ẢNH HƯỞNG CỦA CHÊNH LỆCH GIỮA LỢI NHUẬN KẾ TOÁN VÀ THU NHẬP CHỊU THUẾ ĐẾN TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA LỢI NHUẬN TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.ẢNH HƯỞNG CỦA CHÊNH LỆCH GIỮA LỢI NHUẬN KẾ TOÁN VÀ THU NHẬP CHỊU THUẾ ĐẾN TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA LỢI NHUẬN TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.ẢNH HƯỞNG CỦA CHÊNH LỆCH GIỮA LỢI NHUẬN KẾ TOÁN VÀ THU NHẬP CHỊU THUẾ ĐẾN TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA LỢI NHUẬN TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.ẢNH HƯỞNG CỦA CHÊNH LỆCH GIỮA LỢI NHUẬN KẾ TOÁN VÀ THU NHẬP CHỊU THUẾ ĐẾN TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA LỢI NHUẬN TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.ẢNH HƯỞNG CỦA CHÊNH LỆCH GIỮA LỢI NHUẬN KẾ TOÁN VÀ THU NHẬP CHỊU THUẾ ĐẾN TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA LỢI NHUẬN TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.ẢNH HƯỞNG CỦA CHÊNH LỆCH GIỮA LỢI NHUẬN KẾ TOÁN VÀ THU NHẬP CHỊU THUẾ ĐẾN TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA LỢI NHUẬN TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.ẢNH HƯỞNG CỦA CHÊNH LỆCH GIỮA LỢI NHUẬN KẾ TOÁN VÀ THU NHẬP CHỊU THUẾ ĐẾN TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA LỢI NHUẬN TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.ẢNH HƯỞNG CỦA CHÊNH LỆCH GIỮA LỢI NHUẬN KẾ TOÁN VÀ THU NHẬP CHỊU THUẾ ĐẾN TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA LỢI NHUẬN TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.ẢNH HƯỞNG CỦA CHÊNH LỆCH GIỮA LỢI NHUẬN KẾ TOÁN VÀ THU NHẬP CHỊU THUẾ ĐẾN TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA LỢI NHUẬN TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.ẢNH HƯỞNG CỦA CHÊNH LỆCH GIỮA LỢI NHUẬN KẾ TOÁN VÀ THU NHẬP CHỊU THUẾ ĐẾN TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA LỢI NHUẬN TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.ẢNH HƯỞNG CỦA CHÊNH LỆCH GIỮA LỢI NHUẬN KẾ TOÁN VÀ THU NHẬP CHỊU THUẾ ĐẾN TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA LỢI NHUẬN TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.ẢNH HƯỞNG CỦA CHÊNH LỆCH GIỮA LỢI NHUẬN KẾ TOÁN VÀ THU NHẬP CHỊU THUẾ ĐẾN TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA LỢI NHUẬN TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.ẢNH HƯỞNG CỦA CHÊNH LỆCH GIỮA LỢI NHUẬN KẾ TOÁN VÀ THU NHẬP CHỊU THUẾ ĐẾN TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA LỢI NHUẬN TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.ẢNH HƯỞNG CỦA CHÊNH LỆCH GIỮA LỢI NHUẬN KẾ TOÁN VÀ THU NHẬP CHỊU THUẾ ĐẾN TÍNH ỔN ĐỊNH CỦA LỢI NHUẬN TẠI CÁC CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.
Sự cần thiết của đề tài
Chất lượng lợi nhuận (LN) là đề tài được nghiên cứu nhiều trong các tài liệu (Kousenidis và cộng sự, 2013) Trong đó, tính ổn định của LN được xem như là đại diện của chất lượng LN (P Dechow và cộng sự, 2010; Mohammady, 2010; Kousenidis và cộng sự, 2013) Sự khác biệt giữa LN kế toán và thu nhập chịu thuế ảnh hưởng đến chất lượng LN trên báo cáo tài chính (BCTC) và do đó, những thông tin này rất hữu ích đối với người sử dụng để dự báo LN tương lai (Hanlon, 2005; Tang, 2006; Lev và Nissim, 2004; H Choi và cộng sự, 2020) Một số nhà hoạch định chính sách và báo chí cho rằng nên công bố thêm thông tin về BTD và các công ty có BTD lớn vì những công ty này có thể đang thao túng các số liệu cho mục đích kế toán hoặc cho mục đích thuế hoặc cho cả hai (Hanlon và Heitzman, 2010). Thời gian qua đã có nhiều nghiên cứu về mối liên hệ giữa BTD và tính ổn định của LN cũng như tính ổn định của các khoản dồn tích Chẳng hạn nghiên cứu của Mills và Newberry (2001) đưa ra bằng chứng về độ lớn của BTD có quan hệ cùng chiều với nhiều khoản mục trong BCTC Phillips và cộng sự (2003) mở rộng nghiên cứu của Mills và Newberry (2001) và chỉ ra chi phí thuế thu nhập hoãn lại cung cấp thông tin hữu ích về hoạt động điều chỉnh LN thông qua tổng các khoản dồn tích và dồn tích bất thường Joos và cộng sự (2000) cho rằng mối quan hệ giữa
LN trước thuế và sau thuế thì yếu hơn khi BTD (theo giá trị tuyệt đối) lớn, đây là bằng chứng để các doanh nghiệp dùng BTD như là cơ hội để điều chỉnh LN Các nhà đầu tư sẽ nhận ra LN được điều chỉnh, từ đó giảm sự tin tưởng của họ vào LN được công bố Nghiên cứu của (Blaylock và cộng sự, 2012; Hanlon, 2005; Xie,
2001) cũng chỉ ra rằng BTD ảnh hưởng đến chất lượng LN và thành phần dồn tích trong LN Blaylock và cộng sự (2012) còn cho thấy BTD xuất phát từ điều chỉnh
LN, tránh thuế và do các quy định khác nhau giữa kế toán và thuế, các nguyên nhân này đều ảnh hưởng đến tính ổn định của LN và các khoản dồn tích Tang (2007) cung cấp một số bằng chứng thực nghiệm xác nhận BTD là công cụ hữu ích để điều chỉnh LN và quản lý thuế sau khi đã loại bỏ những khác biệt trong việc ghi nhận số liệu trên các báo cáo cho mục đích kế toán và mục đích thuế Có thể thấy, các nghiên cứu trước trên thế giới thường tập trung vào ảnh hưởng của BTD đến tính ổn định của LN và thành phần dồn tích mà chưa xem xét đến tính ổn định của thành phần dòng tiền, vấn đề này đã được đề cập trong nghiên cứu của Hanlon (2005) nhưng không được tiến hành nghiên cứu thực nghiệm (Jeong và Choi, 2019).
Tại VN, kể từ năm 2013, chính sách thuế đã được sửa đổi thường xuyên không chỉ để hỗ trợ doanh nghiệp mà còn tăng cường sự tuân thủ thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) (Loan và cộng sự, 2018) Tình trạng tránh thuế ngày càng phổ biến, do các doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp trong nước đều lợi dụng các kẽ hở và ưu đãi trong luật thuế TNDN của Việt Nam để tìm cách giảm nghĩa vụ thuế (Ha và cộng sự, 2021) Việc này làm thu hẹp nguồn thu của nhà nước, có thể dẫn đến sự bất bình đẳng trong việc phân bổ các nguồn lực xã hội và có thể gây ra những tác động tiêu cực đến nền kinh tế (Ha và cộng sự, 2021) Công tác kiểm tra thuế TNDN ngày càng được quan tâm và tăng cường do lo ngại về việc tránh thuế của các công ty, đồng thời giúp tăng nguồn thu của chính phủ và tăng mức thuế đối với các đối tượng đóng thuế Đồng thời, thị trường chứng khoán VN đang nổi lên vấn đề chênh lệch số liệu số liệu trước và sau kiểm toán, đặc biệt là khoản mục LN (Nguyễn Việt và Nguyễn Văn Hương, 2017) Vì vậy, việc phân tích và hiểu các thông tin về chênh lệch giữa kế toán và thuế (BTD), cụ thể là chênh lệch giữa LN kế toán và thu nhập chịu thuế, tính ổn định của LN và các thành phần trong LN cũng như ảnh hưởng của BTD đến tính ổn định của LN là hết sức cần thiết Mặc dù trên thế giới đã có các nghiên cứu trên diện rộng về BTD, mối quan hệ của nó với tính ổn định của LN và các khoản dồn tích Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nào làm rõ vấn đề nêu trên đối với các doanh nghiệp tại các nước đang phát triển như VN Việt Nam đang từng bước hội nhập kế toán quốc tế, tiến gần hơn với IFRS, đánh dấu sự thay đổi này đó là Thông tư số 200/2014/TT-BTC (Thông tư
200) ra đời và có hiệu lực cho việc lập và trình bày BCTC từ năm 2015 (Phan và cộng sự, 2018)
Xuất phát từ những vấn đề vừa nêu, đóng góp chính của luận án nhằm giải quyết hạn chế của các nghiên cứu trước dựa trên nghiên cứu của (Blaylock và cộng sự, 2012; Hanlon, 2005), đó là tìm hiểu về ảnh hưởng của BTD đến tính ổn định của
LN và tính ổn định của các thành phần trong LN tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán VN trong 10 năm qua Như đã trình bày ở trên, trong luận án này, chỉ tiêu BTD chính là sự chênh lệch giữa LN kế toán và thu nhập chịu thuế Sự khác biệt chính của đề tài so với các nghiên cứu trước ở việc (1) So sánh tính ổn định của LN và các thành phần trong LN giai đoạn trước và sau khi áp dụng Thông tư 200; (2) Xem xét ảnh hưởng của BTD và các nguyên nhân gây ra BTD đến tính ổn định của thành phần dòng tiền, từ đó đánh giá tính ổn định của LN; (3) So sánh ảnh hưởng của BTD và các nguyên nhân gây ra BTD đến tính ổn định của LN và các thành phần trong LN qua 2 giai đoạn nghiên cứu như đã trình bày Ngoài ra,cách tính BTD, xác định các công ty thuộc nhóm điều chỉnh LN hay tránh thuế đều dựa trên các tiếp cận mới, khác với nghiên cứu của Hanlon (2005) và Blaylock và cộng sự (2012) , phù hợp với điều kiện tại VN và loại bỏ được ảnh hưởng của mức thuế suất thuế TNDN thay đổi nhiều trong nhiều năm gần đây tại VN.
Tình hình kinh tế VN trong thời gian qua
Trong giai đoạn 2009 – 2019, nền kinh tế VN đã tiếp tục tăng trưởng và phát triển, giá trị vốn hóa số lượng các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán cũng tăng lên đáng kể (Khánh Giang, 2020) Bên cạnh những mặt đạt được, kinh tế
VN tiếp tục đối diện với nhiều khó khăn, thách thức cần nỗ lực vượt qua như: lạm phát, bong bóng bất động sản, giá cổ phiếu biến động thất thường khiến hoạt động của nhiều doanh nghiệp niêm yết cũng bị ảnh hưởng
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp và cũng như sự phát triển kinh tế phải kể đến các quy định về thuế TNDN Trong 10 năm ( từ 2009 đến
2019), luật Thuế TNDN với sự thay đổi của thuế suất và cách tính thu nhập chịu thuế đã góp phần làm thay đổi phần lớn sách thuế VN Chẳng hạn như lộ trình giảm thuế suất từ 25% năm 2009 còn 20% từ năm 2016… đã tạo điều kiện thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, điều chỉnh các mục tiêu kinh tế vĩ mô, thúc đẩy xuất khẩu, cải thiện môi trường hoạt động và từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước Các khoản thu nhập, LN được cập nhật và bổ sung vào đối tượng chịu thuế, xóa bỏ sự phân biệt thuế suất và điều chỉnh phù hợp với các mặt bằng thuế suất chung của thuế TNDN tại khu vực và trên thế giới Các khoản chi phí hợp lý cũng được quy định một cách rõ ràng và phù hợp hơn với điều kiện của VN và theo thông lệ quốc tế.
Song song đó, sự ra đời của Thông tư 200 có hiệu lực thực hiện từ 01/01/2015 đã có ảnh hưởng lớn đến việc tính toán các chỉ tiêu kế toán như LN trước thuế, thu nhập chịu thuế, dòng tiền, các khoản dồn tích… Vì vậy, cần phải tìm hiểu ảnh hưởng của BTD đến chất lượng LN nói chung hay tính ổn định của LN nói riêng trước và sau khi áp dụng Thông tư 200.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Mục tiêu của luận án nhằm kiểm tra và đo lường tính ổn định của LN và của các thành phần trong LN, xác định ảnh hưởng của BTD và các nguyên nhân gây raBTD đến tính ổn định này như thế nào Đồng thời, luận án còn tìm hiểu sự khác nhau của tính ổn định LN và các thành phần trong LN dưới ảnh hưởng của BTD qua các giai đoạn áp dụng chế độ kế toán tại VN.
Mục tiêu cụ thể
Luận án nghiên cứu ba vấn đề cụ thể sau:
Thứ nhất, kiểm tra và đo lường tính ổn định của LN và các thành phần trong
LN, so sánh tính ổn định này giai đoạn trước (2010-2014) và sau khi áp dụng Thông tư 200 (2015-2019).
Thứ hai, xác định và so sánh ảnh hưởng của BTD đến tính ổn định của LN và các thành phần trong LN giai đoạn trước (2010-2014) và giai đoạn áp dụng Thông tư 200 (2015-2019).
Thứ ba, xác định và so sánh ảnh hưởng của các nguyên nhân gây ra BTD đến tính ổn định của LN và các thành phần trong giai đoạn trước (2010-2014) và giai đoạn áp dụng Thông tư 200 (2015-2019).
Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, luận án tập trung giải quyết các câu hỏi sau:
Câu 1: Tính ổn định của LN và các thành phần trong LN tại VN như thế nào? Tính ổn định này trong giai đoạn trước khi áp dụng Thông tư 200 (2010-2014) và giai đoạn áp dụng Thông tư 200 (2015-2019) có khác nhau không?
Câu 2: BTD ảnh hưởng như thế nào đến tính ổn định của LN và các thành phần trong LN? Ảnh hưởng này trong giai đoạn trước khi áp dụng Thông tư 200(2010-2014) và giai đoạn áp dụng Thông tư 200 (2015-2019) có khác nhau không?Câu 3: Các nguyên nhân gây ra BTD ảnh hưởng như thế nào đến tính ổn định của LN và các thành phần trong LN? Ảnh hưởng này trong giai đoạn trước khi áp dụng Thông tư 200 (2010-2014) và giai đoạn áp dụng Thông tư 200 (2015-2019) có khác nhau không?
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng dữ liệu bảng để kiểm tra và đo lường tính ổn định của LN, các thành phần trong LN cũng như ảnh hưởng của BTD và các nguyên nhân gây ra BTD đến mối quan hệ này, qua đó trả lời cho những câu hỏi nghiên cứu đã đề ra.
Dữ liệu bảng là sự kết hợp của dữ liệu chuỗi thời gian (time - series data) và dữ liệu chéo (across – sectional data) Dữ liệu bảng có những ưu điểm nổi trội hơn so với hai loại dữ liệu đã nêu như các kết quả ước lượng các của tham số trong mô hình tin cậy hơn; cho phép xác định và đo lường tác động phức tạp hơn so với sử dụng dữ liệu chéo hoặc dữ liệu chuỗi thời gian, đơn giản hóa các bước tính toán và suy luận thống kê (Hsiao, 2007) nên dữ liệu bảng được sử dụng trong luận án Ngoài ra, luận án sử dụng phương pháp định lượng nhằm phân tích mối quan hệ tuyến tính giữa LN qua các năm, ảnh hưởng của dòng tiền và các khoản dồn tích đến LN tương lai; và ảnh hưởng của BTD, các nguyên nhân gây ra BTD đến tính ổn định của LN và các thành phần trong LN Phương pháp này đòi hỏi phải là dữ liệu bảng động (dynamic panel data), tức là dữ liệu có chứa biến trễ của biến phụ thuộc.
Mô hình nghiên cứu được kế thừa từ Hanlon (2005) và Blaylock và cộng sự
(2012) , trong đó, biến BTD được phân chia thành ba mẫu phụ mục đích kiểm tra các giá trị khác nhau của BTD có ảnh hưởng khác nhau đến tính ổn định của LN và của các thành phần trong LN không Ngoài ra, từ mẫu BTD mang giá trị dương lớn, tác giả phân chia thành các mẫu phụ nhỏ hơn là biến điều chỉnh LN (EM), tránh thuế (TAXAVOIDER) và sự khác nhau giữa quy định của kế toán và luật thuế (BASE), những mẫu phụ này đại diện cho các nguyên nhân gây ra BTD cũng được xem xét để nghiên cứu ảnh hưởng của các nguyên nhân trên đến tính ổn định của
LN và của các thành phần trong LN Chi tiết mô hình nghiên cứu được trình bày trong chương 3.
Luận án thực hiện thêm bước tính toán khác nhằm xác định các công ty thuộc nhóm tránh thuế (TAXAVOIDER), từ đó củng cố cho các kết quả ước lượng Nếu các kết quả là nhất quán so với ban đầu thì kết quả nghiên cứu tìm thấy được gia tăng tính vững và độ tin cậy.
Ý nghĩa của nghiên cứu
Các nghiên cứu về chất lượng LN, cụ thể là tính ổn định của LN và ảnh hưởng của BTD đến tính ổn định của LN đã và đang nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà khoa học trên thế giới Tuy nhiên, vấn đề này vẫn còn khá mới mẻ tại VN Vì vậy, luận án nhằm mục tiêu tìm hiểu tính ổn định của LN và các thành phần trong
LN, ảnh hưởng của BTD và các nguyên nhân gây ra BTD đến tính ổn định của LN và các thành phần trong LN trong bối cảnh trước và sau khi áp dụng Thông tư 200 tại VN Luận án có những đóng góp về mặt lý thuyết và thực tiễn như sau:
Về mặt lý thuyết: Đề tài đóng góp cho lý thuyết gồm bốn yếu tố Đầu tiên, luận án củng cố các bằng chứng về tính ổn định của LN và thành phần trong LN trong bối cảnh VN. Thứ hai, nghiên cứu cung cấp các bằng chứng về ảnh hưởng của BTD đến tính ổn định của LN và các thành phần trong LN ở VN Thứ ba, cung cấp cách thức phân nhóm các công ty dựa trên nguyên nhân gây ra BTD và xem xét ảnh hưởng của các nguyên nhân trên đối với tính ổn định của LN và của các thành phần trong LN trong bối cảnh Việt Nam Cuối cùng, bằng cách so sánh các kết quả nghiên cứu giai đoạn trước và sau khi áp dụng Thông tư 200, luận án cũng cho thấy ảnh hưởng của chế độ kế toán mới này đối với tính ổn định của LN Những điều này có ý nghĩa trong việc nghiên cứu kế toán, thuế và mở rộng hiểu biết về mối liên hệ BTD và tính ổn định của LN cũng như các thành phần của LN trong bối cảnh VN Đồng thời, nghiên cứu còn là tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo liên quan đến BTD, các nguyên nhân gây ra BTD, tính ổn định của LN và các thành phần trong LN.
Kết quả nghiên cứu giúp nâng cao chất lượng dự đoán LN trong tương lai thông qua việc làm rõ tính ổn định của LN và của các thành phần trong LN, từ đó giúp các nhà đầu tư, cổ đông có cái nhìn đầy đủ hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp nhằm đưa quyết định đầu tư, các chiến lược cạnh tranh… một cách đúng đắn
Thông qua việc nghiên cứu ảnh hưởng của BTD và các nguyên nhân gây ra BTD đến tính ổn định của LN và các thành phần trong LN, các nhà quản lý, kế toán trưởng có thêm thông tin để quản lý LN, nâng cao chất lượng LN trình bày trong BCTC, cập nhật kiến thức, tuân thủ các quy tắc ghi nhận các nghiệp vụ trong các giai đoạn áp dụng chế độ kế toán khác nhau
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu là cơ sở giúp các cơ quan nhà nước, các nhà hoạch định chính sách có thêm thông tin để quản lý các doanh nghiệp, xây dựng các nguyên tắc và chế độ kế toán và thuế một cách khoa học, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực kế toán quốc tế.
Cấu trúc của luận án
Nhằm đạt được các mục tiêu nghiên cứu, đề tài được trình bày dưới dạng 5 chương như sau:
Phần đầu tiên trình bày sự cần thiết của đề tài, tình hình kinh tế VN trong thời gian qua, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa của nghiên cứu.
Các nội dung tiếp theo gồm:
- Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu trước
Trình bày các nghiên cứu liên quan trên thế giới và tại VN, đưa ra những nhận xét và làm rõ khe hổng nghiên cứu nhằm khẳng định sự cần thiết của đề tài nghiên cứu.
- Chương 2: Cơ sở lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu
Trình bày cơ sở lý thuyết để hình thành mô hình nghiên cứu, bao gồm LN kế toán, thu nhập chịu thuế và các thành phần trong LN; tính ổn định của LN, tính ổn định của các thành phần trong LN; BTD và các nguyên nhân gây ra BTD, các lý thuyết nền có liên quan Từ các nghiên cứu trước và cơ sở lý thuyết, tác giả xây dựng các giả thuyết nghiên cứu.
- Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Trình bày phương pháp nghiên cứu, các mô hình hồi quy, cách đo lường các biến trong mô hình, mẫu nghiên cứu, cách thu thập dữ liệu và các bước phân tích dữ liệu.
- Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Trình bày các kết quả nghiên cứu thu thập được Trong phần này, tác giả phân tích các kết quả nghiên cứu định lượng để trả lời cho câu hỏi về tính ổn định của LN và của các thành phần trong LN, ảnh hưởng của BTD và các nguyên nhân gây ra BTD đến tính ổn định này; đồng thời, so sánh kết quả nghiên cứu trong những giai đoạn áp dụng chế độ kế toán khác nhau (giai đoạn trước và sau khi áp dụng Thông tư 200) Đồng thời, tác giả cũng thảo luận các kết quả đã đạt được trong chương 4 này.
- Chương 5: Kết luận và các hàm ý quản trị
Tác giả trình bày kết luận từ kết quả nghiên cứu, những đóng góp về mặt lý thuyết và về mặt thực tiễn; từ đó đưa ra các hàm ý quản trị đối với các bên liên quan trong việc đánh giá chất lượng LN và dự đoán LN trong tương lai Cuối cùng là các hạn chế trong đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo.
TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
Các nghiên cứu có liên quan
1.1.1 Nghiên cứu về tính ổn định của lợi nhuận và của các thành phần trong lợi nhuận
BCTC cung cấp thông tin có giá trị để đánh giá hoạt động và dự đoán lợi tức đầu tư Các nhà phân tích và đầu tư thường chú trọng đến LN khi sử dụng các thông tin có trong BCTC LN được coi là có chất lượng cao khi thể hiện được tính ổn định và có thể sử dụng để dự đoán LN của công ty trong tương lai Do đó, nhiều bài báo bằng cách tiếp cận định lượng và định tính đã nghiên cứu về vấn đề này.
1.1.1.1 Các nghiên cứu về tính ổn định của lợi nhuận
Các nghiên cứu thời kỳ trước đa số đều cho rằng sự thay đổi của LN là độc lập và không liên quan giữa các năm với nhau (Ball và Brown, 1969; Ball và Watts,
1972) Tuy nhiên, bằng cách sử dụng các dữ liệu khác nhau, như dữ liệu chuỗi thời gian và phân tầng mẫu nghiên cứu, Brooks và Buckmaster (1976) đã cho ra kết quả khác biệt, đại diện cho giai đoạn đầu tiên khẳng định LN trong các năm có liên quan với nhau và LN có xu hướng lặp lại giá trị của những năm trước Tương tự, cũng bằng dữ liệu chuỗi thời gian, các tác giả có thể chứng minh tỷ lệ hoàn vốn (ROR – Rate of Return) (R N Freeman và cộng sự (1982) ) hay LN trong quá khứ (Lipe
(1990) ) có tính ổn định và có thể cung cấp thông tin dự đoán LN trong tương lai. Khi nghiên cứu dữ liệu chéo, R Freeman và Tse (1992) lý giải hệ số phản hồi thấp (hay biến động phi tuyến) của LN trong các phương trình hồi quy là do lỗi của các thành phần đại diện cho LN không mong muốn Ví dụ khi xét theo dữ liệu chuỗi thời gian, các công ty có LN ổn định thấp có thể do quá trình lấy mẫu có thành phần
LN không mong muốn làm phát sinh các lỗi dự báo lớn Kết quả trên cũng trùng với nghiên cứu của Das và Lev (1994) Sau này, Sloan (1996) đã mở rộng các nghiên cứu trước bằng cách sử dụng dữ liệu bảng và khẳng định rằng LN hiện tại có tính ổn định, phản ánh LN tương lai và phụ thuộc vào mối quan hệ giữa độ lớn của thành phần dồn tích và dòng tiền với LN Ông cho rằng các khoản dồn tích cao hay thấp bất thường sẽ khiến LN ít ổn định hơn.
Ngoài ra, đối với các công ty thua lỗ, LN ít ổn định hơn vì ít nhất ba lý do. Đầu tiên, một khoản lỗ có thể là kết quả của việc ghi nhận các giao dịch dự kiến thua lỗ (Basu, 1997), bao gồm các khoản lỗ chưa thực hiện trong LN hiện tại, công ty chuyển đổi một loạt các giao dịch thua lỗ trong tương lai thành một khoản lỗ tạm thời Thứ hai, các khoản lỗ cũng có thể là dấu hiệu của các công ty đang thanh lý tài sản, những tài sản này tạo ra tổn thất cho doanh nghiệp (Hayn, 1995) Và cuối cùng, các khoản lỗ có thể do cú sốc tiêu cực (ví dụ như đình công, thảm họa tự nhiên hoặc thay đổi công nghệ) kèm theo thanh lý tài sản hoặc chi tiêu bằng tiền mặt (Frankel và Litov, 2009) Nếu những cú sốc tiêu cực có khả năng được nhận ra ngay lập tức thì những cú sốc tích cực được nhận ra dần dần theo thời gian, do đó, các khoản lỗ sẽ có xu hướng ít ổn định hơn so với các khoản lãi
Frankel và Roychowdhury (2008) sắp xếp các công ty dựa trên tính kịp thời không đối xứng của LN và thấy rằng các tài khoản đặc biệt (Special items) âm có giá trị lớn có xu hướng kịp thời hơn và ít ổn định hơn Dichev và Tang (2008) kiểm tra xem biến động LN trong quá khứ có khả năng giải thích sự ổn định cho của LN hiện tại hay không Các tác giả kết luận LN sẽ ổn định lâu dài nếu không có các cú sốc kinh tế hay “vấn đề” trong việc xác định LN kế toán Các phát hiện cũng xác nhận sự ổn định cao hơn của LN phân phối so với tổng LN ròng liên quan đến tiền mặt trả cho các cổ đông (Moienadin và Tabatabaenasab, 2014) Ngoài ra, Doukakis
(2010) đã kiểm tra tính ổn định của LN và các thành phần trong LN sau khi áp dụng IFRS, kết quả cho thấy việc phân tách LN thành các thành phần nhỏ có thể cải thiện dự đoán về khả năng sinh lời trong tương lai, đồng thời IFRS không cải thiện tính ổn định của LN và các thành phần trong LN. Ở khía cạnh khác, Govendir và Wells (2014) cung cấp bằng chứng rằng các loại LN có tính ổn định khác nhau Nghĩa là LN có khả năng đa dạng về cả bản chất và ý nghĩa của chúng đối với LN trong tương lai, điều này phù hợp với các nghiên cứu xem xét về thuộc tính cung cấp thông tin của LN kế toán Tuy sử dụng các chỉ tiêu khác nhau như LN từ HĐKD chia cho tổng TS bình quân (Sloan, 1996), ROA (Richardson và cộng sự, 2005; Frankel và Litov, 2009), LN trước thuế (Hanlon, 2005; Blaylock và cộng sự, 2012), LN ròng hay LN phân phối (Moienadin và Tabatabaenasab, 2014)… các nghiên cứu đều dùng phương pháp đo lường tính ổn định của LN bằng cách hồi quy giá trị tương lai trên giá trị hiện tại (Schipper và Vincent, 2003; Patricia M Dechow và Schrand, 2004; Dichev và Tang, 2008) và kết luận sự tái xuất hiện của LN hiện tại trong LN tương lai hay LN có tính ổn định.
Tại VN, một số ít bài báo đề cập đến tính ổn định hoặc các khía cạnh liên quan đến tính ổn định của LN như nghiên cứu của Nguyet (2017) điều tra ảnh hưởng của biến động LN đến khả năng dự đoán LN Tác giả nhận thấy mối quan hệ nghịch đảo giữa biến động LN cũng như khả năng dự đoán LN trong cả ngắn hạn và dài hạn, tức là nếu công ty có LN biến động thấp, thì khả năng dự đoán của LN sẽ cao hơn so với công ty có mức biến động cao Trong trường hợp này, mức độ biến động của
LN có thể giúp dự đoán LN trong tương lai Vinh và Huong (2019) cũng cho thấy đối với các công ty niêm yết phi tài chính VN, công ty nào có cổ phần nước ngoài lớn hơn thì việc công khai tài chính cao hơn Đặc biệt hơn, các công ty có cổ phần nước ngoài lớn thường có các đặc điểm như (i) điều chỉnh LN thấp hơn; (ii) LN ổn định hơn; và (iii) thông tin về LN cao hơn Điều này cho thấy các tổ chức nước ngoài với kỹ năng quản lý sâu rộng có thể hỗ trợ các công ty đầu tư trong việc cải thiện chất lượng công bố chỉ tiêu LN Gần đây, D N Hung và Van (2020) đã đo lường chất lượng LN trên nhiều khía cạnh khía cạnh khác nhau Trong đó, sự điều chỉnh LN, tính ổn định, tính trơn tru (smoothness), tính thay đổi (variability), giá trị thích hợp của thông tin, tính kịp thời có quan hệ cùng chiều với LN cổ phiếu trong khi chất lượng các khoản dồn tích thì liên quan nghịch chiều đến LN cổ phiếu. Nhung và cộng sự (2020) đã nghiên cứu trường hợp các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán trong giai đoạn 2008-2017 nhằm cung cấp hiểu biết tốt hơn về tính ổn định của LN của các doanh nghiệp VN, trường hợp điển hình về nền kinh tế đang phát triển ở Đông Nam Á Kết quả cho thấy tính ổn định của LN là yếu tố quyết định đối với dự báo LN trong tương lai và định giá cổ phiếu Các doanh nghiệp VN có LN ở mức ổn định thấp, LN giữa các ngành có sự phân hóa cao và thay đổi không đồng đều Trong một số lĩnh vực, các doanh nghiệp quy mô lớn có
LN và tốc độ tăng trưởng ổn định Ngược lại, có những doanh nghiệp quy mô nhỏ, sản xuất kinh doanh không tập trung, LN và tăng trưởng LN thấp, thậm chí thua lỗ (Nhung và cộng sự, 2020) Tuy nhiên, theo quan điểm của tác giả, giai đoạn nghiên cứu của Nhung và cộng sự (2020) từ 2008-2017, các số liệu kế toán bị chi phối bởi Quyết định 15/2006/QĐ-BTC và Thông tư 200 nên dễ xảy ra trường hợp sai lệch trong kết quả nghiên cứu (bias result).
Như vậy, có thể thấy giai đoạn đầu trên thế giới, các nghiên cứu kết luận giá trị LN của công ty qua các năm không liên quan với nhau Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu sau này đều chỉ ra rằng LN có tính ổn định, LN năm sau có thể lặp lại
LN năm trước Tính ổn định của LN có thể bị ảnh hưởng bởi các cú sốc kinh tế, công ty làm ăn thua lỗ hay trong việc ghi nhận kế toán… Tại VN, hầu hết các nghiên cứu đều tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng đến tính ổn định của LN như sự biến động LN, chất lượng LN… Một số ít nghiên cứu về tính ổn định của LN và kết luận rằng LN có tính ổn định thấp, nhưng những nghiên cứu này lại gặp hạn chế trong việc lấy mẫu do ảnh hưởng của các chế độ kế toán áp dụng khác nhau Ở một khía cạnh khác, LN được cấu thành bởi hai thành phần là dòng tiền và các khoản dồn tích (Blaylock và cộng sự, 2012; Hanlon, 2005; Sloan, 1996), thông tin về dòng tiền và các khoản dồn tích năm hiện tại có thể dùng để dự đoán LN tương lai Sloan (1996) và ảnh hưởng đến tính ổn định của LN Trong phần tiếp theo, tác giả sẽ trình bày các nghiên cứu về tính ổn định của các thành phần này trong LN.
1.1.1.2 Các nghiên cứu về tính ổn định của các thành phần trong lợi nhuận
Mối quan hệ giữa LN và các thành phần trong LN được đề cập lần đầu trong nghiên cứu của Rayburn (1986) Kết quả phân tích dữ liệu chuỗi thời gian đã chứng minh mối quan hệ giữa dòng tiền từ HĐKD và tổng các khoản dồn tích với LN bất thường Các nghiên cứu thực nghiệm tiếp theo đã dự đoán LN trong tương lai theo quý và theo năm (Bernard và Thomas, 1990; Ou và Penman, 1989), đồng thời chứng minh thành phần dồn tích ít ổn định hơn so với thành phần dòng tiền (Sloan, 1996; Patricia M Dechow, 1994; Fairfield và cộng sự, 2003b) Có thể thấy cả dòng tiền và các khoản dồn tích đều ảnh hưởng đến tính ổn định của LN và cung cấp thêm thông tin về LN trong tương lai.
Khi nghiên cứu ảnh hưởng của các khoản dồn tích đến tính ổn định của LN,các tác giả như Sloan (1996), Xie (2001) , Patricia M Dechow và Dichev (2002) ,Richardson và cộng sự (2006) … đã chứng minh các khoản dồn tích có khả năng cung cấp thông tin khác nhau liên quan đến việc dự đoán LN và ước tính giá trị doanh nghiệp (Ohlson, 1995) Sloan (1996) cho thấy tính ổn định của LN bị ảnh hưởng cả bởi độ lớn và dấu của các khoản dồn tích Tuy nhiên, Sloan (1996) cho rằng các nhà đầu tư có thể không nhận ra sự khác biệt tính ổn định giữa dòng tiền và các khoản dồn tích và do đó, có thể nhận định sai về các khoản dồn tích Theo Sloan (1996) , tình huống này xuất phát từ sự chủ quan của các nhà đầu tư vì họ không thể hoàn toàn nhìn thấy tính ổn định của thành phần dồn tích Nghiên cứu sâu hơn của Xie (2001) cho thấy sự ổn định thấp hơn của các khoản dồn tích bất thường ngay cả khi kiểm soát tăng trưởng doanh số Trong thực tế, lỗi ước tính các khoản dồn tích có thể bị ảnh hưởng bởi sự điều chỉnh LN và bởi các quy ước kế toán như nguyên tắc thận trọng Tương tự, Patricia M Dechow và Dichev (2002) cũng cho thấy các khoản dồn tích vốn lưu động có khả năng đảo ngược (giá trị và dấu) trong vòng một năm, do đó, các khoản dồn tích này có khả năng điều chỉnh hay chuyển đổi thành dòng tiền và ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của công ty (về mặt LN từ HĐKD) Các tác giả cũng cho rằng chất lượng của các khoản dồn tích và LN giảm là do mức độ của các sai số ước tính trong các khoản dồn tích, đồng thời kết luận chất lượng các khoản dồn tích có liên quan cùng chiều đến tính ổn định của
Kết quả đạt được từ các nghiên cứu trước
Nghiên cứu về tính ổn định của lợi nhuận và của các thành phần trong lợi nhuận
Các nghiên cứu về tính ổn định của LN và các thành phần trong LN xuất hiện từ rất sớm (từ những năm 1969) Bằng nhiều phương pháp khác nhau, các nhà nghiên cứu đa phần chứng minh được LN có tính ổn định, LN năm nay có thể ảnh hưởng đến LN của năm tiếp theo Đồng thời, các thành phần của LN năm hiện tại cũng ảnh hưởng đến LN tương lai, trong đó, thành phần dòng tiền có tính ổn định và ảnh hưởng đến LN tương lai nhiều hơn thành phần dồn tích.
Nghiên cứu ảnh hưởng của BTD đến tính ổn định của lợi nhuận và của các thành phần trong lợi nhuận
Các nghiên cứu vào những năm 1998, 2000 đã đưa ra nhiều quan điểm ảnh hưởng của BTD một cách trực tiếp hoặc gián tiếp đến chất lượng LN thông qua các khoản dồn tích Mối quan hệ giữa BTD và chất lượng LN được các tác giả tìm hiểu sâu và rõ ràng hơn trong những năm tiếp theo, chủ yếu theo hai hướng nổi bật, là tiền đề nhiều nghiên cứu sau này:
Hướng thứ nhất, Lev và Nissim (2004) cho thấy tổng BTD cung cấp thông tin về LN trong tương lai, tuy nhiên, chênh lệch tạm thời thì không liên quan đến sự thay đổi LN.
Hướng thứ hai, Hanlon (2005) và Phillips và cộng sự (2003) cho thấy BTD tạm thời có ảnh hưởng nghịch chiều đến tính ổn định của LN trước thuế.
Theo hai dòng nghiên cứu này, các tác giả sau này chia BTD thành các loại các nhau như tổng BTD, BTD tạm thời, BTD vĩnh viễn, biến thể âm (dương) của BTD, BTD bình thường hoặc bất thường… và điều tra ảnh hưởng của chúng đến tính ổn định của LN với các chỉ tiêu như ROA, LN trước thuế, tỷ lệ thu nhập chịu thuế/LN kế toán, trường hợp công ty bị lỗ… Mỗi loại như trên có ý nghĩa khác nhau đối với tính ổn định của LN và các thành phần trong LN tùy thuộc vào góc độ nghiên cứu và môi trường thể chế mà công ty hoạt động Hầu hết các nghiên cứu sau này đều khẳng định BTD có ảnh hưởng cùng chiều (hoặc nghịch chiều) đến tính ổn định của LN và thành phần dồn tích trong LN Tuy nhiên, kết quả không đồng nhất khi xét đến các yếu tố kiểm soát như số năm hoạt động của doanh nghiệp, hệ thống pháp lý của từng nước hay nhu cầu thông tin của cổ đông.
Rất hiếm các đề tài về mối quan hệ giữa BTD và thành phần dòng tiền, và kết quả của những nghiên cứu này cũng cho kết quả không đồng nhất Các nghiên cứu chủ yếu tập trung ở các nước phát triển, nơi có hệ thống kế toán và thuế tương đối ổn định, chưa có công bố toàn diện về ảnh hưởng của BTD đến tính ổn định của LN và các thành phần trong LN tại các nước đang phát triển.
Nghiên cứu ảnh hưởng của các nguyên nhân gây ra BTD đến tính ổn định của lợi nhuận và của các thành phần trong lợi nhuận
Các nguyên cứu trên thế giới cũng chỉ ra rằng nguyên nhân gây ra BTD là từ tránh thuế, điều chỉnh LN hoặc từ sự khác biệt giữa chuẩn mực kế toán và thuế Ảnh hưởng của các nguyên nhân trên đến tính ổn định của LN và thành phần dồn tích trong LN có thể là cùng chiều hay nghịch chiều, tùy vào mẫu và phương pháp nghiên cứu của từng tác giả Các nghiên cứu về ảnh hưởng của các nguyên nhân gây ra BTD đến tính ổn định của dòng tiền vẫn chưa nhiều.
Tại VN, hiện chưa tìm thấy công bố về ảnh hưởng của BTD và các nguyên nhân gây ra BTD đến tính ổn định của LN và các thành phần trong LN Tuy nhiên, trong nước đã có một số nghiên cứu về tính ổn định của LN và các thành phần trong
LN, một số nghiên cứu khác về các yếu tố ảnh hưởng đến LN của công ty, BTD ảnh hưởng như thế nào đến thông tin trong BCTC; ngoài ra, một số nghiên cứu cũng đề cập đến các yếu tố như điều chỉnh LN, tránh thuế và sự khác nhau của quy định kế toán – thuế ảnh hưởng như thế nào đến tình hình hoạt động của công ty Những bài báo về vấn đề này chưa nhiều, phương pháp nghiên cứu còn đơn giản nhưng bước đầu định hình cơ sở lý thuyết và định hướng nghiên cứu sâu hơn trong tương lai Ở
VN cũng như các nước đang phát triển khác, vẫn còn khe hổng trong các tài liệu nghiên cứu về tính ổn định của LN và dự đoán LN dưới ảnh hưởng của BTD cần được giải quyết.
Khe hổng nghiên cứu
Qua việc tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước, tác giả thấy tồn tại các khoảng trống nghiên cứu liên quan đến đề tài như sau:
Thứ nhất, chưa có nghiên cứu cung cấp cái nhìn toàn diện về tính ổn định của LN và các thành phần của LN trong 10 năm qua đối với các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán VN Trong 10 năm qua, nền kinh tế VN có nhiều biến động cùng với những cải cách về mặt kế toán, những thay đổi lớn đối với chế độ kế toán VN, nhất là trong giai đoạn áp dụng Thông tư 200 sẽ ảnh hưởng đến chỉ tiêu kế toán, trong đó có LN và các thành phần trong LN Việc so sánh tính ổn định của LN và các thành phần trong LN giai đoạn trước và sau khi áp dụng Thông tư 200 vẫn chưa được tìm thấy.
Thứ hai, chưa tìm thấy nghiên cứu ảnh hưởng đồng thời của BTD đến các thành phần dồn tích và dòng tiền trong lợi nhuận Các nghiên cứu thường chỉ tập trung nghiên cứa ảnh hưởng của BTD đến tính ổn định của LN và thành phần dồn tích trong LN mà chưa chú ý đến thành phần dòng tiền, kể cả các nghiên cứu trên thế giới và VN
Thứ ba, nghiên cứu về ảnh hưởng của BTD đến tính ổn định của lợi nhuận và các thành phần trong lợi nhuận tại các nước đang phát triển, trong đó có VN đang bị thiếu hụt Thông qua việc tổng quan các nghiên cứu trước, tác giả thấy rằng nghiên cứu ảnh hưởng của BTD đến tính ổn định của LN và các thành phần trong LN tại các nước đang phát triển, đặc biệt là tại VN rất hiếm hoi, đồng thời, việc so sánh ảnh hưởng của BTD đến tính ổn định của LN và các thành phần trong
LN giữa các giai đoạn áp dụng chế độ kế toán khác nhau, như ở VN là giai đoạn trước và sau khi áp dụng Thông tư 200 vẫn chưa được thực hiện Vì vậy, luận án được tiến hành dựa trên khía cạnh này, tác giả hy vọng giúp các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý doanh nghiệp và nhà đầu tư có thêm thông tin để nắm rõ tình hình hoạt động của doanh nghiệp, có thể nhận diện được rủi ro và đưa ra các quyết định đúng đắn.
Thứ tư, chưa có nghiên cứu về ảnh hưởng của các nguyên nhân gây ra BTD đến tính ổn định của lợi nhuận và của các thành phần trong lợi nhuận tại các nước đang phát triển, trong đó có VN Hầu như chưa có nghiên cứu nào điều tra các nguyên nhân gây ra BTD trong bối cảnh VN Liệu các nguyên nhân này có ảnh hưởng đến tính ổn định của LN và các thành phần trong LN hay không, nếu có thì ảnh hưởng như thế nào và ảnh hưởng này trong giai đoạn trước và sau khi áp dụng Thông tư 200 có khác nhau không là câu hỏi vẫn còn chưa được giải đáp. Tóm lại, để lấp đầy các khoảng trống nghiên cứu đã được nêu, luận án sẽ tìm hiểu về tính ổn định của LN và của các thành phần trong LN trong 10 năm qua, cung cấp các bằng chứng về ảnh hưởng của BTD và các nguyên nhân gây ra BTD đến tính ổn định này như thế nào đặc biệt là ảnh hưởng của BTD đến thành phần dòng tiền; đồng thời, tác giả sẽ so sánh các mối liên hệ trên trong giai đoạn trước khi áp dụng Thông tư 200 (2010-2014) và giai đoạn áp dụng Thông tư 200 (2015-
2019) để tìm hiểu sự khác biệt (nếu có) và đưa ra một số hàm ý quản trị.
Trong điều kiện hiện nay, doanh nghiệp luôn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong quá trình hoạt động của mình Do đó, việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá LN và các yếu tố ảnh hưởng đến tính ổn định của LN là hết sức cần thiết. Chương 1 đã hệ thống hóa các nghiên cứu trong và ngoài nước theo các dòng nghiên cứu (1) về tính ổn định của LN và các thành phần trong LN, (2) về ảnh hưởng của BTD đến tính ổn định của LN và của các thành phần trong LN, (3) về ảnh hưởng của các nguyên nhân gây ra BTD đến tính ổn định của LN và của các thành phần trong LN Việc tổng quan các nghiên cứu trước đã cho thấy bức tranh toàn cảnh về vấn đề nghiên cứu, những mặt đạt được và những hạn chế từ các nghiên cứu trước Tác giả nhận thấy vẫn còn thiếu hụt các nghiên cứu cung cấp cái nhìn toàn diện về tính ổn định của LN và của các thành phần trong LN, các nghiên cứu về ảnh hưởng của BTD và các nguyên nhân gây ra BTD đến tính ổn định đối với nước đang phát triển như VN, nhất là trong bối cảnh VN áp dụng các chế độ kế toán khác nhau trong 10 năm qua (2010-2019).
Trên cơ sở đó, luận án xác định được mục tiêu nghiên cứu để lấp đầy những khoảng trống của những nghiên cứu trước Trong chương 2 tác giả sẽ trình bày các khái niệm, cơ sở lý thuyết có liên quan và phát triển giả thuyết nghiên cứu.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Các khái niệm nghiên cứu
Theo Chuẩn mực kế toán quốc tế số 12 – Thuế TNDN (IAS 12), LN kế toán là lãi hoặc lỗ của một kỳ trước khi khấu trừ chi phí thuế LN kế toán được xác định bằng cách lấy tổng doanh thu trừ tổng chi phí (Chuẩn mực kế toán quốc tế số 1 – Trình bày BCTC (IAS 1)).
Còn theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 17– Thuế TNDN (VAS 17), LN kế toán là lãi hoặc lỗ của một kỳ, trước khi trừ thuế TNDN, được xác định theo quy định của chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hiện hành Tương tự như IAS 1, LN kế toán tại Việt Nam cũng được đo lường bằng doanh thu và chi phí (Trương Thùy Vân, 2019).
Như vậy, có thể hiểu LN kế toán trong một kỳ tức lãi hoặc lỗ của kỳ đó trước khi trừ cho thuế TNDN LN kế toán được xác định theo các quy định của kế toán và được đo lường bằng chênh lệch của tổng doanh thu và tổng chi phí trong kỳ.
Theo Chuẩn mực Kế toán quốc tế số 12 – Thuế TNDN (IAS 12), thu nhập chịu thuế (lỗ thuế) là khoản lãi (lỗ) trong một kì, được xác định bằng nguyên tắc do cơ quan thuế quy định Thu nhập chịu thuế (lỗ thuế) được dùng để tính thuế TNDN phải nộp (hay thu hồi) Tương tự, Plesko (1999) cho rằng thu nhập chịu thuế chịu sự chi phối của các quy định pháp luật chứ không bị ảnh hưởng bởi các tùy chọn của nhà quản lý, do đó, có thể dẫn đến sự khác biệt theo chiều ngang về nghĩa vụ thuế. Còn theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 17– Thuế TNDN (VAS 17), thu nhập chịu thuế là “thu nhập chịu thuế TNDN của một kỳ”, được xác định bằng quy định của Luật thuế TNDN hiện hành và là cơ sở để tính thuế TNDN phải nộp (hoặc thu hồi) Thu nhập chịu thuế một mặt chịu sự chi phối của các nguyên tắc kế toán, mặc khác chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các văn bản thuế, chính sự chi phối khác nhau này là nguyên nhân gây ra BTD (Trương Thùy Vân, 2019).
Như vậy, thu nhập chịu thuế là khoản lãi (hoặc lỗ) trong kỳ dùng để xác định số thuế TNDN mà doanh nghiệp phải nộp (hay thu hồi) Những khoản lãi (hoặc lỗ) này được xác định dựa trên các quy định của luật thuế.
2.1.3 Tính ổn định của lợi nhuận
Zanjirdar và Chogha (2012) cho rằng chất lượng LN được đo lường dựa trên bốn khía cạnh là mức độ ổn định, khả năng dự đoán, mối quan hệ giữa LN và giá trị cổ phiếu, và cuối cùng là mối liên hệ giữa LN và dòng tiền tương lai Do đó, tính ổn định của LN (earnings persistence) được xem như là đại diện của chất lượng LN (P. Dechow và cộng sự, 2010; Mohammady, 2010; Kousenidis và cộng sự, 2013) Lý thuyết về tính ổn định của LN tập trung vào sự thiết thực của báo cáo LN cho nhà đầu tư Moienadin và Tabatabaenasab (2014) và Fatma và Hidayat (2020) cho rằng
LN ổn định nghĩa là LN hiện tại có tính liên tục và giữ được lâu dài qua các kỳ kế toán thay vì LN đó chỉ tồn tại trong một kỳ kế toán nhất định LN có tính ổn định cao cho thấy công ty có khả năng kiểm soát và dự đoán tốt LN trong tương lai, do đó chất lượng LN càng tốt (Lipe, 1990) Tính ổn định của LN được xem là thông tin có giá trị vì nó có tính lặp lại (Penman, 2002) Có thể hiểu LN ổn định tức là khoản
LN của năm hiện tại sẽ được duy trì trong LN của những năm sau, những công ty có thay đổi lớn về LN từ năm t sang năm t+1 sẽ có LN ít ổn định nhất (Guenther, 2011).
LN có chất lượng cao cung cấp thêm thông tin về tình hình hoạt động của doanh nghiệp Các nghiên cứu cho rằng LN ổn định (ít biến động) thì hữu dụng cho các nhà đầu tư trong việc đưa ra các nhận định về giá trị vốn chủ sở hữu hiện tại và triển vọng trong tương lai của công ty (Blaylock và cộng sự, 2012; Hanlon, 2005). Dichev và Tang (2008) nhấn mạnh tầm quan trọng của dự đoán LN trong việc phân tích BCTC và cho rằng LN ổn định nếu không có các cú sốc kinh tế hay có “vấn đề” trong việc tính toán LN kế toán LN ổn định giải quyết bản chất lâu dài của LN kế toán và dùng để đo lường độ lớn của LN hiện tại hoặc tương lai Sự ổn định cao cho thấy quá trình tạo LN bền vững, đây là đặc tính mong muốn của LN và là yếu tố được các nhà đầu tư đặc biệt coi trọng Dự đoán cũng là thuộc tính quan trọng của
LN kế toán vì nó có thể hỗ trợ và làm tăng độ chính xác của dự báo LN (Canina và Potter, 2019; Wells, 2007; Nissim và Penman, 1999) Có thể thấy, tính ổn định của
LN là tiêu chí quan trọng để phân tích và đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp và là thông tin quan trọng đối với người sử dụng BCTC, đặc biệt là những người mong đợi tính ổn định cao của LN (Fatma và Hidayat, 2020; Artikis và Papanastasopoulos, 2016) Tính ổn định của LN được xem xét ở các khía cạnh: sự ổn định, bền vững không thay đổi giá trị trong các báo cáo; phản ánh LN thực sự của công ty và có thể cung cấp thông tin để dự đoán LN trong tương lai hay nói cách khác, LN thời kì này vẫn có thể ảnh hưởng đến LN của thời kì sau Để đo lường tính ổn định của LN, các nhà nghiên cứu đã sử dụng các chỉ tiêu LN khác nhau như tỷ lệ hoàn vốn (ROR – Rate of Return) (R N Freeman và cộng sự, 1982),
LN từ HĐKD chia cho tổng tài sản bình quân (Sloan, 1996), ROA (Richardson và cộng sự, 2005; Frankel và Litov, 2009), LN trước thuế (Hanlon, 2005; Blaylock và cộng sự, 2012), LN ròng hay LN phân phối (Moienadin và Tabatabaenasab, 2014)
Tóm lại, tính ổn định của LN là đại diện của chất lượng LN LN ổn định tức là
LN của năm hiện tại có thể duy trì và tồn tại trong LN các năm tiếp theo Trên khía cạnh kinh tế lượng, LN ổn định nếu giá trị không đổi hoặc giá trị của LN qua các năm tuân theo quy luật phân phối xác suất Trong nghiên cứu này, khi xét đến tính ổn định của LN, tác giả sử dụng chỉ tiêu LN trước thuế.
Trong phần tiếp theo, tác giả sẽ tìm hiểu về tính ổn định các thành phần trong LN.
2.1.4 Tính ổn định của các thành phần trong lợi nhuận
2.1.4.1 Các thành phần trong lợi nhuận
Các yếu tố quyết định chính của LN là những thành phần trong LN, cụ thể là dòng tiền và các khoản dồn tích (Blaylock et al., 2012; Hanlon, 2005; Sloan, 1996). Theo Soenen (1973) , dòng tiền là các khoản phải thu và chi ra bằng “tiền” trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, theo đó, “tiền” bao gồm tiền mặt hiện hữu và tiền gửi không kì hạn tại ngân hàng Kế toán theo cơ sở tiền là phương pháp kế toán dựa trên cơ sở thực thu – thực chi tiền, nghĩa là doanh thu và chi phí được ghi nhận chỉ khi tiền đã thực tế thu được hoặc chi phí đã thực chi ra bằng tiền (Nguyễn Thị Phương Thảo, 2018) Các thông tin về dòng tiền được lấy từ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Dawar, 2015) và các nhà nghiên cứu cũng sử dụng dòng tiền như các biến dự báo và đo lường (Farshadfar và cộng sự, 2008) Theo đó, có thể hiểu dòng tiền là sự lưu chuyển tăng lên (hay giảm xuống) các khoản tiền tệ trong một doanh nghiệp. Thông tin về dòng tiền trong một thời kỳ giúp người sử dụng BCTC đánh giá khả năng tạo ra dòng tiền trong tương lai, nó cho biết cách thức các doanh nghiệp thu vào – chi ra các khoản tiền mặt, bao gồm thông tin về việc vay và trả nợ, trả cổ tức bằng tiền mặt hoặc các khoản phân phối tiền mặt khác cho các nhà đầu tư và các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến tính thanh khoản hoặc khả năng thanh toán của đơn vị (Gordon và cộng sự, 2017)
Ngoài dòng tiền, thành phần dồn tích cũng ảnh hưởng đến LN Theo Chuẩn mực kế toán VN số 01, nguyên tắc kế toán theo cơ sở dồn tích được hiểu như sau: “Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương tiền BCTC lập trên cơ sở dồn tích phản ảnh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lai” Kế toán theo cơ sở dồn tích được áp dụng để lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Lý thuyết nền
2.2.1 Lý thuyết thông tin hữu ích (Decision usefulness theory)
Nội dung của lý thuyết thông tin hữu ích
Lý thuyết thông tin hữu ích là lý thuyết quy chuẩn được xem như nền tảng để xây dựng khuôn mẫu lý thuyết kế toán hiện nay của chuẩn mực BCTC quốc tế và chuẩn mực kế toán ở nhiều quốc gia Chambers (1955) là người đầu tiên nêu bật tầm quan trọng của khía cạnh hữu ích của thông tin kế toán, ông cho rằng thông tin được cung cấp bởi bất kỳ hệ thống kế toán nào đều phải phù hợp với mục tiêu ra quyết định, do đó, hệ thống cung cấp thông tin phải nhất quán và nên xem xét nhu cầu của người sử dụng Báo cáo kế toán có thể có các mục tiêu mâu thuẫn nhau, chẳng hạn như tính hữu ích và khả năng xác minh Sterling (1972) cho rằng tính hữu dụng phải là mục tiêu chính khi áp dụng phương pháp đo lường kế toán, các tiêu chí như khách quan, có thể đối chiếu… chỉ là thứ yếu Lý thuyết thông tin hữu ích được xây dựng dựa trên khả năng thông tin của kế toán tài chính để giúp người dùng đưa ra quyết định đúng đắn (Scott, 2015; Gray và cộng sự, 1995) Lý thuyết này nhấn mạnh vai trò cơ bản của BCTC là cung cấp thông tin thích hợp và hữu ích cho các đối tượng sử dụng trong quá trình quyết định kinh tế Lý thuyết thông tin hữu ích cũng quan tâm đến khái niệm cân bằng giữa lợi ích và chi phí, đây là một khía cạnh cần chú ý khi thiết lập các chuẩn mực kế toán (J Godfrey và cộng sự, 2003).
Lý thuyết thông tin hữu ích đã thống trị việc thiết lập các chuẩn mực BCTC kể từ những năm 1970 (Higson, 2003) Khuôn khổ về lập và trình bày BCTC do IASB ban hành áp dụng tính hữu ích của quyết định để tính toán các đặc điểm định tính của BCTC Khuôn khổ quy định rằng mục tiêu của BCTC là cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà ra quyết định (IFRS, 2018) Các nhà đầu tư là những người sử dụng chính mà BCTC nhắm tới, họ cần thông tin cần thiết để dự đoán LN trong tương lai (Underdown và Taylor, 1985) Việc làm sáng tỏ các lý thuyết này là rất quan trọng đối với một hệ thống kế toán vì chúng đảm bảo tính ổn định và định hướng cho các thông tin mà kế toán cung cấp
Vận dụng lý thuyết thông tin hữu ích trong các nghiên cứu trước
Lý thuyết thông tin hữu ích được vận dụng để nghiên cứu LN bắt đầu từ những năm 1960 Beaver (1968) đã kiểm tra phản ứng của khối lượng giao dịch đối với LN được công bố, ông nhận thấy rằng khối lượng giao dịch tăng đáng kể trong thời gian công bố LN, đây là một dấu hiệu rõ ràng về nội dung thông tin của LN. Ball và Brown (1969) và Deegan và Unerman (2006) đã xem xét phản ứng của giá cổ phiếu đối với việc công bố LN của các công ty Các tác giả nhận thấy hầu hết thông tin về LN được công bố trong các báo cáo hàng năm được sử dụng để dự báo giá cổ phiếu.
Các nghiên cứu sau này đều căn cứ vào sự biến động LN trong quá khứ để dự đoán LN trong tương lai (Sloan, 1996; Richardson và cộng sự, 2005; Govendir và Wells, 2014) Ngoài ra, Sloan (1996) , Patricia M Dechow và cộng sự (2008) , Sutisna và Ekawati (2017) … còn cho thấy thành phần dòng tiền và dồn tích có ý nghĩa đối với LN, tính ổn định của hai thành phần này là dấu hiệu để các nhà đầu tư, nhà quản lý dự đoán LN trong tương lai Nếu các khoản dồn tích hay dòng tiền của công ty liên tục ở mức thấp trong giai đoạn hiện tại cho thấy công ty đang tỷ lệ nghịch với sự ổn định của LN trong tương lai và sẽ dẫn đến chất lượng LN thấp. Những thay đổi trong tài khoản thuế của công ty được coi là đại diện giúp dự báo LN trong tương lai (Lev và Thiagarajan, 1993; Jeffery S Abarbanell và Bushee, 1998; Jeffrey S Abarbanell và Bushee, 1997) Theo đó, thông tin về BTD là hữu tích để dự đoán LN trong tương lai (Tang, 2006; Hanlon, 2005; Lev và Nissim, 2004; Blaylock và cộng sự, 2012) Theo Hanlon (2005) , Blaylock và cộng sự (2012) và Jackson (2015) BTD tạm thời càng lớn thì chất lượng LN càng giảm, tức là khả năng dự đoán LN tương lai dựa trên LN (hoặc các thành phần của LN) hiện tại càng giảm Tuy nhiên, trái với các nghiên cứu đã đề cập, Raedy và cộng sự (2011) lại cho thấy BTD không cung cấp thông tin giúp các nhà đầu tư dự đoán LN trong tương lai Những kết quả mâu thuẫn này đã thúc đẩy mục tiêu của luận án, nhằm tìm hiểu BTD (gồm tạm thời hoặc vĩnh viễn) ảnh hưởng như thế nào đến tính ổn định của
LN và các thành phần trong LN.
Vận dụng lý thuyết thông tin hữu ích để xây dựng giả thuyết
Lý thuyết thông tin hữu ích đã đánh giá các phương pháp kế toán khác nhau bằng cách sử dụng tiêu chí khả năng dự đoán các sự kiện kinh tế trong tương lai. Luận án vận dụng lý thuyết này vì có liên quan đến mối quan hệ giữa LN và các thành phần trong LN đối với LN trong các kỳ kế tiếp, mối quan hệ giữa BTD và tính ổn định của LN Lý thuyết thông tin hữu ích đã cung cấp cơ sở lý luận về việc dự đoán LN trong các kỳ kế tiếp dựa vào (1) các thông tin có trong LN hiện tại, (2) các thông tin có trong thành phần dòng tiền và các khoản dồn tích hiện tại, (3) ảnh hưởng của BTD đối với tính ổn định của LN BTD và LN là hai yếu tố tồn tại trong một công ty, tác giả sử dụng các quan sát thực tế từ các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán VN để hiểu rõ hơn về vấn đề nghiên cứu Hơn nữa, những mối quan hệ đã nêu sẽ được xem xét kỹ lưỡng nhằm giúp các nhà đầu tư, cổ đông cũng như nhà quản lý cải thiện chất lượng LN và cung cấp thông tin hữu ích trong việc ra quyết định.
2.2.2 Lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder theory)
Nội dung của lý thuyết các bên liên quan
Lý thuyết các bên liên quan được khởi đầu từ nghiên cứu của Freman (1984) về đạo đức kinh doanh và quản trị tổ chức Lý thuyết này cho rằng tổ chức có trách nhiệm đối xử công bằng với các bên liên quan, nếu các bên liên quan có lợi ích xung đột nhau, doanh nghiệp cần có phương án đạt được sự cân bằng tối ưu giữa các bên R E Freeman (2010) định nghĩa các bên liên quan là bất kỳ nhóm hoặc cá nhân nào có thể ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng bởi việc đạt được các mục tiêu của tổ chức Các bên liên quan đối với một doanh nghiệp có thể là cổ đông, khách hàng,nhà cung cấp, kiểm toán viên, nhân viên, cơ quan thuế, công chúng (Loy, 2016).Các bên liên quan này cần thông tin từ doanh nghiệp để đánh giá được tình hình hoạt động, nhằm thực hiện các quyết định của mình Họ được gọi là các bên liên quan vì những đối tượng này có thể ảnh hưởng đến dòng tiền của công ty (Jaffe,
2013) Đối với công ty có các bên liên quan càng nhiều, thì việc công bố thông tin càng được chú trọng hơn Thông tin này có thể được tìm thấy trên các báo cáo của doanh nghiệp.
Vì nhu cầu của các bên liên quan thường khác nhau và sẽ thay đổi theo thời gian nên tổ chức sẽ ưu tiên đáp ứng nhu cầu của bên liên quan nào có lợi ích lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến công ty (Deegan và Unerman, 2006; Ullmann, 1985) Lợi ích của các bên liên quan khác cũng được thỏa mãn thông qua việc tổ chức đó theo đuổi các phương pháp kế toán thuế và báo cáo thông tin phù hợp với các quy định của pháp luật (Deegan và Unerman, 2006; Ullmann, 1985)
Vận dụng lý thuyết các bên liên quan trong các nghiên cứu trước
Lý thuyết này được sử dụng để giải thích cho động cơ các tổ chức lựa chọn và tự nguyện áp dụng kế toán thuế nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao từ phía các cơ quan chính phủ, các tổ chức tín dụng, nhà đầu tư, người tiêu dùng và công chúng Hành vi tránh thuế và điều chỉnh LN của các doanh nghiệp có thể được xem xét từ quan điểm lý thuyết của các bên liên quan Donaldson (1995) xem công ty là nơi tập hợp các lợi ích hợp tác và cạnh tranh sở hữu giá trị nội tại Những lợi ích hợp tác và cạnh tranh này là kết quả của những nhu cầu cụ thể của các bên liên quan
Dựa vào lý thuyết các bên liên quan, các công ty được khuyến khích tham gia vào các hoạt động có lợi (cho xã hội hoặc cộng đồng) và tận dụng các hoạt động này như một công cụ chiến lược để tối đa hóa giá trị và tăng LN (Sun và cộng sự,
2010) Việc điều chỉnh LN có thể ảnh hưởng đến nhận thức của các bên liên quan (Ehsan và cộng sự, 2020) Các nhân viên và nhà quản lý của công ty có thể sử dụng các tùy chọn, ước tính trong việc tính toán LN kế toán để đạt được mục tiêu đã đề ra, khiến LN được báo cáo tốt hơn hoặc kém hơn so với số liệu ban đầu (D Cohen và cộng sự, 2010; Patricia M Dechow và cộng sự, 1998; Shafai và cộng sự, 2018).Tuy nhiên, việc cố ý điều chỉnh các số liệu kế toán để che giấu thực tế về tình hình tài chính của công ty và đánh lừa các bên liên quan có thể dẫn đến những hậu quả tiêu cực cho sự tồn tại và hoạt động của công ty (Zahra và cộng sự, 2005) Những hậu quả này bao gồm việc tăng sự cảnh giác và giảm sự ủng hộ của các bên liên quan, giám đốc điều hành bị sa thải và danh tiếng công ty bị tổn hại (Prior và cộng sự, 2008; B B Choi và cộng sự, 2013) Tuy nhiên, một số nghiên cứu khác lại cho thấy độ tin cậy và chất lượng LN kế toán được nâng cao khi hành vi điều chỉnh LN được giám sát bởi cơ chế quản trị công ty (Patricia M Dechow và cộng sự, 1996; Wild, 1996; Klein, 2002) Như vậy, có thể thấy việc điều chỉnh LN có thể ảnh hưởng xấu hoặc tốt đến chất lượng LN tùy vào ảnh hưởng của các bên liên quan và cơ chế hoạt động của doanh nghiệp.
Ngoài ra, các nhà quản lý được kỳ vọng sẽ nỗ lực giảm thiểu thuế TNDN nhằm mang lại lợi ích cho các cổ đông (Christensen và Murphy, 2004) Tránh thuế cũng cho phép các nhà quản lý cơ hội thỏa mãn lợi ích của chính họ (Desai và Dharmapala, 2009) Các nhà quản lý giảm các khoản nợ thuế để các cổ đông trung lập với rủi ro được hưởng cổ tức cao hơn, nhưng việc tách biệt quyền sở hữu và quyền kiểm soát có thể tạo điều kiện cho các nhà quản lý đưa ra các quyết định về thuế doanh nghiệp sao cho phù hợp với lợi ích cá nhân của họ (Hanlon và Heitzman, 2010) Desai và Dharmapala (2009) nói rằng chiến lược tránh thuế có thể được nhà quản lý thực hiện khi công ty đang thực hiện chính sách thưởng dựa trên
LN Shafai và cộng sự (2018) cho rằng các công ty thực hiện việc tránh thuế nhằm giảm số thuế phải nộp và bị coi là vô trách nhiệm về mặt xã hội Việc nộp thuế của doanh nghiệp giúp nhà nước có tài chính thực hiện cung cấp hàng hóa và dịch vụ công Nếu một công ty không trả phần thuế của mình có thể ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội (Freedman, 2003; Landolf, 2006) Việc tránh thuế có thể giảm chi phí và tăng lợi ích đáng kể cho công ty và các cổ đông Mặc khác, nếu công ty trả nhiều thuế hơn, có thể công ty này đang xây dựng danh tiếng và phân biệt sản phẩm của họ với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh (Shafai và cộng sự, 2018).
Các công ty có BTD lớn có thể do điều chỉnh LN tăng hoặc giảm thu nhập chịu thuế Những hoạt động này, xét trên quan điểm của lý thuyết các bên liên quan, có thể ảnh hưởng đến lợi ích của các bên liên quan Các nhà quản lý không chỉ phục vụ vai trò và trách nhiệm của họ đối với lợi ích của công ty và cổ đông, mà còn vì lợi ích của các bên liên quan Các bên liên quan rất quan trọng vì họ có khả năng kiểm soát các nguồn lực kinh tế mà công ty sử dụng Nếu các nhà quản lý không đáp ứng được kỳ vọng của các bên liên quan, hoạt động của công ty có thể khó khăn hơn Dựa vào những lập luận đã nêu, luận án nhằm xem xét mối quan hệ giữa cả điều chỉnh LN và tránh thuế với tính ổn định của LN cũng như các thành phần trong
LN nhằm đánh giá chất lượng LN, từ đó cung cấp thông tin hữu ích cho các bên liên quan.
Vận dụng lý thuyết các bên liên quan để xây dựng giả thuyết
Khi xem xét quan điểm lý thuyết các bên liên quan ở trên, ban giám đốc công ty sẽ xác định các bên liên quan và mối quan hệ của họ với công ty; các bên liên quan này có những nhu cầu khác nhau và đôi khi mâu thuẫn với nhau Luận án nghiên cứu mối quan hệ giữa công ty và hai bên liên quan chính, đó là nhà đầu tư (hoặc cổ đông) và cơ quan thuế Cả hai đều được coi là có ảnh hưởng mạnh mẽ và có nhu cầu khác nhau Nhà đầu tư mong muốn công ty đạt được LN tối đa với chi phí thấp nhất, điều này thúc đẩy các công ty điều chỉnh tăng LN kế toán nhưng giảm thu nhập chịu thuế; tuy nhiên, cơ quan thuế lại có nhu cầu thu được càng nhiều thuế nhằm phục vụ cho chi tiêu công Một công ty phải báo cáo cho cả hai bên liên quan và điều này dẫn đến mâu thuẫn trong việc lựa chọn nhu cầu nào công ty sẽ đặt lên hàng đầu.
Lý thuyết các bên liên quan đã cung cấp các cơ sở lý luận cho thấy điều chỉnh
Xây dựng giả thuyết nghiên cứu
2.3.1 Tính ổn định của lợi nhuận và của các thành phần trong lợi nhuận Ảnh hưởng của LN hiện tại đến LN tương lai có thể được giải thích thông gia lý thuyết thông tin hữu ích LN ổn định tức là LN của năm hiện tại sẽ được lặp lại trong những năm tiếp theo (Guenther, 2011), do đó, tính ổn định của LN có thể làm tăng độ chính xác của dự báo LN (Canina và Potter, 2019) Lợi nhuận cần được duy trì và phát triển trong những năm tiếp theo Đa phần các nghiên cứu đã được tiến hành ở các nước phát triển, dù sử dụng dữ liệu hay các chỉ tiêu khác nhau, đều chứng minh rằng để một công ty hoạt động và phát triển lâu dài, LN cần có tính ổn định (Sloan, 1996; Richardson và cộng sự, 2005; Frankel và Litov, 2009; Hanlon,2005; Blaylock và cộng sự, 2012; Govendir và Wells, 2014) Do đó, tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán VN, tác giả cũng giả định rằng LN có tính ổn định thông qua giả thuyết sau:
H1: Lợi nhuận có tính ổn định và có thể giải thích được lợi nhuận trong tương lai
LN kế toán được coi là nguồn thông tin quan trọng để đánh giá LN trong tương lai, được cấu thành từ các khoản dồn tích và tiền mặt (Bernard và Stober, 1989; Cotter, 1996) Sự chênh lệch giữa LN kế toán và dòng tiền từ HĐKD là các khoản dồn tích Lý thuyết thông tin hữu ích cũng cho thấy các chỉ tiêu dòng tiền và dồn tích rất cung cấp nhiều thông tin về LN tương lai Ngược lại với các khoản mục tiền mặt, các khoản dồn tích mang tính chủ quan và chịu nhiều sai sót hơn khi đánh giá (Canina và Potter, 2019; Sloan, 1996) Do đó, các khoản dồn tích kém ổn định hơn so với dòng tiền Patricia M Dechow và Dichev (2002) đã nghiên cứu vai trò của các khoản dồn tích trong việc đo lường hiệu suất công ty trong giai đoạn từ
1987 đến 1999 Kết quả cho thấy bằng cách tăng sai số ước tính của các khoản dồn tích, chất lượng của các khoản dồn tích và LN giảm Hơn nữa, các tác giả còn chứng minh mối quan hệ cùng chiều giữa các khoản dồn tích và tính ổn định của
LN Nghĩa là các công ty có các khoản dồn tích thấp hơn có tính ổn định của LN thấp hơn và các khoản dồn tích có khả năng dự đoán LN trong tương lai, đây cũng là kết quả nghiên cứu của Sloan (1996) , Fairfield và cộng sự (2003b) và Richardson và cộng sự (2005)
Thêm vào đó, Sloan (1996) cho thấy tiền mặt và thành phần dồn tích có ý nghĩa khác nhau đối với tính ổn định của LN và từ đó, ảnh hưởng đến chất lượng
LN Thành phần dồn tích trong LN thường kết hợp các ước tính của dòng tiền trong tương lai, sự trì hoãn của dòng tiền trong quá khứ, phân bổ và định giá, tất cả đều liên quan đến tính chủ quan cao hơn so với việc đo lường dòng tiền định kỳ Điều này dẫn đến việc khi thành phần dồn tích của LN cao hoặc thấp bất thường, LN sẽ ít ổn định hơn Sloan (1996) kiểm tra ý nghĩa khác nhau của tiền mặt từ HĐKD và các khoản dồn tích đối với tính ổn định của LN trong tương lai Kết quả cho thấy hệ số ổn định của dòng tiền cao hơn (0,855) so với dồn tích (0,765) Sự ổn định thấp hơn của thành phần dồn tích trong LN cho thấy rằng số tiền dồn tích trong LN hiện tại có liên quan đối với sự ổn định của LN trong tương lai và là thước đo của chất lượng LN Patricia M Dechow và cộng sự (2008) đã kiểm tra tính ổn định và định giá của thành phần tiền mặt từ năm 1950 đến 2003 Các tác giả đã phân loại các thành phần tiền mặt của LN thành tiền mặt được giữ lại, tiền mặt trả cho các cổ đông và tiền mặt trả cho các chủ nợ và kết luận rằng tiền mặt trả cho các cổ đông có tính ổn định hơn và có ý nghĩa thống kê đối với giá cổ phiếu Các nghiên cứu khác cũng cho thấy thành phần tiền mặt của LN ròng ổn định hơn thành phần dồn tích (Sloan, 1996; Canina và Potter, 2019) Các nghiên cứu sâu hơn cũng cho thấy thành phần dồn tích bất thường (abnormal accrual) có tính ổn định thấp (Xie, 2001) Do đó, người sử dụng BCTC được khuyến khích chú ý nhiều hơn đến thành phần tiền mặt trong quá trình ra quyết định, bởi vì thành phần này có chất lượng cao hơn và có ít khả năng bị thao túng trong các số liệu kế toán So với các khoản dồn tích, thành phần dòng tiền ít chịu sai sót hơn và ổn định hơn Luận án nhằm mục đích kiểm tra lại tính ổn định của các thành phần tiền mặt và dồn tích trong việc giải thích LN tương lai tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán VN thông qua giả thuyết sau:
H2: Trong các thành phần của lợi nhuận, dòng tiền có tính ổn định hơn so với các khoản dồn tích.
2.3.2 BTD ảnh hưởng đến tính ổn định của lợi nhuận
Theo lý thuyết thông tin hữu ích, sự khác biệt giữa LN kế toán và thu nhập chịu thuế có thể ảnh hưởng đến chất lượng LN trong BCTC và là thông tin hữu ích đối với người sử dụng (Scott, 2015) Điển hình là vụ bê bối của Enron và WorldCom , các công ty đã báo cáo LN trước thuế cao hơn thu nhập chịu thuế và điều chỉnh tăng LN trước thuế (Hanlon và Heitzman, 2010) Một số nhà hoạch định chính sách và báo chí cho rằng nên công bố thêm thông tin về BTD và các công ty có BTD lớn vì những công ty này có thể đang thao túng các số liệu, cho mục đích kế toán hoặc cho mục đích thuế hoặc cho cả hai (Hanlon và Heitzman, 2010) Do đó, một số nghiên cứu tỏ ra không tin tưởng khi đưa ra dự đoán LN dựa trên dấu(âm hoặc dương) của BTD vì BTD âm (tức là LN kế toán thấp hơn thu nhập chịu thuế) cũng có thể tạo ra mối lo ngại về chất lượng LN Các nghiên cứu của
Guenther (2011) và Raedy và cộng sự (2011) cho rằng BTD dường như không cung cấp thông tin về LN tương lai nếu kiểm soát các biến như số năm hoạt động, các khoản mục tạm thời có giá trị lớn, các khoản dồn tích lớn và ROA trước thuế cao. Tương tự, Weber (2009) phát hiện ra các nhà phân tích không hoàn toàn sử dụng BTD khi đưa ra dự báo LN; tác giả thậm chí còn cho rằng có sự khác biệt giữa các nhà phân tích liên quan đến mức độ họ sử dụng BTD vào các dự báo tương lai. Mặc khác, phần lớn nghiên cứu đều cho thấy trong các chỉ số về hiệu quả hoạt động công ty, mức độ phù hợp, tính ổn định, tính thận trọng có điều kiện và làm mềm LN (income smoothing) là những lý do cho sự xuất hiện của BTD Lý thuyết kế toán thực chứng còn cho thấy nhà quản lý có động lực để điều chỉnh LN kế toán và thu nhập chịu thuế (Watts và Zimmerman, 1990; Fields và cộng sự, 2001) Về vấn đề này, người ta tin rằng sự thay đổi về dấu (âm/dương) trong BTD càng cao, kết quả dự đoán về LN của công ty trong tương lai càng thấp (Hanlon, 2005; Heltzer, 2009; Ayers và cộng sự, 2010; Tang, 2006; Blaylock và cộng sự, 2012). Điều này chứng minh BTD đóng góp vào sự không chắc chắn của nhà đầu tư về các số liệu kế toán công ty Lev và Nissim (2004) chứng minh mối quan hệ cùng chiều giữa tăng trưởng LN trong tương lai và tỷ lệ của thu nhập chịu thuế trên LN kế toán. Các tác giả cho rằng BTD được phản ánh trong kết quả hoạt động của công ty trong tương lai và LN có thể được dự đoán bằng cách sử dụng tỷ lệ thu nhập chịu thuế/
LN kế toán Nghiên cứu các kết quả xếp hạng tín dụng, Ayers và cộng sự (2010) cũng cho thấy sự điều chỉnh trong xếp hạng tín dụng dường như xấu hơn khi các công ty có những thay đổi lớn về chênh lệch giữa LN kế toán và thu nhập chịu thuế. Khi nghiên cứu các thành phần của BTD, dựa vào giả thuyết tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu, Dridi và Adel (2016) cho rằng BTD tùy chỉnh có thể dùng để tìm hiểu tính ổn định của LN và các khoản dồn tích, hoặc nghiên cứu của Jovita và Carolina
(2017) cho thấy tăng trưởng LN và điều chỉnh tài sản bất chính của công ty có mối quan hệ cùng chiều với BTD tạm thời, Mills và Newberry (2001) cũng nhận thấy BTD có liên quan mật thiết với các BCTC trong trường hợp đặc biệt như khi công ty xảy ra khủng hoảng tài chính, LN không ổn định Theo đó, Marques và cộng sự
(2016) đã đưa ra bằng chứng rằng các công ty ở Mỹ Latinh với mức BTD cao hơn sẽ có hiệu suất hoạt động thấp hơn trong những năm tiếp theo Như vậy, các nghiên cứu trước đây cho thấy BTD có liên quan nghịch chiều đến thay đổi LN trong tương lai (hoặc BTD càng lớn thì tính ổn định của LN càng giảm) Từ đó, tác giả đưa ra giả thuyết:
H3: Công ty có BTD lớn thì tính ổn định của lợi nhuận thấp hơn so với công ty có BTD nhỏ
2.3.3 BTD ảnh hưởng đến tính ổn định của các thành phần trong lợi nhuận Để hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của BTD đến tính ổn định của LN, các tác giả đã phân chia LN thành các khoản dồn tích và dòng tiền và nghiên cứu ảnh hưởng của BTD đến các thành phần này trong LN Ý tưởng về BTD phản ánh chất lượng LN thông qua các khoản dồn tích trước thuế đã xuất hiện trong thời gian dài và được chính thức hóa ở một mức độ nhất định trong nghiên cứu như (Revsine và cộng sự, 1998; Palepu và Healy, 2000; Penman, 2001) Theo lý thuyết thông tin hữu ích, các khoản dồn tích ghi nhận theo nguyên tắc kế toán phản ánh nhiều quyền tùy chọn hơn so với luật thuế, do đó, BTD tạm thời phản ánh nhiều thông tin về các khoản dồn tích tùy chỉnh (ví dụ, các khoản nợ xấu, chi phí bảo hành, doanh thu hoãn lại, v.v.) BTD lớn có thể làm giảm chất lượng LN, nghĩa là LN ít ổn định hơn (Ayers và cộng sự, 2010; Hanlon, 2005) Theo lý thuyết kế toán thực chứng, các nhà quản lý sẽ tăng LN kế toán bằng cách thay đổi giá trị của các khoản dồn tích nhằm đạt được mức tiền thưởng cao hơn và nhận được sự tin tưởng của nhà đầu tư (Deegan và Unerman, 2006) Hanlon (2005) nghiên cứu mối quan hệ của BTD lớn đối với tính ổn định của LN và các khoản dồn tích Tác giả cho rằng vì các khoản dồn tích tùy chỉnh ít ổn định hơn so với các khoản dồn tích không tùy chỉnh (Xie, 2001), nên nếu BTD lớn là dấu hiệu của sự gia tăng các khoản dồn tích tùy chỉnh, các công ty có BTD lớn sẽ thể hiện tính ổn định của LN và các khoản dồn tích thấp hơn so với các công ty có BTD nhỏ Tính ổn định của LN bị ảnh hưởng cả bởi độ lớn và dấu(âm/dương) của các khoản dồn tích Các khoản dồn tích cải thiện tính ổn định của
LN có liên quan đến dòng tiền trong các công ty có các khoản dồn tích cao, nhưng làm giảm tính ổn định của LN ở các công ty có các khoản dồn tích thấp (Badertscher và cộng sự, 2009) Theo lập luận này, nếu các khoản dồn tích được ghi nhận cho mục đích kế toán không còn trùng với mục đích thuế, chênh lệch thể hiện trong thuế hoãn lại phát sinh tăng lên, nghĩa là BTD cao hơn thì giá trị các khoản dồn tích kế toán giảm đi (Hanlon, 2005; Blaylock và cộng sự, 2012) Từ những lập luận trên, tác giả đưa ra giả thuyết sau:
H4a: Công ty có BTD lớn thì tính ổn định của thành phần dồn tích thấp hơn so với công ty có BTD nhỏ
Theo lý thuyết các bên liên quan, các công ty được khuyến khích thực hiện các hoạt động có lợi cho cộng đồng Khi bị giám sát chặc chẽ từ cơ quan thuế hay các cơ quan nhà nước, công ty có sẽ thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thuế Ở các quốc gia có sự tuân thủ kế toán cao hơn, kết quả hoạt động sẽ ổn định hơn và tương quan yếu hơn với dòng tiền trong tương lai (Atwood và cộng sự, 2010) Nghĩa là khi thu nhập chịu thuế tăng do LN kế toán tăng, dẫn đến tài khoản thuế TNDN phải nộp cao hơn thì dòng tiền khả dụng thấp hơn (Ayers và cộng sự, 2010) Tang (2006) đã nghiên cứu trường hợp tại các công ty Trung Quốc và nhận thấy có mối quan hệ nghịch chiều giữa BTD và dự báo LN, tác giả còn cho rằng sự khác biệt giữa kế toán và thuế ảnh hưởng đến các thành phần của LN hiện tại và dòng tiền của công ty Từ những lập luận trên, tác giả đưa ra giả thuyết sau:
H4b: Công ty có BTD lớn thì tính ổn định của thành phần dòng tiền thấp hơn so với công ty có BTD nhỏ
2.3.4 Ảnh hưởng của các nguyên nhân gây ra BTD đến tính ổn định của lợi nhuận và của các thành phần trong lợi nhuận
Các nghiên cứu trước như Lev và Nissim (2004) và Hanlon (2005) cung cấp bằng chứng cho thấy BTD ảnh hưởng đến LN trong tương lai, nhưng nguyên nhân cơ bản của mối liên hệ này không được nghiên cứu rõ ràng Phân chia BTD theo từng loại sẽ giúp cải thiện việc giải thích nội dung của BTD với điều kiện là sự phân chia trên cung cấp thêm thông tin cho các nhà đầu tư Mỗi loại BTD cung cấp thông tin khác nhau về chất lượng của các báo cáo (Y.H.Tang và Firth, 2012) BTD tạm thời và vĩnh viễn có thể cung cấp thông tin hỗ trợ các nhà kinh tế đưa ra quyết định liên quan đến dự báo về kết quả hoạt động của công ty trong tương lai (Barth và cộng sự, 2008) Guenther (2011) cho rằng một số BTD có ý nghĩa khi sự khác biệt về quy tắc kế toán / thuế có liên quan đến thay đổi LN trong tương lai và BTD cung cấp thêm thông tin về thu nhập trong tương lai
Như đã trình bày ở phần trước, các nguyên nhân gây ra BTD gồm điều chỉnh
Bối cảnh tại VN
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang mang lại nhiều cơ hội lẫn thách thức trong lĩnh vực kế toán – kiểm toán Trong bối cảnh hội nhập, VN cũng có những thay đổi lớn để cải cách khung pháp lý nhằm phát triển ngành nghề dịch vụ kế toán – kiểm toán như ban hành Luật Kế toán và Luật Kiểm toán độc lập năm
2015 Đặc biệt, sự ra đời của Thông tư 200 có hiệu lực thực hiện từ 01/01/2015 đã có ảnh hưởng sâu rộng trong toàn bộ hệ thống kế toán, giúp cập nhật tối đa các quy định phổ biến quốc tế, phù hợp với thực tiễn tại VN, góp phần nâng cao tính minh bạch và thúc đẩy đầu tư kinh doanh Thông tư mới ban hành cho thấy sự thay đổi trong chế độ kế toán VN theo hướng hội nhập thông lệ quốc tế, chẳng hạn như tôn trọng bản chất hơn hình thức, các hệ thống chứng từ và sổ sách được tổ chức linh hoạt, tách biệt giữa kế toán và thuế … (Trần Thị Quyên, 2020). Ảnh hưởng của chế độ kế toán mới đến việc vận dụng nguyên tắc kế toán tại
VN cũng được một số tác giả nghiên cứu, chẳng hạn như M T H Minh và Nhu
(2019) đưa ra bằng chứng cho thấy BTD và các thành phần của nó ảnh hưởng nghịch chiều đến tính thận trọng trong kế toán, tuy nhiên, Thông tư 200 đã làm suy yếu mối quan hệ này Trang và Joseph (2019) cũng nghiên cứu ảnh hưởng của Thông tư 200 đến điều chỉnh LN tại VN, kết quả cho thấy các công ty niêm yết từ khi chuyển sang sử dụng chế độ kế toán mới có biểu hiện điều chỉnh LN kém hơn, do đó, chất lượng LN được cải thiện Theo dòng nghiên cứu những ảnh hưởng của Thông tư 200, tác giả sẽ so sánh tính ổn định của LN và các thành phần trong LN, ảnh hưởng của BTD và các nguyên nhân gây ra BTD đến mối quan hệ này trước và sau khi áp dụng Thông tư 200.
Trong chương 2, tác giả đã trình bày các khái niệm có liên quan đến tính ổn định của LN và các thành phần trong LN, định nghĩa BTD và xác định các nguyên nhân gây ra BTD Đồng thời, tác giả còn trình bày các lý thuyết nền, bao gồm lý thuyết thông tin hữu ích, lý thuyết các bên liên quan, lý thuyết đại diện và lý thuyết kế toán thực chứng Dựa vào tổng quan các nghiên cứu trước đây và các lý thuyết nền có liên quan, tác giả xây dựng giả thuyết nghiên cứu về (1) tính ổn định của LN và các thành phần trong LN, (2) BTD ảnh hưởng đến tính ổn định của LN và các thành phần trong LN và (3) các nguyên nhân gây ra BTD ảnh hưởng đến tính ổn định của LN và các thành phần trong LN tại VN trong cả hai giai đoạn nghiên cứu, giai đoạn trước và sau khi áp dụng Thông tư 200 từ năm 2010-2019
Kết quả trình bày ở chương 2 là cơ sở để xác định phương pháp và xây dựng mô hình nghiên cứu phù hợp ở chương 3.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp nghiên cứu và quy trình nghiên cứu
Có ba phương pháp nghiên cứu thường được sử dụng trong lĩnh vực kinh tế là phương pháp định tính, định lượng và hỗn hợp (Creswell, 2009; Williams, 2007). Trong đó, phương pháp hỗn hợp là hết hợp giữa định tính và định lượng trong cùng một nghiên cứu Phương pháp định tính được sử dụng nhằm khám phá về hành vi con người và giải thích ý nghĩa các hành vi đó (Cooper và Schindler, 2006; Denzin và Lincoln, 2005) Phương pháp định tính quan tâm đến các khía cạnh thực tế không thể định lượng được, như niềm tin, thái độ, động cơ, nguyện vọng…và tìm hiểu mối quan hệ giữa các nhân tố đó (Maxwell, 2013) Mặc khác, phương pháp định lượng thường tập trung vào dữ liệu có thể đo lường như số lượng, tần số, tỷ lệ phần trăm… nhằm tìm hiểu xu hướng trên tập dữ liệu chứ không phải là động lực đằng sau những hành vi được quan sát (Goertzen, 2017), hay nói cách khác, phương pháp định lượng liên quan đến việc mô tả, giải thích và dự đoán các hiện tượng dựa trên phương trình toán học và các biến có thể thu thập và trình bày bằng con số (Cooper và Schindler, 2006) Theo Goertzen (2017) , phương pháp định lượng có các đặc điểm như dữ liệu có thể được đo lường và định lượng, kết quả có thể được đánh giá bằng cách sử dụng phân tích thống kê và các phát hiện có thể cung cấp bằng chứng cho các xu hướng hoặc chứng minh một hiện tượng.
Căn cứ vào (1) mục tiêu luận án nhằm kiểm tra tính ổn định của LN và các thành phần trong LN, ảnh hưởng của BTD và các nguyên nhân gây ra BTD đến tính ổn định của LN và các thành phần trong LN, (2) kết quả nghiên cứu góp phần đánh giá và dự đoán chất lượng LN, (3) các biến được đo lường bằng con số cụ thể; do đó, tác giả sử dụng phương pháp định lượng trong luận án, phương pháp này cũng được Hanlon (2005) và Blaylock và cộng sự (2012) sử dụng trong nghiên cứu của mình Việc phân tích định lượng được thực hiện bằng phần mềm Stata Các bước nghiên cứu cụ thể được trình bày trong quy trình dưới đây.
3.1.2 Quy trình nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu đã đề ra, quy trình nghiên cứu được tác giả lần lượt thực hiện theo các bước như sau:
C ơ s ở lý th u y ết v à n g hi ê n c ứ u tr ư ớ c
L ựa ch ọn m ô hì nh
Ki ể m đị nh kh uy ết tật củ a m ô hì nh ở lý th u y ết v à n g hi ê n c ứ u tr ư ớ c
Th u th ập dữ liệ u
Là m sạ ch dữ liệ u
Tí nh to án cá c bi ến
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu đề xuất
Kiểm tra tính ổn định của lợi nhuận và của các thành phần trong lợi nhuận
Tính ổn định của LN được thể hiện bằng phương trình hồi quy giá trị tương lai thông qua giá trị hiện tại của LN (Francis và cộng sự, 2004; P Dechow và cộng sự, 2010; Barton và cộng sự, 2010; Oei và cộng sự, 2008) như sau:
Et là LN năm t và Et-1 là LN năm t-1 β1 là hệ số đo lường tính ổn định của LN β1 gần bằng 1 tức là LN có tính ổn định cao β1 gần bằng 0 tức là LN ít có tính ổn định
Liên quan đến LN hàng năm, Sloan (1996) thấy rằng ở Hoa Kỳ trong giai đoạn 1962-1991, hệ số β1 trong phương trình (*) là khoảng 0,84 Tức là, nếu một công ty kiếm được $1 trong năm t, thì có $0,84 dự kiến sẽ tồn tại trong LN của năm t+1.
Theo Barton và cộng sự (2010) , β1 = 1 tức là LN có xu hướng ngẫu nhiên với hằng số β0 Thực tế LN không hoàn toàn là ngẫu nhiên, cũng không hoàn toàn là biến động (purel transistory), tức là mang giá trị 0 < β1 < 1 (R N Freeman và cộng sự, 1982). Để duy trì tính thống nhất, ở các bước tính toán và kết quả nghiên cứu chương
4, tác giả sử dụng chỉ tiêu LN kế toán trước thuế gọi tắt là LN Việc sử dụng chỉ tiêu
LN kế toán trước thuế được kế thừa từ nghiên cứu của Hanlon (2005) và Blaylock và cộng sự (2012) vì thuế TNDN phải nộp có liên quan đến các hoạt động tài chính hơn là HĐKD của doanh nghiệp (Patricia M Dechow và cộng sự, 1995; Sloan,
1996) Theo đó, thành phần dòng tiền và dồn tích được sử dụng là dòng tiền trước thuế và các khoản dồn tích trước thuế (Hanlon, 2005; Blaylock và cộng sự, 2012),gọi tắt là dòng tiền và các khoản dồn tích; trong đó, dòng tiền trước thuế được tính bằng lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD + thuế TNDN đã nộp, các khoản dồn tích trước thuế được tính bằng chênh lệch giữa LN trước thuế và dòng tiền trước thuế. Tất cả các biến được chia cho trung bình của tổng tài sản để giảm độ chênh lệch giữa các biến và không chịu ảnh hưởng bởi quy mô của các công ty (Sloan, 1996)
Từ phương trình (*), ta có:
PTBIt là LN trước thuế năm t,
PTBIt+1 là LN trước thuế năm t+1
PTCFt là dòng tiền trước thuế năm t
PTACCt là thành phần dồn tích trước thuế năm t
Các hệ số kì vọng:
Kiểm tra ảnh hưởng của BTD đến tính ổn định của lợi nhuận và của các thành phần trong lợi nhuận
Đầu tiên ước tính BTD cho mỗi công ty trong năm dựa theo phương trình sau: BTDt = LN kế toán trước thuế (PTBIt) - Thu nhập chịu thuế (TIt)
BTDt : Chênh lệch giữa LN kế toán và thu nhập chịu thuế năm t
PTBIt: LN kế toán trước thuế năm t
TIt: Thu nhập chịu thuế năm t
Theo quy định về việc lập và trình bày BCTC tại VN, trên BCTC không thể hiện chỉ tiêu thu nhập chịu thuế, do đó, tác giả sẽ tính toán lại thu nhập chịu thuế dựa trên số thuế TNDN thể hiện trên BCTC (Oanh và Gan, 2022; Khương và cộng sự, 2019) Tài khoản chi phí thuế TNDN hiện hành phản ánh thu nhập chịu thuế dựa trên luật thuế Tác giả dựa trên mức thuế suất thuế TNDN mà doanh nghiệp đang áp dụng để tính toán thu nhập chịu thuế TNDN theo công thức:
Thu nhập chịu thuế (TIt) = Chi phí thuế TNDN (ITEt) / Thuế suất (TRt)
ITEt: Chi phí thuế TNDN
TRt: Thuế suất hiện hành năm t
Tác giả sử dụng thước đo tổng BTD để nắm bắt tất cả các khía cạnh của BTD, Lev và Nissim (2004) và Noga và Schnader (2013) giải thích rằng các hành động của nhà quản lý thường có tác động đồng thời rộng rãi đến kết quả tài chính; do đó, việc tập trung vào một khía cạnh duy nhất của BTD sẽ bỏ qua thông tin quan trọng về tính toàn diện của các hành động đó.
Giả sử BTD có khả năng cung cấp thêm thông tin về LN của doanh nghiệp, tác giả điều tra tại sao các loại BTD khác nhau có thể chỉ ra sự khác nhau trong tính ổn định của LN và các thành phần trong LN Các dấu (âm và dương) BTD cũng được các nhà đầu tư sử dụng như một chỉ số về chất lượng của các số liệu kế toán trong các báo cáo Các biến BTD âm lớn hoặc dương lớn báo hiệu sự suy giảm chất lượng của LN kế toán (Hanlon, 2005; Blaylock và cộng sự, 2012) Các công ty có BTD tăng (tính theo giá trị tuyệt đối) thể hiện LN tương lai ít ổn định hơn (Hanlon, 2005; Blaylock và cộng sự, 2012) BTD giảm dần (gần về 0) có thể do công ty tăng thu nhập chịu thuế (LN kế toán trước thuế không đổi), dẫn đến việc tăng khoản thuế TNDN phải nộp và giảm dòng tiền trong tương lai (Ayers và cộng sự, 2010) Việc phân tách BTD theo loại có thể giúp các nhà đầu tư có thể đưa ra những phân tích chính xác hơn liên quan đến LN của công ty trong tương lai
Với mục đích này, tác giả đã tạo ra ba mẫu phụ từ chênh lệch giữa LN kế toán và thu nhập chịu thuế, đó là LPBTD (BTD dương lớn), LNBTD (BTD âm lớn) và SBTD (BTD nhỏ) và xếp hạng các công ty mỗi năm dựa trên tỷ số BTD/TS trung bình, sau đó phân chia chúng thành các nhóm dựa trên nghiên cứu của Hanlon
(2005) và Blaylock và cộng sự (2012) như sau:
LPBTD (BTD dương lớn), gọi là nhóm 1: là những công ty có LN kế toán > thu nhập chịu thuế, có tỷ số BTD/TS trung bình lớn hơn 0 và chiếm khoảng 1/3 mẫu tính từ cao xuống thấp.
LNBTD (BTD âm lớn), gọi là nhóm 3: là những công ty có LN kế toán < thu nhập chịu thuế, có tỷ số BTD/TS trung bình nhỏ hơn 0 và chiếm khoảng 1/3 mẫu tính từ dưới lên.
SBTD (BTD nhỏ), gọi là nhóm 2: là những công ty còn lại, có tỷ số BTD/TS trung bình nhỏ dao động xung quanh giá trị 0 và không thuộc nhóm 1 hay nhóm 3. Tác giả kỳ vọng LPBTD, LNBTD là dấu hiệu của chất lượng LN thấp hay nói cách khác tính ổn định của LN và thành phần trong LN đối với các công ty trong nhóm LPBTD và LNBTD kém hơn so với các công ty trong nhóm SBTD (BTD mang giá trị nhỏ) Để kiểm tra giả thuyết H3, phương trình (1) được mở rộng theo Hanlon (2005) và Blaylock và cộng sự (2012) cho phép tính ổn định của LN thay đổi giữa các nhóm công ty dựa trên các dấu (âm/dương) và độ lớn của BTD như sau:
PTBI t+1 = γ0 + γ1 LNBTD t + γ2 LPBTD t + γ3 PTBI t + γ4 PTBI t *LNBTD t + γ5 PTBI t *LPBTD t + ε t+1 (3)
Các hệ số kỳ vọng: γ3 > 0, γ4 < 0 và γ5 < 0 Đối với mục đích tìm hiểu liệu BTD có ảnh hưởng đến sự thay đổi các khoản dồn tích và dòng tiền hay không và nhằm kiểm tra giả thuyết H4a và H4b, phương trình (3) được mở rộng theo (Hanlon, 2005; Blaylock và cộng sự, 2012) như sau:
PTBI t+1 = γ0+ γ1 LNBTD t + γ2 LPBTD t + γ3 PTCF t + γ4 PTCF t *LNBTD t + γ5 PTCF t *LPBTD t + γ6 PTACC t + γ7 PTACC t *LNBTD t + γ8 PTACC t *LPBTD t + ε t+1
Hệ số kỳ vọng của phương trình (4) như sau: γ3 > 0, γ4 > 0, γ5 < 0 , γ6 > 0, γ7 < 0, γ8 < 0
Các công ty trong nhóm LPBTD và LNBTD được kỳ vọng là các thành phần trong LN ít ổn định hơn so với những công ty trong nhóm SBTD (nhóm có BTD mang giá trị nhỏ)
Các biến giả LPBTD được ước tính bằng cách gán giá trị 1 cho các công ty thuộc nhóm 1 và có giá trị 0 cho phần còn lại của mẫu
Các biến giả LNBTD được ước tính bằng cách gán một giá trị 1 cho các công ty thuộc nhóm 3 và có giá trị 0 cho phần còn lại của mẫu.
Phân nhóm các công ty dựa vào nguyên nhân gây BTD
Như đã trình bày ở chương 2, bởi vì có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra BTD, tác giả điều tra ảnh hưởng của các nguyên nhân đến tính ổn định của LN và các thành phần trong LN bằng cách phân chia các công ty trong nhóm LPBTD thành các nhóm điều chỉnh LN (EM), tránh thuế (TAXAVOIDER) và nhóm các công ty có BTD phát sinh không phải do hai nguyên nhân trên (BASE) Theo Blaylock và cộng sự (2012) , có 2 cách phân nhóm các công ty thuộc LPBTD (LN kế toán lớn hơn thu nhập chịu thuế) như sau:
Công ty thuộc nhóm điều chỉnh lợi nhuận (EM)
Như đã trình bày ở chương trước, các khoản dồn tích điều chỉnh (DA) là thước đo để đánh giá mức độ điều chỉnh LN Để đo lường các khoản dồn tích điều chỉnh (DA), các nhà nghiên cứu trên thế giới đã đưa ra nhiều mô hình khác nhau như mô hình của Healy (1985) , mô hình của DeAngelo và Elizabeth (1986) , mô hình của Jones (1991) ; sau đó Patricia M Dechow và cộng sự (1995) đã xây dựng mô hình được điều chỉnh từ mô hình của Jones (1991) , mô hình của Friedlan (1994) hay mô hình của Kothari và cộng sự (2005) Giá trị thực tế của công ty có thể tăng hay giảm tùy vào mục tiêu của nhà quản lý muốn thổi phồng LN (các khoản dồn tích điều chỉnh > 0) hay che giấu LN (các khoản dồn tích điều chỉnh < 0) Khác với Blaylock và cộng sự (2012) tính các khoản dồn tích điều chỉnh (DA) theo mô hình Kothari và cộng sự (2005) , tác giả tính các khoản dồn tích điều chỉnh (DA) theo mô hình Jones điều chỉnh của Patricia M Dechow và cộng sự (1995) vì mô hình của Patricia M. Dechow và cộng sự (1995) (còn gọi là mô hình Modified Jones) được cải tiến từ mô hình Jones (1991) bằng cách thêm yếu tố nợ phải thu; theo đó Patricia M Dechow và cộng sự (1995) đo lường việc điều chỉnh LN bằng cách so sánh các mô hình, kết quả nghiên cứu cho thấy Jones điều chỉnh của Patricia M Dechow và cộng sự
(1995) là tốt nhất để phát hiện điều chỉnh LN Sau này, Kothari và cộng sự (2005) đã phát triển mô hình Jones (1991) và mô hình Patricia M Dechow và cộng sự
(1995) bằng cách đưa thêm biến LN / tổng TS vào mô hình và kiểm tra mối quan hệ giữa biến dồn tích với kết quả hoạt động của công ty Nhưng Keung và Shih (2014) đã chứng minh các sai số trong mô hình của Kothari và cộng sự (2005) sẽ có mối quan hệ nghịch chiều với biến DA, là kế toán dồn tích điều chỉnh.
Theo mô hình Jones của Patricia M Dechow và cộng sự (1995) , biến DA được tính như sau:
DA it =TA it −NDA it (*)
Chia cả hai vế phương trình (*) cho A it−1, ta có:
DAit = Biến các khoản dồn tích điều chỉnh công ty i trong năm t
DNAit = Biến các khoản dồn tích không điều chỉnh công ty i trong năm t
TAit = Tổng biến dồn tích công ty i trong năm t
Ait-1 = Tổng TS công ty i cuối năm t-1
Biến kế toán dồn tích không điều chỉnh trong năm được đo lường với công thức sau:
A it −1 +α 2 ( ∆ REV it −∆ REC it )
∆REVit = Doanh thu thuần năm t trừ doanh thu thuần năm t-1, được chuẩn hóa bởi tổng TS cuối năm t-1 của công ty i
∆RECit = Nợ phải thu thuần năm t trừ doanh thu thuần năm t-1, được chuẩn hóa bởi tổng TS cuối năm t-1 của công ty i
PPEit = Nguyên giá TS cố định công ty i trong năm t, được chuẩn hóa bởi tổng
TS cuối năm t-1 của công ty i α1, α2, α3 là các hệ số cho biết mức độ tác động của biến độc lập lên biến phụ thuộc và được ước tính bằng cách sử dụng mô hình sau:
Trong đó: α1, α2, α3 = Ước lượng của các hệ số α1, α2, α3
Như vậy, theo mô hình Modified Jones, để đo lường hành vi điều chỉnh LN, tác giả thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Tính tổng biến kế toán dồn tích (TA) là chênh lệch giữa LN sau thuế và dòng tiền từ HĐKD
TA = LN sau thuế - Dòng tiền từ HĐKD.
Bước 2: Xác định Ait-1, ∆REVit, ∆RECit, PPEit
Bước 3: Hồi quy phương trình (3*) và tính được các hệ số α1, α2, α3 là các ước lượng của các hệ số α1, α2, α3 trong phương trình (2*).
Bước 4: Thay các hệ số α1, α2, α3 vào phương trình (2*), tính được NDA A it it−1
Bước 5: Thay A TA it it−1 tính được ở bước 1 và NDA A it it−1 tính được ở bước 4 vào phương trình (1*) để tính A DA it it−1
Biến các khoản dồn tích điều chỉnh (DA) bằng 0 đồng nghĩa với việc công ty không thực hiện hành vi điều chỉnh LN, và khác 0 đồng nghĩa với việc công ty có thực hiện hành vi điều chỉnh LN Khi đó, các khoản dồn tích điều chỉnh (DA) mang giá trị âm thể hiện công ty thực hiện điều chỉnh giảm LN và mang giá trị dương thể hiện công ty thực hiện điều chỉnh tăng LN
Luận án đang xem xét trường hợp công ty có xu hướng điều chỉnh LN tăng, vì vậy, các công ty thuộc nhóm điều chỉnh LN (EM) là những công ty có các khoản dồn tích tùy chỉnh (DA) mang giá trị dương cao nhất (chiếm 20% trong mẫu nghiên cứu), thuộc nhóm LPBTD và được mã hóa là EM.
Công ty thuộc nhóm tránh thuế (TAXAVOIDER)
Có nhiều cách đo lường mức độ tránh thuế của các công ty, theo Dyreng và cộng sự (2008) , việc xác định mức độ tránh thuế bằng số tiền thuế TNDN đã nộp hay mức thuế suất thực tế (CashETR_Cash Effective Tax Rate) có một số ưu điểm; thứ nhất, nó không bị ảnh hưởng bởi những thay đổi trong ước tính kế toán như các khoản trích trước hoặc dự phòng Thứ hai, việc đo lường thuế TNDN đã nộp trong một khoảng thời gian dài (3 năm hoặc 5 năm) nhằm đạt được sự phù hợp giữa thuế TNDN phải nộp và thu nhập chịu thuế có liên quan Thứ ba, Hanlon và Heitzman
(2010) cho rằng dựa vào thuế TNDN đã nộp trong một khoảng thời gian dài có thể xác định các công ty tránh thuế trong dài hạn Điều này rất hữu ích và phù hợp cho mục tiêu phân loại các công ty tránh thuế trong luận án của tác giả.
Mức thuế suất thực tế áp dụng sẽ nhận giá trị từ 0 đến 1, những giá trị bé hơn
0 hoặc lớn hơn 1 đều không có ý nghĩa (Kim và cộng sự, 2011; X Chen và cộng sự, 2014; Cai và Liu, 2009; Thomsen và Watrin, 2018) Xử lý trường hợp này, những công ty có mức thuế suất thực tế nhỏ hơn 0 sẽ được điều chỉnh về 0 (Cai và Liu,
2009) hoặc loại ra khỏi mẫu nghiên cứu (Inger, 2014) hoặc những công ty có mức thuế suất thực tế lớn hơn 1 sẽ được điều chỉnh về 1 (Blaylock và cộng sự, 2012). Trong luận án này, những giá trị thuế suất thực tế áp dụng nhỏ hơn 0 sẽ được điều chỉnh về 0 và giá trị thuế suất thực tế áp dụng lớn hơn 1 sẽ được điều chỉnh về 1. Ở VN, mức thuế suất thuế TNDN qua các thời kỳ có nhiều thay đổi, từ năm
2009 thực hiện Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 thuế suất là 25% Từ ngày 01/01/2014, thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNDN số 32/2013/QH13, mức thuế suất phổ thông từ 25% giảm còn 22% và xuống mức 20% áp dụng từ ngày 01/01/2016 (Bộ Tài Chính, 2020) Do đó, để phân loại các công ty vào nhóm tránh thuế, tác giả sử dụng chỉ tiêu thay thế là mức thuế suất thực tế chênh lệch (CASHETR_D_ Cash Effective Tax Rate Difference), cách tính như sau:
Dựa vào những lập luận phía trên, công ty thuộc nhóm tránh thuế(TAXAVOIDER) là những công ty có mức thuế suất thực tế chênh lệch
(CASHETR_D) lớn nhất (chiếm 1/3 mẫu nghiên cứu, thuộc nhóm LPBTD và được mã hóa là TAXAVOIDER Việc sử dụng chỉ tiêu thuế suất thực tế chênh lệch (CASHETR_D) để xác định và đo lường việc tránh thuế cũng được áp dụng trong nghiên cứu của (Inger, 2014), (Thomsen và Watrin, 2018), (X Chen và cộng sự, 2014).
Nhóm các công ty còn lại (BASE) là những công ty có LPBTD phát sinh từ sự khác biệt khách quan của các quy định kế toán và thuế và không thuộc hai nguyên nhân nêu trên và được mã hóa là BASE Đây là những công ty còn lại sau khi các công ty khác đã được mã hóa là EM và TAXAVOIDER.
Lưu ý rằng mẫu số để tính thuế suất thực (CashETR) là LN kế toán trước thuế, có thể bị ảnh hưởng bởi các hoạt động điều chỉnh LN Do đó, giá trị mức thuế suất thực tế (CashETR) có thể thấp do LN kế toán trước thuế (được điều chỉnh) cao hơn. Để giải thích trường hợp này, tác giả cho rằng các công ty tránh thuế là những công ty đang cố gắng nộp càng ít thuế TNDN càng tốt, do đó, các công ty cố tình điều chỉnh LN kế toán tăng sẽ không hợp lý, để tránh thuế trong trường hợp này, các công ty đang cố gắng giảm thu nhập chịu thuế của mình Điều này cũng giải thích hợp lý là các công ty trong nhóm LPBTD có LN kế toán lớn (do điều chỉnh LN tăng) hay thu nhập chịu thuế nhỏ (do tránh thuế) Đồng thời, nếu một công ty vừa thuộc nhóm TAXAVOIDER, vừa thuộc nhóm EM thì sẽ được xếp vào nhóm EM (điều chỉnh LN).
Cách 2: Để tiếp cận theo hướng này, chúng ta cần loại trừ những quan sát trong năm đầu tiên, vì vậy, cỡ mẫu sẽ ít hơn so với cách 1, tuy nhiên, để đảm bảo giai đoạn nghiên cứu thống nhất với cách phân loại 1, tác giả bổ sung thêm các quan sát vào năm 2009, do vậy, cỡ mẫu của cách phân loại 1 và 2 sẽ không có sự khác biệt Từ những công ty thuộc nhóm LPBTD, tác giả phân chia thành các mẫu phụ như sau:
- Các công ty trong nhóm LPBTD từ 2 năm liên tục trở lên được mã hóa thành MULTIPLE
- Các công ty trong nhóm LPBTD chỉ trong 1 năm được mã hóa thành
Phân loại các công ty thuộc nhóm điều chỉnh LN tăng (EM) như cách tiếp cận
Kiểm tra các nguyên nhân gây ra BTD đến tính ổn định của lợi nhuận và của các thành phần trong lợi nhuận
3.5.1 Kiểm tra các nguyên nhân gây ra BTD đến tính ổn định của lợi nhuận
Như đã trình bày ở phần trước, các giả thuyết liên quan đến các lý do gây ra BTD ảnh hưởng khác nhau đến tính ổn định của LN đối với các công ty trong nhóm LPBTD Để tiến hành kiểm tra sự khác biệt về tính ổn định của LN trên mẫu phụ (EM, TAXAVOIDER và BASE), tác giả mở rộng phương trình (1) Blaylock và cộng sự (2012) và giả thuyết H5a và H6a dự đoán sự khác biệt trong β1 trong phương trình (1) trên mẫu phụ của các công ty trong nhóm LPBTD như sau:
PTBI t+1 = γ0+ γ1EMt + γ2TAXAVOIDERt + γ3PTBIt + γ4PTBIt*EMt + γ5PTBIt*TAXAVOIDERt + ε t+1 (5)
Các biến EM được ước tính bằng cách gán giá trị 1 cho các công ty thuộc nhóm điều chỉnh LN (EM) và giá trị 0 cho phần còn lại của mẫu
Các biến TAXAVOIDER được ước tính bằng cách gán giá trị 1 cho các công ty thuộc nhóm tránh thuế (TAXAVOIDER) và giá trị 0 cho phần còn lại của mẫu. Tác giả kỳ vọng các công ty trong nhóm EM có LN ít ổn định hơn và các công ty trong nhóm TAXAVOIDER có LN ổn định hơn so với các công ty trong nhóm BASE.
3.5.2 Kiểm tra các nguyên nhân gây ra BTD đến tính ổn định của các thành phần trong lợi nhuận Để kiểm tra xem liệu các nguyên nhân gây ra BTD có ảnh hưởng đến tính ổn định của các khoản dồn tích và dòng tiền hay không và nhằm kiểm tra giả thuyết H5b và H6b, phương trình (5) được mở rộng theo (Hanlon, 2005; Blaylock và cộng sự, 2012) như sau:
PTBI t+1 = γ0+ γ1EMt + γ2TAXAVOIDERt + γ3PTCFt + γ4PTCFt*EMt + γ5PTCFt*TAXAVOIDERt + γ6PTACCt + γ7PTACCt*EMt + γ8PTACCt*TAXAVOIDERt + ε t+1 (6)
Hệ số kỳ vọng của giả thuyết H5b, H6b như sau: γ3 > 0; γ4 < 0 ; γ5 > 0, γ6 > 0; γ7 < 0 ; γ8 > 0
Các công ty trong nhóm EM được kỳ vọng có các thành phần dồn tích và dòng tiền ít ổn định hơn và các công ty trong nhóm TAXAVOIDER có các thành phần dồn tích và dòng tiền ổn định hơn so với những công ty trong nhóm BASE.
Bảng tóm tắt các mô hình, kỳ vọng và danh sách các biến sử dụng trong nghiên cứu được trình bày trong bảng 3.1 và 3.2 như sau:
Bảng 3.1 Danh sách các biến sử dụng trong nghiên cứu
MÃ BIẾN TÊN GỌI CÁCH TÍNH Lấy từ bảng
PTBIt LN trước thuế năm t LN trước thuế / TS trung bình trong năm
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ + Bảng cân đối kế toán
PTBIt+1 LN trước thuế năm t
+ 1 LN trước thuế / TS trung bình trong năm
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ + Bảng cân đối kế toán
PTCF Dòng tiền trước thuế từ HĐKD
(Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD + thuế thu nhập đã nộp)/ TS trung bình trong năm
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ + Bảng cân đối kế toán + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
PTACC Khoản dồn tích trước thuế PTBI - PTCF
TA Tổng các khoản dồn tích
TA = LN sau thuế - Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
CashETR Mức thuế suất thực tế áp dụng
CashETR = ∑tiền thuế phải trả trong năm / ∑PTBI trong năm
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ + Bảng cân đối kế toán + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
∆REVit Chênh lệch doanh thu Doanh thu của công ty i trong năm t trừ doanh thu trong năm t-1
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
MÃ BIẾN TÊN GỌI GHI CHÚ
LN kế toán lớn hơn nhiều so với thu nhập chịu thuế
Bằng 1 đối với các công ty thuộc nhóm 1, còn lại sẽ bằng 0
LN kế toán và thu nhập chịu thuế có chênh lệch nhỏ
Bằng 1 đối với các công ty thuộc nhóm 2, còn lại sẽ bằng 0
LNBTD LN kế toán nhỏ hơn nhiều so với thu nhập chịu thuế
Bằng 1 đối với các công ty thuộc nhóm 3, còn lại sẽ bằng 0
EM Điều chỉnh LN Bằng 1 cho các công ty thuộc nhóm điều chỉnh LN (EM) và 0 cho phần còn lại của mẫu
Bằng 1 cho các công ty thuộc nhóm tránh thuế
(TAXAVOIDER) và 0 cho phần còn lại của mẫu.
BTD phát sinh do sự khác biệt giữa các quy định kế toán và luật thuế
Bằng 1 đối với các công ty thuộc nhóm LPBTD và không thuộc nhóm EM và TAXAVOIDER và
0 cho phần còn lại của mẫu.
Bảng 3.2 Bảng tóm tắt các mô hình và kì vọng
Các hệ số kì vọng:
Mô hình 2: PTBI t+1 = γ0 + γ1 PTCF t + γ2 PTACC t + ε t+1
Các hệ số kì vọng:
Mô hình 3: PTBI t+1 = γ0 + γ1 LNBTD t + γ2 LPBTD t + γ3 PTBI t + γ4 PTBI t *LNBTD t + γ5 PTBI t *LPBTD t + ε t+1
Các hệ số kì vọng: γ3 >0; γ4 0, γ6 > 0; γ7 < 0 ; γ8 > 0
Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu
3.6.1 Dữ liệu và mẫu quan sát
Dựa vào mô hình được trình bày ở phần trước, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu phục vụ cho việc ước tính kết quả nghiên cứu Việc thu thập dữ liệu được thực hiện trên các công ty đã niêm yết trên 2 sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Hà Nội (HNX) và giai đoạn nghiên cứu là từ năm 2009 đến năm 2019 Đây chính là khoảng thời gian mà các BCTC của các doanh nghiệp niêm yết được cung cấp tương đối đầy đủ Các khoảng thời gian từ 2009 trở về trước, số lượng các công ty niêm yết không nhiều Các dữ liệu được thu thập từ Thomson Reuters Eikon, riêng đối với biến Chi phí thuế TNDN hiện hành (để tính thu nhập chịu thuế năm hiện hành) không có trong cơ sở dữ liệu của Thomson Reuters Eikon nên tác giả thu thập bổ sung từ Vietstock Tính đến thời điểm cuối năm 2019, sàn giao dịch chứng khoán HOSE và HNX có 760 công ty niêm yết Các công ty trong mẫu được lựa chọn theo nguyên tắc: Thứ nhất, loại trừ khỏi mẫu các công ty thuộc nhóm ngành tài chính, chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm vì có những quy định hoạt động đặc thù riêng biệt Thứ hai, loại trừ các công ty không thu thập được dữ liệu BCTC liên tục 3 năm vì có liên quan đến biến mức thuế suất thực tế áp dụng trong 3 năm (Cash3ETR) Thứ ba, các công ty không áp dụng Thông tư 200 từ năm
2015 trở về sau Như vậy, mẫu nghiên cứu được sử dụng gồm 558 công ty Bảng tóm tắt quá trình chọn lọc mẫu được trình bày trong bảng sau:
Bảng 3.3 Bảng tóm tắt mẫu
Số công ty niêm yết trên sàn HOSE và HNX 760
Loại trừ các công ty tài chính, ngân hàng, bảo hiểm 54
Loại trừ các công ty không thu thập được số liệu liên tục 145
Loại trừ các công ty không áp dụng Thông tư 200 sau năm 2014 3
Tổng số công ty loại trừ 202
Số công ty chọn mẫu 558
Nguồn: Tác giả tự thu thập
Dữ liệu thống kê theo dữ liệu bảng, được thu thập và tổng hợp từ BCTC hàng năm để tính toán các biến độc lập và biến phụ thuộc trong các phương trình hồi quy.
Có ba loại dữ liệu thường được dùng trong các nghiên cứu phi thực nghiệm, đó là dữ liệu chéo, dữ liệu chuỗi thời gian và dữ liệu bảng (tức là kết hợp chuỗi thời gian và dữ liệu chéo) (Damodar N Gujarati và Porter, 2008).
Dữ liệu chuỗi thời gian là một tập hợp các quan sát về các giá trị của một đối tượng tại các thời điểm khác nhau Dữ liệu chuỗi thời gian có thể được thu thập vào các khoảng thời gian đều đặn, chẳng hạn như hàng ngày (ví dụ giá chứng khoán, báo cáo thời tiết), hàng tuần (ví dụ số liệu cung tiền), hàng tháng (ví dụ tỷ lệ thất nghiệp, chỉ số giá tiêu dùng (CPI)), hàng quý (ví dụ GDP), hàng năm (ví dụ, số liệu thu – chi ngân sách chính phủ), hoặc thu thập thường xuyên, nghĩa là 5 năm một lần, hoặc 10 năm một lần (ví dụ điều tra dân số)…
Dữ liệu chéo là dữ liệu về một hoặc nhiều đối tượng được thu thập tại cùng một thời điểm
Dữ liệu chuỗi thời gian có thể có nhiều hạn chế riêng (vì tính cố định), tương tự, dữ liệu chéo có các hạn chế riêng riêng do tính không đồng nhất trong dữ liệu.
Dữ liệu bảng là dữ liệu về nhiều đối tượng tại nhiều thời điểm và các đối tượng phải lặp lại giữa các thời điểm hay nói cách khác, dữ liệu bảng là sự phối hợp giữa dữ liệu chuỗi thời gian và dữ liệu chéo Dữ liệu bảng còn được gọi là dữ liệu gộp (gộp chung giữa dữ liệu chuỗi thời gian và dữ liệu chéo), dữ liệu bảng dài hay dữ liệu bảng vi mô (Longitudinal or Micropanel Data) là dữ liệu về một biến hay một nhóm đối tượng theo thời gian Nếu tất cả các đối tượng đều có cùng số quan sát, chúng ta gọi là dữ liệu bảng cân bằng, nếu số lượng quan sát không giống nhau ở các đối tượng thì đó là dữ liệu bảng không cân bằng (bị khuyết dữ liệu).
So với dữ liệu chéo và dữ liệu chuỗi thời gian, Baltagi (2005) và Damodar N. Gujarati và Porter (2008) đã chỉ ra dữ liệu bảng có các ưu điểm sau:
Thứ nhất, vì dữ liệu bảng liên quan đến các đối tượng như cá nhân, công ty, quốc gia… theo thời gian, giữa những đối tượng này không có sự đồng nhất Do đó, các kỹ thuật ước tính dữ liệu bảng có thể xử lý sự không đồng nhất này một cách rõ ràng và nhanh chóng
Thứ hai, bằng cách kết hợp chuỗi thời gian theo từng đối tượng nghiên cứu, dữ liệu bảng cung cấp nhiều thông tin hơn, đa chiều hơn, ít tính tương quan hơn giữa các biến và hiệu quả hơn.
Thứ ba, bằng cách nghiên cứu lặp lại các đối tượng, dữ liệu bảng phù hợp hơn để nghiên cứu động cơ thay đổi của các đối tượng Chẳng hạn như tỷ lệ thất nghiệp, thay đổi công việc và dịch chuyển lao động được nghiên cứu tốt hơn với dữ liệu bảng.
Thứ tư, dữ liệu bảng có thể phát hiện và đo lường tốt hơn các ảnh hưởng không thể quan sát được đối với dữ liệu chéo hoặc dữ liệu chuỗi thời gian thuần túy.
Ví dụ, ảnh hưởng việc áp dụng mức lương tối thiểu đối với việc làm và thu nhập của người lao động có thể được nghiên cứu tốt hơn đối với dữ liệu bảng.
Thứ năm, dữ liệu bảng cho phép nghiên cứu các mô hình hành vi phức tạp hơn Ví dụ các hiện tượng kinh tế theo quy mô và thay đổi công nghệ có thể được xử lý tốt hơn bằng dữ liệu bảng so với dữ liệu chéo hoặc chuỗi thời gian thuần túy. Thứ sáu, bằng cách cung cấp dữ liệu lên đến vài nghìn đơn vị, dữ liệu bảng có thể giảm thiểu sự sai lệch có thể xảy ra nếu các nghiên cứu tổng hợp số liệu theo các đối tượng như các cá nhân hoặc công ty
Tóm lại, dữ liệu bảng có nhiều ưu điểm và có thể làm phong phú thêm các phân tích thực nghiệm theo những cách khó có thể thực hiện được nếu chúng ta chỉ sử dụng dữ liệu chéo hoặc dữ liệu chuỗi thời gian Điều này không có nghĩa là không có một số hạn chế đối với các mô hình áp dụng dữ liệu bảng Tuy nhiên, với mục tiêu nghiên cứu về sự thay đổi của LN và các thành phần trong LN, kiểm tra ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến sự thay đổi này đối với nhiều công ty trong khoảng thời gian 10 năm và 5 năm, việc sử dụng hồi quy theo dữ liệu bảng sẽ giúp thu được những kết quả với hệ số ước lượng chính xác và khách quan hơn và hiệu quả hơn so với việc sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian hay dữ liệu chéo.
3.6.3 Các bước phân tích dữ liệu
Tác giả sử dụng hồi quy tuyến tính để xác định mối quan hệ giữa các biến, từ đó kiểm định các giả thuyết nghiên cứu đề ra.
Từ phương trình hồi quy ban đầu:
Yit = β0 + β1X1it + β2X2it + + βkXkit + αi + àit
Tác giả lần lượt thực hiện các bước sau:
3.6.3.1 Phân tích và lựa chọn mô hình
Các bước phân tích và so sánh để lựa chọn mô hình cụ thể:
Bước 1: Lựa chọn giữa POLS và FEM
Sau khi ước lượng với FEM, tác giả sử dụng kiểm định F để kiểm định giả thuyết H0, nếu cho kết quả bác bỏ giả thuyết H0 (tức là chấp nhận H1) thì chọn FEM, ngược lại, chọn POLS
Bước 2: Lựa chọn giữa POLS và FEM
Tác giả sử dụng kiểm định Breusch-Pagan và phương pháp nhân tử Lagrange để xem xét tính phù hợp của mô hình Nếu bác bỏ giả thuyết H0, chứng tỏ có sai số trong các mô hình và cả sự sai lệch giữa các nhóm, do đó, mô hình REM sẽ phù hợp hơn và nếu kết quả ngược lại, mô hình POLS là phù hợp hơn
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Thống kê mô tả
Phân tích thống kê mô tả giúp ta có các nhìn tổng quan về dữ liệu, đặc điểm,tính chất của biến nghiên cứu và là thước đo phản ánh chung nhất đối tượng nghiên cứu Do đó, xem xét các giá trị tính được từ thống kê mô tả cho biết một cách sơ lượt mức độ biến thiên cũng như sự đồng nhất của các biến trong bộ dữ liệu, phát hiện những giá trị ngoại lai (outliers) và sai lệch trong cỡ mẫu, để giảm thiểu tác động ngoại lai, các biến trong bài được winsor ở mức 5% và 95% Thống kê mô tả gồm đo lường xu hướng tập trung và đo lường sự biến động Đo lường xu hướng tập trung thường sẽ trình bày giá trị trung bình, trung vị trong khi đo lường sự biến động gồm độ lệch chuẩn, phương sai, giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất, độ nhọn và độ lệch Trong luận án này, tác giả sẽ trình bày thống kê mô tả gồm số quan sát, giá trị trung bình, giá trị trung vị, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất. Đầu tiên, tác giả phân loại các công ty trong mẫu theo dấu và độ lớn của BTD thành ba mẫu phụ là LNBTD (nhóm có BTD mang giá trị âm lớn), LPBTD (nhóm có BTD mang giá trị dương lớn) và SBTD (nhóm có BTD mang giá trị nhỏ), thống kê mô tả các biến trong các mẫu phụ như sau:
Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến trong mô hình Đối với các quan sát trong mẫu LNBTD (n = 1840)
Trung bình Trung vị Độ lệch chuẩn
CASH3ETR_Dt 1540 -0.0365 -0.0144 0.1772 -0.8000 0.2500 Đối với các quan sát trong mẫu LPBTD (n = 1840)
Trung vị Độ lệch chuẩn
CASH3ETR_Dt 1131 0.0782 0.0868 0.1034 -0.8000 0.2500 Đối với các quan sát trong mẫu SBTD (n = 1840)
Trung bình Trung vị Độ lệch chuẩn
Nguồn: Tác giả tính toán từ phần mềm Stata
Bảng 4.1 cung cấp số liệu thống kê mô tả cho ba mẫu phụ của doanh nghiệp.
Ta có thể thấy các biến quan sát thu thập được có dao động ổn định, đa phần các biến có giá trị trung bình và trung vị chênh lệch không nhiều Cỡ mẫu nghiên cứu đủ lớn để thực hiện hồi quy Trong đó, các công ty trong nhóm LPBTD có giá trị trung bình và trung vị của LN (PTBIt) lớn hơn đáng kể so với các công ty thuộc nhóm LNBTD và nhóm SBTD (nhóm có BTD mang giá trị nhỏ) Vì thu nhập chịu thuế nhỏ hơn nhiều so với LN trước thuế nên các công ty trong nhóm LPBTD có mức thuế suất thực tế chênh lệch (CASH3ETR_Dt) mang giá trị dương và giá trị trung bình, trung vị lớn hơn nhiều so với các công ty trong hai nhóm còn lại Điều này phù hợp với lập luận rằng các công ty trong nhóm LPBTD có LN trước thuế lớn hơn thu nhập chịu thuế và được phỏng đoán là có xu hướng tránh thuế, kết quả này tương tự với nghiên cứu của Hanlon (2005) và Blaylock và cộng sự (2012)
Cả ba mẫu phụ đều có giá trị trung bình và trung vị của các khoản dồn tích điều chỉnh (DAt) nhỏ hơn 0, trong đó, và LNBTD có giá trị trung bình âm lớn nhất, chứng tỏ như lập luận đã đề ra, các công ty trong nhóm LNBTD có LN kế toán thấp hơn thu nhập chịu thuế và công ty có xu hướng điều chỉnh LN giảm Các công ty trong nhóm LPBTD có giá trị trung bình và trung vị của các khoản dồn tích điều chỉnh (DAt) mang giá trị âm gần với 0 nhất, đây là những công ty được nhận định có LN kế toán lớn hơn thu nhập chịu thuế, có xu hướng điều chỉnh LN tăng, vì vậy,kết quả trên có vẻ chưa hợp lý Nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả này sẽ được phân tích ở phần sau.
Kiểm định sự tương quan và đa cộng tuyến
4.2.1 Ma trận tương quan đơn tuyến tính giữa các cặp biến Pearson
Hệ số tương quan dùng để chỉ mối quan hệ giữa các biến trong mô hình Dựa vào kết quả ma trận tương quan, tác giả sẽ xem xét hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình, phân tích mối tương quan giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập và giữa các biến độc lập với nhau.
Bảng 4.2 Ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình
Nguồn: Tác giả tính toán từ phần mềm Stata
Tương quan Pearson giúp phát hiện hiện tương đa cộng tuyến nhờ vào mức độ tương quan giữa các biến độc lập với nhau Bảng 4.2 cho thấy không tồn tại các hệ số tự tương quan cặp giữa các đều nhỏ hơn 0.8, tuy nhiên, tương quan giữa PTCFt vàPTACCt làkhá lớn, do đó, tác giả tiến hành kiểm tra hệ số VIF để xác định hiện tượng đa cộng tuyến có tồn tại không Ngoài ra, ta có thể thấy LN trong tương lai (PTBIt+1) có tương quan thuận chiều với LN hiện tại và các thành phần trong LN năm hiện tại; đồng thời, dòng tiền (PTCFt) có mối tương quan nghịch chiều với các khoản dồn tích (PTACCt) như kết quả nghiên cứu của Patricia M Dechow (1994) và Sloan (1996)
4.2.2 Kiểm định đa cộng tuyến trong mô hình
Bảng 4.3 cho thấy kết quả kiểm tra đa cộng tuyến với nhân tử phóng đại phương sai, trung bình của VIF của các biến trong mô hình Kết quả chỉ ra rằng, các biến được sử dụng trong mô hình như dồn tích (PTACCt), dòng tiền (PTCFt) đều có VIF nhỏ hơn 10 Như vậy, mô hình không xảy ra trường hợp đa cộng tuyến nghiêm trọng.
Bảng 4.3 Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến
Variable VIF 1/VIF PTACCt 2.66 0.3758 PTCFt 2.66 0.3758 Mean VIF 2.66
Nguồn: Tác giả tính toán từ phần mềm Stata
Kiểm định lựa chọn mô hình nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu bao gồm 6 mô hình với khung các biến lần lượt như sau:
Mô hình 2: PTBIt+1 PTCFt PTACCt
Mô hình 3: PTBIt+1 LNBTDt LPBTDt PTBIt PTBIt*LNBTDt
Mô hình 4: PTBIt+1 LNBTDt LPBTDt PTCFt PTCFt*LNBTDt PTCFt*LPBTDt
PTACCt PTACCt*LNBTDt PTACCt*LPBTDt
Mô hình 5: PTBI t+1 EMt TAXAVOIDERt PTBIt PTBIt*EMt
Mô hình 6: PTBI t+1 EMt TAXAVOIDERt PTCFt PTACCt PTCFt*EMt
PTACCt*EMt PTCFt*TAXAVOIDERt PTACCt*TAXAVOIDERt
Vì mô hình 1 và 2 là mô hình hồi quy đơn giản, chỉ bao gồm 1 biến độc lập và
1 biến phụ thuộc (mô hình 1) hoặc 1 biến phụ thuộc và 2 biến độc lập (mô hình 2) nên việc chạy POLS, FEM hay REM không có sự chênh lệch nhiều về các ước lượng, nên tác giả sẽ trình bày kết quả nghiên cứu bằng phương pháp POLS đối với mô hình 1 và 2 Việc sử dụng POLS để chạy các mô hình 1 và 2 cũng được sử dụng trong các nghiên cứu của Orpurt và Zang (2009) , Blaylock và cộng sự (2012) và Canina và Potter (2019) Các mô hình (3), (4), (5), (6) sẽ được lần lượt kiểm định để lựa chọn mô hình phù hợp nhất chạy hồi quy.
4.3.1 Lựa chọn mô hình POLS và mô hình FEM
Giả định được đặt ra là các quan sát của các công ty qua các năm không có sự khác biệt, do đó, mô hình POLS phù hợp với mẫu nghiên cứu hơn mô hình FEM. Khi dữ liệu nghiên cứu tồn tại sự khác biệt giữa các công ty qua các năm thì mô hình FEM phù hợp với mẫu nghiên cứu hơn hơn mô hình POLS.
Luận án kiểm định lựa chọn mô hình POLS và mô hình dữ liệu bảng FEM với giả thuyết như sau:
Bảng 4.4 Kiểm định lựa chọn mô hình POLS và mô hình FEM
Mô hình Giá trị thống kê F P-value
Nguồn: Tác giả tính toán từ phần mềm Stata
Kết quả kiểm định cho thấy, p-value của tất cả mô hình đều nhỏ hơn 0.01, kết quả này đủ cơ sở bác bỏ giả thuyết H0 Vậy tất cả các mô hình hồi quy theo mô hình dữ liệu bảng FEM sẽ phù hợp hơn so với mô hình POLS ở mức ý nghĩa 1%.
4.3.2 Lựa chọn mô hình POLS và mô hình REM
Tiếp theo, tác giả tiếp tục sử dụng kiểm định Breusch và Pagan (1980) để lựa chọn giữa mô hình Pooled và mô hình REM với giả thuyết như sau:
Bảng 4.5 Kết quả kiểm định lựa chọn POLS và mô hình REM
Mô hình Chi bình phương (χ2) P-value
Nguồn: Tác giả tính toán từ phần mềm Stata
Kết quả kiểm định cho thấy, giá trị p-value của 4 mô hình đều lớn hơn 0.05, nên chúng ta chưa đủ cơ sở để bác bỏ giả thuyết H0 Do đó, mô hình POLS phù hợp hơn so với mô hình REM Tác giả lựa chọn mô hình POLS phân tích hồi quy dữ liệu bảng của mô hình nghiên cứu.
4.3.3 Lựa chọn mô hình FEM và mô hình REM
Tác giả tiếp tục thực hiện kiểm định Hausman nhằm lựa chọn giữa hai mô hình REM và FEM với giả thuyết dữ kiện như sau:
Giả thuyết H0: Mô hình REM phù hợp dữ liệu mẫu hơn FEM
Giả thuyết H1: Mô hình FEM phù hợp dữ liệu mẫu hơn REM
Bảng 4.6 Kết quả kiểm định lựa chọn mô hình FEM và mô hình REM
Mô hình Chi bình phương (χ2) P-value
Nguồn: Tác giả tính toán từ phần mềm Stata
Kiểm định cho p-value của các mô hình (3), (4), (5), (6) đều cho kết quả nhỏ hơn 0.1 đủ cơ sở bác bỏ giả thuyết H0 Vậy tất cả các mô hình hồi quy theo FEM sẽ phù hợp so với mô hình REM hơn Vậy mô hình FEM phù hợp với dữ liệu mẫu hơn mô hình REM
Sau khi phân tích kiểm định mô hình, tác giả lựa chọn mô hình hiệu ứng tác động cố định FEM cho tất cả các mô hình.
Hiện tượng phương sai thay đổi phần dư trên dữ liệu bảng
Tính hiệu quả của các ước lượng trong mô hình, tính tin cậy của các hệ số được kiểm định có thể bị ảnh hưởng nếu dữ liệu nghiên cứu xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi Do đó, tác giả kiểm tra lại hiện tượng này bằng kiểm định Greene (2000) với giả thuyết sau:
Giả thuyết H 0 : Không xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi trong mô hình nghiên cứu
Giả thuyết H 1 : Xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi trong mô hình nghiên cứu
Bảng 4.7 Kết quả kiểm tra phương sai thay đổi
Mô hình Chi bình phương (χ2) P-value
Nguồn: Tác giả tính toán từ phần mềm Stata
Kiểm định Greene (2000) ở bảng 4.7 cho thấy giá trị p-value đều bằng 0.0000
< α = 0.01 Do đó, giả thuyết H0 không được chấp nhận ở mức ý nghĩa 1% Như vậy, có hiện tượng phương sai thay đổi trong mô hình nghiên cứu.
Kết luận: Có hiện tượng phương sai thay đổi ở cả 4 mô hình với mức ý nghĩa
Hiện tượng tự tương quan phần dư trên dữ liệu bảng
Tự tương quan phần dư trong dữ liệu bảng có thể dẫn đến các hậu quả như hiệu quả của ước lượng trong mô hình không cao, mất đi tính tin cậy của các hệ số ước lượng trong kết quả hồi quy Để kiểm tra hiện tượng này, tác giả sử dụng phương pháp Wooldridge (2002) và Drukker (2003) cùng với các giả thuyết kiểm định như sau:
Giả thuyết H 0 : Không xảy ra hiện tượng tự tương quan trong mô hình nghiên cứu
Giả thuyết H 1 : Xảy ra hiện tượng tự tương quan trong mô hình nghiên cứu
Bảng 4.8 Kết quả kiểm tra tự tương quan
Nguồn: Tác giả tính toán từ phần mềm Stata
Kết quả kiểm định cho thấy 4 mô hình với p-value trị nhỏ hơn 0.05 Do đó, giả thuyết Ho bị bác bỏ ở mức ý nghĩa 1% Như vậy, kết quả cho thấy tồn tại hiện tượng tự tương quan trong mô hình dữ liệu nghiên cứu.
Kết luận: Cả 4 mô hình đều xảy ra hiện tượng tự tương quan bậc 1 với mức ý nghĩa 1%.
Phân tích kết quả hồi quy
Tác giả tiếp cận các mô hình từ đơn giản đến mô hình nâng cao với mục đích là khắc phục các hạn chế kiểm định của mô hình hồi quy ban đầu Mở đầu với các mô hình hồi quy ước lượng POLS, sau đó đến mô hình FEM và REM.
Tuy nhiên, cả 3 mô hình POLS, FEM và REM đều không thể kiểm soát được hiện tượng phương sai thay đổi của nhiễu và tự tương quan của phần dư, do đó tác giả sẽ tiến hành hồi quy theo phương pháp sai phân bình phương tối thiểu tổng quát (FGLS) nhằm khắc phục những khuyết tật của mô hình 3, 4, 5, 6.
4.6.1 Kiểm tra tính ổn định của lợi nhuận và của các thành phần trong lợi nhuận
Như đã trình bày, tác giả kiểm tra tính ổn định của LN và các thành phần trong
LN (mô hình 1 và 2) bằng cách chạy POLS Kết quả như sau:
Bảng 4.9 Kiểm tra tính ổn định của lợi nhuận giai đoạn 2010-2014
Nguồn: Tác giả tính toán từ phần mềm Stata
Bảng 4.10 Kiểm tra tính ổn định của lợi nhuận giai đoạn 2015-2019
Nguồn: Tác giả tính toán từ phần mềm Stata
Kết quả hồi quy bảng 4.9 và bảng 4.10 cho thấy hệ số β1 lần lượt là 7723 và 7046 Tức là trong giai đoạn mẫu nghiên cứu từ năm 2010-2014, nếu một công ty kiếm được 1 đồng LN trong năm t thì dự kiến sẽ có 7723 đồng LN trong năm t+1; tương tự, trong giai đoạn 2015-2019, nếu một công ty kiếm được 1 đồng LN trong năm t thì dự kiến sẽ có 7046 đồng LN trong năm t+1 Điều này chứng tỏ trong cả hai giai đoạn nghiên cứu, tính ổn định của LN không có sự khác biệt nhiều; tức là
LN đều có tính ổn định và có thể dự đoán được LN trong tương lai Đây cũng là kết quả nghiên cứu của Sloan (1996) , Francis và cộng sự (2004) , Oei và cộng sự
(2008) , P Dechow và cộng sự (2010) , Barton và cộng sự (2010) và Guenther
(2011) Kết quả tính ổn định của LN không đổi khi áp dụng các chế độ kế toán khác nhau cũng phù hợp với nghiên cứu của Doukakis (2010)
Mô hình 2: PTBI t+1 = γ0 + γ1 PTCF t + γ2 PTACC t + ε t+1
Bảng 4.11 Kiểm tra tính ổn định của các thành phần trong lợi nhuận
Nguồn: Tác giả tính toán từ phần mềm Stata
Bảng 4.12 Kiểm tra tính ổn định của các thành phần trong lợi nhuận
Nguồn: Tác giả tính toán từ phần mềm Stata
Xét giai đoạn trước khi áp dụng Thông tư 200 từ năm 2010-2014:
Ta có thể thấy γ1 = 8202 và γ2 = 7383, chứng tỏ LN tương lai biến động cùng chiều với các thành phần trong LN Trong đó, thành phần tiền mặt có hệ số γ cao hơn, có tính ổn định hơn so với thành phần dồn tích
Xét giai đoạn áp dụng Thông tư 200 từ năm 2015-2019:
Hệ số của dòng tiền (PTCFt) và các khoản dồn tích (PTACCt) lần lượt là γ1 7524 và γ2 = 6588 cho thấy LN trong tương lai biến động cùng chiều với các thành phần trong LN Trong đó, thành phần tiền mặt cũng có tính ổn định hơn so với thành phần dồn tích
Có thể thấy trong cả hai giai đoạn nghiên cứu, ảnh hưởng của thành phần dòng tiền và dồn tích đến LN không có sự khác biệt, trong đó, cả hai thành phần đều biến động cùng chiều với LN tương lai và thành phần dòng tiền ảnh hưởng đến LN tương lai nhiều hơn so với các khoản dồn tích Dòng tiền được coi là chỉ số đánh giá tốt hơn về mặt tài chính của công ty so với LN ròng vì dòng tiền ít chịu ảnh hưởng bởi các tùy chọn kế toán khác nhau (Patricia M Dechow, 1994), đồng thời, dòng tiền có tính ổn định cao hơn các khoản dồn tích cũng chính là kết quả nghiên cứu của Sloan (1996) , Francis và cộng sự (2004) , Cheng và Hollie (2005) , Richardson và cộng sự (2005) , Oei và cộng sự (2008) , P Dechow và cộng sự (2010) , Barton và cộng sự (2010) …
4.6.2 Kiểm tra ảnh hưởng của BTD đến tính ổn định của lợi nhuận và của các thành phần trong lợi nhuận
Mục 4.4 và 4.5 cho thấy mô hình (3), (4), (5), (6) xảy ra hiện tượng phương sai thay đổi và tự tương quan phần dư trên dữ liệu bảng, do đó, để khắc phục nhược điểm vừa nêu, tác giả sử dụng phương pháp sai phân bình phương tối thiểu tổng quát (FGLS) để hồi quy các mô hình trên Đồng thời, như đã trình bày ở trên, trong
10 năm qua, việc lập và trình bày BCTC tại VN có sự chuyển đổi lớn từ Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC sang Thông tư 200 và có hiệu lực cho việc lập BCTC từ năm
2015 Để đánh giá sự thay đổi này có ảnh hưởng như thế nào đến các mối quan hệ giữa BTD và tính ổn định của LN và của các thành phần trong LN, tác giả phân tích thành hai giai đoạn nghiên cứu (trước và sau khi áp dụng Thông tư 200) để tìm hiểu sự khác biệt Kết quả hồi quy như sau:
4.6.2.1 Kiểm tra ảnh hưởng của BTD đến tính ổn định của lợi nhuận
Mô hình 3: PTBI t+1 = γ0 + γ1 LNBTD t + γ2 LPBTD t + γ3 PTBI t + γ4 PTBI t *LNBTD t
Bảng 4.13 Kết quả kiểm tra ảnh hưởng của BTD đến tính ổn định của lợi nhuận
Hệ số Kỳ vọng Giai đoạn 2010-2014 Giai đoạn 2015-2019 γ0 x 0020** 0092*** γ1 x 0157*** 0098*** γ2 x 0080*** 0068*** γ3 + 8715*** 8005*** γ4 - -.0794*** -.0871*** γ5 - -.0238 -.0947***
*, **, *** tương ứng với mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%
Xét giai đoạn trước khi áp dụng Thông tư 200 từ năm 2010-2014:
Bảng 4.13 cho thấy tính ổn định của LN đối với các công ty trong nhóm LNBTD thấp hơn so với các công ty trong nhóm SBTD (BTD mang giá trị nhỏ) ở mức ý nghĩa 1%, cụ thể, hệ số γ4 = -.0794 < 0 Các công ty trong nhóm LPBTD cũng có ảnh hưởng nghịch chiều đến tính ổn định của LN, tuy nhiên, ảnh hưởng này lại không có ý nghĩa thống kê Điều này chưa phù hợp với giả thuyết H3 rằng các công ty có BTD càng lớn (tính theo giá trị tuyệt đối) thì có LN ít ổn định hơn so với các công ty có BTD nhỏ
Xét giai đoạn áp dụng Thông tư 200 từ năm 2015-2019:
Bảng 4.13 cho thấy các công ty thuộc nhóm SBTD (BTD mang giá trị nhỏ) có
LN mang tính ổn định cao nhất, ở mức γ3 = 8005 Đồng thời, các công ty thuộc nhóm BTD lớn thì tính ổn định của LN thấp hơn đáng kể, cụ thể là ở mức 0.7134 đối với các công ty thuộc nhóm LNBTD và mức 0.7058 đối với các công ty thuộc nhóm LPBTD, sự khác biệt giữa các nhóm BTD này có ý nghĩa ở mức 1%, kết quả này ủng hộ giả thuyết H3 rằng BTD có ảnh hưởng nghịch chiều đến tính ổn định của LN, công ty nào có BTD càng lớn (mang giá trị âm hoặc dương) thì tính ổn định của LN càng nhỏ
Như vậy, sự khác nhau của hai giai đoạn nghiên cứu là do biến tương tác PTBIt*LPBTDt ảnh hưởng khác nhau đến LN tương lai Để hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của BTD đến tính ổn định của LN tại VN, tác giả tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của BTD đến thành phần dồn tích và dòng tiền giai đoạn trước và sau khi áp dụng Thông tư 200.
4.6.2.2 Kiểm tra ảnh hưởng của BTD đến tính ổn định của các thành phần trong lợi nhuận
Tác giả chia LN thành dòng tiền và các khoản dồn tích để kiểm tra giả thuyết H4a và H4b, kết quả ước lượng của mô hình 4 được trình bày trong bảng 4.14.
Mô hình 4: PTBI t+1 = γ0 + γ1 LNBTD t + γ2 LPBTD t + γ3 PTCF t + γ4 PTCF t *LNBTD t + γ5 PTCF t *LPBTD t + γ6 PTACC t + γ7 PTACC t *LNBTD t + γ8 PTACC t *LPBTD t + ε t+1
Bảng 4.14 Kết quả kiểm tra ảnh hưởng của BTD đến tính ổn định của các thành phần trong lợi nhuận
Hệ số Kỳ vọng Giai đoạn 2010-2014 Giai đoạn 2015-2019 γ0 x 0047*** 0089*** γ1 x 0111*** 0081*** γ2 x 0032* 0056** γ3 + 8594*** 8075*** γ4 - -.0474** -.0474** γ5 - 0206 -.0462* γ6 + 8222*** 7914*** γ7 - -.0978*** -.0890*** γ8 - 0109 -.1441***
*, **, *** tương ứng với mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%
Xét giai đoạn trước khi áp dụng Thông tư 200 từ năm 2010-2014:
- Các công ty trong nhóm SBTD (BTD mang giá trị nhỏ) có các khoản dồn tích và dòng tiền biến động cùng chiều với LN, trong đó, dòng tiền có tính ổn định hơn các khoản dồn tích với hệ số hồi quy lần lượt là γ3 = 8594 và γ6 = 8222 ở mức ý nghĩa 1%.
Thảo luận kết quả nghiên cứu
Luận án sử dụng mẫu nghiên cứu gồm 558 công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam từ 2010-2019, các số liệu được xử lý thông qua phần mềm Stata, kết quả nghiên cứu cho thấy (1) LN có tính ổn định, các thành phần trong LN cũng biến động cùng chiều với LN tương lai, trong đó, thành phần dòng tiền có tính ổn định hơn thành phần dồn tích ở giai đoạn trước và sau khi áp dụng Thông tư 200,
(2) ảnh hưởng của BTD và các nguyên nhân gây ra BTD đến tính ổn định của LN và các thành phần trong LN là khác nhau ở hai giai đoạn nghiên cứu So với các nghiên cứu trước, kết quả nghiên cứu có một số điểm đáng chú ý sau:
Thứ nhất, kết quả nghiên cứu cho thấy, giả thuyết H1 và H2 được chấp nhận ở cả hai giai đoạn trước và sau khi áp dụng Thông tư 200 LN trong hiện tại cũng như dòng tiền và các khoản dồn tích hiện tại ảnh hưởng cùng chiều đến LN trong tương lai Trong đó, dòng tiền ảnh hưởng nhiều hơn so với các khoản dồn tích, hay nói cách khác, dòng tiền có tính ổn định hơn so với các khoản dồn tích Kết quả này cũng phù hợp với hầu hết các nghiên cứu trong và ngoài nước đã thực hiện (Francis và cộng sự, 2004; P Dechow và cộng sự, 2010; Barton và cộng sự, 2010; Oei và cộng sự, 2008; Sloan, 1996; Guenther, 2011; Richardson và cộng sự, 2005; Govendir và Wells, 2014; Sutisna và Ekawati, 2017; Nhung và cộng sự, 2020; Bùi Quang Hùng và cộng sự, 2021), tức là khi LN có tính ổn định hơn thì khả năng dự đoán LN tương lai sẽ tốt hơn, tương tự, thành phần dòng tiền có tính ổn định hơn nên sẽ dự báo chính xác hơn về LN tương lai Kết quả này cũng phù hợp với lý thuyết thông tin hữu ích khi chứng minh được rằng dựa vào các thông tin kế toán giúp người sử dụng BCTC đưa ra quyết định đúng đắn (Scott, 2015; Gray và cộng sự, 1995) Trong trường hợp này, các nhà quản lý, nhà đầu tư có thể dựa vào biến động của LN và các thành phần của LN trong quá khứ để dự đoán LN trong tương lai, từ đó đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn.
Thứ hai, kết quả nghiên cứu không chấp nhận giả thuyết các công ty có BTD lớn thì tính ổn định của LN thấp hơn so với công ty có BTD nhỏ ở giai đoạn trước khi áp dụng Thông tư 200 nhưng chấp nhận giả thuyết này trong giai đoạn áp dụng Thông tư 200 Cụ thể, sau khi tìm hiểu ảnh hưởng của BTD đến tính ổn định của
LN, tác giả so sánh kết quả của hai giai đoạn trước và sau khi áp dụng Thông tư 200 để tìm hiểu sự khác biệt Phân tích hồi quy cho thấy LN hiện tại có tính ổn định và ảnh hưởng cùng chiều đến LN trong tương lai như kết quả kiểm tra giả thuyết H1 Ở cả hai giai đoạn nghiên cứu, các công ty trong nhóm LNBTD có LN ít ổn định hơn so với các công ty trong nhóm SBTD (nhóm có BTD mang giá trị nhỏ) Các công ty trong nhóm LPBTD cũng có LN ít ổn định hơn trong giai đoạn đoạn áp dụng Thông tư 200, tuy nhiên, nếu xét giai đoạn trước khi áp dụng Thông tư 200 thì LPBTD lại không ảnh hưởng đến tính ổn định của LN Như vậy, giả thuyết H3 được ủng hộ trong giai đoạn áp dụng Thông tư 200, củng cố phỏng đoán rằng khi BTD càng lớn thì tính ổn định của LN càng nhỏ, dẫn đến chất lượng LN thấp hơn Kết quả ở giai đoạn áp dụng Thông tư 200 cũng tương đồng với các nghiên cứu trên thế giới như Hanlon (2005) , Tang (2006) , Ayers và cộng sự (2010) , Heltzer (2009) và Blaylock và cộng sự (2012) Đồng thời, kết quả nghiên cứu giai đoạn áp dụng Thông tư 200 cũng hỗ trợ cho lý thuyết kế toán thực chứng, chứng minh rằng nhà quản lý tác động vào số liệu kế toán vì mục đích tư lợi khiến BTD càng lớn và ảnh hưởng xấu đến LN tương lai Do đó, BTD lớn là dấu hiệu của LN có chất lượng thấp, dựa vào lý thuyết thông tin hữu ích, các nhà đầu tư có thể cân nhắc khi ra quyết định kinh doanh dựa trên thông tin của BTD.
Thứ ba, khi chia LN thành các thành phần dòng tiền và các khoản dồn tích, ta có thể thấy rõ hơn ảnh hưởng của BTD đến các thành phần khác nhau trong LN. LNBTD ảnh hưởng nghịch chiều đến các thành phần trong LN ở cả hai giai đoạn trước và sau khi áp dụng Thông tư 200 ở mức ý nghĩa 1%, khiến các thành phần này có tính ổn định thấp hơn so với mẫu có BTD nhỏ Tương tự, LPBTD ảnh hưởng nghịch chiều đến thành phần dồn tích và dòng tiền trong giai đoạn áp dụng Thông tư 200 Điều này phù hợp với lập luận rằng thành phần dồn tích ở các nhóm có BTD lớn thì ít ổn định hơn so với các nhóm có BTD nhỏ (Blaylock và cộng sự, 2012; Hanlon, 2005; Guenther, 2011) Tuy nhiên, khi xét giai đoạn trước khi áp dụng Thông tư 200, LPBTD lại có ảnh hưởng cùng chiều đối với tính ổn định của những thành phần này, nhưng ảnh hưởng này lại không có ý nghĩa thống kê Như dự đoán, ở cả hai giai đoạn nghiên cứu, dòng tiền có hệ số ổn định cao hơn so với thành phần dồn tích Kết quả nghiên cứu giai đoạn áp dụng Thông tư 200 củng cố lý thuyết kế toán thực chứng, các nhà quản lý tăng LN bằng cách sử dụng các khoản dồn tích tùy chỉnh, điều này khiến BTD cao hơn và ảnh hưởng xấu đến LN tương lai Đồng thời, khi LN công ty tăng, theo lý thuyết các bên liên quan, dưới ảnh hưởng và giám sát của cơ quan thuế, công ty đóng thuế nhiều hơn làm giảm lượng tiền mặt trong công ty, làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán và chi tiêu, về lâu dài sẽ ảnh hưởng xấu đến LN Lý thuyết thông tin hữu ích cũng cho thấy các khoản dồn tích tùy chỉnh thể hiện các ước tính kế toán mang tính chủ quan của nhà quản lý, khiến BTD tăng và làm giảm chất lượng LN Những phát hiện giai đoạn áp dụng Thông tư 200 ủng hộ giả thuyết H4a và Hb, phù hợp với nhận định của các nghiên cứu nước ngoài rằng các nhà đầu tư sử dụng BTD để đánh giá tính ổn định của LN và các thành phần trong LN và đây là vấn đề mới chưa được các nhà nghiên cứu trong nước thực hiện.
Thứ tư, kết quả nghiên cứu cho thấy trước khi áp dụng Thông tư 200, các công ty thuộc nhóm điều chỉnh LN (EM) không ảnh hưởng đến tính ổn định của LN (trái với giả thuyết H5a) Đồng thời, khi xem xét ảnh hưởng của EM đến tính ổn định của các thành phần trong LN, kết quả cũng cho thấy ảnh hưởng này không có ý nghĩa thống kê (trái với giả thuyết H5b) Ngược lại, giai đoạn áp dụng Thông tư
200, các công ty thuộc nhóm EM ảnh hưởng nghịch chiều đến tính ổn định của LN (chấp nhận giả thuyết H5a) và phù hợp với nghiên cứu Blaylock và cộng sự (2012) Khi tách LN thành dòng tiền và các khoản dồn tích, ta thấy các công ty này ảnh hưởng nghịch chiều đến cả thành phần dồn tích và dòng tiền trong LN (chấp nhận giả thuyết H5b) và phù hợp với nghiên cứu của Phillips và cộng sự (2003) và Blaylock và cộng sự (2012) cung cấp bằng chứng BTD có nguyên nhân từ EM khiến các khoản dồn tích kém ổn định hơn Tiếp tục củng cố của những lập luận trước, ở cả hai giai đoạn nghiên cứu, LN và các thành phần trong LN có tính ổn định, trong đó, thành phần dòng tiền có tính ổn định hơn so với thành phần dồn tích. Kết quả nghiên cứu trong giai đoạn áp dụng Thông tư 200 cũng hỗ trợ cho lý thuyết đại diện và lý thuyết các bên liên quan, cho thấy nhà quản lý điều chỉnh LN tăng nhằm thỏa mãn mong đợi của nhà đầu tư, cổ đông và nộp thuế càng nhiều, đáp ứng kỳ vọng của cơ quan thuế Đồng thời, khi LN công ty tăng lên, theo lý thuyết thực chứng, nhà quản lý sẽ được nhận thù lao và lòng tin từ các chủ nợ hay nhà đầu tư nhiều hơn Tuy nhiên, những hành vi cơ hội của nhà quản lý thông qua việc tận dụng các khoản ước tính kế toán, khiến BTD càng lớn và chất lượng LN cũng như các thành phần trong LN càng giảm Những phát hiện về ảnh hưởng của EM đến tính ổn định của LN và các thành phần trong LN là điểm mới chưa được các nhà nghiên cứu tại Việt Nam thực hiện, ngoài ra, kết quả cũng cung cấp bằng chứng mới về ảnh hưởng của EM đến đồng thời cả hai thành phần của LN, kể cả trong nước và nước ngoài.
Cuối cùng, kết quả nghiên cứu cung cấp bằng chứng các công ty tránh thuế (TAXAVOIDER) ảnh hưởng đến LN và các thành phần trong LN Cụ thể, trước khi áp dụng Thông tư 200, các công ty thuộc nhóm TAXAVOIDER tuy ảnh hưởng nghịch chiều đến tính ổn định của LN (trái với giả thuyết H6a) nhưng lại không ảnh hưởng đến tính ổn định của các thành phần trong LN (trái với giả thuyết H6b). Trong giai đoạn áp dụng Thông tư 200, các công ty thuộc nhóm TAXAVOIDER lại ảnh hưởng cùng chiều đến tính ổn định của LN (củng cố giả thuyết H6a) và các thành phần trong LN (củng cố giả thuyết H6b), chứng tỏ các công ty thuộc nhóm TAXAVOIDER có LN và các thành phần trong LN ổn định nhất trong các nhóm. Đây cũng là kết quả của Blaylock và cộng sự (2012) Kết quả tiếp tục củng cố những lập luận trước, cho thấy LN và các thành phần trong LN biến động cùng chiều với LN tương lai, trong đó, thành phần dòng tiền có tính ổn định hơn so với thành phần dồn tích Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy việc tránh thuế không hẳn là xấu và cũng không nhất thiết là khai báo gian dối (Firmansyah và Febriyanto,
2018) Theo lý thuyết các bên liên quan và lý thuyết đại diện, các nhà đầu tư và cổ đông mong muốn số tiền thuế phải nộp thấp nhất, từ đó giúp tăng lượng tiền trong công ty và làm giàu thêm cho các cổ đông; ngoài ra, lý thuyết kế toán thực chứng cũng cho rằng thuế là một loại chi phí, nếu giảm được loại chi phí này thì LN công ty sẽ tăng thêm Do đó, việc tránh thuế bằng cách giảm thu nhập chịu thuế khiến BTD càng tăng, ảnh hưởng tích cực đến LN cũng như các thành phần trong LN, kết quả này đã ủng hộ cho những lập luận liên quan đến những lý thuyết vừa nêu. Những phát hiện này theo hiểu biết của tác giả, vẫn chưa được tiến hành tại Việt Nam, ảnh hưởng đồng thời của việc tránh thuế đối với tính ổn định của các thành phần trong LN cũng là điểm mới đối với các nghiên cứu trong và ngoài nước.
Như đã phân tích ở trên, Thông tư 200 tuy không ảnh hưởng đến tính ổn định của LN, phù hợp với nghiên cứu của Doukakis (2010) , nhưng Thông tư này khiến ảnh hưởng của BTD và các nguyên nhân gây ra BTD đối với tính ổn định của LN và các thành phần trong LN có sự khác biệt Kết quả nghiên cứu so sánh mối quan hệ trên trước và sau khi áp dụng Thông tư 200 tuy chưa được nghiên cứu tại ViệtNam, nhưng cũng cung cấp thêm bằng chứng cho các nghiên cứu có liên quan về ảnh hưởng của việc áp dụng chế độ kế toán mới đến các số liệu kế toán (M T H.Minh và Nhu, 2019; Trang và Joseph, 2019; Nguyễn Thị Ngọc Trang và Bùi Kim
Phương, 2018; Trần Thị Quỳnh Giang, 2020)…
Chương 4 đã trình bày kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của BTD đến tính ổn định của LN, bao gồm những nội dung sau:
Thứ nhất, thống kê mô tả các biến trong các mẫu phụ Kiểm định sự tương quan và đa cộng tuyến giữa các cặp biến, kiểm định lựa chọn mô hình phù hợp nhất, kiểm định các khuyết tật của mô hình và các biện pháp khắc phục.
Thứ hai, kết quả hồi quy cho thấy LN có tính ổn định và các thành phần trong LN biến động cùng chiều với LN tương lai, trong đó, thành phần dòng tiền có tính ổn định hơn thành phần dồn tích.
Thứ ba, tác giả kiểm tra ảnh hưởng của BTD đến tính ổn định của LN và các thành phần trong LN, kết quả cho thấy độ lớn và dấu (âm hoặc dương) của BTD có ảnh hưởng khác nhau đến mối quan hệ trên và mỗi giai đoạn nghiên cứu cũng cho kết quả khác nhau.
Thứ tư, nhằm kiểm tra ảnh hưởng của các nguyên nhân gây ra BTD đến tính ổn định của LN và các thành phần trong LN, tác giả chia các công ty trong nhóm LPBTD thành các mẫu phụ là BASE, EM, TAXAVOIDER theo hai cách phân loại khác nhau Kết quả hồi quy ở cả hai cách đều cho thấy các công ty trong nhóm TAXAVOIDER có LN và các thành phần trong LN ổn định hơn, ngược lại, các công ty trong nhóm EM có LN và các thành phần trong LN ít ổn định hơn các công ty trong nhóm BASE trong giai đoạn áp dụng Thông tư 200; còn giai đoạn trước khi áp dụng Thông tư 200, các nguyên nhân này lại không ảnh hưởng đến tính ổn định của LN và các thành phần trong LN.