1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.DOC

95 1,5K 17
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 889 KB

Nội dung

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

Trang 1

Phần mở đầu

Tính cấp thiết của đề tài:

Dệt may là ngành có vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, với kim ngạchxuất khẩu lớn, tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững Trong số các thị trường xuất khẩuhàng dệt may của Việt Nam, Hoa Kỳ là thị trường có vai trò vô cùng quan trọng Tuynhiên, xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam nói chung và xuất khẩu hàng dệt may Việt Namsang thị trường Hoa Kỳ nói riêng còn nhiều hạn chế cần giải quyết

Chính vì thế, “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ” được tác giả chọn làm đề tài nghiên cứu.

Mục đích nghiên cứu của Khóa luận:

Nêu bật tầm quan trọng của thị trường Hoa Kỳ đối với hoạt động xuất khẩu hàngdệt may Việt Nam cũng như những thành công và hạn chế, thuận lợi và khó khăn tronghoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

Từ đó, đề xuất các giải pháp cụ thể để thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Namsang thị trường Hoa Kỳ trong thời gian tới

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Khóa luận tập trung nghiên cứu thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sangthị trường Hoa Kỳ từ năm 2000 đến nay

Kết cấu của Khóa luận:

Khóa luận được chia thành 3 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam

và tổng quan về thị trường dệt may Hoa Kỳ

Chương 2: Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ từ năm 2000 đến nay

Chương 3: Triển vọng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong thời gian tới

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

1

Trang 2

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM VÀ TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG DỆT MAY HOA KỲ 1.1 Tìm hiểu chung về xuất khẩu và vai trò của hoạt động xuất khẩu

1.1.1 Tìm hiểu chung về xuất khẩu

Trong lý luận Thương mại Quốc tế, xuất khẩu là việc bán hàng hóa và dịch vụ chonước ngoài Trong cách tính toán cán cân thanh toán quốc tế theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế(IMF) thì xuất khẩu là việc bán hàng hóa cho nước ngoài

Nếu các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí sản xuất hàng xuất khẩu trong nước khôngđổi, thì giá trị xuất khẩu sẽ phụ thuộc vào thu nhập của nước ngoài và tỉ giá hối đoái Nếunhư thu nhập của nước ngoài tăng (tăng trưởng của nước ngoài tăng tốc) thì giá trị xuấtkhẩu có cơ hội tăng Nếu tỉ giá hối đoái tăng (đồng tiền trong nước mất giá so với ngoạitệ) thì giá trị xuất khẩu cũng có thể tăng vì giá hàng hóa tính bằng ngoại tệ trở nên thấp đi

Trong thời gian qua, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng lên khá nhanh

Trang 3

Từ bảng 1.1, có thể thấy giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong thời gianqua tăng trưởng khá nhanh và bền vững

1.1.2 Vai trò của hoạt động xuất khẩu

Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hóa đất nước: Công nghiệp hóa đất nước theo những bước đi thích hợp là con đường tất yếu để

khắc phục tình trạng nghèo và chậm phát triển của nước ta Để công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước trong một thời gian ngắn đòi hỏi phải có số vốn lớn để nhập khẩu máy móc,thiết bị, công nghệ tiên tiến Nguồn vốn để nhập khẩu có thể được hình thành từ cácnguồn, trong đó xuất khẩu là nguồn trực tiếp và quan trọng nhất, hơn thế nữa không tạo ratình trạng phụ thuộc vào nước ngoài Xuất khẩu quyết định quy mô và tốc độ tăng củanhập khẩu Trong khoảng thời gian tới, nguồn vốn bên ngoài đầu tư vào Việt Nam sẽtăng, nhưng mọi nguồn vốn đầu tư hay cho vay của nước ngoài đối với Việt Nam cũngphải dựa trên cơ sở các quốc gia đó thấy được khả năng xuất khẩu của nước ta – đó lànguồn vốn duy nhất để trả nợ

Xuất khẩu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển: Cơ

cấu sản xuất và tiêu dùng trên thế giới đã và đang thay đổi một cách mạnh mẽ Đó làthành quả của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ hiện đại Sự chuyển dịch cơ cấu kinh

tế trong quá trình công nghiệp hóa phù hợp với xu thế phát triển kinh tế thế giới là tất yếuđối với nước ta

- Xuất khẩu tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành khác có cơ hội phát triển

- Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ đầu vào cho sản xuất, nâng caonăng lực sản xuất trong nước

- Xuất khẩu tạo những tiền đề kinh tế - kỹ thuật nhằm cải tạo và nâng cao năng lực sảnxuất trong nước Và từ đó có thể tạo ra nguồn vốn lớn cũng như công nghệ tiên tiến từbên ngoài vào Việt Nam nhằm hiện đại hóa nền kinh tế đất nước và tạo ra một năng lựcsản xuất mới

- Thông qua xuất khẩu, hàng hóa của Việt Nam sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh trên thịtrường thế giới về giá cả, chất lượng Cuộc cạnh tranh này đòi hỏi chúng ta phải tổ chứclại sản xuất, hình thành cơ cấu sản xuất luôn thích nghi được với thị trường

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

3

Trang 4

- Xuất khẩu đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện công việc quản trịsản xuất kinh doanh.

Xuất khẩu có tác động tích cực đến giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống của nhân dân: trước hết, việc sản xuất hàng xuất khẩu sẽ thu hút hàng triệu lao động

vào làm việc và có thu nhập không thấp Đó còn là nguồn tạo vốn để nhập khẩu vật phẩmtiều dùng phục vụ đời sống và làm phong phú thêm những nhu cầu tiêu dùng của nhândân

Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại của đất nước: Chúng ta có thể thấy rõ xuất khẩu và các quan hệ kinh tế đối ngoại có tác động qua

lại và phụ thuộc lẫn nhau Xuất khẩu là một hoạt động kinh tế đối ngoại Có thể hoạt độngxuất khẩu có sớm hơn các hoạt động kinh tế đối ngoại khác tạo điều kiện thúc đẩy cácquan hệ này phát triển Chẳng hạn xuất khẩu và công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu thúcđẩy quan hệ tín dụng, đầu tư, mở rộng vận tải quốc tế… Mặc khác, chính các quan hệkinh tế đối ngoại chúng ta vừa kể lại tạo tiền đề cho mở rộng xuất khẩu

1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam

1.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất hàng dệt may Việt Nam

Đầu tiên, chúng ta biết Việt Nam là quốc gia có truyền thống lâu đời trong lĩnh vựcsản xuất hàng may mặc Lý do đơn giản là vì Việt Nam có chiều dài lịch sử 4000 năm,hơn nữa Việt Nam lại là nước có khí hậu khá phù hợp để trồng các loại nguyên liệu sảnxuất hàng may mặc

Thứ hai, Việt Nam có lao động dồi dào và nhân công giá rẻ Trong khi đó, dệt may

là ngành cần nhiều lao động Vì thế, đây là một yếu tố có tác động tích cực trong quá trìnhsản xuất hàng dệt may của Việt Nam Tuy nhiên, năng suất lao động trong ngành dệt mayViệt Nam chưa cao Vì thế không phải lúc nào đây cũng là một lợi thế để chúng ta có thểcạnh tranh về giá thành sản phẩm

Thứ ba, các cơ sở dệt may của Việt Nam được phân bố ở các vùng đông dân cưsinh sống (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng…) Vì

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

4

Trang 5

thế có thể sử dụng lao động tại chỗ và một lần nữa giảm được chi phí sản xuất và tăngtính cạnh tranh về giá cho hàng dệt may Việt Nam.

Thứ tư, công nghệ sản xuất trong ngành dệt may của Việt Nam vẫn còn rất lạc hậu.Điều này ảnh hưởng đến sản lượng, chất lượng cũng như năng suất lao động của côngnhân Rất khó có thể tăng sản lượng một cách nhanh chóng nếu chúng ta không có biệnpháp nhập khẩu hoặc cải tiến trang thiết bị cũng như nâng cao tay nghề của công nhân

Thứ năm, phần lớn nguyên phụ liệu của Việt Nam phải nhập từ nước ngoài Điềunày sẽ ảnh hưởng một phần tới quá trình sản xuất Việc phải nhập khẩu nguyên phụ liệucũng làm cho chúng ta mất chủ động trong khâu tổ chức sản xuất vì nguyên phụ liệu bịphụ thuộc vào nước ngoài Hơn nữa do thiếu nguyên phụ liệu nên Việt Nam phần lớn làgia công cho nước ngoài Do đó chúng ta chỉ lấy công làm lãi Chính vì điều đó, nhiềuCông ty sản xuất hàng dệt may của Việt Nam không mặn mà lắm và không có sự cố gắnghết sức trong hoạt động điều hành sản xuất

Thứ sáu, yếu tố vốn, luật pháp và chính sách quản lý của Nhà nước đối với ngànhdệt may cũng có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất hàng dệt may Việt Nam

 Theo ông Lê Quốc Ân – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng Công ty Dệt May ViệtNam thì dệt may là một ngành có sức hấp dẫn với các nhà đầu tư vì đầu tư vào ngành nàychỉ cần ít vốn mà tỉ suất lợi nhuận lại khá cao và thời gian thu hồi vốn nhanh Tuy nhiên,

ở đa số các Công ty Dệt may, tỉ lệ vốn vay nhiều và vốn tự có ít nên rất rủi ro Vì thế cóthể nói đây là một yếu tố bất lợi cho hoạt động sản xuất hàng dệt may Việt Nam một khi

có rủi ro xảy ra Nếu rủi ro xảy ra, hoạt động sản xuất ngay lập tức sẽ gặp nhiều khó khăn

và do đó khó có thể duy trì và ổn định trong thời gian tiếp theo

 Chính sách kinh tế đối ngoại của Việt Nam hiện nay là thúc đẩy xuất khẩu và dệtmay được xác định là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực Do đó hoạt động sảnxuất dệt may cũng gặp nhiều thuận lợi từ các chính sách của Nhà nước

1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam

Đầu tiên, lại là yếu tố lao động, Việt Nam tuy có lao động dồi dào và giá nhâncông rẻ nhưng chất lượng không cao Kéo theo đó là năng suất thấp nên giờ công trên mộtđơn vị sản phẩm có khi lại còn cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh Vì vậy trong xuất

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

5

Trang 6

khẩu chúng ta chưa phát huy được tối đa khả năng cạnh tranh về giá thành sản phẩm trêncác thị trường.

Thứ hai, vai trò của các cơ quan xúc tiến thương mại ở Việt Nam cũng như trêncác thị trường nước ngoài chưa được phát huy một cách triệt để Vì thế nhiều khi cácdoanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam không hiểu rõ về thị trường và luật pháp nước bạnnên gặp phải một số khó khăn Trong thời gian tới, hàng dệt may của Việt Nam trên thịtrường Euro (EU) và Hoa Kỳ rất có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị kiện bán phá giá.Điều này sẽ gây khó khăn lớn cho hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam

Thứ ba, các doanh nghiệp Việt Nam nghiên cứu thị trường vào loại ít nhất thế giới.Điều này sẽ gây trở ngại lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu cũng như hoạt động xuấtkhẩu dệt may của Việt Nam ra thị trường thế giới nếu có bất cứ một trục trặc nào Dochúng ta không nắm rõ luật pháp của nước ngoài và không nghiên cứu kỹ thị trường nên

có thể gặp nhiều rủi ro Vì thế, Việt Nam sẽ rất dễ bị thua thiệt nếu có xảy ra tranh chấp

Thứ tư, do nhập khẩu quá nhiều nguyên phụ liệu và phần lớn là gia công thuê chonước ngoài, nên tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam rất ít so vớikim ngạch xuất khẩu Vì thế kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam chưa phảnánh một cách chính xác năng lực của ngành

Thứ năm, vấn đề thương hiệu Hàng dệt may Việt Nam không hề có thương hiệutrên thế giới Ở một vài thị trường tuy hàng dệt may có dán nhãn “made in Việt Nam”nhưng lại không hề được khách hàng để ý đến Đây chính là một điểm yếu lớn khiến chohàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu ra các thị trường thế giới không nâng cao được khảnăng cạnh tranh của mình Đó cũng là một hệ quả của việc thiếu tự chủ trong khâunguyên phụ liệu và gia công thuê cho nước ngoài

Thứ sáu, yếu tố vốn, pháp luật và chính sách quản lý của Nhà nước với hoạt độngxuất khẩu hàng dệt may Việt Nam:

 Như trên đã nói, ở các doanh nghiệp Dệt May Việt Nam vốn tự có ít và vốn vay làchủ yếu nên rất rủi ro Vì vậy, khi rủi ro xảy ra thì không những hoạt động sản xuất gặpkhó khăn mà nó còn làm đình trệ hoạt động xuất khẩu

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

6

Trang 7

 Bộ Công thương đã ra thông báo số 6494/TM – XNK ngày 24/12/2004 để hướng dẫnxuất khẩu hàng dệt may sang thị trường EU và Bộ Tài chính cũng ra quyết định số02/3005/QĐ – BTC về việc bãi bỏ phí hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt, may sang thị trường

EU và Canada Như vậy, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thể xuất khẩu theo khảnăng tối đa của mình sang các thị trường này Hơn nữa, với sự kiện trở thành thành viênchính thức của WTO vào ngày 11/01/2007, Việt Nam cũng được Hoa Kỳ dỡ bỏ hạnngạch Do đó, các doanh nghiệp Việt Nam càng có cơ hội lớn để đẩy mạnh xuất khẩuhàng dệt may sang những thị trường này

1.3 Tổng quan về ngành dệt may Việt Nam

1.3.1 Đặc điểm của ngành dệt may

1.3.1.1 Phân loại sản phẩm của ngành

Ngành công nghiệp dệt may bao hàm rất nhiều các ngành hàng: từ khâu đầu cungcấp nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng là sợi, vải, hàng may mặc, các chuyên ngànhphục vụ cho công nghiệp dệt may như hóa chất, thuốc nhuộm, máy móc thiết bị Ba loạisản phẩm chính của ngành là sợi, vải, và hàng may mặc

a Phân loại sản phẩm sợi theo nguồn gốc

- Sợi có nguồn gốc thực vật:

 Sợi bông (sợi 100% cotton) gồm hai loại: Sợi chải kỹ, chi số cao và sợi chải thô, chi

số thấp

 Tơ tằm

 Sợi tổng hợp hay sợi nhân tạo (ví dụ: sợi Polyeste, xơ visco) được sản xuất chủ yếu

từ phụ phẩm của ngành hóa dầu

 Sợi pha (sợi pha bông với các thành phần khác như PE, PA, PV…)

b Phân loại sản phẩm vải

- Có thể phân loại theo loại sợi cấu thành vải (tương tự như phân loại sợi ở trên) thành vảisợi bông, vải sợi tơ tằm, vải sợi tổng hợp… Cũng có thể phân loại theo kiểu dệt như sau:

Trang 8

c Phân loại hàng may mặc

- Có thể phân loại theo chất liệu vải của sản phẩm, cũng có thể phân loại theo mục đích sửdụng như sau:

 Hàng mặc mùa đông (các loại áo Jacket, Comple)

 Quần áo thể thao

 Quần âu và sơ mi các loại

 Đồ lót

 Ngoài ra còn có một số loại hàng dệt may khác như: Túi xách, các sản phẩm phục vụtrang trí nối thất (áo gối, chăn, ga trải giường, thảm…)

1.3.1.2 Nhu cầu tiêu dùng sản phẩm của ngành lớn

Do các sản phẩm dệt may phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của con người là nhu cầumặc Mà nhu cầu mặc của con người cũng lại rất phong phú và đa dạng, đòi hỏi phải cónhiều chủng loại Hơn nữa, trong thời đại ngày nay, nhu cầu “ăn no mặc ấm” đã chuyểnthành “ăn ngon mặc đẹp” để người ta thể hiện trình độ thẩm mỹ, sự văn minh của bảnthân mình Vì thế, thị hiếu cũng như nhu cầu với các sản phẩm dệt may ngày càng thayđổi nhanh chóng, yếu tố mốt cũng được chú trọng và đầu tư, vòng đời của sản phẩm ngàycàng thu hẹp (vòng đời của sản phẩm dệt may ngày nay thường chỉ là một năm, thậm chícòn ngắn hơn) Do đó, nếu các nhà sản xuất đầu tư thích hợp vào nghiên cứu thị trường,liên tục đổi mới sản phẩm sao cho phù hợp với nhu cầu thị trường thì lượng sản phẩm tiêuthụ hàng năm có thể tăng lên mạnh mẽ

1.3.1.3 Sử dụng nhiều nhân công

Tỷ lệ lao động sốn trong sản xuất hàng dệt may tương đối cao, đặc biệt là đối vớiViệt Nam – một nước có trình độ tự động hóa thấp Trong các phân ngành sản xuất hàngdệt may như kéo sợi, dệt vài, may đều cần nhiều khâu sản xuất quan trọng cần phải có sựtham gia trực tiếp của con người mà máy móc không thể nào thay thế được Ví dụ nhưtrong thời đại ngày nay, theo kinh nghiệm cho thấy thì việc thao tác và xử lý nhiều côngđoạn nhỏ, chi tết (cắt, ráp, may) hoàn toàn bằng máy một cách chính xác trên loại nguyênliệu mềm và dễ xô lệch như vải là rất khó khăn và nếu có làm được thì chi phí cũng rấtcao

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

8

Trang 9

Do đó, ngành dệt may là ngành thu hút rất nhiều nhân công, ở Việt Nam số lượnglao động hoạt dộng trong ngành dệt may lên đến 2 triệu người, tức là khoảng hơn 4% lựclượng lao động cả nước và chiếm khoảng 27% lao động công nghiệp trên toàn quốc

1.3.1.4 Hiệu quả kinh tế cao trong điều kiện Việt Nam hiện nay

Công nghiệp dệt may Việt Nam là ngành công nghiệp đòi hỏi vốn đầu tư khônglớn, công nghệ không quá phức tạp, suất đầu tư thấp, thu hồi vốn nhanh rất phù hợp với tổchức quy mô vừa và nhỏ ở Việt Nam

Dệt may là một ngành công nghiệp nhẹ, vì thế công nghiệp dệt may so với cácngành công nghiệp khác có suất đầu tư thấp hơn rất nhiều (đặc biệt thấp hơn hàng chụclần so với các ngành công nghiệp nặng như điện, cơ khí, luyện kim…) So sánh ngaytrong ngành công nghiệp sản xuất ra hàng tiêu dùng, suất đầu tư của ngành dệt may (đặcbiệt là ngành may) cũng thấp hơn nhiều so với các ngành khác như ngành giấy, ngành dagiày…

Hơn nữa, do tính đặc thù sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm trong thời gian ngắnnên thời hạn thu hồi vốn đầu tư đối với ngành dệt may cũng ngắn hơn nhiều so với nhữngngành khác Thông thường, thời gian thu hồi vốn đối với ngành dệt là 12 – 15 năm, ngànhmay là 5 – 7 năm, trong khi đó đối với các ngành công nghiệp khác thời gian thu hồi vốn

là trên 15 năm, thậm chí là hàng chục năm, chẳng hạn như công nghiệp thép Hơn nữa,vòng đời sản phẩm trong ngành dệt may lại ngắn, thời gian quay vòng vốn nhanh (có thểlên đến 4 – 5 vòng/năm) nên vốn không bị ứ đọng giúp doanh nghiệp tránh được nhữngrủi ro khi thị trường có nhiều biến động hay đồng tiền bị mất giá

1.3.2 Vai trò của ngành dệt may Việt Nam trong nền Kinh tế quốc dân

Dệt may là một trong những ngành công nghiệp cực kỳ quan trọng trong thời kỳđầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa của nhiều nước trên thế giới nói chung cũng như đốivới Việt Nam nói riêng

Việt Nam là quốc gia có truyền thống lâu đời ở lĩnh vực dệt may, ngành dệt mayViệt Nam đã chính thức hình thành với sự kiện ra đời của nhà máy dệt Nam Định năm

1889

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

9

Trang 10

Trong thời kỳ đầu hình thành và phát triển, ngành dệt may Việt Nam gặp khá nhiềukhó khăn vì công cụ, máy móc lạc hậu, và quan trọng là chưa được sự quan tâm đầu tưcủa Nhà nước Cho đến Đại hội Đảng VI, vai trò quan trọng của ngành dệt may mới đượcchỉ ra và nhận thức một cách nghiêm túc, đúng đắn.

Cho đến nay, dệt may đã trở thành một trong những ngành nhận được sự quan tâmđặc biệt của Nhà nước Việt Nam Văn kiện đại hội VIII của Đảng khẳng định: “…pháttriển mạnh công nghiệp nhẹ, nhất là dệt may, da giầy, giấy, các mặt hàng thủ công mỹnghệ, đầu tư hiện đại hóa các dây chuyền công nghệ, nâng cao chất lượng và sức cạnhtranh của sản phẩm; chuyển dần việc nhận gia công dệt may, đồ da sang mua nguyên liệu,vật liệu để sản xuất hàng xuất khẩu; coi trọng nâng cao năng lực tiếp thị để mở rộng thịtrường; khắc phục sự lạc hậu của ngành sợi – dệt…” Văn kiện đại hội IX của Đảng khẳngđịnh: “…phát triển các ngành công nghiệp có khả năng phát huy lợi thế cạnh tranh, chiếmlĩnh được thị trường về tiêu dùng thiết yếu ở trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu như chếbiến nông, lâm, thủy sản, may mặc, da giầy, điện tử và một số sản phẩm cơ khí và hàngtiêu dùng trong toàn quốc…”

Hiện nay, ngành dệt may Việt Nam đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng của ngườidân trong nước, mặc dù Việt Nam là một nước đông dân và nhu cầu về hàng may mặc rấtlớn

Phục vụ nhu cầu tiêu dùng to lớn trong nước

Việt Nam là quốc gia có dân số đông thứ 13 thế giới (hơn 80 triệu người) Vì thếnhu cầu về hàng dệt may của Việt Nam vô cùng lớn Tuy vậy, do thu nhập thấp nên nhucầu hàng may mặc của Việt Nam chủ yếu là những loại hàng hóa thông thường, giá phảichăng Nắm bắt nhu cầu đó, trong thời gian gần đây, ngành dệt may không ngừng mởrộng sản xuất, nâng cao năng suất, số lượng và chất lượng cũng như tìm cách hạ giá thànhsản phẩm, thỏa mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng trong nước

Tạo sản phẩm xuất khẩu chủ lực

Phương hướng của hầu hết các nước trong thời kỳ đầu công nghiệp hóa là pháttriển những ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, Việt Nam cũng không phải làngoại lệ Ngành dệt may Việt Nam đã thể hiện tốt vai trò ngành hàng xuất khẩu chủ lực

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

10

Trang 11

trong những năm qua Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong nhiều năm quatăng trưởng nhanh và ổn định Giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may trong nhiều nămqua luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Không chỉ có đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu, việc đẩy mạnh xuất khẩuhàng dệt may còn góp phần mở rộng mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các quốc giakhác, tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam có thể tìm hiểu và thâm nhập thị trường cácnước xuất khẩu không chỉ cho hàng dệt may mà còn cho những hàng hóa khác dựa vàomối quan hệ thương mại do xuất khẩu hàng dệt may mang lại Hơn nữa còn có thể tìmnguồn cung cấp máy móc thiết bị cho các ngành sản xuất trong nước

Tạo công ăn việc làm

Do đặc thù của ngành, hoạt động sản xuất hàng dệt may thu hút nhiều lao động, lạikhông yêu cầu tay nghề cao và thời gian đào tạo không cần dài, như vậy dệt may là mộtngành góp phần giải quyết việc làm cho người lao động Việt Nam trong điều kiện laođộng Việt Nam rất dồi dào mà trình độ của lao động lại thấp Đánh giá được tầm quantrọng của ngành dệt may, hiện nay nước ta đang thực hiện một “chiến lược tăng tốc pháttriển ngành dệt may đến năm 2010” với mục tiêu phát triển tất cả các phân ngành sợi, dệt,may và sẽ thu hút khoảng 2,5 triệu lao động vào năm 2010

Tạo công ăn việc làm không chỉ giúp tăng thu nhập, nâng cao mức sống của nhândân mà còn ngành góp phần ổn định kinh tế xã hội, làm giảm các tệ nạn xã hội do nạn thấtnghiệp gây ra như cờ bạc, rượu chè, trộm cướp…

Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, Đảng ta đã xác định làcần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm bớt tỷ trọng của ngành nông nghiệp, tăng

tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ trong nền kinh tế Với sự phát triển nhanh chóngtrong thời gian qua, ngành dệt may đã đóng góp một phần không nhỏ vào tốc độ tăngtrưởng cao của ngành công nghiệp nước ta, làm tăng dần tỷ trọng của ngành công nghiệp

so với ngành nông nghiệp Ngoài ra, ngành dệt may còn thu hút được nhiều lao động nhànrỗi từ khu vực sản xuất nông nghiệp, góp phần làm tăng hiệu quả sản xuất của nền kinh tế

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

11

Trang 12

Bên cạnh đó, phát triển ngành dệt may một cách đồng bộ có bao gồm phát triển cácvùng nguyên liệu mà cụ thể ở nước ta là các vùng trồng bông, trồng dâu nuôi tằm Đây lànhững loại cây công nghiệp quan trọng, việc phát triển nó không những đảm bảo nguyênliệu cho ngành dệt mà còn tạo điều kiện đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, chuyển dịch cơ cấucây trồng trong nông nghiệp, vá vỡ tình trạng độc canh về cây lúa, chuyển sang trồng cácloại cây công nghiệp có giá trị cao hơn trong điều kiện tự nhiên của địa phương Bên cạnh

đó, nghề trồng dâu, nuôi tằm cũng là nghề truyền thống lâu đời của nhân dân ta, vì vậyphát triển nguyên liệu tơ tằm là hoàn toàn có tính khả thi Sợi tơ tằm là loại sợi có giá trịcao trên thị trường cả trong và ngoài nước, phát triển các vùng trồng dâu nuôi tằm khôngchỉ giúp chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp mà còn giúpphục hồi và phát triển các làng nghề truyền thống với những sản phầm dệt may độc đáo,đặc trưng của vùng và có giá trị rất cao trên thị trường Ngoài ra phát triển các vùng trồngnguyên liệu sẽ tạo điều kiện phát triển công nhiệp chế biến nguyên liệu thô như dập, cánbông

1.4 Giới thiệu chung về thị trường dệt may Hoa Kỳ

1.4.1 Khái quát về nền kinh tế Hoa Kỳ

Trong thời gian đầu và khoảng giữa thế kỷ XX, trong khi nền kinh tế châu Âu vàchâu Á bị tàn pháp nặng nề do hậu quả của hai cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và thứ 2,thì kinh tế Hoa Kỳ lại phát triển mạnh

Kết thúc chiến tranh thế giới thứ 2, tổng sản phẩm quốc dân (GNP) của Hoa Kỳchiếm 42% GNP toàn cầu, đồng thời Hoa Kỳ cũng chiếm tới 54.6% về tổng sản lượngcông nghiệp, 24% xuất khẩu và 74% dự trữ vàng so với toàn thế giới

Nhờ có nền kinh tế hùng mạnh và phát triển, Hoa Kỳ đã bỏ vốn thành lập các tổchức tài chính tiền tệ như Ngân hàng thế giới (WB), quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), sau đóthành lập công ty Tài chính Quốc tế IFC vào năm 1954, Hiệp hội phát triển quốc tế (IDA)năm 1960, Ngân hàng Á châu (ADB) vào năm 1966, Công ty đầu tư đa biên (MIGA) năm1990…

Với sự tài trợ của Hoa Kỳ, nhiều tổ chức hoạt động kinh tế và thương mại ra đờinhư GATT, các tổ chức khác của Liên hợp quốc: UNDP, FAO, UNIDO…

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

12

Trang 13

a Về tài chính

Sau một nửa thế kỷ, Hoa Kỳ duy trì sức mạnh và khả năng chuyển đổi tự do đồngUSD, gần 50% tổng sản lượng thanh toán và đầu tư quốc tế được thực hiện qua đồng tiềnnày

Hoa Kỳ cũng thống trị thị trường tài chính tiền tệ thế giới bằng cách đẩy nhanhphát triển thị trường chứng khoán

Công nghiệp năng lượng cũng là thế mạnh hàng đầu của Hoa Kỳ, trong lĩnh vựcnày Hoa Kỳ có sức phát triển hàng đầu thế giới ở các ngành: dầu mỏ, khí đốt, thủy điện,uranium Hoa Kỳ là nước sản xuất nhiều điện nhất thế giới, thứ hai về thủy điện (sauCanađa), đứng đầu thế giới về năng lượng nguyên tử, về công nghiệp chế tạo…

d Về dịch vụ

Ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong GDP của Hoa Kỳ Hoa Kỳ lànước chi phối nhiều loại hình dịch vụ trên thế giới như dịch vụ tài chính, thông tin, dulịch, giải trí (các sản phẩm âm nhạc của Hoa Kỳ chiếm đến 30% tổng giá trị giao dịch cácsản phẩm này trên thế giới), đồ ăn nhanh, giải khát…

e Chính sách đối ngoại

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

13

Trang 14

Hoa Kỳ xây dựng hệ thống thương mại và thị trường thế giới trên cơ sở các nguyêntắc, sáng kiến của Hoa Kỳ, các nguyên tắc ngày được thể chế hóa bằng các hiệp định củaWTO Hoa Kỳ dùng cơ chế của WTO buộc các nước khá phải thực hiện các cam kết songphương và đa phương, thực hiện mở của các thị trường mà Hoa Kỳ có lợi thế cạnh tranhhoặc Hoa Kỳ độc quyền.

Đối với các nước đang phát triển, các nước có nền kinh tế đang trong quá trìnhchuyển đổi như Nga, Việt Nam, Trung Quốc, các nước SNG, các nước Đông Âu cũ…Hoa Kỳ thi hành chính sách “cây gậy và củ cà rốt”, vừa gây sức ép, vừa có những chínhsách hỗ trợ ưu đãi để thông qua các hiệp định song phương và đa phương buộc các nướcnày cải tổ nền kinh tế, phát triển kinh tế thị trường, đẩy nhanh hội nhập để đảm bảo lợi ích

ổn định và lâu dài về tài chính, thương mại, đầu tư cho Hoa Kỳ

f Vài nét về thị trường Hoa Kỳ

Có thể nói, Hoa Kỳ là một trong những thị trường lớn nhất toàn cầu, với dân sốđông thứ ba thế giới (sau Trung Quốc và Ấn Độ) Trong năm 2006, thu nhập bình quân

đầu người của Hoa Kỳ đạt khoảng 38.200 USD/người/năm (theo US Cencus Bureau), và với GDP là 13.194,7 nghìn tỷ USD (theo Bureau of Economic Analysis) Hoa Kỳ là một

thị trường có sức tiêu dùng lớn nhất thế giới

GDP của Hoa Kỳ trong những năm gần đây tăng trưởng khá ổn định, mặc dù tỷ lệtăng trưởng không cao (do GDP của Hoa Kỳ quá lớn), song xét về mặt tuyệt đối, lượngGDP tăng thêm của Hoa Kỳ trong mỗi năm còn lớn hơn nhiều so với tổng GDP của nhiềunước trên thế giới

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

14

Trang 15

Bảng 1.2: Tốc độ tăng GDP của Hoa Kỳ trong những năm gần đây

(Nguồn: US Bureau of Economic Analysis)

Nhìn vào bảng số liệu trên, chúng ta có thể thấy tốc độ tăng GDP của Hoa Kỳtrong giai đoạn 2000 – 2007 rất ổn định Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng GDP của Hoa Kỳtrong hai năm 2001 và 2002 có thấp hơn so với các năm khác Nguyên nhân chính là vìảnh hưởng của vụ khủng bố ngày 11/9/2001 Nhưng điều này cũng cho thấy khả năng ổnđịnh nền kinh tế rất tốt của Hoa Kỳ, bằng chứng là ngay sau đó, tốc độ tăng trưởng GDPcủa Hoa Kỳ lại ổn định và còn vượt mức trước khi bị khủng bố

Hoa Kỳ cũng là nước có GDP cao nhất trên thế giới Hoa Kỳ luôn là nước đứngđầu trên thế giới về GDP trong nhiều năm và dường như ngày càng bỏ xa hơn các quốcgia khác

Bảng 1.3: Các nước có GDP cao nhất thế giới năm 2006

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

Trang 16

(Nguồn: World Development Indicators Database, World Bank, 1 July 2007)

Chất lượng hàng hóa nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ rất linh hoạt và đa dạngtheo phương châm “tiền nào của ấy” Chúng ta biết rằng phong cách tiêu dùng của dânHoa Kỳ khác với dân châu Âu, người Hoa Kỳ vốn rất thực dụng, nên họ vẫn rất ưachuộng những hàng hóa giá rẻ Hơn nữa, mức sống của người dân Hoa Kỳ cũng rất đadạng, Hoa Kỳ là một đất nước giàu có nhưng không phải không có người nghèo, thậm chírất nhiều Đây lại là một điểm khiến cho Hoa Kỳ là một thị trường có thể tiêu dùng nhiềuloại mặt hàng với chất lượng khác nhau và chủng loại cũng vô cùng phong phú Vì thế, đóchính là cơ hội cho tất cả các đối tác buôn bán và làm ăn với Hoa Kỳ

Có thể nói, Hoa Kỳ là một thị trường đầy hứa hẹn, một thị trường tiềm năng mànhiều quốc gia vươn tới

1.4.2 Tổng quan về thị trường dệt may Hoa Kỳ

1.4.2.1 Về thị trường

Hoa Kỳ là một đất nước có rất nhiều tầng lớp dân cư sinh sống, đó chính là mộtđiểm khác biệt lớn so với thị trường EU hay Nhật Bản và các thị trường khác Do có nhiềutầng lớp dân cư, nên cơ cấu, chủng loại hàng hóa ở Hoa Kỳ cũng rất phong phú Từ cácmặt hàng cao cấp đến các mặt hàng thứ cấp, mặt hàng nào cũng có thể tiêu thụ được tại thịtrường này

Dệt may cũng không phải là ngoại lệ Có thể nói, thị trường dệt may Hoa Kỳ vôcùng phong phú, đa dạng về mẫu mã, chủng loại và giá cả Có rất nhiều chủng loại hàngdệt may được tiêu thụ tại thị trường này Hơn nữa, người Hoa Kỳ cũng không phải lànhững người cầu kỳ và kiểu cách như dân EU hay Nhật Bản

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

16

Trang 17

Tổng quan tình hình nhập khẩu hàng may mặc vào thị trường Hoa Kỳ

Theo US Department of Commerce, trong năm 2005 nhập khẩu hàng dệt kim vàothị trường Hoa Kỳ đạt 33.291 tỉ USD, tăng 5,41% so với năm 2004 Trung Quốc là nướcđứng đầu về xuất khẩu hàng may mặc dệt kim sang thị trường Hoa Kỳ với giá trị đạt6.576 tỉ USD năm 2005, tăng 60,26% so với năm 2004 Mêhicô vẫn đứng thứ hai, nhưngkim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 2.388 tỉ USD, giảm 11,81% so với năm 2004 Honduras lànước đứng thứ ba về xuất khẩu hàng may mặc dệt kim sang Hoa Kỳ với kim ngạch xuấtkhẩu đạt 2.016 tỉ USD, tăng 0,16% so với năm 2004

Xuất khẩu hàng dệt kim của các nước ASEAN như Việt Nam, Thái Lan,Campuchia, Inđônêxia, Philippin và Lào cũng tăng lên trong khi xuất khẩu của Brunei vàSingapore lại giảm Cho đến nay, Việt Nam đang là nước đứng thứ 7 về xuất khẩu hàngdệt kim vào thị trường Hoa Kỳ

Sau khi hạn ngạch hàng dệt may được bãi bỏ, nhập khẩu từ các nước xuất khẩuhàng dệt may có chi phí thấp như Trung Quốc và Ấn Độ tăng mạnh Bên cạnh hàng nhậpkhẩu từ Trung Quốc, hàng may mặc dệt kim nhập khẩu từ Ấn Độ cũng tăng 37,91% sovới năm 2004, lên 937 triệu USD

Cũng theo US Department of Commerce, nhập khẩu hàng may mặc dệt thoi vào thịtrường Hoa Kỳ trong năm 2005 đạt 37.514 tỉ USD, tăng 6,3% so với năm 2004 TrungQuốc cũng là nước đứng đầu về xuất khẩu hàng may mặc dệt thoi vào thị trường Hoa Kỳvới kim ngạch xuất khẩu đạt 10.231 tỉ USD, tăng 54,57% so với năm 2004, chiếm27,27% tổng kim ngạch nhập khẩu hàng may mặc dệt thoi của Hoa Kỳ Tiếp theo làMêhicô và Ấn Độ với kim ngạch xuất khẩu tương ứng đạt 3.841 tỉ USD và 2.121 tỉ USD.Trong khi xuất khẩu của Mêhicô giảm 7,13%, thì xuất khẩu của Ấn Độ lại tăng tới32,75% so với năm 2004

Dung lượng thị trường

Doanh thu bán lẻ hàng may mặc trên thị trường Hoa Kỳ năm 2003 đã tăng 1,9% sovới năm 2002, đạt 115,5 tỉ USD và tăng khoảng 2,1%/năm trong giai đoạn 2004 – 2008,lên 121,2 tỉ USD

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

17

Trang 18

Dù mức tăng lượng hàng tiêu thụ bị chững lại do xu hướng suy giảm thu nhậpnhưng giá sản phẩm dệt may cũng có xu hướng giảm do một số nhà sản xuất Hoa Kỳ đãchuyển cơ sở sản xuất ra nước ngoài để giảm bớt chi phí cũng như do tỉ trọng hàng maymặc giá rẻ nhập khẩu từ các nước có chi phí sản xuất gia tăng.

Kênh phân phối

Kênh bán lẻ hàng may mặc lớn nhất trên thị trường Hoa Kỳ là các chuỗi cửa hàngbán lẻ với doanh thu đạt 93 tỷ USD trong năm 2003, tăng 21,7% so với năm 1999, trongkhi doanh thu của các cửa hàng bán lẻ độc lập giảm 10,4% so với năm 1999, chỉ đạt 22,5

tỉ USD Các chuỗi cửa hàng chuyên doanh như “Gap” đã tăng doanh thu nhờ chiến lượctập trung vào các mặt hàng thời trang thông dụng cho các đối tượng tiêu dùng từ 20 – 30tuổi Nhiều nhà bán lẻ cũng áp dụng chiến lược tập trung cho một số nhóm đối tượng tiêudùng riêng biệt như hàng thời trang “cấp tiến” hay các đối tượng tiêu dùng trẻ Hiện chitiêu cho hàng may mặc của nhóm trẻ vị thành niên chiếm tới 20% tổng mức chi tiêu chohàng may mặc của Hoa Kỳ

Thị trường bán lẻ hàng may mặc của Hoa Kỳ có xu hướng “phân mảng” khá rõ nét

5 nhà bán lẻ lớn nhất chiếm tới 28,1% tổng dung lượng thị trường, trong đó Gap chiếm12,1%; TJX (Marshall’s, TJ Max, A.J.Wright) chiếm 7,4%; Limited Brands (Limited,Express, Victoria’s Secret) chiếm 4,2%; Burlington chiếm 2,7% và Charming Shoppes(Lane Bryant, Fashion Bug, Catherine’s), chiếm 2%

Bên cạnh các kênh phân phối truyền thống, bán hàng qua mạng Internet đang có xuhướng tăng nhanh trong những năm gần đây Theo các nhà phân tích, trong năm 2008,khoảng 10% hàng may mặc sẽ được tiêu thụ qua mạng

1.4.2.2 Về tình hình sản xuất và lao động trong ngành dệt may Hoa Kỳ

Ở Hoa Kỳ, nếu như trong 10 năm (từ 12/1984 đến 12/1994), sản lượng ngành dệttăng 32,3%, may mặc tăng 2,2%, thì trong 10 năm 10 tháng tiếp theo đó (từ 12/1994 đến

10/2005), ngành dệt đã giảm 22%, may mặc giảm tới 51,7% (Theo Bộ Công nghiệp Việt Nam).

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

18

Trang 19

Về lao động, từ 12/1994 đến 10/2005, 2 ngành này đã mất tới 907.900 việc làm(giảm 58,3%) Tính đến tháng 10/2005, dệt may Hoa Kỳ chỉ còn duy trì được tổng cộng648.600 việc làm.

Trong những tháng nửa sau 2005, sản xuất dệt may nội địa Hoa Kỳ đã có một sốdấu hiệu phục hồi yếu ớt Sản lượng dệt tháng 10/2005 tăng 2,4% kể từ 5/2005; sản lượngmay mặc tháng 9/2005 tăng 4,3% kể từ 5/2005 Đây cũng là mức tăng lớn nhất (tính theochu kỳ 4 tháng) kể từ tháng 6/1994 Một trong những nguyên nhân có thể do Chính phủHoa Kỳ áp dụng các biện pháp tự vệ đối với 10 cat hàng dệt may của Trung Quốc (tháng4/2005) Với việc đạt được thoả thuận về dệt may với Trung Quốc vào đầu tháng 11/2005,sản xuất trong nước của Hoa Kỳ còn hồi phục nhẹ trong năm 2006

Số liệu thống kê của Hoa Kỳ năm 2005 cho thấy ưu thế trên thị trường hàng dệtmay nhập khẩu Hoa Kỳ sau thời điểm 1/1/2005 đã thuộc về các quốc gia châu Á nhưTrung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Hàn Quốc, các nước ASEAN và thị phầncủa ngành sản xuất dệt may nội địa Hoa Kỳ luôn trên đà thu hẹp

Như vậy, thấy trước nguy cơ khó cạnh tranh được với nhập khẩu dệt may từ cácnước đang phát triển thuộc châu Á, Phi và Mỹ Latinh có chi phí nhân công thấp, giá thành

rẻ, Hoa Kỳ đã từ rất sớm thực hiện các chính sách kiềm chế nhập khẩu Tuy thế các chínhsách này đã không cứu được sản xuất dệt may trong nước khỏi liên tục sa sút trước sứccạnh tranh quá mạnh của hàng nhập khẩu từ các nước đang phát triển

Toàn cầu hóa khiến sụt giảm sản xuất trong nước ở những ngành cần lao động giảnđơn như may mặc là một xu thế tất yếu ở những nước phát triển như Hoa Kỳ Các chínhsách của Hoa Kỳ nhằm kiềm chế hàng dệt may nhập khẩu đã không đem lại hiệu quả bảo

vệ sản xuất trong nước của họ

1.5 Một số quy định chủ yếu của Hoa Kỳ về nhập khẩu hàng dệt may

Quy chế quản lý của Hoa Kỳ với hàng nhập khẩu

- Hệ thống luật cơ bản điều tiết hoạt động nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ:

 Luật thuế suất năm 1930: Nhằm điều tiết hàng hóa nhập khẩu vào Hoa Kỳ chống lạiviệc nhập hàng giả, quy định thuế suất cao với hàng nhập khẩu, hiện nay luật này vẫn cònhiệu lực nhưng sau nhiều lần điều chỉnh thuế đã hạ xuống nhiều

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

19

Trang 20

 Luật buôn bán năm 1974: Định hướng cho các hoạt động buôn bán, có nhiều điểukhoản cho phép đền bù tổn thất cho các ngành công nghiệp Hoa Kỳ bị cạnh tranh bởihàng nhập khẩu.

 Hiệp định buôn bán 1979: Gồm các điều khoản về sự bảo trợ của Chính phủ về cácchướng ngại kỹ thuật trong buôn bán, các sửa đổi thuế bù trừ và thuế chống hàng thừa, ế -

là một loại thuế đánh vào các loại hàng hóa bị cho là có trợ cấp hoặc bán phá giá

Luật tổng hợp về buôn bán và cạnh tranh 1988: cho phép Hoa Kỳ áp dụng các biệnpháp trừng phạt đối với cá quyết định không chịu mở cửa cho hàng hóa Hoa Kỳ và viphạm quyền sở hữu trí tuệ của Hoa Kỳ

Hoa Kỳ là một thị trường vô cùng hấp dẫn với sức tiêu dùng lớn nhất thế giới Tuynhiên, thách thức lớn đang đặt ra đối với các nhà xuất khẩu Việt Nam là hệ thống phápluật vô cùng phức tạp của Hoa Kỳ Những quy định ngặt nghèo của Hoa Kỳ về hàng nhậpkhẩu là một trở ngại lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam và nếu không nỗ lực tìm hiểu

để vượt qua những trở ngại này thì các doanh nghiệp Việt Nam sẽ khó có thể xâm nhậpđược thị trường Hoa Kỳ Đối với hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, cácdoanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần chú ý đến những quy định chủ yếu sau:

1.5.1.1 Danh mục điều hòa thuế quan Hoa Kỳ

Mã hàng hóa tính thuế và thuế suất đối với các hàng hóa nhập khẩu vào thị trườngHoa Kỳ được xác định thông qua “Danh mục điều hòa thuế quan Hoa Kỳ” (HarmonizedTariff Schedule of the United States of America (HTS)) HTS giải thích hệ thống mô tả và

mã số hàng hóa, liệt kê tất cả các loại thuế suất của tất cả các loại hàng hóa đánh vào tất

cả các nước Để xác định chính xác thuế suất áp dụng cho mặt hàng cần tìm, cần xác địnhđúng mô tả hàng hóa và thuế suất áp dụng cho mặt hàng đó

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

20

Trang 21

Thuế suất nhập khẩu vào Hoa Kỳ được xác định theo một trong ba phương pháp cơbản sau:

- Thuế suất trị giá (ad varolem rate): Là một tỷ lệ % xác định của trị giá hàng hóa, đây

là loại thuế suất được áp dụng phổ biến nhất

- Thuế suất đặc định (specific rate): là thuế suất thể hiện bằng một số tiền nhất địnhtrên mỗi đơn vị số lượng hoặc trọng lượng, loại thuế suất này được áp dụng cho hàngnông sản

- Thuế suất phối hợp (compound rate): là loại thuế suất áp dụng kết hợp cả hai phươngpháp trên

Mức thuế suất HTS được chia thành hai cột:

- Cột 1: hàng hóa có xuất xứ từ các nước đang được hưởng quan hệ thương mại bìnhthường (normal trade relation – NTR) nhập khẩu vào Hoa Kỳ chịu mức thuế suất thamchiếu áp tại cột 1 “mức thuế suất” hay còn gọi là “mức thuế suất NTR” của HTS Cột 1

“mức thuế suất” được chia thành hai cột phụ là “phổ thông” và “đặc biệt”:

 Cột phổ thông (general) quy định mức thuế suất áp dụng đối với hàng hóa có xuất xứ

từ các nước được hưởng NTR nhập khẩu vào Hoa Kỳ (trung bình các dòng thuế khoảng4%)

 Cột đặc biệt (special) quy định mức thuế suất ưu đãi (thấp hơn mức thuế suất NTRhoặc bằng 0) theo một hay nhiều chương trình ưu đãi thương mại và thuế quan đặc biệtcủa Hoa Kỳ với các nước khác Ví dụ: với các nước đang phát triển theo “Hệ thống ưu đãithuế quan phổ cập” (Generalized System of Preferences – GSP), các nước Bắc Mỹ theo

“Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mỹ” (North America Free Trade Area – NAFTA), cácnước vùng vịnh Caribê “Đạo luật về phục hồi kinh tế các nước vùng vịnh Caribê”(Caribean Basin Economic Recovery Act – CBERA), Ixraen theo “Khu vực mậu dịch tự

do Hoa Kỳ - Ixraen” (United States – Israel Free Trade Area)…

- Cột 2: Thuế suất phi NTR dành cho các nước không được Hoa Kỳ cho hưởng quychế quan hệ thương mại bình thường như Cuba, Bắc Triều Tiên, Siri… Mức thuế suất nàyrất cao, cao hơn nhiều so với mức thuế NTR (ví dụ: mức thuế suất NTR đối với mặt hàng

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

21

Trang 22

quần áo nam chất liệu bông – HTS 1603320000 là 13,8% còn mức thuế suất phi NTR là90%).

Mỗi mặt hàng đều có mã số riêng tương ứng trong HTS và được phân loại theo cácnhóm và phân nhóm chi tiết đến 10 chữ số, hàng dệt may được phân loại rất chi tiết và cụthể trong HTS từ chương 50 đến chương 63

1.5.1.2 Giá tính thuế

Giá tính thuế là giá giao dịch (theo quy định của GATT) Giá giao dịch ở đâykhông phải là giá trên hóa đơn mà phải cộng thêm nhiều chi phí khác như chi phí đónggói, tiền hoa hồng cho trung gian nếu người mua phải trả, tiền máy móc thiết bị nhà nhậpkhẩu cung cấp cho nhà sản xuất… Giá giao dịch để tính thuế không tính phí vận chuyển

và bảo hiểm lô hàng nên hàng hóa mua trên cơ sở CIF thì phần chi phí cho bảo hiểm vàvận tải sẽ được trừ đi trong giá tính thuế của hàng hóa

Ngoài thuế nhập khẩu ra hải quan Hoa Kỳ còn thu các loại phí sau:

- Phí xử lý hàng hóa: 0,21% trị giá hàng hóa

- Phí cầu cảng: 0,125% trị giá hàng hóa

1.5.2 Hạn ngạch nhập khẩu

1.5.2.1 Khái niệm, phân loại và cách thực hiện hạn ngạch nhập khẩu

Đối với các nhà xuất khẩu có ý định xuất hàng sang Hoa Kỳ, nhất là các sản phẩmdệt may, một trong những điều cần quan tâm đầu tiên là hàng của mình có bị hạn chếkhông cho nhập hay chỉ cho nhập một số lượng giới hạn nào đó mà thôi

Hạn ngạch nhập khẩu là những quy định của Chính phủ nhằm kiểm soát và giớihạn số lượng hay giá trị một loại hàng hóa nào đó được nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳtrong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm)

Có hai loại hạn ngạch: Hạn ngạch tuyệt đối (absolute quota) và hạn ngạch thuếquan (tariff – rate quota)

- Hạn ngạch tuyệt đối giới hạn số lượng một loại hàng hóa nhất định được phép nhậpkhẩu hàng năm Nếu số lượng nhập đã lên đúng chỉ tiêu cho phép thì số hàng hóa vượtquá chỉ tiêu hạn ngạch sẽ không được phép nhập khẩu vào Hoa Kỳ cho đến hết thời hạn

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

22

Trang 23

của hạn ngạch đó (số hàng này phải chuyển qua kho để tái xuất đi nước khác hoặc chờđến khi có hạn ngạch trở lại)

- Hạn ngạch thuế quan cho phép một số lượng hàng hóa nhất định nhập khẩu vào Hoa

Kỳ trong một thời gian nào đó với một thuế suất thấp (reduced rate) Ở đây không có sựhạn chế về số lượng nhập khẩu như hạn ngạch tuyệt đối nhưng số lượng hàng hóa vượtquá chỉ tiêu trên sẽ phải chịu mức thuế suất cao hơn

1.5.2.2 Visa hàng dệt may

Visa là một loại dấu chứng thực xác nhận trên hóa đơn hoặc trên “Giấy phép kiểmsoát nhập khẩu” do cơ quan trực thuộc Chính phủ của nước có sản phẩm dệt may xuấtkhẩu sang Hoa Kỳ cấp Theo Hiệp định về visa giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủHoa Kỳ thì hàng dệt may Việt Nam cần có visa mới được cấp phép nhập khẩu vào Hoa

Kỳ Visa sẽ do cơ quan có thẩm quyển trực thuộc Chính phủ Việt Nam cấp (cụ thể ở ViệtNam là Bộ Công thương và các Sở Thương mại), ngày cấp visa là ngày người có thẩmquyền ký chứng thực, người ký visa phải là người được Chính phủ Việt Nam ủy quyền

Một visa hợp lệ phải bao gồm các nội dung sau:

- Số hiệu visa gồm 9 ký tự (ký tự đầu thể hiện năm xuất khẩu, 2 ký tự tiếp theo là mãnước xuất khẩu theo tiêu chuẩn quốc tế ISO, 6 ký tự cuối là số visa theo thứ tự cấp (Ví dụVisa No: 3VN001234)

- Ngày cấp (Ví dụ 01 May 2005)

- Chủng loại hàng (ví dụ Category 438)

- Số lượng hàng hóa, có kèm đơn vị tính (ví dụ Quantity: 100, unit of quantity: dozen)

- Chữ ký gốc của người cấp

Nếu số lượng hàng hóa cập cảng lớn hơn số lượng hàng hóa ghi trong visa thì hàng

sẽ không được phép nhập khẩu

Nếu số lượng hàng hóa cập cảng ít hơn số lượng ghi trong visa thì hàng vẫn đượcphép nhập khẩu và số lượng hàng nhập khẩu thực tế sẽ được trừ vào hạn ngạch áp dụng

Số lượng chênh lệch không được tính cho lô hàng khác

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

23

Trang 24

Hàng hóa sẽ không được nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ nếu: số hiệu visa,chủng loại hàng, số lượng hàng hóa, đơn vị tính, chữ ký, ngày cấp visa không đầy đủ, bịthay đổi, không hợp lệ hoặc thiếu chính xác.

Visa không được chấp thuận sẽ cần có một visa mới, phù hợp do cơ quan có thẩmquyền trực thuộc Chính phủ Việt Nam cấp, hoặc có văn bản miễn trừ visa (visa waiver).Văn bản miễn trừ visa do Bộ Thương mại Hoa Kỳ cấp theo yêu cầu của Đại sứ quán ViệtNam tại Washington

Hải quan Hoa Kỳ sẽ không trả lại visa không được chấp thuận sau khi hàng hóa đãđược nhập khẩu Tuy nhiên, sẽ cung cấp một bản sao có giá trị của hóa đơn thương mại đãđược cấp visa

1.5.3 Quy định về xuất xứ hàng dệt may

- Đối với xơ sợi chưa xử lý – là địa điểm xe sợi

- Đối với sợi tơ – là nơi sợi được sản xuất ra

c Vải: xuất xứ vải là nơi vải được dệt, đan, kết, ép… lại qua các quy trình sản xuất vảikhác

d Các sản phẩm dệt may khác: xuất xứ của tất cả mọi sản phẩm dệt may khác là nơi màcác thành phần của nó được lắp ráp hoàn chỉnh (trừ các bộ phận nhỏ như khuy, chuỗi hạt,

… hoặc các bộ phận lắp ráp nhỏ như cổ, cổ tay áo, túi…)

e Quy tắc áp dụng trong trường hợp sản xuất ở nhiều nước

Trường hợp không thể xác định được xuất xứ của sản phẩm dệt hoặc may theo mộttrong các quy tắc trên và sản phẩm được tạo ra là kết quả của quy trình sản xuất ở hai haynhiều nước thì nước xuất xứ được xác định như sau:

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

24

Trang 25

- Là nước mà tại đó quy trình sản xuất hay lắp ráp quan trọng nhất xẩy ra Quy trìnhnày được xác định trong trường hợp cụ thể thông qua pháp quyết của Tòa án hay án lệ(các bản án đã phán quyết trước đó).

- Nếu không thể xác định được quy trình lắp ráp hoặc sản xuất quan trọng nhất thìnước xuất xứ sẽ là địa điểm cuối cùng mà quy trình sản xuất hay lắp ráp đó xảy ra

1.5.3.2 Tờ khai xuất xứ hàng dệt may

Tờ khai xuất xứ hàng hóa được nộp cho hải quan ngay khi hàng nhập vào Có baloại tờ khai xuất xứ hàng dệt may khi nhập khẩu vào Hoa Kỳ:

- Tờ khai xuất xứ đơn (Single country declaration) được sử dụng cho việc nhập khẩuhàng dệt may có nguồn gốc nguyên liệu và đã được sản xuất chỉ từ một quốc gia hoặchàng dệt may được gia công tại một quốc gia bằng các nguyên liệu được sản xuất từ mộtquốc gia khác hoặc Hoa Kỳ

- Tờ khai xuất xứ kép (Multiple country declaration) được sử dụng cho những mặthàng dệt may được sản xuất hay gia công bằng các nguyên liệu từ nhiều quốc gia khácnhau

- Ngoài ra còn có tờ khai phụ (Negative declaratioin) được sử dụng cho các sản phẩmkhông thuộc các chỉ dẫn hàng dệt may của Chính phủ Hoa Kỳ

Các thông tin chủ yếu phải được thể hiện trong tờ khai xuất xứ hàng dệt may nhậpkhẩu vào Hoa Kỳ gồm có:

- Đối với hàng hóa gồm ký hiệu nhận dạng hàng hóa, các chi tiết mô tả hàng hóa, sốlượng cụ thể mỗi loại sản phẩm của lô hàng, quốc gia xuất xứ, quy trình sản xuất và giacông hàng hóa, ngày xuất khẩu (ngày phương tiện vận tải rời cảng cuối cùng của quốc giaxuất xứ)

- Đối với nguyên liệu để sản xuất ra sản phẩm gồm các chi tiết mô tả nguyên liệu,quốc gia sản xuất ra nguyên liệu đó, ngày xuất khẩu

Hải quan sẽ xác định quốc gia xuất xứ hàng dựa trên thông tin ghi trong mỗi tờkhai, nếu thông tin không đầy đủ, hải quan sẽ yêu cầu cùng cấp thêm thông tin cho việcxác định quốc gia xuất xứ của lô hàng Lô hàng sẽ không được giải phóng cho đến khiviệc xác định được thực hiện xong

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

25

Trang 26

1.5.4 Quy định về hóa đơn thương mại

- Mô tả chi tiết về hàng hóa: tên hàng, phẩm cấp hoặc chất lượng của hàng, nhãn hiệu,

mã số, cùng với nhãn hiệu và số hiệu đóng gói của hàng hóa, tổng số kiện cùng ký hiệutrên mỗi kiện hàng

- Tổng lượng hàng tính theo các đơn vị đo lường (kg, cái, tá, m2…)

- Giá bán của từng loại hàng theo đồng tiền trong hợp đồng nếu hàng đã được bánhoặc đồng ý bán

- Giá được tính trên đơn vị tiền tệ của quốc gia nào (USD, VND…)

- Ngoài ra, tất cả những chi phí khác trên hàng hóa phải ghi thành khoản theo tên vàlượng bao gồm chi phí vận chuyển, bảo hiểm, hoa hồng, hòm, container, bao bì, chi phíđóng gói…

- Các khoản giảm trừ và tiền thưởng cũng phải ghi thành từng khoản riêng

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

26

Trang 27

1.5.4.2 Quy định riêng với hàng dệt may

a Hàng là sản phẩm sợi thuần túy hay là hàng dệt sợi thì trong hóa đơn cần nêu:

- Sợi là loại tự nhiên hay nhân tạo, tên sợi là gì, xác định theo nhóm các loại sợi và xếptheo thứ tự tùy vào trọng lượng sợi đó cấu thành từ 5% hay nhiều hơn trong tổng trọnglượng sợi của sản phẩm

- Tỷ lệ tính theo trọng lượng của mỗi loại sợi trong toàn bộ thành phần sợi của sảnphẩm

- Tên nước chế biến hay sản xuất sợi đó

b Đối với hàng dệt bằng sợi nhân tạo, nội dung hóa đơn phải nêu:

- Chiều rộng chính xác của vải

- Mô tả chi tiết hàng hóa, thương hiệu hàng hóa nếu có

- Hàng có được tẩy trắng hay không, được nhuộm hay dệt từ sợi nhiều màu, hàng có in

ấn được hay không

- Kê khai tỷ lệ % theo trọng lượng từng loại đối với tất cả các nguyên liệu được sửdụng trong sản phẩm

- Xác định sợi nhân tạo hay sợi tổng hợp, sợi chỉ hay sợi vải, tính bền chắc của sợi, sốvòng xoắn trong một mét sợi

- Kích thước sợi dệt hàng dọc và hàng ngang

- Cách dệt sợi như dệt trơn, dệt chéo, dệt sa tanh, dệt hoa, dệt quay, dệt vạt…

- Số sợi chỉ đơn trong mỗi cm2 chiều ngành và chiều dọc

- Trọng lượng tính bằng gam mỗi m2 vải

- Số sợi trung bình theo công thức: 100 x Số sợi đơn trên mỗi m2 vải

c Đối với hàng may mặc, hải quan Hoa Kỳ lại có những yêu cầu về hóa đơn như sau:

- % theo trọng lượng của tất cả nguyên liệu làm nên sản phẩm may mặc cũng như từngloại sợi của lớp vải bên ngoài (trừ vải lót, cổ tay áo, cổ áo và những thành phần phụ khác)theo thứ tự giảm dần

- Đối với những hàng may mặc làm bằng một hay nhiều loại nguyên liệu (sợi dệt, da,lông thú, nhựa…), hóa đơn phải ghi rõ trọng lượng từng nguyên liệu dệt riêng trong sảnphẩm và trọng lượng từng loại nguyên liệu không phải sợi dệt trong toàn bộ sản phẩm

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

27

Trang 28

1.5.5 Quy định về nhãn mác sản phẩm

1.5.5.1 Các thông tin cần thiết trên hàng

a Đối với hàng dệt, may mặc

Bất kỳ các sản phẩm sợi, may mặc nào được nhập khẩu vào Hoa Kỳ phải đượcđóng dấu, gắn cuống giá, ghi ký mã hiệu với các thông tin theo quy định trong Luật xácđịnh sản phẩm sợi dệt như sau:

- Tên chung và tỷ lệ % trọng lượng sợi cấu thành trong sản phẩm, trừ đi những phầntrang trí được phép, với số lượng trên 5% theo thứ tự từ cao xuống thấp về trọng lượng,với một số % bất kỳ sợi hoặc nhiều sợi phải được coi là “sợi khác” hoặc “các sợi khác” ởcuối danh mục Các sợi có số lượng bằng hoặc thấp hơn 5% phải được coi là “các sợikhác”

- Tên của nhà sản xuất hoặc tên hay số đăng ký (Register number) của người nhậpkhẩu hay một doanh nghiệp khác phụ trách việc tiếp thị, phân phối hoặc kinh doanh sảnphẩm sợi dệt Số đăng ký này do Ủy ban thương mại Liên bang Hoa Kỳ cấp

- Tên quốc gia gia công hoặc sản xuất

b Đối với hàng len

Bất kỳ sản phẩm sợi len nào được nhập khẩu vào Hoa Kỳ (trừ thảm, đệm, và cácsản phẩm len đã sản xuất trên 20 năm trước) đều phải gắn cuống giá, dán nhãn hiệu hoặcghi ký mã hiệu rõ ràng với những thông tin sau theo Luật nhãn hiệu hàng len:

- Tỷ lệ % tổng trọng lượng len trong sản phẩm, trừ đi phần trang trí không quá 5%tổng trọng lượng sợi của: len, len tái chế, mỗi loại sợi khác nếu trọng lượng các loại sợinày bằng hoặc trên 5%, và tổng trọng lượng của tất cả các loại sợi khác

- Tỷ lệ % tối đa trên tổng trọng lượng của sản phẩm, của bất kỳ các chất khác khôngphải sợi pha trộn vào làm giảm phẩm cấp

- Tên người sản xuất hoặc người nhập khẩu sản phẩm Nếu người nhập khẩu có sốđăng ký do Ủy ban thương mại Liên bang cấp thì số đăng ký đó có thể sử dụng thay chotên người

c Đối với hàng lông thú

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

28

Trang 29

Bất kỳ sản phẩm may mặc nào được nhập khẩu vào Hoa Kỳ và được làm hoàn toànhoặc một phần từ lông thú (trừ những sản phẩm làm từ lông mới mà chi phí lông thú hoặcgiá bán lông thú của người sản xuất không quá 7 USD) phải được gắn cuống giá, dánnhãn hiệu hoặc ghi ký mã hiệu rõ ràng với những thông tin sau theo Luật nhãn hiệu hànglông thú:

- Tên người sản xuất hoặc người nhập khẩu Nếu người nhập khẩu có số đăng ký do

Ủy ban thương mại Liên bang cấp thì số đăng ký đó có thể sử dụng thay cho tên người

- Tên loại động vật có lông được sử dụng theo quy định của Hướng dẫn tên hàng lôngthú (Fur products name guide)

- Ghi rõ nếu sản phẩm dùng lông thú đã sử dụng hoặc đã hỏng

- Ghi rõ nếu sản phẩm lông thú được tẩy, nhuộm hoặc vẽ mẫu

- Ghi rõ nếu sản phẩm lông thú có toàn bộ hoặc phần lớn móng vuốt, đuôi, da vụnghoặc lông phế liệu

- Tên nước xuất xứ của bất kỳ loại lông nhập khẩu nào có trong hàng lông thú

1.5.5.2 Cơ chế ghi nhãn

- Các thông tin bắt buộc theo luật định có thể xuất hiện trên cùng một nhãn hoặc cácnhãn khác nhau, các thông tin này cũng có thể xuất hiện trên cùng một nhãn với các thôngtin khác

- Mọi phần của các thông tin bắt buộc phải được ghi rõ ràng, ở những chỗ đáng chú ý,

dễ đọc, dễ thấy và dễ tiếp cận đối với khách hàng Các thông tin ghi trên nhãn hàng và bảnthân nhãn hàng phải đảm bảo giữ được trên hàng hóa cho đến khi nó đến tay người tiêudùng cuối cùng

- Các thông tin phải được viết bằng tiếng Anh và từ ngữ của chúng không được viết tắt(trừ viết tắt tên một số nước theo quy định của Ủy ban thương mại Liên bang)

- Nước xuất xứ phải luôn được ghi trên mặt trước của nhãn hàng

Trang 30

- Các tiêu chuẩn về kiểm tra màu sắc nhuộm của vải dệt, công nghệ hoàn tất, làm sạchsản phẩm dệt may do Hiệp hội các chuyên gia hóa học và màu sản phẩm dệt (AmericanAssociation of Textile Chemists and Colorists) của Hoa Kỳ và tổ chức tiêu chuẩn quốc tế(ISO), Hiệp hội các nhà sản xuất hàng dệt may Hoa Kỳ (American Textile ManufacturesInstitue) quy định.

- Đối với từng loại sản phẩm cụ thể cũng có những tiêu chuẩn chất lượng riệng: cáctiêu chuẩn về vải công nghiệp do Hiệp hội vải công nghiệp quốc tế (Industrial FabricsAssociation International), Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế, Hiệp hội các nhà sản xuất hàng dệtmay Hoa Kỳ quy định, các tiêu chuẩn về quần áo ngủ do Hiệp hội sản phẩm quần áo ngủquốc tế (International Sleep Products Association) quy định, các tiêu chuẩn về vải khôngdệt do Hiệp hội vải không dệt (Association of Nonwoven Fabrics Industry), Hiệp hội kiểmtra và vật liệu Hoa Kỳ (American Society for Testing and Materials) và Tổ chức tiêuchuẩn quốc tế quy định…

1.5.6.2 Quy định về tính an toàn sản phẩm và trách nhiệm đối với sản phẩm lỗi

Tất cả các hàng hóa xuất sang Hoa Kỳ phải đáp ứng các quy định an toàn, sức khỏecủa cộng đồng Liên bang cũng như yêu cầu của từng khách hàng đặt ra

Người sản xuất, người nhập khẩu hay phân phối sản phẩm phải chịu trách nhiệm đốivới người tiêu dùng về các sản phẩm lỗi như sau:

- Nếu người tiêu dùng bị thương do sử dụng sản phẩm lỗi thì sẽ có thể kiện người sảnxuất, người nhập khẩu ra pháp luật và nhà cung cấp có thể phải chịu phạt một khoản tiềnlớn vì những thiệt hại gây ra cho người tiêu dùng, người tiêu dùng chỉ cần chỉ ra rằng sảnphẩm bị lỗi là nguyên nhân trực tiếp của thiệt hại thực tế và thiệt hại đã xảy ra trong khi

sử dụng sản phẩm một cách bình thường chứ không cần chứng minh lỗi của nhà sản xuất.Nghiêm trọng hơn nữa, người nhập khẩu có thể bị đưa ra tòa án và Ủy ban an toàn sảnphẩm tiêu dùng Hoa Kỳ (UPSC) vì hoạt động nhập khẩu và tiêu thụ các sản phẩm vi phạmquy định về tính an toàn

- Cơ quan Chính phủ và Cục thẩm phán Hoa Kỳ có quyền dừng hoạt động nhập khẩuvào Hoa Kỳ hoặc có thể yêu cầu người nhập khẩu ngừng bán các sản phẩm lỗi

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

30

Trang 31

- Chính phủ có thể yêu cầu người nhập khẩu thu hồi các hàng hóa bị lỗi và bản thânngười nhập khẩu phải thông báo cho người tiêu dùng về tình trạng hàng hóa và hoàn lạitiền cho người tiêu dùng

- Ủy ban an toàn sản phẩm tiêu dùng Hoa Kỳ có chức năng đưa ra các quy định antoàn sản phẩm và các quy định này bảo vệ người tiêu dùng tránh khỏi các sản phẩm không

an toàn và đặt trách nhiệm này lên các nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà nhập khẩu và nhàbán lẻ về các sản phẩm đã được liệt kê

1.5.6.3 Quy định về tính bắt lửa

Các loại sản phẩm từ vải dệt sẽ không được nhập vào Hoa Kỳ nếu không phù hợpvới tiêu chuẩn chống cháy của Luật về vải dễ cháy (Flamable Fabrics Act) Tiêu chuẩnnày áp dụng cho các loại quần áo nói chung, quần áo ngủ trẻ em, thảm và chăn mền, đệm

và đệm lót Ủy ban an toàn sản phẩm tiêu dùng Hoa Kỳ quản lý việc thi hành luật này

a Quần áo nói chung (General wearing apparel)

Tất cả quần áo phải được kiểm tra tính bắt lửa theo quy định và tiêu chuẩn về sợi

dễ cháy trong luật Liên bang (Code of Federal Regulations 16 CRF 1610) Việc kiểm tratiến hành như sau: lấy một mẫu vải có kích thước 8,9 x 25,4 cm (3,5 x 10 inch) hướng mộtgóc 450 so với ngọn lửa nhỏ trong vòng 10 giây Vải được đánh giá và phân loại theo cáctiêu chí sau:

- Vải loại 1:

 Vải dệt không có về mặt sợi nổi với tốc độ bắt lửa lớn hơn hoặc bằng 4 giây

 Vải dệt có bề mặt sợi nổi với tốc độ bắt lửa lớn hơn 7 giây hoặc bề mặt vải cháynhanh (từ 0 đến 7 giây) nhưng mẫu vải không bị đốt cháy

- Vải loại hai (có tính bắt lửa trung bình): Vải dệt có bề mặt sợi nổi với tốc độ bắt lửa

từ 4 đến 7 giây

- Vải loại 3:

 Vải dệt không có bề mặt nổi với tốc độ bắt lửa dưới 4 giây

 Vải dệt có bề mặt sợi nổi với tốc độ bắt lửa dưới 4 giây

Quần áo nói chung bị xếp vào loại 3 không được phép sử dụng và tiêu thụ trên thịtrường Hoa Kỳ

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

31

Trang 32

b Bộ đồ ngủ dành cho trẻ em (Children’s Sleepwear)

Mọi loại đồ ngủ và đồng phục của trẻ em được bán tại Hoa Kỳ phải đáp ứng mộttrong hai tiêu chí sau:

- Nếu quần áo thước loại bó sát (tight – fitting) theo đúng nghĩa của CPSC hoặc nếuquần áo dành cho lứa tuổi từ sơ sinh đến 9 tháng tuổi thì vải sử dụng để may các loại quần

áo đó phải là vải loại 1 theo cách xếp hạng và phân loại như phần trên

- Quần áo ngủ loại rộng (loose – fitting) phải qua quá trình kiểm tra độ bắt lửa nghiêmngặt hơn Mẫu vải được đặt thẳng đứng phía trên một ngon lửa (kích cỡ bằng 1 que diêm)sao cho khoảng cách từ mép dưới của mẫu vải (sử dụng 5 mẫu) đến ngọn lửa nhỏ hơn17,8 cm (7 inch) và vải phải đảm bảo không bị đốt cháy

c Thảm và chăn mền (Carpets and Rugs)

Các sản phẩm thảm và chăn mền cũng phải qua kiểm nghiệm để đánh giá tính bắtlửa khi bị đốt cháy Đặt một mẫu thảm hoặc chăn mền lên một thang hóa chất bị đốt cháy,thanh này có thể tao ra ngọn lửa cháy trong khoảng 1 phút Mẫu đó không được phép cháylan trong 2,54 cm (1 inch)

Thảm và chăn mền không đáp ứng được yêu cầu này bắt buộc phải dán nhãn ghi rõcho người tiêu dùng biết các sản phẩm này không đáp ứng được tiêu chuẩn FF1 – 70 hoặcFF2 – 70 (thảm và chăn mền loại nhỏ)

d Đệm và đệm lót (Mattresses and Mattress Pads)

Đặt một mẫu đệm hoặc đêm lót vào một điều thuốc lá đang cháy âm ỉ Mẫu nàykhông được lan rộng quá 5,1 cm (2 inch) Các loại đệm và đệm lót không thỏa mãn quyđịnh FF4 – 72 này sẽ bị cấm tiêu thụ trên đất Hoa Kỳ

Ngoài ra, các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ cũng đòi hỏi nhà sản xuất nước ngoài phảituân theo các tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội (SA 8000, WRAP) về đảm bảo điều kiệnlao động, không sử dụng lao động cưỡng bức, tuân thủ luật lao động…

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

32

Trang 33

1.6 Tầm quan trọng của hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

Xuất khẩu có một vai trò quan trọng là tăng thu ngoại tệ cho quốc gia Đối với mộtnước đang phát triển như Việt Nam hiện nay, xuất khẩu giúp đẩy nhanh quá trình côngnghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta

Dệt may lại là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam Hơnthế nữa, Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất của xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam Vì thế, hoạtđộng xuất khẩu dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ có một vai trò vô cùng quantrọng

Thứ nhất, xuất khẩu dệt may sang thị trường Hoa Kỳ làm tăng mối quan hệ thươngmại giữa hai quốc gia Việt Nam – Hoa Kỳ Từ mối quan hệ giữa xuất khẩu mặt hàng này,chúng ta có thể mở rộng mối quan hệ và đẩy mạnh xuất khẩu những mặt hàng khác Việcxuất khẩu mặt hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ làm cho mối quan hệ ViệtNam – Hoa Kỳ ngày càng chặt chẽ hơn

Thứ hai, xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ làm tăng thungoại tệ cho Việt Nam Giúp Việt Nam có thể đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiệnđại hóa của đất nước

Thứ ba, việc xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ - một đấtnước có nền kinh tế phát triển vào bậc nhất thế giới làm cho các doanh nghiệp của ViệtNam năng động và nhạy bén hơn

Thứ tư, nhờ có hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa

Kỳ, chúng ta giải quyết được rất nhiều việc làm cho người lao động Có thể nói hoạt độngxuất khẩu dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ đã góp phần giải quyết nạn thấtnghiệp ở Việt Nam

Hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ còn gópphần mở rộng các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam Do yêu cầu củahoạt động sản xuất kinh doanh và xuất khẩu, các doanh nghiệp phải tự nghĩ cách mở rộngsản xuất, nâng cao chất lượng, chủng loại, mẫu mã sản phẩm để có thể tăng cường tínhcạnh tranh so với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường Hoa Kỳ

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

33

Trang 34

Xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ chúng ta có thể thu được mộtlượng ngoại tệ lớn Từ đó góp phần tạo vốn cho nhập khẩu để tái sản xuất mở rộng Phục

vụ tích cực cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

1.7 Kinh nghiệm xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ của một số quốc gia.

1.7.1 Tận dụng Kiều dân sống ở Hoa Kỳ để đẩy mạnh xuất khẩu

Đó là kinh nghiệm của Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Philippin… Họ tậndụng hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp gốc Hoa, gốc Hàn… để làm bàn đạp đưahàng dệt may ồ ạt vào thị trường Hoa Kỳ mà không cần buôn bán qua trung gian Chúng

ta biết rằng trên đất nước Hoa Kỳ nói riêng và trên thế giới nói chung, đâu đâu cũng cóngười Hoa sinh sống Thậm chí ngay trên lãnh thổ Hoa Kỳ còn có khu phố Tàu, chính vìđiều đó, vấn đề nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc, Đài Loan sang thị trường Hoa Kỳkhông cần phải qua các khâu trung gian Do đó, một lần nữa hàng hóa dệt may TrungQuốc và Đài Loan có thể hạ thêm giá thành để tăng cường lợi thế cạnh tranh Nhờ cónhững khu thương mại của người Hoa ở các thành phố lớn của Hoa Kỳ mà hàng hóaTrung Quốc, Đài Loan chiếm lĩnh thị trường Hoa Kỳ một cách nhanh chóng và hiệu quả

Việt Nam cũng có rất nhiều Kiều bào sống trên Hoa Kỳ, đặc biệt là ở bangCalifornia Vì thế, chúng ta có thể học hỏi kinh nghiệm này Trước hết, cần nghiên cứu vàđẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường bang California

mà không cần thông qua các trung gian Như thế ở bang này, hàng dệt may Việt Nam sẽgiảm được các chi phí trung gian, nhờ đó tăng tính cạnh tranh Sau đó phải có những hoạtđộng marketing thúc đẩy và xúc tiến bán hàng để khách hàng biết đến hàng dệt may ViệtNam Rồi từ thị trường California, hàng dệt may Việt Nam có thể đến khắp mọi nơi trênđất nước Hoa Kỳ

1.7.2 Nâng cao tính cạnh tranh về giá để chiếm lĩnh thị trường

Đó là kinh nghiệm của Trung Quốc, Thái Lan, Pêru… Vì người dân Hoa Kỳ cótính thực dụng, những hàng hóa có giá rẻ vẫn là những mặt hàng chiếm ưu thế cạnh tranhtrên thị trường này Đó là một yếu tố quan trọng để chiếm lĩnh thị trường, đặc biệt là thịtrường bình dân và thu nhập thấp Nhờ có chính sách giá rẻ và không vi phạm luật chống

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

34

Trang 35

bán phá giá của Hoa Kỳ mà hàng dệt may Trung Quốc đã chiếm lĩnh một thị trường rấtlớn ở Hoa Kỳ Trung Quốc sản xuất cho cả 3 phân đoạn thị trường là giới thượng lưu,trung lưu và tầng lớp dân cư có thu nhập thấp nhưng hầu hết các hàng hóa dệt may củaTrung Quốc đều có giá rẻ hơn so với các hàng hóa cùng chủng loại của các đối thủ cạnhtranh Đó chính là một yếu tố quan trọng để hàng dệt may Trung Quốc chiếm đến hơn30% thị phần trên đất Hoa Kỳ.

Hiện nay, hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ chủ yếunhắm vào 2 phân đoạn thị trường là tầng lớp trung lưu và dân cư có thu nhập thấp TuyViệt Nam có nguồn lao động dồi dào và giá rẻ, nhưng năng suất lao động trong ngành dệtmay Việt Nam không cao Do đó chưa tạo được sức bật trong việc nâng cao năng lựccạnh tranh về giá cả Trong thời gian tới, Việt Nam cần phải học tập kinh nghiệm củaTrung Quốc: sản xuất cả những mặt hàng xuất khẩu phục vụ giới thượng lưu ở thị trườngHoa Kỳ, vì rằng những mặt hàng phục vụ cho giới thượng lưu sẽ thu được lợi nhuậnnhiều hơn Chúng ta cũng cần cải tiến công nghệ, nâng cao trình độ tay nghề cho côngnhân để có thể tăng năng suất lao động, từ đó giảm bớt giá thành sản phẩm

1.7.3 Cải tiến mẫu mã, đa dạng hóa chủng loại mặt hàng

Đó là kinh nghiệm của Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc Nhờ đa dạng hóa cácsản phẩm hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ mà hàng dệt may của TrungQuốc luôn chiếm vị trí hàng đầu và chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường Hoa Kỳ Bởi

là khách hàng, cho dù là bất cứ ai cũng muốn có nhiều sự lựa chọn Dân Hoa Kỳ cũngvậy, họ thích sự cầu kỳ về kiểu dáng, mẫu mã hơn nữa họ thích có nhiều mẫu mã để cóthể lựa chọn cho phù hợp với tính cách và sở thích của bản thân Mỗi khi đến với nhữngshop hàng dệt may của Trung Quốc, người ta chìm ngập trong những sắc mầu, nhữngkiểu dáng cũng như mẫu mã độc đáo và lạ mắt Như vậy khách hàng sẽ có vô số sự lựachọn Chính nhờ thế, các mặt hàng dệt may của Trung Quốc sang thị trường Hoa Kỳ bánrất chạy

Hàng dệt may Việt Nam chưa có được sự đa dạng cũng như độc đáo về kiểu dáng,mẫu mã Vì thế Việt Nam nên đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

35

Trang 36

bằng cách thiết kế những mẫu vải, những kiểu dáng, mẫu mã mới Chúng ta cũng cần đadạng hóa các mặt hàng dệt may xuất khẩu sang thị trường này.

1.7.4 Có chính sách ưu đãi thu hút vốn đầu tư nước ngoài để làm ra hàng dệt may xuất khẩu đưa vào thị trường Hoa Kỳ

Đó là kinh nghiệm của Trung Quốc, Campuchia… Sau khi được hưởng MFN củaHoa Kỳ, các nước này dành ưu đãi đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cóhàng xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ Vì vậy, Campuchia đã thu hút được một lượngvốn rất lớn của các doanh nghiệp Hồng Kông, Singapore, Đài Loan… các doanh nghiệpcủa các quốc gia này đổ xô vào Campuchia để tận dụng ưu đãi về hạn ngạch của Hoa Kỳdành cho nước này Nhờ vậy các khu công nghiệp và khu chế xuất sản xuất hàng dệt mayxuất khẩu của Campuchia rất phát triển Kim ngạch hàng dệt may xuất khẩu sang thịtrường Hoa Kỳ cũng tăng nhanh

Hiện nay, Việt Nam còn phải nhập rất nhiều nguyên phụ liệu từ nước ngoài để sảnxuất hàng dệt may hay nói cách khác, chúng ta vẫn đi gia công thuê cho nước ngoài là chủyếu Vì thế, trong thời gian tới Nhà nước cũng nên khuyến khích đầu tư vào các khu côngnghiệp, khu chế xuất sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành dệt may Nếu có thể làm đượcđiều đó, chắc chắn lợi nhuận trong hoạt động xuất khẩu hàng dệt may sẽ tăng lên rất nhiềulần

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

36

Trang 37

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ QUAN HỆ VIỆT NAM – HOA KỲ VÀ THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ

2.1 Tình hình xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam từ năm 2000 đến nay

2.1.1 Kim ngạch xuất khẩu

Tính đến hết năm 2007, Việt Nam có 10 ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu trịgiá hơn 1 tỷ USD là: Dầu thô, dệt may, giày dép, thủy sản, đồ gỗ, đồ điện tử và linh kiệnmáy tính, sản phẩm cơ khí, gạo, cao su, và cà phê Trong đó, giá trị kim ngạch xuất khẩuhàng dệt may đứng thứ 2, chỉ sau dầu thô Tuy nhiên, một số chuyên gia kinh tế nhận xétrằng trong thời gian tới, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may có thể sẽ vượt cả dầu thô đểvươn lên chiếm vị trí số 1 trong số các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam

Bảng 2.1: Các nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD của Việt Nam năm 2007

(Nguồn: Vụ xuất nhập khẩu – Bộ Công thương)

Từ bảng số liệu trên, chúng ta có thể thấy rõ hơn vai trò quan trọng của ngành dệtmay đối với nền kinh tế Việt Nam Như chúng ta đã biết, dệt may là một trong nhữngngành công nghiệp sản xuất, xuất khẩu quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, với khảnăng thu hút lao động lớn và đáp ứng yêu cầu tiêu dùng của nhân dân và phục vụ xuấtkhẩu đem lại hiệu quả kinh tế cao cho đất nước Không những là ngành hàng có giá trị

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

37

Trang 38

kim ngạch xuất khẩu lớn, dệt may còn là ngành hàng có tốc độ tăng trưởng kim ngạchxuất khẩu tăng nhanh và ổn định.

Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam từ 2000 – 2007

(Đơn vị: Triệu USD, %)

5 lần so với năm 2000 (9500 triệu USD so với 1892 triệu USD) Giá trị tuyệt đối tăng tới7,608 tỷ USD

Năm 2008, xuất khẩu hàng dệt may dự kiến đạt khoảng 9,5 tỷ USD (theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam) Mục tiêu này là rất khả quan do Việt Nam đã gia nhập WTO, dệt may

Việt Nam từ chỗ bị khống chế theo hạn ngạch vào thị trường Hoa Kỳ thì nay đã đượcphép xuất theo năng lực và nhu cầu thị trường Với quy chế của một thành viên WTO, cácdoanhnghiệp được hưởng điều kiện kinh doanh bình đẳng Thuế nhập khẩu đối với hàngdệt may Việt Nam vào một số thị trường sẽ giảm, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng ViệtNam thâm nhập các thị trường nước ngoài Bên cạnh đó, đầu tư nước ngoài vào dệt mayViệt Nam sẽ tăng đáng kể, nhất là đầu tư vào hạ tầng của ngành dệt may sẽ tạo điều kiệncho doanh nghiệp sản xuất chủ động hơn, hạ thấp giá thành, tăng khả năng cạnh tranh chohàng dệt may qua đó đẩy mạnh xuất khẩu

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

38

Trang 39

Theo số liệu thống kê của Hiệp hội dệt may Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu hàngdệt may của Việt Nam trong năm 2007 đạt 7,78 tỷ USD, tăng 33,7% so với năm 2006 Kếhoạch xuất khẩu của ngành trong năm 2006 đã được hoàn thành tốt nhờ sự cố gắng củacác doanh nghiệp, cùng với sự hỗ trợ tích cực của các cơ quan quản lý trong việc điềuhành cơ chế hạn ngạch được minh bạch, rõ ràng, giúp cho các doanh nghiệp hoàn thànhtốt công tác xuất khẩu của mình

Theo Hiệp hội dệt may Việt Nam, trong năm 2007 các chủng loại mặt hàng có kimngạch xuất khẩu tăng mạnh là áo jacket, quần, áo sơ mi, áo thun, áo khoác, quần short,quần áo thể thao, váy, quần áo sợi acrylic… và giảm xuất ở một vài mặt hàng như áo len,

đồ lót, caravat, khăn, quần áo jacket… Xét về trị giá, mặt hàng quần là chủng loại mặthàng có kim ngạch xuất khẩu tăng cao nhất, tăng tới 81 triệu USD so với năm 2005, đạt

205 triệu USD Đứng thứ hai là mặt hàng áo jacket với mức tăng 63 triệu USD Tuynhiên, xét theo tổng kim ngạch xuất khẩu thì áo jacket là mặt hàng có kim ngạch xuấtkhẩu cao nhất, đạt 246 triệu USD Đứng thứ ba là áo thun, với mức chênh lệch kim ngạchxuất khẩu lên tới 50 triệu USD, tăng 81% so với năm 2005, đạt 112 triệu USD Trong khixuất khẩu áo sơ mi lại tăng thấp, chỉ tăng 9 triệu USD, tương đương với 8,32% so vớinăm 2005, đạt 117 triệu USD – là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đứng cao thứ ba.Trong khi đó, xuất khẩu đồ lót và mặt hàng áo len lại giảm so với năm 2005 Bên cạnh đó,các mặt hàng như áo gió, áo ghilê, khăn, màn… cũng giảm xuất khẩu sang EU Các mặthàng như túi ngủ, quần áo mưa, găng tay, áo Kimono có tốc độ tăng trưởng kim ngạchxuất khẩu tăng rất cao trong năm 2006 Cùng với các mặt hàng xuất khẩu truyền thống,xuất khẩu các chủng loại mặt hàng này tiếp tục tăng mạnh trong năm 2007

Tuy nhiên, một bất lợi cho việc sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam

là chúng ta chưa tự chủ được trong khâu nguyên phụ liệu Do đó, rất nhiều công ty vẫnchủ yếu là gia cộng thuê cho nước ngoài, vì vậy tuy kim ngạch xuất khẩu khá lớn nhưnglợi nhuận chứa đựng trong đó lại không cao, phía Việt Nam vẫn chủ yếu là lấy công làmlãi

Hiện nay, 70% nguyên phụ liệu dệt may Việt Nam phải nhập khẩu Cả một ngànhcông nghiệp dệt may gần như hoàn toàn phụ thuộc vào nước ngoài Là một trong những

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

39

Trang 40

ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 20%/năm,kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may chiếm khoảng 15% tổng kim ngạch xuất khẩu cảnước

Thế nhưng giá trị thu về từ xuất khẩu dệt may là rất thấp, bởi dệt may Việt Namchủ yếu là gia công cho nhà nhập khẩu nước ngoài

Theo các số liệu thống kê của Bộ Công thương, trong tháng 7/2007, kim ngạchnhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may gồm bông, sợi, xơ đã tăng lên 32% so với cùng kỳnăm 2006, đạt trên 200 triệu USD Trước đó, tháng 6/2007, kim ngạch nhập khẩu nguyênphụ liệu dệt may đạt 250 triệu USD, tăng 42,9% so với cùng kỳ năm trước Tính chung 7tháng đầu năm, nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may đạt khoảng 1,3 tỷ USD, tăng khoảng15% so với cùng kỳ năm 2006

Hiện nay, nhu cầu về nguyên liệu nhập khẩu để bảo đảm sản xuất cần đến 95% xơbông, 70% sợi tổng hợp, 40% sợi xơ ngắn, 40% vải dệt kim và 60% vải dệt thoi Qua đó,

có thể thấy rằng cả một ngành công nghiệp dệt may gần như hoàn toàn phụ thuộc vàonước ngoài

Để sản xuất ổn định, hầu như các công ty ngành dệt may đều phải chấp nhận giacông cho đối tác nước ngoài, dù lợi nhuận thấp Bởi khi gia công, đối tác sẽ cung ứng kịpthời, đầy đủ nguyên phụ liệu Còn sản xuất theo dạng FOB (mua đứt, bán đoạn), lợi nhuậncao hơn, nhưng bù lại phải chịu khó tự tìm nguồn nguyên phụ liệu bằng cách nhập khẩu

Vì lẽ đó, doanh nghiệp mất thời gian phân loại, phối màu - chuyện hết sức bìnhthường trong thời buổi có đến 70% nguyên phụ liệu trông chờ vào nhập khẩu Như vậy,

để bảo đảm nguyên phụ liệu đạt chất lượng, nhiều khi doanh nghiệp phải ra nước ngoài để

đặt mua

Ngành dệt may Việt Nam chỉ có thể đáp ứng 30% nhu cầu nguyên phụ liệu và điềunày không có nghĩa là năng lực của ngành kém, không đủ sức sản xuất Về cơ bản, phụliệu nội địa có thể đáp ứng đủ và nguyên liệu nội địa có thể đáp ứng đến 70% nhu cầu sảnxuất; nhưng do yêu cầu về thành phẩm của đối tác nước ngoài cao, nguyên phụ liệu ViệtNam chưa đáp ứng được, vì thế phải nhập từ nước ngoài Việt Nam hiện cũng chưa có độingũ thiết kế kiểu dáng nguyên liệu (vải) chuyên nghiệp

Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ

40

Ngày đăng: 02/09/2012, 11:46

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Trần Văn Chu (2006), Doanh nghiệp Việt Nam với thị trường Hoa Kỳ, Nxb Thế giới.Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ86 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ
Tác giả: Trần Văn Chu
Nhà XB: Nxb Thế giới."Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ "86
Năm: 2006
1. Phạm Quyền, Lê Minh Tâm (1997), Hướng phát triển thị trường xuất khẩu Việt Nam tới năm 2010, Nxb Thống kê Khác
2. Công ty in và Văn hóa phẩm (2002), Xuất khẩu sang thị trường Mỹ Khác
3. Hồ Sỹ Hưng, Nguyễn Việt Hưng (2003), Cẩm nang về xâm nhập thị trường Mỹ, Nxb Thống kê Khác
5. Trần Văn Chu, Nguyễn Văn Bình (2006), Cẩm nang thị trường Hoa Kỳ, Nxb Thế giới Khác
6. Báo công nghiệp Việt Nam, Hiệp hội dệt may Việt Nam (2003), Để xuất khẩu thành công hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ, Nxb Thống kê Khác
7. Đỗ Đức Bình, Nguyễn Thường Lạng (2002), Giáo trình Kinh tế quốc tế, NXB Lao động – Xã hội Khác
8. Tô Xuân Dân (1998), Giáo trình Chính sách Kinh tế Đối ngoại, NXB Thống kêWebsite Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam (Đơn vị: triệu USD, %) - Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.DOC
Bảng 1.1 Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam (Đơn vị: triệu USD, %) (Trang 2)
Bảng 1.1: Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam (Đơn vị: triệu USD, %) - Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.DOC
Bảng 1.1 Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam (Đơn vị: triệu USD, %) (Trang 2)
Bảng 1.2: Tốc độ tăng GDP của Hoa Kỳ trong những năm gần đây ( Đơn vị: nghìn tỷ USD, %) - Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.DOC
Bảng 1.2 Tốc độ tăng GDP của Hoa Kỳ trong những năm gần đây ( Đơn vị: nghìn tỷ USD, %) (Trang 14)
Bảng 1.2: Tốc độ tăng GDP của Hoa Kỳ trong những năm gần đây ( Đơn vị: nghìn tỷ USD, %) - Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.DOC
Bảng 1.2 Tốc độ tăng GDP của Hoa Kỳ trong những năm gần đây ( Đơn vị: nghìn tỷ USD, %) (Trang 14)
Nhìn vào bảng số liệu trên, chúng ta có thể thấy tốc độ tăng GDP của Hoa Kỳ trong giai đoạn 2000 – 2007 rất ổn định - Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.DOC
h ìn vào bảng số liệu trên, chúng ta có thể thấy tốc độ tăng GDP của Hoa Kỳ trong giai đoạn 2000 – 2007 rất ổn định (Trang 15)
Bảng 1.3: Các nước có GDP cao nhất thế giới năm 2006 - Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.DOC
Bảng 1.3 Các nước có GDP cao nhất thế giới năm 2006 (Trang 15)
Bảng 1.3: Các nước có GDP cao nhất thế giới năm 2006 - Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.DOC
Bảng 1.3 Các nước có GDP cao nhất thế giới năm 2006 (Trang 15)
Bảng 2.1: Các nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD của Việt Nam năm 2007 - Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.DOC
Bảng 2.1 Các nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD của Việt Nam năm 2007 (Trang 36)
Bảng 2.1: Các nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD của Việt Nam năm 2007 - Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.DOC
Bảng 2.1 Các nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD của Việt Nam năm 2007 (Trang 36)
Hình 2.1: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may và tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam từ năm 2000 - 2007 - Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.DOC
Hình 2.1 Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may và tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam từ năm 2000 - 2007 (Trang 40)
Hình 2.1: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may và tổng kim ngạch xuất khẩu của  Việt Nam từ năm 2000 - 2007 - Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.DOC
Hình 2.1 Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may và tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam từ năm 2000 - 2007 (Trang 40)
Hình 2.2: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may so với tổng kim ngạch xuất khẩu - Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.DOC
Hình 2.2 Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may so với tổng kim ngạch xuất khẩu (Trang 41)
Hình 2.2: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may so với tổng kim ngạch xuất khẩu - Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.DOC
Hình 2.2 Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may so với tổng kim ngạch xuất khẩu (Trang 41)
Bảng 3.3: Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng dệt may chủ yếu của Việt Nam năm 2006 và 2007 (triệu USD) - Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.DOC
Bảng 3.3 Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng dệt may chủ yếu của Việt Nam năm 2006 và 2007 (triệu USD) (Trang 42)
Bảng 3.3: Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng dệt may chủ yếu của Việt Nam năm 2006 và 2007 (triệu USD) - Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.DOC
Bảng 3.3 Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng dệt may chủ yếu của Việt Nam năm 2006 và 2007 (triệu USD) (Trang 42)
Bảng 2.4: Các thị trường xuất khẩu hàng dệt may chủ yếu của Việt Nam - Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.DOC
Bảng 2.4 Các thị trường xuất khẩu hàng dệt may chủ yếu của Việt Nam (Trang 44)
Bảng 2.4: Các thị trường xuất khẩu hàng dệt may chủ yếu của Việt Nam - Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.DOC
Bảng 2.4 Các thị trường xuất khẩu hàng dệt may chủ yếu của Việt Nam (Trang 44)
Hình 2.3: Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ - Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.DOC
Hình 2.3 Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ (Trang 53)
Hình 2.3: Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ - Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.DOC
Hình 2.3 Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ (Trang 53)
Hình 2.4: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ  từ năm 2000 – 2003 so với toàn ngành (%) (trước và sau khi ký kết HĐTM) - Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.DOC
Hình 2.4 Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ từ năm 2000 – 2003 so với toàn ngành (%) (trước và sau khi ký kết HĐTM) (Trang 56)
Hình 2.4: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ  từ năm 2000 – 2003 so với toàn ngành (%) (trước và sau khi ký kết HĐTM) - Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.DOC
Hình 2.4 Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ từ năm 2000 – 2003 so với toàn ngành (%) (trước và sau khi ký kết HĐTM) (Trang 56)
Bảng 2.5: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang các thị trường xuất khẩu chính  - Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.DOC
Bảng 2.5 Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang các thị trường xuất khẩu chính (Trang 58)
Bảng 2.5: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang các  thị trường xuất khẩu chính - Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.DOC
Bảng 2.5 Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang các thị trường xuất khẩu chính (Trang 58)
Bảng 2.6: Giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường  Hoa Kỳ từ năm 2000 – 2007(Đơn vị: triệu USD, %) - Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.DOC
Bảng 2.6 Giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ từ năm 2000 – 2007(Đơn vị: triệu USD, %) (Trang 59)
Nhìn vào bảng số liệu, chúng ta thấy rõ sự tăng trưởng vượt bậc về giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong những năm qua - Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.DOC
h ìn vào bảng số liệu, chúng ta thấy rõ sự tăng trưởng vượt bậc về giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong những năm qua (Trang 60)
Hình 2.5: Các thị trường xuất khẩu chính của hàng dệt may Việt Nam năm 2006 và 2007 - Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.DOC
Hình 2.5 Các thị trường xuất khẩu chính của hàng dệt may Việt Nam năm 2006 và 2007 (Trang 60)
Hình 2.5: Các thị trường xuất khẩu chính của hàng dệt may Việt Nam năm 2006 và 2007 - Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.DOC
Hình 2.5 Các thị trường xuất khẩu chính của hàng dệt may Việt Nam năm 2006 và 2007 (Trang 60)
Hình 2.6: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ so với toàn ngành (triệu USD) - Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.DOC
Hình 2.6 Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ so với toàn ngành (triệu USD) (Trang 61)
Hình 2.6: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ  so với toàn ngành (triệu USD) - Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.DOC
Hình 2.6 Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ so với toàn ngành (triệu USD) (Trang 61)
Hình 2.7 cho biết tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong giai đoạn 2001 – 2008. - Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.DOC
Hình 2.7 cho biết tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong giai đoạn 2001 – 2008 (Trang 63)
Hình 2.7 cho biết tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam  sang thị trường Hoa Kỳ trong giai đoạn 2001 – 2008. - Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.DOC
Hình 2.7 cho biết tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong giai đoạn 2001 – 2008 (Trang 63)
Bảng 2.7: Giá trị kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng dệt may Việt Nam sang  thị trường Hoa Kỳ trong 2 năm 2006 và 2007 - Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.DOC
Bảng 2.7 Giá trị kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ trong 2 năm 2006 và 2007 (Trang 65)
Bảng 2.8: Các nước xuất khẩu hàng dệt may nhiều nhất sang thị trường Hoa Kỳ - Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.DOC
Bảng 2.8 Các nước xuất khẩu hàng dệt may nhiều nhất sang thị trường Hoa Kỳ (Trang 67)
Bảng 2.8: Các nước xuất khẩu hàng dệt may nhiều nhất sang thị trường Hoa Kỳ - Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.DOC
Bảng 2.8 Các nước xuất khẩu hàng dệt may nhiều nhất sang thị trường Hoa Kỳ (Trang 67)
Hình 2.8: Thị phần của các nước xuất khẩu hàng dệt may nhiều nhất sang thị trường Hoa Kỳ - Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.DOC
Hình 2.8 Thị phần của các nước xuất khẩu hàng dệt may nhiều nhất sang thị trường Hoa Kỳ (Trang 68)
Hình 2.8: Thị phần của các nước xuất khẩu hàng dệt may nhiều nhất sang thị trường Hoa Kỳ - Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.DOC
Hình 2.8 Thị phần của các nước xuất khẩu hàng dệt may nhiều nhất sang thị trường Hoa Kỳ (Trang 68)
Danh mục bảng biểu - Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.DOC
anh mục bảng biểu (Trang 95)
Bảng Tên bảng Trang - Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.DOC
ng Tên bảng Trang (Trang 95)
Bảng Tên bảng Trang - Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.DOC
ng Tên bảng Trang (Trang 95)
Danh mục hình vẽ - Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.DOC
anh mục hình vẽ (Trang 96)
Hình  Tên hình Trang - Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.DOC
nh Tên hình Trang (Trang 96)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w