CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HÓA DÂN TỘC THIỂU SỐ
Khái quát chung về văn hóa dân tộc thiểu số tại Việt Nam
1.1.1 Khái niệm cơ bản về văn hóa
Thuật ngữ “văn hoá”, người ta sử dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội và con người nên có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về văn hoá Theo Đại từ điển tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam
- Bộ Giáo dục và đào tạo, do Nguyễn Như Ý chủ biên, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, xuất bản năm 1998, thì: "Văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử"[37]
Theo khái niệm văn hóa của Hồ Chí Minh nêu văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo ra với phương thức sử dụng chúng, nhằm đáp ứng lẽ sinh tồn, đồng thời đó cũng là mục đích của cuộc sống loài người.
Người viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá Văn hoá là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”.
Theo văn kiện của Đảng: Đề cương Văn hóa Việt Nam năm 1943, NQ TW 5/ khóa 8, NQ33 “Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trình bày một quan niệm giản dị nhưng mang tính nguyên lý, có ý nghĩa cơ bản, lâu dài là: “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”, với nội hàm hết sức sâu sắc, gồm các yếu tố: (1)
Xây dựng tâm lý: Tinh thần độc lập, tự cường (2) Xây dựng luân lý: biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng (3) Xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp có liên quan đến phúc lợi nhân dân trong xã hội (4) Xây dựng chính trị: dân quyền (5) Xây dựng kinh tế” Định nghĩa về văn hóa theo Tổng giám đốc UNESCO (Fedirico Mayor) đã đưa ra như sau: Văn hóa nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin [41]
Theo cuốn sách bài giảng Đại cương văn hoá Việt Nam, chủ biên Lê
Thị Vĩnh Phúc -ThS Hoàng Thị Thanh Loan đưa ra khái niệm: “Văn hoá là toàn bộ sự hiểu biết của con người, đúc kết thành phần các chuẩn mực và giá trị xã hội, thành truyền thống và thị hiếu, gọi chung là hệ giá trị xã hội Hệ giá trị ấy biểu hiện thông qua hoạt động và toàn bộ sản phẩm của con người đã tạo ra trong quá trình hoạt động thực tiễn - lịch sử Đó chính là cơ sở để làm nên bản sắc riêng về văn hoá của một cộng đồng xã hội nhất định [21]
Chúng ta hiểu cơ bản Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con người Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra.
Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát và sống động mọi mặt của cuộc sống (mỗi cá nhân và cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó đã cấu thành một hệ thống các giá trị, truyền thống thẩm mỹ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình.
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa trong phát triển Người đã từng dạy: “Trong công cuộc kiến thiết nước nhà có bốn vấn đề cùng phải chú ý đến, cùng phải coi trọng ngang nhau: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa” (Hồ
Chí Minh: Về văn hóa Bảo tàng Hồ Chí Minh, Hà Nội, 1997, tr.11) “Văn hóa không thể đứng ngoài, mà phải trong kinh tế và chính trị ” (Hồ Chí Minh toàn tập T6, tr.367 - 369; NXB Chính trị quốc gia, 2002) Kinh tế là nền tảng vật chất, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội; kinh tế và văn hóa trong Tư tưởng Hồ Chí Minh cuối cùng đều phục vụ nhiệm vụ chính trị là xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, đạo đức, văn minh.
1.1.2 Khái niệm dân tộc thiểu số và văn hoá dân tộc thiểu số
Dân tộc thiểu số là một khái niệm khoa học được sử dụng phổ biến trên thế giới hiện nay Các nhà học giả cho rằng đây là một thuật ngữ chuyên ngành dân tộc học (minority ethnic) dùng để chỉ những dân tộc có dân số ít Trong một số trường hợp, người ta đánh đồng ý nghĩa “dân tộc thiểu số” với “dân tộc lạc hậu”,” dân tộc kém phát triển” có nhiều nguyên nhân, trong đó có sự chi phối bởi quan điểm chính trị của giai cấp thống trị trong mỗi quốc gia Trên thực tế, khái niệm DTTS chỉ có ý nghĩa biểu thị tương quan về dân số trong một quốc gia đa dân tộc.
Thuật ngữ dân tộc đa số và dân tộc thiểu số được hiểu như sau:
Dân tộc đa số là dân tộc có số người đông nhất trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tức tộc Kinh, dùng thuật ngữ này là nói trên phạm vi cả nước chứ không phải là nói trên địa bàn vùng miền hoặc địa phương nào đó Dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ lớn nhất trong dân cư nước ta, có trình độ và điều kiện phát triển cao, là lực lượng đoàn kết, đóng vai trò chủ lực và đi đầu trong quá trình lâu dài dựng nước và giữ nước Góp phần to lớn vào việc hình thành, củng cố, và phát triển cộng đồng dân tộc Việt Nam.
Dân tộc thiểu số, thuật ngữ này không đồng nghĩa với dân tộc chậm phát triển, khái niệm là chỉ những dân tộc có số ít người hơn so với dân tộc đa số.
Mặt khác văn hoá dân tộc thiểu số được hiểu như sau:
Trước hết theo khoản 2 điều 4 nghị định số 05/2011 NĐ-CP về công tác dân tộc ngày 14/01/2011 của Chính phủ về công tác dân tộc có định nghĩa:
“Dân tộc thiểu số” là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.[9]
Quản lý nhà nước về văn hóa dân tộc thiểu số
Quản lý nhà nước về văn hóa dân tộc thiểu số bao gồm cả văn hóa cộng đồng dân tộc Thái Chính vì vậy, trong khuôn khổ luận văn, người viết tập trung trình bày cơ sở lý luận QLNN về văn hóa dân tộc thiểu số.
1.2.1 Khái niệm quản lý nhà nước về văn hóa dân tộc thiểu số
Hoạt động quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt mục đích của tổ chức [15].
Quản lý nhà nước: “Là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật nhà nước để điều chỉnh hành vi hoạt động của con người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm thỏa mãn các nhu cầu hợp pháp của con người, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội” [15].
Quản lý Nhà nước về văn hóa: Về cơ bản, quản lý nhà nước về văn hóa là sự tác động liên tục, có tổ chức, có chủ đích của Nhà nước bằng hệ thống pháp luật và bộ máy nhằm phát triển văn hóa, điều chỉnh hoạt động của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực văn hóa và liên quan.
Từ cách hiểu trên, có thể làm rõ thêm nội hàm quản lý nhà nước về văn hóa, các thành tố cấu thành hoạt động quản lý nhà nước về văn hóa.
Thứ nhất, chủ thể quản lý nhà nước về văn hóa là Nhà nước, được tổ chức thống nhất từ trung ương đến địa phương, quyền quản lý được phân cấp: cấp trung ương, cấp tỉnh (tỉnh và các thành phố trực thuộc trung ương), cấp huyện (huyện thuộc tỉnh, quận thuộc thành phố), cấp xã (xã thuộc huyện, phường thuộc quận) Quản lý nhà nước về văn hóa ở cấp nào thì cơ quan nhà nước cấp ấy là chủ thể quản lý Quản lý nhà nước về văn hóa ở cấp xã thì UBND xã là chủ thể quản lý nhà nước Công chức văn hóa - xã hội xã được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về văn hóa giúp UBND xã có thể được coi là chủ thể quản lý nhà nước về văn hóa trên địa bàn xã.
Thứ hai, khách thể quản lý nhà nước về văn hóa là văn hóa và các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực văn hóa hoặc có liên quan đến lĩnh vực văn hóa Văn hóa với tư cách là khách thể quản lý được hiểu theo nghĩa cụ thể là: các hoạt động văn hóa (trong đó có các dịch vụ văn hóa, hoạt động sáng tạo…) và các giá trị văn hóa (cụ thể là các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể) Mặt khác, theo sự phân công trong hệ thống các cơ quan nhà nước các cấp, không phải toàn bộ hoạt động văn hóa hiểu theo nghĩa rộng đều do ngành văn hóa quản lý Văn hóa giáo dục, khoa học công nghệ… do cơ quan giáo dục, khoa học công nghệ quản lý.
Thứ ba, mục đích quản lý nhà nước về văn hóa là giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân Tuy nhiên, trong hoạt động quản lý nhà nước về văn hóa ở từng cấp, từng địa phương, từng hoạt động cụ thể thì mục đích quản lý nhà nước về văn hóa phải được xác định cụ thể sát với yêu cầu nhiệm vụ và hoàn cảnh cụ thể Ví dụ, quản lý nhà nước chương trình mục tiêu xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở thì cấp trung ương mục đích là gì, cấp tỉnh, quận huyện, xã phường là gì phải được xác định một cách cụ thể Có như vậy hoạt động quản lý mới hiệu quả.
Thứ tư, cơ sở pháp lý của quản lý nhà nước về văn hóa là hiến pháp, luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác Như vậy quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước về văn hóa nói riêng có công cụ là hệ thống luật và các văn bản có tính pháp quy Quản lý bằng pháp luật chứ không phải bằng ý chí của nhà quản lý.
Thứ năm, cách thức quản lý là sự tác động liên tục, có tổ chức, có chủ đích chứ không phải là việc làm có tính thời vụ, cũng không phải là sự thụ động của nhà quản lý, càng không phải là hoạt động đơn lẻ, tùy tiện của nhà quản lý.
Quản lý Nhà nước về văn hóa dân tộc thiểu số là sự tác động liên tục, có tổ chức, có chủ đích của Nhà nước bằng hệ thống pháp luật và bộ máy nhằm phát triển văn hóa dân tộc thiểu số, điều chỉnh hoạt động của mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực văn hóa dân tộc thiểu số và liên quan.
1.2.2 Nội dung quản lý nhà nước đối về văn hóa dân tộc thiểu số 1.2.2.1 Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách và văn bản pháp luật về văn hoá dân tộc thiểu số.
Chính sách văn hoá được hiểu là tổng thể những nguyên tắc thể hiện tư tưởng chủ đạo của Nhà nước về đường lối, phương hướng xây dựng và phát triển nền văn hoá Chính sách văn hoá đặt ra các nguyên tắc chung của sự nghiệp phát triển văn hoá phù hợp với mục tiêu phát triển văn hoá chung của đất nước. Các chính sách về quản lý và phát triển văn hoá hiện nay có thể kể đến: sáng tạo các giá trị văn hoá, đào tạo, phát triển đội ngũ trí thức, văn nghệ sỹ, đảm bảo ngân sách, điều kiện pháp lý cho văn hoá, nâng cao tính tự quản và phân cấp quản lý văn hoá Chính sách văn hoá có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về văn hoá song chính sách văn hoá không thể thay thế pháp luật.
Nhà nước ban hành các văn bản pháp luật nhằm phát huy tác dụng của văn hoá tới sự hình thành nhân cách, nâng cao chất lượng cuộc sống tinh thần của con người chẳng hạn, trong quản lý nhà nước về văn hoá nghệ thuật, nhà nước ban hành các chính sách phát triển văn hoá sâu rộng trong quần chúng nhân dân, phát huy khả năng sáng tạo Hay, nhà nước còn thực hiện chính sách bảo trợ vật chất ở mức độ khác nhau cho những loại hình văn hoá nghệ thuật không tự tồn tại và phát triển trong quan hệ kinh tế thị trường như sân khấu tuồng cổ, nghệ thuật chèo Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho mọi công dân có quyền bình đẳng trong nghiên cứu khoa học kỹ thuật và sáng tạo nghệ thuật thì phải được quy định rõ trong luật Củ thế, Điều 60 Hiến pháp 1992 quy định:
“Công dân có quyền nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, phát minh, sáng chế, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật Nhà nước bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp” Trong quản lý nhà nước về văn hoá - xã hội, nhà nước ban hành các chính sách nhằm ổn định trật tự xã hội, giữ gìn những nét đẹp văn hoá truyền thống, xây dựng nếp sống văn hoá mới Bên cạnh đó cũng ban hành nhiều văn bản pháp luật quy định những khuân mẫu ứng xử trong xã hội như Nghị định số 87/2001/NĐ - CP ngày 21/11/2001 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân gia đình; hay Quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong tiệc cưới, việc tang lễ và lễ hội do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 25/11/2005.
Kinh nghiệm quản lý nhà nước về văn hoá dân tộc Thái tại một số địa phương
Bảo tồn và phát huy văn hoá dân tộc Thái được biết đến tại các địa phương vùng Tây Bắc, đặc biệt là tỉnh Điện Biên, Mai Châu - Hòa Bình, vùng văn hoá dân tộc Thái có nét đặc sắc độc đáo riêng và cách xây dựng quản tại địa phương cần được triển khai mô hình lưu giữ nét văn hoá rộng khắp các vùng có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.
Tại Điện Biên Phủ, chính quyền triển khai nhiều cách thức để bảo tồn nét đẹp văn hoá đang có nguy cơ bị lai căng, mai một Phòng văn hoá phối hợp với UBND các xã, phường xây dựng đội văn nghệ bản; hỗ trợ khôi phục, dàn dựng các điệu múa truyền thống dân tộc Thái; bảo tồn và phát huy một số loại hình dân ca, dân vũ và nhạc cụ dân tộc; tổ chức các hoạt động văn hoá thể thao lồng ghép các trò chơi dân gian, thể thao dân tộc chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn Vì vậy, hầu hết đội văn nghệ các bản hoạt động thường xuyên, tự chủ được chương trình biểu diễn Tiêu biểu như đội văn nghệ bản Him Lam II, phường Him Lam Đội đã thành lập được gần 10 năm, không chỉ phục vụ các hoạt động văn hoá, lễ tết của bản mà còn làm dịch vụ giao lưu văn nghệ, đáp ứng nhu cầu du khách đến tham quan, trải nghiệm tại các nhà hàng, khách sạn trên địa bàn.
Việc khôi phục các lễ hội truyền thống cũng được quan tâm chú trọng. Nhiều lễ hội được bảo tồn, phục dựng như: Lễ hội Xên Pang tại bản Mớ, phường Thanh Trường; Lễ hội Lạn Chượng khai phá Mường Thanh, Lễ hội Hạn Khuống tại bản Him Lam II, phường Him Lam Đồng thời, Phòng đã đề nghị cấp trên đưa Lễ hội Hạn khuống của dân tộc Thái đen ở TP Điện Biên Phủ vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Bên cạnh các lễ hội lớn, các nghi thức có phạm vi tổ chức hẹp trong gia đình như lễ mừng cơm mới, cúng tổ tiên cũng vẫn được duy trì Trên địa bàn thành phố còn nhiều người am hiểu văn hóa dân tộc Thái, đặc biệt có 2 nghệ nhân nghệ thuật trình diễn dân gian dân tộc Thái là Mào Ết và Hoàng Thím đã được Nhà nước phong tặng nghệ nhân ưu tú.
Ngoài việc Nhà nước đầu tư khôi phục, gìn giữ, người dân địa phương cũng đã có ý thức bảo vệ, truyền nối nét đẹp của dân tộc cho thế hệ sau.
Mới đây, ngày 7/4, HĐND TP Điện Biên Phủ ban hành Nghị quyết số 37/NQ-HĐND thông qua kế hoạch tiếp tục bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc trên địa bàn thành phố gắn với phát triển kinh tế - xã hội, giai đoạn 2016 -
2020, định hướng đến năm 2025 Trong đó có đề cập việc gìn giữ, phục dựng và tổ chức duy trì thường xuyên một số di sản văn hóa tiêu biểu như: Lễ kin lẩu nó, lễ hội tung còn, xên bản, dân ca, dân vũ, trò chơi truyền thống dân tộc Thái; hỗ trợ phát triển nghề dệt thổ cẩm của phụ nữ Thái Một số giải pháp được đưa ra là lồng ghép các làn điệu dân ca, trò chơi dân gian dân tộc Thái vào chương trình giáo dục chính khóa, ngoại khóa và hoạt động tập thể trong trường học; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; tập huấn cho các hộ dân về bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống và nghiệp vụ đón tiếp, phục vụ khách nhằm hướng đến phát triển du lịch cộng đồng tại các bản văn hóa dân tộc Thái.
Tại huyện Mai Châu- Hòa Bình nhằm bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc Thái, Phòng văn hóa huyện đã tham mưu cho UBND huyện đề án bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc Thái Huyện Mai Châu gắn với bảo tồn và phát huy văn hóa Thái qua hoạt động du lịch Mai Châu hình thành được nhiều bản du lịch của người Thái như bản Lác, bản Văn, bản Hịch, bản Pom Coọng…Vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Thái được đưa vào quy chế hoạt động của các homestay Các hộ gia đình làm du lịch homestay phải nghiêm túc thực hiện các quy định như đón tiếp khách phải mặc trang phục dân tộc Thái, homestay phải là nhà sàn, chăn, đệm phải là sản phẩm thổ cẩm Các hoạt động văn hóa, văn nghệ phục vụ du khách cũng phải là những làn điệu dân ca, dân vũ của người Thái.
Bản Lác là bản du lịch nổi tiếng của người Thái Mai Châu Đến với bảnLác, du khách được nghỉ tại những ngôi nhà sàn Thái Tất cả vẻ đẹp của văn hóaThái biểu hiện trong ngôi nhà sàn ấy Du khách sẽ được thưởng thức ẩm thựcThái, gia đình sẽ phục vụ những món ăn Thái như thịt nướng, cá đồ chua, cơm lam, thịt gà măng chua đậm hương vị hạt cây, rau thơm ở rừng.
Càng về khuya, không khí ở bản càng đông vui tấp nập Bản có 8 đội văn nghệ, mỗi đội 15 người chủ yếu là các bà, các cô phục vụ cho nhu cầu hưởng thụ văn hóa của các đoàn khách Du khách còn được thưởng thức hát đối đáp, biểu diễn khèn bè, sáo và một số điệu múa cổ gắn với các lễ hội lớn của người Thái như múa chá chiêng, múa khăn, múa khèn Uống rượu cần, múa sạp, xòe vòng là những sinh hoạt tập thể rất vui diễn ra trong lòng nhà sàn Thái Con trai Thái giỏi khèn, con gái Thái giỏi múa, tiếng khèn gọi bạn, bước chân của cô gái Thái gọi bạn, rượu cần say men lá, chếnh choáng nhà sàn, thổ cẩm, bếp lửa, khung cửi, trống chiêng và nụ cười đôn hậu của người Thái hiếu khách níu giữ chân bạn Bản Lác đã làm mềm lòng du khách, ai đã lên một lần lại muốn lên nữa. Văn hóa truyền thống Thái từ đó được giữ gìn và phát triển.
Cũng như tại xã Chiềng Cọ - thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La đã mạnh dạn đầu tư, thực hiện mô hình nhà nghỉ du lịch cộng đồng, mỗi năm thu hút hàng ngàn lượt du khách tới tham quan, trải nghiệm Qua đó, góp phần bảo tồn, quảng bá và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Thái nơi đây.
1.3.1 Kinh nghiệm rút ra quản lý và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Thái một số địa phương
Những thành quả mà tỉnh Điện Biên, Hòa Bình, Sơn La trong quá trình xây dựng và quản lý nét văn hoá đặc sắc được đánh giá cao đáng để học tập và phát huy. Đề cao và tôn trọng những nét văn hoá đã được giữ gìn, bảo tồn, thức tỉnh chính niềm tự hào dân tộc, tự khôi phục lại những nét văn hoá cổ thông qua các hình thức dễ ghi nhớ như văn hoá, văn nghệ, lễ nghĩa gia đình, lễ hội dân tộc, gia đình văn hoá, thôn bản văn hoá tạo ra nhiều phương diện tiếp cận mới mẻ và hứng thú hơn. Đầu tư và phát triển mạnh mẽ thông qua các hình thức quảng bá về du lịch cộng đồng, dựa vào sự phát triển công nghệ thông tin hiện đại để quảng bá nhiều hơn tới giới trẻ khắp cả nước và thu hút du lịch thế giới.
Việc khôi phục các lễ hội truyền thống cũng được quan tâm chú trọng và nâng tầm quan trọng trong đề cử những di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thúc đẩy quá trình khôi phục những giá trị văn hóa trong sự tự hào và cố gắng phát triển.
Nhà nước đầu tư khôi phục, gìn giữ những giá trị văn hóa thông qua sự đầu tư kĩ càng hơn trong việc đề cập xây dựng các chính sách, chiến lược phát triển văn hóa, đầu tư về ngân sách để bảo tồn, tổ chức lễ hội, lưu giữ hình ảnh và quảng bá rộng rãi.
1.3.2 Kinh nghiệm thực tế đối với quản lý văn hoá dân tộc thiểu số tại địa bàn Nghệ An
Trên cơ sở những kinh nghiệm được thấy từ thực tế tại một số địa phương, các tỉnh có dân tộc thiểu số phần đa nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng có thể tiếp thu các phương diện, hình thức tác động đến đồng bào dân tộc thiểu số lòng tự tôn, tự hào dân tộc, tích cực quảng bá hình ảnh và lễ hội, xây dựng các chiến lược, chính sách phát triển văn hoá kết hợp phát triển kinh tế lâu dài, ổn định chính trị, đầu tư ngân sách vào phát triển văn hoá.
Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, tập huấn cho các hộ dân về bảo tồn, phát huy những giá trị văn hoá truyền thống và nghiệp vụ đón tiếp, phục vụ quảng bá nhằm hướng đến phát triển du lịch cộng đồng tại các địa bàn dân tộc Thái sinh sống.
Khái quát về văn hóa dân tộc Thái tại Nghệ An
2.1.1 Đặc điểm dân tộc Thái tại Nghệ An
Dân tộc Thái là một trong số các dân tộc thiểu số có nhiều nét văn hoá đặc sắc riêng tại Việt Nam, tính đến thời điểm hiện tại tổng số dân tộc Thái chiếm 1,74% dân số cả nước, tập trung sinh sống trung tại các tỉnh Lai châu, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An (số lượng người Thái tại 8 tỉnh này chiếm 97,6% tổng số người Thái ở Việt Nam) và một số ở Tỉnh Lâm Đồng và Đaklak Trong đó tại Sơn La có 482.485 người (54,8 % dân số), Nghệ An có 295,132 người (10,1 % dân số), Thanh Hóa có 210.908 người (6,1 % dân số), Lai Châu cũ (nay là Lai Châu và Điện Biên) có 206.001 người (35,1 % dân số).
Người Thái ở Nghệ An chiếm 72,09% tổng số cư dân các dân tộc ít người trong tỉnh Số liệu điều tra của Uỷ ban Điều tra dân số Nghệ An, năm 2009 cho biết người Thái có 211.316 người So với cả nước, với số dân này chiếm tỷ lệ 24.4% và là một trong những tỉnh có số dân Thái đông nhất Nhìn vào bản đồ phân bố cư dân Thái ở miền núi Bắc Trung Bộ nước ta, người ta dễ dàng nhận thấy, cùng với nhóm Thái ở Thanh Hoá, vùng cộng đồng người Thái sinh sống ở Nghệ An là một vùng cư trú khá tập trung Vùng này có những yếu tố văn hoá truyền thống vừa mang tính thống nhất của văn hoá Thái, vừa mang tính đặc thù địa phương do điều kiện sống và quá trình giao tiếp văn hoá với các cư dân kề cận (Văn hoá Việt - Mường, Văn hoá Môn - Khơme và Văn hoá Lào).
Gia đình người Thái ở Nghệ An trước cách mạng là gia đình nhỏ phụ quyền Dấu vết gia đình lớn chỉ còn lại ở vùng xã Khăm muộn (Quế Phong) là trung tâm của mường lớn trước đây Hiện nay hình thái gia đình đó đã tan rã. Trong gia đình phụ quyền người Thái quyền lực tập trung trong tay chủ gia đình. Chỗ ngủ của ông ngay dưới chân cột chính và được treo các vật thiêng của nhà, cạnh bàn thờ ma nhà
Về cơ bản, dân tộc Thái ở Nghệ An chia làm ba nhóm chính là: tày Mường, tày Thanh và tày Mười.
Văn hóa Thái ở Nghệ An là một nền văn hóa lâu đời, có bản sắc riêng rất độc đáo nhưng cũng không kém phần phong phú.
Người Thái còn được gọi là Tày Khao tức Thái Trắng, Tày Đăm tức Thái Đen, Tày Đeng tức Thái Đỏ, Tày Mười, Tày Thanh (Man Thanh), Hàng Tổng (Tày Mường), Pu Thay, Thổ Đà Bắc.
Theo sách sử Việt Nam, vào thời nhà Lý, đạo Đà Giang, man Ngưu Hống (tức người Thái, đây là âm Hán Việt phiên từ tiếng Thái: "ngù háu" tức là rắn Hổ mang) đến từ Vân Nam, đã triều cống lần đầu tiên vào năm 1067 Trong thế kỷ XIII, người Ngưu Hống kết hợp với người Ai Lao chống lại nhà Trần và bị đánh bại năm 1280, lãnh tụ Trịnh Giác Mật đầu hàng, xứ Ngưu Hống bị đặt dưới quyền quản lý trực tiếp của quan quân nhà Trần Năm 1337 lãnh tụ Xa Phần bị giết chết sau một cuộc xung đột, xứ Ngưu Hống bị sáp nhập vào lãnh thổ Đại Việt và đổi tên thành Mương Lễ, hay Ninh Viễn (Lai Châu ngày nay) và giao cho họ Đèo cai quản Năm 1431 lãnh tụ Đèo Cát Hãn, người Thái Trắng tại Mương Lễ (tức Mường Lay, nổi lên chống triều đình, chiếm hai lộ Qui Hóa (Lào Cai) và Gia Hưng (giữa sông Mã và sông Đà), tấn công Mương Mỗi (tức Mường Muổi, Nghệ An), Đèo Mạnh Vương (con của Đèo Cát Hãn) làm tri châu Năm
1466, lãnh thổ của người Thái được tổ chức lại thành vùng (thừa tuyên) HưngHóa, gồm 3 phủ: An Tây (tức Phục Lễ), Gia Hưng và Qui Hóa, 4 huyện và 17 châu.
Những lãnh tụ Thái được gọi là phụ tạo, được phép cai quản một số lãnh địa và trở thành giai cấp quý tộc của vùng đó, như dòng họ Đèo cai quản các châu Lai, Chiêu Tấn, Tuy Phụ, Hoàng Nham; dòng họ Cầm các châu Phù Hoa, Mai Sơn, Nghệ An, Tuần Giáo, Luân, Ninh Biên; dòng họ Xa cai quản châu Mộc; dòng họ Hà cai quản châu Mai, dòng họ Bạc ở châu Thuận; họ Hoàng ở châu Việt
Nhóm Thái Đen (Tày Đắm) cư trú ở khu vực tỉnh Sơn La và Điện Biên, Mương La, Mương Thèng) Các nhóm Tày Thanh (Man Thanh), Tày Mười, Tày Khăng ở miền Tây Thanh Hóa, Nghệ An cũng mới từ mạn Tây Bắc chuyển xuống cách đây vài ba trăm năm và bị ảnh hưởng bởi văn hóa và nhân chủng của cư dân địa phương và Lào Nhóm Tày Thanh từ Mường Thanh (Điện Biên) đi qua Lào vào Thanh Hóa và tới Nghệ An định cư cách đây hai, ba trăm năm, nhóm này gần gũi với nhóm Thái Yên Châu (Sơn La) và chịu ảnh hưởng văn hóa Lào.
Nhóm Thái Trắng (Táy Đón/Táy Khao) cư trú chủ yếu ở tỉnh Lai Châu, Điện Biên và một số huyện tỉnh Sơn La (Quỳnh Nhai, Bắc Yên, Phù Yên) Ở Đà
Bắc thuộc tỉnh Hòa Bình, có nhóm tự nhận là Táy Đón, được gọi là Thổ. Ở xã Dương Quỳ, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai, có một số Thái Trắng chịu ảnh hưởng đậm của văn hóa Tày Ở Sapa, Bắc Hà, nhiều nhóm Thái Trắng đã Tày hóa Người Thái Trắng đã có mặt dọc hữu ngạn sông Hồng và tỉnh Lai Châu, Điện Biên từ thế kỷ XIII và làm chủ Mường Lay (địa bàn chính là huyện Mường Chà ngày nay) thế kỷ XIV, một bộ phận di cư xuống Đà Bắc và Thanh Hóa thế kỷ XV Có thuyết cho rằng họ là con cháu người Bạch Y ở Trung Quốc.
Nhóm Thái Đỏ (Tai Daeng), gồm nhiều nhóm khác nhau cư trú chủ yếu ở một số huyện như Mộc Châu (Sơn La), Mai Châu (Hòa Bình) và các huyện miền núi như Bá Thước (Thanh Hóa) và Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Nghệ An, TươngDương (Nghệ An).
Một số nhóm có dân số ít hoặc chưa được phân định rõ ràng như Tày Mười (sống xen kẽ với nhóm Tày Thanh và Tày Mường ở Nghệ An)
Ngoài ra còn có chừng 20.000 người Thái gốc Việt Nam sinh sống tại nước ngoài, chủ yếu là Pháp và Hoa Kỳ.
Người Thái sử dụng các họ chủ yếu như: Bạc, Bế, Bua, Bun, Cà (Hà, Kha, Mào, Sa), Cầm, Chẩu, Chiêu, Đèo, Điều, Điêu, Hà, Hoàng, Khằm Leo, Lèo, Lềm (Lâm, Lịm), Lý, Lò (Lô, La,Lo), Lộc(Lục), Lự, Lường (Lương), Manh,
Mè, Nam, Nông, Ngần, Ngưu, Nho, Nhật, Panh, Pha, Phia, Phìa, Quàng (Hoàng, Vàng), Quảng, Sầm (Cầm Bá, Phạm Bá), Tạ, Tày, Tao (Đào), Tạo, Tòng (Toòng), Lang (Vi), Vì (Vi), Xa (Sa), Xin.
Người Thái nói các thứ tiếng thuộc nhóm ngôn ngữ gốc Thái của ngữ hệ Thái-Kadai Trong nhóm này có tiếng Thái của người Thái (Thái Lan), tiếng Lào của người Lào, tiếng Shan ở Myanmar và tiếng Choang ở miền nam Trung Quốc Tại Việt Nam, 8 sắc tộc ít người gồm Bố Y, Giáy, Lào, Lự, Nùng, Sán Chay, Tày, Thái được xếp vào nhóm ngôn ngữ Thái.
Người Thái có nhiều kinh nghiệm đắp phai, đào mương, dựng con, bắc máng lấy nước làm ruộng Lúa nước là nguồn lương thực chính, đặc biệt là lúa nếp Người Thái cũng làm nương để trồng lúa, hoa màu và nhiều thứ cây khác Từng gia đình chăn nuôi gia súc, gia cầm, đan lát, dệt vải, một số nơi làm đồ gốm Sản phẩm nổi tiếng của người Thái là vải thổ cẩm, với những hoa văn độc đáo, màu sắc rực rỡ, bền đẹp
2.1.2 Văn hoá dân tộc Thái Nghệ An
Thực trạng quản lý nhà nước về văn hóa dân tộc Thái tại Nghệ An
2.2.1 Xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách pháp luật đối với việc phát triển văn hóa dân tộc Thái
Một số chủ trương, chính sách nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá người Thái ở Nghệ An Nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số nói chung và dân tộc Thái nói riêng, chính quyền uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An và uỷ ban nhân dân các huyện đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, để định hướng hướng dẫn và tổ chức quản lí thực hiện công tác nói trên, cụ thể như sau:
- Kế hoạch thực hiện Chính sách hỗ trợ bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số ở tỉnh Nghệ An theo Quyết định số 84/2006/QĐ.UBND ngày
24 tháng 8 năm 2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An, năm 2018:
- Bảo tồn, kế thừa có chọn lọc và phát huy những tinh hoa văn hóa truyền thống, xây dựng và phát triển những giá trị mới về văn hóa, nghệ thuật của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
- Phát hiện và bồi dưỡng đội ngũ những người sáng tác văn học, nghệ thuật, các nghệ nhân là người dân tộc thiểu số.
- Tổ chức điều tra, sưu tầm, nghiên cứu, phổ biến các giá trị văn hóa,nghệ thuật; bảo tồn, phát huy nghề thủ công truyền thống các dân tộc thiểu số; đẩy mạnh xây dựng và phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa, thông tin; phát triển các hoạt động văn hóa, nghệ thuật lành mạnh.
- Xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa; mở rộng mạng lưới thông tin vùng dân tộc thiểu số, góp phần nâng cao dân trí, xóa bỏ tập tục lạc hậu, góp phần phát triển du lịch, xóa đói, giảm nghèo.
Với các hỗ trợ sưu tầm văn hóa vật thể các dân tộc thiểu số, sưu tầm, lưu giữ, bảo tồn, phát triển, giới thiệu, trưng bày: Chữ viết dân tộc Thái, Mông; các loại hình văn học, dân ca, dân nhạc của các dân tộc.
Tổ chức mở các lớp phổ biến chữ viết dân tộc Thái, Mông.
Hỗ trợ xây dựng và phát triển các câu lạc bộ dân ca, dân vũ các dân tộc thiểu số.
Tổ chức thực hiện: Giao phòng tuyên truyền và địa bàn, văn phòng Ban, các phòng chính sách dân tộc và Thanh tra Ban, phối hợp với các sở
;Giáo dục và đào tạo, Văn hóa Thể thao, Tài chính.
- Thực hiện Kế hoạch số 150/KH-UBDT ngày 28/02/2019 của Ủy ban Dân tộc về tuyên truyền Công tác dân tộc và thực hiện Chính sách dân tộc năm 2019, Ban Dân tộc xây dựng kế hoạch tuyên truyền công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh.
- Thực hiện Quyết định 1163/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ về phê duyệt Đề án “ Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục và pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017- 2021” trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
- Chương trình số 03 - CT1/TU của tỉnh uỷ tỉnh Nghệ An về xây dựng, phát triển đời sống văn hoá miền núi và vùng đồng bào các dân tộc thiểu số Nghệ An, trong đó có đồng bào Thái.
- Kế hoạch số 175/KH HD-VH của Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An để hướng dẫn triển khai chỉ thị số 39/CT-TTG của thủ tướng chính phủ về đẩy mạnh công tác văn hoá thông tin miền núi và vùng đồng bào các dân tộc thiểu số ở Nghệ An Người Thái ở Nghệ An là một trong những đối tượng của kế hoạch đó.
- Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An tiến hành triển khai nghiên cứu đề tài cấp tỉnh như “ Nghiên cứu các giải pháp và xây dựng mô hình văn hoá của đồng bào các dân tộc thiểu số Nghệ An ”
- Uỷ ban nhân dân tỉnh Nghệ An đã tổ chức các cuộc hội thảo thẻ nghiệm giáo dục nhằm duy trì và phát triển tiếng nói và chữ viết cho tộc người Thái.
Vấn đề bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống trong bản sắc văn hoá của các dân tộc thiểu số ở Nghệ An trong đó có đồng bào dân tộc Thái đã và đang nhận được nhiều sự quan tâm, chỉ đạo và đầu tư của lãnh đạo, uỷ ban nhân dân tỉnh, uỷ ban nhân dân huyện cùng các cơ quan chức năng Đó vừa là những cơ sở pháp lý đồng thời cũng là những định hướng và bước đi cụ thể để công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá của các dân tộc thiểu số nói chung và dân tộc Thái ở Nghệ An nói riêng đạt được đúng chất bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống.
2.2.2 Huy động các nguồn lực trong việc bảo tồn phát triển văn hóa dân tộc Thái
Sở phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành trong việc tuyên truyền, vận động, huy động các nguồn lực từ nhân dân về quản lý, bảo tồn và phát huy tốt giá trị của các di tích trên địa bàn.
Việc tuyên truyền, huy động, sử dụng các nguồn lực xã hội hóa được tiến hành dân chủ, công khai, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân, các tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ, tu bổ, tôn tạo di tích văn hóa.
Các di tích văn hóa được tu bổ, tôn tạo, chống xuống cấp bằng nguồn xã hội hóa luôn thực hiện theo đúng quy định của pháp luật; bảo quản, giữ gìn tối đa được yếu tố gốc; nâng cao tính bền vững, sự tồn tại lâu dài của di tích.
QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VĂN HÓA DÂN TỘC THÁI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Quan điểm, mục tiêu quản lý nhà nước về văn hoá dân tộc Thái trên địa bàn tỉnh Nghệ An
3.1.1 Quan điểm chung về quản lý nhà nước đối với văn hoá dân tộc thiểu số
Theo quan điểm trong NQ số 33/NQ-TW, văn hóa là nền tảng của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững của đất nước văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội.
Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học
Phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người và xây dựng con người để phát triển Trong xây dựng văn hóa, trọng tâm là chăm lo xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp, với các đặc tính cơ bản: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo.
Xây dựng đồng bộ môi trường văn hóa, trong đó chú trọng vai trò của gia đình, cộng đồng Phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa; cần chú ý đầy đủ đến yếu tố văn hóa và con người trong phát triển kinh tế.
Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân là chủ thể sáng tạo, đội ngũ tri thức giữ vai trò quan trọng.
Bên cạnh đó, hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật khác cũng được xây dựng và hoàn thiện, góp phần tạo cơ sở pháp lý cho công tác quản lý văn hóa.
Qua đó, đã tạo điều kiện cho sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế trong kinh doanh và hoạt động văn hóa, khuyến khích sự mở cửa, giải phóng các nguồn lực, huy động được sự tham gia của toàn xã hội chung tay xây dựng và phát triển văn hóa Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước trên lĩnh vực văn hóa ngày càng được kiện toàn và củng cố Công tác “chuẩn hóa” cán bộ bước đầu phát huy tác dụng; đội ngũ cán bộ quản lý ngành văn hóa được đảm bảo về phẩm chất chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, ngoại ngữ, tin học,… Các thiết chế văn hóa từ Trung ương tới địa phương từng bước được hoàn chỉnh, nâng cao chất lượng hoạt động Nhiều trung tâm văn hoá - thông tin
- thể thao, nhà hát, câu lạc bộ, rạp chiếu phim, khu di tích lịch sử - văn hoá, bảo tàng, thư viện, nhà triển lãm, cửa hàng sách, báo, khu vui chơi giải trí,… có những đổi mới về phương thức hoạt động, cơ sở vật chất được cải thiện Một số công trình có quy mô lớn, kiến trúc đẹp, chất lượng phục vụ tốt đã đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao và đa dạng của người dân.
Việc kiểm tra, giám sát các hoạt động văn hóa được thực hiện thường xuyên, liên tục, bảo đảm sự vận hành của các hoạt động văn hóa Nhiều vụ việc gây bức xúc trong dư luận đã được thanh tra, kiểm tra, xử lý kịp thời Nhờ hoạt động thanh tra, kiểm tra ngày càng đi vào quy củ, công tác quản lý văn hóa đã có những chuyển biến tốt Cơ chế quản lý văn hóa đã bám sát thực tiễn đời sống văn hóa đất nước, đáp ứng nhu cầu của người dân, khuyến khích được sức sáng tạo văn hóa, nghệ thuật của các chủ thể văn hóa, tạo điều kiện gia tăng và đa dạng hóa các sinh hoạt văn hóa và loại hình giải trí Chính sách xã hội hóa trong văn hóa đã khuyến khích được nhiều nguồn lực tham gia xây dựng và phát triển văn hóa đất nước, v.v.
Hoạt động quản lý văn hóa thời gian qua đã góp phần đảm bảo định hướng lớn của Đảng trong việc “xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,đậm đà bản sắc dân tộc” Các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp được bảo tồn và phát huy, bản sắc văn hóa dân tộc không bị mai một, hòa tan trong quá trình hội nhập và toàn cầu hóa Nhiều giá trị văn hóa mới, tiến bộ đã được xác lập, củng cố trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những cái hay, cái đẹp của văn hóa nhân loại.
Hoạt động quản lý văn hóa cũng làm cho văn hóa trở thành một tác nhân kích thích sự phát triển kinh tế - xã hội của nhiều địa phương Có thể nói, công tác quản lý nhà nước về văn hóa đã góp phần hiện thực hóa quan điểm của Đảng “Văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội” Từ một lĩnh vực bị xem là chủ yếu mang chức năng giáo dục, tuyên truyền, văn hóa đã dần trở thành một lĩnh vực có giá trị kinh tế, mang lại lợi nhuận, góp phần nâng cao đời sống người dân, ổn định an ninh xã hội Chủ trương sáp nhập lĩnh vực văn hóa với thể thao và đặc biệt là với du lịch là đúng đắn, thể hiện tầm nhìn vĩ mô về văn hóa trong tiến trình phát triển bền vững đất nước.
3.1.2 Quan điểm về quản lý nhà nước về văn hoá dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Tại Nghệ An, quan điểm về quản lý văn hoá dân tộc cũng là một yếu tố quan trọng góp phần định hướng cho sự phát triển văn hoá theo một con đường thống nhất dựa trên quan điểm chung của Đảng và nhà nước.
Thứ nhất, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.
Quan điểm này xác định vai trò đặc biệt quan trọng của văn hóa trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay Mục tiêu của sự nghiệp đổi mới là phấn đấu vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, trong đó phải giải quyết hài hoà giữa sự phát triển kinh tế và văn hóa, đảm bảo cho đất nước phát triển bền vững và lâu dài Vì vậy, bộ máy quản lý nhà nước nhấn mạnh tới vai trò của việc xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Nền văn hóa này vừa phải là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội Mọi hoạt động kinh tế phải đặt con người ở vị trí trung tâm của sự phát triển, vừa phải chú ý đến hiệu quả kinh tế, vừa phải chú ý đến hiệu quả xã hội và văn hóa Đồng thời, phải chú trọng khai thác văn hóa như một nguồn lực đặc biệt để phát triển kinh tế - xã hội, nhất là phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, dịch vụ văn hóa và du lịch văn hóa… Như vậy, văn hóa không phải là kết quả thụ động của nền kinh tế mà là nguyên nhân, động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế
Thứ hai, nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Quan điểm này xác định phương hướng và đặc trưng của nền văn hóa Việt Nam mà chúng ta tập trung xây dựng trong thời kỳ đổi mới hiện nay Trình độ tiên tiến của nền văn hóa phải thống nhất với bản sắc văn hóa dân tộc và khẳng định tầm vóc, vị thế của văn hóa dân tộc trong giao lưu và hợp tác quốc tế.
Thứ ba, nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Quan điểm này nhấn mạnh đến tư tưởng nhất quán của Đảng và Nhà nước ta về đảm bảo tính thống nhất và tính đa dạng của nền văn hóa Việt Nam hiện đại Tính thống nhất của nền văn hóa Việt Nam thể hiện ở sự thống nhất về truyền thống yêu nước và tinh thần đại đoàn kết của các dân tộc anh em trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; thống nhất ở việc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước đối với việc xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa; thống nhất ở ý chí và nguyện vọng chung của cộng đồng các dân tộc trong sự nghiệp đổi mới hiện nay Tính thống nhất là điều kiện để đảm bảo sự phát triển đa dạng của văn hóa các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam Hiện nay, trên đất nước ta có 54 dân tộc với các đặc trưng văn hóa khác nhau Các giá trị và các đặc trưng văn hóa đó bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển, làm phong phú cho nền văn hóa Việt Nam và củng cố sự thống nhất quốc gia.
Một số giải pháp quản lý nhà nước về văn hóa dân tộc Thái trên địa bàn tỉnh Nghệ An
3.3.1 Hoàn thiện chính sách, pháp luật về văn hóa
Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, vấn đề định hướng và hoàn thiện các chính sách, pháp luật về văn hóa là một trong những nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của Đảng bộ, chính quyền và toàn bộ nhân dân tỉnh Nghệ An nói chung, nhằm tạo điều kiện, tiền đề cho văn hóa phát triển. Để đẩy nhanh việc củng cố, hoàn thiện thể chế, chính sách quản lý văn hóa, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần kịp thời triển khai, cụ thể hóa nội dung Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 (khóa XI), làm cơ sở để xây dựng và ban hành những chính sách mới về văn hóa; tích cực hoàn chỉnh hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về văn hóa, quyền tác giả và các quyền liên quan phù hợp với chuẩn mực quốc tế và thực tiễn Việt Nam Đồng thời, đẩy mạnh điều chỉnh hệ thống chính sách phù hợp với tính đặc thù của văn hóa, nghệ thuật; bổ sung các chính sách “kinh tế trong văn hóa” và “văn hóa trong kinh tế”, tạo môi trường pháp lý thuận lợi để phát triển công nghiệp văn hóa đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường văn hóa Nhà nước cần tiếp tục hoàn chỉnh các chính sách về xã hội hóa văn hóa; xây dựng các chính sách văn hóa đặc thù đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
Chính sách về văn hóa có ý nghĩa rất to lớn, giúp định hướng, hỗ trợ, khuyến khích phát triển văn hóa trong nền kinh tế thị trường Chính sách về văn hóa là sự thể chế hóa các quan điểm, đường lối phát triển văn hóa, nhằm tác động lên các nhóm cộng đồng chính trị và cộng đồng dân cư để giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình phát triển văn hóa Các chính sách văn hóa đòi hỏi phải đáp ứng được mối quan tâm của cả các nhóm cộng đồng dân cư, phân định rõ các mục tiêu và điều chỉnh các hướng ưu tiên Chính sách văn hóa cần tới sự tăng cường hợp tác với các cơ quan công quyền ở mọi cấp, đặc biệt là với các cơ quan địa phương Các tổ chức tư nhân và xã hội để vạch kế hoạch hành động thực hiện các chương trình, dự án văn hóa, tạo điều kiện để đáp ứng nhu cầu văn hóa của đông đảo quần chúng nhân dân Mục tiêu của chính sách văn hóa nhằm thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng về phát triển văn hóa, phát triển nền văn hóa dân tộc, hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc Tiếp tục đổi mới cơ chế và nâng cao hiệu quả quản lý, đẩy mạnh xã hội hóa các lĩnh vực văn hóa, thông tin, hình thành thị trường văn hóa lành mạnh.
Một số nội dung chủ yếu trong chiến lược chính sách phát triển văn hóa đến năm 2020:
- Xây dựng con người toàn diện, có đủ phẩm chất về tư tưởng, đạo đức, lối sống và nhân cách văn hóa đáp ứng yêu cầu thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
- Xây dựng đời sống văn hóa và môi trường văn hóa: là một nhiệm vụ quan trọng, có quan hệ khăng khít với việc xây dựng con người phát triển toàn diện.
- Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc Bảo tồn và phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số:
- Phát triển sự nghiệp văn học, nghệ thuật :
- Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo, tín ngưỡng Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật.
- Tăng cường công tác thông tin đại chúng Tăng cường và nâng cao chất lượng hoạt động của các hoạt động thông tin đối ngoại.
Theo Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, đưa ra định hướng xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về lĩnh vực văn hóa - xã hội như sau:
- Thể chế hoá chủ trương xã hội hoá trong các lĩnh vực văn hoá - xã hội (giáo dục - đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, y tế, văn hoá, nghệ thuật, thể thao ); đồng thời bảo đảm sự quản lý, điều tiết và đầu tư thích đáng của Nhà nước phù hợp với mục tiêu trong từng lĩnh vực; có chính sách hỗ trợ cần thiết đối với người nghèo và các đối tượng khó khăn.
- Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về dân tộc, tôn giáo theo hướng tăng cường đoàn kết đồng bào các dân tộc, tôn giáo trên cơ sở đại đoàn kết toàn dân tộc Thể chế hoá toàn diện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tương trợ, cùng phát triển của cộng đồng các dân tộc, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá và truyền thống tốt đẹp của mỗi dân tộc; bảo đảm quyền của công dân về tự do tín ngưỡng, phát huy những mặt tốt đẹp về văn hoá, đạo đức của tôn giáo Nghiêm cấm lợi dụng các vấn đề dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo để kích động, gây chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, làm tổn hại an ninh quốc gia.
- Xây dựng và hoàn thiện pháp luật nhằm bảo tồn và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc theo quan điểm văn hoá là nền tảng tinh thần và là động lực của sự phát triển đất nước, hướng mọi hoạt động văn hoá vào việc xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện Tạo lập đồng bộ cơ sở pháp lý, bảo đảm tự do, dân chủ cho hoạt động sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hoá, văn học nghệ thuật; huy động sự tham gia nhiều hơn, hiệu quả hơn của xã hội vào việc bảo vệ, phát huy di sản văn hoá dân tộc; ngăn chặn việc lưu hành các sản phẩm văn hoá thông tin độc hại.
3.3.2 Tăng cường chất lượng bộ máy quản lý nhà nước
Theo Nghị định 79/2017/NĐ-CP ngày 17/07/2017 của Chính phủ thì
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về văn hóa, thể thao và du lịch trong cả nước Về công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực có các nhiệm vụ sau:
- Hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá theo thẩm quyền việc thực hiện các quy định của pháp luật trong đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch;
- Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, đề án, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nhân lực ngành văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch và cơ chế, chính sách đặc thù trong đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và đãi ngộ tài năng các lĩnh vực năng khiếu nghệ thuật, thể thao, phụ cấp ngành chuyên biệt đối với giảng viên, giáo viên, huấn luyện viên, học sinh, sinh viên các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện văn hóa nghệ thuật, thể dục, thể thao và du lịch và hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức thực hiện.
- Định hướng nội dung các hoạt động về văn hóa cho các tổ chức và công dân theo đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
- Xây dựng các chính sách nhằm bảo vệ và phát huy di sản văn hóa dân tộc, tiếp thu những tinh hoa văn hóa thế giới, khuyến khích những tài năng sáng tạo, phổ biến những giá trị văn hóa, nghệ thuật, khoa học, nâng cao trình độ thẩm mỹ và trình độ hưởng thụ văn hóa của nhân dân.
- Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng các tài năng văn hóa nghệ thuật, trực tiếp quản lý các trường đại học, cao đẳng và trung học về văn hóa nghệ thuật theo quy định của Chính phủ.
Hoàn thiện cơ chế quản lý đồng bộ, thống nhất từ Trung ương tới địa phương Với phương châm đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phi tập trung hóa trong quản lý văn hóa, Nhà nước cần tăng cường phân cấp cho địa phương để gia tăng trách nhiệm quản lý ở cấp cơ sở Đồng thời, xác định rõ những lĩnh vực cần can thiệp hoặc không can thiệp Theo đó, Nhà nước chỉ quản lý ở tầm vĩ mô, không lấn sân, làm thay công việc của người dân; đẩy mạnh quá trình chuyển đổi cơ chế tổ chức và hoạt động của các đơn vị sự nghiệp văn hóa, các hội nghề nghiệp trong lĩnh vực văn hóa theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật Đồng thời, thúc đẩy cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực văn hóa; tiến hành rà soát, sắp xếp lại các đơn vị sự nghiệp theo hướng tinh gọn, hiệu quả.
Bên cạnh đấy việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý văn hóa. Các cấp cần thực hiện tốt công tác “chuẩn hóa” cán bộ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ trong hàng ngũ lãnh đạo, quản lý, tham mưu cũng như công chức, viên chức ngành Văn hóa Thực hiện chính sách trọng dụng nhân tài, có chế độ đãi ngộ cán bộ phù hợp; nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý văn hóa. Động lực phát triển của văn hóa thể hiện tập trung ở nguồn nhân lực của đồng bào các dân tộc trong quá trình thực hiện CNH, HĐH Trong công tác bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của người Thái ở Nghệ An, việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ quản lý văn hóa và làm công tác chuyên môn, nhằm đáp ứng yêu cầu công tác hiện nay là một đòi hỏi cấp bách Do đó, phải quan tâm thích đáng đến đội ngũ những người làm công tác văn hóa và các tri thức người Thái, văn nghệ sĩ hoạt động trên lĩnh vực bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống và phải coi họ là vốn quý của công tác này Để có đội ngũ cán bộ làm văn hóa có chất lượng và chuyên môn cần phải tuyển chọn những người có trình độ chuyên môn, được đào tạo chính quy, có thời gian thử việc trước khi chính thức tuyển Có chính sách ưu đãi để thu hút nhân tài ở các nơi khác đến công tác tại các tỉnh Việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ phải toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm theo yêu cầu của công việc, theo điều kiện của từng dân tộc, từng địa phương, từng vùng; bố trí sử dụng cán bộ phải đúng người, đúng việc, có tính đến đặc thù địa bàn, dân tộc Cần đổi mới cách thức, quy trình thực hiện quy hoạch cán bộ là người dân tộc thiểu số, phải có chương trình đào tạo một cách quy củ và bồi dưỡng thường xuyên để có những hiểu biết đúng đắn, có năng lực thật sự trong công tác vận động ở xã, bản Có kế hoạch tạo nguồn cán bộ cho vùng dân tộc ít người và cán bộ cho vùng dân tộc thiểu số; Chú ý sử dụng học sinh tốt nghiệp các trường dân tộc nội trú trong tỉnh, dự bị đại học dân tộc; thực hiện tốt các tiêu chuẩn tuyển sinh cao đẳng, đại học hệ cử tuyển; mở các lớp đào tạo bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số cho cơ sở với các điều kiện ưu tiên cao…Cần có kế hoạch ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nghiên cứu văn hóa các dân tộc thiểu số cả về số lượng và chất lượng Nên có chế độ đãi ngộ thích hợp, coi đó là sự động viên để họ an tâm công tác, đóng góp sức lực vào công việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số ở Nghệ An, trong đó có dân tộc Thái Cán bộ văn hóa thông tin là những người làm các công việc trực tiếp liên quan tới văn hóa, thường xuyên đi xuống cơ sở Vì vậy cần có chế độ bồi dưỡng, đãi ngộ thích đáng để khuyến khích họ toàn tâm, toàn ý cho công việc Đặc biệt, hiện nay số lượng cán bộ văn hóa còn thiếu và yếu ở tất cả các cấp, các bộ phận (như tỉnh Nghệ