Giải pháp tăng cường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong điều kiện gia nhập WTO
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính tất yếu
Thế giới đã và đang bước vào một kỷ nguyên mới Đó chính là kỷ nguyên củatoàn cầu hoá, khu vực hoá Sự mở rộng các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, sựhợp tác liên minh, liên kết hiện nay đã trở thành một yếu tố khách quan Bởi lẽ,đây là quá trình nhằm thu hút các nguồn lực phát triển bên ngoài đồng thời pháthuy nội lực của nền kinh tế trong nước nhằm thực hiện các mục tiêu phát triểnkinh tế- xã hội một cách nhanh chóng và bền vững
Không nằm ngoài guồng quay đó, Việt Nam- với một nền kinh tế đang pháttriển thì việc tham gia vào sân chơi thương mại quốc tế đã giúp Việt Nam tậndụng và phát huy lợi thế so sánh của mình Nổi bật lên là hoạt động xuất khẩuhàng hoá đã mang lại những kết quả đáng kể như: tăng thêm nguồn thu ngoại tệ,thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, tạo công ăn việc làm cho người lao động
và đặc biệt là đẩy mạnh quá trình CNH- HĐH đất nước Không chỉ vậy, đây còn
là con đường để góp phần nâng cao vị thế, hình ảnh của Việt Nam trên thịtrường quốc tế, là cơ sở để Việt Nam bước vào sân chơi thương mại toàn cầumột cách vững vàng Như Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương, nghịquyết, chính sách nhằm thực hiện đa dạng hoá thị trường, đa phương hoá cácquan hệ kinh tế với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới bằng các hiệpđịnh song phương, đa phương, bằng quan hệ hợp tác, hữu nghị, bình đẳng vàcùng có lợi
Trung Quốc là một trong những đối tác thương mại lớn của Việt Nam Haiquốc gia Việt Nam- Trung Quốc là hai nước láng giềng,“núi liền núi, sông liềnsông”, các quan hệ về văn hoá, ngoại giao, thương mại của hai nước đã hìnhthành từ lâu đời Đó như một tất yếu khách quan và là một mối quan hệ bềnvững Lật lại những trang sử vàng oanh liệt của một thời chúng ta không thểkhông thấy được những biến động chính trị- xã hội của hai quốc gia là khôngnhỏ Song điều đó không bao giờ triệt tiêu hoàn toàn mối quan hệ của hai nước
Trang 2Bằng chứng là việc cả hai bên đã trở lại bình thường hoá quan hệ vào cuối năm
1991 Đó là dấu mốc quan trọng đánh dấu quan hệ giữa hai quốc gia nói chung
và quan hệ thương mại nói riêng ngày càng phát triển bền vững, mạnh mẽ vàđang trở thành một trong những bộ phận quan trọng trong chính sách kinh tế đốingoại của Việt Nam
Cho đến nay, mối quan hệ kinh tế của hai nước vẫn được duy trì và phát triển.Đứng ở phía Việt Nam để đánh giá về mức độ thâm nhập hàng hoá của ViệtNam vào thị trường Trung Quốc hay hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sangTrung Quốc em thấy có những thành công đáng kể song khó khăn, tồn tại làkhông ít Là một sinh viên chuyên ngành kinh tế quốc tế, trong bối cảnh đấtnước tham gia vào sân chơi thương mại toàn cầu, em thấy được sự cần thiết củaviệc phát triển mạnh hơn nữa quan hệ thương mại Việt Nam- Trung Quốc Vì
vậy, em quyết định chọn đề tài: “Giải pháp tăng cường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong điều kiện gia nhập WTO” để
làm đề tài nghiên cứu
2 Mục đích nghiên cứu
- Cung cấp một số lý luận để chứng minh và luận giải sự cần thiết phải tăngcường hợp tác thương mại, thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạnhiện nay
+ Đánh giá tình hình xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Trung Quốc trong
từ năm 1991 đến nay
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường xuất khẩu hàng hoá của Việt
Nam sang Trung Quốc trong điều kiện gia nhập WTO
3 Đối tượng nghiên cứu
- Tình hình xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường Trung Quốctrong thời gian qua (từ năm 1991 đến nay)
Phạm vi nghiên cứu
- Tập trung nghiên cứu đánh giá tình hình xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam
sang thị trường Trung Quốc từ năm 1991 đến nay Những nguyên nhân tồn tại
Trang 3khiến cho hoạt động xuất khẩu hàng hoá từ Việt Nam sang Trung Quốc cònnhiều bất cập Tổng kết kinh nghiệm xuất khẩu của một số nước như Thái lan,
Indonesia… để từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
5 Phương pháp nghiên cứu
- Đề tài kết hợp phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch
sử của chủ nghĩa Mác- Lênin cùng với phương pháp thống kê thực chứng,phương pháp so sánh để tổng hợp giải quyết vấn đề đặt ra
6 Những đóng góp của đề tài
- Hệ thống hoá những vấn đề lý kuận chung về xuất khẩu và tổng kết kinh
nghiệm xuất khẩu hàng hoá của một số nước từ đó rút ra bài học cho Việt Nam
- Đánh giá được thực trạng của hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Namsang thị trường Trung Quốc trong thời gian qua
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường xuất khẩu hàng hoá của Việt Namvào thị trường Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay
7 Kết cấu của đề tài
- Ngoài lời mở dầu, kết luận, danh mục chữ viết tắt, danh mục các bảng biểu,danh mục tài liệu tham khảo, mục lục, đề tài được trình bày trong 3 chương:
- Chương 1: Lý luận chung về xuất khẩu, kinh nghiệm xuất khẩu hàng hoá
của một số nước và tổng quan về thị trường Trung Quốc.
- Chương 2: Thực trạng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường
Trung Quốc từ năm 1991 đến nay.
- Chương 3: Một số giải pháp tăng cường xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc trong điều kiện gia nhập WTO.
Trang 4CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU, KINH NGHIỆM XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA MỘT
SỐ NƯỚC SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC
1.1 Lý luận về xuất khẩu hàng hoá
1.1.1 Khái niệm về xuất khẩu
- Trên thực tế, các lĩnh vực sản xuất ngày càng phát triển mạnh mẽ, nhịpnhàng cùng với sự phát triển của xã hội Mỗi quốc gia trên thế giới đã tự sảnxuất được khối lượng hàng hoá lớn, phong phú và đa dạng Bên cạnh đó, nhucầu tiêu dùng các sản phẩm mới của con người là một nhân tố quan trọng kíchthích việc buôn bán, trao đổi hàng hoá, các sản phẩm của các quốc gia Hoạtđộng này có từ rất sớm, đó chính là tiền thân của hoạt động xuất- nhập khẩu.Vậy xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ là gi?
- Xuất khẩu là một hoạt động đưa hàng hoá- dịch vụ từ quốc gia này sangquốc gia khác để bán Đây là một hoạt động xâm nhập, chiếm lĩnh thị trườngnước ngoài một cách hiệu quả và phù hợp với sự phát triển kinh tế của các quốcgia có lợi thế so sánh về một hay nhiều sẩn phẩm nào đó
- Tham gia vào hoạt động xuất khẩu này bao gồm các cá nhân, doanhnghiệp, tổ chức và chính phủ của các quốc gia Đây là những chủ thể không thểthiếu của một nền kinh tế
- Để xuất khẩu hàng hoá sang một quốc gia khác, các nhà xuất khẩu cầntìm hiểu, nắm vững nhu cẩu, thị hiếu, phong cách tiêu dùng của thị trường nướcnhập khẩu Thông thường nước nhập khẩu có nhu cầu tiêu thụ sản phẩm có uytín, thương hiệu, đa dạng về mẫu mã, chủng loại, an toàn cho sức khoẻ củangười tiêu dùng Nhất là trong giai đoạn hiện nay, đời sống con người ngày mộtđược nâng cao, hơn lúc nào hết, nhu cầu tiêu thụ những loại hàng hoá có uy tín,thương hiệu, có xuất sứ rõ ràng, tuân theo những quy định về an toàn vệ sinh,…
Trang 5của người tiêu dùng ở nước nhập khẩu nói riêng, trên thế giới nói chung là rấtlớn Vì vậy, đứng ở góc độ nước xuất khẩu, nhà xuất khẩu Việt Nam cần cónhững chiến lược, sách lược phù hợp để tăng cường xuất khẩu hàng hoá ra thịtrường quốc tế nhất là khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổchức WTO.
- Để xuất khẩu cần có những kênh riêng, đó là hoạt động xuất khẩu Hoạtđộng xuất khẩu là một trong những hoạt động ngoại thương của một quốc gia,
nó có một vai trò quan trọng đối với sự phát triển của quốc gia đó Hoạt độngxuất khẩu mang nhũng đặc trưng sau:
+ Để hoạt động xuất khẩu diễn ra cần có hai hay nhiều bên tham gia.Khác với buôn bán nội địa, hoạt động xuất khẩu yêu cầu hai hay nhiều bên đóphải có quốc tịch khác nhau Đây chính là một trong những mấu chốt để các nhàxuất khẩu đặt ra chiến lược xuất khẩu hàng hoá của mình Sự khác nhau về quốctịch sẽ dẫn đến sự khác nhau về phong tục tập quán, thói quen…và đó là những
gì mà nhà xuất khẩu phải tìm hiểu, nghiên cứu để thoả mãn nhu cầu của ngườitiêu dùng Sự thoả mãn nhu cầu, sự hài lòng ở nước nhập khẩu là yếu tố quantrọng tạo ra những khách hàng trung thành hay nói đúng hơn là tạo một chỗđứng cho hàng hoá của quốc gia xuất khẩu
+ Do hàng hoá được xuất khẩu ra khỏi biên giới quốc gia sang một thịtrường khác nên sức ảnh hưởng của các yếu tố văn hoá, luật pháp, chính trị làkhông nhỏ, đó là mầm mống cho những rủi ro mang lại cho hoạt động xuấtkhẩu
+ Phương tiện thanh toán trong hoạt động xuất khẩu thường là ngoại tệđối với ít nhất một bên
+ Phương tiện vận tải, phương thức vận tải cũng là yếu tố hết sức quantrọng trong hoạt động xuất khẩu Vì ở đây chứa những rủi ro cho cả hai bên thamgia vào hoạt động này Vì thế, khi tham gia ký kết các hợp đồng ngoại thương,
Trang 6các nhà xuất khẩu cũng như nhập khẩu cần có các điều khoản, hợp đồng bảohiểm…đi kèm để giảm thiểu rủi ro cho mình.
1.1.2 Các hình thức xuất khẩu hàng hoá
Hoạt động xuất khẩu hàng hoá bao gồm các hình thức sau:
1.1.2.1 Xuất khẩu trực tiếp
- Xuất khẩu trực tiếp là hình thức giao dịch trong đó người bán (nhà xuấtkhẩu) bán hàng trực tiếp cho nước ngoài (nhà nhập khẩu)
- Ưu điểm của xuất khẩu trực tiếp:
+ Cho phép các nhà xuất khẩu nắm bắt được nhu cầu của thị trường về sốlượng, chất lượng, giá cả để người bán thoả mãn tốt nhất nhu cầu của thị trường
+ Giúp người bán không bị chia sẻ lợi nhuận
+ Giúp xây dựng các chiến lược tiếp thị quốc tế phù hợp
- Nhược điểm của xuất khẩu trực tiếp:
+ Chi phí tiếp thị ở thị trường nước ngoài cao cho nên những doanhnghiệp có quy mô nhỏ, ít vốn thì nên xuất khẩu uỷ thác có lợi hơn
+ Kinh doanh xuất khẩu trực tiếp đòi hỏi phải có những cán bộ có nghiệp
vụ kinh doanh xuất nhập khẩu giỏi: không những giỏi về giao dịch đàm phán màcòn phải am hiểu và có kinh nghiệm buôn bán quốc tế đặc biệt là nghiệp vụthanh toán quốc tế thông thạo, có như vậy thì mới đảm bảo cho hoạt động kinhdoanh xuất khẩu trực tiếp có hiệu quả Đây vừa là một yêu cầu đảm bảo cho hoạtđộng kinh doanh xuất khẩu trực tiếp lại vừa thể hiện điểm yếu của đa số cácdoanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào sân chơi thương mại quốc tế này
- Cách thức tiến hành xuất khẩu trực tiếp:
Để tiến hành xuất khẩu trực tiếp cần:
+ Nghiên cứu thị trường, thương nhân
Trang 7+ Đánh giá hiệu quả của thương vụ kinh doanh thông qua việc xác địnhcác tỷ giá xuất khẩu và tỷ giá nhập khẩu Chỉ thực hiện kinh doanh khi tỷ giáxuất khẩu nhỏ hơn tỷ giá hối đoái.
+ Tổ chức các giao dịch đàm phán qua các hình thức: thư tín hỏi hàng,báo giá, chào hàng, hoàn giá…hoặc gặp gỡ trực tiếp để đàm phán, thoả thuận, kýkết hợp đồng
+ Thực hiện ký kết hợp đồng kinh doanh xuất nhập khẩu
+ Tổ chức thực hiện hợp đồng mà hai bên đã ký
1.1.2.2 Hình thức xuất khẩu gián tiếp
- Khái niệm: Hình thức xuất khẩu gián tiếp hay giao dịch qua trung gian làhình thức mua bán quốc tế được thực hiện khi nhờ sự giúp đỡ của trung gian thứ
ba Người này được hưởng một khoản tiền nhất định
- Các trung gian phổ biến trong giao dịch quốc tế là các đại lý, môi giới.+ Đại lý là người hoặc một công ty uỷ thác cho người khác, công ty khácthực hiện mua bán hoặc dịch vụ phục vụ cho việc mua bán như quảng cáo, vậntải và bảo hiểm
+ Môi gới thường là thương nhân trung gian giữa bên mua và bên bán uỷthác tiến hành bán hoặc mua hàng hoá hay dịch vụ Khi tiến hành nghiệp vụ môigiới, người môi giới không đứng tên của mình mà đứng tên của người uỷ tháckhông chiếm hữu hàng hoá và không chịu trách nhiệm cá nhân trước người uỷthác về việc khách hàng không thực hiện hợp đồng
- Ưu điểm của xuất khẩu gián tiếp:
+ Người trung gian thường là những người am hiểu thị trường xâm nhập,pháp luật, tập quán buôn bán của địa phương cho nên họ có khả năng đẩy mạnhbuôn bán và tránh bớt những rủi ro cho người uỷ thác
Trang 8+ Những người trung gian nhất là các đại lý thường có cơ sở vật chất nhấtđịnh do vậy khi sử dụng họ người uỷ thác đỡ phải đầu tư trực tiếp ra nước nhậpkhẩu.
+ Nhờ những dịch vụ trung gian trong việc lựa chọn phân loại, đóng gói
mà người uỷ thác có thể giảm bớt chi phí vận tải
- Nhược điểm:
+ Công ty tham gia kinh doanh xuất khẩu sẽ mất đi sự liên hệ với thịtrường
+ Vốn thường có thể bị bên đại lý chiếm dụng
+ Công ty phải đáp ứng những nhu cầu mà bên đại lý và môi giới đưa ra.+ Lợi nhuận bị chia sẻ là chuyện không thể tránh khỏi
Do những ưu điểm và nhược điểm trên cho nên trung gian chỉ được sửdụng trong những điều kiện cần thiết như sau: khi thâm nhập vào thị trường mới,khi tập quán đòi hỏi bán hàng qua trung gian và khi mặt hàng cần có sự chămsóc đặc biệt như hàng tươi sống, dễ hỏng…
Sau khi đã xác định nhất định phải sử dụng đại lý, các doanh nghiệp cầnnghiên cứu một cách kỹ lưỡng những vấn đề như mặt hàng uỷ thác tiêu thụ làmặt hàng nào? thời gian uỷ thác là bao nhiêu?
1.1.2.3 Buôn bán đối lưu
- Khái niệm: Buôn bán đối lưu là hình thức giao dịch trong đó xuất khẩukết hợp chặt chẽ với nhập khẩu; người bán hàng đồng thời là người mua hàng vàlượng hàng hoá đem trao đổi với nhau có giá trị tương đương Ở đây, mục đíchcủa xuất khẩu không nhằm thu ngoại tệ mà nhằm thu về một lượng hàng hoá cógiá trị tương đương
- Hình thức buôn bán đối lưu chủ yếu:
+ Hàng đổi hàng: hai bên trao đổi hàng hoá có giá trị tương nhau, việcgiao hàng diễn ra đồng thời
Trang 9+ Trao đổi bù trừ: hai bên trao đổi hàng hoá dựa trên cơ sở ghi giá trị hànggiao, đến cuối kỳ hạn hai bên mới so sánh đối chiếu giữa giá trị hàng giao vàhàng nhận Nếu sau khi bù trừ tiền hàng như vậy mà còn số dư thì tiền đó sẽđược giữ lại để chi trả theo yêu cầu của bên chủ nợ và những khoản chi tiêu củabên chủ tại nước bị nợ.
- Dù tiến hành theo hình thức nào các bên cũng phải tôn trọng nguyên tắccân bằng Nguyên tắc này được thể hiện:
+ Cân bằng về mặt hàng: hàng quý đổi lấy hàng quý, hàng ế thừa đổi lấyhàng ế thừa
+ Cân bằng giá cả: cùng tính cao hơn hay thấp hơn giá cả quốc tế
+ Cân bằng điều kiện giao dịch: cùng giao FOB cảng đi hay cùng giaoCIF cảng đến
+ Cân bằng về tổng giá trị hàng hoá mà các bên giao cho nhau
1.1.2.4 Gia công quốc tế
- Khái niệm: gia công xuất khẩu là phương thức sản xuất hàng xuất khẩutrong đó người đặt gia công ở nước ngoài cung cấp: máy móc, thiết bị, nguyênphụ liệu hay bán thành phẩm theo mẫu và định mức cho trước Người nhận giacông trong nước tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm theo yêu cầu của kháchhàng Sau khi các sản phẩm được làm ra người nhận gia công sẽ giao lại chongười đặt gia công và nhận một khoản tiền gọi là phí gia công
- Ưu điểm của gia công xuất khẩu:
+ Thị trường tiêu thụ sẵn có, không phải lo chi phí cho hoạt động bán sảnphẩm đầu ra
+ Vốn đầu tư cho sản xuất là nhỏ
+ Tạo được công ăn việc làm cho người lao động
+ Học tập được kinh nghiệm sản xuất của nước ngoài, tạo được mẫu mãbao bì cho các sản phẩm của mình
Trang 10- Nhược điểm:
+Tính bị động cao: do toàn bộ hoạt động của các doanh nghiệp phụ thuộcvào bên đặt gia công về thị trường, giá bán, giá đặt gia công, nguyên vật liệu,mẫu mã, nhãn mác của sản phẩm…
+ Nhiều trường hợp bên nước ngoài lợi dụng gia công để bán máy móccho nước nhận gia công, sau một thời gian không đặt gia công nữa gây tổn thất,lãng phí cho bên nhận gia công
+ Nhiều trường hợp bên nước ngoài lợi dụng gia công để bán lại các máymóc cũ, lạc hậu cho bên nhận gia công làm ô nhiễm môi trường
+ Do sự lợi dụng của bên đặt gia công để được hưởng ưu đãi từ phía nướcnhận gia công
+ Nhiều doanh nghiệp nước ngoài còn lợi dụng gia công để tìm ra sơ hởtrốn thuế gây tổn hại cho nước nhận gia công
+ Do tính cạnh tranh gia công ở nội địa ngày càng gay gắt làm cho giá giacông giảm sụt
1.1.2.5 Tái xuất khẩu
- Khái niệm: tái xuất khẩu là hình thức thực hiện xuất khẩu trở lại sangnước khác những hàng hoá đã mua ở nước ngoài chưa qua chế biến ở nước táixuất
- Mục đích của giao dịch này là thu chênh lệch giá mua đi- bán lại, muarẻ- bán đắt
- Các hình thức của tái xuất khẩu:
+ Kinh doanh chuyển khẩu: đây là hình thức mà hàng hoá từ nước xuấtkhẩu trực tiếp sang nước nhập khẩu Nước tái xuất trả tiền cho nước xuất khẩu,thu tiền của nước nhập khẩu
+Tạm nhập, tái xuất: hàng hoá đi từ nước xuất khẩu đến nước tái xuất, lạiđược nước tái xuất xuất khẩu sang nước nhập khẩu
Trang 11- Ưu điểm của tái xuất khẩu là rủi ro ít do nhà xuất khẩu chỉ đóng vai tròxuất khẩu hàng hoá sang nước thứ hai, nước thứ hai có vai trò là một trung gian
vì thế rủi ro lúc này được san sẻ
- Nhược điểm là lợi nhuận mà các nhà xuất khẩu thu được thấp do các chiphí về dịch vụ vận tải, bến bãi…là tương đối lớn
1.1.2.6 Xuất khẩu tại chỗ
- Xuất khẩu tại chỗ là hình thức bán hàng cho nước ngoài ngay trên lãnhthổ nước mình
- Ưu điểm: do bán hàng hoá ngay trên lãnh thổ nước mình cho nên cácnhà xuất khẩu tại chỗ ít gặp rủi ro về chính trị, pháp luật, vận chuyển…Do đótiết kiệm được chi phí giao dịch, vận chuyển
- Nhược điểm: số lượng hàng hoá bán được không lớn do mảng thị trườngnày chỉ gồm những người nước ngoài đi du lịch hoặc làm việc tại nước xuấtkhẩu tiêu thụ
Tóm lại, mỗi một hình thức xuất khẩu đều mang lại những hiệu quảcũng như những hạn chế, khó khăn nhất định Vì vậy, đứng ở góc độ nhà xuấtkhẩu, Việt Nam cần có những chiến lược, định hướng lựa chọn phù hợp với sựphát triển kinh tế, khả năng, năng lực của Việt Nam để thu được hiệu quả kinh tếcao nhất góp phần vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế của đất nước trong giai đoạnhiện nay
1.1.3 Các bước tiến hành xuất khẩu
1.1.3.1 Nghiên cứu và tiếp cận thị trường
- Trên thực tế, trong sân chơi thương mại quốc tế ngày càng diễn ra sựcạnh tranh gay gắt, khốc liệt Bước vào giai đoạn toàn cầu hoá, mở cửa nền kinh
tế, hiện đại hoá đất nước hướng về xuất khẩu, các doanh nghiệp, các nhà xuấtkhẩu Việt Nam nói riêng cần có sự nghiên cứu, tìm hiểu kỹ lưỡng thị trườngtrước khi quyết định xuất khẩu hàng hoá của nước mình Những thông tin về thị
Trang 12trường là tiền đề cho chiến lược kinh doanh của các nước xuất khẩu Bởi lẽ khaithác được những thông tin này chính là biết được môi trường, nhu cầu, thị hiếu,thói quen tiêu dùng của khách hàng, để từ đó biết được cần xuất khẩu mặt hànggì? đối tượng xuất khẩu nào? ở đâu? đối thủ cạnh tranh là ai?
- Sau khi thu thập, xử lý thông tin do thị trường cung cấp, các nhà xuấtkhẩu cần đưa ra những phương pháp nhất định để tiếp cận thị trường nước nhậpkhẩu Phương pháp phổ biến như qua báo chí, đài, mạng Internet, các hội chợ,triển lãm, qua các trung tâm xúc tiến thương mại để từ đó quảng bá hình ảnh vềnước xuất khẩu cũng như những sản phẩm xuất khẩu
Kết quả của quá trính thu thập, nghiên cứu và tiếp cận thị trường là mộtđịnh hướng kinh doanh với nội dung chính là đặt ra được hai câu hỏi: xuất khẩuhàng hóa gì? xuất khẩu đi đâu?
1.1.3.2 Lập phương án kinh doanh
- Sau khi đã có được định hướng kinh doanh, nhà xuất khẩu cần lập ra chomình một kế hoạch kinh doanh cụ thể Trước hết, trong kế hoạch kinh doanh đóphải có mặt của nội dung sau: xuất khẩu hàng hoá gì? thời gian xuất khẩu? đốitác xuất khẩu? đối thủ cạnh tranh? chiến lược quảng cáo? lợi nhuận dự kiến? khókhăn khi thực hiện thương vụ kinh doanh này? giải pháp khắc phục các khókhăn đó là gì?
1.1.3.3 Giao dịch, đàm phán ký kết hợp đồng
- Sau khi các nhà xuất khẩu tìm kiếm được đối tác và thị trường xuất khẩuthì hai bên phải tiến hành các giao dịch đàm phán với nhau về mặt hàng xuấtkhẩu , thời gian tiến hành xuất khẩu, các hình thức vận chuyển, thanh toán để từ
đó đi đến ký kết hợp đồng ngoại thương
- Các hình thức đàm phán:
+ Đàm phán bằng thư tín
+ Đàm phán qua điện thoại
Trang 13+ Gặp mặt trực tiếp để đàm phán
Với những hình thức đàm phán trên, tuỳ từng trường hợp cụ thể mà cácdoanh nghiệp có thể lựa chọn cho mình phương thức đàm phán phù hợp nhất,hiệu quả nhất Muốn vậy, nhà kinh doanh ngoại thương cần nắm vững ba cơ sở:pháp luật, thông tin và năng lực của người đi đàm phán
1.1.3.4 Thực hiện hợp đồng
- Khi hoàn tất các thủ tục, công đoạn của quá trình xuất khẩu như xin giấyphép xuất khẩu, chuẩn bị hàng hoá, kiểm tra chất lượng hàng hoá, các thủ tục hảiquan, thủ tục thanh toán…chính là thực hiện hợp đồng xuất khẩu Trong quátrình thực hiện hợp đồng cần chú ý đến các điều khoản mà hai bên đã ký kết đểtránh, giảm tranh chấp ngoại thương cho cả hai bên, từ đó hợp dồng sẽ đượcthực hiện một cách nhanh chóng và mang lại hiệu quả
1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình xuất khẩu
Quá trình xuất khẩu hàng hoá của một quốc gia phụ thuộc vào nhiều yếu
tố, trong đó có những yếu tố cơ bản sau đây:
1.1.4.1 Yếu tố kinh tế
- Thị trường cần có sức mua, cũng như cần có người mua Sự thay đổi củacác yếu tố như thu nhập, chi phí sinh hoạt, lãi suất và kết cấu tiết kiệm của mộtquốc gia có tác động tức thời đến thương trường cho nên các nhà quản trị cầnhiểu rõ những khuynh hướng chính yếu diễn ra các vấn đề này Một yếu tố cơbản để phản ánh bề rộng của thị trường tiềm năng đó là dân số mà quan trọnghơn nữa là họ phải nghiên cứu, so sánh tốc độ của GNP tăng so với tốc độ tăngdân số để dự đoán khả năng tiêu thụ và mở rộng thị trường của quốc gia mình.Theo đó, các nhà nghiên cứu cần phải nghiên cứu mức phân bố theo tuổi, đặctính phân phối thu nhập ở đó
- Một trong những yếu tố khác chính là đặc điểm khác nhau của các nềnkinh tế Chẳng hạn như quốc gia mà nền kinh tế còn chưa phát triển thì việc nghĩ
Trang 14đến hoạt động xuất khẩu là ít, còn một quốc gia có nền kinh tế mở cửa, đangtrong quá trình CNH- HĐH có chiến lược kinh tế hướng về xuất khẩu thì kimngạch xuất khẩu sẽ chiếm phần nhiều trong tổng sản phẩm quốc nội của nước
đó Bởi lẽ, với chiến lược này cơ hội kinh doanh cho các công ty, các nhà xuấtkhẩu là rất lớn Cũng với chiến lược đó việc dự báo những biến động kinh tế, cáchoạt động xúc tiến của cơ quan quản lý nhà nước đã giúp các nhà xuất khẩu vượtqua những khó khăn mà thị trường mới mang lại
1.1.4.2 Môi trường văn hoá- xã hội
- Con người thường lớn lên từ một môi trường xã hội nhất định nào đó
Đó là cái nôi hình thành những nhân cách, những niềm tin cơ bản, những tiêuchuẩn và cả những giá trị tiêu chuẩn của họ Văn hoá- xã hội là yếu tố có ảnhhưởng rất lớn đến quá trình buôn bán, tiếp thị hàng hoá của các doanh nghiệp,các quốc gia Điều đó thể hiện:
+ Tính bền vững của các giá trị văn hoá cốt lõi: ở đâu cũng vậy, mỗingười dân đều lưu giữ một giá trị và một niềm tin khác nhau, có tính gốc rễ vàtrường tồn theo thời gian Chính điều đó dã hình thành nên thói quen, thị hiếutiêu dùng cho họ Cho nên các nhà xuất khẩu phải nắm được đặc điểm này để từ
đó biết được thị trường trọng điểm của mình
Trang 15thay đổi trong các chính sách kinh tế vĩ mô…thì rủi ro mà các nhà xuất khẩu gặpphải chính là lợi nhuận thu được sẽ thấp hơn rất nhiều.
1.1.4.4 Môi trường pháp luật
Môi trường pháp luật cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạtđộng kinh doanh xuất nhập khẩu Chính vì vậy, các nhà kinh doanh xuất khẩucần hiểu rõ quy định về pháp luật của chính quốc gia mình và của nước đối tác,đặc biệt là các thông lệ quốc tế liên quan đến lĩnh vực xuất nhập khẩu Một sốyếu tố như các công cụ quản lý của nhà nước, các quy định về giấy phép xuấtkhẩu, mặt hàng được phép xuất khẩu, mặt hàng không được phép xuất khẩu,thuế quan, các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm…Một số các công cụ sauđây thường được sử dụng:
- Công cụ thuế quan: thuế xuất khẩu, đây là loại thuế đánh vào mỗi đơn vịhàng hoá xuất khẩu của quốc gia xuất khẩu Loại thuế này có ảnh hưởng trựctiếp đến giá cả của hàng hoá xuất khẩu Chính vì vậy, các doanh nghiệp xuấtkhẩu cần nắm vững loại thuế này để có những chiến lược trong sản xuất kinhdoanh., thâm nhập thị trường sao cho tạo được mức giá cạnh tranh nhất
- Công cụ phi thuế quan: Đây cũng là một công cụ để khuyến khích hayhạn chế xuất khẩu hoặc nhập khẩu Công cụ này bao gồm:
+ Hạn ngạch: do nhà nước đặt ra nhằm quy định số lượng hàng hoá caonhất của một mặt hàng hay một nhóm mặt hàng được phép xuất khẩu hoặc nhậpkhẩu từ một quốc gia trong một thời gian nhất định Đây là công cụ nhằm hạnchế hàng hoá xuất khẩu thâm nhập từ thị trường bên ngoài vào thị trường nội địacủa một quốc gia
+ Hạn chế xuất khẩu tự nguyện: là biện pháp mà một quốc gia đưa ranhằm hạn chế lượng hàng hoá của một nước thâm nhập vào quốc gia của mìnhmột cách tự nguyện, nếu không thực hiện sự tự nguyện này thì quốc gia xuấtkhẩu sẽ có thể bị quốc gia nhập khẩu áp dụng các biện pháp trả đũa
Trang 16+ Quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật: bao gồm những quy định về vệ sinh antoàn thực phẩm, các quy tắc xuất xứ, nhãn mác sinh thái của hàng hoá, các quyđịnh về an toàn và các chế độ của người lao động…Những tiêu chuẩn này đã vàđang dần dần thay thế cho các công cụ hành chính như thuế quan, hạn ngạch, nóđược coi như một công cụ bảo hộ các nhà sản xuất trong nước một cách tinh vi
vì nó không vi phạm các thông lệ quốc tế Do đó các nhà xuất khẩu cần nắmvững được những quy định này để đảm bảo các sản phẩm mà mình xuất khẩutuân thủ một cách chặt chẽ yêu cầu nước nhập khẩu đặt ra để tránh những rủi rođáng tiếc gây tổn thất cho doanh nghiệp của mình
+ Ngoài ra các nước nhập khẩu còn áp dụng các công cụ khác như biệnpháp trả đũa, các quy định về chống bán phá giá, các công cụ trên thị trường tiềntệ…Tất cả những công cụ đó đều mang đến cho các nhà xuất khẩu những rủi rokhi thực hiện các thương vụ kinh doanh Chính vì vậy các nhà xuất khẩu cần tỉnhtáo và sáng suốt để lựa chọn cho mình một thị trường, một đối tác xuất khẩutiềm năng
1.1.4.5 Yếu tố cạnh tranh
- Thị trường mục tiêu nước ngoài ít và hiếm khi là một không gian thuầnkhiết cho mọi sự hiện diện thương mại Các nhà sản xuất và các nhà nhập khẩunội địa thường hợp tác lại với nhau hình thành nên một thị trường nội địa khókhăn hơn cho các nhà xuất khẩu Khi thâm nhập vào thị trường nội địa, các nhàxuất khẩu có thể gặp phải các đối thủ cạnh tranh mạnh hay yếu khác nhau, nếucác nhà xuất khẩu không nắm được những vấn đề về đối thủ của mình sẽ khólòng thâm nhập được vào thị trường nội địa một cách suôn sẻ
- Để hoạch định được một chiến lược cạnh tranh chi tiết, các nhà quản trịmarketing còn phải nghiên cứu các nhân tố tác động đến cạnh tranh Sản phẩmtương tự là một nhân tố tác động trực tiếp và rõ nét nhất đến cạnh tranh, tiếp đó
là nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng, các yếu tố về pháp luật, chính trị…
Trang 17doanh nghiệp có tồn tại được hay không là phụ thuộc vào cách xử lý, ứng phóvới các tình huống thực tế.
- Hầu hết các doanh nghiệp của Việt Nam đều là các doanh nghiệp vừa vànhỏ nên sức cạnh tranh của các hàng hoá sản xuất ra là thấp Mặt khác, các thôngtin về kinh doanh trong các doanh nghiệp cũng chưa được cung cấp đầy đủ vàkịp thời, các thông tin mà các doanh nghiệp nhận được thường có độ trễ rất lớn,
do đó khi các doanh nghiệp nắm bắt được thông tin này trong tay thì có lẽ thôngtin đó đã không còn giá trị nữa Điều đó lại một lần nữa nói lên rằng yếu tố cạnhtranh là vô cùng quan trọng, để có một năng lực cạnh tranh tốt các doanh nghiệpcần nhanh nhạy, hiểu biết đồng thời cần có sự trợ giúp thực sự từ phía chính phủ
1.1.5 Vai trò của việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
- Cùng với chiến lược hội nhập và phát triển nền kinh tế, thương mại quốc
tế là một trong những bộ phận quan trọng, gắn liền với quá trình hội nhập và cóvai trò quyết định lợi thế, vị thế của một quốc gia trên thị trường khu vực và trênthế giới Do đó, việc thúc đẩy giao lưu thương mại quốc tế nói chung và thúc đẩyxuất khẩu nói riêng là mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế hàng đầu của mộtquốc gia Một thực tế trên thế giới đã cho thấy rõ điều này Thúc đẩy xuất khẩuhàng hoá như một động lực phát triển nền kinh tế Vai trò đó thể hiện như sau:
1.1.5.1 Xuất khẩu là nhân tố tạo điều kiện cho quốc gia tận dụng được lợi thế
so sánh của quốc gia mình
- Khi kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng cao, điều đó đồng nghĩa vớiviệc sức cạnh tranh của hàng hoá của quốc gia xuất khẩu là lớn Chính điều đóđưa nền kinh tế vào vận hành trong một vòng quay ổn định và bền vững hơn Vìkhi các nước xuất khẩu được nhiều hàng hoá có sức cạnh tranh cao là khi mà họtận dụng và phân bổ được tối đa nguồn lực, lợi thế so sánh của họ với các nước
Trang 18khác Quá trình đó là bước đệm để cho tất cả các nước đặc biệt là các nước đangphát triển nhanh chóng bước vào quá trình CNH- HĐH đất nước.
1.1.5.2 Xuất khẩu hàng hoá tạo ra nguồn thu ngoại tệ, nguồn vốn chủ yếu cho việc nhập khẩu công nghệ, máy móc, nguyên vật liệu cần thiết phục vụ cho quá trình CNH- HĐH đất nước
- Hoạt động xuất khẩu là hoạt động kích thích nền kinh tế phát triển, nógóp phần tăng nguồn vốn tích luỹ, tăng thu ngoại tệ, tăng tổng thu nhập quốcdân, tăng mức sống của dân cư Không chỉ thế, ngoại tệ và số vốn mà nền kinh
tế tích luỹ được qua xuất khẩu sẽ được dùng để mua máy móc, nguyên vật liệu,thây đổi các công nghệ cũ, lạc hậu đáp ứng nhu cầu thiết yếu của CNH- HĐHđất nước
1.1.5.3 Xuất khẩu hàng hoá là nhân tố tác động tích cực đến việc dịch chuyển
cơ cấu nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất sản phẩm
- Các ngành sản xuất hàng hoá xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngànhkhác phát triển thuận lợi Chẳng hạn khi phát triển ngành dệt may phát triển thì
sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngành xuất khẩu nguyên liệu như bông hay thuốcnhuộm Sự phát triển của ngành chế biến thực phẩm phát triển sẽ kéo theo sựphát triển của ngành công nghiệ chế tạo ra các máy móc, thiết bị phục vụ nó
- Xuất khẩu là nhân tố mở rộng thị trường tiêu thụ, nhờ đó mà các ngànhsản xuất có thể phát triển và ổn định
- Xuất khẩu tạo điều kiện nâng cao năng lực cạnh tranh cho các ngành sảnxuất, tìm kiếm được đối tác cung cấp nguồn đầu vào phục vụ cho sản xuất nộiđịa
- Xuất khẩu là phương tiện tạo ra nguồn vốn và công nghệ từ thế giới vàonội địa nước xuất khẩu nhằm hiện đại hoá nền kinh tế, mở ra một năng lực sảnxuất mới
Trang 19- Xuất khẩu là cầu nối để đưa hàng hoá nội địa ra cạnh tranh với hàng hoáthế giới về chất lượng, giá cả thị phần…cuộc cạnh tranh này đòi hỏi các nướctham gia xuất khẩu không ngừng tổ chức lại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuấtthích ứng, phù hợp với những đòi hỏi và yêu cầu của thị trường.
1.1.5.4 Xuất khẩu góp phần tích cực vào việc tạo công ăn việc làm cho người lao động và nâng cao đời sống của nhân dân
- Xuất khẩu phát triển chính là nơi thu hút hàng nghìn lao động với thunhập cao Xuất khẩu còn tạo ra nguồn ngoại tệ để nhập khẩu hàng hoá làm cho
rổ hàng hoá trong nước trở nên phong phú, đáp ứng thêm nhu cầu của ngườidân, đó là giúp nâng cao đời sống của nhân dân Không chỉ vậy, xuất khẩu còngiúp nâng cao tay nghề của người lao động, tạo ra một tác phong, kỷ luật mớicho người lao động sản xuất ra hàng xuất khẩu
1.1.5.5 Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, nâng cao vị thế kinh tế của mỗi quốc gia trên trường quốc tế
- Thực tế Việt Nam đã thiết lập quan hệ buôn bán với trên 100 quốc giatrên thế giới Sự phát triển không ngừng của hoạt động xuất khẩu của Việt Namtrong suốt thời gian qua đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế nóichung mà còn là nhân tố tích cực để thúc đẩy sự phát triển của các quan hệ hợptác quốc tế Hiện nay Việt Nam đã xây dựng được một quy mô các mặt hàngxuất khẩu tương đối lớn và ngày càng được thị trường thế giới công nhận như:
cà phê, dầu khí, gạo, thuỷ sản, hàng dệt may,…Việc xây dựng được một số mặthàng có quy mô lớn nói trên đã cho phép Việt Nam khai thác được lợi thế sosánh của nền kinh tế Việt Nam và đồng thời tích luỹ được bài học kinh nghiệmquan trọng cho việc đổi mới và hình thành cơ cấu xuất khẩu có hiệu quả kinh tếlớn phù hợp cho bước chuyển đổi của nền kinh tế trong những giai đoạn tiếptheo
Trang 201.1.6 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động xuất khẩu
- Có rất nhiều chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt động xuất khẩu Sau đâychúng ta có thể xem xét một số chỉ tiêu sau:
+ Thứ nhất, xét kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của mỗi nước Cụ thể hơn
là, nước xuất khẩu đó đã xuất khẩu được bao nhiêu hàng hoá, khối lượng và trịgiá là bao nhiêu Nếu kim ngạch xuất khẩu càng lớn chứng tỏ hiệu quả xuất khẩucàng cao Hơn thế nữa, kim ngạch cao và trị giá của hàng hoá đem xuất khẩu làlớn thì điều đó càng chứng tỏ chiến lược hướng về xuất khẩu của quốc gia đó
+ Thứ hai, tốc độ tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu Hoạt động xuấtkhẩu của một nước là hiệu quả khi kim ngạch xuất khẩu của nước đó liên tụctăng qua các năm, hoặc duy trì được một sự gia tăng ổn định qua các năm và cácthời kỳ Sự tăng giảm không đều và bất thường trong kim ngạch xuất khẩu làdấu hiệu cho biết những tồn tại trong hoạt động này, hay hoạt động xuất khẩukhông đạt được hiệu quả như mong muốn
+ Thứ ba, sự cân bằng trong cán cân thương mại hay trong xuất khẩu vànhập khẩu Một nước có kim ngạch xuất khẩu lớn hơn kim ngạch nhập khẩu lànước xuất siêu, thu được nhiều ngoại tệ cũng như đạt được hiệu quả trong hoạtđộng xuất khẩu Ngược lại, một nước mà nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu thìnước đó là nước nhập siêu Khi đạt được sự cân bằng trong thương mại quốc tếthì hiệu quả của hoạt động xuất khẩu là rất tốt Bởi lẽ khi đó cả hai hoạt độngnày đều đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của các nước
+ Thứ bốn, thông qua cơ cấu mặt hàng xuất khẩu ta cũng có thể đánh giáđược hiệu quả của hoạt động xuất khẩu của một nước Khi các hàng hoá xuấtkhẩu là những hàng hoá có hàm lượng công nghệ cao, khoa học kỹ thuật được
áp dụng để sản xuất ra những hàng hoá đó là hiện đại thì một điều tất nhiên làhàng hoá đó sẽ mang lại nguồn thu lớn cho nước xuất khẩu nếu đó là hàng hoá
mà con người ưa chuộng Bên cạnh đó, các hàng hoá dưới dạng thô, chỉ sơ chế,
Trang 21chưa qua chế biến thường giá trị rất thấp, hơn nữa nó còn là mầm mống làm cạnkiệt tài nguyên thiên nhiên của nước xuất khẩu, giảm và mất dần khả năng cạnhtranh của hàng hoá trên thị trường quốc tế Qua cơ cấu mặt hàng xuất khẩu này
ta có thể thấy được trình độ phát triển của các quốc gia Rõ ràng những quốc giaphát triển, có khoa học kỹ thuật hiện đại, nguồn vốn khổng lồ, nguồn nhân lựctrình độ cao, thì sẽ sản xuất ra những sản phẩm công nghệ cao, hiện đại theo kịp
sự phát triển cũng như nhu cầu của con người Còn những nước đang và kémphát triển, trình độ lạc hậu, khan hiếm vốn, song lại có tài nguyên thiên nhiên thìđiều tất nhiên là họ sẽ xuất khẩu những hàng hoá có nguồn gốc từ thiên nhiên,chỉ qua sơ chế, thậm chí là sản phẩm thô
+ Thứ năm, hình thức buôn bán cũng cho ta thấy được hiệu quả của hoạtđộng xuất khẩu Khi nước tham gia xuất khẩu chủ yếu qua hoạt động buôn bánchính ngạch thì sẽ giảm thiểu được những rủi ro trong thương mại, tránh thiệt hạicho nước mình Bởi lẽ, khi tham gia hoạt động buôn bán này, ngoài việc các nhàkinh doanh xuất nhập khẩu phải tuân thủ những quy định pháp luật của hai nướcnói riêng còn phải tuân thủ theo các thông lệ quốc tế nói chung một cách nghiêmtúc, đây là cơ sở để hai bên giảm thiểu được nhiều rủi ro trong các thương vụkinh doanh, do đó mang lại hiệu quả cao Ngược lại, nếu các nước xuất khẩubuôn bán thông qua hoạt động tiểu ngạch thì rủi ro mang lại là rất lớn Chínhnhững rủi ro này làm thiệt hại và giảm đi rất nhiều hiệu quả do hoạt động xuấtkhẩu mang lại
* Như vậy, với năm chỉ tiêu trên các quốc gia tham gia kinh doanh xuấtkhẩu có thể dựa vào đó để điều chỉnh hoạt động xuất khẩu của mình sao chohoạt động xuất khẩu mang lại hiệu quả cao nhất đáp ứng mục tiêu, chiến lượcphát triển kinh tế- xã hội mà quốc gia mình đã đề ra
Trang 221.2 Cơ sở lý kuận của việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
1.2.1 Các lý thuyết chính về thương mại quốc tế
1.2.1.1 Mô hình cổ điển về lợi thế so sánh
* Trên thực tế, người ta luôn đặt ra một câu hỏi: tại sao người ta lại phảibuôn bán? Về cơ bản là vì buôn bán là việc mang lại nguồn lợi nhuận Hơn nữa,con người ta có những khả năng và các nguồn lực khác nhau và họ muốn tiêudùng loại hàng hoá với số lượng khác nhau Điều này được quy định bởi sở thíchkhác nhau và những cơ sở vật chất khác nhau Con người thường thấy có lời khi
họ đem buôn bán những thứ mà họ có số lượng lớn (so với thị hiếu và nhu cầucủa họ) để đổi lấy những thứ mà họ cần Vì mỗi cá nhân hay gia đình đều khôngthể tự đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính họ, họ chỉ thấy có lợi khi tham gianhững hoạt động phù hợp với họ nhất hoặc có một lợi thế so sánh nào đó về khảnăng tự nhiên hay nguồn lực của mình Khi đó họ có thể trao đổi lượng hàng hoá
dư thừa của mình để đổi lấy những sản phẩm mà họ không có hoặc người khácsản xuất ra chúng dễ dàng hơn Do vậy, xét trên một chừng mực nào đó, hiệntượng chuyên môn hoá dựa trên lợi thế so sánh đã nảy sinh
* Thương mại quốc tế cũng xuất hiện từ sự đa dạng hoá nền sản xuất giữacác nước Khi tham gia thương mại quốc tế, tất cả các nước đều có xu hướngchuyên môn hoá một số sản phẩm mà mình có điều kiện sản xuất thuận lợi nhấthoặc thuận lợi hơn người khác mà nhờ đó có thể giảm giá bán sản phẩm, tạo rasức cạnh tranh về giá cả so với các nước khác Điều đó có nghĩa là các nướcnhập khẩu nên nhập khẩu những sản phẩm mà mình không có điều kiện sản xuấthoặc hiệu quả thấp, đồng thời nước đem xuất khẩu phải xuất khẩu những sảnphẩm mà mình có lợi thế, có hiệu quả cao Tuy nhiên cần phải xem xét nhu cầuthị trường thế giới về sản phẩm đó để đảm bảo được sức cạnh tranh của sản
Trang 23phẩm Tất cả những điều đó được thể hiện rõ trong hai học thuyết của hai nhàkinh tế học cổ điển của Anh là Adam Smith và David Ricardo.
- Với học thuyết về lợi thế tuyệt đối của Adam Smith, ta có thể xác địnhđược hướng chuyên môn hoá của các quốc gia Lý thuyết này đã làm rõ căn cứ
để đánh giá khả năng xuất khẩu của các quốc gia khác nhau Ta cũng quan sát ví
dụ sau:
- Giả sử việc trao đổi chỉ diễn ra giữa hai quốc gia là Việt Nam và TrungQuốc, với hai hàng hoá là vải và gạo, chi phí vận chuyển bằng 0, lao động đượcxem là yếu tố duy nhất, được di chuyển tự do giữa các ngành sản xuất trongnước nhưng không được di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác, thịtrường coi như cạnh tranh hoàn hảo Để sản xuất mỗi đơn vị vải và tôm, số laođộng mà mỗi quốc gia cần tới như sau:
Bảng 1.1: Lượng lao động mà mỗi quốc gia cần tới để sản xuất một đơn vị hàng
hoá ở mô hình lợi thế tuyệt đối của Adam.Smith
+ Khi chưa có thương mại quốc tế, thế giới chỉ gồm hai thị trường TrungQuốc và Việt Nam Mỗi nước tự sản xuất và tiêu dùng hàng hoá của mình Theo
đó, ở Trung Quốc 1 vải = 0,4 tôm, ở Việt Nam 1 vải = 2 tôm Ta thấy, Việt Nam
là nước có lợi thế tuyệt đối trong sản xuất tôm, Trung Quốc có hiệu quả cao hơntrong sản xuất vải Khi hai nước chuyên môn hoá sản xuất mặt hàng có lợi thếcủa mình và đem trao đổi thì cả hai quốc gia đều thu được lợi ích Mô hình này,chỉ ra hướng chuyên môn hoá sản xuất hàng hoá và trao đổi hàng hoá đó đểmang lại lợi ích hay sự giàu có cho quốc gia, song mô hình này không giải thíchđược tại sao thương mại quốc tế vẫn diễn ra khi một quốc gia có lợi thế tuyệt đốihay bất lợi tuyệt đối về sản xuất ra hàng hoá
Trang 24- Học thuyết về lợi thế so sánh của Ricardo cho rằng phúc lợi của thế giới(giả sử thế giới gồm hai nước) là lớn nhất khi mỗi nước xuất khẩu sản phẩm màchi phí sản xuất ở trong nước thấp hơn ở nước ngoài và nhập khẩu những hànghoá mà chi phí so sánh ở nước ngoài thấp hơn ở trong nước Sau đây ta có thểxem xét ví dụ:
+ Với giả thiết như trên, nhưng lượng lao động cần thiết để sản xuất ramỗi đơn vị hàng hoá là theo bảng sau:
Bảng 1.2: Lượng lao động cần thiết để sản xuất ra mỗi đơn vị hàng hoá ở mô
hình lợi thế so sánh của D.Ricardo
+ Theo bảng số liệu trên ta thấy, Trung Quốc cần một số lượng lao động íthơn so với Việt Nam để sản xuất ra cả hai loại hàng hoá Nhưng với giả địnhnăng suất lao động ở mỗi ngành sản xuất là độc lập với mức sản lượng thì lợi thếkhông hẳn hoàn toàn nghiêng về phía Trung Quốc Quan sát tiếp bảng sau:
Bảng 1.3: Tỷ lệ so sánh giữa 2 hàng hoá ở mỗi quốc gia
+ Xét theo cách nhìn về lợi thế tuyệt đối thì Trung Quốc có lợi thế hơntrong cả hai mặt hàng Nhưng xét theo giá cả tương quan của hai hàng hoá này tathấy, Trung Quốc có lợi thế so sánh trong sản xuất vải, Việt Nam có lợi thế sosánh trong sản xuất tôm Nếu mỗi nước chuyên môn hoá sản xuất hàng hoá màmình có lợi thế rồi đem trao đổi thì cả hai quốc gia sẽ trở nên giàu có hơn Theo
ví dụ trên ta thấy rất rõ, thay vì dùng 5 đơn vị lao động để sản xuất ra 1 đơn vịtôm, Trung Quốc sử dụng 5 đơn vị lao động đó để sản xuất ra 2,5 đơn vị vải.Nếu tỷ lệ trao đổi quốc tế bằng mức giá tương quan của Việt Nam là 1 vải = 2tôm thì với 2,5 đơn vị vải đó Trung Quốc bán sang Việt Nam sẽ được 5 đơn vị
Trang 25tôm Tức là Trung Quốc được lợi 4 đơn vị tôm, Việt Nam không được gì Tương
tự, nếu Việt Nam sử dụng 12 đơn vị lao động để sản xuất 2 đơn vị tôm thay vìsản xuất 1 đơn vị vải và bán sang Trung Quốc Nếu tỷ lệ trao đổi quốc tế đúngbằng mức giá tương quan ở Trung Quốc 1 tôm = 2,5 vải thì Việt Nam sẽ có lợi 4đơn vị vải Trường hợp tỷ lệ trao đổi quốc tế nằm giữa hai mức giá tương quancủa Trung Quốc và Việt Nam thì cả hai sẽ cùng thu được lợi ích
1.2.1.2 Mô hình tân cổ điển ( mô hình Heckscher- Ohlin)
- Đây là mô hình về mối quan hệ giữa các yếu tố sẵn có và chuyên mônhoá quốc tế Lý thuyết này đã chứng minh rằng một nước sẽ thu được lợi quabuôn bán nếu xuất khẩu một hàng hóa được sản xuất bằng việc sử dụng ở mứccao các yếu tố sản xuất mà nước đó có tương đối nhiều và rẻ, đồng thời nhậpnhững hàng hoá mà việc sản xuất đòi hỏi sử dụng ở mức cao yếu tố sản xuất màmình có rất ít
1.2.1.3 Học thuyết về chu kỳ sống của sản phẩm quốc tế
- Học thuyết chu kỳ sống của sản phẩm quốc tế được đưa ra để giải thíchnhững hiện tượng mới gắn với những thay đổi của thương mại quốc tế Lýthuyết này cũng phản ánh sự phát triển nhanh chóng của tiến bộ khoa học kỹthuật và quyền lợi của các tập đoàn đa quốc gia trong buôn bán quốc tế
- Mô hình về chu kỳ sống của sản phẩm quốc tế cho thấy rằng một sản phẩm đòihỏi lao động tay nghề rất cao ở giai đoạn đầu tiên, sau đó khi thị trường đã pháttriển và kỹ thuật ngày càng phổ biến hơn thì sản phẩm đó được chuẩn hoá, do đó
độ tinh vi sẽ kém hơn, lúc này có thể hàng hoá được sản xuất ra hàng loạt Cácnước có nền kinh tế tiên tiến có lợi thế so sánh với những mặt hàng chưa đượcchuẩn hoá
- Chu kỳ sống của sản phẩm gồm 4 giai đoạn: xâm nhập, tăng trưởng,chín muồi, suy thoái Thời gian tồn tại của mỗi giai đoạn là khác nhau ở các thịtrường không giống nhau Bởi lẽ, sản phẩm có thể là mới ở thị trường này nhưng
Trang 26là cũ ở thị trường khác Điều đó làm cho các quốc gia tiến hành buôn bán, traođổi với nhau các sản phẩm luôn luôn được đổi mới Sau đây ta xem xét từng giaiđoạn:
a Giai đoạn xâm nhập
- Thông thường sự xuất hiện một sản phẩm mới ở một quốc gia vì một lý
+ Đời sống và mức thu nhập của dân cư ngày càng tăng
+ Các nước này có một đội ngũ nhà khoa học đông đảo và điều kiện cơ sởvật chất phục vụ cho việc nghiên cứu đầy đủ, thuận lợi
Các sản phẩm được xuất hiện và phát triển đều do nhu cầu của thị trường.Khi sản phẩm mới ra đời thông thường chúng được nhà sản xuất trong nước bầybán tại thị trường nội địa với một số lượng hạn chế, đây như là một bước thăm
dò thị trường, nó là bước đệm trước khi đưa sản phẩm ra thị trường nước ngoài
b Giai đoạn tăng trưởng
- Đây là giai đoạn mà nhu cầu tiêu dùng sản phẩm mới có xu hướng giatăng ở thị trường nước ngoài đặc biệt là những nước có nền kinh tế phát triển.Khi đó các nhà kinh doanh sẽ đầu tư vốn ở thị trường nước ngoài theo hai hướngsau:
+ Nếu công ty sản xuất ra sản phẩm mới là công ty đa quốc gia có chinhánh ở thị trường nước ngoài thì công ty sẽ quyết định để chi nhánh sản xuấtsản phẩm ở đó
+ Nếu đó là công ty bình thường muốn sản xuất ra sản phẩm thì họ sẽphải mua bản quyền để sản xuất
Trang 27c Giai đoạn chín muồi
Đây là giai đoạn mà nhu cầu của sản phẩm trên thị trường bắt đầu dừnglại (nhưng vẫn có thể tăng lên ở một vài nước) Khi đó các cơ sở sản xuất ở nướcngoài có thể sản xuất chậm lại, công nghệ được thay đổi
d Giai đoạn suy thoái
- Đối với một nước công nghiệp phát triển thì sản phẩm không còn sứchấp dẫn đối với người tiêu dùng nữa mà nó bắt đầu đi vào giai đoạn suy thoái vàtriệt tiêu Lúc này họ mong muốn những sản phẩm mới tốt hơn, hoàn hảo hơn.Đây cũng là lúc các sản phẩm cũ này được các công ty chuyển sang các nướckém phát triển để kéo dài chu trình sống của sản phẩm này để tăng trưởng và thuthêm lợi nhuận cho mình
1.2.2 Các mô hình thương mại quốc tế được sử dụng trong hoạch định chính sách xuất khẩu
Về cơ bản, nền kinh tế thế giới được định theo hai hướng:
+ Nền kinh tế hướng nội tự cung tự cấp với chiến lược thay thế nhập khẩu+ Nền kinh tế chú trọng xuất khẩu đặc biệt là công nghiệp chế biến vớichiến lược hướng về xuất khẩu
- Nền kinh tế theo hướng sản xuất thay thế hàng nhập khẩu có mức thuếquan cao cùng với hàng rào thương mại khác và thường có tỷ giá hối đoái đượcđịnh giá cao, lãi suất bị kiểm soát chặt chẽ Điều đó, làm cho nền kinh tế nội địa
có chi phí sản xuất cao, sức cạnh tranh của hàng hoá vì thế mà giảm đi, do đó ít
có nhà xuất khẩu trong nội địa đạt tầm cỡ thế giới, đồng thời tạo ra một sự chênhlệch không có lợi cho xuất khẩu sản phẩm thô Bởi lẽ chi phí đầu vào để sản xuấthàng xuất khẩu cao nên sẽ không có nhiều các mặt hàng xuất khẩu công nghiệpchế biến và một số hàng xuất khẩu khác mang lại lợi nhuận Như vậy, theo môhình này các nước đã tự đẩy mình vào một tình trạng khó khăn, nan giải, tựa hồnhư là họ đang đóng cửa nền kinh tế của chính họ vậy Nếu không theo được xu
Trang 28hướng phát triển chung của thế giới hiện nay thì nền kinh tế của họ có nguy cơtrì trệ bởi những tác động của chiến lược này tới nến kinh tế:
+ Thứ nhất, chiến lược này thường đi kèm chủ nghĩa bảo hộ, điều đó gây
ra hàng loạt các vấn đề bất lợi cho nền kinh tế vì chúng xuyên tạc giá cả, khôngphản ánh đúng cung- cầu thị trường Kết quả là không tận dụng được lợi thế sosánh của mình mà lại đi vào sản xuất hàng hoá mang tính bất lợi nhiều hơn nếunước mình đi nhập khẩu hàng hoá đó
+ Thứ hai, các hàng rào bảo hộ trong nước sẽ làm cho sản xuất nội địakém hiệu quả, nguồn lực bị lãng phí, triệt tiêu việc tiếp thu kinh nghiệm và côngnghệ mới từ bên ngoài
+ Thứ ba, gây mất cân đối trong cán cân thương mại quốc gia
- Nước có chính sách kinh tế hướng về xuất khẩu: phần lớn các nước nàyđều chú trọng phát triển công nghiệp chế biến, đây là ngành tạo ra tốc độ tăngtrưởng cho xuất khẩu Chẳng hạn như Thái Lan năm 1978 chỉ bắt đầu với tỷ lệhàng công nghiệp chế biến trong cơ cấu hàng xuất khẩu là 25% nhưng sau 20năm tỷ lệ ấy đã tăng lên gần 75% Như vậy, các nước tăng trưởng này đã sửdụng hoạt động xuất khẩu hàng công nghiệp chế biến theo đà gia tăng để làmkhu vực chủ đạo…Chiến lược hướng ngoại này sẽ đưa nền kinh tế theo hướng
mở cửa nhiều hơn, thúc đẩy thương mại và các luồng tư bản đổ vào, tạo khảnăng sinh lời cao trong việc sản xuất hàng xuất khẩu Tư tưởng chủ đạo củachiến lược này là lấy nhu cầu thị trường thế giới làm mục tiêu cho sản xuất trongnước, là cải tạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế, là đặt quốc gia mình vào sân chơitoàn cầu đầy cạnh tranh để từ đó phát huy và tận dụng được hết lợi thế so sánhcủa nước mình Chiến lược này tạo ra một nền kinh tế năng động với cơ cấu kinh
tế mới và theo kịp xu thế tất yếu của thị trường
- Một sự khác biệt rõ ràng của hai chính sách kinh tế của hai nhóm nướcnày là ở chỗ, các nước theo chiến lược sản xuất thay thế hàng nhập khẩu cho
Trang 29rằng những nước đang phát triển ban đầu nên sản xuất những loại hàng hoá đơngiản mà trước đây được nhập khẩu (giai đoạn 1), sau đó thay thế hàng nhập khẩuthông qua sản xuất trong nước với nhiều chủng loại với công nghệ tinh vi hơn(giai đoạn 2) Mục đích của các nước này là nhằm bảo hộ ngành công nghiệpnon trẻ trong nước dưới các công cụ thuế quan, phi thuế quan đối với nhữnghàng hóa nhập khẩu Trong khi dó, chiến lược hướng về xuất khẩu lại quan tâmtới lợi ích của mậu dịch tự do đối với tăng trưởng, tầm quan trọng của thị trườngthế giới Họ thấy rằng với chiến lược mở cửa của mình sẽ khuyến khích việc họchỏi tiến bộ của khoa học công nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá.Những công ty nội địa buộc phải làm việc cật lực hơn nữa để duy trì được lợinhuận và thị phần của mình khi họ phải dối mặt với hàng hoá nhập khẩu, đồngthời những công ty xuất khẩu cũng bắt buộc phải theo kịp công nghệ hiện đại đểduy trì hoặc cải thiện vị trí của mình trên sân chơi thương mại quốc tế Chiếnlược này còn tạo ra khả năng tốt hơn trong việc kiểm soát rối loạn tiêu cực từbên ngoài Chiến lược hướng ngoại vì thế đã khắc phục được một số hạn chế củachiến lược thay thế hàng nhập khẩu ở một số điểm sau:
+ Thứ nhất, chiến lược hướng ngoại tạo ra khả năng xây dựng một nềnkinh tế năng động
+ Thứ hai, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước trên thịtrường quốc tế
+ Thứ ba, tạo ra nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho đất nước Từ đó là tăngkhả năng nhập khẩu công nghệ, máy móc, nguyên vật liệu cần thiết cho sự pháttriển các ngành công nghiệp trong nước
Tuy nhiên chiến lược này cũng mang lại những nhược điểm nhất định như:
+ Chính phủ của nước có chiến lược hướng ngoại này sẽ ít có khả nănghành động theo ý mình hơn
+ Sự phụ thuộc nước ngoài về công nghệ và các nguyên vật liệu
Trang 30+ Các doanh nghiệp trong nước gặp nhiều khó khăn do thị trường quốc tếcạnh tranh gay gắt với những đòi hỏi cao, khắt khe về chất lượng, quy định antoàn của sản phẩm và đòi hỏi phải có hoạt động marketing mạnh mẽ, chuyênnghiệp hơn.
+ Rủi ro về kinh tế, chính trị, luật pháp, vận chuyển hàng hoá là không thểtránh khỏi
1.3 Kinh nghiệm của các nước trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá
Những thành tựu của các nền kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương đã được
cả thế giới công nhận Đó là sự phát triển của Nhật Bản- siêu cường quốc đứngthứ hai trên thế giới nhờ chính sách mở cửa nền kinh tế vào năm 1868 của chínhphủ Minh Trị Đó cũng là sự phát triển của bốn con rồng Châu Á…Sự vươn lênmạnh mẽ của các nước Châu Á đã thể hiện một đường lối kinh tế đúng đắn, mộtquá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý, đó là cơ cấu kinh tế hướng về xuấtkhẩu năng động, hiện đại Mặc dù không thể xét một cách chi tiết các chiến lượcđẩy mạnh xuất khẩu của những nước này và những nước Châu Á khác trong bốicảnh hiện nay, song sẽ rất có ích nếu đưa ra một số nội dung tóm tắt của chínhsách hướng về xuất khẩu của một số nước có điều kiện tương đồng như ViệtNam
1.3.1 Vương quốc Thái Lan
- Thái Lan vốn là một nước nông nghiệp truyền thống Bắt đầu từ năm
1960 Thái lan thực hiện chiến lược phát triển kinh tế- xã hội lần thứ nhất Nhữngnăm 1970 Thái Lan thực hiện chiến lược “ hướng về xuất khẩu”, với ASEAN,
Mỹ, Nhật và Châu Âu là thị trường xuất khẩu chính Lúc này ngành côngnghiệp, dịch vụ đóng vai trò chính, vai trò của ngành nông nghiệp giảm dần
Trang 31- Hiện nay, Thái Lan là một nước công nghiệp mới, vượt qua những thăngtrầm trong lịch sử phát triển kinh tế mà điển hình là cuộc khủng hoảng tài chínhnăm 1997 đến nay những thành tựu mà nước này thu được là không nhỏ Điềuđáng nói ở đây là đóng góp vào những thành tựu đó phần lớn là do lĩnh vực xuấtkhẩu Lĩnh vực xuất khẩu đóng góp tới 60% GDP của Thái Lan với các mặthàng xuất khẩu chủ lực là điều hoà nhiệt độ, xe hơi và linh kiện xe hơi, một sốmặt hàng nông sản khác Thái Lan hiện có quan hệ thương mại với 350 nướctrên thế giới; các thị trường xuất khẩu chủ lực là Mỹ, EU, Trung Quốc, Ấn Độ,Nga, các nước Trung Đông, Đông Âu, châu Phi, Mỹ La Tinh và Nam Á.
- Thái Lan ưu tiên xuất khẩu 10 mặt hàng chủ lực bao gồm: đồ điện tử, đồđiện gia dụng, ô tô và phụ tùng thiết bị, hàng dệt may, đồ mỹ phẩm thời trang,
đồ gỗ và đồ trang trí nội thất, hải sản, hàng đông lạnh, gạo, một số sản phẩmnông nghiệp đã có tiếng trên thị trường thế giới
- Thái Lan cũng sẽ cố gắng duy trì việc xuất khẩu những mặt hàng nàyvào các thị trường truyền thống, đồng thời thâm nhập thị trường mới nổi- nơikhông những có nhu cầu rất tiềm năng mà các hàng rào phi thuế quan cũng íthơn so với những thị trường truyền thống
- Để mở rộng hoạt động xuất khẩu trong năm 2007, Bộ Thương mại cùngHội đồng Thương mại Thái Lan, Liên hiệp các ngành công nghiệp và Hiệp hộicác ngân hàng Thái Lan đã đề ra 6 chiến lược tăng cường xuất khẩu hàng hoánhư sau:
+ Xây dựng năng lực cho các công ty vừa và nhỏ bằng cách tạo ra mốiliên hệ giữa các cơ quan khuyến khích thương mại của chính phủ với các công ty
tư nhân;
+ Kiểm soát chặt chẽ sự tăng giá của đồng baht nhằm tăng cường tínhcạnh tranh trong xuất khẩu;
Trang 32+ Yêu cầu giải quyết các rào cản phi thuế quan, như chống bán phá giá và
ký quỹ bảo lãnh ở thị trường lớn như ở Mỹ;
+ Chính phủ ủng hộ chế độ gia công cung ứng (hoặc nhập khẩu thay thế)nhằm giải quyết thiếu hụt nguyên liệu nhất là đối với các ngành trang sức và đáquý
+ Thực hiện hệ thống hậu cần điện tử nhằm giảm chi phí vận chuyển chocác nhà xuất khẩu
+ Chính phủ đàm phán với các ngân hàng thay đổi phí chuyển đổi tiềnUSD sang đồng baht để giảm rủi ro tiền tệ và phí chuyển đổi có thể giảm được5% phụ phí đối với sự rủi ro
- Đến năm 2008 Thái Lan đã đề ra chính sách xúc tiến xuất khẩu như sau:+ Khuyến khích các nhà xuất khẩu tăng cường đầu tư ở nước ngoài
+ Phát triển hệ thống cung ứng hàng hoá trong nước
+ Thành lập các trung tâm thương mại tại các tỉnh cho mỗi sản phẩm+ Phát triển hệ thống thanh toán một cách hiệu quả
+ Tiếp tục tìm kiếm những thị trường mới nổi như Trung Đông, Nga,Đông Âu, các nước ASEAN, Nam Mỹ và châu Phi Thái Lan đặc biệt quan tâmđến thị trường mới nổi như Trung Quốc, đây là thị trường lý tưởng cho các sảnphẩm của Thái Lan Nước này nhận định: “Trung Quốc là một thị trường cónhiều tiềm năng và có thể trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Thái Lantrong vòng 5 năm tới” Năm 2006, tổng kim ngạch xuất khẩu của Thái Lan sangTrung Quốc đạt 12,9 tỷ USD Bộ Thương mại của nước này còn dự báo đến năm
2013, Trung Quốc sẽ là thị trường xuất khẩu chủ lực của Thái Lan do nhu cầuhàng Thái ở nước này tăng nhanh chóng, với kim ngạch xuất khẩu sang thịtrường này sẽ vượt 50 tỷ USD, chiếm 15% tổng giá trị xuất khẩu của Thái Lanlúc đó Dự kiến năm 2008 con số xuất khẩu sang Trung Quốc là 14,6 tỷ USD
Trang 33* Tóm lại, mặc dù phải đương đầu với nhiều thách thức trong sự biến động kinh
tế nhưng Thái Lan đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, từ một nước nông nghiệptruyền thống trở thành một nước xuất khẩu có tiếng về các sản phẩm chế tạo chủyếu trong khu vực Có được những thành công đó, chính phủ Thái Lan đã cóđường lối chính sách kinh tế đúng đắn, hiệu quả, sáng tạo Điều đó mở ra choViệt Nam một cách học hỏi, một lối đi mới để cải thiện và tăng cường xuất khẩuhàng hoá của Việt Nam ra thị trường quốc tế
1.3.2 Cộng hòa Indonesia
- Indonesia là một thành viên của ASEAN, đồng thời là một quốc gia có
vị trí hàng đầu ở khu vực Đông Nam Á về vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên vàdân số Tuy nhiên con đường phát triển kinh tế của Indonesia không bằng phẳng
mà đã phải gặp nhiều khó khăn để tìm ra một lối đi phù hợp với xu thế phát triểnchung của thế giới
- Trong giai đoạn đầu (1950- 1965), kinh tế của Indonesia vận hành theo
cơ chế kế hoạch hoá tập trung, nguyên tắc chủ đạo quá trình CNH- HĐH củaIndonesia mang tính chất đóng cửa, phát huy triệt để các nguồn lực trong nướcnhằm phát triển công nghiệp, từng bước CNH Mục tiêu sản xuất là phục vụ vàcủng cố thị trường nội địa là chủ yếu Chính vì thế mô hình này không nhữngkhông mang lại mục tiêu phát triển kinh tế mà còn đẩy Indonesia vào cuộckhủng hoảng nghiêm trọng vào cuối năm 1965
- Từ năm 1965 đến nay, Indonesia đã thực hiện phát triển nền kinh tế thịtrường có điều tiết của nhà nước Gắn liền với sự thay đổi cơ chế quản lý này làquá trình chuyển đổi từ cơ chế cũ sang chiến lược hướng về xuất khẩu, mở cửa
ra thế giới Để khôi phục và ổn định kinh tế hàng loạt các giải pháp đã đượcnước này thực hiện Trong thời gian dài kinh tế của Indonesia tăng trưởngnhanh, hình thành các ngành công nghiệp mũi nhọn: dầu khí, khai thác gỗ,
Trang 34khoáng sản, máy công cụ và chế biến nông sản…, tốc độ xuất khẩu tăng bìnhquân 9,3%/ năm
- Do một số sai lầm mắc phải nên Indonesia đã điều chỉnh lại cơ cấungành theo hướng tăng cường xuất khẩu những sản phẩm không phải là dầu mỏ.Trong công nghiệp dầu mỏ tăng cường đầu tư vào các ngành hoá dầu nhằm hạnchế xuất khẩu dầu thô Bên cạnh việc đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các mặthàng truyền thống, Indonesia còn chú ý các ngành khác như: điện tử, ô tô, tủlạnh, hoá chất, xe máy để xuất khẩu chủ yếu sang thị trường châu Á Hiện nay,các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Indonesia vẫn là dầu và các sản phẩm dầu,
gỗ dán, cao su, cà phê
- Thực hiện chính sách tài chính khắc khổ và chi tiêu có chọn lọc nhằmcân đối cán cân thanh toán
- Tổ chức lại kinh tế quốc doanh và khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển
- Đa phương hoá và đa dạng hoá hình thức hoạt động kinh tế đối ngoại.Trong quan hệ ngoại giao của mình Indonesia đã mở rộng quan hệ không chỉ với
Mỹ, Nhật, EEC, Trung Đông, Nam Mỹ, đặc biệt chú trọng tới thị trường khốiASEAN,Trung Quốc và Đông Dương Trong quan hệ với các nước, Indonesiakhông chỉ sử dụng các hình thức mậu dịch thông thường mà còn mở rộng liêndoanh, liên kết với các nước có nền kinh tế, chính trị khác nhau
1.3.3 Bài học rút ra cho Việt Nam
* Việt Nam nằm trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữacác nước trong khu vực Trong bối cảnh đó, chính sách kinh tế đối ngoại củaViệt Nam, định hướng phù hợp với xu thế thị trường là hướng ngoại mà trướchết là vào khu vực châu Á, kết hợp chặt chẽ với hướng nội nhằm thoả mãn nhucầu tiêu dùng cá nhân và đòi hỏi phát triển mạnh cơ cấu hạ tầng của nền kinh tế.Đồng thời giữ tỷ lệ cơ cấu thị trường nhất định nhằm giữ được thế cân bằng củaViệt Nam trên trường quốc tế
Trang 35* Là quốc gia mở cửa sau so với Thái Lan, Indonesia, nên Việt Nam cầnhọc tập các kinh nghiệm để thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá của nước mình ra thịtrường thế giới Tuy nhiên Việt Nam cần tìm ra được những chính sách, bước điphù hợp với thực tiễn của Việt Nam để tránh sai lầm, áp dụng máy móc, cứngnhắc Ta có thể rút ra một số bài học như sau:
- Từ phía chính phủ:
+ Thống nhất về mặt nhận thức coi chuyển dịch cơ cấu kinh tế hướng raxuất khẩu là động lực chính để thực hiện CNH- HĐH đất nước Chiến lược thaythế nhập khẩu có thể được sử dụng trong một số giai đoạn nhất định, để từ đólàm tiền đề cho xuất khẩu
+ Tạo dựng và liên tục hoàn thiện môi trường pháp lý nhằm thực hiệnthành công chiến lược chuyển dịch cơ cấu sản phẩm xuất khẩu
+ Cần có sự nâng đỡ và khuyến khích của nhà nước một cách hợp lýnhưng phải phù hợp với quy định của WTO
+ Nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan xúc tiến thương mại, xúctiến tìm kiếm các thị trường chiến lược để đẩy nhanh tiến độ hàng hoá xuất khẩucủa Việt Nam ra thế giới
+ Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng trong nghiệp vụthanh toán quốc tế, tạo điều kiện cho việc thanh toán dễ dàng cho các đối táckinh doanh xuất nhập khẩu
- Từ phía doanh nghiệp:
+ Các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động hơn nữa trong việc tìm kiếmthông tin thị trường, đối tác làm ăn Đồng thời phải xác định rõ mục tiêu thịtrường, cơ cấu hàng hoá xuất khẩu, nắm bắt được đối thủ cạnh tranh, thị hiếu vànhu cầu của người tiêu dùng để nâng cao khả năng cạnh tranh hàng hoá và tạo racho hàng hoá Việt Nam một thương hiệu uy tín, vững chắc
1.4 Tổng quan về thị trường Trung Quốc
Trang 36- Trung Quốc là một thị trường lớn với số dân là 1,6 tỷ người, diện tích là9,6 triệu km2, độ dài đường bờ biển là 14.500 km; giáp biên giới nhiều nước như
Ấn Độ, Bắc Triều Tiên, Myanma, Lào, Lào, Nga, Mông Cổ, Nêpal, Việt Nam…nên rất thuận lợi cho việc mở rộng các hoạt động buôn bán qua biên giới với cácnước láng giềng, trong đó có Việt Nam Nhận thức được điều đó, kể từ khi hainước Việt Nam – Trung Quốc bình thường hoá quan hệ, bắt tay trên mọi lĩnhvực trong đó có cả thương mại, thì Việt Nam đã không ngừng tăng cường xuấtkhẩu hàng hoá vào Trung Quốc Chính vị trí địa lý thuận tiện núi liền núi- sôngliền sông của cả hai quốc gia đã giúp cho Việt Nam hiểu đước cặn kẽ hơn nhữngnhu cầu, đòi hỏi của thị trường Trung Quốc, từ đó tạo ra một cơ cấu hàng hoáxuất khẩu hợp lý khi xuất vào nước này
- Khi nói đến Trung Quốc, bất cứ ai cũng liên tưởng ngay tới một điều làtại sao hàng hoá của Trung Quốc lại đa dạng và xuất hiện tràn ngập trên thịtrường thế giới với giá rẻ như vậy, rẻ đến mức khó tin Vậy thì điều đó làm chothị trường nội địa của Trung Quốc có hấp dẫn đối với các nhà xuất khẩu haykhông? Khó hay dễ khi muốn thâm nhập vào thị trường này? Câu trả lời đặt raphải phụ thuộc vào các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu của Việt Nam.Trước hết ta xét nhu cầu tiêu dùng của thị trường Trung Quốc
1.4.1.Nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc
- Trong những báo cáo gần đây của các ngân hàng, nổi bật lên là báo cáocủa ngân hàng Thụy Sỹ Cretdit Suisse nhận định Trung Quốc sẽ trở thành thịtrường tiêu dùng lớn thứ ba thế giới sau Mỹ và Nhật Bản vào năm 2010 và trởthành thị trường tiêu dùng lớn thứ hai thế giới sau Mỹ váo năm 2015 Mức tiêuthụ tại nền kinh tế Trung Quốc dự kiến sẽ chiếm khoảng 14,1% tổng mức tiêudùng của nền kinh tế thế giới vào năm 2015 cao hơn Nhật, Anh, Đức, Italia
- Vào thời điểm hiện nay, nhiều số liệu thống kê cho thấy nhu cầu nội địaTrung Quốc đang tăng với tốc độ đủ nhanh để bù đắp sự giảm sút nhu cầu tại các
Trang 37thị trường xuất khẩu Năm ngoái, thặng dư tài khoản vãng lai của Trung Quốctăng lên đến 10% GDP của nước này Điều đó có nghĩa là Trung Quốc xuất siêunhiều hơn những gì mà nước này tiêu thụ Sự tăng lên của xuất khẩu ròng từ lâuvẫn là nguồn lực chính của tăng trưởng kinh tế Trung Quốc Nếu như trước đây,xuất khẩu ròng đóng góp 2- 3% vào tốc độ tăng GDP cuả Trung Quốc (từ năm2005- 2007), trong khi nhu cầu nội địa bao gồm đầu tư và tiêu dùng đóng góp 8-9% Nhưng những số liệu mới đây cho thấy một xu hướng mới, đó là xuất khẩu
đã chiếm một vị trí ít quan trọng hơn đối với tăng trưởng Theo WB, trong năm
2007, xuất khẩu ròng chỉ chiếm 0,4 % trong tăng trưởng GDP của Trung Quốc,trong khi đó GDP của Trung Quốc tăng chậm lại còn 11,5 % ( tháng 11/2007)nhờ tăng trưởng mạnh mẽ của nhu cầu nội địa Trong khi tăng trưởng xuất khẩugiảm từ 28% kết thúc quý 1 năm 2007 xuống còn 22% trong năm tính đến quý 4năm 2007 thì tốc độ tăng trưởng nhập khẩu lại tăng từ 18% lên 26% nhờ nhu cầutiêu dùng của Trung Quốc đang tăng mạnh hơn xuất khẩu Đây là một tín hiệuđáng mừng, là cánh cửa cho các nhà kinh doanh xuất khẩu đã và đang muốnxâm nhập hàng hoá của mình vào thị trường Trung Quốc Với nhu cầu tiêu dùngcủa Trung Quốc cao như vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam phảibiết tận dụng cơ hội lớn này để đẩy mạnh hàng hoá của Việt Nam sang thịtrường Trung Quốc tăng thu lợi nhuận và chiếm lĩnh được thị phần ở nước này
- Một điều đáng nói ở đây là nhu cầu tiêu dùng của thị trường TrungQuốc khá đa dạng và dễ tính do các tầng lớp dân cư khác nhau có thu nhập khácnhau, nên sức mua rất phong phú Trên thị trường cùng tồn tại các loại hàng hoá
có quy cách, chất lượng khác xa nhau đến mức giá cả chênh lệch hàng chụcthậm chí đến hàng trăm lần Với sự chênh lệch đó đã phần nào phản ánh đượcsức mua khác nhau phân theo vùng miền, do thu nhập do tốc độ phát triển củacác vùng khác nhau Sức mua phần lớn là của dân thành thị như ở Thẩm Quyến,đến Quảng Tây…là khoảng 10.000 đến 100.000 NDT/một người/một năm tức
Trang 38vào khoảng 1.210 đến 12.097 USD, do thu nhập bình quân đầu người ở đâykhoảng 20.000 USD/ năm, một phần nhỏ thành thị cũng có sức mua trên100.000 NDT Còn ở nông thôn như các vùng miền Tây sức mua trung bình từ1.000 đến 10.000 NDT tức vào khoảng 121 đến 1210 USD do thu nhập bìnhquân đầu người ở đây chỉ khoảng 300 USD/ năm Sức mua của người tiêu dùngTrung Quốc được chia làm bốn nhóm sau:
+ Nhóm người tiêu dùng có thu nhập cao:
Người tiêu dùng có thu nhập cao tức là mức thu nhập trung bình từ 18.840NDT trở lên Số lượng này vào khoảng 14 triệu, chiếm 10% dân số đô thị và 3,5
% dân số toàn quốc Sức mua của nhóm người này là 840 tỷ NDT, chiếm 15%tổng sức mua của toàn quốc Trong nhóm này, phần lớn là các chủ doanh nghiệpchiếm 31%, tiếp theo là các cán bộ cấp cao, các chủ doanh nghiệp tư nhân, cácchuyên viên kỹ thuật cao…Đối với nhóm người tiêu dùng này, hàng hoá mà họyêu cầu là các hàng hoá chất lượng cao, hàm lượng kỹ thuật cao, mẫu mã phongphú, đa dạng, kiểu dáng đẹp, sang trọng Giá cả không phải là yếu tố quan trọngđối với các quyết định tiêu dùng của họ Vì thế trong cơ cấu hàng xuất khẩu cácdoanh nghiệp của Việt Nam cần có mặt hàng cao cấp phục vụ nhu cầu của tầnglớp dân cư này vì chắc chắn rằng nếu đáp ứng được nhu cầu của họ thì lợi nhuậnmang lại sẽ không nhỏ
+ Nhóm người tiêu dùng có thu nhập trung bình:
Nhóm người này bao gồm những người có mức thu nhập trung bình từ6.000- 7.000 NDT, họ chiếm khoảng 445 triệu dân, khoảng 10% dân số nôngthôn và 80% dân số thành thị Sức mua của họ là 2,89 nghìn tỷ NDT, chiếm gần55% sức mua của toàn quốc, bao gồm phần lớn dân thành thị và một lượng nhỏdân giàu có ở nông thôn Họ chủ yếu là các quan chức chính phủ, cán bộ côngnhân viên…Hàng hoá mà họ có nhu cầu là loại hàng hoá có chất lượng vừa phải,một số mặt hàng có hàm lượng công nghệ cao, mẫu mã đẹp sẽ được ưa chuộng
Trang 39Đối với bộ phận dân cư này thì giá cả cũng có thể xem là một nhân tố ảnh hưởngquyết định tiêu dùng của họ Vì thế các doanh nghiệp Việt Nam có thể cung cấpnhững mặt hàng có chất lượng và giá cả phù hợp với yêu cầu của họ Với sứcsản xuất thực tế của Việt Nam hiện nay thì đây là nhóm khách hàng tiềm năng
và chiến lược mang lại nguồn lợi nhuận và khả năng chiếm lĩnh thị trường
+ Nhóm người có thu nhập thấp:
Bao gồm những người có thu nhập ròng khoảng 2000 NDT tức khoảng 242USD, có thu nhập gia đình khoảng 7.000- 8000 NDT tức khoảng 847- 968 USD.Nhóm người này có khoảng 689 triệu người, chiếm 10% dân thành thị, 80% dânnông thôn Số gia đình thuộc nhóm này là 200 triệu gia đình Sức mua của ngườitiêu dùng nhóm này là 1,33 tỷ NDT, chiếm khoảng 23% sức mua toàn quốc + Nhóm còn lại
Nhóm này gồm người có thu nhập trung bình khoảng 700 NDT tức 85USD chiếm gần 7% dân số toàn quốc
+ Người tiêu dùng ở hai nhóm này đều ưa chuộng các sản phẩm có chấtlượng thấp hơn, không cần chú ý đến hình thức, kiểu dáng của sản phẩm, mà giá
cả hàng hoá là hết sức quan trọng Các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần xemđây là nhóm khách hàng tiềm năng cho các hàng hoá xuất khẩu có chất lượngchưa cao, chỉ ở mức sản xuất đại trà vì hai nhóm này chiếm một tỷ lệ khá caotrong tổng sức mua của thị trường Trung Quốc là hơn 30%
+ Chính có sự phân nhóm tiêu dùng như vậy đã tạo điều kiện không nhỏcho các nhà xuất khẩu đưa ra danh mục hàng hoá xuất khẩu phù hợp với nhu cầucủa từng khu vực, từng thị trường nhỏ trong thị trường Trung Quốc, từ đó giúpViệt Nam tận dụng và khai thác hết lợi thế so sánh, tiềm năng của nước mìnhnhờ khai thác hiệu quả tiềm năng tiêu dùng của người Trung Quốc
- Ngoài ra nhu cầu nhập khẩu hàng hoá tại Trung Quốc rất đa dạng vàphong phú, riêng với Việt Nam chúng ta có thể xuất khẩu sang thị trường này 14
Trang 40loại mặt hàng, nhóm hàng hoá có nhiều tiềm năng (theo Đề án đẩy mạnh xuấtkhẩu sang Trung Quốc giai đoạn 2006- 2010) là: cao su, chè, cà phê, hạt tiêu, hạtđiều,thực vật, thuỷ sản, dầu ăn, giày dép, dây áp điện, sản phẩm nhựa, sản phẩm
gỗ, sản phẩm linh kiện điện tử- điện máy, sắn lát và tinh bột sắn…
- Tuy là một nước có sản lượng lương thực rất cao, nhưng Trung Quốcvẫn có nhu cầu nhập khẩu rất lớn các mặt hàng nói trên do nhu cầu tiêu dùng củangười dân đã có xu hướng thay đổi
+ Đối với mặt hàng cà phê: Hiện nhu cầu của Trung Quốc đối với mặthàng này là trên 100 triệu USD/năm nhưng đến nay kim ngạch của mặt hàng nàychỉ mới được 13- 14 triệu USD Đây là nhu cầu mới của lớp thanh niên mới ởphía Nam Trung Quốc
+ Đối với mặt hàng chè: Dù là nước xuất khẩu chè nhưng Trung Quốccũng nhập khẩu chè Hiện nay nhu cầu các loại chè của Trung Quốc là trên 50triệu USD Việt Nam mới đáp ứng được khoảng 7 triệu USD
+ Cao su: Theo ông Đào Ngọc Chương , Tham tán Thương mại Việt Namtại Trung Quốc, không chỉ giá mà nhu cầu nhập nguyên liệu của Trung Quốcngày càng tăng cao Năm 2006, Trung Quốc nhập 2,67 tỷ USD Trong đó xuấtkhẩu cao su của Việt Nam vào Trung Quốc là 776 triệu USD
+ Dây cáp điện: Đây là mặt hàng mà Trung Quốc có xu hướng nhập khẩunhiều để phục vụ cho việc sản xuất các sản phẩm có hàm lượng khoa học kỹthuật cao Năm 2006, Trung Quốc đã nhập khẩu khoảng 3,6 tỷ USD dây cápđiện trong khi đó Việt Nam đáp ứng được 10,7 triệu USD
+ Giày dép: Năm 2006, Trung Quốc đã nhập khẩu 554 triệu USD, trongkhi Trung Quốc là một nước xuất khẩu giày dép lớn nhất thế giới Việt Namxuất khẩu sang Trung Quốc chủ yếu sản phẩm của Bitis và Bi Việt Nams,khoảng 37-38 triệu USD Đây là mặt hàng được người tiêu dùng Trung Quốc rất