Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là miêu tả cấu trúc ngữ nghĩa của nhóm chỉ hành động nói năng Say, tell, talk, speak trong tiếng Anh và các đơn vị tương ứng trong tiếng Việt Qua đó, có thể tìm ra được quy tắc ngữ nghĩa, chỉ ra được sự giống nhau cũng như sự khác biệt của mỗi từ trong cùng một nhóm đồng nghĩa chỉ hành động nói năng; cách sử dụng các từ ngữ chỉ nói năng để làm phong phú thêm vốn từ vựng của mình cũng như khả năng sử dụng chúng trong những tình huống nói năng khác nhau trong thực tế
Luận văn nhằm nghiên cứu đặc điểm cấu trúc nghĩa (trục dọc) của 4 từ thuộc nhóm chỉ hành động nói năng trong tiếng Anh Dựa trên các định nghĩa trong từ điển, nhận biết được nghĩa gốc, hiện tượng chuyển nghĩa, tìm ra được mối liên hệ ngữ nghĩa giữa các nghĩa trong cùng một cấu trúc nghĩa của từ
Ngoài ra, luận văn còn nhằm mục đích phát hiện và mô tả các nghĩa của từng từ bằng cách phân tích các yếu tố kết hợp được với nó.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Xác lập một số cơ sở lí thuyết làm tiền đề cho công việc khảo sát, nghiên cứu
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
Tập hợp, thống kê tư liệu dựa vào tác phẩm “20 truyện ngắn song ngữ Anh
– Việt” do Nguyễn Thị Ái Nguyệt - Cát Tiên biên dịch, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2012, tìm các ngữ cảnh có sử dụng speak, tell, say, talk xuất hiện sau đó đối chiếu với bản dịch tiếng Việt để tìm ra được các đơn vị tương ứng chỉ hành động nói năng trong tiếng Việt
4 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những từ ngữ chỉ hành động nói năng thỏa mãn tiêu chí: A nói X với B
Phạm vi nghiên cứu: Miêu tả cấu trúc ngữ nghĩa của nhóm chỉ hành động nói năng Say, tell, talk, speak trong tiếng Anh và các đơn vị tương ứng trong tiếng Việt
Phạm vi tư liệu được khảo sát là Từ điển Anh - Anh: Oxford Advanced
Learner's Dictionary by Albert Sydney Hornby, Anthony Paul Cowie, J Windsor Lewis; Bản dịch: Tác phẩm “20 truyện ngắn chọn lọc Anh – Việt” do Nguyễn
Thị Ái Nguyệt - Cát Tiên biên dịch, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh,
Luận văn sử dụng tổng thể các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp miêu tả được sử dụng trong chương 2 của luận văn Ở đó, chúng tôi đã dùng phương pháp này để phân tích, chiết xuất cấu trúc ngữ nghĩa của từng từ chỉ hành động nói năng nói riêng cũng như của cả nhóm từ chỉ hành động nói năng trong tiếng Anh Say, speak, tell, talk thành những nghĩa tố để từ đó tìm ra được sự giống nhau và khác nhau của từng từ trong nhóm cũng như đặc trưng ngữ nghĩa của cả 4 từ
5.2 Phương pháp phân tích nghĩa tố
Phương pháp phân tích nghĩa tố cũng được dùng trong chương 2 để chỉ ra sự khác biệt cũng như giống nhau giữa các từ chỉ hành động nói năng trong cùng một nhóm thông qua việc đối chiếu từng cặp từ, tách các nghĩa tố trên cơ sở từ điển giải thích tiếng Anh Ngoài ra, phương pháp phân tích nghĩa tố còn được sử
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
11 dụng trong việc miêu tả 4 từ thuộc cùng một nhóm chỉ hành động nói năng trong tiếng Anh và xem xét trong mối quan hệ giữa các từ với nhau Từ đó chứng minh
4 từ thuộc nhóm chỉ hành động nói năng trong tiếng Anh Say, tell, talk, speak tạo thành một trường nghĩa Thủ pháp này giúp chúng tôi trình bày được một cách đầy đủ và hệ thống số lượng cũng như chất lượng các nghĩa tố trong kết cấu ngữ nghĩa của nhóm từ chỉ hành động nói năng trong tiếng Anh Say, tell, talk, speak và các đơn vị tương ứng trong tiếng Việt (thể hiện ở Bảng ma trận - Trang 53)
5.3 Phương pháp so sánh đối chiếu
Phương pháp này được sử dụng trong việc lựa chọn tiếng Anh là ngôn ngữ trung tâm chú ý còn tiếng Việt là phương tiện để nghiên cứu, thông qua đó phát hiện ra được những tương ứng có tính quy luật của hai ngôn ngữ, những điểm tương đồng và khác biệt trong thực tế sử dụng của 4 từ chỉ hành động nói năng trong tiếng Anh và các đơn vị tương ứng trong tiếng Việt (chương 3) dựa trên cơ sở nguồn tư liệu là tác phẩm dịch “20 truyện ngắn chọn lọc Anh – Việt” do Nguyễn
Thị Ái Nguyệt - Cát Tiên biên dịch, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh,
5.4 Thủ pháp thống kê ngôn ngữ học
Luận văn sử dụng thủ pháp thống kê ngôn ngữ học trong chương 3 dựa trên tư liệu là tác phẩm dịch “20 truyện ngắn chọn lọc Anh – Việt” do Nguyễn Thị Ái
Nguyệt - Cát Tiên biên dịch, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2012; trên cơ sở tư liệu này chúng tôi thống kê lại tất cả các ngữ cảnh có chứa 4 từ say, tell, talk, speak xuất hiện thỏa mãn ngữ cảnh A nói X với B
Chúng tôi đã thống kê được 91 ngữ cảnh có xuất hiện 4 từ Say, speak, tell, talk thỏa mãn mô hình A nói X với B Trong đó:
- Có xuất hiện từ speak 4,4% (4 phiếu)
- Có xuất hiện từ say 30,7% (28 phiếu)
- Có xuất hiện từ tell 58,24% (53 phiếu)
- Có xuất hiện từ talk 6,6% (6 phiếu) Như vậy, trong tổng số 91 phiếu ngữ cảnh thu thập được làm cơ sở tư liệu thì Tell là từ có tần số xuất hiện nhiều nhất: 53/91 phiếu chiếm 58,24%/100%; tiếp
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
12 đến là từ Say có tần số xuất hiện lớn thứ 2 với 28/91 phiếu tương đương 30,7%/100%; Talk có tần số xuất hiện là 6/91 phiếu tương đương với 6,6%/100% và thấp nhất là Speak với 4/91 phiếu tương đương với 4,4%/100%
Mặt khác, có một sự chênh lệch khá lớn giữa số phiếu ngữ cảnh thu thập được giữa 4 từ với nhau Từ Tell xuất hiện nhiều nhất với 53 phiếu, trong khi từ talk và speak chỉ có 6 và 4 phiếu ngữ cảnh Con số này cũng phần nào thể hiện được mức độ thông dụng cũng như thực tế sử dụng của 4 từ Ngoài ra, trong một từ cũng có sự chênh lệnh nhau về số lần xuất hiện của các phiếu Điều này nói lên trong cấu trúc ngữ nghĩa của 1 từ thì nghĩa nào/nghĩa tố nào là phổ biến và được sử dụng nhiều nhất và ngược lại Ví dụ như: Từ Say có tới 21 phiếu ngữ cảnh dịch là
“nói” nhưng chỉ có 1 phiếu ngữ cảnh mà say dịch là “chào”; 1 phiếu ngữ cảnh mà say dịch là “nói thầm”; 2 phiếu ngữ cảnh mà say dịch là “bảo”, 1 phiếu ngữ cảnh mà say dịch là “kể”, 1 phiếu ngữ cảnh mà say dịch là “chửi”; 1 phiếu ngữ cảnh mà say dịch là “thầm nói”; 1 phiếu ngữ cảnh mà say dịch là “cho biết” Điều này không phải là vô cớ mà đây chính là tần số xuất hiện của các nghĩa qua đó biểu hiện được đâu là nghĩa gốc và các nghĩa tố nào nhiều hay ít phổ biến hơn Ở đây, xét trong phạm vi giới hạn tác phẩm “20 truyện ngắn chọn lọc Anh – Việt”, qua thống kê chúng ta thấy được tần số xuất hiện của từ Say được dịch với ý nghĩa là
“nói” chiếm tới 21 lần trên tổng số 28 phiếu ngữ cảnh Như vậy có thể nói đây là nghĩa tố chủ yếu của từ Say
6 CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Cấu trúc của luận văn ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo gồm có 3 chương:
Chương I: Cơ sở lí thuyết chung về hành động nói năng
Trong chương này, luận văn trình bày những vấn đề lí thuyết cơ bản có liên quan đến phạm vi nghiên cứu của đề tài Đó là các vấn đề: Lí thuyết trường nghĩa, phương pháp phân tích nghĩa tố, phương pháp so sánh đối chiếu, thủ pháp thống kê ngôn ngữ học, phương pháp miêu tả Trong đó, phương pháp phân tích nghĩa tố là phương pháp rất quan trọng nhằm thiết lập những cơ sở, những căn cứ cho việc giải
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
13 thích các nghĩa tố khác nhau của từng từ ngữ một cách thống nhất, chính xác, hợp lí và khoa học
Chương 2: Cấu trúc ngữ nghĩa của nhóm từ chỉ hành động nói năng speak, say, tell, talk trong tiếng Anh
Trong chương này, chúng tôi sử dụng Từ điển giải thích Anh – Anh để làm cơ sở chiết xuất, tìm ra nghĩa tố của 4 từ Speak, tell, talk, say chỉ hành động nói năng trong tiếng Anh thỏa mãn mô hình (A nói X với B) Chúng tôi tập trung phân tích cấu trúc ngữ nghĩa của từng từ trong nhóm và phân tích cấu trúc ngữ nghĩa của cả nhóm Say, tell, talk, speak; trên cơ sở đó rút ra được những nghĩa tố giống nhau, chung cho 4 từ và những nét khác biệt về ngữ nghĩa của 4 từ trong nhóm chỉ hành động nói năng trong tiếng Anh cũng như tìm ra được cấu trúc ngữ nghĩa chung cho cả nhóm 4 từ chỉ hành động nói năng trong tiếng Anh
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp miêu tả
Phương pháp miêu tả được sử dụng trong chương 2 của luận văn Ở đó, chúng tôi đã dùng phương pháp này để phân tích, chiết xuất cấu trúc ngữ nghĩa của từng từ chỉ hành động nói năng nói riêng cũng như của cả nhóm từ chỉ hành động nói năng trong tiếng Anh Say, speak, tell, talk thành những nghĩa tố để từ đó tìm ra được sự giống nhau và khác nhau của từng từ trong nhóm cũng như đặc trưng ngữ nghĩa của cả 4 từ.
Phương pháp phân tích nghĩa tố
Phương pháp phân tích nghĩa tố cũng được dùng trong chương 2 để chỉ ra sự khác biệt cũng như giống nhau giữa các từ chỉ hành động nói năng trong cùng một nhóm thông qua việc đối chiếu từng cặp từ, tách các nghĩa tố trên cơ sở từ điển giải thích tiếng Anh Ngoài ra, phương pháp phân tích nghĩa tố còn được sử
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
11 dụng trong việc miêu tả 4 từ thuộc cùng một nhóm chỉ hành động nói năng trong tiếng Anh và xem xét trong mối quan hệ giữa các từ với nhau Từ đó chứng minh
4 từ thuộc nhóm chỉ hành động nói năng trong tiếng Anh Say, tell, talk, speak tạo thành một trường nghĩa Thủ pháp này giúp chúng tôi trình bày được một cách đầy đủ và hệ thống số lượng cũng như chất lượng các nghĩa tố trong kết cấu ngữ nghĩa của nhóm từ chỉ hành động nói năng trong tiếng Anh Say, tell, talk, speak và các đơn vị tương ứng trong tiếng Việt (thể hiện ở Bảng ma trận - Trang 53).
Phương pháp so sánh đối chiếu
Phương pháp này được sử dụng trong việc lựa chọn tiếng Anh là ngôn ngữ trung tâm chú ý còn tiếng Việt là phương tiện để nghiên cứu, thông qua đó phát hiện ra được những tương ứng có tính quy luật của hai ngôn ngữ, những điểm tương đồng và khác biệt trong thực tế sử dụng của 4 từ chỉ hành động nói năng trong tiếng Anh và các đơn vị tương ứng trong tiếng Việt (chương 3) dựa trên cơ sở nguồn tư liệu là tác phẩm dịch “20 truyện ngắn chọn lọc Anh – Việt” do Nguyễn
Thị Ái Nguyệt - Cát Tiên biên dịch, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh,
Thủ pháp thống kê ngôn ngữ học
Luận văn sử dụng thủ pháp thống kê ngôn ngữ học trong chương 3 dựa trên tư liệu là tác phẩm dịch “20 truyện ngắn chọn lọc Anh – Việt” do Nguyễn Thị Ái
Nguyệt - Cát Tiên biên dịch, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2012; trên cơ sở tư liệu này chúng tôi thống kê lại tất cả các ngữ cảnh có chứa 4 từ say, tell, talk, speak xuất hiện thỏa mãn ngữ cảnh A nói X với B
Chúng tôi đã thống kê được 91 ngữ cảnh có xuất hiện 4 từ Say, speak, tell, talk thỏa mãn mô hình A nói X với B Trong đó:
- Có xuất hiện từ speak 4,4% (4 phiếu)
- Có xuất hiện từ say 30,7% (28 phiếu)
- Có xuất hiện từ tell 58,24% (53 phiếu)
- Có xuất hiện từ talk 6,6% (6 phiếu) Như vậy, trong tổng số 91 phiếu ngữ cảnh thu thập được làm cơ sở tư liệu thì Tell là từ có tần số xuất hiện nhiều nhất: 53/91 phiếu chiếm 58,24%/100%; tiếp
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
12 đến là từ Say có tần số xuất hiện lớn thứ 2 với 28/91 phiếu tương đương 30,7%/100%; Talk có tần số xuất hiện là 6/91 phiếu tương đương với 6,6%/100% và thấp nhất là Speak với 4/91 phiếu tương đương với 4,4%/100%
Mặt khác, có một sự chênh lệch khá lớn giữa số phiếu ngữ cảnh thu thập được giữa 4 từ với nhau Từ Tell xuất hiện nhiều nhất với 53 phiếu, trong khi từ talk và speak chỉ có 6 và 4 phiếu ngữ cảnh Con số này cũng phần nào thể hiện được mức độ thông dụng cũng như thực tế sử dụng của 4 từ Ngoài ra, trong một từ cũng có sự chênh lệnh nhau về số lần xuất hiện của các phiếu Điều này nói lên trong cấu trúc ngữ nghĩa của 1 từ thì nghĩa nào/nghĩa tố nào là phổ biến và được sử dụng nhiều nhất và ngược lại Ví dụ như: Từ Say có tới 21 phiếu ngữ cảnh dịch là
“nói” nhưng chỉ có 1 phiếu ngữ cảnh mà say dịch là “chào”; 1 phiếu ngữ cảnh mà say dịch là “nói thầm”; 2 phiếu ngữ cảnh mà say dịch là “bảo”, 1 phiếu ngữ cảnh mà say dịch là “kể”, 1 phiếu ngữ cảnh mà say dịch là “chửi”; 1 phiếu ngữ cảnh mà say dịch là “thầm nói”; 1 phiếu ngữ cảnh mà say dịch là “cho biết” Điều này không phải là vô cớ mà đây chính là tần số xuất hiện của các nghĩa qua đó biểu hiện được đâu là nghĩa gốc và các nghĩa tố nào nhiều hay ít phổ biến hơn Ở đây, xét trong phạm vi giới hạn tác phẩm “20 truyện ngắn chọn lọc Anh – Việt”, qua thống kê chúng ta thấy được tần số xuất hiện của từ Say được dịch với ý nghĩa là
“nói” chiếm tới 21 lần trên tổng số 28 phiếu ngữ cảnh Như vậy có thể nói đây là nghĩa tố chủ yếu của từ Say
6 CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Cấu trúc của luận văn ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo gồm có 3 chương:
Chương I: Cơ sở lí thuyết chung về hành động nói năng
Trong chương này, luận văn trình bày những vấn đề lí thuyết cơ bản có liên quan đến phạm vi nghiên cứu của đề tài Đó là các vấn đề: Lí thuyết trường nghĩa, phương pháp phân tích nghĩa tố, phương pháp so sánh đối chiếu, thủ pháp thống kê ngôn ngữ học, phương pháp miêu tả Trong đó, phương pháp phân tích nghĩa tố là phương pháp rất quan trọng nhằm thiết lập những cơ sở, những căn cứ cho việc giải
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
13 thích các nghĩa tố khác nhau của từng từ ngữ một cách thống nhất, chính xác, hợp lí và khoa học
Chương 2: Cấu trúc ngữ nghĩa của nhóm từ chỉ hành động nói năng speak, say, tell, talk trong tiếng Anh
Trong chương này, chúng tôi sử dụng Từ điển giải thích Anh – Anh để làm cơ sở chiết xuất, tìm ra nghĩa tố của 4 từ Speak, tell, talk, say chỉ hành động nói năng trong tiếng Anh thỏa mãn mô hình (A nói X với B) Chúng tôi tập trung phân tích cấu trúc ngữ nghĩa của từng từ trong nhóm và phân tích cấu trúc ngữ nghĩa của cả nhóm Say, tell, talk, speak; trên cơ sở đó rút ra được những nghĩa tố giống nhau, chung cho 4 từ và những nét khác biệt về ngữ nghĩa của 4 từ trong nhóm chỉ hành động nói năng trong tiếng Anh cũng như tìm ra được cấu trúc ngữ nghĩa chung cho cả nhóm 4 từ chỉ hành động nói năng trong tiếng Anh
Chương 3: Các đơn vị từ vựng trong tiếng Việt tương ứng với Say, Tell, Speak, Talk trong tiếng Anh Ở chương này, chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu và thủ pháp thống kê để phân tích, tìm hiểu trong các ngữ cảnh tại sao say, tell, talk, speak lại được giống nhau và dịch khác nhau ở các ngữ cảnh khác Từ đó, rút ra được những đặc trưng ngữ nghĩa của các đơn vị chỉ hành động nói năng trong tiếng Việt tương ứng với 4 từ say, tell, talk, speak thuộc nhóm từ chỉ hành động nói năng trong tiếng Anh
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
PHẦN NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT CHUNG VỀ HÀNH ĐỘNG NÓI NĂNG
1.1 Tổng quan các tài liệu nghiên cứu về hành động nói năng Hành động nói năng là một đề tài đã và đang thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học Việt Nam và nước ngoài Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về hành động nói năng, tuy nhiên các nghiên cứu nhìn chung mới đề cập đến những vấn đề sau:
Ban đầu, động từ nói năng không được xem xét như là một đối tượng riêng biệt, do vậy đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa của nó chưa thực sự được làm sáng tỏ
Khi động từ nói năng được xem xét trong một quá trình biệt loại là quá trình nói năng (verbal process); đã có nhiều kiến giải rất quan trọng về nhóm vị từ này, đặc biệt là những quan điểm liên quan đến lời dẫn ở dạng trực tiếp (quoted speech) và gián tiếp (reported speech)
Vị từ nói năng được nhìn nhận ở góc độ “nói tức là hành động”, nghĩa là nó được khảo sát với tư cách một vị từ ngôn hành
Các công trình thực sự đi sâu chuyên nghiên cứu về động từ nói năng chưa nhiều
Chưa có công trình nào nghiên cứu về kết cấu ngữ nghĩa của nhóm các từ chỉ hành động nói năng speak, say, tell, talk trong tiếng Anh và các đơn vị tương ứng trong tiếng Việt
Vị từ nói năng được nghiên cứu khá kĩ lưỡng nhưng dưới góc độ dụng học, đặc biệt là lí thuyết hành động ngôn từ
Vị từ nói năng còn được nghiên cứu dưới góc độ nghĩa học, nghĩa là, vị từ nói năng có 2 diễn tố là Tác thể (người nói) và tác tạo thể (điều được nói)
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
Tổng quan các tài liệu nghiên cứu về hành động nói năng
Mới đây nhất là công trình nghiên cứu của Nguyễn Vân Phổ về động từ nói năng, ông tập trung làm sáng tỏ những quan hệ ngữ nghĩa và ngữ pháp giữa vị từ nói năng và các tham tố có thể có xung quanh nó
Vị từ chỉ hành động nói năng tiếng Anh khá phong phú về số lượng và cũng thu hút được đông đảo sự quan tâm nghiên cứu của các nhà ngữ học cũng như các nhà triết học
“Wierzbicka bàn nhiều về vị từ nói năng, tuy nhiên các phân tích của tác giả thiên về khía cạnh ngữ nghĩa từ vựng hơn là ngữ nghĩa cú pháp Trong chuyên khảo “English speech act verbs, a semantic dictionary” (1987), bà đã tập hợp 234 từ liên quan đến hoạt động nói năng thành 37 nhóm và đi vào miêu tả ngữ nghĩa của chúng Tuy nhiên, mục tiêu của tác giả là một từ điển ngữ nghĩa nên sự phân biệt hết sức tinh tế mà tác giả miêu tả được (chủ yếu) vẫn là sự phân biệt nghĩa từ vựng Hơn nữa, trong khi đề cập nghĩa của từng từ, tác giả không miêu tả cấu trúc nghĩa theo các tham tố và các dấu hiệu có liên quan mà sử dụng một thứ siêu ngôn ngữ (tác giả dùng khoảng hơn 150 từ chọn lọc để miêu tả toàn bộ đối tượng)
(Wierzbicka 1987, Dẫn theo Nguyễn Vân Phổ, Ngữ pháp, ngữ nghĩa vị từ nói năng tiếng Việt, Nxb ĐH Quốc Gia TP.HCM, 2011)
Givón (1984, 1990) đã phác họa một số đặc trưng ngữ pháp và ngữ nghĩa của vị từ nói năng khi bàn về cấu trúc vị ngữ và các vai-cách của câu đơn (simple sentences: predications and case-roles) Theo đó, vị từ nói năng được nhắc đến trong các mục như vị từ với đối tượng có hướng (abstract directional object), vị từ với đối tượng tặng thể-lợi thể gián tiếp (dative-benefactive directional object), vị từ nhận thức và phát ngôn (cognition and utterance verbs), vị từ cầu khiến (manipulative verbs), vị từ thông tin (information verbs) Sở dĩ vị từ nói năng được trình bày ở nhiều mục rời rạc như vậy là vì tác giả không xem xét nhóm vị từ này như một đối tượng riêng biệt mà chỉ khảo sát các biểu hiện của nó trong tương quan với các vị từ khác Tuy nhiên, nhìn chung quan điểm của tác giả vẫn có sức thuyết phục; đặc biệt là quan điểm cho rằng một vị từ có thể thuộc về “nhiều hơn một lớp”, vì các lớp từ phân biệt với nhau không chỉ về cú pháp mà còn phân biệt
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
16 về ngữ nghĩa Tư cách đôi (double membership), và thậm chí ba (triple membership) này là một hiện tượng có thể thấy ở nhiều ngôn ngữ trên thế giới (cross-linguistically) (Givón 1984, 64, Dẫn theo Nguyễn Vân Phổ, Ngữ pháp, ngữ nghĩa vị từ nói năng tiếng Việt, Nxb ĐH Quốc Gia TP.HCM, 2011)
Các tác giả như Postal Paul, Petruck Miriam (1996), Baker Colin (1998), và đặc biệt là Filmore (1971, 2001) và Halliday (1994) bàn nhiều đến cấu trúc tham tố của vị từ nói năng, tuy không tác giả nào nghiên cứu nó với tư cách một đối tượng của một chuyên khảo Riêng Halliday đã xem xét vị từ nói năng trong một quá trình biệt loại là quá trình nói năng (verbal process); do vậy ông đã đưa ra nhiều kiến giải rất quan trọng về nhóm vị từ này, đặc biệt là những quan điểm liên quan đến lời dẫn ở dạng trực tiếp (quoted speech) và gián tiếp (reported speech) (Dẫn theo
Nguyễn Vân Phổ, Ngữ pháp, ngữ nghĩa vị từ nói năng tiếng Việt, Nxb ĐH Quốc Gia TP.HCM, 2011)
Từ những năm 1960 trở đi, đặc biệt từ sau công trình “How to do things with words” của Austin (1962), vị từ nói năng được nhìn nhận ở góc độ “nói tức là hành động”, nghĩa là nó được khảo sát với tư cách một vị từ ngôn hành (performative verb) Hàng loạt nhà nghiên cứu như Searl (1960, 1976), Grice (1975, 1978), Yule
(1996), Wilson Deirde và Sperber Dan (2000, 2002),… nghiên cứu các hành động ngôn từ trong mối liên quan với quá trình nói năng nói chung và vị từ nói năng nói riêng
Các tác giả như David Donal (1968), Zwicky A.M (1971), Leech G và Short M (1981), David Bzaril (1995), Toolan Michael (2001),… lại bàn nhiều về vai trò của người đưa ra phát ngôn, về lời dẫn trực tiếp và gián tiếp, về quy chiếu trong lời dẫn với nhiều quan điểm khác nhau, đôi khi những quan điểm đó là những biện giải có tính triết học và logic học nhiều hơn là ngôn ngữ học
Ngoài ra, trong các công trình nghiên cứu cấu trúc ngữ pháp hay ngữ nghĩa của nhiêu tác giả khác, chẳng hạn như Anderson J.M (1971, 1977), Cook W.A
(1979), Robyn Carston (1997),… đều có ít nhiều để cập đến vị từ nói năng nhưng không xem xét nó như là một đối tượng riêng biệt, do vậy đặc điểm ngữ pháp và
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
17 ngữ nghĩa của nó chưa thực sự được làm sáng tỏ.” (Dẫn theo Nguyễn Vân Phổ,
Ngữ pháp, ngữ nghĩa vị từ nói năng tiếng Việt, Nxb ĐH Quốc Gia TP.HCM, 2011)
Vị từ nói năng hầu hết được đề cập đến trong các công trình nghiên cứu ngữ pháp Trong công trình nghiên cứu mới nhất của Nguyễn Vân Phổ, căn cứ vào hướng tiếp cận của các tác giả từ trước đến nay, có thể chia các công trình nghiên cứu có đề cập đến vị từ nói năng thành 3 nhóm (Dẫn theo Nguyễn Vân Phổ, Ngữ pháp, ngữ nghĩa vị từ nói năng tiếng Việt, Nxb ĐH Quốc Gia TP.HCM, 2011):
―Các tác giả: Trương Văn Chình, Nguyễn Hiến Lê (1963); Nguyễn Kim Thản (1977, 1997); Hoàng Trọng Phiến (1980), Hồ Lê (1992);… Trong công trình của mình khi bàn về ngữ pháp tiếng Việt nói chung hoặc động từ tiếng Việt nói riêng, các tác giả này thường coi vị từ nói năng là nhóm vị từ có bổ ngữ là một cấu trúc chủ-vị (“cụm từ tường thuật”), có thể có hoặc không có kết từ là/rằng dẫn nhập, bỏ ngữ đó có thể là danh từ/danh ngữ, nhưng khả năng này không phải là tiêu biểu Như vậy, vị từ nói năng được xem xét rất sơ lược về mặt cấu trúc mà chưa phân tích nhiều về mặt ngữ nghĩa Chính vì vậy, các vị từ nói năng thường được xếp vào cùng nhóm với các vị từ cảm nghĩ
Các tác giả: Phạm Thị Hòa (2000); Đỗ Hữu Châu (2001, 2003);… Các tác giả này xem xét vị từ nói năng khá kĩ lưỡng nhưng dưới góc độ dụng học, đặc biệt là lí thuyết hành động ngôn từ Chính từ góc nhìn này, Đỗ Hữu Châu đã thấy cần phải khảo sát vị từ nói năng trong quá trình nói năng, và đó cũng là cơ sỏ để tác giả đi từ vị từ nói năng đến các “biểu thức ngữ vi” của nó Đỗ Hữu Châu là người đầu tiên cho rằng cần biệt lập vị từ nói năng với các nhóm vị từ khác để có thể nghiên cứu thấu đáo hơn Tuy nhiên, trong công trình của ông (Đỗ Hữu Châu 2001), vấn đề cấu trúc tham tố của vị từ vẫn chưa được đề cập
Cao Xuân Hạo (1991), Nguyễn Thị Quy (1995), Hoàng Văn Tân (2002), Tô Minh Thanh (2005,)… Các tác giả này nghiên cứu vị từ nói năng dưới góc độ nghĩa học Nghĩa là, vị từ nói năng có 2 diễn tố đó là Tác thể (người nói) và tác tạo thể (điều được nói) Diễn tố thứ hai này có thể là một danh ngữ với trung tâm là một
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
Khái niệm hành động nói năng
danh từ “chuyên dụng” như chuyện, điều Nhìn chung, những phác họa về vị từ nói năng ở các công trình của các tác giả trên là chính xác những chưa đủ chi tiết để vạch ra được những đặc trưng ngữ nghĩa và ngữ pháp của các tham tố (/cách, vai nghĩa) khác nhau tham gia vào khung vị ngữ của vị từ.”
Cũng trong công trình mới nhất về động từ nói năng của Nguyễn Vân Phổ, ông quan niệm rằng: Vị từ nói năng là một khái niệm khá rộng (và mơ hồ) bao gồm hàng trăm từ (Nguyễn Vân Phổ thống kê được hơn 500 đơn vị từ vựng liên quan đến quá trình nói năng), có thể tập hợp thành nhiều tiểu nhóm khác nhau, trong đó ông xem “nói” là vị từ tiêu biểu Công trình nghiên cứu của ông tập trung làm sáng tỏ những quan hệ ngữ nghĩa và ngữ pháp giữa vị từ nói năng và các tham tố có thể có xung quanh nó Theo Nguyễn Vân Phổ, vị từ nói năng là toàn bộ các vị từ có liên quan đến quá trình/hoạt động nói năng của chủ thể người, được thực hiện thông qua phương tiện vật chất là lời nói hoặc ngôn ngữ nói chung (tức là kể cả dạng thức chữ viết) Vị từ nói năng gồm các tiểu loại sau:
- Vị từ cầu khiến: Là nhóm vị từ nói năng có thể tham gia vào kết cấu cầu khiến như: bảo, dăn, sai, nhờ, ra lệnh, đề nghị, yêu cầu,…
- Vị từ nói năng-tác động: dạy, dạy bảo, sai bảo, khen, tán tỉnh,…
- Vị từ thông tin: nói, bảo, thông báo, kể, báo cáo, thầm thì, tuyên bố,…
- Vị từ phát ngôn: lên tiếng, to tiếng, bập bẹ, lí nhí,…
- Vị từ ngôn hành: nói, chào, chúc mừng, hứa, hỏi, bảo, xin lỗi, cho phép, ra lệnh, tuyên bố,…
1.2 Khái niệm động từ nói năng 1.2.1 Tiếng Anh
Trong các tài liệu ngôn ngữ học thế giới, vị từ nói năng là một khái niệm có ít nhất 2 cách hiểu Theo nghĩa rộng, nó bao gồm tất cả các vị từ được dùng để miêu tả hoặc đôi khi thực hiện các kiểu hành động ngôn ngữ hoặc các kiểu ứng xử bằng lời Do đó, “The Encyclopedia of Languages and Linguitics” (“Từ điển bách khoa về các ngôn ngữ và ngôn ngữ học”) (Asher R.E ed.1994, Dẫn theo Nguyễn
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
Vân Phổ, Ngữ pháp, ngữ nghĩa vị từ nói năng tiếng Việt, Nxb ĐH Quốc Gia TP.HCM, 2011) cho rằng thuật ngữ thích hợp với nó là “vị từ hành động ngôn ngữ”
(linguistic action verbs) Thuật ngữ này bao gồm những vị từ như độc thoại (soliloquize), bảo (talk), xin lỗi (apologize),… Theo nghĩa hẹp, vị từ nói năng là những vị từ có thể dùng miêu tả, hoặc đôi khi thực hiện, hành động ngôn từ (theo nghĩa hành động ngôn từ của Searle J.), tức là liên quan đến lực ngôn trung (illocution force) Theo nghĩa này, vị từ nói năng được gọi là “speech act verbs‟", bao gồm những vị từ như kết án (sentence), xin lỗi (apologize), dự đoán (predict), thề (swear), xác nhận (assert), biện hộ (plead), ra lệnh (command), cấm (ban) (Asher 1994, 4138) Hai danh sách này khác xa nhau và có thể dự đoán rằng danh sách thứ nhất sẽ lớn gấp nhiều lần danh sách thứ 2 [15, Tr.23]
Theo Nguyễn Vân Phổ, vị từ nói năng là toàn bộ các vị từ có liên quan đến quá trình/hoạt động nói năng của chủ thể người, được thực hiện thông qua phương tiện vật chất là lời nói hoặc ngôn ngữ nói chung (tức là kể cả dạng thức chữ viết)
Vị từ nói năng gồm các tiểu loại sau:
- Vị từ cầu khiến: Là nhóm vị từ nói năng có thể tham gia vào kết cấu cầu khiến như: bảo, dặn, sai, nhờ, ra lệnh, đề nghị, yêu cầu, …
- Vị từ nói năng-tác động: dạy, dạy bảo, sai bảo, khen, tán tỉnh,…
- Vị từ thông tin: nói, bảo, thông báo, kể, báo cáo, thầm thì, tuyên bố,…
- Vị từ phát ngôn: lên tiếng, to tiếng, bập bẹ, lí nhí,…
- Vị từ ngôn hành: nói, chào, chúc mừng, hứa, hỏi, bảo, xin lỗi, cho phép, ra lệnh, tuyên bố,… [15, Tr.23]
1.2.3 Quan niệm của tác giả luận văn:
Hành động nói năng là những từ dùng để chỉ hành động phát ra thành tiếng thành lời nhằm mục đích diễn đạt một nội dung nhất định trong giao tiếp hay để chỉ một ngôn ngữ cụ thể nào đó được sử dụng làm phương tiện giao tiếp.
Lí thuyết trường nghĩa
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
Trong công trình nghiên cứu của Nguyễn Thiện Giáp, ông đã dẫn ra những quan điểm của thế giới về lí thuyết trường nghĩa như sau:
“Lí thuyết trường nghĩa ra đời mấy chục năm gần đây Tư tưởng cơ bản của lí thuyết này là khảo sát từ vựng một cách hệ thống Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm trường nghĩa, nhưng nhìn chung có hai khuynh hướng chủ yếu:
Khuynh hướng thứ nhất: Người ta quan niệm rằng trường nghĩa là toàn bộ các khái niệm mà các từ trong ngôn ngữ biểu hiện Những người đại diện cho khuynh hướng này là L Weisgerber và J Trier, đây là hai người chịu ảnh hưởng của học thuyết về “hình thái bên trong của ngôn ngữ” của H Humbold mà theo H
Humbold “hình thái bên trong của ngôn ngữ” đó là cái phản ánh “tinh thần” của một dân tộc nào đó L Weisgerber và J Trier là những người đại diện của phái Humbold mới trong ngữ nghĩa học-đây là phái chủ trương sự phân chia từ vựng của ngôn ngữ bị quy định bởi “hình thái bên trong” của ngôn ngữ Cơ sở ngôn ngữ học của L Weisgerber là khái niệm thế gới trung gian (Zwischenwelt) của ngôn ngữ ông đã thay thế sự phân tích các từ bằng sự phân tích các khái niệm nằm trong
“tinh thần” của một ngôn ngữ nào đó L Weisgerber thừa nhận sự thống nhất giữa mặt bên ngoài (ngữ âm) và mặt bên trong (khái niệm) của ngôn ngữ, nhưng ông lại coi sự thống nhất đó là có tính chất song song hoàn toàn và đơn giản Do đó, ông đã phủ nhận hiện tượng đa nghĩa và đồng nghĩa của các đơn vị từ vựng, nhiều từ ví dụ như các tên riêng là ở ngoài ngôn ngữ L Weisgerber không giải thích sự khác nhau của những mô hình cấu tạo từ mà coi đó là kết quả của sự khác nhau trong tư duy của các dân tộc Ví như, L Weisgerber coi sự phát triển của các từ ghép trong tiếng Đức là dấu hiệu của tính chất cụ thể của tư duy, khác với tính chất trừu tượng của tư duy ở người Pháp gắn liền với hiện tượng phổ biến trong tiếng Pháp các phụ tố “Thế giới khái niệm” của ngôn ngữ phụ thuộc vào quy luật của trường, tức là phụ thuộc vào hệ thống các tư tưởng thuần tuý nằm ở bên ngoài sự phản ánh thực tế
Lí thuyết trường nghĩa (Begriffsbezirk, Sinnbezirk, Begriffsfeld) của J Trier phù hợp với luận điểm của Weisgerber về sự tồn tại trong ngôn ngữ những phạm vi khái niệm được tổ chức một cách hệ thống Lí thuyết trường nghĩa xuất phát từ
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
21 những tiền đề của trường phái Humbold mới và phần nào từ những tư tưởng của F
Saussure về tính hệ thống của ngôn ngữ và những phương pháp kết cấu trong việc nghiên cứư mối quan hệ giữa các yếu tố ngôn ngữ Theo quan điểm của J Trier và những người kế tục ông, mặt nghĩa của ngôn ngữ là một kết cấu chặt chẽ, được phân chia thành những trường hoặc những phạm vi khái niệm một cách rõ ràng
Những phạm vi đó tồn tại trong ý thức ngôn ngữ của một cồng đồng ngôn ngữ nào đó Tất cả thành phần từ vựng được phân bố theo những phạm vi hoặc những trường đó J Trier đã giả định sự song song hoàn toàn giữa trường khái niệm và trường từ vựng, tức là bình diện nội dung và bình diện biểu hiện Theo ông, trường từ vựng bao phủ lên trường khái niệm như một cái áo khoác hay tấm vải phủ Một từ chỉ có ý nghĩa khi nằm trong trường, nhờ những quan hệ của nó với các từ khác cũng thuộc trường ấy Trong hệ thống, tất cả các từ chỉ nhận được ý nghĩa thông qua cái toàn thể Có nghĩa là từ trong ngôn ngữ nào đấy không phải là đại diện tách biệt của ý nghĩa, trái lại, mỗi một từ có ý nghĩa là ví có các từ khác liên hệ trực tiếp với nó Những ý kiến về trường của hai ông đã bị phê phán kịch liệt về mặt triết học cũng như về phương pháp, bởi vì cách quan niệm trường nghĩa như vậy là duy tâm, thoát li thực tế và quy luật nhân thữ thế giới, thoát li bản chất của ngôn ngư là phương tiện giao tiếp của con người Đây là quan niệm sa vào các tư tưởng thuần tuý, vì ý nghĩa của từ không đồng nhất với khái niệm, các trường nghĩa được phân xuất trên cơ sở lôgíc thuần tuý chứ không phải dựa trên tài liệu ngôn ngữ Trong thực tế, cũng không có biên giới rõ ràng và bất biến giữa các trường khái niệm và trường từ vựng như J Trier đã cố gắng chứng minh Hơn nữa, trong khi miêu tả hệ thống của một ngôn ngữ hiện đại, và ghi nhận những quan hệ giữa các yếu tố của nó, J Trier đã không chú trọng tới tính năng động của bản thân hệ thống Nghiên cứu lịch sử từ vựng chỉ được thừa nhận là so sánh những nhát cắt đồng đại riêng biệt, vì vậy mà lịch sự ngôn ngữ chỉ đơn thuần là sự thống kê, so sánh Nếu ý nghĩa của từ mà chỉ phụ thuộc vào vị trí của nó ở trong trường thì lịch sử hình thành và phát triển của từ, mối liên hệ của từ với các từ thân thuộc, yếu tố ngữ nghĩa của từ đã không được xem trọng một cách cần thiết đúng như vai trò của nó Sau hai nhà nghiên cứu này, người ta cũng đã đưa ra thêm nhiều quan niệm khác nhau về trường dựa trên các tiêu chí khác nhau để tập hợp các đơn vị từ vựng
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
Khuynh hướng thứ hai thì đi xây dựng lí thuyết trường nghĩa trên cơ sở các tiêu chí ngôn ngữ học Theo khuynh hướng này thì trường nghĩa không phải là phạm vi các khái niệm nào đó nữa mà là phạm vi của tất cả các từ có quan hệ lẫn nhau về mặt ý nghĩa Và như vậy, những trường nghĩa được xây dựng trên cơ sở những ngôn ngữ khác nhau cũng có nhiều kiểu khác nhau Ipsen đã căn cứ vào hình thái và chức năng của các từ để xây dựng trường nghĩa Ipsen quan niệm răng trường nghĩa gồm những từ có họ hàng với nhau về hình thức và ý nghĩa Người ta thường gọi đây là những trường nghĩa từ vựng – ngữ pháp
Konradt - Hicking lại xây dựng trường nghĩa căn cứ vào các từ ghép, trong đó từ rời với tư cách là thành tố của từ ghép đóng vai trò thành viên của trường
Theo ông, trong phạm vi một trường từ vựng duy nhất, tức là trong các từ ghép, chỉ có thể tập hợp các từ thuộc cùng một phạm vi biểu tượng
Một kiểu trường nghĩa khác gọi là “trường từ vựng - cú pháp” do Muller và Porzig nêu ra Hai ông xây dựng trường nghĩa căn cứ vào các ý nghĩa ngữ pháp của các quan hệ, ý nghĩa của các từ lệ thuộc vào những liên hệ cú pháp Vì vậy, trường theo quan niệm của hai ông là những quan hệ đơn giản gồm động từ hành động và và danh từ chủ thể hành động hay danh từ bổ ngữ, tính từ và danh từ, … và cho rằng những quan hệ này là “những trường cơ bản về nghĩa” Tuy nhiên giữa hai ông cũng có những điểm khác biệt, Porzig chỉ xét những quan hệ ít nhiều đã vững chắc của động từ (hoặc tính từ) với danh từ, tức là chỉ xét những cú đoạn vị ngữ, còn Muller thì xét cả những quan hệ ý nghĩa có tính chất cú pháp trong những cấu trúc hết sức đa dạng
A Mel‟cuk và một số nhà ngôn ngữ học khác phân biệt rõ trường nghĩa (champ semantique) và trường từ vựng (champ lexical): Các ông định nghĩa trường như sau: Trường nghĩa là tập hợp các đơn vị từ vựng có chung một thành tố nghĩa có giá trị nhận diện một trường nghĩa Trong đó, các đơn vị từ vựng được hiểu là một từ vị (lexeme) hay một đơn vị thành ngữ (pharaseme) Từ vị được định nghĩa là một từ xét theo một nghĩa duy nhất được xác định rõ, đi kèm với tất cả các thông tin về sự hoạt động của nó trong một văn bản; đơn vị thành ngữ được định nghĩa là
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
23 một ngữ (locution) xét theo một nghĩa duy nhất được xác định rõ, đi kèm với tất cả các thông tin về hoạt động của nó trong một văn bản
Khái niệm trường từ vựng của một trường nghĩa là tập hợp các từ ngữ có những đơn vị từ vựng cơ sở cùng thuộc trường nghĩa này Đối với Mel‟cuk, cách xử lí theo trường nghĩa là một trong những nguyên tắc cơ sở để biên soạn từ điển Trong từ điển giải thích và kết hợp của ông, việc miêu tả các đơn vị từ vựng bắt buộc phải được thực hiện theo trường nghĩa hay trường từ vựng Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận rằng khái niệm trường nghĩa không chặt chẽ như người ta tưởng, điều đó thể hiện ở 3 điểm:
1, Ranh giới không được xác định cụ thể
2, Các từ vị có thể thuộc nhiều trường nghĩa
3, Sự chồng chéo của các trường nghĩa.”
1.3.2 Quan niệm Việt Nam 1.3.2.1 Đỗ Hữu Châu
Khái niệm trường cũng là một khái niệm có tính thứ bậc, có nghĩa là một trường có thể chia thành nhiều trường nhỏ hơn Trong một trường, các đơn vị sẽ bộc lộ rõ ràng các quan hệ với nhau và giá trị của chúng Và như vậy, trường từ vựng và hệ thống nội bộ của đơn vị có quan hệ mật thiết với nhau Theo Đỗ Hữu Châu, trường từ vựng là một tập hợp các đơn vị từ vựng căn cứ vào một nét đồng nhất nào đó về ngữ nghĩa Có thể có hai loại trường từ vựng: trường ý niệm (trường sự vật, trường đề mục) và trường ngữ nghĩa (trường nghĩa vị)
+ Việc xác lập các trường nghĩa phụ thuộc vào thủ tục xác lập các nghĩa vị
Cấu trúc ngữ nghĩa của nhóm từ chỉ hành động nói năng speak, say, tell, talk trong tiếng Anh 2.1 Nhóm từ Say, speak, tell, talk là một trường nghĩa
Cấu trúc nghĩa từ Say
She said nothing to me about it
Cô ấy không nói gì với tôi về nó
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
32 Ở ví dụ trên xuất hiện ngữ cảnh mà trong đó, người phát ngôn là “tôi” “kể lại” cho người nghe là nhân vật thứ 3 về với nội dung “Cô ấy không nói gì với tôi về nó” Như vậy, ở đây Say nhấn mạnh nghĩa tố “sử dụng giọng nói nhằm mục đích kể lại” với nhân vật thứ 3 về nội dung “ về nó” với “tôi” - là chủ thể của phát ngôn này Ở đây có đầy đủ 3 tham tố A – phát ngôn thể, B – tiếp ngôn thể và X – ngôn thể (nội dung phát ngôn) Trong đó, A sử dụng hành động nói có âm thanh phát ra thành tiếng, thành lời để diễn đạt một nội dung nhất định trong giao tiếp; hoặc nói một cách có đầu có đuôi từng điều cho người khác biết rõ Như vậy, ở trong ngữ cảnh này, Say biểu thị nghĩa vị: Dùng để nói hoặc kể cho ai đó về việc gì Có thể thấy trong ngữ cảnh này Say có nghĩa vị bao gồm các nghĩa tố sau: Sử dụng giọng nói, mục đích nói/kể về 1 vấn đề cho ai đó
Say1: Sử dụng giọng nói (1) + mục đích nói/kể về 1 vấn đề cho ai đó (2)
―That was marvellous,‖ said Daniel
Daniel nói ―Thật kỳ diệu‖ Ở ví dụ trên, chúng ta có thể thấy Say xuất hiện trong ngữ cảnh mà phát ngôn thể truyền đạt nội dung, phản ánh thông qua thực thể âm thanh (hay chữ viết) dưới hình thức lời dẫn trực tiếp mà nó được nhận diện thông qua dấu ngoặc kép (“”) Lời dẫn trực tiếp này chính là bổ ngữ cho động từ nói, nó chứa nội dung thông tin mà người nói cần truyền tải và nhấn mạnh: “Thật kỳ diệu”
Nếu ở nghĩa vị 1 của từ Say nhấn mạnh đặc trưng mục đích thực hiện phát ngôn “nói/kể” thì ở ngữ cảnh này, mục đích người nói dùng để “Nhắc (lại)” lời nói, câu nói, có nghĩa là ở đây người nói sử dụng Say với mục đích trích dẫn lại nguyên văn, chính xác lời nói/câu nói của một ai đó nhằm nhấn mạnh nội dung nói ra Ở đây, người tiếp nhận hành động nói thường là người đối diện và vai này có thể xuất hiện cũng có thể khuyết Như vậy, nghĩa vị 2 của từ Say biểu thị ý nghĩa “Dùng để nhắc lại lời nói, câu nói (thường được dùng để đưa ra lời nói chính xác của ai đó)”, gồm 2 nghĩa tố: Sử dụng giọng nói, mục đích nhấn mạnh nội dung nói Nghĩa vị 2 của Say có thể được khái quát thành cấu trúc như sau:
Say2: Sử dụng giọng nói (1) + mục đích nhấn mạnh nội dung nói ra (3)
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
I'll say this for them, they're a very efficient company
Tôi sẽ nói điều này cho họ, họ là một công ty rất hiệu quả
Trong ví dụ này, Say dùng để đưa ra quan điểm cách đánh giá của người nói – “tôi” về một công ty, nhân vật tôi này đánh giá “họ là một công ty rất hiệu quả” Ở nghĩa vị thứ 3 của từ Say, người Anh dùng với mục đích nhằm “Giải thích/đưa ra ý kiến” về việc gì đó, tức là người nói muốn làm cho người nghe hiểu rõ bằng cách giải thích hoặc đưa ra cách nhìn, cách nghĩ, cách đánh giá riêng của mỗi người về sự vật, sự việc, về một vấn đề nào đó Ở đây, cũng có đủ 3 tham tố xuất hiện: A – phát ngôn thể, B – tiếp ngôn thể và X – ngôn thể (nội dung phát ngôn) Như vậy ở nghĩa vị 3 của từ Say có 2 nghĩa tố đó là: Sử dụng giọng nói; ―Giải thích‖ hoặc
―đưa ra quan điểm, cách đánh giá riêng‖ Nghĩa vị 3 của Say có thể được khái quát thành cấu trúc như sau:
Say3: Sử dụng giọng nói (1) + giải thích/đánh giá riêng về ai/cái gì (4)
You could learn the basics in, let's say, three months
Người ta nói, bạn có thể học kiến thức cơ bản, chỉ mất 3 tháng
Ngữ cảnh trên nói về lời gợi ý cho người nghe về một khóa học cơ bản và dẫn chứng đưa ra để thuyết phục người nghe là thời gian khóa học này cũng không kéo dài quá lâu, người nói nhấn mạnh thời gian thực hiện khóa học chỉ mất 3 tháng mà thôi Nghĩa vị 4 của từ Say bao gồm 2 nghĩa tố ―Sử dụng giọng nói‖; mục đích thực hiên phát ngôn (Gợi ý/ví dụ), ở đây, người nói không nhằm mục đích
“nói/kể”, “nhắc lại” hay “giải thích/đưa ra quan điểm” mà mục đích hướng đến là
“Gợi ra 1 vấn đề có đưa ra lí lẽ, dẫn chứng để người nghe tự suy nghĩ, tự có ý kiến hoặc tự quyết định làm một việc nào đó hoặc người nói dẫn ra một trường hợp cụ thể để minh họa để chứng minh” Nghĩa vị 4 cũng có đầy đủ 3 tham tố xuất hiện: A – phát ngôn thể, B – tiếp ngôn thể và X – ngôn thể (nội dung phát ngôn) Nghĩa vị
4 của Say có thể được khái quát thành cấu trúc như sau:
Say4: Sử dụng giọng nói (1) + mục đích gợi ý/ví dụ (5)
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
His angry glance said it all
Cái nhìn giận dữ của ông nói lên tất cả Ở ví dụ 5 này, người nói nhằm mục đích đề cập đến suy nghĩ, cảm nghĩ của ai đó bằng cách bộc lộ cảm xúc ra bên ngoài hoặc bằng hành động thông qua các bộ phận trên gương mặt mà cụ thể ở đây là ánh mắt - “cái nhìn‖ của người đàn ông Có nghĩa là nó nhấn mạnh đến sắc thái bộc lộ cảm xúc hơn là dùng lời nói để bộc lộ 1 cách đơn thuần Trong ví dụ này, dựa vào ánh mắt toát lên vẻ giận dữ của người đàn ông đã cho người đối diện nhận biết được tâm trạng của người đàn ông đó mà không cần người đó phải thể hiện ra bằng lời nói là tôi đang rất tức giận đây Ở đây chính là sự chuyển nghĩa (hoán dụ) của từ Say, “nói” mà lại không dùng lời nói, không sử dụng ngôn ngữ, hay nói cách khác nội dung người nói muốn thông báo ở đây là người đàn ông đang giận dữ được “nói” lên (được thể hiện) qua “cái nhìn giận dữ” Nghĩa vị 5 của Say có ý nghĩa dùng để đưa ra suy nghĩ, cảm nghĩ giải thích rõ ràng với ai đó bằng cái nhìn, hành động Như vậy, nghĩa vị 5 của Say có thể được phân tích gồm các nghĩa tố: mục đích bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ,…; cách thức thể hiện (Ánh mắt bộc lộ cảm xúc thay cho lời nói)
Say5: mục đích diễn đạt tư tưởng, tình cảm (6) + cách thức thể hiện tư tưởng, tình cảm không phải bằng lời nói mà thông qua cái nhìn/hành động (-1)
The clock said three o'clock Đồng hồ thông báo đã 3 giờ Ở ngữ cảnh trên, Say có nghĩa vị 6 biểu thị ý nghĩa nhấn mạnh đến nghĩa tố thông báo và hướng dẫn Chủ ngữ ở đây không phải là người do vậy không có khả năng sử dụng ngôn ngữ mà là đồ vật - đồng hồ nên dựa trên hình ảnh, quy ước mặc định mà người ta hiểu được giá trị thông báo của nó Ví dụ, chuông đồng hồ phát ra
3 tiếng kêu hay kim giờ chỉ vào số 3 thì cho ta biết thời gian lúc này đã 3 giờ Như vậy, ở ngữ cảnh trên có những dấu hiệu gì đó nhằm mục đích thông tin cho một ai đó biết về vấn đề gì hoặc chỉ bảo, dắt dẫn cho biết phương hướng, cách thức tiến hành một hoạt động nào đó Hoặc cũng có thể sử dụng ngôn ngữ để thông báo
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
35 hướng dẫn, ai làm việc gì đó Nghĩa vị 6 của Say có thể được khái quát thành cấu trúc như sau:
Say6: (±) Sử dụng giọng nói để thông báo về việc gì đó (± 1) + mục đích thông báo/chỉ dẫn (7)
6 nghĩa vị của từ Say tạo nên cấu trúc đa nghĩa của từ Say, cả 6 nghĩa vị của Say đều có nghĩa tố chung là sử dụng giọng nói để thực hiện hành động giao tiếp, và cả 6 nghĩa này đều là sự cụ thể hóa các mục đích của người nói (Phát ngôn thể) hướng đến còn người nói tức Phát ngôn thể nhằm mục đích để diễn đạt một nội dung nhất định nào đó trong giao tiếp trong giao tiếp thì chính là điểm khác biệt để tạo nên cấu trúc đa nghĩa của từ Say Như vậy trong 6 nghĩa vị của từ Say đều có nghĩa tố chung là “sử dụng giọng nói‖ và “mục đích thực hiện phát ngôn”, còn từng mục đích như thế nào trong từng trường hợp sẽ được cụ thể hóa khi thực hiện phát ngôn, sự khác nhau về sắc thái ý nghĩa mục đích thực hiện phát ngôn của người nói chính là yếu tố khu biệt 6 nghĩa của từ Say cũng như giúp khu biệt với nghĩa của 3 từ còn lại là tell, talk, speak
* Điểm riêng trong cấu trúc ngữ nghĩa của từ Say:
Chúng ta có thể thấy, từ Say thuộc nhóm chỉ hành động nói năng trong tiếng Anh được miêu tả với cấu trúc ngữ nghĩa gồm 6 nghĩa vị khác nhau Như vậy, có thể nói mối liên hệ giữa các nghĩa khác nhau của 1 từ đa nghĩa làm thành một cấu trúc Tuy nhiên, có thể dễ dàng nhận thấy việc phân chia thành 6 nghĩa vị thuộc cấu trúc ngữ nghĩa của từ Say được dựa trên cơ sở mục đích mà người nói (Phát ngôn thể) hướng đến 6 nghĩa vị là sự cụ thể hóa của 6 mục đích sử dụng khác nhau Cụ thể: Ở nghĩa vị 1 là “Dùng để nói hoặc kể cho ai về việc gì.” Nhưng đến nghĩa vị
2 người nói tức Phát ngôn thể lại “Dùng để nhắc lại lời nói, câu nói (thường được dùng để đưa ra lời nói chính xác của ai đó)”, nghĩa vị 3 “Dùng để giải thích quan điểm, đưa ra ý kiến về việc gì (Nói về điều mà bạn thích (mặc dù bạn không tán thành) về ai đó)”; nghĩa vị 4 “Để gợi ý hoặc đưa ra ví dụ.”; nghĩa vị 5 “Dùng để đưa ra suy nghĩ, cảm nghĩ giải thích rõ ràng với ai đó bằng lời nói, cái nhìn, hành
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
36 động”; nghĩa 6 dùng để “Đưa ra thông tin về cái gì đó cụ thể hoặc sự hướng dẫn”
Tóm lại, chúng ta có thể khái quát thành cấu trúc ngữ nghĩa của từ Say như sau:
Bảng 1: Tóm tắt cấu trúc ngữ nghĩa của từ Say
Cấu trúc nghĩa từ Speak
I've spoken to the manager about it
Tôi đã nói với giám đốc về việc đó
Can I speak with you for a minute?
Tôi có thể nói chuyện với bạn trong một phút? Ở ví dụ 1a, Speak được xuất hiện trong cấu trúc trúc “speak to some body about some thing” để biểu thị nghĩa vị dùng để nói với ai về việc gì, tức người nói sử dụng ngôn ngữ, phát ra thành tiếng, thành lời để diễn đạt một nội dung nhất định trong giao tiếp hội thoại với ai – “nói với giám đốc về việc đó” Như vậy, nhân vật tôi tức người nói muốn truyền tải nội dung thông tin là “Tôi đã nói với giám đốc về việc đó”, nói về một việc gì, một vấn đề gì đó đã xảy ra trong quá khứ Ở ví dụ 1b, speak được sử dụng trong câu với ý nghĩa: đưa ra một đề nghị có một cuộc “nói chuyện” với ―bạn”, tức là giữa 2 người sử dụng một ngôn ngữ cụ thể để thực hiện cuộc hội thoại tức là có sự trao đổi, bàn bạc với nhau về 1 vấn đề nào đó Ở đây cũng có đầy đủ 3 vai, vai người nói, vai người nghe và nội dung nói, trong đó
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
37 người nói sử dụng một ngôn ngữ để nói chuyện với nhau Nghĩa vị 1 của Speak biểu thị ý nghĩa dùng để nói với ai về việc gì, hội thoại với ai có thể được chia thành các nghĩa tố: Sử dụng giọng nói; mục đích thực hiện phát ngôn và tính chất trao đổi thông tin qua lại giữa các đối tượng tham gia giao tiếp, nghĩa vị 1 có thể được khái quát thành cấu trúc như sau:
Speak1: Sử dụng giọng nói (1) + mục đích thực hiện phát ngôn (8) + trao đổi thông tin qua lại (2 chiều) giữa 2 người (9)
Làm ơn hãy nói chậm hơn
Trong ví dụ 2, Speak có nghĩa thiên về nhấn mạnh sử dụng giọng nói để nói điều gì đó; tức là ở đây nhấn mạnh đến yếu tố âm lượng/âm thanh của giọng nói - Độ cao thấp, mạnh yếu của lời nói, tiếng hát hay nhấn mạnh cách thức diễn đạt bằng ngôn ngữ, biểu thị tình cảm, thái độ nhất định Cụ thể, người nói yêu cầu hãy nói chậm lại để quá trình trao đổi, giao tiếp có thể tiếp nhận thông tin được rõ ràng nhất Như vậy ở nghĩa vị 2 của speak có 2 nghĩa tố: Sử dụng giọng nói; nhấn mạnh đặc trưng âm thanh của giọng nói; mục đích thực hiện phát ngôn (đưa ra yêu cầu)
Nghĩa vị 2 của Speak có thể được khái quát thành cấu trúc như sau:
Speak2: Sử dụng giọng nói (1) + mục đích yêu cầu ai đó làm việc gì (10) + đặc trƣng âm thanh của giọng nói (11)
She still speaks about him with great affection
Cô ấy vẫn nói về anh ấy với vẻ đầy hứng khởi
Trong ví dụ này, nội dung của cuộc giao tiếp được người nói đang đề cập, tập trung hướng về nhân vật thứ 3 là “anh ấy”, với giọng điệu đầy hứng khởi cũng là cách mà người nói nhằm mục đích gây được sự chú ý, thảo luận của người nghe Ở nghĩa vị 3, Speak được dùng để đề cập hay mô tả ai/cái gì Tức là dùng ngôn ngữ để nhằm được chú ý, xem xét, thảo luận về một vấn đề gì hoặc dùng ngôn ngữ hay một phương tiện nghệ thuật nào đó làm cho người khác có thể hình dung được cụ thể sự vật, sự việc hoặc thế giới nội tâm của con người Nghĩa vị 3 của Speak có 3
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
38 nghĩa tố: Sử dụng giọng nói; mục đích thực hiện phát ngôn và nhấn mạnh cách thức diễn đạt – đề cập/mô tả Nghĩa 3 của Speak có đầy đủ 3 tham tố: A – phát ngôn thể, B – tiếp ngôn thể và X – ngôn thể (nội dung phát ngôn)
Speak3: Sử dụng giọng nói (1) + mục đích thực hiện phát ngôn (8) + nhấn mạnh cách thức diễn đạt (đề cập/mô tả) (12)
What language is it they're speaking?
Ngôn ngữ mà họ đang nói là gì vậy?
Would you prefer it if we spoke in German?
Bạn sẽ thích hơn nếu chúng tôi nói chuyện bằng tiếng Đức?
French-speaking Canada Người Pháp nói tiếng Canada Ở cả 3 ví dụ trên, speak đều được sử dụng để nói về ngôn ngữ, tức là người nói sử dụng một số ngôn ngữ nào đó (Hệ thống những âm, những từ và những quy tắc kết hợp chúng mà những người trong cùng môt cộng đồng) dùng làm phương tiện để giao tiếp với nhau (ví dụ 4a); còn ở ví dụ 4b thì lại để chỉ một ngôn ngữ cụ thể (nói chuyện bằng tiếng Đức) được sử dụng để diến đạt suy nghĩ của bạn, ví dụ 4c thì lại nói về ngôn ngữ (thứ tiếng) được đề cập tới, đang sử dụng là ngôn ngữ nước nào (tiếng Canada):
Speak4: Sử dụng giọng nói (1) + chỉ hành động nói đơn thuần nhất
Như vậy, nghĩa tố làm nên sự khác biệt giữa Speak với 3 từ còn lại cũng như với các nghĩa vị khác của từ Speak là: speak chứa nghĩa tố nhấn mạnh đặc trưng ý nghĩa chỉ hành động nói đơn thuần nhất
Professor Wilson was invited to speak about the results of his research
Giáo sư Wilson được mời phát biểu về kết quả nghiên cứu
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
39 Ở ví dụ 5 minh họa cho nghĩa vị 5 của từ speak; nghĩa vị 5 thì lại có sự chuyển nghĩa khá rõ rệt so với các nghĩa 4 nhưng lại khá gần với nghĩa 1, 2, 3 tức là cũng sử dụng ngôn ngữ để nói lên, nêu lên ý kiến, và quan niệm, tình cảm của mình về vấn đề gì đó nhưng nó khác biệt ở chỗ nó nhấn mạnh cách thức trình bày - bài phát biểu và nhấn mạnh số lượng đông đảo tiếp nhận thông tin (khán giả, công chúng, đài, hội nghị) Trong ngữ cảnh này, trong bài phát biểu của giáo sư Wilson về công trình nghiên cứu, ông sẽ phải trình bày một cách đầy đủ tất cả, lần lượt tất cả các thông tin về quá trình nghiên cứu, kết quả nghiên cứu của mình trước đông đảo mọi người quan tâm Như vậy ở nghĩa vị 5 có 4 nghĩa tố: Sử dụng giọng nói; mục đích thực hiện phát ngôn và số lượng lớn tham gia tiếp nhận phát ngôn; cách thức trình bày (tính chất trang trọng) – bài phát biểu Như vậy có thể thấy speak thường được “ Sử dụng trong truyền thông 1 chiều ”, đây cũng chính là nghĩa tố đặc trưng tạo nên sự khác biệt về nghĩa với 3 từ còn lại trong nhóm chỉ hành động nói năng
Speak5: Sử dụng giọng nói (1) + mục đích thực hiện phát ngôn (8) + số lƣợng lớn tham gia giao tiếp (14) + thể hiện tính chất trang trọng (bài phát biểu) (15) + Sử dụng trong truyền thông 1 chiều (16)
She was clearly speaking the truth
Cô ấy nói sự thật một cách rõ ràng
Ví dụ trên, chủ thể phát ngôn cho biết “cô ấy” đã sử dụng ngôn ngữ, thực hiện hành động nói với mục đích tường thuật lại vấn đề gì đó đặc biệt nhấn mạnh đến cách thức trình bày - Nói/tường thuật tức là kể lại rõ ràng, tường tận có đầu có cuối về một việc gì đó đã xảy ra để người nghe có thể hiểu rõ nhất Đây chính là nghĩa tố làm cho nghĩa 8 của Speak khu biệt với các nghĩa còn lại trong cấu trúc ngữ nghĩa của từ Speak
Speak6: sử dụng giọng nói (1) + mục đích thực hiện phát ngôn (8) + nhấn mạnh cách thức trình bày tường thuật 1 vấn đề (17)
Như vậy, chúng ta thấy từ Speak được miêu tả gồm 6 nghĩa khác nhau, trong đó 6 nghĩa khác nhau này đều có điểm chung là “sử dụng giọng nói để giao tiếp”
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
40 còn cụ thể việc sử dụng ngôn ngữ đó như thế nào, với cách thức diễn đạt ra sao, mục đích để làm gì thì lại là các nghĩa tố khu biệt để cấu tạo nên từ Speak đa nghĩa
Chúng ta có thể nhận rõ sự khu biệt các nghĩa vị của speak dựa vào bảng dưới đây: Cả 6 nghĩa vị của speak đều có chung nghĩa tố 1, nghĩa vị 1, 3, 5,
6 đều chung nghĩa tố 8, các nghĩa tố 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17 ;à dùng để khu biệt các nghĩa vị
Bảng 2: Tóm tắt cấu trúc ngữ nghĩa của từ Speak
Cấu trúc nghĩa từ Tell
He told the news to everybody he saw
Anh ta nói về những tin tức mà anh ta đã thấy cho mọi người
Trong ngữ cảnh trên, phát ngôn thể là “anh ta” sử dụng ngôn ngữ để cung cấp thông tin cho một nhóm người Tell xuất hiện trong cấu trúc: tell some thing to some body, để biểu thị nghĩa vị - nói/cung cấp thông tin về nội dung gì đó với ai
Như vậy ở nghĩa vị 1 của tell có thể phân tích thành các nghĩa tố: sử dụng ngôn ngữ; cung cấp thông tin; số lượng tiếp nhận thông tin lớn
Tell1: sử dụng giọng nói (1) + mục đích cung cấp thông tin (18) + số lƣợng tiếp nhận thông tin lớn (14)
The advertisement told us very little about the product
Bài quảng cáo cho chúng tôi biết rất ít thông tin về sản phẩm
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
41 Ở ví dụ trên, chủ ngữ của câu không phải là người/chủ thể phát ngôn mà là
“bài quảng cáo” Do đó, tính chất giao tiếp cũng có sự thay đổi Tell chứa các sắc thái ý nghĩa thiên về cung cấp thông tin, chứa đựng nội dung, thông điệp gì đó cần truyền tải chứ không còn dừng lại ở hành động nói nữa Danh ngữ đứng làm chủ ngữ cho động từ nói năng có thể là Tác thể nhưng cũng có thể là Phương tiện, khi là Phương tiện thì nó không thể là Phát ngôn thể Có nghĩa là, có sự tương đồng giữa quá trình nói năng với các quá trình hành động khác mà ở đó Phương tiện được đưa ra trước là chủ ngữ thì vẫn không thay đổi cương vị chủ ngữ của nó Như vậy, chủ ngữ là Phương tiện chứ không phải là Tác thể (=Phát ngôn thể) Nghĩa vị
2 của tell bao gồm các nghĩa tố: không sử dụng giọng nói (-1); cung cấp thông tin đến một ai đó; hình thức diễn đạt (viết); số lượng tiếp nhận thông tin lớn
Tell2: không sử dụng giọng nói (-1) + mục đích cung cấp thông tin đến một ai đó (18) + hình thức cung cấp thông tin (viết) (19) + số lƣợng tiếp nhận thông tin lớn (14)
Are you sure you're telling the truth?
Bạn có chắc là bạn đang nói thật không? Ở ngữ cảnh trên cho thấy, chủ thể phát ngôn sử dụng ngôn ngữ để hỏi lại, để biểu thị sắc thái chưa tin tưởng hoàn toàn vào những thông tin mà “bạn” cung cấp có đúng là sự thật hay không Do đó, người nói nhằm mục đích để nhấn mạnh về độ chắc chắn của thông tin vừa được cung cấp
Tell3: Sử dụng giọng nói (1) + Nhấn mạnh về độ chắc chắn của thông tin vừa đƣợc cung cấp (20)
―That would be telling!‘ (= it's a secret) Hãy hứa rằng bạn sẽ không tiết lộ ra nhé!
Trong ví dụ trên, Chủ thể phát ngôn vừa cung cấp những thông tin về việc gì đó hay về ai đó có tính chất bí mật, do vậy người nói muốn thông tin này được giữ bí mật không để cho ai biết nữa, do vậy người nói đã dùng tell tell với mục đích để yêu cầu người đối diện cam kết những thông tin vừa được nghe sẽ được giữ kín,
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
42 giữ bí mật Vậy nghĩa vị 4 của tell có thể được phân tích ra thành các nghĩa tố sau:
Sử dụng giọng nói; yêu cầu cam kết giữ kín những thông tin bí mật vừa cung cấp:
Tell4: sử dụng giọng nói (1) + Mục đích yêu cầu giữ kín 1 thông tin nào đó (21)
Hãy làm những gì mà tôi nói với bạn
The doctor told me (that) I should eat less fat
Bác sĩ khuyên tôi rằng tôi nên ăn ít chất béo hơn Ở 2 trường hợp này chúng ta thấy, đến nghĩa vị 5 thì sự chuyển nghĩa khá mạnh mẽ, cũng là sử dụng hành động nói nhưng bao hàm sắc thái nghĩa ra lệnh cho ai đó làm việc gì hoặc là nhằm để khuyên ai đó làm gì (Nói với thái độ ân cần cho người khác biết điều mình cho là người đó nên làm) Như vậy, ở nghĩa 5 có nghĩa tố ―thể hiện quan điểm cá nhân‖(khuyên/ra lệnh) của chủ thể hành động nói
Tell5: Sử dụng giọng nói (1) + Ra lệnh (22) + khuyên ai đó nên làm gì
I could tell (that) he was angry from his expression
Tôi có thể đoán rằng anh ấy đã rất giận dữ dựa trên những biểu hiện của anh ấy
Nghĩa vị 6 có sự chuyển nghĩa dựa trên nghĩa tố của nghĩa vị 5 - “thể hiện quan điểm cá nhân” của chủ thể hành động nói Tức là chủ thể phát ngôn thông qua hành động nói thể hiện sự nhìn nhận, phán đoán, đánh giá của mình cho rằng điều gì đó là phù hợp hoặc dựa vào điều đã biết, đã thấy để suy xét rút ra nhận định về điều chưa biết, chưa xảy ra Nghĩa tố phán đoán vì vậy nó “có thể đúng/sai” là điểm phân biệt giữa nghĩa vị 5 và nghĩa vị 6
Tell6: Sử dụng giọng nói (1) + thể hiện quan điểm cá nhân (nhìn nhận/phán đoán/đánh giá) (24) + Kết quả có thể đúng/sai (25)
It was hard to tell the difference between the two versions
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
Thật khó để chỉ ra (nói ra) sự khác biệt giữa hai bài dịch
Can you tell Tom from his twin brother?
Bạn có thể phân biệt được giữa Tôm và anh trai sinh đôi của anh ấy không?
Ngữ cảnh trên cho biết, tell7 được dùng để biểu thị ý nghĩa sự khác biệt giữa vật này, người này với vật kia, người kia để người nghe nhìn thấy, nhận ra cái gì
Như vậy, tell7 có thể được tóm tắt bằng cấu trúc ngữ nghĩa sau:
Tell7: Sử dụng giọng nói (1) + mục đích chỉ ra sự khác nhau của 2 người/cái gì (26)
The strain was beginning to tell on the rescue team
Sự căng thẳng bắt đầu ảnh hưởng đến đội cứu nạn Ở ví dụ trên, ngữ cảnh cho biết có một vụ tai nạn xảy ra và đội cứu nạn đang ứng cứu Trong quá trình ứng cứu thì do tính chất nguy hiểm đã dẫn đến sự căng thẳng của các nhân viên đội cứu nạn và điều này đã ảnh hưởng không tốt, tác động xấu đến kết quả của cuộc cứu nạn Như vậy, nghĩa vị 8, Tell dùng để nhấn mạnh ý nghĩa cái gì làm tác nhân gây ảnh hưởng, tác động đến ai, đến cái gì, đặc biệt là một điều gì đó tồi tệ Tác động có thể để lại kết quả xấu ở sự vật hoặc người nào đó
Tell8: (±) sử dụng giọng nói (±1) + cho biết điều gì đó ảnh hưởng, tác động không tốt đến kết quả (27)
Qua việc đi phân tích 8 ngữ cảnh khác nhau trên có xuất hiện từ tell biểu thị
8 nghĩa vị khác nhau tạo nên cấu trúc nghĩa của từ tell, chúng ta có thể thấy, nghĩa tố ―sử dụng giọng nói”, “cung cấp thông tin”, ―số lượng tiếp nhận thông tin lớn” là những nghĩa tố đặc trưng có tần số xuất hiện nhiều hơn các nghĩa tố còn lại Trong đó, nghĩa vị thứ nhất dùng để cung cấp thông tin đến ai đó bằng cách nói hoặc viết nhưng đối tượng cung cấp thông tin ở đây là con người, và nhấn mạnh cách thức truyền tải thông tin là “bằng cách nói hoặc viết” (He told the news to everybody he saw./Anh ta nói về những tin tức mà anh ta đã thấy cho mọi người.); còn nghĩa thứ
2 cũng là cung cấp thông tin về điều gì đó nhưng thông tin đó do một số văn bản,
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
44 một công cụ, một dấu hiệu,… cung cấp, đây chính là nghĩa tố phân biệt nghĩa 1 và nghĩa 2 của từ tell Tell3 thì nhấn mạnh về độ chắc chắn của thông tin vừa được cung cấp; Tell4 nhấn mạnh việc cung cấp thông tin bí mật cá nhân Còn Tell5 sử dụng giọng nói để nhằm mục đích Ra lệnh/ khuyên; Tell6: Sử dụng giọng nói + nhìn nhận/phán đoán/đánh giá; Tell7: Sử dụng giọng nói + có sự khác nhau của 2 người/cái gì Tell8: Nói về/cho biết điều gì đó ảnh hưởng, tác động không tốt đến kết quả
Bảng 3: Tóm tắt cấu trúc ngữ nghĩa của từ Tell
Cấu trúc nghĩa từ Talk
We talked on the phone for over an hour
Chúng tôi nói chuyện điện thoại hơn một giờ đồng hồ
Như trong ví dụ trên, cuộc nói chuyện của “chúng ta”, tức là cuộc nói chuyện giữa 2 người với nhau trên điện thoại thì nội dung có thể là về một tin tức gì mới vừa xảy ra của một ai đó, hay trao đổi về công việc chung hoặc cũng có thể để bày tỏ tình cảm giữa 2 người với nhau khi không ở bên nhau, Trong tường hợp này, Talk sử dụng hành động nói để nhằm mục đích đưa ra thông tin hoặc bày tỏ cảm
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
45 nghĩa, ý tưởng Như vậy, nghĩa vị 1 của talk có các nghĩa tố: sử dụng giọng nói; mục đích thực hiện phát ngôn (nói để nhằm mục đích đưa ra thông tin hoặc bày tỏ cảm nghĩa, ý tưởng), thông tin có kèm theo cảm xúc thái độ của người nói (nói chuyện); sự trao đổi thông tin qua lại, 2 chiều:
Talk1: Sử dụng giọng nói (1) + mục đích cung cấp thông tin (18) + sự trao đổi thông tin qua lại, 2 chiều (9)
This situation can't go on We need to talk
Tình huống này không thể tiếp tục Chúng ta cần phải thảo luận
Talk to your doctor if you're still worried
Hãy trao đổi với bác sĩ của bạn nếu bạn vẫn cảm thấy lo lắng
Ví dụ 2a nói về những sự thay đổi, sự phát sinh mới nào đó khiến cho “tình huống” cũ vì một lí do nào đó không còn đáp ứng được yêu cầu, do đó tất cả những người liên quan phải có một buổi gặp gỡ với mục đích đưa ra những cái mới phù hợp hơn Để đi đến kết luận cuối cùng thì phải thảo luận, trao đổi để đưa ra những lí lẽ hợp lí được số đông ủng hộ Nghĩa vị 2, Talk có nghĩa là “thảo luận”, tức là có sự trao đổi ý kiến về một vấn đề của một số người hay nhiều người (nhấn mạnh số đông giao tiếp), có kèm theo phân tích lí lẽ Ở ví dụ 2b, Talk xuất hiện trong ngữ cảnh một người nào đó gặp phải vấn đề không tốt về sức khỏe do đó người nói (Phát ngôn thể) biết được tình trạng đó và đưa ra lời khuyên rằng người này hãy
“trao đổi” với bác sĩ của bạn về những vấn đề sức khỏe mà “bạn” đang gặp phải, có nghĩa là có sự chia sẻ, cung cấp thông tin về vấn đề sức khỏe và được bác sĩ tư vấn, tức là 2 bên có sự tương tác thông tin 2 chiều Vậy ở nghĩa 2, talk lại được chia thành các nghĩa tố: trao đổi ý kiến kèm theo phân tích lí lẽ và số lượng tham gia giao tiếp lớn; có sự tương tác thông tin 2 chiều
Talk2: sử dụng giọng nói (1) + thông tin có tính chất 2 chiều (9) (thảo luận/trao đổi) + số đông tham gia giao tiếp (14)
We couldn't understand them because they were talking in Chinese
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
Chúng ta không thể hiểu được họ bởi vì họ đang nói tiếng Trung Quốc
Are they talking Swedish or Danish?
Họ đang nói tiếng Thụy Điển hay tiếng Đan Mạch thế?
Nghĩa vị 3, talk được dùng với ý nghĩa để nói về một ngôn từ trong ngôn ngữ, một thứ tiếng cụ thể của một nước nào đó Nghĩa vị 3 có nghĩa tố là: Một ngôn ngữ cụ thể được dùng làm phương tiện giao tiếp
Talk3: Sử dụng giọng nói (1) + 1 ngôn ngữ cụ thể đƣợc sử dụng để giao tiếp (28)
She talks a lot of sense
Cô ấy toàn nói những điều hợp lí
Nghĩa 4, talk được dùng với nghĩa nhấn mạnh đặc trưng hợp lí hoặc không hợp lí Vẫn là hành động nói nhưng nói là của người nói nhận xét, đánh giá nhấn mạnh lời nói của ai đó là hợp lí hay không hợp lí
Talk4: Sử dụng giọng nói (1) + Nhấn mạnh sự hợp lí hay không hợp lí
We're talking £500 for three hours' work
Chúng ta thu về được những 500 pound trong 3 giờ làm việc Ở nghĩa 4 và nghĩa 5, talk đều nhằm nhấn mạnh nhưng nghĩa 5 lại được sử dụng để Nhấn mạnh (không trang trọng) một khoản tiền, điều gì đó nghiêm trọng như thế nào,… Như vậy, 2 nghĩa 4 và 5 khác nhau ở chỗ cái được nhấn mạnh là cái gì Ở ví dụ dưới dây, nội dung được nhấn mạnh là số tiền thu được nhiều hơn kế hoạch trong một khoảng thời gian 3 giờ làm việc, cụ thể là: 500 pound
Talk5: sử dụng giọng nói (1) + Nhấn mạnh một khoản tiền, 1 điều gì đó nghiêm trọng nhƣ thế nào (30)
Don't phone me at work—people will talk
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
47 Đừng gọi điện cho mình khi mình đang làm việc - mọi người sẽ nói đó là cuộc sống riêng tư
Nghĩa thứ 6 của talk lại dùng để nói về cuộc sống riêng tư của một người nào đó Như vậy, nghĩa thứ 6 nhằm mục đích “nói”, điều muốn nói ở đây là “về cuộc sống riêng tư” của một người nào đó, nghĩa là điều mà người nói đề cập đến có tính chất bí mật Nghĩa tố giúp nghĩa 6 phân biệt với các nghĩa khác là: Thông tin mang tính chất riêng tư về 1 ai đó
Talk6: Sử dụng giọng nói (1) + Thông tin bàn về cuộc sống riêng tƣ của ai đó (31)
The police questioned him but he refused to talk
Cảnh sát thẩm vấn nhưng ông đã từ chối nói chuyện
Nghĩa vị 7 của talk để cung cấp thông tin cho ai đó, đặc biệt là trong trường hợp họ không bằng lòng Ở ví dụ dưới đây có ngữ cảnh, cảnh sát yêu cầu sự hợp tác từ phía “anh ta” nhưng cuộc điều tra không mang lại kết quả vì nhân vật “anh ta” đã không bằng lòng hợp tác với phía cảnh sát và từ chối việc cung cấp thông tin mà cảnh sát muốn biết Talk7 gồm 3 nghĩa tố: sử dụng giọng nói; cung cấp thông tin và thái độ không bằng lòng
Talk7: Sử dụng giọng nói (1) + Từ chối cung cấp thông tin cho ai đó (32) Nhận xét:
Talk được miêu tả gồm 7 nghĩa, trong đó nghĩa chung là thực hiện hoạt động nói phát ra thành tiếng thành lời để nhằm diễn đạt một nội dung nhất định trong giao tiếp – ―Để nói (nhằm)… ‖ Đây là nghĩa tố chung cho tất cả các nghĩa của từ Talk Nhưng “nội dung nhất định” này lại được cụ thể hóa thành 7 nghĩa khác biệt nhau, như: Để nói…nhằm đưa thông tin hoặc bày tỏ cảm nghĩ, ý tưởng Để thảo luận…về vấn đề quan trọng, nghiêm trọng Để nói về một ngôn từ trong ngôn ngữ Để nói một số điều phù hợp hoặc không phù hợp
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
Nhấn mạnh một khoản tiền, điều gì đó nghiêm trọng như thế nào,… Để nói về cuộc sống riêng tư của một người nào đó Để cung cấp thông tin cho ai đó, đặc biệt là trong trường hợp họ không bằng lòng
Bảng 4: Tóm tắt cấu trúc ngữ nghĩa của từ Talk
Như vậy, qua việc đi phân tích chỉ ra sự khác biệt cũng như điểm chung của các nghĩa thuộc cấu trúc nghĩa của từng từ Say, Tell, Talk, Speak; chúng ta có thể thấy 4 từ này đều là những từ đa nghĩa Giữa các nghĩa vị của từ có mối liên hệ logic với nhau về mặt ý nghĩa tạo thành quan hệ cấp bậc tồn tại nói chung giữa các nghĩa khác nhau của từ, giữa các nghĩa vị 1, 2, 3… này có một quan hệ trật tự nhất định; Thường thì nghĩa vị 1 làm tiền đề cho nghĩa vị 2; nghĩa vị đứng sau thuyết minh ý nghĩa cho nghĩa vị đứng trước, “phụ nghĩa” cho nghĩa vị đứng trước Các nghĩa vị này có mối liên quan đến nhau tuy nhiên giá trị của các nghĩa không như nhau (giữa các nghĩa tố có quan hệ cấp bậc), biểu hiện ở khả năng tham gia khác nhau vào việc thực hiện chức năng thông báo Trong các nghĩa vị của một từ đa nghĩa, thì nghĩa vị đầu tiên bao giờ cũng là nghĩa gốc, nghĩa cơ bản còn lại là nghĩa phái sinh, chuyển nghĩa Các nghĩa phái sinh có thể có quan hệ trực tiếp với nghĩa gốc mà cũng có thể quan hệ gián tiếp với nghĩa gốc thông qua 1 nghĩa vị 2 hay 3…
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
49 nào đó Tất cả những nghĩa này có mối liên hệ với nhau và tạo thành một cấu trúc ngữ nghĩa của từ
Từ nghĩa gốc biểu thị ý nghĩa hành động nói năng, các nghĩa sau vẫn chứa đựng trong nó ý nghĩa khái quát là chỉ hành động nói nhưng nó tập trung nhấn mạnh hoặc thể hiện 1 sắc thái đặc trưng nào đó như: là hành động nói nhưng nhằm mục đích ra lệnh hay hướng dẫn, lời chào, bài phát biểu, Đó chính là các nghĩa giúp khu biệt phạm vi sử dụng cũng như cách thức sử dụng của 4 từ Say, speak, tell, talk thuộc nhóm từ chỉ hành động nói năng trong tiếng Anh
Trong 4 từ Say, talk, tell, speak thuộc nhóm chỉ hành động nói năng trong tiếng Anh chúng ta thấy, về số lượng nghĩa vị: Tell có 8 nghĩa vị, Talk có 7 nghĩa vị, Speak có 8 nghĩa vị, Say có 6 nghĩa vị Như vậy về số lượng các nghĩa tham gia vào cấu trúc ngữ nghĩa của 4 từ không có sự chênh lệch đáng kể
Trong cấu trúc 4 từ Say, speak, tell, talk, không chỉ có các nghĩa vị giữa các từ có quan hệ với nhau, được sắp xếp theo những cơ cấu tổ chức nhất định mà trong từng nghĩa của mỗi từ cũng vậy, chúng gồm những thành tố nhỏ hơn, có thể phân tích ra được các nghĩa tố và cũng được sắp xếp theo một tổ chức nào đó
Các đơn vị từ vựng trong tiếng Việt tương ứng với Say, Tell, Speak, Talk trong tiếng Anh 3.1.Vấn đề so sánh đối chiếu các ngôn ngữ
Những từ tiếng Việt tương ứng với Say trong tiếng Anh
Trong 28 ngữ cảnh mà Say xuất hiện, có 21 phiếu ngữ cảnh mà say dịch là
“nói”; 1 phiếu ngữ cảnh mà say dịch là “chào”; 1 phiếu ngữ cảnh mà say dịch là
“nói thầm”; 2 phiếu ngữ cảnh mà say dịch là “bảo”, 1 phiếu ngữ cảnh mà say dịch là “kể”, 1 phiếu ngữ cảnh mà say dịch là “chửi”; 1 phiếu ngữ cảnh mà say dịch là
“thầm nói”; 1 phiếu ngữ cảnh mà say dịch là “cho biết”
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
Nói (21 từ) Chào (1 từ) Nói thầm (1 từ)
Kể (1 từ) Chửi (1 từ) Thầm nói (1 từ) Cho biết (1 từ)
Từ say có 8 đơn vị chỉ hành động nói năng tương ứng trong tiếng Việt, các từ này đều có từ loại là động từ và đều là hành động nói sử dụng ngôn ngữ được phát ra thành tiếng thành lời để thực hiện các mục đích giao tiếp trong từng hoàn cảnh cụ thể như: chào, kể, bảo,… Cả 8 đơn vị này đều là các từ chỉ hành động nói năng trong tiếng Việt và thỏa mãn nằm trong nhóm các đơn vị tương ứng với các từ thuộc nhóm chỉ hành động nói năng trong tiếng Anh say, tell, talk, speak.
Những từ tiếng Việt tương ứng với Tell trong tiếng Anh
Trong 53 ngữ cảnh mà Tell xuất hiện, có 12 phiếu ngữ cảnh mà Tell dịch là
“nói”; 1 phiếu ngữ cảnh mà Tell dịch là “thưa”; 1 phiếu ngữ cảnh mà Tell dịch là
“khuyên”; 1 phiếu ngữ cảnh mà Tell dịch là “hứa”, 1 phiếu ngữ cảnh mà Tell dịch là “chỉ dẫn”, 1 phiếu ngữ cảnh mà Tell dịch là “cho biết”; 1 phiếu ngữ cảnh mà Tell dịch là “nhận ra”; 6 phiếu ngữ cảnh mà Tell dịch là “kể”, 28 phiếu ngữ cảnh mà Tell dịch là “bảo”
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
Nói (12 lần) Khuyên (1 lần) Hứa (1 lần)
Cho biết (1 lần) Nhận ra (1 lần)
Từ tell có 9 đơn vị chỉ hành động nói năng tương ứng trong tiếng Việt, các từ này đều có từ loại là động từ và đều là hành động nói sử dụng ngôn ngữ được phát ra thành tiếng thành lời để thực hiện các mục đích giao tiếp trong từng hoàn cảnh cụ thể như: chào, kể, bảo,… Cả 9 đơn vị này đều là các từ chỉ hành động nói năng trong tiếng Việt và thỏa mãn nằm trong nhóm các đơn vị tương ứng với các từ thuộc nhóm chỉ hành động nói năng trong tiếng Anh say, tell, talk, speak.
Những từ tiếng Việt tương ứng với Speak trong tiếng Anh
Trong 4 ngữ cảnh mà Speak xuất hiện, có 3 phiếu ngữ cảnh mà Speak dịch là “nói”, 1 phiếu ngữ cảnh mà Speak dịch là “thầm thì”
Từ speak có 2 đơn vị chỉ hành động nói năng tương ứng trong tiếng Việt, các từ này đều có từ loại là động từ và đều là hành động nói sử dụng ngôn ngữ được phát ra thành tiếng thành lời để thực hiện các mục đích giao tiếp trong từng hoàn cảnh cụ thể như: chào, kể, bảo,… Như vậy, trong tác phẩm sử dụng làm tư liệu
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
66 chưa chứa hết các ngữ cảnh thể hiện được đầy đủ các nghĩa vị cũng như các nghĩa tố tương ứng của từ speak trong tiếng Việt với tiếng Anh Tuy nhiên, 2 đơn vị này đều là các từ chỉ hành động nói năng trong tiếng Việt và thỏa mãn nằm trong nhóm các đơn vị tương ứng với các từ thuộc nhóm chỉ hành động nói năng trong tiếng Anh say, tell, talk, speak.
Những từ tiếng Việt tương ứng với Talk trong tiếng Anh
Trong 6 ngữ cảnh mà Talk xuất hiện, có 4 phiếu ngữ cảnh mà Talk dịch là
“nói”; 1 phiếu ngữ cảnh mà Talk dịch là “nói chuyện”; phiếu ngữ cảnh mà Talk dịch là “bàn tán”, 1 phiếu ngữ cảnh mà Talk dịch là “bàn bạc”
Bàn tán (1 lần) Bàn bạc (1 lần)
Từ talk có 4 đơn vị chỉ hành động nói năng tương ứng trong tiếng Việt, các từ này đều có từ loại là động từ và đều là hành động nói sử dụng ngôn ngữ được phát ra thành tiếng thành lời để thực hiện các mục đích giao tiếp trong từng hoàn cảnh cụ thể như: chào, kể, bảo,… Trong bản tư liệu cũng chưa có đầy đủ các ngữ cảnh có chứa từ talk thể hiện được đầy đủ nghĩa tố hoặc nghĩa vị của tiếng Việt tương ứng với tiếng Anh 4 đơn vị này đều là các từ chỉ hành động nói năng trong tiếng Việt và thỏa mãn nằm trong nhóm các đơn vị tương ứng với các từ thuộc nhóm chỉ hành động nói năng trong tiếng Anh say, tell, talk, speak.
So sánh cách dịch của cả nhóm
Bốn từ khác nhau Say, tell, talk, speak đều được dịch là ―Nói‖ Một từ trong tiếng Việt được dịch là tương đương với một nghĩa vị của một từ trong tiếng Anh
Cả 4 từ Say, tell, talk, speak thuộc nhóm từ chỉ hành động nói năng trong tiếng Anh
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
67 được sử dụng khác nhau và không thể thay thế cho nhau Tuy nhiên, 4 từ này đều được dịch là “nói” có nghĩa là 4 từ say, tell, talk, speak đều giống nhau ở một nghĩa vị nào đó biểu thị ý nghĩa “nói” Mặt khác, bản thân 4 từ Say, tell, talk, speak đều là các từ đa nghĩa và từ “nói” trong tiếng Việt cũng có nhiểu nghĩa khác nhau
Trong Từ điển Tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên, 1992) đã giải thích từ “nói” gồm 6 nghĩa như sau: ―Nói đg 1 Phát ra thành tiếng thành lời để diễn đạt một nội dung nhất định trong giao tiếp Nghĩ sao nói vậy 2 Phát âm Nói giọng Nam Bộ 3 Sử dụng một thứ tiếng nào đó, phát âm để giao tiếp Nói tiếng Việt Đọc được tiếng Hán, nhưng không nói được 4 Có ý kiến chê trách, chê bai Người ta nói nhiều lắm về ông 5 (id) Trình bày bằng hình thức nói Nói thơ Lục Vân Tiên Hát nói 6 Thể hiện một nội dung nào đó Bức tranh nói với người xem nhiều điều.‖ [13, Tr.726]
3.6.1.1 Say đƣợc dịch với nghĩa là “Nói”:
―You must be an artist,‖ she said
―Cháu phải là một nghệ sỹ mới được,‖ bà nói với Walter [32, Tr.8-9] Ở ví 1, ta thấy trong ngữ cảnh trên, Phát ngôn thể là người bà sử dụng Say với mục đích trích dẫn lại nguyên văn, chính xác lời nói/câu nói muốn nói nhằm mục đích nhằm nhấn mạnh nội dung nói ra, đó là sự mong muốn của bà đối với Walter Bà mong Walter “phải là một nghệ sỹ” Đây là nghĩa vị 2 trong cấu trúc ngữ nghĩa của từ Say và nó tương ứng với nghĩa vị 1 trong cấu trúc ngữ nghĩa của từ “nói”, cụ thể là: Say2 Nói1
Dùng để nhắc lại lời nói, câu nói (thường được dùng để đưa ra lời nói chính xác của ai đó)
Phát ra thành tiếng thành lời để diễn đạt một nội dung nhất định trong giao tiếp
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
The newspaper said the Abirose was in perfect order – everything was in its place, but there was no sign of the boat‘s captain and his crew of four sailors
Tờ báo nói rằng chiếc Abirose vẫn còn trong tình trạng hoàn hảo, mọi vật vẫn giữ nguyên chỗ, nhưng không có dấu hiệu nào về viên thuyền trưởng và thủy thủ đoàn gồm bốn người [32, Tr 242-243] Ở ví dụ 2, “tờ báo” không phải là chủ thể phát ngôn nhưng nó là danh từ và vẫn đảm bảo tư cách là chủ ngữ của câu vì vậy, ở đây “nói” không phải là hành động phát ra thành tiếng thành lời Do đó, nói ở đây để biểu thị nghĩa vị thứ 6
“Nói6 Thể hiện một nội dung nào đó” [13, Tr.726] Từ Say xuất hiện trong ngữ cảnh một tờ báo đưa thông tin về tình trạng của “chiếc Abirose”, “viên thuyền trưởng và thủy thủ đoàn”, như vậy ứng với nghĩa vị 5 trong cấu trúc ngữ nghĩa của từ Say: Say5 Nói6
Dùng để đưa ra suy nghĩ, cảm nghĩ giải thích rõ ràng với ai đó bằng cái nhìn, hành động (chứ không phải bằng lời nói)
Thể hiện một nội dung nào đó
3.6.1.2 Tell đƣợc dịch với nghĩa là “Nói”:
―All the time I told her nice things‖
―Lúc nào cháu cũng nói với cô ấy những điều đẹp đẽ” [32, Tr 12-13]
Trong nghĩa vị 1 của Tell được chia ra một số trường hợp nhỏ trong đó có trường hợp sử dụng Tell để “Nói điều gì đó với ai” khi Tell xuất hiện trong cấu trúc
“S + tell + some thing to some body” Ở ngữ cảnh trên cũng vậy, người nói sử dụng Tell trong trường hợp muốn nói điều gì đó với ai: “All the time I told her nice things” Tương ứng với nó là từ “nói” trong tiếng Việt ở đây dừng để chỉ hành
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
69 động nói phát ra thành tiếng thành lời để diễn đạt một điều gì đó Như vậy, nghĩa vị
1 của tell tương ứng với nghĩa 1 của từ “nói” trong tiếng Việt: Tell1 Nói1
Cung cấp thông tin đến một ai đó bằng cách nói hoặc viết
Phát ra thành tiếng thành lời để diễn đạt một nội dung nhất định trong giao tiếp
3.6.1.3 Speak đƣợc dịch với nghĩa là “Nói”:
They spoke of the child lying in a manger in a barn, they spoke of the three wise men who had come to whorship the child and they spoke of the gifts, gold, frankincense and myrrh that the wise men had brought
Họ nói về hài nhi nằm trong một máng cỏ trong chuồng, về ba nhà thông thái đến tôn thờ hài nhi và nói về những món quà, vàng, hương trầm và mộc dược mà những nhà thông thái này mang đến [32, Tr 44- 45]
Speak dùng trong trường hợp để nói với ai về việc gì, đây là nghĩa vị đầu tiên của speak Vì vậy, khi dịch ra tiếng Việt thì chắc chắn đơn vị tương ứng với nó phải là từ “nói” bởi nghĩa 1 của từ “nói” cũng là để chỉ hành động nói có sử dụng ngôn ngữ, phát ra âm thanh để thực hiện mục đích giao tiếp nào đó Như vậy,
Dùng để nói với ai về việc gì, hội thoại với ai
Phát ra thành tiếng thành lời để diễn đạt một nội dung nhất định trong giao tiếp
3.6.1.4 Talk đƣợc dịch với nghĩa là “Nói”:
―Talk, boy,‖ the judge barded at him
LUAN VAN CHAT LUONG download : add luanvanchat@agmail.com
―Hãy nói đi cậu bé,‖ ông giục anh [32, Tr 90-91] Ở ngữ cảnh trên, người đàn ông giục “anh” mau chóng thực hiện hành động nói để cung cấp thông tin hay kể về một vấn đề gì đó mà ông ta đang rất quan tâm và muốn nghe từ phía anh tức “cậu bé” Như vậy, trong trường hợp này, talk biểu thị nghĩa vị 1 tương ứng với nghĩa vị 1 của nói: Talk1 Nói1
Dùng để nói với ai về việc gì, hội thoại với ai
Phát ra thành tiếng thành lời để diễn đạt một nội dung nhất định trong giao tiếp
Như vậy, chúng ta dễ dàng thấy được vì sao cả 4 từ Say, tell, talk, speak là 4 từ khác nhau trong tiếng Anh nhưng khi dịch ra tiếng Việt thì đều được dịch là
“nói” Bởi 4 từ này đều là từ đa nghĩa và từ “nói” cũng vậy Trong từng ngữ cảnh cụ thể, nghĩa vị này của từ trong tiếng Anh Say/tell/talk/speak có thể ứng với nghĩa vị bất kì thuộc cấu trúc đa nghĩa của từ “nói” Thực tế phân tích một số trường hợp trên cho thấy, đa số nghĩa vị thuộc cấu trúc ngữ nghĩa của Say/tell/talk/speak thường tương ứng với nghĩa vị đầu tiên (nghĩa gốc) của từ “nói”: ―Phát ra thành tiếng thành lời để diễn đạt một nội dung nhất định trong giao tiếp‖
Bốn từ Say, tell, talk, speak đƣợc dịch ra các từ khác nhau trong tiếng Việt là 16 từ tương ứng (trong tác phẩm “20 truyện ngắn chọn lọc Anh – Việt”): Nói, bảo, kể, chào, hứa, khuyên, chửi, nói chuyện, nói thầm, thầm nói, thầm thì, bàn bạc, bàn tán, nhận ra, cho biết, chỉ dẫn