến lược phát triển cốt lõi của tập đoàn FPT là 3P, nghĩa là Profit, People, Planet Trong đó, ngoài mục tiêu thu được lợi nhuận, FPT còn quan tâm đến các vấn đề liên quan đến người lao động và xã hội như đảm bảo quyền lợi cho người lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân viên, tạo môi trường làm việc an toàn, tổ chức các hoạt động thiện nguyện, v.v Bên cạnh FPT, Samsung cũng là một trong các doanh nghiệp đi đầu trong việc thực hiện CSR Theo đó, tập đoàn này đã khẳng định giáo dục và y tế là hai lĩnh vực sẽ được doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động CSR, đặc biệt là các vấn đề về giáo dục Doanh nghiệp này đã tạo ra các dự án giáo dục dài hạn và kêu gọi nguồn tài trợ từ các đối tác khác của tập đoàn Samsung chi khoảng 15 tỉ VND đồng mỗi năm nhằm thực hiện các sáng kiến về CSR tại Việt Nam Các dự án tiêu biểu là chương trình “DigitalHope” nhằm cung cấp kiến thức về tin học được triển khai từ năm 2006 với giá trị 300 000 USD Samsung có dự án “Thư viện thông minh 1.0” với sự hỗ trợ miễn phí nhằm cải tạo thư viện tại 50 trường học tại Việt Nam với quỹ tài trợ lên đến

Kết quả nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu gửi đi 844 bảng hỏi, trong đó có 292 phiếu tới các doanh nghiệp dệt may, 287 tới các doanh nghiệp Công nghệ thông tin và 265 tới các doanh nghiệp thực phẩm Kết quả thu về 602 câu trả lời (đạt tỷ lệ phản hồi 71.3%) và chỉ có 576 trong số đó là có thể sử dụng được Cụ thể, mẫu nghiên cứu định lương chính thức bao gồm 196 doanh nghiệp Công nghệ thông tin, 178 doanh nghiệp thực phẩm và 202 doanh nghiệp dệt may Thống kê theo quy mô doanh nghiệp được thể hiện như trong bảng 4.

Bảng 4.1 Thống kê theo quy mô doanh nghiệp

Quy mô (số lượng lao động) Số lượng Tỷ lệ

Nguồn: dữ liệu khảo sát 4.2.2 Đánh giá mô hình đo lường Đánh giá mô hình đo lường nhằm thực hiện các bước để tiếp tục loại bỏ hoặc hiệu chỉnh những item và nhân tố trong mô hình Ngoài ra, đánh giá mô hình đo lường cũng được sử dụng để kiểm tra các điều kiện trước khi thực hiện đánh giá mô hình cấu trúc hay kiểm định giả thuyết nghiên cứu Mô hình để đánh giá mô hình đo lường được sử dụng trên Smart PLS được thể hiện như sau:

Hình 4.1 Mô hình đánh giá mô hình đo lường trên Smart PLS

Nguồn: tổng hợp bởi nghiên cứu Độ tin cậy nhất quán nội tại Độ tin cậy nhất quán nội tại được Hair và cộng sự (2019) đề xuất sử dụng hệ số Cronbach’s Aplha và độ tin cậy tổng hợp (composite reliability), trong đo Cronbach’s Alpha cần > 0.7 (Hulland, 1999) và hệ số Cronbach’s Alpha cũng cần > 0.7 (Nunnally và Bernstein, 1994).

Bảng 4.2 Cronbach’s alpha và độ tin cậy tổng hợp

Cronbach's alpha Độ tin cậy tổng hợp

Nguồn: Tổng hợp bởi nghiên cứu

Kết quả cho thấy hệ số Croncach’s Alpha đều lớn hơn 0.7, độ tin cậy tổng hợp cũng lớn hơn 0.7 ở đảm bảo độ tin cậy nhất quán nội tại cho các nhân tố cả ở mô hình 3 ngành riêng cũng như mô hình gộp chung (Nunnally và Bernstein, 1994, Hulland, 1999). Độ giá trị hội tụ của thang đo

Nhằm đánh giá độ giá trị hội tụ của các item, trọng số chuẩn hóa (outer loading) cần lớn hơn 0.7 và hội tụ về nhân tố mà thang đo đó đại diện (Henseler và cộng sự, 2009). Ngoài ra phương sai trung bình được trích (Average Extracted Variance – AVE) cũng cần lớn hơn 0.5 để đảm bảo độ giá trị hội tụ cho các nhân tố (Hair và cộng sự, 2014).

Bảng 4.3 Hệ số tải ngoài

Gộp chung Công nghệ thông tin Thực phẩm Dệt may

Gộp chung Công nghệ thông tin Thực phẩm Dệt may

Nguồn: Tổng hợp bởi nghiên cứu

Kết quả cho thấy tất cả các item đều có Outer loading lớn hơn 0.7 thỏa mãn theo Henseler và cộng sự, (2009), do đó không item nào bị loại bỏ khỏi mô hình.

Bảng 4.4 Phương sai trung bình được trích (AVE)

Gộp chung Công nghệ thông tin Thực phẩm Dệt may

Nguồn: Tổng hợp bởi nghiên cứu

Kết quả cho thấy rằng phương sai trung bình được trích của các nhân tố cũng đều > 0.5 thỏa mãn theo Hair và cộng sự, (2014). Độ giá trị phân biệt Độ giá trị phân biệt được đánh giá dựa trên hệ số Heterotrait-monotrait Ratio of Correlations (HTMT) theo đề xuất của Henseler và cộng sự, (2015) Khi các hệ số HTMT nhỏ hơn 0.85 thì các 2 nhân tố có thể cho là phân biệt với nhau (Henseler và cộng sự, 2015)

Bảng 4.5 Bảng hệ số Heterotrait-monotrait Ratio

Nhân tố CLSP CSR DMST DTDN Mô hình

Nguồn: Tổng hợp bởi nghiên cứu

Kết quả cho thấy các hệ số HTMT đều nhỏ hơn 0.85 do đó các nhân tố đều phân biệt với nhau (Henseler và cộng sự, 2015), thỏa mãn để thực hiện các bước tiếp theo trong nghiên cứu. Đánh giá đa cộng tuyến

Hệ số phóng đại phương sai (Variance Inflation Factor – VIF) khi vượt quá 5 sẽ có khả năng cao xuất hiện đa cộng tuyến giữa các item trong mô hình, đối với mô hình đo lường, hệ số Outer VIF được sử dụng (Hair và cộng sự, 2014)

Item Gộp chung Công nghệ thông tin Thực phẩm Dệt may

Item Gộp chung Công nghệ thông tin Thực phẩm Dệt may

Nguồn: Tổng hợp bởi nghiên cứu

Như vậy, hệ số VIF của các item đều < 5 thỏa mãn điều kiện để thực hiện phân tích tiếp theo (Hair và cộng sự, 2014).

4.2.3 Đánh giá mô hình cấu trúc Đánh giá đa cộng tuyến

Vấn đề đa cộng tuyến trong mô hình cấu trúc có bản chất giống như dò tìm đa cộng tuyến trong mô hình hồi quy bội Trong mô hình cấu trúc, chỉ có một phép hồi quy bội duy nhất là 4 nhân tố CLSP, CSR, DMST và SHL tới DTDN, vì vậy cũng chỉ cần quan sát hệ số VIF của các nhân tố này Đối với mô hình cấu trúc thì hệ số Inner VIF được sử dụng và giá trị này < 5 sẽ là phù hợp (Hair và cộng sự, 2014).

Bảng 4.7 Inner VIF Nhân tố Gộp chung Công nghệ thông tin Thực phẩm Dệt may

Nguồn: Tổng hợp bởi nghiên cứu

Như vậy, hệ số VIF của các item đều < 5 thỏa mãn điều kiện để thực hiện phân tích tiếp theo (Hair và cộng sự, 2014).

Sự phù hợp của mô hình

Sự phù hợp của mô hình (model fit): Hệ số SRMR của mô hình < 0.08 thì mô hình được coi là phù hợp (Hu và Bentler, 1999) Ngoài ra, theo Hair và cộng sự (2014) thì hệ số rms Theta cũng có thể sử dụng để đánh giá model fit, trong đó nếu giá trị này > 0.12 thì mô hình sẽ không phù hợp Trên thực tế, đối với các nghiên cứu khẳng định lý thuyết thì model fit là rất quan trọng, tuy nhiên, đối với các nghiên cứu phát triển thăm dò các mối quan hệ tiềm ẩn thì việc đánh giá model fit là không cần thiết (Hair và cộng sự, 2014) Mặc dù nghiên cứu này là nghiên cứu phát triển mối quan hệ tiềm ẩn về tác động trung gian của CSR tới DTDN, việc đánh giá model fit là không cần thiết, tuy nghiên nghiên cứu vẫn thực hiện đánh giá model fit để kiểm tra sự phù hợp của mô hình Có 2 chỉ số SRMR là SRMR trong mô hình bão hòa và SRMR trong mô hình ước lượng, trong đó SRMR – bão hòa sẽ là một đánh giá dựa trên tất cả mối quan hệ trong mô hình trong khi SRMR – ước lượng sẽ chỉ đánh giá mô hình sau khi các cấu trúc tuyến tính được ước lượng (Hair và cộng sự, 2019) Nghiên cứu lựa chọn chỉ số SRMR – bão hòa, một đánh giá mềm hơn của SRMR – ước lượng, để đánh giá model fit vì đây là nghiên cứu phát triển thăm dò.

Bảng 4.8 Kết quả sự phù hợp của mô hình với số liệu nghiên cứu

SRMR - Mô hình bão hòa 0.049 0.064 0.055 0.058 rms Theta 0.100 0.118 0.120 0.120

Nguồn: Tổng hợp bởi nghiên cứu

Kết quả cho thấy SRMR mô hình bão hòa đều < 0.08, một kết quả rất tốt (Hu và Bentler,

1999) Ngoài ra, không có hệ số rms Theta nào vượt quá 0.120, do đó các mô hình đều phù hợp và có thể sử dụng được (Hair và cộng sự, 2014). Đánh giá hệ số R-square

Hệ số xác định R-square giúp đo lường mức độ giải thích của mô hình cho một biến (Hair và cộng sự, 2014) Theo Hair và cộng sự (2014), Có nhiều tiêu chí khác nhau để đánh giá mức độ giải thích này, tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu Đối với các nghiên cứu đánh giá các chỉ số ở quy mô nhóm hay quy mô tổ chức thì các giá trị R- square là 0.67, 0.33 và 0.19 sẽ tương ứng với mức độ giải thích là mạnh, trung bình và yếu (Hair và cộng sự, 2014) Theo Hair và cộng sự (2014), hệ số R-square hiệu chỉnh được sử dụng như một cách đánh giá chặt chẽ hơn của R-square bởi nó thể hiện mức độ giải thích thực tế sau khi đã hiệu chỉnh mô hình nhằm tránh sự thổi phồng khi hồi quy các nhân tố có tương quan mạnh với nhau Nghiên cứu lựa chọn đánh giá hệ số R-square để đảm bảo các đánh giá về mức độ giải thích là chặt chẽ và phù hợp hơn.

Bảng 4.9 Hệ số R-square hiệu chỉnh Gộp chung Công nghệ thông tin Thực phẩm Dệt may

Nguồn: Tổng hợp bởi nghiên cứu

Nhìn chung thì sự biến động của DTDN đều được giải thích tương đối tốt với mức độ giải thích thấp nhất là đối với ngành dệt may (53.7%) và cao nhất là trong ngành thực phẩm (59.4%) Mức độ giải thích cho DTDN của mô hình sau khi gộp chung cả 3 ngành là 54% Trên thực tế, có rất nhiều các nhân tố có thể ảnh hưởng tới DTDN khác như năng lực quản trị, tình hình kinh doanh, v.v nhưng không được lựa chọn vì không phù hợp với mục tiêu nghiên cứu Do đó có thể thấy rằng các biến được sử dụng trong mô hình là tương đối hiệu quả và mô hình nghiên cứu là phù hợp Nghiên cứu không đánh giá mức độ giải thích của mô hình cho các nhân tố còn lại bởi đây đều là các biến trung gian, việc đánh giá mức độ giải thích là không cần thiết và không phù hợp với mục tiêu nghiên cứu. Đánh giá hệ số f-square

Hệ số f-square cho thấy mức độ ảnh hưởng (effect size) của một biến đối với một biến khác trong mô hình cấu trúc tuyến tính (Hair và cộng sự, 2014) Về bản chất, hệ số này khá giống với hệ số tương quan nhưng đã loại trừ đi dấu của tác động và có sự tương tác, điều chỉnh giữa các nhân tố với nhau, nhằm đánh giá sơ bộ mức độ ảnh hưởng giữa các tác động trong mô hình (Hair và cộng sự, 2014) Nếu hệ số f-square lớn hơn 0.15 sẽ cho thấy 2 biến có quan hệ chặt chẽ với nhau và hệ số f-square < 0.02 sẽ cho thấy 2 biến không có tương quan trực tiếp với nhau (Hair và cộng sự, 2014).

Bảng 4.10 Bảng giá trị hệ số f-square

Gộp chung Công nghệ thông tin Thực phẩm Dệt may

Nguồn: Tổng hợp bởi nghiên cứu

THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KHUYẾN NGHỊ

Định hướng, mục tiêu phát triển của Nhà nước

Bảo vệ môi trường giữ vai trò quan trọng, ngày càng trở thành vấn đề cấp thiết đối với cuộc sống của con người Nhận thức được điều đó, việc sử dụng hiệu quả, chất lượng nguồn tài nguyên thiên nhiên và tăng trưởng theo hướng bền vững ngày càng được chú trọng và trở thành mục tiêu chiến lược của nhiều đất nước toàn trên thế giới, trong đó có Việt Nam Việt Nam đã sớm đưa ra các chủ trương, đường lối phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ mội trường, định hướng tăng trưởng và phát triển bền vững (PTBV) Ngay từ giai đoạn 1991-2000, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội được thông qua bởi Đảng và nhà nước tại Đại hội lần thứ VII Nội dung cốt lõi của chiến lược đề ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế phải đồng hành với tiến độ và công bằng xã hội, với bảo vệ mội trường và với mục tiêu phát triển văn hóa Đây là giai đoạn cho thấy những bước tiếp cận đầu tiên của Chính phủ Việt Nam tới PTBV và các nội dung có quan hệ mật thiết hay liên quan tới trách nhiệm xã hội.

Chủ trương tăng trưởng và PTBV, gắn tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường thành một thể thống nhất tiếp tục được khẳng định xuyên suốt thông qua các Nghị quyết đại hội Đảng sau đó Các Nghị quyết của Đảng và nhà nước đề cập tới hầu hết các khía cạnh của trách nhiệm xã hội, cụ thể các mục tiêu phát triển như kinh tế xanh, tăng trưởng xanh, tái chế phế thải, phát triển năng lượng có thể tái tạo được…Một ví dụ điển hình, theo Nghị quyết số 41-NQ/TW năm 2004 về bảo vệ môi trường, Bộ chính trị đã đề ra chủ trương đẩy mạnh phát triển trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cụ thể nhấn mạnh việc nhà nước khuyến khích sử dụng hiệu quả và tiết kiệm nguồn tài nguyên, tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo, tích cực sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm sạch, hạn chế tác động tới MT, khuyến khích sản xuất, đóng gói sản phẩm thân thiện với môi trường, tối thiểu hóa tác động tiêu cực tới môi trường bên ngoài.

Tại Nghị quyết số 24-NQ/TW năm 2013, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa

XI tiếp tục đề cao vai trò quan trọng của vấn đề tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, trong đó nhiệm vụ chiến lược được đề ra là thúc đẩy chuyển đổi mô hình tăng trưởng Cụ thể, chuyển đổi mô hình thực hành trách nhiệm xã hội đi đôi cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh, phát triển KTTH, PTBV

Có thể thấy rằng, Đảng và nhà nước Việt Nam đã sớm tiếp cận với những nội dung có quan hệ mật thiết hay liên quan tới KTTH, trách nhiệm xã hội doanh nghiệp được thể hiện thông qua nhiều chủ trương,chiến lược, đường lối của Đảng, gắn mục tiêu tăng trưởng kinh tế đi đôi mục tiêu bảo vệ môi trường, khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên một cách hiệu quả Tuy nhiên, phải nói rằng, khái niệm về trách nhiệm xã hội chỉ được Đảng và nhà nước tiếp cận và đề ra tại các văn kiện gần đây Cụ thể, tại Nghị quyết số 55-NQ/TW do Bộ Chính trị banh hành vào ngày 11/2/2020 có đề cập đến nội dung như sau: khuyến khích sử dụng hiệu quả năng lượng gió và mặt trời cho các hoạt động như phát điện; đẩy mạnh hoạt động đầu tư xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng của các nhà máy điện Nội dung này được khẳng định trong Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cho thấy những quan điểm rõ ràng, chính xác của Chính phủ thông qua Nghị quyết số 55. Đặc biệt, tại Dự thảo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, Đảng và nhà nước tiếp tục khẳng định mạnh mẽ về quan điểm phát triển KTTH nước nhà có đề cập tới mô hình trách nhiệm xã hội doanh nghiệp Cụ thể, Chính phủ nhấn mạnh các mô hình chiến lược điển hình được nhiều quốc gia yêu thích và lựa chọn như mô hình kinh tế số, KTTH, tăng trưởng xanh Đồng thời, Đảng và nhà nước đã đề ra mục tiêu “xây dựng, phát triển nền kinh tế xanh, KTTH, thân thiện và có lợi với môi trường”, được đề cập tại định hướng trong giai đoạn 2021-2030 Một trong những nội dung quan trong của Dự thảo là khuyến khích, thúc đẩy sựu phát triển mô hình KTTH Từ đó, tổng hợp và tận dụng hiệu quả đầu ra của quá trình sản xuất Đây được xem là một trong tổ hợp các giải pháp chủ chốt về phát triển kinh tế nước nhà trong giai đoạn 10 năm tiếp theo.

Trên cơ sở các chủ trương khái quát của Đảng và nhà nước trong các giai đoạn, Việt Nam đã cụ thể hóa các nội dung trên thông qua các chính sách, văn bản pháp luật đề cập đến các nội dung về phát triển KTTH Các nội dung này được thể hiện rõ ràng, chặt chẽ và thống nhất trên hệ thống các bộ luật xuyên suốt các giai đoạn, cụ thể Luật bảo vệ mội trường 2005, 2015, Luật Tài nguyên nước năm 2012, Luật Khoáng sản

2010, Luật Đất đai 2013 kết hợp nhiều văn bản dưới luật khác Hệ thống pháp luật này tạo nền tảng pháp lý chặt chẽ cho sự phát triển KTTH tại Việt Nam Kết hợp với các nội dung về phát triển KTTH, Đảng và nhà nước cũng đề cập đến các nội dung liên quan đến KTTH tại nhiều văn bản Cụ thể, các nội dung liên quan này được đề cập và làm rõ tại các chiến lược phát triển quốc gia như Chiến lược PTBV Việt Nam 2011-2020, Chiến lược tăng trưởng Xanh, Chiến lược bảo vệ mội trường đến 2020, tầm nhìn 2030, Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn năm 2050.

Quản lý chất thải rắn là vấn đề phức tạp và có tác động mạnh mẽ tới môi trường cũng như phát triển kinh tế Nhận thức được vai trò quan trọng này cũng như mức độ phức tạp trong quản lý chất thải, Chính phủ làm rõ vấn đề quản lý chất thải rắn trong Chiến lược quốc gia về tổng hợp chất thải rắn điều chỉnh năm 2018 Tại đây, Đảng và nhà nước khẳng định việc quản lý chất thải rắn được định nghĩa là việc quản lý toàn bộ vòng đời của chất thải Vòng đời xuất phát từ thời điểm phát sinh chất thải đến bước xử lý cuối cùng Cụ thể gồm các bước phòng ngừa, giảm thiểu, phân loại, thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý cuối cùng Mục tiêu cốt lõi của quá trình này hướng tới bảo vệ và cải thiện chất lượng MT sống của con người, đồng thời tiết kiệm và góp phần phục hồi nguồn tài nguyên, cải thiện và ngăn chặn biến đổi khí hậu, hướng tới mục tiêu phát triển và tăng trưởng bền vững.

Mặc dù trong giai đoạn vừa qua, Nhà nước Việt Nam đề cập tới nhiều nội dung định hướng về phát triển bền vững Đặc biệt, gần đây nhất, Quyết định số 1658/QĐ-TTg được ban hành ngày 1/10/2020, Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 Điều này cho thấy những mục tiêu mạnh mẽ về phát triển bền vững nước nhà Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững được ban hành theo Quyết định số622/QĐ-TTg ngày 10/05/2017 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó nêu rõ 17 mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam đến năm 2030 bao gồm 115 mục tiêu cụ thể, tương ứng với các mục tiêu phát triển bền vững toàn cầu được thông qua tại Hội nghị Thượng đỉnh Liên Hợp Quốc vào tháng 9 năm 2015 Kế hoạch hành động thể hiện nỗ lực và cam kết của Chính phủ trong việc thực hiện các Mục tiêu SDGs của Việt Nam Cụ thể, các chiến lược này đề cao mục tiêu giảm thiểu mức độ phát thải khí nhà kính/ GDP; tiến hành xanh hóa phần lớn các ngành nghề kinh doanh ở Việt Nam.

Thảo luận kết quả nghiên cứu

Giả thuyết CSR có ảnh hưởng tích cực tới DTDN được ủng hộ

Kết quả này đã một lần nữa khẳng định lại vai trò của CSR trong việc nâng caoDTDN đối với các doanh nghiệp công nghệ thông tin, thực phẩm và dệt may tại ViệtNam, trong đó vai trò quan trọng nhất là đối với các doanh nghiệp TPH và doanh nghiệpDMA Thực hiện CSR giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua cải thiện NLDMST, CLSP và SHL của khách hàng, từ đó DTDN cũng được cải thiện.Kết quả này đồng thuận với rất nhiều nghiên cứu trước đây như Lai và cộng sự (2010),

Famiyeh và cộng sự (2016), Kowalczyk & Kucharska (2019) và qua đó ủng hộ lý thuyết dựa trên nguồn lực và lý thuyết đổi mới sáng tạo Kết quả này trái ngược với nghiên cứu của Kim, S (2017) khi ông nghiên cứu về ảnh hưởng của truyền thông CSR tới DTDN tại Mỹ Tuy nhiên, Kim, S (2017) chỉ chú trọng vào đo lường các khía cạnh của truyền thông CSR do đó khó có cái nhìn toàn diện và tổng thể về CSR và đồng thời việc truyền thông quá mức có thể khiến các bên liên quan nghi ngờ về tính minh bạch của CSR. Trên thực tế, nếu doanh nghiệp cải thiện được CSR toàn diện dựa trên 3 khía cạnh kinh tế, xã hội, môi trường thì có thể đạt được khả năng cạnh tranh bền vững với các đối thủ trong ngành, đồng thời cũng làm cho những đối tác cảm thấy doanh nghiệp này đáng tin tưởng hơn, từ đó danh tiếng của doanh nghiệp cũng được cải thiện.

Giả thuyết CSR có ảnh hưởng tích cực tới NLDMST được ủng hộ

Kết quả thu được từ quá trình nghiên cứu nhấn mạnh vai trò quan trọng của CSR tới NLDMST của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp CNG tại thị trường Việt Nam CSR tạo tiền đề và cả những cơ hội nhằm thúc đẩy NLDMST trong mọi quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp Kết quả này phù hợp và tương thích với nhiều nghiên cứu trước đó như Chang và Zhu (2011), Reverte và cộng sự (2016) Trong đó, các nghiên cứu này chỉ ra CSR có mối quan hệ nhất quán, tích cực và lâu dài đến sự đổi mới tại các doanh nghiệp CNG ở nhiều khía cạnh như: đổi mới công nghệ thông tin, đổi mới hệ thống quản lý, đổi mới tiếp thị, tạo ra các giải pháp giải quyết thách thức xã hội và xây dựng môi trường làm việc thuận lợi cho quá trình sáng tạo Đồng thời các nghiên cứu này phản ánh thực trạng đối với các doanh nghiệp CNG vừa và nhỏ, tác động tích cực của CSR tới NLDMST gặp nhiều rào cản hơn so với các doanh nghiệp có quy mô lớn, những rào cản chủ yếu thường thấy gồm: hạn chế trong nhận thức về CSR và nguồn lực trong quá trình thực hiện Các doanh nghiệp trong lĩnh vực CNG được coi là người dẫn đầu và định hình mọi xu hướng, để đáp ứng nhu cầu biến động nhanh chóng từ thị trường NLDMST là yếu tố tiên quyết Các sáng kiến CSR thúc đẩy tích cực đến sự đổi mới thông qua việc sử dụng các hoạt động xã hội, môi trường hoặc tính bền vững.

Giả thuyết NLDMST có ảnh hưởng tích cực tới DTDN được ủng hộ

Kết quả này khẳng định vai trò của NLDMST trong mối quan hệ tương quan tích cực tới DTDN Đối với các doanh nghiệp CNG hoạt động trong một lĩnh vực mà năng lực đổi mới được coi là nền tảng quan trọng nhất dẫn đến sự thành công thì kết quả nghiên cứu này còn có ý nghĩa to lớn hơn nữa Nâng cao NLDMST giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh trạnh trên thị trường Công nghệ thông tin, thông tin vốn khắc nghiệt và đang bão hòa, từ đó khẳng định vị thế và nâng cao danh tiếng của doanh nghiệp Kết quả này đồng thuận với nhiều nghiên cứu đã được thực hiện như: Manohar và cộng sự

(2019), Ramos-González và cộng sự (2021) qua đó qua đó ủng hộ lý thuyết dựa trên nguồn lực và lý thuyết đổi mới sáng tạo Theo các nghiên cứu này NLDMST của công ty có thể tạo nên sự khác biệt của sản phẩm hoặc dịch vụ, chẳng hạn như chi phí thấp hơn, chất lượng cao hơn hoặc cho phép các công ty đạt được lợi thế cạnh tranh trên thị trường, và cuối cùng là nâng cao giá trị doanh nghiệp Các công ty có mức độ sáng tạo cao có thể linh hoạt thích ứng với thị trường luôn thay đổi và duy trì ổn định khả năng cạnh tranh trên thị trường, nhờ đó giá trị doanh nghiệp không ngừng được nâng cao Đối với công tác thúc đẩy NLDMST tại các doanh nghiệp CNG, ở cả quy mô lớn lẫn doanh DNNVV đều tồn tại những hạn chế cố hữu Nếu như các công ty lớn có nhiều áp lực hơn từ các bên liên quan, chẳng hạn như khách hàng, nhà cung cấp và nhân viên để thúc đẩy những đổi mới thì ở quy mô nhỏ nhiều doanh nghiệp gặp hạn chế về yếu tố nguồn lực phục vụ cho công tác thúc đẩy NLDMST như: nhân lực, tài chính, mối quan hệ, …

Giả thuyết CSR có ảnh hưởng tích cực tới CLSP được ủng hộ Điều này phán ảnh thực tế rằng thông qua CSR các doanh nghiệp các doanh nghiệp gia tăng, cải thiện được chất lượng sản phẩm Với mọi hãng kinh doanh trong nền kinh tế, sản phẩm, dịch vụ yếu tố quan trọng nhất, quyết định thành bại của doanh nghiệp Sản phẩm tốt mới có thể giữ chân khách hàng, tăng năng lực cạnh tranh và giá trị cho doanh nghiệp Đặc biệt đối với các doanh nghiệp TPH – hoạt động trong ngành công nghiệp thực phẩm lĩnh vực mà chất lượng sản phẩm là vấn đề được quan tâm hàng đầu, tác động trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của người tiêu dùng Thông qua các hoạt động nhằm cải thiện môi trường, xã hội trong chương trình CSR các doanh nghiệm TPH tạo dựng được môi trường sản xuất an toàn, yếu tố nhân lực và chất lượng nguyên liệu đầu vào Qua đó, chất lượng sản phẩm mà các doanh nghiệp này ngày được nâng cao.

Giả thuyết CLSP có ảnh hưởng tích cực tới DTDN được ủng hộ

Kết quả thu được từ mô hình nghiên cứu tại chương 4 phản ánh tác động quan trọng của CLSP tới DTDN, trong đó đóng vai trò quan trọng nhất là đối với các doanh nghiệp TPH Thực hiện CSR giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua cải thiện chất lượng sản phẩm cung ứng trên thị trường – những sản phẩm được người tiêu dùng sử dụng trực tiếp Kết quả này có sự tương đồng với một số nghiên cứu khác trên thế giới gồm nghiên cứu của Tung-lung Steven Chang và Weichun Zhu

(2014) Chang và Zhu (2014) đã phản ánh chất lượng sản phẩm tốt giúp doanh nghiệpTPH tiếp thị hiệu quả, tăng năng lực cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường, giữ chân khách hàng, giảm các rào cản thị trường từ đó nâng cao giá trị thương hiệu và danh tiếng Mặt khác, kết quả nghiên cứu này trái ngược so với nghiên cứu của Lucia Gatti và cộng sự (2012) khi tác giả cho rằng chỉ đo lường khía cạnh chất lượng sản phẩm thì không thể có cái nhìn tổng quát, chỉ tiêu chất lượng còn cần đi kèm với thông tin trung thực và yếu tố đạo đức của nhà sản xuất mới có thể nâng cao một cách bền vững danh tiếng doanh nghiệp.

Giả thuyết CSR có ảnh hưởng tích cực tới SHL được ủng hộ Điều này một lần nữa khẳng định vai trò của CSR đối với SHL của khách hàng đối với doanh nghiệp Đối với các doanh nghiệp DMA để đẩy nhanh tiêu thụ mặt hàng may mặc - là các sản phẩm dễ hỏng hóc và lỗi mốt nếu tồn lâu, sự hài lòng của khách hàng vô cùng quan trọng Kết quả thu được này tương đồng với khá nhiều nghiên cứu như: công trình của Tahir Islam và các cộng sự (2021), nghiên cứu của Park (2019) và Luo & Bhattacharya (2006) Thông qua các hoạt động CSR với mục tiêu nâng cao khả năng tái tạo quần áo, phụ kiện đã qua sử dụng, sử dụng nguyên liệu xanh nhằm hạn chế tác động tới môi trường như bông hữu cơ và vải sinh thái các doanh nghiệp DMA sẽ đáp ứng được yêu cầu về sản phẩm may mặc thân thiện, có khả năng tái chế cao mà nhiều khách hàng và đối tác thời trang trên thị trường đang hướng tới Muốn đẩy nhanh tốc độ bán hàng, giảm hàng tồn kho khó tiêu thụ, có nguy cơ tiêu hủy đáp ứng mọi nhu cầu và nâng cao sự hài lòng của khách hàng là chìa khóa vàng giúp doanh nghiệp DMA thực hiện được các mục tiêu thúc đẩy doanh số tiêu thụ.

Giả thuyết SHL có ảnh hưởng tích cực tới DTDN được ủng hộ

Kết quả thu được từ nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng chiến lược của SHL từ khách hàng tới DTDN Nhận xét này tương đồng với các nghiên cứu mà Park (2019), J. García-Madariaga và F Rodríguez-Rivera (2017) đã từng thực hiện Các doanh nghiệp DMA như đã đề cập ở trên đặc biệt quan tâm đến khả năng tiêu thụ hàng hóa, mà yếu tố quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu này đó là SHL của khách hàng Tất cả các doanh nghiệp may có tiếng tại thị trường Việt Nam và toàn thế giới đều sở hữu lượng khách hàng và đối tác kinh doanh lớn và đa dạng Tại sao khách hàng lại lựa chọn những doanh nghiệp này mà không phải là doanh nghiệp khác, trong một thị trường lớn như may mặc? Tất nhiên họ phải làm khách hàng yêu thích và hài lòng với sản phẩm của mình, SHL và DTDN nằm trong một mối quan hệ tác động qua lại Khách hàng có hài lòng với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp thì mới mua chúng, càng nhiều người mua danh tiếng của thương hiệu càng nổi tiếng, chiếm thị phần càng lớn và ngược lại Trong thị trường cạnh tranh gay gắt như may mặc để tạo vị thế vững chắc các doanh nghiệpDMA cần có khả năng đáp ứng cao nhất yêu cầu khách hàng và làm cho họhọ hài lòng với sản phẩm mình cung cấp Đây là yếu tố không thể xem nhẹ trong công cuộc tạo dựng danh tiếng cho doanh nghiệp.

Giả thuyết CSR tác động trung gian tới DTDN thông qua NLDMST, DTDN, CLSP được ủng hộ

Kết quả này có thấy vai trò trung gian của các biến trung gian được sử dụng là rất hiệu quả, toàn bộ ảnh hưởng từ CSR tới DTDN đều là ảnh hưởng gián tiếp thông qua các biến NLDMST, DTDN, CLSP Kết quả này cũng giống với các nghiên cứu trước đây như Park (2019), Bianchi và cộng sự (2019), Zhenghui Li và cộng sự

(2019), tuy nhiên các nghiên cứu này chỉ kiểm định đơn lẻ vai trò trung gian của từng nhân tố Như vậy, lý thuyết dựa trên nguồn lực và lý thuyết đổi mới sáng tạo đã thực sự giải thích được cơ chế tác động từ CSR tới DTDN đối với các doanh nghiệp CNG, TPH, DMA tại Việt Nam Trên thực tế, việc có được danh tiếng ngay khi thực hiện CSR là điều gần như bất khả thi đối các doanh nghiệp Thông thường, việc thực hiện CSR sẽ giúp các doanh nghiệp nâng cao NLDMST bởi muốn đáp ứng được những mục tiêu CSR doanh nghiệp cần đầu tư đổi mới tại mọi khía cạnh kinh doanh của mình mình, từ đó các bên liên quan sẽ có cái nhìn tích cực hơn về doanh nghiệp. Ngoài ra, thực hiện CSR cũng giúp doanh nghiệp cải thiện CLSP và như vậy các đối tác cũng sẽ tin tưởng hơn vào doanh nghiệp và đánh giá cao hơn về doanh nghiệp. Thêm vào đó, thực hiện CSR cũng là một trong những chiến lược quan trọng hướng tới việc cải thiện SHL của khác hàng và nâng cao vị thế của doanh nghiệp Qua đó có thể thấy rằng, ảnh hưởng từ CSR tới DTDN là một cơ chế phức tạp chứ không chỉ đơn thuần là ảnh hưởng trực tiếp, các nghiên cứu sau này cần phải làm rõ hơn về cơ chế tác động này.

Giả thuyết NLDMST đóng vai trò trung gian quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp Công nghệ thông tin không được ủng hộ Điều này cho thấy rằng NLDMST không phải là năng lực cạnh tranh nổi bật của các doanh nghiệp CNG tại VN Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng đối với các doanh nghiệp DMA tại VN thì NLDMST cũng là một trong những nhân tố quan trọng cải thiện được DTDN và cũng là một lợi ích thu được khi các doanh nghiệp DMA thực hiệnCSR CSR thông qua các hoạt động về kinh tế, môi trường và xã hội đặt ra cơ hội và cũng là yêu cầu buộc các doanh nghiệp cần đưa ra nhiều chiến lược đổi mới hơn để thực hiện được và có hiệu quả CSR Thông thường các doanh nghiệp sẽ thực hiện mục tiêuCSR trong khoảng thời gian trung và dài hạn để hướng tới giá trị bền vững Đó là khoảng thời gian lý tưởng để lên kế hoạch, xây dựng và thực hiện quy trình đổi mới có hiệu quả Năng lực sáng tạo giúp các doanh nghiệp CNG và doanh nghiệp DMA cải tiến nhiều quy trình trong hoạt động kinh doanh từ sản xuất, cải tiến Công nghệ thông tin đến đổi mới phương thức tiếp thị Nếu các quy trình này đều được thực hiện tốt hình ảnh doanh nghiệp trong mắt công chúng sẽ ngày càng được hoàn thiện và nắm giữ vị thế cao.

Giả thuyết CLSP đóng vai trò trung gian quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp thực phẩm được ủng hộ Điều này cho thấy rằng CLSP là nhân tố quan trọng nhất giải thích được ảnh hưởng từ CSR tới DTDN đối với các doanh nghiệp THP tại VN Nói cách khác, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp THP tại VN được đại diện bởi CLSP Gần như chỉ khi có CLSP thì các doanh nghiệp THP mới có thể cạnh tranh được so với các đối thủ khác và nâng cao được uy thế của doanh nghiệp Muốn thực hiện tốt các mục tiêu CSR trên cả ba khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường các doanh nghiệp CNG và DMA cần có sự đổi mới hiệu quả về mẫu mã sản phẩm, Công nghệ thông tin sản xuất cũng như chiến lược marketing Đối với ngành công nghiệp may mặc và Công nghệ thông tin tốc độ đào thải là vô cùng nhanh chóng, CSR vừa là động lực vừa là thách thức thúc đẩy NLDMST tại các doanh nghiệp này Khả năng sáng tạo làm nên sự khác biệt cho doanh nghiệp đặc biệt với các doanh nghiệp CNG và DMA - các đơn vị mà tại đó bản quyền sáng tạo và tính độc đáo chiếm đến 50% sự thành công trong xây dựng danh tiếng và thương hiệu Mặt khác thì mặc dù không có sự nổi bật về vai trò của CLSP như đối với các doanh nghiệp THP, nhân tố này cũng tương đối quan trọng đối với các doanh nghiệp CNG và DMA Trên thực tế thì doanh nghiệp nào muốn cạnh tranh được thì phải đảm bảo được CLSP, vì vậy dù không phải là nhân tố quan trọng nhất nhưng đối với các doanh nghiệp CNG và DMA thì nhân tố này cũng là một cơ sở để thúc đẩy DTDN.

Giả thuyết SHL đóng vai trò trung gian quan trọng nhất đối với các doanh nghiệp dệt may được ủng hộ Điều này cho thấy rằng SHL của khách hàng là nhân tố quan trọng nhất giải thích được ảnh hưởng từ CSR tới DTDN đối với các doanh nghiệp DMA tại VN Nói cách khác, đặc trưng của năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp DMA là SHL của khách hàng Thông qua việc cải thiện được SHL của khách hàng, danh tiếng của các doanh nghiệp DMA sẽ được đánh giá cao bởi các đối tác Hiện nay nhận thức của người tiêu dùng về vấn đề môi trường, xã hội ngày càng được nâng cao, với ngành công nghiệp dệt may - một trong những ngành công nghiệp gây ô nhiễm môi trường nhất, khách hàng mong muốn sử dụng các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường và có khả năng tái chế cao Để đáp ứng và làm hài lòng nhu cầu ấy thực hiện CSR là một giải pháp khôn ngoan, tiến hành cải tiến các nguồn lực sản xuất, chất liệu sản phẩm thân thiện và chăm lo đến các vấn đề xã hội không chỉ làm khách hàng thêm yên tâm và yêu mến thương hiệu mà còn là nền tảng lớn đưa danh tiếng doanh nghiệp lên cao hơn trên thị trường. Hiện nay, một thực tế đáng buồn rằng mặc dù ngành công nghiệp dệt may chiếm tỷ trọng lớn nhưng chủ yếu là sản xuất hàng gia công theo đơn hàng từ nước ngoài vì thế đem lại sự hài lòng cho các đối tác của mình là rất quan trọng Có thể nhận thấy rằng yếu tố chất lượng sản phẩm cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sự hài lòng nhưng tại sao đối với các doanh nghiệp DMA yếu tố này lại không quan trọng bằng SHL Bởi lẽ muốn đạt được sự hài lòng của khách hàng doanh nghiệp cần hội tụ rất nhiều yếu tố, chất lượng sản phẩm không phải là tất cả và khi thị trường đang có sự cạnh tranh khốc liệt làm hài lòng khách hàng mới là mục tiêu trước mắt, quan trọng nhất.

Giả thuyết QMDN có vai trò điều tiết tác động từ CSR tới DTDN được ủng hộ

Kinh nghiệm thực hiện CSR của một số doanh nghiệp trên thế giới

5.3.1 Kinh nghiệm thực hiện CSR của một số doanh nghiệp thực phẩm trên thế giới

Theo kết quả nghiên cứu thu được từ chương 4, có thể thấy chất lượng sản phẩm là yếu tố trung gian đáng kể nhất mà quá trình thực hiện CSR mang đến cho danh tiếng của các doanh nghiệp trong lĩnh vực thực phẩm Để củng cố, làm rõ thêm kết quả này từ đó đưa ra các khuyến nghị có tính chất xây dựng hiệu quả và hữu ích, nghiên cứu có tham khảo kinh nghiệm thực hiện CSR của các doanh nghiệp thực phẩm trên thế giới như sau:

Coca Cola là một trong những thương hiệu lớn trong ngành công nghiệp thực phẩm, tập đoàn đa quốc gia này cùng sản phẩm của mình đã có mặt tại hầu hết các quốc gia trên toàn cầu Từ năm 2005, Coca-Cola trở thành nhà sản xuất, phân phối và tiếp thị đồ uống không cồn lớn nhất trên thế giới Trong quá khứ Coca Cola đã từng phải đối mặt với nhiều vụ bê bối liên quan đến chất lượng và độ an toàn sản phẩm với hàng loạt thức uống của hãng như: nước tăng lực nhãn hiệu Samurai, nước uống bổ sung khoáng Dasani, Nhận thức được những hạn chế của mình những năm gần đây thương hiệu đã đầu tư rất nhiều vào CSR và tính bền vững Hàng loạt chiến lược marketing, quảng cáo được Coca Cola đầu tư đẩy mạnh, trong một xã hội mà nhận thức của người dân về môi trường ngày càng nâng cao, khách hàng có xu hướng yêu thích những sản phẩm an toàn về chất lượng và thân thiện với môi trường, đặc biệt là trong ngành công nghiệp đồ uống đóng chai – ngành công nghiệp tạo ra một lượng lớn rác thải nhựa trên thế giới.

Coca-Cola đã thiết lập chính sách CSR của mình với khái niệm 'Sống Tích cực', bao gồm bảy lĩnh vực cốt lõi: lợi ích về đồ uống, cuộc sống lành mạnh năng động, cộng đồng, năng lượng và khí hậu, tái chế bao bì, quản lý nước và nơi làm việc Các lĩnh vực cốt lõi này được công ty đặt ra để hoàn thành và cải thiện mục tiêu phát triển bền vững vì một tương lai tốt đẹp hơn (Torres, Garcia-French, Hordijk, Nguyen và Olup, 2012). Coca Cola mong muốn mang đến cho người tiêu dùng sự chọn lựa tốt hơn, một lối sống lành mạnh hơn thông qua đổi mới bền vững.

Các chính sách CSR mà Coca Cola đã thực hiện có thể kể đến:

- Coca Cola nỗ lực nghiên cứu, đổi mới hơn nữa để tái sử dụng chất thải nhựa ở đầu ra, hướng tới mục tiêu một thế giới không rác thải với mong muốn tái chế 100% các vỏ chai nhựa, vỏ lon cho tất cả sản phẩm cung cấp trên thị trường vào năm 2030. Thương hiệu đồng thời tiến hành nghiên cứu nhằm thu gom, tái chế, tái sử dụng tối đa không chỉ vỏ chai, lon mà cả bao bì của sản phẩm.

- Coca Cola cam kết sử dụng 100% nước sạch trong quá trình chế biển sản phẩm của mình, đồng thời sẽ thực hiện hoàn trả toàn bộ lượng nước sạch được hãng sử dụng cho các khu vực thiếu nước sạch hoặc các khu bảo tồn thiên nhiên tại các quốc gia có mặt Coca Cola.

- Sản xuất sáng tạo với vỏ chai nhựa có khả năng tái chế 100% được chế tạo từ các nguyên vật liệu từ thực vật có thể tái chế hoàn toàn và nhiều sáng tạo khác của Coca

Cola trong bao bì sản phẩm thân thiện hơn với môi trường đã có mặt trên thị trường. Điều này không chỉ giúp giảm chi phí xử lý rác thải, giảm sức ép lên môi trường mà còn đảm bảo môi trường an toàn trong quá trình sản xuất, tái sử dụng vỏ, bao bì trên các sản phẩm mới Người tiêu dùng từ đó có thể an tâm hơn về chất lượng sản phẩm của hãng, bởi từ nguồn nước, vỏ chai đến bao bì đều được sản xuất từ nguồn nguyên liệu chất lượng cao, an toàn với sức khỏe.

- Bên cạnh đó, Coca Cola đã tích cực đầu tư một hệ thống sản xuất hiện đại, Công nghệ thông tin cao và một môi trường làm việc lành mạnh chú trọng vào nguồn nhân lực, coi con người là cốt lõi trong quá trình hoạt động, phát triển lâu dài Những nỗ lực này được phản ánh thông qua một loạt các chứng chỉ mà thương hiệu này gặt hái được như: OSHA 18000 (Chứng chỉ An toàn sức khỏe nghề nghiệp), FSSC 22000 ( Chứng nhận Hệ thống an toàn sản phẩm) và ISO – một hệ thống các tiêu chuẩn quốc tế về sản xuất, Công nghệ thông tin, dịch vụ, cung ứng,…, khi đáp ứng được các tiêu chuẩn của ISO có nghĩa là sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất đã thỏa mãn yêu cầu về chất lượng của khách hàng Thông qua đó, người tiêu dùng yên tâm và thoải mái hơn khi sử dụng mọi sản phẩm được cung cấp bởi Coca Cola.

- Coca Cola Cam kết bảo vệ nguồn nước từ thiên nhiên và sứ mệnh đưa nước sạch đến với cộng đồng Đồng thời cam đoan bảo vệ nguồn nước và môi trường tại mọi cơ sở sản xuất của mình Một môi trường hoạt động lành mạnh, thân thiện với thiên nhiên là tiền đề lớn giúp nâng cao chất lượng, sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu.

- Nhiều hướng dẫn về CSR như: Hiệp ước toàn cầu (Global Compact), Khuôn khổ Tôn trọng và Khắc phục hậu quả (Respect and Remedy Framework) đã được Coca Cola áp dụng trên toàn hệ thống của mình nhằm đảm bảo quá trình hoạt động thân tiện, tích cực gắn với các giá trị bền vững của cộng đồng và môi trường.

Coca-Cola thực hiện nhiều sáng kiến hơn để nâng cao danh tiếng của mình Ví dụ, sau xung đột môi trường ở Ấn Độ, Coca-Cola đã trở thành thành viên của Ủy ban điều hành nước và cộng tác với Quỹ Động vật hoang dã Thế giới (WWF), liên quan đến các vấn đề về nước của công ty và các biện pháp kiểm soát.Theo Torres et.al (2012), từ năm 2001, Coca-Cola đã xuất bản một báo cáo hàng năm riêng biệt dành cho việc phát triển CSR của doanh nghiệp Các báo cáo này được công bố hai năm một lần và được xác minh và đảm bảo bởi một bên thứ ba Doanh nghiệp đồng thời cũng đề cập đến tiến độ thực hiện các chỉ tiêu môi trường trong báo cáo hàng năm của mình.

Bằng những nỗ lực trên, Coca cola mong muốn đem đến cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người trong bất cứ cộng đồng nào có mặt Coca Cola Bên cạnh đó, hoạt động đầu tư đẩy mạnh dây chuyền sản xuất ứng dụng Công nghệ thông tin tiên tiến và tái sử dụng chất thải nhằm giảm tối đa tác động tới môi trường sống cũng được doanh nghiệp tích cực thực hiện Đi cùng với đó là mọi nỗ lực cải tiến chất lượng sản phẩm bán ra trên thị trường Nguồn nguyên liệu đầu vào chất lượng, phương pháp sản xuất tiên tiến cùng khả năng tái chế tối đa chất thải đầu ra sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh và giảm thiểu chi phí sản xuất Có thể nói Coca Cola đã xây dựng và áp dụng có hiệu quả các chính sách CSR nhằm nâng cao hình ảnh và vị thế của thương hiệu trên thị trường đồ uống.

Hình 5.1 Chiến lược CSR của Coca Cola

Nguồn: www.coca-cola.com

Một trường hợp thực khác hiện CSR rất hiệu quả trong ngành công nghiệp thực phẩm có thể kể đến hãng bán lẻ cà phê đình đám Starbucks.

Starbuck là một thương hiệu cà phê nổi tiếng thế giới, tính tới thời điểm hiện tại doanh nghiệp này sở hữu hệ thống gồm hơn 20.000 cửa hàng có mặt tại hơn 60 quốc gia Tuy vậy trong quá khứ Starbucks từng phải đối mặt với nhiều lùm xùm liên quan đến chất lượng đồ uống khi các bằng chứng về các sản phẩm đồ uống “take away” của hãng có chất lượng kém, không đảm bảo sức khỏe người dùng lan tràn trên mạng xã hội vào khoảng năm 2015 Ở thời điểm đó tương lai của công ty lúc đó tương đối "ảm đạm". Nhằm cải thiện tình trạng này CEO Howard Schultz của Starbucks đã đưa ra “Chương trình nghị sự chuyển đổi” (Transformation Agenda) nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cung ứng và gây dựng lại giá trị thương hiệu của hãng Từ đó thương hiệu xây dựng các sáng kiến CSR Chiến lược CSR của Starbucks dựa trên các yếu tố cốt lõi gồm: Nguồn cung ứng thân thiện, Cộng đồng và Môi trường.

- Về nguồn cung ứng, công ty cam kết đảm bảo rằng ca cao, cà phê, trà cũng như các hàng hóa sản xuất của họ có nguồn gốc thân thiện với môi trường và hoàn toàn lành mạnh trong quá trình sản xuất cũng như tiêu thụ Starbucks chỉ mua các nguyên liệu và sản phẩm đầu vào từ các đối tác mà họ biết chắc rằng đáp ứng các tiêu chuẩn nhất định về đạo đức và chất lượng Một hệ thống cung ứng tiêu chuẩn từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra có thể coi là sự đảm bảo vững chắc cho chất lượng sản phẩm mà Starbucks cung cấp Từ đó, khách hàng sẽ yên tâm hơn nhiều khi sử dụng các sản phẩm của thương hiệu sau một loạt những bê bối không đáng có và phần nào nâng cao danh tiếng của hãng.

- Đối với môi trường hoạt động, để có tác động tích cực đến các cộng đồng mà Starbucks làm việc tại đó, doanh nghiệp phát triển các cửa hàng cộng đồng hợp tác với các tổ chức phi lợi nhuận tại địa phương Các tổ chức phi lợi nhuận này hỗ trợ cung cấp các dịch vụ đáp ứng một số nhu thiết yếu của dân cư trong khu vực Còn về phía mình, với mỗi một sản phẩm bán ra trực tiếp tại cửa hàng Starbucks quyên góp cho đối tác phi lợi nhuận khoản tiền từ 0,05 đô la đến 0,15 đô la Ngoài ra, thương hiệu cũng tích cực giúp đỡ các bạn trẻ trong cộng đồng làm việc của mình có cơ hội được đào tạo và phát triển, nâng cao cơ hội việc làm Doanh nghiệp hướng tới đầu tư phát triển Quỹ Starbucks 501c3 với mục tiêu là xây dựng và củng cố tốt hơn nữa các cộng đồng mà hãng tham gia.

Ngày đăng: 12/12/2022, 13:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w