1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý tri thức hiện trong các trường đại học nghiên cứu tình huống điển hình tại trường đại học kinh tế quốc dân

17 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 197,44 KB

Nội dung

Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý tri thức hiện trong các trường đại học: Nghiên cứu tình huống điển hình tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tác giả: ThS.. Bài viết tập trung

Trang 1

Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý tri thức hiện trong các trường đại học: Nghiên cứu tình huống điển hình tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Tác giả: ThS Đỗ Văn Sang, PGS.TS Lê Văn Năm, TS Đoàn Quang Minh

Tóm tắt:

Từ những năm 1990 của thế kỷ XX, tri thức và quản trị tri thức là lĩnh vực bắt đầu được rất nhiều các nhà khoa học trên thế giới quan tâm, nghiên cứu bởi những giá trị cốt lõi, giá trị bền vững, giá trị kinh tế của tri thức mang lại cho một tổ chức Đến năm

1995, Nonaka và Takeuchi đã nghiên cứu và kết quả đưa ra một số khái niệm về tri thức, quản trị tri thức và phân loại tri thức, Các nghiên cứu tiếp theo của các nhà khoa học cũng tìm ra được những quan điểm, khái niệm tương đồng với nghiên cứu của Nonaka và Takeuchi Qua các nghiên cứu, có thể thấy tổ chức nào có nhiều tri thức, có hệ thống quản trị tri thức tốt thì tổ chức đó càng có nhiều lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ cùng lĩnh vực Bài viết tập trung nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý tri thức hiện trong các trường đại học – Nghiên cứu tình huống điển hình tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Dựa vào kết quả nghiên cứu, bài viết đưa ra một số kiến nghị đối với các trường đại học nhằm nâng cao hiệu quả quản lý,

sử dụng, và khai thác tri thức hiện

1 Đặt vấn đề

Cho đến nay câu hỏi về bản chất của tri thức là một thách thức lớn đối với các nhà khoa học Mặc dù các nhà triết gia đã thảo luận vấn đề này trong nhiều năm, nhưng việc tìm kiếm một định nghĩa chính thức vẫn còn đang tiếp tục Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu khác nhau thì tri thức được định nghĩa một cách khác nhau Ví dụ: Nonaka và Takeuchi (1995) chỉ ra rằng “tri thức là quá trình năng động của con người

trong việc minh chứng các niềm tin cá nhân với những “sự thật” Meyer and ugiyama (2007) cho rằng “tri thức là một tập hợp các mô hình kết nối có cấu trúc”,

Về thuộc tính của tri thức, hầu hết các chuyên gia đều đồng ý phân loại tri thức thành tri thức ẩn và tri thức hiện (Nonaka và Takeuchi, 1995; De Long và Fahey,

2000; Steward, 1999; Greiner và cộng sự, 2007; Lee và cộng sự, 2007) Tri thức ẩn là tri thức cá nhân, thuộc về trực giác, hiểu thấu được bên trong sự vật, trong bối cảnh nhạy cảm, tự động tạo ra và dựa trên kinh nghiệm, chủ quan và kinh nghiệm (Nonaka,

Toyama và Nagata, 2000 Greiner và cộng sự, 2007), và nằm trong tâm trí của mọi người (Steward, 1999) Rất khó để chính thức hóa và giao tiếp với những người khác Tri thức ẩn nằm sâu trong hành động của một cá nhân và kinh nghiệm của cá nhân đó, cũng như trong những lý tưởng, giá trị hoặc những cảm xúc mà họ có được (Nonaka

và Konno, 1998) Điều này cho thấy tri thức ẩn không được chuyển nhượng mà không

có sự trao đổi cá nhân với tất cả các hệ thống hỗ trợ cho họ

Trang 2

Ngược lại tri thức hiện đã hoặc có thể được đọc rõ ràng, hệ thống hóa và được lưu trữ trong phương tiện truyền thông nhất định (Greiner và cộng sự, 2007) Nó có thể dễ dàng truyền cho người khác Các hình thức phổ biến nhất của tri thức hiện là hướng dẫn sử dụng, bằng sáng chế, các báo cáo, tài liệu, các đánh giá, và cơ sở dữ liệu Điều này cho thấy tri thức hiện có thể được chuyển qua nhiều công nghệ điều khiển, quy trình có cấu trúc như hệ thống thông tin (Martensson, 2000) Các tổ chức cần phải lưu ý rằng các loại tri thức có thể là yếu tố quan trọng trong việc quyết định vào loại quy trình cần thiết để tạo thuận lợi cho quá trình quản lý tri thức nói chung, đặc biệt là quá trình chuyển giao kiến thức Ngoài việc phân loại về bản chất của tri thức, theo quan điểm của các hệ thống xã hội, tri thức có thể được phân loại như tri thức của con người, tri thức xã hội và tri thức có cấu trúc (De Long và Fahey, 2000) hoặc khai báo, thủ tục, tri thức và quan hệ nhân quả (Quinn và cộng sự, 1996) Tri thức của con người hay tri thức cá nhân tạo nên cái mà cá nhân biết hoặc biết làm thế nào để làm Nó thể hiện trong kỹ năng và chuyên môn và thường kết hợp cả tri thức hiện và tri thức ẩn Tri thức xã hội chỉ tồn tại trong mối quan hệ giữa các cá nhân trong nhóm Đó là chủ yếu là tri thức ẩn được chia sẻ bởi thành viên trong nhóm và chỉ phát triển vì sự tương tác giữa các cá nhân Tri thức có cấu trúc được nhúng vào trong các hệ thống của một tổ chức, quy trình, công cụ và thói quen Tri thức trong hình thức này là tri thức hiện

Như vậy theo các trường phái nghiên cứu về tri thức như trên, các đề tài, các công trình nghiên cứu khoa học, sách, giáo trình, luận văn, luận án, các loại bài báo, của các trường đại học nói chung và trường Đại học Kinh tế Quốc dân nói riêng là một loại tri thức hiện Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng, khai thác và chia sẻ thông tin của các tri thức hiện nói trên, nghiên cứu về “Các nhân tố ảnh hưởng đến

hiệu quả quản lý tri thức hiện của các trường đại học: Nghiên cứu tình huống điển hình tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân” là cần thiết

2 Phương pháp nghiên cứu

2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

Để đảm bảo tính khoa học, tính đại diện của số liệu, tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện để tiến hành điều tra, thu thập số liệu Sử dụng phiếu điều tra bằng các câu hỏi được soạn trong bảng hỏi Thu thập số liệu bằng cách sử dụng công cụ googledoc, người trả lời chỉ việc truy cập vào đường link, sau đó trả lời

các câu hỏi theo kịch bản được thiết kế trước Có 300 người đã nhận lời tham gia vào khảo sát, họ là các cán bộ quản lý, giảng viên đang công tác tại trường Đại học Kinh

tế quốc dân Phiếu điều tra được gửi qua email (có đường link) đến người trả lời Khảo sát được tiến hành trong vòng một tháng, từ 20/6/2015 đến 20/7/2015 Số phiếu trả lời hợp lệ là 204 đạt 68% trên tổng số phiếu phát ra

2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu

Trang 3

Dữ liệu được tổng hợp và phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0 Cụ thể là, dữ liệu sau khi được mã hóa và làm sạch đã được xử lý thông qua các phương pháp phân tích thống kê mô tả, phân tích nhân tố, và phân tích hồi quy

3 Cơ sở lý thuyết và các giả thuyết nghiên cứu

Trên thực tế khái niệm quản trị tri thức đã được đề cập đến từ đầu những năm bẩy mươi của thế kỷ trước bởi nhiều nhà nghiên cứu mà điển hình là Peter Drucker và Paul Strassman Tuy nhiên chỉ đến giữa những năm chín mươi của thế kỷ trước các lý thuyết và công trình nghiên cứu về quản trị tri thức mới thực sự bùng nổ và tiếp tục phát triển mạnh mẽ cho đến ngày nay

Các nghiên cứu trước đây cho thấy tri thức là một tập hợp các mô hình kết nối có cấu trúc (Meyer & Ugiyama, 2007) Tri thức cũng được định nghĩa là (i) sự kiện, thông tin và kỹ năng được mua lại bởi một người thông qua kinh nghiệm hoặc giáo dục, sự hiểu biết lý thuyết hoặc thực hành một vấn đề, (ii) những gì được biết đến trong một lĩnh vực cụ thể hoặc toàn bộ; sự kiện và thông tin; hoặc (iii) nâng cao nhận thức hay hiểu biết đã đạt được bằng kinh nghiệm của một sự kiện hoặc tình huống (Amrit Tiwana, 1999)

Nonaka và Takeuchi (1995) đã phân biệt tri thức hiện và tri thức ẩn, được thể hiện qua bảng sau đây:

Tri thức hiện (Hồ sơ hóa) (Bí quyết gắn liền với con người) Tri thức ẩn

Đặc

tính

Dễ dàng được hệ thống hóa

Có thể lưu trữ

Có thể chuyển giao, truyền đạt

Được diễn đạt và chỉa sẻ một cách

dễ dàng

Mang tính cá nhân Mang tính bối cảnh cụ thể Khó khăn trong việc chính thức hóa Rất khó tiếp nhận, truyền đạt và chia sẻ

Nguồn

Các tài liệu chỉ dẫn hoạt động

Các chính sách và thủ tục của tổ

chức

Các báo cáo và cơ sở dữ liệu

Các quá trình kinh doanh và truyền đạt phi chính thức

Các kinh nghiệm cá nhân

Sự thấu hiểu mang tính lịch sử

Tri thức là một dạng tài sản có thể nói là vô hình (tồn tại dưới dạng các thông tin, kinh nghiệm, bí quyết,… - tri thức ẩn), cũng có thể nói là hữu hình (tồn tại dưới dạng các tài liệu, sách, bài báo, công trình nghiên cứu khoa học,… - tri thức hiện) Do vậy, việc quản lý tri thức cũng được hiểu, được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau Dưới đây là một vài định nghĩa được nhiều người quan tâm:

“Quản lý tri thức là tạo ra tri thức, và việc này được nối tiếp với việc thể hiện kiến thức, truyền bá và sử dụng kiến thức, và sự duy trì (lưu giữ, bảo tồn) và cải biến kiến thức” (De Jarnett, 1996)

Trang 4

“Quản lý tri thức là quá trình của việc quản lý một cách cẩn trọng tri thức để đáp ứng các nhu cầu hiện hữu, để nhận ra và khai thác những tài sản tri thức hiện có và có thể đạt được và để phát triển những cơ hội mới” (Quintas và các cộng sự, 1997)

“Quản lý tri thức là quá trình có hệ thống của việc nhận dạng, thu nhận, và chuyển tải những thông tin và tri thức mà con người có thể sử dụng để sáng tạo, cạnh tranh, và hoàn thiện” (Trung tâm Năng suất và Chất lượng Hoa Kỳ - Trích dẫn bởi Serban và Luan)

Trên cơ sở tổng quan các nghiên cứu liên quan tới đề tài, tác giả đề xuất mô hình quản lý tri thức hiện trong các trường đại học, và nghiên cứu điển hình tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Mô hình này gồm các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý tri thức hiện của trường Đại học Kinh tế Quốc dân gồm các nhân tố: Sự ủng hộ của lãnh đạo; Quyền lợi tác giả; Các công cụ công nghệ thông tin và truyền thông; Quy định của pháp luật; Hiệu quả quản lý tri thức hiện Ngoài các yếu tố trên, còn có nhiều yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến quản lý tri thức hiện trong trường đại học Kinh tế quốc dân Trong phạm vi nghiên cứu, nhóm tác giả lựa chọn các yếu tố trên để xây dựng nên mô hình và khung lý thuyết:

- Sự ủng hộ của lãnh đạo: Đề cập đến mức độ mà những người quản lý đứng đầu

của tổ chức (BGH, Trưởng, Phó đơn vị) hoạt động với một vai trò hình mẫu trong việc tham gia vào các hoạt động quản lý, chia sẻ tri thức và thiết lập tất cả các điều kiện cần thiết cho việc quản lý và chia sẻ tri thức cũng như việc cung cấp các nguồn lực bổ sung nếu cần thiết cho chiến lược quản lý và chia sẻ tri thức Các thang đo được đề xuất bởi Wong & Aspinwall (2005), Phạm Thị Bích Ngọc (2008), Đoàn Quang Minh (2012) Cụ thể là 4 biến quan sát đã được dùng để đo các mức độ ủng hộ của lãnh đạo trường đối với việc quản lý và khai thác tri thức hiện của Trường

- Quyền lợi tác giả: Đề cập đến các quyền lợi mà tác giả hoặc một nhóm tác giả

có được trong quá trình quản lý, khai thác và chia sẻ tri thức hiện mà họ tạo ra Các thang đo quyền lợi tác giả được đề xuất bởi Bùi Văn Quyền (2008), Trần Văn Hải

(2009), Nguyễn Vân Anh (2012), Liebowitz & Beckman (1998) Bảy biến quan sát đã được tham khảo và điều chỉnh cho phù hợp với nghiên cứu này

- Quy định của pháp luật: Được đề cập đến các vấn đề về pháp luật, nhận thức

của người sử dụng về luật SHTT, nhận thức về các hành vi, vi phạm luật SHTT, các quy định về mặt quản lý, thương mại hóa đối với tri thức hiện trong trường đại học Bốn biến quan sát được nhóm đưa lên, các thang đo được đề xuất dựa trên các nghiên cứu trước đây như Trần Viết Long (2012), Trần Văn Hải (2009,2011), Nguyễn Đình Chương (2005), Bùi Văn Quyền (2008)

- Các cô ng cụ công nghệ thông tin và truyền thông (ICT): Được đề cập đến

như là các ứng dụng, cơ sở hạ tầng, các phần mềm, tiện ích của các công cụ công nghệ thông tin và truyền thông giúp cho việc quản lý và khai thác tri thức hiện được hiệu quả hơn Lúc đầu, 23 biến quan sát đã được đề xuất để đo các mức độ về các ưu thế, tiện ích mà các công cụ công nghệ thông tin và truyền thông hỗ trợ để quản lý tri thức

Trang 5

hiện thuận lợi, hiệu quả hơn Tuy nhiên sau khi nghiên cứu và thảo luận, nhóm nghiên cứu đã rút lại còn 14 biến quan sát để xây dựng bảng hỏi Các thang đo được đề xuất bởi Bùi Văn Quyền (2008), Đoàn Quang Minh (2012), 1.Adil Laoufi, 2.S.Mouhim,

3.E.Megder, 4.C Cherkaoul, 5D.Mammass (2011), Campbell,R (2004), Jihgun Kim

(2007), Avnider Gill (2009), M Sadiq Sohail &Salina Daud (2009), Trần Thị Song Minh (2012)

- Hiệu quả quản lý: Trong các trường đại học, quản lý, chuyển giao tri thức

không những cải thiện năng lực của các cán bộ giáo viên mà còn có lợi cho tổ chức bằng cách đẩy nhanh tiến độ triển khai các tri thức (Sveiby, 2001; Davenport và Prusak, 1998) Hậu quả có thể có của chuyển giao tri thức hiệu quả bao gồm: cải thiện hiệu quả tài chính (Teece, 1998; Wiig, 1997); đổi mới (Carneiro, 2000; Nonaka và Takeuchi, 1995; Darroch, 2005); tăng cường năng lực học tập của tổ chức (Buckley và Carter, 2000; Yang, 2007); và hiệu quả của tổ chức (Yang, 2007) Trong các nghiên cứu thực nghiệm, Gold và các cộng sự (2001) cho thấy khả năng quản lý tri thức tích cực liên quan đến hiệu quả tổ chức

Trên cơ sở lý thuyết được trình bày ở trên, các giả thuyết sau đây được phát triển

để kiểm định trong nghiên cứu này:

Giả thuyết 1(H1): Sự ủng hộ của lãnh đạo ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả quản

lý tri thức hiện

Giả thuyết 2(H2): Quy định của pháp luật có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả

quản lý tri thức hiện

Giả thuyết 3(H3): Quyền lợi của tác giả có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả quản

lý tri thức hiện

Giả thuyết 4(H4): Các công cụ công nghệ thông tin có ảnh hưởng tích cực đến

hiệu quả quản lý tri thức hiện

4 Phân tích và đánh giá thang đo

4.1 Phân tích nhân t ố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis)

Ban đầu có 29 biến quan sát được sử dụng để đo bốn nhân tố có khả năng tác động tới hiệu quả quản lý tri thức hiện của Trường Đại học Kinh tế quốc dân Phân

tích nhân tố khám phá đã được tiến hành để kiểm tra xem các biến quan sát có kết hợp lại với nhau thành từng nhóm theo đúng mô hình lý thuyết hay không Kết quả phân tích cho thấy có sự khác biệt đôi chút giữa lý thuyết và thực tế Cụ thể là năm nhóm nhân tố được hình thành thay vì bốn như dự đoán ban đầu Năm nhân tố này giải thích được 76.34% độ biến thiên của các biến quan sát Sở dĩ có kết quả như vậy là vì năm

biến quan sát (It1, It2, It3, It6, It7) dự kiến dùng để đo biến độc lập “Các công cụ

CNTT & Truyền thông ” đã kết hợp lại với nhau và tạo thành một nhân tố mới Tuy nhiên nhân tố này chỉ giải thích được 9.18% độ biến thiên của các biến quan sát Bên

cạnh đó biến quan sát Pl1 dự kiến dùng để đo biến độc lập “Quy định của pháp luật”

lại được nhóm cùng với các biến quan sát dùng để đo biến độc lập “Quyền lợi tác giả” Do vậy sáu biến quan sát nói trên đã bị loại bỏ và không được đưa vào quá trình

Trang 6

tính toán và phân tích số liệu Sau khi thực hiện sự điều chỉnh trên, phân tích nhân tố khám phá được thực hiện lại một lần nữa Kết quả là bốn nhân tố đã được hình thành đúng như mô hình lý thuyết đã đề xuất Bốn nhân tố này giải thích được 76.38% độ biến thiên của các biến quan sát

4.2 H ệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

Sau khi triển khai phân tích nhân tố khám phá thì bước tiếp theo là tiến hành các phân tích về độ tin cậy (reliability analysis) nhằm kiểm định tính gắn kết của các biến quan sát trong bảng hỏi Kết quả phân tích cho thấy hầu hết độ tin cậy Cronbach's

alpha của các nhân tố đều lớn hơn 0.9 Theo Kline (1998), giá trị độ tin cậy Cronbach's alpha như vậy là đạt yêu cầu Kết quả phân tích chi tiết được thể hiện ở Bảng 4.1

Trang 7

B ảng 4.1 Kết quả phân tích nhân tố và kiểm định thang đo

c ủa các biến độc lập

Sự ủng hộ của lãnh đạo (Cronbach’s alpha= 934)

Vai trò của người lãnh đạo có tác động đáng kể (Ld1)

Lãnh đạo trường rất khuyến khích sự sáng tạo (Ld2)

Lãnh đạo trường luôn tạo mọi điều kiện (Ld3)

Lãnh đạo trường luôn hỗ trợ một cách hiệu quả (Ld4)

.753 .782 .780 .751

Quy định của pháp luật (Cronbach’s alpha= 916)

Trường đã có quy định cụ thể, chặt chẽ (Pl2)

Trường đã có hệ thống quản lý, khai thác (Pl3)

Quy định trả kinh phí bản quyền cho tác giả (Pl4)

.796 .821 .773

Quyền lợi tác giả (Cronbach’s alpha= 916)

Hầu hết người sử dụng đều nhận thức được vai trò của

quyền tác giả (Tg1)

Mức độ bảo vệ quyền tác giả khi bị vi phạm sở hữu trí tuệ

là cao (Tg2)

Việc xác định chủ sở hữu tri thức hiện trong trường là rất rõ

ràng (Tg3)

Kinh phí thu được từ thương mại hóa tri thức hiện được

báo cáo rõ ràng (Tg4)

Tỉ lệ được hưởng từ doanh thu từ các hoạt động thương mại

hóa tri thức hiện của tác giả là hợp lý (Tg5)

Kinh phí Nhà trường cấp để tạo ra một sản phẩm tri thức

hiện hiện nay là thỏa đáng (Tg6)

Tác giả được khen thưởng và công nhận kịp thời (Tg7)

.691

.708

.770

.793

.703

.759

.783

Trang 8

Biến quan sát Nhân tố

Các công cụ CNTT & Truyền thông (Cronbach’s alpha=

.948)

Các công cụ ICT rất hữu ích trong việc lưu trữ, tiếp nhận,

phân phối tri thức hiện trong kho dữ liệu chung của trường

(It4)

Các công cụ ICT rất hiệu quả trong việc tìm kiếm, sắp xếp,

phân loại tri thức hiện trong kho dữ liệu chung của trường

(It5)

Nhìn chung, phương thức thanh toán trực tuyến rất phù hợp

với việc quản lý và khai thác tri thức hiện của trường (It8)

ICT rất hiệu quả trong việc quản lý và khai thác tri thức

hiện (It9)

Rất hiệu quả trong việc lưu trữ tri thức hiện (tại cơ sở dữ

liệu chung của Trường) (It10)

Rất hiệu quả trong việc tìm kiếm tri thức hiện (tại cơ sở dữ

liệu chung của Trường) (It11)

Rất hiệu quả trong việc sắp xếp, phân loại tri thức hiện (tại

cơ sở dữ liệu chung của Trường) (It12)

Trong trường hợp cần gấp hoặc có sự xa cách về mặt không

gian thì việc trao đổi tri thức hiện thông qua các ứng dụng

CNTT là rất hiệu quả (It13)

Nhìn chung, các ứng dụng CNTT hỗ trợ rất nhiều cho quá

trình quản lý và khai thác tri thức hiện của Trường (It14)

.697

.651

.516

.531

.786

.803

.868

.871

.633

Tương tự, Bảng 4.2 mô tả kết quả phân tích nhân tố và kiểm định thang đo đối với biến phụ thuộc “Hiệu quả quản lý”

Trang 9

B ảng 4 2 Kết quả phân tích nhân tố và kiểm định thang đo của biến phụ thuộc

1

Hiệu quả quản lý (Cronbach’s alpha= 964)

Tỷ lệ lợi nhuận trung bình do thương mại hóa tri thức hiện tăng đáng kể

(Hq1)

Doanh số thương mại hóa tri thức hiện tăng đáng kể (Hq2)

Tỷ lệ lợi nhuận/thành công do tri thức hiện mới mang lại tăng đáng kể (Hq3)

Số lượng bài báo trong nước tăng đáng kể (Hq4)

Số lượng bài báo quốc tế tăng đáng kể (Hq5)

Số lượng tri thức hiện ngày càng tăng (Hq6)

Số lượng trích dẫn tri thức hiện của Trường (các bài báo, sản phẩm khoa

học,…) tăng (Hq7)

Các trường khác sử dụng, tham khảo học liệu của trường Đại học KTQD

tăng (Hq8)

Điểm thi đầu vào (hoặc tương đương) của các hệ luôn ở mức cao (Hq9)

Đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D) tăng (Hq10)

Trường có lộ trình cụ thể phấn đấu là trường đẳng cấp khu vực, châu lục

(Hq11)

Nhìn chung, kết quả hoạt động kinh doanh thương mại tri thức hiện của

trường Đại học KTQD tăng (Hq12)

.844

.863 .871 .840 .846 .785 .917

.753

.832 .934 .843

.853

4.3 T ổng hợp biến

Tổng hợp giá trị các biến của mô hình nghiên cứu (bao gồm bốn biến độc lập X1, X2, X3, X4, và biến phụ thuộc Y) từ các biến quan sát tương ứng Bảng 4.3 mô tả chi tiết công thức tính giá trị các biến của mô hình nghiên cứu

B ảng 4 3 Tổng hợp các biến của mô hình nghiên cứu Tên biến Công thức tính giá trị biến

Các biến độc lập

Sự ủng hộ của lãnh đạo X1 =Mean(Ld1,Ld2,Ld3,Ld4)

Quy định của pháp luật X2 =Mean(Pl2,Pl3,Pl4)

Quyền lợi tác giả X3 =Mean(Tg1,Tg2,Tg3,Tg4,Tg5,Tg6,Tg7)

Các công cụ CNTT & TT X4 =Mean(It4,It5,It8,It9,It10,It11,It12,It13,It14)

Biến phụ thuộc

Hiệu quả quản lý Y =Mean(Hq1,Hq2,Hq3,Hq4,Hq5,Hq6,Hq7,H

q 8,Hq9,Hq10,Hq11,Hq12) Các thông số thống kê mô tả và hệ số tương quan giữa các biến được thể hiện ở bảng dưới đây:

Trang 10

B ảng 4 4 Hệ số tương quan giữa các biến

Tên biến

Giá trị

TB (Mean)

Độ lệch chuẩn (SD)

Hệ số tương quan

X1 X2 X3 X4

X1 Sự ủng hộ của lãnh đạo

X2 Quy định của pháp luật

X3 Quyền lợi tác giả

X4 Các công cụ CNTT &

Truyền thông

Y Hiệu quả quản lý

3.81 3.04 3.11 3.41 3.89

1.05 1.11 1.11 0.99 1.15

.542**

.552** 596**

.742** 588** 589**

497** 429** 562** 573** Ghi chú: * p<0.05, ** p<0.01

5 Phân tích kết quả nghiên cứu

5.1 Phân tích h ồi quy

Phương pháp phân tích hồi quy sẽ được thực hiện để kiểm chứng các giả thuyết Trước hết bốn phân tích hồi quy riêng rẽ được tiến hành để kiểm tra mức độ ảnh hưởng của từng biến độc lập tới biến phụ thuộc Tiếp theo đó là tiến hành phân tích hồi quy đa biến để tìm hiểu mức độ tác động đồng thời của cả bốn nhân tố tới hiệu quả

quản lý tri thức hiện của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

5.1.1 Phân tích h ồi quy đơn biến

5 1.1.1 Sự ủng hộ của lãnh đạo và hiệu quả quản lý tri thức hiện

B ảng 5.1 Kết quả phân tích hồi quy

Mô hình Hệ số hồi quy

Beta

Hệ số R2 điều chỉnh

Kiểm định

F

Mức ý nghĩa Sig

a Biến độc lập: Sự ủng hộ của lãnh đạo (X1)

b Biến phụ thuộc: Hiệu quả quản lý (Y)

Kết quả phân tích hồi quy cho thấy có mối quan hệ tuyến tính thuận chiều giữa sự ủng hộ của lãnh đạo và hiệu quả quản lý tri thức hiện với ý nghĩa thống kê của mô hình đạt ở mức P<0.001 Hệ số R2 điều chỉnh bằng 0.243, điều này chứng tỏ sự ủng

hộ của lãnh đạo có thể giải thích được 24.3% tác động của các nhân tố đến hiệu quả quản lý tri thức hiện của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Do vậy có thể kết luận là

Giả thuyết 1 được ủng hộ

5 1.1.2 Quy định của pháp luật và hiệu quả quản lý tri thức hiện

Ngày đăng: 09/12/2022, 09:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w